Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Đặc trưng ngôn ngữ hát phường vải trong sự đối sánh với hát dặm nghệ tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.8 KB, 95 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
-----*dừc*-----

Nguyễn thị thu hiền

đặc trng ngôn ngữ hát ph ờng vảI
trong sự đối sánh với hát giặm nghệ
tĩnh
Chuyên ngành: Lý luận Ngôn ngữ
Mã số: 60.22.01

tóm tắt luận văn thạc sĩ ngữ văn

vinh - 2008
M U
1. Lý do chn ti
- V mt lý lun:
Vic su tm v nghiờn cu c trng cỏc ln iu dõn ca ó xut hin,
hỡnh thnh v c nhiu nh nghiờn cu quan tõm, tỡm tũi, thu thp t lõu.
Cng ó cú nhiu phng phỏp nghiờn cu chng hn nh phng phỏp in
dó, su tm, thng kờ, phõn giiNhng i sõu nghiờn cu v mt c trng


2

ngôn ngữ dân ca thì còn rất hiếm, thậm chí chưa thấy có một công trình nào
nổi bật. Đây đang là một “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ học sau này.


Từ bao đời nay, HPV và HG đã trở thành “khúc ruột dân ca” của xứ
Nghệ. HPV và HG đã gắn liền với cuộc sống lao động, đấu tranh gian khổ và
đầy mĩ cảm của người dân Nghệ Tĩnh. Tìm đến những câu hát ấy, chúng ta có
thể thấy ẩn sau những ngôn từ vừa dân giã, mộc mạc vừa trí tuệ, thiết tha là
toàn bộ cái bản sắc văn hoá của một vùng đất với con người vừa cứng cỏi,
kiên cường lại vừa thuỷ chung, tình tứ.
Nghệ Tĩnh là một vùng đất rộng chứa đựng nhiều bản sắc riêng, độc đáo
không thể trộn lẫn với vùng nào khác. Tìm hiểu hai loại hình diễn xướng HPV
và HG là tìm về cội nguồn văn hóa, tinh thần tiềm ẩn trong ngôn ngữ lời hát.
Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ HPV qua sự đối sánh với HG, giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về hai làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh qua sự phản chiếu, ánh xạ chính
ở bản thân ngôn từ của chúng.
Kho tàng dân ca xứ Nghệ đa dạng về thể loại. HG và HPV là những thể
loại ổn định phản ánh rõ nét đặc điểm về lịch sử, ngôn ngữ, địa lý, văn hoá
của con người xứ Nghệ. Vì vậy, người viết lựa chọn hai loại hình diễn xướng
này để khảo sát, nghiên cứu.
- Về mặt thực tiễn:
Có thể nói, xã hội ngày càng có xu hướng phát triển thì khoảng cách
giữa con người và văn nghệ dân gian càng lùi xa hơn. Thực tế đã cho thấy,
hiện nay giới trẻ ít chú ý, quan tâm và hát những làn điệu dân ca của địa
phương cũng như dân ca đại chúng. Thứ âm nhạc thu hút giới trẻ ngày nay, là
âm nhạc đương đại trong nước và nước ngoài. Văn nghệ dân gian hay nói cụ
thể hơn là các làn điệu dân ca nếu không được bảo tồn, tô điểm, phát triển,
nghiên cứu, phổ biến, dàn dựng, tái hiện lên sâu sắc, sống động, chân thực


3

như buổi ban đầu, như những vẻ đẹp nguyên sơ, tinh tuý nhất mà nó vốn có
thì e rằng vốn tài sản âm nhạc dân gian cổ của đất nước chúng ta không chỉ bị

mai một mà dần dà sẽ bị lãng quên.
Công việc khôi phục những loại hình diễn xướng đang bị lãng quên như
HG, HPV…đã có không ít những bậc tiền bối cần mẫn, chăm chút từ lâu.
Chúng tôi là tầng lớp hậu sinh cũng thiết tha yêu những câu dân ca xứ Nghệ.
Qua đây, muốn đem một chút tìm tòi đến cho người đọc để có thể cảm hiểu
hơn về đời sống tinh thần của người dân Nghệ Tĩnh xưa.
Người viết luận văn này, xin được đóng góp một phần nghiên cứu về
những giá trị nghệ thuật và nội dung của hai làn điệu dân ca nổi bật nhất của
xứ Nghệ Tĩnh. Hy vọng rằng, sẽ là cầu nối cho làn điệu hát ví phường vải và
hát giặm đến khắp mọi miền đất khác.
2. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay đã có những công trình sưu tầm, nghiên cứu có đề cập
đến HPV và HG với những cách tiếp cận và góc độ khác nhau như: Vũ Ngọc
Phan (1956), trong cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” đã khái quát
những nét cơ bản về đặc điểm của HPV và HG.
Nguyễn Tất Thứ (không rõ thời gian), trên “Tiểu thuyết thứ bảy” đã giới
thiệu một số câu HPV, đồng thời giới thiệu đôi nét về tục HPV.
Nguyễn Chung Anh (1958), trong cuốn “Hát ví Nghệ Tĩnh” đã trình bày
về thủ tục và sưu tầm các bài HPV.
Thư Hiền và Vi Phong (1997), biên soạn cuốn “Hát phường vải ở
Trường Lưu” đã sưu tầm những giai thoại, những bài HPV và một số bài hát
dựa trên làn điệu phường vải do các nhạc sĩ Nghệ Tĩnh mới sáng tác ở làng
Trường Lưu.


4

Ninh Viết Giao (1960), đã có một công trình nghiêm túc về nguồn gốc,
quá trình phát triển, thủ tục và tác giả… của HPV đầy đủ nhất từ trước đến
nay: “Hát phường vải”.

Nguyễn Đổng Chi (1944), xuất bản cuốn “Hát giặm Nghệ Tĩnh”. Đây là
công trình sưu tầm, nghiên cứu và phân tích về thể điệu, quá trình phát sinh
phát triển, hình thức, tác giả, các bài hát giặm...một cách công phu và đầy đủ
nhất từ trước đến nay.
Gần đây, có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và một số bài báo
đăng trên mạng, trên các ấn phẩm viết về HPV và HG. Chẳng hạn: Luận văn
thạc sĩ “Vốn từ địa phương Nghệ Tĩnh” (Phan Thị Vẽ, Đại học Vinh,1996);
Luận án tiến sĩ: “Đặc trưng hình thức của các thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh”
(Ngô Văn Cảnh, Đại học Vinh, 2004); các bài báo: “Tôi, làng và những câu
hát phường vải”(Nguyễn Sĩ Đại); “Người tìm về câu ví phường vải Nam
Đàn”(Ngọc Ánh); “Giữ nguồn cho câu hát phường vải” (Quốc Chính)…
Các tác giả đã sưu tầm, phân tích các câu HG, HPV, nêu lên nguồn gốc
phát sinh phát triển, thủ tục, hình thức, thể điệu, tác giả, giai điệu... và một
phần nhỏ về khía cạnh ngôn ngữ. Những công trình đó rất đáng quý nhưng
mới là bước khởi đầu.
3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn xác lập và chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ trong HPV và HG
để giúp người đọc hình dung và cảm nhận sâu sắc hơn về những giá trị nghệ
thuật trong hai thể loại này.
Qua số liệu thống kê, phân giải được, tác giả rút ra được một số nhận xét
có tính chất định hướng về đặc trưng ngôn ngữ trong HPV thông qua sự đối
sánh với HG.


5

Việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ trong HPV và HG, giúp người đọc dễ
dàng nhận thấy được những nét tương đồng và khác biệt về đặc trưng ngôn
ngữ HPV với đặc trưng ngôn ngữ trong HG.

