Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

bản chất của quá trình quản lý theo mục tiêu và việc áp dụng tại trường trung học phổ thông nguyễn việt dũng , tp cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.92 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
-----------------------

Tiểu luận Môn Khoa học quản lý

ĐỀ TÀI
BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ THEO MỤC TIÊU
VÀ VIỆC ÁP DỤNG TẠI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIỆT DŨNG – TP CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Ngọc Thanh
Học viên: Trịnh Nguyễn Thi Bằng
Chuyên ngành: Đo lường & đánh giá trong GD
Khoá: 2009 – 2012
MSHV: 00369009002

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................. 3
1.2 Phạm vi của đề tài. .............................................................................. 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu. .................................................................... 3
Chương 2: Cơ sở lý thuyết ..................................................................................... 4
2.1 Khái niệm ............................................................................................ 4
2.2 Bản chất của MBO .............................................................................. 4
2.3 Một số tính năng quan trong và lợi thế của MBO ............................... 4


2.4 Quá trình quản lý bằng mục tiêu ......................................................... 6
2.5 Các yếu tố hỗ trợ thực hiện mục tiêu .................................................. 8
Chương 3: Phân tích thực trạng áp dụng quản lý theo mục tiêu tại Trường
THPT Nguyễn Việt Dũng, TP Cần Thơ. ............................................10
3.1 Về dự thảo mục tiêu cấp cao (mục tiêu tổng quát của trường) ................10
3.2 Xác định mục tiêu cấp dưới ..................................................................10
3.3 Thực hiện mục tiêu ..............................................................................11
3.4 Tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh .............................................................. 11
3.5 Tổng kết và đánh giá ................................................................................. 12
3.6. Các yếu tố hỗ trợ thực hiện mục tiêu ........................................................ 12

Kết luận ..................................................................................................................14
Phụ lục

..................................................................................................................15

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................25

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

2


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.
Từ khi con người cùng nhau tham gia các hoạt động lao động sản xuất thì hoạt động
quản lý cũng ra đời. Từ những cách thức quản lý sơ khai đến khi quản lý trở thành một khoa
học độc lập là quản lý đã xây dựng cho mình một hệ thống lý luận về phương pháp quản lý

đồ sộ. Góp phần vào kho tàng ấy có mặt của Peter Drucker với Quản lý bằng mục tiêu
MBO được ông giới thiệu vào năm 1954. Đây là cách thức quản lý khá tiến bộ mà ngày nay
nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã áp dụng trong hoạt động của mình. MBO đã từng bước
khẳng định giá trị của mình trong công tác quản trị tổ chức trong nhiều lĩnh vực.
1.2 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI.
Trong khuôn khổ của tiểu luận tôi xin được phép giới thiệu về phương pháp quản lý
bằng mục tiêu MBO và phân tích việc áp dụng phương pháp này tại một cơ sở giáo dục
(trường THPT Nguyễn Việt Dũng, TP Cần Thơ)
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu thực tiễn.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

3


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm:
- Mục tiêu là những trạng thái, cột mốc mà tổ chức muốn đạt được trong một khoảng
thời gian xác định.
Mục tiêu có thể được thiết lập trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Mục tiêu có thể là
của tổ chức, bộ phận hoặc mục tiêu của cá nhân.
- Vai trò của mục tiêu:
+ Là phương tiện để đạt được mục đích.
+ Là cơ sở nhận dạng được các ưu tiên làm cơ sở lập kế hoạch hoạt động và
phân bổ các nguồn lực.
+ Thiết lập các tiêu chuẩn thực hiện/hoạt động.
+ Hấp dẫn các đối tượng hữu quan (cổ đông, khách hàng, nhân viên…).

+ Quyết định hiệu quả hoạt động của đơn vị.
- Khái niệm "Quản lý bằng mục tiêu (MBO - Management by object) lần đầu tiên
được đưa ra bởi Peter Drucker năm 1954 . Nó có thể được định nghĩa là một quá trình mà
trong đó các nhân viên và cấp trên đến với nhau để xác định mục tiêu chung, các nhân viên
thiết lập các mục tiêu của họ để đạt được các tiêu chuẩn được thực hiện như là các tiêu chí
để đo lường hiệu suất và đóng góp của họ và quyết định quá trình hành động phải tuân
theo.
Quản lý theo mục tiêu phản ánh rõ nét quá trình phát triển của hoạt động quản trị, từ
quản lý mang tính chỉ huy theo chiều dọc với phương pháp quản lý theo thời gian MBTManagement by time sang quản lí mục tiêu mang tính kết nối và cộng tác theo chiều ngang.
2.2. Bản chất của MBO:
- Các nguyên tắc đằng sau Quản lý theo mục tiêu (MBO) là để tạo ra nhân viên được
uỷ quyền có tính rõ ràng của các vai trò và trách nhiệm dự kiến từ họ, hiểu rõ mục tiêu của
họ để đạt được và do đó giúp đỡ trong việc đạt được các mục tiêu tổ chức cũng như cá nhân.
2.3. Một số tính năng quan trọng và lợi thế của MBO:
- Rõ ràng mục tiêu - MBO, đến các khái niệm về mục tiêu SMART tức là mục
tiêu:
Specific - Cụ thể, dễ hiểu.
Measurable - Đo lường được.
Achievable - Vừa sức, có thể đạt được.
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

4


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

Realistics - Thực tế.
Timebound - Có thời hạn.
Hiện nay, một số quan điểm phát triển nguyên tắc SMART thành SMARTER.
Trong đó:

Engagement - Liên kết.
Ralevant - Thích đáng.
Các mục tiêu do đó thiết lập rõ ràng, động viên và có một mối liên kết giữa các
mục tiêu tổ chức và các mục tiêu hiệu suất của người lao động.
- Tập trung vào tương lai chứ không phải là quá khứ. Mục tiêu và các tiêu chuẩn
được thiết lập để thực hiện cho tương lai với các đánh giá định kỳ và thông tin phản hồi.
- Động lực - Liên quan đến người lao động trong toàn bộ quá trình thiết lập mục
tiêu và tăng cường trao quyền cho nhân viên tăng sự hài lòng công việc của nhân viên và
cam kết.
- Thông tin liên lạc tốt hơn và điều phối - đánh giá thường xuyên và tương tác
giữa cấp trên và cấp dưới giúp duy trì mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp và cũng
có thể giải quyết nhiều vấn đề phải đối mặt trong thời gian
2.3.1. Specific - cụ thể, dễ hiểu: Chỉ tiêu phải cụ thể vì nó định hướng cho các
hoạt động trong tương lai. Ví dụ: bạn không thể đặt ra tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh một
cách chung chung là đạt tỉ lệ chung của cả nước hay đứng đầu thành phố mà hãy đặt ra
một con số % cụ thể.
2.3.2. Measurable - đo lường được: Chỉ tiêu đặt ra phải đo lường được nếu không
thì cả nhân viên và nhà quản lý không biết là mình đã đạt được mục tiêu hay chưa. Như
vậy thì việc đặt ra mục tiêu không có ý nghĩa gì trong hoạt động của đơn vị.
2.3.3. Achievable - vừa sức, có thể đạt được: Chỉ tiêu phải có tính thách thức để
cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu loại không thể đạt nổi. Chỉ tiêu là giúp cá nhân và
tổ chức phấn đấu trong quá trình phát triển của mình. Nhưng nếu chỉ tiêu đặt quá cao thì
mục tiêu không còn là động lực để phấn đấu và chỉ là gây thêm chán nản cho nhân viên,
vì họ có cố gắng thế nào cũng là vô ích.
2.3.4. Realistics - thực tế: Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng
thực hiện so với nguồn lực của đơn vị bạn (thời gian, nhân sự, tiền bạc..).

