Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với vấn đề bạo lực học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.5 KB, 11 trang )

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI VẤN
ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG
Dương Văn Khánh*
HVCH. Lê Kim Thắng**

1. Đặt vấn đề:
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, chƣa bao giờ ngành giáo dục của nƣớc ta lại
cần một sự cải cách mạnh mẽ và toàn diện nhƣ hiện nay, GS. Hoàng Tụy đã nhấn
mạnh: “Một thế kỷ nay chƣa bao giờ vai trò then chốt của giáo dục trong sự phát triển
của dân tộc ta nổi rõ nhƣ lúc này,…Chỗ nghẽn lớn nhất trong sự phát triển của xã hội
ta là giáo dục” (34). Thực tế, trong những năm qua, ngành giáo dục nƣớc ta đã từng
bƣớc cải cách và cũng có đạt đƣợc những thành quả nhất định trong tiến trình hội nhập
quốc tế, tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận những mảng tối gây bức xúc cho
xã hội nhƣ vấn đề dạy thêm, học thêm, chất lƣợng giáo dục và đặc biệt là vấn nạn bạo
lực học đƣờng - một mảng tối nghiêm trọng đang gây nên bức xúc trong dƣ luận xã
hội, sở dĩ tôi cho rằng nhƣ vậy là vì nó không phải đơn thuần là hành vi đánh đập, gây
gổ của học sinh mà chính là sự xuống cấp trầm trọng về mặt đạo đức của cả một thế hệ
trẻ trong tƣơng lai và nó cũng phản ánh nền giáo dục thực tại của chúng ta đang cần
nhìn nhận và xem xét lại.
Khi chúng ta muốn tìm hiểu thực trạng về vấn đề này, sẽ không khó khăn gì để
tìm những vụ việc liên quan đến học sinh đánh nhau. Nếu vào Google và gõ từ khóa
“học sinh đánh nhau” thì trong thời gian 0,40 giây sẽ tìm thấy 1.130.000 kết quả. Còn
nếu chúng ta muốn tìm “clip” về chuyện nữ sinh đánh nhau thì vào Youtube rồi gõ “nữ
sinh đánh nhau” thì sẽ tìm thấy 52.300 kết quả, hoặc tìm số vụ việc liên quan đến việc
học sinh đánh nhau gây chết ngƣời, chúng ta vào Google chỉ cần gõ “học sinh đâm
chết bạn” thì trong thời gian 0,42 giây sẽ cho 748.000 kết quả.
Những con số đó đã báo động cho chúng ta thấy rằng, bạo lực học đƣờng đang
thật sự “phổ biến” một cách nghiêm trọng và thực trạng này đƣợc thống kê hàng ngày,
hàng giờ trên các kênh thông tin truyền thông đại chúng. Mới đây, theo chƣơng trình
chuyển động 24h, đƣợc phát trên kênh VTV1 lúc 11 giờ 15 phút ngày 04/11/2014 đã
thống kê nhƣ sau: hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội mỗi tháng (Số liệu Bộ Công


An) và 05 vụ xô xát/1 ngày (Bộ Giáo dục & Đào tạo); Bộ Lao động Thƣơng binh &
Xã hội cho biết là số lƣợng các vụ bạo lực học đƣờng tăng gấp 13 lần trong 10 năm trở
*

Trƣờng Đại học Đồng Tháp
Trƣờng Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
(34)
Trích từ bài phát biểu của GS. Hoàng Tụy tại buổi lễ trao giải thƣởng Văn hoá Phan Châu
Trinh năm 2011
**

139


lại đây và cũng theo Bộ Giáo dục & Đào tạo thì cứ 11.000 học sinh thì có 01 em bị
buộc thôi học vì đánh nhau. Từ những dẫn chứng trên, chúng ta nghĩ gì về các em học
sinh đang trong độ tuổi cắp sách tới trƣờng và nền giáo dục của chúng ta sẽ ra sao khi
tình trạng của vấn nạn bạo lực học đƣờng ngày càng mất kiểm soát và đang có xu
hƣớng gia tăng, trẻ tuổi hóa, đa dạng hóa, “nữ hóa” và nghiêm trọng hóa. Bạo lực học
đƣờng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhƣ bị tổn thƣơng về thể chất, tinh
thần, gây ra những sang chấn tâm lí, làm biến đổi nhân cách của học sinh dẫn đến kết
quả học tập sa sút,…Tuy nhiên, từ trƣớc tới nay hầu nhƣ chúng ta chỉ mới giải quyết
vấn đề ở phần ngọn, nghĩa là xảy ra vấn đề rồi mới xử lý kỷ luật những ngƣời liên
quan mà quên đi phần gốc của vấn đề còn đó nên giải quyết chƣa thật sự hiệu quả.
Trong phạm vi bài tham luận này, chúng tôi sẽ đề cập đến một trong các giải pháp giải
quyết vấn đề bạo lực học đƣờng, đó chính là vai trò của nhân viên công tác xã hội.
Bởi chúng tôi nghĩ rằng “Công tác xã hội với vai trò thúc đẩy sự thay đổi xã hội,
giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con ngƣời với môi trƣờng sống của họ, tăng
năng lực và giải phóng cho ngƣời dân giúp cho họ ngày càng có cuộc sống thoải mái
và dễ chịu” (35). Theo đó, nhân viên công tác xã hội học đƣờng với những kiến thức và

