Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Đặc điểm sinh học,sinh thái các loài thằn lằn trong giống fitzinger, 1843 ở bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 101 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------- 000 -------

NGUYỄN HUY HOÀNG

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CÁC LOÀI THẰN
LẰN TRONG GIỐNG EUTROPIS FITZINGER, 1843
Ở BẮC TRUNG BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

VINH - 2010


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------- 000 -------

NGUYỄN HUY HOÀNG

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CÁC LOÀI THẰN
LẰN TRONG GIỐNG EUTROPIS FITZINGER, 1843
Ở BẮC TRUNG BỘ
CHUYÊN NGÀNH: ĐỘNG VẬT HỌC
MÃ SỐ: 60 42 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Xuân Quang
GS. TS. Lê Vũ Khôi

VINH - 2010


3

Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và những người thân.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
khoa học, dạy bảo tận tình của PGS. TS Hoàng Xuân Quang, GS. TS Lê Vũ Khôi, xin
được gửi đến các thầy lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Động vật, các thầy
cô giáo trong khoa Sinh học, trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng
như tận tình chỉ bảo và giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu về chuyên môn và
thu thập tài liệu tham khảo của NCS. Hoàng Ngọc Thảo, NCS. Ông Vĩnh An, NCS. Đậu
Quang Vinh, TS. Cao Tiến Trung, Ths. Hồ Anh Tuấn, Ths. Nguyễn Văn Giang, Ths. Lê
Thị Quý. Xin được trân trọng cảm ơn.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, những người thân và bạn bè đã tạo
điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành đề tài này.
Do nhiều nguyên nhân, chắc chắn đề tài này khó tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn!
Vinh, Ngày …. tháng 01 năm 2011

Nguyễn Huy Hoàng



4
MỤC LỤC


5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đủ các dạng địa hình
đồng bằng, trung du và miền núi cùng rất nhiều sinh cảnh phức tạp đã tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển rất phong phú của động vật nói chung và lưỡng cư - bò sát nói riêng.
Ở Việt Nam hiện biết 176 loài ếch nhái và 369 loài bò sát [83]. Ếch nhái, bò sát
không những giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn có ý nghĩa đối với đời
sống con người như sử dụng làm thực phẩm, dược liệu, kỹ nghệ da, nuôi làm cảnh…
Những nghiên cứu liên quan đến ếch nhái, bò sát đã và đang được sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Những nghiên cứu đó tập trung chủ yếu
vào hai lĩnh vực chính: hướng thứ nhất, nghiên cứu sự đa dạng của các khu hệ ếch
nhái, bò sát ở các vùng địa lý và vùng sinh thái khác nhau trên cả nước, phát hiện, mô
tả các loài mới; hướng thứ hai, nghiên cứu sinh học, sinh thái một số loài, đặc biệt là
các loài bị đe dọa và các loài có giá trị kinh tế.
Giống Eutropis Fitzinger, 1843 (trước đây là giống Mabuya Fitzinger, 1826) ở Việt
Nam hiện biết 5 loài là E. chapaensis, E. darevskii, E. longicaudata, E. macularia và E.
multifasciata, trong đó có 2 loài đặc hữu cho Việt Nam là Thằn lằn bóng sa pa E.
chapaensis và Thằn lằn bóng đa rép E. darevskii [32, 83]. Khu vực BTB hiện biết 4 loài:
E. chapaensis, E. longicaudata, E. macularia và E. multifasciata [27, 32, 83].
Các nghiên cứu về giống Eutropis Fitzinger, 1843 ở Việt Nam cũng như trong
khu vực BTB được biết đến chủ yếu trong các nghiên cứu điều tra thành phần loài, bổ
sung vùng phân bố và các đặc điểm hình thái phân loại. Hiện nay, ngoài những nghiên
cứu đó cần phải tiếp tục nghiên cứu ở mức độ quần thể của các loài, sự phân hoá các

đặc điểm hình thái phân loại các quần thể loài ở các điểm nghiên cứu theo điều kiện
địa hình, khí hậu, cũng như những đặc điểm sinh thái học làm cơ sở cho phân loại học
và bảo vệ đa dạng sinh học.
Các nghiên cứu về sinh học, sinh thái các loài bò sát ở nước ta đã được tiến hành
trên một số đối tượng như: sinh thái, sinh học Rắn hổ mang (Naja naja) châu Á (Trần
Kiên, 1984); cơ sở sinh học và sinh thái học của nghề rắn (hổ mang, cạp nong, cạp nia)
(Hoàng Nguyễn Bình, 1991); sinh thái học của rắn hổ mang non nuôi trong lồng (Lê


6
Nguyên Ngật, 1991); hình thái và sinh thái nhông cát Leiolepis belliana (Ngô Đắc
Chứng, 1991); sinh học, sinh thái của Rắn ráo trưởng thành Ptyas korros (Trần Kiên,
Đinh Phương Anh, 1994); sinh học, sinh thái của Thạch sùng đuôi sần, Thạch sùng cụt
(Ngô Thái Lan, 2009); sinh học, sinh thái Nhông cát rivơ Leiolepis reevesii (Cao Tiến
Trung, 2009) [43]; sinh học, sinh thái Rắn ráo trâu Ptyas mucosus trong điều kiện nuôi
(Ông Vĩnh An, Hoàng Xuân Quang, Đặng Huy Huỳnh, 2009); đặc điểm dinh dưỡng
và sinh sản của Rắn lục xanh Trimeresurus stejnegeri (Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Văn
Lanh, 2009)… [35].
Trên đối tượng thằn lằn giống Eutropis, đã có một số tác giả tiến hành nghiên
cứu sinh học, sinh thái của các loài riêng biệt như Lê Thắng Lợi và Ngô Đắc Chứng
(2009) [6] đã nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản và sinh thái học của 2 loài M.
longicaudata và M. multifasciata ở các huyện Phong Điền, Phú Vang, Nam Đông và
thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế).
Để tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của các quần thể thằn lằn bóng giống
Eutropis Fitzinger, 1843 làm cơ sở cho sự hiểu biết về phân bố địa lý, phân loại học
cũng như những đặc điểm về sinh học, sinh thái của nhóm thằn lằn này chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm sinh học, sinh thái các loài thằn lằn trong giống
Eutropis Fitzinger, 1843 ở Bắc Trung Bộ ”.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thằn lằn bóng trong giống

Eutropis Fitzinger, 1843 ở Bắc Trung Bộ nhằm bổ sung đặc điểm hình thái phân loại,
sinh học, sinh thái của các loài ở địa phương góp phần vào bộ môn Herpetology ở
nước ta.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Bổ sung tư liệu về đặc điểm hình thái, sự phân hoá các đặc điểm hình thái phân
loại của các loài trong khu phân bố Bắc Trung Bộ.
- Cung cấp các dẫn liệu ban đầu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài trong
giống Eutrropis ở khu vực BTB.


