Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Đặc điểm từ ngữ trong thơ hàn mặc tử và nguyễn bính luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.83 KB, 115 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn Đặc điểm từ ngữ trong thơ của Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính
được hoàn thành, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ bảo
tận tình của cô giáo Đỗ Thị Kim Liên, các thầy cô trong tổ ngôn ngữ, sự quan
tâm, động viên của gia đình và bạn bè. Nhân đây cho phép tôi bày tỏ lòng
cảm ơn sâu sắc tới thầy cô hướng dẫn, các thầy cô giáo trong tổ ngôn ngữ
cùng gia đình và bạn bè.
Dù đã cố gắng nhưng năng lực còn có những hạn chế, luận vặn không
tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi mong nhận được sự đóng góp của quý
thầy cô cùng các bạn để nay mai khi mở rộng, phát triển đề tài này, vấn đề
nghiên cứu sẽ thu được kết quả cao hơn.
Vinh, tháng 12 năm 2011
Học viên thực hiện
Chế Thị Hồng


MỤC LỤC
Trang

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói
riêng là một trong những hoạt động đặc thù: hoạt động nghệ thuật. Việc
nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca, trong đó tìm hiểu ngôn ngữ của các tác giả là
một trong những hướng đi cần thiết của việc nghiên cứu ngôn ngữ với tư cách
là phân tích nghệ thuật văn chương, góp phần xác định phong cách ngôn ngữ
thơ của mỗi tác giả trong nền thơ ca Việt Nam.
1.2. Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính là hai nhà thơ tiêu biểu của phong


trào thơ Mới nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Chu Văn Sơn, trong
công trình Ba đỉnh cao thơ Mới: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, đã
đánh giá rất cao hai tác giả này và cho rằng đây là hai trong ba nhà thơ đỉnh
cao của phong trào thơ Mới: “Trong các nhà thơ Mới, Xuân Diệu thì “mới
nhất”, còn Nguyễn Bính “quen nhất”, trong khi Hàn Mặc Tử lại “lạ nhất”.
Về sắc điệu trữ tình, một người là “thi sĩ của tình yêu”, một người là “thi sĩ
của thương yêu”, còn người kia là “thi sĩ của đau thương”. Tôi không ép họ
vào bộ tam đa của Thơ mới nhưng tôi nghĩ, sau bao thăng trầm như thế, ba vị
vẫn nắm giữ ba kỉ lục lớn ấy, giờ ngồi chung một cỗ hẳn sẽ vui lắm! Họ sẽ
quý nhau và thương nhau hơn [42, tr.3]. Hai nhà thơ với hai phong cách khác
nhau: đọc thơ Hàn Mặc Tử chúng ta luôn thấy hình ảnh một chàng trai luôn
phải vật lộn, điên cuồng chống lại căn bệnh nan y của mình để khao khát
được yêu được sống mãnh liệt, do vậy mà những vần thơ của ông là những
vần thơ chất chứa nhiều nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần, vần thơ Nguyễn
Bính là những vần thơ rất mộc mạc, bình dị, chân chất, quê mùa.
Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính cũng là hai nhà thơ có nhiều bài thơ
được đưa vào trong giảng dạy chương trình Ngữ Văn ở trường PTCS,
PTTH. Vì vậy mà, đã có rất nhiều đề tài ngôn ngữ đã nghiên cứu về hai tác

3


giả này. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu so sánh đặc điểm
từ ngữ của hai nhà thơ này. Chính vì vậy, đề tài của chúng tôi hướng đến
tìm hiểu Đặc điểm từ ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính là việc
hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những ý kiến đánh giá về thơ và ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử
Ngay từ khi mới ra đời, thơ Hàn Mặc Tử đã tỏa sáng trên thi đàn thơ
Mới như một hiện tượng kỳ dị vị chúa của trường thơ loạn. Hơn một nửa thế

kỉ kể từ khi Hàn Mặc Tử qua đời đã có rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên
cứu đánh giá khác nhau về thơ ông: người khen cũng nhiều, kẻ chê bai cũng
không ít.
Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã nhận xét: Tôi đã nghe người
ta mạt sát Hàn Mặc Tử nhiều lắm. Có người bảo: Hàn Mặc Tử thơ với thẩn
thẩn! Toàn nói nhảm. Có người nghiêm khắc hơn nữa: Thơ gì mà rắc rối thế!
Mình tưởng có ý nghĩa gì khuất khóc, cứ đọc đi đọc lại hoài, thì ra nó lừa
mình,… nhưng ta cũng đã nghe rất nhiều người ca tụng Hàn Mặc Tử. Trong
ý họ, thi ca Việt Nam chỉ có Hàn Mặc Tử. Bao nhiêu thơ Hàn Mặc Tử làm ra
họ đều chép và thuộc hết…[45, tr.219].
Còn về ngôn ngữ thơ, trước hết thơ Hàn Mặc Tử được đánh giá về cách
sử dụng từ. Hàn Mặc Tử hay sử dụng từ Hán – Việt. Xuất hiện lần đầu tiên
trên thi đàn là thể thơ Đường luật. Thơ Đường luật của Hàn Mặc Tử được
Phan Bội Châu đánh giá rất chỉnh tề, đăng đối. Không chỉ mới ra đời mà sau
này Hàn Mặc Tử cũng hay sử dụng từ Hán – Việt trong thơ của mình.
Thơ Hàn Mặc Tử cũng thường hay sử dụng những từ, cụm từ quen
thuộc, dân giã, gần gũi với người Việt. Về điểm này Mã Giang Lân khẳng
định: Hàn Mặc Tử là một tài năng [26, tr.327].

4


Phan Cự Đệ bằng một cách nhìn tổng quan và khoa học đã trình bày cụ
thể những đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử trên nhiều phương
diện, đặc biệt là tính nhạc, tính chính xác tuyệt diệu của ngôn từ đến mức
không thay thế [12, tr.29-30].
Đề tài “Đặc điểm về cách sử dụng từ ngữ và câu thơ trong thơ Hàn
Mặc Tử” của Trần Giang Nam đã bước đầu nghiên cứu về cách sử dụng từ
ngữ trong thơ Hàn. Đề tài cũng đã chỉ ra những câu thơ có kết hợp lạ về ngữ
nghĩa, nổi bật trong các kết hợp lạ này là kiểu kết hợp chuyển giao cảm giác,

