Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Đánh giá thực trạng và triển vọng phát triển cây bưởi phúc trạch tại xã phúc trạch huyện hương khê hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.91 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------------

Tô Bá Vĩnh

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT
TRIỂN CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH TẠI XÃ PHÚC
TRẠCH HUYỆN HƯƠNG KHÊ – HÀ TĨNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH: KN&PTNT

Vinh, tháng 2 năm 2010


2

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do bản thân tôi thực hiện, có sự hỗ trợ
của thầy hướng dẫn khoa học. Các dữ liệu được thu thập từ các nguồn hợp pháp.
Nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực, đảm
bảo độ tin cậy trong nghiên cứu khoa học.

Vinh, tháng 5 năm 2010
Tác Giả
Tô Bá Vĩnh



3

ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Nông –
Lâm – Ngư - Trường Đại Học Vinh, đồng thời tôi xin cảm ơn chân thành tới các
thầy cô và cán bộ công nhân viên chức Trường Đại Học Vinh đã nhiệt tình giảng
dạy và giúp đỡ trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường.
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học của mình tôi cũng xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Trần Hậu Thìn trong tổ bộ môn khuyến
nông và phát triển nông thôn, thầy đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo tận
tình và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên làm việc tại
các phòng ban của huyện Hương Khê, và các cán bộ đặc biệt là bà con nông dân
xã Phúc Trạch đã nhiệt tình giúp đỡ cũng như cung cung cấp những số liệu thực tế
phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc của mình đến gia đình, bạn bè và
những người thân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại Trường
Đại Học Vinh.
Vinh, tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Tô Bá Vĩnh


4

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

:

Ban chấp hành

ĐVT

:

Đơn vị tính

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông cửu long

GTSX

:

Giá trị sản xuất

GDP

:

Thu nhập bình quân đầu người


KT – XH

:

Kinh tế xã hội

KH – CN

:

Khoa học công nghệ

KN – KL

:

Khuyến nông - khuyến lâm

NN&PTNT :

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

FAO

:

Tổ chức nông lương thế giới

WTO


:

Tổ chức thương mại thế giới

UBND

:

Ủy ban nhân dân

ƯDKHCN

:

Ứng dụng khoa học công nghệ

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

TN/CP

:

Thu nhập/Chi phí

XDCB


:

Xây dựng cơ bản


5

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.

Liều lượng và phương pháp bón phân cho cây bưởi………………14

Bảng 1.2.

Xếp hạng các nước sản xuất cây ăn quả của FAO…………………16

Bảng 1.3.

Thứ tự các nước nhập khẩu trái cây trên thế giới của FAO………..17

Bảng 3.1

Các chỉ tiêu kt đạt được của xã Phúc Trạch năm 2009…………….32

Bảng 3.2

Dân cư và lao động của xã Phúc Trạch năm 2009…………….......34


Bảng 4.1.

Diện tích và thu nhập của cây bưởi Phúc Trạch(2007 – 2009)……42

Bảng 4.2.

Đặc điểm chung của các hộ điều tra……………………………….43

Bảng 4.3.

Thành phần cây trồng xen của các hộ điều tra……………………..44

Bảng 4.4.

Thu nhập của nhóm hộ điều tra năm 2009………………………...45

Bảng 4.5.

Diện tích và thu nhập từ cây bưởi của nhóm hộ điều tra năm
2009………………………………………………………………..46

Bảng 4.6.

Chi phí đầu tư chăm sóc vườn bưởi của các nhóm hộ điều tra…….47

Bảng 4.7.

Thông tin về các biện pháp chăm sóc cây bưởi giữa các nhóm hộ
điều tra…………………………………………………..…………48


Bảng 4.8.

Kết quả hoạt động sản xuất của cây bưởi so với cây cam, và cây
trầm hương………………………………………………………..51

Bảng 4.9.

Kết quả hoạt động sản xuất của cây bưởi so với lúa và hoa
màu………………………………………………………………...52

Bảng 4.10.

Tình hình sử dụng đất đai của xã Phúc Trạch đến năm 2009……...60

Bảng 4.11.

Sự thích nghi của cây bưởi với điều kiện tự nhiên xã……………..61


6

v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Biểu đồ 1.1 Cơ cấu sản xuất cây ăn trái của một số nước trên thế giới………...15
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ diện tích cây trồng xen của xã Phúc Trạch năm 2009………39
Biểu đồ 4.2 Thu nhập kinh tế từ vườn của xã Phúc Trạch giai đoạn ( 2007–2009)

……………………………………………………………….40
Biểu đồ 4.3 Cơ cấu thu nhập vườn từ nhóm hộ điều tra………………………..50
Biểu đồ 4.4. Sơ đồ kinh tiêu thụ sản phẩm……………………………………...55


7

vi

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan………………………………………................................................i
Lời cảm ơn…………………………………………….………..…………………ii
Danh mục các từ viết tắt…………………………………….…………..……..…iii
Danh mục các bảng……………………………………….……………...………..vi
MỞ ĐẦU……………………………………………………………….………….1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục Tiêu nghiên cứu…………………………………………………………....2
2.1. Mục tiêu chung…………………………………………………………….….3
2.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………….….3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài…………………………………....…..3
3.1 Ý nghĩa khoa học………………………………………………………….…...3
3.2. ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………….……...3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN………………………………..4
1.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………….….....4
1.1.1.Các khái niệm……………………………………………………….……….4
1.1.2. Cây bưởi Phúc Trạch………………………………………………..….…...6
1.1.2.1. Đặc điểm sinh vật học của cây bưởi Phúc Trạch……………………….…6
1.1.2.2. Nguồn gốc của bưởi Phúc Trạch…………………………………...…….7
1.1.2.3. Giá trị kinh tế và nhu cầu thị trường…………………………………..…..8

