Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn nguyễn huy thiệp luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.85 KB, 107 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THANH ĐOÀN

ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY NGHỆ THUẬT TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Vinh - 2011


2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong văn học Việt Nam trước 1975, truyện ngắn là một thể loại
đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc góp phần hoàn thành sứ mệnh của một
“nền văn học tiên phong chống đế quốc”. Bước ra khỏi chiến tranh, đặc biệt
từ sau đổi mới (1986), văn học được “cởi trói” để đi vào khám phá, khai thác
những vùng cấm, những góc khuất, những mảng tối trong bản thể con người.
Thể loại truyện ngắn cũng được đổi mới trên nhiều phương diện. Trên hành
trình đổi mới, Nguyễn Minh Châu được xem là người “mở đường tiên phong
tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) của nền văn học. Tiếp sau đó, sự xuất
hiện của những cây bút xuất sắc đã tạo nên một mùa vụ bội thu của thể loại
truyện ngắn trên văn đàn như: Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Minh Khuê, Trần
Thùy Mai, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái,... và trong số
đó phải kể đến “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”.
1.2. Bước sang thế kỷ XXI, văn học Việt Nam vẫn miệt mài, tiếp tục
hành trình đổi mới. Nguyễn Huy Thiệp luôn biết tự “làm mới mình” với


những thử nghiệm khá thú vị. Nguyễn Huy Thiệp táo bạo thử sức trên một số
thể loại như: tiểu thuyết, phê bình văn học, kịch bản văn học,… Thế nhưng,
đến nay, tài năng nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp dường như đã kết tinh ở
thể loại truyện ngắn. Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá là “một tài năng của
truyện ngắn Việt Nam”. Những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã góp
phần quan trọng tạo nên một làn sóng dư luận sôi nổi, một “luồng sinh khí
mới mẻ” trong đời sống văn học những năm cuối thế kỷ XX. Đóng góp quan
trọng nhất của Nguyễn Huy Thiệp đối với nền văn học nước nhà là những tìm
tòi, đổi mới tư duy nghệ thuật truyện ngắn.
1.3. Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng xuất sắc của truyện ngắn Việt
Nam thời kỳ đổi mới. Vì lẽ đó, khi tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu văn học


3
Việt Nam từ sau 1986, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn có một “ma lực”
đặc biệt. Đến nay, trên diễn đàn văn học đã có một số lượng khá phong phú
nhiều bài viết, nhiều công trình khoa học, nhiều luận văn đại học, luận văn
thạc sỹ nghiên cứu, tìm hiểu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên,
đứng trên bình diện tác giả - chủ thể sáng tạo nghệ thuật, vẫn có những
khoảng trống cần được tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu. Để có cơ sở đánh giá
một cách đầy đủ, chính xác, việc khám phá những giá trị nghệ thuật độc đáo
và đóng góp trên hành trình đổi mới truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là điều
cần thiết. Kế thừa những kết quả khảo sát, nghiên cứu đã có, chúng tôi tiếp
tục hướng nghiên cứu từ góc độ tư duy nghệ thuật.
Đó là những lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Đặc điểm
tư duy nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Khảo sát, nghiên cứu và
tìm hiểu Đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sẽ góp
phần định hướng để khám phá tư duy nghệ thuật truyện ngắn của hệ hình thi
pháp hậu hiện đại trong Việt Nam thời kỳ đổi mới. Mặt khác, tìm hiểu,
nghiên cứu đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sẽ

đem đến một cái nhìn toàn vẹn, đầy đủ hơn về giá trị nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn Việt Nam thời đổi mới.
2. Lịch sử vấn đề
Trong quá trình vận động của truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới,
Nguyễn Huy Thiệp là tên tuổi gây được sự chú ý nhiều nhất. Trong suốt một
thời gian dài, đã có nhiều ý kiến tranh luận gay gắt với những phán quyết dữ
dội, nhưng cuối cùng Nguyễn Huy Thiệp cũng được thừa nhận là một tài năng
nghệ thuật truyện ngắn Việt Nam. Đến nay, Nguyễn Huy Thiệp đã có nhiều
thay đổi cả trong cuộc sống và sáng tác nhưng những đóng góp của ông đối
với truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới là hết sức quan trọng. Nguyễn Huy
Thiệp đem đến cho thể loại truyện ngắn một quan niệm nghệ thuật mới với


4
những cách tân mang dấu vết “hệ hình của thi pháp hậu hiện đại”. Đặc biệt,
Nguyễn Huy Thiệp đã mạnh dạn đi vào khám phá những điều mới mẻ về hiện
thực cuộc sống với một quan niệm nghệ thuật mới mẻ và một hình thức nghệ
thuật có nhiều cách tân. Vì thế, Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn gây được sự
chú ý nhiều nhất trên các mặt báo, các diễn đàn của đời sống văn học mấy
chục năm qua. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến những bài
viết, những công trình nghiên cứu liên quan đến phương diện tư duy nghệ
thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Trong số những bài viết, những công trình nghiên cứu về truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, Hoàng Ngọc Hiến là nhà nghiên cứu đã phát hiện tài
năng và những giá trị độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Khi những
bài báo của Hoàng Ngọc Hiến công bố đã mở đầu cho những cuộc bàn luận,
tranh cãi trên diễn đàn văn học những năm cuối thập niên 80. Trong bài viết
Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió (1987), Hoàng Ngọc Hiến phát hiện
Nguyễn Huy Thiệp tìm ra con người của cuộc sống hôm nay “Sòng phẳng,
tính toán, phân minh, nhưng vẫn lấp lánh vẻ đẹp ẩn kín”; trong bài viết Tư

duy tiểu thuyết và folklore hiện đại, ông khẳng định thêm: “Nguyễn Huy
Thiệp đã dùng tư duy tiểu thuyết để xây dựng nhân vật”.
Ngay sau đó, Đỗ Đức Hiểu trong nỗ lực Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp đã
đưa ra những ý kiến khá sâu sắc: “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khuấy
động tâm can chúng ta về nhiều phương diện, đời sống, suy tư, văn học nghệ
thuật, triết lí, thân phận con người” [20,267]. Tác giả cũng đồng thời khẳng
định: “Thơ ca và triết lý là những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp. Đó là “tinh thần dân tộc” hay “tính phương Đông” của phong
cách nhà văn. Đồng thời, truyện Nguyễn Huy Thiệp rất hiện đại về cấu trúc,
ngôn từ (…) một kiểu mẫu đẹp về sự kết hợp tính truyền thống với hiện đại”
[20,277].


