Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN giúp đối tượng học sinh mũi nhọn tìm hiểu một nét độc đáo trong thơ hàn mặc tử mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.4 KB, 33 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Tôn giáo và thơ ca là những hình thái ý thức xã hội đặc thù,
cùng với sự xuất hiện và phát triển của loài người, tôn giáo và thơ ca
đã ra đời rất sớm trở thành nhu cầu tinh thần quan trọng của con
người. Theo quan điểm của Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh
(Đại học Vinh), “Trong đời sống tinh thần nhân loại, ít có lĩnh vực nào
lại có điểm gặp gỡ, tương đồng như tôn giáo và thơ ca. Ngay từ khi
con người chưa có được một ý thức đầy đủ về mình, cùng với ý niệm
về vũ trụ bao la, thần bí là sự xuất hiện một niềm tin và những tưởng
tượng hồn nhiên, ngây thơ về những quyền năng của một đấng sáng
thế vô ảnh vô hình. Đó là sự khởi đầu cho mối tương giao giữa tôn
giáo và thơ ca.” (“Tôn giáo và thơ ca – nhìn từ phương Đông”, Tạp
chí Nghiên cứu Văn học số 2 - 2006). Mối quan hệ tương giao đó
chính là cơ sở tạo nên những thế giới thơ đặc sắc và huyền bí, đến
mức nhiều khi người ta xem các thi nhân là những vị thánh sống.
1.2. Đầu thế kỷ XX, (cụ thể từ 1932 - 1945) ở Việt Nam đã xuất
hiện phong trào Thơ mới và Hàn Mặc Tử là một trong những đại diện
nổi bật của phong trào thơ đó. Với quãng đời ngắn ngủi (28 tuổi), thi sĩ
1
đã để lại một số lượng tác phẩm lớn có giá trị. Nghiên cứu về cuộc đời
và thơ ca của người nghệ sĩ tài năng mà bất hạnh này là niềm đam mê
của nhiều người. Đã có hàng trăm bài phê bình, tiểu luận lớn nhỏ, đã có
hàng mấy chục luận án tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu về Hàn Mặc Tử với
những đánh giá độc đáo và sâu sắc. Song điều đáng nói là trong thế
giới thơ Hàn Mặc Tử luôn có sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thi ca, đúng
như nhận xét của Hoài Thanh: "Hàn Mạc Tử đã dựng riêng một ngôi
đền để thờ Chúa". "Với Hàn Mạc Tử Chúa gần lắm. Người đã tìm lại
những rung cảm mạnh mẽ của các tín đồ đời Thượng cổ.". Và đó cũng
là điều tôi muốn trình bày ở bài viết này.
I.2. Thực trạng vấn đề


Thực ra nghiên cứu về thế giới thơ của Hàn Mặc Tử vốn là sở
trường và niềm đam mê của nhiều người, không phải bây giờ mà ngay
từ khi thơ Hàn vừa xuất hiện và đi vào lòng bạn đọc. Đó là phê bình
tiểu sử của Trần Thanh Mại (Hàn Mặc Tử, thân thế và thi văn), phê
bình của Hoài Thanh, Hoài Chân (Thi nhân Việt Nam) và rất nhiều
những nhà thơ nhà phê bình khác vốn là bạn thơ của thi nhân như Chế
Lan Viên, Quách Tấn, Trần Thanh Địch, Bích Khê, Yến Lan Và gần
đây tìm hiểu về nhà thơ tài mệnh này vẫn được tiếp tục sôi động trên
2
văn trường như nghiên cứu của Đỗ Lai Thuý, của Chu Văn Sơn, Lại
Nguyên Ân, Nguyễn Bá Tín, Đặng Thị Ngọc Phượng
Với kiến thức còn rất nông cạn, tôi chưa có điều kiện để nghiên
cứu nhiều, mà chỉ mới tiếp cận được một số tác giả quen thuộc tuy
nhiên tôi cũng nhận thấy đề tài về thế giới thơ Hàn Mặc Tử nói chung
và sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong thơ Hàn Mặc Tử nói riêng
quả là hết sức phong phú và đa dạng. Đây thực sự là một mảnh đất
màu mỡ dành cho những người yêu thích văn học. Nói cách khác, thế
giới thơ Hàn thực sự đã được nghiên cứu ở nhiều vấn đề, dưới nhiều
góc độ. Song tôi cũng luôn có một niềm tin rằng văn học bao giờ cũng
nằm ở thế tiềm năng sẽ không thể và không bao giờ có thể tìm hiểu
hết mọi khía cạnh của văn chương. Với niềm tin ấy tôi đi vào nghiên
cứu đề tài này với một suy nghĩ sẽ góp một phần dù rất nhỏ bé vào
quá trình tìm hiểu thêm vẻ đẹp còn tiềm ẩn trong thế giới thơ kỳ diệu
của Hàn Mặc Tử.
I.3. Đối tượng và phạm vi bài viết
3.1. Ðối tượng của đề tài là giúp đối tượng học sinh mũi nhọn tìm
hiểu một nét độc đáo trong sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc tử “sự gặp gỡ
giữa tôn giáo và thơ ca”. Đây là một đề tài lớn và hết sức thú vị, do năng
3
lực, trình độ cũng như khuôn khổ của bài viết, tôi chỉ tập trung khảo sát