7
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Lược sử nghiên cứu giống Eutropis Fitzinger, 1843
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu về phân loại học, phân bố
Theo Smith H. M., Chiszar D. (1989) [86] giống Eutropis Fitzinger, 1843 ban
đầu có tên Mabuya Fitzinger, 1826. Do sự khác nhau về cách phát âm, cách viết của
những tác giả trên thế giới mà giống này được sử dụng với các tên gọi khác nhau trong
các nghiên cứu như: Mabouia, Mabuia, Mabouya. Tuy nhiên tên gọi Mabuya
Fitzinger, 1826 vẫn được các nhà khoa học sử dụng phổ biến trong các tài liệu cũng
như những công trình nghiên cứu đã công bố và tồn tại cho đến khi tên gọi Eutropis
Fitzinger, 1843 được sử dụng trong những năm gần đây.
Theo Mausfeld et al. (2002) và Mausfeld & Schmitz (2003), giống Mabuya được
tách từ 4 giống: Mabuya Fitzinger, 1826 sử dụng cho những loài thằn lằn ở Nam Mỹ,
Eutropis Fitzinger, 1843 sử dụng cho những loài thằn lằn ở châu Á; Euprepis Wagler,
1830 cho những loài ở Afro - Malagasy và Chioninia Gray, 1845 sử dụng cho những
loài thằn lằn ở đảo Cape Verdian. Năm 2009, Nguyen Van Sang et al., trong cuốn sách
“Herpetofauna of Vietnam” [83] đã qui tất cả các loài thuộc giống Mabuya ghi nhận
được ở Việt Nam vào giống Eutropis Fitzinger, 1843 [83].
Những nghiên cứu về khu hệ lưỡng cư bò sát trên thế giới đã ghi nhận sự phân bố

các loài thằn lằn giống Eutropis ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
Ở châu Á, Boulenger G. A. (1890) đã mô tả một số đặc điểm hình thái, xây dựng
khóa định loại và 14 loài giống Mabuia bắt gặp ở Ấn Độ. Các loài phân biệt nhau ở
các đặc điểm: số hàng vảy quanh thân, số lượng gờ trên mỗi vảy lưng, số bản mỏng
dưới ngón 4 chi sau… [51].
Năm 1935, Smith M. A. thống kê giống Mabuya ở Ấn Độ có 15 loài. So sánh với
nghiên cứu đã công bố trước đó của G. A. Boulenger (1890) thì nghiên cứu này đã bổ
sung cho Ấn Độ thêm 4 loài gồm: M. longicaudata, M. aurata, M. trivittata, M.
andamanensis. Tuy nhiên, cũng trong nghiên cứu này Smith không ghi nhận các loài:
M. dorice, M. septemtceniata, M. vertebralis như trong nghiên cứu đã công bố trước
đó của Boulenger G. A. [85].


8
Pope C. H. (1935) ghi nhận được giống Mabuya ở Trung Quốc chỉ có 1 loài và
xác định đó là phân loài M. multifasciata multifasciata [79]. Đến năm 1993, Zhao Er Mi, Adler đã thống kê được ở Trung Quốc có 3 loài M. longicaudata, M.
multicarinata và M. multifasciata, bổ sung 2 loài cho giống Mabuya ở Trung Quốc
[94].
Theo Taylor E. H. (1963), giống Mabuya ở Thái Lan có 4 loài: M.
novemcarinata, M. longicaudata, M. rugifera, M. multifasciata và 3 phân loài M.
macularia quadrifasciata, M. macularia postnasalis và M. macularia malcolmi [90].
Hendrickson J. R. (1966) ghi nhận ở khu hệ Pula Tioman, Singapore có 1 loài là
M. multifasciata [62].
Năm 1993, Schammakov S., Ataev C., Rustamov E. A. ghi nhận được 1 phân
loài Mabuya aurata septemtaeniata, 1834 phân bố ở vùng núi và đồng bằng của
Turkmenistan [84].
Theo ghi nhận của Dasi I. (1995) ở Batu Apoi (Brunei) giống Mabuya có 1 loài
là Mabuya rudis [58].
Ferner J. W., Brown R. M., Sison R. V., Kennedy R. S. (2001) thống kê được ở
đảo Panay, Philippin 3 loài: M. indeprensa, M. multifasciata, M. indeprensa và 1 phân

loài M. multicarinata borealis [60].
Theo nghiên cứu của Stuart B. L., Sok K., Neang T. (2006) vùng đồi núi phía
Đông Campuchia có 2 loài M. multicarinata và M. multifasciata [91]; KBTTN Phnom
Samkos (Tây Bắc của Campuchia) có 2 loài M. multicarinata và M. multifasciata.
(Grismer L. L. et al, 2008) [61].
Ở châu Phi, các nghiên cứu về các khu hệ lưỡng cư - bò sát đến nay còn khá ít. Theo
Loveridge A. (1936), giống Mabuya ở đây có 6 loài và 4 phân loài [69].
Ở châu Mỹ, giống Mabuya phân bố cả ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Bắc
Mỹ mới chỉ ghi nhận được ở các bang của Hoa Kỳ: Chicago có 3 loài (M.
allapallensis, M. macularia, M. Heathi); Washington có 10 loài và 3 phân loài; Florida
có 16 loài và 4 phân loài; Michigan có 6 loài và 3 phân loài [66, 68, 70, 92].
Theo Liner E. A. (1994) các đảo trên vùng biển Caribe ở Trung Mỹ có 9 loài và 3
phân loài thuộc giống Mabuya [67].


9
Ở Nam Mỹ: Venezuela có 5 loài (M. carvalhoi, M. croizati, M. falconensis, M.
meridensis, M. nigropunctata) và 2 loài đang còn nghi vấn [71]; Ecuador có 2 loài (M.
bistriata, M. ficta) [76]; Panama ghi nhận được 1 loài M. unimarginata [47].
Việc nghiên cứu đa dạng lưỡng cư - bò sát được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới,
sử dụng nhiều phương pháp hiện đại đã mở rộng vùng phân bố các loài đồng thời phát
hiện thêm nhiều loài lưỡng cư và bò sát mới trong đó có các loài thằn lằn giống Eutropis.
Năm 1992, Bauer A. M., Gunther R. phát hiện và mô tả đặc điểm hình thái loài
thằn lằn mới Mabuya quadratilobus ở Vương quốc Bhutan [48].
Nussbaum R. A., Raxworthy C. J. vào năm 1998 đã phát hiện và mô tả loài mới
Mabuya nancycoutuae ở vùng cao nguyên của VQG Isalo, miền Nam Madagascar.
Trước đây, loài này được coi là loài Mabuya vato do chúng rất giống nhau về hình thái
và môi trường sống, sau này được tách ra dựa trên các đặc điểm về hoa văn trên thân
và các chi [77].
Năm 2006, Miralles A., Barrio - Amorós C. L., Rivas G., Chaparro - Auza J. C.

