Created by To Ha Dung
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
1
Created by To Ha Dung
TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
MÔI TRƯỜNG
Nội dung chính
Tranh chấp môi trường .
Tranh chấp MT là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong khai thác, hưởng
dụng và bảo vệ MT.
•
Các dạng tranh chấp MT:
o Tranh chấp về quyền sở hữu, khai thác, sử dụng các thành phần MT.
o Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm MT gây ra.
Đặc điểm của tranh chấp môi trường
- Tranh chấp môi trường có phạm vi chủ thể rất rộng với nhiều loại chủ thể khác nhau. Các
chủ thể thường không được xác định một cách cụ thể, chính xác vào thời điểm nảy sinh tranh
chấp.
- Đối tượng của tranh chấp môi trường thường là các quyền và lợi ích hơp pháp về mặt môi
trường của các chủ thể bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại như: quyền được sống trong môi
trường trong lành; quyền được khai thác, sử dụng các thành phần môi trường vào mọi mục
đích theo quy định của pháp luật; quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản khi có
hành vi làm ô nhiễm, suy thoái, gây sự cố môi trường; quyền được tác động lên môi trường
trong giới hạn pháp luật cho phép.
- Thời điểm nảy sinh tranh chấp từ rất sớm, không chỉ xảy ra khi quyền và lợi ích hợp pháp
của các đương sự bị xâm hại trên thực tế mà ngay cả khi quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên mới đang ở trong tình trạng bị đe dọa xâm hại.
- Giá trị thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường rất lớn, các lợi ích bị xâm hại thường
rất khó xác định. Chúng có thể là tài sản, tính mạng, sức khỏe của con người, có thể là các
giá trị mang tính nhân văn như: cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, di tích lịch sử bị hủy hoại
do bị nhiễm bẩn, ô uế,… hoặc các yếu tố khác của môi trường như rừng tự nhiên bị tàn phá,
nguồn nước cạn kiệt, đa dạng sinh học suy giảm,…
Giải quyết tranh chấp MT
•
Đối với tranh chấp phát sinh từ những quyết định hành chính, hành vi hành chính
sẽ được giải quyết thông qua thủ tục tố tụng hành chính.
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
1
Created by To Ha Dung
•
•
•
•
•
Đối với về quyền sử dụng, sở hữu các yếu tố MT, tranh chấp về BTTH (bồi
thường thiệt hại) do ô nhiễm MT gây ra sẽ giải quyết theo quy định của Luật tố
tụng dân sự và các quy định khác có liên quan.
Giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng các thành phần môi
trường.
Giải quyết tranh chấp về những vấn đề có liên quan đến quyền được sống trong
môi trường trong lành.
Giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm MT, suy thoái MT gây
ra.
Vấn đề áp dụng luật quốc tế trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp MT ở Việt nam
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
2
Created by To Ha Dung
LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường là một lĩnh vực có thể nói là khá mới ở Việt Nam. Vấn đề bảo vệ
môi trường ở Việt Nam được thực sự quan tâm bắt đầu từ cuối những năm 80, đầu
những năm 90 và đặc biệt là năm 1993, Luật bảo vệ môi trường đầu tiên của Việt
Nam được ban hành. Có thể nói đây là văn bản quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc
tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Đây là lần đầu tiên các khái niệm cơ
bản có liên quan đến bảo vệ môi trường đã được định nghĩa, xác định làm cơ sở cho
việc vận dụng vào hoạt động quản lý môi trường. Tiếp đó, năm 2005, Việt Nam lại
ban hành một đạo luật về môi trường mới - Luật môi trường 2005. Cũng trên cơ sở
của Luật môi trường năm 1993, nhiều quy định ở Luật Môi trường 2005 đã hoàn thiện
hơn, bao quát hơn, trong đó có cả những quy định về giải quyết tranh chấp trong lĩnh
vực môi trường.
Qua việc ban hành các đạo luật, các văn bản quy phạm hướng dẫn thực thi trong
lĩnh vực môi trường cũng cho thấy vấn đề môi trường đang dần trở thành vấn đề nóng
hổi mà không chỉ được các nhà làm luật mà mọi tầng lớp đều quan tâm, ý thức của
người dân được nâng lên, hệ thống thực thi quyền lực nhà nước về quản lý, kiểm soát
môi trường ngày càng phát huy hiệu lực; từ đó lại giúp cho hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện, các chuẩn mực về môi trường ngày càng được
củng cố…Tuy nhiên các văn bản pháp lý dù là rất hoàn chỉnh cũng khó lòng tránh
được những kẽ hở và do đó vẫn có những tổ chức cá nhân đang dựa vào những kẽ hở
đó để trốn tránh trách nhiệm bảo vệ môi trường. Vì vậy mà ngày càng có nhiều khiếu
nại, tố cáo, tranh chấp xung quanh vấn đề môi trường, bao gồm cả phạm vi hẹp (giữa
các tổ chức cá nhân trong cùng lãnh thổ) và phạm vi rộng (tranh chấp quốc tế).
Tranh chấp môi trường được hiểu là những xung đột giữa cá nhân, tổ chức,
các nhóm có quyền lợi liên quan đến môi trường. vấn đề môi trường luôn mang tính
toàn cầu, không có giới hạn về không gian, khoảng cách... Bởi vậy, tranh chấp môi
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
3
Created by To Ha Dung
trường còn được diễn ra đối với các chủ thể là các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ
chức quốc tế, ... đại diện cho các nhóm có quyền và lợi ích đối lập nhau.
