Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Chuyên đề vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học các bộ môn ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.55 KB, 23 trang )

CHUYÊN ĐỀ
Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học
các bộ môn ở trường THCS
Chuyên đề bao gồm 3 phần:
1- Phần lý luận về dạy học liên môn.
2- Một tiết dạy thực hành.
3- Hoạt động kiểm tra kiến thức của học sinh với chủ đề “ Tác hại của thuốc lá”.
PHẦN I: Lý luận về dạy học liên môn.
I/. Quan niệm về dạy học liên môn:
- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây
được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng
thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học
với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp
những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX,
người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học.
Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng
rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.
Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau như:
Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự nhiên với các môn xã
hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những
môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau.
Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức
độ thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học
riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trong quá
trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang
thực hiện.
Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại tài
liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiến
thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết các
bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương


pháp nghiên cứu.
- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì
không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận
kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo
cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt
chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
II- Cơ sở của dạy học liên môn :
1- Cơ sở lý luận:
“Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất
của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng. Các sự vật, hiện tuợng tạo
thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là
những dạng khác nhau của vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt
lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan
hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là
1
phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa
các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới”
Giữa các bộ môn khoa học xã hội có quan hệ với nhau như: Giữa Lịch Sử- Văn Học,
giữa Lịch Sử- Triết học, kiến thức của các môn có thể bổ sung, hổ trợ cho nhau, muốn hiểu
được một tác phẩm văn học phải hiểu được hoàn cảnh sáng tác tức là phải biết hoàn cảnh lịch
sử ra đời của tác phẩm. Kiến thức của triết học sẽ giúp ta hiểu về lực lượng sản xuất là gì, vì
sao sự đấu tranh giữa các mặt đối lập lại là động lực cho xã hội phát triển. Khi dạy bài “Bình
Ngô đại cáo” giáo viên không thể không nhắc tới cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Vì vậy, vận dụng
nguyên tắc liên môn trong dạy học văn học hay Lịch Sử là việc thực hiện tính kế thừa trong
nhận thức các quá trình lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đến kim, làm cho học sinh hiểu rõ sự
phát triển của xã hội một cách thống nhất, liên tục, tránh nhận thức rời rạc, tản mạn. Đồng
thời học sinh có thể thấy mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữa các
môn học, từ đó phát triển tư duy cho hoc sinh.
Như chúng ta biết: Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn

bó với nhau, tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác
định. Sự thay đổi sự vật, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự thay đổi sự vật hiện tượng
khác, và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến một sự vật, hiện tượng khác nữa. Do đó, khi nhận
thức về một vấn đề, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét
sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ rồi vội vàng kết luận bản chất và quy luật của chúng. Vì
vậy, để nhận thức đúng đắn một vấn đề phải đặt chúng trong mối liện hệ giữa các bộ phận,
giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng đó, trong sự tác động qua lại giữa
sự vật đó với sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, trên cơ sở đó ta
mới nhận thức đúng và đầy đủ một vấn đề.
Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống, con người không
ngừng hoàn thiện bản thân mình, và để tồn tại trong xã hội con người phải có tri thức. Con
người tiếp nhận kiến thức thông qua quá trình học tập, học trong nhà trường, học ngoài xã
hội. Tri thức con người tiếp nhận bao gồm tri thức tự nhiên và tri thức xã hội. Có như vậy,
con người mới phát triển một cách toàn diện.
2- Cơ sở thực tiễn
Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học thuộc lĩnh vực
khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…để tạo thành môn học mới, với hình
thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Xu hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm
tích hợp nhưng không tạo môn học mới. Đại diện cho xu hướng này là Cộng hòa Liên bang
Đức; Hà Lan…
Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một số môn
học của trường tiểu học.Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn Tự nhiên – xã
hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1
đến lớp 5. Cho đến nay việc nghiên cứu quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học chưa
được thực hiện một cách hệ thống, đầy đủ, đặc biệt là ở bậc trung học. Tuy nhiên trong những
năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào môn học.
Khi thực hiện môn học tích hợp có ưu điểm sau: Làm cho qua trình học tập có ý nghĩa;
Xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn; Dạy học sử dụng kiến
thức trong tình huống; Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học; Tránh những kiến thức, kỹ
năng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; Có điều kiện phát

triển kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên khi thực hiện môn tích hợp cũng gặp phải những khó
khăn như: Còn mới đối với các nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, tâm lý
học sinh và phụ huynh cũng như các nhà khoa học của mỗi bộ môn; Các chuyên gia, các nhà
sư phạm đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, các chuyên viên phụ trách môn học, họ
khó có thể chuyển đổi từ chuyên môn sang lĩnh vực mới cần sự kết hợp với chuyên ngành
2
khác mà họ đã gắn bó; Giáo viên và các cán bộ thanh tra, chỉ đạo thường gắn theo môn học,
không dễ gì có thể yêu cầu họ thực hiện chương trình tích hợp các môn học; Phụ huynh học
sinh và những người lớn khó có thể ủng hộ những chương trình khác với chương trình mà họ
đã được học.
3- Thực trạng của vấn đề dạy học liên môn hiện nay:
Thực trạng của vấn đề dạy học liên môn hiện nay có những nét chính sau:
Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm
dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Giáo
viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng quan niệm dạy học này là số
học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ tự nhiên ngày càng nhiều
hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở”.Tuy nhiên, việc vân dụng quan niệm
dạy học này cũng gặp phải những khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạn
chế, thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho các môn thì ít; đời sống của
giáo viên còn thấp. Học sinh ít hứng thú với các môn xã hội.
Mặc dù, quan niệm dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy lịch sử, song
hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa
phát huy được tính tích cực trong học tập.
Vì vậy với chuyên đề này, không tham vọng gì nhiều, chúng tôi chỉ muốn đưa ra một
số nội dung cơ bản, trong việc vận dụng kiến thức của các bộ môn cụ thể để giải quyết vấn đề
nảy sinh trong quá trình dạy học.
III- Những vấn đề cụ thể áp dụng kiến thức liên môn vào các môn học:
1- Những vấn đề cụ thể áp dụng kiến thức liên môn vào các môn học:
Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm các
môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa,