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

5



Tiểu luận môn Khoa học quản lý

2.3.5. Timebound - có thời hạn: Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu
không nó sẽ bị trì hoãn. Thời gian hợp lý giúp bạn vừa đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng
sức cho các mục tiêu khác.
2.3.6. Timebound - liên kết: Tổ chức phải liên kết được lợi ích chung của tổ chức
và lợi ích của các chủ thể khác. Có như vậy khi các bộ phận, nhân viên tham gia thực
hiện mục tiêu, họ sẽ cảm thấy được động viên và có thêm động lực để hoàn thành mục
tiêu. Nếu tổ chức không có chế độ này, việc thực hiện mục tiêu sẽ không có hiệu quả.
2.3.7. Timebound - là thích đáng: Chỉ tiêu có hữu ích đối với một bộ phận nhưng
bộ phận khác lại thờ ơ. Mục tiêu của tổ chức phải được đặt ra sao cho các bộ phận trong
tổ chức đều có thể góp phần mình cho việc hoàn thành mục tiêu chung. Mục tiêu chung
được cụ thể hoá thành các mục tiêu cho từng bộ phận, cá nhân trong tổ chức. Mục tiêu
phải thích đáng, công bằng với tất cả các bộ phận.
2.4. Quá trình quản lý bằng mục tiêu:
* Các phương pháp triển khai MBO:
- Phương pháp 1: Triển khai từ cấp tổ chức xuống cấp bộ phận. Phương pháp này
nhanh về mặt thời gian nhưng lại không khuyến khích các bộ phận tham gia vào hoạch
định mục tiêu tổ chức.
- Phương pháp 2: Triển khai từ dưới lên. Phương pháp này khuyến khích được các
bộ phận nhưng lại chậm và có khi kết quả tổng hợp lại không phù hợp với mong muốn
của nhà quản lý.
2.4.1. Dự thảo mục tiêu cấp cao.
- Xác định các mục tiêu chung của toàn tổ chức.
- Xác định vai trò của các đơn vị cấp dưới tham gia vào việc thực hiện mục tiêu.
- Đây là các mục tiêu dự kiến, nó có thể được xem xét và điều chỉnh với các mục
tiêu của cấp dưới.
2.4.2. Xác định mục tiêu cho cấp dưới.

- Cấp trên thông báo cho cấp dưới về các mục tiêu, chiến lược của tổ chức.
- Cấp trên cùng với cấp dưới bàn bạc thảo luận về những mục tiêu mà cấp dưới có
thể thực hiện.
- Cấp dưới đề ra mục tiêu và cam kết với cấp trên, được cấp trên duyệt và thông
qua.
- Cấp trên đóng vai trò là cố vấn kiên nhẫn, khuyến khích cấp dưới đề ra mục tiêu.
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

6


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

- Mục tiêu được đề ra phải do sự chủ động của cấp dưới.
- Mục tiêu đưa ra phải hỗ trợ tốt cho mục tiêu cao hơn và hỗ trợ tốt cho các mục
tiêu của các bộ phận khác. Mọi người đều cần phải hiểu mục tiêu cá nhân của họ phù
hợp với các mục tiêu của tổ chức.
2.4.3. Thực hiện mục tiêu:
- Cấp trên cung cấp các điều kiện và phương tiện cần thiết cho cấp dưới.
- Cấp dưới chủ động sáng tạo xây dựng và thực hiện kế hoạch.
- Cấp trên nên trao quyền hạn tối đa cho cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ.
a) Kế hoạch thực hiện mục tiêu:
- Sử dụng biểu đồ Gant để quản lý.
b) Huấn luyện về mục tiêu:
- Huấn luyện cho nhân viên về ý nghĩa của mục tiêu.
- Giải thích các nội dung trong mục tiêu.
- Giải thích các bước để thực hiện mục tiêu, trách nhiệm của mỗi thành viên tham
gia.
- Giải thích các chính sách và nguồn lực để thực hiện mục tiêu.
- Đưa ra yêu cầu và mục tiêu của từng nhân viên.

2.4.4. Tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh:
- Cấp trên định kỳ phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới nhằm điều
chỉnh hoặc giúp đỡ kịp thời. Kiểm tra, giám sát để giải quyết kịp thời các vấn đề trước
khi chúng đe doạ mục tiêu đạt được. Với hiệu ứng thác, mục tiêu không được thiết lập
trong sự cô lập, vì vậy không đáp ứng các mục tiêu trong một khu vực sẽ ảnh hưởng đến
các mục tiêu ở khắp mọi nơi.
- Ngay từ khâu hoạch định, cấp trên nên thiết lập một số điểm kiểm soát trọng yếu
để dễ dàng theo dõi việc thực hiện mục tiêu.
- Việc kiểm tra ở đây chỉ giúp cấp dưới thực hiện tốt hơn, không đưa ra sự đánh
giá và kết luận.
2.4.5. Tổng kết và đánh giá:
- Căn cứ mục tiêu đã cam kết và kết quả thực tế, cấp trên sẽ đánh giá công việc của
cấp dưới.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

7


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

- Thành tích của cấp dưới sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành mục tiêu đã cam kết.
Khen thưởng cho những cá nhân đạt được mục tiêu đề ra. Khi khen thưởng người quản
lý đã gửi một thông điệp rõ ràng cho tất cả mọi người rằng đạt được mục tiêu có giá trị.
2.5. Các yếu tố hỗ trợ thực hiện mục tiêu:
- Xây dựng chính sách.
- Phân bổ các nguồn lực.
2.5.1. Xây dựng chính sách:
- Các chính sách được hiểu là các nguyên tắc chủ đạo, phương pháp để hỗ trợ và
thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu.

