Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kỳ vọng của cha mẹ về sự thành đạt của con cái (ths bùi đình tuân)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677 KB, 10 trang )

KÌ VỌNG CỦA CHA MẸ VỀ SỰ THÀNH ĐẠT CỦA CON CÁI
ThS. Bùi Đình Tuân*

1. Đặt vấn đề
Là các bậc làm cha làm mẹ, ai cũng mong muốn con mình đƣợc thành công và có
vị thế trong xã hội. Đặc biệt là ngày nay, với sự phát triển nhanh và mạnh về tất cả các
mặt của đời sống xã hội. Đời sống vật chất đƣợc nâng lên. Các gia đình có nhiều điều
kiện để chăm sóc cho con mình tốt hơn về vật chất và ở một khía cạnh nào đó là về
tinh thần. Một cuộc sống đầy đủ và tiện nghi, một trƣờng học nổi tiếng và đắt tiền,
những hoạt động vui chơi giải trí đa dạng…Với tất cả các yếu tố đó cha mẹ hi vọng
rằng con mình sẽ phát triển một cách tốt nhất, đạt kết quả học tập tốt nhất và có tƣơng
lai sáng lạn nhất.
Tuy nhiên, không phải cứ dành những điều kiện tốt nhất cho con về vật chất là có
thể mong con mình thành thiên tài. Trên thực tế, sự kì vọng quá cao của cha mẹ đã trở
thành áp lực nặng nề cho con trẻ. Các em phải gồng mình lên để có thể làm hài lòng
những mong muốn của cha mẹ dù bằng cách này hay cách khác. Thậm chí, có những
em cảm thấy bế tắc quá đã tìm đến những biện pháp tiêu cực. Hiện tƣợng này đã đƣợc
phản ánh rất nhiều trên các báo không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nƣớc ngoài. Ở Nhật
Bản đang nổi lên hiện tƣợng “Hikikomori, là một bệnh sinh ra từ nền giáo dục và sức
ép của xã hội. Theo bộ Sức khoẻ, Lao động và trợ cấp Nhật Bản thì 1,2 triệu ngƣời đã
trở thành nạn nhân của bệnh này. Mầm mống của căn bệnh này có thể là sau 1 lần
hỏng thi, bị bắt nạt, không kiếm đƣợc một công việc vừa ý…. Những ngƣời bị căn
bệnh này thƣờng nhốt mình trong nhà, khóa trái cửa và cho đó là nơi an toàn; thậm chí
có ngƣời đã tìm đến cái chết”38. Ở Việt Nam cũng không ít trƣờng hợp đã rơi vào trạng
thái trầm cảm, tìm đến cái chết do không đạt đƣợc những mong muốn của cha mẹ. Hay
thậm chí những đứa trẻ có thể đánh bạn giành bé ngoan, xé vở vì đƣợc điểm thấp, nói
dối…vì bố mẹ luôn muốn chúng đạt đƣợc điểm 10. Những vấn đề trên đã phản ánh
trong các bài viết “Làm hại trẻ vì thành tích”39, “Quan tâm trẻ không đúng cách: hậu
quả khó lường”40, “Tự tử vì… áp lực thi cử”41…
Bên cạnh những bậc cha mẹ quá kì vọng vào con em mình gây ra những hậu quả
đáng tiếc; thì ngƣợc lại có ngƣời lại luôn hoài nghi vào khả năng của trẻ. Chính điều



*

Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng
VYSA Vietnamese Youth and Student Association in Japan - Các vấn đề của Nhật Bản
Hikikomori- lối sống hay căn bệnh.htm
39
Diễn đàn EVA.htm
40
Báo Hà nội mới online
41
N E T L I F E - phong cach song - song phong cach.htm
38