Sinh, Địa…và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử GDCD, Mỹ thuật… Giữa các bộ môn trong
nhóm có quan hệ với nhau. Ví như giữa Văn Học và Lịch Sử có liên hệ, kiến thức môn này sẽ
hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có
thể nhận thức một cách rõ ràng, như khi học tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, học sinh sẽ
hiểu về những thuế, những sưu mà nhân dân phải gánh chịu, hiểu được những chính sách áp
bức, bóc lột của thực dân Pháp, đặc biệt hiểu và thông cảm sâu sắc cho tình cảnh người nông
dân Việt Nam, làm việc cực nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ
sống, mà tôi nghĩ là bằng ngôn từ của mình giáo viên khó có thể khắc họa hết những tủi nhục,
những đắng cay mà người dân phải gánh chịu trong thời kỳ pháp thuộc. Và cũng khó tìm thấy
một ngôn từ nào để diễn tả cho hết sức mạnh như vũ bão của quân ta trong cuộc kháng chiến
chống quân Minh xâm lược hơn những lời thơ của Nguyễn Trãi:
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ
( Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
Nguợc lại, Lịch sử cũng góp phần giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Văn Học, như
phải hiểu hoàn cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ thuật
cũng như nội dung sâu sa mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì. Hay như giữa môn Địa Lí
và lịch sử chẳng hạn, điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử các nước,
hiểu được vị trí địa lí, hiểu được quy luật lên, xuống của thủy triều thì ta sẽ giải thích được vì
sao quân dân ta lại ba lần đánh thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng. Nói về sự hỗ trợ
của Lịch sử đối với các môn học khác, G. Elton đã nói “Nhà sử học cũng có thể dạy cho các
khoa học khác rất nhiều điều. Anh ta có thể giúp các khoa học này hiểu thế giới quan của
3
nhiều phương án xây dựng sơ đồ, vạch rõ những mối quan hệ tương hỗ mà một chuyên môn
hẹp khó nhận thấy, giúp các khoa học xã hội hiểu rằng đối tượng mà chúng có quan hệ là
những con người. Trong khi tiếp nhận các khoa học khác tính chính xác và tầm rộng của sự
khái quát, đồng thời Lịch Sử có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng cách xây dựng một
thái độ nghiêm túc đối với các tài liệu và tránh những khái quát không có cơ sở vững chắc”

Ví dụ: Khi dạy về chiến dịch điện biên phủ, để học sinh hiểu rõ thời gian diễn ra chiến
dịch và hiểu thêm về những gian khổ, hy sinh mà quân đội và nhân dân ta đã trải qua, giáo
viên chỉ cần đưa một số câu thơ minh họa sau: Từ ngày 13/3/1954 ta bắt đầu tấn công Điện
Biên Phủ:
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,
ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt.
Máu trộn bùn non
gan không núng
chí không mòn! ( Tố Hữu),
Cho đến trưa ngày 7/5/1954, ta đã giành thắng lợi vẻ vang:
“Cờ quyết chiến quyết thắng
Tung bay trên nóc hầm
Chiều mồng bảy tháng năm
Một chiều hè lịch sử”
( Bài thơ: Một chiều hè lịch sử - SGK lớp 1 những năm chưa cải cách).
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”…
(Trích trong bài thơ: Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu).
Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau, như môn
Vật Lí bằng phương pháp phóng xạ cacbon đã giúp xác định niên đại các di vật cổ xưa. Hóa
Học, sinh học, toán học còn giúp cho môn ngữ văn giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các
văn bản nhật dụng. Ví dụ như: Khi giảng bài “ Ôn dịch thuốc lá”, gv có thể dùng kiến thức
hóa học để làm rõ các chất có trong thuốc lá; kiến thức môn sinh để thấy chất độc có trong
thuốc lá có hại cho sức khỏe con người như thế nào? Các phép tính còn giúp cho các em thấy
được hút thuốc lá không những có hại cho sức khỏe mà còn tiêu tốn tiền bạc; Môn GDCD
giúp các em hiểu được tác hại từ hút thuốc lá dẫn đến hủy hoại về đạo đức, nhân cách…
- Hay dạy học liên môn giữa môn lịch sử với môn Mỹ thuật. Đây là một phương pháp
dạy học hiện đại trong dạy học Lịch Sử, giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt áp
dụng vào giảng các bài tìm hiểu về văn hóa xã hội các thời kỳ lịch sử. Ví dụ như bài “Phong
trào văn hóa phục hưng” Giáo viên có thể đưa ra những tranh, ảnh thể hiện hiện nội dung của

phong trào văn hóa Phục Hưng, sau đó sẽ giải thích về những nội dung được thể hiện trong
tranh. Cuối cùng, đặt một số câu hỏi giúp hs nhận thức vấn đề và rút ra kết luận cần thiết.
- Hoặc chúng ta có thể liên hệ các khái niệm vật lí liên quan đến môi trường như:
tiết kiệm, hiệu suất, năng lượng, phân loại năng lượng, phân loại nguồn gốc năng lượng, năng
lượng tái sinh và không tái sinh. Liên hệ kiến thức vật lí liên quan đến các yếu tố tác động
đến sự suy thoái và ô nhiễm môi trường: Liên hệ kiến thức vật lí đến sự biến đổi khí hậu toàn
cầu : hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan… Liên hệ các kiến thức vật lí đến các hành
động bảo vệ môi trường như : các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (trong phần sóng âm),
các biện pháp tiết kiệm năng lượng, các biện pháp chống thất thoát nhiệt lượng, năng lượng;
các biện pháp tiết kiệm vật dụng, tăng hiệu suất và tuổi thọ của các thiết bị.
4
- Và đặc biệt là ta có thể giải thích câu tục ngữ bằng kiến thức hóa học: Ví dụ: “ Nước
chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?
Như chúng ta đã biết: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO
3
(Canxi cacbonat). Khi gặp
nước mưa và khí CO
2
(Cacbonic) trong không khí, CaCO
3
sẽ chuyển hoá thành Ca(HCO
3
)
2
(muối Canxit hidrocacbonat). Theo Phương trình Hóa học sau:
CaCO
3
+ CO
2
+ H

2
O → Ca(HCO
3
)
2
Tức là: Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO
3
)
2
, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì
cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị
bào mòn dần.
Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua. Do hiện
tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này. Hiểu được điều này giúp
học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất
gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường. Giáo viên có thể liên hệ vấn đề này ở phần “Muối
cacbonat ”(Tiết 39 hóa lớp 9).
2- Một số phương pháp dạy học tích hợp:
Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, chúng tôi đã đưa ra một số phương pháp
để dạy học tích hợp như sau:
- Dạy học theo dự án
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực địa
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ tư đó là:
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV
tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích
cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ
năng và đạt được nhũng mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học

đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình
huống có vấn đề”
Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS những
khó khăn về lý thuyết hay thực tiễn mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải
ngay tức khắc bằng một thực giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để
biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều khiển kiến thức sẵn có.
Đây chính là một trong những hình thức dạy học vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết những vấn đề đặt ra trong bài học.
IV- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng k/thức liên môn theo quan điểm tích hợp:
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề cương kiến
thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các
hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát
triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn.
Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy
học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp
nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống
trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh
bài học một cách tích cực và sáng tạo.
Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến
thức các bộ môn có liên quan.
5
Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu
trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời
mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh , trên cơ sở bảo đảm
được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải làm rõ
những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua phân tích, chiếm lĩnh bài văn;
mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các bộ môn
khác.
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp phải chú trọng

thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận
dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua
đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn
chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp.
V- Tổ chức giờ học vận dụng kiến thức liên môn trên lớp:
Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động
của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo viên giữ
vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một
chiều. học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm
thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến
thức. Ví dụ trong văn học, ta phải chuyển tác phẩm của nhà văn vào trong tư duy, cảm xúc
của mình, biến tác phẩm thành thế giới tinh thần, tình cảm của riêng mình để tự nhận thức, tự
giáo dục và phát triển theo mục đích định hướng giáo dục của giáo viên.
Tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên phải chú
trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ bản,
quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năng
truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói
quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy, khả
năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo của học sinh.
Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học
không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ
giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực cho
học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức
về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc
phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý và khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ
năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp.
* Tóm lại, “Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn cần được hiểu toàn diện
và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy
học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp
trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong

hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy
học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh,
phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho HS thì các em mới tự tin và học tốt được.
Trên đây là một số vấn đề về lý luận của việc dạy học liên môn. Để hiểu rõ thêm
những vấn đề đã nêu, chúng tôi áp dụng vào một bài dạy cụ thể đó là tiết 45 “ Ôn dịch thuốc
lá” môn ngữ văn lớp 8.
6
PHẦN II: Một tiết dạy thực hành
Tiết 45: Văn bản: Ôn dịch, thuốc lá
(Nguyễn Khắc Viện)
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Biết cách đọc -hiểu, nắm bắt các vấn đề xã hội trong một văn bản nhật dụng.
- Có thái đội quyết tâm phòng chống thuốc lá
- Thấy được sức thuyết phục bởi sự kết hợp chặt chẽ phương thức lập luận và thuyết
minh trong văn bản.
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1/. Kiến thức
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người
và đạo đức xã hội.
- Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to
lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
- Tác dụng của việc kết hợp các p/ thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
2/. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời
sống xã hội.
3/. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá hiện nay.
- Học sinh: soạn bài theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản sgk, tìm hiểu các thông tin

về hút tác hại của thuốc lá.
III/. Tiến trình dạy học.
1/. Ổn đinh lớp:
2/. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3/. Bài mới (2’)
Các em thường quan sát những người thân trong gia đình mình như: bố, mẹ, anh trai,
các bác, các chú… các em thầy họ có hút thuốc không? Như vậy số người hút thuốc lá rất
nhiều điều đó đã trở thành một thói quen, một thú vui, thậm chí có thể xem là một phần của
phong tục tập quán, một phần văn hoá của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nhiều bạn
học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng đã biết hút thuốc lá, thế nhưng việc hút thuốc lá
lại vô cùng có hại cho sức khoẻ con người. Các em sẽ được hiểu rõ hơn về tác hại và các
chiến dịch chống thuốc lá qua nội dung bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
? Em hãy cho biết đôi nét về tác giả?
- Ông quê ở Hà Tĩnh, đỗ bác sĩ ở Pháp trong những
năm 40 của thế kỉ XX, ông tham gia hoạt động văn
hóa và giáo dục, hoạt động xã hội là người có đóng
góp lớn đối với ngành tâm lý ở nước ta nhiều tác
phẩm của ông viết về phòng bệnh và chữa bệnh là
bài học bổ ích cho mọi người. Năm 2000 được truy
tặng giả thưởng nhà nước cho quyển “Việt Nam một
thiên lịch sử”.
Giáo viên giới thiệu về tác phẩm
Gv : Ông đã viết nhiều cuốn sách có giá trị về khoa
học, xã hội trong đó có cuốn cuốn “ Từ thuốc lá đến
ma túy- Bệnh nghiện” Xuất bản năm 1992. “Ôn dịch
thuốc lá” là 1 văn bản của cuốn sách này. Tgiả viết
Nội dung
I.Giới thiệu chung (15’)
1.Tác giả:

Nguyễn Khắc Viện (1913- 1997)là một
bác sĩ, nhà báo, nhà văn.
2. Tác phẩm
- Trích trong cuốn “ Từ thuốc lá đến
ma túy - Bệnh nghiện” Xuất bản năm
1992
7
bài này để ủng hộ chủ trương cấm hút thuốc lá của
Nhà nước.
- GV đọc mẫu 1 đoạn rõ ràng, mạch lạc chú ý những
dòng in nghiêng cần đọc chậm phù hợp: tôi hút, tôi
bị bệnh, mặc tôi .
- Gọi học sinh đọc: HS đọc tiếp

hết (2hs)
GV : Nhận xét.
Giáo viên giải nghĩa một số từ thuộc môn sinh như
niêm mạc, nang phổi, vi khuẩn. Môn hoá như
Hắc ín, nicotin
Hs chú ý các chú thích 1,2,3,5,6,9.
? Dựa theo trình tự văn bản em có thể chia thành
mấy phần, nội dung cụ thể từng phần là gì?
Hs : 3 phần:
GV: (Đưa bố cục lên máy chiếu)
Phần 1: từ đầu đến ->AIDS: Thông báo về nạn dịch
thuốc lá.
Phần 2: tiếp -> con đường phạm pháp: Tác hại của
thuốc lá
- Phần 3: còn lại: Kiến nghị chống thuốc lá.
Bố cục trình bày theo trình tự, lập luận rõ ràng, có

