Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Bộ câu hỏi ôn thi tín dụng vietinbank 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.52 KB, 68 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MẪU
Câu 1: Theo quy định của NHNN, giới hạn tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15%
vốn tự có của TCTD đó
a. đúng
b. sai
Trả lời: Sai. Theo QĐ 457/2005 của NHNNvà QĐ, giới hạn cho vay của một TCTD đối với
một khách hàng không vượt quá 15% VTC của TCTD; Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng
không vượt quá 25% VTC của TCTD.
Theo QĐ số 208/QĐ-HĐQT- NHCT35 ngày 24/02/2010: giới hạn cho vay, GHBL,GHBTT không
vượt quá 15% VTC của NHCT. GHCK GTCG( không bao gồm GTCG do NHCT/GTCG do chính phủ
phát hành) không vượt quá 15% VTC của NHCT. GHCV và BL không vượt quá 25% VTC của
NHCT. GHCV&GHCK giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 25%
vốn điều lệ của NHCT.
Câu 2: Việc giao mức phán quyết tín dụng cho trưởng phòng giao dịch, trưởng điểm giao
dịch thuộc thẩm quyền của: xem lại
a)HĐTD cơ sở trong phạm vi uỷ quyền của Tổng giám đốc NHCT
b) Giám đốc chi nhánh trong mức được Hội đồng tín dụng cơ sở quyết định
c) Giám đốc chi nhánh trong phạm vi thẩm quyền của Tổng giám đốc NHCT
d) Không phải các trường hợp trên
Trả lời: b. Theo phân cấp thẩm quyền quyết định tín dụng tại QĐ 208/QĐ –HĐQT-NHCT35 Hội
đồng tín dụng cơ sở quyết địnhmức phán quyết tín dụng giám đốc chi nhánh được ủy quyền cho
trưởng phòng giao dịch trong phạm vi mức ủy quyền của TGĐ. Giám đốc chi nhánh quyết định mức
ủy quyền phán quyết tín dụng cho trưởng phòng giao dịch tối đa bằng mức phán quyết tín dụng do
HĐTD cơ sở quyết định.
Câu 3: Theo quy định về giới hạn tín dụng, tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh của NHCT đối
với một khách hàng không được vượt quá:
a)15% vốn tự có NHCT
b) 25% vốn tự có NHCT
c) 50% vốn tự có NHCT
d) 60% vốn tự có NHCT



Trả lời: b. Theo Quyết định 208/QĐ-HĐQT-NHCT35 Giới hạn cho vay và giới hạn bảo lãnh của
NHCT không được vượt quá 25% VTC của NHCT.
(Tham khảo thêm: đối với 1 khách hàng: GHCV,GHBL,GHBTT không vượt quas15% VTC của
NHCT, GHCK CTCG không vượt quá 15% VTC; GHCV,GHBL không vượt quá 25% VTC;
GHCV,GHCK giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% VTC; Đối với
nhóm khách hàng liên quan: GHCV không vượt quá 50% VTC, GHCV và BL không vượt quá 60%.
Câu 4: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại:
a) Không được phép cho vay để đầu tư chứng khoán trong mọi trường hợp
b) Được phép cho vay đầu tư chứng khoán nhưng mức dư nợ cho vay, chiết khấu không vượt quá 3%
tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng thương mại
c) Được phép cho vay đầu tư chứng khoán nhưng mức dư nợ cho vay, chiết khấu không vượt quá
15% tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng thương mại.
d) Được phép cho vay đầu tư chứng khoán nhưng mức dư nợ cho vay, chiết khấu không vượt quá
25% tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng thương mại.
Trả lời:b. Theo chỉ thị 03/2007 NHNN về việc kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay
đầu tư, kinh doanh chứng khoán nhừm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có quy đinh:
khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức
dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của TCTD. Dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với các
công ty chứng khoán; cho vay cầm cố bằng chứng khoán và/hoặc bảo đảm bằng tài sản khác để đầu
tư, kinh doanh chứng khoán đối với các tổ chức khác và cá nhân; chiết khấu giấy tờ có giá đối với tổ
chức và cá nhân để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
Tham khảo thêm QĐ NHCT:
Theo quyết định số 208 GHCV&GHCK giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không
vượt quá 20% vốn điều lệ của NHCT.
NHCT không cấp GHTD cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán
mà NHCT nắm quyền kiểm soát, không cấp GHTD không có bảo đảm để đầu tư, KD chứng khoán


Câu 5: Theo quy định hiện hành của NHCT, điểm giao dịch được phép cho vay đốI vớI cá

nhân có bảo đảm bằng tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất theo phân cấp về mức phán
quyết tín dụng của giám đốc NHCV, nhưng tối đa không vượt quá 500 triệu đồng.
Trả lời: Sai. Theo quyết định 346/QĐ-HĐQT-NHCT1 điểm giao dịch cho vay bằng hình thức
cầm cố sổ tiết kiệm do NHCT phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc)
Câu 6: Các trường hợp sau đây, trường hợp nào không tính vào GHTD khách hàng
Trả lời: Theo quyết định 208 các trường hợp không tính vào GHTD khi tính các tỷ lệ an toàn:
-

Các khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác đầu tư của chính phủ, các tổ chức, cá nhân

-

Các khoản cho vay đối với chính phủ Việt nam

-

Các khoản cho vay có bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu do chính phủ các
nước thuộc khối OECD phát hành

-

Các khoản cho vay, bảo lãnh có bảo đảm đầy đủ bằng tiền gửi, kể cả tiền gửi tiết kiệm, tiền ký
quỹ tại NHCT.

-

Các khoản cho vay, bảo lãnh có bảo đảm đầy đủ bằng giấy tờ có giá do NHCT phát hành

-


Các khoản cho vay vượt mức 15% vốn tự có của NHCT, đã được thủ tướng chính phủ quyết
định cụ thể; các khoản cho vay và bảo lãnh vượt mức 25% vốn tự có của NHCT đã được
NHNN chấp thuận trước bằng văn bản.

Câu 7: Theo quy định hiện hành của NHCT Việt nam, giới hạn tín dụng khách hàng được xác định
căn cứ vào?
Trả lời: Theo quyết định 208 giới hạn tín dụng khách hàng được xác định trên cơ sở mức độ rủi ro
tổng thể, chưa tính đến các rủi ro giao dịch ( đối với từng lần cấp tín dụng) và kỳ vọng lợi ích mà KH
mang lại cho NHCT.
Cách thức xác định:
-

TH khách hàng đề nghị cấp GHTD: Căn cứ vào nhu cầu tín dụng,khả năng trarnowj của
khách hàng; GHTD dụng tối đa theo giá trị TSBĐ nếu có; khả năng nguồn vốn,định hướng tín
dụng của NHCT; mức độ rủi ro tín dụng về rủi ro ngành, rủi ro chính sách, rủi ro thị trường.
TH chưa có đủ thông tin cần thiết để xác định GHTD nhưng KH/nhóm KHLQ có nhu cầu cấp
tín dụng ngay, NHCTD thực hiện cấp GHTD và cấp tín dụng với GHTD bằng giá trị khoản


tín dụng được phê duyệt trên cơ sở thẩm địnhkhoản TD đó và khả năng đáp ứng các điều kiện
cấp GHTD. Sau đó, NHCTD tiến hành ngay việc xác định lại GHTD theo quy định.
-

