Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC
THÔNG TIN - THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC
THÔNG TIN - THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
Chuyên ngành:
Mã số:

Khoa học Thông tin - Thư viện
60 32 02 03



LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Viết
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. Lê Văn Viết

PGS.TS. Đoàn Phan Tân

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Chính sách đối với nguồn nhân lực Thông tin Thư viện ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước” là kết quả học tập
và nghiên cứu của tác giả trong khóa học 2012 - 2014, chuyên ngành khoa
học thông tin - thư viện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, tác giả đã nhận được sự giúp
đỡ tận tâm của TS. Lê Văn Viết - người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học.
Sự tận tình chỉ bảo, dìu dắt của Thầy cùng với sự định hướng chuyên môn,
gợi mở hướng nghiên cứu của các nhà khoa học trong ngành (PGS.TS. Trần
Thị Quý, TS. Vũ Dương Thúy Ngà, ThS. Nguyễn Ngọc Nguyên) đã giúp tác
giả có điều kiện tốt nhất hoàn thành luận văn. Tác giả xin được bày tỏ lòng
biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Lê Văn Viết và đội ngũ các nhà
khoa học ngành thông tin - thư viện.
Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng Nghiệp

vụ & phong trào, tập thể các cô chú, anh chị và bạn bè tại Thư viện Hà Nội,
các đồng nghiệp tại hệ thống thư viện cấp huyện và cấp cơ sở đã tạo điều kiện
giúp đỡ để tác giả tiếp cận thực tế nghiên cứu của mình thông qua điều tra,
thu thập dữ liệu và trao đổi ý kiến.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, và các thầy cô,
đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện trong quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 4
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU.................................................................... 5
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
Chƣơng 1. Lý luận chung về chính sách đối với nguồn nhân lực
thƣ viện ........................................................................................................... 14
1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................... 14
1.1.1. Khái niệm chính sách .................................................................... 14
1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực thư viện .............................................. 17
1.1.3. Chính sách về nguồn nhân lực TT-TV .......................................... 23
1.1.4. Nội dung về chính sách nguồn nhân lực thư viện ......................... 25
1.2. Vai trò của chính sách về nguồn nhân lực thư viện ............................. 30
1.2.1. Đối với các cơ quan thư viện ........................................................ 30

1.2.2. Đối với cán bộ thư viện ................................................................. 32
1.3. Khái quát về hệ thống Thư viện công cộng trên địa bàn Thành phố
Hà Nội ............................................................................................................. 33
1.3.1. Thư viện Hà Nội ............................................................................ 33
1.3.2. Mạng lưới thư viện cấp Quận, Huyện, Thị xã .............................. 40
1.3.3. Mạng lưới thư viện Xã, Phường và tủ sách cơ sở ........................ 43
Chƣơng 2. Thực thi chính sách đối với nguồn nhân lực tại hệ thống
thƣ viện công cộng Hà Nội trong giai đoạn đổi mới .................................. 50
2.1. Những chính sách hiện hành của Nhà nước Việt Nam đối với nguồn
nhân lực thư viện ............................................................................................. 50
2.1.1. Chính sách về tiền lương .............................................................. 50
2.1.2. Chính sách về chế độ phụ cấp độc hại.......................................... 52
1


2.1.3. Chính sách về nâng cao trình độ, đào tạo, tham gia các tổ chức
nghề nghiệp ..................................................................................................... 55
2.1.4. Chính sách đảm bảo điều kiện làm việc ....................................... 60
2.1.5. Chính sách khen thương ............................................................... 62
2.2. Thực trạng việc thực thi chính sách về NNL trong hệ thống TVCC
Hà Nội ............................................................................................................. 63
2.2.1. Tại Thư viện Hà Nội...................................................................... 63
2.2.2. Tại hệ thống thư viện Quận - Huyện ............................................. 74
2.2.3. Hệ thống thư viện xã phường và tủ sách cơ sở ............................. 79
2.3. Nhận xét chung về chính sách và việc áp dụng chính sách đối với
nguồn nhân lực trong hệ thống thư viện công cộng Hà Nội ........................... 83
2.3.1. Ý kiến đánh giá về chính sách tiền lương ..................................... 83
2.3.2. Chính sách về chế độ phụ cấp độc hại.......................................... 86
2.3.3. Chính sách hỗ trợ và bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ ....... 88
2.3.4. Chính sách về tạo điều kiện làm việc ............................................ 90

2.3.5. Chính sách khen thưởng ............................................................... 91
2.3.6. Hạn chế và bất cập trong các chính sách và thực thi các
chính sách ........................................................................................................ 93
Chƣơng 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách
đối với nguồn nhân lực trong hệ thống TVCC Hà Nội.............................. 96
3.1. Giải pháp .............................................................................................. 96
3.1.1. Hoàn thiện các chính sách đối với nguồn nhân lực ..................... 96
3.1.2. Cần có những quy định và một số điều chỉnh cụ thể phù hợp hơn
về chế độ đặc thù đối với nguồn nhân lực thư viện ........................................ 98
3.1.3. Chính sách đầu tư cho đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn,
ý thức trách nhiệm, đổi mới tư duy đối với cán bộ thư viện. .......................... 99
2