tính thuyết phục cao.
? Theo em văn bản thuộc kiếu loại văn bản nào?
Văn bản nói về vấn đề gì?
Hs :Văn bản nhật dụng, Thuyết minh vấn đề khoa
học xã hội.
? Em hiểu như thế nào về đầu đề của văn bản
''Ôn dịch thuốc lá''
Hs : Trả lời
Gv Trình chiếu: Ôn dịch: chỉ chung các loại bệnh
nguy hiểm lây lan rộng làm cho người chết hàng
loạt. Là 1 tiếng chửi rủa (Đồ ôn dịch) nhằm tẩy chay
dịch bệnh .
- Các em đã thấy tác giả đã dùng dấu phẩy trong
nhan đề của văn bản theo lối tu từ mục đích là để
ngắt giọng, nhấn mạnh sắc thái biểu cảm, bộc lộ ý
vừa căm tức vừa ghê sợ “Thuốc lá mày là đồ ôn
dịch”.Chỉ dịch thuốc lá là loại dịch bệnh nguy hiểm
lây lan rộng.
- Nếu bỏ dấu phảy hoặc thay bằng tên khác “Thuốc
lá là một loại ôn dịch” nội dung không sai nhưng
tính chất biểu cảm không rõ bằng khi dùng dấu phảy
giữa hai cụm từ.
Để hiểu rõ hơn về nạn dịch này cô trò ta cùng phân
tích nội dung văn bản.
HS: Các em quan sát đoạn 1 của văn bản
? Trong phần mở đầu văn bản đã đưa ra thông
tin gì? Giáo viên gợi ý thêm là các nạn dịch nào?
Hs :Trả lời.
Gv : Có nhiều ôn dịch xuất hiện, nạn dịch tả hoành
3. Đọc, chú thích

4. Bố cục: 3 phần
II. Phân tích
1. Lời thông báo về nạn dịch thuốc
lá (5’)
8
hành năm 1945 ở nước ta với người chết hàng loạt
đã diệt được, dịch AIDS ở Châu Phi và thế giới
khiến nhiều người mắc chưa tìm ra giải pháp nay lại
thêm dịch thuốc lá. Các em hãy xem một số hình ảnh
minh hoạ về nạn dịch thuốc lá:
(Hình ảnh trình chiếu minh hoạ nạn dịch hút
thuốc lá)
? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật tiêu biểu
nào trong đoạn này.
Nghệ thuật so sánh ( Hơn, Như )
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trên là gì?
NT so sánh nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của đại dịch
này đi từ chung đến riêng, từ xa đến gần. Sử dụng
các từ thông dụng của ngành y tế.
Gv : Như vậy thuốc lá đã trở thành một nạn dịch lớn
ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới. Gọi là ôn
dịch bởi nó đã gây ra nhiều tác hại cho con người và
cũng khó kiểm soát, sau đây cô trò ta cùng tìm hiểu
tác hại của thuốc lá.
Gv :Tác giả trích lời củaTrần Hưng Đạo “Nếu
giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ
là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” để cảnh báo
thuốc lá là một kẻ thù nguy hiểm. Nên cần phải hành
động kịp thời nhưng bền bỉ, lâu dài, mượn lối nói so
sánh. Dâu ví với người, sức khoẻ con người, tằm so

sánh với khói thuốc lá để gây ấn tượng mạnh, tạo sức
thuyết phục trong việc thuyết minh tác hại của thuốc
lá.
? Vậy tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên
những phương diện nào?
Hs : - Sức khoẻ
- Kinh tế
- Đạo đức cá nhân và cộng đồng
? Trước hết em hãy cho biết các chất có trong
thuốc lá là gì?
Hs : Khói thuốc chứa nhiều chất độc: chất hắc ín,
chất ô- xit -các bon, chất nicôtin.
Gv:Vận dụng kiến thức của bộ môn hoá học để
giải thích cho HS về các chất có trong thuốc lá
(Đưa vào máy chiếu ).
- Hàng vạn công trình nghiên cứu đã phát hiện tới
trên 4000 chất hoá học trong khói thuốc lá có khả
năng gây hại cho sức khoẻ con người.
- Nicotin: Dưới dạng tinh khiết đó là 1 chất lỏng
trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ bị oxy hóa
trong không khí và trở nên có màu xám bẩn. Nicôtin
dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể
qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da.
- Hắc-ín: Chất đen thu được khi chưng cất dầu
mỏ hay than đá, dùng để sơn hoặc rải đường, làm
- Một số ôn dịch: Dịch hạch, dịch tả đã
diệt được. Đại dịch AIDS khủng khiếp
chưa tìm được giải pháp.
- Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khỏe và
tính mạng loài người còn nặng hơn

bệnh AIDS và các loại dịch bệnh khác.
-NT: So sánh, vào đề khéo léo, thông
báo ngắn gọn chính xác.
->Nhấn mạnh hiểm hoạ của nạn dịch
thuốc lá.
2.Tác hại của việc hút thuốc lá (20’)
9
phổi và các ống dẫn của nó đọng cáu ghét dẫn đến
các bệnh về họng xuyên thấm vào phổi.
- Ô-xít cacbon(CO2): Chất nhẹ hơn không khí một
ít, là chất khí không màu, không mùi, không vị, làm
thay đổi thành phần của máu, đi khắp nơi cùng máu,
làm cho máu đặc thêm khiến cho sự vận chuyển
nghẽn tắc đó là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim.
Còn có trong các đám cháy như: Đốt lò (lò vôi, lò
gạch, lò sưởi, khói bếp). Khí thải của động cơ đốt
trong, phương tiện giao thông. Các chất này cùng với
nhiều chất thải khác còn gây ô nhiễm môi trường.
Trong khói thuốc lá nồng độ ngộ độc cao vì ta trực
tiếp hút vào cơ thể.
? Tác giả đưa ra những chứng cứ nào để người
đọc hiểu được tác hại của thuốc lá đối với người
hút?
Hs : Trả lời.
? Đối với người không hút mà ngồi bên cạnh thì
thuốc lá có ảnh hưởng gì?
Hs : Đầu độc người xung quanh đau tim mạch, ung
thư, đẻ non, thai nhi yếu, khuyết tật bẩm sinh
GV Nên có lời nhận xét: “hút thuốc lá cạnh một
người đàn bà có thai quả là một tội ác” quả là không

