Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài dự thi liên môn học sinh (Giải nhì) : Phòng ngừa và ngăn chặn trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.39 KB, 11 trang )

Sở Giáo dục và đào tạo: Tỉnh Quảng Ninh
Phòng Giáo dục và đào tạo: Huyện Tiên Yên
Trường: PTDT Nội trú THCS và THPT Tiên Yên
Địa chỉ: Xóm Nương - Xã Tiên Lãng - Huyện Tiên Yên - Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 0333 876 470
Mail:

BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỂN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC





THÔNG TIN VỀ HỌC SINH
1. Họ và tên: Tằng Thị Chi
Ngày sinh: 14/01/2002 - Lớp: 8
2. Họ và tên: Hoàng Thị Bích
Ngày sinh: 09/7/2002 - Lớp: 8

1


BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
1. Tên tình huống cần giải quyết: PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TRẺ
VỊ THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT
Trong những năm gần đây trẻ em (dưới 16 tuổi), trẻ vị thành niên (những


người trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi) phạm pháp đã trở thành một vấn đề xã hội
có tính toàn cầu. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc sống, nhiều bạn học sinh còn
đang ngồi trên ghế nhà trường đã tự vẽ lên những nét bút đen trên những trang
lý lịch trong sáng của mình, như trộm cướp, cưỡng đoạt, giết người… Để giúp
các bạn tránh bước vào con đường tội lỗi, rất cần sự chung tay của cả các ban,
ngành, đoàn thể, kết hợp với gia đình, nhà trường và xã hội. Với kiến thức hiểu
biết của bản thân, em sẽ đóng vai làm một tuyên truyền viên, tuyên truyền
những kiến thức về pháp luật nhằm ngăn chặn, đẩy lùi việc trẻ em vi phạm pháp
luật.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình trẻ em vi phạm pháp luật ở nước
ta trong những năm gần đây. Từ đó làm rõ nguyên nhân, phân tích hậu quả và
đưa ra những giải pháp, những kiến nghị đề xuất để góp phần phòng ngừa và
ngăn chặn trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Cần kết hợp thu thập thông tin khách quan về: Thực tế tình hình trẻ em vi
phạm pháp luật của các địa phương ở nước ta trong những năm gần đây
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Lập kế hoạch tìm hiểu thực tế; tiến hành tìm hiểu thực tế.
- Vận dụng các kiến thức liên môn:
+ Toán học: số liệu thống kê về tình hình trẻ em vi phạm pháp luật ở
nước ta.
+ Địa lí : vẽ biểu đồ về tình hình trẻ em vi phạm pháp luật trong những
năm gần đây
+ Sinh học: tâm lí của lứa tuổi trẻ vị thành niên
+ Giáo dục công dân: tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết pháp luật
+ Ngữ văn: sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài viết
+ Ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm google
- Viết bài viết tuyên truyền
2



5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Thu thập, xử lí thông tin -> Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi ->
Viết thành bài văn.
* Tư liệu sử dụng: sách báo và các phương tiện thông tin khác
* Ứng dụng công nghệ thông tin: sử dụng mạng intơnét
Từ các kiến thức đó để viết thành bài làm văn nghị luận xã hội

3


BÀI VIẾT
Ở nước ta trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã nghiên
cứu và cho biết tình trạng trẻ em phạm tội xảy ra rất nghiêm trọng ở hầu hết các
địa phương với con số làm cho xã hội phải quan tâm và lo lắng. Chính vì vậy, đã
đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội.
Thông qua đài, báo, ti vi, mạng intơnét… dư luận đã được nhiều phen
bàng hoàng về những vụ án thảm khốc liên tục xảy ra, và rất nhiều vụ án có tính
chất đặc biệt nghiêm trọng lại xảy ra đối với các bạn đang ở lứa tuổi vị thành
niên, lứa tuổi đẹp và tràn đầy sức sống nhất của con người. Cái tuổi mà đang cần
sự chở che, bao bọc từ gia đình và xã hội lại phải đứng trước vành móng ngựa
nhận những bản án như sự trả giá cho những tội ác mà mình đã gây ra.
Trong rất nhiều những vụ xét xử tội phạm vị thành niên, có rất nhiều
người đã ngỡ ngàng trước thái độ của các tội phạm tuổi teen này. Đó là một thái
độ bình thản, lạnh lùng đến ghê người, sự bất cần đời, cố chấp, không thành
khẩn nhận tội, thậm chí còn tự hào, hống hách trước những việc làm sai trái của
mình.
Có những vụ án đã làm tốn không ít giấy mực từ báo giới, làm xôn xao dư
luận, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, cách sống của một bộ phận giới trẻ Việt