3.2. Một số kiến nghị................................................................................. 102
3.2.1. Một số kiến nghị đối với nhà nước, UBND các cấp .................. 102
3.2.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước(sở VHTT&DL HN),
các TVCC ...................................................................................................... 109
3.2.3. Đối với cán bộ trong hệ thống TVCC ở Hà Nội ........................ 113
3.2.4. Đối với các Thư viện cấp trên ..................................................... 117
3.2.5. Đối với cơ sở đào tạo .................................................................. 118
KẾT LUẬN ................................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 121
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 126

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BDNV


Bồi dưỡng nghiệp vụ

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sơ dữ liệu

NNL

Nguồn nhân lực

NLĐ

Người lao động

NVH

Nhà văn hóa

NV&PTCS

Nghiệp vụ và Phong trào cơ sở

PLTV

Pháp lệnh thư viện


VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

TT-TV

Thông tin thư viện

TTVH

Trung tâm văn hóa

TVCC

Thư viện công cộng

TVHN

Thư viện Hà Nội

TSCS

Tử sách cơ sở

VHTT

Văn hóa -Thông tin

VHTT&DL


Văn hóa Thể thao & Du lịch

SIF

Singapore Internationl Fund (Quỹ quốc tế Singapore)

4


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1

Hệ số phụ cấp lãnh đạo trong các thư viện công cộng

27

Bảng 2

Hệ số phụ cấp chức vụ tại TVHN

64

Bảng 3

Ý kiến đánh giá về chế độ tiền lương

83

Bảng 4


Ý kiến đánh giá về chế độ phụ cấp độc hại

86

Bảng 5

Ý kiến đánh giá về chính sách hỗ trợ và bồi dưỡng
nâng cao trình độ

88

Bảng 6

Ý kiến đánh giá về chính sách tạo điều kiện làm việc

90

Bảng 7

Ý kiến đánh giá về chính sách khen thưởng

91

Biểu đồ 1

Trình độ của cán bộ tại TVHN

70


Biểu đồ 2

Ý kiến đánh giá về chính sách tiền lương

84

Biểu đồ 3

Đánh giá về chế độ phụ cấp độc hại

86

Biểu đồ 4

Đánh giá về chính sách đào tạo, nâng cao trình độ

88

Biểu đồ 5

Đánh giá về chính sách tạo điều kiện làm việc

90

Biểu đồ 6

Đánh giá về chính sách khen thưởng

92


Sơ đồ 1

Cơ cấu tổ chức Thư viện Hà Nội

36

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa và chia sẻ thông tin đáng là xu thế tất yếu hiện nay của
thế giới. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin (CNTT) đã làm cho
nền kinh tế thế giới có nhiều thay đổi, chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang
nền kinh tế tri thức. Trong thời kì mới thông tin đóng vai trò ngày càng quan
trọng, là nhân tốt quyết định sự phát triển của xã hội. Sự thay đổi đó cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động Thông tin Thư viện (TT-TV), thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ của ngành TT-TV và đem lại nhiều đóng góp thiết thực, nâng
cao vai trò của ngành TT-TV trong xã hội. Trong những năm gần đây, ngành
TT-TV ngày càng phát triển và nhận được sự quan tâm của rất nhiều quốc gia
trên thế giới. Hoạt động TT-TV không chỉ phát triển ở phạm vi riễng lẻ của
từng quốc gia mà có sự liên kết, trao đổi và chia sẻ trên toàn thế giới. Nhiều
cơ quan TT-TV, nhiều tổ chức nghề nghiệp đã ra đời ở nhiều quốc gia và có
sự liên kết của của khu vực thế giới kéo theo đó là minh chứng rõ nét cho sự
đi lên của hoạt động TT-TV. Để có được kết quả như vậy thì yếu tố con người
luôn đóng vai trò quyết định.
Ở nước ta, ngành TT-TV cũng theo xu hướng chung của thế giới, ngày
càng phát triển, chuẩn hóa và hội nhập. Từ trước đến nay, hoạt động TT-TV
luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về nhiều mặt điều này được
thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Trong các

văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc đã nêu rõ quan điểm, chủ trương, chính
sách chiến lược về xây dựng và phát triển văn hóa nói chung, hoạt động TTTV nói riêng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những
văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là cơ sở pháp lý, tiền đề để các cơ
quan TT-TV hoạt động và phát triển.
6