sai. Chúng ta không thấy nó làm chết người ngay mà
nó găm nhấm từ từ. Theo điều tra của bệnh viện K
thì 80% người ung thư phổi và vòm họng là do thuốc
lá. Hay ở bệnh viện tim mạch có bệnh nhân bị tắc
động mạch phải cắt từng ngón chân, chết đột xuất do
nhồi máu cơ tim
? Em có nhận xét gì về câu nói: Tôi hút, tôi bị
bệnh, mặc tôi?
Hs : Kẻ thiếu hiểu biết, ích kỉ, vô trách nhiệm. Hơn
nữa khói thuốc, đầu lọc hút thừa, bã thuốc lào vứt
bừa bãi đều gây ô nhiễm môi trường.
Gv : Các em hãy quan sát trên màn hình những
hình ảnh sau đây. (Trình chiếu minh hoạ hình ảnh
về tác hại thuốc lá).
?Thuốc lá không chỉ nguy hại sức khoẻ mà con
ảnh hưởng đến đạo đức con người như thế nào?
Gv : Vận dụng kiến thức của bộ môn GDCD để giải
thích cho hs về các tệ nạn XH. (Đưa vào máy chiếu).
- Theo tính toán trên toàn thế giới cứ 8 giây lại có
một người vĩnh viễn ra đi do hậu quả của thuốc lá.
- Tỉ lệ hút thuốc lá ở các thành phố lớn ở nước ta
ngang với thành phố ở châu Âu- Mĩ. Thanh niên tập
hút, nhận thức về bản thân còn thấp. Nên từ hút
thuốc lá có thể gây ra những hành vi lệch chuẩn với
các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, pháp luật
gây hậu quả xấu (cờ bạc, ma tuý, mại dâm, trộm cắp)
- Trong gia đình nhiều bố mẹ hút điều đó là nêu
a. Huỷ hoại sức khoẻ.
- Mắc các bệnh về họng, phế quản,
nang phổi gây ho hen , ung thư.

- Làm tắc động mạch gây huyết áp cao,
nhồi máu cơ tim.
- Khói thuốc còn đầu độc người xung
quanh khiến họ cũng mắc bệnh hiểm
nghèo, có thể tử vong. Đặc biệt nguy
hiểm đối với thai nhi.
-> Khói thuốc chính là kẻ giết người,
gây tội ác một cách vô hình.
b. Làm ảnh hưởng kinh tế, huỷ hoại
nhân cách con người, .
- Thanh thiếu niên nước ta hút nhiều,
để có tiền hút thuốc sinh ra các tệ nạn.
- Từ nghiện thuốc đến nghiện ma tuý
dẫn đến con đường phạm tội.
10
gương xấu cho con. Theo điều tra của Trạm y tế trên
địa bàn ta tỉ lệ hút thuốc lá cao chiếm 60% dân số.
? Vậy ở trường ta em đã thấy có bạn nào hút
thuốc lá chưa, nếu có em sẽ làm gì?
Hs : Chúng ta phải ngăn chặn, nhắc nhở phân tích tác
hại của thuốc lá cho bạn hiểu, báo nhà trường, gia
đình xử lí.
? Không những ảnh hưởng đến sức khoẻ, mà còn
về kinh tế vì sao?
Hs: Sưu tầm các loại bao thuốc lá và áp dụng bộ môn
Toán để tính giá tiền trong một năm thiệt hại kinh tế
bao nhiêu.
Gv: (Đưa lên máy chiếu)
- Số tiền 1 đô la/ 1 bao (Mĩ)
15000đ / 1 bao (VN) một bao thuốc lá ở Mĩ

và VN ta thấy số tiền chi cho việc hút thuốc lá ở VN
là rất lớn, muốn có thuốc hút người nghiện sẽ bất
chấp đạo đức: Ăn cắp và dẫn đến nghiện ma tuý là
con đường rất ngắn.
- Ví dụ: 1 bao thuốc trị giá 10.000 đ, 1 người 1 ngày
hút bình quân 1 bao.
+ 10.000 đ x 30 ngày x 12 tháng = 3.600.000đ.
+ 15.000đ x 30 ngày x 12 tháng = 5.400.000đ
+ 20.000đ x 30 ngày x 12 tháng = 7.200.000đ.
Ở Việt Nam hằng năm số người hút thuốc lá đã lên
khoảng 2 triệu người: Năm 2003 tiêu tốn khoảng
8.200 tỷ đồng. Sau 3 năm 14.000 tỷ đồng. Nếu số
tiền này không chi cho việc mua thuốc độc như
thuốc lá thì sử dụng được rất nhiều việc có ích: Cải
thiện cuộc sống gia đình giúp đỡ những hoàn cảnh
khó khăn.
? Tác giả thuyết minh bằng phương pháp nào.
Hs : Trả lời.
? Em có nhận xét gì về tác hại của thuốc lá đối với
con người.
Hs : Trả lời.
Gv:Tg nêu tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng để
bác bỏ sai lầm “Tôi hút bị bệnh mặc tôi”.
- Thuốc lá có nhiều tác hại cho con người nên các
nước đã có nhiều hành động cụ thể. Các em chú ý
phần cuối văn bản.
? Em hãy cho biết phần cuối văn bản cung cấp
thông tin gì?
Hs : Trả lời.
? Các nước đã làm gì khi ôn dịch thuốc lá đang

lan rộng.
Hs : Hoạt động nhóm (3 nhóm 2’ ) cùng tìm hiếu về
chiến dịch chống thuốc lá.
- Chiến dịch chống thuốc lá: tất cả các hoạt động
thống nhất và rộng khắp của XH nhằm chống lại một
- Nêu gương xấu cho người khác.
- Tốn kém về tiền bạc.

->Thuyết minh so sánh bằng số liệu,
dẫn chứng thuyết phục người đọc.
=> Thuốc lá huỷ hoại nghiêm trọng
sức khoẻ con người, thiệt hại về kinh
tế.
3. Kiến nghị chống thuốc lá (5’)
Các nước đã tiến hành Chiến dịch
chống thuốc lá:
- Hành động chống thuốc lá:
+ Cấm hút thuốc nơi công cộng.
+ Phạt nặng những người vi phạm.
+ Cấm quảng cáo thuốc lá trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
11
cách hiệu quả “Ôn dịch thuốc lá”.
Gv : Cung cấp thêm thông tin bằng hình ảnh
chiến dịch chống thuốc lá trên máy chiếu .
? Vì sao tác giả đưa những dẫn chứng chống dịch
thuốc lá ở 1 số quốc gia so với nước ta như vậy ?
Hs: Tuyên truyền mạnh mẽ, cổ vũ, so sánh để thấy
được những việc làm thiết thực nhằm loại trừ nạn
dịch của họ.