một số bài thơ cụ thể và nổi bật dựa vào các tập thơ quen thuộc của tác
giả như Gái quê, Thơ điên (được đổi thành Đau thương) và xem các tác
phẩm ấy là tư liệu tham khảo quan trọng.
3.2.Tôi không có tham vọng nghiên cứu thật kĩ thế giới thơ Hàn
Mặc Tử trên tất cả mọi bình diện, mà chỉ đi vào một khía cạnh nhỏ là
màu sắc tôn giáo được thể hiện trong sáng tác của nhà thơ này với
mong muốn góp phần chỉ ra sự phong phú cũng như vẻ đẹp độc đáo
trong thơ Hàn Mặc Tử nói riêng trong thơ Việt Nam nói chung nhằm
giúp học sinh hiểu sâu hơn, bản chất hơn về một nhà thơ cụ thể.
I.4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
4.1. Mục đích:
a) Thông qua việc tìm hiểu, phân tích và sắp xếp theo một hệ
thống có thể, giúp người đọc nhận thấy sự xuất hiện với một tần số
khá lớn những từ ngữ mang màu sắc tôn giáo, cũng như những cảm
quan về thế giới siêu hình, siêu tưởng trong thơ Hàn Mặc Tử.
b) Thơ Hàn Mặc Tử thực sự là một trong những đỉnh cao của thơ
lãng mạn Việt Nam, việc tìm hiểu thêm một số biểu hiện cụ thể trong
thế giới nghệ thuật của nhà thơ là nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp, cũng
4
như sự lung linh kì diệu của những thi phẩm đã từng đi sâu vào lòng
người từ hơn nửa thế kỷ qua, cũng từ đó góp phần nhỏ bé trong việc
thể hiện tình cảm đậm đà sâu sắc đối với nhà thơ tài năng nhưng hết
sức đau thương này.
c) Dù chưa phải thật nhiều, nhưng thơ Hàn Mặc Tử từ trước đến
nay luôn là một bộ phận quan trọng được giảng dạy trong nhà trường,
bởi vậy tôi có mộng tưởng rằng bài viết này sẽ góp một phần nhỏ bé
trong việc cung cấp thêm chút ít vốn liếng về thế giới thơ Hàn Mặc Tử
để phục vụ cho việc dạy và học trong các trường phổ thông đặc biệt là
đối tượng học sinh mũi nhọn.
4.2. Nhiệm vụ:

Xuất phát từ những mục đích trên tôi đặt ra những nhiệm vụ cụ
thể như sau cho bài viết này:
a) Tập trung khảo sát, thống kê một số nét nổi bật về cuộc đời và
hành trình thơ của Hàn Mặc Tử, dựa trên những tư liệu đáng tin cậy
đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến.
b) Tôi cũng tập trung lý giải mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca
trên bình diện và phương thức biểu hiện của chúng.

5
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II.1. Đôi điều về mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca
1.1. Từ khi con người vừa thoát thai khỏi xã hội mông muội
nguyên thuỷ thì hàng loạt vấn đề về nhận thức xã hội đã được đặt ra.
Ai sinh ra muôn loài? Cuộc sống đến từ đâu và nó bắt đầu như thế
nào? Rồi các hiện tượng của tự nhiên mà không dễ gì có thể lí giải…
Tôn giáo đã ra đời mà sớm nhất là Đạo Bàlamôn (1500 năm trước
Công nguyên ở Ấn Độ) để phần nào giải đáp những thắc mắc và cũng
là để đáp ứng khát vọng tự nhiên của con người, đó là bày tỏ sự thành
kính đối với các vị thần đã tạo ra muôn loài. Điều thú vị là cùng với sự
ra đời của tôn giáo, thơ ca cũng bắt đầu xuất hiện. Theo nghiên cứu
của các nhà khoa học, tại Ấn Độ đã xuất hiện Kinh Vêđa cũng vào
khoảng 1500 năm trước Công nguyên với mục đích ca ngợi các vị
thần linh và cầu mong các vị thần che chở cho con người. Như vậy tôn
giáo và thi ca đã cùng ra đời để đáp ứng những nhu cầu tự nhiên của
nhân loại.
6
1.2. Có thể nhận thấy tôn giáo và thi ca là những hình thái ý thức
xã hội đặc thù. Với tư cách là những hình thái ý thức xã hội cả tôn
giáo và thi ca đều song hành với sự phát triển của loài người. Cũng
như các hình thái ý thức xã hội khác, sự phát triển của tôn giáo và thi

