Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Ảnh hưởng của thức ăn tự chế đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá vược (lates calcarifer block, 1790) từ giai đoạn cá hư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 73 trang )

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ của nhiêu cá nhân, đơn vị và tổ chức.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn của mình là
giảng viên Trần Thị Kim Anh, người đã định hướng, tận tình chỉ bảo hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.
Tiếp đến tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô là cán bộ giảng dạy trong khoa
Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã truyền giảng cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong hơn 4 năm qua.
Tôi xin chân thành cám ơn cán bộ công tác trên Trại Thực nghiệm NTTS nước ngọt
tại Hưng Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi về cơ sở vật chất cũng như hướng dẫn
tôi trong thời gian thực tập vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh, các chị, bạn bè, những người
luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian đã qua.
Xin chân thành cảm ơn !

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký tự viết tắt

Tên đầy đủ

ANOVA:

Analysis of variance


Ctv:

Cộng tác viên

CT:

Công thức

DO:

Hàm lượng oxy hòa tan

FAO:

Tổ chức Nông - Lương thế giới

FCR:

Hệ số chuyển đổi thức ăn

NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

P/E:
TĐTT:

Tỷ lệ tối ưu Protein/năng lượng
Tốc độ tăng trưởng


TB:

Trung bình

TL:

Chiều dài toàn thân

TLS:

Tỷ lệ sống

W:

Khối lượng

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 1.1. Nhu cầu Protein của cá Vược qua các nghiên cứu..............................................7
Bảng 2.1. Công thức thức ăn làm thí nghiệm......................................................................20
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm........................................................................................21
Bảng 2.3. Kế hoạch đo các chỉ số môi trường.....................................................................21
Bảng 3.1. Một số yếu tố môi trường trong các giai thực nghiệm........................................24
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu so sánh hiệu quả kinh tế của các công thức thức ăn........................37

iv



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ

Trang
Hình 1.1. Cá Vược (Lates calcarifer Bloch, 1790).............................................................3
Hình 2.1. Thiết bị thí nghiệm sử dụng.................................................................................8
Hình 2.2. Sơ đồ khối đề tài..................................................................................................19
Hình 2.3. Bố trí giai thí nghiệm trong ao.............................................................................20
Hình 3.1. Tăng trưởng chiều dài trung bình của cá Vược trong thời gian thí nghiệm........26
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân của cá Vược..............................27
Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài thân của cá Vược.............................29
Hình 3.4. Tăng trưởng khối lượng trung bình của cá Vược trong thời gian thí nghiệm.....30
Hình 3.5. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá Vược...................................32
Hình 3.6. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá Vược..................................33
Hình 3.7. Tỷ lệ sống của cá Vược qua từng giai đoạn nuôi................................................35
Hình 3.8. Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Vược...............................................................36

v


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................3
1.1. Vài nét về đặc điểm sinh học của cá Vược Lates calcarifer.........................................3
1.1.1. Hệ thống phân loại.....................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm hình thái.....................................................................................................3
1.1.3. Đặc điểm phân bố và thích nghi................................................................................4
1.1.3.1. Phân bố...................................................................................................................4

1.1.3.2. Thích nghi...............................................................................................................5
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng................................................................................................6
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng................................................................................................7
1.1.6. Đặc điểm sinh sản của cá Vược................................................................................8
1.1.6.1. Thành thục sinh dục................................................................................................8
1.1.6.2. Sức sinh sản và đẻ trứng.........................................................................................8
1.1.6.3. Phát triển phôi và ấu trùng......................................................................................9
1.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá Vược trên thế giới và tại Việt Nam..........................9
1.2.1. Trên thế giới..............................................................................................................9
1.2.2. Ở Việt Nam................................................................................................................13
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........17
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................................17
2.3. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................................17
2.4. Nội dung nghiên cứu....................................................................................................18
2.5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................18
2.5.1. Sơ đồ khối nghiên cứu...............................................................................................18
2.5.2. Bố trí thí nghiệm........................................................................................................19
2.5.3. Phương pháp theo dõi một số chỉ tiêu.......................................................................21
2.5.3.1. Xác định các chỉ số môi trường..............................................................................21

vi


2.5.3.2. Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ...........................................................................21
2.6. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................23
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................24
3.1. Sự biến động của các yếu tố môi trường......................................................................24
3.2. Tăng trưởng của cá Vược khi ương ở các loại thức ăn khác nhau...............................25
3.2.1. Tăng trưởng về chiều dài...........................................................................................25

3.2.2. Tăng trưởng khối lượng ............................................................................................30
3.3. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống của cá Vược thí nghiệm.....................34
3.4. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của các loại thức ăn thí nghiệm...............................36
3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức thức ăn sau thời gian nuôi.....................37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...............................................................................................39
1. Kết luận............................................................................................................................39
2. Đề xuất.............................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................40
PHỤ LỤC

vii


MỞ ĐẦU

Cá Vược (Lates calcarifer Block,1790) là loài đặc sản có giá trị kinh tế
cao lại có khả năng sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước mặn,
nước ngọt và cả nước lợ. Vì vậy, tiềm năng phát triển nuôi của loài này là rất
lớn.
Cá Vược là loài cá kinh tế quan trọng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
thuộc Châu Á Thái Bình Dương, do vùng phân bố rộng, kích thước cơ thể
lớn, thịt cá thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng, tốc độ tăng trưởng nhanh và giá
trị thương phẩm cao nên cá Vược trở đối tượng nuôi phổ biến ở nhiều nước
trong khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay, nuôi cá Vược chưa thực sự phổ biến trong nghề nuôi thủy
sản nước ngọt do tầm hiểu biết của ngư dân nuôi ngọt về loài này là khá hạn
chế. Mặt khác, đây là loài ăn thịt nên thức ăn là vấn đề lớn mà nghề nuôi cá
Vược phải đương đầu. Cá tạp vẫn là nguồn thức ăn thường được cho nuôi cá
Vược, đây là loại thức ăn gây ô nhiễm môi trường nuôi lại không chủ động
trong quá trình nuôi, có thể chưa nguy cơ mang mầm bệnh.