Nghiên cứu, tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ trong HPV trong sự đối sánh
với HG, góp phần vào việc cảm thụ một cách sâu sắc giá trị nghệ thuật của
văn nghệ dân gian Nghệ Tĩnh và cảm nhận đúng đắn về cách sử dụng ngôn từ,
cách chơi chữ đầy khéo léo, tài tình, đậm chất trí tuệ của dân ca Nghệ tĩnh. Từ
đó giúp cho thế hệ mai sau có thể thấm nhuần giá trị về nội dung nghệ thuật
và hình thức biểu hiện độc đáo của HPV và HG thông qua những hiện hữu cụ
thể về ngôn từ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn gồm có ba chương tương ứng với ba nội dung chính:
1. Luận văn triển khai diễn giải những lý thuyết xoay quanh HPV và HG
như: nguồn gốc ra đời, quá trình phát triển, hình thức và thủ tục, tác giả, nhạc
điệu, nội dung.
2. Luận văn triển khai thống kê và diễn giải các lớp từ đặc sắc trong HPV
và HG: số từ, từ địa phương, từ láy, từ chỉ địa danh, tên riêng, tên điển tích
điển cố...Sau đó, đối sánh để tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa các
lớp từ của HPV và HG.
3. Cuối cùng, luận văn khảo sát, phân tích các biện pháp chơi chữ bằng
chiết tự, đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt, trường từ vựng, nói lái,
đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, trường nghĩa…từ đó, rút ra giá trị biểu đạt
của nó, bằng phương pháp thống kê, phân loại, diễn giải, nhận xét. Đồng thời
đối sánh những nét tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng ngôn từ, cách
chơi chữ của HPV và HG.
3.3. Đối tượng nghiên cứu


6

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ngôn ngữ HPV trong tuyển tập
“Hát phường vải” của Ninh Viết Giao và ngôn ngữ HG trong tập I và tập II
“Hát giặm Nghệ Tĩnh” của Nguyễn Đổng Chi. Người viết lấy “Hát phường

vải” làm đối tượng chính để khảo sát, nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê, miêu tả, phân loại
Luận văn tiến hành thống kê, miêu tả, phân loại các lớp từ đặc sắc và
biện pháp nghệ thuật chơi chữ trên ngữ liệu các câu HPV và HG.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sau khi khảo sát HPV và HG, người viết tiến hành so sánh những nét
tương đồng và khác biệt ở các mặt của hai loại hình dân ca này.
4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Trong quá trình xử lý ngữ liệu, người viết tiến hành phân tích HPV và
HG trên các phương diện từ vựng, các biện pháp tu từ, từ đó tổng hợp rút ra
những nhận xét tổng quan và cụ thể hơn về đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ
HPV và HG.
5. Đóng góp của luận văn
Trước đây, đã có nhiều công trình, luận án, luận văn có đề cập tới những
đặc trưng về hình thức, kể cả những đặc trưng ngôn ngữ. Song, việc nghiên
cứu về đặc điểm của các lớp từ đặc sắc trong HPV và HG thì chưa đầy đủ.
Mặt khác, trong lý thuyết và trong thực tiễn cũng chưa có một công trình nào
phân tích theo kiểu đối sánh giữa hai hình thức diễn xướng này. Do đó, trong
luận văn này, người viết cố gắng chỉ ra đặc trưng ngôn ngữ trong HPV qua sự
đối sánh với HG.
6. Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương


7

Chương 1. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2. Đặc điểm sử dụng các lớp từ đặc sắc trong HPV và HG

Chương 3. Các biện pháp chơi chữ trong HPV và HG

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀLÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI

1.1 Tiểu dẫn
Ngôn ngữ là địa chỉ phản chiếu tinh thần và tư duy của con người bản
địa. Tính bản địa là đặc tính nổi trội của dân ca. Con người bản địa sinh ra v à
uống dòng nước của vùng miền nào ắt sẽ mang hơi th ở dân ca c ủa vùng mi ền
ấy. Lấy nguồn cảm hứng từ thực tế cuộc sống, dân ca là những câu hát được
truyền tải bằng âm thanh, giọng điệu ngôn ngữ của từng địa phương, cũng là
nơi phản ánh nhân sinh quan và thế giới quan của cư dân sống trên th ổ
nhưỡng ấy. M. Gorki đã nhận định: “Không hiểu văn học dân gian thì không
thể hiểu lịch sử của nhân dân lao động. ” [32, tr.9]. Dân ca được người dân


8

sáng tạo ra, bản thân nó đã mang trong mình nhiều chức năng quan tr ọng.
Mỗi loại hình dân ca đều gắn liền với tính chất công việc lao động tay chân
khác nhau của mỗi vùng miền thể hiện rõ nét hình thức diễn xướng độc đáo
của từng địa phương. Dân ca không những cổ vũ tinh thần, h ỗ tr ợ các thao tác
lao động tay chân trên cạn và trên nước như: xay lúa, giã gạo, tát n ước, hái
củi, kéo gỗ, dệt vải, chèo thuyền, đẩy thuyền, thả lưới …mà còn có chức năng
giải trí nhằm giúp thư giãn sau những giờ làm việc vất vả; chức n ăng giao
tiếp tạo cơ hội cho nam nữ trao đổi tâm tình; chức năng thông tin, giáo dục,
bày tỏ nỗi niềm; chức năng tế tự...
Dân ca Nghệ Tĩnh nằm trong tổng hoà các làn đi ệu dân ca Việt nam.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh
vẫn tồn tại cho đến ngày nay. HG và HPV là hai hình thức diễn xướng phổ
biến và độc đáo bậc nhất ở Nghệ Tĩnh. Hai hình thức diễn xướng này, là s ản

phẩm của một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu; nó là thú chơi tao nhã của
người nông dân Nghệ Tĩnh ngày xưa, là hiện thực sinh hoạt nhiều m ặt của
nhân dân, là tiếng nói đấu tranh chống áp bức bền bỉ và lạc quan, là những
sáng tạo độc đáo thể hiện khiếu thẩm mỹ dồi dào của họ. Nhìn chung, HPV
và HG là toàn bộ lịch sử về cuộc sống đa dạng của nhân dân địa phương nơi
đây được ghi lại một cách đầy đủ và chân thực. Nghiên cứu đặc trưng ngôn
ngữ dân ca, giúp chúng ta cảm nhận được cái tinh tuý của âm nhạc dân gian ở
sức mạnh biểu đạt của ngôn từ mà người xưa đã sáng tạo nên bằng cả tâm hồn
và nhiệt huyết dân tộc.
1.2. Về hát phường vải
Hát ví là lối hát giao duyên nam nữ phổ biến ở Nghệ Tĩnh vào cu ối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Có nhiều cơ sở để nhận định có thể hát ví đã được
thịnh hành từ thế kỷ XVII, mặc dù chưa có tài liệu ghi chép cụ thể.
Có thể nói, HPV là một điệu hát chính, nổi bật nhất trong hát ví Nghệ
tĩnh. HPV là một loại hát ví đặc biệt nhất trong gia tài dân ca của vùng Ngh ệ
Tĩnh. Theo các nhà nghiên cứu, nếu phân theo loại hình lao động thì xứ
Nghệ có trên 20 loại hát ví như; ví phường vải, ví phường nón, ví phường
cấy, ví phường vàng, ví phường võng, ví phườg chè, ví phường đan, ví
phường bện võng, ví đò đưa, ví phường củi, ví phường róc cau, ví phường
lau mía, ví phường nốc, ví phường cỏ, ví phường buôn, ví phường nhổ m ạ,
ví phường gặt, ví phường bẻ chè, ví phường bẻ ngô, ví phường đan l ưới.


9

Trong những điệu hát này HPV và hát phường cấy là có tổ chức và phổ biến
hơn cả. Nếu phân hát ví theo từng cung bậc tình cảm của con người thì có:
ví buồn, ví vui, ví thương, ví giận, ví ai oán, ví tình cảm …HPV là một
phương tiện văn nghệ tự túc của nhân dân Nghệ Tĩnh. N ội dung căn b ản c ủa
nó mang đậm tính trữ tình. Song nó có khác các loại dân ca khác ở ch ỗ có s ự