ca một mặt chịu sự tác động của tồn tại xã hội, mặt khác chịu sự tương
tác của các hình thái ý thức xã hội khác đặc biệt như chính trị và nhà
nước. Tuy nhiên tôn giáo và thi ca là những hình thái ý thức xã hội
đặc thù, chúng có một lãnh địa tinh thần thuần khiết, một mặt chúng
phụ thuộc vào kinh tế xã hội, mặt khác chúng phụ thuộc thiết chế xã
hội và ý thức cộng đồng.
Cùng với sự ra đời của xã hội có giai cấp, con người dần dần mất
đi sự hồn nhiên vốn có và thay vào đó là tính vụ lợi, tôn giáo và thi ca
đã trở thành bộ phận trong thượng tầng kiến trúc, nó tác động mạnh
mẽ đến đời sống xã hội và mối quan hệ tôn giáo thơ ca đã phụ thuộc
nhiều vào ý thức xã hội mà trước hết là ý thức thống trị. Do bị chính
trị hoá nên mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca ở các thời đại khác
nhau, ở các dân tộc khác nhau diễn ra không đồng điều.
1.3. Trong tư cách những hình thái ý thức xã hội, tôn giáo và thơ
ca đều có khả năng nhận thức và tái hiện đời sống thực tại. Nói cách
7
khác chúng đều hàm chứa một khả năng phản ánh. Như vậy sự khác
biệt giữa tôn giáo và thi ca chỉ là cách nhận thức và hình thức biểu
hiện.
Nét tương đồng nổi bật trước hết giữa tôn giáo và thi ca trong việc
nhận thức và tái hiện xã hội là hình thức tư duy hướng nội (bản chất
của tôn giáo là đi tìm sự giải thoát ngay từ bên trong con người, còn
bản chất của thơ ca là trữ tình: rút tình cảm của mình ra để phô bày).
Tôn giáo và thơ ca đều gắn liền với con người bản thân cá thể.
Trong bản chất sáng tạo, thơ ca là sự trở về với chính mình, thành thật
với chính mình, giải toả những cảm xức dồn nén trước một hiện tượng
nào đó của cuộc sống hiện tại. Nó là cuộc hành trình đơn độc, lẻ loi
của cá nhân người nghệ sĩ. Trong giây phút sáng tạo nhà thơ như một
kẻ tu hành, một ẩn sĩ cô đơn tìm kiếm. Mọi liên hệ với thế giới bên
ngoài bị loại bở, thế giới nội tâm là thực tại duy nhất. Gianh giới giữa

bên trong và bên ngoài, thực và mộng đã trở nên nhạt nhoà mờ ảo,
điều này đặc biệt rõ ở nhà thơ tín đồ. Giây phút sáng tạo của nhà thơ
được xem là khoảnh khắc đốn ngộ, siêu thoát của một kẻ chân tu. Sự
tìm kiếm cô đơn gắn liền với những thể nghiệm tâm linh sẽ giúp nhà
8
thơ có được những giây phút huyền diệu, khải thị, thăng hoa, nghe
được những điều không ai nghe, thấy được những điều không ai thấy.
Tóm lại, tính hướng nội là nguyên tắc cơ bản của tư duy tôn giáo
cũng như tư duy trong sáng tạo thơ ca, dù rằng tư duy tôn giáo thường
tuyệt đối hoá yếu tố bên trong, xem đó là thực tại duy nhất và biểu đạt
nó bằng hệ thống khái niệm siêu hình. Trong khi đó tư duy hướng nội
trong thơ về thực chất là cố tình nội cảm hoá khách thể và biểu đạt nó
bằng một thế giới biểu tượng cảm tính.
II.2. Hàn Mặc Tử, nhà thơ tôn giáo
2.1. Có nhà phê bình đã nhận xét: “Như những người chinh phục
dấn thân vào xứ sở đầy bí ẩn và bí hiểm, những người nghiên cứu Thơ
Mới cứ mải miết miệt mài, bất chấp mọi thời khí khắc nghiệt nhất. Và
họ đã được đền bù. Những đỉnh cao nhất của Phong trào Thơ Mới
(1932 - 1945) cứ dần dần được chinh phục. Cả những ngọn núi mà
đỉnh chóp vốn chìm khuất trong mây mù cũng đang được khai quang.
Những bí mật ngủ vùi trong thời gian đang được đánh thức dậy
Nhưng Hàn Mặc Tử hẳn phải là trái núi bướng bỉnh nhất. Nó mời gọi
những bước chân chinh phục để rồi làm tất cả mỏi gối chồn chân. Nó
chỉ chịu để cho một ít người kiên nhẫn đến được với dăm ba tảng đá
9
lăn lóc ven chân núi, hoặc một vài vỉa đá lưng chừng núi, thế thôi.
Nửa thế kỉ đã qua dường vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt! Chế Lan Viên -
bạn thơ thân cận của Hàn - là người đến sớm nhất, cố gắng leo cao,
đào sâu nhất, từng lớn tiếng quả quyết: "Tôi xin hứa hẹn với các người
rằng, những cái tầm thường mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại ở