dựng một giác quan này để nắm bắt một số sự vật vốn là đối tượng của các
giác quan khác. Các kiểu kết hợp lạ về từ ngữ và câu thơ và câu thơ trong thơ
Hàn Mặc Tử. Ngoài ra, trong các câu thơ của Hàn Mặc Tử còn xuất hiện một
lớp từ mới lạ, đặc biệt là lớp từ ngữ kinh thánh và lớp từ này là một đóng góp
lớn của nhà thơ, góp phần làm cho tiếng Việt thêm mềm mại, uyển chuyển
trong sử dụng.
Trong luận văn thạc sĩ “Các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Hàn Mặc
Tử” của Nguyễn Thị Thanh Đức đã đi sâu khảo sát lớp từ ngữ chỉ không gian
trong các tập thơ của ông từ nhiều góc độ khác nhau để tìm hiểu về từ ngữ chỉ
không gian trong thơ Hàn Mặc Tử .
2.2. Những ý kiến đánh giá về thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính
Nhìn chung qua các thời kì khác nhau, thơ Nguyễn Bính có những
thăng trầm, nhưng việc cảm thụ và đánh giá thơ Nguyễn Bính vẫn nhận được
sự quan tâm của các độc giả cũng như giới phê bình văn học.
Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã viết: Cái đẹp kín đáo của
những vần thơ Nguyễn Bính tuy có cảm được một số đông công chúng mộc
mạc, nhưng khó lọt vào con mắt của các nhà thông thái ngày nay. Tình cờ có
đọc thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo: Thơ như thế này thì có gì? Họ có ngờ đâu đã
bỏ rơi một điều mà người ta không hiểu được bằng lí trí một điều quý vô

5


ngần: hồn xưa của đất nước”. “ Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà
quê vẫn ẩn náu trong lòng ta”[45, tr.369].
Cùng thời với Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cũng
chỉ ra thứ tình quê xác thực được toát lên trong câu thơ mang dáng vẻ thực thà
“hai lần hai là bốn” của Nguyễn Bính.[40, tr.18]
Trong bài viết “Mã ngữ nghĩa từ vựng hay văn hóa làng quê trong thơ
Nguyễn Bính” (Tạp chí Văn học số 4, 1999) của hai tác giả Nguyễn Nhã Bản

và Hồ Xuân Bình cũng đã nghiên cứu về mặt ngữ nghĩa trong thơ Nguyễn
Bính. Tuy nhiên, do phạm vi đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích vốn từ vựng
chỉ làng quê, cách dùng thành ngữ, sử dụng con số để nói lên tình cảm sâu
đậm của nhà thơ đối với quê hương.
Đề tài “Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính” (2008) của Nguyễn Thị Hiền
đã đi sâu tìm hiểu về ngôn ngữ trong các bài thơ tình của Nguyễn Bính từ cấu
trúc, âm điệu thơ tình và khảo sát miêu tả các biện pháp tu từ, các lớp từ chỉ
sắc thái, sắc thái biểu cảm, lớp từ biểu thị tình yêu trong thơ tình Nguyễn
Bính. Từ đó giúp cho người đọc có một cái nhìn chung nhất, cơ bản nhất về
thơ tình Nguyễn Bính ở phương diện nội dung, hình thức, cách thức thể hiện
và ý nghĩa của ngôn ngữ tình yêu.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi chọn 64 bài thơ trong tập thơ Gái quê và Đau thương của
Hàn Mặc Tử và 45 bài thơ trong các tập: Lỡ bước sang ngang; Tâm hồn tôi;
Hương, cố nhân; Một nghìn cửa sổ; Người con gái lầu hoa; Mười hai bến
nước; Mây Tần và một số bài thơ lẻ trước cách mạng tháng Tám của Nguyễn
Bính để đi vào tìm hiểu các đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ trong thơ của hai
nhà thơ Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính.

6


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ sau đây:
a. Thống kê, khảo sát những lớp từ ngữ xuất hiện trong thơ của hai tác
giả: Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính.
b. Phân tích đặc điểm về cấu tạo và hành chức, ngữ nghĩa của từ ngữ
trong thơ Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính.
c. Chỉ ra những nét đồng nhất và khác biệt trong cách sử dụng từ ngữ

của Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính.
d. Từ đó rút ra đặc điểm phong cách hai nhà thơ qua việc sử dụng từ ngữ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được những nhiệm vụ đã nêu trên, chúng tôi đã phối kết
nhiều phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: phương pháp này dùng để thống
kê, phân loại các khía cạnh của ngôn ngữ trong các bài thơ của Hàn Mặc Tử
và Nguyễn Bính.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trong quá trình tìm hiểu những
đặc sắc về từ ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính, chúng tôi dùng
phương pháp phân tích các dẫn chứng để làm rõ các luận điểm đã nêu, từ đó
rút ra các kết luận nhất định.
- Phương pháp miêu tả: Trong quá trình tìm hiểu đặc điểm từ ngữ trong
thơ Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính, chúng tôi tiến hành miêu tả tất cả các khía
cạnh của từ ngữ trong thơ.
- Phương pháp so sánh: Từ việc nghiên cứu đặc điểm từ ngữ trong thơ
Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính, chúng tôi cũng so sánh những nét giống và
khác nhau trong cách sử dụng từ ngữ của hai nhà thơ.

7


5. Đóng góp của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên đi sâu tìm hiểu các lớp từ ngữ trong thơ Hàn Mặc
Tử và Nguyễn Bính ở phương diện so sánh cách sử dụng lớp từ ngữ này để
chỉ ra những nét riêng trong phong cách ngôn ngữ riêng của từng tác giả.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến sẽ có
3 chương:
Chương 1: Những tiền đề lí thuyết liên quan đến đề tài

Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của các lớp từ ngữ trong thơ Hàn Mặc
Tử và Nguyễn Bính
Chương 3: Ngữ nghĩa của các lớp từ ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử và
Nguyễn Bính

8


Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thơ và đặc điểm ngôn ngữ thơ
1.1.1. Khái niệm thơ
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, thơ là thể loại ra đời sớm hơn cả
và liên tục phát triển cho đến ngày nay. Ở nhiều dân tộc trong một thời gian
khá dài, các tác phẩm văn học đều viết bằng thơ. Vì thế, trong lịch sử văn học
nhiều dân tộc thế kỉ XVII trở về trước, nói đến thi ca là nói đến văn học.
Vậy thơ là gì? Đã có rất nhiều định nghĩa bàn về vấn đề này nhưng
chưa đi đến thống nhất và chưa có tiếng nói chung. Điều này khá dễ hiểu do
đặc điểm tính phức tạp của thơ và mỗi nhà thơ, mỗi nhà nghiên cứu, phê bình
về thơ đều có một cách định nghĩa riêng.
Công trình lí luận thi ca sớm nhất của phương Đông ra đời cách đây
1500 năm là Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp đã chỉ ra phương diện cơ bản
cấu thành tác phẩm thơ là: hình văn, hành văn và tình văn. Ngôn ngữ trong
thơ có họa (hình văn). Đến đời Đường, quan niệm về thơ của Bạch Cư Dị đã
cụ thể hơn một bước: cái cảm hóa được lòng yêu người chẳng có gì trọng yếu
bằng tình cảm, chẳng gì bằng ngôn ngữ, chẳng gì bằng âm thanh, chẳng gì
sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ gốc là tình cảm, mầm là ngôn ngữ, hoa là âm
thanh, quả là ý nghĩa [1, tr.24]. Trong quan niệm của Bạch Cư Dị các bình
diện của ngôn ngữ thơ được đề cập và làm sáng rõ. Trong bài Tựa Kinh thi,
Chu Hy cũng cho rằng: Thơ là cái dư âm của lời nói, trong khi lòng cảm xúc