dựa vào kết quả phân tích 12s rARN đã phát hiện loài thằn lằn mới là Mabuya
altamazonica ở rừng ngập nước “Várzéa”, phía Tây sông Amazon, Brazil. Trước đây
được cho là loài M. nigropunctata [73].
Năm 2008, Dasi I., Sillva A. D., Austin C. C. phát hiện và mô tả loài mới
Eutropis tammanna ở Sri Lanka [59].
1.1.2. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái
Bên cạnh những nghiên cứu về phân loại học, thành phần loài và phân bố thì sinh
học và sinh thái học của các loài thằn lằn giống Eutropis cũng được các nhà khoa học
trên thế giới quan tâm và tiến hành nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ 20.
Theo Bullock J. A. (1966), thành phần thức ăn của loài Mabuya multifasciata ở
Singapor là các loài côn trùng thuộc các nhóm: Hình nhện Arachnida, Chân đều
Isopoda, Cánh thẳng Orthortera (họ Dế mèn Gryllidae, họ Châu chấu lùn Tetrigiclae),
Cánh cứng Cleoptera (họ Ánh kim Chrysomeloidae) và Cánh màng Hymenoptera (họ
Kiến Formicidae) [54].
Theo Blackburn D. G., Vitt L. J., Beuchat C. A. (1984) mùa sinh sản của loài
thằn lằn thai sinh Mabuya heathi ở Braxin từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Những cá


10
thể cái mới 3 - 4 tháng tuổi cũng mang thai khi kích thước cơ thể còn nhỏ (SVL 45 52 mm), những cá thể cái trưởng thành có kích thước SVL 68 - 92mm; đường kính
trung bình của trứng là 1,0mm (0,9 - 1,2mm); trọng lượng khô 0,4mg (0,22 - 0,68mg).
Con sơ sinh có SVL trung bình là 31mm, trọng lượng khô 154mg [49].
Theo nghiên cứu của Jayadeep et al. (1993) sự chuyển hóa các chất trong thời gian
đuôi tái sinh ở một số loài thằn lằn trong đó có các loài thằn lằn giống Mabuya có sự gia
tăng lipit và một số chất khác; thời gian đuôi tái sinh trung bình khoảng 13 ngày [64].
Năm 1993, Smith B. E. nghiên cứu điểm sinh học (hình thái, dinh dưỡng, sinh
sản) và một số đặc điểm sinh thái của loài thằn lằn Mabuya multicarinata
multicarinata ở phía Đông Mindanao của Philippin [87].
Trên đối tượng loài thằn lằn thai sinh Mabuya agilis đã có nhiều nghiên cứu về
đặc điểm sinh học, sinh thái. Nghiên cứu của Rocha C.F. et al. (2004) [81] cho thấy

loài M. agilis trên đảo Ilha Grande (Rio de Janeiro, Brazil) ăn các động vật chân khớp
nhỏ, chủ yếu Nhện Aranei, cánh thẳng Orthoptera, không thấy có thức ăn từ thực vật.
Theo Teixeira R. L. et al. (2003) loài thằn lằn M. agilis ở vùng núi Đông Nam Brazil
con cái có kích thước cơ thể lớn hơn con đực trong mùa sinh sản; thức ăn chủ yếu là
gián, nhện; Kích thước trung bình và khả năng sinh sản của loài này ở đây nhỏ hơn so
với những cá thể cùng loài ở Rio de Janeiro. Nguyên nhân có thể do ở Rio de Janeiro
có nguồn thức ăn dồi dào hơn [91].
Theo Huang W. S. (2006) loài TLBĐD Mabuya longicaudata trên đảo Orchid
(Đài Loan) có khả năng chăm sóc và bảo vệ trứng trước sự tấn công của các loài rắn
ăn trứng. Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của chức năng chăm sóc
trứng trong các loài bò sát [63].
Loài Mabuya multifasciata ở Trung Quốc cũng được nhiều tác giả nghiên cứu về
đặc điểm sinh học, sinh thái. Thử nghiệm của Sun Y. Y., Yang J, Ji X. (2006) [89] cho
thấy TLBH bị đứt ít hơn 55% chiều dài đuôi sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ
chạy; lượng thức ăn tiêu hóa cần cho 1 cá thể bị mất đuôi và cá thể còn đuôi nguyên
vẹn không có sự khác biệt. Theo Ji X. et al. (2007) mùa sinh sản của loài M.
multifasciata từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 7; khi mang thai, nhiệt độ cơ thể trung


11
bình là 290C (27,6 - 30,80C); mỗi lứa đẻ từ 2 - 7 con, khối lượng con sơ sinh từ 0,82 1,29g [65].
Theo Rubolini D. et al. (2008) loài thằn lằn Mabuya planirforns có hiện tượng dị
hình lưỡng tính giữa đực và cái. Thể hiện ở sai khác tỷ lệ chiều dài các ngón 2:3, 3:4
và 2:4. Loài M. planirforns tỷ lệ ngón 2:3 ở con đực thấp hơn ở con cái; kích thước cơ
thể con cái lớn hơn con đực [82].
Gần đây nhất là nghiên cứu của Roberto I. J., Loebmann D. (2010) [80] cho thấy
loài thằn lằn thai sinh Mabuya arajara ở Ceará, Đông Bắc Brazil có 2 - 9 phôi; mùa
sinh sản từ tháng 10 đến tháng 12; số lượng phôi tương quan chặt với kích thước của
con cái. Mô tả hình thái, màu sắc con non; tập tính chăm sóc, bảo vệ con non của loài
thằn lằn này.

1.1.2. Ở Việt Nam
Giống Eutropis ở Việt Nam chủ yếu được thống kê thành phần loài và mô tả đặc
điểm hình thái từng loài của một vùng hay khu vực. Những nghiên cứu này được thực
hiện đồng thời với những nghiên cứu điều tra, đánh giá đa dạng sinh học động vật ở
các vùng khác nhau trên cả nước. Địa điểm khảo sát ban đầu còn rất hạn chế sau đó
được mở rộng qua các thời kỳ.
Thời kỳ trước năm 1954, những nghiên cứu về ếch nhái và bò sát hoàn toàn do
người nước ngoài thực hiện. Năm 1943, R. Bourret đã thống kê thành phần loài, mô tả
hình thái và xây dựng khóa định loại đến loài của bò sát ở khu vực Đông Dương.
Trong đó giống Mabuya có các loài: M. longicaudata, M. macularia, M. multifasciata
(có 2 phân loài M. m. multifasciata, M. m. rudis), M. chapaensis, M. rugifera và M.
praesigne. Ở Việt Nam giống Mabuya có 4 loài: M. longicaudata, M. macularia, M.
Multifasciata và M. chapaensis [52, 53].
Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975:
Đào Văn Tiến (1956) chủ trì tiến hành chuyến khảo sát ở Vĩnh Linh, Quảng Trị.
Sau đó là hàng loạt những đợt khảo sát do cán bộ Viện Sinh vật học, Khoa sinh vật
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm I Hà Nội tiến hành ở nhiều địa
phương khác nhau trên miền Bắc như: Quảng Ninh (cả vùng đảo), Bắc Giang, Vĩnh
Phúc, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hà Tĩnh, VQG Cúc Phương. Kết quả những