Trong các trại sản xuất giống, một số nơi vẫn còn sử dụng cá tạp làm
nguồn thức ăn cho cá giống. Những nơi khác lại sử dụng các loại thức ăn
công nghiệp dành cho các loài động vật thủy sản khác như thức ăn cho tôm,
hay thức ăn của các loài cá khác để cho ăn, giá trị dinh dưỡng không phù hợp
ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Vược giống.
Một bước tiến mới trong thời gian gần đây trong việc cải tiến khẩu
phần ăn của cá vược là sử dụng thức ăn tự chế với tỷ lệ bột cá 70% và bột
cám hoặc tấm với tỷ lệ 30% (Trung tâm khuyến ngư quốc gia) nhưng vẫn

1


trong giai đoạn thí nghiệm. Việc tìm ra và sử dụng các công thức thức ăn tự
chế phù hợp sẽ giúp cá Vược sinh trưởng và phát triển tốt hơn, tăng tỷ lệ sống
trong giai đoạn cá hương lên cá giống, từ đó giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh
tế cho công tác sản xuất giống cá Vược.
Với mục đích tìm ra công thức thức ăn phù hợp với cá Vược, giảm
thiểu chi phí thức ăn trong quá trình nuôi cá vược thông qua giảm tỷ lệ bột cá
trong thức ăn tự chế và thay thế bằng protein thực vật là bột đậu nành, qua đó
tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh
hưởng của thức ăn tự chế đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá vược
(Lates calcarifer Bloch, 1790) từ giai đoạn cá hương lên cá giống ương
trong môi trường nước ngọt”
 Mục tiêu của đề tài:
 Đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn tự chế lên tốc độ tăng
trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Vược trong giai đoạn cá
hương lên cá giống. Từ đó góp phần hoàn thiện quy trình ương cá Vược.
 Xác định công thức thức ăn tự chế thích hợp, từ đó khuyến cáo
sử dụng nhằm tăng hiệu quả kinh tế.


2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về đặc điểm sinh học của cá Vược
1.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành

Chordata

Lớp

Osteichthyes
Bộ

Perciformes
Họ

Centropomidae
Giống

Lates
Loài

Lates calcarifer Bloch, 1790

Tên tiếng Việt: Cá Chẽm trắng, cá vược.
Tên tiếng Anh: Seabas.
Tên địa phương khác:


Tiếng Nhật: Akame
Tiếng Anh khác: Giant sea perch, white sea bass
Tiếng Trung: Maan cho.

1.1.2. Đặc điểm hình thái

Hình 1.1. Cá Vược (Lates calcarifer Bloch, 1790)
Cá Vược Lates calcarifer có thân dài dẹt, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu
nhọn, nhìn bên lõm về phía lưng và lồi phía trước vây lưng. Miệng rộng hơi

3


so le, hàm trên chồm tới phía sau mắt, răng dạng lông nhung, không có sự
hiện diện của răng nanh. Mép dưới của xương trước nắp mang có gai cứng,
nắp mang có một gai nhỏ và một vẩy bên có răng cưa trước đầu đường bên.
Vây lưng có 7 - 9 gai cứng và 10-11 tia mềm, tia vây ngực ngắn và tròn có
các rãnh răng cưa cứng và ngắn phía trên gốc, vây lưng và vây hậu môn có
vảy bao phủ, vây hậu môn có 3 gai và 7 – 8 tia mềm, vây đuôi tròn, vẩy dạng
lược rộng. Màu sắc cá Vược thay đổi theo 2 giai đoạn: giai đoạn còn nhỏ cá
màu ôliu ở trên, màu bạc ở 2 bên và bụng, giai đoạn trưởng thành cá có màu
xanh lá cây hay xanh nước biển ở trên và màu bạc ở dưới. Trên cơ thể và vây
không có những đốm tròn hoặc những vệt sắc tố [18].
1.1.3. Đặc điểm phân bố và thích nghi
1.1.3.1. Phân bố
Cá Vược phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc các nước ở
khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, kéo dài từ kinh tuyến 50º Đông đến
160º Đông và vĩ độ 24º Bắc tới 25º Nam. Cá còn phân bố ở Bắc Châu Á, phía
Nam còn kéo dài đến Queensland-Australia, phía Tây đến phía Đông châu Phi
(FAO,1974).

Tại Việt Nam cá phân bố khắp các vùng biển, cử sông, lạch, nhưng chủ
yếu tập trung ở các tỉnh Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Theo
nghiên cứu của Mai Đình Yên (1979) và Nguyễn Nhật Thi (1991) cho biết cá
Vược phân bố từ Móng Cái đến mũi Cà Mau trong hầu khắp các thủy vực
nước mặn, lợ và nước ngọt [4],[5].
Cá Vược có sự phân bố theo vùng sinh thái là do chúng có tính di cư
xuôi dòng. Trong điều kiện tự nhiên chúng trải qua 2 – 3 năm đầu sống ở
vùng nước ngọt, lợ của sông sau đó di cư ra vùng biển khơi để thành thục và
đẻ trứng ở đó. Cá thành thục sinh dục tìm thấy ở vùng cửa sông, hồ hay các
đầm nước lợ nơi có nồng độ muối dao động 30 - 32‰ và độ sâu từ 10 - 15m.