1.1.3. Chính sách của nhà nước, tỉnh, huyện về phát triển cây bưởi Phúc Trạch
Trạch…………………………………………………………………….…………9
1.1.4. Kỹ thuật trồng bưởi………………………………………………...……...11
1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………...…..15
1.2.1. Trên thế giới………………………………………………………………..15


8
1.2.1.1. Tình hình phát triển cây ăn quả trên thế giới……………..……………..15

v

i

1.2.2. Ở Việt Nam…………………………………………………….…………..18
i
1.2.2.1. Tình hình phát triển các loại cây ăn quả……………………….………...18
1.2.2.2. Tình hình phát triển cây bưởi………………………………….…………20
1.2.2.3. Những nghiên cứu ở Việt nam……………………………...……………22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU……………………………………………………………………25
2.1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu……..……………….……25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………..…….....25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………..……………25
2.2. Nội dung nghiên cứu…………………………………………….…………..25
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………..…...…………25
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu……………………………...……………….25
2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp………………………………………...………..25
2.3.1.2. Điều tra thực địa………………………………………………..………..26
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu……………………………………27

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU….……29
3.1. Khái quát về huyện Hương Khê………………………………..……...…….29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………….……..……..29
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội…………………………………...………..…….29
3.2. Đặc điểm tổng quan về xã Phúc Trạch………………………………………29
3.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên…………………………………..………..29
3.2.1.1. Vị trí địa lý………………………………………………..……...………30
3.2.1.2. Khí hậu thời tiết………………………………………..………..………30
3.2.1.3. Thuỷ văn…………………………………………………………....……30
3.2.1.4. Địa hình- Thổ nhưỡng………………………………………….....……..30
3.2.1.5 Các loại tài nguyên khác………………………………………………….31
3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội……………………………………….….………32
3.2.2.1. Về kinh tế……………………………….……………………….……….32


9
3.2.2.2. Về xã hội………………………………………………….……….….….34
viii
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………...………37
4.1. Thực trạng phát triển cây bưởi Phúc Trạch……………………………..…...37
4.1.1. Tình hình phát triển cây bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê…………..37
4.1.2. Tình hình phát triển cây bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch……………...38
4.1.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế vườn…………………………………….…38
4..1.2.2. Hiện trạng phát triển cây bưởi Phúc Trạch…………………………..….41
4.1.3. Thực trạng phát triển cây bưởi ở nhóm hộ điều tra……………………..…43
4.1.3.1. Tình hình phát triển vườn hộ…………………………………………….43
4.1.3.2. Hoạt động sản xuất cây bưởi Phúc Trạch…………………………….….45
4.1.4. Thực trạng thị trường tiêu thụ……………………………………………...54
4.1.5. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh cây bưởi…….….56
4.2. Tiềm năng và triển vọng phát triển cây bưởi Phúc Trạch……………………60

4.2.1. Tiềm năng đất đai………………………………………………………….60
4.2.2. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển của cây bưởi
Phúc Trạch………………………………………………………………………..61
4.2.2.1. Khả năng thích nghi của cây bưởi Phúc Trạch…………………………..61
4.2.2.2. Đặc thù về điều kiện tự nhiên liên quan đến đặc tính chất lượng của bưởi
Phúc Trạch…………………………………………………………..…..62
4.2.3. Tiềm năng kiến thức bản địa…………………………………………….…63
4.2.4. Triển vọng từ chính quyền địa phương………………………………….…65
4.2.5. Triển vọng từ thị trường……………………………………………………66
4.2.6. Triển vọng về tính bền vững của việc phát triển cây bưởi Phúc
Trạch………………………………………………………………………..…….67
4.3. Một số giải pháp khôi phục nhằm phát triển cây bưởi phúc trạch……….…..68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………..………………..………...…..72
1. Kết luận……………………………………………………………………..….71
2. Khuyến nghị………………………………………………………………...….71


10


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là một trong hai nghành sản xuất chủ yếu của nền kinh tế
quốc dân, nó cung cấp lương thực thực phẩm cho con người và gia súc, cung cấp
nguyên liệu cho nghành sản xuất khác. Nông nghiệp là thị trường tiêu thụ sản
phẩm cho các nghành khác. Trong hơn nửa thế kỷ qua nông nghiệp thế giới đã có
những biến đổi mãnh mẽ. Nền nông nghiệp cổ truyền với mục tiêu tự cung tự cấp
đã được thay thế bằng nền nông nghiệp hiện đại, nền nông nghiệp công nghiệp
hoá lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêu chủ yếu và đáp ứng mục tiêu dân số ngày