- Chính sách được hiểu đơn giản là công cụ hỗ trợ thực hiện mục tiêu.
- Chính sách thường là những phạm vi, cơ chế bắt buộc và những giới hạn cho các
hành vi để thưởng phạt cho các hành vi cư xử của nhân viên.
Ví dụ:
+ Chính sách kinh doanh: thường liên quan đến khách hàng, đại lý, nhà
cung cấp của công ty: chính sách hỗ trợ đại lý, chính sách về hoa hồng, chính
sách về hành vi của đại lý...
+ Chính sách nhân sự: liên quan đến các chế độ cho người lao động, quy
định về hành vi của nhân viên, về việc tuân thủ pháp luật, đạo đức, phong tục tập
quán, tôn giáo…
+ Chính sách tài chính: các nguyên tắc về tài chính phải tuân theo, chính
sách tạm ứng hỗ trợ công việc cho CNV…
2.5.2. Phân bổ các nguồn lực: phương pháp 5M
- Man = nguồn nhân lực.
- Money = Tiền bạc
- Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng.
- Machine = máy móc/công nghệ.
- Method = phương pháp làm việc.
Từ những điều đề cập ở trên ta thấy việc quản lý theo mục tiêu là quản lý tổ chức
theo chiều ngang mang tính kết nối và cộng tác. Với những ưu điểm nổi bật: năng suất
lao động cao, phát huy được trí tuệ và năng lực làm việc của nhân viên, tạo môi trường
làm việc mang tính cạnh tranh, thúc đẩy làm việc vì mục tiêu của nhân viên và của tổ
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

8


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

chức, tối đa hoá nguồn lực tổ chức và hạn chế lãng phí về thời gian. Nhưng hạn chế lớn

nhất của phương pháp quản lý này là nếu không có công cụ kiểm soát tốt thì sẽ dễ mất
“cả chì lẫn chài” - mục tiêu không đạt được và vẫn lãng phí.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

9


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

Chương 3: Phân tích thực trạng áp dụng quản lý theo mục tiêu tại
Trường THPT Nguyễn Việt Dũng, TP Cần Thơ.
Sau đây tôi sẽ phân tích công tác quản lý trường THPT Nguyễn Việt Dũng trên cơ
sở áp dụng phương pháp quản lý bằng mục tiêu MBO.
Việc triển khai thực hiện kế hoạch, mục tiêu của trường kết hợp cả hai phương
pháp được đề cập ở trên:
+ Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch, đề ra các mục tiêu tổng quát của
đơn vị sau đó phổ biến đến các nhân viên đứng đầu các bộ phận trong nhà trường (tổ
trưởng chuyên môn, bí thư đoàn...). Nhưng việc phổ biến này chỉ để lấy ý kiến đóng góp
cho mục tiêu chung chứ không áp đặt.
+ Nhân viên đứng đầu các bộ phận căn cứ vào kết quả thảo luận để họp bộ phận
mình quản lý lại và đặt ra những chỉ tiêu cụ thể cho bộ phận mình rồi xây dựng thành kế
hoạch hoàn chỉnh và trình BGH phê duyệt.
+ Ban giám hiệu căn cứ trên những mục tiêu từng bộ phận, điều chỉnh và đưa ra kế
hoạch hoạt động chung cho toàn trường với những mục tiêu tổng quát.
3.1 Về dự thảo mục tiêu cấp cao (mục tiêu tổng quát của trường):
Đầu mỗi năm học, ban giám hiệu nhà trường đều xác định mục tiêu chung cho toàn
trường và xây dựng thành kế hoạch. Việc xác định mục tiêu chung này dựa vào sự chỉ
đạo chuyên môn của Ngành GD, SỞ GD&ĐT và nguồn lực của đơn vị. Nhằm đảm bảo
hoàn thành nhiệm vụ được giao và vừa sức của mình. Ở bước này việc xác định mục tiêu

mang đậm tính hệ thống, tức là các mục tiêu chủ yếu đáp ứng yêu cầu chung.
Tuy nhiên các mục tiêu này không phải hoàn toàn ”đóng” mà ban giám hiệu nhà
trường vẫn tạo điều kiện cho sự góp ý của các nhân viên đứng đầu các bộ phận chức
năng trong nhà trường và toàn thể giáo viên trong hội đồng sư phạm. Thông qua các
cuộc họp đoàn thể, họp hội đồng thì mọi cán bộ nhân viên đều được quyền góp ý cho
mục tiêu chung và sẽ điều chỉnh cho hợp lý hơn.
Và trong bảng kế hoạch chung của ban giám hiệu cũng có xác định vai trò của các
bộ phận trong việc tham gia vào việc thực hiện mục tiêu của trường. Tuy nhiên còn
chung chung, chưa cụ thể cho từng bộ phận, nhưng số liệu phục vụ cho mục tiêu thì đáp
ứng tốt các điều kiện đối với mục tiêu theo SMART [xem thêm phụ lục 1].
3.2 Xác định mục tiêu cấp dưới:
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

10


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

Ban giám hiệu sau khi xây dựng xong mục tiêu của trường sẽ thông báo cho các bộ
phận các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể [xem thêm phần chỉ tiêu, phụ lục 1]. Đại diện các bộ
phận sẽ thảo luận với Ban giám hiệu (BGH) về những mục tiêu có thể thực hiện được và
những mục tiêu cần điều chỉnh. Sau đó cấp dướiđề ra mục tiêu, cam kết với BGH và
được BGH phê duyệt [xem phụ lục 2]. Mục tiêu của các tổ, đoàn thể là do sự chủ động
của các bộ phận, thể hiện được năng lực chuyên môn của từng cá nhân, từng tổ, từng
đoàn thể nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu chung của trường. Giữa mục tiêu của các tổ có sự
liên quan mật thiếc với nhau. Chẳng hạn để đạt được mục tiêu trường Tiên tiến-Xuất sắc
thì từng cá nhân, tổ chuyên môn, đoàn thể phải cùng nhau phấn đấu mới có thể đạt được.
Sự thất bại của một tổ trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của mình cũng có thể
dẫn đến việc không hoàn thành mục tiêu chung này.
3.3 Thực hiện mục tiêu:

- Khi các tổ chuyên môn, đoàn thể thực hiện nhiệm vụ của mình thì BGH luôn tạo
điều kiện tốt nhất có thể để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. Chẳng hạn khi tổ chức các
phong trào học tập chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng hoc tập cho HS, nhà trường sẵ
sàng hỗ trợ về mặt kinh phí, phòng học, thiết bị máy móc... để thực hiện. Và trong việc
thực hiện các mục tiêu của mình các tổ chuyên môn đều được trao quyền từ BGH. Tuy
nhiên quyền hạn này chỉ trong khuôn khổ chuyên môn.
3.4 Tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh:
Trong quá trình thực hiện mục tiêu đề ra trong kế hoạch thì các cán bộ giáo viên
trong nhà trường đều chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên của người đứng dầu từng
bộ phận, thanh tra nhân dân, BGH; sự kiểm tra thanh tra đột xuất, định kì của Sở
GD&ĐT. Việc kiểm tra này nhằm giúp cho cán bộ giáo viên thấy rõ được những hạn
chế, sai sót để điều chinh kịp thời, đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của trường. Tuy
nhiên trong quá trình này một số CB-GV cũng bị xử lý theo qui định nếu những sai
phạm là nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hoạt động của trường. Công tác kiểm tra giám
sát cũng được xây dựng kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm học.
Cụ thể:
Chủ thể