4


Ấu trùng mới nở (15 – 20 ngày tuổi, dài 0,4 – 0,7cm) thường phân bố ven bờ
biển gần các của sông nước lợ, trong khi đó cỡ 1cm có thể gặp trong các thủy
vực nước ngọt như: ruộng lúa, hồ,… (Bhatia và Kungvamkij, 1971).
1.1.3.2. Thích nghi
Cá Vược là loài có độ rộng muối (0 - 35‰), chúng có khả năng thích
ứng rộng với sự thay đổi của độ mặn nên cá Vược thích hợp cho phát triển
nuôi trong các điều kiện khác nhau (Kungvankij và ctv, 1994; Võ Ngọc
Thám, 2001; Nguyễn Quang Huy, 2001). Cá Vược trưởng thành có thể sống
được ở độ mặn từ 0 - 35‰ và có thể chịu đựng tốt với sự thay đổi đột ngột
của độ mặn. Trong khi cá bột có thể sống được độ mặn từ 5 - 35‰, độ mặn
tốt nhất để cá đẻ trứng và phôi phát triển là 28 - 31‰, và ương cá bột là 25 31‰. Thực tế cho thấy cá giống cỡ 20 – 30mm có thể thuần hóa độ mặn 30 32‰ xuống 5 - 10‰ trong 2 – 3 giờ (Huỳnh Văn Lâm, 2000; Tucker và ctv,
1988) [8].
Cá Vược thích ứng với nhiệt độ từ 21 - 39ºC, nhưng nhiệt độ thích
hợp cho sự đẻ trứng là từ 26 - 34ºC, giai đoạn phát triển phôi và cá bột từ 25 35ºC, thích hợp nhất là từ 27 - 28ºC, cá giống đến cá trưởng thành là 27 30ºC. Nhiệt độ thay đổi đột ngột 2 - 3ºC có thể gây chết cho phôi và cá bột và
gây sốc cho cá giống (Huỳnh Văn Lâm, 2000; Tucker và ctv, 1988;
Kungvankij, 1986) [8], [23], [24].

Các yếu tố môi trường khác như pH, DO, NH 3…, khi hàm lượng vượt
quá giới hạn cho phép đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá.
Độ pH cho cá phát triển từ 7,0 – 8,5; DO > 4ppm; NH 3 < 0,25 ppm
(Kungvankij và ctv, 1994) [19].
Nhờ có khả năng thích nghi như trên, hiện nay cá Vược đã được nuôi
trong các ao cả ở nước ngọt, nước lợ, cũng như nuôi bằng lồng trên biển, tuy

5


nhiên khi đưa đến nuôi ở các độ mặn khác nhau thì cá giống cần phải thuần
hóa độ mặn một cách từ từ.
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Vược trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng ở các thủy vực nước
ngọt, lợ, khi đạt kích cớ trưởng thành (tuổi từ 3 – 5 +; kích cỡ từ 3 – 5kg). Cá
trưởng thành 3 – 4 tuổi di cư từ vùng nước ngọt về vùng của sông và ra vùng
biển có độ muối dao động từ 30 – 32‰ để tiến hành sinh sản. Cá đẻ trứng
theo chu kì tuần trăng, khi thủy triều lên, diều này giúp trứng và ấu trùng trôi
vào vùng cửa sông, tại đó ấu trùng bơi ngược dòng và lớn lên. Hiện tại, chưa
biết được cá trưởng thành di cư ngược dòng trở lại hay chúng tiếp tục giai
đoạn sống còn lại ở ngoài biển [21].
So với nhiều loại cá khác, cá Vược là loài có tốc độ tăng trưởng rất
nhanh. Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào giai đoạn sống và bị tri phối rất
nhiều bởi các điều kiện môi trường sống.
Cá Vược là loài có kích thước lớn, khối lượng tối đa có thể đạt 60kg.
Cá tăng trưởng chậm ở giai đoạn đầu, khi đạt 20 - 30g, tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn và chậm lại khi đạt 4kg. Cá khi mới nở cá chiều dài 1,44mm; sau
40 ngày đạt cỡ 17,4mm; 50 ngày đạt 28,9mm; 90 ngày đạt chiều dài 93mm,
khối lượng là 9g (Kungvankij et al., 1994). Trong điều kiện nuôi, cá giống cỡ
20 – 25mm sau thời gian ương từ 30 – 45 ngày đạt cỡ 50 – 110mm, sau từ 6 –

24 tháng nuôi thương phẩm cá đạt từ 350 – 3.000g (Schipp, 1996; Võ Ngọc
Thám, 1994; Lưu Thế Phương, 2006).Trong môi trường nước mặn cá có tốc
độ tăng trưởng nhanh hơn môi trường nước ngọt (Reynolds, 1978). Ngoài ra,
tốc độ tăng trưởng còn phụ thuộc vào vùng phân bố, ví dụ chủng quần cá
Vược ở phía Bắc cape York Peninsula sinh trưởng chậm hơn nhưng thành
thục sớm hơn ở miền Nam (Davi, 1987) [19], [25], [6], [11].

