Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Đặc điểm truyện ngắn vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.39 KB, 76 trang )

trờng đại học vinh
khoa ngữ văn

đào thanh nga

đặc điểm truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

tóm tắt khoá luận tốt nghiệp
chuyên ngành: văn học Việt Nam hiện đại

Vinh, năm 2007


mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Vũ Trọng Phụng là một hiện tợng độc đáo trong nền văn học Việt Nam.
Với 27 năm của cuộc đời và 10 năm cầm bút, Vũ Trọng Phụng đã để lại trong
kho tàng văn học Việt Nam một khối lợng tác phẩm đồ sộ, với nội dung t tởng
mang giá trị tố cáo xã hội trớc Cách mạng mạnh mẽ và nghệ thuật sắc sảo tài
hoa.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng nổi tiếng với tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ
đê, phóng sự Cạm bẫy ngời, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô nhng ngời ta cha nói nhiều đến truyện ngắn, kịch ngắn của ông, rất ít ngời biết ông
đứng vào hàng ngũ những ngời viết văn và bắt đầu nổi tiếng từ truyện ngắn. Vì
vậy, nghiên cứu truyện ngắn Vũ Trọng Phụng góp phần khẳng định thêm t tởng nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật, tài năng nghệ thuật của nhà văn trong
một cái nhìn hoàn chỉnh hệ thống.
Vũ Trọng Phụng đã chọn cho mình con đờng của Chủ nghĩa hiện thực
ngay từ những ngày đầu cầm bút. Nếu nh trong truyện dài ông đề cập nhiều
đến những vấn đề rộng lớn mang tính thời sự thời cuộc thì trong phạm vi
truyện ngắn với dung lợng gọn nhẹ hơn nhà văn nghiêng về những khía cạnh
tình cảm, đạo đức, nhân sinh, nhân tình thế thái, về tâm lý con ngời, cả những
khát vọng trong xã hội đen tối đảo điên của chế độ thực dân, phong kiến


Khi đề cập tới những vấn đề trên, chất hiện thực trong truyện ngắn của ông
vẫn nhức nhối ám ảnh bạn đọc, đó là những câu chuyện chân thực, sống động
bằng một lối văn mới mẻ, sáng sủa, khác với nhiều ngời viết đơng thời đang
còn sính dùng lối văn du dơng, trầm bổng, đầy sáo ngữ. Truyện của ông gần
với những truyện của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan.
Trong chơng trình học phổ thông, học sinh đợc tiếp cận Vũ Trọng
Phụng từ những tác phẩm nh Giông tố, Số đỏ. Tuy nhiên, việc hiểu biết thêm
về truyện ngắn của ông là điều cần thiết để có cái nhìn toàn diện về một tài
năng lớn của trào lu hiện thực trong văn học Việt Nam.


2. Lịch sử vấn đề
Bài phê bình đầu tiên về tác giả Vũ Trọng Phụng là bài của Lê Tràng
Kiều (viết về vở kịch Không một tiếng vang, đăng trên Tân thiếu niên số
4/1934), đến nay, khi thống kê cha thật đầy đủ đã có ngót 300 bài nghiên cứu,
đó là cha kể một số cuốn sách có tính chính luận và nhiều luận văn thạc sĩ,
luận án tiến sĩ bàn về cuộc đời và sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Đó là một số
lợng không phải ít nếu đem so với quá trình nghiên cứu về một số tác giả nổi
tiếng đơng thời khác nh Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan,
Nguyễn Tuân
Vũ Trọng Phụng về con ngời, cuộc đời ông cùng tác phẩm luôn khiến
giới nghiên cứu phải đào sâu tìm tòi, khám phá vì những mâu thuẫn, những
hình tợng độc đáo sống động ông để lại. Ngời ta từng phủ nhận rồi lại khẳng
định tài năng của ông, có những ý kiến hầu nh phủ nhận hoàn toàn giá trị văn
học Vũ Trọng Phụng. Có thời gian tác phẩm của ông không đợc in lại và lu
hành, bị đa ra khỏi chơng trình nhà trờng. Tháng 6 - 1960, Viện Văn học tổ
chức thảo luận về Vũ Trọng Phụng, nhiều ý kiến đã cung cấp thêm những tài
liệu quan trọng về cuộc đời, nhân cách, t tởng, sáng tác của ông, song cuộc
thảo luận không đi tới một sự nhất trí mà chỉ càng làm nổi rõ tính chất phức
tạp đặc biệt của vấn đề Vũ Trọng Phụng. Nhà văn chuyên viết những

chuyện ăn chơi trụy lạc, lu manh, gái điếm ấy là ngời sống khuôn phép mực
thớc, một ngời con rất có hiếu, một ngời bạn trọng tín nghĩa; cây bút mang
tính khiêu dâm ấy lại mang quan điểm đạo đức phong kiến rất bảo thủ. Ông
cũng ít nhiều quan tâm tới vấn đề chính trị, có khi ông bàn đến chủ nghĩa cải
lơng, thuyết trực trị, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa quốc tế song chẳng rõ
tin theo chủ nghĩa gì; tác phẩm vừa là hiện thực chủ nghĩa, vừa là tự nhiên
chủ nghĩa, lại cả lãng mạn chủ nghĩa
Trớc một hiện tợng văn học phức tạp nh vậy, giới nghiên cứu trở nên dè
dặt và vấn đề gần nh bị bỏ lửng. Tuy vậy, vẫn có những ý kiến phản đối sự
nhìn nhận bất công không đúng đối với Vũ Trọng Phụng, một số bạn văn của
ông đã lên tiếng bênh vực cho ông trong các hồi ký văn học nh Nguyễn Công


Hoan trong Đời viết văn của tôi (Nxb Văn học, Hà Nội, 1971); Nguyên Hồng
trong Bớc đờng viết văn (Nxb Văn học, Hà Nội, 1971). Một số nhà nghiên cứu
vẫn lặng lẽ, kiên trì lợm lặt tài liệu đi sâu giải quyết vấn đề một cách khoa học
và khẳng định vị trí không thể thay thế của Vũ Trọng Phụng trong văn học sử
dân tộc. Song chỉ đến khi có luồng gió đổi mới mạnh mẽ trên đất nớc, hiện
tợng Vũ Trọng Phụng mới thật sự đợc nhìn lại và tên tuổi nhà văn lớn mới
đợc phục hồi một cách dứt khoát.
Khi tìm hiểu các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, những nhà nghiên cứu
thấy rằng tài năng của ông không chỉ thể hiện qua tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ,
Vỡ đê hay phóng sự Cạm bẫy ngời, Kỹ nghệ lấy Tây hay kịch mà còn
thành công ở thể loại truyện ngắn. Khi cái tên Vũ Trọng Phụng xuất hiện trên
tờ Ngọ báo với một số truyện ngắn Thủ đoạn, Chống nạng lên đờng (1931) và
sau đó xuất bản tập kịch Không một tiếng vang lập tức đợc chú ý và dần dần
trở nên thân thuộc với độc giả.
Có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến truyện ngắn của ông nh Lê Thị
Đức Hạnh, Tôn Thảo Miên, Vũ Bằng, Nguyễn Hoành Khung những bài viết
của các tác giả, theo chúng tôi đã có những đóng góp nhất định trên hành trình

tìm hiểu thể loại truyện ngắn của nhà văn.
Nhà nghiên cứu Tôn Thảo Miên đã lột tả đợc phần nội dung chính trong
truyện ngắn Vũ Trọng Phụng: Vũ Trọng Phụng có niềm tâm sự chua xót với
đời, ông vạch trần mặt trái xấu xa giả dối, tàn nhẫn, vô lơng tâm của con
ngời, ngời ta lừa dối nhau, thủ đoạn với nhau để sống (Nhân quả, Thủ đoạn,
Con ngời điêu trá) ngời ta lạnh lùng thờ ơ với thân phận cô đơn, với cái chết bi
thơng của đồng loại (Tội ngời cô, Bà lão lòa, Một cái chết). Các mối quan hệ
của nó đã đợc bộc lộ một cách sinh động, chân thật đến tàn nhẫn. Ông cũng
nhấn mạnh tới phần nghệ thuật của truyện ngắn: ấn tợng ông để lại trong
lòng độc giả hôm qua và hôm nay không chỉ vì ý nghĩa xã hội, vì giá trị nội
dung mà điều quan trọng là tài năng độc đáo trong nghệ thuật trào phúng của