với sự vật bên ngoài.
Ở Việt Nam, lí luận thơ đã nhấn mạnh Thi dĩ ngôn chí như một đặc
điểm của thể loại này. Phan Phu Tiên trong Viết âm thi tập thi san đã viết:
Trong lòng có điều gì tất hình thành ở lời cho nên thơ để nói nội dung vậy.

9


Nguyễn Bỉnh Khiêm khi viết tập thơ Bạch Vân Am đã nói rõ hơn nội dung
của chữ: có kẻ chỉ đạo đức, có kẻ chỉ để ở công danh, có kẻ chỉ để sự ẩn dật.
Nguyễn Trãi trong thời kì ông tham gia kháng chiến chống quân Minh lại nói
đến chí của mình là ở sự nghiệp cứu nước….Có thể nói nguyên tắc thi ngôn
chí (thơ nói chí) là nguyên tắc mĩ học cổ đại mang chức năng giáo hóa.
Nhưng ở mỗi hoàn cảnh lịch sử, mỗi giai đoạn mà chức năng thơ có thể thay
đổi, thơ có thể mang chức năng phản ánh nhận thức, thơ phản ánh chí hướng
tình cảm con người, cuộc sống.
Đến đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta có nhiều biến đổi sâu sắc. Từ đây
xuất hiện một lớp người mới, suy nghĩ mới và tình cảm mới. Bắt đầu từ Tản
Đà rồi đến các nhà Thơ mới (1932-1945), họ đã đem đến một luồng sinh khí
mới, với những đổi mới, cách tân táo bạo làm thay đổi diện mạo và làm nên
thành công rực rỡ của nền thi ca nước nhà, hoàn tất quá trình hiện đại hóa thơ
ca về nội dung. Từ đó, nhiều định nghĩa về thơ cũng xuất hiện.
Thế Lữ cho rằng: Thơ riêng nó phải có sức gợi cảm bất kể trường hợp
nào. Lưu Trọng Lư thì cho rằng: Thơ sở dĩ là thơ, vì nó súc tích gọn gàng, lời
ít mà ý nhiều và nếu cần phải tối nghĩa chỉ vì thi nhân không xuất hiện một
cách trực tiếp, lời nói của thi nhân phải là hình ảnh. Cực đoan hơn là ý kiến
của Hàn Mặc Tử: làm thơ tức là điên. Với Chế Lan Viên thì: làm thơ là
làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là Người Mơ, Người
Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện
tại, nó xáo trộn dĩ vãng, nó ôm trùm tương lai. Người ta không thể hiểu

được nó vì nó nói những cái vô nghĩa hợp lí. Có thể thấy ở thời kì này các
định nghĩa thơ phần nào có những yếu tố rất cơ bản ảnh hưởng từ những
quan niệm của trường phái thơ tượng trưng và siêu thực ở Pháp vào thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX. Họ thường lí tưởng hóa hoặc đối lập một cách cực
đoan giữa thơ ca và hiện thực cuộc sống kiểu như: Thơ là ở sự hiện thân

10


những gì thầm kín nhất và cho những hình ảnh tươi nhất, âm thanh huyền
diệu nhất trong thiên nhiên (La Mactin).
Sau cách mạng tháng Tám nhất là sau 1954, chúng ta lại có điều kiện
tiếp xúc với nhiều ý kiến về thơ. Trước hết, thơ là tiếng nói tâm hồn là sợi dây
tình cảm ràng buộc con người với con người, là hành trình ngắn nhất đi tới
con tim. Quan niệm này được thể hiện rõ trong định nghĩa sau: Thơ là một
tâm hồn đi từ những tâm hồn đồng điệu, “Thơ là tiếng nói tri âm”(Tố Hữu)
hoặc quan niệm “thơ cải thiện cuộc sống, hoàn thiện con người”. “Thơ biểu
hiện cuộc sống một cách cao đẹp” (Sóng Hồng). “Thơ là sự sống tập trung
cao độ là cốt lõi của cuộc sống”(Lưu Trọng Lư).
Đến cuối thế kỉ XX, Giáo sư Phan Ngọc đã đưa ra định nghĩa về thơ
chú ý nhấn mạnh về ngôn ngữ. Trong bài viết Thơ là gì? Tác giả đã nêu
lên: Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp
nhận phải nhớ, phải cảm xúc do hình thức ngôn ngữ này [35, tr.23]. Đây
là cách định nghĩa khá lạ, một định nghĩa theo hướng cấu trúc ngôn ngữ.
Ý kiến này đã đối lập hẳn ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ cuộc sống hằng
ngày và với cả văn xuôi.
Một tác giả khác cũng đi theo hướng này là Nguyễn Phan Cảnh. Ông
đã tiếp thu các luận thuyết về thơ ca trong và ngoài nước để đưa ra một vấn đề
rất thiết thực song không kém phần nan giải (các nhà thơ tư duy nên chất liệu
ngôn ngữ như thế nào?). Lí thuyết liên hệ hệ hình của Nguyễn Phan Cảnh đưa

ra không mới song một lần nữa nên xem xét từ phương thức lựa chọn ngôn từ
trong các hệ hình để tạo ra có hiệu quả cao nhất được khẳng định là đúng và
có sức thuyết phục cao [3, tr.51,70], Nguyễn Phan Cảnh không dừng lại ở đó
mà mở rộng vấn đề sang cả cấu trúc phổ biến trong ngôn ngữ thơ để giải thích
nguồn gốc các biện pháp tu từ [3, tr.70,71].