212


đó đã tạo ra ở trẻ sự tự ti, sự nghi ngờ ở chính bản thân mình. Điều này cũng làm cản
trở sự phát triển của các em và gặp phải những điều bất lợi.
Nhƣ vậy thì, cha mẹ cần phải làm gì, động viên khuyến khích con em mình nhƣ
thế nào để các em có thể cảm nhận đƣợc cha mẹ quan tâm đến mình nhƣng lại không
phải là sức ép đối với các em. Đó không phải là điều dễ dàng. Bởi vì mỗi bậc cha mẹ
chăm sóc con mình theo cách riêng. Chính vì vậy, mà tác giả tiến hành nghiên cứu đề
tài “Kì vọng của cha mẹ về sự thành đạt của con cái”. Thực hiện đề tài này nhằm
tìm hiểu sự kì vọng của các bậc cha mẹ đối với con cái mình nhƣ thế nào và những ảnh
hƣởng của nó lên các em ra sao? Đề tài đƣợc thực hiện nghiên cứu ở 10 trƣờng Trung
học phổ thông và 100 phụ huynh học sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Sau đây tác
giả xin trình bày vắn tắt kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài.
2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn
2.1. Mức độ và biểu hiện kì vọng của cha mẹ đối với sự thành đạt của con cái

Sự mong muốn của cha mẹ
Cha mẹ nào sinh con ra cũng mong muốn con mình đƣợc khoẻ mạnh, lớn lên trở
thành ngƣời có ích cho gia đình và xã hội, đó chính là sự mong muốn về tƣơng lai con
mình sẽ thành đạt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 96% số cha mẹ đều kì vọng rằng con mình
sau này sẽ là ngƣời thành đạt. Trong đó, 4% số cha mẹ đƣợc điều tra vì một lý do nào
đấy mà không có sự kì vọng vào sự thành đạt ở con mình.
Hình 2: Biể đồ thể hiện sự mong đợi của cha mẹ ở con
mình
Hiếu thảo với cha mẹ

86

Học hành giỏi giang

72

Gia đình hạnh phúc

86

Phẩm chất nhân cách tốt

81

Kiếm được nhiều tiền

28

Có địa vị trong xã hội


52

Con có công việc ổn định

90
0

20

40

60

80

% 100

Qua biểu đồ bên có thể thấy đƣợc sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái họ là rất
lớn, mỗi bậc cha mẹ đều có những mong muốn riêng, sự kỳ vọng riêng đối với sự
thành đạt của con cái mình trong tƣơng lai. Ngƣời mong muốn con mình kiếm đƣợc
nhiều tiền; ngƣời mong con mình giỏi giang, có địa vị trong xã hội; có ngƣời chỉ mong
con cái mình đƣợc hạnh phúc và có hiếu với cha mẹ…. Điều đó phụ thuộc vào các yếu
tố khác nhau: nhƣ năng lực của con cái; nhận thức của cha mẹ; kinh tế gia đình….
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự mong đợi vào một điều tốt đẹp của các bậc cha
mẹ vào con cái mình là rất lớn. Vậy những mong muốn, những kỳ vọng đó của cha mẹ
213


có đƣợc con cái đáp ứng ở hiện tại và trong tƣơng lai hay không còn phụ thuộc vào sự

cố gắng của con cái; sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ kịp thời và phù hợp với mong
đợi của con.
Sự quan tâm của cha mẹ
Để con mình tiến bộ hơn trong học tập, trong công việc cũng nhƣ trong cuộc
sống hàng ngày, mỗi bậc cha mẹ đều có những cách quan tâm săn sóc riêng đối với
con cái của mình.
Hình 3: Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của cha mẹ đối với con
%
85

90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

74

70
58

46
32

Đặt ra mục

tiêu, kế
hoạch cho
con

Kiểm tra
Tạo những
Đặt ra
chặt chẽ
điều kiện tốt những phần
thời gian và nhất về vật
thưởng để
các mối
chất
con phấn
quan hệ của
đấu
con

Động viên,
nhắc nhở
con

Trừng phạt
con nghiêm
khắc khi
mắc lỗi

Kết quả nghiên cứu có 85% số cha mẹ cho rằng để con tiến bộ hơn thì việc động
viên, nhắc nhở con là rất cần thiết. Tránh việc con cái mải chơi mà quên đi hoặc bỏ bê
trong học tập và công việc. Trong khi đó, 32% số cha mẹ lại cho rằng để con mình tiến

bộ cần phải trừng phạt nghiêm khắc khi con mắc lỗi.
Nhƣ vậy, có rất nhiều phƣơng pháp khác nhau trong việc quản lý và giáo dục con
cái của mình, mỗi bậc cha mẹ đều chọn cho mình một hay nhiều cách khác nhau dựa
vào năng lực của con cái, nhận thức của cha mẹ cũng nhƣ điều kiện kinh tế gia đình.
Khi con thất bại: phản ứng của cha mẹ, lý giải của cha mẹ
Không phải khi nào cha mẹ cũng cảm thấy hài lòng về con mình, mà sự hài lòng
đó chỉ đạt đƣợc khi con cái họ đạt đƣợc mục tiêu mong muốn của cha mẹ. Khi con cái
không đáp ứng đƣợc sự mong đợi của cha mẹ, mỗi bậc cha mẹ cũng có những cách cƣ
xử khác nhau đối với con mình. Kết quả điều tra có 32% số cha mẹ cho rằng mình
thỉnh thoảng đánh hoặc mắng con mỗi khi con cái mình không đạt đƣợc mục tiêu nhƣ
mong muốn.