càng tăng nhanh. Để nông nghiiệp ngày càng phát triển ngày càng tăng nhanh thì
việc tổ chức là rất cần thiết, đặc biệt là việc tìm ra các phương thức sản xuất mới.
Trong sản xuất nông nghiệp ngoài các cây lương thực phải kể đến các loại
cây ăn quả khác trong đó có cây bưởi. Cây bưởi là một loại cây ăn quả có múi đã
xuất hiện và tồn tại lâu đời trên đất nước ta và đã đóng góp không nhỏ vào sự phát
triển của nghành nông nghiệp nói chung và kinh tế vườn nói riêng.
Với các giống bưởi ngon khác nhau được trồng hầu hết ở các vùng trên cả
nước, trong đó có giống bưởi Phúc Trạch đươc trồng tại các xã thuộc huyện
Hương Khê.
Bưởi Phúc Trạch, loại trái cây có từ lâu đời trên vùng đất Hương Khê, Hà
Tĩnh. Như tên gọi loại bưởi này chỉ có thể giữ được bản sắc hương vị của mình ở
thượng huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, nơi có bốn xã Phúc Trạch, Hương Trạch,
Hương Đo và Lộc Yên là nơi sản sinh ra cây bưởi Phúc Trạch. Không như một số
loại bưởi khác có trái quanh năm, mùa bưởi Phúc Trạch chỉ kéo dài trong khoảng
ba tháng ( 7,8 và tháng 9 âm lịch). Sản lượng bưởi hàng năm không đủ cung cấp
cho các tỉnh phía Bắc cho nên ở miền Nam ít người biết đến loại bưởi này.


2
Bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê, Hà Tĩnh đã từng chiếm vị trí hết sức quan
trọng trong nguồn thu nhập của người dân. Vào thời điểm cuối vụ, giá một quả
bưởi lên đến 60.000 đồng. Tuy nhiên, từ mấy năm gần đây, bưởi Phúc Trạch phát
triển kém, có nhiều sâu bệnh, hiện tượng ra hoa và đậu quả không cao, ra hoa
không tập trung, chất lượng quả kém, gây thất thu cho hộ trồng bưởi. Đặc biệt từ
năm 1998 đến nay, tỷ lệ đậu quả năm cao nhất chỉ đạt 18 - 22%, năm thấp nhất đạt
7-10% sản lượng so với mức bình thường. Phần lớn các xã vùng trung và thượng
huyện tỷ lệ đậu quả hàng năm rất thấp, như: Phúc Trạch, Phú Phong, Hương
Xuân, Hương Vĩnh, Phú Gia, Gia Phổ, Hương Long, Hương Bình. Một số hộ có
diện tích vườn bưởi khá, trồng và chăm sóc đảm bảo theo quy trình kỹ thuật (bón
phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh kịp thời) nhưng hàng năm chỉ thu hoạch bình

quân 1-3 quả/cây, thậm chí còn thấp hơn
Năm 2007 tình trạng mất mùa bưởi Phúc Trạch lại càng trầm trọng hơn.
Người dân hết sức lo lắng, nhiều hộ đã có ý định tìm một số loại cây khác thay thế
cây bưởi. Nguy cơ suy thoái, mất thương hiệu một loài cây đặc sản đang là nỗi lo
của các nhà làm vườn và của chính quyền địa phương. Nhiều đề tài dự án, hàng
chục nhà khoa học của Sở KH&CN, Sở NN&PTNT,Viện Rau Quả Trung Ương,
Viện Nông Hóa Thổ Nhưỡng, Viện Bảo Vệ Thực Vật, Trường Đại Học Nông
Nghiệp 1, Đại Học Cần Thơ, các chuyên gia của Đài Loan… quan tâm đến vấn đề
này. Nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm ra những giải pháp hữu hiệu nên bưởi chính
vụ vẫn chỉ ra lá, ra hoa mà không đậu quả.
Để tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng câo hiệu quả sản
xuất thì hàng loạt các vấn đề kinh tế kỹ thuật đặt ra cần phải giải quyết, trong đó
tăng cường đầu tư thâm canh, đưa tiến bộ vào sản xuất là một vấn đề quan trọng.
Bằng con đường thâm canh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đảm bảo cho sản
xuất bưởi phát triển theo chiều sâu, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất
Từ thực tế nêu trên để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế trong ản xuất,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : Đánh giá thực


3
trạng và triển vọng phát triển cây bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch huyện
Hương Khê-Hà Tĩnh.
2. Mục Tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Điều tra đánh giá thực trạng và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh
cây bưởi Phúc Trạch ở địa bàn nghiên cứu, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm
phát triển sản xuất kinh doanh cây bưởi Phúc Trạch môt cách hiệu quả.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh cây bưởi Phúc Trạch ở
địa bàn nghiên cứu.

- Nghiên cứu về những khó khăn và thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh
doanh cây bưởi Phúc Trạch.
- Điều tra đánh giá về tiềm năng và triển vọng và triển vọng phát triển cây
bưởi Phúc Trạch.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh cây bưởi
Phúc Trạch.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học.
Đề tài tìm hiểu những ảnh hướng của điều kiện tự nhiên và tác động của
con người đến năng suất sản lượng của cây bưởi, trên những khảo nghiệm thực tế
là căn cứ khoa học để đưa ra những kết luận là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp
theo.
3.2.Ý nghĩa thực tiễn.
Tìm hiểu thực trạng sản xuất bưởi tại cơ sở nghiên cứu, từ đó thấy được
mức độ phát triển và các ảnh hướng đến quá trình sản xuất.
Chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn, từ đó đưa ra hướng phát triển và
khắc phục.
Đề tài là căn cứ cho các dự án đầu tư phát triển cây bưởi từ sản xuất nông
hộ nhỏ lẻ sang kinh tế hàng hoá có tính chuyên môn hóa cao.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1.Các khái niệm.
a) Khái niệm hiệu quả kinh tế
* Khái niệm: Hiệu quả kinh tế là một phàm trù kinh tế nó phản ánh chất
lượng của quá trình sản xuất . Nó được xác định bằng việc so sánh kết quả sản
xuất với chi phí bỏ ra [6], khi bàn về hiệu quả kinh tế có quan điểm sau.

+ Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất/chi phí bỏ ra
Công thức: H = Q/C
Qua điểm này có ưu điểm là phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực,
xem một đơn vị nguồn lực đem lại bao nhiêu kết quả hay để có một đơn vị kêt quả
cần tốn bao nhiêu nguồn lực. Tuy nhiên quan điểm này không thấy được quy mô
của hiệu quả kinh tế.[6]
+ Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất – chi phí bỏ ra
Công thức: H = Q – C
Đây là hiệu quả kinh tế trên qua điểm thị trường. quan điểm này cho ta thấy
được quy mô của hiệu quả kinh tế nhưng không phản ánh được mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế.[6]
+ Quan điểm 3: Hiệu quả kinh tế = phần trăm thêm kết quả thu được/phần
trăm thêm chi phí bỏ ra.[6]
Hay: Hiệu quả kinh tế = Phần trăm thêm kết quả thu được - phần trăm thêm
chi phí bỏ ra.[6]
* Phân loại hiệu quả kinh tế.


5
- Căn cứ vào yếu tố cấu thành, hiệu quả kinh tế chia thành
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số sản phẩm đạt được trên một chi phí đầu vào hay
nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công
nghệ áp dụng vào sản xuất.[6]
+ Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá
đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được trên một đồng chi
phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Như vậy hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ
thuật có tính đến giá cả đầu vào và giá đầu ra.[6]
+ Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà ở đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ.[6]
Mối quan hệ giữa chúng thể hiện: HQKT = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả

phân bổ.
- Căn cứ vào mức độ khái quát, hiệu quả kinh tế chia ra.
+ Hiệu quả kinh tế: Là so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó.[6]
+ Hiệu quả xã hội: Là kết quả của các hoạt động kinh tế xét trên khí cạnh
công ích, phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội như việc làm, xoá đói giảm nghèo,
giảm tệ nạn xã hội.[6]
+ Hiệu quả môi trường: Là thể hiện ở việc bảo vệ môi trường như bảo vệ đất,
nước, không khí..[6]
- Căn cứ vào phạm vi hiệu quả kinh tế chia ra.
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Chỉ tiêu này giúp đánh giá được một cách toàn diện tình hình kinh tế một nước.[6]
+ Hiệu quả kinh tế vùng: Dùng để tính cho từng vùng kinh tế hay vùng lãnh
thổ[6]
+ Hiệu quả kinh tế ngành: Tính cho từng ngành như trồng trọt, chăn nuôi,.[6].
b) Khái niệm nông hộ và kinh tế nông hộ
Nông hộ là một tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức tổ chức cơ sở của nông
nghiệp ở nông thôn đã tồn tại lâu đời ở các nước nông nghiệp. Nông bao gồm chủ


6
yếu cha mẹ và con cái, có hộ còn có ông bà và cháu chắt. Các thành viên trong
nông hộ gắn bó chặt chẽ với nhau trước tiên bằng quan hệ hôn nhân và huyết
thống. Về kinh tế các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau trong quan hệ về
tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý và phân phối sản phẩm. Các thành viên trong
nông hộ có chung mục tiêu và lợi ích là thoát khỏi đói nghèo, phát triển kinh tế để
ngày càng giàu có.[13]
Kinh tế nông hộ nhìn chung là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cung tự cấp
hoặc có sản xuất hàng hoá với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan
trọng trong phát triển nông nghiệp ở trong cá nước đang phát triển nói chung và

nước ta nói riêng. Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong
nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và của
gia đình mình.[13]
c) Khái niệm nguồn lực
Trên gốc độ kinh tế, nguồn lực của sản xuất là một phạm trù kinh tế dùng
để chỉ những nguồn tài nguyên thiên nhiên, KT – XH đã hoặc sẵn sàng có thể huy
động vào hoạt động kinh tế để tạo ra những sản phẩm vật chất hay dịch vụ để đáp
ứng những nhu cầu nhất định của xã hội.[13]
Trong nông nghiệp nguồn lực có thể tồn tại vật thể như đất đai, máy móc
thiết bị, nhà xưởng kho tàng, nguyên vật liệu, các phương tiện hoá học dùng vào
nông nghiệp, giống cây trồng vật nuôi, nhân lực hoặc bí quyết công nghệ.[13]
d) Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” được hiểu là cải thiện chất lượng cuộc
sống của con người đang sinh sống trong khả năng chịu đựng của hệ sinh thái duy
trì cuộc sống đó.[6]
e) Phân tích chi phí và thu nhập của nông hộ
Phân tích chi phí và thu nhập của nông hộ là một công cụ thông dụng nhằm
phân tích hiệu quả sản xuất trên cơ sở kinh tế hộ hoặc đánh giá hiệu quả.
f) Khái niệm đánh giá nông thôn có sự tham gia