cái thời kì này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử", nhưng cuối đời,
Chế vẫn cứ ôm theo nguyên vẹn một câu hỏi đầy trăn trở: Hàn Mặc
Tử, anh là ai? Thơ Hàn Mặc Tử vẫn cứ như một kí tự lạ lùng mà mỗi
cách đọc, cách giải được đưa ra chỉ xem như một giả thuyết không ít
vu vơ. Nội điều ấy đủ thấy Hàn là một thiên tài cô đơn biết bao.” Quả
đúng như vậy, cuộc đời và thơ văn của Hàn Mặc Tử luôn luôn là một
thế giới đầy bí ẩn. Cuộc sống của nhà thơ là một cuộc vật lộn suốt đời
với bệnh tật hiểm nghèo, dai dẳng, bất phân thắng bại. Sự đau thương
về bệnh tật đã đày đọa nhà thơ lên đến tột đỉnh, tưởng như tất cả nỗi
khổ của thế gian hội tụ đầy đủ để trút ngập lên một thi mệnh thiên tài
mỏng manh yếu ớt và yểu mệnh, nhưng cũng để từ đó chói sáng
những vần thơ quằn quại đớn đau. Cuộc đời và thân phận thơ Hàn
Mặc Tử gắn chặt chẽ với dải đất miền Trung khắc nghiệt, đói nghèo
và rất nhiều thi sĩ. Ông sinh ra ở thị xã Đồng Hới - giữa miền Trung,
10
nhưng nguyên quán là Thanh Hoá. Theo một số tư liệu của ông
Nguyễn Bá Tín, hiệu Thiện Nam, hiện ở trong một ngõ hẻm trên
đường Kỳ Đồng, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh, là em ruột của Hàn Mặc Tử.
(Chính ông từng viết mấy tập hồi ký Hàn Mạc Tử anh tôi (Nxb Tp.
Hồ Chí Minh 1991) và Hàn Mạc Tử trong riêng tư (NXB Hội nhà văn
1994) gây xôn xao một thuở) đã kể lại rằng: “Từ nhỏ, không nghe ai
nói đến dòng họ của cha tôi, tuy vẫn biết nội tổ là Phạm Bồi, quê ở
Thanh Hóa, lập nghiệp tại làng Thanh Tân (Thừa Thiên). Cũng không
ai tìm hiểu vì sao cha tôi mang họ Nguyễn mà chú tôi đều giữ họ
Phạm. Mãi đến năm 1933, mới gặp bà chị thúc bá với cha tôi là Phạm
Thị Nhàn tại Quy Nhơn và người cháu họ là Phạm Long đều cùng quê
quán ở Thanh Hóa. Từ đó mới biết được tông tích dòng họ. Đến năm
1934, anh cả tôi là Nguyễn Bá Nhân tức là Mộng Châu, đem tôi đi Hà
Nội tìm tộc trưởng là Phạm Thành tức là Phạm Bá Thành, tòng sự tại
Sở Nội dịch toàn quyền. Theo gia phả bằng chữ Hán thì dưới thời

Trịnh Kiểm soán vị, gia thần thế tử Nguyễn Uông (con cháu Nguyễn
Kim) nổi lên chống Trịnh Kiểm vì đã ám toán thế tử Uông. Thất bại
trong cuộc nổi dậy đó, một số bị giết, số còn lại phải cải tánh ra
“Phạm” bị đày vào Nam, về sau lại lập nghiệp ở Thanh Hóa. Cuối
11
triều Tự Đức, Pháp xâm lược Việt Nam, vua Hàm Nghi dời đô, hạ
chiếu Cần Vương, đem binh vào Huế cứu giá, đồng thời đa số dòng họ
Phạm cũng tham gia các phong trào khởi nghĩa. Phần nội tổ mang
quân vào Thừa Thiên chống cự với binh Pháp cho đến khi Trương
Quang Ngọc làm phản, nộp vua Hàm Nghi cho Pháp. Cụ giải tán binh
sĩ, ném vũ khí xuống ao, lấp lại, xây nhà lên trên. Cụ vào giúp việc
cho cố Đồng, xây dựng nhà thờ Thanh Tân và ở lại lập nghiệp ở đó.
Anh Mộng Châu (người anh cả của Hàn Mặc Tử) khi về thăm quê nội
đã được trông thấy khẩu súng hỏa mai của cụ đã rỉ sét. Từ đó, nội tổ
mai danh ẩn tích tuyệt đối, dòng họ không ai tiết lộ, vì có lệnh truy nã
cụ về tội đào nhiệm ở Thanh Hóa. Khi cha tôi đến tuổi đi học, cố
Đồng giúp cho vào Tiểu chủng viện, lập thủ tục thay đổi họ tên. Cũng
nhờ tổ mẫu thân thuộc với với cụ Nguyễn Hữu Bài có thế lực, nên mọi
việc không gặp khó khăn”. Thời thơ ấu và niên thiếu nằm trọn vẹn
trong hành trình chuyển dịch dần vào Thừa Thiên, Quảng Ngãi, Bình
Định Học tiểu học ở Huế, trung học ở Qui nhơn Ngoài một
khoảng thời gian ngắn ngủi vào làm báo viết văn ở Sài gòn, tạt về
Phan Thiết theo một mối tình ngắn mà để lại nỗi đau dài, còn thì phần
lớn cuộc đời của thi sĩ xấu số ấy đều quẩn quanh với cái mảnh đất
12
nằm chính giữa khúc ruột miền Trung có thành Đồ Bàn hoang liêu và
những tháp Chàm bí ẩn cùng với biển khơi vừa nồng nã mặn mòi vừa
nhởn nhơ vô tâm ấy.
2.2. Hàn Mặc tử là người con thứ tư trong một gia đình đông con.
Ngày 22-9-1912, khi chào đón đứa con của mình ra đời, hẳn người