TH NHCTD chủ động xác định GHTD cho KH: trên cơ sở phân tích, đánh giá khách
hàng,khả năng nguồn vốn,định hướng tín dụng của NHCT, NHCTD chủ động xác định
GHTD cho khách hàng không vượt quá: + tổng của GHTD không có bảo đảm (tối đa theo
mức quy định) và GHTD tối đa theo giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng nếu có (trường
hợp khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cấp GHTD có bảo đảm). hoặc GHTD tối đa theo giá trị
TSBĐ ( TH khách hàng đáp ứng đủ điều kiện GHTD có bảo đảm)


-

Đối với nhóm khách hàng liên quan: GHTD nhóm KHLQ được xác định bằng tổng GHTD
của các KH thuộc nhóm và có điều chỉnh phù hợp theo các tiêu chí: mức độ ảnh hưởng, chi
phối nhau giữa các KH trong nhóm, mức độ rủi ro về ngành hàng, lĩnh vực hoạt động của
nhóm KHLQ, rủi ro của KH có vai trò chi phối các KH khác trong nhóm căn cứ vào kết quả
chấm điểm tín dụng và xếp hạng của KH; giá trị TSBĐ, loại TSBĐ, bảo lãnh của bên thứ 3
của các KH trong nhóm KHLQ; chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng,định hướng tín
dụng của NHCT; tỷ lệ GHTD của nhóm KHLQ trên vốn tự có của NHCT.

Câu 8: Theo quy định hiện hành của NHCT, khi xem xét cấp một khoản tín dụng cụ thể đốI vớI
khách hàng đã được cấp GHTD, Ngân hàng chỉ cần đánh giá hiệu quả của phương án/dự án, không
cần đánh giá rủi ro của khoản tín dụng đó vì khi cấp GHTD Ngân hàng đã thực hiện đánh giá rủi ro
Trả lời: Sai. Theo quyết định 208, NHCT cấp GHTD trên cơ sở đánh giá rủI ro tổng thể của khách
hàng, chưa đánh giá rủI ro của từng giao dịch. Do vậy khi cấp sản phẩm tín dụng cụ thể, chi nhánh
phảI đánh giá rủI ro của khoản tín dụng đó.
Câu 9: Công ty A có quan hệ tín dụng với chi nhánh NHCT X và chi nhánh NHCT Y với GHTD
năm 2008 đã được NHCTVN phê duyệt là 185 tỷ đồng. Trong đó phân bổ GHTD cho chi nhánh X là
150 tỷ đồng, chi nhánh Y là 35 tỷ đồng. Công ty A đề nghị chi nhánh Y tăng GHTD cho Công ty tại
chi nhánh Y lên 40 tỷ đồng ( tăng thêm 5 tỷ đồng). Biết rằng mức phán quyết GHTD đối với 1 khách
hàng của NC NHCT Y là 50 tỷ đồng. Trong trường hợp này, cấp có thẩm quyền quyết định tăng
GHTD cho công ty A là?
Trả lời: Xem lại TH này
Tham khảo thêm:


Theo quy định tại điều 14: quản lý một khách hàng có quan hệ tín dụng tại nhiều chi nhánh: - Trong
một thời kỳ, GHTD của KH chỉ do một chi nhánh cấp.- TH khách hàng có nhu cầu tín dụng tại nhiều
chi nhánh (không thông qua chi nhánh đầu mối): tại thời điểm phát sinh mới, CN cấp tín dụng sau khi
trình TSC, trừ TH bảo đảm bằng TS có tính thanh khoản cao; định kỳ hàng năm các CN thống nhất

quyết định GHTD KH nếu GHTD trong thẩm quyền phán quyết của CN quản lý AA và KH đủ điều
kiện hoặc trình TSC nếu GHTD vượt thẩm quyền phán quyết của CN quản lý AA và hoặc KH không
đủ điều kiện.- TH thông qua chi nhánh đầu mối: các CN thống nhất lựa chọn chi nhánh đầu mối hoặc
do TSC chỉ định phối hợp cấp GHTD nếu GHTD của KH thuộc mức ủy quyền phán quyết của CN
đầu mối, CN đầu mối lập báo cáo gửi TSC; nếu GHTD của khách hàng vượt mức ủy quyền phán
quyết của CN đầu mối: HĐTD cơ sở của từng CN xem xét quyêt định phần GHTD mà KH sử dụng
tại chi nhánh mình và CN đầu mối tổng hợp trình TSC quyết định.
Câu 10: Theo quy định hiện hành của NHCT, các cấp nào sau đây có thẩm quyền phán quyết tín
dụng cho khách hàng
TRả lời: Theo quyết định 208 các cấp sau có thẩm quyền phán quyết tín dụng: HĐQT,Ủy ban quản
lý rủi ro,Hội đồng tín dụng TSC, TGĐ, trưởng phòng khách hàng trụ sở chính,hội đồng tín dụng cơ
sở, giám đốc chi nhánh, trưởng phó phòng giao dịch.
Câu 11: Đối với khoản cho vay tiêu dùng vượt khả năng thẩm định, hoặc thẩm quyền quyết định cho
vay của chi nhánh, chi nhánh trình Tổng giám đốc NHCT Việt nam xem xét quyết định.
Trả lời: Theo điều 18 quyết định về cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình qui định tại QĐ số
221/QĐ – HĐQT- NHCT 35 ngày 26/02/2010 Trụ sở chính không xem xét các khoản cho vay tiêu
dùng cụ thể vượt thẩm quyền phán quyết cho vay, thay đổi khoản vay của NHCV.
Câu 12: Theo quy định hiện hành , Công ty TNHH X và Công ty cổ phần Y đều là khách hàng của
NHCT thuộc nhóm khách hàng liên quan về quan hệ điều hành khi Công ty X có người đại diện của
mình giữ vị trí:
a) chủ tịch HĐQT công ty Y
b) Tổng giám đốc công ty Y
c) Trưởng ban kiểm soát công ty Y.
d) Tất cả các trường hợp trên
Trả lời:d. Theo Phụ lục 01 Quyết định 208 một khách hàng pháp nhân có đại diện của mình đang
giữ vị trí quản trị điều hành, kiểm soát trong cơ cấu tổ chức của một khách hàng pháp nhân khác


của NHCT ( chủ tịch HĐQT, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc ( giám đốc), trưởng ban
kiểm soát).

Câu 13: Theo quy định cho vay tiêu dùng của NHCT Việt nam, thời hạn cho vay có bảo đảm bằng
tài sản để mua nhà ở :
a) tối đa 05 năm
b) tối đa 10 năm
c) tối đa 15 năm
d) tối đa 20 năm
Trả lời: d. Theo điều 14 QĐ 221 trường hợp cho vay có bảo đảm, thời hạn cho vay tối đa 5 năm
trừ các trường hợp sau đây:
-

cho vay xây dựng nhà ở tối đa 10 năm

-

cho vay mua nhà ở chung cư, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất/trả tiền sử dụng
đất ở tối đa 15 năm

-

cho vay nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trả tiền sử dụng đất và xây nhà ở hoặc mua
nhà ở (có quyền sử dụng đất): tối đa 20 năm