7
PRA là phương pháp học tập tích cực, hệ thống và không chính quy được
thực hiện trong một cộng đồng bởi một nhóm hỗ trợ đa nghành và các thành viên
trong cộng đồng.[11]
1.1.2. Cây bưởi Phúc Trạch
1.1.2.1. Đặc điểm sinh vật học của cây bưởi Phúc Trạch
Bưởi Phúc Trạch là cây ăn quả thân gỗ thuộc họ Rutaceae, họ phụ aurantioi
diac, tên khoa học là: Cit rus grandis Obeck hoặc Citrus maxima..[8]
+ Thân cây: Chiều cao cây 5 – 11m, đường kính gốc 15 – 25cm, đường

kính tán 6 – 11m, tuỳ thuộc vào tuổi cây. Cây trồng bằng cành chiết, thường có 2
-3 thân chính, đường kính khoảng 10 -20cm, tán hình bán cầu..[8]
+ Lá: Mọc cách, phiến lá hình Ovan, mép lá gợn sóng, chiều dài trung bình
phiến lá11,87 ± 1,0cm, rộng 6,53 ± 0,83cm, mặt trên lá xanh đậm, mặt dưới màu
xanh nhạt, có 7- 10 đôi gân lá, cánh lá to hình trái tim, dài 2,95 ± 0,63cm, rộng
2,12 ± 0,82cm..[8]
+ Hoa: Hoa bưởi Phúc Trạch có mùi thơm, có hai loại hoa: Hoa đơn và hoa
chùm. Hoa chùm có 5- 6 nụ hoa, đài hoa hình sao năm cánhmàu xanh. Hoa có 4- 5
cánh màu trắng, dài khoảng 1,5 – 2cm, trên cánh cũng có những túi tinh dầu màu
xanh vàng như trên vỏ quả. Chỉ nhị màu trắng, bao phấn màu vàng cam, hình bầu
dục, số lượng nhị gấp 4 lần cánh hoa, mọc thành từng bó, mỗi bó 4- 5 nhị. Đầu
nhụy hình phễu màu vàng xanh..[8]
+ Quả: Hình cầu trọng lượng trung bình 970 ± 204,3g/quả, đường kính
11,33 ± 27cm cao 11,0 ± o,22cm. Vỏ quả khi chín màu vàng xanh hoặc vàng nhạt,
túi tinh dầu nhỏ, không rõ, dày từ 1,2 – 2cm.[8]
1.1.2.2. Nguồn gốc của bưởi Phúc Trạch.
Phúc Trạch là tên gọi của một xã nằm ở vùng thượng huyện của huyện
Hương Khê, gần giáp với Quảng Bình. Bưởi Phúc Trạch là một trong những đặc
sản luôn gắn liền với tên gọi của huyện Hương Khê từ rất lâu, trước những năm
1867, dưới triều vua Tự Đức. Chữ “Hương” thể hiện những đặc sản của vùng,
trong đó có hương vị của bưởi Phúc Trạch, như vậy bưởi Phúc Trạch đã xuất hiện


8
tại huyện Hương Khê trước năm 1867. Theo chuyện dân gian cách đây gần 200
năm, trong vườn nhà của một gia đình tại xã Phúc Trạch có một cây bưởi đơn đột
biến tự nhiên cho những quả vàng ươm ăn ngon khác lạ. Người dân trong vùng bắt
đầu chiết cành giâm trồng từ cây bưởi này. Đến nay giống bưởi này đã thành đặc
sản của vùng và được nhân rộng ra toàn huyện với tên gọi là bưởi Phúc Trạch, tên
của xã nơi sản sinh ra giống bưởi này.[8]

1.1.2.3. Giá trị kinh tế và nhu cầu thị trường
Bưởi Phúc Trạch là giống bưởi ngon nổi tiếng đã từng đạt giải cao trong
cuộc thi đấu xảo các loại quả ngon thời kỳ pháp thuộc. Hiện tại bưởi Phúc Trạch là
một trong những 7 loại cây ăn quả quý của cả nước được bộ NN&PTNT công
nhận và cấm xuất khẩu. Quả bưởi Phúc Trạch có hương vị thơm ngon đặc trưng,
giàu chất dinh dưỡng nên được người tiêu dùng không chỉ trong cả nước mà cả
trên thế giới ưa chuộng.[4]
Tiềm năng phát triển cây bưởi Phúc Trạch trên địa bàn huyện Hương Khê
và các vùng phụ cận có điều kiện tương đồng về địa hình đất đai, khí hậu còn rất
lớn. So với lúa và các cây trồng khác thì cây bưởi được công nhận là đem lại thu
nhập cao hơn khoảng 7 lần. Vì vậy trong những năm qua tỉnh đã đề ra nhiều chủ
trương nhằm phát triển cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng, đầu tư
nguồn lực, bảo quản và chế biến. Nhờ tập trung đẩy mạnh phát triển cây ăn quả
đặc biệt là cây bưởi Phúc Trạch nên nhiều hộ nông dân đã xóa được đói, giảm
được nghèo nhiều hộ vươn lên làm giàu từ cây bưởi. Theo báo cáo của UBND
huyện Hương Khê gần 10 năm nay bưởi Phúc Trạch ra hoa chính vụ nhiều nhưng
tỷ lệ đậu quả thấp, không ổn định gây thất thu cho người trồng bưởi. Thu nhập của
cây bưởi năm 2005 là 22 tỷ đồng, năm 2006 là 8 tỷ đồng, năm 2007 khoảng 6 tỷ
đồng, năm 2008 do được mùa nên thu nhập là 25 tỷ đồng.[7]
Nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm là rất lớn, hiện tại vùng trồng bưởi huyện
Hương Khê mới chỉ cung cấp sản phẩm cho một số tỉnh miền bắc và miền trung,
hầu như chưa có sản phẩm bán tại thị trường của các tỉnh miền nam. Thị Trường


