Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Coi trọng giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên trong bối cảnh toàn cầu hóa (ths đỗ thanh hương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.13 KB, 7 trang )

COI TRỌNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO
THANH, THIẾU NIÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
ThS. Đỗ Thanh Hương*

1. Đặt vấn đề
Toàn cầu hóa hiện đang là xu thế tất yếu, khách quan, tác động mạnh mẽ tới
tất cả các quốc gia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng
nhƣ cuộc sống của mỗi con ngƣời. Có thể nói, quá trình toàn cầu hóa tác động khá
mạnh mẽ đến đối tƣợng thanh thiếu niên- là đối tƣợng “nhạy cảm” - cả về những
cơ hội cũng nhƣ những thách thức của quá trình toàn cầu hóa mang lại.
Điều cần nhấn mạnh là ở chỗ, cơ hội mà toàn cầu hóa đem lại cho các nƣớc
khác nhau, các dân tộc khác nhau không phải lúc nào cũng nhƣ nhau. Xét một
cách đại thể, các nƣớc phát triển hơn về kinh tế, giàu có hơn sẽ đƣợc chia sẻ cơ hội
nhiều hơn các nƣớc nghèo. Điều đó cũng có nghĩa là, toàn cầu hóa sẽ đem lại cho
các nƣớc nghèo, đang phát triển nhiều thách thức hơn so với cơ hội. Theo bảng
xếp hạng của UNDP năm 2011 về chỉ số phát triển con ngƣời (HDI), Việt Nam
đƣợc xếp thứ 128/187 nƣớc, là nƣớc có chỉ số trung bình và nằm ở nhóm nƣớc
đang phát triển28. Vì vậy, những thách thức trong quá trình toàn cầu hóa đối với
nƣớc ta là hết sức lớn.
Đảng ta luôn xác định thanh thiếu niên chính là lực lƣợng chiến lƣợc của
quốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nƣớc, nhƣng đây cũng
chính là đối tƣợng chịu ảnh hƣởng lớn bởi những thách thức của quá trình toàn cầu
hóa. Tại Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 4 (khóa
VII), đã nêu: “thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ
21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam
có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào
lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; Công tác
thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng...”. Báo cáo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc
lần thứ X cũng nêu:“đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền


thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát
triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đồng thời, Nghị
quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X
*

Trƣờng Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh
Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia

28

116


về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc tiếp tục khẳng định “xây dựng thế hệ
thanh niên Việt Nam có ý thức chấp hành pháp luật…”. Trên cơ sở chủ trƣơng,
chính sách nêu trên của Đảng, tại điều 2 luật Giáo dục cũng nêu rõ: “Mục tiêu giáo
dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của
công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong những năm qua, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo con ngƣời Việt Nam
phát triển toàn diện “chân, thiện, mỹ” thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,
nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên luôn đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, ban
hành nhiều văn bản, đề án, chƣơng trình về phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó
thanh thiếu niên luôn đƣợc xác định là đối tƣợng chính, đặc biệt là Quyết định số
2106/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng
cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho
thanh thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu cụ thể:
- 80% thanh thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cƣ trú đƣợc

tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến
quyền, nghĩa vụ và đời sống, công việc của từng đối tƣợng, từng địa bàn;
- 100% thanh thiếu niên trong trƣờng học đƣợc phổ biến chính sách, pháp
luật trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống, công việc học tập phù hợp
với lứa tuổi của các em;
- 80% thanh thiếu niên vi phạm pháp luật đƣợc tuyên truyền, phổ biến chính
sách, pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, hạn chế tái vi phạm pháp luật
và tạo điều kiện hòa nhập tốt với cộng đồng;
- 70% thanh niên lao động ở nƣớc ngoài đƣợc thông tin, phổ biến các quy
định pháp luật Việt Nam và pháp luật nƣớc sở tại trong các lĩnh vực liên quan trực
tiếp đến quyền, nghĩa vụ, đời sống, công việc.
2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên
2.1. Những thành tựu đạt đƣợc
Thực tiễn cho thấy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên đƣợc
triển khai rộng rãi dƣới nhiều hình thức đa dạng, thiết thực. Mỗi năm có gần 10
triệu lƣợt thanh niên đƣợc giáo dục pháp luật thông qua 20.000 buổi tuyên truyền,
học tập, sinh hoạt và các hoạt động khác. Các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống
tội phạm”, “Tuổi trẻ với pháp luật” hoặc “Thanh niên với pháp luật” đƣợc thành
lập ở tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc. Đến nay có khoảng 11.000 Câu lạc bộ
đƣợc thành lập với hàng triệu thanh niên tham gia; việc tuyên truyền, phổ biến
pháp luật trong câu lạc bộ thƣờng đƣợc thực hiện thông qua buổi họp, sinh hoạt
117