Gv: Ở Bỉ rất nặng khi vi phạm lần thứ nhất 40 đô la,
lần 2 là 500 đô la.
Ở nước ta cũng làm nhưng chưa hiệu qủa, đã cấm
quảng cáo, cấm hút nơi công cộng, cấm trẻ dưới 18
tuổi hút, bán phải được cấp giấy phép.
? Trong phần kết này tác giả sử dụng những
phương pháp thuyết minh nào?
Hs :Thuyết minh bằng trình bày,giải thích phân tích
số liệu, dẫn chứng.
? Vậy em có nhận xét gì về thái độ của tác giả qua
chiến dịch này ?
- Cổ vũ kêu gọi tất cả mọi người hãy cùng tham gia
vào chiến dịch, tin ở sự chiến thắng, khẳng định
chúng ta không thể đứng ngoài cuộc. Nước ta còn
trong tình trạng nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh
trùng gây ra, sốt rét việc chống lại chiến dịch này
càng phải mạnh mẽ, quyết liệt hơn.
? Em hiểu gì về thuốc lá sau khi học xong văn bản
này.
- Đây là một ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến
sức khoẻ, kinh tế, đạo đức con người.
- Cần quyết tâm chống nạn dịch này, cần vân động
thuyết phục động viên những người thân trong gia
đình hoặc xóm giềng, bạn bè từ bỏ thuốc lá.
? Em hãy nhắc lại nội dung văn bản là gì: Hs:
Thuốc lá là ôn dịch gây hại cho sức khoẻ, lối sống,
nhân cách cộng đồng nên cần quyết tâm chống lại.
? Theo em bài viết có sức thuyết phục người đọc
bởi những biện pháp nghệ thuật nào?
Hs : VB thuyết minh bằng biện pháp: So sánh độc

đáo, nêu số liệu, thống kê, phân tích.
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ
*Trong thực tế hiện nay tình trạng hút thuốc lá ở
một số người thân, bạn bè quen biết cũng nhiều. Kết
hợp với bài tập 1(sgk-122). Cô chia lớp thành 3
nhóm yêu cầu:
- N.1: Nêu ra n. nhân người thân hút thuốc lá gì.
-Nhóm 2: Nêu ra nguyên nhân bạn bè hút là gì.
- Nhóm 3: Hậu quả việc hút thuốc ở lứa tuổi thanh,
thiếu niên.
Hs: Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu
Gv : Nhận xét đưa đáp án trình chiếu:

- Hành động tuyên truyền:
+ Pa nô, Khẩu hiệu chống thuốc lá.
+ Tuyên truyền qua các phương tiện
thông tin đại chúng
+ Tổ chức diễu hành chống thuốc lá
-> Phương pháp thuyết minh, so sánh,
nêu số liệu.
=>Tuyên truyền, cổ vũ, thuyết phục
bạn đọc tin vào chiến thắng ở chiến
dịch này.
12
Câu 1: Tập hút theo, theo thói quen, có chuyện
buồn, ngồi vui chuyện, khó ngủ, suy nghĩ việc quan
trọng. Địa vị xã hội, Vui nể bạn, lịch sự xã giao,
lòng tự trọng thấp.
Câu 2: Bắt chước, thử tò mò, ra vẻ người lớn thiếu
sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, chưa biết nhận

thức.
Câu 3: Viêm họng mãn tính, khó thở, ho hen, vàng
răng, quần áo hôi, hình thành thói quen xấu, nghiện
ngập, phạm pháp
* Ghi nhớ sgk(122)
4. Củng cố: (3’)
Gv : Củng cố toàn bộ nội dung của bài bằng đưa bản đồ tư duy lên máy chiếu để các em
quan sát và tư duy lại toàn bộ nọi dung bài học.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm vững nội dung văn bản.
- Làm bài tập 2 (tr122). Đọc văn bản trong phần đọc thêm số 2 sgk và ghi lại cảm nghĩ của
mình.
- Học sinh: Vận động thuyết phục người thân trong gia đình quyết tâm không hút thuốc.
- Soạn ''Bài toán dân số''
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY.
13
PHẦN III
Hoạt động kiểm tra kiến thức của học sinh
với chủ đề “ Tác hại của thuốc lá”.
1- Nội dung tập trung vào những kiến thức sau:
- Thuốc lá có những chất chủ yếu gì?
- Hút thuốc lá có hại như thế nào?
+ Có hại cho Sức khoẻ
+ Có hại cho kinh tế - xã hội
- Phải làm gì để chống thuốc lá.
Trên cơ sở những nội dung hoạt động như trên đã nêu, chúng tôi xây dựng các hình
thức hoạt động phù hợp với nội dung như sau:
2- Chuẩn bị:
+ Máy chiếu, Giấy A0, bút dạ, sáp màu, băng dính, bìa màu, giấy màu trang trí, Tài
liệu truyền thông

+ Trang trí: Chọn chủ đề buổi sinh hoạt, trang trí tít gọn nhẹ, đơn giản nhưng trang
trọng (Có thể chỉ trên giấy A0) hoặc dùng máy chiếu. Cụ thể như sau :
3- Tổ chức hoạt động :
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các chất có trong thuốc lá và tác hại của nó.
Hình thức tìm hiểu: Thông qua trò chơi “ Truyền tin”. - Thời gian 10 phút.
Mục đích: Hoạt động này nhằm tạo cho mỗi thành viên tham dự sinh hoạt có được sự
thân mật, cởi mở và gần gũi giữa các thành viên. Đồng thời thông qua trò chơi “ truyền tin”
này chúng ta cung cấp cho các thành viên những thông tin Những chất độc có trong thuốc lá
và tác hại của nó.
* Nội dung truyền tin vòng 1: 05 phút ( 10 điểm)
Câu thứ nhất: Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc như: chất hắc ín, chất a xit các
bon. chất nicôtin.
Câu thứ hai : Khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc và chất kích thích khác nguy hiểm
gây hại sức khỏe cho những người xung quanh.
* Nội dung truyền tin vòng 2 : 05 phút ( 10 điểm )
Câu thứ ba: Hắc ín: Là chất đen thu được khi chưng cất dầu mỏ hay than đá (nhựa
đường) gây ung thư phổi, ung thư vòm họng.
Câu thứ tư : CO và Nicotin làm tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, làm sức khỏe
giảm sút. Cách chơi:
- Chia tất cả các thành viên tham gia sinh hoạt của lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội chơi
gồm 5 em. Tin được truyền qua 2 vòng. Các thành viên trong mỗi đội được xếp thành 1 hàng
dọc. Người đứng đầu làm trưởng nhóm.
- Người hướng dẫn phát cho mỗi trưởng nhóm 1 tờ giấy trong đó ghi 1 nội dung về
Khái niệm các chất có trong thuốc lá và tác hại của nó. Người trưởng nhóm đọc nội dung
được ghi trong đó ( Đọc bằng mắt, đọc song, hướng dẫn viên thu lại ). Sau đó người trưởng
nhóm nói thầm vào tai người đứng sau mình nội dung câu vừa đọc. Tiếp theo người thứ hai
lại nói thầm vào tai người thứ 3 đứng sau mình. Cứ thế nội dung tin được truyền đến người
cuối cùng của nhóm.
- Người cuối cùng sẽ phải lên bảng ghi câu mình vừa nghe được vào cột của nhóm
mình.( Trên bảng được chia thành 2 cột tương ứng với 2 đội chơi ).