Câu 14: Theo quy định cho vay tiêu dùng của NHCT Việt nam, mức cho vay không có bảo đảm
bằng tài sản tối đa là:
a) tối đa là 10 lần thu nhập thường xuyên hàng tháng của khách hàng
b) tối đa là 12 lần thu nhập thường xuyên hàng tháng của khách hàng
Trả lời: b. Theo điều 7 quyết định 208 đối với khách hàng là CBCNV NHCTD xem xét cấp
GHTD không có bảo đảm trong mức phán quyết tín dụng đối với loại khách hàng này và đồng
thời tối đa bằng 12 lần thu nhập thường xuyên hàng tháng của khách hàng. Khách hàng là cá nhân
khác, hộ gia đình thực hiện theo quy định của TGĐ trong từng thời kỳ nếu có

Câu 15: Giám đốc chi nhánh được quyền quyêt định thời hạn gia hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đối
với khoản vay ngắn hạn trong cho vay tiêu dùng nhưng phải đảm bảo:
a) tối đa không quá 12 tháng
b) tối đa không quá ½ thời hạn cho vay ban đầu
c) tối đa bằng thời hạn cho vay ban đầu


d) cả 3 trường hợp trên đều sai
Trả lời: c. Theo điều 26 quyết định số 221 Chi nhánh được quyền quyết định cơ cấu lại thời hạn trả
nợ đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết cho vay của chi nhánh và đảm bảo các
nguyên tắc xác định thời hạn cho vay tại điều 14 văn bản này:
- điều chỉnh kỳ hạn trả nợ tối đa 4 lần ( đối với nợ gốc) và 6 lần ( đối với nợ lãi) theo 1 HĐTD
- Gia hạn nợ gốc và hoặc lãi vốn vay: đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng một chu kỳ luân chuyển
vốn nhưng không quá thời hạn cho vay ban đầu/ đối với cho vay trung, dài hạn tối đa bằng ½ thời hạn
cho vay ban đầu nhưng không quá 18 tháng.
Tham khảo thêm: điều kiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ:
-

Khach hàng có văn bản đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ
KH không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và hoặc lãi vốn vay đã thoả thuận trong
HĐTD do nguyên nhân khách quan,trừ trường hợp khoản vay được bảo đảm đầy đủ bằng tài
sản có tính thanh khoản cao.

-

Kết quả thẩm định cho thấy dư nợ vay đang được thể hiện dưới hình thái tài sản, công nợ,
được bảo đảm đủ theo quy định bảo đảm tiền vay hiện hành của NHCT và khách hàng có khả
năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo hoặc trong một kha=oảng thời gian nhất định nếu
được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.


Câu 16: Khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay vốn để sản xuất kinh doanh không có tài sản bảo đảm
phải có vốn tự có tham gia vào dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu là:
a) 50% nhu cầu vốn thực hiện dự án, phương án
b) 40% nhu cầu vốn thực hiện dự án, phương án
c) 30% nhu cầu vốn thực hiện dự án, phương án
d) 20% nhu cầu vốn thực hiện dự án, phương án
Trả lời: c. Theo QĐ 221 vốn tự có tham gia vào dự án/phương án tối thiểu bằng 30% tổng nhu
cầu vốn để thực hiện dự/phương án. chi nhánh trình TSC xem xét, quyết định đối với trường hợp
khách hàng vay vốn để SXKD không đáp ứng đủ mức vốn tự có tham gia và dự án/phương án
theo tiết này nhưng tối thiểu bằng 15%.
Câu 17: Khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay vốn để sản xuất kinh doanh ngắn hạn có tài sản bảo
đảm phải có vốn tự có tham gia vào dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu là:
a) 50% nhu cầu vốn thực hiện dự án, phương án


b) 40% nhu cầu vốn thực hiện dự án, phương án
c) 30% nhu cầu vốn thực hiện dự án, phương án
d) 20% nhu cầu vốn thực hiện dự án, phương án
Trả lời: c. Theo QĐ 221 vốn tự có tham gia vào dự án/phương án đối với cho vay ngắn hạn tối
thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự/phương án.
Tham khảo thêm:
Đối với cho vay trung dài hạn khách hàng phải có vốn tự có trực tiếp tham gia tối thiểu bằng 30%
nhu cầu vốn thực hiện dự án/phương án.. Chi nhánh trình TSC xem xét, quyết định đối với trường
hợp khách hàng vay vốn để SXKD không đáp ứng đủ mức vốn tự có tham gia vào dự án/phương án
nhưng tối thiểu: bằng 10% đối với TH khách hàng có TSBĐ đã hiện hữu và hoặc có bảo lãnh của
bên thứ ba. Bằng 15% đối với trường hợp khách hàng có TSBĐ hình thành trong tương lai.
Câu 18: Giám đốc chi nhánh được quyền quyết định thời hạn gia hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đối
với khoản vay trung, dài hạn khi cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình để sản xuất kinh doanh,
dịch vụ phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng, thời gian sử dụng còn lại của tài sản bảo đảm, thời
hạn bảo lãnh của bên thứ ba nhưng:

a) tối đa không quá 12 tháng
b) tối đa là ½ thời hạn cho vay ban đầu và không quá 18 tháng
c) tối đa là ½ thời hạn cho vay ban đầu và không quá 24 tháng
d) tối đa bằng thời hạn cho vay ban đầu và không quá 36 tháng
Trả lời: b Theo điều 26 Quyết định 221
Câu 19: CÁc nhóm chỉ tiêu nào dưới đây làm căn cứ để xác định mức cho vay đối với khách hàng cá
nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh dịch vụ:
a) Mức vốn tự có tham gia vào phương án
b) Khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng
c) Giá trị TSBD, loại TSBD và biện pháp bảo đảm tiền vay nếu có
d) khả năng nguồn vốn của NHCT
Trả lời: Cả 4 căn cứ trên Theo điều 13 QĐ 221.
Câu 20: Đại diện chủ sở hữu tại Công ty nhà nước có hội đồng quản trị là:
a) Hội đồng quản trị


b) Chủ tịch hội đồng quản trị
c) Bộ chủ quản
d) Bộ tài chính
Trả lời: a. Theo điều 63 luật DNNN. HĐQT là đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại công ty nhà nước
có hội đồng quản trị và đại diện chủ sở hữu đối với công ty do minhd đầu tư toàn bộ vốn điều lệ
theo quy định tại các điều 29,30 và 33 của luật này.
Câu 21: Theo quy định của NHCT, chi nhánh NHCT không được cấp GHTD đối với các trường hợp:
a) Khách hàng mới thành lập, khách hàng là tổ hợp tác, doanh nghiệp hợp danh; khách hàng là tổ
chức, cá nhân nước ngoài.
b) Khách hàng xếp hạng tín dụng CC+,CC,CC-,C (đối với KH là tổ chức); và Cc+,Cc, Cc-,C ( đối
với khách hàng cá nhân).
c) cả 2 trường hợp trên
Trả lời: c Theo quy định tại điều 6 QĐ 208.
Tham khảo thêm:

Những TH không được cho vay: KH mà NHCV khó xác định, quản lý được nguồn trả nợ của khoản
vay đó; Các TH không được cho vay khác do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ.
Câu 22: Giải pháp nào dưới đây cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp:
a) Gia tăng các khoản vay ngắn hạn và trung, dài hạn
b) Cơ cấu lại thời hạn các khoản nợ từ ngắn hạn thành nợ trung, dài hạn
c) Phát hành cổ phiếu để tăng vốn
d) cả 3 ý trên
Trả lời: d. Vì các điều kiện trên làm cải thiện hệ số thanh toán của doanh nghiệp, tăng vốn CSH,
thêm cơ hội đầu tư....
Câu 23: Công ty A là khách hàng vay vốn tại chi nhánh NHCTX. Theo quy định của NHCT, nguồn
tiền bán hàng của Công ty A có liên quan đến đối tượng vay vốn của chi nhánh X, nếu được thanh
toán bằng chuyển khoản, bắt buộc phải chuyển về tài khoản tiền gửi của Công ty A mở tại chi nhánh
NHCTX
a) Đúng
b) Sai