câu lạc bộ hoặc tổ chức giao lƣu, sinh hoạt văn hóa hay nêu gƣơng ngƣời tốt, việc
tốt trong phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật,
phân tích những hành vi cực đoan, vi phạm pháp luật ảnh hƣởng xấu đến bản thân,
gia đình và cộng đồng. Đồng thời, đoàn viên thanh niên ở cơ sở còn là thành viên
của Đội thanh niên xung kích, tham gia tuần tra, canh gác, giữ gìn an ninh trật tự
trên địa bàn cùng lực lƣợng Công an xã, phƣờng; tham gia giữ gìn trật tự an toàn

giao thông, kiềm chế ùn tắc giao thông cùng lực lƣợng Cảnh sát giao thông. Ngoài
ra, các bộ, ngành, địa phƣơng chú trọng việc sử dụng các phƣơng tiện thông tin đại
chúng để tuyên truyền, phổ biến pháp luật; in các tài liệu pháp luật và cấp phát cho
đoàn viên, thanh niên; tổ chức các chiến dịch, đợt cao điểm nhằm hƣớng thanh
niên tham gia vào các hoạt động giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng
chống tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy, cờ bạc, đua xe trái phép...).
Qua những hoạt động thiết thực trên cho thấy, những kết quả tích cực, nhận
thức pháp luật của thanh thiếu niên đã nâng cao, ý thức chấp hành pháp luật trong
thanh niên đã có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật đạt hiệu quả cao khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa xã hội, nhà trƣờng và gia
đình với các cơ quan truyền thông, các Sở, ban, ngành của địa phƣơng để tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
2.2. Còn nhiều thanh thiếu niên vi phạm pháp luật
Mặc dù các cơ quan, tổ chức, các cấp Đảng, chính quyền đã có nhiều nỗ lực
để phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, nhƣng hiệu quả của công tác
này còn chƣa cao. Tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật vẫn tiếp tục xảy
ra, tập trung vào một số lĩnh vực về an toàn giao thông, trộm cắp, ma túy, hôn
nhân - gia đình, xâm phạm sở hữu, sức khỏe, tính mạng… Trong 5 năm trở lại đây
có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh viên gây ra; tỷ lệ không chấp
hành an toàn giao thông ở bậc trung học phổ thông chiếm đến 70% số thanh thiếu
niên các bậc học vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Trong số 5.746 vụ về
trật tự xã hội xảy ra 6 tháng đầu năm 2008, có khoảng 9.000 ngƣời chƣa thành
niên vi phạm pháp luật hình sự (tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm 2007), một số
vụ án dã man gây rúng động xã hội, kẻ phạm tội đều đang trong độ tuổi thanh
thiếu niên nhƣ vụ Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện, Hồ Duy Trúc... Theo tổng
kết của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu
năm 2011, Tổng cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối
tƣợng, trong đó có hơn 75% là thanh niên. Ngoài xã hội thì hiện tƣợng một số
thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc, ma túy, xem và lƣu giữ phim ảnh đồi trụy,
hành xử theo kiểu giang hồ, xã hội đen, sẵn sàng lao vào nhau đánh, chém dù chỉ

xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ (nhƣ chỉ từ một cái nhìn ”đểu”, từ một vụ va chạm khi
đang tham gia lƣu thông trên đƣờng…); trong gia đình thì bạo lực gia đình, bạo
hành trẻ em; trong nhà trƣờng thì vấn nạn bạo lực học đƣờng cũng đang diễn ra
nóng hơn bao giờ hết, khi lên google gõ thuật ngữ “bạo lực học đƣờng” chỉ 0,24
118