11


Định nghĩa của nhóm các nhà nghiên cứu phê bình văn học gồm: Lê
Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi lại cho rằng: Thơ là hình thức
sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống thể hiện tâm trạng những cảm xúc
mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh nhất và nhất là có nhịp
điệu [21, tr.262].
Từ một số định nghĩa thơ trên đây, chúng tôi rút ra những đặc điểm cơ
bản về ngôn ngữ thơ, đó là:
- Có hệ thống ngôn từ, có tổ chức riêng.
- Có vần điệu, có nhịp điệu.
- Thể hiện cảm xúc bằng hình ảnh.
1.1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ
1.1.2.1. Về ngữ âm
Đặc điểm nổi bật về ngữ âm của thơ (so với văn xuôi) là ở tính nhạc.
Sở dĩ, chúng ta thường nhấn mạnh tính nhạc trong thơ vì ngôn ngữ thơ ca
giàu nhịp điệu, ngữ điệu, quãng cách và hòa âm so với văn xuôi. Ngôn ngữ
thơ Việt Nam có một dáng vẻ riêng độc đáo là nhờ vào đặc tính cấu trúc âm
tiết tiếng Việt, sự giàu có về thanh điệu. Bởi vậy, nghiên cứu đặc điểm tính
nhạc trong ngôn ngữ thơ không thể không chú ý những yếu tố quan trọng đó.
Ngoài ra, hai yếu tố góp phần quan trọng, góp phần tạo tính nhạc
cho ngôn ngữ thơ ca là vần và nhịp, những yếu tố ngữ âm này là cơ sở và
cũng là chất liệu cho sự hòa âm của ngôn ngữ thơ ca tạo nên âm hưởng

trầm bổng, kì diệu.
Nhạc thơ được tạo thành từ các yếu tố chính sau: âm điệu, nhịp điệu,
vần điệu.
a) Âm điệu
Âm điệu là một khái niệm được thể hiện trong thế tương quan với vần
điệu và nhịp điệu. Âm điệu có thể hiểu là sự hòa âm được tạo ra từ sự luân

12


phiên xuất hiện của các đơn vị âm thanh (tiếng), có những chất ngữ âm tương
đồng và dị biệt trên trục tuyến tính.
Trong đó, thanh điệu với tư cách là yếu tố cơ bản làm nên sự khác biệt
về phẩm chất ngữ âm của mỗi âm tiết, là đối tượng chính của âm điệu. Do đó,
sự khác biệt về đường nét và độ cao nên sự phối hợp khác nhau có giá trị tạo
nên âm điệu khác nhau.
b) Vần điệu
Vần trong thơ là một yếu tố quan trọng, nó có quan hệ chặt chẽ với
nhịp điệu. Vần là sự hòa âm, sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ
âm nhất định giữa 2 từ hoặc 2 âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ, gợi tả, nhấn
mạnh sự ngừng nhịp [8, tr.12].
Trong thơ, vần có vai trò gắn kết các dòng thơ lại thành từng đoạn,
từng khổ và từng bài hoàn chỉnh: Ở các khổ thơ, bài có vần, với chức năng tổ
chức vần như sợi dây ràng buộc các dòng thơ lại với nhau do đó giúp cho
việc đọc thuận miệng, nghe được đọc thuận tai và làm cho người đọc, người
nghe dễ thuộc, dễ nhớ [8, tr.22].
Vần trong thơ là một kiểu gặp lại theo một quy định ngữ âm nhất định.
Hình thức này là dấu hiệu của sự hô ứng, liên kết gọi nhau của những yếu tố
từ ngữ, tạo nên kết cấu đặc biệt trong thơ. Tính nhạc của thơ cũng bắt đầu từ
đó và nó đã tạo nên khả năng mĩ cảm đặc biệt.

c) Nhịp điệu
Vần tuy là yếu tố quan trọng nhưng không bắt buộc phải có trong một
bài thơ, nhất là thơ tự do. Ngược lại, sự tồn tại của nhịp – một yếu tố có mối
quan hệ khăng khít với vần – lại mang tính tất yếu phổ quát. Một cách khái
quát có thể nói nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua sự lặp lại có tính
chất chu kì cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng

13


chỗ ngắt và những đơn vị văn bản như câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, thậm chí
đoạn thơ [8, tr.64].
Trong thơ, nhịp điệu là kết quả hòa phối âm thanh được tạo ra từ ngắt
nhịp. Nhịp điệu liên kết với các yếu tố ngữ âm lại với nhau để tạo ra tính
nhạc. Nhịp điệu ngừng nghỉ theo cách thức nhất định khi phát âm hay còn gọi
là sự ngắt nhịp.
Vần và nhịp là hai yếu tố quan trọng về mặt hình thức trong thơ ca, vần
và nhịp nếu ngắt đúng chỗ thì mang ý nghĩa. Vần và nhịp tương hợp và giao
hòa với nhau. Nhịp là yếu tố cơ bản, là xương sống của bài thơ, là tiền đề cho
hiện tượng gieo vần.
1.1.2.2. Về ngữ nghĩa
Thơ là loại hình nghệ thuật ngôn ngữ cô đọng, súc tích về từ ngữ và
hình ảnh. Mỗi từ ngữ khi được đưa vào thơ đều phải trải qua sự lựa chọn của
tác giả vào thơ của mình. Nó hoạt động đa dạng, linh hoạt và biến hóa. Nếu
như trong văn xuôi không hạn chế số lượng âm tiết, từ ngữ, câu chữ thì ngược
lại, thơ thường theo từng thể loại có nhưng cấu trúc nhất định. Khi đi vào thơ
do áp lực của cấu trúc và ngữ nghĩa, ngôn từ nhiều khi không chỉ được dùng
ở nghĩa đen, nghĩa ban đầu của nó mà còn có những ý nghĩa mới, tinh tế, đa
dạng nhiều hơn. Mỗi từ ngữ trong câu thơ chứa đựng sức mạnh tiềm tàng,
chứa đựng cái tinh tế đẹp đẽ, sâu sắc. Chính vì vậy, ngữ nghĩa của ngôn từ

trong thơ phong phú hơn nhiều so với ngữ nghĩa ngôn từ trong giao tiếp đời
thường và văn xuôi. Từ ngữ của thơ có những từ ngữ được sử dụng ở phép
chuyển nghĩa (chủ yếu là phép ẩn dụ).
Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ khơi gợi và để thực hiện chức năng gợi, các
đơn vị trong văn bản nghệ thuật phải được lựa chọn xây dựng và sắp xếp theo
cách thức nhất định. Hiệu quả biểu đạt ý ở ngoài lời là mục tiêu muôn đời của