Trả lời: a. điều 24 Quyết định 222 nguồn tiền thu được từ đối tượng vay vốn bắt buộc phải
chuyển về tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại NHCV, trừ TH cho vay theo phương thức
đồng tài trợ, cho vay liên chi nhánh mà chi nhánh không phải là đầu mối cấp tín dụng.
Câu 24: Phân tích bảo đảm nợ vay được tính toán theo phương pháp cân đối giữa tổng nguồn vốn và
sử dụng vốn, và được phân tích chung cho toàn bộ nợ vay của doanh nghiệp ( bao gồm nợ vay của
các ngân hàng, tổ chức tài hính và các đối tượng khác) do đó kết quả phân tích không bị ảnh hưởng
bởi từng khoản mục tài sản có riêng lỉe trong báo cáo tài chính. Vì vậy CBTD không cần phân tích
đánh giá chất lượng của từng khoản mục tài sản có riêng lẻ.
a) Đúng
b) Sai
Trả lời: SAi.Theo hướng dẫn tại Quyết định 1858 hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp.
Nguyên tắc phân tích là phân tích chung cho toàn bộ nợ vay của DN ( bao gồm nợ vay của các
TCTD, tổ chức tài chính và các đối tượng khác). Trên cơ sở cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng

vốn, tài sản có trong bảng cân đối kế toán của DN phải được phân tích, đánh giá và xác định đủ
điều kiện hợc không đủ điều kiện làm tài sản bảo đảm nợ vay cả về danh mục và giá trị. Do đó
với phần sử dụng vốn, CBTD phải đánh giá, bóc tách các tài sản có kém chất chất lượng để loại
trừ khỏi giá trị bảo đảm nợ vay( phải thu khó đòi, tồn kho chậm luân chuyển...)
Câu 25: Theo quy định hiện hành của NHCT Việt nam, CN có quyền yêu cầu khách hàng hoàn trả
số tiền NHCT đã chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu trong trường hợp Ngân hàng nước ngoài từ
chối thanh toán.
a) Đúng
b) Sai
Trả lời: a. Theo Quyết định số 2002/QĐ – NHCT 22 một trong những điều kiện để chi nhánh
nhận chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất là: Chỉ nhận và CK có bảo lưu quyền truy đòi. Khách
hàng cam kết hoàn trả số tiền NHCT đã chiết khấu trong trường hợp ngân hàng trả tiền từ chối
thanh toán.
Câu 26: Theo quy định hiện hành của NHCT, khi xem xét cho vay các công ty hoạt động trong lĩnh
vực xây lắp, do thời hạn thi công mỗi công trình kéo dài nhưng thời hạn thanh toán được chi nhiều
giai đoạn theo các hạng mục công trình hoàn thành, chi nhánh NHCT có thể:
a) Cho vay theo hạn mức đối với từng loại chi phí chủ yếu để thi công, đặc biệt là chi phí nguyên
vật liệu cho các công trình


b) cho vay theo phương thức hạn mức; ký HĐTD nguyên tắc theo phương án tổng thể của tất cả
các công trình mà NHCV phê duyệt cho vay.
c) cho vay theo phương thức từng lần; ký HĐTD nguyên tắc theo phương án tổng thể của mỗi
công trình; ký HĐTD cụ thể và giải ngân theo cac giai đoạn thanh toán công trình
d) Không thể áp dụng được trường hợp nào nêu trên.
Trả lời: c. theo điều 16 Quyêt định 222, trường hợp khách hàng vay vốn sản xuất đơn chiếc như
xây lắp, đóng tàu, thời hạn thi công dài, tiến độ thanh toán chia thành nhiều giai đoạn ngắn hạn
theo khối lượng công việc hoàn thành: NHCV và khách hàng có thể ký HĐTD nguyên tắc trên cơ
sở phương án SXKD tổng thể của mỗi công trình.
Câu 27. Theo quy định hiện hành của NHCT về cho vay đối với các tổ chức kinh tế, thẩm định rủi ro

tín dụng độc lập là yêu cầu bắt buộc trong trường hợp phải trình hội đồng tín dụng cơ sở quyết định
theo quy chế hội đồng tín dụng hiện hành
a) Đúng
b) Sai
Trả lời: a. Theo QĐ 222 quy định các khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết của hội đồng tín
dụng cơ sở quyết định theo quy chế hội đồng tín dụng/hoặc thuộc đối tượng phải trình TSC xem
xét, quyết định.
Câu 28: Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trả lời: - Cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu
tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh
nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động
-

Tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp và khả
năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các
phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.

-

Xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong
tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về luồng tiền; kiểm tra mối
quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay
đổi giá cả.

Câu 29: Trường hợp điều lệ công ty Nhà nước có Hội đồng quản trị không quy định người có thẩm
quyền quyết định hợp đồng vay vốn ccó giá trị lớn hơn vốn điều lệ, thì cấp quyết định hợp đồng vay
vốn có giá trị lớn hơn vốn điều lệ là:


a) Chủ tịch HĐQT

b) Hội đồng quản trị
c) Tổng giám đốc hoặc giám đốc
d) Bất cứ uỷ viên nào của HĐQT
TRả lời: b. Theo Nghị định 199 về quy chế tài chính của các đơn vị nhà nước.
Câu 30: Lựa chọn thông tin nào sau đây để nhận biết khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ hàng năm
của khách hàng từ thu nhập của dự án đầu tư:
a) Lợi nhuận hàng năm của dự án đầu tư
b) Dòng tiền hàng năm của dự án đầ tư từ hoạt động sản xuất kinhd oanh, đầu tư và tài chính
c) Giá trị hiện tại ròng NPV
d) Tỷ suất sinh lợi nội bộ IRR của dự án.
Tra loi: b.
Câu 31: Giải pháp nào sau đây sẽ không giúp doanh nghiệp cải thiện tình trạng vốn lưu động ròng
âm
a) Tăng vốn chủ sở hữu
b) Tăng vay ngắn hạn và chiếm dụng ngắn hạn từ nhà cung cấp
c) Tăng vay trung dài hạn ( vay bù đắp)
d) Bán các TSCĐ không cân dùng, chờ thanh lý.
Trả lời: b vì VLĐR = TSNH - Nợ NH. khi tăng vay ngắn hạn và chiếm dụng ngắn hạn từ nhà
cung cấp sẽ làm cho VLĐR càng âm.
Câu 32: Theo quy định hiện hành của NHCT, HĐTD cơ sở xem xét cấp GHTD không có bảo đảm
bằng tài sản đối với doanh nghiệp đang còn dư nợ khi xếp hạng tín dụng đạt loại:
a) BB+ trở lên
b) BB trở lên
c) BB- trở lên
d) CC+ trở lên.
Trả lời:a. Theo QĐ 208.
Câu 33: Khi doanh nghiệp đang có nợ xấu tại NHCT, NHCV phải tìm mọi cách thu hồi nợ và:
a) Không được cấp tín dụng mới cho khách hàng
b) Không được cấp tín dụng mới cho khách hàng, trừ trường hợp có bảo đảm 100% bằng tiền gửi,
sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do NHCT phát hành