tham gia của những nhà nho. Cho nên tính ch ất m ột s ố câu hát, quy cách
trong khi hát, hình thức câu hát, quá trình của m ột cuộc hát …có phức tạp
hơn.
1.2.1 Nguồn gốc và quá trình phát triển
Ởnước ta nhiều vùng miền làm nghề kéo vải, dệt vải nh ưng không ph ải ở
nơi nào có nghề kéo vải là có HPV. ỞNghệ Tĩnh, HPV đi vào l ề l ối có t ổ ch ức
và có phong cách riêng không lẫn vào đâu được. Tại m ột s ố vùng ở Thanh
Hoá cũng có nghề kéo vải và cũng có lối hát giao duyên gi ữa nam v à n ữ,
nhưng lại gọi là hát ghẹo, giai điệu và ca từ cũng khác. HPV chỉ phát triển ở
những nơi nào có điều kiện phù hợp với thủ tục nhất định của nó như một số
xã thuộc các huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Thạch H à, Đức Thọ (H à Tĩnh) nh ất
là ở xã Trường Lưu (Can Lộc), Đan Du (kì Anh)…Một số xã ở Đô Lương,
Thanh Chương, đặc biệt là các xã Tân Sơn, Thái Sơn, Thịnh Sơn (Đô Lương); vài
xã ở Yên Thành. ỞDiễn Châu có một số làng nổi bật đáng chú ý l à l àng Trung
Phường (xã Diễn Minh), làng Phương Lịch ( xã Diễn Hoa) v à m ột s ố l àng
quanh đó, rồi một số xã ở Quỳnh Lưu như Quỳnh Hồng, Quỳnh Hậu, Quỳnh
Bá…và một số nơi khác nữa trên đất Nghệ Tĩnh đều có HPV. Song nơi phổ
biến nhất, có truyền thống nhất, có quy cách nhất, có nhi ều tay b ẻ câu hát l ỗi
lạc nhất, được nhân dân các nơi đến hát và nghe hát nhiều nhất l à HPV ở
Nam Đàn. Tiếng lành đồn xa, bà con xứ Nghệ có câu:
Thanh Chương là đất cày bừa
Nam Đường bông vải hát hò thâu canh.
Nguồn gốc của HPV xuất phát từ nghề trồng bông, kéo vải phổ bi ến ở
Nam Đàn. Ở Nam Đàn hầu hết nhà nào cũng trồng bông cho nên mới sinh ra
nghề kéo vải. Do tính chất của nghề kéo vải ở Nam Đàn là m ột nghề l àm
thêm nhẹ nhàng mà là nghề của đàn bà con gái, nên chị em thường kéo vải
vào ban đêm còn ban ngày chị em đi làm việc đồng áng. Đặc biệt vào mùa hè,
cỡ tháng sáu, tháng bảy, tháng tám và tháng chín là những tháng có th ời ti ết



10

ban đêm khô ráo, mát mẻ thuận lợi cho việc ngồi nhóm họp ngoài trời kéo
vải. Phong trào kéo vải trong thời gian này rầm r ộ hơn cả. Sau mùa thu ho ạch
bông, những tháng này mùa màng cày cấy đã xong, thì giờ tương đối r ỗi rãi,
chị em thường rủ nhau tụ họp ở nhà nào trong thôn xóm, vừa ti ện đèn d ầu l ại
vừa có người đùa hát cho vui trong khi kéo vải. Chủ nhà huặc là người dễ tính,
biết hát huặc thích nghe hát, nếu không thì con cái của chủ nhà phải là người
chủ trì. Phường kéo vải thường chọn nhà nào có cái sân rộng rãi, thoáng đãng,
ngõ ra vào thuận tiện, nếu sân cạnh một cái ao hu ặc cái hồ thì ch ẳng còn gì
lý tưởng bằng. Khung cảnh mọi người nhóm họp vừa kéo vải vừa hát vui đùa
trên một cái sân mờ ảo, lung linh dưới ánh đèn dầu thật ấm cúng: cô thì ng ồi
dựa thềm nhà, cột nhà hoặc bức vách, bức phên và cả ở giữa sân …Mỗi người
ngồi một tư thế nhưng tay ai cũng một tay quay xa, m ột tay cầm con cúi rút
sợi: “Tay quay xa khi quay khi dừng, lên lên xuống xuống, khi đưa ra, khi co
vào, thoăn thoắt, mềm mại. Tiếng xa kêu vè vè hoà với tiếng quay kêu ro ro
từ buồm xa phát ra, êm ái tạo nên một điệu nhạc trầm trầm đều đều, nhưng
gần gũi thân yêu.” [32, tr.22]. Nhịp điệu khi kéo vải hoà vào âm thanh của xa
quay trong đêm khuya thanh vắng quyện vào ánh trăng thanh huyền ảo làm
cho cảm xúc dâng trào, tiếng hát của chị em bỗng cất lên trong khung cảnh
đó. Phường kéo vải nhóm họp quả thật là đầy ngẫu hứng. Có ch ủ nh à ch ứ
không có chủ phường. Phường họp ở nhà nào thì nhà ấy sẽ là tên của phường.
Đặc điểm của các phường hát gắn liền với lao động ngày xưa rất tự động và
năng động. Phường vải cũng như phường cấy, phường gặt, phường ch ắp gai
đan lưới, phường róc cau lau mía …tại một số nơi khác, họp đó rồi tan đó. Có
những phường vải thường lấy tên của người hát hay nhất được nhi ều ng ười
hâm mộ, như phường bà Chánh Diên ở Thịnh Lạc, phường bà Cháu Ban ở
Nam Kim, phường o Lượng ở Hoàng Trù.v.v..Mấy câu HPV sau đây cho ta
biết tính chất nhóm họp của phường:
Tần Tấn rắp ranh,

Vì chưng kéo vải mới sinh ra phường
Nguyệt dạ canh trường,
Dăm ba o ngồi lại,
Dăm bảy dì ngồi lại
Trước là nghề bông vải,


11

Sau đàn hát vui cười,
Cuộc thanh lịch vui chơi… [32, tr.21]
HPV là tiếng hát xuất phát từ lao động rồi trở lại phục vụ lao động. Nó
làm cho tinh thần lao động trở nên hăng say đầy nhiệt huyết, năng suất lao
động cũng tăng lên. HPV có cơ hội phát sinh và phát triển cũng l à do tính
chất khá đơn giản và nhẹ nhàng của thao tác kéo vải. Vì vậy, người ta thường
nói: “Phường vải chính là phường của những người kéo vải chứ không phải
của những người dệt vải”. Bởi vì, nghề dệt vải, dệt tơ lụa đòi hỏi phải tập
trung tư tưởng cao độ và dùng nhiều sức lao động hơn nghề kéo v ải. Ch ẳng
hạn, ở làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) hầu hết con gái trong
làng đều làm nghề tơ lụa hoặc dệt vải, hay ở làng Hoàng Nghĩa và Nguyệt
Viên thuộc huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, đàn bà con gái cũng làm nghề
dệt vải mà không có tục hát đối đáp giao duyên nh ư lối hát của nh ững ng ười
kéo vải.
Vào những đêm hè, chị em thường tụ họp thành phường, vừa kéo sợi,
quay xa, vừa góp vui bằng những câu hát tự nghĩ ra. Các chàng trai l àng đi
dạo chơi trong đêm bị níu chân lại bởi những lời ca ng ọt ng ào, sâu l ắng c ũng
dừng lại hát đối đôi lời cầu vui và cũng để làm quen. Ban đầu, tiếng hát của
các chàng chỉ nhằm thổ lộ nỗi niềm muốn vào giao lưu, gặp gỡ v ới các cô gái.
Sau đó tiếng hát của họ lại được chị em đón nhận m ột cách n ồng h ậu. Nh ững
chàng trai say mê hát là những chàng trai quê có tâm hồn, thích hát x ướng

hay một nho sĩ đa cảm. Họ thường tụ họp thành từng nhóm độ khoảng dăm ba
người làm thành một hội với nhau và hát đối đáp lại với các cô. Thói quen đi
hát đối đáp nam nữ ăn sâu vào tâm trí cả những chàng trai và các cô gái
khiến cho họ nếu bỏ đi hát một đêm là thấy nhớ, khó chịu và trằn trọc không
sao ngủ được. Phường kéo vải nào cũng vậy, nam nữ hát đối đáp đầy tình t ứ
say mê. Và không chỉ hát một đêm mà họ hát hết đêm này qua đêm khác, bất
chấp cả trời mưa to hay lũ lụt. Mưa to họ nếu không có tơi nón thì bỏ quần áo
vào một cái vò, mình đóng khố, hai tay ôm lấy vò ch ạy m ột m ạch t ới n ơi. V ề
mùa mưa nước sông lên ngập lụt cả cánh đồng nhưng trai chợ Thượng, chợ Hạ
vùng Đức Thọ (Hà Tĩnh) vẫn cố chèo thuyền sang hát bên Nam Đàn.
Địa điểm diễn ra sinh hoạt HPV rất đơn giản. Một cái sân nhà, m ột lối
ngõ và chỉ có tiếng hát ngọt ngào là làm quyến luyến lòng người. B ằng nh ững


12

câu hát họ oán trách luân lí, lễ giáo phong kiến đã dựng rào cản ngăn cách
tình duyên của họ. Và cũng chính tiếng hát đã làm dây t ơ hồng xe k ết nhi ều
đôi thành vợ chồng. Những tình cảm ấy, thể hiện thiết tha qua nh ững câu
phường vải:
Một niềm chỉ quyết lấy o
Khéo bông khéo vải, khéo lo việc nhà.
Trong quá trình HPV, trai gái không chỉ thổ lộ, trao đổi tình cảm v ới
nhau mà còn đua trí với nhau nữa. Họ thử thách trí thông minh, s ự nhanh trí
tầm hiểu biết cuộc sống của nhau.
1.2.2. Thủ tục và các chặng hát
Một cuộc hát phường vải có ba chặng:
Chặng thứ nhất gồm hát dạo, hát chào mừng và hát hỏi. Ởchặng m ở đầu
này, nội dung của câu hát xoay quanh việc chào hỏi của nam v à n ữ nên c ũng
chưa thật phong phú và sâu sắc.