%

Hình 4: Biểu đồ thể hiện lý do dẫn đến sự thất bại ở con
70
60
50
40
30
20
10
0

62
45
37
15

13


9

Con chưa Chưa gặp Gia đình Lười, mãi Bạn bè lôi
Con
cố gắng may mắn khó khăn
chơi
kéo
không có
năng lực

214


Vậy lý do gì khiến con cái họ gặp thất bại trong học tập cũng nhƣ trong cuộc
sống hàng ngày. Các bậc cha mẹ có nhiều cách lý giải khác nhau về sự không thành
công đó, có thể do con mình chƣa thật sự cố gắng; do con không gặp may; bị bạn bè
xấu rủ rê....
Kết quả nghiên cứu cho rằng, các lý do chính dẫn đến sự thất bại của con cái mà
các bậc cha mẹ đƣa ra, đó là, do con cái chƣa cố gắng, khả năng của con có thể hơn
vậy rất nhiều nhƣng do con không nỗ lực phấn đấu. Điều kiện kinh tế gia đình khó
khăn cũng là lý do mà nhiều cha mẹ cho rằng điều đó ảnh hƣởng đến con cái - không
có tiền học thêm, phƣơng tiện phục vụ cho công việc và học tập thiếu thốn, kinh tế khó
khăn việc chăm sóc sức khoẻ con cái cũng bị hạn chế. Điều đó cũng ảnh hƣởng đến
học tập và lao động của con. Một lý do nữa mà nhiều cha mẹ cho rằng đã dẫn đến sự
thất bại của con, đó là, do con cái lƣời, mải chơi. Họ cho rằng con mình có năng lực
nhƣng do lƣời, mải chơi mà quên mất việc học dẫn đến học tập giảm sút. Bố mẹ bận
rộn không có nhiều thời gian để quan tâm đến việc học của con.
Khi con thành công: phản ứng của cha mẹ, lý giải của cha mẹ
Kết quả nghiên cứu có đến 93% số cha mẹ cho rằng mình không bao giờ để mặc

kệ hay không nói gì khi con cái đạt đƣợc kết quả nhƣ mình mong muốn. Nhƣ vậy, mỗi
khi con cái mình đạt đƣợc mục tiêu nhƣ cha mẹ mong muốn, mỗi ngƣời cha mẹ đều có
một cách thể hiện sự quan tâm và phản ứng khác nhau với con cái. Phần lớn các cha
mẹ đều chọn cách khen ngợi, khuyến khích và đƣa ra mục tiêu tiếp theo cho con. Để lý
giải về điều này, họ cho rằng việc động viên khuyến khích con cái sẽ giúp con nỗ lực
phấn đấu hơn nữa, đồng thời thể hiện đƣợc sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái.
Phần lớn cha mẹ cho rằng, việc thành công của con cái mình chính là do sự cố
gắng ở con, do năng lực của con cộng với sự giúp đỡ của cha mẹ, chiếm 75%.
Sự quản lý của cha mẹ về thời gian và các mối quan hệ của con
Hình 6: Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của cha mẹ
đối với các mối quan hệ của con

7% 2%
Biết rất rõ

46%

Có biết đến
Biết ít
Không hề biết

45%

215


Ngày nay trong cuộc sống xã hội hiện đại, các bậc cha mẹ không chỉ đơn thuần là
ngƣời lo lắng về kinh tế để nuôi dƣỡng con cái, mà họ còn quan tâm nhiều hơn đến đời
sống tinh thần cũng nhƣ các mối quan hệ xã hội của con cái mình. Nhiều cha mẹ có sự
quản lý sát sao về thời gian, học tập, quan hệ bạn bè và đời sống tình cảm riêng tƣ của