kỹ năng đƣợc đào tạo sẽ là cầu nối giữa học sinh với gia đình, với nhà trƣờng và xã hội,
giúp học sinh phát huy hết tiềm năng và giải quyết những khủng hoảng, xung đột phát
sinh trong quá trình học tập của họ và nhất là thực hiện các vai trò nhằm ngăn chặn
hiệu quả vấn nạn này.
2. Nguyên nhân chính dẫn đến nạn bạo lực học đƣờng
Để tìm lời giải đáp do đâu mà có vấn nạn này? Chúng ta nên có cái nhìn toàn
diện hơn để có những giải pháp phù hợp và hiệu quả, lâu nay chúng ta đều đã biết
rằng: Ba môi trƣờng gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng/xã hội đóng vai trò quyết định
cả quá trình hình thành và phát triển suốt cuộc đời của mỗi con ngƣời. Ba môi trƣờng
này đƣợc ví nhƣ một “tam giác giáo dục” tác động trực tiếp lên mọi hành vi của học
sinh, sự tƣơng tác này chặt chẽ hay lỏng lẻo sẽ quyết định đến việc hình thành nhân
cách, hành vi của học sinh tốt hay xấu, theo hƣớng tích cực hay tiêu cực. Xét đến hành
vi bạo lực học đƣờng của học sinh, chúng tôi tìm hiểu và phân tích lại những nguyên
nhân dẫn đến hành vi bạo lực từ ba môi trƣờng trọng yếu ảnh hƣởng trực tiếp này.
2.1. Gia đình
Sự giáo dục của cha mẹ tác động rất lớn đến hành vi của học sinh, cha mẹ có
những hành động biểu hiện bạo lực với con em, cha mẹ dạy con bằng cách chửi bới,
đánh đập, văng lời thô tục, tình trạng nghiện rƣợu của ngƣời cha hay đánh đập vợ con,
mối bất hòa giữa vợ chồng sinh ra sự xung đột cãi vã to tiếng, văng tục, đánh đập xảy
ra hằng ngày, làm ảnh đến tâm lý con cái. Tất cả những thứ đó làm tăng thêm nguy cơ
hung hăng ở trẻ em và ở tuổi vị thành niên mới lớn. Lý thuyết kiểm soát của Hirschi
(35)

Theo hiệp hội nhân viên công tác xã hội quốc tế (IFSW)

140


(1969), ông đƣa ra quan điểm rằng: “Những trẻ em có những mối quan hệ với cha mẹ
không chặt chẽ, thiếu quản lý đến đời sống con cái, làm cho các em tham gia vào các

hoạt động lỗi lầm trong xã hội ở trong và ngoài nhà trƣờng” (36). Mặt khác, đa phần
trong xã hội hiện nay, hầu nhƣ cha mẹ trong gia đình đều thiếu đi sự trang bị kiến thức
giáo dục con cái, hầu nhƣ đều áp dụng những cách giáo dục mang tính “sao y” từ các
thế hệ đi trƣớc. Điều này cũng ảnh hƣởng không nhỏ đối với hành vi bạo lực của học
sinh.
Ngƣợc lại, trẻ đƣợc sống trong một gia đình êm ấm, đƣợc chu cấp quá đầy đủ
về vật chất thì cha mẹ vì kinh tế mà giao phó các em cho nhà trƣờng và xã hội, các bậc
phụ huynh nghĩ rằng thƣơng con là cho con những gì nó muốn, còn chuyện tâm tƣ của
con cái chỉ là chuyện trẻ con không đáng quan tâm. Chính sự thờ ơ, xa cách đó của cha
mẹ nên các em không có cơ hội đƣợc chia sẻ những tâm tƣ, tình cảm của mình. Hơn
nữa, những thiếu hụt trong nhận thức, những lệch lạc trong hành vi không đƣợc kịp
thời uốn nắn dẫn đến các em có xu hƣớng vi phạm chuẩn mực xã hội thể hiện thông
qua hành vi bạo lực của mình.
2.2. Nhà trƣờng
Một thực tế nhức nhối là có rất nhiều vụ bạo lực xảy ra chính từ nhân cách của
những ngƣời thầy, ngƣời cô khi đứng trƣớc những hành vi lệch chuẩn của trẻ, thay vì
thầy cô nên giữ thái độ bình tĩnh, ân cần chỉ bảo để các em dần dần nhận ra sự không
đúng đắn và từ bỏ nó thì các thầy, cô lại quát tháo, đánh đập, nhiếc móc hoặc trừng
phạt các em, điều đó không những làm các em không thay đổi mà chỉ làm tăng thêm
những hành vi đó ở học sinh. Mặt khác, nhà trƣờng hiện nay chỉ chú trọng công tác
dạy chữ hơn là dạy cách làm ngƣời cho học sinh. Các môn Giáo dục công dân, các
kiến thức về kỹ năng sống vẫn đƣợc coi là "môn phụ" mà đã phụ thì học hay không
cũng chẳng quan trọng, do đó, những bài học đạo đức sâu sắc không thực sự đến đƣợc
với học sinh. Bên cạnh đó, nhà trƣờng thiếu hoặc ít quan tâm đến những xích mích,
những mâu thuẫn của học sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đƣờng ngày
càng tăng. Hơn nữa, giáo viên chủ nhiệm lớp, thầy cô bộ môn ít quan tâm, theo sát để
nắm bắt tâm tƣ, tình cảm của các em học sinh. Điều này đƣợc chứng minh qua các vụ
việc các “clip” nữ sinh đánh nhau đƣợc đƣa lên các trang mạng xã hội thì nhà trƣờng
mới biết và biện pháp cuối cùng để xử lý bao giờ cũng là đình chỉ hoặc buộc thôi học.
2.3. Xã hội