cha công chức và người mẹ ngoan đạo của miền Trung ấy không thể
tiên liệu được rằng Nguyễn Trọng Trí sau này sẽ thành thi sĩ Hàn Mặc
Tử lừng danh, người sẽ "cai trị Trường thơ Loạn" của các nhà thơ
Bình Định và đẩy Thơ Mới đến một bờ bến lạ. Và khi làm lễ rửa tội,
rồi lấy tên thánh Phanxicô đặt cho đứa hài nhi Nguyễn Trọng Trí, hẳn
cha xứ thuộc giáo xứ Tam Toà của thị xã miền Trung kia cũng không
thể tiên cảm được mai này hài nhi ấy sẽ thành “thi sĩ của đạo quân
thánh giá” với tiếng “thơ cầu nguyện” kì dị, và càng không thể hình
dung được tiếng thơ của nó cất lên từ Qui nhơn một dẻo đất ven biển
miền Trung sẽ siêu vượt ra ngoài đạo giới Kitô. Mà điều không một ai
có thể ngờ nhất vẫn là: tại sao căn bệnh phong quái ác lại chọn đúng
thi sĩ ấy để giáng hoạ và rồi cướp đi một tài năng lớn vào cái tuổi 28.
Ngày 11-11-1940, Hàn Mặc Tử tạ thế, kết thúc một cuộc đời đầy đau
13
thương bất hạnh tại trại phong Quy Hoà. Lại cũng là một trong những
bãi biển êm đềm vào bậc nhất của miền Trung.
2.3. Có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau, để dẫn đến một nhà
thơ rất tài năng và rất độc đáo ở Hàn Mặc Tử, nhưng trước hết theo
quan điểm của nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại thì nguồn ảnh hưởng
cuối cùng đến thơ Hàn Mặc Tử là tôn giáo. Trong công trình nghiên
cứu của mình, tuy không để tôn giáo là một tiểu mục riêng, nhưng ông
phân tích tác động của Kitô giáo đến Hàn Mặc Tử ở nhiều nơi, nhiều
chỗ. Theo ông Trí là người rất ngoan đạo, nên thơ Tử không thể
không có tôn giáo như: Thánh nữ đồng trinh Maria, một phần thơ
trong Thượng thanh khí
Nhân bình luận bài Xuân đầu tiên, Trần Thanh Mại viết: “Những tư
tưởng cao siêu thanh khiết đã tạo ra những lời thơ cao siêu thanh khiết
ấy phần nhiều là ảnh hưởng ở nguồn tư tưởng vô cùng nơi đạo Thiên
Chúa. Hàn Mặc Tử bảo Bích Khê rằng: “Sáng tạo là điều kiện cần nhất,
tối yếu của thơ, mà muốn tìm nguồn cảm xúc mới lạ, không chi bằng

đọc sách về tôn giáo cho nhiều. Như thế văn thơ mới trở nên trọng
vọng, cao quý, có một ý nghĩa thần bí”. Chính trong cơn hoạn nạn, Hàn
Mặc Tử “mỗi lần chết đi sống lại, chàng đều cảm thấy bà Thánh nữ
14
đồng trinh Maria đến cứu chàng: cho nên hơn hết cả muôn vị thần
thánh, Thánh mẫu Maria là đấng cho chàng ca tụng, việc ấy chàng đã
làm trong một bài thơ tuyệt diệu, mà tôi muốn làm sao cho thấu đến tòa
Khâm mạng toàn cõi Đông Dương, đến cả Tòa thánh đức Giáo hoàng
La Mã. Những lời thơ của Hàn Mặc Tử về loại đạo hạnh như bài này có
thể đặt chàng ngang hàng với nhà đại thi hào Pháp Paul Claudel”. (Trần
Thanh Mại, Hàn Mặc Tử, thân thế và thi văn).
Nhà phê bình Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam thì cho rằng:
“Hình như trong các thi phẩm xưa nay có tính cách tôn giáo không có
gì giống như vậy. Hàn Mạc Tử đã dựng riêng một ngôi đền để thờ
Chúa. Thiếu lòng tin, tôi chỉ là một du khách bỡ ngỡ không thể cùng
quỳ lạy với thi nhân. Nhưng lòng tôi có dửng dưng, trí tôi làm sao
không ngợp vì cái vẻ huy hoàng, trang trọng, linh lung, huyền ảo của
lâu đài kia? Có những câu thơ đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như rưới
vào hồn một nguồn sáng láng. Xuân Như Ý rõ ràng là tập thơ hay nhất
của Hàn Mạc Tử.” Ông còn nhấn mạnh: “Với Hàn Mạc Tử Chúa gần
lắm. Người đã tìm lại những rung cảm mạnh mẽ của các tín đồ đời
Thượng cổ. Ta thấy phảng phất cái không khí Athalie. Cho nên mặc
dầu thỉnh thoảng còn sót lại một hai dấu tích Phật Giáo, chắc những
15
người đồng đạo chẳng vì thế mà làm khó dễ chi với di thảo của thi
nhân. Huống chi thơ Hàn Mạc Tử ra đời, điều ấy chứng rằng đạo
Thiên Chúa ở xứ này đã tạo ra một cái không khí có thể kết tinh lại
thành thơ. Tôi tin rằng chỉ những tình cảm có thể diễn ra thơ mới thiệt
là những tình cảm đã thấm tận đáy hồn đoàn thể.” Như vậy có thể
khẳng định từ lâu các nhà nghiên cứu đã xem Tử là nhà thơ tôn giáo