Thư viện công công ở nước ta đang ngày càng phát triển và chứng tỏ
được vai trò của mình trong xã hội, và đóng góp một phần không nhỏ trong
việc nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, giáo dục và đen lại nhiều lợi ích
thiết thực nâng cao đời sống cho con người. Có được những thành tựu đó, bên
cạnh những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ủy ban nhân nhân
các cấp còn phải kể đến sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ thư viện.
Chính họ là những chiếc “cầu nối” đưa người dùng tin tiếp cận nguồn thông
tin, tri thức phong phú có trong vốn tài liệu giúp người dung tin tìm kiếm
được thông tin hữu ích góp phần nâng cao hiểu quả công việc và mục đích
của mình. Cán bộ thư viện ngày nay đã không còn là “ người trông giữ kho
sách” mà là những chuyên gia thông tin, là động lực quan trọng, trực tiết
quyết định sự phát triển, chất lượng, hiệu quả của mỗi cơ quan thông tin thư
viện. Như Kupxcaia đã từng nói: “cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện” .
Thật vậy, không chỉ là là một trong các thành tố quan trọng tạo thành thư viện
cán bộ thư viện còn có vai trò là người vận hành hệ thống, sự dụng nguồn lực
thông tin, tổ chức các dịch vụ phụ vụ nhu cầu tin cho người dùng tin. Cán bộ
thư viện luôn đóng vai trò quyết định đến chất lượng hoạt động của thư viện
trong bất cứ hoàn cảnh nào ngay cả khi CNTT cực kì phát triển.
Cùng với sự phát triển của xã hội và ngành TT-TV, yêu cầu cũng như
vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyên lợi và nghĩa vụ đối với cán bộ thư viện
ngày nay cũng có nhiều thay đổi. Đòi hỏi người cán bộ thư viện phải có sự
nhận thức, kỹ năng cao hơn, chuyên nghiệp hơn để đáp ứng nhiệm vụ của
mình trong thời đại mới. Họ phải làm tốt nghĩa vụ của mình sao cho tương

xứng với những quyền lợi mà họ được hưởng. Bởi cán bộ TT-TV chính là
“linh hồn” là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, hiểu quả của việc đổi
mới và thích ứng với tình hình kinh tế mới và sự biến chuyển của xã hội.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan tâm đến việc phát
triển công tác Thông tin Thư viện song thực tế vai trò của cán bộ thư viện
7


chưa được đánh giá đúng mức, chế độ đãi ngộ của người cán bộ thư viện (đặc
biệt là cán bộ thư viện trong hệ thống thư viện công cộng) vẫn còn rất nhiều
vấn đề cần quan tâm. Điều này không chỉ ảnh hưởng trước hết đến đời sống
của đội ngũ cán bộ, những người làm công tác thư viện mà còn trực tiếp quyết
định đến hiệu quả, chất lượng của các cơ quan thông tin. Ảnh hưởng trực tiếp
đến việc đáp ứng nhu cầu tin, nâng cao hiệu quả lao động cũng như đời sống
của người dùng tin. Chính vì thế việc đảm bảo chế độ, quyền lợi và vị thế cho
cán bộ thư viện sẽ góp phần làm cho hoạt động thư viện được thực hiện một
cách chất lượng và có hiểu quả. Việc nghiên cứu chính sách đối với cán bộ
thư viện và việc thực thi chính sách để có những đánh giá khách quan, trên cơ
sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế góp phần hoàn
thiện việc xây dựng chính sách đảm bảo sự phù hợp giữa quyền lợi và nghĩa
vụ của người cán bộ thư viện trong thời đại mới là rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Với nội dung “Chính sách đối với nguồn nhân lực Thông tin - Thư
viện ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước”, đã thấy có nhiều có
nhiều công trình nghiên cứu cấp Bộ, các luận văn thạc sĩ, các bài báo công bố
trên các tập chí chuyên ngành có liên quan liên quan đến vấn đề này. Trong
đó trước hết phải kể đến chùm công trình nghiên cứu của TS. Vũ Dương
Thúy Ngà như: Công trình cấp Bộ “Hoàn thiện chính sách cơ bản để phát
triển sự nghiệp thư viện Việt Nam” năm 2013; đề tài nghiên cứu cấp Trường
“Nghiên cứu công tác đào tào cán bộ thư viện ở Việt Nam, thực trạng và giải

pháp” công bố năm 1998 tại trường Đại học Văn Hóa. Bái báo “Một số vấn
đề đặt ra trong chính sách đối với người làm công tác thư viện ở Việt Nam
hiện nay” của tác giả Vũ Dương Thúy Ngà, TS.Phạm Văn Rính đăng trên tạp
chí Thư viện số 4/2013.
Tiếp đến là chùm đề tài của PGS.TS Trần Thị Quý như: Công trình cấp
bộ năm 2009 “Nguồn nhân lực TT-TV các trường đại học trên địa bàn Hà
8


Nội, thực trạng và giải pháp. Bài “Đào tạo cán bộ TT-TV ở Việt Nam - nhu
cầu cấp bách trong thời kì CNH-HĐH đất nước” công bố tại Hội thảo Khoa
học quốc tế do viện Gorthe tổ chức ở Việt Nam năm 2001. Bài “Đào tạo
nguồn nhân lực nghành TT-TV Việt Nam - 50 năm nhìn lại” trên tập chí Thư
viện Việt Nam số 3/2006.
Tiếp theo là đề tài cấp Bộ: “Mô hình tổ chức và hoạt động của thư viện
tỉnh, huyện và cơ sở ở Việt Nam”.của TS. Lê Văn Viết năm 2007.
Tiếp đến là đề tài cấp Bộ “Tiêu chí nguồn nhân lực TT-TV nguồn nhân
lực thư viện của PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt. Báo cáo khoa học năm 2011
của TS. Chu Ngọc Lâm với đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực TT-TV chất
lượng cao trong thời đại kinh tế tri thức”. Bài báo “Đào tạo nguồn nhân lực
TV-TT trong bối cảnh xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức” đăng trên tạp
chí Nghiên cứu văn hóa số 6 năm 2010.
Ngoài ra còn kể đến một số công trình khoa học ở trường ĐH
KHXH&NV như luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Hồng Loan với đề tài
“Nguồn nhân lực TT-TV của một số cơ sở đào tạo đại học thuộc Bộ Công An
trên khu vực Hà Nội” bảo vệ năm 2013; khóa luận bảo vệ 2009: “Quản lý
phát triển nguồn nhân lực TT-TV của trung tâm khoa học tại Học viện Chính
trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Thị Thanh Huyền. Ở
trường Đại học Văn Hóa Hà Nội có luận văn “ Nâng cao chất lượng nguồn
lực thông tin tại Viện Triết học trong giai đoạn đổi mới đất nước” bảo vệ năm