Đội tượng

Nội dung

Thời gian

giám sát

giám sát

giám sát


giám sát

Ban giám hiệu

Tổ trưởng

Quản lý tổ

Hàng ngày, đánh
giá cuối học kì.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

11


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

Ban giám hiệu

Giáo viên

Ban giám hiệu

Giáo viên

Tổ trưởng

Giáo viên


Nghiệp vụ, chuyên

Dự giờ 1 tiết/HK

môn
Chất lượng

02 lần/HK

bộ môn
Nghiệp vụ,
chuyên môn

Dự giờ 01 lần/HK

...................................
3.5 Tổng kết và đánh giá:
Sau mỗi học kì (18 tuần), các tổ chuyên môn, đoàn thể đều tiến hành đánh giá lại
hoạt động của tổ chuyên môn, chất lượng giảng dạy của từng thành viên trong tổ... dựa
vào thành tích đạt được qua các phong trào, tỉ lệ bộ môn. Việc đánh giá này cũng đưa ra
mức độ hoạt thành các mục tiêu cá nhân, bộ phận, cả trường trong thời gian qua. Đây là
cơ sở quan trọng giúp nhà trường điều chỉnh các mục tiêu cho phù hợp hơn. Đồng thời
cũng giúp cá nhân, bộ phận có cơ sở để đánh giá lại nguồn lực của mình để điều chỉnh
hoặc đưa ra phương hướng hoạt động phù hợp hơn trong thời gian tới.
Và khi kết thúc năm học công việc này được lập lại một lần nữa, nhưng sẽ toàn
diện và đầy đủ hơn. Sau mỗi lần tổng kết, đánh giá nhà trường đều xét khen thưởng cho
các cán nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần làm nên sự thành công
của bộ phận, của trường. Điều này là nguồn động viên lớn cho sự phấn đấu trong thời
gian tới của tất cả các GV. Tuy nhiên cũng có những trường hợp phải nhắc nhở hay xử
phạt do không hoàn thành nhiệm vụ, gây ảnh hưởng cho tập thể, cho đơn vị. Dẫn đến

một số mục tiêu của trường không thể hoàn thành.
3.6. Các yếu tố hỗ trợ thực hiện mục tiêu:
3.6.1. Xây dựng chính sách:
Hàng năm nhà trường đều xây dựng các văn bản mang tính chất pháp quy nhằm
bắt buộc toàn thể cán bộ giáo viên phải chấp hành như: giao ước thi đua, quy chế chi tiêu
nội bộ, qui định khen thưởng kỷ luật, quy chế làm việc... Các văn bản này được ban
hành với mục đích chính là hỗ trợ cho giáo viên hoàn thành mục tiêu đề ra.
Ví dụ:
+ Quy định về tài chính: liên quan đến cách thức thu chi...
+ Chính sách nhân sự: quy chế làm việc, giao ước thi đua
3.6.2. Phân bổ các nguồn lực: phương pháp 5M
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

12


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

- Man = nguồn nhân lực: đầu năm học nhà trường luôn tiến hành bổ nhiệm các
chức danh, phân công giảng dạy kiêm nhiệm cho cán bộ giáo viên. Việc phân công này
căn cứ trên trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và thành tích đạt được
trong thời gian công tác. Công tác này đảm bảo cho việc giao các mục tiêu phù hợp, vừa
sức với từng cá nhân, bộ phận và của toàn trường.
- Money = Tiền bạc: khi xây dựng các mục tiêu nhà trường cũng có dự trù về mặt
tài chính nhằm đảm bảo kinh phí hoạt động cho toàn trường.
- Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng, Machine = máy móc/công nghệ:
rà soát điều kiện vật chất của trường hiện có xem có đáp ứng được các hoạt động sẽ diễn
ra hay không?
- Method = phương pháp làm việc: đây là khâu quan trọng bởi phương pháp làm
việc không hợp lý sẽ dễ gây những sự cố cho quá trình thực hiện mục tiêu.

Trên đây là những phân tích sơ bộ việc quản lý bằng mục tiêu tại trường THPT
Nguyễn Việt Dũng, TP Cần Thơ.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

13


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

KẾT LUẬN
Quản lí bằng mục tiêu MBO có những điểm hay rất đáng ghi nhận đó là tăng
cường sự chủ động của nhân viên, sự hợp tác của các bộ phận trong tổ chức vì mục
tiêu chung... MBO là phương pháp quản trị của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh
tế. Nó đã được áp dụng rộng rãi ở phương Tây nhưng các doanh nghiệp Việt Nam thì
còn ngần ngại, chỉ khai thác một phần. Điều này cũng có những nguyên nhân chủ
quan và khách quan mà có lẽ một trong số đó là các tổ chức trong nước thiếu sự
mạnh dạng trong việc áp dụng phương thức quản lý mới và các nhân viên đã quen với
lề lối làm việc thụ động, thiếu sáng tạo.
Mặt bằng chung đã vậy thì khả năng áp dụng MBO càng hạn chế hơn. Giáo dục
Việt Nam vẫn còn mang nặng tính hệ thống, cơ chế (chứ không có yếu tố kinh doanh
như các tổ chức giáo dục nước ngoài) nên việc áp dụng MBO chỉ thể hiện một phần
nào. MBO chỉ được áp dụng ở mô hình bên ngoài còn nội dung bên trong vẫn chưa
đảm bảo. Tuy nhiên qua việc phân tích ví dụ thực tế ở trên ta thấy MBO cũng góp
phần đáng kể cho việc nâng cao chất lượng hoạt động quản lý ở nhà trường phổ
thông. Điề unày cũng là cơ sở để ta có thể hy vong một ngày nào đó MBO sẽ thành
công hơn trong lĩnh vực giáo dục cũng như trong các lĩnh vực khác ở Việt Nam.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM


14


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Kế hoạch năm học của Trường THPT Nguyễn Việt Dũng
SỞ GD & ĐT TP.CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIỆT DŨNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 01/KH-NVD