ông (Lời giới thiệu truyện ngắn Vũ Trọng Phụng in trong Vũ Trọng Phụng
toàn tập - tập 5, Nxb Văn học, Hà Nội).
Theo nhà nghiên cứu Lê Đức Hạnh, vấn đề nổi bật trong truyện ngắn
Vũ Trọng Phụng vẫn là đồng tiền, đồng thời nhà văn nghiêng về những khía
cạnh tình cảm, đạo đức, nhân sinh, nhân tình thế thái, tâm lý con ngời và cả
những khát vọng (Truyện ngắn và kịch ngắn Vũ Trọng Phụng - báo Ngời
Hà Nội, số 127 - 18/11/1989).
Bên cạnh việc phát hiện ra những cái nhìn thời cuộc lịch sử của Vũ
Trọng Phụng trong truyện ngắn, những nhà nghiên cứu trên còn thấy trong
nhà văn tấm lòng cao cả lấp lánh ẩn chứa sau những trang viết, sau lớp bi kịch
đời thờng Vũ Trọng Phụng vẫn giữ nguyên một nguyên tắc sáng tạo và lấy
xã hội, con ngời của một thời đại làm đối tợng nghiên cứu với cái nhìn đầy
căm phẫn, chỉ muốn lật nhào những cái tiêu cực. Tính chất trào phúng, sự khái
quát triết lý luôn nổi bật trong các truyện ngắn, một điều mới mẻ là sự xuất
hiện những truyện ngắn tâm lý tâm trạng khắc hoạ nhân vật với những điều
giản dị, bình thờng trong cuộc sống hàng ngày, những bon chen, những ghen
tuông, sự lỡ dở tình duyên

Ngời ta quan tâm đặc biệt tới nghệ thuật truyện ngắn của ông, ông đã
tạo nên đợc phong cách viết riêng không lẫn với các tác giả khác. Tác giả
Nguyễn Thành (trong Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng - tạp chí Văn học số
6/1995) có những nhận xét tinh tế: truyện tâm lý: Lòng tự ái, Cái ghen đàn
ông, Đồng tiền, Một đồng bạc, Con ngời điêu trá là đóng góp của Vũ Trọng
Phụng vào xu hớng phân tích tâm lý của truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945,
ngôn ngữ sống động, khai thác trạng thái tâm lý khác nhau trong cuộc sống
thờng ngày, đề cập sự tha hoá đạo đức nh một nghịch cảnh đáng phê phán,
nhân vật có thực sự đồng cảm với số phận đáng thơng của ngời nghèo khổ ()
câu văn khúc triết, rõ ràng, giọng văn hóm hỉnh, văn tả ngời tả cảnh tinh tế sắc
sảo, linh hoạt hình thức kết cấu, bố cục truyện ngắn mới mẻ, sống động.


Truyện ngắn của ông có phong cách riêng, vì vậy Lê Tràng Kiều viết:
Tôi phải chú ý đến ông ngay vì bằng một lối văn rất trôi chảy, gọn ghẽ, rõ
ràng, ông kể truyện có duyên tệ.
Khi ông đăng truyện Chống nạng lên đờng (1930) trên tờ Ngọ báo, tác
giả Vũ Bằng có viết: Tôi thấy văn anh là trời, mà văn tôi là vực và có lúc tôi
đã tự nhủ sao lại có ngời viết truyện ý nhị mà mê ly đến thế. Tôi bị Vũ Trọng
Phụng chinh phục ngay từ truyện đầu của anh (dẫn theo Vũ Trọng Phụng về
tác gia và tác phẩm).
Các nhà nghiên cứu có nhận xét về hầu hết các truyện ngắn của ông,
gần đây nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân và Peter Zinoman đã phát hiện một
loạt truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng cha in thành sách mà đăng trên các báo
Hà Nội trớc năm 1945 (Vẽ nhọ bôi hề - gồm những tác phẩm mới tìm thấy
năm 2000 - Peter Zinoman su tầm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội và cuốn Chống
nạng lên đờng - chùm sáng tác mới tìm thấy cuối năm 2000 - Lại Nguyên Ân
su tầm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội).
Trớc đó, Giáo s Nguyễn Đăng Mạnh đã đăng những truyện ngắn của
Vũ Trọng Phụng trong Tuyển tập Vũ Trọng Phụng của mình từ khoảng 1931

đến năm 1939 (Tuyển tập Vũ Trọng Phụng - 1993 - Nguyễn Đăng Mạnh,
Trần Hữu Tá su tầm tuyển chọn - Nxb Văn học, Hà Nội). Giáo s Nguyễn
Hoành Khung (trong giáo trình Văn học Việt Nam 1900 - 1945 - Nxb Giáo
dục, Hà Nội) cũng nghiên cứu truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nhng ông khảo
sát theo từng thời kỳ sáng tác gắn liền với sự thay đổi phức tạp về t tởng của
tác giả, ông nhận thấy có một số hạn chế mà Vũ Trọng Phụng vớng phải đó
là khi đề cập đến vấn đề đồng tiền, sự phê phán trở nên trừu tợng, siêu hình,
mất đi ý nghĩa xã hội vì không nhằm vào tâm lý ngời đời chung chung, đề
cập về tính ích kỷ hèn hạ của con ngời nhng không thấy đợc điều kiện xã hội
nào đã làm nảy nở những thói xấu ấy, nói chung đây là những truyện ngắn đợc sáng tác vào giai đoạn sau nên ít nhiều bộc lộ những mặt còn hạn chế.
Cho đến nay, vẫn có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm Vũ Trọng
Phụng nói chung và truyện ngắn của ông nói riêng vì những giá trị của tác


phẩm mà ông để lại là rất lớn. Nghiên cứu về mảng truyện ngắn cũng là một
đóng góp để khẳng định những thành tựu ấy và luận văn của chúng tôi muốn
có một cái nhìn hệ thống hơn để tiếp tục khẳng định những cống hiến to lớn
của một tài năng nh Vũ Trọng Phụng.
3. Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tợng: Luận văn đi vào tìm hiểu các truyện ngắn của Vũ Trọng
Phụng đợc in từ khoảng 1931 về sau, truyện ngắn đợc đăng trên Hà thành Ngọ
báo, Hà Nội báo, Đông dơng tạp chí
Các truyện ngắn nh: Một cái chết, Bà lão lòa, Thủ đoạn (1931), Cuộc
vui ít có (1933), S cụ triết lý (1935), Bộ răng vàng, Hồ sê líu hồ líu sê sàng,
Con ngời điêu trá (1936), Cái ghen đàn ông, Lòng tự ái, Đi săn khỉ, Ngời có
quyền, Lấy vợ xấu (1937), Từ lý thuyết đến thực hành, Một đồng bạc, Đời là
một cuộc chiến đấu (1939) v.v
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn xác định vai trò, vị trí của truyện ngắn Vũ Trọng Phụng
trong bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

- Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật con ngời trong truyện ngắn Vũ Trọng
Phụng.
- Tìm hiểu nghệ thuật - phơng thức thể hiện trong truyện ngắn Vũ
Trọng Phụng.
4. Phơng pháp nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi trong quá trình nghiên cứu sẽ kết hợp vận dụng
nhiều phơng pháp:
- Phơng pháp hệ thống.
- Phơng pháp phân tích - tổng hợp.
- Phơng pháp so sánh - đối chiếu.

