Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.87 KB, 22 trang )

Chuyên đề: Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ
PHẦN GIỚI THIỆU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là trong một
xã hội phát triển như hiện nay. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về vui chơi giải
trí ngày càng tăng.
Cùng đóng góp vào nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu du lịch toàn cầu, Việt Nam
với rất nhiều phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng, cùng với
nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, là một trong những quốc gia đầy sức hấp dẫn
đối với khách du lịch. Trong tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay, du lịch Việt
Nam càng có nhiều điều kiện hơn nữa để phát triển.
Riêng với Đồng bằng sông Cửu Long mà trung tâm là thành phố Cần Thơ sẽ
là nơi không thể thiếu trong hành trình du lịch của du khách quốc tế khi đến Việt
Nam. Với vai trò quan trọng của mình, thành phố Cần Thơ dựa trên những tiềm
năng sẵn có đã ra sức phát triển dịch vụ du lịch phục vụ du khách trong nước và
quốc tế. Với diện tích gần 1.4 nghìn km
2
, dân số khoảng 1.154 nghìn người, thành
phố trẻ Cần Thơ thực sự năng động, sẵn sàng đón 2,8 triệu lượt khách trong năm
2008. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của ngành du lịch và
bối cảnh cạnh tranh hiện nay, thành phố Cần Thơ cũng còn tồn tại những mặt hạn
chế, chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Vấn đề đó cần phải sớm được nghiên
cứu để có hướng phát triển tốt hơn trong thời gian tới.
Xuất phát từ yêu cầu đó nên em quyết định chọn đề tài “ Đánh giá thực
trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ” nhằm nhìn lại
những hạn chế của hoạt động du lịch tại Cần Thơ để phát triển nó một cách bền
vững, đặc sắc hơn.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng du lịch tại thành phố Cần Thơ để từ đó đề ra những
giải pháp phát triển trong những năm tới.


Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng du lịch thành phố Cần Thơ trong 3 năm 2006-2008.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng trên.
Trang 1
SVTH: Hứa Thành Đô
Chuyên đề: Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của du lịch thành phố Cần Thơ.
- Tìm ra giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại Cần Thơ.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp và tham khảo các tài liệu có liên quan qua sách,
báo, tạp chí, internet.
Phương pháp phân tích:
So sánh các số liệu bao gồm số tuyệt đối, số tương đối, chênh lệch.
Dùng Excel tính các số liệu cần thiết.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Nội dung nghiên cứu:
Đánh giá, phân tích khái quát thực trạng du lịch thành phố Cần Thơ.
Thời gian nghiên cứu:
Trong 3 năm 2006-2008.
Không gian nghiên cứu:
Tại thành phố Cần Thơ.
Trang 2
SVTH: Hứa Thành Đô
Chuyên đề: Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1.1 SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ:
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về thành phố Cần Thơ:

1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên:
Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây
sông Hậu và nằm trong tam giác du lịch: An Giang - Cần Thơ - Kiên Giang. Phía
bắc giáp các tỉnh An Giang, Đồng Tháp; phía tây giáp Kiên Giang; phía nam giáp
Hậu Giang và phía đông giáp Vĩnh Long. Diện tích khoảng 1.4 nghìn km
2
. Cũng
như các tỉnh khác trong khu vực, Cần Thơ có hệ thống kênh, ngòi chằng chịt thuận
lợi cho giao thông, mua bán hàng hóa. Trên địa bàn còn có quốc lộ 1A chạy qua
tạo nhiều điều kiện để phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội ...
1.1.1.2 Xã hội:
Dân số Cần Thơ trên 1.154 nghìn người, thu nhập bình quân 1.222
USD/người/năm (2007), bao gồm các dân tộc: Kinh - Khmer - Hoa, dân thành thị
chiếm 49.9%. Cần Thơ là trung tâm giáo dục của khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long với nhiều trường đại học, cao đẳng và trang thiết bị hiện đại như: ĐH Cần
Thơ, ĐH tại chức Cần Thơ, ĐH Tây Đô, Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Kinh tế Kĩ
Thuật Cần Thơ ... tổng cộng có khoảng 47.000 sinh viên (2007).
1.1.1.3 Kinh tế:
Cần Thơ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Dọc theo quốc lộ 1A có
thể đến các tỉnh lân cận như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Đặc biệt,
với quốc lộ 91 người dân có thể sang nước bạn Thái Lan, Campuchia rất thuận lợi.
Thêm vào đó, hiện nay Cần Thơ đã có Sân bay Trà Nóc, việc du lịch ra Phú Quốc
hay Hà Nội cũng trở nên thuận tiện hơn. Về đường thủy, Cần Thơ có 3 cảng lớn
phục vụ xếp nhận hàng hóa dễ dàng bao gồm:
- Cảng Cần Thơ: diện tích 60.000 m
2
, có thể tiếp nhận tàu biển
10.000 tấn, hiện nay là cảng xuất nhập khẩu lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long.
- Cảng Trà Nóc: diện tích 16 ha, có 3 kho chứa lớn với dung lượng
40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/năm.