Cái Răng, ngày 15 tháng 08 năm 2011

PHƯƠNG HƯỚNG – NHIỆM VỤ - KẾ HOẠCH
NĂM HỌC: 2011 - 2012
- Căn cứ vào báo cáo tổng kết năm học số 1269/BC-SGDĐT ngày 08 tháng 8 năm
2011 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2011 - 2012;
- Căn cứ vào hướng dẫn số 1327/SGDĐT – GDTrH ngày 15 tháng 08 năm 2011 về
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2011 – 2012;
- Căn cứ vào quyết định số 411/QĐ – SGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2011 về kế
hoạch thời gian năm học 2011 - 2012 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên TP. Cần Thơ;
- Căn cứ báo cáo tổng kết năm học và tình hình thực tế, trường THPT Nguyễn Việt
Dũng đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch năm học 2011 – 2012,
I. Mục tiêu:
Với chủ đề năm học 2011 – 2012 được xác đinh là “Đổi mới căn bản và toàn diện để

nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục”, trường THPT Nguyễn Việt Dũng đề ra
phương hướng nhiệm vụ như sau:
II. Phương hướng:
- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ hoạt động
của các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, công tác chủ nhiệm, giám thị, quản lý tiết dạy của
giáo viên bộ môn nhằm nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, sự chủ động và sáng
tạo của thầy và trò qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Tích cực xây dựng trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc, đẩy mạnh việc ứng dụng
CNTT trong quản lý và giảng dạy.
- Tăng cường công tác quản lý HS; giáo dục pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật.
- Xây dựng khối đoàn kết nội bộ, thực hiện tốt quy chế thực hiện công khai, quy chế
dân chủ cơ sở, quy chế làm việc của đơn vị.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nhà trường, xác định thi đua là động lực
thúc đẩy các tổ chức cá nhân nâng cao chất lượng công tác, giảng dạy và kết quả học tập
của học sinh. Thi đua là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, là mục tiêu phấn đấu để hoàn
thành nhiệm vụ chung của đơn vị.
- Tiếp tục tạo điều kiện cho CB – GV tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ, được học tập
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tăng cường các giải pháp nhằm ngăn chặn hiện tượng học sinh ngồi sai lớp, giảm
tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi.
III. Nhiệm vụ trọng tâm: 04 nhiệm vụ
1. Tiếp tục triển khai sáng tạo, có hiệu quả các cuộc vận động:
- “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

15


Tiểu luận môn Khoa học quản lý


- Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phát huy
kết quả cuộc vận động “Hai không”.
2. Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục:
2.1. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học
phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
2.2. Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức, giáo dục NGLL, giáo dục
hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp; Chú trọng giáo dục chính trị, giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh.
2.3. Tổ chức, đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 11 vào
tháng 12/2011. Trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp
dạy học, tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém.
2.4. Tăng cường phân cấp quản lý cho các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.
3. Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
- BGH phải có quy hoạch kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ; cán bộ - giáo viên
phải chủ động tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề
nghiệp.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn và vai trò của GVCN lớp.
4. Đổi mới công tác tài chính giáo dục:
Tiếp tục thực hiện mức thu học phí mới đối với cơ sở giáo dục công lập, quy định về
sử dụng kinh phí hoạt động của Ban Đại diện Hội CMHS; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa
giáo dục; Huy động mọi nguồn lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; Không để HS
bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu tập sách, thiếu tiền học phí .v..v…
IV. Nhiệm vụ cụ thể: 06 nhiệm vụ
1. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua:
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” và tiếp tục thực hiện 3 cụộc vận
động khác: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy giáo, cô
giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”; Phong trào “Xây dưng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
- Chi bộ, Công đoàn, Đoàn TN là lực lượng tổ chức, cung cấp các tư liệu để giáo dục

tư tưởng, giáo dục truyền thống cho đội ngũ GV và học sinh; GVCN là lực lượng quan
trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh; Tổ chuyên môn, Công đoàn nắm bắt tâm tư
nguyện vọng, những khó khăn vướng mắc của CB – GV để kịp thời khắc phục và giúp đỡ;
Đoàn TNCS HCM tiếp tục chương trình thắp sáng ước mơ, tìm hiểu và động viên kịp thời
đoàn viên, học sinh vượt khó, học tốt.
1.1. Đối với thầy giáo, cô giáo:
- Phải xác định đúng tính chất nghề nghiệp và đặc trưng của ngành sư phạm; Thông
qua dạy chữ, các hoạt động ngoại khóa để dạy người; Giáo viên phải nêu gương để học sinh
noi theo.
- Các tổ chức đoàn thể đổi mới phương thức hoạt động theo chủ điểm, giáo dục
truyền thống, xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỷ cương nền nếp.
- CB – GV phải thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, kế hoạch và nền nếp của đơn vị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Thể hiện được vai trò của GVCN trong công tác phối hợp với gia đình, giám thị,
Đoàn TN, GVBM để giáo dục học sinh sống có lý tưởng, hoài bão, ý chí vươn lên.
1.2. Đối với học sinh:
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động NGLL.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

16


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

- Học sinh có ý thức tự giác trong học tập; Có kế hoạch tự học, tự rèn luyện đạo đức,
lối sống, thể chất; Ý thức tiết kiệm; Biết phân biệt đúng sai; Và chấp hành tốt nội quy của
trường, không vi phạm pháp luật.
- Học sinh biết tương trợ, giúp đỡ bạn bè; Lễ phép với thầy cô giáo; Giữ gìn trường
lớp sạch đẹp; Không phá hoại tài sản nhà trường; Không ứng xử thô bạo, nói tục, chửi thề;

Không bỏ học, ăn chơi lêu lỏng.
2.Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục:
2.1. Tổ chức thực hiện tốt chương trình và kế hoach giáo dục:
- Tiếp tục sử dụng phân phối chương trình của Sở GD & ĐT ban hành 2009-2010
(Riêng môn Anh văn có thay đổi theo PPCT mới từ năm học 2010 - 2011)
- Tiếp tục huy động sự đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh để tăng cường
CSVC và tăng tiết ôn tập cho học sinh khối 12, công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng
học sinh giỏi.
- Về phân phối chương trình dạy học tự chọn: Dạy học chủ đề tự chọn bám sát là để
ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, khắc sâu kiến thức kỹ năng, không bổ sung kiến thức nâng
cao mới.
Về việc thực hiện các hoạt động giáo dục:
- Thực hiện tích hợp một số nội dung môn học; tích hợp giáo dục đạo đức, sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường trong một số môn học theo hướng dẫn.
- Về hoạt động giáo dục nghề phổ thông: Theo hướng dẫn số 8608/BGDĐT - GDTrH
ngày 16 tháng 8 năm 2007.
- Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo công văn số 5977/BGDĐT – GDTrH
ngày 07 tháng 7 năm 2008.
2.2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá:
a) Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học:
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học triệt để hơn, sâu rộng hơn. Chỉ đạo đổi
mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng dự giờ, thăm lớp, hội thảo, hội thi;
Đổi mới sinh hoạt của tổ chuyên môn theo hướng trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm ..
v..v…
- Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình giáo dục phổ thông.
- Chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng tự học. Tăng
cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, NGLL nhằm rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng
hoạt động xã hội.
- Giáo viên sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp; Giáo viên sử dụng

ngôn ngữ chuẩn xác, dễ hiểu, thân thiện, chú trọng việc tổ chức cho học sinh làm việc theo
nhóm, rèn luyện kỹ năng tự học; Tăng cường sử dụng hợp lý CNTT trong bài giảng.
- Chú trọng việc dạy thực hành, chú trọng liên hệ thực tiễn phù hợp nội dung môn
học.
- Tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng
giáo viên và dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm giảng dạy trong tổ chuyên môn, hội thảo, hội
thi cấp trường; Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn.
b) Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá:
- Đối với các môn Văn ,Sử, Địa: Đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách nêu vấn đề
mở, vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng.
- Đánh giá, xếp loại học sinh theo quy chế, tổ chức đủ số lần kiểm tra, chấm, sửa và
trả bài theo quy định. Cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc
nghiệm khách quan.
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