6


Trong điều kiện nuôi thích hợp cá nhanh chóng đạt kích cỡ thương
phẩm. Tại Thái Lan với cỡ giống 10cm, sau 5 tháng nuôi cá đạt 700 – 900g,
sau 20 tháng nuôi đạt 2 – 3kg, trung bình đạt 1000g/năm. Nhưng ở Malaysia,
sau 5 – 9 tháng nuôi cá chỉ đạt 500g (Awang, 1987).
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Vược là loài cá dữ, ăn mồi sống và có khả năng ăn thịt đồng loại,
đặc biệt là giai đoạn 10 – 100mm tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau là cao nhất. Chúng có
thể ăn được con mồi có chiều dài bằng 60 – 70% chiều dài cơ thể chúng
(Schip, 1996). Do vậy, không nên nuôi ghép loài cá Vược với các đối tượng
khác, phải thường xuyên phân cỡ khi nuôi chúng. Ngoài tự nhiên, thức ăn của
cá Vược là các loài cá nhỏ, tôm, cua và mực. Giai đoạn nhỏ (cỡ 10 – 100mm)
cá ăn khoảng 20% thực vật phù du (chủ yếu là tảo khuê), 80% là động vật phù
du và cả tôm, cá nhỏ. Khi cá trên 200mm thì ăn 100% mồi động vật
(Kungvanij et al, 1994). Trong điều kiện nuôi cá con từ khi mở miệng đến cỡ
2cm cho ăn luân trùng và ấu trùng Artemia, cá giống sau giai đoạn chuyển đổi
thức ăn co đến cỡ trưởng thành cá có thể ăn tốt cá loại thức ăn tổng hợp dạng
viên hay thức ăn là cá tạp (Kungvankij et al.,1994; Boonyatatpalin &
Williams, 2002; Glencross, 2006; Curnow et al, 2006) [25], [19], [29], [30].
Cá Vược là loài cá dữ nên có nhu cầu Protein trong thức ăn tổng hợp
tương đối cao, với cá giống yêu cầu mức protein thô trong thức ăn từ 40 –

50%, giai đoạn nuôi thương phẩm từ 40 – 45% (Boonyatatpalin & Williams,
2002) [29].
Bảng 1.1. Nhu cầu Protein của cá Vược qua các nghiên cứu
Nhu cầu Protein Năng lượng
thô (%)
45,0 - 55,0

Trọng

Nhiệt độ

thô (MJ/kg) lượng cá (g)
13,4 - 16,4
KXĐ

Tác giả

(ºC)
KXĐ

Cuzon (1988)

50,0

KXĐ

7,5

KXĐ


Sakaras et al. (1988)

45,0

KXĐ

KXĐ

KXĐ

Sakaras et al. (1988)

7


46,0 - 55,0

18,4 - 18,7

76

28

Williams & Barlow (1999)

17,8 - 21,0

230

28


Williams et al. (2003a).

20,9 - 22,8

80

28

Williams et al. (2003a).

Ở nước ngoài hầu hết cá Vược nuôi được cho ăn thức ăn viên tổng hợp,
mặc dù cá tạp vẫn được sử dụng trong một số khu vực do có giá rẻ hoặc có
sẵn hơn so với thức ăn dạng viên tổng hợp. Cá ăn cá tạp được cho ăn 2
lần/ngày, cho ăn lượng 8-10% khối lượng cơ thể khi cá khoảng 100g và giảm
xuống còn cho ăn từ 3 - 5 % khối lượng cơ thể khi cá hơn lớn hơn 600g.
Vitamin và khoáng tổng hợp có thể được thêm vào các cá tạp với tỷ lệ của
2%, và cám gạo hoặc tấm có thể được thêm vào để giảm chi phí thức ăn. Hệ
số chuyển hóa thức ăn (FCR) của thức ăn là cá tạp rất cao, thường khác nhau
khoảng từ 4 - 8. Cá ăn thức ăn viên tổng hợp thường được cho ăn 2 lần/ngày
trong những tháng ấm hơn và cho ăn 1 lần/ngày trong mùa đông. Trang trại
lớn hơn sử dụng các hệ thống cho ăn tự động, trong khi đó các trang trại nhỏ
hơn có thể cho ăn bằng tay. Trong điều kiện thử nghiệm, cá đã đạt được FCRs
là 1 - 1,2. Nhưng trong điều kiện nuôi thực tế FCRs đạt 1,6 – 1,8 là bình
thường. FCR thay đổi theo mùa, thường tăng lên hơn 2,0 trong mùa đông
[33].
1.1.6. Đặc điểm sinh sản của cá Vược
1.1.6.1. Thành thục sinh dục
Cá Vược Lates calcarifer là loài có khả năng chuyển đổi giới tính, giai
đoạn nhỏ là cá đực sau đó chuyển thành cá cái, thời điểm chuyển đổi giới tính

là từ 4 – 8+ (70 – 90cm). Cá giống ở vùng nhiệt độ cao thì tuổi thành thục lần
đầu, thời gian chuyển đổi giới tính sớm hơn và kích thước thành thục nhỏ hơn
so với cá sống ở vùng nhiệt độ thấp, những con sống cả cuộc đời ở nước ngọt
thì không thể thành thục (Kungvankij và ctv., 1994) [19].
1.1.6.2. Sức sinh sản và đẻ trứng