5
Tác giả La Khắc Hoà trong bài viết Những dấu hiệu của Chủ nghĩa
Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và
Phạm Thị Hoài đã chỉ ra một số dấu hiệu thi pháp hậu hiện đại trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp đó là: Câu chuyện về một thế giới vô nghĩa, vô hồn;
Nguyên tắc dụ ngôn và Nguyên tắc đồng dao hay là thế ưu thắng của văn bản
ngôn từ, sự bơ vơ của lời và vật, chữ và nghĩa. Tác giả đi đến kết luận:
“Nguyễn Huy Thiệp là câu chuyện về một thế giới vô nghĩa, vô hồn. Thế giới
ấy “loạn cờ”, “không có vua”, có văn minh mà chẳng thấy tiến bộ, khó tìm
thấy một gương mặt đích thực của con người, nhưng đâu đâu cũng có những
ham hố phàm tục, những sự thật trớ trêu, những thảm bại ê chề, tương lai đợi
chờ ở phía trước gắn với dự cảm về những cuộc lìa bỏ, chia xa... Công chúng
đọc thấy ở những câu chuyện như thế sự hồ nghi tồn tại như một loại hình
tâm trạng làm nên cảm quan của thời đại mới. Các nhà nghiên cứu gọi đó là
dấu hiệu cảm quan hậu hiện đại”[21]. Về mặt hình thức nghệ thuật “sáng tạo
cho tác phẩm của mình một hình thức biểu hiện phản ánh loại hình tư duy
nghệ thuật của thời đại mới. Tôi gọi đó là hình thức thế giới quan, tức là hình

thức thể hiện cảm quan của thời đại và quan niệm nghệ thuật của nghệ sĩ. Ta
nhận ra nghệ thuật hậu hiện đại chủ yếu qua các kiểu kết cấu văn bản” [21].
Cùng quan điểm đó, Phùng Gia Thế trong Dấu ấn hậu hiện đại trong
văn học Việt Nam sau 1986 đã nhận định “ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
đó là những câu chuyện về sự vô nghĩa của cuộc đời, sự bê tha nhếch nhác
của con người, sự bơ vơ lạc loài của cái đẹp” hay “những chuyển động trong
mô hình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như một nguyên tắc cấu trúc để thể
hiện câu chuyện tâm thức thời đại: sự đa dạng và dịch chuyển liên tục của các
điểm nhìn nghệ thuật; không có nhân vật trung tâm, lý tưởng; sự vặn gẫy vai
nhân vật và vai tính cách trong hình tượng; vô số các hình tượng nhại; nhiều
kết thúc; có thể “tháo dỡ” được; sự chuyển dịch, pha trộn làm đứt gẫy những


6
giới hạn thể loại truyền thống; một cuộc "chơi" thể loại, kiểu truyện ngắn - tư
liệu, truyện ngắn - nhật ký, truyện ngắn - dòng chảy ý thức, truyện ngắn chân dung” [48].
Tác giả Đặng Anh Đào tiếp tục đem đến những phát hiện mới về truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Qua bài viết Khi ông tướng về hưu xuất hiện, tác giả
đã đánh giá “cái nhìn dân chủ hóa của người kể chuyện, ở đây chính là chỗ:
tin rằng mình không mách nước cho ai, lên lớp cho ai, thậm chí ở nhiều chỗ,
đứng thấp hơn nhân vật và bạn đọc” [36,23]. Tiếp đó, trong bài viết Biển
không có Thủy thần, tác giả xây dựng thuật ngữ “phản cổ tích”; trong Kiếp
luân hồi của Nguyễn Trãi qua Nguyễn Thị Lộ là thuật ngữ “lịch sử giả”. Thực
ra, “phản cổ tích” và “lịch sử giả” là hình thức nhại của tư duy truyện ngắn
hậu hiện đại.
Tác giả Nguyễn Thanh Sơn trong Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp (1995)
chỉ ra quan niệm nhân sinh của Nguyễn Huy Thiệp “ông căm thù tất cả những
bức màn thói đạo đức giả đã căng ra trước mắt con người, không cho họ nhìn
vào sự thật (…) đó là sự tức giận cần thiết của người cầm bút trước sự thiếu
vắng của một nền văn hóa chiều sâu, một nền văn hóa mang nặng cái tâm của

người làm văn hóa” [36,121].
Greg Lockhart trong bài viết Tại sao tôi dịch truyện Nguyễn Huy Thiệp
ra tiếng Anh (1989) đã cho rằng “anh muốn trình bày một qunn điểm sống
mới trong cung cách đối nhân xử thế không chỉ của từng số phận riêng lẻ, mà
còn là của cả dân tộc, rộng ra là của cả thế giới. Nêu lên “Cách nhìn xã hội
Việt Nam và cả thế giới cùng với cách viết của anh rất là bình đảng và dân
chủ” [36,112].
Tác giả Trần Đình Sử đã có một bài viết với những khám phá tinh tế
trong quá trình tìm hiểu về tư duy nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp. Bài viết Tư
duy truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hay Thử tìm hiểu cái lí bên trong của


7
nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp là một bài viết có số phận khá thú vị. Phải hơn
20 năm kể từ khi được tác giả viết ra mới đến tay bạn đọc. Đây là bài viết có
sự bắt gặp tình cờ khi chúng tôi lựa chọn đề tài này. Trong bài viết, Trần Đình
Sử đã chỉ ra ba đặc điểm nổi bật trong tư duy nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp.
Đặc điểm thứ nhất là: Hệ quy chiếu trong truyện Nguyễn Huy Thiệp là “con
người”, triết lí về con người, bản tính người, cách làm người, trạng thái ứng
xử xã hội lịch sử của con người. Trên đặc điểm này, tác giả khẳng định
“Truyện của Nguyễn Huy Thiệp như đang nói đây là “truyện lịch sử giả”
nhưng những lời chửi rủa của các nhân vật không phải là điều không thể xảy
ra và không thể hiểu được khi họ là những con người, những người cầm
quyền lực tối thượng. Còn khi đã ở vào quan hệ tình yêu thì phải chịu đựng
quy luật của tình yêu: Dù là người quyền cao chức trọng, nhưng không yêu thì
không để thành thân, không hiến thân cho người mình không yêu”. Đặc điểm
thứ hai là nguyên tắc không kị huý: “Hình như dưới ngòi bút của anh không
có vùng cấm nào cả, không có sự vật nào mà anh không gọi bằng tên của nó,
từ những ý nghĩ, hành động đen tối, vô đạo nhất của nhân vật cho đến những
xung động khao khát tình dục thầm kín nhất (như trường hợp ông Bổng, ông

