Tải bản đầy đủ (.doc) (187 trang)

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.07 KB, 187 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN ĐỨC HÀ

PH¸T TRIÓN KINH TÕ G¾N VíI B¶O VÖ
M¤I TR¦êNG ë VIÖT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015


BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN ĐỨC HÀ

PH¸T TRIÓN KINH TÕ G¾N VíI B¶O VÖ
M¤I TR¦êNG ë VIÖT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 30 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS Nguyễn Minh Khải

HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận
án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Đức Hà


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ
GẮN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
1.1. Lý luận về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
1.2. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
1.3. Kinh nghiệm của một số nước châu Á về phát triển kinh tế
gắn với bảo vệ môi trường và bài học rút ra cho Việt Nam
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
2.1. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường xét trên một
số "mặt" cụ thể

2.2. Đánh giá khái quát về phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường ở Việt Nam giai đoạn 2001-2013
Chương 3 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ NHỮNG
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2014-2020
3.1 Bối cảnh, mục tiêu và những quan điểm định hướng phát
triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường
3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo phát triển kinh tế gắn với
bảo vệ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2014-2020
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
11

34
34
44
56
72
72
108

120
120
132

161
165
166
174


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ
Biến đổi khí hậu
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ thực vật
Chuyển dịch cơ cấu
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Công nghệ môi trường
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đánh giá tác động môi trường
Khu công nghiệp
Khu kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tế
Ô nhiễm môi trường
Phát triển bền vững
Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế - xã hội
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế của Liên hợp quốc
Tăng trưởng kinh tế
Tư bản chủ nghĩa
Tiêu chuẩn Việt Nam
Vệ sinh an toàn thực phẩm


Viết tắt
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

BĐKH
BVMT
BVTV
CDCC
CDCCKT
CNMT
CNH, HĐH
ĐGTĐMT
KCN
KKT
MHTTKT

ONMT
PTBV
PTKT
PTKT-XH
OECD

:
:
:
:

TTKT
TBCN
TCVN
VSANTP


DANH MỤC BẢNG
Ký hiệu
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Nội dung
Trang
: GDP bình quân đầu người trong các năm 2005-2013
73
: Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp 1985-2011
79

Bảng 2.3


(giá 1994)
: Đánh giá chung về ô nhiễm của các ngành công

84

Bảng 2.4

nghiệp Việt Nam
: Chỉ tiêu thực tế sử dụng nước của một số ngành công

85

Bảng 2.5

nghiệp Việt Nam
: Chỉ tiêu thực tế tiêu hao năng lượng của một số

86

Bảng 2.6

ngành công nghiệp Việt Nam
: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và tốc độ tăng

88

Bảng 2.7
Bẳng 3.1


xuất, nhập khẩu và GDP giai đoạn 2001-2013
: Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
: Thực hiện các chỉ tiêu về môi trường trong kế hoạch

90
126

phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2006-2010

DANH MỤC HỘP
Ký hiệu
Hộp 1

Nội dung
Trang
: Sự xâm hại môi trường của một số công ty ở Việt Nam 101


5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài "Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam", được thực
hiện dưới góc độ khoa học của chuyên ngành Kinh tế chính trị. Đây là đề tài nghiên
cứu dựa trên hệ thống những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường của Việt Nam. Trong quá trình triển khai nghiên cứu, tác giả đã tham
khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học; các báo cáo sơ kết, tổng kết
của các Bộ, Ban ngành có liên quan để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra.
Kết cấu luận án gồm: mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, 3 chương,
kết luận và kiến nghị; danh mục các công trình nghiên cứu khoa học của tác

giả đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục. Tác giả tập trung nghiên cứu, luận giải một số lý luận về
phát triển kinh tế (PTKT), tăng trưởng kinh tế (TTKT), kinh tế bền vững, môi
trường, bảo vệ môi trường (BVMT); đánh giá thực trạng về gắn PTKT với
BVMT của Việt Nam; xác định yêu cầu và đề xuất một số giải pháp phát triển
kinh tế gắn với BVMT của Việt Nam hiện nay. Đây là công trình nghiên cứu
độc lập không trùng lặp với các công trình khoa học, luận văn đã công bố.
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn
về PTKT và phát triển xã hội. Đối với nước ta, PTKT có tầm quan trọng hàng
đầu không chỉ do điểm xuất phát thấp về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ,
mà còn là để sớm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, chống
nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và chỉ có tăng trưởng phát triển nhanh mới
tạo ra được những tiền đề, điều kiện để giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc
(tạo việc làm, tăng thu nhập của dân cư, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm
nghèo, thực hiện an sinh xã hội, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường).
Nhờ có TTKT cao trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã thoát ra khỏi
khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm kể từ khi đất nước được hòa bình,


6
thống nhất. Năm 2010, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng một nước kém phát
triển, trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình, quy mô của
nền kinh tế không ngừng được mở rộng, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được cải thiện và nâng cao một cách đáng kể, nền kinh tế Việt Nam
đã từng bước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan có thể thấy tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế chưa thật tương xứng với tiềm năng và cơ hội mà đất nước có
được. TTKT vẫn chủ yếu theo chiều rộng (tăng trưởng nhờ vào vốn đầu tư;
lao động chất lượng thấp, giá rẻ và dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên).

Chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả của tăng trưởng còn hạn chế, sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn yếu kém. Do đó, đã nảy sinh "mối quan ngại" về
tăng trưởng và tính bền vững của tăng trưởng nền kinh tế hiện nay. Hơn nữa,
cũng giống như tình trạng chung ở nhiều nước đang phát triển khác, PTKT
trong thời gian qua của Việt Nam đang mang trong mình "những hiểm họa"
về môi trường (ô nhiễm nguồn nước, không khí, sự suy giảm của hệ sinh thái,
đất đai bị sa mạc hóa, khai thác cạn kiệt và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên
nhiên, thiên tai, hạn hán, lụt lội xảy ra liên tục trên phạm vi cả nước…).
Sự suy giảm và ô nhiễm môi trường (ONMT) chẳng những ảnh hưởng
đến sự PTKT bền vững và môi trường sống, mà còn đòi hỏi phải bỏ ra một
nguồn kinh phí lớn để phòng chống và khắc phục sự xuống cấp của môi
trường. Các chuyên gia nước ngoài thường viện dẫn con số thiệt hại về tài
nguyên môi trường ở Việt Nam là khoảng 3-5% GDP. Chương trình Môi
trường Liên hợp quốc (UNEF) đã cảnh báo rằng, bây giờ là thời điểm Việt
Nam cần kiên trì theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững (PTBV). Nếu Việt
Nam không giải quyết được vấn đề ONMT thì Việt Nam có thể bị xóa đi tất
cả các thành tựu kinh tế và xã hội ấn tượng đã có được trong nhiều năm qua.
Có thể nói rằng hiện nay ở nước ta, khoảng cách giữa tăng trưởng,
PTKT và bảo vệ tài nguyên và môi trường ngày càng doãng ra, và điều này
cho thấy, sự ưu tiên cho lĩnh vực kinh tế, phản ánh tư duy phát triển theo kiểu


7
"Kinh tế trước, môi trường sau" như Nghị quyết số 41 ngày 15-11-2004 của
Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa X đã nhận xét: "Chưa
đảm bảo sự hài hòa giữa PTKT với BVMT, thường chỉ chú trọng đến TTKT
mà ít quan tâm đến BVMT".
Nhận thức rõ nguy cơ, thách thức của tình trạng PTKT tách rời với BVMT
và tác động của ONMT đối với PTKT, Đảng và Nhà nước đã xác định muốn phát
triển nhanh, bền vững phải thường xuyên coi trọng và gắn kết chặt chẽ giữa PTKT

và BVMT. Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: "Phát triển kinh tế xã hội (PTKT-XH) phải coi trọng bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ
động đối phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) [32, tr.99] và "nâng cao ý thức
BVMT, gắn nhiệm vụ mục tiêu BVMT với PTKT-XH; chú trọng phát triển kinh
tế xanh, thân thiện với môi trường, thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, từng
bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch" [32, tr.136-137].
Từ đường lối, chủ trương của Đảng và từ thực tiễn PTKT và giải quyết
vấn đề môi trường ở nước ta trong thời gian qua, cho thấy cần có một nghiên
cứu làm rõ sự gắn kết chặt chẽ giữa PTKT với BVMT để PTBV ở nước ta.
Với những lý do trên, tác giả chọn "Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ
môi trường ở Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành
Kinh tế chính trị.
Nghiên cứu của luận án nhằm trả lời các câu hỏi:
- Mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa PTKT và BVMT ở Việt Nam
là như thế nào?
- Thực trạng PTKT gắn với BVMT ở Việt Nam ra sao?
- Những giải pháp nào để gắn kết giữa PTKT và BVMT ở Việt Nam?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của PTKT gắn với BVMT trong quá
trình phát triển đất nước; trên cơ sở đó đề xuất, phương hướng và giải pháp cơ
bản nhằm gắn kết PTKT với BVMT góp phần bảo đảm PTBV ở Việt Nam.


8
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về PTKT, về môi trường và BVMT.
- Phân tích mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa PTKT với môi trường và
BVMT. Nội dung gắn kết giữa PTKT với BVMT.
- Đánh giá thực trạng PTKT gắn với BVMT ở Việt Nam từ năm 20012013 và rút ra những vấn đề bức xúc cần giải quyết.

- Trình bày, phương hướng và các giải pháp cơ bản gắn kết PTKT với
BVMT nhằm bảo đảm PTBV ở nước ta đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là PTKT gắn với BVMT nhằm
PTBV ở Việt Nam, dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, tức là luận án
nghiên cứu mối quan hệ, tác động qua lại giữa PTKT với môi trường và
BVMT; xác định những quan điểm, phương hướng và giải pháp gắn kết
PTKT với BVMT ở tầm khái quát vĩ mô.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Phát triển kinh tế gắn với BVMT ở Việt Nam.
- Thời gian từ 2001-2014, và tầm nhìn đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
5.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác-Lênin. Căn cứ lý luận của luận án là đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về PTBV, TTKT và BVMT. Đồng thời
nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc các lý thuyết PTKT hiện đại…
5.2. Cách tiếp cận
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đề ra, tác giả luận án dự định
sử dụng cách tiếp cận sau:


9
- Từ lý luận đến thực tiễn: Đề tài tiến hành nghiên cứu những vấn đề lý
luận về tăng trưởng, PTKT, môi trường và BVMT; mối quan hệ qua lại giữa
PTKT và BVMT, từ đó liên hệ với điều kiện phát triển của Việt Nam nhằm đưa ra
những đánh giá về sự thống nhất, mâu thuẫn hay lệch pha giữa PTKT và BVMT
và đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản gắn kết PTKT với
BVMT để đảm bảo PTBV ở Việt Nam cho giai đoạn từ 2015-2020.