Trang 3
SVTH: Hứa Thành Đô
Chuyên đề: Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ
- Cảng Cái Cui: có thể phục vụ tàu từ 10.000 – 20.000 tấn, khối
lượng hàng hóa qua cảng có thể đạt 4.2 triệu tấn/năm.
Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 16.52% trong cơ cấu kinh tế, cây
nông nghiệp chính là lúa. Sản lượng lương thực năm 2007 là 1.136 nghìn tấn
chiếm 2.84% cả nước, 6.03% khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Về chăn nuôi,
số lượng trâu bò khoảng 6.6 nghìn con, gia cầm khoảng 1.85 triệu con. Về thủy
sản, nuôi trồng đạt trên 143 nghìn tấn, khai thác 6268 tấn, tổng giá trị đạt 1200 tỷ
đồng (2007).
Công nghiệp Cần Thơ cũng đang trên đà phát triển mạnh. Cần Thơ có
nhà máy nhiệt điện Trà Nóc, công suất 200 MW đã hòa vào lưới điện quốc gia.
Hiện nay, tổ máy số 1 của nhà máy nhiệt điện Ô Môn cũng đã đưa vào sử dụng
với công suất 330 MW. Công nghiệp Cần Thơ đã cơ bản xây dựng được nhiều cơ
sở hạ tầng phục vụ cho các đối tác nước ngoài: điển hình là 2 khu công nghiệp Trà
Nóc thuộc quận Bình Thủy. Ngoài ra Trung tâm Công nghệ phần mềm Cần Thơ
cũng được thành phố quan tâm đầu tư phát triển.
Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất (45.15% năm 2007). Tại Cần
Thơ có nhiều siêu thị, khu mua sắm như: Co-op. Mart, Maximart, Citimart,
Vinatex…cùng hệ thống ngân hàng dày đặc như: Vietcombank, Eximbank,
Sacombank, Maritime bank, ACB, Đông Á… Bên cạnh đó, kết hợp với đội ngũ
taxi, xe khách chất lượng cao đã tạo sức mạnh tổng hợp cùng nhau phát triển.
1.1.2 Giới thiệu một số điểm du lịch trọng yếu của thành phố Cần Thơ:
Hệ thống sông ngòi chằng chịt và hệ thống các cồn như: cồn Cái Khế, cồn
Khương, cồn Ấu... cùng hai chợ nổi Cái Răng, Phong Điền là lợi thế rất lớn cho
Cần Thơ phát triển loại hình du lịch miệt vườn sông nước.
Đến với Cần Thơ, không ai không biết đến Bến Ninh Kiều. Nằm ở hữu
ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, dưới bến sông luôn tấp
nập xuồng bè xuôi ngược. Công viên trên bến, nơi mà du khách có thể ngồi trò