2007 của tác giả Hồ Thị Cần; luận văn “Nguồn nhân lực trong hệ thống thư
viện công cộng tại địa bàn Hà Nội” bảo vệ năm 2011 của tác giả Phạm Thị
Bích Ngọc.
Ngoài ra còn có rất nhiều đề tài khác. Tuy nhiên các công trình nghiên
cứu, các bài viết, báo cáo khoa học nêu trên chủ yếu liên quan đến vấn đề đào
tạo nguồn nhân lực, chính sách phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam nói
chung. Còn các vấn đề về về chế độ, chính sách đối với cán bộ thư viện, đặc
9


biệt là cán bộ thư viện công cộng lại rất ít được đề cập đến. Như vậy, có thể
khẳng định đề tài ““Chính sách đối với nguồn nhân lực Thông tin - Thư
viện ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước” là hoàn toàn mới và
chưa có đề tài nào nghiên cứu được triển khai.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
3.2 Đề tài tập trung nghiên cứu về chính sách đối với cán bộ thư viện và
việc thực thi chính sách trong hệ thống TVCC mà đại diện là hệ thống
TVCC trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
– Với phạm vi của một Luận văn, đề tài đi sâu nghiên cứu, khảo sát tại hệ
thống TVCC Hà Nội, bởi Hà Nội là nơi mà hệ thống TVCC có đầy đầy đủ
các mạng lưới từ thư viện cấp Thành phố, cấp quận huyện đến thư viện xã
phường và tủ sách cơ sở đồng thời là nới có hệ thống TVCC phát triển
nhất cả nước về cả chất và lượng. Việc chọn hệ thống TVCC Hà Nội theo
phương pháp chọn mẫu là có thể đại diện và phản ánh được các vấn đề về
chính sách đối với nguồn nhân lực cho hệ thống thư viện công cộng của
nước ta.
 Không gian: Các thư viện công cộng ở Hà Nội: Thư viện Hà Nội, 29/30
thư viện quận/ huyện và 177 thư viện xã phường, 978 thư viện,tủ sách

cơ sở tại các cụm dân cư, thôn làng. .
 Thời gian: Chính sách và việc thực thi chính sách đối với cán bộ TVCC
trong giai đoạn 2000 - 2014
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu các VBQPPL có liên quan về vấn đề chính sách đối vơi cán
bộ. Khảo sát việc triển khai áp dụng các chính sách đó tại hệ thống TVCC ở
Hà Nội. Để có được hiểu biết đầy đủ hơn về những quy định của pháp luật
10


liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ đối với cán bộ thư viện. Trên cơ sở đó
đưa ra những đánh giá về mức độ phù hợp của các chính sách đối với cán bộ
thư viện và những kiến nghị góp phần xây dựng chính sách đối với cán bộ thư
viện đặc biệt là cán bộ thư viện trong hệ thống thư viện công cộng.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu các chính sách đối với cán bộ thư viện thông qua hệ thống
VBQPPL hiện hành của nước ta.
- Thực trạng việc triển khai và thực hiện các chính sách đó tai các TVCC
ở Hà Nội.
- Nhận xét, đánh giá và một số kiến nghị về chính sách và việc áp dụng
chính sách đối với cán bộ thư viện nhằm đàm bảo tốt quyền lợi và
nghĩa vụ của người cán bộ thư viện đề góp phần vào việc phát triển sự
nghiệp thư viện ở nước ta.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử .Dựa trên quan điểm của Đảng, Nhà nước về hoạt động TT-TV.
* Phương pháp cụ thể:

- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp thống kê, so sánh.
- Phương pháp chọn mẫu.
6. Giả thiết nghiên cứu
Hoạt động TT-TV ở nước ta đã nhận được nhiều sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước, các Bộ nghành và UBND các cấp. Hệ thống TVCC ở Hà
11