9
thế giới cũng đầy tiềm năng, đặc biệt là thị trường ở một số nước châu Á và châu
Âu.
1.1.3. Chính sách của nhà nước, tỉnh, huyện về phát triển cây bưởi Phúc
Trạch
Bưởi Phúc Trạch đã từng đăng quang "Hoa hậu bưởi" xứ Đông Dương,

sánh ngang với những giống bưởi ngon nhất trên đất nước ta như, bưởi Năm Roi,
bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn... Năm 2002 Bưởi Phúc Trạch được Bộ NN- PTNT
công nhận là một trong 7 loại cây ăn quả quí hiếm cấm không được xuất khẩu
giống. Năm 2004 được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH- CN cấp giấy chứng nhận
nhãn hiệu hàng hoá. Bưởi Phúc Trạch được trồng chủ yếu và có quyền sử dụng
nhãn hiệu tập thể ở bốn xã gồm Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô và Lộc
Yên. Sản lượng quả bình quân những năm qua đạt từ 12.000 -15.000 tấn/năm. .[5]
Bưởi Phúc Trạch được chọn là một trong những hoa quả đặc sản chiêu đãi
các nguyên thủ quốc gia tại Hội nghị APEC 14. Bưởi Phúc Trạch cũng đã được
Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp nhãn hiệu hàng hoá năm 2004.
Tổng diện tích bưởi Phúc Trạch trồng đến tháng 10/2009 là 1.423ha, trong đó:
diện tích đã cho thu hoạch là 1.180 ha. Bưởi Phúc Trạch được trồng tập trung chủ
yếu ở 4 xã trọng điểm: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên (chiếm
43%) và 10 xã phụ cận. .[3]
Hiện nay tình trạng bưởi ra hoa và không đậu quả đang là nỗi lo của nhiều
hộ trồng bưởi, gây ảnh hướng nghiêm trọng đến đời sống người dân.Hiện nay,
phần lớn bà con nông dân trồng bưởi Phúc Trạch vẫn kiên trì chờ đợi, các nhà
khoa học và các nhà quản lý vẫn tiếp tục quan tâm. Và cuộc hội thảo do Liên hiệp
hội Hà Tĩnh tổ chức là một minh chứng cho mối quan tâm đó. Hơn 80 nhà khoa
học, các chuyên gia về cây ăn quả có múi, các nhà quản lý và bà con nông dân
trồng bưởi của huyện Hương Khê đã về dự, gần 30 báo cáo và ý kiến tham luận đã
được trình bày tại hội thảo.[5]
Năm 2000, Sở NN&PTNT, viện rau quả Trung Ương, cục KN-KL, UBND
huyện Hương Khê tổ chức thi tuyển bưởi cấp quốc gia, nhằm để chọn ra những


10
cây bưởi cho quả có chất lượng ngon nhất, để lai ghép nhằm tạo ra cây giống tốt
cung cấp cho thị trường. Cũng năm đó UBND tỉnh cho thành lập trại giống bưởi
tại xã Phúc Trạch với mục tiêu vừa bảo tồn quỹ gen vừa sản xuất giống sạch bệnh,

chất lượng cao, vừa tạo mô hình thâm canh cây bưởi..[3]
Ngoài nguồn vốn ngân sách, UBND tỉnh còn giao cho các nghành như: Sở
KH&CN, sở NN&PTNT, dùng nguồn vốn sự nghiệp nghành đầu tư cho các đề tài
dự án, mời các chuyên gia trong và ngoài nước vào nghiên cứu với một mục tiêu
là mở rộng diện tích nâng cao năng suất, chất lượng bưởi.[5]
Các thế hệ lãnh đạo huyện Hương Khê đã bỏ nhiều công sức và kinh phí
đầu tư cho vùng bưởi với một khát vọng là tạo được một vùng trồng bưởi hàng
hóa tập trung, mang lại thu nhập cao cho người trồng, giới thiệu sản phẩm đặc hữu
của mình với bạn bè trong và ngoài nước, làm đẹp cảnh quan quê hương. Huyện
đã quy hoạch lại vùng bưởi, lập dự án, kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ
chức quốc tế, phát động phong trào phá vườn tạp để trồng mới thêm hàng trăm ha.
[5].Một số đề tài và dự án đã được triển khai trên địa bàn huyện:
* Đề tài “Nghiên cứu, xác định nguyên nhân ra hoa, đậu quả không ổn định
của bưởi Phúc Trạch và các giải pháp khắc phục”
+ Tổng kinh Phí: 285.000.000 đồng
+ Nguồn vốn sự nghiệp khoa học tỉnh.
+ Đơn vị thực hiện: Trung tâm KN-KL tỉnh.
+ Thời gian thực hiện: 2002-2005.
* Đề Tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen các giống bưởi
Thanh Trà, Phúc Trạch tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh”.
+ Tổng kinh phí: 500.000.000. đồng.
+ Chủ đầu tư: Bộ khoa học và công nghệ.
+ Đơn vị thực hiện: Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội.
+ Thời gian thực hiện: 2006-2008.
* Dự án “Đầu tư xây dựng vườn ươm bưởi Phúc Trạch”
+ Tổng vốn đầu tư:308.700.000 đồng.