con. Điều đó đôi khi khiến con cái cảm thấy mình bị theo dõi, mất tự do và cảm giác
nhƣ bố mẹ không tin tƣởng ở mình. Nhƣng trong môi trƣờng sống hiện nay, nhất là ở
các thành phố lớn luôn luôn có những mối hiểm họa mà cha mẹ khó có thể lƣờng trƣớc
đƣợc (ma tuý; mại dâm; trộm cắp; đua xe; bỏ học ăn chơi đua đòi theo bạn bè...). Điều
đó nói lên một điều rằng, việc quản lý con cái chặt chẽ cũng là có cơ sở, với mong
muốn con mình đƣợc phát triển một cách toàn diện và tốt nhất.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các vấn đề hàng ngày của con cái đều
đƣợc cha mẹ quan tâm, nhất là về sức khoẻ, học tập và công việc. Về đời sống tình
cảm và mối quan hệ bạn bè cũng đƣợc các bậc cha mẹ quan tâm nhƣng còn hạn chế.
Một số cha mẹ cho rằng, cũng nên để con cái có một chút riêng tƣ, cha mẹ không nên
quan tâm một cách thái quá khiến con cái bị gò bó, dễ bị ức chế.
Sự hài lòng của cha mẹ về con ở thời điểm hiện tại
Hình 7: Mức độ hài lòng của cha mẹ đối với con

12%

2%

17%

21%

48%

Rất hài lòng
Hài lòng
Khá hài lòng
Ít hài lòng
Không hài lòng


Sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ đối với con cái cùng với những kết quả con
cái đạt đƣợc, đó là sự thành công hay thất bại trong học tập, công việc và trong cuộc
sống hàng ngày. Vậy hiện tại các bậc cha mẹ có hài lòng về con cái mình hay không
và ở mức độ nhƣ thế nào.
Từ kết quả nghiên cứu thấy rằng, mỗi cha mẹ, mỗi gia đình đều có những mong
đợi từ kết quả đem lại của con cái mình là khác nhau, do vậy, việc đánh giá về con cái
của họ cũng có sự khác nhau, có thể đối với gia đình này kết quả nhƣ vậy là hài lòng
nhƣng với gia đình khác có thể không hài lòng, tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy,
có đến 48% cha mẹ hài lòng về con mình.
2.2. Thay đổi của con trƣớc sự kì vọng của cha mẹ
Cảm nhận và phản ứng tức thời của trẻ trước thái độ của cha mẹ khi trẻ thành
công
Tâm lý ở mỗi con ngƣời mỗi khi đạt đƣợc các thành quả lao động rất muốn đƣợc
mọi ngƣời biết đến và chia sẻ niềm vui, nhƣng khi phải đối đầu với những thất bại lại
216


hết sức là khó khăn, việc chia sẻ những khó khăn thất bại đó với ngƣời khác không hề
dễ dàng. Điều đó yêu cầu sự nhạy cảm nhận biết từ ngƣời thân, bạn bè để chia sẻ kịp
thời. Trong cuộc sống gia đình cũng vậy, mỗi thành viên luôn cần sự yêu thƣơng và
chia sẻ trong mọi hoàn cảnh, con cái cần sự quan tâm của cha mẹ lúc đạt đƣợc thành
công cũng nhƣ gặp sự thất bại. Vậy trƣớc sự quan tâm cũng nhƣ những phản ứng của
cha mẹ trƣớc những thành công của con cái, khi đó con cái của họ sẽ phản ứng lại nhƣ
thế nào. Kết quả điều tra cho thấy, có 90% cha mẹ cho biết khi đƣợc cha mẹ khen ngợi
động viên khuyến khích, con cái họ tỏ thái độ rất vui vẻ, cảm giác đƣợc khích lệ và nói
tiếp tục cố gắng. Qua đó, ta có thể thấy, bên cạnh việc tạo điều kiện về vật chất để con
cái phát triển tốt thì việc quan tâm về mặt tinh thần cũng không kém phần quan trọng.
Điều đó đã có tác dụng tích cực đến tâm lý của con cái, khiến con cái cảm thấy thoải
mái, nhận thấy đƣợc sự mong đợi của cha mẹ, ngƣời thân khiến mình phải nỗ lực phấn
đấu để làm hài lòng cha mẹ. Khi con cái đáp ứng đƣợc sự mong đợi ở cha mẹ, nếu

không đƣợc sự đón nhận của cha mẹ đối với sự nỗ lực cố gắng đó, dễ dẫn đến con cái
rơi vào trạng thái chán nản, thất vọng hay hụt hẫng.
Cảm nhận và phản ứng tức thời của trẻ trước thái độ của cha mẹ khi trẻ thất
bại
Hình 8: Biểu đồ thể hiện sự phản ứng của trẻ trước thái độ của cha mẹ
khi con thất bại
60