c) HĐTD cơ sở xem xét, quyết định nếu khách hàng có nhu cầu vay mới khả thi để tạo thêm
nguồn t rả nợ
d) Trình HĐTD trụ sở chính xem xét, quyết định nếu khách hàng có nhu cầu vay mới khả thi để
tạo thêm nguồn trả nợ.
Trả lời: d Theo quyết định 222 khách hàng có nợ xấu nội bảng thì không được NHCT cấp tín
dụng nhưng HĐTD Trụ sở chính có thể xem xét đối với những khách hàng đang có dư nợ mà
vượt quy định này. (Xem lại).
Câu 34: Công ty X hiện có hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1 và hệ số khả năng thanh
toán nhanh nhỏ hơn 1.Hành động nào trong số các hành động sau đây của Công ty sẽ làm tăng hệ số
khả năng thanh toán ngắn hạn và giảm hệ số khả năng thanh toán nhanh
a) Thu tiền mặt từ các khoản phải thu khách hàng.
b) Mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền mặt
c) Thanh toán các khoản phải trả người bán bằng tiền mặt
d) Đầu tư vào tài sản cố định bằng nợ vay dài hạn.
Trả lời: c
Câu 35: Khi doanh nghiệp bán 1 tài sản với giá thấp hơn giá trị còn lại ghi trên sổ sách kế toán thì hệ
số tự tài trợ của doanh nghiệp tăng
a) Đúng
b) Sai
TRả lời: a. Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản. Tài sản thấp sẽ làm hệ số tự tài trợ
tăng.
Câu 36: Khi phân tích tài chính doanh nghiệp dưới giác độ ngân hàng, hệ số nợ ( nợ phải trả /tổng
TS) của doanh nghiệp”
a) càng cao càng tốt
b) càng thấp càng tốt
c) tốt nhất khoảng 50%
d) không có đáp án nào trong số các đáp ứng trên là đúng.
Trả lời: b.

Câu 37: Theo quy định của NHCT, NHCT không cho vay để thanh toán:
a) Thuế GTGT của hàng hoá mua vào, Thuế GTGT hàng nhập khẩu khách hàng phải nộp để nhận
hàng nhập khẩu


b) Thuế xuất khẩu, nhập khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất nhập khẩu
c) thúe tiêu thụ đặc biệt
d) thuế thu nhập doanh nghiêp
e) cả c và d
Trả lời: e. Theo điều 10 QĐ 222 NHCT không được cho vay trừ TH để nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt trực tiếp cho Ngân sách nhà nước trừ: - các khoản vay được bảo đảm
đầy đủ bằng tài sản có tính thanh khoản cao, hoặc các TH đặc biệt được TSC chấp thuận bằng văn
bản.
Câu 38: Khách hàng vay vốn ngắn hạn với thời gian 6 tháng. Theo quy chế cho vay ban hành theo
quyết định số 072 của HĐQT NHCT VN thì chi nhánh được gia hạn với thời gian tối đa bao lâu?
a)6 tháng
b) 9 tháng
c) 12 tháng
d) bằng một chu kỳ SXKD
Trả lời: a
Câu 39: Chỉ tiêu chính nào sau đây cho biết khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp:
a) Hệ số tự tài trợ
b) Vốn chủ sở hữu
c) Vốn lưu động ròng
d) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH
e) a và b
TRả lời: e
Câu 40: Giám đốc của công ty nhà nước không có hội đồng quản trị có quyền ký kết các hợp đồng
vay vốn, hợp đồng bảo đảm tièn vay và hợp đồng kinh tế khác theo quy định tại điều lệ công ty,
nhưng tối đa không quá 2 lần vốn điều lệ của công ty

a)Đúng
b) SAi
Trả lời: b. Theo điều 26 luật doanh nghiệp 2003
Câu 41: Vấn tin, lưu giữ bản tin CIC về khách hàng trong việc thực hiện quy trình cấp tín dụng cần
được khuyến khích, nhưng không phải là điều kiện bắt buộc đối với NHCV
a) Đúng


b) Sai
Trả lời: b Theo thông báo số 9234 và công văn số 5484/CV-NHCT4.
Câu 42: Trong phương thức cho vay từng lần:
a) Khách hàng có thể nhận tiền vay nhiều lần, mỗi lần lập một giấy nhận nợ (GNN), phải đảm bảo
doanh số cho vay không vượt quá số tiền cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
b) Khách hàng có thể nhận tiền vay nhiều lần, mỗi lần lập một giấy nhận nợ và có thể nhận nợ bằng
nhiều loại tiền khác nhau theo thoả thuận với NHCV. Tuy nhiên phải đảm bảo dư nợ cho vay không
vượt quá số tiền cho vay đã thoả thuận trong HĐTD và thời điểm trả nợ tại bất cứ GNN nào cũng
không được vượt quá thời điểm trả nợ cuối cùng ghi trong HĐTD
c) Thời điểm trả nợ tại bất cứ GNN nào cũng không được vượt quá thời điểm trả nợ cuối cùng ghi
trong HĐTD
d) gồm a và c
Trả lời: d. Theo quyết định 222
Câu 43: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập là yêu cầu bắt buộc trong trường hợp nhận nợ bắt buộc là
a) đúng
b) sai
TRả lời: b. Theo QĐ 222 các khoản vay không phải thẩm định rủi ro độc lập bao gồm: các khoản
nhận nợ bắt buộc, khoản vay được bảo đảm đầy đủ bằng tài sản có tính thanh khoản cao, phòng
khách hàng từ chối cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và được người có thẩm quyền chấp thuận.
Câu 44: Số lần điều chỉnh kỳ hạn nợ/ số tiền trả nợ của 1 HĐTD tối đa đối với thẩm quyền quyết
định của giám đốc chi nhánh là:
a) 2 lần

b) 3 lần
c) 4 lần
d) không có quy định
Trả lời: c. Theo điều 26 Quyết định 222 chi nhánh điều chỉnh kỳ hạn trả nợ tối đa 4 lần ( đối với nợ
gốc) và 6 lần ( đối với nợ lãi) theo một HĐTD.
Câu 45: Công ty A có dự án trồng rừng cao su có nhu cầu vay vốn ngân hàng thời hạn 15 năm,
NHCV không xem xét quyết định cho vay là:
a. Đúng
b. SAi