17


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

- Các tổ chuyên môn tích cực thực hiện việc biên soạn đề kiểm tra theo hướng đảm
bảo mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng bài tập, đề thi, kế hoạch giảng dạy, tài liệu
tham khảo có chất lượng.
- Tiếp tục xây đựng “Nguồn học liệu mở”, câu hỏi trên website của Bộ GD & ĐT
c) Tăng cường quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá:
- Thực hiện chủ trương “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện đổi mới
trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới
phương pháp dạy học …”.
- Chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc công tác kiểm tra, thi tuyển sinh, thi TN THPT ở tất
cả các khâu ra đề coi, chấm thi và nhận xét đánh giá.

3. Phát triển mạng lưới trường - lớp, xây dựng cơ sở vật chất trường học, thiết bị
dạy học, chú trọng điều kiện xây dựng trường chuẩn quốc gia:
a. Tăng cường cơ sở vật chất:
- Huy động các nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Ban Đại diện Hội CMHS xây dựng
phòng thí nghiệm, thực hành Lý, Sinh đạt chuẩn.
- Sử dụng có hiệu quả các phòng chức năng, sử dụng CNTT để nâng cao hiệu quả
giảng dạy.
- Phát huy hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
tạo cảnh quan sư phạm Xanh – Sạch – Đẹp.
b. Tiếp tục phấn đấu các chỉ tiêu trường chuẩn quốc gia, phhấn đấu từng
bước đạt 5 tiêu chí:
Tổ chức nhà trường; CBQL, giáo viên và nhân viên; chất lượng giáo dục; CSVC và
thiết bị và công tác xã hội hóa giáo dục.
4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên - CBQL:
4.1. Thực hiện có hiệu quả việc đánh giá CBQL, giáo viên theo chuẩn hiệu
trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.2. Tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ bộ môn; Nâng cao vai trò GVCN
lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.
4.3. Thực hiện tốt Quyết định số 16/2008/BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008
về việc Quy định đạo đức nhà giáo và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm
gương tự học và sáng tạo”.
4.4. Chủ động bố trí, sắp xếp đội ngũ để đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân
đối về cơ cấu giáo viên.
4.5. Thực hiện phổ cập: Theo quy định.
5. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục trung học:
5.1. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng:
- Tiếp tục thực hiện Thông tư 09/2009/QĐ – BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2008
quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT.
- Tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; Tiếp tục
củng cố kỷ cương, nền nếp dạy học, tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm.

5.2. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục:
- Vận động các ngành, các lực lượng xã hội quan tâm, đầu tư cho giáo dục, cho nhà
trường nhất là việc xây dựng CSVC.
- Thực hiện tốt điều lệ Ban Đại diện Hội CMHS kèm theo Quyết định số
11/2008/QĐ – BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2010.
5.3. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý:
- Quản lý tài chính, CSVC, quản lý thư viện.
- Quản lý dạy, quản lý kết quả học tập của học sinh, sắp thời khóa biểu.
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

18


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

- Xây dựng trang web của trường THPT Nguyễn Việt Dũng.
6. Công tác thi đua khen thưởng:
- Các tổ chức, đoàn thể, cá nhân chấp hành chế độ báo cáo, thực hiện đầy đủ, đúng
thời hạn theo quy định của BGH.
- Ngoài những yêu cầu chung của Sở GD & ĐT về công tác thi đua, các tổ chức,
đòan thể cần lưu ý thêm một số nội dung sau:
1/ Việc thực hiện chương trình môn học và kế hoạch dạy học; Đặc biệt là kết
quả thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học; Việc tuân
thủ quy chế chuyên môn.
2/ Kết quả thực hiện các phong trào, các cuộc vận động “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” và các hoạt động khác.
3/ Có biện pháp và kết quả giáo dục học sinh tốt , chất lượng bộ môn, công tác
chủ nhiệm, kết quả tham gia các phong trào thi đua của trường, của ngành.
4/ Thực hiện các quy định về công tác thi, kiểm tra, tỷ lệ TN THPT.
5/ Đảm bảo chế độ thông tin báo cáo kịp thời, quản lý văn bằng, chứng chỉ,

kết quả xây dựng nguồn học liệu mở.
V. Một số chỉ tiêu phấn đấu:
A. TẬP THỂ:
- Trường đạt danh hiệu: Tiên tiến – Xuất sắc.
- Chi bộ trong sạch vững mạnh.
- Công đoàn vững mạnh.
- Đoàn trường tiên tiến – Xuất sắc.
- Chi hội chữ thập đỏ xuất sắc.
- Thư viện tiên tiến, phòng thiết bị Xuất sắc.
- Bảo đảm sĩ số: 98%
- Mười tập thể lớp tiên tiến.
- 80% cán bộ giáo viên đạt lao động giỏi.
- 90% học sinh lên lớp (kể cả sau khi thi lại).
- 85% học sinh đậu tốt nghiệp.
B. CÁ NHÂN:
a. Cán bộ giáo viên:
- 03 giáo viên giỏi cấp Thành phố.
- 07 giáo viên chủ nhiệm giỏi.
b. Học sinh:
1. Hạnh kiểm:
- Khá, tốt: 95% (cũ 91,3%)
- Trung bình: 5% (cũ 8,7%)
- Yếu: 0% (cũ 0%).
2. Văn hóa:
- Học sinh giỏi toàn diện: 5%. (cũ 4,6%)
- Học sinh tiên tiến: 30%. (cũ 28,6%)
- Học sinh trung bình: 50%. (cũ 50,9%)
- Học sinh yếu: 15 %. (cũ 15,5%)
- Không có học sinh kém (cũ 0,33%).
VI. Tổ chức thực hiện:

- Kế hoạch này được phổ biến trong tất cả CB - CC và giáo viên của trường để quán
triệt và thực hiện.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

19


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

- Lãnh đạo các đoàn thể trong nhà trường và các tổ trưởng chuyên môn phải có trách
nhiệm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện trong phạm vi, trách nhiệm được giao, đồng thời
tham gia tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của nhà trường.
Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, các tổ chức đoàn thể như Chủ tịch công đoàn, Bí
thư đoàn trường, Ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm hướng dẫn
kiểm tra, đôn đốc các thành viên nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học, kịp thời phản ánh
tình hình, đề xuất các biện pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.
HIỆU TRƯỞNG

Phụ lục 2 : Kế Trích kế hoạch năm học của Tổ Ngoại ngữ
Trường THPT Nguyễn Việt Dũng