52

50
40

%

33

30
20
10

16
9

8

7

0
Bỏ nhà Bỏ học, Đập phá Cãi lại bố

đi, tránh bỏ việc đồ đạc
mẹ
né bố mẹ

Chán
nản,
khóc

Im lặng

Khi con cái gặp thất bại trong học tập hay trong công việc, dĩ nhiên làm cha mẹ
ai cũng không muốn điều không tốt xảy ra với con mình. Nhƣng trƣớc sự thất bại của
con mỗi bậc cha mẹ đều có những biểu hiện hay sự phản ứng lại khác nhau, có thể là:
nhắc nhở; động viên con lần sau cố gắng hơn, cũng có cha mẹ đánh mắng con; bỏ mặc
kệ không nói gì.... Với những phản ứng, biểu hiện của cha mẹ khi con cái không đáp
ứng đƣợc sự mong muốn của cha mẹ, con cái của họ sẽ phản ứng lại nhƣ thế nào với
cha mẹ.
Từ biểu đồ bên cho thấy, phụ thuộc vào tính cách và nhận thức của mỗi ngƣời mà
có những cách biểu hiện, những kiểu phản ứng lại với cha mẹ khác nhau. Có thể bằng
cách này hay cách khác, cũng có thể trẻ phản ứng lại bằng nhiều cách cùng một lúc và
52% trẻ chọn cách im lặng.
Cảm nhận và phản ứng của trẻ khi cha mẹ quan tâm, quản lý các mối quan hệ
217


Nhiều em khi đƣợc hỏi cho rằng việc cha mẹ quá quan tâm đến đời sống riêng tƣ
của con làm con cảm thấy bị gò bó, nhiều lúc các em có cảm giác bị ức chế, nặng hơn
là trầm cảm. Nhất là sự quản lý chặt chẽ của cha mẹ về thời gian cũng nhƣ các mối
quan hệ bạn bè của con cái. Khiến các em cảm giác nhƣ cha mẹ không tin tƣởng ở con.
Phần lớn con cái khi đƣợc hỏi đều không thích cách quản lý này của cha mẹ, các em

cho rằng mình luôn bị cha mẹ theo dõi, quản lý nghiêm ngặt làm ảnh hƣởng đến mối
quan hệ bạn bè của con. Nhƣ vậy, con cái luôn luôn chờ đợi sự quan tâm từ cha mẹ, sự
quan tâm của cha mẹ chính là niềm vui, là chỗ dựa để con cái vƣơn lên trong cuộc
sống. Sự quan tâm quá nhiều hay quá ít cũng đều không tốt, bởi lẽ, nếu cha mẹ không
quan tâm hay quan tâm quá ít khiến cho con cái cảm thấy thiếu thốn tình cảm và có
suy nghĩ cha mẹ không thƣơng yêu mình. Còn nếu quan tâm quá mức, đến độ quản lý
quá nghiêm ngặt thời gian và các mối quan hệ của con, dẫn đến con cái khó chịu, ức
chế, cảm thấy chuyện đời tƣ của mình bị cha mẹ xâm phạm.
Sự thay đổi của trẻ trước sự quan tâm của cha mẹ
Trƣớc sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái về các mặt nhƣ: sức khỏe; học tập;
công việc; bạn bè; đời sống tình cảm của con.... Kết quả điều tra cho biết, các bậc cha
mẹ cho rằng con cái mình có sự thay đổi theo chiều hƣớng tốt hơn (chiếm 93%), học
hành tiến bộ, không chơi bời đàn đúm theo bạn bè. Các cha mẹ còn cho rằng, con
mình cảm thấy đƣợc yêu thƣơng, vui vẻ hơn nhƣng phần lớn các em đều không thích
sự can thiệp của cha mẹ về các mối quan hệ bạn bè, nhất là về chuyện tình cảm của
con cái. Phần lớn các cha mẹ đƣợc hỏi cho rằng, trong cuộc sống hàng ngày cũng nhƣ
trong học tập, con cái luôn có đƣợc những thành công cũng nhƣ thất bại, cha mẹ phải
nắm bắt đƣợc để động viên khích lệ con khi con đạt đƣợc sự thành công và an ủi mỗi
khi con thất bại để con cái mình phấn đấu hơn nữa ở các lần sau. Việc cha mẹ bỏ bê
con cái đồng nghĩa với việc con cái bỏ bê công việc và học tập. Vậy để con cái mình
tiến bộ hơn, sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ là không thể thiếu đƣợc.
Mỗi gia đình đều có cách áp dụng riêng đối với con cái của mình, điều đó đƣợc
các cha mẹ cho là đạt hiệu quả. Họ cho rằng, con cái mình không ai hiểu bằng cha mẹ
nên việc lựa chọn phƣơng pháp giáo dục cũng nhƣ cách quan tâm là khác nhau, điều
đó cho thấy hiệu quả trên 93% cha mẹ cho rằng mỗi khi có sự quan tâm của cha mẹ thì
con cái mình tiến bộ hơn trong học tập cũng nhƣ cuộc sống.
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự kì vọng của cha mẹ
Sự kỳ vọng của mỗi cha mẹ đối với con cái của mình là hoàn toàn khác nhau.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế gia đình, vào nghề nghiệp, trình độ học vấn, độ tuổi
của cha mẹ mà mức độ kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái là khác nhau.