5. Cấu trúc luận văn


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn đợc triển khai trong 3 chơng:
Chơng 1. Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng trong bức tranh chung của thể
loại truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
Chơng 2. Đặc điểm truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nhìn từ góc độ quan
niệm nghệ thuật con ngời.
Chơng 3. Đặc điểm truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nhìn từ góc độ phơng
thức thể hiện.


Chơng 1
truyện ngắn Vũ Trọng Phụng trong bức tranh chung
của thể loại truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
1.1. Một số vấn đề lý luận của thể loại truyện ngắn
Truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại
truyện ngắn bao trùm hầu hết các phơng diện của đời sống: đời t, thế sự hay sử

thi, cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn đợc viết ra để tiếp thu liền một
mạch, đọc một hơi không nghỉ.(1)
Do khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với
các hình thức truyện kể dân gian nh truyện cổ, giai thoại, truyện cời, hoặc gần
với những bài ký ngắn, nhng thực ra nó gần với tiểu thuyết hơn cả là hình thức
tự sự tái hiện cuộc sống đơng thời. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời
hay một đoạn đời, một sự kiện hay một chốt lát trong cuộc sống nhân vật,
nhng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn
tự sự đối với cuộc đời.
Truyện ngắn Trung đại cũng là truyện ngắn nhng gần với truyện vừa.
Truyện ngắn hiện đại khác hẳn. Đó là kiểu t duy khá mới, vì vậy nói chung,
truyện ngắn đích thực xuất hiện muộn trong lịch sử văn học. ở nhiều nớc trên
thế giới, truyện ngắn gắn liền với hoạt động báo chí vì khuôn khổ báo chí
không cho phép dài. Truyện ngắn nói chung không phải vì truyện của nó
ngắn, mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại. Tác giả truyện ngắn thờng
hớng tới sự khắc họa một hiện tợng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ
nhân sinh hay đời sống tâm hồn con ngời. Chính vì vậy trong truyện ngắn thờng rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu
thuyết và truyện ngắn là, nếu nhân vật chính của tiểu thuyết thờng là một thế
giới thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới. Truyện ngắn thờng không nhằm tới việc khắc hoạ những tính cách điển hình có cá tính đầy
Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2000. Tr.314, 315.
(1)


đặn, nhiều mặt trong tơng quan với hoàn cảnh. Nhân vật truyện ngắn thờng là
hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn
tại của con ngời. Mặt khác, do đó truyện ngắn lại có thể mở rộng diện nắm bắt
các kiểu loại nhân vật đa dạng của cuộc sống, chẳng hạn nh chức nghiệp, xuất
thân, gia hệ, bạn bè những kiểu loại mà trong tiểu thuyết th ờng hiện ra thấp
thoáng trong các nhân vật phụ.

Tìm hiểu các truyện ngắn xuất sắc của L. Tônxtôi, Gorki, Sêkhốp,
Sôlôkhốp, Pautốpxki, Đô đê, Mêrimê, Môpatxăng, O.henri, Giắc Lơnđơn, các
truyện ngắn của Lỗ Tấn, hoặc truyện ngắn của các tác giả Việt Nam trớc Cách
mạng tháng Tám nh truyện ngắn của Nguyễn Khải, Đỗ Chu, Nguyễn Thành
Long, Bùi Hiển đều thấy các đặc điểm đó. Cốt truyện của nó nổi bật hấp
dẫn, chức năng nói chung để nhận ra một điều gì. Cái chính của truyện ngắn
là gây một ấn tợng sâu đậm về cuộc đời và tình ngời. Kết cấu của truyện ngắn
thờng là một sự tơng phản, liên tởng. Bút pháp trần thuật thờng là chấm phá.
Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lợng
lớn và hành văn mang ẩn ý tạo ra cho tác phẩm những chiều sâu cha nói hết.
Ngoài ra, giọng điệu, cái nhìn cũng hết sức quan trọng, làm nên cái hay của
truyện ngắn. Truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hàng
ngày, lại súc tích dễ đọc gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng ảnh hởng
kịp thời trong đời sống.
1.2. Bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
1.2.1. Nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thể loại
truyện ngắn
1.2.1.1. Truyện ngắn ra đời là kết quả của quá trình hiện đại hoá văn
học Việt Nam - là kết quả tất yếu trong đời sống văn hoá xã hội, văn học
những năm 1930 - 1945
Cả một thế kỷ XX biến đổi và vận động có cả yếu tố mới và cũ của đời
sống kinh tế, chính trị, văn hoá. Văn học và thể loại không nằm ngoài quy
luật.


Sự tiếp xúc với Âu Tây là cuộc biến thiên cha từng có trong lịch sử dân
tộc, hiện thực sôi nổi, sự bỡ ngỡ, khát vọng tìm hiểu khám phá, nhu cầu khẳng
định luôn thôi thúc đội ngũ nhà văn, nhà thơ. Những thể loại mới ra đời đáp
ứng đợc yêu cầu đó không ngừng mở rộng khả năng chiếm lĩnh. Đến năm
1932 có ba thể loại đạt những thành công đầu tiên là truyện ngắn, kịch nói,

tiểu thuyết
Truyện ngắn là một thể loại khá năng động, nó không đòi hỏi một nội
dung quá đồ sộ nh tiểu thuyết, có ảnh hởng kịp thời trong đời sống, nó là nhát
cắt thời gian mỏng trong cả quãng đời của số phận con ngời, một thời đại hay
một dân tộc nhng lại chứa đựng một dung lợng nghệ thuật cực lớn. So với tiểu
thuyết, truyện ngắn hiện đại Việt Nam đã thành công sớm hơn, chúng ta có
truyền thống về truyện kể ngắn, thời Trung đại cha có khái niệm truyện ngắn
với t cách thể loại nhng có những truyện viết ngắn: Việt điện U Linh, Truyền
kỳ Tân Phả, Truyền kỳ Mạn Lục, truyện ngắn Việt Nam hiện đại có sự kết hợp
sớm hài hoà giữa cái truyền thống và cái mới.
Nhà văn Nguyễn Trọng Quản có thể coi là ngời đầu tiên viết truyện
ngắn của văn học mới với tác phẩm Truyện thầy Lazarô Phiền, nghệ thuật mới
mẻ, ngời trần thuật chuyện ở ngôi thứ nhất, sự miêu tả đan xen với đối thoại
với những tình huống nhân vật sám hối vì gây tội sát nhân và sự kết thúc tác
phẩm bằng cái chết là những điều mới so với truyện nghĩa hiệp Trung Quốc,
tiểu thuyết Minh - Thanh, truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu mà nhân
dân Nam Bộ rất mến mộ ở nửa cuối thế kỷ XIX. Tác giả Nguyễn Bá Học
thuộc lớp nhà văn nổi tiếng đầu tiên ở Việt Nam viết truyện ngắn phản ánh xã
hội thành thị lúc đó đang t sản hoá, những tác phẩm của ông nh: Câu chuyện
gia đình, D sinh lịch hiểm ký, Câu chuyện một tối của ngời tân hôn ông vừa
học tập cách mô tả khách quan, đúng hơn là mô tả cho hết hiện thực cuộc
sống, vừa không dứt bỏ đợc quan điểm văn học cũ, vừa làm quen với kể
chuyện, mô tả, đối thoại của văn học phơng Tây, vừa sử dụng văn biền ngẫu
và hình ảnh ớc lệ tợng trng của văn học truyền thống.