Chặng thứ hai gồm hát đố, hát đối. Đây là chặng quan tr ọng nhất vì n ội
dung của nó đi sâu vào tìm hiểu vốn kiến thức của hai bên nam nữ.
Chặng thứ ba gồm hát mời, hát xe kết và hát tiễn. Trai gái bày t ỏ tình
cảm với nhau chủ yếu là ở chặng này.
Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng chặng của hát phường vải:
Chặng thứ nhất gồm có 3 giai đoạn: hát dạo, hát chào mừng và hát h ỏi.
Tối đến, khi phường vải nhóm họp tại một nhà nào đó, chị em tập trung trên
dưới 20 người để kéo sợi. Các chàng trai đến sau m ột chút “đánh tiếng” từ
ngoài đường, ngoài ngõ để các cô biết là họ muốn được vào hát. Lời hát dạo
đầu tiên cũng như là một sự gợi ý hết s ức tế nhị và lịch s ự c ủa các ch àng, ng ỏ
ý với các cô muốn được cùng chung vui trong cuộc hát:
Dừng xa khoan kéo ơi phường,
Hình như có khách viễn phương đến nhà. [32, tr.175]
Hát hỏi có tác dụng làm cho hai bên hiểu biết nhau. Bên nữ hỏi bên nam
quê quán ở đâu, cha mẹ thế nào, đã có vợ con chưa (có nh ững ng ười đã có v ợ
huặc chồng đi vẫn đi hát), anh chị em mấy người, tên là gì, bao nhiêu tuổi…
Ba bước trên trong chặng mở đầu của HPV cũng đơn giản về nội dung
và giá trị nghệ thuật và tốn rất ít thời gian. Đây là phần ch ào h ỏi l àm quen để
biết lý lịch của nhau mà thôi.


13

Chặng thứ hai: Hát đố, hát đối. Chặng này chỉ có một bước cũng là
chặng quan trọng. Đây là chặng các chàng trai phải nhanh trí, linh hoạt để đối
kịp với những câu đối khá hiểm hóc, lắt léo của bên nữ. Chặng này, chủ yếu
trai gái hát đố với nhau để thử thách tài phán đoán và trí thông minh. N ội
dung của câu đố cũng rất phong phú.
Đối về những hiểu biết thông thường trong đời sống hằng ngày, về kiến
thức nông nghiệp và đố cả những điều khó có thể thực hiện được:

Anh về chẻ lạt bó tro,
Rán sành ra mỡ em cho làm chồng. [32, tr.224]
Còn các câu đố của nhà nho luôn liên quan đến những kiến thức sách
vở. Họ thách đố về chữ nghĩa trong sách:
Hỡi anh học sách Hán Vương,
Ai câu sông Vị, ai cày Lạch Sơn? [32, tr.232]
Chính các nhà nho đã đem hát đối vào HPV. Có rất nhiều lối đối vận
dụng nhiều lối chơi chữ như chiết tự, sử dụng từ Hán Việt đồng ngh ĩa v ới
thuần Việt, trường từ vựng, từ đa nghĩa, đồng âm…
Chặng thứ ba có ba bước: Hát mời, hát xe kết và hát tiễn.
Nếu các chàng trai trả lời được các câu hát đố, hát đối có nghĩa là đã
vượt qua được thử thách. Cho nên lúc này các chàng được các cô mời vào sân
nhà chứ không phải ngồi ngoài ngõ, ngoài đường nữa. Sau khi hai bên giáp
mặt, bên nữ đã cảm phục tài trí của bên nam nên gi ọng hát của các cô dịu
dàng hơn, cung kính, trân trọng các chàng hơn. Các cô m ời các ch àng vào
nhà:
Ai kia ngoài ngõ mời vào,
Ấm trà lan đang ngọt, chén trà tàu đang ngon. [32, tr.261]
Hát xe kết là bước dài nhất và căn bản của chặng hát thứ ba. Có th ể nói
không có hát xe kết thì hát phường vải và các loại hát ví, hát giao duyên
khác cũng khó tồn tại.
Đây là lúc mà hai bên nam nữ hát lên tất cả những tâm t ư tình cảm
thầm kín, dồn nén bấy lâu. Họ cũng nói lên những tâm sự, khao khát được
lấy nhau. Trong thời gian đêm đã về khuya, không gian yên ắng, ch ỉ có ti ếng
quay xa vè vè và tiếng thoi đưa lách cách (nếu nh ư ch ủ nhà có con gái d ệt
vải) hoà quyện với tiếng hát ân tình như quyện lấy gió, ho à v ào s ương, thi ết
tha, mặn nồng, đắm say, tình tứ kể lể về biết bao nhớ nhung, sầu muộn, yêu


14


thương đầy thiết tha lưu luyến, cả về những trách móc, giận hờn, than thân
trách phận…Nam nữ hát hết cả đáy lòng, thổ lộ hết tất cả tình cảm, họ đắm
chìm trong những câu hát yêu thương dào dạt, trong bể suối nguồn của cảm
xúc dâng tràn:
Đôi ta như thể con tằm,
Cùng ăn một lá cùng nằm một nong. [32, tr.310]
Bước ba hát tiễn là hát chào tạm biệt lúc ra về. Nó l à b ước cu ối cùng c ủa
một cuộc hát phường vải. Trải qua một đêm hát, hai bên đã hiểu rõ về nhau, ý
hợp tâm đầu nên lúc hát tiễn cả nam nữ đều lưu luyến, bịn rịn không mu ốn r ời
xa. Họ hẹn thề với nhau trước lúc ra về:
Ra về dặn với nước non,
Dặn rằng một chữ vuông tròn phu thê. [32, tr.460]
Chúng tôi đã trình bày giản lược thủ tục của m ột cuộc HPV. Từng
chặng của HPV rất hợp lý mà cũng không kém phần tự nhiên và đầy ch ất tr ữ
tình lãng mạn. Chúng ta hiểu tại sao người dân x ứ Ngh ệ n ơi đây l ại thích đi
HPV như vậy. Đó là những câu hát mang đậm tính nhân văn cao cả và có sức
sống mãnh liệt, vượt lên trên mọi giá trị vật ch ất t ầm th ường b ởi tính ch ất
trong sáng về nội dung của nó.
1.2.3. Tác giả hát phường vải
Hát phường vải nói riêng và hát ví nói chung chia làm ba loại nghệ nhân.
Một là các loại nghệ nhân dân gian thuần tuý quần chúng. H ọ l à nh ững
người chẳng được học hành và cũng ít khi được nghe đến kinh, thi, sử, phú. Họ
là nông dân như anh hoe, chị đỏ, bác cu, chú đĩ, chị chắt, ông tri, bà xã, cố
trùm…Nói chung họ là tầng lớp lao động nông nghiệp bình dân, thu ần nông.
Những câu hát của họ sáng tác ra chỉ là dể ngâm nga cho thoả nỗi lòng v à th ổ
lộ tình cảm, động viên nhau trong khi lao động. Nội dung của nh ững câu hát
bày tỏ những vấn đề thiết thân của đời sống tinh thần trong m ột xã h ội nông
nghiệp. Họ chính là hiện thân cho những câu hát ví phường vải bu ổi s ơ khai.
Họ là người đầu tiên sáng tác ra và hát. Và chính họ đã d ệt nên nh ững cu ộc

hát ví thắm đượm ân tình, êm ái, ngọt ngào dưới luỹ tre làng.
Hai là, phải kể đến loại nghệ nhân dân gian tốt nghiệp trường “tại gia”
cũng khá đáng kể. Họ là những cô thôn nữ nhanh trí, khéo léo ứng khẩu tài
tình. Do vậy, có những cô đi ở đợ huặc làm thuê cho nhà phú h ộ, nh à đó có
mời thầy đồ nho về dạy học nếu có cơ hội được đứng cạnh hầu trà thuốc là họ