Tình trạng bạo lực học đƣờng đƣ ợc hình thành tƣ̀ chính xã hô ̣i mà chúng ta
đang số ng. Khi mà hàng ngày, hàng giờ luôn đập vào mắt các em là cảnh chém giết,
bạo lực trên tivi, rồi các tác phẩm đồi trụy tràn lan không kiểm soát trên các phƣơng
tiện thông tin đại chúng, nhất là mạng internet, trò chơi trực tuyến. Đặc biệt, sống
trong mô ̣t xã hô ̣i mà ngƣời lớn - chúng ta vẫn thƣờng đ ối xử với nhau bằ ng ba ̣o lƣ̣c ,
sống với nhau bằng sự lãnh đạm, thờ ơ, đối đãi với nhau bằng quan hệ “tiền - quyền”
(36)

Thích Trí Giải, Những vấn nạn xã hội, Bạo lực học đƣờng và phƣơng pháp hóa giải.

141


thì không thể nào giáo dục trẻ em hiểu biết đƣợc các cách làm ngƣ ời tốt. Trong một xã
hội nhƣ vậy, chắc chắn sẽ tác động đến suy nghĩ và hành vi bắt chƣớc của các em.
2.4. Học sinh
Nguyên nhân cuối cùng mà chúng tôi cho rằng quan trọng nhất, đó chính là xuất
phát từ chính bản thân của các em học sinh. Xét về góc độ tâm lý lứa tuổi, đây là giai
đoạn khao khát khẳng định cái “tôi” của các em mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các em
mong muốn đƣợc thể hiện những suy nghĩ, quan điểm, sự tự tin và hành xử theo cách
riêng của mình, không phụ thuộc vào ngƣời lớn, thay vì khẳng định bản thân mình
bằng kết quả học tập hay những hành vi tích cực, các em lại lấy những “chiến tích” về
bắt nạt, “trấn lột” và đánh đập bạn học để “ra oai” với bạn bè cùng trang lứa. Việc các
em tiếp thu các chuẩn mực, giá trị sai lệch đi ngƣợc lại với nội quy, quy tắc, chuẩn
mực của nhà trƣờng và xã hội là những thứ để khẳng định bản thân mình và cũng để
chứng minh rằng mình đang thiếu sự quan tâm nào đó nhất định và lợi dụng hành vi
bạo lực để thu hút sự quan tâm của ngƣời khác hơn. Ngoài ra, các em hứng thú, say mê
vào những trò chơi bạo lực thì có xu hƣớng bạo lực và có hành vi gây hấn hơn những
trẻ khác, hành vi đánh bạn đôi lúc xuất phát vì những lý do không thể chấp nhận đƣợc
nhƣ: “ngứa mắt”, “xinh hơn”, “không ƣa”, “thích thì đánh”…Ngoài ra, sự thờ ơ, vô