Đến truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, đã đạt đợc trình độ nhất định
trong việc thể hiện đặc trng thể loại, ông rất chú ý phơi bày thực trạng xã hội
thối nát, bất công của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Ông đã viết những
truyện ngắn Nớc đời lắm nỗi, Con ngời sở khanh, Sống chết mặc bay Phạm

Duy Tốn làm xúc động ngời đọc bằng nghệ thuật mô tả chân thực những hiện
tợng ông quan sát. Nh vậy, tính chất hiện thực của truyện ngắn ngày càng đợc
phát triển sâu sắc và nó có nhiều thành công vào những thời kỳ sau. Đến năm
1932, truyện ngắn phát triển thành thể loại mũi nhọn đạt đợc thành tựu xuất
sắc với những tác giả tiêu biểu nh Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Thạch
Lam
1.2.1.2. Truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945 đã đạt những thành tựu lớn
với những tác giả tiêu biểu
Truyện ngắn hiện thực và truyện ngắn lãng mạn ra đời bởi nhu cầu phản
ánh đời sống và thế giới quan tác giả. Dù theo khuynh hớng nào đi nữa nhng
giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm vô cùng lớn lao, luôn bám sát dòng
chảy của đời sống, những khía cạnh của hiện thực đợc rút ra mang những cái
nhìn, bài học thấm thía về trang đời con ngời, về cuộc đời cũ - mới, những
khoảng khắc tâm trạng mọi yếu tố đó hòa trong bề sâu của cuộc sống đầy
biến động những năm 1930 - 1945.
Bên cạnh những thể loại khác, gồm cả tiểu thuyết, truyện ngắn sẽ hoàn
chỉnh những gì cha nói hết, cha đề cập hết, đôi khi nội dung truyện ngắn sẽ là
gợi ý cho tiểu thuyết hay kịch về đề tài. Cuộc sống con ngời luôn thay đổi lại
gắn trong hoàn cảnh xã hội biến động, các cây bút truyện ngắn luôn trăn trở
cõi lòng mình để nói cho bằng đợc cốt lõi của cuộc sống. Nhà văn Lỗ Tấn ở
Trung Quốc đã luôn vận dụng hết tâm lực cắt nghĩa cho đợc căn bệnh cố
hữu của xã hội Trung Quốc trong truyện ngắn của mình, Sêkhốp cũng lăn lộn
với những trang đời trong truyện ngắn. ở mảng truyện ngắn hiện thực giai
đoạn 1930 - 1945, với tác phẩm Kép t bền, Nguyễn Công Hoan là ngời mở
màn, cắm ngọn cờ chiến thắng cho khuynh hớng văn học hiện thực. Ông viết
rất nhiều truyện ngắn - có tới 200 truyện, một con số kỷ lục trong văn học


Việt Nam, trong đó có không ít truyện thật xuất sắc: Tập Kép t bền, Hai thằng
khốn nạn, Đào kép mới. Truyện ngắn của ông làm nổi bật lên sự bất công có

tính chất giai cấp của xã hội, sự xung đột của kẻ giàu - nghèo, sự đụng
chạm của cái giàu và cái nghèo trên đờng đời (Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện
đại), nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan còn có rất nhiều ý nghĩa đối
với các thế hệ nhà văn sau ông.
Dấu ấn một thời kỳ đen tối để lại sâu đậm trong những truyện ngắn của
Nam Cao, nông thôn tiêu điều xơ xác, ông đã làm rõ đợc những bi kịch của
kiếp ngời, hớng tới cái bản chất có tính phổ biến quy luật đặc biệt là sự bần
cùng hoá của ngời nông dân và sự tha hoá của trí thức, cha có một nhà văn
nào đạt đến trình độ miêu tả tâm lý khắc họa tâm trạng nh Nam Cao.
Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, cũng
nh của Thạch Lam, Thanh Tịnh đều là những tác phẩm để đời, truyện ngắn
Thạch Lam đến với khía cạnh ảm đạm của cuộc sống, suy cho cùng cũng là
hệ quả của những kiếp ngời trong xã hội lúc bấy giờ.
1.2.2. Đôi nét về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
* Về nội dung của truyện ngắn
Mỗi tác giả mang một phong cách khác nhau, gửi gắm những quan
điểm nghệ thuật riêng khi viết truyện ngắn nhng sợi dây chung nhất giữa các
tác giả là bối cảnh xã hội đầu thế kỷ XX. Bất kỳ nhà văn nào cũng sẽ tìm cho
mình một nguồn cảm hứng sáng tác, không gì bằng là chính cuộc sống đang
diễn ra nới mình đang sống, đó là nguồn nhựa sống nóng hổi luôn chảy không
ngừng.
Truyện ngắn của các tác giả có đề tài vô cùng phong phú từ nông thôn
cũ tới đô thị mới, ở đâu cũng bề bộn phức tạp. Nông thôn cũ trong truyện ngắn
Chí Phèo của Nam Cao là nơi tiêu điều xơ xác vô cùng, ở đấy cuộc sống nông
thôn bị thế quần ng tranh thực của địa chủ phong kiến xâu xé, bóp nặn. Sự
vô nghĩa của nông thôn trong truyện ngắn Thạch Lam: Từ mùi quen của đất
màu, mùi bèo ở dới ao, mùi rạ ẩm ớt và mùi phân trâu nồng ấm, đến tiếng lá
tre khô xao xác, tiếng gió thổi qua đồng trống những buổi chiều đông rét mớt,



tiếng trống thu không của huyện đờng bị nhoè đi vào bóng tối của một vùng
quê mênh mông.
Tuy nhiên do tính chất của xã hội đan xen cũ mới, sự xuất hiện của
cuộc sống sinh hoạt thành thị lấn át nông thôn với phong trào Âu hoá, xuất
hiện những kiểu ngời, loại ngời mới: ông Thông, ông Phán, chủ hãng ô tô,
ông chủ, bà chủ t sản, gái mới, những tri thức, những khu phố với những
gia đình công phu quan trọng. Cho dù viết về đề tài nào thì trung tâm phản
ánh vẫn là cuộc sống đau khổ của ngời dân dới đáy, những mảnh đời bất hạnh,
bất lực trong xã hội kim tiền tráo trở. Một xã hội mà tiền là cao hết thảy, có
tiền mới có nghĩa vợ chồng, anh em bè bạn, tiền đề nghẹt mọi sự vơn lên thoi
thóp của con ngời.
Bên cạnh thế lực đồng tiền là sự đè nén của xã hội cũ trớc cái mới lai
căng, con ngời cha kịp định hình nắm bắt. Bọn giàu có thì ngày càng giàu mãi
ra, còn ngời cực khổ thì càng cực khổ hơn. Trong truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan có tên Răng con chó của nhà t sản, ông chủ hãng ô tô phóng xe
đuổi theo ngời ăn mày vì ngời này đã dám đánh gãy răng con chó tây của ông
khi nó cắn anh ta A, mày tát gãy răng chó của ông, ông chỉ kẹp cho mày chết
tơi, rồi, ông đền mạng. Bất quá ba chục bạc là cùng! - câu nói bộc lộ đầy đủ
bản chất giai cấp lang sói, cho thấy giá trị thảm hại của ngời nghèo trong xã
hội đồng tiền lạnh lùng. Chính vì xã hội cũ đầy bất công mà nhân vật Chí
Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao không thể đòi đợc quyền làm
ngời.
Nhân vật thằng Hai Xuân trong tác phẩm Chống nạng lên đờng của
Vũ Trọng Phụng cũng là nạn nhân đau khổ của xã hội ấy, đến ngôi nhà là nơi
trú ngụ cuối cùng của nó cũng không dung chứa nổi nó nữa, với cái chân đã
mất đi trên nẻo đờng cơm áo, cuộc đời của nó trở thành mờ mịt không mục
đích.
Các truyện ngắn 1930 - 1945 không đơn giản chỉ là phân tích, đi sâu
khám phá vào những nỗi đau mà còn mang một giá trị tố cáo đanh thép.
Truyện ngắn Nam Cao còn chỉ ra nguyên nhân bi kịch của Chí Phèo (truyện