Ở Việt Nam, tranh chấp môi trường thường được coi là dạng tranh chấp dân
sự. Tuy trong bộ luật hình sự quy định về tội liên quan đến môi trường nhưng vẫn
chưa cụ thể hoá được tội phạm, dẫn tới tranh chấp này chỉ mang nặng về tranh chấp
dân sự mà thôi. Tranh chấp môi trường càng ngày càng phổ biến được thể hiện dưới
nhiều hình thức như tổ chức cản trở xe trở rác, khiếu kiện đòi bồi thường…Việc giải
quyết tranh chấp chỉ diễn ra chủ yếu do thương lượng, vai trò của Toà án rất mờ nhạt.
Nguyên nhân một phần do Toà án Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm về xét xử vụ
kiện môi trường cũng như việc thực thi quyền tư pháp về môi trường đôi khi có
những cản trở nhất định như kinh nghiêm, trình độ liên quan đến kỹ thuật môi trường,
các yếu tố liên quan đến các công ước mà Việt Nam tham gia và phê chuẩn. Nói
chung vấn đề giải quyết tranh chấp môi trường tại Việt Nam còn rất nhiều vấn đề phải
khắc phục.
Trong một xã hội sản xuất thì đồng thời với quá trình tạo ra nhiều sản phẩm thì
cũng tạo ra nhiều chất thải hơn. Chất thải theo thời gian tăng dần lên và gây ảnh
hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của con người, gây suy thoái môi trường và hàng
loạt các vấn đề xã hội nảy sinh. Do đó vấn đề môi trường ngày càng đóng vai trò quan
trọng hơn trong đời sống xã hội. Việc tìm hiểu về pháp luật môi trường nói chung và
việc giải quyết, xử lý các vấn đề môi trường nói riêng là hết sức cần thiết không chỉ
đối với những người hoạt động trong lĩnh vực môi trường mà còn rất cần thiết cho
mọi công dân.
Xuất phát từ nhận thức đó, nhóm chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu vấn đề “cơ chế
giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực môi trường”. Do kiến thức còn hạn chế và thời
gian thực hiện eo hẹp nên có thể không truyền tải đầy đủ những nội dung mà mọi
người quan tâm trong chủ đề này. Rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý chân thành
từ phía các bạn. Xin chân thành cảm ơn.
Nhóm 9 lớp K53A Khoa luật ĐHQGHN.
Tháng 5, 2011.
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
4
Created by To Ha Dung
I.
Tổng quan về tranh chấp môi trường
1.
Khái niệm tranh chấp môi trường
Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng
đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên
và môi trường; về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo
vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm môi trường gây nên.
2.
Dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường: 5 đặc trưng
a. Đặc trưng 1: Tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích công và lợi
ích tư thường gắn chặt với nhau (đây là nét đặc trưng cơ bản nhất).
- Lợi ích công: là chất lượng môi trường sống đối với tất cả mọi người (chất
lượng không khí, chất lượng nước, đất, âm thanh, hệ sinh vật...
- Lợi ích tư: là tài sản, tính mạng, sức khỏe do chất lượng môi trường đem lại.
Hai loại lợi ích này luôn đi liền với nhau hay còn được gọi là khách thể kép.
b. Đặc trưng 2: Tranh chấp môi trường thường xảy ra với quy mô lớn, liên quan đến
nhiều tổ chức, cá nhân, các công đồng dân cư, thậm chí đến nhiều quốc gia.
Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh trong phạm vi khu dân cư, tại một địa
phương, hoặc nhiều địa phương, trong phạm vi khu vực và quốc tế. Điều này có nghĩa
là tranh chấp môi trường có thể nảy sinh giữa bất cứ chủ thể nào, không phụ thuộc
vào cá nhân hay tổ chức, công quyền hay dân quyền, người trong nước hay người
ngoài nước, quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển... Chính sự đa dạng về
chủ thể tham gia tranh chấp cộng với trách nhiệm pháp lý chủ yếu phát sinh
ngoài hợp đồng khiến cho tranh chấp môi trường trở nên khó kiển soát, khó dung hòa
và dễ chuyển hóa thành các xung đột có quy mô lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật
tự xã hội và an toàn pháp lý, thậm chí cả mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia,
đặc biệt là quốc gia láng giềng (ví dụ: sự cố tràn dầu).
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
5
Created by To Ha Dung
c. Đặc trưng 3: Vị thế của các bên trong tranh chấp môi trường thường không cân
bằng với nhau.
Phần lớn tranh chấp môi trường có một bên tham gia là chủ các dự án phát triển
hoặc các cơ quan quản lý, trong khi phía bên kia chỉ là những thường dân với những
yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng môi trường sống chung của con người, và ưu thế của
quá trình giải quyết xung đột thường nghiêng về phía bên gây hại cho môi trường.
d. Đặc trưng 4: Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm
hại thực tế đến các quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường
Thời điểm xác định các tranh chấp môi trường nảy sinh thường sớm hơn so với
thời điểm xác định nảy sinh tranh chấp khác. Trong các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao
động...quyền và lợi ích mà các bên yêu cầu được bảo vệ, phục hồi là những quyền và
lợi ích đã bị phía bên kia xâm hại. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các bên còn yêu
cầu loại trừ trước khả năng xâm hại môi trường.