giây cho ra 727.000 kết quả, nhiều hơn thuật ngữ “giáo dục pháp luật” là 0,38 giây
với 598.000 kết quả, đây không còn là hiện tƣợng hy hữu nữa mà thực sự đang là
nỗi lo của toàn xã hội.
Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh - nơi tập trung nhiều
thanh thiếu niên từ các tỉnh, thành khác về học tập, lao động, sinh sống trên địa
bàn thành phố. Theo thống kê của các cơ quan tƣ pháp, tỷ lệ thanh thiếu niên phạm
pháp chiếm khoảng 50% số các vụ việc vi phạm pháp luật. Ở thành phố Hồ Chí
Minh, theo đánh giá của Thành đoàn thành phố thực trạng tội phạm ma túy trong
thanh thiếu niên ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng và tính chất nguy
hiểm hơn, nhóm tội phạm liên quan đến ma túy ngày càng trẻ, đối tƣợng từ 18- 30
tuổi chiếm gần 65% trong số tội danh liên quan đến ma túy29. Năm 2011 có 702 vụ
vi phạm pháp luật do trẻ vị thành niên gây ra (chiếm 18,82%) với 1.156 đối tƣợng
(chiếm 23,69%) trong số 3.730 vụ phạm phạm hình sự đƣợc Công an thành phố
khám phá; năm 2010 có 1.235 đối tƣợng dƣới 18 tuổi (chiếm 24,77%), 2.735 đối
tƣợng tuổi từ 18 đến 30 (chiếm 54,86%) trong số 4.985 đối tƣợng bị công an bắt
và xử lý.30
2.3. Nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu
niên
Thực trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân, nhƣ vốn sống và hiểu biết xã hội
của thanh niên còn hạn chế; khả năng tiếp nhận thông tin nhanh nhƣng ít chọn lọc
và dễ bị kích động, lôi kéo, lợi dụng; đồng thời tình trạng thanh niên khó khăn
trong cuộc sống, thất nghiệp, chƣa có việc làm, lao động nông nhàn ra thành phố
kiếm sống, quá trình đô thị hóa phát triển nhanh, quá trình hội nhập, giao lƣu kinh

tế - văn hóa - xã hội không ngừng tăng nhƣng chƣa có sự chuẩn bị kỹ càng về mọi
mặt đã có tác động xấu đến lối sống của một bộ phận thanh niên trong việc chấp
hành pháp luật.
Do thiếu hiểu biết về pháp luật của thanh thiếu niên, thể hiện công tác phổ
biến, giáo dục ý thức pháp luật ngoài xã hội và trong nhà trƣờng cho thanh thiếu
niên chƣa thực sự có hiệu quả. Chúng ta biết rằng môn giáo dục công dân ở các
cấp học phổ thông về thực chất là giáo dục con ngƣời, giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức,
lối sống cho thế hệ trẻ. Nhƣng giáo dục nhƣ thế nào để hiệu quả, giáo dục nhƣ thế
nào là đủ, là đúng thì chúng ta vẫn chƣa có câu trả lời chính xác! Đồng thời, môn
học Giáo dục đạo đức, giáo dục công dân trong chƣơng trình hiện hành còn hạn
chế ở chỗ càng lên lớp cao nội dung càng giảm. Ở tiểu học, học sinh đƣợc học 1
tiết/tuần; THCS đƣợc học 0,5 tiết/tuần, nhƣng lên đến THPT chỉ đƣợc học 15 tiết
29

Thái Bảo. Thành phố Hồ Chí Minh: đƣa ngƣời nghiện đi cai trƣớc tết. Báo An ninh thế giới
số 1.422 ngày 22-11-2014
Cổng thông tin điện tử Bộ Tƣ pháp (www.moj.gov.vn) Công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật cho thanh niên: Cần hƣớng đến đối tƣợng có nguy cơ cao
30

119


trong 3 năm và chỉ tập trung học ở lớp 10 (lớp 11, 12 không đƣợc học). Giáo viên
đƣợc phân công giảng dạy môn học này hầu hết là tay ngang, thậm chí có trƣờng
khi không bố trí đƣợc giáo viên làm việc gì thì cho đi dạy môn Giáo dục công dân.
Cả giáo viên và học sinh khi học môn Giáo dục công dân đều coi đó là “môn phụ”,
“dạy và học cho có”, thậm chí ”không biết học môn này để làm gì”!. Đối với môn
học Pháp luật đại cƣơng đƣợc dạy ở các trƣờng cao đẳng, đại học không chuyên
luật thì việc dạy và học cũng chƣa tạo đƣợc hứng thú cho sinh viên, còn có trƣờng