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CÁC CHẤT CÓ TRONG THUỐC LÁ
Nhóm 1 Nhóm 2
- Hướng dẫn viên tổng hợp kết quả trả lời của 2 đội chơi, cho điểm và kết luận đội
thắng, đội thua
14
Hoạt động 2: Cho hs xem 2 video thí nghiệm về độc tố có trong thuốc lá 5 phút
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm về tác hại của thuốc lá (15 phút)
Chia 2 nhóm ( 10 điểm)
Đưa ra 2 yêu cầu : - Nhóm 1 :Thảo luận tác hại về sức khoẻ .
- Nhóm 2 : Thảo luận tác hại về kinh tế, xã hội.
Vẽ trên giấy Ao ( mỗi nhóm 1 tờ ) Hình thức bản đồ tư duy. Các nhóm thảo luận sau
đó viết vào các nhánh những kiến thức mà mình biết.
HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN NHÓM VỀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
Nhóm 1 Nhóm 2
Nội dung kiến thức cần ghi :
- Tác hại về sức khoẻ ( Hút thuốc lá):
+ Gây ung thư phổi, vòm họng; + Gây tắc nghẽn phổi mãn tính
+ Gây chảy máu não.
+ Có hại cho thai nhi, trẻ nhỏ (Xẩy thai, sinh thiếu tháng).
- Tác hại về kinh tế, xã hội:
+ Lãng phí, tốn kém tiền bạc. + Nghiện hút – Ma tuý – HIV-AIDS
+ Hút thuốc dẫn đến trộm cắp. + Dẫn đến tù tội
* Hoạt động 4: Cho học sinh xem video tác hại của thuốc lá (HĐ 3),
xem các hình ảnh các bệnh do hút thuốc lá, tư liệu về kinh tế - xã hội ( 5 phút)
- Ung thư phổi
Ví dụ:
- Ung thư vòm họng
- Gây Chảy máu não
15
- Sảy thai. Sinh thiếu tháng

16
- Số liệu chứng minh.
Tệ nạn xã hội:
17
THEO BÁO CÁO CỦA BỘ Y TẾ VÀ TỔ CHỨC
Y TẾ THẾ GIỚI.
- Hằng năm trên thế giới có khoảng 5 triệu
người chết vì thuốc lá .
- Dự báo đến 2020 có khoảng 10 triệu người
chết do thuốc lá.
- Ở nước ta tỉ lệ hút thuốc ở :
Nam : 56 % Nữ : 3,4 %
Tốn kém về tiền bạc:
Tốn kém về tiền bạc:
Nếu dùng phép tính để tính thử thì:
Nếu dùng phép tính để tính thử thì:
- Một người mỗi ngày bình quân hút 1 bao thuốc trị
- Một người mỗi ngày bình quân hút 1 bao thuốc trị
giá 10. 000 đ. Thì một năm người đó tiêu hết bao
giá 10. 000 đ. Thì một năm người đó tiêu hết bao
nhiêu tiền cho hút thuốc lá:
nhiêu tiền cho hút thuốc lá:


10.000 đ x 30 ngày x 12 tháng = 3.600.000 đ.
10.000 đ x 30 ngày x 12 tháng = 3.600.000 đ.


3.600.000 đ x 1000 người
3.600.000 đ x 1000 người

=
=
3.600.000.000 đ
3.600.000.000 đ
-Hằng năm ở Việt Nam có khoảng hơn 2 triệu người
-Hằng năm ở Việt Nam có khoảng hơn 2 triệu người
hút thuốc. Năm 2003 tiêu tốn khoảng 8.200 tỉ đồng
hút thuốc. Năm 2003 tiêu tốn khoảng 8.200 tỉ đồng
.
.
- Sau 3 năm, số tiền tiêu tốn cho hút thuốc lá đã tăng
- Sau 3 năm, số tiền tiêu tốn cho hút thuốc lá đã tăng
lên 14.000 tỷ đồng.
lên 14.000 tỷ đồng.
* Hoạt động 5 : Phải làm gì để chống thuốc lá (10 phút)
Trò chơi đúng - sai (60 điểm)
Hình thức : Chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm xếp thành 1 hàng dọc.
Cách chơi : HDV nêu câu hỏi, các thành viên có 10 giây để suy nghĩ. Khi HDV hô hết
giờ thì các thành viên nếu ai cho câu đó là đúng thì giơ tay, nếu ai cho câu đó là sai thì
không giơ tay. Mỗi người trả lời đúng thì được 1 điểm.
- Sau mỗi câu, HDV đều phải cung cấp đáp án đúng và cho điểm các nhóm = cách đếm
số người giơ tay của cá nhóm. Cuối cùng nhóm nào có nhiều người giơ tay là được điểm.
Các câu hỏi .
Câu hỏi và đáp án Trả lời
- Câu 1 : Trong bài “Ôn dịch thuốc lá” Tác giả coi thuốc lá như một ôn dịch
(đúng hay sai)
Đ
18
- Đáp án: - Tác giả coi thuốc lá là một loại dịch bệnh nguy hiểm, lây lan rộng.
dùng từ ôn dịch là để tỏ thái độ nguyền rủa, tẩy chay dịch bệnh này.