Kiền, Đoài, bà Lâm, Hiếu, Hiên…) mà người khác có thể né tránh hoặc nói
chệch đi, tất cả đều có thể xuất hiện dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp. Đó
là điều mà người ta cảm thấy anh “ác”, “thiếu chữ tâm”, “ghê rợn”, “lột trần
không thương xót”… Đặc điểm thứ ba là “đã vượt qua mô hình văn học chính
trị, sử thi nghiêm trang, thành kính để hướng tới một mô hình văn học bình
dân, thông tục với nội dung triết lí về con người và lịch sử” [45].
Tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Cuốn theo chiều văn Nguyễn
Huy Thiệp cũng có những nhận định khá sâu sắc về vị trí của Nguyễn Huy
Thiệp trong quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật. Tác giả chỉ ra: “Nguyễn Huy
Thiệp không phải là người duy nhất đổi mới phương thức trần thuật. Trước


8
ông đã có Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng... tích cực mở
đường. Nhưng phải đến Nguyễn Huy Thiệp thì sự khai phóng về tư tưởng
nghệ thuật mới được thể hiện một cách đậm nét” [9]. Với cách nhìn nhận,
đánh giá từ nhiều phương diện, tác giả đã đưa ra đánh giá: “Cũng phải, văn
chương Nguyễn Huy Thiệp có khả năng gây ngạc nhiên. Ngạc nhiên này kéo
theo ngạc nhiên khác. Mỗi lần đọc lại Nguyễn Huy Thiệp là một lần ta thấy
cái khối vuông ru bích ấy chuyển động. Gắn với sự chuyển động của nó là
những độ mở mới, màu sắc mới và những trữ lượng ngữ nghĩa nghệ thuật mới
được khai lộ. Nhưng dường như phía sau "tảng băng trôi" ấy vẫn còn nhiều bí
mật mà không dễ gì nhận biết một cách rạch ròi. Hành trình "Đi tìm Nguyễn
Huy Thiệp", vì thế, vẫn còn tiếp tục” [9]. Đó là đánh giá chân xác và sâu sắc
khẳng định những giá trị độc đáo truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Ngoài ra, chúng ta cũng phải kể đến một số bài viết đề cập đến tư duy
nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên những biểu hiện cụ thể:
Hồ Tấn Nguyên Minh trong với bài viết Quan niệm nghệ thuật về con
người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã chỉ ra “Đọc truyện Nguyễn
Huy Thiệp, có thể nhìn thấy một “cõi người ta” xù xì, gân guốc, góc cạnh lẫn

lộn giữa tốt và xấu, thật và giả, đen và trắng, cao thượng và thấp hèn với
những con người có suy nghĩ, hành động và đời sống nội tâm vô cùng bí ẩn.
Cái thế giới ấy thể hiện một cách nhìn rất thật và sâu sắc của nhà văn về con
người”. Tác giả cũng chỉ ra 4 kiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp: Con người đê tiện, thực dụng trong thế giới “không có vua” và “biển
không có thủy thần”; Con người cô độc, lạc lõng giữa mênh mông cõi người;
Vẻ đẹp tâm hồn người – nhân vật nữ và nhân vật thiểu năng; Nhân vật lưỡng
diện – sự phức tạp bên trong con người. Tác giả kết luận “Nguyễn Huy Thiệp
đã chạm được đến chổ trung thực nhất trong bản chất con người. Đã khám
phá được con người ở chiều sâu nhân bản nhất” [33].


9
Võ Thị Thu Hằng khi đi tìm hiểu về Triết lý văn chương trên trang viết
Nguyễn Huy Thiệp khẳng định: “hầu hết những truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp đều chứa đựng một hoặc vài lời triết lý của ông về văn chương. Điều đó
chứng tỏ, Nguyễn Huy Thiệp là người hay trăn trở về văn chương và ý nghĩa
của nó” [16].
Cao Kim Lan trong bài viết Lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp Hậu hiện đại, chỉ ra những dấu vết hậu
hiện đại trong truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp. Tác giả khẳng
định: “Truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp nằm trong hệ quy chiếu những
đặc trưng chủ yếu của hư cấu hậu hiện đại” [25]. Đồng thời cũng chỉ ra những
dịch chuyển sang một hệ hình thi pháp mới, trên phương diện: Sự phá vỡ trật
tự thời gian trong tâm thế chối bỏ “đại tự sự” và Phương thức đa kết phá vỡ
kết cấu trung tâm của văn bản tác phẩm.
Ở một góc nhìn khác, Phạm Thị Thanh Nga trong Yếu tố kì ảo trong
truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đã thừa nhận: “Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn
đã có nhiều thành công trong sự sáng tạo "cái kỳ ảo" … biến sự vật quen
thuộc, thông thường thành xa lạ, kỳ quái để người ta hiểu rõ sự vật ấy hơn”.

Tác giả Phạm Phú Phong tìm hiểu về Giọng điệu văn chương Nguyễn
Huy Thiệp chỉ ra: “Mỗi truyện của anh không chỉ gây một ấn tượng duy nhất
mà từ hệ thóng hình tượng đến giọng điệu văn chương đã tạo dược một mạch
tư tưởng – nghệ thuật phát triển theo cấp số nhân”[42].
Trong một số bài viết và công trình khoa học khác: Bậc hiền triết – con chó
xồm “hay kĩ thuật nhại của Nguyễn Huy Thiệp (Lê Huy Bắc); Cuộc tìm kiếm hình
thức đa thanh mới của văn xuôi hiện đại qua tổ chức truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp (Châu Minh Hùng); Về cái “ma lực” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
(Đông La); Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Hoàng


10
Mạnh Hà luận văn thạc sĩ Ngữ văn),… cũng đã đem đến những phát hiện mới mẻ
về tư duy nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Từ việc khảo sát những bài viết trên, chúng tôi nhận thấy, Nguyễn Huy
Thiệp là một nhà văn đem đến những cách tân nghệ thuật cho truyện ngắn
Việt Nam thời kỳ đổi mới. Đó là những cách tân bước đầu hình thành những
đặc trưng của tư duy nghệ thuật hậu hiện đại trong truyện ngắn Việt Nam sau
1986. Qua những công trình nghiên cứu, những bài viết của các tác giả đã đề
cập đến những đổi mới về tư duy nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp, tuy nhiên vẫn chưa thật sự sâu sắc, hệ thống hoặc chỉ dừng lại ở một
vài phương diện cụ thể. Tuy nhiên, những nhận định đó đã gợi ý cho chúng
tôi một số ý tưởng khi triển khai đề tài này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định các khái niệm tư duy nghệ thuật và tư duy nghệ thuật truyện
ngắn.
- Khảo sát và phân tích các đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp trên hai phương diện chính: cách nhìn về hiện thực đời
sống trong tư duy nghệ thuật và cách thể hiện tư duy nghệ thuật trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
- Với đề tài Đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp, đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp.