Bên cạnh đó, luận án cũng kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm của một số
nước trên thế giới về PTBV, về BVMT, và về sự gắn kết giữa PTKT với bảo
vệ tài nguyên, môi trường trong quá trình phát triển nhằm rút ra bài học cho
Việt Nam.
- Tiếp cận hệ thống: Theo cách tiếp cận này, tác giả luận án sẽ làm rõ
các vấn đề PTKT và BVMT từ những khái niệm, tiêu chí, đến các yếu tố tác
động tới PTKT và BVMT, đặc biệt là các yếu tố xu hướng phát triển mới của
thế giới và biến đổi khí hậu, nước biển dâng; các chủ trương, chính sách
hướng tới PTKT xanh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Tiếp cận định tính, định lượng và theo hướng bền vững:
Luận án sử dụng cách tiếp cận định tính và định lượng trong quá trình
thực hiện. Trong đó, tiếp cận định lượng dự kiến tập trung vào các nội dung:
(i) Đánh giá thực trạng PTKT Việt Nam giai đoạn 2001-2014 theo tiêu chí
đánh giá PTBV; (ii) Đánh giá vấn đề BVMT trong quá trình PTKT Việt Nam
trong giai đoạn 2001-2014, có tính tới tác động và hậu quả về môi trường do
hoạt động kinh tế mang lại.
Tiếp cận theo hướng bền vững có nghĩa là phải tính đến ràng buộc của
yêu cầu PTBV với yêu cầu đảm bảo sự hài hòa hợp lý giữa tăng trưởng,
PTKT, phát triển xã hội và BVMT.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Kinh tế chính trị đó là:
Trừu tượng hóa khoa học và các phương pháp cụ thể như: phân tích - tổng hợp,


10
kết hợp giữa lôgíc và lịch sử; thống kê - so sánh, xây dựng các bảng, biểu đồ, để
chứng minh các lập luận nêu ra; tổng kết thực tiễn quá trình PTKT và xử lý các
vấn đề môi trường và phương pháp thu nhập và xử lý thông tin, thứ cấp.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này trước hết được

sử dụng để phân tích các dòng lý thuyết về tăng trưởng, PTKT, môi trường và
BVMT; mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường, quan hệ giữa PTKT và
BVMT…, từ đó hình thành khung lý thuyết cho đề tài luận án.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá kinh
nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong quá trình PTBV, trong bảo vệ tài
nguyên, môi trường; trong gắn kết và PTKT với BVMT, nhằm rút ra bài học cho
Việt Nam. Phương pháp này cũng được sử dụng khi đánh giá những thành công
và hạn chế của Việt Nam trong tiến trình PTKT-XH và BVMT.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin thứ cấp: Luận án thu thập số
liệu thông tin qua các số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, các bộ, ngành
liên quan và thông qua các văn bản công bố chính thức của các cơ quan nhà
nước, các ngành chức năng…
6. Những đóng góp mới của luận án
- Góp phần bổ sung lý luận về PTKT gắn với BVMT trong tiến trình
PTBV ở nước ta.
- Đánh giá thực trạng gắn PTKT với BVMT của Việt Nam giai đoạn
2001-2014 dưới góc nhìn của khoa học Kinh tế chính trị.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp gắn PTKT với BVMT ở nước ta, trong
đó nhấn mạnh đến các giải pháp liên quan đến định hướng TTKT gắn với
thân thiện môi trường; áp dụng các biện pháp, công cụ kinh tế trong quản lý
tài nguyên, môi trường…
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận án được kết cấu làm 3 chương (riêng phần tổng quan nghiên cứu của
đề tài sẽ được đặt sau phần mở đầu và không thành một chương)


11
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Các công trình nghiên cứu về tăng trưởng, phát triển kinh tế và

bảo vệ môi trường
Nghiên cứu về TTKT, PTKT và bảo vệ môi trường đã có nhiều nhà khoa
học, nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.
1. Các tác giả nước ngoài nghiên cứu về tăng trưởng, phát triển kinh tế
a. Hơn 200 năm trước, các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển là
Adam Smith (1723-1790) và Đavid Ricardo (1772-1823) đã có những tác
phẩm nổi tiếng liên quan đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
A.Smith là người đầu tiên có hệ thống lý luận TTKT lúc bấy giờ. Ông
nghiên cứu tính chất, nguyên nhân của TTKT và chỉ rõ: Lao động là nguồn gốc của
của cải xã hội, đồng thời ông coi sự gia tăng tư bản là yếu tố quyết định của TTKT
[2]. A.Smith chỉ rõ: TTKT là tăng sản lượng đầu ra bình quân đầu người hoặc tăng
sản phẩm của lao động. Đồng thời, ông khẳng định vai trò của phân công lao động
xã hội và tự do thương mại thế giới đối với TTKT của mỗi quốc gia. Ông nhấn
mạnh "chủ nghĩa tự do kinh tế mới đảm bảo thúc đẩy TTKT có hiệu quả". A.Smith
đã nhìn thấy động thái của TTKT là ở cả khu vực công nghiệp và nông nghiệp. Ông
cũng cho rằng điều kiện của TTKT là tăng đầu tư và giảm tiêu dùng.
D.Ricardo, nhà kinh tế học cổ điển xuất sắc nhất đã kế thừa các quan
điểm của A.Smith, năm 1817, ông đã xuất bản tác phẩm "Những nguyên lý
của kinh tế chính trị học và thuế khóa", trong đó, ông cho rằng: đất đai, lao
động, tư bản, tiến bộ kỹ thuật, môi trường là những nhân tố tác động đến
TTKT [38, tr.71]. Cũng giống như A.Smith, ông cho rằng các chính sách của
Chính phủ không có tác động quan trọng đến TTKT.
Mặc dù các lý thuyết về TTKT của trường phái kinh tế chính trị tư sản
cổ điển còn mang khá nhiều "định tính", nhưng những ý tưởng, khái niệm ban
đầu về TTKT đã đặt nền móng đầu tiên cho lý thuyết tăng trưởng và gây
nhiều ảnh hưởng đến thời đại, đặc biệt là các chính sách kinh tế của các nước
công nghiệp phát triển trước thế kỷ XX [33, tr.29-30].