8


Sức sinh sản của cá Vược phụ thuộc và kích thước và khối lượng cá.
Cá cái có trọng lượng 5,5 – 11 kg cho khoảng 400.000 trứng/kg cá, cá 12 – 22
kg cho khoảng 600.000–700.000 trứng/kg cá (Anon, 1975; Wongsonmnuk và
Manewongsa, 1976). Ngoài ra sức sinh sản còn tùy thuộc vào nhiều vào điều
kiện dinh dưỡng và vùng địa lý.
1.1.6.3. Phát triển phôi và ấu trùng
Trứng được thụ tinh có đường kính khoảng 0,8mm. Sau khi thụ tinh 30
– 40 phút trứng bắt đầu phân cắt, sự phân chia tế bào tiếp tục 15 – 20 phút/lần
và trứng phát triển tế bào trong vòng 3 giờ. Phôi được phát triển qua các giai
đoạn: phôi nang, phôi vị, phôi thần kinh, phôi mầm. Sự phát triển phôi diễn ra
trong môi trường nước, ở điều kiện nhiệt độ 28 - 30ºC, độ mặn 30 – 32‰, sau
18 giờ trứng nở thành cá bột. Sự phát triển của phôi chịu ảnh hưởng của các
yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng,… Ở giai đoạn này, đến
khi nở mà nhiệt độ môi trường nước quá cao hoặc quá thấp hay có các tác
động cơ học mạnh thì khi trứng nở sẽ có tỷ lệ dị hình cao (Kungvankij et al.,
1994; Schipp, 1996) [18], [25].
Ấu trùng nở có chiều dài dao động từ 1,2 – 1,65 mm, có giọt dầu nằm ở
phía trược noãn hoàn làm cho cá mới nở nổi theo chiều thảng đứng hay lệch
45º so với mặt phẳng ngang. Sau 3 ngày, noãn hoàn sẽ bị sử dụng hết, giai
đoạn này cá mở miệng,bắt đầu cử động hàm, ấu trùng bắt đầu sử dụng thức ăn
từ bên ngoài. Giai đoạn ấu trùng cá có màu đen hoặc sẫm, giai đoạn cá hương

cá có màu sáng bạc, có khả năng bơi lội và bắt mồi chủ động.
1.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá Vược trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Cá Vược lần đầu tiên được nghiên cứu sản xuất giống thành công ở
Thái Lan vào những năm 1971 (Wongsomnuk và Maneewoongsa) bằng

9


phương pháp vuốt trứng những cá bố mẹ chín muồi sinh dục đánh bắt được từ
tự nhiên.
Đến năm 1973, Wongsomnuk và Maneewoongsa tiếp tục thành công
khi tiêm hormone kích thích đàn cá nuôi đẻ tự nhiên trong bể.
Tới năm 1981, Kungvankij đã thành công trong việc kích thích cá
Vược đẻ bằng điều khiển các yếu tố môi trường và phát hiện ra những quy
luật thay đổi của các điều kiện môi trường cần thiết cho sự đẻ trứng tự nhiên.
Từ đó, quy trình sản xuất giống cá Vược ngày càng được hoàn thiện và
lan rộng ra nhiều nước trên thế giới như : Philippine, Indonexia, Malayxia,
Singgapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Australia,…
Việc sản xuất giống cá Vược ở Malayxia được tiến hành đầu tiên tại
Viện nghiên cứu nghề cá Glugor – Penang vào năm 1982. Ở Philippine là vào
tháng 3/1983, lần này kỹ thuật sản xuất được cải tiến và đơn giản hóa nên dễ
sử dụng và đã đạt hiệu quả cao hơn.
Kungvankij và nnk (1986), Parazo và nnk (1986), Duray và Juario
(1987), Schipp (1996) đã nghiên cứu quá trình thành thục của cá Vược trong
điều kiện nhân tạo. Kết quả thu được là cá có khả năng phát triển tuyến sinh
dục tốt cả ở trong lồng và bể nuôi. Trong bể xi măng, sử dụng hệ thống nước
chảy tuần hoàn, nhiệt độ khoảng 28 - 34ºC, độ mặn khoảng 28 - 30‰. Thức
ăn là cá tạp, lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày giảm từ 5% trọng lượng thân
xuông 1% trọng lượng thân trước mùa sinh sản một tháng (Kungvankij, 1986)

hoặc 1 – 2% trọng lượng thân trong suốt thời gian nuôi vỗ (National Institute
of Aquaculture, 1986) [22], [25].
Hiện tượng chuyển đổi giới tính trong nuôi vỗ cũng được Guiguen
(1993 - 1995) và Schipp (1996) đề cập đến. Nghiên cứu chỉ ra rằng cá đực
chuyển sang cá cái là nguyên nhân làm mất cân bằng giới tính của đàn cá bố
mẹ. Để khắc phục tình trạng này kỹ thuật lưu giữ tinh trùng đã được tiến hành