Nội cũng ngày càng phát triển, song song với điều này thì chế độ đãi ngộ,
chính sách đối với cán bộ thư viện làm việc trong hệ thống TVCC cũng được
quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau các chính
sách đối với cán bộ thư viện và việc áp dụng các chính sách đó trong hệ thống
TVCC ở Hà Nội vẫn chưa phù hợp và còn nhiều bất cập. Nhưng giả thiết nhà
nước ta, UBND các cấp ở Hà Nội, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch, các cấp
lãnh đạo quan tâm nhiều hơn, có nhiều chính sách phù hợp hơn về hoạt động
TT-TV nói chung và đời sống của cán bộ thư viện công cộng riêng. Nâng cao
điều kiện sống và làm việc được cải thiện, nâng cao thu nhập, phụ cấp độc hại
cho cán bộ thư viện thì cán bộ thư viện sẽ yên tâm công tác và có thêm nhiều
động lực để phấn đấu, cống hiến, sáng tạo trong trông việc, yêu nghề thì chắc
chắc hoạt động thư việc tác các TVCC trên địa bàn Hà Nội sẽ ngày càng càng
phát triển về cả chất lượng và số lượng góp phần thúc đẩy sự phát triển của sự
nghiệp thư viện ở Việt Nam.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện lý luận về chính sách đối với
cán bộ TV.
- Ý nghĩa thực tiễn:

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra những nhận xét, đánh giá
và một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện việc xây dựng chính sách đối
với cán bộ thư viện, khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm trong
quá trình triển khai và áp dụng các chính sách tại các thư viện công cộng để
góp phần đảm bảo đời sống, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ thư viện đó là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của nghành TT-TV và các
TVCC ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

12


8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Kết cấu luận văn gồm 3 chương, luận văn sẽ tập trung vào một số nội
dung sau:
- Hoàn thiện những vấn đề lý luận về về chính sách đối với cán bộ thư viện
- Khảo sát thực trạng việc áp dụng chính sách đối với cán bộ trong hệ
thống TVCC ở Hà Nội.
- Đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện chính sách đối
với cán bộ thư viện phù hợp với tình hình thực tiễn.
9. Bố cục đề tài
Ngoài lời nói đầu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết
tắt, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chƣơng 1. Lý luận chung về chính sách đối với nguồn nhân lực thư viện
Chƣơng 2. Thực thi chính sách đối với nguồn nhân lực tại hệ thống thư viện
công cộng Hà Nội trong giai đoạn đổi mới
Chƣơng 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện chính
sách đối với nguồn nhân lực trong hệ thống Thư viện công cộng Hà Nội

13



CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC THƢ VIỆN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm chính sách
* Về định nghĩa về chính sách.
Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên, qua tìm hiểu các tài liệu, các nghiên cứu cho thấy khái
niệm chính sách được thể hiện khác nhau, ví dụ: "Chính sách là những sách
lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối
chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra";[1] hoặc "Chính sách là các chủ
trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực
chính trị - xã hội".
Trong trường hợp cụ thể chúng tôi qua niệm: “chính sách là các chủ
trương, biện pháp của nhà nước nhằm phát triển nguồn nhân lực (NNL)
thư viện.
Có rất nhiều loại chính sách, trong đó có loại chính sách chung như:
- Chính sách đối ngoại của Nhà nước: chủ trương, chính sách mang tính
đối ngoại của quốc gia;
- Chính sách kinh tế: chính sách của nhà nước đối với phát triển các
ngành kinh tế;
- Chính sách xã hội: chính sách ưu đãi trợ giúp cho một số tầng lớp xã
hội nhất định như chính sách xã hội đối với công tác giáo dục ở vùng
cao, vùng sâu, chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ.
- Chính sách tiền tệ: chính sách của Nhà nước nhằm điều tiết (tăng hoặc
giảm) lượng tiền tệ trong lưu thông để đạt được những mục tiêu nhất
định như chống lạm phát, kích thích sản xuất, giảm thất nghiệp, cải
thiện cán cân thanh toán quốc tế.
1

Từ điển tiếng Việt


14


Trong các loại chính sách chung lại có các chính sách đối với từng lĩnh
vực, ví dụ: Trong chính sách kinh tế có các chính sách mậu dịch tự do, chính
sách bảo hộ thuế quan, chính sách tài chính. Trong chính sách tiền tệ có chính
sách thị trường tự do, trong chính sách xã hội có chính sách dân tộc, chính
sách đối với nguồn nhân lực (NNL)...Tóm lại, có nhiều loại chính sách khác
nhau, có chính sách chung, chính sách cụ thể tuỳ thuộc vào nội dung và lĩnh
vực kinh tế - xã hội. Chính sách được thực thi khi được thể chế hoá bằng pháp
luật.Nói một cách khác, pháp luật là kết quả thể chế hoá đường lối, chính
sách, là công cụ để thực thi chính sách.
* Về nguồn chính sách.
Do chính sách có các loại và cấp độ khác nhau, có những chính sách
mang tính định hướng, có những chính sách cụ thể, nên các cấp phê duyệt
chính sách và nguồn chính sách cũng khác nhau. Sau đây là một số nguồn
chính sách do các cấp khác nhau ban hành:
- Nghị quyết Đảng, Nghị quyết, ý kiến kết luận của Bộ Chính trị đưa ra
định hướng chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện các định
hướng này cần phải nghiên cứu và ban hành hàng loạt các chính sách cụ thể
có liên quan như chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế.
- Hiến pháp năm 1992: Hiến pháp đưa ra một số chính sách mang tính
định hướng, như: chính sách dân tộc, đối ngoại, kinh tế, giáo dục, khoa học và
công nghệ. Các chính sách cụ thể sẽ được ban hành ở các văn khác khác có
liên quan.
- Nghị quyết của Quốc hội đưa ra những chính sách mang tính định
hướng để các ngành, các cấp nghiên cứu xây dựng các chính sách cụ thể áp
dụng trong từng ngành và lĩnh vực, phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Ví dụ
như: Nghị quyết số 51/2005/QH11 về Nhiệm vụ năm 2006, Nghị quyết số
47/2005/QH11 về Dự toán ngân sách nhà nước...