12

b. Lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của C.Mác
C.Mác (1818-1883) là một nhà xã hội học, chính trị học, lịch sử và triết
học, đồng thời ông còn là nhà kinh tế học xuất chúng. Trong "Bộ Tư bản", tư
tưởng của ông về TTKT được thể hiện ở việc bác bỏ ý kiến về cung tạo nên
cầu. Ông cho rằng khủng hoảng kinh tế là một trong những giải pháp nhằm
khôi phục lại thế thăng bằng đã bị rối loạn. C.Mác đề cao vai trò của các
chính sách kinh tế của nhà nước để thúc đẩy TTKT, đặc biệt là chính sách
khuyến khích nâng cao mức cầu hiện có.
- Trong Học thuyết giá trị thặng dư, tích lũy tư bản chủ nghĩa, theo
C.Mác lao động thặng dư là nguồn gốc của giá trị gia tăng. Giải phóng sức lao
động, hình thành thị trường sức lao động là một bước tiến bộ lịch sử cả về
kinh tế và xã hội. C.Mác viết: "Tư bản chỉ phát sinh ở nơi mà người chủ tư
liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt tìm thấy được người lao động tự do với tư
cách là người bán sức lao động của mình trên thị trường và chỉ một điều kiện
lịch sử ấy cũng đã bao hàm cả một thời đại đặc biệt của quá trình sản xuất xã
hội" [10, tr.255] thời đại của tư bản công nghiệp - phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Ở đây thể hiện rõ 2 điểm:
Thứ nhất, sự cưỡng bức sức lao động bằng biện pháp phi kinh tế đã được
thay thế bằng việc ký kết hợp đồng mua bán giữa 2 người bình đẳng với nhau
về hình thức: người sở hữu sức lao động và người sở hữu tư liệu sản xuất, là
một sự tiến bộ xã hội, tiến bộ kinh tế, với hàm ý giải phóng sức sản xuất xã hội.
Thứ hai, sức lao động trở thành hàng hóa báo hiệu nền sản xuất lớn tư
bản chủ nghĩa, với đại công nghiệp ra đời và phát triển nhanh chóng so với
sản xuất nhỏ nông nghiệp phong kiến cổ xưa.
Tăng năng suất lao động bằng cách tiến hành hiệp tác giản đơn, phân
công trong công trường thủ công, phát triển nền đại công nghiệp cơ khí là cơ
sở, là nền tảng để tăng trưởng và phát triển nhanh, tạo nhiều của cải cho xã hội.


13

C.Mác đã phân tích sâu sắc những tác dụng to lớn của máy móc đối với
sự PTKT-XH tư bản chủ nghĩa (TBCN) lúc bấy giờ:
Máy móc và đại công nghiệp cơ khí tạo khả năng to lớn cho việc rút
ngắn thời gian lao động, giảm nhẹ lao động, tăng thêm của cải của xã hội, cho
sự thắng lợi của con người đối với lực lượng tự nhiên.
Máy móc và đại công nghiệp cơ khí có tác dụng chủ yếu làm cho năng
suất lao động xã hội tăng vọt, xã hội hóa lao động và sản xuất ngày càng cao.
Mở rộng thị trường, hình thành thị trường thế giới, đẩy nhanh quá trình
quốc tế hóa sản xuất TBCN.
Thúc đẩy sự ra đời các trung tâm công nghiệp, những thành thị lớn, các
khu đô thị… đồng thời tạo ra những tiền đề vật chất cho xã hội mới…
Những nhân tố thúc đẩy PTKT là: sử dụng hiệu quả sức lao động và tư
bản (vốn), nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh - tỷ suất lợi nhuận, bằng
cách tăng tốc độ chu chuyển tư bản, tiết kiệm trong việc sử dụng tư bản bất
biến và tích lũy tư bản nhất là tích lũy tư bản cố định hay vốn vật chất (máy
móc, thiết bị, nhà xưởng…sẽ làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế và
thông qua đó mà tăng trưởng, phát triển nhanh. Đồng thời tích lũy vốn - đầu
tư, còn được coi là nguồn gốc của tiến bộ kỹ thuật và công nghệ [18,tr.6-8].
C.Mác, coi tích lũy tư bản là một yếu tố quy định sự phát triển của
phương thức sản xuất TBCN và quá trình phát triển TBCN cũng là quá trình
tăng cường tích lũy tư bản. Mác viết: "Phương thức sản xuất đặc thù TBCN
phát triển cùng với tích lũy tư bản và tích lũy tư bản lại phát triển cùng với
phương thức sản xuất đặc thù TBCN" [10, tr.880]. Tuy nhiên, khác với lý
thuyết của phái cổ điển là tích lũy trong quá trình tăng trưởng chỉ là "Tư bản
lưu động", lý thuyết tăng trưởng của C.Mác tập trung vào chủ nghĩa tư bản
công nghiệp và tích lũy tư bản cố định (thể hiện sự tiến bộ công nghệ). Có thể
khái quát tư tưởng của C.Mác về tích lũy tư bản đối với PTKT là: Tích tụ +