Khả năng xâm hại đến môi trường mà con người có thể dự báo thường liên quan
đến các dự án đầu tư, thậm chí ngay từ khi dự án chưa đi vào hoạt động. Giai đoạn
này mặc dù thiệt hại thực tế chưa xảy ra nhưng các bên xung đột cho rằng nguy cơ nội
tại sẽ xảy ra thiệt hại đối với môi trường nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
e. Đặc trưng 5: Giá trị của những thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường rất
lớn và khó xác định.
Hậu quả do hành vi gây hại đối với môi trường thường rất nghiêm trọng, đa dạng
và biến đổi nhiều cấp độ khác nhau, gồm: thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp; thiệt
hại trước mắt, thiệt hại lâu dài; thiệt hại về kinh tế, thiệt hại về sinh thái; thiệt hại về
tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; thiệt hại đối với một quốc gia, thiệt hại trên
phạm vi quốc tế…
3.
Xác định được đối tượng tranh chấp, nội dung tranh chấp trong môi trường
a.
Đối tượng tranh chấp
- Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau;
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
6
Created by To Ha Dung
- Giữa các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức,
cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái,
bồi thường thiệt hại về môi trường.
b. Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm
-
Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng
thành phần môi trường;
-
Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi
trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái, sự cố môi trường gây ra.
4.
Các dạng tranh chấp môi trường:
Căn cứ vào định nghĩa tranh chấp môi trường, chúng ta có thể nhận diện 3 dạng
tranh chấp môi trường phổ biến sau:
i.
Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, nhà sản xuất trong việc khai
thác, sử dụng chung các nguồn tài nguyên và các yếu tố môi trường.
ii. Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với các tổ chức, cá nhân
khác về việc đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễn môi trường gây nên. Dạng này bao
gồm cả những tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại gây ra từ các sự cố môi trường.
iii. Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành các dự án phát triển gây ảnh hưởng
hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường thuộc quyền quản lý, sử
dụng hợp pháp của các chủ thể khác.
5.
Yêu cầu đặt ra đối với giải quyết tranh chấp môi trường:
Với các đặc trưng cơ bản của tranh chấp môi trường, việc giải quyết tranh chấp
môi trường đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
i.
Ưu tiên bảo vệ các quyền và lợi ích chung về môi trường của cộng đồng, của xã
hội.
Yêu cầu đặt ra trong quá trình tìm kiếm cơ chế giải quyết tranh chấp là phải làm
sao để có thể dung hòa được cả hai loại lợi ích, vừa bảo vệ được lợi ích của từng cá
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
7
Created by To Ha Dung
nhân, từng tổ chức, song đồng thời cũng bảo vệ được các lợi ích của cộng đồng, lợi
ích của xã hội, lợi ích của số đông
ii.
Đảm bảo duy trì mối quan hệ bảo vệ môi trường giữa các bên để hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững.
iii. Ngăn chặn sớm nhất sự xâm hại đối với môi trường. Do tính chất không thể sửa
chữa được đối với những thiệt hại môi trường nên các tranh chấp môi trường nảy sinh
khi thiệt hại thực tế chưa xảy ra cũng pahir được giải quyết triệt để nhằm ngăn chặn
trước hậu quả.
iv. Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại về môi trường. Do thiệt hại
về môi trường thường rất lớn và khó xác định nên việc đánh giá đầy đủ những thiệt
hại xảy gây nên đối với môi trường cũng như ảnh hưởng của nó đến các mặt kinh tế,
xã hội đòi hỏi phải dựa trên những căn cứ khoa học nhất định và sự kết luận của các
nhà chuyên môn.
v.
Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp môi trường nảy sinh.
Tranh chấp môi trường thường xảy ra giữa các nhóm xã hội nên ảnh hưởng về
mặt kinh tế, xã hội là rất lớn vì vậy các tranh chấp này phải được giải quyết nhanh
chóng, kịp thời để góp phần bảo đảm trật tự xã hội.
II.
Giải quyết tranh chấp môi trường
1.
Khái niệm cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường
Cơ chế giải quyết môi trường có thể định nghĩa là một hệ thống thống nhất các
phương tiện pháp lý đặc thù, thông qua đó thực hiện việc giải tỏa mâu thuẫn giữa các
bên tranh chấp, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ trật tự xã
hội.
2.
Các yếu tố cấu thành cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường
-
Các nguyên tắc cơ bản đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo
-
Hệ thống pháp luật thực định là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp.
-
Tổ chức bộ máy để vận hành và các yếu tố con người để thực thi pháp luật...
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
8
Created by To Ha Dung
Mỗi yếu tố có nhiệm vụ, vị trí, vai trò nhất định trong quá trình giải quyết tranh
chấp, song giữa chúng luôn có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau, tạo thành
thể thống nhất, có khả năng điều chỉnh hiệu quả các xung đột
3.
Nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường
Trong cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường, các nguyên tắc cơ bản luôn đóng
vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, định hướng và áp dụng vào toàn bộ các giai
đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp. Những nguyên tắc đó là
a. Nguyên tắc công quyền can thiệp
Giải quyết tranh chấp môi trường không chỉ là mong muốn riêng của các bên
tranh chấp mà còn là trách nhiệm của nhà nước, vì vậy trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường, sự can thiệp của công quyền vào việc giải quyết tranh chấp cần được xem là
một loại trách nhiệm công vụ, hay còn gọi là công quyền đương nhiên can thiệp.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng tuyệt đối hóa vai trò của Nhà nước, coi bảo vệ môi
trường nói chung, giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng là trách nhiệm của chỉ
nhà nước thì yêu cầu đặt ra là cần phải làm rõ mức độ can thiệp của công quyền trong
lĩnh vực này, coi sự can thiệp của các cơ quan công quyền là yếu tố không thể thiếu
nhưng chỉ nên xem là giải pháp cuối cùng trong việc giải quyết tranh chấp môi
trường.
b. Nguyên tắc phòng ngừa
Nguyên tắc phòng ngừa đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết
những vụ kiện đòi chấm dứt các mối nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trường và sức
khỏe cộng đồng từ các hoạt động phát triển, nhất là các dự án có quy mô lớn: dự án
xây dựng nhà máy hóa chất, các công trình thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, công
trình xử lý chất thải, đường giao thông…
Để thực hiện đầy đủ nguyên tắc phòng ngừa trong giải quyết xung đột, cần thiết
phải tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường. Đây được xem là
một công cụ vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kỹ thuật để giải quyết tranh chấp.
c. Nguyên tắc phối hợp, hợp tác
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
9
Created by To Ha Dung
Nguyên tắc phối hợp, hợp tác hành động có thể được hiểu là thông qua hoạt
động giải quyết tranh chấp để liên kết tất cả các bên tham gia. Họ có cơ hội đối thoại
trực tiếp với nhau, thông tin đầy đủ cho nhau và cùng nhau xây dựng những cam kết
có tính đồng thuận xã hội, cùng nhau xác định trách nhiệm, chia sẻ quyền lợi và tìm
tiếng nói chung để ngăn chặn nguy có hủy hoại môi trường, nhằm hướng tới hát triển
bền vững.
d. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá
Nội dung của nguyên tắc này là xác định “cái giá” phải trả đối với người có hành
vi gây ô nhiễm. “Cái giá” đó là:
- Phải áp dụng các biên pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái
môi trường, sự cố môi trường;
- Phải bồi thường thiệt hại về môi trường, về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho
các nạn nhân (nếu có) . Với nội dụng này, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá
đặc biệt có ý nghĩa trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường, thiệt hại
về người và của do làm ô nhiễm môi trường gây nên.
e. Nguyên tắc tham vấn chuyên gia
Để xác định một cách có căn cứ khoa học thiệt hại xảy ra đối với môi trường,
tính mạng, sức khỏe và tài sản của các nạn nhân trong các tranh chấp môi trường cần
sử dụng cơ chế tham vấn chuyên gia.
4.
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường
a.
Thương lượng
-
Thương lượng trong giải quyết tranh chấp môi trường được xem là hình thức
quan trọng nhất, đây là cơ hội tốt để các bên thu thập thêm thông tin, xem xét hoàn
cảnh xảy ra sự việc, đánh giá đúng bản chất vụ việc, giảm chi phí về thời gian, sức lực
và tài chính đến mức thấp nhất.
-
Thương lượng trong giải quyết tranh chấp môi trường có đặc điểm thường diễn ra
giữa các chủ thể đại diện, tùy thuộc vào các mối quan hệ xung đột sẽ có những đại
diện cụ thể sau:
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
10
Created by To Ha Dung
+) Đại diện cho lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội bị xâm hại. Loại đại diện này
thường xuất hiện trong các vụ tranh chấp môi trường có yếu tố nước ngoài, tranh chấp
đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây nên...Trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường, chủ thể đại diện còn thực hiện cả quyền khởi kiện nếu quá trình thượng lượng,
hòa giải không đi đến kết quả.
+) Đại diện cho các nhóm đồng lợi ích: Người đại diện trong trường hợp này
thường được các bên có cùng mối quan tâm, có chung yêu cầu chỉ định. Họ thường là
các chuyên gia (chuyên gia kinh tế, chuyên gia kỹ thuật, các luật gia...) , các tổ chức,
hiệp hội ngành nghề, trưởng các cụm dân cư, tổ dân phố..., thay mặt cho những nhóm
người cùng lợi ích để tiến hành thương lượng giải quyết các xung đột môi trường.
+) Đối với bên gây hại, tùy từng trường hợp cụ thể, chủ thể tiến hành thương
lượng sẽ là người trực tiếp có hành vi gây hại cho môi trường, người đại diện sở hữu
chủ hoặc các tổ chức bảo hiểm trong nước và quốc tế.
b. Hòa giải
-
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp được tiến hành khi tranh chấp đã xảy
ra hoàn toàn và các bên nhận thấy quá trình tự thương lượng không đem lại kết quả,
song vẫn muốn tìm kiếm sự thỏa thuận bởi chính bản thân mình
-
Trong hòa giải tranh chấp môi trường, trung gian hòa giải thường là cá tổ chức
chia thành nhóm, bao gồm: đại diện chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà
nước về tài nguyên môi trường, các tổ chức dịch vụ công cộng, đại diện cộng đồng
dân cư, các tổ chức phi chính phủ, các luật gia…
-
So với thương lượng, hòa giải có mức độ thành công cao hơn do có sự hỗ trợ của
trung gian là những người có kiến thức chuyên môn nhất định.
c.
