Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

chuyên đề vận dụng kiến thức liên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.22 KB, 2 trang )

Một nghiên cứu được quan tâm đó là nghiên cứu đến thực trạng nghiện Internet
trong học sinh tiểu học và đề xuất giải pháp khắc phục về mặt tâm lý và khuyến cáo
tới toàn xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục. Nghiên cứu dựa trên đánh giá SWOT để
đánh giá thực trạng này, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục thực trạng. Tại hội
thảo lần này, Facebook cũng là một đối tượng được quan tâm nghiên cứu, các đề
xuất giải quyết hậu quả, sự tiêu cực trong việc sử dụng Facebook hay việc nghiên cứu
tình trạng sử dụng internet trong giao tiếp của sinh viên Việt Nam hiện nay và hệ lụy
của nó.
Việc nghiện Internet cũng mang đến nhiều hệ lụy, một nghiên cứu khác chỉ ra được
những biểu hiện về tâm lý, tâm thần của người nghiện Internet và cách thức trị liệu
dựa trên phương pháp trị liệu nhận thức – hành vi.
Ngoài những tác động tích cực của Internet như cung cấp tin tức cần thiết cho cuộc
sống hằng ngày, tìm tài liệu tham khảo cho việc học, sinh viên cũng thừa nhận
Internet có nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của họ. “Có đến 62,65% sinh viên
cho rằng Internet chiếm mất thời gian để làm việc khác. Nhiều bạn cho rằng mình bị
mệt mỏi, kết quả học tập giảm sút, mâu thuẫn với bạn bè, bỏ học vì thức quá khuya.
Thậm chí có bạn còn cho rằng mình bị lừa tình, bạo lực hay có hành vi quan hệ với gái
mại dâm... thông qua Internet”.
Tác động của Internet đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu cho thấy sinh
viên truy cập Internet càng nhiều, kết quả học tập càng kém. Cụ thể, sinh viên có học
lực giỏi, xuất sắc có số giờ truy cập bình quân 17,6 giờ/tuần. Trong khi những sinh
viên học yếu, kém có số giờ truy cập Internet bình quân đến 31,9 giờ/tuần”. Dẫn
chứng từ nghiên cứu: “Rất ít sinh viên khá giỏi truy cập Internet quá nhiều trên 4
giờ/ngày (chỉ 9,1%). Trong khi đó có đến 50% sinh viên yếu kém truy cập hơn 4
giờ/ngày”. Ngoài những tác động tích cực của Internet như cung cấp tin tức cần thiết
cho cuộc sống hằng ngày, tìm tài liệu tham khảo cho việc học, sinh viên cũng thừa
nhận Internet có nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của họ.
Nghiện internet: Thực trạng và giải pháp
Vai trò quan trọng của Internet trong toàn bộ lĩnh vực hoạt động của con người đã
minh chứng cho một xã hội phát triển dựa vào công nghệ thông tin, Internet trở
thành một công cụ hữu hiệu của quá trình đó. Lạm dụng Internet có tác động tiêu


cực lên con người có xu hướng cô đơn, ám sợ xã hội và mức độ tự tin của người lạm


dụng.
Trên thực tế, để chữa bệnh nghiện Internet, làm tăng sự tự tin cho bản thân người
nghiện cũng được xem xét dưới góc độ lý thuyết nhận thức và hành vi cho việc lạm
dụng Internet của một số đối tượng, cũng như những thành quả đạt được trong trị
liệu đã áp dụng cho người nghiện Internet một cách quá mức.
Thực trạng nghiện Internet của học sinh THCS, tại các thành phố lớn cũng có dấu hiệu
tăng nhanh, theo nghiên cứu của ThS. Lê Minh Công con số học sinh THCS nghiện
Internet là 12.3%, tập trung ở học lực trung bình và khá, gia đình có kinh tế trung
bình, gia đình ổn định. Điều này chứng minh các yếu tố xã hội chỉ ảnh hưởng đến một
phần nhỏ tình trạng nghiện Internet. Cái thiếu chính là sự định hướng, thiếu kỹ năng
sống và kiểm soát bản thân. Có nhu cầu mở rộng quan hệ xã hội nhưng thiếu kỹ năng
ứng xử với cuộc sống, đó mới chính là nguy cơ dẫn đến tình trạng nghiện Internet.
Vấn đề nghiện Internet trong học sinh tiểu học, trung học cơ sở là bức xúc, thử thách
đối với gia đình và xã hội. Internet giúp các em tư duy nhanh, nhạy bén hơn. Tuy
nhiên, nhiều em đam mê quá dẫn đến lơi lỏng việc học và chơi những trò chơi không
đúng lứa tuổi hồn nhiên của các em. Gia đình có điều kiện, học sinh sử dụng mạng
trong phòng riêng thiếu sự quan tâm, kiểm soát của cha mẹ. Trong khi đó, trò chơi
trên mạng rất nhiều, ngày càng thu hút học sinh như tặng điểm, khuyến mãi để dụ dỗ
học sinh.
Giải quyết vấn đề cần tạo sự gắn kết với gia đình như để trẻ tự làm những công việc
nhỏ như sắp xếp quần áo, sách vở. Cần phát huy điểm mạnh khi sử dụng Internet
chứ không chỉ biết chơi những trò chơi vô bổ...”.
Hội thảo đã kết thúc nhưng những vấn đề được nhìn nhận và đặt ra trong hội thảo đã
mở ra nhiều điều cần suy nghĩ và thách thức những nhà chuyên môn về tâm lý, giáo
dục và xã hội nghiên cứu, tìm ra được những câu trả lời khả dĩ cho thực trạng nghiện
Internet trong xã hội hiện nay.




×