14

tập trung tư bản dẫn đến tích lũy tư bản tăng lên; tích lũy tư bản tăng làm cho
cấu tạo hữu cơ tư bản tăng (c/v tăng) dẫn đến năng suất lao động xã hội tăng
lên làm cho nền kinh tế phát triển và ngược lại.
c. Mô hình tăng trưởng của trường phái Keynes
Khi nền kinh tế thế giới chìm đắm trong cuộc Đại suy thoái những năm
1930. Kinh tế học trường phái Keynes cho rằng các nền kinh tế hiện đại cần
các chính sách của chính phủ để quản lý và duy trì TTKT. Dựa vào tư tưởng
của J.Keynes về vai trò của vốn đầu tư trong TTKT, vào những năm 1940 với
sự nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học là Roy F.Harrod ở Anh và
Evsey Domar ở Mỹ đã đồng thời đưa ra mô hình lượng hóa mối quan hệ giữa
tăng trưởng và nhu cầu về vốn, được gọi chung là mô hình "Harrod-Domar".
Theo mô hình này, để tăng trưởng, các nền kinh tế phải tiết kiệm và đầu tư một
phần thu nhập của mình. Tiết kiệm và đầu tư càng nhiều thì tăng trưởng càng
nhanh. Ví dụ, nếu một nước có chỉ số ICOR bằng 3 và tỷ lệ tiết kiệm là 6%
GDP, thì nước đó có tốc độ TTKT bằng 2%. Nếu nước này có thể tăng tỷ lệ tiết
kiệm lên 15% GDP thì TTKT có thể tăng lên 5%. Vậy bí mật của tăng trưởng
chỉ đơn giản nằm trong vấn đề gia tăng tiết kiệm và đầu tư quốc gia. Rất dễ
nhận thấy nhược điểm của mô hình Harrod-Domar là nó quá đơn giản khi coi
tốc độ tăng trưởng chỉ được xác định bởi tỷ lệ tiết kiệm [33,tr.32].
Trong các lý thuyết về tăng trưởng và PTKT trong suốt ¼ thế kỷ sau
chiến tranh thế giới lần thứ II, cơ chế này bị coi là không đủ hiệu quả để đạt
tích lũy và tăng cao ở các nước đang phát triển mới giành được độc lập dân
tộc, bởi lẽ những nước này quá nghèo không thể huy động đủ tiết kiệm. Các
nước đang phát triển chỉ có mức thu nhập gần như tối thiểu, khó có thể thoát
khỏi các vòng luẩn quẩn của đói nghèo (tiết kiệm thấp, dẫn đến thu nhập thấp,
thu nhập thấp lại tiếp tục dẫn đến tiết kiệm thấp [33,tr.32]. Mô hình HarrodDomar có hàm ý rằng, nên có kế hoạch hóa và mệnh lệnh của Chính phủ
nhằm thúc đẩy đầu tư, qua đó đẩy nhanh TTKT ở các nước đang phát triển.


15

d .Mô hình tăng trưởng của trường phái Tân cổ điển, điển hình là nhà
kinh tế lỗi lạc gốc Do thái Robert Solow. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển do
Solow (1956) và Swam (1956) xây dựng được coi là mô hình TTKT chuẩn đầu
tiên. Các giả thiết cơ bản của mô hình này là lợi tức không thay đổi theo quy mô,
năng suất cận biên của vốn giảm dần, công nghệ sản xuất là ngoại sinh, vốn và
lao động có thể thay thế cho nhau, và không có một hàm độc lập. Nếu như mô
hình Harrod-Domar nguyên bản chỉ xét đến vai trò của vốn sản xuất (thông qua
tiết kiệm và đầu tư) đối với tăng trưởng, thì mô hình Solow đã đưa thêm nhân tố
lao động và kỹ thuật vào phương trình tăng trưởng. Mô hình này chỉ rõ tiết kiệm,
tăng dân số, tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng như thế nào tới mức sản lượng và
tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế theo thời gian [33,tr.34].
Có thể thấy với mô hình Solow, lý thuyết TTKT đã phát triển lên một
bước mới, với việc phân tách tăng trưởng về mặt sản lượng thành: tăng trưởng
thông qua tăng các yếu tố đầu vào (lao động, vốn) và tăng trưởng thông qua
tăng năng suất (chẳng hạn công nghệ mới). Nhiều dự báo của mô hình tăng
trưởng tân cổ điển thực sự hợp lý ở các nước công nghiệp phát triển
[33,tr.35]. Tuy vậy, mô hình Solow không thực sự cho chúng ta biết cái gì
quyết định TTKT trong dài hạn, bởi yếu tố tiến bộ công nghệ có vai trò rất
lớn đến việc nâng cao hiệu quả lao động… thì lại được coi là yếu tố ngoại
sinh.
e. Khắc phục thiếu sót của mô hình Solow là nguyên nhân ra đời một
loạt mô hình tăng trưởng được gọi là các mô hình tăng trưởng "nội sinh", tức
là các mô hình tăng trưởng này cố gắng nội hóa sự tăng trưởng. Nếu như
trong mô hình tân cổ điển, tiết kiệm dẫn đến tăng trưởng tức thời, song lợi tức
giảm dần trên vốn đã buộc nền kinh tế đi trên con đường tăng trưởng trạng
thái dừng, thì ngược lại với mô hình tăng trưởng nội sinh, đầu tư có thể dẫn
đến tăng trưởng liên tục và do đó có thể giải thích được tăng trưởng bên trong