không có môn học này trong chƣơng trình các môn chung bắt buộc đối với sinh
viên.
3. Một số giải pháp:
Để có thể đạt đƣợc những kết quả nhƣ mong muốn, công tác giáo dục, tuyên
truyền, phổ biến pháp luật cho thanh thiếu niên phải đƣợc xác định “là một bộ
phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống
chính trị”. Để công tác này thực sự có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp
sau:
- Nâng cao nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo địa phƣơng, nhà quản lý giáo dục
về vị trí, vai trò của thanh thiếu niên và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh thiếu niên trƣớc yêu cầu của thời kỳ toàn cầu hóa và xây dựng Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần đƣợc triển
khai thƣờng xuyên, thực chất, có kế hoạch, có phƣơng pháp phù hợp, phải xác
định kết quả đầu ra rõ ràng. Phải thiết kế lại chƣơng trình môn Giáo dục công dân
cho phù hợp với cấp học phổ thông nhƣ: tăng số tiết lên 2 tiết/tuần và bố trí ở tất
cả các cấp học; tăng phụ cấp cho giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân. Đối
với các trƣờng cao đẳng, đại học không chuyên luật trong cả nƣớc phải đƣa môn
pháp luật đại cƣơng là môn học bắt buộc trong chƣơng trình các môn chung. Hàng
năm, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, giảng viên giảng dạy môn pháp luật
đại cƣơng đƣợc tổ chức tập huấn nâng cao về chất lƣợng nội dung giảng dạy và
phƣơng pháp giảng dạy môn học này để tạo hứng thú cho học sinh, sinh viên trong
việc tiếp thu kiến thức của môn học, từ đó, nâng cao ý thức pháp luật cho đối
tƣợng học sinh, sinh viên.
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cũng cần tập trung
vào đối tƣợng có nguy cơ vi phạm pháp luật cao. Đối tƣợng thanh niên có nguy cơ
vi phạm pháp luật cao thƣờng là thanh niên sống trong gia đình, khu vực đặc biệt
nhƣ: thanh niên không có trình độ văn hóa (do bỏ học sớm); gia đình có bố mẹ ly
hôn, bố mẹ phạm tội, hoặc bố mẹ là chủ lô đề, cờ bạc; thanh niên không có việc
làm...đây là những đối tƣợng rất dễ vi phạm pháp luật do bị tác động bởi hoàn

cảnh.
120


- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần bám sát các nội
dung nhiệm vụ và mục tiêu của Đề án tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên giai
đoạn 2011 - 2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày
26/11/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ).
- Nhà nƣớc cần quan tâm đầu tƣ kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện bảo
đảm triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
4. Kết luận:
Việc giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, giảm tình trạng thanh thiếu
niên vi phạm pháp luật, giảm tình trạng bạo lực học đƣờng đòi hỏi sự quan tâm,
của tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội. Là ngƣời đang trực tiếp
tham gia giảng dạy môn Pháp luật đại cƣơng cho đối tƣợng sinh viên ở trƣờng đại
học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy thật ra chúng ta không có
thanh thiếu niên nào xấu mà chỉ là ngƣời thanh thiếu niên đó không biết phát huy
các phẩm chất tốt. Chính vì vậy, việc nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên
cũng nằm trong công cuộc phát huy các phẩm chất tốt của thanh thiếu niên Việt
Nam ta./.

[1]

[2]

[3]

[4]
[5]

[6]
[7]
[8]

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đảng cộng sản Việt Nam (1993) Văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bốn
Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá VII) về công tác thanh niên trong thời
kỳ mới , NXB CTQG Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam (2008) Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước NXB CTQG Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam (2014) Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước. NXB CTQG Hà Nội.
Quốc Hội khóa 10(2005) Luật Giáo dục, H.2005
Quốc Hội khóa 13(2012) Luật Giáo dục đại học, H.2012
Anh Huy (2012), Cảnh báo tình trạng sinh viên vi phạm pháp luật, Báo Công
an nhân dân số 1263 ngày 7-12-2012
Trần Quyết - Quang Sơn (2014), Những lỗ hổng "chết người" trong giáo dục
nhân cách và pháp luật.
Thủ tƣớng Chính Phủ (2010), Quyết định Phê duyệt Đề án tăng cường công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh
thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015. H.2010
121


Kho Ebook miễ n phí
ebookfree247.blogspot.com

Cơ sở Dữ liệ u Hội t hảo/Tham luận
t huvie nhoit hao.blogspot.com
t huvie nt hamluan.blogspot.com

CHIA SẺ TRI THỨC



×