và chính cái chất thơ tôn giáo ấy đã tạo ra một vẻ đẹp riêng vừa lung
linh vừa huyền bí trong thế giới thơ Hàn Mặc Tử.
II.3. Giúp học sinh tìm hiểu “Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thi ca
trong thế giới thơ Hàn Mặc Tử”.
Đây là mục đích cơ bản mà tôi hướng tới. Để thực hiện nội dung
này, tôi đã giúp học sinh (tất nhiên là đối tượng học sinh mũi nhọn)
làm rõ các vấn đề sau:
3.1. Trong cuộc đời hai tám năm ngắn ngủi, chỉ chưa đầy mười
hai năm làm thơ, nhưng Hàn Mặc Tử đã để lại một khối lượng thơ khá
phong phú, đa dạng. Thơ ông là một thứ Kinh thánh thấm đẫm tinh
thần tôn giáo, thăm thẳm lời cầu nguyện đến vĩnh hằng và thượng đế.
Trong thơ của Hàn Mặc Tử nhiều chỗ hình ảnh Chúa được bao bọc,
tôn vinh bằng ngôn ngữ nhà Phật, làm cho nội dung câu thơ vượt khỏi
16
giới hạn một tôn giáo để trở thành nhân loại, trở thành tiếng nói chung
về tinh thần nhân bản, tính nhân văn, khát vọng vượt lên bể khổ trầm
luân để tìm nguồn vui sống của con người. Ở thi sĩ này luôn có sự
thống nhất giữa thi nhân và tín đồ trong cái tôi trữ tình nhà thơ. Thực
ra bàn về vấn đề tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử là một vấn đề thú vị
nhưng không hề đơn giản. Không ít người khi thấy trong các tập thơ
của Tử xuất hiện nhiều yếu tố Phật giáo, Đạo giáo đã cho rằng: thơ
Hàn thực chất là thuộc về các tôn giáo ấy. Lại có người bám vào cái lí
lịch Công giáo và những thi liệu Kitô rậm rịt của Hàn Mặc Tử để cho
rằng ảnh hưởng lớn nhất trong thơ ông là Kitô giáo. Người thì cho nó
thuộc phạm trù tình cảm, đức tin, phạm trù tư duy, người thì coi toàn
bộ thơ ông là tiếng vọng của Thánh Tự, người lại coi hành trình thơ
Hàn Mặc Tử là từ một người Công giáo làm thơ đến nhà thơ Công
giáo… Người này nghiêng về phía tìm kiếm một tôn giáo thuần tuý,
người kia coi là sự tích hợp nhiều tôn giáo khác nhau Tất cả những
điều đó có thể đúng hoặc đúng một phần nhưng quan trọng hơn là nó

khẳng định có mối quan hệ mật thiết giữa tôn giáo và thi ca trong thế
giới thơ Hàn Mặc Tử.
17
Đi sâu vào thế giới thơ Hàn Mặc Tử không thể phủ nhận được
thực tế: chúng ta gặp khá đậm đặc các chất liệu của Kitô giáo - từ
ngôn ngữ đến nghi thức lời nói, từ hình ảnh đến một số biểu tượng
phổ biến trong Kinh thánh, từ Đức bà Maria đến Đấng chí tôn. Nhưng
xem ra Kitô giáo không nắm vai trò độc tôn. Rõ ràng các chất liệu
Kitô giáo đan xen, chen vai thích cánh với cả yếu tố Phật giáo, Đạo
giáo. Điều đặc biệt là các yếu tố tôn giáo ấy đều bình đẳng với nhau
trong thơ của người, bởi chúng đều chỉ được dùng như những hệ
thống chất liệu để biểu đạt một ý niệm tôn giáo hoàn toàn khác: tôn
giáo lãng mạn. Có thể đây là một trong những điểm thống nhất thú vị
của nhiều nhà thơ, nhà văn như Xuân Diệu với tôn giáo tình yêu, như
Nguyễn Tuân với tôn giáo về cái đẹp… thì ra khi người ta yêu thích
và tôn thờ điều gì thì cái đó trở thành tôn giáo trong lòng họ.
3.2. Đi sâu vào mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca trong thơ Hàn
Mặc Tử, ta thấy hình ảnh về một cõi giới khác được vẽ ra trong thơ Tử
cũng giông giống với những cảnh giới về Thiên đường hay Thế giới
Cực lạc trong Kinh thánh hoặc Kinh Adiđà, nhưng cái ý niệm tôn giáo
mà thi sĩ đưa vào đằng sau những cảnh giới ấy thì đã là ý niệm khác
hẳn. Có thể thấy, Hàn Mặc Tử đã cố ý trình bày quan niệm này một
18
cách không giấu diếm. Viết tựa cho tập Tinh huyết, xem xét hành trình
thi ca của thi sĩ thần linh Bích Khê, Hàn tuyên bố: “thơ chàng sắp bay
sang thế giới huyền bí để đi đến chỗ tuyệt đích là: Tôn giáo”. Đáng
nói là bên dưới chữ “tôn giáo” đây, Tử còn tự chua thêm là “cần hiểu
chữ ấy với tất cả tinh thần của nó”. Tức: không nên cột nó vào một
nghĩa hẹp thông thường. Rõ ràng, Tôn giáo theo Tử là địa hạt của cái
tuyệt đích, là cõi Tột cùng với những huyền nhiệm của nó. Theo Hàn