Nam.
Điển hình nhất là vụ án Lê Văn Luyện năm 2011. Luyện đã ra tay tàn sát cả một
gia đình (giết ba người và gây thương tích cho một người), cướp số tài sản bằng
vàng trị giá hơn 1 tỷ đồng của tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang; hay vụ Lý
Nguyễn Chung giết người, cướp tài sản cũng ở Bắc Giang (chính vụ án này đã
gây ra nỗi oan 10 năm tù cho ông Nguyễn Thanh Chấn). Khủng khiếp hơn là
những vụ cháu giết ông bà, con giết cha mẹ… để cướp tài sản, thậm chí là chỉ để
lấy vài chục nghìn đồng.

Lê Văn Luyện phạm nhiều tội đặc biệt nghiêm trọng khi chưa đủ 18 tuổi

4


Năm 2012, cả nước đã xảy ra 8.820 vụ vi phạm pháp luật (tăng 231 vụ so
với năm 2011) do gần 13.300 trẻ em, người chưa thành niên gây ra, trong đó độ
tuổi từ 14-16 chiếm 31,9% và từ 16-18 tuổi chiếm 61,1%, tập trung nhiều nhất ở
bậc trung học cơ sở (41,8%), kế đến là trung học phổ thông (31,9%).

Tình hình tội phạm vị thành niên ngày càng trẻ hoá

Đặc biệt hiện nay ở nhiều trường phổ thông vấn nạn bạo lực học đường
diễn ra thường xuyên và ngày càng phổ biến. Nhiều học sinh do thiếu hiểu biết
pháp luật đã đánh bạn, xâm phạm đến thân thể của bạn, đau lòng hơn có trường
đã xảy ra án mạng. Ví dụ, ngày 22/2/2013 do mâu thuẫn với nhau trên mạng xã
hội Facebook, em Lại Đức Thiện (lớp 9 - THCS Cao Xanh) và Phạm Đình Xuân
(lớp 11 - THPT Hạ Long - Quảng Ninh), đã gọi thêm bạn đến để “giải quyết”
sau giờ tan học. Thiện bị Bùi Đức Nam (bạn Xuân) đâm một nhát vào lưng.
Nguyễn Khắc Chung (bạn Xuân) bị nhóm Thiện dùng tuýp sắt vót nhọn đâm
chém trọng thương. Gần đây nhất là ngày 9/3/2015, trên mạng xã hội đã lan

truyền clip ghi lại cảnh một nữ sinh lớp 7 trường Lý Tự Trọng ở Trà Vinh bị các
bạn đánh hội đồng. Trong clip, nhiều nữ sinh đã dồn bạn vào góc tường và liên
tục ra đòn, đấm đá túi bụi. Đáng buồn hơn trong vụ đánh bạn này có sự tham gia
của lớp trưởng và một bạn nam còn dùng ghế nhựa nhiều lần đập vào đầu nữ
sinh.

5


Quảng Ninh từng là tỉnh đứng đầu cả nước về bạo lực học đường

Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
đưa ra con số thống kê đến tháng 12/2012, số trẻ em và người chưa thành niên vi
phạm pháp luật là trên 13.000, trong đó nhóm tuổi 16-18 chiếm 63.45%. Toà án
nhân dân tối cao cũng thống kê, số lượng người chưa thành niên bị đưa ra xét xử
đang có chiều hướng gia tăng. Đến cuối năm 2012 đã tăng thêm 3.000 bị cáo,
chiếm 5% tổng số tội phạm chung.

Tội phạm trẻ ngày càng gia tăng cả về số lượng và hành vi phạm tội (số liệu được
tổng hợp vào những năm trước 2013)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các bạn trẻ vi phạm pháp luật. Trong
đó nguyên nhân từ phía gia đình là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi môi
trường sống trong gia đình có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá
6


trình phát triển nhân cách của trẻ em. Phần lớn trẻ em vi phạm pháp luật rơi vào
hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ là đối tượng hình sự, rượu chè,
cờ bạc, cha mẹ ly hôn.., trong gia đình thường xảy ra bạo lực hoặc việc giáo dục

trẻ chưa phù hợp, thiếu quan tâm để trẻ em lang thang kiếm sống hoặc nuông
chiều quá mức, bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường phạm pháp.