11
- Phạm vi khảo sát của chúng tôi là những truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp trong Tuyển tập Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp NXB Văn hóa –
Thông tin, 2002.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn chúng tôi có 3 chương:
Chương 1: Giới thuyết về truyện ngắn và truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp
Chương 2: Cách nhìn về hiện thực cuộc sống
Chương 3: Cách thức tổ chức nghệ thuật truyện ngắn


12
Chương 1
GIỚI THUYẾT VỀ TRUYỆN NGẮN
VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
1.1. Truyện ngắn và những đặc điểm nghệ thuật
1.1.1. Khái lược thể loại truyện ngắn
Thuật ngữ truyện ngắn đến nay được dùng như một thói quen cho tên

gọi của một thể loại. Tuy nhiên, đó là “vấn đề không hề đơn giản” (Bùi Việt
Thắng). Thuật ngữ Truyện ngắn trong tiếng Anh là Short Story, còn trong
người Trung Quốc gọi là Đoản thiên tiểu thuyết. Thực tế, truyện ngắn có gốc
từ tiếng Italia: Novella - có nghĩa là một cái tin mới, một chuyện mới.
Truyện ngắn là một thể loại văn học có một lịch sử ra đời, hình thành
và phát triển trong một thời gian dài. Ở Trung Quốc, truyện ngắn được manh
nha ra đời từ khoảng thế kỷ thứ III, IV, nhưng chính thức từ truyền kỳ Đường.
Ở phương Tây, truyện ngắn được ra đời từ thời kỳ Trung cổ, thật sự được ra
thoát thai và phát triển mạnh từ thời kỳ Phục Hưng. Ở Việt Nam, nằm trong
khu vực đồng văn với văn hóa, văn học Trung Quốc nên cũng được hình
thành từ truyện truyền kỳ, khoảng thế kỷ XV, XVI, được đánh dấu với
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở
Việt Nam, truyện ngắn đã có một quá trình vận động, phát triển liên tục với
nhiều thay đổi từ cảm hứng nghệ thuật, khuynh hướng phản ánh hiện thực đến
đặc trưng thi pháp thể loại.
Truyện ngắn là một thể loại còn có nhiều biến đổi về thi pháp, “thể loại
muôn hình muôn vẻ biến đổi không ngừng” (D. Grônôpxki). Đến nay, có hơn
100 định nghĩa về truyện ngắn nhưng chưa có một định nghĩa thật sự thống
nhất về thể loại này. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng theo định nghĩa từ
cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Nxb Giáo dục, Hà Nội 2004) truyện ngắn:
“tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các


13
phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó
là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi
không nghỉ” [15,370].
1.1.2. Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn
Xét trên bình diện đặc trưng thi pháp thể loại, đối sánh tương quan với
thể loại tiểu thuyết và các thể loại văn xuôi khác, truyện ngắn có những đặc

điểm nghệ thuật của riêng của nó:
Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ. Nếu tiểu thuyết là bức tranh
toàn diện về hiện thực đời sống thì truyện ngắn chỉ là một lát cắt của cuộc
sống. Truyện ngắn tập trung thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay
một tâm trạng nhân vật, trong một thời điểm cụ thể. Nếu tiểu thuyết miêu tả
cả quá trình thì truyện ngắn chỉ miêu tả kết quả. Như vậy, trên bình diện dung
lượng, truyện ngắn được giới hạn trong một vài trang đến vài chục trang.
Chính vì thế, trong miêu tả tính cách, số phận nhân vật truyện ngắn chỉ tập
trung xoáy một điểm nhất định. Tuy nhiên, dung lượng của truyện ngắn
không đồng nghĩa với sức chứa của nó. Có những truyện chỉ vài trang, thậm
chí chỉ vài dòng (truyện ngắn cực ngắn hay truyện ngắn trong lòng bàn tay)
lại có sức chứa “dung lượng của cả cuốn tiểu thuyết” (Nguyên Ngọc).
Đặc điểm tình huống của truyện ngắn. Do những hạn chế về dung
lượng cho nên truyện ngắn luôn chú trọng vào tình huống truyện. Tình huống
là trạng thái có tính chất riêng biệt. Qua tình huống, nhân vật truyện ngắn bộc
lộ tính cách, phẩm chất một cách đầy đủ. Tình huống hay còn được nhiều
người gọi là tình thế. Tình huống gồm có tình huống lớn (tình huống thời đại)
và tình huống nhỏ (tình huống cá nhân). Dựa trên cơ sở loại hình, người ta
chia tình huống thành các dạng: tình huống kịch, tình huống tâm trạng và tình
huống tượng trưng,… Các nhà văn viết truyện ngắn thừa nhận, người cầm bút
phát hiện ra được tình huống coi như tác phẩm đã thành công một nữa. Vì


14
vậy, phát hiện tình huống truyện là một khâu quan trọng trong quá trình sáng
tác truyện ngắn.
Truyện ngắn có những đặc điểm riêng về kết cấu. Kết cấu truyện ngắn
có vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề
tư tưởng với tính cách. Truyện ngắn soi sáng nó trong tình huống tiêu biểu.
Kết cấu truyện ngắn là “trò chơi bố cục” (Nguyễn Quang Sáng). Vì vậy, kết

cấu của truyện ngắn đặt ra thử thách và tài nghệ của nhà văn để góp phần làm
nên thành công và tính độc đáo của một truyện ngắn. Kết cấu của truyện ngắn
“không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo
nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng” [15,156].
Về mặt cấu trúc của truyện ngắn, nếu như tiểu thuyết là một thể loại có
“cấu trúc lỏng lẻo” thì truyến ngắn là một thể loại có cốt truyện chặt chẽ. Cốt
truyện của truyện ngắn yếu tố chi tiết được đề cao. Thành công của một
truyện ngắn trước hết là xây dựng được một sườn truyện hợp lý, một kết thúc
bất ngờ, quan trọng hơn là xây dựng được những chi tiết đắt giá. Nhà phê
bình văn học Bùi Việt Thắng từng khẳng định: “truyện ngắn có thể không có
cốt truyện tiêu biểu nhưng sống được lại nhờ vào các chi tiết hay”. Vì vậy,
thành công của một truyện ngắn trước hết là người viết chọn được những chi
tiết đắt giá. Đó là những chi tiết chân thực và có thể đạt tới ý nghĩa tượng
trưng, nó hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng
tượng của nhà văn về cuộc sống và con người.
Xét về yếu tố nhân vật trong truyện ngắn, có thể thấy truyện ngắn sống
được phải nhờ vào các nhân vật. Một truyện ngắn thành công trước hết phải
tạo được nhân vật điển hình. Tuy nhiên, nhân vật trong truyện ngắn không
phải hiện lên với đầy đủ tính cách, số phận. Nhân vật truyện ngắn chỉ được
khắc họa ở bình diện nổi bật nhất về tính cách, số phận. Số lượng nhân vật
trong truyện ngắn cũng có giới hạn nhất định. Vì vậy, thành công của tác giả