Giải quyết các tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tranh chấp có thể được giải quyết theo thủ tục
hành chính và thủ tục tư pháp.
5.
Các loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
11
Created by To Ha Dung
-
Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.
-
Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
gây ra.
6. Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường
biện pháp khắc phục
Sự cố/vấn đề
môi trường
Hồi đáp
Theo Như sơ đồ trên quá trình tranh chấp bắt đầu khi có sự cố hoặc vấn đề môi
trường xảy ra gây tác động lên tổ chức hay cá nhân. Tổ chức/ cá nhân bị tác động có
quyền khiếu nại lên cơ quan chịu trách nhiệm. Khi đó cơ quan chịu trách nhiệm sẽ ủy
nhiệm cho cơ quan khác có chức năng giải quyết hoặc trực tiếp giải quyết .
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
12
Created by To Ha Dung
Bước 1: Kiểm tra, xác minh những nội dung được phản ánh trong các đơn thư khiếu
kiện:
-
Đây là bước đầu tiên, quan trọng và là cơ sở cho việc xem xét các tình tiết cụ thể
của việc tranh chấp.
-
Việc kiểm tra, xác minh về mức độ chính xác trong nội dung các đơn thư khiếu
kiện được tiến hành bằng các biện pháp gồm:
+) Lấy mẫu các thành phần môi trường bị ô nhiễm, phân tích các đặc tính của
yếu tố môi trường;
+) Kiểm tra tình hình quan trắc và kiểm soát ô nhiễm trong khu vực;
+) Đánh giá hiện trạng môi trường nơi ô nhiễm xảy ra, xác định nguồn gây ô
nhiễm;
+) Chứng minh mối quan hệ giữa hành vi gây ô nhiêm với thiệt hại vật chất, đối
chiếu kết quả với Hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, từ đó có kết luận đương
sự khiếu kiện đúng hay sai sự thật.
-
Kiểm tra, xác minh được tiến hành bởi các đoàn thanh tra chuyên ngành hoặc liên
ngành. Thành phần đoàn thanh tra gồm:
+) Thanh tra chuyên ngành về môi trường;
+) Đại diện các cấp chính quyền địa phương nơi môi trường bị ô nhiễm, nơi có
nguồn gây ô nhiễm;
+) Đại diện các cơ quan chuyên môn;
+) Đại diện bên bị hại;
+) Đại diện bên gây thiệt hại;
-
Trên cơ sở các kết luận, các chủ thể có thẩm quyền một mặt áp dụng các quy định
về xử lý vi phạm hành chính với đối tượng gây ô nhiễm; mặt khác, giúp bên bị hại
thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bước 2: Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu
cầu đòi bồi thường thiệt hại.
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
13
Created by To Ha Dung
-
Đây là nét riêng của quá trình xem xét, giải quyết các tranh chấp môi trường do
thiệt hại gây nên có giá rị lớn nên bị hại thường không thể đưa ra các số liệu chứng
minh nếu không có sự trợ giúp của cơ quan chuyên môn.
-
Phương pháp so sánh là phương pháp được áp dụng phổ biến.
Bước 3: Tham gia giải quyết tranh chấp, góp phần điều hòa lợi ích giữa các bên xung
đột.
- Các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tham gia với tư
cách là cơ quan chuyên môn xem xét, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm; vừa là cơ
quan đầu mối trong việc đánh giá chứng cứ pháp lý.
- Tổ chức giải quyết tranh chấp dưới dạng cuộc họp hoặc hội nghị.
- Phương pháp giải quyết tranh chấp: mềm dẻo, thận trọng hiệu quả nhằm mục đích
duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh gây thiệt hại với cộng
đồng dân cư xung quanh để bảo vệ môi trường chung.
- Một số phương án bồi thường thiệt hại:
+) Bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế.
+) BTTH trên cơ sở xác định tỉ lệ giữa tổng giá trị thiệt hại được bì đắp so với
tổng giá trị thiệt hại thực tế.
+) BTTH trên cơ sở xác định cấp độ thiệt hại.
+) BTTH trên cơ sở xác định mức thiệt hại bình quân.
+) BTTH bằng việc đầu tư vào các công trình phúc lợi, công cộng cho cộng
đồng dân cư.
- Các trường hợp đặc biệt:
+) Tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu thì cơ
quan quản lý môi trường địa phương sẽ là người đại diện cho bên bị hại thực hiện: lập
hồ sơ pháp lý và đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây nên.
+) Tranh chấp mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài về bảo vệ môi
trường trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết theo pháp luật VN, đồng thời xem xét
đến pháp luật và thông lệ quốc tế.
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
14
Created by To Ha Dung
+) Tranh chấp giữa VN với các nước khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
được giải quyết trên cơ sở thương lượng, có xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc
tế.
III.
Căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp môi trường
1. Luật BVMT 2005
Luật BVMT 2005 qui định một số vấn đề liên quan tới xử lý và giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực môi trường như sau:
o Điều 7 và 16 qui định các hành vi vi phạm về mặt môi trường bị nghiêm cấm .
o Chương 12 : qui định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan
và tổ chức có liên quan về bảo vệ môi trường. Trong đó bao gồm hướng dẫn về
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
15
Created by To Ha Dung
việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan tới bảo vệ môi trường.
o Chương 14 : thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường
thiệt hại về môi trường. Từ điều 125 tới 134.