cảm của những ngƣời chứng kiến cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng nạn bạo lực
học đƣờng.
3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội (Nhân viên CTXH) - Giải pháp cần
thiết giải quyết vấn đề bạo lực học đƣờng
Một trong những vai trò chính của nhân viên CTXH trong trƣờng học là việc
giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, nhà
trƣờng với phụ huynh. Trong đó, việc giải quyết vấn đề bạo lực học đƣờng đƣợc ƣu
tiên hơn cả, bạo lực học đƣờng thƣờng xảy ra giữa các học sinh trong nhà trƣờng với
nhau và giữa các học sinh trong nhà trƣờng với các đối tƣợng bên ngoài. Để can thiệp
giải quyết vấn đề bạo lực học đƣờng, nhân viên công tác xã hội cần thực hiện rất nhiều
vai trò, trong đó, cần thiết và chính yếu là các vai trò sau:
3.1. Vai trò ngăn ngừa
Để thực hiện đƣợc vai trò này, nhân viên CTXH phải phát hiện ra những biểu
hiện bạo lực của học sinh, nghĩa là phát hiện ra các hành vi bạo lực học đƣờng ở giai
đoạn sớm, từ đó, có biện pháp xử lí, giải quyết vụ việc khi còn mới sơ khởi. Mặc dù,
các hành vi bạo lực trong nhà trƣờng trƣớc khi xuất hiện không phải lúc nào cũng có
những dấu hiệu rõ ràng, dễ nhận biết, nhƣng nhân viên CTXH có thể dựa vào các khía
cạnh sau để phát hiện ra những biểu hiện sớm phát sinh hành vi bạo lực từ học sinh.
Thứ nhất, nhân viên CTXH có thể dựa vào những biểu hiện trong đời sống sinh
hoạt hàng ngày của học sinh như: Có quan hệ với những cá nhân hoặc nhóm ngƣời
lƣu manh, “đầu gấu”; Có các thói quen không tốt, lệch chuẩn so với lứa tuổi, thích
142


chơi trội, nghiện game bạo lực; Không có hứng thú học tập, kết quả học tập không tốt,
hay thƣờng xuyên trốn và bỏ học, có thái độ bất cần đời; Sống trong gia đình có xảy ra
nhiều mâu thuẫn nhƣ gia đình li hôn, bị bạo hành hoặc chứng kiến hành vi bạo hành…
Thứ hai, nhân viên CTXH có thể dựa vào những đặc điểm tâm lý, tính cách của
học sinh qua các dấu hiệu như: Thích bắt nạt bạn bè, xem bạo lực nhƣ là một công cụ
hữu hiệu trong giải quyết mọi vấn đề, thích trả đũa và có tâm lý hiếu thắng…

Thứ ba, đây là điều quan trọng nhất và dễ nhận biết nhất, đó là căn cứ vào
những biểu hiện bất thường của học sinh như: Học sinh có tiền sử khó khăn về tâm lý,
bị sang chấn tâm lí; Có biểu hiện: lầm lì, ít nói, “mặt lạnh”, cộc tính, có ít bạn bè thân
thiết, ít có sự liên hệ với nhà trƣờng, bị bạn bè trêu chọc, tẩy chay, có xu hƣớng tự tách
biệt mình, giải quyết các vấn đề thiếu thiện chí, thiếu tính hòa bình; Kết quả học tập
giảm sút đột ngột, học không tập trung, bỗng dƣng có biểu hiện nói dối; Bỗng nhiên
xuất hiện các hành vi lệch chuẩn nhƣ hút thuốc, uống rƣợu, chống đối thầy cô và gia
đình, thích đi chơi, về nhà muộn; Áo quần, sách vở, đồ dùng bị rách, mất, có các
thƣơng tích trên cơ thể mà không giải thích đƣợc, sợ đi học, sợ đi bộ đến trƣờng và về
nhà, khó ngủ và thƣờng xuyên bị ác mộng; lộ vẻ lo lắng… (37)
Trong những nhóm học sinh có những biểu hiện và hành vi kể trên, nhân viên
CTXH phải tiến hành quan sát, từ đó, xây dựng thành những hồ sơ đánh giá tổng thể
nhằm có cơ sở để khoanh vùng những “đối tƣợng khả nghi”. Sau đó, tiến hành tiếp cận
thƣờng xuyên, hỏi thăm tình hình của các em, kịp thời định hƣớng, giải quyết những
khó khăn cũng nhƣ những khúc mắc mà các em đang gặp phải. Đồng thời, có những
phƣơng pháp giúp cân bằng, hài hòa mối quan hệ giữa các em với những ngƣời xung
quanh, làm cho các em cảm nhận đƣợc sự ấm áp trong mối quan hệ của mình với mọi
ngƣời, giải quyết những lo âu, căng thẳng của các em. Song song đó, tiến hành tham
vấn, trị liệu tâm lí đối với những học sinh có nguy cơ gây ra hành vi bạo lực học
đƣờng cao, đƣa ra những hoạt động can thiệp mang tính định hƣớng nhằm tránh để
xảy ra những hành vi tiêu cực.
3.2. Vai trò cầu nối - trung gian
Chỉ với sức lực, tài năng, lòng nhiệt tình của một mình nhân viên CTXH thì sẽ
không giải quyết đƣợc hoặc là giải quyết không triệt để mang lại hiệu quả tối ƣu đối
với vấn đề bạo lực học đƣờng. Do đó, nhân viên CTXH phải biết kết nối các nguồn lực
giữa các bên liên quan để giải quyết vấn đề, cụ thể là học sinh với gia đình, nhà trƣờng
và xã hội. Khi các bên liên quan đƣợc kết nối lại với nhau thì sẽ tạo đƣợc một mạng
lƣới hỗ trợ, để từ đó có những giải pháp đồng bộ trong việc giải quyết vấn đề bạo lực
học đƣờng. Để làm đƣợc điều này, nhân viên CTXH phải làm tốt vai trò trung gian cầu nối giữa học sinh và giáo viên, giữa gia đình và nhà trƣờng, cụ thể nhƣ sau:


(37)

Nguyễn Văn Tƣờng, Mô hình can thiệp tâm lý đối với hành vi bạo lực học đƣờng ở học
sinh trung học, Tạp chí Tâm lý học xã hội, Số 6 - 2014, Tr. 81 - 96.

143


(1) Kết nối giữa học sinh và giáo viên: Đa phần mối quan hệ giữa thầy và trò
trong trƣờng học hiện nay là khá lỏng lẻo, khi mà giáo viên đến giờ thì lên lớp, hết giờ
thì về. Học sinh thì ít hứng thú, say mê trong giờ học, do đó, sự tƣơng tác giữa giáo
viên và học sinh là tƣơng đối ít. Chính sự tƣơng tác lỏng lẻo này đã tạo ra một khoảng
cách về mặt tâm lí xã hội giữa thầy và trò xa cách, làm cho các em e ngại, đôi khi là sợ
hoặc không dám trình bày các vấn đề của mình với thầy cô, thậm chí cả việc nói
chuyện giao tiếp bình thƣờng. Do đó, vai trò của nhân viên CTXH là phải thúc đẩy sự
tƣơng tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh, để cho học sinh cảm nhận đƣợc mức độ
thân mật, sự gần gũi trong mối quan hệ thầy trò. Từ đó, các em mới có thể mở lòng
chia sẻ những khó khăn, vƣớng mắc gặp phải trong học tập cũng nhƣ trong các mối
quan hệ bạn bè, gia đình và xã hội của mình.
(2) Kết nối giữa nhà trường và gia đình: Đây là vấn đề quyết định trong việc
ngăn ngừa, giải quyết vấn đề bạo lực ở học sinh. Trên thực tế, mức độ tƣơng tác giữa
nhà trƣờng và gia đình phụ huynh học sinh ở nƣớc ta hiện nay rất hạn chế cả về mức
độ lẫn phƣơng tiện. Thông thƣờng thì một năm có khoảng 3 lần họp phụ huynh, trong
đó, có 1 lần họp đầu năm nói về các quy định, các khoản đóng góp…, đến lần họp thứ
2 hoặc thứ 3 trở lên thì mới “bàn” đến những vấn đề của học sinh và thời gian “bàn
chuyện” thì vô cùng ngắn, giáo viên nhận xét mỗi em một cách khái quát trong khoảng
vài phút. Do đó, khoảng thời gian giữa gia đình và nhà trƣờng “ngồi lại” với nhau là
vô cùng ít ỏi, chính vấn đề không có thời gian để “ngồi lại” với nhau nhƣ vậy, gia đình
không thể biết đƣợc, hoặc biết rất ít những thông tin, tình hình về con của họ ở trƣờng
nhƣ thế nào, các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè ra sao? Bên cạnh đó, giáo viên cũng

không biết đƣợc hoàn cảnh cụ thể về gia đình của từng học sinh, cách ứng xử, hành vi
của học sinh ở trƣờng có giống nhƣ ở nhà không, những khó khăn mà học sinh cũng
nhƣ gia đình học sinh đang gặp phải?
Nhƣ vậy, một vấn đề đặt ra là tăng số lần họp phụ huynh có cải thiện đƣợc tình
trạng của vấn đề bạo lực học đƣờng? Điều này không khả thi, vì trên thực tế, gia đình
của các em rất bận, bố mẹ phải lo xoay sở với chuyện cơm áo gạo tiền, giáo viên ngoài
việc lên lớp còn phải chăm lo cho gia đình của mình. Do đó, giữa nhà trƣờng và gia
đình của học sinh có một sự xa cách rất lớn và vai trò của nhân viên CTXH là phải kết
nối khoảng cách này lại gần nhau hơn. Vậy nhân viên CTXH thực hiện bằng cách nào?
Bằng cách làm cầu nối trung gian giữa gia đình và nhà trƣờng. Nhân viên CTXH có
nhiệm vụ cung cấp, phản ánh tình hình của học sinh, những biểu hiện, thay đổi của học
sinh ở trƣờng cho phụ huynh biết và ngƣợc lại. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH đôi khi
cũng có thể “đại diện” cho gia đình của học sinh nói lên những mong muốn, nhu cầu,
yêu cầu của họ đối với nhà trƣờng.
Trong vai trò cầu nối giữa học sinh với gia đình và trƣờng học, nhiệm vụ của
nhân viên CTXH là giải quyết những mâu thuẫn hiểu lầm giữa học sinh với học sinh,
học sinh với giáo viên, nhà trƣờng và gia đình. Thông thƣờng, với một học sinh hay có
những hành vi bạo lực với các bạn hoặc có những hành vi chống đối thì các giáo viên
144