Gia đình là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu dẫn đến việc trẻ phạm pháp

Ở các trường học công tác giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật
và quản lý học sinh còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội chưa chặt chẽ, thường xuyên trong việc quản lý, giáo dục, phát hiện, ngăn
chặn, xử lý các học sinh có biểu hiện vị phạm pháp luật;… Các bài học của môn
Giáo dục công dân về giáo dục đạo đức, pháp luật còn nặng về lý thuyết, ít gắn
với thực tiễn đời sống và thường là theo lối độc thoại, học sinh phải học thuộc
lòng một cách gò bó, từ đó tạo tâm lý không hứng thú cho học sinh.
Mặt khác xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các hoạt
động vui chơi giải trí, các luồng văn hóa mới từ bên ngoài vào. Những mặt tích
cực là điều mà không ai có thể phủ nhận được nhưng bên cạnh nó là sự nhìn
nhận sai lầm về cách sống, giá trị đạo đức của một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là
trẻ vị thành niên.
Tình trạng nghiện game online, đặc biệt là các game bạo lực, lạm dụng
Internet, truy cập vào những trang mạng không lành mạnh đã ảnh hưởng trực
tiếp đến nhân cách của trẻ vị thành niên. Sự xuất hiện tràn lan của băng đĩa, sách
báo, hình ảnh đồi trụy đang là dấu hỏi lớn trong công tác quản lý chưa thực sự
chặt chẽ về vấn đề này.

7


Nhiều trẻ em bị kích động, bắt chước làm theo đã gây ra một số vụ án đặc
biệt nghiêm trọng

Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi còn nằm ở chủ thể trẻ vị thành niên. Trẻ vị

thành niên đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, trí tuệ, thể
lực nên tâm lý khá phức tạp, thiếu ổn định. Lứa tuổi này các bạn luôn có xu
hướng muốn vươn lên để trở thành người lớn. Một số bạn có khuynh hướng tự
lập, bứt phá sự ràng buộc, sự kiểm tra, áp đặt của những người lớn trong gia
đình, của thầy, cô giáo. Các bạn ở độ tuổi này thường có tính hiếu thắng, nông
nổi và liều lĩnh. Điều này dẫn đến những hành động bột phát, thiếu suy nghĩ,
không phân biệt được đúng, sai, do đó trong hành động thường liều lĩnh, không
sợ nguy hiểm, không sợ vi phạm pháp luật.
Việc trẻ em phạm pháp để lại hậu quả nghiệm trọng không chỉ cho bản
thân các bạn mà còn cho cả gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, đối với
bản thân trẻ phạm tội sau khi có hành vi vi phạm sẽ phải chịu nhiều hình thức xử
phạt và ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách của trẻ, kìm hãm sự phát triển, gây
khủng hoảng tâm lí, tự ti, xa lánh bạn bè và xã hội. Mặt khác khi đã vi phạm
pháp luật thì tương lai của các bạn cũng bị ảnh hưởng do những tiền án, tiền sự
mà mình đã có. Còn đối với gia đình có con có hành vi phạm pháp sẽ ảnh hưởng
đến đời sống kinh tế và chịu nhiều tác động của dư luận xã hội... Với xã hội
“Trẻ em là tương lai đất nước” nhưng nếu trẻ em vi phạm pháp luật thì cũng
đồng nghĩa đất nước sẽ mất đi nguồn nhân lực. Sẽ ảnh hưởng đến trật tự xã hội,
nếp sống văn minh của xã hội.
Ngăn chặn, phòng ngừa trẻ em phạm tội là trách nhiệm của toàn xã hội và
là một nội dung quan trọng, có tính chiến lược trong toàn bộ công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Do đó, cần tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn xã hội.
8


Về phía gia đình, đây là môi trường giáo dục, là trường học đầu tiên của
trẻ em và có mối quan hệ mật thiết với xã hội. Do đó gia đình có vai trò to lớn
trong việc giáo dục nhân cách trẻ em. Gia đình cần có sự quan tâm, quản lý, giáo
dục con cháu; đặc biệt trong gia đình cha mẹ phải gương mẫu, không vi phạm

pháp luật để con cháu noi theo, không lôi kéo, che dấu các hành vi vi phạm pháp
luật. Các bậc phụ huynh cần quan tâm tới sự phát triển tâm, sinh lý và việc học
tập của con em mình, đồng thời thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà
trường để nắm bắt tình hình học tập, tư tưởng, các mối quan hệ của con em
mình.