Điều 125 : thanh tra bảo vệ môi trường, qui định chức năng nhiệm vụ của
thanh tra bảo vệ môi trường.
Điều 126 : trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.của các
cấp từ bộ trở xuống (chi tiết có thể xem them trong luật BVMT-2005)
Điều 127 : xử lý vi phạm : cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ tùy mức độ vi phạm mà
xử phạt, sẽ có nghị định và qui định triển khai chi tiết việc xử phạt.
Điều 128 : Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường:
- Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc có quyền khởi kiện lên tòa án về các hành vi vi phạm pháp luật về môi
trường hoặc các hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của bản thân mình.
- Các hành vi bị tố cáo:
Các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường
Xâm phạm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cộng đồng, tổ chức, cá
nhân và gia đình.
Điều 129: tranh chấp về môi trường. Qui định nội dung các tranh chấp môi
trường, các bên tranh chấp môi trường. Và việc giải quyết tranh chấp môi trường
trên lãnh thổ Việt Nam. “việc giải quyết tranh chấp trên lãnh thổ Việt Nam mà một
trong các bên tranh chấp là cá nhân hay tổ chức nước ngoài sẽ phải tuân theo các
qui định trong luaatjk của VIệt Nam trừ trường hợp có qui định khác trong điều
ước quốc tế mà Việt Nam tham gia” .
Điều 130 tới 134 qui định về thiệt hại, xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm và suy thái môi trường.
2. Các nghị định chính phủ liên quan
Số/kí hiệu
26/CP
67/2003/NĐ-CP
121/2004/NĐ-
Ngày ban
hành
1/1/1996
13/6/2003
12/5/2004
Nội dung
Qui định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
16
Created by To Ha Dung
CP
34/2005/NĐ-CP
17/03/2005
môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài
137/2005/NĐ-
9/11/2005
nguyên nước
Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác
CP
4/2007/NĐ-CP
8/1/2007
khoáng sản
Sửa đổi, bổ sung một số điều trong nghị định
174/2007/NĐ-
29/11/2007
67/2003/NĐ-CP
qui định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải
CP
117/2009/NĐ-
31/12/2009
rắn
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
7/4/2009
môi trường
Tổ chức và hoạt động của thanh tra tài nguyên môi
CP
35/2009/NĐ-CP
trường
Ngoài ra còn Một số nghị định, chủ thị khác có liên quan tới vấn đề xử lý và giải
quyết tranh chấp môi trường.
3. các thông tư của cơ quan bộ và ngang bộ có liên quan
• Thông tư số 1420/MTg của bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn về đánh
giá tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động.
• Thông tư số 1485/MTg của bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn về tổ chức
và phạm vi của thanh tra về bảo vệ môi trường.
• Thông tư số 05/2005/TT-BTNMT của bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn
thực hiện nghị định 34/2005/NĐ-CP của chính phủ về qui định việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Ngoài ra cón có các quyết định, chỉ thị của UBND các tỉnh, thành phố trong việc
triển khai các nghị định, thông tư và qui định trên. Các văn bản pháp lý có liên quan
khác bao gồm cả các tiêu chuẩn, qui chuẩn môi trường, các qui định về thuế và phí…
Giải quyết khiếu nại về môi trường
Căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp luật đã nêu trên, quá trình giải quyết
khiếu nại bao gồm các bước sau:
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
17
Created by To Ha Dung
1. Tiến hành thanh tra, kiểm tra, quan trắc, phân tích đối với vấn đề môi trường được
khiếu nại.
2. Từ kết quả quan trắc so sánh với tiêu chuẩn/ qui chuẩn.
3. Nếu không vượt tiêu chuẩn thì lập báo cáo kết quả và hồi đáp cho tổ chức/ cá nhân
khiếu nại.
4. Nếu vượt tiêu chuẩn thì lập biên bản đối với tổ chức/ cá nhân gây ra ô nhiễm và
tến hành xử phạt theo luật đồng thời hồi đáp cho tổ chức/ cá nhân khiếu nại và có
hình thức đền bù thiệt hại nếu cần thiết.
a. Các bước khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo :
- Các bước tiến hành thủ tục khiếu nại, tố cáo.
• Bước 1 : Chuẩn bị đơn khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
• Bước 2 : Nộp hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ - Sở Tài nguyên và
Môi trường các tỉnh, thành phố. Khi nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường
kiểm tra thông tin liên quan các giấy tờ trong hồ sơ và ghi phiếu biên nhận cho
người nộp.
• Bước 3 : Phòng Quản lý môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành
phối hợp quận-huyện, phường-xã-thị trấn và sở-ban-ngành có liên quan kiểm
tra, xác minh, giải quyết hoặc có công văn chuyển quận-huyện, phường-xã-thị
trấn và sở-ban-ngành xác minh, giải quyết theo đơn khiếu nại, tố cáo và có văn
bản trả lời cho tổ chức, cá nhân.
• Bước 4 : Tổ chức, cá nhân đứng đơn khiếu nại nhận kết quả giải quyết hồ sơ
tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường theo
-
ngày hẹn được ghi trên phiếu biên nhận.
Nếu kết quả khiếu nại lần một chưa được giải quyết thỏa đáng thì tổ chức, cá nhân
khiếu nại có thể tiến hành khiếu nại lần 2 thủ tục cũng tương tự như lần 1 nhưng
có kèm theo bản sao kết quả khiếu nại lần 1.