thƣờng cho rằng đó là một học sinh “hƣ” mà ít khi đi tìm lí giải nguyên nhân tại sao.
Đối với nhân viên CTXH, họ phải đi tìm hiểu nguyên nhân của hành vi này, dƣới “con
mắt” của nhân viên CTXH thì học sinh ấy có hành vi nhƣ vậy có thể là em đó muốn
đƣợc sự quan tâm, chú ý của mọi ngƣời, hoặc do trong gia đình phát sinh những vấn
đề mâu thuẫn nhất định nào đó làm ảnh hƣởng của vấn đề học tập, tinh thần và tâm lý
của bản thân học sinh. Nhân viên CTXH khi đã tìm ra đƣợc nguyên nhân cốt lõi của
vấn đề thì họ còn phải cho nhà trƣờng thấy đƣợc nguyên nhân và thực trạng vấn đề của
học sinh này, từ đó, sẽ có sự kết hợp với nhà trƣờng nhằm xây dựng kế hoạch can
thiệp giúp đỡ và hỗ trợ cụ thể.

Tác động vào giáo viên để họ quan tâm đến học sinh nhiều hơn, nhất là đối với
những học sinh cá biệt, học sinh có kết quả học tập kém. Một việc làm nhỏ nhƣng có
tác động rất lớn đến tâm lí của các em đó là những lời phê của giáo viên. Trong các bài
kiểm tra, giáo viên thƣờng xuyên phê những lời phê tích cực, mang tính động viên,
khen ngợi và tạo động lực học tập cho các em, hay đến cách cho điểm cũng vậy. Ví
dụ: bài thi của học sinh A đáng ra đƣợc 6 điểm thì giáo viên có thể cho điểm là 6+ và
thêm những lời phê nhƣ “có cố gắng”, “có tiến bộ”. Điều này có tác động rất lớn giúp
cho học sinh cảm thấy thích thú học tập hơn. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH tác động
tới gia đình của học sinh để họ quan tâm đến con em của họ hơn, không nên phó mặc
việc giáo dục con cái của họ hoàn toàn cho nhà trƣờng và cũng không nên quá kì vọng
vào con cái, chính điều đó đã tạo nên cho các em một áp lực vô cùng lớn.
Một công tác vô cùng quan trọng nữa là nhân viên CTXH là ngƣời tổ chức, cung
cấp các thông tin, kiến thức về tâm lí học lứa tuổi, các vấn đề hay gặp phải trong lứa
tuổi học sinh cho các giáo viên nhất là các giáo viên trẻ, mới ra trƣờng (để làm đƣợc
điều này nhân viên CTXH có thể kết hợp với các trung tâm tƣ vấn tâm lí, trung tâm
nghiên cứu phát triển giáo dục…), các cách xử lý vấn đề, tình huống khi có mâu thuẫn
phát sinh giữa học sinh với học sinh và học sinh với giáo viên hoặc tổ chức các buổi
chia sẻ kinh nghiệm của các giáo viên giữa các trƣờng để khắc phục tình trạng bạo lực
học đƣờng có thể xảy ra.
3.3. Vai trò giáo dục
Tất cả các hành vi của chúng ta đều bắt nguồn từ nhận thức, thông thƣờng thì
nhận thức sai lầm thì dẫn đến hành vi sai lầm. Học sinh có hành vi bạo lực học đƣờng
thì đa phần các em chƣa có nhận thức đúng về bạo lực học đƣờng. Do đó, vai trò giáo
dục trong việc thay đổi nhận thức của các em về bạo lực học đƣờng là rất quan trọng,
là “chìa khóa” để thay đổi và uốn nắn hành vi cho học sinh.
Với vai trò giáo dục, nhân viên CTXH định hƣớng cho các em hình thành tƣ duy
giải quyết mâu thuẫn bằng lý trí, bằng biện pháp “hòa bình”, không dùng đến vũ lực
hay những lời nói mang tính miệt thị, uy hiếp khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè và mọi
ngƣời xung quanh, làm mọi cách để làm dịu vấn đề, biết cách tự bảo vệ mình một cách
tốt nhất khi gặp phải những đả kích về thể xác cũng nhƣ tinh thần. Nếu chúng ta không