15

“học lỏm” rất nhanh. Và sau này, họ đưa những kiến thức đã “học lỏm” được
để vận dụng vào các câu hát đố, hát đối, hát bày tỏ tâm tình …Một trong
những người nổi tiếng nhất của loại tác giả này là cô Võ Thị Nhẫn, dân địa
phương thường gọi là o Nhẫn (sinh năm 1895 tại làng Đan Du ( Kẻ Dua), K ỳ
Anh, mất năm 1958). Tương truyền giọng hát của cô vừa đậm chất thông tu ệ,
thanh tao lại vừa mượt mà, tế nhị. Cô Nhẫn nổi ti ếng v ới t ài ứng kh ẩu s ắc s ảo
đầy chữ nghĩa đã làm mê mẩn biết bao chàng trai, kể cả các vị khoa bảng, các
bậc cự nho, các chàng công tử con nhà giàu…Cô là người hát hay, hát giỏi lại
hay hát nên thu hút rất nhiều khách đến hát. Trong làng hát ví ở vùng nam xứ
Nghệ không mấy ai không biết tiếng cô Nhẫn. Tuy cô không được đi h ọc b ài
bản nhưng với bản tính thông minh, ham hiểu biết chữ nghĩa, khi đi ở cho một
nhà phú hộ có nuôi thầy dạy học trong nhà, tranh thủ lúc h ầu n ước, m ời tr ầu
cô Nhẫn đã “học lỏm” được nhiều chữ, nhiều điển tích trong Tứ Thư, Ngũ
Kinh, Đường Thi, Nam Sử, Bắc Sử…Cô vận dụng kiến thức “ học mót” vào
sáng tạo câu hát và ứng xử rất nhanh nhạy, tài tình. Cô đã so tài với nhiều nho
sĩ tài ba và được họ vô cùng thán phục tài đối đáp thông tuệ của cô. Chẳng h ạn
một câu hát của cô Nhẫn khi gặp cả Canh (tức Nguyễn Thức Canh, con ông
Nguyễn Thức Tự, quê ở làng Đông Chử, huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An), n ối
nghiệp cha là một thanh niên tài ba có chí khí, cô Nhẫn hát:
Thiếp thương thân thiếp dãi dầu,
Thương chàng đầu mang đai Tử Lộ, vai quảy đầu Nhan Uyên.

(Tử Lộ là học trò giỏi của Khổng Tử, nhà nghèo, cha mất sớm, đai Tử Lộ là
cái đai mà Tử Lộ đặt trên đầu để đội gạo thuê kiếm tiền nuôi m ẹ. Còn Nhan
Uyên là học trò giỏi nhất của Khổng Tử). Nghe cô Nhẫn hát nh ư v ậy, cả Canh
biết cô là người hiểu chữ nghĩa.
Ngoài cô Nhẫn ra còn có nhiều người như thế. Có nhiều tên tu ổi được
nhắc đến trong dân gian như: bà cháu Ban, bà chánh Diên, b à D ũng Th ơn, b à
Đồ Sân, cô Sạ, cô Chín, cô Cúc, cô Ba, cô Lượng, cô Thanh, chát Tuy ền, hoe
Tuý, hai Lan, cô Đài, cô Túc, chị đồ Khoa, chị đồ Thịnh, cô Nam…
Các nghệ nhân này đã chứng tỏ họ là người có khả năng sáng t ạo, ứng
phó tài tình, đối chọi, trả đũa với nhiều câu hát đối hiểm hóc của sĩ tử, cự nho,
thầy gà…Họ đã dân gian hoá văn học bác học.


16

Thứ ba, là loại nghệ nhân dân gian có bước qua “cửa Khổng sân
Trình”. Loại này có ba bộ phận:
Bộ phận thứ nhất là những nho sĩ, thức giả tài năng. Họ có thể xuất
thân từ tầng lớp bình dân, hay cũng có dịp lăn lộn trong quần chúng. H ọ là
những bậc cự nho như Tú San (hay Tú Sách), M ền C ơ (tú t ài Hoàng Đình
Thực ở xã Thịnh Lạc), Đinh Viết Thận hay những bậc thức giả như Phan Bội
Châu (thường gọi là Giải San), Võ Liêm Sơn. Đặc biệt là đại thi hào Nguyễn
Du và những tên tuổi nổi tiếng như: Nguyễn công Trứ, Nguyễn Huy Tự,
Nguyễn Huy Hổ…Tương truyền lúc còn trẻ Nguyễn Du, khi ấy thường gọi l à
cậu Chiêu Bảy rất thích hát phường vải. Bấy giờ có làng Trường Lưu thuộc
huyện Nghi Xuân là một làng nổi tiếng về hát phường vải, về ngh ề d ệt v ải v à
về con gái đẹp. Làng Tiên Điền là làng của Nguyễn Du lại có nghề làm nón.
Con trai phường nón thường kéo nhau sang hát phường vải ở Trường L ưu. H ọ
đi hát vì mê hát, nhưng một phần là vì mê các cô gái đẹp. Trong các chuy ến
đi ấy, chiêu Bảy chẳng bao giờ vắng mặt. Có một đêm hát nọ, Chiêu b ảy tình

cờ được gặp một cô gái tên là Cúc, người đẹp, giọng hát hay, có tài bẻ chuyện,
nhưng chỉ phải một nỗi đã sắp quá thì mà vẫn chưa chồng. Chiêu B ảy bi ết
vậy, liền bẻ ngay một câu để ghẹo chơi như sau:
Trăm hoa đua nở mùa xuân
Cớ sao Cúc lại muộn mằn về thu?
Chiêu Bảy vờ nói chuyện hoa nhưng kỳ thực là muốn hỏi châm chọc: các
cô gái khác đều đã đi lấy chồng sớm, sao riêng cô Cúc lại để quá lứa lỡ thì
như vậy?
Nhưng cô Cúc nào phải tay vừa, thoáng nghe qua cô đã hiểu ngay ý t ứ
của đối phương, bèn hát đáp lại rằng:
Vì chưng tham chút nhuỵ vàng
Cho nên Cúc phải muộn màng về thu.
Hoa cúc vốn là loài hoa nở về mùa thu, cúc nở về thu m ới là đang độ
mãn khai, thế là đúng kỳ chứ không phải muộn.
Có giai thoại kể lại rằng: Nguyễn Du sang hát phường vải ở Trường L ưu
đem lòng yêu một cô gái ở đó, làm cho cô gái bị ốm tương tư bỏ cả nghề bông
vải (không hiểu đó là o Uy, ả Sa, o Cúc hay một cô gái n ào khác?). Có l ẽ,


17

người con gái đó có thực và tình cảm của cô gái và Nguyễn Du là có thực nên
Nguyễn Du có viết bài: “Thác lời trai phường nón” dài 34 câu để trả lời lại:
Tiếc thay duyên phận Tấn Tần
Chưa quen đã lạ chưa gần đã xa…[32, tr.36, 37]
Bộ phận thứ hai là những sĩ phu yêu nước. Họ là những người có tinh
thần sục sôi đấu tranh chống ngoại xâm nhưng lại say mê hát ph ường v ải H ọ
đã lợi dụng phương tiện văn nghệ tự túc ấy để khêu gợi lòng yêu n ước v à chí
căm thù giặc của nhân dân. Đặng Như Mai, Trần Tấn, Cao Thắng, đề Kiểu, đề
Nam, đốc Nhoạn, Hoàng Giáp Lập…trong những ngày Cần Vương, Giáp

Tuất, hễ có cơ hội lại đi chơi hát phường vải. Cả Tú Tấn, Tú Mai v à các t ướng
lĩnh của hai ông trong ngày tháng bận rộn với cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất
(1874) hễ có dịp là cũng đi chơi hát phường vải. Phan Bội Châu, Đặng Thái
Thân, Vương Thúc Quý, Bìu Lộ, Đặng Văn Bá, Nguyễn thức Canh, Lê Võ …
sống trong những năm đầu thế kỷ XX đều thích đi hát ph ường vải. Nh ưng
Phan Bội Châu là nghệ nhân tiêu biểu nhất trong số đó. Trong đời của mình
Phan Bội châu đã đi hát phường vải rất nhiều lần. Phan bội Châu lúc còn là
cậu nho San, lúc làm thầy đồ và khi đi vận động cách mạng hễ có dịp lại đi
chơi hát phường vải. Tương truyền, có một hôm cậu đồ San đi thi h ỏng tr ở v ề
bèn qua phường vải ở Nam Kim hát cho vơi đi nỗi buồn bực. Không ngờ cậu
đồ San bị cô Diền cũng là một nghệ nhân hát phường vải hay có ti ếng (tên
thật là Hoàng thị Lượng, chị bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ) hát lỡm:
Nghe chàng ứng thí mới về
Bài ra nặng nhẹ, quyển đề ra sao?
Biết là các cô chế giễu mình, Phan cũng “trả miếng”:
Ơ tề ngồi rứa không lo,
Người ta chị tú cô nho cả rồi.
Các cô liền đáp lại một câu “xách mé”:
Ơ hay ngồi rứa làm sao?
Chờ cho tuấn kiệt, anh hào ra tay.
Đến đây Phan mới trả lời câu hỏi ban đầu:
Hỏi ta ta cũng tạ lòng,
Giời xanh còn hãm anh hùng chút chơi. [32, tr.143]