15


- Cam kết quốc tế: Các cam kết trong các điều ước quốc tế song
phương, đa phương mà Việt Nam là thành viên là những chính sách mang
tính định hướng hoặc cụ thể. Việc thực hiện những chính sách này có thể
được thực hiện bằng việc nội luật hoá vào pháp luật Việt Nam hoặc áp dụng
trực tiếp.
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển ngành: Một số
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành có quy định về định hướng
chính sách hoặc chính sách cụ thể cho phát triển ngành.
Như vậy có thể thấy, chính sách được thể hiện ở nhiều nguồn và ở khía
cạnh hình thức, chính sách thường rộng hơn pháp luật.
* Cấp phê duyệt chính sách.
Qua phân tích các nguồn chính sách ở trên cho thấy chính sách được
thể hiện ở các nguồn khác nhau với các cấp độ khác nhau, ví dụ như các cấp
lãnh đạo của Đảng, Quốc hội (hoặc Hội đồng nhân dân); Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ (hoặc Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân); Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
* Vấn đề và bất cập.
Thực tế việc xây dựng luật trong thời gian qua đã bộc lộ những vấn đề
như: Có những luật trình Quốc hội nhưng Quốc hội đã quyết định dừng hoặc
lùi lại so với Chương trình xây dựng luật; Có những luật trình Chính phủ
(hoặc do cơ quan khác trình xin ý kiến Chính phủ), Chính phủ đã quyết định
dừng hoặc lùi lại so với Chương trình xây dựng luật; có những luật được
Quốc hội thông qua, nhưng:
- Nội dung chính sách không định hướng được trong luật mà giao cho
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể. Do đó, trên thực tế nhiều
văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chậm so với hiệu lực
của luật, pháp lệnh và như vậy Luật phải chờ văn bản hướng dẫn mới thực

hiện được.
16


- Chính sách quy định trong luật được ban hành có nội dung khác so
với nội dung chính sách mà Chính phủ nêu trong Dự thảo luật.
- Chính sách không đồng bộ dẫn đến việc áp dụng luật còn khó khăn.
Như vậy, Chính sách được các cơ quan chính phủ ban hành, được xây
dựng bởi các cơ quan pháp luật.Chính sách được thể hiện thông qua hệ thống
các văn bản quy phạm phát luật (QPPL) mà cụ thể là các Luật và văn bản
dưới luật.Chính sách là sự cụ thể hóa và thể chế hóa đường lối chủ trương của
Đảng và nhà nước. Nhưng khác với đường lối, chủ trương, chính sách hương
tới những vấn đề được đặt ra hay những vấn đề nan giản cụ thể. Một chính
sách tốt phải đáp ứng nhiều yêu cầu về tính khả thi, như nó có thể thực hiện
được hay không?, chính sách đó có phù hợp với tình hình thực tế và có phù
hợp với nhữn chính sách khác nữa hay không.
1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực thư viện
* Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực (NNL) là khái niệm được đề cập đến với nhiều khía
cạch khác nhau, chính vì vậy cũng có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề
này.NNL là toàn bộ khả năng về sức lực, trí tuệ của mọi cá nhân trong tổ chức
bất kể họ có vai trò gì. Theo quan điểm này, nói đến NNL là nói đến trí tuệ,
nhận thức, sức lực của cá nhân.[2]
Cũng có ý kiến cho rằng NNL là tổng hợp cá nhân những con người cụ
thể, tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố vật chất và tinh
thần được huy động vào quá trình lao động. [3]
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc: “NNL là trình độ lành nghề là
kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoạc
tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng”. Định nghĩa này
cho ta thấy NNL bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng

2
3

Từ điển tiếng Việt
vi.wikipedia.org

17


lao động theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam (nam từ 15 đến 60
tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi).
Theo các nhà khoa học tham gia chương trình KX-07: “Nguồn nhân lực
cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh
thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động”
Theo giáo trình “Nguồn nhân lực” của Nhà xuất bản Lao động xã hội:
“Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân
biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và
có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội”
Trên cơ sở đó, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã xác định NNL hay
nguồn lực con người bao gồm nguồn lực lao động và lao động dữ trữ. Trong
đó lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và
người lao động có nhu cầu nhưng chưa có việc làm (người thất nghiệp).
Nguồn lao động dữ trữ bao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong
độ tuổi lao động nhưng không có nhu cầu lao động.
Như vậy, có thể nói NNL là tổng thể những tiềm năng của con người
mà cụ thể là tiềm năng lao động, gồm có thể lực, trí lực, nhân cách đạo đức
của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hay một cơ cấu kinh tế
nhất định.
* Nguồn nhân lực thư viện
Các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội trong đó có thư viện (TV) ngày

càng phát triển, đầu tư trong và ngoài nước ngày càng tăng, công nghệ mới
được áp dụng ngày càng nhiều... Song nguồn nhân lực, một trong những yếu
tố quan trọng nhất quyết định chất lượng hoạt động cũng như vị thế của ngành
thư viện nói chung và hệ thống thư viện công cộng (TVCC) nói riêng chưa
theo kịp yêu cầu phát triển cả về mặt cơ cấu, chất lượng và số lượng. Công tác
quản lý nguồn nhân lực, việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực vẫn còn gặp khó khăn... nhiều TV vẫn còn lúng túng trong việc xây
dựng và phát triển nguồn nhân lực của mình.
18