15
việt truyện ngắn là khắc họa được những nhân vật có sức sống lâu dài trong
lòng người đọc.
Từ sau 1975, cùng với sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật, các nhà
văn viết truyện ngắn được tiếp thu các khuynh hướng sáng tác của những trào
lưu hậu hiện đại trên thế giới. Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới,
cách nhìn mới, cách nắm bắt đời sống rất riêng. Các nhà văn Việt Nam đã tự

tìm cho mình một hướng đi để khẳng định phong cách nghệ thuật của mình
trên văn đàn.
1.2. Tư duy nghệ thuật truyện ngắn
1.2.1. Tư duy nghệ thuật
Triết học Mác – Lê nin khẳng định, sự tồn tại của con người trong thế
giới trước hết là thể hiện ở tư duy của con người. Tư duy là hoạt động nhận
thức lí trí của con người. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: tư duy là “giai đoạn
cao trào của quá trình nhận thức đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy
luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán
và suy lí” [41,1051]. Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ của
con người đối với thế giới khách quan, quan hệ của con người với con người
và quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn
các mối quan hệ đó bằng các phương tiện ngôn ngữ, đó là toàn bộ chức năng
của nhận thức tư duy.
Dựa trên cơ sở hình thành các con đường nhận thức, Triết học Mác –
Lê nin chia tư duy con người thành ba nhóm chính: tư duy khoa học, tư duy
nghệ thuật và tư duy tôn giáo.
Tư duy nghệ thuật là loại hình tư duy đặc thù. Từ Điển thuật ngữ văn
học định nghĩa tư duy nghệ thuật là “dạng hoạt động trí tuệ của con người
hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Tư duy nghệ thuật dựa
trên nên tảng tâm sinh lý khác khẳn với tư duy lí luận. Bản chất của nó do


16
phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình
tượng quy định” [15,381]. Thực chất tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và
sáng tạo các biểu tượng trực quan, là hình tượng hóa hiện thực khách quan
theo nhận thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ thế
giới quan và nhân sinh quan của người sáng tạo. Tư duy nghệ thuật là tư duy
được thể hiện và thực hiện trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Sáng tạo nghệ

thuật là hình thái đặc trưng và cao nhất của hoạt động thẩm mỹ. Chủ thể của
tư duy nghệ thuật trước hết là các nghệ sĩ, những người sáng tạo các tác phẩm
nghệ thuật. Nhưng nghệ sĩ chỉ sáng tạo tác phẩm, công chúng mới là người
làm cho tác phẩm tồn tại, có đời sống thật sự. Như vậy, chủ thể của tư duy
nghệ thuật bao hàm cả công chúng nghệ thuật, tức những người cảm thụ,
thưởng thức nghệ thuật. Tư duy nghệ thuật là hình thái kết tinh và là hình thái
cao nhất của tư duy thẩm mỹ.
1.2.2. Đặc điểm tư duy nghệ thuật
Tư duy nghệ thuật mang tính hình tượng. Đó là kết quả của quá trình
vừa tái hiện, tái tạo vừa là quá trình hư cấu, sáng tạo hiện thực đời sống. Tư
duy khoa học hướng đến việc phát hiện bản chất, các quy luật của đối tượng,
sự vật và thể hiện kết quả dưới dạng các khái niệm trừu tượng. Tư duy nghệ
thuật hướng đến tái hiện, tái tạo hiện thực, cuộc sống dưới dạng những hình
tượng cụ thể, sinh động. Trong tư duy nghệ thuật, bản chất các quy luật của
hiện thực, cuộc sống không hiện ra dưới dạng trừu tượng của khái niệm mà
biểu hiện qua hình tượng cụ thể, sinh động. Hình tượng nghệ thuật là sáng tạo
của chủ thể tư duy. Xét về mặt nhận thức luận, hình tượng nghệ thuật về bản
chất, cũng là sự phản ánh hiện thực, tuy nhiên, sự phản ánh này không phải là
trực tiếp, mà là gián tiếp và được thực hiện thông qua sự sáng tạo mang tính
cá nhân, in đậm dấu ấn chủ thể. Vì thế, tư duy nghệ thuật không chấp nhận sự
giống nhau, sự lặp lại, sự sao chép; nó luôn giả định tính cá biệt, điển hình và


17
độc đáo. Trong quá trình tư duy nghệ thuật, người nghệ sĩ lấy chất liệu từ hiện
thực, nhưng kết quả của tư duy nghệ thuật, tức hình tượng nghệ thuật không
phải là sự sao chép hiện thực, là hư cấu, sáng tạo. Tư duy nghệ thuật đích thực
luôn là tư duy sáng tạo. Mỗi hình tượng nghệ thuật, mỗi tác phẩm nghệ thuật,
đều khai mở những cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn nhận cuộc sống và con
người một cách độc đáo, sáng tạo. Sáng tạo không chỉ thể hiện trong tư duy

của nghệ sĩ, mà còn thể hiện trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội của công chúng.
Chính quá trình này làm cho tác phẩm nghệ thuật trở thành một “khối đa diện
thẩm mỹ” với nhiều tầng, nhiều lớp ý nghĩa.
Tư duy nghệ thuật mang dấu ấn cá tính sáng tạo. Cá tính sáng tạo là
kết quả của sự biểu hiện tình cảm, cảm xúc vừa là sự biểu hiện của trí tuệ, tri
thức. Người nghệ sĩ cảm xúc trước các cảnh đời, các thân phận con người, các
hiện tượng của cuộc sống, từ đó mà sáng tạo nên những tác phẩm, những hình
tượng nghệ thuật. Thậm chí, những đối tượng ngoại giới là đối tượng tự nhiên
vô tri, vô giác nhưng thông qua cảm xúc và tái tạo của người nghệ sĩ cũng trở
nên sinh động, có tình cảm, tâm hồn. Nghệ thuật không phải là lập luận, lý
giải, thuyết lý, mà là giãi bày tình cảm, tâm tư. Các tác phẩm nghệ thuật là sự
đối tượng hoá, là kết tinh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng người nghệ sĩ. Với tư
cách phương thức biểu hiện và phương thức thụ cảm hiện thực cuộc sống, tư
duy nghệ thuật góp phần phát triển tình cảm, mối quan tâm giữa con người và
con người. Trong tư duy nghệ thuật không chỉ có yếu tố tình cảm, cảm xúc,
mà còn có yếu tố trí tuệ, tri thức. Hình tượng nghệ thuật không chỉ là biểu
hiện mà còn phản ánh. Do vậy, tư duy nghệ thuật là quá trình khám phá, phát
hiện bằng và thông qua cảm xúc. Nghệ thuật không khám phá “chân lý” của
cuộc đời, khám phá và mách bảo con người cách hành xử có nhân tính. Cũng
như tư duy nói chung, tư duy nghệ thuật có chức năng cung cấp cho con
người những tri thức nhất định. Khác với tri thức khoa học, tri thức với tư