11
+ Chủ đầu tư: UBND huyện Hương Khê.

* Dự án “Đầu tư lưu giữ nguồn gen, sản xuất giống bưởi Phúc Trạch chất
lượng cao”.
+ Tổng vốn đầu tư:2.035.077.000 đồng.
+ Chủ đầu tư:Trung tâm KN-KL tỉnh.
* Xây dựng mô hình: “Ứng dụng khoa họcc kỹ thuật để nâng cao năng suất,
chất lượng bưởi Phúc Trạch”.
+ Tổng kinh phí: 678.300.000 đồng.
+ Chủ đầu tư: Viện nghiên cứu rau quả và UBND xã Hương Trạch.
* Mô hình thâm canh bưởi Phúc Trạch theo công nghệ Đài Loan.
+ Tổng kinh Phí: 121.000.000 đồng.
+ Đơn vị thực hiện: Trung Tâm ƯDKHCN huyện Hương Khê
+ Thời gian thực hiện: 2005-2008.
Nhìn chung sự phát triển của cây bưởi Phúc Trạch đã được các cấp các
nghành từ Trung Ương đến địa phương quan tâm. Trong những năm tới để nâng
cao hiệu quả của việc sản xuất bưởi cũng như, tạo sự yên tâm sản xuất cho các nhà
vườn các tổ chức khoa học trong và ngoài nước cần phải vào cuộc tìm ra hướng
khắc phục cho người dân yên tâm sản xuất.
1.1.4. Kỹ thuật trồng bưởi.
Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế tại vùng trồng bưởi Hương
Khê, sở KH&CN, sở NN&PTNT, Viện Rau Quả Trung Ương, Viện Nông Hóa
Thổ Nhưỡng, Viện Bảo Vệ Thực Vật, phối hợp với Trường Đại Học Nông Nghiệp
1, Đại Học Cần Thơ và các chuuyên gia Đài Loan đã đưa ra một số kỹ thuật trồng
bưởi như sau:
a) Kỹ thuật trồng
* Kỹ thuật chọn giống
Các chỉ tiêu cây mẹ dùng để nhân giống là:
-

Là cây đúng giống bưởi Phúc Trạch để đảm bảo chất lượng.


-

Cây trẻ 8 – 10 tuổi có sức sinh trưởng tốt


12
-

Năng suất ổn định qua các năm

* Kỹ thuật nhân giống
- Nhân giống bằng phương pháp chiết cành.
- Chọn cành chạc đôi hay chạc ba
- Đường kính cành chiết 2- 3 cm.
- Thời vụ chiết tốt nhất là vào vụ thu để trồng vào vụ xuân.
* Kỹ thuật chuẩn bị đất trồng
- Chọn đất trồng phù hợp với mục tiêu sản xuất, và đặc tính sinh lý của cây
bưởi.
- Đối với đất trồng mới cần làm đất tối thiếu để loại bỏ bớt cỏ dại, xử lý đất
bằng vôi bột 500kg/ha, belate 20kg/ha, basudin 20kg/ha.
- Đối với đất, bằng thấp khó thoát nước giữa các băng luống cần thiết kế
rãnh thoát nước rộng 40 – 50cm, sâu 30 – 40cm giữa các băng luống.
- Kích thước hố trồng 60cm x 60cm x 60cm đối với đất bằng, 80cm x 80cm
x 80cm đối với đất đồi.
* Khoảng cách và mật độ trồng
- Hàng cách hàng 500cm – 600cm, cây cách cây 500cm – 600cm, tức là
khoảng 330 – 450 cây/ha.
- Trồng cây chắn gió: Đối với vườn bưởi trên 1ha cần trồng cây chắn gió,
đai rừng chắn gió được tiết kế ở hướng đón gió mạnh thường xuyên gây hại và
thẳng góc với hướng gió, yêu cầu góc lệch thấp nhất hình thành bởi đai rừng chính

và hướng gió chính không được nhỏ hơn 30º. Bề dày của đai rừng chắn gió từ 2,5
– 3m và phải cách xa hàng bưởi đầu tiên từ 8 – 10m. Cây làm đai rừng chắn gió
nên chọn cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, thân tán lớn, tuổi thọ cao và không là
cây ký chủ trung gian của các đối tượng sâu bệnh gây hại cho cây bưởi.
* Kỹ thuật bón lót
- Liều lượng phân bón lót: Phân chuồng 40 – 50kg/hố, cần bổ sung thêm
1kg supe lân, 0,1 – 0,15kg đạm Urê, 0,15 – 0,2kg kali, vôi bột 1 - 1,5kg/hố.
* Thời vụ trồng