12
đợt khảo sát này được công bố trong những báo cáo khoa học. Tổng kết thời kỳ này, ở
miền Bắc Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã thống kê được 228 loài (69
loài ếch nhái, 159 loài bò sát) [35].
Thời kỳ từ 1976 đến 1987, hàng loạt khảo sát của các cán bộ Viện Sinh vật học,
Khoa sinh vật Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm I Hà Nội, Đại học
Huế, Viện nghiên cứu biển Nha Trang (nay là Viện Hải dương học) được tiến hành
rộng khắp các khu vực miền Tây Nam Bộ, các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên. Để phục
vụ cho công tác nghiên cứu, Đào Văn Tiến đã liên tiếp công bố 5 bài báo trên tạp chí

Sinh vật - Địa học từ năm 1978 đến 1982 [35]. Năm 1979, bài báo “Về định loại thằn
lằn Việt Nam” được công bố thống kê 71 loài thằn lằn ở Việt Nam và khóa định loại
đến loài. Giống Mabuya ở Việt Nam có 4 loài là M. chapaensis, M. longicaudata, M.
macularia và M. multifasciata [39].
Thời kỳ từ năm 1988 đến nay, các nghiên cứu về lưỡng cư và bò sát được triển
khai rộng khắp các khu vực trên cả nước.
Năm 1992, Bobrov phát hiện 1 loài mới thuộc giống Mabuya ở Cao Pha (Sơn La)
và đặt tên là Mabuya darevskii. Năm 1995, ông đã công bố danh lục các loài thằn lằn ở
Việt Nam và giống Mabuya có 5 loài: M. chapaensis, M. longicaudata, M. macularia
và M. multifasciata và M. darevskii [50].
Các nghiên cứu về thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở miền Bắc đã ghi nhận sự
phân bố của các loài thằn lằn giống Eutropis ở hầu khắp các tỉnh: Phú Thọ (Hạ Hòa);
Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Bình Xuyên), Hà Tây (Ba Vì), Sơn La (Xuân Nha, Côpia), Phú
Thọ (Xuân Sơn), Lào Cai (Sa Pa, Văn Bàn), Lạng Sơn (Hữu Liên, Mẫu Sơn), Cao
Bằng (Pia Oắc), Tuyên Quang (Sơn Dương) Hải Dương (Chí Linh), Ninh Bình (Cúc
Phương) [7, 9, 16, 17, 18, 20, 27, 30, 31, 32, 33, 34, 83].
Ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ giống Eutropis có 4 loài là E.
chapaensis, E. longicaudata, E. macularia, E. multifasciata phân bố ở các tỉnh: Phú
Yên, Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh,
Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng
Tháp, Lâm Đồng, Kiên Giang, Cà Mau [2, 3, 4, 5, 27, 28, 29, 32, 36, 37, 38, 44, 83].


13
Trong danh lục năm 1996, số loài ếch nhái và bò sát ở Việt Nam là 340 loài (82
loài ếch nhái, 258 loài bò sát) [27]. Đến năm 2005, đã nâng tổng số loài lên 458 loài
(162 loài ếch nhái, 296 loài bò sát) [32] và đến năm 2009 đã tăng lên 545 loài (176 loài
ếch nhái, 369 loài bò sát). Giống Eutropis có 5 loài: E. chapaensis, E. longicaudata, E.
Macularia, E. multifasciata và E. darevskii. Loài E. darevskii chỉ có ở Cao Pha (Sơn
La), 4 loài còn lại phân bố ở hầu hết các vùng trong cả nước [83].

Ở khu vực Bắc Trung Bộ:
Hoàng Xuân Quang (1993) đã ghi nhận và mô tả 94 loài gồm 34 loài ếch nhái và 60
loài bò sát ở BTB, giống Mabuya có 4 loài: M. chapaensis, M. longicaudata, M.
macularia và M. multifasciata [21]. Ngô Đắc Chứng (1995) [1] đã ghi nhận ở VQG Bạch
Mã 1 loài và đến năm 2004, Lê Vũ Khôi và cs. cũng ghi nhận ở đây 1 loài [12].
Năm 2007, Hoàng Xuân Quang và cs. công bố danh lục lưỡng cư và bò sát ở
VQG Bạch Mã, trong đó giống Mabuya có 5 loài: M. longicaudata, M. multifasciata,
M. macularia, M. chapaensis và 1 loài chưa được định danh [25]. Theo kết quả khảo
sát của Hồ Thu Cúc (2002) có 3 loài M. longicaudata, M. multifasciata và M.
macularia ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế [8].
Tại Thanh Hóa, theo nghiên cứu của Lê Vũ Khôi (1999) [11], Nguyễn Kim Tiến
(2002, 2007, 2009) ở VQG Bến En có 4 loài: M. longicaudata, M. multifasciata, M.
macularia và M. chapaensis; ở Thọ Xuân có 2 loài: M. longicaudata, M. multifasciata;
ở Cẩm Thủy có 1 loài M. longicaudata; ở KBTTN Pù Luông và Xuân Liên có 4 loài:
E. longicaudata, E. multifasciata, E. macularia và E. chapaensis [40, 41, 42].
Ở Nghệ An, kết quả điều tra của Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Cao Tiến
Trung, Hồ Anh Tuấn, Đậu Quang Vinh và nnk cho thấy: VQG Pù Mát có 2 loài E.
longicaudata, E. multifasciata [22]; KBTTN Pù Huống có 3 loài E. chapaensis, E.
longicaudata và E. multifasciata [23, 26], 3 loài này cũng được ghi nhận ở Quỳ Hợp [46].
Theo Đoàn Văn Kiên, Hồ Thu Cúc (2007), có 2 loài E. multifasciata, E.
macularia ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng của tỉnh
Quảng Bình [15, 26, 31, 83].