ngắn Chí Phèo), con ngời nhân phẩm phải đoạn tuyệt hẳn với cái ác, nếu sống
cũng không thể đợc vì hắn làm gì có đất sống trong xã hội còn những Bá
Kiến, Đội Tảo, Lý Cờng. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã vạch mặt chỉ rõ bản
chất của những kẻ giàu sang, ông Huyện, ông Đốc, kỹ s, cử nhân, bà Tham, bà
Cử, rất lịch sự văn minh nhng lại ăn cắp ví tiền của nhau! (Cái ví ấy của ai).
Nhà văn chua chát so sánh hai thằng ăn cắp: một hạng đói khát phải ăn cắp
dấm dúi để nuôi thân, một hạng giàu có sang trọng lại ăn cắp đờng hoàng.
Truyện ngắn của Thạch Lam tuy d vị nhẹ nhàng nhng giá trị tố cáo
cũng rất sâu sắc, những đứa trẻ trong Gió lạnh đầu mùa, Hai đức trẻ đáng lẽ
phải đợc vui chơi học hành thì xã hội đã vùi dập chúng bởi gánh nặng cơm áo,
lẽ sống của chúng là những mảnh sáng le lói để lại sau những chuyến tàu, đó
là những cảnh sống nghèo khổ khốn khó của mọi lớp ngời bình dân.
* Nghệ thuật truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945
Mỗi tác giả đề cập đến nội dung nào thì cũng cần có phơng tiện thể
hiện. Sự đa dạng của các tác giả truyện ngắn 1930 - 1945 cũng đem lại những
thành tựu nghệ thuật khác nhau. Thành công về nghệ thuật truyện ngắn giai
đoạn này góp phần làm đa dạng cho nghệ thuật văn học nớc nhà.
Vì truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ nhng nội dung không đơn giản.
Giai đoạn 1930 - 1945 là thời kỳ thịnh đạt cho truyện ngắn đích thực xuất
hiện, nó mang một t duy mới, một cách nhìn đời cách nắm bắt đời sống rất
riêng. Cốt truyện của truyện ngắn thờng diễn ra trong một thời gian không
gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là rút ra những gì sâu sắc về cuộc
đời và tình ngời. Kết cấu không chia nhiều tầng, nhiều tuyến mà thờng đợc
xây dựng theo nguyên tắc tơng phản hoặc liên tởng. Bút pháp tờng thuật của
truyện ngắn thờng là chấm phá, yếu tố quan trọng bậc nhất là những chi tiết
cô đúc, dung lợng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý. Truyện ngắn giai
đoạn 1930 - 1945 vận dụng khá đa dạng những phơng thức nghệ thuật, có thể
phát hiện ra những mâu thuẫn và nhà văn phải đặc biệt nhạy bén trớc những

mâu thuẫn đó: Một ông quan to béo oai vệ rất sang trọng nhng ăn tiền một


cách mất vệ sinh; ông Tri Châu giết một lúc sáu mạng ng ời vô tội lại hy
vọng đợc thăng chức (truyện ngắn Nguyễn Công Hoan).
Những tình huống đợc xây dựng nhằm nói lên nghịch lý, xây dựng đợc
những nhân vật điển hình, nghệ thuật trần thuật, lối hành văn - giọng điệu, sự
đặc sắc của những chi tiết, thủ pháp tu từ, thành công ở nghệ thuật miêu tả khắc hoạ tâm lý, tâm trạng
1.3. Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng trong bức tranh chung của
truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng cũng có một phong cách riêng rất độc
đáo cho ta thấy một khía cạnh khác về tác phẩm và con ngời ông. Nếu nh
trong truyện dài ông đề cập đến những vấn đề xã hội rộng lớn thì trong phạm
vi truyện ngắn nhà văn nghiêng về những khía cạnh về tình cảm, đạo đức,
nhân tình thế thái trong xã hội đen tối thực dân phong kiến.
Vũ Trọng Phụng là nhà văn tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực, các
tiểu thuyết nh Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê đậm chất hiện thực thì những truyện
ngắn cũng ngồn ngộn tính chất hiện thực cuộc sống. Truyện ngắn của ông có
điểm tơng đồng nhng cũng có nhiều điểm khác biệt so với truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan. Nguyễn Công Hoan nhìn thẳng vào hiện thực, bằng tiếng
cời trào phúng phơi ra mặt trái của xã hội đầy bất công thối nát, kẻ giàu sống
phe phởn, vô đạo, còn ngời nghèo thì bị ức hiếp và đói khổ cùng cực, nhà văn
tự bạch tôi là một ngời bi quan hoài nghi, nên khinh thế ngạo vật, hay đùa và
hay chế nhạo. Sống dới chế độ thực dân tôi thấy cái gì cũng là giả dối, lừa bịp
(). Tôi coi thờng tất cả. Tất cả, đối với tôi, chỉ là trò cời. Vì vậy, tôi hay pha
trò cời. Bản thân cái xã hội thuộc địa nửa phong kiến đầy rẫy mâu thuẫn thối
nát, rất chi là ối a ba phèng (Nguyễn Tuân) ấy, cái tấn trò đời ấy vốn đã
nực cời, dới ngòi bút của Nguyễn Công Hoan nó nực cời hơn. Mọi vấn đề
cuộc sống, mọi quan hệ đều trở thành một thứ trò hề và nhân vật trong truyện
ngắn không thể giữ nổi phẩm chất ngời của mình.

Đến nhà văn Nam Cao khi ngời đọc gấp những trang văn lại mà vẫn
cảm thấy ngột ngạt và ám ảnh không nguôi với số phận những con ngời khốn


khổ. Cái không khí ngột ngạt đó chủ yếu là do hiện thực của xã hội lúc bấy
giờ, cuộc sống xung quanh con ngời đầy cảnh túng quẫn, con ngời rẽ vào bất
cứ ngõ ngách nào trong cảnh sống ấy đều là ngõ cụt với cái đói, cái nghèo
của cơm áo rồi con ngời bị đè nén đến cùng cực. Nhân vật tuyệt vọng, những
quyền cơ bản của con ngời không đạt đợc, những mơ ớc khát vọng bị đổ vỡ,
nhân vật đi vào con đờng tha hoá nhng nhân vật trong truyện ngắn của Nam
Cao vẫn luôn khắc khoải, có ý thức vợt dậy khi rơi vào bi kịch.
Trong các nhà văn hiện thực phê phán, Vũ Trọng Phụng có một cái nhìn
riêng - cái nhìn kiêu bạc đầy phẫn uất vào xã hội mà theo ông chỉ thấy là
khốn nạn, quan lại tham nhũng, đàn bà h hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn
sĩ đầu cơ xảo quyệt mà cái xa hoa chơi bời của bọn nhà giàu thì thật là những
câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền bị lầm than, bị bóc lột. Lạc
quan đợc cho đời là vui, là không cần cải cách, cho cái xã hội chó đểu này là
hay ho tốt đẹp rồi ngồi mà đánh phấn bôi môi hình quả tim để đi đua ngựa,
chợ phiên khiêu vũ, theo ý tôi thế là giả dối, là tự mình lừa mình và di hoạ cho
đời, nếu không là vô liêm sỉ một cách thành thực (Bài báo để đáp lời báo
ngày nay: Dâm hay không dâm).
Chính vì một xẫ hội nh thế nên ông gọi mọi sự là vô nghĩa lý, trí tuệ
ham giải thích, thích khái quát triết lý của Vũ Trọng Phụng đành bất lực trên
đờng đi tìm nghĩa lý đích thực ở đời. Vì vậy chủ nghĩa định mệnh đến với
ông nh điều tất yếu - một thứ t tởng định mệnh vô thừa nhận có một sức mạnh
siêu hình an bài ra mọi họa phúc ở đời, nhng là một sức mạnh mù quáng và
cũng vô nghĩa lý nốt. Vũ Trọng Phụng đã nhìn đời nh một sân khấu hài kịch,
ở đó mỗi nhân vật là những con rối của định mệnh.
Nếu nh hiện thực trong Giông Tố, Số đỏ là sự thống trị của thời đại kim
tiền thì truyện ngắn cũng nói lên một cách mạnh mẽ, sâu sắc cái thế lực vạn