14


thi ca. Đặc trưng ngữ nghĩa này tạo cho ngôn ngữ một sức cuốn hút kì lạ với
người đọc người nghe.
1.1.2.3. Về ngữ pháp
Về phương diện ngữ pháp, câu thơ, dòng thơ không hoàn toàn trùng
nhau, có những câu thơ bao gồm nhiều dòng thơ và cũng có nhiều dòng thơ
bao gồm nhiều câu thơ, các thành phần trong dòng, trong câu hay bị đảo lộn
trật tự, các từ nhiều lúc không sắp xếp theo trật tự như bình thường và điều
này không xẩy ra với văn xuôi. Đặc điểm này thể hiện rất rõ qua hiện tượng
vắt dòng trong thơ ca Việt Nam hiện đại.
Trong thơ, các dòng, các vế câu, các ý nhiều khi trông qua hình
như không có mối quan hệ logic gì với nhau, nhiều khi trái ngược nhau về
logic, lập luận, thậm chí có khi thật “phi lí” nhưng người đọc vẫn hiểu
được mạch ngầm các ý trong câu thơ, hiểu được sự ẩn náu ngữ nghĩa đằng
sau tầng cấu trúc ngữ pháp tưởng như không lí giải được, và “vườn cấm”
này chỉ dành cho thơ.
Những kết hợp không bình thường trong cấu trúc dòng thơ diễn ra rất
đa dạng và phức tạp. Có khi một dòng chứa nhiều câu thơ, có khi một dòng
chỉ có một vế câu… Do vậy, nhà thơ có thể sử dụng nhiều kiểu câu bất
thường như đảo ngữ, câu tách biệt, câu vắt dòng, câu trùng điệp nhưng không
làm ảnh hưởng đến quy trình tiếp nhận ngữ nghĩa của văn bản, trái lại chính

nó mở ra những giá trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn ngữ thơ ca.
1.1.3. Từ ngữ trong thơ
Nói đến thơ, không thể không nói đến đặc trưng của từ ngữ trong thơ.
Đối với người nghệ sĩ, quá trình sáng tác văn học, xét theo phương diện nào
đó, là quá trình điều hành tổ chức ngôn ngữ theo một cơ cấu riêng mang tính
chủ quan. Ở đây ngôn từ vừa là phương tiện vừa là vật liệu được khách quan
hóa những đối tượng tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ. Từ những chủ quan

15


ban đầu, qua quá trình tái hiện và chọn lọc, người nghệ sĩ phải tạo kiểu
phương thức thích hợp cho những hình ảnh ấy thoát ra khỏi tiềm năng trong
tư duy. Từ đó làm cho nó hóa thân từ chủ quan thành khách quan. Mỗi tác
giả, bằng cảm quan nghệ thuật, bằng tài năng của cá nhân đã có sự lựa chọn
ngôn từ riêng. Việc lựa chọn lớp từ nhất định nào đó sẽ được quyết định bởi
lối tiếp cận đời sống, tư tưởng thẩm mĩ và vốn từ riêng của tác giả.
- Từ ngữ trong thơ là từ ngữ cô đọng, hàm súc, có sự chọn lựa kĩ càng.
Số lượng các đơn vị từ ngữ trong một bài thơ tuy khác nhau nhưng nhìn
chung vẫn có hạn định. Thế mà, mỗi bài thơ phải thể hiện một đề tài riêng,
một tứ thơ, một cách cấu tứ, một cảnh, một sự, một tình. Vì thế làm thơ phải
tiết kiệm từ ngữ và phải biết chọn lọc từ ngữ kĩ càng.
Thơ đòi hỏi tính hàm súc, tính hàm súc nảy sinh từ mặt thông tin của
tác phẩm, trên một diện tích ngôn ngữ hạn hẹp với tư cách là một văn bản
thông tin, một hệ thống tín hiệu (tín hiệu thẩm mĩ), ngôn từ đã nó cần cung
cấp cho người đọc một lượng thông tin cao. Nhờ tính hàm súc mà bức
tranh phong cảnh của một buổi sáng mùa xuân được tái hiện bằng những từ
ngữ ít ỏi, súc tích:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

(Nguyễn Du - Truyện Kiều )
- Từ ngữ trong thơ chứa đựng tiếng vang, ta cảm giác được cái ý cái
tình, cái cảnh quan cái chữ trong sự kết hợp của chúng. Tố Hữu trong bài Thơ
là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí đã nói: Chữ nghĩa không
phải chữ a, chữ b mà cả tiếng vang trong chữ, tiếng vang cả khoảng cách
giữa những chỗ, những dòng.
Trong từ ngữ của thơ, có những từ ngữ đóng vai trò là chìa khóa của
bài thơ, là từ đặc biệt mang âm hưởng riêng, sắc thái riêng của bài thơ, là

16


điểm sáng trong bài thơ. Không nhất thiết là bài thơ nào cũng có những từ
như thế nhưng nhìn chung, từ đều được nhà thơ chọn lựa kĩ càng, dồn vào nó
sức căng của bài thơ.
- Từ ngữ trong thơ có sức tạo sự liên tưởng nhiều tầng. Từ ngữ được sử
dụng trong bài thơ rất đậm đặc những loại từ giàu hình ảnh, giàu màu sắc,
đường nét âm thanh, nhạc điệu. những loại từ đó có khả năng gợi hình, gợi tả
rõ nét về đối tượng. Trong hệ thống vốn từ tiếng Việt những từ có khả năng
trên người ta gọi là từ: tượng thanh, từ tượng hình, phần lớn chúng là từ láy:
Xập xè yến lượn lầu không
Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Từ láy xập xè vừa gợi hình tượng âm thanh, vừa gợi ra một hình ảnh thị
giác. Nó miêu tả dáng bay của con chim, tiếng lé xé của đôi cánh chim, đồng
thời cũng gợi ra sự vắng lặng của ngôi nhà cũ trong tâm trạng chơ vơ của Kim
Trọng khi trở lại vườn đào.
- Từ ngữ được sử dụng trong thơ mang tính biểu cảm. Mỗi bài thơ đều
gợi ra một phương diện nào đó của cuộc đời, đều chứa đựng những suy nghĩ,
cảm xúc riêng của mỗi nhà thơ về con người, cuộc sống. Sự biểu cảm của từ

trong thơ là loại từ chứa đựng mọi cung bậc tình cảm, mọi trạng thái cảm xúc
của con người, đó có thể là trạng thái vui, buồn, hờn, giận…Chính nhờ vào
điều này mà người đọc dễ bị xúc động, bị lôi cuốn vào tác phẩm.
- Từ ngữ được sử dụng trong thơ được vận dụng bởi nhiều phép chuyển
nghĩa nhưng chủ yếu là ẩn dụ. Ẩn dụ là biện pháp tu từ chuyển từ nghĩa đen
sang nghĩa bóng, từ trực tiếp sang gián tiếp trên cơ sở tương đương, từ những
dấu hiệu giống nhau về một mặt nào đó của kí hiệu thẩm mỹ giữa đối tượng
và hiện tượng theo sự liên quan tương xứng giữa hai nghĩa và ý thức một sự
so sánh được hiểu ngầm. Đây là phép so sánh chỉ có một thành phần, chỉ nói