145


cho học sinh tìm hiểu về bạo lực học đƣờng vì sợ sẽ bị ảnh hƣởng tiêu cực thì hậu quả
là khi học sinh gặp phải những tình huống có khả năng nảy sinh bạo lực, họ sẽ không
biết nên giải quyết nhƣ thế nào là hợp lý nhất.
Để thể hiện đƣợc vai trò giáo dục của mình, nhân viên CTXH cần làm:
Đầu tiên, nhân viên CTXH giáo dục học sinh nhận thức rõ về những nguy cơ,
nguyên nhân có thể dẫn đến hành vi bạo lực học đƣờng. Phải hình thành cho học sinh
khái niệm về bạo lực, hình thức biểu hiện của bạo lực là gì, những hậu quả để lại của
hành vi bạo lực, từ đó, giúp cho các em có những hiểu biết đúng đắn về hành vi bạo
lực học đƣờng, và cách phòng ngừa, ngăn chặn,...
Nhân viên CTXH cần giúp cho các em khắc phục và tránh đƣợc những hiểu biết
sai lệch, ứng xử sai lệch về bạo lực học đƣờng nhƣ: Khi đối mặt với bạo lực học
đƣờng, các em không nên có thái độ im lặng và chịu đựng, nên nói với bố mẹ và thầy
cô giáo hoặc những ngƣời có trách nhiệm giải quyết. Nếu các em im lặng chịu đựng sẽ
khiến cho những kẻ gây ra hành vi bạo lực thêm “lộng hành”, đeo bám các em. Do đó,
khi đối mặt với tình huống bạo lực các em nên giữ bình tĩnh để giải quyết, tránh làm
cho mâu thuẫn thêm cao trào, trƣớc tiên nên tìm cách tránh đi để bảo đảm an toàn cho
bản thân mình. Sau đó, nên kịp thời báo cáo sự việc với bố mẹ, gia đình, thầy cô, nhà
trƣờng cũng nhƣ cơ quan công an để kịp thời có cách giải quyết. Tuyệt đối, các em
không nên có các hành vi “trả đũa” bạo lực. Đây là một cách giải quyết vô cùng nguy
hiểm, vô tình đã đƣa các em thành kẻ côn đồ, tiếp tục lấy bạo lực để giải quyết bạo lực
không những không thể làm cho bạo lực cách xa mình, thậm chí còn làm cho bạo lực
ngày càng đến gần với mình hơn và bị xoáy vào vòng bạo lực - trả thù làm cho các em
trƣợt dài trên con đƣờng bạo lực khó có thể thoát ra đƣợc.
Ngoài ra, nhân viên CTXH thƣờng xuyên tổ chức các buổi thảo luận cho các học
sinh theo các chủ đề nhƣ “em nghĩ nhƣ thế nào là một học sinh ngoan?”, hay “thế nào
là trƣờng học thân thiện?”…Ví dụ, nhân viên CTXH có thể tổng hợp các vụ việc, tình
huống có thật về bạo lực học đƣờng, biên tập lại dựa trên các nội dung nhƣ các tình

huống có thể gây ra bạo lực, những đoạn phim ngắn mà có nguy cơ và biểu hiện của
hành vi bạo lực, hậu quả để lại, cách thức ứng phó và giải quyết mâu thuẫn bằng lý trí.
Mục đích là giúp các em nhận thức sâu sắc về mức độ nguy hại của hành vi bạo lực
trong nhà trƣờng cũng nhƣ các hành vi bạo lực khác ngoài xã hội, từ đó, hình thành ý
thức tự bảo vệ bản thân trƣớc những tình huống có nguy cơ phát sinh bạo lực và tham
gia vào công việc chung của nhà trƣờng và xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo
lực.
Thêm vào đó, nhân viên CTXH cùng với nhà trƣờng xây dựng quan niệm giá trị
đa dạng và bồi dƣỡng nhân cách toàn diện cho học sinh bằng cách giáo dục kỹ năng
sống, đạo đức trong học đƣờng. Hiện nay, học sinh bị ảnh hƣởng bởi tƣ tƣởng thế giới
quan đơn nhất, vì một bộ phận giáo viên và phụ huynh quá chú trọng đến thành tích
học tập, mà không coi trọng các đặc điểm cá nhân khác của trẻ nhƣ: sự chăm ngoan,
146


lao động tích cực, có cố gắng trong học tập và hoạt động phong trào của trƣờng lớp,
chính điều này có thể khiến cho những học sinh có kết quả học tập không tốt rất dễ
mất đi sự cầu tiến, động cơ phấn đấu và thích thú trong học tập, vì đối với những học
sinh này, mỗi ngày đến trƣờng là một sự vô nghĩa, từ đó, tạo nên những cảm giác tiêu
cực, suy nghĩ lệch lạc. Khi bị dồn nén trong một thời gian dài, các em sẽ trở nên hụt
hẫng, mất niềm tin vào bản thân và lúc đó không còn cách nào khác để thể hiện bản
thân và thu hút sự quan tâm, chú ý của thầy cô, bạn bè bằng cách gây ra hành vi bạo
lực. Chính hành vi bạo lực lúc này của học sinh nhƣ một thông điệp gửi đến nhà
trƣờng và gia đình vì những thiếu sót trong việc giáo dục giá trị đạo đức, kỹ năng sống.
3.4. Vai trò tham vấn
Hoạt động tham vấn có vai trò rất lớn trong việc phục hồi tâm lý cho những học
sinh là nạn nhân của bạo lực và những học sinh có hành vi bạo lực học đƣờng. Tham
vấn giúp giải tỏa những áp lực tâm lí cho những học sinh có xu hƣớng bạo lực; Giúp
các em tìm ra những giải pháp đƣơng đầu với những tình huống có thể xảy ra bạo lực;
Giải tỏa những căng thẳng trong học tập, giải quyết các khó khăn về tâm lý bắt nguồn