Để các thư viện Việt Nam phát triển đáp ứng nhu cầu xã hội, điều kiện
tiên quyết là phải đảm bảo nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là khái niệm
dùng để chỉ trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với yêu cầu của nghề nghiệp.
Theo PGS.TS Trần Thị Quý: “ Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn tài
nguyên con người/ nhân sự cùng các vấn đề liên quan đến con người/ nhân sự
trong hoạt động của các cơ quan TT-TV”. Nguồn nhân lực được phân bố rộng
rãi trong các lĩnh vực của xã hội như: kinh tế, văn hóa, thương mại, ngoại giao,
xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất, kinh doanh... Người hoạt động,
lao động trong lĩnh vực nào là NNL của lĩnh vực đó. Do vậy, NNL thư viện là
đội ngữ cán bộ, viên chức nhưng người hoạt động trong lĩnh vực TT-TV.
Từ những khái niệm trên của “Nguồn nhân lực”, có thể định nghĩa khái
niệm “Nguồn nhân lực thư viện” như sau: “Nguồn nhân lực Thư viện là đội
ngũ những người trong độ tuổi lao động, đang làm việc và cống hiến trong
lĩnh vực hoạt động Thông tin - Thư viện (TT-TV). Nguồn nhân lực thư viện là
nguồn lực con người có trình độ, kiến thức, năng lực hoặc tiềm năng tham gia
hoạt động thư viện để duy trì và phát triển lĩnh vực này”.
Như vậy, có thể hiểu NNL thư viện là tập hợp những người tham gia
vào các hoạt động thư viện, hoạt động nghiên cứu, đào tạo và phát triển hoạt
động thư viện.

Nguồn nhân lực thư viện bao gồm:
Những người tham gia hoạt động và quản lý thư viện. Đây chính là đội
ngũ các cán bộ làm việc tại thư viện và quản lý thư viện trong các hệ thống
thư viện của cả nước.
Những người tham gia vào hoạt động nghiên cứu Khoa học Thông tin
Thư viện. Hoạt động thư viện là hoạt động mang tính Khoa học Xã hội, những
người nghiên cứu trong hoạt động TT-TV có thể bao gồm nhiều đối tượng, có
thể khác nhau về trình độ, chuyên môn hay các việc làm cụ thể. Song họ đều
chung một mục đích là nghiên cứu về nghành Khoa học TT-TV, họ có thể bao
19


gồm những nhà quản lý về thư viện, các giảng viên, các nhà khoa học về thư
viện hay những các bộ hoạt động trong lĩnh vực này có nhu cầu.
Ngoài những đối tượng trên, NNL thư viện có thể kể đến những người
tham gia hỗ trợ, cộng tác viên, cùng chung sức góp phần xã hội hóa hoạt động
thư viện.
Ở nước ta, hệ thống TVCC có 63 TV tỉnh, thành phố, 626 TV quận,
huyện, thị xã, 4.363 TV xã, phường, thị trấn, 12.837 phòng đọc sách xã và cơ
sở (làng, thôn, bản) với 19.691 cán bộ, trong số đó cán bộ của các TVCC tỉnh,
huyện và TVQG là 2446 người chiếm 12,4%, số còn lại là 87,6% cán bộ TV
xã, phường, thị trấn, phòng đọc sách xã và cơ sở.
Đội ngũ NNL lãnh đạo tại TVQG, các TVCC tỉnh, thành phố là (144
người) 100% cán bộ lãnh đạo đều tốt nghiệp đại học và trên đại học với tuổi
đời bình quân là 49, trong đó, tiến sỹ chiếm 1,3%, thạc sỹ 9,7%, 74% tốt
nghiệp đại học chuyên ngành TT-TV và 15% tốt nghệp các ngành khác.
Tại các TVCC cấp tỉnh, thành phố có hơn 1000 cán bộ nghiệp vụ TTTV có tuổi đời trung bình 37, trong đó 71,3% có trình độ đại học (42% được
đào tạo chính quy, 29.3% không chính quy), 4,7% sau đại học và 24% có
trình độ trung cấp.
Đội ngũ NNL trong hệ thống TVCC cấp huyện có 897 người, trong đó

30% cán bộ tốt nghiệp đại học, chủ yếu là hệ không chính quy, số còn lại là
trung cấp, nhưng chỉ có 42% trong số đó được đào tạo đúng chuyên ngành
TT- TV.
Đội ngũ NNL tại các thư viện xã, phường, thị trấn, phòng đọc sách xã
và cơ sở là 17.245 cán bộ (chiếm 87,6% tổng số cán bộ của hệ thống TVCC),
là cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, cán bộ kiêm nhiệm của xã phường... hầu hết
không có biên chế, không lương, thời gian phục vụ không ổn định và đều
không được đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghiệp vụ mà chủ yếu được đào tạo
thông qua hình thức “cầm tay chỉ việc” của thư viện cấp trên.
20