17


đến một vế so sánh. Vì thơ là lĩnh vực tình cảm tinh tế, nó là cách khám phá
sự tương đồng một cách kín đáo giữa các đối tượng, hướng vào dấu hiệu được
chú ý của đối tượng kia.
1.2. Khái niệm từ và đặc điểm của từ
1.2.1. Khái niệm từ
Bàn về khái niệm từ, từ trước đến nay có khá nhiều ý kiến đứng ở nhiều
góc độ khác nhau. Tuy nhiên khái niệm về từ đầu tiên do các nhà ngôn ngữ
Ấn – Âu đưa ra. Chẳng hạn, học phái Alex-xan-dri đã định nghĩa: Từ là đơn
vị nhỏ nhất trong chuỗi lời nói (Dẫn theo V.A.Zveghinxep, Lịch sử ngôn ngữ
học thế kỉ XIX – XX, bằng tiếng Nga, M.1960, tr.13).
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác
nhau về từ như: Lê Văn Lý, Phan Khôi, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện
Giáp, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Tuệ, Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Đỗ
Thị Kim Liên…Ở đây, chúng tôi chỉ lựa chọn một định nghĩa mà chúng tôi
cho là phù hợp để nghiên cứu đó là định nghĩa về từ của tác giả Đỗ Thị
Kim Liên : Từ là một đơn vị của ngôn ngữ gồm một hoặc một số âm tiết có
nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hoàn chỉnh và được vận dụng tự do để cấu tạo

nên câu [30, tr.18].
1.2.2. Đặc điểm của từ
a) Từ là đơn vị ngôn ngữ gồm một hoặc một số âm tiết, có nghĩa nhỏ
nhất.
Từ được cấu tạo bởi hình vị, từ khác hình vị ở chỗ từ mang nghĩa.
Ví dụ: Ăn, ở, nhà, xe, vội vàng, rung rinh, nóng nảy,…
Các từ: ăn, ở, xe, nhà là những từ gồm một âm tiết. Còn các từ: vội
vàng, rung rinh, nóng nảy, thơm tho… là những từ có hai âm tiết, trong đó

18


một âm tiết mang nghĩa gốc (vội, rung, nóng, thơm), còn âm tiết còn lại chỉ là
đơn vị khu biệt nghĩa (vàng, rinh, nảy, tho).
b) Từ có cấu tạo hoàn chỉnh
Từ luôn xuất hiện với tư cách là một khối chặt chẽ cả về nội dung ngữ
nghĩa lẫn hình thức cấu tạo. Chúng ta không thể chiêm xen bất cứ một yếu tố
phụ nào vào giữa các yếu tố cấu thành một từ như cụm từ. Ở ví dụ trên, vội
vàng, nóng nảy, thơm tho là một từ, ta không thể chiêm xen yếu tố phụ vào
giữa vội và vàng, nóng và nảy, thơm và tho. Còn ở trường hợp khác như: ao
cá là cụm từ ta có thể chiêm xen yếu tố phụ vào giữa: ao và cá để thành ao
nuôi cá, ao thả cá…
Tính hoàn chỉnh của từ mới giúp chúng ta xem xét trong cấu tạo nội bộ
của từ, phân biệt từ với cụm từ.
c) Từ có khả năng vận dụng tự do để tạo câu
Khả năng tự do này thể hiện ở chỗ từ có thể kết hợp nhiều từ khác để
tạo nên các câu. Hình vị cũng giống như từ ở chỗ là đơn vị nhỏ nhất nhưng
hình vị không có khả năng hoạt động tự do mà luôn bị ràng buộc trong từ.
Đây là đặc điểm để ta phân biệt từ và hình vị.
Ví dụ: Biệt thự là một từ độc lập, nó có khả năng kết hợp tự do với từ

căn…này để cấu tạo thành cụm từ: Căn biệt thự này; hoặc cấu tạo thành câu:
Căn biệt thự này rất đẹp. Còn từ biệt (hình vị), thự (hình vị) không thể kết
hợp được như vậy.
1.3. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là Phero
Phanxico, sinh ngày 22-9-1912, tại Lệ Mĩ – Đồng Hới. Tổ tiên của Hàn Mặc
Tử vốn họ Phạm, gốc ở Thanh Hóa. Ông cố của Hàn Mặc Tử tên là Phạm
Chương, do liên quan về quốc sự, gia đình bị truy nã nên người con là Phạm

19


Bồi phải trốn vào Thừa Thiên Huế rồi đổi sang họ mẹ là họ Nguyễn. Bố của
Hàn Mặc Tử là ông Nguyễn Văn Toản, con trai trưởng của cụ Phạm Bồi. Hàn
Mặc Tử là con thứ tư trong gia đình có sáu người con.
Bố của thi sĩ làm ở sở Thương chánh Nhật Lệ ở Đồng Hới. Lớn lên
Hàn Mặc Tử theo bố đi nhiều nơi và theo học ở các trường tiểu học Sa Kỳ
(1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Sa Kỳ (1924),…Năm 1926, bố
Hàn Mặc Tử qua đời, Hàn Mặc Tử theo mẹ vào Quy Nhơn và sau đó học ở
trường Pelerin – Huế. Năm 1930, Hàn Mặc Tử thôi học về Quy Nhơn cùng
mẹ, học ở đây 3 năm, làm thơ và lấy bút hiệu Phong Trần, vào làm ở Sở đạc
điền một thời gian. Năm 1935, Hàn Mặc Tử bị đau rồi thôi việc. Và cũng vì
thất vọng về mối tình với Hoàng Cúc, Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo. Ở
đây, Hàn Mặc Tử gặp rất nhiều bạn thơ, rồi đổi bút danh là Lệ Thanh và sau
đó thành Hàn Mặc Tử. Năm 1936, Hàn Mặc Tử gặp Mộng Cầm và tình cảm
giữa họ ngày càng thắm thiết. Nhưng đến cuối năm, khi bệnh nặng thêm, Hàn
Mặc Tử chia tay Mộng Cầm trở về Quy Nhơn.
Những năm cuối đời, Hàn Mặc Tử sống trong sự đau đớn của thể xác,
cô đơn tuyệt vọng về tinh thần, Mộng Cầm đi lấy chồng, nữ sĩ Mai Đình ra

thăm nhưng do mặc cảm bệnh tật Hàn Mặc Tử trốn không gặp, Thương
Thương tuy là một bóng dáng khuynh thi, nhưng ngoài đời cũng hết sức mơ
hồ và xa xăm. Tuyệt vọng về tinh thần, mặc cảm về bệnh tật, Hàn Mặc Tử rơi
vào trạng thái cuồng loạn khủng khiếp. Trước số phận bi đát đó thì tình cảm
bạn bè dành cho thi sĩ, và tình cảm của thi sĩ đối với cuộc đời với thơ ca đã
xoa dịu cõi lòng tan nát của nhà thơ. Các tập thơ, kịch thơ, thơ văn xuôi lần
lượt ra đời, đó cũng chính là cách mà nhà thơ vượt ra khỏi sự truy đuổi của
đau thương và cái chết. Trước khi chết, Hàn Mặc Tử đã gác lại chuyện văn
chương, lấy lại trạng thái tĩnh tại trong tâm hồn để đi vào cõi vĩnh hằng một
cách nhẹ nhàng vào ngày 11 tháng 11 năm 1940.