14
Kết quả điều tra của Lê Nguyên Ngật (2005) và Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường,
N. Orlov (2007) ở huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị ghi nhận được 2 loài E. longicaudata
và E. multifasciata [19]; ở Vĩnh Linh có 1 loài E. macularia [83].
Như vậy, theo các kết quả điều tra đã được công bố ở BTB có 4 loài thằn lằn
giống Eutropis Fitzinger, 1843: E. chapaensis, E. longicaudata, E. Macularia và E.

multifasciata [24, 27, 32, 83].
Bên cạnh các nghiên cứu về thành phần loài đã có một số ít các công trình nghiên
cứu về sinh học, sinh thái các loài thằn lằn giống Eutropis.
Năm 1983, trong cuốn “Đời sống các loài bò sát”, Trần Kiên đã mô tả hoạt động
ngày đêm phụ thuộc nhiệt độ môi trường; tập tính đứt đuôi để trốn kẻ thù của loài
Thằn lằn bóng đuôi dài ở thôn Triệu Xuyên, xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà
Sơn Bình (nay là Hà Nội và tỉnh Hòa Bình) [13].
Ngô Đắc Chứng, Lê Thắng Lợi (2009) nghiên cứu về thành phần thức ăn, đặc
điểm sinh sản và đưa ra một số nhận xét về sinh thái học của hai loài M. longicaudata
và M. multifasciata ở Thừa Thiên Huế [6].
Có thể nói nghiên cứu ếch nhái và bò sát ở nước ta đã được tiến hành trên nhiều
lĩnh vực khác nhau: phân loại học, hệ thống học, di truyền và tiến hóa, sinh học, sinh
thái học, tài nguyên và đa dạng sinh học, ký sinh trùng và bệnh học, kỹ thuật chăn
nuôi. Những kết quả nghiên cứu này không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa khoa học phục
vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cơ sở dữ liệu cho công tác bảo tồn đa
dạng sinh học mà còn đóng góp thiết thực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
nước ta nói chung và từng khu vực nói riêng [35].
1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực Bắc Trung Bộ
1.2.1. Địa hình
Khu vực BTB bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, có tọa độ
địa lý từ 16o13’ đến 20o40’ vĩ độ Bắc, 104o25’ đến 108o10’ kinh độ Đông. Diện tích
toàn vùng là 51500km2. Địa hình chia làm 3 vùng: đồng bằng, trung du, vùng núi.
- Vùng núi chiếm khoảng 1/3 diện tích. Đây là vùng núi thấp, hẹp ngang, sườn
dốc, bao gồm nhiều dãy núi song song và so le nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam;
độ cao trung bình 600 - 800m.


15
Phía Bắc là các dãy núi tiếp nối hệ thống núi Tây Bắc, có độ cao 1200 - 1400m ở
Quan Hóa rồi hạ thấp dần còn 200 - 300m ở Hà Trung. Ra đến Nga Sơn chỉ còn là

những lèn đá vôi rải rác.
Phía Nam các dãy núi cao trên 1000m sát biên giới Việt - Lào, thấp dần chỉ còn
150 - 250m ở Như Xuân nối với dãy núi thượng nguồn sông Cả ở Nghệ An, có các
đỉnh cao từ 900 - 1600m.
Từ Nam sông Cả các dãy núi kéo dài phía Nam theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
hầu như song song với biển, kết thúc là dãy Hải Vân, có đỉnh Bạch Mã cao hơn
1400m. Ở khu vực này, núi có sườn rất dốc, quá trình xâm thực và chia cắt mạnh tạo
nên địa hình hiểm trở có các đỉnh núi cao như Puxailaileng 2711m, Butung 2346m
(Nghệ An), Động Ngãi 1774m (Thừa Thiên Huế).
- Vùng trung du: địa hình phổ biến là đồi đỉnh phẳng, sườn dốc thoai thoải. Phía
Bắc có Vân Du tiếp đến dải hẹp từ Ngọc Lạc qua Bái Thượng đến Thường Xuân, có
nơi tương đối bằng phẳng như vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). Tiếp nối là vùng Như
Xuân - Phủ Quỳ gồm những đồi bazan, cao không quá 100m. Vùng đồi Nghệ An, Hà
Tĩnh gồm đồi núi thấp hay núi thoải, đất đai khô cằn. Về phía Nam là vùng đồi Bình Trị - Thiên (cũ), chiếm 50% diện tích 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Vùng đồng bằng: chiếm khoảng 1/6 diện tích toàn vùng. Ở phía Bắc là đồng
bằng Thanh Hóa với nhiều đồi núi sót. Đồng bằng Nghệ An, Hà Tĩnh bị các dãy núi
Hoàng Mai, Đại Huệ, Hồng Lĩnh chia thành các vùng nhỏ. Từ dãy Hoành Sơn về phía
Nam đồng bằng hẹp ngang, xen đồi và lắm đầm phá, đụn cát di động.
Đồng bằng Bắc Trung Bộ thuộc loại đồng bằng bồi tụ tam giác châu (phía Bắc)
và mài mòn bồi tụ (phía Nam), độ cao không quá 15m.
1.2.2. Khí hậu
Bắc Trung Bộ nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông ấm, mùa hạ
nóng. Ngoài sự phân hóa theo chiều cao, khí hậu còn bị phân hóa do ảnh hưởng suy
yếu dần của gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam.
- Nhiệt độ: Hàng năm có tổng lượng bức xạ từ 115 - 130kcal/cm 2 (phía Bắc) và
140kcal/cm2 (phía Nam). Biên độ nhiệt độ trung bình năm là 11,20C.


16
Nhiệt độ trung bình trong năm: Thanh Hóa 23,6 0C; Vinh 23,90C; Đồng Hới

24,80C; Quảng Trị 24,90C; Huế 25,20C. Thời kỳ lạnh dưới 180C giảm dần từ Thanh
Hóa trở vào, đến Hà Tĩnh không còn tháng nào dưới 18 0C. Sự phân hóa theo địa hình
khá rõ: vùng đồng bằng và trung du có nhiệt độ trung bình 22 - 230C; vùng núi, những
nơi có độ cao dưới 500m hàng năm có 3 - 4 tháng, nhiệt độ trung bình dưới
200C/tháng. Khu vực giáp biên giới, vành đai nhiệt đới theo chiều thẳng đứng lên cao
hơn 100m so với khu vực Tây Bắc.
- Độ ẩm: Có hai thời kỳ khô và ẩm ứng với thời kỳ gió Tây Nam và mùa mưa.
Thời kỳ ẩm kéo dài từ tháng IX đến tháng V năm sau (độ ẩm trung bình
87,25%/tháng). Từ tháng VI - VII, độ ẩm thấp (79,3%/tháng) ứng với thời kỳ gió Lào
khô nóng. Độ ẩm trung bình trong năm: Thanh Hóa 85,3%, Vinh 85,1%, Hà Tĩnh
85,7%, Đồng Hới 83,7%, Huế 88,1%.
- Mưa: Vùng BTB có thể phân biệt 2 thời kỳ mưa: thời kỳ mưa nhỏ từ tháng III V; thời kỳ mưa lớn từ tháng IX - X. Lượng mưa trung bình năm: Thanh Hóa
1741,6mm; Vinh 1967,7mm; Hà Tĩnh 2653,7mm; Đồng Hới 2160,2 mm; Đồng Hà
2244,8 mm và Huế là 2996,2 mm.
- Gió: Vùng BTB có chế độ gió thay đổi theo mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng nhiều
của hướng núi dãy Trường Sơn, có gió mùa đông và gió mùa hè. Gió mùa đông có
hướng Tây Bắc chiếm ưu thế. Xen kẽ giữa các đợt gió mùa Đông Bắc là những ngày
gió Đông hay Đông Nam. Gió mùa hè có hướng Tây Nam, hoạt động với tần suất lớn
(30 - 50%) vào tháng VII.
Sự hoạt động của gió mùa tác động đến khí hậu: gió mùa Đông Bắc làm cho
nhiệt độ hạ thấp; gió mùa Tây Nam vốn là luồng không khí có độ ẩm cao, khi vượt qua
dãy Trường Sơn đã trở thành luồng gió nóng, khô (còn gọi là gió Lào). Gió Lào hoạt
động từ tháng IV đến tháng VIII, nhiệt độ tới 39 - 40 0C, độ ẩm có lúc chỉ còn 30 45%. Từ Nghệ An đến Quảng Trị chịu tác động mạnh của gió Lào.


