ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN HÓA 10
Năm học 2015 - 2016
Đề 1
Câu 1: (2 điểm)
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử và ion sau: 19K ; 19K+ ; 11Na ; 11Na+; 12Mg ; 12Mg2+.
b. So sánh tính kim loại của các nguyên tử trên. Giải thích?
Câu 2: (3 điểm) Một hỗn hợp gồm 2 đồng vị có số khối trung bình là 31,1 và tỷ lệ phần trăm của các đồng vị
này là 90% và 10%. Tổng số hạt cơ bản trong 2 đồng vị là 93. Số hạt không mang điện bằng 0,55 lần số hạt
mang điện. Tìm số điện tích hạt nhân và số nơtron trong mỗi đồng vị
Câu 3: (2 điểm)Viết công thức electron của CO 2 và SO2. Giải thích vì sao SO2 có thể kết hợp với O2 tạo ra SO3, còn
CO2 thì không có khả năng này?
Câu 4: (3 điểm): Hòa tan m gam Mg bằng dd HNO3 dư theo phương trình phản ứng :
Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O, thu được 6,72 lit khí N2O (đktc) và dd chứa x gam muối.
a. Cân bằng phương trình trên bằng phương pháp thăng bằng e. Chỉ rõ chất khử , chất oxi hóa ?
b. Tính giá trị của m.
c. Tìm x
.................................................................
Đề 2
Câu 1: (3 điểm) Viết cấu hình electron, tìm số hiệu nguyên tử trong các trường hợp sau đây:
a. Nguyên tử A có số electron trên phân lớp 3d chỉ bằng một nửa trên phân lớp 4s.
b. Nguyên tử B có 7e lớp ngoài cùng và lớp ngoài cùng là lớp thứ 2.
c. Nguyên tử C có tổng số electron là 13.
Xác định A; B; C và cho biết nguyên tử nào kim loại, phi kim ? Vì sao?
Câu 2: (2 điểm) Cân bằng phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron:
a. Fe3O4+ H2SO4(đặc, nóng)→ Fe2(SO4)3+ SO2+ H2O.
b. Mg+ HNO3→ Mg(NO3)2+ NO+ H2O.
Câu 3: (2 điểm) Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một nhóm A và ở 2 chu kì kế tiếp nhau trong BTH. Tổng số hạt
proton trong 2 nguyên tử X và Y bằng 24.
a. Xác định vị trí của X và Y trong BTH
b. Viết cấu hình e nguyên tử của X và Y.
Câu 4: (1 điểm) 1. Trong công thức oxit cao nhất X chiếm 43,66% về khối lượng. X tạo hợp chất khí với Hidro, trong
đó Hidro chiếm 8,82% về khối lượng. Xác định số khối của X.
(2 điểm) 2. Viết cấu hình electron của Cl (Z=17) và Ca (Z=20). Cho biết vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong
bảng tuần hoàn. Liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl 2 thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết sơ đồ hình thành
liên kết đó.
................................................................
Đề 3: Câu 1: (2 điểm)
a.Viết công thức cấu tạo của Br2, SO2, C2H6, PH3
b. So sánh độ phân cực của các liên kết trong phân tử các chất sau: NH 3; H2S; H2Te; CsCl; CaS; BaF2. Biết độ âm
điện của các chất là Cs = 0,7 ; Ba = 0,9 ; Ca = 1; Te = 2,1 ; H = 2,1; S = 2,5 ; N = 3 ; O = 3,5 ; F = 4.
Câu 2: (3 điểm)Viết cấu hình nguyên tử và ion tạo thành của các nguyên tố sau:
a. Nguyên tố A ở chu kì 3, nhóm IIA
b. Nguyên tố B ở chu kì 2, nhóm VIIA
c. Nguyên tố C có tổng số hạt cơ bản là 25 và ở VIA
Câu 3: (2 điểm) Cân bằng phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron:
a. CrCl3 + NaClO + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O
b. Al+ H2SO4(đặc nóng) → Al2(SO4)3+ SO2 + H2O.
Câu 4: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại Na trong 150 gam dung dịch HCl 7,3%. Sau phản ứng thu được
6,72 lit khí H2 (đktc).
a. Xác định m.
b. Tính % khối lượng của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
..................................................
Đề 4
Câu 1: ( 3 điểm) Cho 6,75 gam hai kim loại kiềm thổ tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 5,04 lit H 2 ở đktc
và dung dịch A.
a. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
b. Nếu 2 kim loại này ở 2 chu kì liên tiếp thì đó là hai kim lại nào?
c. So sánh tính kim loại của 2 nguyên tố trên. Giải thích?
Câu 2: ( 2 điểm) Cân bằng phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron:
a. M + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O
b. SO2 + H2O + Br2→ HBr + H2SO4.
Câu 1: ( 1 điểm) Độ phân cực của liên kết trong dãy oxit của các nguyên tố thuộc chu kì 3 dưới đây thay đổi như thế
nào? Giải thích? Na2O; MgO; Al2O3; SiO2; P2O5; SO3; Cl2O7.