từ các mối quan hệ bạn bè, thầy cô và ngay cả các những khó khăn khi các em giao
tiếp với các thành viên trong gia đình. Với mục đích là giúp các em có đƣợc sức khỏe
tâm lí tốt, để từ đó sản sinh ra “sức đề kháng” đƣơng đầu với những khó khăn một
cách có lý trí, tránh những sai lệch về cả nhận thức và hành vi. Đối với những học sinh
có khuynh hƣớng bạo lực hoặc đã có những hành vi bạo lực, nên kịp thời có những
điều chỉnh về tâm lí, định hƣớng cho các em về hành vi, hình thành cho các em kỹ
năng tự kiểm soát tâm lý và hành vi của bản thân; Tiến hành phân tích cho học sinh
biết điều gì là đúng là sai, những hành vi tự bảo vệ một cách chính đáng không nên
đánh đồng với hành vi bạo lực mà nên đƣợc khuyến khích. Thông qua hoạt động tham
vấn, nhân viên CTXH giúp các em có cơ hội đƣợc giải bày tâm sự, lắng nghe những
suy nghĩ của các em, giúp cho học sinh đó có cơ hội đƣợc giải tỏa, “xả” đƣợc những
dồn nén trong lòng, có cảm giác đƣợc chấp nhận, tôn trọng, mà những dồn nén ấy đôi
khi chính là nguyên nhân dẫn đến những hành vi bạo lực.
4. Kết luận
Thay cho lời kết luận về giải pháp nhằm giải quyết triệt để vấn đề bạo lực học
đƣờng, chúng tôi nhấn mạnh đến tầm quan trọng và sự cấp thiết của việc phát triển
công tác xã hội học đƣờng trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay. Không chỉ riêng
Việt Nam mà các nƣớc trên thế giới đang phải đối mặt và giải quyết nhiều vấn đề phát
sinh trong môi trƣờng học đƣờng, và bạo lực học đƣờng là một vấn nạn minh chứng
cho thực trạng đó. Chính vì vậy, việc có một đội ngũ nhân viên CTXH đảm nhận giải
quyết những vấn đề này trong học đƣờng càng thật sự cần thiết và cấp bách hơn bao
giờ hết, chính nhân viên CTXH là một mảng ghép quan trọng hỗ trợ phát triển giáo
dục. Vai trò của nhân viên CTXH là rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giáo
dục và đào tạo, họ không chỉ hỗ trợ học sinh vƣợt qua những cản trở về mặt tâm lý xã
147


hội, khám phá và phát huy những tiềm năng của các em mà còn là ngƣời kết nối chặt
chẽ trong hệ thống “tam giác giáo dục” giữa gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng xã hội
để tạo ra những điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Vì vậy, trong công cuộc cải

cách và nâng cao chất lƣợng giáo dục hiện nay, bên cạnh những thành tố trực tiếp nhƣ
giáo viên, nội dung chƣơng trình đào tạo, sách giáo khoa…thì rất cần đến những thành
tố hỗ trợ để quá trình đào tạo diễn ra hiệu quả và chất lƣợng hơn, đó là phát huy vai trò
của nhân viên CTXH học đƣờng. Vì vậy, phát triển công tác xã hội trong trƣờng học là
việc làm cần thiết để góp phần vào “sự nghiệp trồng ngƣời” trong ngành giáo dục của
nƣớc ta hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. ThS. Nguyễn Văn Lƣợt, Bạo lực học đường: Nguyên nhân và một số biện
pháp hạn chế, Tạp chí thế giới mới, số 864, ngày 14/12/2009.
[2]. Lê Chí An, Từ thế giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam, Bài
tham luận Hội thảo Phát triển công tác xã hội học đƣờng tại Trƣờng Đại
học Mở TP. Hồ Chí Minh, năm 2011.
[3]. TS. Lê Thị Mai, Công tác xã hội học đường trên thế giới và Việt Nam, (Bài
tham luận).

148


Kho Ebook miễ n phí
ebookfree247.blogspot.com
Cơ sở Dữ liệ u Hội t hảo/Tham luận
t huvie nhoit hao.blogspot.com
t huvie nt hamluan.blogspot.com

CHIA SẺ TRI THỨC




×