Trả lời:b. Theo điều 14 đối với cho vay trung, dài hạn giám đốc NHCV được quyền xem xét, quyết
định thời hạn cho vay không quá 5 năm. HĐTD cơ sở xem xét, quyết định thời hạn cho vay đến 7
năm. TH chi nhánh tự cân đối được nguồn vốn dài hạn tương ứng để cho vay, HĐTD cơ sở được
quyết định thời hạn cho vay trên 7 năm.
Câu 46. Trưởng phòng quản lý rủi ro là thành viên hội đồng tín dụng và là người ký kiểm soát trên
báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng là:
a. Đúng
b. SAi
Trả lời: b Theo quy chế hội đồng tín dụng 180.
.......................................................................................................
Câu 47. Trong mọi trường hợp, NHCT chỉ thanh toán khi nhận được văn bản yêuc ầu thanh toán của
bên nhận bảo lãnh và có văn bản xác nhận việc vi phạm ngiã vụ của khách hàng ( bên được bảo lãnh)
của bên thứ 3 hoặc cơ quan trọng tài, toà án là:
a) đúng
b) sai
Trả lời: b. NHCT thanh toán dựa trên các điều khoản, điều kiệnc ủa cam kết bảo lãnh đã phát hành.
Tuỳ thuộc vào hồ sơ bảo lãnh, cam kết bảo lãnh của NHCT có thể yêu cầu hoặc không yêu cầu phải
có văn bản xác nhận của bên thứ ba hoặc cơ quan trọng tài, toà án.
Câu 48: Theo quy định hiện hành, NHCT không được thực hiện chiết khấu bộ chứng từ được xuất

trình theo L/C trả chậm trên 360 ngày
a) Đúng
b) Sai
Trả lời:b. Hiện nay NHNN chưa có văn bản quy định cấm chiết khấu L/C trả chậm trên 360 ngày.
Việc có chấp nhận chiết khấu hay không phụ thuộc vào quyết định của NHCT. Tuy nhiên do mức độ
rủi rođối với việc chiết khấu L/C trả chậm trên 360 ngày cao nên hiện nay NHCT chưa uỷ quyền cho
các chi nhánh thực hiện nghiệp vụ ngày> Trường hợp đặc biệt chi nhánh có thể trình Trụ sở chính
xem xét và quyết định chiết khấu ( theo quyết định số 2002 ngày 17/11/2006 ban hành “ Quy trình
nghiệp vụ chiết khấu chứng từ xuất khẩu”)
Câu 49: Nghĩa vụ bảo lãnh của NHCT chấm dứt khi:
a) NHCT thực hiện một phần nghĩa vụ bảo lãnh theo đúng yêu cầu của bên nhận bảo lãnh
b) Hết thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh


c) Bên được bảo lãnh đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
d) Cả 3 trường hợp trên đều sai
Trả lời: b. Theo quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định 26 của NHNN nghĩa vụ
bảo lãnh chấm dứt khi thời hạn của bảo lãnh đã hết.
Câu 50: Theo quy chế bảo lãnh ngân hàng, các loại hình TCTD nào dưới đây được phép phát hành
bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh là tổ chức và cá nhân nước ngoài:
a) Ngân hàng được phép hoạt động thanh toán quốc tế
b) Công ty tài chính
c) Công ty cho thuê tài chính
d) Tất cả các loại hình TCTD.
TRẢ lời: a. Theo quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định 26, các ngân hàng
NHNN cho phép hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện các loại bảo lãnh mà bên nhận bảo
lãnh là các tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Câu 51: So sánh nghiệp vụ bảo lãnh và nghiệp vụ L/C không huỷ ngang 9 không bao gồm L/C dự
phòng):
a) Có bản chất ( xét về nguồn gốc giao dịch) là giống nhau, vì cả 2 đều là phương thức bảo đảm cho

nghĩa vụ thanh toán của khách hàng
b) Có bản chất ( xét về nguồn gốc giao dịch) là khác nhau
c) có bản chất ( xét về nguồn gốc giao dịch) là giống nhau, vì cả hai đều là cam kết không huỷ ngang
của NH sẽ thanh toán cho người hưởng lợi nếu cac chứng từ phù hợp với điều khoản điều kiện của
bảo lãnh, Lc được xuất trình
d) cả 3 trường hợp đều sai
Trả lời: b, vì xét về n guồn gốc giao dịch thì L/C và bảo lãnh đều xuất phát từ hợp đồng kinh tế hoặc
các hình thức khác tương đương. Tuy nhiên bảo lãnh có tính dự phòng ( NH chỉ thanh toán nếu khách
hàng vi phạm nghĩa vụ được bảo lãnh); còn mở L/C không có tinh dự phòng mà là phương tiện thanh
toán ( NH phải thanh toán t rong mọi trưòng hợp nếu chứng từ xuất trình phù hợp)
Câu 52: Khi mở L/c để nhập khẩu mà khách hàng ký quỹ 100% giá trị L/C cho chi nhánh:
a) CN không cần phải thẩm định hồ sơ mở L/C vì không có rủi ro cho NHCT
b) CN cần phải thẩm định hồ sơ mở L/C để hạn chế rủi ro bên bán không giao hàng cho khách hàng
c) CN cần phải thẩm định hồ sơ mở Lc/C để đảm bảo được mục đích mở LC của khách hàng là hợp
pháp.


d) cả 3 trường hợp trên đều sai
Trả lời: c, theo quy trình nghiệp vụ thư tín dụng ban hành kèm theo quyết định 2073/NHCT22 đối
với hồ sơ xin mở L/C ký quỹ 100% giá trị L/C , cán bộ thanh toán XNK phải thẩm định tư cách, năng
lực pháp lý, xác minh quyền hạn của người đại diện theo pháp luật hoặc theo uye quyền được ký kết
các văn bản liên quan đến giaod ịch mở L/C; thẩm định mục đích mở L/C của doanh nghiệp là hợp
pháp.
Câu 53: Bà X có nhu cầu chứng minh tài chính cho con trai đi du học ở Mỹ, tổng trị giá 50.000$.
Theo yêu cầu của Trường ĐH Mỹ và X phải được ngân hàng có uy tín ở VN phát hành bảo lãnh để
chứng minh khả năng tài chính của gia đình bà X. Bà X đề nghị CN NHCT A bảo lãnh, TSBĐ là các
sổ tiết kiệm của bà gửi tại chi nhánh trị giá 1.3 tỷ đồng. CBTD sau khi xem xét hồ sơ đề xuất từ chối
phát hành bảo lãnh vì bà X không thuộc đối tượng khách hàng được NHCT xem xét cấp bảo lãnh
mặc dù chi nhánh đã được TGĐ uỷ quyền phát hành bảo lãnh ra nước ngoài
a) Đúng

b) Sai
Trả lời: Theo quy định tại quy chế bảo lãnh ngân hàng số 26/2006 và quy định 311 NHCT: đối tượng
được TCTD bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của
TCTD.
Câu 54: Theo quy định hiện hành thời hạn hiệu lực của bảo lãnh dự thầu:
a) Kéo dài bằng thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày
b) Kéo dài tới khi hết thời hạn hiệu lực ghi trên cam kết bảo lãnh
c)Kéo dài tới khi có bảo lãnh thực hiện hợp đồng thay thế
d) các thời hạn trên đều đúng, tuỳ theo thời hạn nào đến trước
TRả lời: d Theo quy định của Luật đấu thầu hoặc công văn 3589/CV-NHCT35 ngày 20/07/2007, thời
hạn hiệu lực của bảo lãnh dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày.
Hiệu lực của bảo lãnh dự thầu chấm dứt khi: hết thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, có bảo lãnh thực hiện
hợp đồng thay thế.
Câu 55: Trong trường hợp một số các tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh liên đới cho một nghịa vụ của
khách hàng được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những tổ chức tín dụng
khác cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của hộ
a) Đúng
b) SAi


Trả lời: b Theo Quy chế bảo lãnh ngân hàng kèm theo quyết định 26/2006 và Quyết định 311/NHCT
ban hành quy định bảo lãnh đối với KH trong hệ thống NHCT có quy định trong trường hợp một
trong số các tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh liên đới cho một nghĩa vụ của khách hàng được miễn
việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những tổ chức tín dụng khác vẫn phải thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
Câu 56: Theo quy chế bảo lãnh ngân hàng hiện hành của ngân hàng nhà nước, mức phí bảo lãnh
được tính như sau:
a) mức phí do các bên thoả thuận, không vượt quá 2% tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh
b) mức phí do các bên thoả thuận, không vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh
c) mức phí do các bên thoả thuận, không vượt quá 2%/năm tính trên số cam kết bảo lãnh.