20


Tài năng thơ ca của Hàn Mặc Tử được bộc lộ rất sớm. Tài năng đó
trước hết được bộc lộ ở thơ Đường luật. Khi mới 15 tuổi với bút danh là Minh
Duệ Thị, Hàn Mặc Tử đã làm nhiều bài thơ xướng họa với anh trai của mình
là Mộng Châu (tức Nguyễn Bá Nhân), Mộng Châu là một nhà thơ Đường luật
sành nghề. Chính nhờ anh trai mà sự nghiệp học hành và sáng tác của thi sĩ
vẫn được tạo đà phát triển sau khi bố qua đời.
Với hy vọng phát triển một tài năng, mẹ Hàn Mặc Tử đã gửi thi sĩ ra
Huế học, ở đây thi sĩ đã nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với xứ Huế yên
ả, thanh bình, phong cảnh nên thơ. Những yếu tố này in dấu khá rõ trong các
bài thơ của ông.
Khi Phan Bội Châu mở Mộng du thi xã và tổ chức thi thơ, Hàn Mặc Tử
đã gửi mấy bài thơ dự thi (Kí tên là Phong Trần) và đạt giải nhất. Phan Bội
Châu đã hết lời ca ngợi: Từ về nước đến nay, tôi được xem thơ quốc âm cũng
khá nhiều, song chưa gặp được bài nào hay đến thế…Ôi hồng Nam nhạn Bắc,
ước ao có ngày gặp gỡ để bắt tay nhau cười lên một tiếng lớn ấy là thỏa hồn
thơ đó. Từ đó, tên tuổi của Hàn Mặc Tử càng được khẳng định và tôn vinh.

Năm 1931, Hàn Mặc Tử có đăng các báo: Phụ nữ tân văn, Lời thăm,
Tiếng dân với một phong vị Đường luật, làm xôn xao làng thơ.
Tháng 6 năm 1934, Lưu Trọng Lư vào Huế diễn thuyết tại hội học Quy
Nhơn để bênh vực cho thơ Mới thì đúng lúc đó Hàn Mặc Tử mới thực sự
chọn thơ Mới làm phương tiện để thể hiện thế giới tình cảm của mình và anh
bắt đầu gửi các bài thơ đăng ở các báo Sài Gòn.
Năm 1936, Hàn Mặc Tử phát hiện mình mắc bệnh, anh thôi làm báo rồi
cùng Yến Lan, Hoàng Diệp, Nguyễn Viết Lâm, Nguyễn Minh Vĩ, Chế Lan
Viên lập nên trường thơ loạn rồi cho ra đời tập Nắng xuân. Từ đó, các tập Gái
quê, Thơ Điên (sau gọi là Đau thương) lần lượt ra đời. Thơ Hàn Mặc Tử có 6

21


tập, ngoài ra còn có vở kịch thơ là: Duyên kỳ ngộ và Quần tiên hội, một tập
thơ văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng và trên dưới 24 bài thơ chưa in.
- Lệ Thanh thi tập: Với phần lớn là những bài thơ Đường luật được
sáng tác trong thời gian Hàn Mặc Tử theo học ở Huế. Ở giai đoạn này, thơ
Hàn Mặc Tử chủ yếu nghiêng về khoái cảm, tức cảnh, ngâm vịnh, thể hiện
nỗi niềm ưu thời mẫn thế:
Non sông bốn mặt ngủ mơ màng
Thức tỉnh mình ta dạ chẳng yên
(Thức khuya, tr.12)
- Gái quê xuất bản năm 1936, lúc bấy giờ Hàn Mặc Tử đã chuyển sang
làng thơ Mới. Đây là tập thơ khẳng định thiên tài thơ ca Hàn Mặc Tử. Lời thơ
nhẹ nhàng duyên dáng, cảnh quê, tình quê gắn với hình ảnh những sự vật
quen thuộc: Nắng mới, đọt tre, hàng cau, vạt dưa, bóng trăng… và gợi cảm
nhất là bóng dáng một gái quê, một tình yêu nhẹ nhàng trong sáng.
Các tập thơ: Thơ Điên (Đau thương), Xuân như ý, Thượng thanh khí lại
tập rung tất cả những rung động cảm xúc, yêu thương, đau khổ, buồn vui, hờn

giận…càng làm cho thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử trở thành một
hồn thơ dị biệt. Những hình tượng độc đáo, trí tượng tưởng phong phú, những
cảm giác siêu thực,…tạo nên sự lôi cuốn hấp dẫn của thơ Hàn Mặc Tử.
Duyên kì ngộ và Quần tiên hội: là những vở kịch thơ viết chưa hoàn
thành. Lúc bấy giờ Hàn Mặc Tử đang ở trên ranh giới giữa sự sống và cái
chết, thế nhưng lời thơ vẫn rất trong sáng, thiết tha, khao khát một sức sống
mãnh liệt. Trong hai vở kịch này, không gian trần tục được thay thế bởi không
gian thơ mộng, cao sang của cõi tiên với tiếng chim hót, bóng trăng, tiếng
tiêu ngân…với một giai nhân tuyệt sắc Thương Thương cùng thi sĩ đã tôn
thêm vẻ đẹp và tình yêu làm nên một thế giới riêng.