10


nghiên cứu bởi các tác giả Hogan và nnk (1987), Leung (1987), Palmer và
nnk (1993). Bên cạnh đó, kỹ thuật tách đực cái riêng biệt cũng được xem là
biện pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm chất lượng giống đực khi tiến hành thụ
tinh tự nhiên trong bể đẻ [25].
Vào năm 1998, Parazo và nnk đã sử dụng thành công 3 loại hormone
HCG, LHRHa và 17α – metyltestosterone trong việc kích thích sinh sản nhân
tạo giống cá Vược.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về môi trường sống của cá Vược cũng
được tiến hành rất nhiều. Tattanon và Maneewongsa (1988) đưa ra kết luận về
ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên tỷ lệ nở của trứng cá Vược như sau :
ấp trứng ở các độ mặn khác nhau là 0‰, 5‰, 10‰, 15‰, 20‰, 25‰, 30‰
và 35‰ cho tỷ lệ nở tương ứng là 0%; 2,9%; 58,5%; 75%; 82,4%; 83,4%;
80,8%; 49,9%.
Theo Kungvankij và nnk (1986) nhiệt độ và độ mặn thích hợp cho
ương cá bột mới nở là 26 - 28ºC và 30 - 31‰. Ngày thứ nhất, cho ăn tảo đơn
bào với mật độ 8-10x103 tb/ml đối với Tetraselmis sp, hoặc 3 - 4x10 3 tb/ml
đối với Cholorlla sp. Khi noãn hoàn được hấp thụ gần hết và cá gần mở miệng
thì cho ăn Luân Trùng ở mật độ 3-5 con/ml. Theo Kohno và nnk (1996), sau
khi nở 40 giờ cá bắt đầu mở miệng và có khả năng bắt mồi theo phương thức
“Sucking” (mút) [21].

Một số nghiên cứu về dinh dưỡng của cá Vược có thể kể đến như: M.
R. Catacutan và R. M. Coloso (1994) nghiên cứu về ảnh hưởng của thành
phần tỷ lệ protein trong khẩu phần ăn đến tăng trưởng, tỷ lệ sống, và thành
phần cấu tạo cơ thể của cá Chẽm giống châu Á, Lates calcarifer. Kết quả cho
thấy tỷ lệ tối ưu protein/năng lượng (P/E) cung cấp cho cá vược giống (trọng
lượng cơ thể 1,34 ± 0,01 g) được xác định bằng cách sử dụng chế độ ăn thực
tế trong 3 × 3 giai thừa thử nghiệm. Ba mức độ protein (35, 42,5 hoặc 50%)

11


và ba cấp độ lipid (5, 10 hoặc 15%) ở mức carbohydrate cố định của 20% đã
được thử nghiệm. P/E tỷ lệ của chế độ ăn dao động từ 104 đến 157 mg
protein/kcal. Cá được nuôi trong 54 ngày trong bể 60 lít có dòng chảy lưu
thông, nước biển có độ mặn 32 ppt và nhiệt độ 29 ° C. Cá được cho ăn chế độ
có chứa 50% protein và lipid 15% (P/E tỷ lệ 125 mg/kcal) cho thấy tăng trọng
lượng cao nhất và tốc độ tăng trưởng cụ thể. Những cá thức ăn với 42,5%
protein và lipid 10% (P/E tỷ lệ 128 mg/kcal) cho thấy chỉ số tốc độ tăng
trưởng rất tốt, tỷ lệ hấp thụ và tích trữ protein rõ rệt. Chế độ ăn cá có chứa
35% protein cho thấy sự phát triển kém nhất. Những khẩu phần ăn với lipid
5% bất kể hàm lượng protein cho thấy có dấu hiệu đỏ lên bất thường ở vây,
cho thấy thiếu hụt axit béo thiết yếu. Cá được chế độ ăn có chứa 35% protein
và chất béo 5% có hàm lượng chất béo trong cơ thể thấp nhất, chất tro cao
nhất và chứa nhiều nước. Chế độ ăn có chứa 42,5% protein và lipid 10% với
tỷ lệ P/E của 128 protein mg/kcal được tìm thấy là tối ưu nhất cho cá chẽm
giống theo các điều kiện thí nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu [31].
Năm 1996, M. R. Catacutan and R. M. Coloso nghiên cứu tiếp về tốc
độ tăng trưởng của cá Vược giống châu Á (Lates calcarifer) khi cho ăn thức
ăn có các mức carbohydrate và lipid khác nhau. Kết quả cho thấy hiệu quả
tăng trưởng của cá chẽm giống (khối lượng cơ thể ban đầu 0,90 ± 0,04 g)

được cho ăn các mức carbohydrate và lipid khác nhau được xác định bằng
cách sử dụng chế độ ăn thực tế trong 2 × 3 giai thừa thử nghiệm. Hai cấp độ
carbohydrate (15 và 20%) và ba cấp độ lipid (6, 12 và 18%) ở một mức độ
protein cố định 42,5% đã được thử nghiệm. Chế độ ăn uống năng lượng dao
động từ 284 đến chế độ ăn uống 100g - 1.412kcal. Cá được nuôi trong 12 tuần
trong 601 dòng chảy qua bể sục khí trong nước biển 32% và nhiệt độ là 26,5 29°C. Khối lượng tăng cao hơn được quan sát thấy trong các loại cá ăn thức
ăn có chứa carbohydrate 20% với 12 hoặc 18% lipid. Tốc độ tăng trưởng thấp