d) mức phí do các bên thoả thuận và được tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh
Trả lời: Chờ hỏi
Câu 57: Trong trường hợp NHCT xét duyệt mở L/C trả chậm, trường hợp nào phải có xác nhận của
NHNN về việc đã đăng ký vay, trả nợ nước ngoài:
a) L/C trả chậm từ 90 ngày trở xuống
b) L/C trả chậm trên 90 ngày
c) L/C trả chậm trên 180 ngày
d) L/C trả chậm trên 360 ngày
Trả lời: d. Theo thông tư 09/2004 NHNN của thống đốc NHNN về việc hướng dẫn việc vay và trả
nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
Câu 58: Tổng công ty X ký hợp đồng mua nguyên liệu chính từ công ty Omas. hình thức thanh toán
thoả thuận trong hợp đồng là thanh toán 100% bằng L/C atsight. Để đảm bảo chắc chắn công ty
Omas sẽ giao hàng đúng hạn để thực hiện các hợp đồng bán hàng đã ký kết, theo anh chị, NHCT nên
tư vấn cho tổng công ty X yêu cầu công ty Omas phải có:
a) bảo lãnh bảo hành cho người hưởng là Tổng công ty X
b) bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho người hưởng là tổng công ty X
c) bảo lãnh tiền ứng trước cho người hưởng là tổng công ty X
d) Bảo lãnh thanh toán cho người hưởng là tổng công ty X
Trả lời: b
Câu 59: Trường hợp nào sau đây, L/C atsight mở tại NHCT không cần phải ghi vận đơn lập theo
lệnh của ngân hàng:


a) Mở L/C bằng vốn vay NH mà NH đã phê duyệt cho vay 100% giá trị L/C
b) Mở L/C bằng vốn của kháh hàng, ký quỹ 100% giá trị L/C
c) Mở L/C bằng vốn vay TCTD khác mà TCTD này đã ký hợp đồng tín dụng cho khách hàng vay
100% giá trị L/C
d) Mở L/C bằng vốn thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính.
Trả lời:b.
Câu 60: Khi mở L/C cho khách hàng để nhập khẩu máy móc thiết bị theo dự án trung dài hạn mà chi

nhánh NHCT đã quyết định cho vay, mức phán quyết mở L/C thực hiện theo phán quyết tín dụng một
món ( Mở L/C atsight một món) tại công văn số 1388/CV-NHCT5 ngày 07/05/2003 cảu NHCTVN
a) Đúng
b) SAi
Trả lời: b Chi nhánh đã quyết định cho vay theo dự án trung dài hạn nên mức phán quyết thực hiện
theo phán quyết tín dụng trung dài hạn (công văn số 2652 ngày 21/08/2003 của NHCTVN)
...........................................................................
Câu 61: Nếu TSBĐ chỉ đứng tên chồng hoặc vợ ( thuộc sở hữu riêng) và được hình thành trước hôn
nhân ( 2 vợ chông không có thoả thuận khác) thì hợp đồng BĐTV có bắt buộc phải có chữ ký của
người vợ ( hoặ chồng) hay không?
TRả lời: Không cần chữ ký theo điều 33 luật hôn nhân gia đình 2000 ( xem lại thay đổi mới không?)
Câu 62: Các trường hợp nào sau đây chi nhánh phải thực hiện định giá lại TSBĐ:
1. Khách hàng đề nghị rút bớt TSBĐ
2. Đã quá 12 tháng kể từ lần định giá gần nhất
3. Khi giá thị trường của TSBĐ giảm 25%
4. Cả 3 trường hợp trên
Trả lời: 4. Theo Quyết định 612
Câu 63: TRường hợp nào sau đây là đúng:
1. Phó giám đốc 1 là người thẩm định TSBĐ đồng thời là người nhận TSBĐ
2. Phó giám đốc 1 là người thẩm định TSBĐ, Phó giám đốc 2 là người nhận TSBĐ và quyết định tín
dụng
3. Giám đốc là người thẩm định TSBĐ, phó giám đốc là người nhận TSBĐ và quyết định tín dụng
Trả lời: 2 và 3 là đúng. Công văn 4110/CV-NHCT35 ngày 31/08/2006.


Câu 64: TS thế chấp đang thực hiện nghĩa vụ tại NHCT, khách hàng đem góp vốn vào 1 công ty
TNHH
1. Được phép
2. Không được phép
Trả lời: 2. Không được phép. Theo quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp theo quyết định 612.

Câu 65: Tháng 10/2006, NHCV cho công ty A vay 1.000 triệu đồng, có bảo đảm bằng tài sản là giá
trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng và sở hữu của Bà Mùi. Đến
tháng 6/2007 công ty A không trả được nợ vay, NHCV yêu cầu bà Mùi phải trả nợ thay. NHCV được
quyền xử lý TSBĐ để thu hồi nợ nếu bán Mùi không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.
a) Đúng
b) Sai
Trả lời: b theo bộ luật dân sự năm 2005. Xem lại ??????
Câu 66: Cơ quan nào thực hiện đăng ký thế chấp tài sản hình thành trong tương lai mà TS đó gắn
liền với đất, trong trường hợp bên thế chấp là tổ chức kinh tế.
a) Sở tài nguyên và môi trường Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất, tài sản gắn liền với
đất.
b) Phòng tài nguyên và môi trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn
liền với đất.
c) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên và môi trường Tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
TRả lời: C. Theo hướng dẫn tại quyết định 612
Câu 67: Cơ quan nào thực hiện đăng ký thế chấp tài sản hình thành trong tương lai mà TS đó gắn
liền với đất, trong trường hợp bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân trong nước, người VN định cư ở
nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở
a) Sở tài nguyên và môi trường Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất, tài sản gắn liền với
đất
b) Phòng tài nguyên và môi trưòng huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn
liền với đất.
c) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên và môi trường huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh nơi có đất
d) b hoặc c


Trả lời: d. Theo 612
Câu 68: Trung tâm đăng ký GDBD thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với:

a) QSDD và tài sản gắn liền với đất
b) Tàu biển
c) tàu bay
d) các loại tài sản trừ trường hợp a,b,c
TRả lời: d Theo 612
Câu 69: Trường hợp nào sau đây phải đăng ký cầm cố, thế chấp tại cơ quan đăng ký GDBD.
a) QSDD và tài sản gắn liền với đất
b) QSDD và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
c) Tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký QSH
d) Theo thoả thuận của bên thế chấp và bên nhận thế chấp
e) Tất cả các trường hợp trên
Trả lời: e. Theo quy định tại 612
Câu 70: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào pháp luật quy định phải thực hiện công
chứng, chứng thực:
a) QSDD
b) Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
c) Tài sản gắn liền với đất
d) Tất cả các trường hợp trên
TRả lời: a
Câu 71: Theo quy định hiện hành , NHCT được nhận số dư tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ
có giá của các tổ chức nào sau đây để bảo đảm tiền vay:
a) Ngân hàng ngoại thương Việt nam
b)ngân hàng phát triển Việt nam
c) Ngân hàng NN và PT nong thông việt nam
d) NHTMCP SÀi gòn thương tín
e) VPB
f) ngân hàng chính sách xã hội
Trả lời: Xem lại văn bản mới