18
cách kết quả của tư duy nghệ thuật là một loại tri thức đặc biệt. Đó là tri thức
về những bí ẩn cả cuộc đời, của tồn tại người. Không gì có ý nghĩa hơn đối
với con người bằng tri thức về cuộc đời, về đời người. Trong tư duy nghệ
thuật, phương diện tình cảm, cảm xúc và phương diện trí tuệ, tri thức không
tồn tại độc lập và tách rời nhau. Nói cụ thể hơn, tri thức nghệ thuật là tri thức
được bộc lộ ra qua cảm xúc. Nghệ sĩ trong trạng thái cảm xúc mà nhận diện lẽ

sống, trách nhiệm và ý nghĩa cuộc đời.
Tư duy nghệ thuật mang tính thẩm mỹ. Đó là sự thống nhất giữa cái
hiện thực và cái lý tưởng, ước mơ. Người nghệ sĩ xuất phát từ hiện thực,
nhưng nhìn nhận hiện thực thông qua lý tưởng thẩm mỹ của mình. Lý tưởng
thẩm mỹ phản ánh xu thế phát triển của hiện thực, cuộc sống và khát vọng
của người nghệ sĩ về những giá trị cuộc sống, đặc biệt là những giá trị về nhân
cách con người. Nó được hình thành trong tư duy nghệ thuật, đồng thời là
phương thức để tư duy nghệ thuật quán triệt hiện thực, nhìn nhận hiện thực
cuộc sống một cách tích cực, lạc quan. Theo nghĩa đó, tư duy nghệ thuật góp
phần tạo ra niềm tin và động lực cho cuộc sống, làm cho lối sống của con
người trở nên năng động và có ý nghĩa hơn. Với sự giúp đỡ của lý tưởng thẩm
mỹ được đem lại nhờ tư duy nghệ thuật, con người sẽ có thêm khát vọng và
động lực vươn lên trong cuộc sống, chiếm lĩnh những mục tiêu, những giá trị
cuộc sống. Chất lượng của lối sống sẽ được nâng lên nhờ sự hiện diện và vai
trò thúc đẩy của lý tưởng thẩm mỹ với tư cách là nhân tố của tư duy nghệ
thuật. Tư duy nghệ thuật luôn hướng tới cái đẹp, tư duy về cái đẹp, cổ vũ cho
cái đẹp. Hình tượng nghệ thuật chính diện là sự phản ánh, sự kết tinh, sự
thăng hoa và tôn vinh cái đẹp trong đời sống hiện thực. Cái đẹp là trung tâm
của quan hệ thẩm mỹ, quan hệ nghệ thuật giữa con người và hiện thực.
Tư duy nghệ thuật là sự thống nhất những mặt đối lập. Tư duy nghệ
thuật hướng đến sự hài hoà nhằm khám phá, thể hiện sự hài hoà của hiện


19
thực, cuộc sống. Đặc trưng của tư duy nghệ thuật là sự phản ứng nhanh nhạy
đối với cái hài hoà. Hình tượng nghệ thuật là sự kết hợp hài hoà các yếu tố, là
sự điều chỉnh trong tư duy những mất cân đối của hiện thực, cuộc sống.
1.2.3. Đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn
Trên thực tế, không thể xuất phát từ dung lượng, độ dài ngắn của
truyện ngắn để phân biệt truyện ngắn với các thể loại tự sự khác, bởi “trong

văn học hiện đại có nhiều tác phẩm rất ngắn, nhưng thực chất lại là những
truyện dài viết ngắn lại. Truyện ngắn thời trung đại cũng ngắn nhưng rất gần
với truyện vừa. Các hình thức truyện kể dân gian rất ngắn gọn như cổ tích,
truyện cười, giai thoại,… lại càng không phải truyện ngắn” [15,370-371].
Như vậy, tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt truyện ngắn với các thể loại tự
sực khá chính là tư duy nghệ thuật truyện ngắn. tư duy nghệ thuật truyện
ngắn thể hiện ở “một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất
riêng, mang tính chất thể loại” [15,371]. Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của
tư duy nghệ thuật và đặc trưng của thể loại truyện ngắn ta có thể xác định
các đặc điểm tư duy nghệ thuật truyện ngắn.
Tư duy nghệ thuật truyện ngắn trước hết thể hiện ở chổ phản ánh hiện
thực đời sống trong một thời điểm, trong một không gian mang tính khái quát
cao. Truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, một nét bản
chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Vì thế, đặc
trưng nổi bật trong tư duy nghệ thuật truyện ngắn là tìm kiếm, khám phá,
phát hiện những tính cách điển hình. Mỗi hình tượng nghệ thuật trong truyện
ngắn vì thế thường mang tính khái quát cho một phạm vi, một mảng hiện thực
tron cuộc sống con người. Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ nên trong
quá trình sáng tạo, nhà văn chỉ có thể miêu tả, tái hiện, tái tạo kết quả của
vấn đề. Nó cũng chi phối quá trình hư cấu, sáng tạo của nhà văn. Nhà văn chỉ


20
có thể hư cấu sáng tạo những chi tiết mang tính khái quát cao mang ý nghĩa là
lát cắt của bản chất đời sống.
Tư duy nghệ thuật truyện ngắn có tính lựa chọn. Nhà văn thể hiện nhận
thức, bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc thông qua một tình huống cụ thể. Nhà
văn phái chắt lọc, lựa chọn tình huống mà cá nhân bộc lộ tính cách, phẩm
chất một cách đầy đủ. Truyện ngắn không phải là lập luận, lý giải, thuyết lý,
mà là giãi bày tình cảm, tâm tư của mình qua những tình huống độc đáo.

Những hạn chế về dung lượng lại tạo nên những thế mạnh cho thể loại truyện
ngắn. Thể loại truyện ngắn đòi hỏi tư duy nghệ thuật của nhà văn phải tìm
kiếm, phát hiện những chi tiết cô đặc, có dung lượng lớn. Mỗi tình huống
truyện, mỗi chi tiết đặc sắc sẽ định hình cốt truyện của truyện ngắn. Truyện
ngắn là một thể loại linh hoạt, gần gủi với đời sống hằng ngày, khi phản ánh
một mảng hiện thực rộng lớn, kéo dài trong một khoảng nhất định của lịch sử
đòi hỏi tư duy truyện ngắn hình thành những kiểu kết cấu đặc biệt – kết cấu
liên tưởng hoặc tương phản.
Ngoài những đặc điểm trên, tư duy nghệ thuật truyện ngắn còn thể hiện
ở lối hành văn và cách thức tổ chức văn bản. Truyện ngắn thường lựa chọn
những chi tiết đặc sắc, ngôn từ cô nén, sử dụng những hình thức tổ chức lời
văn linh hoạt. Mỗi câu, mỗi đoạn đều tập trung vào chủ đề, vào nhân vật, khắc
họa những tính cách bản chất để người đọc nắm bắt. Bút pháp chấm phá, chi
tiết cô đúc, hành văn mang nhiều ẩn ý.
Truyện ngắn là một thể loại linh hoạt, luôn luôn biến đổi. Vì thế, với hệ
hình thi pháp truyện ngắn hậu hiện đại, tư duy nghệ thuật truyện ngắn có
nhiều biến đổi. Trong cách nhìn về hiện thực cuộc sống, các nhà văn hậu hiện
đại luôn nhìn từ nhiều chiều, đa diện. Tư duy nghệ thuật truyện ngắn hậu hiện
đại thế giới hướng đến khám phá con người với những bi kịch đổ vỡ, những
hoài nghi về niềm tin, hoài nghi về chân lý, hoài nghi về lịch sử. Hiên thực


