Tải bản đầy đủ (.pptx) (54 trang)

Cơ sở văn hóa Việt Nam - Hệ thống ngày Tết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 54 trang )

Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Bài thuyết trình
Chủ đề: Hệ thống tết trùng ngày ở Việt Nam.
Nhóm 8


Nhìn những hình ảnh này
bạn liên tưởng đến điều gì ???




Hệ thống tết trùng ngày:
1) Tết Hàn Thực
2) Tết Đoan Ngọ
3) Tết trung thu


1. Tết hàn thực
a) Khái niệm
Theo tiếng Hán “ hàn” có nghĩa là lạnh , “thực” là ăn. Vậy “tết hàn
thực” là tết ăn đồ lạnh.
b) Nguồn gốc
)Tết hàn thực bắt nguồn từ Trung Quốc theo 1 điển tích, được biết tới
nhiều qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc.
“ Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn phải bỏ nước lưu
vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có 1 người hiền sĩ tên là
Giới Từ Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nại,
lương thực cạn, Giới Từ Thôi phải lén cắt 1 miếng thịt đùi mình để nấu lên
dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng. Giới Từ
Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời,




cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn
Văn Công làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những
người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của
Giới Từ Thôi. Giới Từ Thôi cũng không oán giận, nghĩ mình không
làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công
lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn
Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu
rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý
muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không
chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua
thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng
đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm
(khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm)
 Tại Việt Nam, Tết Hàn Thực cũng diễn ra vào ngày mùng 3
tháng 3 âm lịch nhưng mục đích của ngày lễ này không phải để
tưởng nhớ Giới Từ Thôi và cũng không kiêng đốt lửa.


Trong Tết Hàn Thực, nhà nhà làm bánh trôi, bánh chay để lễ
Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng. Thay vì
tên gọi chính thức, 3/3 âm lịch thường được người Việt gọi dân
giã là Tết bánh trôi – bánh chay. Ngày Tết này hiện vẫn duy trì
phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh xung quanh
Hà Nội.
Ngoài ra, chiếc bánh trôi làm từ bột gạo nếp thơm ngon còn
được dâng cúng trong lễ Hai Bà Trưng ngày 6/3 tại làng Hát
Môn (Phúc Thọ – Hà Tây), ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 và hội
Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu.

Do đó, Tết Hàn Thực của Việt Nam mang ý nghĩa dân tộc sâu
sắc và có những nét khác biệt cơ bản với ngày lễ này tại Trung
Quốc. Nhiều sự tích cũng cho rằng, nguồn gốc của bánh trôi,
bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này
để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ.


c) Các hoạt động chính trong ngày Tết Hàn Thực.
Vào ngày lễ này, trong mỗi gia đình không thể thiếu đĩa bánh trôi –
bánh chay để dâng lên tổ tiên. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, tất cả mọi
người đều quây quần lại để nặn những viên bánh thật tròn thật mịn.
)Cách làm bánh trôi – bánh chay.
•) Nguyên liệu :
Bột nước của gạo nếp lẫn gạo tẻ, đường phèn, nước hoa bưởi, dừa nạo,
vừng (mè) đã xát vỏ. Đối với riêng bánh chay thì thêm đỗ xanh, đường
cát, bột đao hoặc bột sắn dây, chút gừng giã nhỏ vắt lấy nước.
•) Cách làm :
)Làm bánh trôi
Vỏ bánh: bột vỏ bánh viên thành những viên nhỏ đều nhau, đường
kính khoảng 2cm.


Nhân bánh: Đường phèn xắt thành những viên vuông nhỏ hoặc
đường phèn cũng chọn những viên nhỏ.
Trang trí: dừa nạo, vừng xát vỏ rang vàng.
Cho nhân vào giữa viên bột nhỏ đã được nhào nặn từ trước và để
vào lòng bàn tay trái, dùng hai bàn tay ve tròn cho kín đường.
Đun nước sôi, thả nhẹ nhàng từng viên bánh vào luộc và đun nhỏ
lửa, khi nào bánh nổi lên là chín,bạn vớt ra, thả vào chậu nước
lạnh cho săn mình và đỡ bị dính, cho bánh vào đĩa, gạn khô nước.