22


Chơi giữa mùa trăng và những bài thơ chưa in vào tập càng khẳng định
tài năng, tình yêu cuộc sống, một nghị lực và một bản lĩnh hiếm có của Hàn
Mặc Tử. Thế giới trong tập thơ văn xuôi là một thế giới Hàn Mặc Tử ngất
ngây trong cõi tiên, cõi mộng không cùng. Ở đó có nước nhược, non bồng,
nhà thơ tự do chơi trong đó, để chiêm bao, để hát khúc li tao.
Điểm trung tâm để làm cho thơ Hàn Mặc Tử trở thành một nguồn thơ
dị biệt đó là trong thơ Hàn Mặc Tử tình yêu cuộc sống, tình yêu thơ ca và chất
Đạo (cả đạo Phật và đạo Thiên Chúa) hòa quyện vào nhau cộng với những
rung cảm và trí tượng tưởng độc đáo đã làm nên một hồn thơ bí ẩn, hấp dẫn.
1.3.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bính
Nguyễn Bính tên thuở nhỏ là Nguyễn Trọng Bính sinh năm 1919 tại
làng Thiện Vinh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong một gia đình nhà
Nho nghèo. Thuở nhỏ, Nguyễn Bính ở nhà học với cha là ông đồ Nguyễn
Đạo Bình (ông cả Biền), sau được cậu ruột là ông Bùi Trình Khiêm đưa
về nuôi dạy.
Vì mồ côi mẹ quá sớm (lúc Nguyễn Bính vừa sinh ra được vài ba

tháng), cả nhà lại quá túng thiếu, nên ngay từ khi mới hơn 10 tuổi (cuối
1932), Nguyễn Bính đã phải rời quê, theo người anh cả là Nguyễn Mạnh Phúc
ra Hà Nội kiếm sống.
Nguyễn Bính làm thơ khá sớm, bài thơ được đăng báo đầu tiên là bài
Cô hái mơ. Năm 1937, Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi dự thi và đã
được giải thưởng của Tự lực văn đoàn. Từ đó, thi sĩ liên tiếp có thơ đăng trên
nhiều báo chí. Trong 3 năm, từ 1940 đến 1942, Nguyễn Bính cho ra mắt bạn
đọc khắp Bắc- Trung- Nam liền bảy tập thơ. Với những thi phẩm đó (đặc biệt
là với thi phẩm Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi, Mười hai bến nước),
Nguyễn Bính đã nhanh chóng được nhiều bạn đọc chú ý, yêu mến. Vở kịch
thơ Bóng giai nhân, Nguyễn Bính soạn theo phác thảo ban đầu của Yến Lan

23


(1942) đã được dựng ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế. Ở vở kịch này, Nguyễn Bính
ca ngợi tinh thần vì nước dứt tình riêng, mưu sự nghiệp…
Năm 1943, lần thứ ba, Nguyễn Bính rời đất Bắc đi về phương Nam và
đã lưu lạc trong đó mấy năm liền. Đầu năm 1947, Nguyễn Bính tham gia
kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Sau một thời gian phụ trách Hội Văn hóa
cứu quốc tỉnh Rạch Giá, phó chủ nhiệm tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Rạch Giá,
Nguyễn Bính về nhận công tác ở văn nghệ khu Tám. Thời gian này, Nguyễn
Bính sáng tác khá kịp thời và đều đặn, cổ động tinh thần yêu nước, quyết
chiến quyết thắng, giết giặc lập công…Những sáng tác này (như Ông lão mài
gươm, Sóng biền cỏ, trăng kia đã đứng ngang đầu, Mừng Đảng ra đời,
Những dòng tâm huyết…) được in qua những chế bản bằng đất, bằng bột… đã
nhanh chóng thâm nhập quần chúng kháng chiến Nam Bộ.
Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, rồi về nhận công tác ở Hội nhà
văn Việt Nam. Năm 1956, Nguyễn Bính chủ trương báo Trăm hoa, và đã cho
đăng trên tờ báo này một số bài viết (trong đó có một vài bài của anh) còn

mang tính mơ hồ trong lập trường tư tưởng.
Từ 1955 đến 1962, Nguyễn Bính cho in hàng chục tác phẩm thơ. Chủ
đề nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bính thời gian này là vạch trần tội ác
của bọn Mỹ Diệm, phản ánh tinh thần đấu tranh thống nhất đất nước và tâm
tình “ngày Bắc đêm Nam”. Anh cũng đã chú ý viết những tác phẩm ca ngợi
truyền thống đấu tranh bất khuất, truyền thống văn hóa, tốt đẹp của dân tộc,
ca ngợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn miền Bắc.
Năm 1958, Nguyễn Bính về cư trú tại Nam Định, tiếp tục sáng tác, sau
đó nhận công tác tại Ty Văn hóa Thông tin Nam Định (từ 1965 là Nam Hà).
Anh đã góp phần mình vào sự trưởng thành của phong trào tác văn nghệ ở
quê hương và thơ anh vẫn bám sát các yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa
phương cũng như của cả nước.

24


Trước đây, Nguyễn Bính đã sáng tác kịch thơ, thời gian này nhà thơ bắt
đầu viết chèo. Hai vở chèo Cô Son và Người lái đò sông Vị bộc lộ tình cảm
thiết tha đối với truyền thống nghệ thuật dân tộc.
Mùa thu 1965, Nguyễn Bính theo cơ quan Ty văn hóa Nam Hà sơ tán
về huyện Lý Nhân. Ngay từ những ngày đầu giặc Mĩ leo thang chiến tranh ra
miền Bắc, Nguyễn Bính đã có ngay một số bài thơ chống Mĩ cứu nước. Tiếc
rằng nhà thơ đã mất đột ngột vào ngày 20-1-1966, khi nhà thơ chưa kịp sang
tuổi 49, khi nhà thơ vừa hoàn thành và cho in bài thơ Quê hương, một bài thơ
có những nét báo hiệu một giai đoạn mới của thơ anh.
Trong hơn 35 năm làm thơ, viết kịch, viết truyện với một âm điệu giàu
chat trữ tình dân gian, Nguyễn Bính đã tạo được một gương mặt riêng trong
văn học Việt Nam hiện đại.
1.4. Tiểu kết chương 1
Thơ là một loại hình nghệ thuật độc đáo. Ngôn ngữ thơ là một phương

diện hình thái đặc thù, khác thường. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ được thể
hiện ở các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Thơ Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính có nhiều nét đặc sắc trên cả hai
phương diện hình thức thể hiện và nội dung. Ngôn ngữ thơ của hai nhà thơ Hàn
Mặc Tử và Nguyễn Bính đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau nhưng ở
luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu về từ ngữ trong một số tập thơ của cả
hai nhà thơ này, bởi phương diện từ ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử và thơ Nguyễn
Bính là những sáng tạo, đặc sắc đã được người đời ghi nhận để từ đó chỉ ra
những điểm tương đồng và khác biệt của cả hai nhà thơ tiêu biểu cho hai trường
phái khác nhau trong phong trào thơ Mới: Hàn Mặc Tử - Nguyễn Bính.
Ở chương 1, chúng tôi đã đề cập đến một số tiền đề lý thuyết làm cơ sở
để đi vào tìm hiểu đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính và so sánh cách
sử dụng từ ngữ giữa hai nhà thơ dựa trên các lớp từ tiêu biểu.

25


×