Gia đình là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc hình thành nhân cách
của trẻ

Trường học là tổ chức có tính chất chiến lược nhất trong việc phòng ngừa
trẻ vi phạm pháp luật. Vì vậy nhà trường phải gắn việc giáo dục đạo đức, pháp
luật, kỹ năng sống với thực tiễn cuộc sống. Thường xuyên duy trì và tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu pháp luật, đưa ra các cách xử lý các tình huống khi có mâu
thuẫn, xung đột,… để các em có ý thức vận dụng, chấp hành, không vi phạm.
Phối hợp với gia đình, xã hội trong việc quản lý, giáo dục, nắm bắt những diễn
biến tư tưởng của học sinh để kịp thời phát hiện những biểu hiện không lành
mạnh của các em nhằm uốn nắn, ngăn chặn. Ngoài ra nhà trường có thể phối
hợp với các cơ quan tố tụng cho học sinh tham dự những buổi xử án có bị cáo vị
thành niên, các vụ án xét xử lưu động để các bạn biết ghê sợ với những hành vi
phạm tội và kiểm soát tốt hơn hành vi của bản thân mình.

9


Các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và tuyên truyền, phổ biến
pháp luật trong nhà trường

Xã hội ngày càng phát triển thì cần nhiều hơn các văn phòng công tác xã
hội , văn phòng tham vấn trợ giúp pháp lý ở trường học để có thể hỗ trợ học sinh
giải quyết các vấn đề, chia sẻ những tâm tư, tình cảm của các em. Có vậy, mới

góp phần hạn chế những nguy cơ dẫn đến những hành vi lệch chuẩn. Có những
địa phương có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, ban ngành nên số trẻ em
phạm tội được ngăn chặn tối đa (huyện Tiên Yên – Quảng Ninh tính từ năm
2011 đến tháng 12 năm 2015 số trẻ em phạm tội từ 1 đến 3 trường hợp, có năm
không có trẻ em phạm tội).

Cần có định hướng cho các bạn sử dụng các trang mạng xã hội

10


Đối với Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh cần gần gũi, gắn bó với thanh, thiếu
niên hơn nữa; nắm bắt tình hình, nhu cầu, nguyện vọng của giới trẻ để từ đó có
những hoạt động đồng hành, giáo dục, rèn luyện phù hợp giới trẻ.

Tiểu phẩm được thực hiện theo chương trình “Kể chuyện theo án” nhằm tuyên truyền pháp
luật cho học sinh của trường THPT Hải Đông - Tiên Yên (05/11/2015)

Còn đối với bản thân mỗi bạn trẻ, chúng ta hãy cùng tập trung vào việc
học, tìm thấy niềm vui, hứng thú đối với môn học. Cần kiềm chế bản thân,
không được nóng nảy, biết bình tĩnh, khéo léo xử lí các sự việc, khi cần có thể
nhờ đến người lớn: thầy cô, bố mẹ giải quyết, góp ý giúp.
Ngăn chặn trẻ em vi phạm pháp luật là nhiệm vụ của toàn xã hội. Trẻ em
là mầm non của đất nước, là thế hệ tương lai sẽ kế tục sự phát triển của xã hội.
Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước và nhân dân cần tạo cho chúng em có được môi
trường sống và phát triển an toàn, giúp các em tránh được nguy cơ vi phạm pháp
luật. Chúng em mong muốn được xã hội quan tâm và luôn: Dành cho trẻ em
những gì tốt đẹp nhất.
6. Ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề:
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Toán, Sinh học, Địa lý, Giáo dục

công dân, Ngữ văn vào bài thuyết trình rất quan trọng, điều đó giúp cho bài văn
nghị luận bao quát, đầy đủ ý và giàu sức thuyết phục hơn. Từ các giải pháp đưa
ra học sinh sẽ nâng cao được ý thức trong việc hiểu biết và tôn trọng pháp luật.
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích
cực, sáng tạo trong học tập; bồi đắp cho chúng em kiến thức đạo đức, pháp luật;
giúp chúng em ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng
giải quyết tình huống trong cuộc sống.
11



×