16

một nền kinh tế [33, tr.36].
Trên thực tế, các mô hình tăng trưởng nội sinh đã quay trở về vai trò
truyền thống của đầu tư với tư cách là một thành tố quyết định tăng trưởng,
nhưng khái niệm vốn đã được khái quát bao gồm cả vốn con người; hoặc
bằng cách khai thác những hiệu ứng năng suất và công nghệ "bao hàm" trong
đầu tư và do đó lý thuyết tăng trưởng nội sinh hầu như đã loại bỏ giới hạn lợi
tức cận biên giảm dần đối với vốn. Trong mô hình tăng trưởng nội sinh, các
chính sách của chính phủ có thể tác động đến tăng trưởng dài hạn, vì hành
động của chính sách chính phủ (đánh thuế, cung ứng cơ sở hạ tầng, bảo hộ sở
hữu trí tuệ, chi tiêu R&D, cung cấp các dịch vụ công về y tế, giáo dục…) có
thể tác động đến các hoạt động sáng chế, phát minh và tích lũy vốn con người
[33, tr.37]. Vốn con người hay vốn "nhân lực" được hiểu là tiềm năng và khả
năng phát huy tiềm năng về sức khỏe, kiến thức của cá nhân và là cái mang
lại lợi ích trong tương lai cao hơn hiện tại. Khái niệm vốn ở đây được hiểu là
giá trị mang lại lợi ích kinh tế-xã hội, tức là giá trị sức lao động, nó phụ thuộc
vào thể lực, trí lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp,… của người
lao động. Vì vậy, để trở thành vốn nhân lực, con người phải được đào tạo,
giáo dục để có được những tri thức, kiến thức ngày càng cao và sức khỏe tốt.
f. Mô hình phát triển kinh tế Đông Á [38, tr.86-89]
- Sự ra đời của các mô hình PTKT Đông Á
Bên cạnh, một số quốc gia phương Tây đã trải qua công nghiệp hóa và
trở thành nước công nghiệp phát triển và lâm vào suy thoái kinh tế, khủng
hoảng xã hội và môi trường sinh thái… thì có các nước, vùng lãnh thổ Đông
Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore…) đã có những
thời kỳ TTKT "siêu tốc" với tốc độ đạt mức 2 con số, kéo dài hàng thập kỷ,
đã làm tăng khả năng đầu tư, mở rộng thương mại quốc tế… đồng thời đưa ra


17
hàng loạt thay đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Cùng với tăng trưởng, PTKT, đời sống nhân dân ở khu vực Đông Á
được nâng lên khá đồng đều. Trong vòng 25 năm, thu nhập bình quân đầu
người tăng gấp 4 lần, mức nghèo khổ giảm đi 2/3, tình hình y tế và giáo dục
được cải thiện đáng kể.
Rõ ràng là không chỉ khác Phương Tây về cách thức phát triển, mà trên
nhiều phương diện, các nước và vùng lãnh thổ Đông Á, có những nét đặc
trưng riêng. Dường như hiện tượng Đông Á có ý nghĩa "đối trọng", "đối lập"
với mô hình PTKT của Phương Tây hơn là áp dụng bổ sung mô hình đó.
Sự phát triển của Đông Á không thực hiện bằng cách từ bỏ hoàn toàn
truyền thống vốn có, thay thế bởi văn hóa phương Tây, mà trái lại. Đương
nhiên, có những nét văn hóa Đông Á cản trở hiện đại hóa, nhưng thực tế nơi
đây cho thấy, bên cạnh nhiều yếu tố văn hóa tiêu cực, níu kéo sự tiến bộ, vẫn
có các yếu tố văn hóa nổi trội thúc đẩy sự tiến bộ.
Trên cơ sở đặc thù văn hóa, rõ ràng "hiện tượng" Đông Á không phải là
mô hình có thể dễ dàng phổ cập nguyên si ra thế giới. Đây cũng chưa phải là
phát hiện ra con đường mới khả dĩ dẫn các nước đi lên. Đóng góp của mô
hình Đông Á chỉ là ở chỗ nó khẳng định tính phong phú, đa dạng của các mô
hình phát triển. Một trong những mô hình phát triển Đông Á được chú ý là
mô hình thay đổi cơ cấu của Harry.T.Oshima.
- Mô hình thay đổi cơ cấu của Harry.T.Oshima, nghiên cứu mới quan
hệ giữa 2 khu vực (nông nghiệp và công nghiệp). T.Oshima, nhà kinh tế học
Nhật bản đã dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước Châu Á so với
các nước Âu - Mỹ, đó là nền nông nghiệp lúa nước, có tính thời vụ cao. Vào
thời gian cao điểm của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động và lại dư
thừa lao động trong lúc nông nhàn.
Trong mô hình của T.Oshima, sự phát triển được bắt đầu bằng việc giữ