Tổ Ngoại Ngữ
-------------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------


KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2011-2012
Căn cứ Kế hoạch số 01/KH-NVD ngày 09 tháng 08 năm 2011 của Trường
THPT Nguyễn Việt Dũng về Phương hướng-Nhiệm vụ-Kế hoạch năm học 20112012
Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của Trường THPT Nguyễn Việt Dũng và điều
kiện thực tế của đơn vị.
Tổ Ngoại Ngữ đề ra kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học 2011-2012 như sau:

-

Chủ đề năm học
“Đổi mới căn bản và toàn diện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục”
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1.Kết quả chuyên môn năm học 2010- 2011
2. Đặc điểm tình hình năm học 2011- 2012
- Về học sinh :
- Về đội ngũ : Tổng số: 09 - nữ: 07
3. Đánh giá chung
a. Thuận lợi
b.Khó khăn:
II. CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN:
1. Nhiệm vụ trọng tâm:
2. NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Nhiệm vụ 1: Thực hiện hiệu quả các cuộc vận động bằng các hành động thiết
thực, cụ thể. Thực hiện tốt chủ đề năm học Đổi mới căn bản và toàn diện để nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục”
Chỉ tiêu
100% giáo viên trong tổ thực hành tiết kiệm.
100% giáo viên đánh giá đúng thực lực học sinh qua các bài kiểm tra.
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM


20


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

100% giáo viên tự nghiên cứu và báo cáo 1 chuyên đề trong sinh hoạt chuyên môn hàng
tháng.
100% giáo viên không vi phạm các nội dung quy định về “đạo dức nhà giáo”.
100% Gv thực hiện tốt nnhiệm vụ được phân công.
100% GV có lập trường chính trị vững vàng
100 % GV giảng dạy đúng, đủ chương trình, thực hiện theo chuẩn SGK và chương trình
giảm tải của BGD & ĐT.
Biện pháp
Thường xuyên nhắc nhở, động viên giáo viên, động viên lẫn nhau để nâng cao ý thức tự
giác thực hiện các chỉ tiêu trên.
Nâng dần chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên môn : Mỗi giáo viên đều thực hiện 1
chuyên đề và tổ chức
Thực hiện định kỳ công việc kiểm tra giáo án, hồ sơ sổ sách của giáo viên. ( kiểm tra
HSSS- GA vào ngày 25 hàng tháng )
Đề kiểm tra 1 tiết được xây dựng trên ma trận chung đã được thống nhất ở tổ.Các thành
viên nộp đề kiểm tra 1 tiết cho tổ trưởng trước khi kiểm tra ít nhất là 05 ngày. Đề
thi phải có ký duyệt của tổ trưởng.
Nhiệm vụ 2: Phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu thi đua và các kế hoạch của
trường đề ra.
Chỉ tiêu
1. Đối với học sinh :
- Học lực
Tỉ lệ
Tiếng Anh
Giỏi

Khá
TB
Yếu
Kém %TN THPT
Lớp 10
5%
10%
45%
60 %
5%
40%
Lớp 11
5%
15%
35%
55%
5%
45%
Lớp 12
5%
15%
35%
55%
5%
45%
= tỉ lệ TP
- Học sinh giỏi lý thuyết cấp TP : 04 học sinh
2. Đối với giáo viên
- 100% GV dạy đúng, đủ theo chương trình của Bộ Giáo Dục

- 100% GV có hồ sơ theo qui định, có tiết dạy từ khá trở lên.
- 100% GV đảm bảo ngày giờ công
- 100% giáo viên có tác phong đúng qui định của công chức.
- 100% Gv không ngừng học tập, tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn.
- GV Giỏi cấp thành phố : 01
- Giáo viên giỏi cấp trường : 03
- Lao động giỏi : 80 % - Giấy khen : 04; CSTĐ : 02
- Tổ đạt tiên tiến
- Thao giảng : 01 tiết/ GV
- Dự giờ : 04 tiết/ HK/ GV
- Ứng dụng CNTT vào giảng dạy : 10 % tổng số tiết dạy
Biện pháp :
Thực hiện kế hoạch giáo dục 37 tuần ( HK I ; 19 tuần, HKII: 18 tuần.)
Dạy tăng tiết ( 1 tiết / tuần/ lớp12), có kế hoạch cụ thể và nội dung cụ thể.
Dạy các chủ đề tự chọn bám sát cho khối 10, 11 dựa trên kế hoạch chung đã đề ra và tình
hình thực tế của từng lớp.
Kết thúc chương trình của khối 12 ngày 31/03/2012.
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

21


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

Tham gia đầy đủ, có chất lượng các phong trào thi đua của trường và ngành phát động.
Lên kế hoạch dự giờ, thao giảng cụ thể. Có góp ý, rút kinh nghiệm sau khi dự giờ.Cụ thể
như sau:
Tháng 9: Cô Bích, Cô Châu
Tháng 10 : Cô Bích, cô Châu ( thao giảng hết tập sự)
Tháng 11: Cô Hân, thầy Trần Tùng

Tháng 12 : Cô Lê , thầy Đoàn Tùng.
Tháng 2 : Cô Hương
Tháng 3 : Cô Trúc
Tháng 4 : Cô Hiếu
Tiến hành rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả học tập của HS và chất lượng đề thi sau
mỗi đợt thi học kỳ.
Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, động viên lẫn nhau để nâng cao ý thức tự giác thực
hiện các chỉ tiêu trên.
Tiến hành chọn HSG để bồi dưỡng và phân công các thành viên tham gia bồi dưỡng
HSG.
Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT trong giảng dạy, không cắt xén
chương trình , thực hiện hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch năm học.
Gv bộ môn lên lịch báo giảng, cụ thể cho từng tiết dạy.Kiểm tra sổ báo giảng vào thứ 3
hàng tuần.
Sinh hoạt tổ đúng qui chế, rà soát việt thực hiện phân phối chương trình, các kế hoạch đã
đề ra, tổng kết việc thực hiện kế hoạch và nhửng khó khăn trong quá trình thực hiện để
báo cáo.
Giáo viên dạy bù phải báo với tổ trưởng hoặc tổ phó, giám thị để được bố trí phòng. GV
dạy bù phải ghi đầy đủ vào sổ dạy bù và sổ đầu bài trong tuần.
Dạy thêm, học thêm đúng qui định
Tổ trưởng CM dự giờ các thành viên trong tổ, ít nhất 1 lần/ năm.
Sinh hoạt tháng của Tổ Ngoại Ngữ : Tháng 2 . Hình thức : Speaking contest và tiếp
tục khuyến khích HS thi Olympic tiếng Anh.
Tận dụng hệ thống mạng, các phòng CNTT và các máy chiếu phục vụ tốt cho việc giảng
dạy.
Từng bước thành lập ngân hàng câu hỏi, đề thi và kiểm tra.
Tham gia đầy đủ , có chất lượng các đợt tập huấn do tổ, trường và sở GD tổ chức.
Khai thác các trang websites dạy tiếng Anh , nguồn tư liệu giảng dạy trên mạng đã được
tập huấn.
Nhiệm vụ 3: Thực hiện nghiêm túc công việc giảng dạy, tập trung đổi mới chất