Rắc vừng (rang vàng, xát bỏ vỏ) lên trên bánh hoặc dùng một
cái thìa chấm mặt đáy thìa vào vừng và chấm lên từng cái bánh
cho đẹp. Có thể rắc nước ho bưởi và một ít sợi dừa nạo lên trên
sản phẩm của bạn cho thơm,sau đó ăn nguội. Với bánh trôi mặn
thì nhân bánh làm bằng bột đậu xanh, thêm ít gia vị mặn. Bánh
trôi mặn thông thường có trong món chè thập cẩm.



•Làm bánh chay
Vỏ bánh: giống vỏ bánh trôi, nhưng bột được nặn từng viên to hơn một chút,
đường kính khoảng 3 đến 3,5 cm.
Nhân bánh: Đậu xanh ngâm mềm, đãi sạch vỏ, hấp hoặc đồ chín, xúc ra đem giã
nhuyễn, chừa lại một ít chưa giã để trang trí. Xào phần đậu xanh đã giã với
đường, vê lại bằng cỡ nhỏ hơn viên bánh trôi kể trên một chút.
Nước đường: Quấy bột sắn dây hoặc bột đao với nước pha đường, kèm một chút
nước gừng, đun nhỏ lửa, đảo đều tay cho bột hơi sánh lại và không bị cháy khét ở
đáy nồi.
Nguyên liệu trang trí: tương tự như bánh trôi, có thể kèm chút đậu xanh đã hấp
chín nhưng chưa giã.
Nặn bột mỏng đều ra rồi cho nhân vào giữa, vê tròn lại cho kín nhân rồi ấn bánh
hơi dẹt một chút (có một số địa phương không ấn dẹt bánh ra từ trước, mà đợi
khi bánh chín vớt ra sẽ cho vào từng bát, dùng thìa ấn hơi dẹt bánh). Luộc bánh
trong nước sôi già, khi bánh nổi lên là đã chín. Cho bánh ra bát, múc nước đường
đổ ngập bánh, rắc vừng (rang vàng, xát bỏ vỏ) hoặc rắc chút đậu xanh hấp chín
lên trên, có thể thêm một ít sợi dừa nạo và nước hoa bưởi cho thơm.


d) Sự khác nhau giữa Tết Hàn Thực của Việt Nam và của
Trung Quốc.

 Tết hàn thực ở Trung Quốc


Mục đích: tưởng nhớ Giới
Tử Khôi và những người
đã khuất.



Thời gian: từ mùng 3/3 –
5/3



Họ phải kiêng đốt lửa
trong 3 ngày và phải ăn đồ
nguội đã nấu sẵn để tưởng
niệm.

 Tết hàn thực ở Việt Nam
• Mục đích: thờ cúng ông bà,
tổ tiên


Thời gian: ngày 3/3



Tết Hàn Thực ở Việt Nam
thì không phải kiêng lửa và

mọi người thường làm
bánh trôi, bánh chay.


2. Tết đoan ngọ
a) Khái niệm


Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ
sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi
trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời
đất nhất trùng với ngày hạ chí. Theo triết lý y học Đông
phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ
thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc



Tết đoan ngọ còn được gọi là “ tết đoan dương” hay tết “
giết sâu bọ”
b) Nguồn gốc

Cho tới bây giờ có rất nhiều thuyết kể về sự tích của Tết
Đoan Ngọ khác nhau.


 Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên
Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất
Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi
tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly tao(thuộc thể loại Sở
từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng

buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua
Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức
gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5.
Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân
Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm
cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném
bánh,lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất
Nguyên. Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của
ngày tết Đoan Ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan
Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng,
đây là sự tôn


sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.
Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì mùng 5 tháng 5 có nguồn gốc
từ văn hoá Trung Hoa.
 Truyền thuyết tại Việt Nam
Vào một ngày sau vụ mùa nông dân chúng đang ăn mừng vì trúng
mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu
hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được
nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi
Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản
gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể
dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã
rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung
hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì
sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu
mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết
diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào
giữa giờ Ngọ.