Việc cha mẹ không kỳ vọng hay kỳ vọng quá nhiều vào con cái mình không chỉ
ảnh hưởng đến tâm lý hiện tại mà có thể ảnh hưởng đến cả sự thành đạt của con cái
trong tương lai. Cha mẹ không kỳ vọng khiến con cái có tâm lý ỉ lại trông chờ ở cha
218


mẹ, còn nếu cha mẹ quá kỳ vọng ở con mình sẽ làm con cái cảm thấy căng thẳng, áp
lực, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày của con.
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, việc đáp ứng đầy đủ về vật chất là con mình có thể học
tập và phát triển tốt đƣợc. Điều đó chƣa hoàn toàn đúng với xã hội ngày nay, khi con
ngƣời cần phải đƣợc phát triển toàn diện hơn cả về mặt thể chất cũng nhƣ tinh thần.
Do đó, ngoài việc cha mẹ đáp ứng tốt về kinh tế để con cái có điều kiện tốt nhất cho
học tập và rèn luyện, các bậc cha mẹ còn phải chăm sóc con cái về mặt tinh thần để
con cái có sự phát triển cân bằng hơn.
3. Kết luận và khuyến nghị
3.1. Kết luận
Làm cha mẹ ai cũng mong muốn con mình thành đạt, mong muốn con mình đạt
đƣợc những điều tốt đẹp để cha mẹ tự hào với anh em dòng họ, với bạn bè hàng xóm.
Con cái thành đạt chính là sự báo đáp cao cả nhất đối với cha mẹ. Cũng chính những
áp lực đó mà nhiều cha mẹ làm mọi cách để con cái mình đạt đƣợc những điều mình
mong muốn. Áp lực của cha mẹ đƣợc đẩy sang con cái, từ lúc con sinh ra cho đến khi
con trƣởng thành. Nhất là khi còn là học sinh, cha mẹ luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất
về vật chất cũng nhƣ tinh thần để con có thời gian học tập và rèn luyện nhằm đáp ứng
đƣợc yêu cầu của cha mẹ. Sự kỳ vọng một điều tốt đẹp ở cha mẹ đối với con cái là rất
cao.
Cha mẹ nào cũng có những kỳ vọng nhất định ở con mình, chỉ có điều sự kỳ
vọng đó ở mức độ nhiều hay ít và liệu có ảnh hƣởng đến sự phát triển của con hay
không.
Sự kỳ vọng phải dựa vào năng lực và khả năng của con, nhiều cha mẹ chỉ áp đặt
cho con cái những mục tiêu phải hoàn thành mà chẳng quan tâm gì đến suy nghĩ và