Tỷ lệ cán bộ được đào tạo, đào tạo lại, cán bộ có kinh nghiệm nghề
nghiệp, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ có xu hướng tăng. Nguồn nhân
lực chủ yếu từ TVQG đến thư viện tỉnh, huyện, những thư viện đầu tàu của hệ
thống cũng như của địa phương nhìn chung còn tương đối trẻ (37 - 49 tuổi),
có trình độ từ đại học trở lên chiếm hơn 70% tổng số cán bộ. Đây là lứa tuổi
năng động, chín chắn, có kinh nghiệm, dám nghĩ dám làm... là cơ sở giúp họ
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.[4]
Ngày càng có nhiều thư viện làm tốt các khâu tuyển chọn, đào tạo bồi
dưỡng, sử dụng và duy trì nguồn nhân lực. Đặc biệt, một số TV có đội ngũ
cán bộ có chất lượng khá cao, thể hiện qua trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin
học như: TVQG, Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thư
viện Cần Thơ... Nhiều thư viện đã tăng cường đầu tư cho công tác phát triển
nguồn nhân lực sau khi nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nó đối với
việc nâng cao chất lượng hoạt động và vai trò xã hội của thư viện (Hải Phòng,
Bình Định...). Công tác hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực cũng
ngày càng được tăng cường.
Tuy nhiên, lực lượng cán bộ của hệ thống TVCC Việt Nam không
đông, chất lượng đội ngũ cán bộ còn thấp và vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Chúng ta đang rất thiếu cán bộ được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp
vụ, ngoại ngữ, tin học... nhưng lại thừa cán bộ không có chuyên môn hoặc
chuyên môn không phù hợp với ngành TT-TV. Nếu tính trên tổng số cán bộ
của hệ thống TVCC số tiến sỹ chỉ chiếm 0,01%, thạc sỹ 0,23% và đại học là
4,91%... Riêng về trình độ ngoại ngữ, tin học, số cán bộ có thể sử dụng ngoại
ngữ trong việc đọc tài liệu, giao tiếp với khách nước ngoài cũng như có thể
dùng những kiến thức tin học viết phần mềm ứng dụng cho các hoạt động
nghiệp vụ hoặc khắc phục một số lỗi trong hệ thống mạng máy tính của thư
viện... chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Và có sự chênh lệch khá lớn về trình
4

Vụ Thư viện. Báo cáo tổng kết năm 2014

21


độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tác phong làm việc chuyên nghiệp giữa
đội ngũ cán bộ ở TVQG, TV tỉnh thành phố lớn với các TV ở các vùng miền
kém phát triển khác.
Tỷ lệ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn chuyển sang các đơn vị
trong ngành văn hóa hoặc ra khỏi ngành thư viện có xu hướng ngày càng gia
tăng. Trong khi, gần 90% cán bộ thư viện xã, phường, thị trấn, phòng đọc
sách xã và cơ sở đều làm việc dưới dạng tình nguyện hoặc kiêm nhiệm, thời
gian làm việc cho thư viện không ổn định và thường xuyên có sự thay đổi.
Chế độ tiền lương, tiền thưởng, nhất là ở thư viện cơ sở còn quá thấp hoặc
không có nên khó có thể đòi hỏi cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao...
Nguyên nhân chính của những khiếm khuyết trên là nhiều thư viện
chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chưa thực hiện đúng qui trình
tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, chưa quan tâm giải quyết tốt
mối quan hệ giữa sử dụng và bồi dưỡng cán bộ... Vẫn còn tồn tại khoảng cách

giữa chất lượng đào tạo với nhu cầu sử dụng NNL của các TVCC các cấp.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, đề tài chủ yếu tập trung khai thác
và tìm hiểu chính sách đối với NNL hoạt động trong hệ thống Thư viện công
cộng (TVCC), khảo sát trên địa bàn TP. Hà Nội. Vì vậy có thể hiểu NNL thư
viện ở đây là đội ngũ cán bộ, nhân viên, viên chức, công chức hoạt động trong
hệ thống TVCC trên địa bàn TP.Hà Nội. NNL thư viện trên địa bàn TP.Hà
Nội vừa có những đặc điểm chung của NNL TVCC trong cả nước vùa có
những nét đặc thù riêng của mảnh đất Thủ đô với nhiều chính sách đặc thù.
Là nơi được Đảng và Nhà nước, Bộ VHTT&DL, UBND, Sở VHTT&DL Hà
Nội hết sức quan tâm đầu tư và phát triển. NNL thư viện trên địa bàn TP. Hà
Nội bao gồm đội ngũ cán bộ, viện chức làm việc tại Thư viện Hà Nội, cán bộ
phụ trách tại Thư viện, Trung tâm văn hóa, Phòng văn hóa của 30 Quận/
Huyện và các thư viện cấp sơ sở (xã/ phường/ tủ sách cở sở).
22


×