21
trong mỗi truyện ngắn được tạo nên từ những mảnh vở, những mảnh ghép
trong đời sống hằng ngày. Từ những biến đổi về tư duy tiếp cận, tư duy chiếm
lĩnh, truyện ngắn hậu hiệu đại cũng có sự biến đổi trong tư duy biểu hiện. Nhà
văn viết truyện ngắn phải biết lựa chọn hình thức phù hợp cho truyện ngắn
của mình. Nổi bật trong tư duy nghệ thuật truyện ngắn hậu hiện đại là kiểu
chắp ghép, ngôn từ có sự rối loạn, hình tượng nhân vật được xây dựng từ
nghịch dị của đời sống. Đó là những đặc điểm cơ bản của tư duy nghệ thuật

truyện ngắn.
1.3. Nguyễn Huy Thiệp trong quá trình vận động của truyện ngắn Việt
Nam sau 1986
1.3.1. Những tiền đề và quá trình đổi mới nghệ thuật truyện ngắn
Chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử đã khép lại những trang đau
thương nhưng đầy vẻ vang của dân tộc, đồng thời mở ra một thời kỳ - thời kỳ
hòa bình, thống nhất quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thế nhưng, đất nước Việt
nam đã quen với cuộc sống của thời kỳ binh lửa, vì thế khi bước ra khỏi chiến
tranh, con người bỡ ngỡ với những bước đi chập chững trên hành trình đi lên
chủ nghĩa xã hội. Mười năm sau chiến tranh là khoảng thời gian hết sức khó
khăn của lịch sử dân tộc. Trong hoàn cảnh đó, sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình
kịp thời của Đảng đã chèo lái con thuyền cách mạng của dân tộc vượt qua bão
tố của thời đại. Đại hội Đảng lần thứ VI đánh dấu sự đổi mới toàn diện của
đất nước. Đảng xác định, đổi mới không phải là xóa bỏ con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội mà thực chất là đổi mới về tư duy, về cách thức để quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Từ đổi mới, Đảng lựa chọn con đường quá độ với việc xác
lập nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thừa nhận nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc chấp nhận những
quy luật nghiệt ngã của nó. Con người Việt Nam vốn dĩ không quen với
những bước đi quá nhanh của lịch sử dân tộc. Nặng sức ỳ, chậm thích ứng với


22
nền kinh tế thị trường, dĩ nhiên những giá trị tốt đẹp của nó chưa được định
hình thì những giá trị bền vững ngàn đời của dân tộc bị đảo lộn và lung lay
tận gốc rễ. Con người phải đối mặt với chính mình và đối mặt với cuộc sống
đầy khắc nghiệt. Anh hùng trên chiến trường không thể là anh hùng trên
thương trường. Một điều tất yếu, con người rơi vào những bi kịch đổ vỡ
không lối thoát. Đó chính lại là mảnh đất màu mỡ để văn học gieo hạt và gặt
hái những vụ mùa bội thu.

Đại hội Đảng lần thứ VI, không chỉ đặt ra nhiệm vụ đổi mới về tư duy
kinh tế, chính trị, xã hội đồng thời còn đặt ra nhiệm vụ đổi mới cả về văn học
nghệ thuật. Đại hội Đảng đã “cởi trói”, đánh dấu mốc quan trọng trong quá
trình đổi mới tư duy, đổi mới quan niệm về nghệ thuật. Đại hội đã giao cho
văn nghệ tham gia vào đổi mới tư duy, đổi mới lối sống là nhiệm vụ cao quý
và cấp thiết nhất trước mắt và cả thời kỳ quá độ. Trong Văn học, nghệ thuật
trong sự đổi mới tư duy đã khẳng định: “Trách nhiệm của văn nghệ sĩ không
chỉ dừng ở nhiệm vụ phản ánh trung thực những gì mình nhận thức được,
hoặc ở lòng mong muốn mang lại những điều từ bài học đã có sẵn mà, cao
hơn nữa, phải vươn lên trước công chúng của mình, dự đoán được những điều
công chúng mong đợi” [58]. Sau Đại hội Đảng, văn học được “cởi trói” để đi
vào những vùng cấm, những góc khuất trong đời sống xã hội, trong bản thân
con người. Mặt khác, văn học lúc này có đủ độ lùi cần thiết để chiêm nghiệm
quá khứ lịch sử. Trên thế giới, kể từ giữa thế kỷ XX, văn học xuất hiện một số
trào lưu mới như: chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa đa đa,
… Những trào lưu văn học này đã ảnh hưởng sâu sắc và tác động mạnh mẽ
đến quá trình đổi mới của nền văn học. Vì thế, từ sau 1986, văn học chịu ảnh
hưởng và mang dấu ấn sâu sắc của chủ nghĩa hậu hiện đại trên thế giới.
Khi quan niệm về nghệ thuật văn chương được “cởi trói”, nền văn học
bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện. Một phương diện quan trọng đó là đổi