nguyện vọng của con. Điều đó khiến cho con cái lo lắng, cảm thấy áp lực từ phía cha
mẹ.
Ngƣợc lại, cha mẹ cũng không thể không kỳ vọng ở con cái mình, vì nhƣ vậy sẽ
khiến cho con cái không cố gắng, không có trách nhiệm với bản thân có thể sống cuộc
sống buông thả. Sự kỳ vọng đối với con cái chỉ ở mức độ vừa phải sẽ khiến con cái nỗ
lực hơn trong cuộc sống, cha mẹ xem đó nhƣ là động lực để con cái mình phấn đấu.
Ngoài ra, cha mẹ không nên quá đòi hỏi ở đứa trẻ, mà phải thƣờng xuyên quan tâm
chăm sóc, động viên khuyến khích con trong mỗi lần thành công cũng nhƣ khi gặp thất
bại. Đó chính là chỗ dựa tinh thần để con cái cố gắng hơn nữa ở những lần sau, đồng
thời điều đó cũng ảnh hƣởng rất lớn đến sự thành đạt sau này của con cái. Nhƣ vậy,
kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái và sự ảnh
hƣởng của nó đến sự thành đạt của con cái là đúng với giả thiết nghiên cứu (1) và (3)
đã đƣa ra.

219


Nhƣ vậy, sự kỳ vọng và mức độ kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái đều có
những ảnh hƣởng tích cực cũng nhƣ tiêu cực đến sự thành đạt của con cái trong tƣơng
lai. Sự kỳ vọng đối với con cái là điều cần thiết ở mỗi ngƣời làm cha mẹ, nhƣng để sự
kỳ vọng đó trở thành hiện thực các bậc cha mẹ cần phải có sự hiểu biết con cái, thƣờng
xuyên trao đổi, quan tâm đến con ở mọi hoàn cảnh. Sự kỳ vọng là cần thiết nhƣng phải
nằm trong khả năng của con mình, việc kỳ vọng phải đi đôi với việc quan tâm, động
viên khuyến khích con cái để con cái ngày càng nỗ lực hơn, cố gắng hơn trong học tập
cũng nhƣ trong công việc.
3.2. Khuyến nghị
Thứ nhất: Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái là cần thiết để con cố gắng
phấn đấu và sống có trách nhiệm hơn đối với bản thân và gia đình.
Thứ hai: Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái cần phải phù hợp với khả năng
và năng lực của con. Sự kỳ vọng quá lớn ở con sẽ làm cho con cái lo lắng, cảm thấy áp

lực.
Thứ ba: Để đạt đƣợc những mục tiêu mà cha mẹ kỳ vọng ở con cái, mỗi bậc cha
mẹ cần phải thƣờng xuyên quan tâm chăm sóc con cái, nhất là về mặt tinh thần. Sự
động viên khuyến khích con cái ở mọi hoàn cảnh - khi thành công cũng nhƣ thất bại sẽ
tạo dựng cho con niềm tin và sự nỗ lực hơn nữa trong cuộc sống.
Thứ tư: Một khi cha mẹ không tin hoặc quá tin tƣởng vào con đều là không tốt.
Cha mẹ quan tâm xem xét mọi lời nói, hành vi của con để có thể "uốn nắn" kịp thời là
điều nên làm nhƣng cũng nên ở một chừng mực nhất định để không gây khó chịu cho
trẻ, nhất là ở lứa tuổi dậy thì.
Thứ năm: Cha mẹ phải thƣờng xuyên trò chuyện với con để biết thông tin và
hiểu đƣợc sự mong muốn của con, qua đó, có sự can thiệp kịp thời và phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Anh Châu. Giới thiệu một số nghiên cứu về động cơ thành đạt. Tạp chí
Tâm lý học số 5, tháng 05/2006.
[2] Lê Thanh Hƣơng. Một số suy nghĩ về việc đánh giá động cơ thành đạt của con
người. Tạp chí Tâm lý học số 3/2004.
[3] Nguyễn Thu Lan, (2006). Quan niệm của cha mẹ về sự thành đạt của con cái.
Khoá luận
[4] Hoàng Phê, (2003). Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.
[5] Lã Thu Thuỷ. Bàn về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp. Tạp chí tâm lý học, số
6/2005.
[6] Raymond J Corsini. The Dictinonary of Psychology. Bruner/Mazel 1999.
220


Kho Ebook miễ n phí
ebookfree247.blogspot.com
Cơ sở Dữ liệ u Hội t hảo/Tham luận
t huvie nhoit hao.blogspot.com
t huvie nt hamluan.blogspot.com


CHIA SẺ TRI THỨC



×