18
nguyên lao động trong nông nghiệp, nhưng cần tạo thêm việc làm trong những

tháng nhàn rỗi theo hướng tăng vụ, đa dạng hóa sản phẩm, tiếp đó sử dụng lao
động nông nhàn vào các ngành sản xuất phi nông nghiệp ngay tại làng quê.
Tạo việc làm mới trong các tháng nông nhàn ngay tại quê hương sẽ
nâng cao mức thu nhập của người nông dân, mở rộng thị trường nội địa cho
các ngành công nghiệp, dịch vụ…
Khi thị trường nông thôn trở nên khắt khe hơn thì tiền công của lao
động nông nghiệp sẽ tăng nhanh. Hầu hết các trang trại, các xí nghiệp nông
nghiệp phải chuyển sang cơ khí hóa. Việc sử dụng máy móc cơ khí nhỏ sẽ
làm tăng năng suất lao động và tăng tổng thu nhập trong nước. Khi đó, giai
đoạn quá độ từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp được hoàn thành. Nền
kinh tế sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là sự quá độ từ kinh tế công
nghiệp sang kinh tế dịch vụ.
2. Các nghiên cứu về tăng trưởng, phát triển kinh tế của các tác giả
trong nước
a. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu
(1). Trường Đại học kinh tế quốc dân, Trần Thọ Đạt (2010), tăng
trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (SCK), Nxb Đại học kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
Nội dung chính của cuốn sách này là nghiên cứu về TTKT, chất lượng
tăng trưởng và mối quan hệ giữa TTKT và tiến bộ, công bằng xã hội. Phân
tích và đánh giá thực trạng TTKT Việt Nam một cách toàn diện, tìm ra các
rào cản đối với TTKT cả 2 mặt: số lượng và chất lượng trong thời gian qua.
Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và chất lượng
tăng trưởng, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với PTKT, xã hội và môi trường ở
Việt Nam trong thời gian tới.
- Với những nội dung cơ bản nêu trên, ngoài phần mở đầu, kết luận,


19
cuốn sách được kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn TTKT và các mô hình tăng
trưởng kinh tế (MHTTKT), bao gồm các nội dung:
- TTKT.
- Các nhân tố tác động tời TTKT.
- Các lý thuyết và MHTTKT.
- Nghiên cứu thực nghiệm các nguồn TTKT.
Chương 2: Thực trạng tăng trưởng và chất lượng TTKT của Việt Nam
thời kỳ đổi mới.
Chương 3: TTKT cấp tỉnh/thành phố Việt Nam.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao
chất lượng TTKT ở nước ta.
Cuốn sách này không chỉ là một tài liệu chuyên khảo cho giảng viên,
nghiên cứu sinh và sinh viên ngành kinh tế mà còn là tài liệu bổ ích cho các
nhà nghiên cứu, nhà quản lý và hoạch định chính sách ở cấp vĩ mô.
(2). Nguyễn Kế Tuấn (CB, 2011), Kinh tế Việt Nam năm 2010. Nhìn lại mô
hình tăng trưởng giai đoạn 2001-2010, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
Với mong muốn góp phần tổng kết tình hình PTKT và điều hành kinh
tế vĩ mô trong năm 2010 và tình hình thực hiện MHTTKT giai đoạn 20012010, nhóm giáo viên và cán bộ nghiên cứu của Trường Đại học kinh tế quốc
dân đã biên soạn cuốn sách này nhằm mục tiêu:
- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ TTKT và ổn định kinh tế vĩ
mô năm 2010.
- Đánh giá mô hình chiến lược TTKT thực hiện trong giai đoạn 20012010, xác định rõ giới hạn, bất cập của mô hình này dưới lăng kính yêu cầu
phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.
- Đề xuất luận cứ khoa học xác định MHTTKT giai đoạn 2011-2020 và


20
những giải pháp cơ bản để thực hiện.
Để thực hiện các mục tiêu đã nêu, ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục, cuốn sách được kết cấu gồm 3 phần:

Phần thứ nhất: Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế năm 2010, có 3 tiết:
1.1. Bối cảnh và nhiệm vụ PTKT năm 2010
1.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch PTKT năm 2010
1.3. Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch PTKT
năm 2010
Phần thứ hai: Đánh giá MHTTKT Việt Nam giai đoạn 2001-2010
2.1. Bối cảnh phát triển và MHTTKT giai đoạn 2001-2010
2.2. Nhìn lại MHTTKT giai đoạn 2001-2010 dưới lăng kính PTBV
2.3. Đánh giá tổng quát MHTTKT của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Phần thứ ba: Định hướng MHTTKT Việt Nam giai đoạn 2011-2020
3.1. Quan điểm mục tiêu chiến lược PTKT-XH của Việt Nam giai đoạn
2011-2020
3.2. Một số luận cứ khoa học xác định MHTTKT giai đoạn 2011-2020
3.3. Định hướng MHTTKT Việt Nam giai đoạn 2011-2020
3.4. Một số khuyến nghị định hướng giải pháp thực hiện mô hình tăng
trưởng mới
(3). Hà Văn Hiền, Phạm Hồng Chương (ĐCB, 2013), MHTTKT của Việt
Nam thời kỳ hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, Nxb CTQG, Hà Nội
Nội dung cuốn sách hệ thống hóa các MHTTKT, phân tích thực trạng
tốc độ và chất lượng TTKT Việt Nam; phân tích những nhân tố tác động đến
MHTTKT của Việt Nam và tính bền vững của mô hình; xác định những cơ
hội và thách thức trong việc xây dựng MHTTKT ở Việt Nam. Các tác giả
cuốn sách đã xây dựng hệ thống các quan điểm, nội dung chi tiết của
MHTTKT mới của Việt Nam và các giải pháp quan trọng để thực hiện
MHTTKT mới trong giai đoạn 2011-2020 nhằm đưa nền kinh tế phát triển