17
Chương 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian, tư liệu nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng III năm 2009 đến tháng XI năm 2010 tại các tỉnh
Bắc Trung Bộ bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế.
Các điểm thu mẫu được đánh số trên bản đồ:
1. Cẩm Thuỷ; 2. Nông Cống; 3. Quỳ Hợp; 4. Con Cuông;
5. Hương Sơn; 6. Can Lộc; 7. VQG Bạch Mã.

1

2
3
4
5

6

7
6

Hình 2.1. Các địa điểm thu mẫu ở Bắc Trung Bộ
Địa điểm thu mẫu


18

2.1.2. Tư liệu nghiên cứu
- Nghiên cứu hình thái trên 316 mẫu:
+ Thằn lằn bóng đuôi dài E. longicaudata 186 mẫu.
+ Thằn lằn bóng hoa E. multifasciata 67 mẫu.
+ Thằn lằn bóng đốm E. macularia 53 mẫu.
+ Thằn lằn bóng sa pa E. chapaensis 10 mẫu.

- Nghiên cứu sinh học trên 187 mẫu:
+ TLBĐD E. longicaudata 118 mẫu: 62 đực, 56 cái.
+ TLBH E. multifasciata 49 mẫu: 25 đực, 24 cái.
+ TLBĐ E. macularia 20 mẫu: 5 đực, 15 cái.
- Theo dõi một số đặc điểm sinh thái học:
+ TLBĐD E. longicaudata ở thành phố Vinh (Nghệ An) và Nông Cống
(Thanh Hóa).
+ TLBĐ E. macularia ở VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu thực địa
* Thu thập mẫu vật trên thực địa vào các thời gian khác nhau trong năm, mẫu thu
được ghi nhật ký: địa điểm, thời gian, vị trí, sinh cảnh... Mẫu được cố định trong cồn
900 từ 4 - 6 giờ, sau đó bảo quản trong cồn 750.
* Nghiên cứu hoạt động của TLBĐD, TLBĐ:
- Theo dõi từ 6h - 18h hàng ngày (có quan sát bổ sung ở các thời gian khác trong
ngày) trong mùa hoạt động (từ tháng IV đến tháng X);.
- Đo nhiệt độ cơ thể của TLBĐD, TLBĐ, nhiệt độ giá thể bằng súng bắn nhiệt
điện tử Ebro TFI 200; đo nhiệt độ, độ ẩm môi trường bằng nhiệt ẩm kế điện tử Extech.
- Thu thập các đặc điểm môi trường sống: địa hình, sinh cảnh sống...
2.2.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
2.2..2.1. Phương pháp định loại
- Định loại các loài theo tài liệu của Bourret R. (1943) [52, 53], Taylor E. H.
(1963) [90], Đào Văn Tiến (1979) [39], tham khảo các tài liệu liên quan.


19
- Tên phổ thông, tên khoa học của các loài theo Nguyễn Văn Sáng và cs., 2009
[83].
2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái
- Phân tích đặc điểm hình thái thằn lằn theo Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc

Thảo (2006) [24].

Hình 2.2. Các vảy ở phần đầu của thằn lằn giống Eutropis
1. Trán; 2. Trước trán; 3. Trán - mũi; 4. Mũi; 5. Trên mũi; 6. Mõm; 7. Má; 8. Sau mũi; 9. Trên
ổ mắt; 10. Trán đỉnh; 11. Gian đỉnh; 12. Đỉnh; 13. Gáy; 14. Trước ổ mắt; 15. Trên mi; 16.
Mép trên; 17. Cằm; 18. Sau cằm; 19. Mép dưới; 20. Thái dương; 21. Họng; 22. Màng nhĩ

Hình 2.3. Các số đo và đếm ở thằn lằn
SVL. Dài mõm huyệt; TailL. Dài đuôi; CrusL. Dài đùi; TrunkL. Dài nách - bẹn;
OrbD. Đường kính mắt; EarL. Đường kính màng nhĩ; SL. Tấm mép trên; IL. Tấm
mép dưới; R. Tấm mõm; M. Tấm cằm

Các chỉ tiêu về số đo:
SVL: dài mõm - bụng (đo từ mút mõm đến khe huyệt); TailL: dài đuôi (đo từ
khe huyệt đến mút đuôi); TailW: rộng đuôi (đo ở phần rộng nhất của đuôi); HL: dài
đầu (đo khoảng cách từ mút mõm đến khớp lồi của hàm); HW: rộng đầu (đo nơi rộng
nhất của đầu); HH: cao đầu (đo nơi cao nhất của đầu, từ trên chẩm đến mặt dưới
hàm); OrbL: dài ổ mắt (đo chiều dài của ổ mắt); EarL: dài tai (đo chiều dài nhất của


20
lỗ tai); EarH: cao tai (đo chiều cao của tai); TrunkL: dài nách - bẹn (đo khoảng cách
từ nách đến bẹn); CrusL: dài đùi (đo từ gốc đùi đến khớp gối); ShinL: dài ống chân
(đo từ gốc của gót chân đến khớp gối); 4TF: dài ngón IV chi sau cả vuốt; HumeralL:
dài cánh tay (đo từ nách đến khớp khuỷu); ForeaL: dài ống tay (đo từ gốc của bàn tay
đến khớp khuỷu); SnEar: khoảng cách mõm - tai (đo khoảng cách từ mút mõm đến
trước tai); SnEye: khoảng cách mõm - mắt (đo khoảng cách từ trước của mắt đến mút
mõm); NarEye: khoảng cách mũi - mắt (đo từ mũi đến điểm trước của mắt); EyeEar:
khoảng cách mắt - tai (đo từ điểm sau của mắt đến điểm trước của tai); INS: khoảng
cách giữa 2 tấm trên mũi; InterNar: khoảng cách giữa 2 lỗ mũi; InterOrb: gian ổ mắt