12


nhất cụ thể được quan sát thấy trong các loại cá ăn carbohydrate 15% với 6%
lipid. Tỷ lệ sống là 100% trong tất cả các nghiệm thức. Tỷ lệ chuyển đổi thức
ăn của cá cho ăn carbohydrate 20% và 12% hoặc 18% lipid, carbohydrate và
15% với 12% lipid là cao nhất. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và khối lượng
tăng lên không khác nhau tại chế độ ăn có lipid thấp hơn (06 - 12% hoặc 18 12%) mặc dù đã tăng carbohydrate ở các chế độ ăn, cho thấy đây là mức tối
thiểu lipid. Chế độ ăn uống lipid ở mức 18% (tỉ lệ 1:1 của dầu gan cá tuyết và
dầu đậu tương) là quá mức đối với cá chẽm. Dựa trên nghiên cứu này, nhóm
tác giả đề nghị một mức độ carbohydrate 20% trong khẩu phần ăn có chứa
hàm lượng lipid khác nhau, từ 6 đến 18% [32].
Kể từ đó cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về loài cá Vược được
tiến hành trên toàn thế giới đem lại cho chúng ta sự hiểu biết ngày càng sâu
hơn về loài này.
Hiện nay một số nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản lớn như Thái
Lan, Trung Quốc, Malaixia, Singapore, Indonexia, Philippine, Hồng Kông,
Đài Loan, Australia, Việt Nam đang nuôi thương phẩm loài cá này (Schipp,
1996). Hầu hết các nước đã sản xuất giống cá Vược thành công. Sản lượng cá
Vược nuôi ở Châu Á – Thái Bình Dương năm 2004 đạt khoảng 25.399 tấn,
tổng giá trị khoảng 65,08 triệu USD, trong đó Thái Lan là nước có sản lượng
cao nhất (FAO, 2004).

1.2.2. Ở Việt Nam
Việc nghiên cứu về cá Vược ở Việt Nam được tiến hành đầu tiên là
nghiên cứu của Mai Đình Yên (1979) và tiếp sau đó là của Nguyễn Nhật Thi
(1991) về đặc điểm hình thái, phân bố, đặc điểm sinh học và đánh giá nguồn
lợi cá Vược [4], [5].
Năm 1994, Võ Ngọc Thám và ctv tiến hành nghiên cứu về đặc điểm
sinh học sinh sản của cá Vược tại đầm Nha Phu – Khánh Hòa. Tác giả đã

13


khẳng định các điều kiện môi trường sống của đầm Nha Phu rất thuận lợi cho
cá hoàn thành vòng đời của mình. Tác giả cũng đã xác định được một số bãi
đẻ của cá Vược là nơi có độ sâu 5 - 6m, độ mặn 30 - 33‰, nhiệt độ 28 - 32ºC.
Cá thường xuất hiện vào mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 8), hoạt động sinh
sản mạnh vào các tháng 4, 5 và 6, mùa sinh sản sẽ kéo dài đến mùa mưa [6].
Năm 2000, Nguyễn Duy Hoan và Võ Ngọc Thám đã thực hiện thành
công đề tài về nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống cá Vược lates calcarifer
tại Khánh Hòa. Các tác giả đã dưa ra được quy trình sản xuất giống nhân tạo
và ương nuôi cá Vược từ giai đoạn cá bột lên cá giống. Thành công này giúp
cho nghề nuôi cá Vược ở Việt Nam bước thêm một bước tiến mới. Huỳnh
Văn Lâm (2000) cũng tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh
thái lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Vược từ giai đoạn sau khi nở đến 25
ngày tuổi đã đem lại những kết quả khả quan, hoàn thiện dần quy trình sản
xuất giống cá Vược [8], [9].
Gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề cải tiến
công nghệ sản xuất giống cá Vược. Có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu
sau:
Ngô Thế Anh (2005) tiến hành đề tài về nghiên cứu ứng dụng sinh sản
nhân tạo và ương nuôi giống cá Vược (Lates calcarifer Block, 1790) tại trại

thực nghiệm Yên Hưng - Quảng Ninh. Kết quả là đã tiếp nhận và ứng dụng
thành công quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo cá Vược, bao gồm các quy
trình: nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ, thu và ấp trứng cá, ương nuôi từ giai đoạn 1
đến 10 ngày tuổi và từ 10 - 30 ngày tuổi, nắm vững các vấn đề bệnh cá, gây
nuôi thức ăn tươi sống ở quy mô sản xuất tảo Chlorella, luân trùng Copepoda,
kỹ thuật ấp trứng Artemia. Các chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất giống cá Vược tại
Việt Nam là: Năng suất sinh sản của cá cái bình quân đạt được 76.363
trứng/kg cá cái/đợt sinh sản, tỷ lệ cá bột (so với trứng thụ tinh) đạt từ 70 -

14


95% (trung bình là 82,38%), tỷ lệ sống của cá Vược giai đoạn 1- 10 ngày tuổi
đạt 59 - 71% (trung bình đạt 62,25%), cỡ cá đạt được từ 3,9 - 6,1mm (trung
bình đạt 4,81mm), tỷ lệ sống của cá Vược giai đoạn 10 - 30 ngày tuổi đạt 40 55% (trung bình đạt 47,63%), sau 30 ngày nuôi cỡ cá đạt từ 4,2 - 6,3cm
(trung bình là 5,16cm). Sản xuất được 7.986.000 cá bột, 5.254.250 cá hương,
và 2.400.000 cá giống [10].
Hoàng Tùng, Lưu Thế Phương và Huỳnh Kim Khánh (2007) đã thành
công trong việc nghiên cứu sử dụng mương nổi để ương nuôi cá Vược (Lates
calcarifel Block, 1790) từ giai đoạn kích thước từ 2 – 8 cm chiều dài thân.
Kết quả ương cá Chẽm có chiều dài thân cỡ 1,5 – 2,0 cm bằng mương nổi đợt
1 cho thấy sau 15 ngày ương cá đạt khối lượng trung bình 2,4 ± 0,1 g/con;
chiều dài toàn thân trung bình 5,1 ± 0,05 cm/con, tỷ lệ sống đạt 81,9 ± 0,97
%. Đợt ương 1 kéo dài 45 ngày, khối lượng thân trung bình 16,4 ± 1,3 g/con,
chiều dài toàn thân trung bình 10,0 ± 0,2 cm/con, tỷ lệ sống trung bình là 53,4
± 1,4 %. Tỉ suất lợi nhuận/chi phí là từ 0,3 đến 1,14 cho thấy hiệu quả kinh tế
cao của mô hình ương này [13].
Đinh Văn Khương, Hoàng Tùng, Hoàng Thị Bích Đào (2008) đã tiến
hành đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ quang và cường độ chiếu sáng
lên sinh trưởng, sự phân đàn, tỷ lệ sống và tỷ lệ ăn thịt đồng loại của cá Vược.