lượng giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học,đổi mới cách kiểm tra và đánh
giá, nâng cao tỉ lệ đậu Tốt nghiệp THPT.
Chỉ tiêu
100% giáo viên bảo đảm giờ dạy, theo đúng phân phối chương trình đã thống nhất,
không vào trể ra sớm, giảm thiểu việc nghỉ, bỏ tiết.
100% giáo viên thực hiện ôn tập đúng, đủ theo kế hoạch ôn tập , ôn tập học kỳ cho
tất cả các khối lớp.
100% giáo viên có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học cho bài giảng.
100% giáo viên thực hiện đầy đủ các cột điểm kiểm tra, chấm – trả - sửa bài đầy đủ,
kịp thời.
100% giáo viên được phân công sẽ tham gia nghiêm túc việc bồi dưỡng học sinh
giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

22


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

Biện pháp
Thường xuyên nhắc nhở, động viên giáo viên, động viên lẫn nhau để nâng cao ý thức
tự giác thực hiện phong trào “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.
Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, các hoạt động giáo dục, tham gia dự giờ đánh giá góp ý của
các giáo viên trong tổ và chủ yếu là tư vấn.
Tổ trưởng tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chuyên môn nhằm nắm bắt tình
hình thực hiện chương trình, các cột điểm kiểm tra, việc sử dụng thiết bị, đồ dùng
dạy học …
Thống nhất mục tiêu, nội dung truyền thụ tùy theo đặc điểm từng lớp, Cần chú ý đến
tính vừa sức đối với các đối tượng HS, đặc biệt là chương trình bồi dưỡng của khối
12.

Có tóm tắt trọng tâm giảng dạy, đề cương ôn tập cụ thể cho tất cả các khối lớp. Có kế
hoạch ôn tập ngay từ đầu năm cho khối 12 .
Khuyến khích đổi mới phương pháp giảng dạy và tăng cường việc sử dụng thiết bị
dạy học như đèn chiếu, sử dụng công nghệ thông tin.
Phân công nhóm trưởng : Khối 10 : Huỳnh Lê; Khối 11: Thùy Hương ; khối
12: Trần Tùng xem xét, tổng hợp và ra đề thi các đề thi giữa kì, học kỳ trước
khi gởi tổ trưởng , hoặc gởi về phòng khảo thí của trường, Sở. nhóm trưởng qui
định thời gian gởi đề tham khảo.
Phân công ra đề tham khảo 12 , học sinh giỏi gởi về phòng TrH :
- Giữa kỳ 1 : Trúc
Học kỳ 1 : K. Hiếu
- Giữa kỳ 2 : Hương
Học kỳ 2 : Trần Tùng
- HSG : Hương
Khuyến khích việc đầu tư soạn giảng, xây dựng ma trận đề chung để đề kiểm tra
đánh giá được 3 loại đối tượng học sinh vừa khuyến khích, vừa động viên các em học
tốt hơn.
Thường xuyên kiểm tra việc học bài, làm bài của học sinh. Thực hiện việc coi, chấm
thi nghiêm túc.Tuyệt đối không cho điểm khống.Kiểm tra đầy đủ số cột theo đúng
qui định. ( 1- 3- 2)
Chấm và trả bài theo qui định : KT hệ số 1 trả bài cho Hs trong vòng 1 tuần, hệ
số 2 trong vòng 2 tuần
Đề kiểm tra 1 tiết của các khối sẽ được biên soạn theo tỉ lệ 60% trắc nghiệm và 40%
tự luận.
Có cột kiểm tra 15 phút cho kỹ năng nghe nói .
Từ ngày 1 đến ngày 10 hàng tháng các thành viên nhập điểm kiểm tra miệng, 15
phút và 1 tiết vào sổ Gọi tên ghi điểm.
Nhiệm vụ 4: Xây dựng đoàn kết nội bộ.
Chỉ tiêu
- 100% giáo viên thân thiện,hòa nhã và giúp nhau cùng tiến bộ.

- 100% giáo viên tham gia các công tác, hoạt động giáo dục khác do nhà trường phân công
như : dự thi GV giỏi, tham gia các phong trào …
Biện pháp
Cùng giúp đỡ nhau trong chuyên môn, trong công tác. Chú ý giúp giáo viên trẻ có
thêm kinh nghiệm giảng dạy và xử lý tình huống.
Tăng cường hướng dẫn GV mới vào nghề trong việc thực hiện giáo án giảng dạy
thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

23


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

Trao đổi, tranh luận về chuyên môn, về đề thi đáp án, về bài tập khó … với tinh thần
cầu tiến, sửa sai. Trao đổi kinh nghiệm, tin tưởng và khuyến khích nhau trong việc
đổi mới phương pháp giảng dạy.
Nhắc nhở nhau việc thực hiện các hồ sơ, sổ sách, báo cáo, việc chấm trả bài kiểm tra
đúng lúc, kịp thời đánh giá trình độ chung của HS.
III. ĐĂNG KÍ DANH HIỆU THI ĐUA
IV. KẾ HOẠCH CỤ THỂ HÀNG THÁNG
1. BẢNG DỰ KIẾN PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Ngươi thực Thời gian
STT
CHUYÊN ĐỀ
hiện
dự kiến
1
+ Triển khai cách xây dựng ma trận K.Hiếu

Tuần
đề thi, thống nhất các loại HSSS- Trần Tùng
03/08
GA đầu năm.
+ Phân công nhiệm vụ
2
+ Thống nhất ma trận cho đề kiểm Nhóm trưởng
K 10, 11
Tuần
tra 1 tiết lần 1 của khối 10, 11
Trần Tùng
01/09
+ Chọn HSG để bồi dưỡng
+ Thống nhất nội dung ôn tập cho K .Hiếu
4 GV được
KTCL ĐN ( nếu có )
phân công
Trần Tùng
K .Hiếu

Điều
chỉnh

Ghi
chú
SH
chung

SH
riêng

theo
nhóm

……….
2. KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM HÀNG THÁNG
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Duyệt của BGH

Cái Răng, ngày 10 tháng 9 năm 2011
Tổ Trưởng

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

24


Tiểu luận môn Khoa học quản lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO
01. “Đề cương bài giảng Khoa học quản lý”. NXB Chính trị - Hành chính.
02. "Các kĩ năng quản lý hiệu quả". NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.
03. “Tinh hoa quản lý”. NXB Lao động – Xã hội-2003.
04. Websites: />05. Websites: />06. Kế hoạch năm học, kế hoạch tổ Ngoại ngữ trường THPT Nguyễn Việt Dũng.

Trịnh Nguyễn Thi Bằng-ĐLĐG09-HCM

25



×