năng của đồng tiền (Bộ răng vàng) hoặc truyện ngắn Ngời có quyền thì cái uy
lực của đồng tiền làm đảo lộn tất cả, ông giễu cợt mỉa mai lối sống lãng mạn
rởm, buông thả, giả dối hởng lạc con đẻ của phong trào Âu hoá vật chất lúc
bấy giờ (Hồ sê líu hồ líu sê vàng), châm biếm lôi sống nô lệ, có ý thức đồng


thời có mặt giả dối, lời nói không đi đôi việc làm (Từ lý thuyết đến thực hành),
mẫu ngời không quang minh chính đại mà thủ đoạn (Đoạn tuyệt) sống ngông
nghênh phù phiếm, bất tài nhng sĩ diện hão (Đi săn khỉ) hoặc cuộc sống vô
nghĩa, không lý tởng, bê tha nghiện hút (Đời là một cuộc chiến đấu).
Thực tế vốn là phũ phàng nhng cũng chính thực tế ấy đã làm cho con
ngời thanh niên tài cao nhng phận thấp nh Vũ Trọng Phụng có lòng tin ở
ý nghĩa của sự sống, ở phía tích cực của con ngời. Những truyện ngắn của ông
về những mảng đời con ngời hay xã hội đều đợc phản ánh rõ nét sâu sắc. Tác
phẩm Chống nạng lên đờng, Một cái chết, Bà lão lòa, Con ngời điêu trá thấm
đợm chất nhân văn. Vũ Trọng Phụng cho đăng Chống nạng lên đờng (1930)
trên tờ Ngọ báo, sau này nhớ lại Vũ Bằng có viết: Lúc ấy tôi bắt đầu viết trên
An Nam tạp chí của Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu rồi. Tôi cũng có tự phụ của
tôi, nhng muốn cho thành thục triệt để, tôi phải nói rằng đọc truyện Chống
nạng lên đờng của Phụng, tôi thấy văn anh là trời, văn tôi là vực, và có lúc tôi
đã tự nhủ sao lại có ngời viết truyện ý nhị mà mê li đến thế. Tôi đã bị Vũ
Trọng Phụng chinh phục ngay từ truyện đầu của anh (Văn học - 1970, báo ở
miền Nam).
Lê Tràng Kiều viết: Tôi phải chú ý đến ông ngay vì bằng một lối văn
rất trôi chảy, gọn ghẽ, rõ ràng, ông kể chuyện có duyên tệ, Tôi còn nhớ mãi
đến bây giờ cái chuyện thú vị của chiếc đàn bầu ác nghiệt, nó đã làm cho một
chị vú bị oan, một cậu chủ bị mọc sừng, và một mợ chủ bị cay đắng và tôi
còn nhớ mãi những xen linh hoạt, cô em ngồi đánh tam cúc với thằng nhỏ
đẹp trai, ông giáo đánh tổ tôm với bà tham (Văn học tạp chí tháng 6/1935).
Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng còn khám phá khía cạnh tâm lý trong

quan hệ vợ chồng có thể giúp cho mọi ngời tự soi mình mà thoát ra khỏi
những gì là ích kỷ, nhỏ nhen, cố chấp để mà nhân ái hơn, đại lợng hơn, có
trách nhiệm hơn trong cuộc sống (Cái ghen đàn ông, Lòng tự ái, Lấy vợ xấu,
Phân bua). Ngòi bút truyện ngắn Vũ Trọng Phụng tuy vẫn sắc sảo nhng lành
mạnh, trong sáng và thực sự làm cho ngời gần ngời hơn.


Chơng 2
đặc điểm truyện ngắn Vũ Trọng Phụng
nhìn từ góc độ quan niệm nghệ thuật con ngời

2.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong văn học
2.1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngời
Quan niệm nghệ thuật con ngời là cách lý giải đánh giá cắt nghĩa của
nhà văn về những phẩm chất, năng lực nhân tính của con ngời, về số phận tơng lai con ngời thông qua hệ thống hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
(Dẫn luận thi pháp học - Trần Đình Sử).
Quan niệm nghệ thuật con ngời là sáng tạo độc đáo của nhà văn trong
những hoàn cảnh cụ thể - cái nhìn nghệ thuật của nhà văn để cắt nghĩa về thế
giới con ngời. Quan niệm nghệ thuật con ngời có chịu ảnh hởng của triết học,
đạo đức, luật pháp, chính trị, tôn giáo về con ngời. Nhng nó là một giá trị đặc
thù, không phải là sự minh họa diễn đạt lại các quan niệm kia về con ngời một
cách có nghệ thuật mà là một sáng tạo của chủ thể nhà văn.
Trên một đối tợng con ngời giống nhau, nhìn từ quan niệm luật pháp
hay đạo đức xã hội sẽ có sự khác biệt với quan niệm nghệ thuật con ngời của
nhà văn, văn học nghệ thuật là hình thái hoạt động tinh thần của con ngời có
đầy đủ khả năng khám phá thế giới con ngời trong những miền bí ẩn nhất của
nó, những miền mà luật pháp, triết học, đạo đức, tôn giáo phải bất lực.
2.1.2. Một cái nhìn khái quát về quan niệm nghệ thuật con ngời
trong lịch sử văn học dân tộc
ở nớc ta theo dòng thời gian, quan niệm nghệ thuật với con ngời có

thay đổi, sự thay đổi này gắn liền với quá trình tiến hóa lịch sử - văn hoá.
Càng tiến gần tới thời điểm ta đang sống, quan niệm nghệ thuật về con ngời
dần mang tính dân chủ hơn, đa dạng hơn nhng không vì thế mà phủ nhận
những quan niệm đã qua, sự biến đổi trong quan niệm nghệ thuật về con ngời


từ quá khứ đến hiện tại và xa hơn nữa góp phần làm sáng tỏ cho quan niệm
nghệ thuật trong những thời kỳ, giai đoạn văn học tơng ứng.
Thời kỳ văn học cổ xa, do nhận thức còn mông muội, đơn sơ, con ngời
phụ thuộc vào thế lực siêu nhiên thần thánh nên con ngời trong các tác phẩm
đều là nhân vật chức năng (truyện cổ tích, thần thoại) - chuyên thực hiện một
chức năng nhất định. Tới văn học Trung đại, do chịu sự chi phối của quan
niệm triết học, tôn giáo quan niệm nghệ thuật về con ngời hoàn toàn mực thớc, khuôn mẫu bất biến, con ngời trong văn học phải gắn với thiên nhiên, phải
lệ thuộc hòa mình vào vũ trụ bao la. Đến thế kỷ XVIII - XIX, khi những mầm
mống của kinh tế thơng nghiệp bắt đầu nảy nở, quan niệm con ngời cá nhân
xuất hiện lần đầu tiên với nhân vật con ngời cô độc (trong Chinh phụ ngâm,
Truyện Kiều), nhân vật con ngời với những khát vọng về tình yêu, hạnh phúc
cá nhân, những con ngời thờng rơi vào bi kịch không đợc thỏa mãn những ớc
vọng của mình, lúc này nhà văn trung đại đã có những phát hiện về con ngời
với tất cả khát vọng sống trần gian nhất của nó (gồm vật chất, tinh thần). Đây
là kết quả của những cá tính sáng tạo mạnh muốn vợt qua sự cầm tù của các
quy tắc, nguyên tắc, công thức thẩm mỹ của thời đại mình hớng tới phát hiện
con ngời trong những mạch ngầm giá trị cực kỳ phong phú, phức tạp.
Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong văn học hiện đại có thể coi là
một bớc ngoặt. Xã hội hiện đại xuất hiện cùng cuộc cách mạng công nghiệp ở
phơng Tây và nền kinh tế t bản xuất hiện, nền sản xuất cơ khí là tất yếu của sự
ra đời cá nhân. ở thời đại Nguyễn Du, con ngời cá nhân chỉ là mầm sống đầu
tiên yếu ớt giờ là cả một trào lu t tởng - con ngời cá nhân là trung tâm mọi suy
nghĩ nhận thức. Đến giai đoạn văn học 1932 - 1945 quan niệm nghệ thuật con
ngời cá nhân là chung cho cả ba trào lu văn học: Văn học lãng mạn - Văn học

cách mạng - Văn học hiện thực phê phán.