18

Bộ phận thứ ba là các nhà nho vãn thời (chiếm số lượng đông đảo h ơn).
Họ là những người gần gũi với quần chúng, đi hát để thoả mãn nhu cầu tinh
thần, lấp đi chỗ trống trong tâm hồn, làm khuây khoả tâm trạng u u ẩn, b ất

mãn của mình trước thời cuộc. Có thể kể tên những nhà nho vãn thời ở hai
huyện Nam Đàn và Hưng Nguyên trong làng hát ví phường vải: cử Quyền, cử
Thuỵ, Tú Quynh, hoe Ba, kép Hai, tú Toản, tú Cò, cả Chiu, tú Tá, cử Bân, c ử
Tích, nho Lân, cử Vành, hàn Lương, cử Hùng, nho Côn, đồ Sân…
Các nhà nho tham gia HPV đã thổi vào nội dung của các câu hát m ột
luồng gió mới làm cho HPV từ chỗ là một phương tiện để cổ vũ lao động, để
trai gái trao đổi tình cảm, thổ lộ tâm tình với nhau thì cũng xen vào một phần
cho các nho sĩ trổ tài, đọ sức, ganh đua chữ nghĩa. Đó cũng là một mặt tiêu cực
do ảnh hưởng của các nhà nho. Song, các vị đồ nho đã góp phần làm cho HPV
đạt đến độ nghệ thuật cao, có nhiều câu hát đố, hát đối điêu luyện, ch ặt chẽ.
HPV từ chỗ thủ tục còn thô sơ, lỏng lẻo đến quy cũ, tạo thành m ột sinh ho ạt
văn hoá bổ ích, thú vị hội tụ nhiều tầng lớp tham gia và có v ị trí v ượt tr ội h ơn
hẳn trong các loại hát ví ở Nghệ Tĩnh. HPV không chỉ là nơi để trai gái đối
đáp giao duyên, mà cũng là nơi các nho sĩ rèn luyện văn chương, các s ĩ phu
yêu nước và chí sĩ cách mạng khơi gợi tinh thần dân tộc, tuyên truyền hoạt
động cứu nước, cứu dân.
1.3. Về hát giặm
HG là một hình thức diễn xướng độc đáo và đặc biệt của dân ca Việt
Nam. HG là một điệu hát của địa phương Nghệ Tĩnh (Nghệ An- Hà Tĩnh). HG
chủ yếu phổ biến ở một số địa phương thuộc các huyện Thạch Hà, Cẩm
Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ (Thuộc tỉnh Hà Tĩnh bấy giờ): Lối diễn xướng này
đã trở thành một phong tục từ ngày xưa.
Hát giặm là gì? Trước hết chúng ta hãy giải nghĩa t ừ “giặm” trong “Hát
giặm”.
Tiếng “giặm” có nghĩa là đem một vật gì thêm vào, đệm vào, chắp vào
một cái gì còn khuyết, vào một nơi nào còn có thể ch ứa được. Nó r ất g ần v ới
những tiếng giắm, giấm giúi. Giắm tiếng Nghệ Tĩnh nghĩa là cấy lúa, điền vào
những chỗ trống trên đám ruộng đã cấy rồi (vì thiếu mạ hay vì mạ bị chết).
Có rất nhiều người Nghệ Tĩnh đã hiểu tiếng giặm theo nghĩa là giắm
thêm vào. Nhưng họ lại hiểu theo hai cách khác nhau. Cách thứ nhất bắt



19

nguồn từ hiện tượng điệp câu của HG. Vì trong khi đặt m ột bài hát người ta
thường xen vào những câu láy lại (hay câu đi ệp), vì th ế m à g ọi l à HG. Cách
hiểu thứ hai xuất phát từ chỗ HG thường phải chắp vần.(Trong lúc hát đối đáp,
thường chữ vần của câu đầu bài đáp phải chắp cùng vần với câu cuối của bài
hỏi.)
Ví dụ:
Tui (tôi) hỏi mự (mợ) mấy lời,
Xin mự tường cho vẻ tỏ (rõ ràng).
Đáp:
Lời cậu vừa nói đó,
Xui dạ thiếp âu sầu… [7, tr.15]
Việc chắp vần hay hát chắp vào tức là giặm người ta còn hay gọi là bắt xắp.
Cho nên hát giặm có nơi gọi là hát xắp (hay hát luồn). Tiếng “giặm” và tiếng
“xắp” là những từ khá cổ mà hiện nay hầu như không mấy ai dùng nữa.
1.3.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển
HG nằm trong tổng thể những hình thức sinh hoạt văn nghệ quần chúng
được hình thành trong một giai đoạn lịch s ử mà chế độ phụ quyền của xã h ội
phong kiến đè nặng lên cuộc sống con người. Vượt qua những r ào cản c ủa
chế độ phong kiến “nam nữ thụ thụ bất tương thân”, HG cũng như các tục hát
đối đáp nam nữ khác trở thành một hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian
quen thuộc, sống dai. Những cấm đoán khắc nghiệt không thể làm ngăn tr ở
cuộc sống hồn nhiên, chất phác của quần chúng lao động, không thể khuôn nó
vào những quy chế đạo đức giả tạo bất hợp lý và trái tự nhiên của giai cấp
thống trị, và nó không thể bị xã hội thay đổi hay xoá bỏ được.
Trải qua thời gian và thăng trầm của lịch sử, nó được cải tiến một cách tự
phát do sự phát triển của ngữ ngôn và dần dần trở thành m ột thú ch ơi “tao

nhã” của quần chúng lao động. Cứ như thế, HG đi vào cuộc s ống bình d ị của
những người nông dân. Do giai cấp thống trị là bọn nắm độc quy ền v ề v ăn
học, có thói coi thường, khinh thị những sáng tác xung quanh tập tục của nhân
dân nên không hề ghi chép gì về nó cả. Cho nên, tục hát giặm nam nữ không
có một sự tích gì lưu truyền. Nhưng qua khảo sát sơ bộ ở nhân dân thì HG
không ai nghi nhờ về sự tồn tại của nó trước đây năm ba thế hệ.
Từ trước đến nay chưa có một tác giả nào nghiên cứu cụ thể nguồn gốc
của HG. Có thể nói, Nguyễn Đổng chi là người đi sâu vào nghiên cứu v à phân
tích về HG nhiều và sâu hơn cả. Theo Nguyễn Đổng Chi có thể HG đã th ịnh


20

hành ở thế kỷ XVIII, nhưng ngược dòng lên để tìm nguồn gốc của nó vẫn là
một việc hết sức khó khăn. Sau khi đưa ra một số phương cách của HG,
Nguyễn Đổng Chi đi đến một giả thuyết: HG đã xuất hiện vào th ời Lê - Trịnh
và nó đang ở hình thức bốn chữ một câu. Lúc này đã có câu láy lại nhưng còn
rất ít và HG ở thời kỳ này còn gần với vãn tư. Đến thời Minh Mạng, Tự Đức
HG đã tiến lên hình thức năm chữ một câu, nhưng những câu bốn chữ vẫn
còn gặp khá nhiều bài. Cũng vào thời kỳ Tự Đức, HG đã phát tri ển thêm m ột
bước mới với hình thức nhiều câu vần bằng trong một đoạn. Cho nên, phải đợi
đến khoảng những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, là giai đo ạn xuất
hiện các phong trào Cần Vương, Đông Du, chống thuế…hình thức đó mới
mang tính chất tương đối phổ biến ở HG. Đến giai đoạn này, HG phát tri ển
theo hai hướng: một hướng kéo dài các đoạn của nó và như thế là đi xa dần
khuôn khổ cũ mặc dù bản sắc hát giặm vẫn còn. Một hướng khác, rút ngắn
các đoạn của nó, cụ thể là bỏ câu láy lại và gần với khuôn khổ của HG lúc
ban đầu.
Nhìn chung, HG không phải là một thể điệu cứng nhắc mà nó phát tri ển
và biến hoá không ngừng. Mặc dù, chưa có căn cứ xác đáng n ào để kh ẳng