Hồ sơ và điều kiện khiếu nại:
•
Người khiếu nại phải có đơn khiếu nại gửi tới bộ tài nguyên môi trường.
Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp
•
bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi đầy đủ theo quy định của pháp
luật; Trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện khiếu nại thì người
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
18
Created by To Ha Dung
đại diện phải được uỷ quyền theo quy định của pháp luật (Uỷ quyền được Phòng
Công chứng Nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, phường xã xác nhận).
• Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết cuối cùng.
• Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết .
•
Người khiếu nại gửi kèm theo đơn:
-
Quyết định mà mình khiếu nại.
-
Các tài liệu, chứng cứ có liên quan, như: quyết định phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường;
-
Bản cam kết bảo vệ môi trường
-
Kết quả đo kiểm tra về bảo vệ môi trường;
-
Các kết luận thanh tra về bảo vệ môi trường.
-
Các giấy tờ khác (nếu có)
Các giấy tờ trên phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc sao y bản
chính. Các bản sao phải là dấu đỏ.
b. Trình tự, thủ tục Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
• Trình tự thực hiện:
- Căn cứ kết quả kiểm tra và kết quả kiểm nghiệm mẫu nước thải, khí thải,...
- So sánh tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Căn cứ hành vi vi phạm theo Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của
Chính phủ quy định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường (Từ 01/03/2010 được thay thế bằng nghị định 117/2009/NĐ-CP).
- Lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
19
Created by To Ha Dung
• Cách thức thực hiện:
- Trường hợp thuộc thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở:
Khi Quyết định xử phạt được ký, trong thời gian 3 ngày phải trao quyết định
xử phạt cho đơn vị, cá nhân vi phạm và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện Quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày trao Quyết định
xử phạt.
- Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở: Sở TN&MT
trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
•
•
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Đơn khiếu nại, tranh chấp.
Các loại giấy tờ có liên quan đến yêu cầu khiếu nại (nếu có).
Thời hạn giải quyết: phụ thuộc vào phạm vi khiếu nại và các điều kiện kiểm
tra, quan trắc.
Thời hạn giải quyết đơn lần đầu: không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đơn; đối với vụ việc phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng
không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn;
Thời hạn giải quyết đơn khiếu nại lần hai không quá 45 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đơn; đối với vụ việc phức tạp thì thời gian giải quyết khiếu nại có thể
kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.
•
•
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện;
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện
(nếu có). Thanh tra Sở,...
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên và Môi
trường.
Cơ quan phối hợp (nếu có)
• Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
• Lệ phí (nếu có):phụ thuộc vào phạm vi, qui mô khiếu nại đã có qui định cụ thể
riêng với mỗi loại khiếu nại.
• Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
• Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 .
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
20
Created by To Ha Dung
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai và các văn
bản pháp lý khác có liên quan.
c. Qui định về xử phạt vi phạm môi trường: qui định trong nghị định 117/2009NĐCP của chính phủ.
Các hình thức xử phạt được qui định tại nghị định 117/2009NĐ-CP, và qui định
chi tiết các mức phạt tại chương 2 của nghị định.
Các hình thức xử phạt chủ yếu bao gồm :
Cảnh cáo
Phạt hành chính
o Đình chỉ hoạt động tạm thời hoặc lâu dài
o Tước các loại giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận môi trường …
o Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả,cải thiện môi trường
o Tịch thu tang vật…
o Công khai thông tin về tình trạng gây ô nhiễm.
Đối tượng bị xử phạt :
1. Cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế có hành vi vi phạm môi trường trên lãnh
thổ Việt Nam đều bị xử phạt theo qui định nêu tại chương 1 của nghị định
117/2009, trong trường hợp
2. Cá nhân là người chưa. thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính.
Hình thức xử phạt : được căn cứ theo mức độ vi phạm và qui định trong luật.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá
nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 500.000.000 đồng.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt
bổ sung sau đây:
1. Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận môi trường.
2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
21
Created by To Ha Dung
3. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục môi trường, thay đổi sản xuất, buộc
đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa
Cấm hoạt động hoặc ngừng sản xuất, công khai thông tin về ô nhiễm đối với các
cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Mức phạt và hình thức xử phạt được qui định rõ trong mục I chương II nghị định
117/2009NĐ-CP.
Thời hạn xử phạt :
Thời hạn xử phạt được qui định trong điều 5 nghị định 117/2009NĐ-CP.
Thực hiện án phạt cũng được qui định trong các mục khác của nghị định này
Thẩm quyền và thủ tục xử phạt :
Những người có thẩm quyền xử phạt hành chính : chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp,
lực lượng cảnh sát môi trường, thamh tra môi trường hoặc các cơ quan, tổ chức thanh
tra nhà nước chuyên nghành.(qui định tại điều 40,41,42 và 43 của nghị định
117/2009/NĐ-CP)
Thủ tục xử phạt : Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường được áp dụng theo các quy định tại Chương VI Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính năm 2002 .
4. Tranh chấp môi trường quốc tế
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
22
Created by To Ha Dung
Một tranh chấp quốc tế được giải quyết thao ba giai đoạn sau : thương lượng, hòa
giải và phân xử
Giai đoạn 1 : thương lượng, các bên tranh chấp sẽ tổ chức đàm phán và thương
lượng nhằm tìm ra giải pháp và tiếng nói chung.