2.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong truyện ngắn của Vũ
Trọng Phụng
Cả ba trào lu văn học nói trên đều đề cập tới con ngời cá nhân nhng mỗi
trào lu lại có những cái riêng độc đáo.
Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong tác phẩm của Nam Cao đợc coi
là nhất quán, cha có nhà văn Việt Nam nào trớc cách mạng xác lập quan niệm
con ngời vừa mới mẻ vừa hiện đại có tính nhân văn nh Nam Cao, còn con ngời
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là con ngời giai cấp, trong văn Thạch
Lam là con ngời cá nhân nhân bản.
Vũ Trọng Phụng đợc xem là tác giả có quan niệm nghệ thuật về con ngời phức tạp, đa diện của trào lu văn học hiện thực. Trong các tiểu thuyết của
mình ông đề cập tới con ngời tha hóa, con ngời xã hội giai cấp, con ngời bản
năng, con ngời vô nghĩa lý. Vô nghĩa lý về con ngời dẫn tới vô nghĩa lý
tất cả mọi thứ khác xung quanh nó.
2.2.1. Quan niệm về con ngời vô nghĩa lý trong truyện ngắn Vũ
Trọng Phụng
Trong tiểu thuyết, phóng sự hay truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng đều
đề cập đến con ngời vô nghĩa lý. Điều này không phải không có lý do. Ông
cũng đã mong ớc một hiện thực có nghĩa lý, những con ngời có nghĩa lý:
Cuộc sống của chúng ta có thể ví với một ngọn lửa. Muốn cháy sáng hơn, to
hơn, ngọn lửa phải cháy lan ra. Cuộc sống con ngời chỉ thực sự có ý nghĩa khi
ta phá vỡ cái vỏ cá nhân để sống cả vì ngời khác. Mỗi khi cầm bút tôi lại tự
nhắc tôi làm theo lối văn cao thợng ấy. Nh vậy, ngòi bút hiện thực Vũ Trọng
Phụng vẫn có một lý tởng dẫn đờng, lý tởng ấy là hiện thực và con ngời, con
ngời phải nh thế nào, xã hội phải nh thế nào mới thực sự có ý nghĩa. Điều này
luôn khiến Vũ Trọng Phụng phải trăn trở suy t và dằn vặt khi cầm bút.
Trong tiểu thuyết Làm đĩ, ông mô tả chồng Huyền là Kim dới cái nhìn
khinh bỉ của Huyền Đó là một thiếu niên tầm thớc, không đẹp cũng không

xấu, không béo cũng không gầy, mặt ngây ngô nh mặt những kẻ hởng thụ
khác, một thứ mặt vô nghĩa lý vì mỗi khi nhìn đến, ta không thấy một mối


thiện cảm gì trong lòng ta, mà cả đến ác cảm nữa cũng không! Cái mặt không
có nét đặc sắc gì đã khiến em phải nghĩ đến một hạng thiếu niên học thức
không xuất sắc, t tởng rất tầm thờng không một lý tởng cao xa nào ngoài cái
lý tởng học để thi đỗ, làm việc nhà nớc và lấy vợ đẹp, dễ thờng đã lên lớp vì
đút lót. Nhân vật Vạn tóc mai trong Giông tố, vô nghĩa lý đợc hiểu nh vô
đạo đức hoặc Hai cò trong Vỡ đê sống trên đời có cũng nh không.
Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nhắc nhiều đến ba chữ vô nghĩa lý
(Cái tin vặt: 1 lần; Điên: 1 lần; S phụ triết lý: 4 lần; Cái ghen đàn ông:
2 lần). Đó là cha kể các biến thể của nó hay xuất hiện. Gắn với con ngời vô
nghĩa lý là: bộ mặt vô nghĩa lý, cử chỉ vô nghĩa lý Ông quan niệm con ng ời
vô nghĩa lý là con ngời thấp kém hoặc không có đạo đức về đời sống tinh
thần, nhợt nhạt về nhân tính, đánh mất ý nghĩa của sự tồn tại, không ý thức về
sự sống có ý nghĩa và cuộc sống một cách máy móc.
Con ngời vô nghĩa lý chính là sản phẩm của hiện thực và của thời kỳ
ông đang sống, xã hội với mặt trái bệnh hoạn của nó: độc ác, dâm ô, nhố
nhăng, bịp bợm, những kẻ giàu có thì cứ giàu có mãi lên còn ng ời nghèo
khó bị chà đạp nhân cách nhân phẩm ông không muốn thế, không muốn ngời
đời bị nh thế. Nhng than ôi! mỗi ngày ông lại đợc thấy một ngời tử tế rơi
xuống tầng lớp dới. Ông biết nhiều việc đời quá! Ông thấy thấy nhiều quá!
Mỗi ngày ông gặp một thiếu nữ rơi xuống đời cơm thầy cơm cô hay đời trộm
cớp (Trơng Tửu). Ông khao khát cắt nghĩa đợc nguyên do ảnh hởng của xã
hội - con ngời nhng đôi khi ông bất lực, không gì đủ sức mạnh thần thánh để
cứu vớt những kẻ cùng khổ cả. Vì vậy mà cũng nảy sinh t tởng bi quan định
mệnh, vô nghĩa lý từ đó đã bao trùm hết thảy, một khi cuộc sống có vấn đề,
nảy sinh mặt trái đáng lên án, phỉ nhổ là ông lại có sản phẩm con ngời minh
hoạ cho thực trạng xã hội ấy.

Ông xây dựng tính cách vô nghĩa lý thông qua hành động, lời nói, cử
chỉ. Nhân vật vô nghĩa lý đợc che đậy bởi những giá trị giả, những lớp giả
tạo này có vai trò nh cố đóng đinh cho một tâm hồn đã mục rỗng bên trong,
khi bị lật tẩy thì thứ che đậy kia không còn giá trị. Trong truyện ngắn Từ lý


thuyết đến thực hành, tác giả châm biếm anh chàng du học ở Pháp về, thời
gian Vũ Trọng Phụng đang sáng tác nổi lên phong trào Âu hoá vui vẻ trẻ
trung ai nấy hô hào học lối sống phơng Tây, những ngời hởng ứng ích cực
nhất là những nhà giàu, nhà t sản. Phong trào này cũng có những mặt tích cực
và hạn chế, có những kẻ hô hào quên bẵng cả truyền thống sự phù hợp với dân
tộc, thổi phồng nó lên biến nó thành những phong trào nhố nhăng cha từng có,
Vấn đề này cũng đề cập trong tiểu thuyết, rõ nhất trong gia đình t sản cụ Cố
Hồng và Văn Minh, từ tiệm may tân thời mốt áo hở ngực hở nách đến quần
hãy chờ một phút rồi cả Victo Ban là tác giả của những bài thuốc lậu bất hủ
- chủ của khách sạn Bồng Lai, nơi kết tinh mọi thứ vi trùng giang mai, bệnh
lậu
Nhân vật anh ta trong Từ lý thuyết đến thực hành muốn mình cả
trăm phần trăm Âu hoá, anh chỉ giao thiệp với ngời Tây, nói tiếng Tây, tổ
chức tiệc Tây, bàn thờ ông vải toàn đồ Tây, anh cắt nghĩa: Để cho bà via khỏi
la thét, nghĩa là để cho phải phép, các ông vải đều đã kính phục cái Âu hoá
của con cháu đều tái cả mặt, nếu các ông vải vẫn còn có mặt để tái. Nhng đặc
sắc hơn cả là quan niệm của anh ta về vấn đề mọc sừng, lý thuyết rất hùng hồn
nh sau: Tôi không hiểu tại sao ai cũng chê c ời một ngời chồng mọc sừng!
Ngay ở bên Pháp nữa, thiên hạ cũng không thiếu lời chế giễu ngời mọc sừng.
Đó là một sự dã man, vì ngời mọc sừng chỉ là một kẻ đáng thơng. Mà cũng
không đáng thơng nữa nếu ta nghĩ kỹ một là bị vợ ngoại tình, ấy chỉ là, nh
trên tôi đã nói, chịu một cái tai nạn quá đỗi nhỏ mọn, hai là mọc sừng, nếu là
một cái khổ, thì cũng là cái thứ khổ của trí tởng tợng ốm yếu của anh chồng
mọc sừng mà thôi! và ở một xã hội mà nhiều ng ời chồng ngoại tình hay