13
Thời vụ trồng tốt nhất là vào vụ xuân, khoảng tháng 2 – tháng 3, có thể
trồng vào vụ thu cuối tháng 9 -10.
b) Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi trong giai đoạn kiến thiết cơ bản
* Kỹ thuật bón phân
Việc bón thúc chăm sóc cây bưởi chỉ tiến hành sau năm thứ 2 trở đi.
- Liều lượng phân bón: 0,3 – o,4kg đạm + 0,8 – 1kg supelân + 0,2 – 0,3kg
kali + 1,0 – 1,5kg vôi bột + 20 – 30kg phân chuồng.
* Tưới tiêu: Tưới đủ ấm cho cây vào những ngày hạn hán, tủ gốc giữ ẩm cho cây
vào giai đoạn tháng 5 – 8.
* Tỉa cành,làm cỏ, vệ sinh vườn bưởi
- Tỉa cành: Khi cây đạt chiều cao 50 – 70cm tiến hành bấm ngọn để tạo
cành cấp 1, khi cành cấp 1 dài 50 – 60cm thì tiến hành tạo cành cấp 2. Cành cấp 3
là những cành mang quả và tạo cành mang quả cho những năm sau. Các cành này
phải khống chế không để chúng giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau.
- Làm cỏ: Các đợt bón phân nên tiến hành làm cỏ sạch sẽ. việc tủ gốc chỉ
nên tiến hành trong mùa nắng hạn, sang mùa mưa cần tiến hành dọn gốc sạch sẽ
hạn chế sự phát triển của nấm bệnh.
* Phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi ở giai đoạn kiến thiết cơ bản.
- Sâu vẽ bùa: Phá hoại ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3 – 4 năm đầu mới

trồng.
+ Cách phòng trừ: phun thuốc diệt sâu 1 - 2 lần mỗi ngày cho mỗi đợt lộc
non bằng: Decis 2,5EC 0,1 – 0,15%; Trebon 0,1 – 0,15%; Polytrin 50EC 0,1 –
0,2%.
- Bệnh loét: Bệnh gây hại thời kỳ vườn ươm và cây mới trồng 1 – 3 năm
tuổi.
- Bệnh sẹo: Vết bệnh thường có màu nâu nhạt nhô lên khỏi bề mặt lá.
Cách phòng trừ cho cả hai loại bệnh này là:
+ Cắt bỏ lá bệnh, thu gom đem tiêu hủy
+ Phun thuốc: Boocđô 1- 2% hoặc Kausuran 0,2%.


14
c) Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi trong giai đoạn kinh doanh.
* Kỹ thuật tỉa cành.
- Tỉa cành sau khi thu hoạch: Sau khi thu hoạch xong nên tiến hành cắt tỉa
cành.
+ Cắt bỏ tận gốc những cành mọc quá dày, mọc chồng lên nhau, cành bị
sâu bệnh, cành khô.
+ Cắt bỏ phần ngọn những cầnh mọc vượt, thúc đẩy các cành phía dưới
phát triển.
* kỹ thuật bón phân.
Chủng loại và liều lượng bón cho mỗi cây trong một năm được áp dụng
theo mức dưới đây:
Bảng 1.1. Liều lượng và phương pháp bón phân cho cây bưởi
Chủng loại

Liều lượng kg/cây

Phân chuồng


Phương pháp bón

40 – 50

Vôi bột

2

Đạm Urê

0,5

Lân Supe

1,5 – 2

Kali

1,5

NPK

5 ( Thay thế các dạng vô
cơ trên)

Nguồn: Sở KH&CN Hà Tĩnh
* Tưới nước: Tưới nước đủ ấm cho cây trong giai đoạn phát triển quả( Tháng 4, 5,
6), tủ gốc giữ ẩm và làm mát gốc từ tháng 5- 8.
* Kỹ thuật tăng khả năng đậu quả

- Trồng cây bưởi chua xung quanh vườn.
- Trồng cây bóng mát
- Rừng sương vào sáng sớm trong giai đoạn ra hoa đậu quả.
- Thụ phấn bổ sung bằng phấn của hoa cây bưởi chua.
- Dùng các loại thuốc kích thích ra hoa, đậu quả.


15
* Thu hoạch: Cần thu hoạch đúng thời điểm để đảm bảo chất lượng. Không thu
hoạch sớm quá khi quả bưởi chưa tích lũy và chuyển hóa các chất đầy đủ, không
thu hoạch muộn quá bởi quả bưởi bị tiêu hao dinh dưỡng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình phát triển cây ăn quả trên thế giới
Trên thế giới quá trình sản xuất trái cây có múi đã tăng trưởng liên tục
trong những thập niên cuối của thế kỷ XX. Tổng số hàng năm được sản xuất của
họ cam quýt ước đạt trên 105.000.000 tấn trong giai đoạn 2004-2008. Cam chiếm
phần lớn sản xuất trái cây họ cam quýt, chiếm hơn một nửa sản xuất quả có múi
toàn cầu trong năm 2004. Sự gia tăng trong sản xuất quả có múi chủ yếu là do sự
gia tăng trong các lĩnh vực trồng trọt và thay đổi trong các sở thích của người tiêu
dùng đối với sức khỏe nhiều hơn và tiêu thụ thực phẩm tiện lợi và thu nhập tăng.
[14]
Theo dữ liệu của FAO, năm 2004, 140 quốc gia sản xuất các loại trái cây
họ cam quýt. Tuy nhiên, việc sản xuất thường tập trung ở khu vực nhất định. Hầu
hết các loại trái cây có múi được trồng ở Bắc bán cầu, chiếm khoảng 70% tổng số
sản xuất quả có múi. Các nước sản xuất trái cây họ cam quýt chính là: Brazil, các
nước Địa Trung Hải, Hoa Kỳ (nơi tiêu thụ trái cây họ cam quýt như hoa quả tươi
chủ yếu được trồng ở California, Arizona và Texas, trong khi hầu hết các nước
cam được sản xuất ở Florida) và Trung Quốc. Các nước này đại diện cho hơn hơn
hai phần ba sản xuất trái cây họ cam quýt toàn cầu.[14]



×