(đo khoảng cách hẹp nhất giữa hàng vảy trên ổ mắt trái và phải); SFL: khoảng cách từ
mõm đến trước vai; MW: rộng thân (đo chiều rộng nhất của thân, thường đo giữa
thân); MH: cao thân (đo chiều cao của thân, thường đo giữa thân); NW: chiều rộng
nhỏ nhất của cổ.
- Các chỉ tiêu về số đếm:
SL: tấm mép trên (số tấm mép trên ở mỗi bên); IL: tấm mép dưới (số tấm mép
dưới ở mỗi bên); L: tấm má; M+: tấm cằm + số tấm sau cằm lẻ (sau tấm cằm); PM:
số cặp tấm sau cằm (số cặp tấm nằm sau tấm sau cằm lẻ); T: số hàng vảy thái dương
(số hàng vảy từ sau tấm sau mắt đến trước màng nhĩ); N: số tấm gáy mỗi bên; SC: tấm
dưới đuôi (số tấm ở giữa mặt dưới đuôi: rộng thành bản); SpO: vảy trên ổ mắt; PrO:
vảy trước ổ mắt (gồm vảy trên - trước ổ mắt, vảy trước ổ mắt, và vảy trước - dưới ổ mắt);
PsO: vảy sau ổ mắt (gồm vảy trên - sau ổ mắt, vảy sau ổ mắt, vảy sau - dưới ổ mắt);
SpC: vảy trên mi mắt (hàng vảy dưới các vảy trên ổ mắt); SMB: vòng hàng vảy giữa
thân (kể cả vảy bụng); SLD: số hàng vảy dọc giữa lưng từ phần sau của tấm đỉnh đến
mép sau của đùi; SLB: số hàng vảy dọc giữa bụng từ viền sau cặp tấm sau cằm thứ hai
đến trước hậu môn; FIS, FIIIS, FIVS: Số bản mỏng dưới ngón I, III, IV chi trước;
TIS, TIIIS, TIVS: Số bản mỏng dưới ngón I, III, IV chi sau.
- Đo, đếm các chỉ tiêu hình thái bằng thước kẹp hiện số có độ chính xác đến 0,01
mm và dưới kính hiển vi soi nổi.
- Vẽ mô tả phần đầu các loài dưới kính hiển vi soi nổi.
- Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học.


21
- Xác định đặc điểm hoa văn của đầu, thân, đuôi và chia thành các dạng màu sắc
khác nhau.
2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu biến dị đặc điểm hình thái
- Phương pháp so sánh quan hệ về các TTHT giữa cơ thể đực và cơ thể cái trong
quần thể hoặc giữa các quần thể với nhau theo phân phối Student (t).
- Hệ số sai khác


CD =
Trong đó:

Mb − Ma
SDa + SDb

CD là hệ số sai khác giữa hai quần thể a, b
Ma, Mb là giá trị trung bình ở mỗi quần thể
SDa, SDb độ lệch toàn phương trung bình của các tính trạng

2.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng
- Mổ dạ dày, phân tích thành phần thức ăn có trong dạ dày bằng phương pháp
chuyên gia. Tính tần số bắt gặp thức ăn theo công thức T1 và T2.
+ T1 là số dạ dày bắt gặp từng loại thức ăn trên tổng số dạ dày đã phân tích.
+ T2 là số cá thể của từng loại thức ăn trên tổng số cá thể có ở tất cả các dạ dày đã
phân tích.
- Xác định độ béo bằng công thức của Fulton theo 5 bậc dựa vào lớp mỡ bám
trong xoang bụng:
Bậc 0: không có mỡ bám.
Bậc 1: mỡ bám không đáng kể.
Bậc 2: mỡ bám 1/3 khoang bụng.
Bậc 3: mỡ bám 1/3 đến 2/3 khoang bụng.
Bậc 4: mỡ bám đầy khoang bụng.
Bên cạnh đó chúng tôi bổ sung định lượng bằng tỷ lệ % P mỡ/Pcơ thể cho độ béo ở
từng bậc.
2.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu sinh sản
- Mổ ổ bụng, cân trọng lượng buồng trứng, trọng lượng tinh hoàn.
- Đếm số lượng các loại trứng có trong buồng trứng, ống dẫn.
- Đo kích thước tinh hoàn, kích thước các loại trứng.



22
- Phân tích mối tương quan giữa cơ quan sinh sản đực và cái thông qua các mẫu
thu ở các thời gian trong năm, xác định mùa sinh sản của các loài thằn lằn bóng.


23
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Khóa định loại các loài thằn lằn giống Eutropis Fitzinger, 1843 ở BTB
1(6) Có tấm trên mũi.
2(3) Tấm trên mũi chạm nhau. Có 2 (3) gờ yếu trên vảy; 26 - 30
hàng vảy quanh thân; 22 - 27 bản mỏng dưới ngón 4 chi sau.

E. longicaudata

3(2) Tấm trên mũi cách nhau. Có 3 - 7 (9) gờ rõ trên vảy; 30 - 34
hàng vảy quanh thân; 14 - 19 bản mỏng dưới ngón 4 chi sau.
4(5) Có 3 (5) gờ nổi trên vảy.

E. multifasciata

5(4) Có 5 - 7 (9) gờ nổi trên vảy.

E. macularia

6(1) Không có tấm trên mũi. Không có gờ trên vảy; 34 -36 vảy
quanh thân; 16 - 20 bản mỏng dưới ngón 4 chi sau.