Câu 4: ( 4 điểm) :Nguyên tử A có 3 e ngoài cùng thuộc phân lớp 4s và 4p.
Nguyên tử B có 8 e.
Nguyên tử C có 7 e ngoài cùng ở lớp M.
Nguyên tử D có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s1.
Nguyên tử E có số e trên phân lớp s bằng 1/2 số e trên phân lớp p và số e trên phân lớp s kém số e trên
phân lớp p là 6 hạt.
a) Viết cấu hình e đầy đủ của A, B, C, D, E.
b)
Xác định loại nguyên tố ( phi kim, kim loại, khí hiếm).
c)
Viết công thức cấu tạo của các phân tử B và C.
.......................................................
Đề 5
Câu 1: ( 2 điểm) Cân bằng phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron:
a. Cu + HCl + NaNO3 → CuCl2 + NO + NaCl + H2O
b. HCl + Mg → MgCl2 + H2
Câu 2: ( 2 điểm) Nguyên tử Zn có bán kính r = 1,35.10-10 m và có nguyên tử khối là 65 đvC.
a. Tính khối lượng riêng của Zn ?
b.Thực tế khối lượng của nguyên tử Zn hầu như tập trung vào hạt nhân với bán kính r = 2.10-15m. Tính khối
lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.( = 3,14) ?
Câu 3: ( 3 điểm)
a. ( 2 điểm) Viết công thức cấu tạo cuả các phân tử sau: HClO; NH3; H2SO4 ;N2.
b. ( 1 điểm) Dựa vào độ âm điện,hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử và ion:HClO, KHS, HCO 3- .
Cho:Nguyên tố: K
Độ âm điện:
0,8
H
2,1
C
2,5
S
2,5
Cl
3,0
O
3,5
Câu 4: ( 3 điểm) M thuộc nhóm IIIA. Trong oxit bậc cao nhất của M, oxi chiếm 47,05% khối lượng. X thuộc nhóm
VIA, trong oxit bậc cao nhất, X chiếm 40% về khối lượng.
a. Xác định tên của nguyên tố M và X.
b. Viết CTPT của các oxit trên?
c. Cho m gam M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 3,36 lit khí H 2 (đktc). Tìm m?
…………………………………………………………….
Đề 6
Câu 1: ( 2 điểm) Không dùng BTH, hãy sắp xếp các nguyên tố có số hiệu sau đây 12A, 19B, 20C, 13D
a. Theo thứ tự tính kim loại tăng dần
b. Viết công thức hidroxit của các nguyên tố trên và xếp theo thứ tự tính bazo giảm dần
Câu 2: ( 3 điểm) Nguyên tử nguyên tố X có số e ở mức năng lượng cao nhất là 4p 5, tỉ số giữa số hạt không mang điện
và số hạt mang điện là 0,6429.
a. Tìm số điện tích hạt nhân, số khối của X?
b. Nguyên tử nguyên tố R có số notron bằng 57,143% số p của X. Khi cho R tác dụng với X thì thu được hợp chất
RX2 có khối lượng gấp 5 lần khối lượng R đã phản ứng. Viết cấu hình e nguyên tử của R và phản ứng giữa R với X?
Câu 3: ( 1 điểm) Viết công thức cấu tạo : HCl , H2SO3 , C2H2 , Br2.
Câu 4 : ( 4 điểm) 1. ( 2 điểm) Cho 0, 27 gam Al tác dụng với axit HNO3 theo phương trình phản ứng sau:
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
a. Cân bằng phương trình phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa, quá
trình oxi hóa và quá trình khử.
b. Tính thể tích khí N2O sinh ra ở đktc
2. ( 2 điểm) Dựa vào độ âm điện,hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử : HNO3 ; KNO3; N2O; H2O .
Cho:Nguyên tố: K = 0,8
H = 2,2
N = 3,04
O = 3,44
…………………………………………………..
Đề 7
Câu 1: ( 2 điểm) Cho 2 đồng vị hidro với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử 11H (99%) ; 21H (1%) và 2 đồng vị clo với tỉ lệ
phần trăm số nguyên tử 3517Cl (75,53%) ; 3717Cl (24,47%)
a. Tính nguyên tử khối trung bình của mối nguyên tố
b. Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau tạo ra từ 2 loại đồng vị của 2 nguyên tố đó ? Tính PTK của mỗi
loại phân tử nói trên.
Câu 2: ( 2 điểm) Cân bằng phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron:
a. FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
b. NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O
Câu 3: ( 3 điểm) Cho các phân tử và ion sau : PH3, SO3, H2CO3, NH4+ , HCO3- , PO43- , SO42- , NO3- , CO32- .
a. ( 2 điểm) Tính số proton, số electron của các phân tử và ion trên
b. ( 1 điểm) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử : PH 3, SO3, H2CO3
Câu 4: ( 3 điểm) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
mang điện là 22
a. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối, vị trí và tên nguyên tố
b. Cho m gam X trên tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch H2SO4 0,1M thu được 1,68 lít khí ở đktc. Tìm m và V.
c. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho X lần lượt tác dụng với Fe 2(SO4)3, axit HNO3đn, H2SO4đn