- Câu 2 : Cần khuyến khích mọi người hút thuốc lá vì thuốc lá có lợi cho sức
khoẻ ( đúng hay sai )
- Đáp án : Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên khuyến khích
mọi người hút thuốc lá.
S
- Câu 3: Tuyên truyền chống thuốc lá bằng pa nô, áp phích ( đ. hay sai )
- Đáp án : Tuyên truyền chống thuốc lá bằng pa nô, áp phích là một hình thức
tuyên truyền có hiệu quả ở mọi lúc, mọi nơi.
Đ
- Câu 4: Ai hút thuốc lá thì kệ họ, không liên quan đến mình ( đ. hay sai )
- Đáp án : Vì mặc dù mình không hút, nhưng mình vẫn bị ảnh hưởng chất độc
của thuốc lá do người khác hút.
S
- Câu 5 : Cần ngăn chặn tình trạng buôn bán thuốc lá (đúng hay sai)
- Đáp án : Cần phải ngăn chặn tình trạng buôn bán thuốc lá để góp phần vào
chiến dich chống thuốc lá.
Đ
- Câu 6 : Tổ chức mít tinh, diễu hành chống thuốc lá ( đúng hay sai)
- Đáp án : Tổ chức mít tinh, diễu hành, thi vẽ tranh chống thuốc lá là hành
động đúng nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về tác hại của thuốc lá
Đ
- Câu 7 : Vận động bố, mẹ, người thân và những người xung quanh không hút
thuốc lá là ( đúng hay sai )
- Đáp án : Vận động bố, mẹ, người thân và những người xung quanh không
hút thuốc lá là việc làm đúng, cần phải tích cực vận động mọi người hưởng ứng
chiến dịch này.
Đ
- Câu 8: T.niên, thiếu niên hút thuốc lá mới là sành điệu ( đ. hay sai )
- Đáp án : Thanh thiếu niên không nên hút thuốc. Vì hút thuốc là con đường
dẫn đến nghiện hút ma tuý, trộm cắp, tù tội.

S
* Cho học sinh xem hình ảnh minh hoạ về các hình thức chống thuốc lá ở Việt
Nam cũng như trên thế giới.
Một là: Hình thức pa no, áp phích ở mọi nơi.
19
Hai là : Ngăn chặn nạn buôn bán thuốc lá.
Ba là: Diễu hành chống thuốc lá.
Bốn là: Thi vẽ tranh chủ đề chống thuốc lá.
20
Lưỡi hái tử
thần
Năm là: Vận động cha mẹ, người thân không hút thuốc lá.
Hơn 1.500 trẻ em tiểu học từ 8-11 tuổi ở Hà Nội đã tham gia chương trình can thiệp
“Trẻ em nói không với hút thuốc lá thụ động”, diễn ra từ tháng 8-2011 đến 5-2012. gần 90%
trẻ tin tưởng sẽ vận động thành công bố bỏ hút thuốc…
Sáu là: Bản thân không hút thuốc lá.
- Ngoài ra còn rất nhiều hình thức khác như: Đánh thuế cao những nhà sản xuất,
những người buôn bán thuốc lá; Ban hành luật cấm hút thuốc lá, cấm các phương tiện thông
tin, truyền thông quảng cáo thuốc lá…
* Hoạt động 6 : Kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh
Hình thực kiểm tra : Thông qua trò chơi “ Siêu thị thông tin”.
Thời gian 10 phút. ( Mỗi câu đúng được 1 điểm)
Cách chơi :
21
Hướng dẫn viên chuẩn bị khoảng 50 thẻ mầu, trên có ghi những thông tin có liên quan
đến các kiến thức về các chất có trong thuốc lá và tác hại của thuốc lá, để trong một cái hộp.
Nội dung các thẻ có thẻ đúng, có thẻ sai.
Chia thành 2 nhóm. Mỗi nhóm cử người lần lượt thay nhau ( người này về, người kia
lên ) đi “siêu thị thông tin”, với mục đích phải lựa chọn được các thông tin có liên quan đến
Tác hại của thuốc lá ( hoặc các hình ảnh minh chứng về tác hại của thuốc lá) dán lên giấy

A0 có tên đội mình trên bảng trong thời gian 5 phút.
Hướng dẫn viên sẽ kiểm tra số thẻ của mỗi đội đã lấy được về, đánh giá và phân tích
thẻ nào đúng, thẻ nào sai so với nội dung yêu cầu. Thẻ đúng thì được 1 điểm, thẻ sai không
được điểm. Cộng điểm, đội nào có nhiều thẻ đúng sẽ thắng. và đội thua sẽ phải làm theo yêu
cầu của đội thắng. Ví dụ: Phạt hát một bài, hay nhảy cóc…
Nhóm 1 Nhóm 2
* Hoạt động 7:
Lấy ý kiến của các thành viên về buổi sinh hoạt. Thời gian 5 phút.
- Kẻ 1 bảng gồm 3 cột trên một tờ giấy A0. ở cột 1 dán mặt người cười ( thể hiện sự
thích hoạt động ) ; ở cột 2 dán mặt bình thường ; và ở cột 3 dán mặt méo.
- Cắt nhiều hình hoa hoặc trái tim nhỏ.
- Hướng dẫn các thành viên tham gia phát biểu ý kiến, cảm nghĩ của mình bằng cách
dán các bông hoa hoặc trái tim lên các cột có dán các mặt người mà mình lựa chọn.
Tổng hợp các hình hoa hoặc trái tim, hướng dẫn viên đánh giá buổi sinh hoạt có đạt
kết quả hay không.
* Hoạt động 8 : 5 phút
Tổng kết buổi hoạt động, nhận xét kết quả các đội chơi về thành tích, ý thức, sự hợp
tác nhóm, đội.
22
Phụ lục II
Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi
- Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên
- Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Trường THCS
- Địa chỉ:
Điện thoại: ; Email:
- Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 03 giáo viên):
1. Họ và tên …………………
Ngày sinh ……………. Môn………
Điện thoại: ; Email:

2. Họ và tên …………………
Ngày sinh ……………. Môn………
Điện thoại: ; Email:
3. Họ và tên …………………
Ngày sinh ……………. Môn………
Điện thoại: ; Email:
Phụ lục III
Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên

1. Tên hồ sơ dạy học
2. Mục tiêu dạy học
- Cần mô tả kiến thức, kĩ năng, thái độ của những môn học nào, bài học nào sẽ đạt
được trong hồ sơ dạy học này.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn nào để giải quyết các
vấn đề bài học đặt ra.
3. Đối tượng dạy học của bài học
Mô tả về đối tượng học sinh: số lượng, lớp, khối lớp và những đặc điểm cần thiết khác
của học sinh đã học theo bài học.
4. Ý nghĩa của bài học
Mô tả ý nghĩa, vai trò của bài học đối với thực tiễn dạy học, thực tiễn đời sống xã hội.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học.
Mô tả các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của bài học.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Mô tả các hoạt động dạy học (mục tiêu, nội dung, cách tổ chức dạy học, phương pháp
dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên)
theo tiến trình dạy học đã thực hiện với học sinh trong thực tiễn.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Mô tả cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh.
8. Các sản phẩm của học sinh

Mô tả các sản phẩm của học sinh, minh chứng kết quả học tập của học sinh qua bài
học./.
23

×