E. chapaense


3.2. Đặc điểm hình thái các loài thằn lằn giống Eutropis Fitzinger, 1843 ở BTB
3.2.1. Đặc điểm hình thái loài Eutropis longicaudata Hallowell, 1856.
Euprepis longicaudata Hallowell E., 1856, Porc. Acad. Nat. Sci. Philadenphia, 8: 155.
Mabuya longicaudata Ngô Đắc Chứng và cs. (2004, 2008); Lê Nguyên Ngật
(2005); Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (1996, 2005);
Hồ Thu Cúc, N. Orlov, A. Lathrop (2005); Hoàng Xuân Quang và cs. (2007);
Tên Việt Nam: Thằn lằn bóng đuôi dài, thằn lằn bóng, thằn lằn, rằn mối (tiếng
Việt), tu mù pì (tiếng Tày), xiêm cá (tiếng Thái) [26, 32].
Tên tiếng Anh: Long - tailed mabuya.
Mô tả:
Đầu ít phân biệt với cổ, phủ vảy tấm đối xứng. Mõm tù, tấm mõm hơi cong về phía
trước, nhẵn, dài gấp 2 lần rộng; tiếp xúc với tấm mép trên thứ nhất, tấm mũi, tấm trên mũi
và tấm mũi. Có hai tấm trên mũi cách nhau bởi tấm trán - mũi và tấm mõm; mỗi tấm tiếp
xúc với tấm mõm, tấm mũi, lỗ mũi và tấm trán - mũi. Tấm trán - mũi dạng hình thoi, chiều
rộng hơn dài. Hai tấm trước trán tương đối bằng nhau, nhỏ hơn tấm trán - mũi, phân cách
nhau bởi phần sau tấm trán - mũi và phần trước tấm trán. Tấm trán dài gấp 2 lần rộng, tiếp
xúc với tấm trước trán, tấm trên ổ mắt thứ hai và tấm trán - đỉnh. Hai tấm trán - đỉnh tiếp
xúc với nhau ở chiều dài của hai tấm, chiều dài hơn rộng. Tấm gian đỉnh bé hơn tấm trán và
tấm trán đỉnh, thường nhẵn, đôi khi có gờ yếu. Một cặp tấm đỉnh nhẵn hoặc có gờ yếu, rộng
hơn dài, phía sau được ngăn cách bởi tấm gian đỉnh. Có một cặp tấm gáy tiếp xúc nhau ở


24
theo chiều dài, đôi khi ngăn cách bởi một vảy nhỏ; rộng gần bằng chiều rộng của tấm đỉnh,
dài bằng 1/3 rộng. Các tấm có các gờ yếu xếp dày hơn các gờ ở vảy thân, đôi khi nhẵn. Có
những cá thể chỉ có một tấm gáy rộng bằng chiều rộng của hai tấm đỉnh hoặc có một tấm
gáy phía dưới của một tấm đỉnh.
Lỗ mũi hình tròn, nằm giữa tấm mũi, đường kính bằng chiều rộng của tấm. Tấm
mũi có dạng hình chữ nhật. Tấm trên mũi tiếp xúc nhau ở chiều rộng của mỗi tấm. Có

hai tấm má, tấm thứ nhất nhỏ hơn, ngắn và rộng hơn tấm má thứ hai. Có 4 tấm trên ổ
mắt, tấm thứ hai lớn nhất. Có 6 - 7 tấm trên mi, kích thước nhỏ xếp thành hàng dọc
trên mắt, tấm thứ nhất có kích thước lớn nhất. Có 1 - 2 tấm trước - trên ổ mắt rất nhỏ,
đôi khi không có, hình tròn, nằm trước mi mắt trên, tiếp xúc với tấm má thứ 2 và tấm
trên mi thứ 1. Có 2 tấm trước - dưới ổ mắt, tấm thứ nhất tiếp xúc với tấm má thứ 2,
tấm mép trên thứ 3 và thứ 4; tấm thứ hai tiếp xúc tấm mép trên thứ 5.
Có 7 - 11 vảy sau ổ mắt, kích thước vảy nhỏ dần từ trên xuống dưới, tiếp xúc với
hàng vảy thái dương thứ nhất. Có 1 vảy sau - trên ổ mắt có kích thước khá lớn tiếp xúc
với tấm trên ổ mắt, tấm trên mi cuối cùng, tấm đỉnh và tấm sau ổ mắt thứ nhất. Có 3
hàng vảy thái dương, hàng đầu tiên có 2 vảy, hàng thứ hai và thứ ba đều có 3 vảy.
Màng nhĩ sâu, cao hơn dài; có 1 hay 2 hàng vảy nhỏ không có gờ, phân biệt rõ với các
hàng vảy xung quanh, kích thước bé dần vào phía trong màng nhĩ.
Có 6 - 7 tấm mép trên ở mỗi bên, chiều rộng tương đối bằng nhau, tấm thứ 5 dài
nhất, nằm dưới ổ mắt. Có 6 - 7 tấm mép dưới mỗi bên, tấm 1 nhỏ nhất, các tấm còn lại
có kích thước tương đương nhau.
Tấm cằm trơn nhẵn, rộng hơn dài. Có 1 tấm sau cằm lẻ, rộng hơn dài, tiếp theo là 2
cặp tấm sau cằm, kích thước tương đương nhau; cặp tấm sau cằm thứ nhất tiếp xúc với
nhau theo chiều dài, đôi khi ngăn cách bởi một vảy nhỏ; cặp tấm sau cằm thứ hai thường
cách nhau bởi 1 vảy nhỏ, tiếp xúc với tấm mép dưới thứ 4 và các hàng vảy vùng họng.
Vảy thân đồng đều, xếp theo hình ngói lợp từ trước ra sau. Vảy lưng lớn hơn vảy
bên thân; có 3 gờ (gờ hai bên rõ, gờ ở giữa yếu), phân biệt với các hàng vảy bên thân
có gờ yếu hơn; vảy bụng nhẵn. Có 26 đến 30 hàng vảy bao quanh giữa thân (kể cả vảy
bụng), 40 đến 46 hàng vảy dọc lưng, 45 đến 55 hàng vảy dọc bụng. Có 80 đến 132
hàng vảy dưới - giữa đuôi phân biệt với các vảy hai bên, cách khe huyệt 2 đến 3 vảy
nhỏ. Hàng vảy trước lỗ huyệt lớn.
Vảy các chi nhỏ hơn vảy thân. Vảy chi trước nhẵn, vảy chi sau ở mặt trên có gờ
yếu mặt dưới không có gờ. Chi 5 ngón, bản mỏng dưới ngón nhẵn. Chi trước có 6 - 9


25

bản mỏng dưới ngón I, 14 - 19 bản mỏng dưới ngón III, 15 - 20 bản mỏng dưới ngón
IV. Chi sau có 8 - 11 bản mỏng dưới ngón I, 18 - 22 bản mỏng dưới ngón III, 22 - 27
bản mỏng dưới ngón IV.
Màu sắc khi sống: Thân màu nâu sáng hoặc sẫm, mặt bụng và phía dưới các chi
sáng màu hơn trên lưng. Hai bên thân có những vệt đen (bằng khoảng 3 hàng vảy) kéo
dài từ sau mắt đến gốc đùi, đôi khi mặt bên lưng có các đốm trắng. Có một vệt đen
mảnh từ sau mép đến gốc vai. Trên đầu thường có các chấm sẫm màu rõ ở những cá
thể thân có màu nâu sáng (hình 3.1).
Màu sắc bảo quản: Thân chuyển sang màu nâu sẫm khi mới ngâm và nhạt màu
hơn khi ngâm lâu.

Hình 3.1. Thằn lằn bóng đuôi dài ngoài tự nhiên

a) Mặt trên đầu

b) Mặt bên đầu

c) Chi trước

d) Chi sau

Hình 3.1. Đầu và chi của loài E. longicaudata


×