định thời gian cụ thể, chính xác khi xuất hiện HG nh ưng nhìn v ào nh ững
bước tiến triển của nó về hình thức cho ta thấy HG cũng không ph ải ra đời
xưa lắm nếu không kể vào đấy thể điệu vãn tư là tiền thân của HG.
1.3.2. Hình thức văn hát giặm
Cũng như các hình thức dân ca khác, người Nghệ Tĩnh t ừ lâu đã có
những bài hát giặm do nhân dân sáng tạo để diễn xướng. Hát gi ặm l à m ột
loại văn nghệ “tự túc” của nhân dân lao động địa phương sáng tác nhằm m ục
đích gây niềm hứng thú trong khi sản xuất và giải trí những lúc nhàn hạ.
Hát giặm có ba loại sáng tác chủ yếu:
Một là: HG nam nữ (hay còn gọi là hát giặm huặc hát x ắp, hát lu ồn): l à
loại sáng tác có nam nữ đối đáp. Nội dung là chuyện tình yêu, chuyện gi ăng
ca. Hát giặm nam nữ là những câu hát thể hiện tất cả những cung bậc tình
cảm của tình yêu đôi lứa. Tuy rằng những câu hát giặm nam n ữ không nhi ều
và phong phú như hát phường vải nhưng cũng đã làm toát lên những nội dung
chủ yếu mà họ muốn tỏ bày về những vấn đề tình yêu.


21

Hai là: HG có nội dung chúc mừng, ca tụng huặc k ể sự việc x ảy ra trong
vùng, trong nước, hay tuyên truyền cổ động (không phải đối thoại, do m ột
nhóm người hoà thanh diễn xướng trước công chúng).
Hai loại trên là thể ứng khẩu hay khẩu ngữ thể, người hát chú tr ọng ý
nghĩa và giọng hát hơn là đẽo gọt câu văn.
Ba là: HG vè (còn gọi là bài giặm vè) có trau chuốt về mặt nghệ thuật và
có chuẩn bị. Mục đích kể sự việc, tỏ bày tình cảm, nghị luận. Loại này
chuộng ý nghĩa câu văn hơn là giọng hát.
Cấu tạo của thể HG tương đối giản đơn, mỗi một câu năm ch ữ, v ần n ằm
ở cuối câu, thỉnh thoảng có một câu láy lại. Trong m ột bài HG, tr ừ m ột s ố câu
đầu và cuối ra, chủ yếu gồm nhiều đoạn giống nhau nối lại b ằng v ần, t ựa nh ư

những vòng khâu trong một sợi dây xích.
Mỗi một đoạn ít nhất phải có bốn câu: Câu thứ nhất vần tr ắc ăn li ền v ới
vần của câu cuối đoạn trên. Câu thứ hai gieo vần bằng. Câu thứ ba cũng vần
bằng cùng vần với câu thứ hai. Câu thứ tư gieo vần trắc, vần của câu này sẽ ăn
với vần của câu đầu đoạn dưới.
Ví dụ:
1. Kẻ trèo non vượt biển,
2. Kẻ sang bắc sang đông
3. Kẻ gánh vác non sông,
4. Cho nhất tâm trung ái
Và thường thường có một câu thứ năm nữa, câu này là câu láy lại câu
thứ tư. Nhưng trong câu láy lại ít nhất cũng có thay đổi m ột v ài ch ữ, ch ứ
không nhất thiết phải lặp lại tất cả.
Ví dụ: sau bốn câu đầu ở trên, câu tiếp theo láy lại sẽ là:
5. Cho vẹn bề trung ái [7, tr. 23]
Đó là quy tắc của một bài hát giặm mẫu mực. Nhưng hát giặm còn có rất
nhiều bài hát biến dạng rất linh động, ít khi tác giả của nó lại chịu buộc mình
trong một khuôn khổ nhất định. Các nghệ nhân bình dân vẫn quen sáng tác
một cách phóng túng hơn, câu có khi dài hơn hoặc ngắn hơn, vần điệu cũng
dễ dãi hơn đôi chút: Khuyên em về sẽ liệu / Liệu lấy đó cho khun (khôn) / Em
nói: “Em cao như cái núi Hoành Rum” / “Anh đây thấp trệt như cái lùm cỏ
may” / Nhắc tình duyên cũ nữa kẻo lâu ngày quên đi. [7, tr.239]
HG có ba loại biến dạng: biến dạng về chữ, biến dạng về câu, biến dạng
về vần.


22

Một là biến dạng về chữ: mỗi câu HG thông thường có năm chữ
nhưng biến dạng có khi chỉ còn bốn chữ, hoặc có khi kéo dài đến sáu, bảy,

tám chữ. Ví dụ sau đây của đoạn toàn là câu bốn chữ:
Một anh theo ra bể,
Dập dìu hồ khoan
Anh ngược đại ngàn
Gỗ dày ván tốt. [7, tr.26]
Dạng thiếu về chữ là hiện tượng không phổ biến bằng dạng th ừa v ề ch ữ,
nhất là hát giặm thời sự hay nam nữ đối ca. Ví d ụ các đo ạn sau đây có câu 6
chữ, có câu 7 chữ huặc 8 chữ: Thiếp khuyên chàng về nghĩ lại / C ũng bi ết
nghề có bạc là nghề hư / Huống chi chàng đọc sách thi th ư / R ăng m à ch àng
không biết? / Kẻ học hành mà nỏ biết? [7, tr. 26, 27]
Hai là biến dạng về câu:
Những bài nào có loại biến dạng này được liệt vào kiểu HG không có
những câu láy lại. Thông thường mỗi một đoạn trong bài HG có bốn câu v à
một câu láy lại là năm. Nếu bài nào có m ột s ố đo ạn b ỏ m ất ph ần câu láy l ại
hay cả bài đều không có đoạn nào có câu láy lại thì g ọi l à bi ến d ạng v ề câu.
Lúc này bài HG không chia thành từng đoạn nữa mà trở thành một bài dài cứ
hai câu vần bằng rồi đến hai câu vần trắc rồi tiếp hai câu vần bằng, cứ thế kéo
dài cho đến hết bài.
Người ta thường gọi lối thơ một câu có 4 chữ là vãn tư và l ối HG biến
dạng này là vãn năm. Câu láy lại của HG làm nổi bật lên đặc tr ưng riêng c ủa
loại hát dân ca này. Nếu tác giả khéo léo sử dụng nó đúng lúc thì giá tr ị bi ểu
đạt ý và nhấn mạnh ý cũ rất cao, nó còn có ch ức năng t ổng k ết v à phân đo ạn
trong một bài HG dài. Ngược lại, nếu sự lặp lại quá công thức thì sẽ làm cho ý
nghĩa trở nên sống sượng và nặng nhọc cả về nhạc điệu. Ví d ụ: Mua l ấy nh à
mà ở /Làm lấy nhà mà ở; Kéo lên đàng một chục /Kéo thẳng đàng m ột ch ục;
Van nơi mô cho thấu /Van trời già không thấu. [8, tr.85,86]
Hơn nữa mọi khả năng ví von, chơi chữ đều được vận d ụng ch ủ yếu
trong câu láy lại ấy: Nhà 3 đinh bắt 2 / Nhà 2 đinh bắt 1. [8, tr.74]
Trong HG dạng thừa về câu rất nhiều, trung bình mỗi đoạn là năm câu
nhưng có khi ngưòi ta có thể đặt dôi ra gấp đôi gấp ba hay hơn nữa. Sau đây là

một đoạn 10 câu (gấp đôi): Giặc pháp sang dày xéo / Kể đã 80 năm / Rồi giặc
Nhật đến xâm / Kể không được bao lăm / Làm đất nước xiêu d ăm: / S ưu thu ế