Giai đoạn 2 : hòa giải – ở giai đoạn này có sự tham gia của hòa giải viên quốc tế
có uy tín. Trong giai đoạn này các hòa giải viên có vai trò rất quan trọng trog việc
tìm ra tiếng nói chung cho các bên. Các tranh chấp quốc tế đa phần thường được
giải quyết nhờ hòa giải.
Giai đoạn 3 : Phân xử – khi không thể hòa giải thì các bên tranh chấp buộc phải
nhờ đến sự phân xử của một tổ chức quốc tế có uy tín. Giai đoạn này được thực
hiện thông qua cơ quan phân xử quốc tế như tòa án trọng tài quốc tế hoặc cac tổ
chức có vai trò tương tự.
Các thuật ngữ và tổ chức liên quan:
• Tội phạm môi trường: là hành vi vi phạm các qui định trong pháp luật về môi
trường mà phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.
Tại Việt Nam thì khái niệm tội phạm môi trường chưa rõ ràng. Tội phạm môi
trường nhìn chung có thể được hiểu là những hành động phạm pháp trực tiếp gây hại
đến môi trường. Những hành động này bao gồm: buôn bán động vật hoang dã trái
phép, buôn bán chất khí gây thủng tầng ozone, kinh doanh trái phép các loại chất thải
nguy hại, đánh bắt, khai thác tài nguyên trái phép và khai thác, buôn lậu gỗ. Đó là
những hành vi vi phạm các Hiệp ước quốc tế được thiết lập để hạn chế tình trạng
buôn bán các chất độc hại ảnh hưởng đến môi trường hay buôn lậu các loài động thực
vật quý hiếm. Tại đa số các quốc gia, tội phạm môi trường thường được coi là “không
nghiêm trọng” và ít được đưa vào danh sách ưu tiên. Tuy nhiên, trong thực tế, đây lại
là các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội.
Năm 2003, Bộ Tài nguyên và môi trường thống kê và trình Thủ tướng Chính phủ
ký Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg quy định danh mục hơn 4.000 cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng cần được tiến hành xử lý triệt để, nhưng cho đến năm 2008,
chỉ rất ít các cơ sở chấp hành và có biện pháp khắc phục, xử lý. Mặc dù, Bộ luật Hình
sự năm 1999 đã quy định các tội phạm về môi trường nhưng do nhiều nguyên nhân,
việc bảo vệ môi trường bằng pháp luật hình sự còn rất nhiều bất cập.
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
23
Created by To Ha Dung
Hiện nay có ba loại tội phạm môi trường chủ yếu sau:
i. Tội phạm vi phạm bảo tồn động vật hoang dã: khai thác, sở hữu và kinh doanh
các loại động vật hoang dã cũng như các loài động vật trong danh mục cấm buôn
bán, đánh bắt.
ii. Tội phạm về ô nhiễm môi trường : sở hữu, vận chuyển, kinh doanh, xử lý bất
hợp pháp các loại chất thải nguy hại và các chất thải khác gây ảnh hưởng xấu tới
môi trường.
iii. Các loại tội phạm môi trường khác : tội phạm có các hoạt động khác vi phạm
luật môi trường.
Cơ quan điều tra môi trường (EIA): là một tổ chức phi chính phủ được thành
•
lập năm 1984 bởi ba nhà hoạt động môi trường học Dave Currey, Jennifer Lonsdale,
Allan Thornton. Mục tiêu và nhiệm vụ chính của cơ quan này là điều tra và vạch trần
các hoạt động phạm tội đối với bảo tồn động vật hoang dã và môi trường. Các hoạt
động chủ yếu bao gồm điều tra bí mật; thu thập phim, ảnh, thông tin từ khắp nơi trên
thế giới. Các thông tin họ thu thập được sẽ được cung cấp cho các tổ chức truyền
thông, các chính phủ và các nhà hoạch định môi trường.
Hiện nay tổ chức này hoạt động trong các vấn đề chính sau:
- Ngăn chặn việc buôn bán bất hợp pháp các chất gây suy yếu tầng ôzôn.
- Giảm bớt sử dụng một số khí gây biến đổi khí hậu và hóa chất độc hại khác
-
•
nhau (HFCs / F-khí vv.).
Ngăn chặn cac hoạt động phá rừng, khai thác gỗ bất hợp pháp .
Ngăn chặn các hoạt động giao dịch mua bán trái phép ngà voi .
Duy trì lệnh cấm mua bán, đánh bắt cá voi .
Ngăn chặn việc buôn bán bất hợp pháp các laoị mèo lớn để lấy da, xương và
các hạng mục như rượu, cao xương hổ…tại châu Á là chủ yếu.
Chương trình phòng chống tội phạm môi trường (ECPP-Environmental
Crime Prevention Program) : là một tổ chức theo dõi các hoạt động thải bỏ chất thải
hạt nhân bao gồm cả chất thải từ tên lửa hạt nhân còn sót lại từ chiến tranh của Liên
Xô, là một chương trình thảo luận liên chính phủ thường xuyên tập trung vào lĩnh vực
môi trường được điều hành bởi các chủ tịch luân phiên từ các quốc gia thành viên.
•
Ủy ban tội phạm môi trường quốc tế
© benten53a – khoaluat - ĐHQGHN
24