Mặc Tử, tôn giáo với nghĩa ấy chính là cái cõi bờ mà một thi sĩ chân
chính rồi sẽ phải tìm đến như một điều tất yếu. Đó là cõi giới đáp ứng
được cả quan niệm nhân sinh của một con người lãng mạn về hạnh
phúc, cả quan niệm thẩm mĩ của nghệ sĩ lãng mạn về cái đẹp. Đến
được chốn ấy là cõi cực lạc, đến được chốn ấy cũng là đến với cõi
đẹp. Như thế, có thể thấy trong Hàn Mặc Tử, ý thức Thiên chúa giáo
đã tự nguyện tan thấm vào một quan niệm tôn giáo khác, bao trùm
hơn. Quan niệm này, một mặt: là hệ qui chiếu đóng vai trò đồng hoá
các yếu tố tôn giáo khác nhau vốn ràng rịt trong thơ Hàn vào một ý
niệm chung nhất, mặt khác: cũng đồng hoá cả chính tôn giáo với thi
ca. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó tôi lại cho rằng Thơ, đó mới
thực sự là Tôn giáo của Hàn Mặc Tử. (Tất nhiên, phải là Thơ với
19
nghĩa tuyệt đối của nó và với những gì huyền nhiệm nhất của nó). Hàn
Mặc Tử đã tuyệt đối hoá thơ, đã tôn sùng thơ, đã tô vẽ thơ như một
nguồn sống, nguồn sáng, nguồn đạo hạnh, thơ là ánh sáng thiêng
liêng, thần diệu tột cùng “Thơ trắng trong như một khối băng tâm /
Luôn luôn reo trong hồn trong mạch máu”, “Lời thơ ta sáng trưng như
thất bảo / ý tứ ta chói sáng như sao sa”, “Trên lụa sáng mười hai hàng
chữ ngọc / Thêu như thêu rồng phượng kết tinh hoa” Thơ, ánh sáng,
thiên ân, tất cả đã hoà vào nhau, thậm chí đồng thể. Đó là tam vị nhất
thể của Thượng đế riêng của thi sĩ này. Thơ Tử là sự ca tụng ánh sáng
thuần linh với tất cả những dạng biểu hiện vừa thống nhất vừa đầy
xung đột của nó. Bởi không gì giản đơn như ánh sáng, cũng không gì
huyền nhiệm hơn ánh sáng. Thơ là phương cách giải thoát, là hình thái
thăng hoa của thi sĩ. Thơ là lời nguyện cầu cứu chuộc, thơ cũng là hi
vọng cứu rỗi. Thơ là vẻ đẹp, thơ cũng là vẻ thiêng. Hàn đã sống cho
thơ và Hàn cũng chết cho thơ. Đối với Hàn Mặc Tử, thơ thực sự là
một lẽ huyền nhiệm tột cùng của tồn tại, của sáng tạo và của giải
thoát. Khao khát cái Tột cùng, do đó, vừa là Quan niệm Mĩ học vừa là

Tín niệm Tôn giáo. Hiểu như thế, ta mới giải thích được vì sao Tử lại
có những ý tưởng đồng nhất các tôn giáo khác nhau về cùng một mối,
20
đồng thời có không ít ý thơ cho thấy thi sĩ cứ muốn “chơi trội”, muốn
“qua mặt” cả Thượng đế mà nếu ở một con chiên ngoan đạo độc tôn
Thiên chúa của mình sẽ là một sự phạm thượng khó tha thứ.
3.3. Ta có thể nhìn thấy chất tôn giáo đậm đà trong thơ Hàn Mặc
Tử. Ông ngợi ca Chúa với tư cách con người cá nhân, nhuốm màu đau
thương, với giọng điệu của một con chiên mong được Chúa chở che,
cứu rỗi:
MARIA! Linh hồn tôi ớn lạnh.
Run như run thần tử thấy long nhan
Run như run hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn
trìu mến.

Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp,
Khói nghiêm trang sẽ dâng lên
tràn ngập
Cả hàn giang, cả màu sắc
thiên không,
Lút trí khôn và ám ảnh hương lòng
21
Cho sốt sắng, cho đê mê
nguyện ước
(Ave Maria )
Tuy nhiên trong tâm hồn Tử, không có những bức thành kiên cố
ngăn cách tôn giáo của mình và tôn giáo của người, nhất là đối với
Phật giáo. Vì không có những bức thành kiên cố ngăn cách giữa tôn
giáo mình và tôn giáo người, nên Tử đã đi tìm nguồn cảm hứng trong