c) Các hoạt đông trong ngày Tết Đoan Ngọ
Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói
"Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, còn rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập trung vào hai lễ Tết đó.
• Tết Đoan Dương còn nhiều tục lưu truyền đến nay; sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng
hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hoà ít tam
thần đơn) hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt
đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu. Vì là
đoan ngọ nên lễ cúng gia tiên phải cúng vào giờ ngọ (buổi trưa). Tục hái thuốc mồng năm cũng bắt đầu từ giờ ngọ,
đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là
các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hát bất kì loại lá gì trong vườn, trong vùng, miễn là đủ trăm loại,


nhiều ít không kể, Tuy vậy, nhân dân ta quen dùng thảo mộc
chữa các chứng bệnh, biết phân biệt loại có độc, chẳng hạn lá
ngón, cà độc dược, lá sắn... dẫu người nặng đầu óc mê tín cũng
chẳng dám hái. Ngược lại, các cây cỏ chữa bệnh thông thường
có tác dụng trừ phong ích khí thì hái nhiều hơn như ích mẫu,
ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt,
mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống
đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi..
Người ta quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều
hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ"
vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Đào mịn lông tơ, mận đủ
mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành
những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân
tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng
cái lòng nó vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể
thiếu món rượu nếp.



• Giữa trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm.
Tục hái thuốc mồng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có dương
khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có
tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng
âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng,
miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối
xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh,
quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống
đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi... đem về ủ rồi phơi
khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.
• Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú
năm ấy, như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm
Dần kết con hổ... treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có
bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.




Vào ngày này trong mỗi gia đình đều không thể thiếu
những món ăn đặc trưng :

Thịt vịt : mọi người quan niệm rằng thịt vịt có tính hàn, ăn vào
sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày tháng 5
nóng nực.


• Bánh tro
Cùng với nhiều loại hoa quả đầu mùa như mận, vải, xoài,

măng cụt..., bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp tết
Đoan Ngọ ở Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như
bánh ú tro, bánh gio hay bánh âm. Bánh có màu vàng đậm do
gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô,
sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc.
Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường
hoặc mật. Vị thanh mát của bánh tro hòa quyện với vị ngọt
ngào của đường mật khiến bất kỳ ai ăn một lần cũng phải
luyến lưu thứ bánh giản dị mà dân dã này.


• Chè kê.
Chè kê cũng là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ
ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ,
ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và
nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê
quyến rũ.
Chè kê nấu đơn giản những chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn
so với các ngũ cốc khác, đồng thời có tác dụng bồi bổ khí
huyết, cân bằng thể trạng cho những người thường xuyên
dùng các đồ ăn, thức uống giải nhiệt.
Chè kê ở Huế rất đặc biệt vì thường ăn kèm với bánh tráng
mè. Lúc ăn không cần muỗng mà dùng bánh tráng để xúc.
Bởi thế vị giòn của bánh tráng nhanh chóng hòa lẫn với vị
ngọt của đường, vị dẻo thơm của kê và thơm cay thoang
thoảng của gừng tươi khiến món ngon càng thêm hấp dẫn.





Ngoài việc làm những món ăn đặc trưng, trong ngày này
còn diễn ra các hoạt đông như đi diệt sâu bọ ngoài đồng,
vợt châu chấu, bắt chuột…. Hay bắt những con vật phá
hoại mùa màng.


• Các ông đồ xưa dạy học thường không lấy học phí. Hàng
năm vào dịp mồng 5 tháng 5, các học trò đều có đồ lễ tết
thầy. Thúng gạo, đôi ngỗng, phong chè, gói bánh hoặc túi
hoa quả, tùy tâm bố mẹ học trò. Những gia đình giàu có
thường phong bao một số tiền. Học trò cũ đã làm nên danh
vọng cũng không quên thǎm thầy vào dịp này.
• Các con bệnh được các ông lang chữa khỏi bệnh, mặc dù
đã trả tiền thuốc, nhưng cũng không quên ơn cứu mệnh
cho mình, nên trong dịp tết Đoan Ngọ (còn gọi là tết hái
thuốc) cũng mang quà tết thầy lang. Đồ lễ cũng gồm: đậu
xanh, gạo nếp, ngỗng, chim ngói... như đồ lễ học trò tết
thầy học.
 Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song tết Đoan Ngọ vẫn
tồn tại trong lòng người dân đất Việt như một phong tục
đẹp, với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người.


3) Tết trung thu
• Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm.
Tại Việt Nam, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em, còn được
gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn Viên. Trẻ em Việt Nam rất
mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ
chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng
phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này,

người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao,
trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi
người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các
em vui chơi thoả thích.


×