23

tăng gấp trăm / Lúa tạ chở nặng dằm / Vét từ cái que tăm / B ắc sanh không
lên rán / Chẻ xương người ra rán. [8, tr.302]
Dạng thừa về câu vốn có từ xưa, xuất phát từ hát giặm nam nữ hay hát
thời sự. Do yêu cầu của nội dung cần trình bày liền mạch không ngắt đột ngột
được nên các nghệ sĩ bình dân tự động vượt ra khỏi khuôn kh ổ gò bó m à đặt
thêm nhiều vần bằng vào làm cho vấn đề trình bày không gián đo ạn m à sinh
động hơn.
Ba là biến dạng về vần
Có thể nói trong lịch sử thơ ca xưa nay rất ít khi th ấy có hi ện t ượng bi ến
vần. Biến vần tức là lạc vần. Nhưng ở HG có những tr ường hợp biến vần m à
vẫn không lạc vần. Cách biến vần ấy đối với số đông quần chúng không b ị coi
là kém giá trị nghệ thuật mà lại được coi là một sự đặc sắc, độc đáo.
Biến dạng về vần trong HG chỉ xảy ra ở những vị trí nh ất định trong b ài
hát. Một là ở giữa những đoạn có nhiều câu thừa. Hai là, ở câu thứ tư tức là câu
thứ nhất của cặp điệp vần. Tuy nhiên, hai trường hợp trên không phổ biến lắm.
Ởgiữa những đoạn có nhiều câu thừa thì thường xảy ra biến dạng về v ần, nh ất
là trong câc bài hát giặm đặt ứng khẩu (hát nam nữ hay hát thời s ự). Ch ẳng
hạn câu lạc vần trong một đoạn ở bài: “Quyết lại mần hội khác”, ở đoạn này
có đến hai câu lạc vần: Trời mở hội phong quang / Lợn mau nặng ph ốp
phang / Con lợn mạ nằm dọc / Bầy lợn nhỏ nằm ngang / Gà trống gáy oang
oang / Gà choai đậu từng hàng / Con thì đâu tr ốc ( đầu) lại / Con thì ngoảnh
khu (đít) sang…[8, tr.322]
Thực ra, biến dạng về vần ở câu thứ tư không có gì trở ngại đến luật th ơ
mà còn làm cho bài hát đỡ gây nhàm chán. Thường thì câu thứ tư là một câu

bắt đầu gieo vần trắc. Tiếp theo nó là câu thứ năm cũng vần trắc và láy lại một
số chữ của câu thứ tư. Trong trường hợp biến vần, thì ở cuối câu bốn không
gieo vần trắc mà gieo vần bằng (có thể là một vần bằng tự do không nhất thiết
giống với câu 2, câu 3 trên). Chỉ đến câu láy lại (câu 5) m ới l ại gieo m ột v ần
trắc mới. Chẳng hạn: 1 Quyền nhà chung rộng rãi / 2 Ai ai cũng kinh hồn / 3
Đọc kinh bổn luôn luôn / 4 A-men khắp xóm thôn / 5 Chăm một bề lễ lạy.[8,
tr.181]
Dù sao thì biến dạng về vần của HG cũng xảy ra không phổ bi ến v à
quan trọng là nó không trái với quy luật âm điệu của thơ ca.
Khi nói về một bài HG, không thể không đề cập về câu đầu và câu cuối.


24

Những câu mở đầu của một bài HG thường khái quát ý nghĩa của toàn bài
hoặc gợi lên ý nghĩa chủđề của bài. Chẳng hạn: Năm ni Ất d ậu mùa xuân / S ơn
phòng quan chánh khởi quân đồn Vàng. [8, tr.56]
Hay phổ biến nhất, những câu đầu thường làm nhiệm vụ vào đề: Chàng
ơi ngồi xuống đấy / Thiếp tôi xin bàn giải đôi lời. [8, tr.43]
Xét về hình thức, thì những câu mở đầu không có m ột luật l ệ gì bó
buộc. Do đó, tác giả có thể vào đề rất nhiều cách, đa dạng, phóng túng, câu
dài hay ngắn đều được cả.
Tóm lại, hình thức HG cho ta thấy thể loại diễn x ướng n ày tuy l à m ột
thể điệu được hình thành từ lâu nhưng chưa ổn định về các mặt chữ, câu và
vần. Có thể nói chưa có một thể điệu nào mà lắm biến dạng đến thế. HG là
một thể văn vần tự do, phóng túng so với các thể văn vần khác. Có thể nói, trừ
người dân Nghệ Tĩnh ra không ai quen dùng giai điệu m ộc mạc, chân ch ất ấy.
Mặc dầu HG không được phát triển trên không gian nhưng nó vẫn sống mãi
theo thời gian trên vùng đất khô cằn của xứ Nghệ.
1.3.3. Tác giả hát giặm

HG ra đời và phát triển từ thế hệ này đến thế hệ khác nhờ tầng lớp qu ần
chúng Nghệ Tĩnh vô danh. Do HG là một thể điêu dài hơi và hát theo l ối v ăn
vần đã trở nên khá quen thuộc đối với người hay sáng tác và HG nên không
nhất thiết người sáng tác phải có một tài năng lớn trong nghệ thuật m ới làm
nổi. Họ là những tay “bẻ” chuyện nổi danh được nhân dân Nghệ Tĩnh ghi nhớ
tên tuổi bằng nhiều giai thoại lưu truyền lại. H ọ là những tay hát gi ỏi n ắm
vững cách hát và cách sáng tác.
Nguyễn Đổng Chi nhận định: “Tác giả hát giặm nói chung là vô danh,
nhưng cũng có một số cá biệt có tên tuổi; những tác phẩm hát giặm nói chung
là văn học dân gian, nhưng trong đó cũng có mặt không gi ống v ới v ăn h ọc
dân gian.” [7, tr.175]
Tác giả hát giặm có hai hạng:
Hạng thứ nhất, là các nghệ sĩ bình dân. Đây là những người sáng tác ra
các bài hát giặm chưa được dùi mài chữ nghĩa theo kiểu bước qua “cửa Khổng
sân Trình”.
Họ cũng khá đa dạng về tầng lớp. Đó là những nhà văn không biết chữ
huặc ở trình độ thấp, sáng tác phần nhiều bằng ứng khẩu. M ột l ớp n ữa l à


25

nghệ nhân bình dân chuyên sống bằng nghề diễn xướng trước công chúng: l à
những người hát xẩm, kể vè ở chợ, ở vùng nào đó.
Giống như HPV, HG cũng có những nghệ nhân hát chỉ để hát cho thoả
mãn lòng hâm mộ, đam mê hay sở thích. HG khác HPV là số người chuyên
về HG ít hơn. mỗi khi trong làng có hội hè, đình đám, có nh ững cu ộc h ọp
dưới ánh trăng, hay những khi năm bảy người ngồi lại bên ấm nước chè xanh,
thì các nghệ nhân đó vui lòng thi thố ‘tài mọn” của mình. Chuyện của họ hát
ra thường đã có chuẩn bị huặc chuẩn bị một nửa, cũng có người vào cuộc là
hát luôn. Đề tài của HG rất phong phú, có khi “cơn cà ra cơn kê”, kể cả

chuyện bắt chuột, chuyện tế thần tế thánh, chuyện chợ búa, chuyện làm ăn,
chuyện hào lý quan nha, chuyện Nam Triều bảo hộ.v.v..
Hạng thứ hai, là các nhà nho - kể cả hạng anh đồ thầy khoá của th ời k ỳ
Hán học, và các nhà văn. Họ hầu hết là những nhà tri thức nh ỏ sinh tr ưởng ở
Nghệ Tĩnh và quen sử dụng hình thức văn nghệ này. Phần đông họ không biết
hát chỉ sáng tác những bài vè, mà những bài vè đó cũng không phải hoàn toàn
bằng hình thức hát giặm tất cả: có bài đặt theo lục bát, có bài đặt theo song
thất lục bát, vãn tư..vv..
Ngôn ngữ trong HG dễ chấp nhận cái phần mộc mạc mà không hẳn đã
cần thiết đến điêu luyện. Nó thích để cho điệp chữ điệp câu. Nó l ại càng
thích để cho người ta xen những tiếng địa phương Nghệ tĩnh vào bài, th ậm
chí xen những câu, những chữ thô tục.
Cho nên, các nhà nho, nhà văn Nghệ Tĩnh khi muốn phổ biến văn
chương của mình cho quần chúng Nghệ Tĩnh không thể không nói theo ti ếng
địa phương của mình. Mặt khác cũng có người chưa s ử dụng thứ tiếng việt
chải chuốt một cách nhuần nhã. Do đó, hát giặm được xem là hình thức
thích hợp và vừa phải nhất.
Các nhà nho sáng tác truyện vè bằng hình thức HG song họ vẫn không
quên những “kỹ xảo” cố hữu của mình, vốn là những quy tắc không thể thiếu
được của lối viết hán văn, như cách dùng điển cố, phép đối ngẫu và cách ch ơi
chữ. Khi đọc những bài HG có xen vào một vài tiểu xảo kiểu ấy chúng ta sẽ
dễ dàng nhận ra ngay tác giả của chúng.
Quả là hạng tác giả thứ hai đã làm cho văn học dân gian có nguy cơ biến
chất. Không phải chỉ có những nghệ nhân là nho học sáng tác được những bài


×