Câu 72: Một tài sản A được bảo dảm cho 2 khoản vay B và C của một khách hàng. Do khách hàng vi
phạm cam kết trong HĐTD của khoản vay B nên Ngân hàng tiến hành xử lý TSBĐ A để thu hồi nợ,
Ngân hàng sẽ thực hiện:
a) Thu hồi hết nợ theo HĐTD B đồng thời yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản để bảo đảm cho nghĩa
vụ tại HĐTD C
b) Ngân hàng thu hồi hết nợ của 2 HĐTD B, C
c) Ngân hàng thu hồi tất cả các khoản nợ của khách hàng
d) Ngân hàng có thể lựa chọn các cách trên để thu hồi nợ
Trả lời: b
Trường hợp một TSBD cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nếu phải xử lý TSBĐ để thực hiện một nghĩa vụ
trả nợ đến hạn, thì các nghĩa vụ trả nợ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và được xử lý
để thu hồi nợ ( QĐ 612). Trong trường hợp này, TSBĐ A được bảo đảm cho 2 khoản vayB, C; khoản
vay B do vi phạm cam kết trong hợp đồng nên được coi là đến hạn, do vậy tuy khoản vay C chưa đến
hạn trả nợ nhưng cũng được coi là đến hạn và ngân hàng được xử lý TSBĐ để thu hôi cả 2 khoản nợ
trên.
Câu 73: Ngày 10/9 công ty A vay vốn chi nhánh NHCT C, biện pháp bảo đảm tiền vay là thế chấp
dây chuyền thiết bị sản xuất nhưng đến ngày 15/9 cán bộ tín dụng tiến hành đăng ký giao dịch bảo
đảm. Đến hạn khách hàng không trả được nợ, chi nhánh tiến hành xử lý tài sản thì mới biết khách
hàng đã bán tài sản cho công ty X vào ngày 13/9. Trong quá trình cho vay, CN không kiểm tra tài sản
bảo đảm, công ty X không biết việc dây chuyển thiết bị trên đã được thế chấp cho ngân hàng. Chi
nhánh có quyền thu hồi tài sản thế chấp từ công ty X là:
a) Đúng
b) Sai
TRả lời: b. Công ty X không biết về việc dây chuyền thiết bị trên đã được thế chấp cho ngân hàng và
chi nhánh đăng ký giao dịch bảo đảm sau ngày khách hàng bán tài sản cho công ty X. Theo nghị định
163.
Câu 74: Ông A đến chi nhánh NHCT X vay 500 triệu đồng để trồng gỗ bạch đàn cung cấp nguyên
liệu cho nhà máy sản xuất giấy, khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện cấp tín dụng. Tài sản bảo đảm
là toàn bộ rừng trồng gỗ Bạch đàn diện tích 50ha, CBTD không yêu cầu ông A phải đăng ký giao
dịch bảo đảm đối với tài sản trên.

a) đúng


b) sai
Trả lời: b Theo nghị định 163 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì thế chấp quyền sử dụng rừng,
quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng phải đăng ký giao dịch bảo đảm.
Câu 15: Theo quy định của pháp luật, trường hợp NHCV và bên bảo đảm không thoả thuận trong hợp
đồng bảo đảm về phương thức xử lý đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất thì tài sản được xử
lý như sau:
a) NHCV trực tiếp bán tài sản cho người mua
b) Các bên thực hiện bán đấu giá tài sản
c) NHCV định giá và nhận chính TSBĐ đó thay thế cho nghĩa vụ trả nợ
d) Không phải cả 3 trường hợp trên
Trả lời: b. Theo nghị định 163 trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản
bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này được bán đấu giá.
Câu 75: Theo quy định của pháp luật, các trưòng hợp nào sau đây phải đăng ký giao dịch bảo đảm
a) thế chấp quyền sử dụng đất
b) thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
c) Thế chấp tàu bay tầu biển
d) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
CÁc nhóm: 1 (a,b,c), 2 (a,c,d), 3 (b,c,d), 4 (a,b,c,d)
Trả lời: 4 (a,b,c,d) Vì theo nghị định 163 của chính phủ về giao dịch bảo đảm thì các trường hợp dưới
đây phải đăng ký giao dịch bảo đảm: thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng rừng, thế
chấp tàu bay, tầu biển, thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, các trường hợp
káhc nếu pháp luật có quy định
Câu 76: Tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt nam được nhà nước Việt nam cho thuê đất thu tiền thuê
đất một lần cho cả thời gian thuê, được quyền thế chấp trong t hời hạn thuê đất:
a) Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với d dất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt
nam để thực hiện các dự án đầu tư tại bất cứ nước nào.
b) chỉ tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt nam để thực hiện các

dự án đầu tư tại bất cứ nước nào
c) Quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được
phép hoạt động tại Việt nam để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt nam


d) Chỉ tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng đươợ phép hoạt động tại
VN để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt nam
Trả lời: c. Theo điều 119 luật đất đai:
Quyền và nghĩa vụ của người Việt nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhận nước ngoài sử dụng
đất để thực hiện cac dự án đầu tư tại Việt nam. Người VN định cư ở nứoc ngoài, tổ chức, cá nhận
nước ngoài đầu tư tại VN được nhà nước VN cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian
thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây: thế chấp bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu
của mình găn sliền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại VN t rong thời hạn thuê
đất.
Câu 77: Một khách hàng A đề nghị vay 3 tỷ đồng tại chi nhánh NHCT B. Khoản vay có bảo đảm
bằng nhà ở có giá trị theo thị trường là 15 tỷ đồng (được biết khách hàng A đã vay 2 tỷ tại chi nhánh
NHNN trên địa bàn và khoản vay cũng được thế chấp bằng TS trên). Qua thẩm định tài sản bảo đảm,
chi nhánh NHCT B biết tài sản bảo đảm có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, vị trí khá đẹp, dễ chuyển nhượng.
Theo anh chị NHCT B được quyền thực hiện:
a) đồng ý nhận bảo đảm bằng nhà ở, ko cần thoả thuận với NH nông nghiệp
b) đồng ý nhận bảo đảm bằng nhà ở và ký hợp đồng thoả thuận với NH nông nghiệp
c) không đồng ý nhận bảo đảm bằng nhà ở
d) 1 trong 3 cách trên đều được
Trả lời: c. không đồng ý nhận bảo đảm bằng nhà ở. Theo điều 13 trường hợp tài sản bảo đảm thực
hiện nhiều nghĩa vụ : NHCV chỉ nhận thế chấp nếu tại thời điểm nhận bảo đảm bên bảo đảm chưa thế
chấp tài sản tại bất cứ tổ chức tín dụng nào và không được cho phép bên bảo đảm dùng TSBĐ để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ tại tổ chức tín dụng khác.
Câu 78: Ông Nguyễn Văn An có nhu cầu vay vốn chi nhánh NHCT X để sản xuất kinh doanh, tài sản
bảo đảm là giá trị quyền sử dụng đất, giá t rị tài sản bảo đảm được định giá là 9.25 tỷ đồng, để bảo
đảm cho vay 6 tỷ đồng. Theo quy định hiện hành của NHCT Việt nam,quyết định giá trị TSBĐ là:

a) 2 cán bộ tín dụng
b) 2 cán bộ tín dụng và 1 lãnh đạo phòng
c) như nêu tại điểm b và 1 người trong ban giám đốc
d) hội đồng tín dụng cơ sở


×