21
nhanh và bền vững.
Để thực hiện nội dung nói trên, ngoài lời nói đầu, kết luận và phụ lục,

cuốn sách được kết cấu làm 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về MHTTKT, có 6 tiết:
1. Khái niệm tăng trưởng và PTKT
2. Khái niệm tốc độ và chất lượng tăng trưởng
3. Đo lường tốc độ và chất lượng TTKT
4. Các nhân tố tác động đến TTKT
5. Các lý thuyết và mô hình TTKT
6. Các mô hình TTKT thực nghiệm và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương II: MHTTKT của Việt Nam giai đoạn 1991-2010
1. Tốc độ TTKT và các nguồn lực TTKT của Việt Nam
2. Phân tích TTKT theo các yếu tố đầu ra
3. Phân tích tăng trưởng gắn với các yếu tố chất lượng
4. Phân tích tính bền vững của MHTTKT Việt Nam
Chương III: Ảnh hưởng của khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu năm
2008 đến nền kinh tế Việt Nam. Bài học từ các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Chương IV: MHTTKT Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng
Chương này có 4 tiết:
1. Căn cứ khoa học xác định MHTTKT mới thời kỳ hậu khủng hoảng
2. Quan điểm về mô hình tăng trưởng
3. Mô hình tăng trưởng
4. Giải pháp thực hiện mô hình tăng trưởng giai đoạn 2011-2020
Ngoài ra còn có một số bài báo nghiên cứu về TTKT và PTKT dưới các
khí cạnh cụ thể: "Chất lượng tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô" của
Nguyễn Quang Thái, năm 2013; "Chất lượng tăng trưởng ở Việt Nam. Thách
thức và triển vọng kinh tế 2013-2015" của Nguyễn Việt Hùng và Hồ Đắc


22
Nghĩa, năm 2013; "Chất lượng TTKT Việt Nam dưới góc độ hiệu quả và năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế: Hiện trạng và một số giải pháp" của Đỗ Đức

Bình, năm 2012…
b. Những vấn đề lý luận đề cập trong các công trình khoa học nêu ở trên
(1). Lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế
TTKT là phạm trù kinh tế diễn tả sự biến đổi về mặt số lượng hàng hóa,
dịch vụ của nền kinh tế. TTKT chưa đề cập đến mối quan hệ của nó với các
vấn đề xã hội.
TTKT là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Nếu tổng sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ của 1 quốc gia tăng lên, nó được coi là TTKT.
TTKT, xét ở yếu tố đầu vào do tác động của 3 yếu tố chủ yếu: Số lượng
vốn đầu tư: vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp đối với TTKT. Để tăng
trưởng phải tăng số lượng vốn đầu tư - tăng tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP trong
từng thời kỳ PTKT-XH; Số lượng lao động hay lực lượng lao động (bao gồm:
những người lao động đang có việc làm, những người ngoài độ tuổi lao động
thực tế đang làm việc và những người thất nghiệp); Năng suất các nhân tố
tổng hợp (TFP), trong đó, có yếu tố cơ bản được tính đến là sự đóng góp của
vốn, lao động và tiến bộ khoa học công nghệ.
TTKT được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Tốc độ tăng GDP/năm, tốc
độ tăng quy mô GDP, và tỷ lệ GDP/người/năm. Sự biến động của các chỉ tiêu
này chỉ phản ánh TTKT về mặt lượng, nhưng không đủ để đánh giá tăng trưởng
của nền kinh tế một cách toàn diện, chưa phản ánh được mặt chất của TTKT.
- Phát triển kinh tế
Khái niệm phát triển hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình vận động
từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn về chất của sự vật, hiện tượng, quá trình… mà nét đặc trưng phổ biến là


23
sự ra đời cái mới thay thế cái cũ.

Phát triển vừa là mục đích, vừa là yêu cầu hoặc phương tiện phải thực
thi để thỏa mãn các nhu cầu tăng lên không ngừng của con người. Mục tiêu
tối thượng của phát triển quốc gia là thịnh vượng, giàu có. Đây được xem là
tư tưởng xuyên suốt của đường lối phát triển của tất cả các thời kỳ đối với bất
kỳ quốc gia nào.
PTKT bao trùm ý nghĩa rộng hơn TTKT, nó không chỉ bao gồm những
sự thay đổi về lượng của TTKT, mà còn bao hàm cả vấn đề chất lượng TTKT
(Hiệu quả và bền vững) và những thay đổi về chất lượng cuộc sống. Như vậy,
PTKT là quá trình vận động khách quan chủ yếu trên nền tảng nội lực của nền
kinh tế mà mục tiêu kinh tế gắn liền với mục tiêu xã hội, các chỉ số gia tăng
về số lượng phải thống nhất với chất lượng tăng trưởng. Do đó, khi nói đến
PTKT là nhấn mạnh đến chất lượng của sự tăng trưởng. Chất lượng tăng
trưởng được thể hiện ở sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững của nền kinh
tế, thông qua một số đặc điểm: tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong
dài hạn; nền kinh tế phát triển có hiệu quả, thể hiện qua năng suất lao động
cao và ổn định, hệ số, hiệu quả sử dụng vốn phù hợp; cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng nâng cao hiệu quả; nền kinh tế có tính cạnh tranh cao; TTKT
gắn liền với phát triển xã hội và đi đôi với BVMT.
Nội hàm của chất lượng TTKT có thể khái quát thành 3 nội dung:
TTKT xét theo các yếu tố bên trong (nội tại) của quá trình sản xuất xã
hội, như tăng trưởng gắn liền với chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng xét theo
quan điểm hiệu quả, các yếu tố tác động đến tăng trưởng, tăng trưởng gắn liền
với năng lực cạnh tranh.
Tăng trưởng gắn liền với nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của
người dân, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho lao động, đảm bảo công
bằng xã hội.
Tăng trưởng gắn liền với BVMT sinh thái và tài nguyên thiên nhiên, không



×