mọc sừng, chính đấy là dấu hiệu của văn minh.
Đây quả thật là những phát ngôn lố bịch, một sự không may đối với
phong hoá nớc nhà bởi những kẻ Tây hoá rởm, văn minh rởm. Nhng câu
chuyện dừng ở đây thì cha đủ, anh ta lại rơi vào chính cái nạn mọc sừng mà
mình diễn thuyết. Qua nhân vật này, nhà văn đã châm biếm một lối sống nô
lệ, có ý thức, bộc lộ mặt giả dối trong con ngời, tự dối mình dối ngời thể hiện


những nghịch lý ngợc với đạo lý thông thờng của cuộc sống. Ngời ta chỉ lấy
những giá trị chuẩn mực của hạnh phúc gia đình để thấy xã hội phát triển thế
nào chứ không bao giờ có chuyện lấy nạn mọc sừng là dấu hiệu của văn minh.
Trong truyện ngắn khác Đời là một cuộc chiến đấu lại xuất hiện một
nhân vật vô nghĩa lý là Pierre Quyền. Anh này xứng đáng là tiêu biểu số
một cho một cuộc đời không mục đích lý tởng sống đúng đắn mặc dù đủ điều
kiện để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, trái hẳn với những ngời nghèo khó
chật vật từng miếng ăn nhng biết vơn tới những giá trị cao cả. Ba mơi tuổi đầu,
Quyền là con một trọc phú lừng danh, du học Pháp về nhà không mảnh bằng
nào vẫn lấy một cô vợ đẹp, là dân sành điệu trong làng hút thuốc phiện. Quãng
đời sau khi đi du học về theo anh ta là một chặng đờng dài đi thì mệt nhọc;
chán nản vì rằng đời là một cuộc chiến đấu.
Nếu trong tiểu thuyết, sự vô nghĩa lý tơng đối phổ quát (Vũ Trọng
Phụng từng ví cả dân làng Quỳnh thôn là những con ngời vô nghĩa lý - Giông
tố) thì ở truyện ngắn con ngời vô nghĩa lý còn len lỏi vào trong những quan
hệ vợ chồng, con ngời sống ích kỷ trong hôn nhân cũng là một dạng vô nghĩa
lý, ngời chồng không biết vợt qua những nhỏ nhen của lòng ghen tuông vô cớ
(Cái ghen đàn ông) hay sự vô nghĩa lý của ngời đàn ông không hiểu nổi
hạnh phúc của chính mình, không giành đợc hạnh phúc trong tay mình (Ngời
có quyền). Có vị s cụ nghiền ngẫm về những nghĩa lý của sự vật, của gói thịt
cầy, vị s sống trái với lệ nghiêm đạo đức của một kẻ tu hành: - Mô Phật!
ngời có cơ thành chánh quả, ngời đã biết nghĩa lý sự tu. Tu là hiểu rõ nghĩa lý

mọi sự ở đời. S cụ vẫn thản nhiên nên s bác tái mặt, sợ song lẽ, s cụ là ngời
từ bi. Ngài đã hết hỉ, nộ, ai, lạc. Ngài chỉ ung dung, ôn tồn. Ngài không sầm
mặt, không lắc đầu, chỉ khoan thai, bình tĩnh thò tay nhót.
Trong tác phẩm, Vũ Trọng Phụng đã tạo ra một thế giới bị dốc ngợc,
một kiểu ngời bị lộn trái, qua nỗ lực phá vỡ tỷ lệ bình thờng để quái gở hóa
đối tợng miêu tả từ đó dẫn đến đối tợng lệch chuẩn - lệch chuẩn chính là bản
chất của cái hài. Nếu Nguyễn Công Hoan khi miêu tả ngoại hình thờng thiên
về những xấu xí méo mó của nhân vật thì Vũ Trọng Phụng lại thiên về bộc lộ


tính trơ trẽn, ngờ nghệch nảy sinh từ một sự cọc cạch lố bịch nào đó. Đây là
chân dung Nghị Hách () có cái vẻ sang trọng mà quê kệch, cái vẻ rất khó
tả của những anh trọc phú học làm văn minh (Giông tố). Sự đối nghịch khi
miêu tả chân dung đã phá vỡ sự hài hoà, tạo nên quái gở vô nghĩa lý.
Trong truyện ngắn, ông miêu tả chân dung ngời vợ của Doãn (Lấy vợ
xấu): Vợ anh, thật vậy, là một ngời đàn bà có nhan sắc của một ngời đàn ông
không đẹp giai. Hai con mắt nhỏ, đôi gò má cao, cặp môi phàm phũ, dáng ngời thô tục, những ngón tay tròn và dài nh quả chuối ngự. Nh vậy mà lại đi ăn
mặc tân thời! Răng trắng nữa, trời ạ! Cái áo dài lợt thợt màu xanh, cái quần
nhiễu trắng trai lơ, đôi giày cao gót, có quai kiểu gái nhảy, với mẩu khăn vành
dây ngần ấy thứ càng làm lộ cái mĩ miều của sự thô tục, lại càng tăng cái sự
choáng lộn của sự kệch cỡm. Đã thế trong khi chuyện trò thỉnh thoảng lại
chêm vào vài câu tiếng Tây ra ý khoe khoang mình vốn là nữ sinh. Ngay cả
những hành động Sau khi kéo ghế ngồi rồi vợ anh Doãn gọi ngay một ấm chè
Long Tỉnh thạo đời nh một ngời đàn ông cơm hàng cháo chợ, vợ cô đầu;
ngời đàn bà ấy ăn uống nhồm nhoàm, và ho và ợ nh một ngời đàn ông bình
dân xứng đáng. Lúc ăn xong bát mỳ, ngời đàn bàn cầm hai cái đũa quệt ngang
cặp môi nh một bà lão nhà quê. Ngời vợ đợc đặt trong một bức tranh hoàn
toàn đối lập với anh chồng, một anh chàng đợc coi là có óc mĩ thuật, cà vạt
hợp thời trang, mũi giày không một hạt bụi.
Có thể nói con ngời vô nghĩa lý trong truyện ngắn của ông đã trở

thành một ám ảnh và ông rất nhạy cảm với nó, chán ghét bộ mặt vô nghĩa lý
cũng là ớc vọng về xã hội có nghĩa lý, ông ít nhiều có sự bi quan nhng đôi khi
vẫn nhìn thấy trong xã hội những kẻ có nghĩa lý ít ỏi và đặc biệt. Đó là tình
cao thợng trong sáng của một đôi bạn trẻ trong truyện ngắn Lỡ lời, kết thúc
truyện, Vũ Trọng Phụng viết: Mới biết rằng sự đời vẫn có nghĩa lý lắm.
Những ngời yêu thơng biết hy sinh vì ngời khác là tấm gơng sáng ngời về lòng
yêu ngời, có đời sống tinh thần cao quý, ngợc lại, sẽ là những kẻ thấp kém về
đời sống tinh thần, nhợt nhạt về nhân tính. Sự xuất hiện về một kết thúc nh vậy


×