23
mới về tư duy nghệ thuật. Đổi mới về tư duy nghệ thuật thực chất là đổi mới
về cách nhìn, cách nghĩ về hiện thực xã hội, về đời sống con người. Đổi mới
tư duy nghệ thuật còn là đổi mới về cách phản ánh hiện thực xã hội, cách thể
hiện trên các tác phẩm nghệ thuật. Văn học thời kỳ đổi mới quan niệm về hiện
thực không đơn giản xuôi chiều mà hết sức phức tạp, bề bộn. Văn học thời kỳ
đổi mới khám phá con người ở cái nhìn nhiều chiều, đa diện; khám phá con
người với tư cách là con người đời thường, đời tư. Cùng với sự đổi mới trong

cách nhìn, cách phản ánh, văn học thời kỳ đổi mới cũng đem đến sự đổi mới
về cách thể hiện, đó là sự phá vỡ ranh giới các thể loại, và xác lập hệ hình thi
pháp văn học hậu hiện đại thế giới. Các nhà lí luận của văn học thế giới đã chỉ ra
một số đặc trưng chủ yếu trong văn chương hậu hiện đại: sự phá vỡ trật tự thời
gian; sự rỉ mòn của cảm thức về thời gian; việc sử dụng lối nhại văn tràn ngập và
vô cớ; việc trải chữ lên bề mặt của văn bản như những ký hiệu vật chất manh
mún; sự liên kết lỏng lẻo giữa các ý tưởng; tính cách đa nghi hoang tưởng;…
Sự đổi mới tư duy nghệ thuật bước đầu đã gặt hái được những thành
công nhất định. Văn học đi sâu khám phá hiện thực cuộc sống từ nhiều chiều,
nhiều mối quan hệ. Trước khi truyện ngắn gặt hái những thành công, nhiều
thể loại văn học khác đã đạt được những thành tựu nhất định. Trước hết,phải
kể đến ký, kịch, phóng sự, tiểu thuyết,… nhưng truyện ngắn luôn chứng tỏ là
một thể loại linh hoạt và nhanh chóng gặt hái một mùa vụ bội thu. Trong số
đó có thể kể đến hàng loạt những cây bút đã thành danh như: Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Thái Bá Lợi, Minh Khuê, Dương Thu Hương,
Trần Thùy Mai,… Nhưng phải đợi đến sự xuất hiện một lực lượng đông đảo
cây bút trẻ như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh,
Nguyễn Ngọc Tư,… truyện ngắn Việt Nam mới thực sự được đổi mới toàn
diện. Đặc biệt, Nguyễn Huy Thiệp được xem như một cột mốc quan trọng
đánh dấu sự hình thành chủ nghĩa hậu hiện đại trong truyện ngắn Việt Nam


24
sau 1986. Sự đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1986, thể hiện rõ nhất
trên bình diện tư duy nghệ thuật. Tư duy nghệ thuật truyện ngắn đổi mới
trước hết thể hiện ở cách nhìn, điểm nhìn về hiện thực. Truyện ngắn đi khám
phá con người trong nhiều mối quan hệ phức tạp, truyện ngắn phát hiện
những bi kịch đổ vỡ trong đời sống tinh thần của con người. Truyện ngắn
đồng thời có những đổi mới trong hình thức thể hiện. Truyện ngắn đã phá vỡ
những ranh giới về thể loại của nó, nhiều kiểu kết cấu của truyện ngắn hậu

hiện đại xuất hiện trong văn học Việt Nam: kiểu truyện ngắn kịch câm, kiểu
truyện ngắn dòng ý thức,… Kiểu kết cấu chắp vá, mảnh ghép cũng xuất hiện
trong truyện ngắn sau 1986. Truyện ngắn mở rộng đề tài, ngôn ngữ truyện
ngắn xuất hiện kiểu nhại trong lời văn. Sự đổi mới tư duy nghệ thuật truyện
ngắn góp phần làm nên một sự nở rộ trong truyện ngắn Việt Nam những năm
cuối thế kỷ XX.
1.3.2. Quá trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Đời sống văn học trong hơn 25 năm qua, Nguyễn Huy Thiệp là một tên
tuổi được nhắc đến nhiều nhất. Trong quá trình vận động đổi mới về truyện
ngắn Việt Nam, Nguyễn Huy Thiệp giữ một vị trí của người lính tiên phong
quả cảm. Nếu Nguyễn Minh Châu làm “người mở đường tinh anh” để rồi làm
nên một thời đại mới cho văn học, đến Nguyễn Huy Thiệp trở thành người
tiếp sức xuất sắc, góp phần xác lập hệ hình thi pháp hậu hiện đại trong văn
học Việt Nam.
Hơn hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Huy Thiệp đã có một sự nghiệp
văn học đáng kể. Những đóng góp quan trọng của ông vào quá trình đổi mới
đã góp phần đưa văn học Việt Nam ra mắt công chúng của nhiều nước trên
thế giới. Người ta khen nhiều, chê cũng nhiều, ngợi ca nhiều, lên án cũng
nhiều, Nguyễn Huy Thiệp mặc nhiên để đem đến cho độc giả nhiều bất ngờ.
Đến nay, người đọc vẫn chờ đợi những truyện ngắn “có ma lực” của Nguyễn


25
Huy Thiệp, thì ông lại tạo những bất ngờ khi chuyển sang thử sức ở những địa
hạt khác. Nguyễn Huy Thiệp đã cho ra mắt bạn đọc nhiều thể loại từ bút ký,
kịch bản văn học, tiểu thuyết đến cả lý luận phê bình. Thế nhưng, tài năng của
ông có lã chỉ dành riêng cho thể loại truyện ngắn.
Nguyễn Huy Thiệp sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, ông cũng từng tốt
nghiệp khoa Sử - trường Đại học sư phạm Hà Nội. Nguyễn Huy Thiệp tình
nguyện lên miền núi Tây Bắc làm nghề dạy học. Rời xa Hà Nội, Nguyễn Huy

Thiệp như tìm lại nơi đã sinh ra mình, bởi trong một truyện ngắn ông đã thừa
nhận “tôi là nông dân, mẹ tôi là nông dân”. Mười năm sống ẩn mình với
những người Tày, người Thái, Nguyễn Huy Thiệp có điều kiện để suy ngẫm,
chiêm nghiệm về lịch sử, về cuộc đời và cả những điều tâm linh bí ẩn trong
con người và mảnh đất Tây Bắc. Trở lại Hà Nội đúng vào thời điểm nước ta
bước vào thời kỳ đổi mới, Nguyễn Huy Thiệp làm một “bông hoa nở muộn
trên văn đàn” những đã gây ngạc nhiên cho người đọc từ những tác phẩm đầu
tay. Trên báo Văn nghệ số tết Đinh Mão, Những truyện kể bất tận trong thung
lũng Hua Tát đã đem đến những điều mới lạ cho cả văn đàn. Những truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp dễ làm người đọc lầm tưởng là sự xuất hiện của
một nhà văn Tây Bắc giữa lòng Hà Nội với một chất bàng bạc, mờ ảo của
sương gió Tây Bắc. Thế nhưng, Nguyễn Huy Thiệp đã nhanh chóng khẳng
định mình từ Tướng về hưu, tiếp đó là hàng loạt những truyện ngắn được in
trên nhiều mặt báo. Nguyễn Huy Thiệp trở thành một hiện tượng hiếm thấy
trên văn đàn – “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”. Trong suốt hơn 20 năm qua,
ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp vẫn luôn mới lạ, khẳng định một nhà văn hiện
đại tiêu biểu trên văn đàn dân tộc. Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người
ta nhận thấy, ông đã đem đến những quan niệm nghệ thuật hết sức mới mẻ.
Trước hết đó là quan niệm nghệ thuật về con người.


×