Đạo Bồ Đề. Và mặc dù tự xưng mình là “Thi sĩ của đạo quân Thánh
Giá”, Tử vẫn không ngần ngại đem những từ ngữ, những hình ảnh của
Phật giáo và dùng trong văn thơ mình, dùng cả vào trong những bài có
tinh thần Thiên Chúa giáo nhiều nhất. Mà bài Thánh Nữ Đồng Trinh
là một minh chứng thuyết phục. Bài này là những lời Tử dâng lên Đức
Maria để ca ngợi “ơn phước cả”, mà Thánh Nữ đã ban cho Tử trong
“cơn lâm lụy”. Trong bài có những chữ “từ bi”, “ba ngàn thế giới”, là
chữ của nhà Phật
“Lạy Bà là Đấng tinh truyền thánh vẹn
Giàu nhân đức, giầu muôn hộc từ bi”
Hai chữ "Từ bi", còn thấy dùng trong nhiều bài khác:
Thơ tôi thường huyền diệu
22
Mọc lên đạo từ bi
(Cao Hứng)
Trời từ bi cảm động ứa sương mờ
Sai gió lại lay hồn trong kẽ lá
(Hãy Nhập Hồn Em)
Nhiều từ ngữ khác của Phật giáo, như "hằng hà sa số" "mười
phương" cũng thường gặp trong thơ Tử :
Mây vẽ hằng hà sa số lệ
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn
(Cuối Thu)
Đóng cửa mười phương lại
Dồn ánh sáng vào đây
(Điềm lạ)
Trời như hớp phải hơi men ngan ngát
Đắm muôn nghìn tinh lạc xuống mười
phương
(Nguồn thơm)

Trong cấu trúc tinh thần của thi sĩ như Hàn Mặc Tử ta thấy luôn
tồn tại hai con người: con người thi ca và con người tôn giáo. Có thể
23
nói niềm khao khát những giá trị Tột cùng và huyền nhiệm chính là
chỗ chuyển hoá, đồng hoá, thậm chí đồng thể của hai con người đó.
Trong khi khát vọng sáng tạo muốn tìm đến cái thứ thơ Tột cùng, thì
Tín ngưỡng tôn giáo muốn tìm đến cõi “Xuất Thế gian” - tức là cõi
giới Tột cùng. Cả hai giá trị tột cùng đó đã nhập vào nhau làm thành
một thế giới chung mà ông gọi là “Cõi thanh tịnh của lòng”. Nó là cõi
gì vậy? Thanh tịnh là cõi thơ tuyệt đối, cõi đẹp; Thanh tịnh cũng là
chốn cứu rỗi, giải thoát. Nhìn phía này là tôn giáo, nhìn phía kia là thi
ca. Nói Tôn giáo và Thi ca đã tìm thấy một hoà điệu nhuần nhuyễn
trong bề sâu tư tưởng của Hàn Mặc Tử là như thế. Nét nổi bật nhất và
xuyên suốt các chặng đường thơ của chàng thi sĩ này cũng là như thế.
3.4. Một tác phẩm thơ khá nổi tiếng và quen thuộc của Hàn Mặc
Tử, đã từng in sâu trong lòng bạn đọc và xuất hiện nhiều năm nay
trong chương trình trung học phổ thông (Ngữ văn 11) là thi phẩm
“Đây thôn Vĩ Dạ” cũng thấm đẫm tinh thần tôn giáo (tất nhiên là thứ
tôn giáo của Hàn mà tôi đã đề cập ở trên). Rõ ràng toàn bộ thi phẩm
này là sự kết tinh những vẻ đẹp tuyệt đích của thơ. Từ hiệu quả sử
dụng từ ngữ hết sức độc đáo như “nắng hàng cau”, “nắng mới”,
“mướt”, “xanh như ngọc” đã tạo nên những câu thơ có vẻ đẹp một
24
cách lạ lùng, có cảm giác như rưới vào hồn người đọc một nguồn thơ
sáng láng. Điều kì diệu là những hình ảnh thơ ấy đã biến một vùng
quê hết sức quen thuộc thành một chốn nước non thanh sạch như chốn
thần tiên. (Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh
như ngọc).
Ở một chi tiết khác, người đọc lại nhận thấy “vị giáo chủ của
thánh đường thơ Trăng” đã mang đến một cảm giác thật mới lạ trong

cách mô tả thuyền trăng, bến trăng, sông trăng: “Thuyền ai đậu bến
sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay”. Quả thực với Hàn Mặc
Tử cuộc sống của ông là cuộc sống của Trăng: "Ngả nghiêng đồi cao
bọc trăng ngủ /Đầy mình lốm đốm những hào quang" (Ngủ với trăng)
với màu sắc Liêu trai lúc nào cũng "Lâng lâng mây khói quyện trăng
đêm" để bay lên "Nguyệt thềm" cùng tôn giáo của riêng ông. Ông
chứng kiến "Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu", chứng kiến sự hồi
hộp khát khao của chị Hằng hay của chính mình: "Ô kìa bóng nguyệt
trần truồng tắm/ Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe"(Bẽn lẽn) rồi cùng
"Trăng xuân tràn trề say chới với" để lại cái ánh sáng ma quái ghê rợn
"lờn lợt" như kim đâm nhoi nhói vào trái tim người đọc. Mối quan hệ
đặc biệt giữa trăng và nhà thơ nhất là một người mang bệnh phong ác
25

×