Thí nghiệm được tiến hành với 3 chu kỳ quang (12L : 12D, 18L : 16D và 24L
: 0D) và 3 cường độ chiếu sáng (486 lux, 972 lux và 1480 lux). Kết quả cho
thấy tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng giảm khi tăng cường độ
chiếu sáng. Tuy nhiên sự khác biệt này không lớn, các chỉ tiêu tăng trưởng
của cá nuôi dưới cường độ chiếu sáng 486 lux (TL: 34,02 ± 0,8 mm; SGR L:
3,86 ± 0,07 %/ngày; BW: 0,66 ± 0,09 g/ngày; SGR W: 11,94 ± 0,63 %/ngày)
lớn hơn cá ương dưới cường độ chiếu sáng 1480 lux (TL: 32,48 ± 1,33 mm;
SGRL: 3,64 ± 0,2 %/ngày; BW: 0,56 ± 0,07 g/ngày; SGRW: 11,11 ± 0,63

15


%/ngày). Chu kỳ quang không ảnh hưởng đến sinh trưởng , mức độ phân đàn,
tỷ lệ sống và tỷ lệ ăn thịt đồng loại. Trong đó, cá chết do ăn thịt lẫn nhau
chiếm 12 đến 31%. Chỉ có một phần nhỏ từ 0,44 đến 2,96% là chết không rõ
nguyên nhân [14].
Ngô Văn Mạnh, Hoàng Tùng (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng của chế
độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Vược
giống trong mương nổi. Cá nuôi có kích thước thả giống là khoảng 17,8 ± 2,0
mm và 0,08 ± 0,03 g, sử dụng 4 chế đọ cho ăn là 2,4,6 và 8 lần/ngày, mỗi
nghiệm thức lặp lại 3 lần và kéo dài trong 17 ngày. Kết quả cho thấy: Chế độ
cho ăn khác nhau ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của cá, tốc độ tăng trưởng
thấp ở chế độ cho ăn 2 lần/ngày với 15,8 %/ngày,và không có sự sai khác
đáng kể giữa các chế độ cho ăn từ 4 đến 8 lần/ngày với 16,2 - 17,0 %/ngày.
Tuy nhiên chế độ cho ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống là từ 68,5 - 79,5%
và hệ số FCR đạt 0,57 - 0,61. Ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn là nguyên nhân
chính làm giảm tỷ lệ sống của cá ương. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy,
nên áp dụng chế độ cho ăn 4 lần/ngày để ương cá Vược trong mương nổi
[16].
Nhìn chung, tại Việt nam việc nhiên cứu về loài cá Vược (Lates

calcarifer, Block 1790) đã đi vào chiều sâu, đem lại những kiến thức khoa
học bổ ích, từ đó chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của nghề nuôi
cá Vược trong nước ngày càng phát triển.

16


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cá Vược (Lates calcarifer, Block 1790) từ giai đoạn cá hương lên cá
giống.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Việc nghiên cứu được tiến hành tại trại thực nghiệm NTTS nước ngọt
Khoa Nông Lâm Ngư – Trường Đại học Vinh ở huyện Hưng Nguyên trong
thời gian từ tháng 4 - 6/2011.
2.3. Vật liệu nghiên cứu
 Giai lưới (10 cái, mỗi giai có diện tích 1m 2), được bố trí trong ao có
diện tích khoảng 600m2.
 Nguồn nước sử dụng được lấy trực tiếp từ sông Mưng bằng hệ thống
mương dẫn nước của trại.
 Thức ăn được sử dụng là thức ăn tự phối bằng các nguyên liệu : bột cá,
bột đậu nành, bột cám gạo, bột mì (làm chất keo) và vitamin, khoáng tổng
hợp. Thức ăn được phối chế theo 3 công thức khác nhau và tiến hành cho cá ở
các giai lưới ăn riêng.
 Các trang thiết bị gồm: Cân điện tử, thước đo, nhiệt kế, máy đo pH,
hóa chất Test DO và Test NH3 và các dụng cụ khác như dụng cụ cho ăn, xô
chậu bắt cá,….

17



Hình 2.1. Thiết bị thí nghiệm sử dụng
2.4. Nội dung nghiên cứu
 Ảnh hưởng của thức ăn tự chế đến tăng trưởng của cá Vược ( Lates
calcarifer, Block 1790 ) từ giai đoạn cá hương lên cá giống ương trong môi
trường nước ngọt.
 Ảnh hưởng của thức ăn tự chế đến tỷ lệ sống của cá Vược từ giai đoạn
cá hương lên cá giống trong môi trường nước ngọt.
 Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng công thức thức ăn trong quá trình
ương giống cá Vược trong môi trường nước ngọt.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Sơ đồ khối nghiên cứu

18


×