chuyện hay đưa mắt nhìn về làng Chày bên kia sông và thấp thoáng một dảy cù lao
phía bên trái sẽ tạo cho du khách một niềm rung cảm dạt dào. Tại đây không hề có
cảm giác chói chang ánh mặt trời hay hay khó chịu vì khói bụi của thành phố mà
là một thiên nhiên thoáng mát và thơ mộng. Về đêm, du khách có thể thả mình
lênh đênh trên sông Cần Thơ với chiếc du thuyền có phục vụ đồ ăn thức uống và
Trang 4
SVTH: Hứa Thành Đô
Chuyên đề: Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ
cả đàn ca cổ nhạc. Khi ra giữa sông nhìn ngược về thành phố lấp lánh với hàng
ngàn ánh đèn sẽ là cảnh tượng khó quên trong lòng du khách khi đến với thành
phố Cần Thơ.
Hình 1: Bến Ninh Kiều
Cũng tại bến Ninh Kiều, du khách có thể tham gia tour đến chợ nổi Cái
Răng và chợ nổi Phong Điền. Ngay từ tên gọi ta đã biết nét đặc biệt của hai chợ
này là mua bán hàng hóa trên sông.
Hình 2: Chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng cách trung
tâm thành phố khoảng 6 km đường bộ. Chợ có bán nhiều loại nông sản, trái cây,
hàng hóa , thực phẩm... Đến đúng giờ hoạt động (từ tờ mờ sớm đến khoảng 8-9
Trang 5
SVTH: Hứa Thành Đô
Chuyên đề: Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ
giờ) du khách có thể thấy rất nhiều ghe xuồng tấp nập trên sông, mỗi ghe có dựng
một cây cao, trên đó người ta treo những loại hàng hóa mà mình bán gọi là cây
“bẹo”. Vì thế không cần phải hỏi ghe có bán thứ mình cần hay không mà chỉ cần
nhìn vào cây bẹo thì đã biết. Điều đặc biệt nữa là chợ còn bán cả hủ tiếu, phở, hay
quán nhậu nổi...
Còn chợ nổi Phong Điền nằm cách trung tâm thành phố khoảng 17 km về
phía Đông Nam. Chợ thường nhóm vào khoảng 4-5 giờ sáng và đến 7-8 giờ thì tan
dần. Tương tự như chợ nổi Cái Răng nhưng hàng hóa ở đây phong phú hơn, có cả

những vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động, xăng dầu cho ghe xuồng... Chợ còn
có sẵn hàng chục tàu đò, vỏ lãi sẵn sàng đưa du khách tham quan chợ nổi, chủ đò
có thể kiêm luôn vai trò thuyết minh, hướng dẫn khách tham quan.
Trở lại với bến Ninh Kiều, cách nơi đây chưa đầy 1km, sát cầu Cần Thơ
là khu du lịch sinh thái Phù Sa. Được xây dựng tại bãi bồi Cồn Ấu, diện tích
khoảng 30 ha. Tại đây có hệ thống nhà nghỉ với nhiều tiện nghi hiện đại dược bao
quanh bởi những thảm cỏ và những khóm hoa nhiều màu sắc. Nhà hàng Phù Sa
với sức chứa 500 khách là nơi hoàn hảo để tổ chức tiệc cưới, sinh nhật ... với
nhiều món ăn cầu kì, mới lạ. Bên cạnh đó, du khách còn có thể chơi nhiều trò chơi
rất hấp dẫn, vui nhộn như: moto nước, cano kéo dù bay, cano kéo bè chuối, cano
dã ngoại, lướt ván, bơi xuồng, câu sấu...
Hình 3: Khu du lịch Phù Sa
Còn nhiều khu du lịch sinh thái sông nước khác luôn chào đón du khách
tham quan và hứa hẹn đem đến cho du khách nhiều điều thú vị.
Trang 6
SVTH: Hứa Thành Đô
Chuyên đề: Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ
Cần Thơ hiện nay vẫn còn nhiều di tích văn hóa- lịch sử tồn tại hàng trăn
năm qua. Với đặc điểm này, Cần Thơ cũng đã phát triển thêm loại hình du lịch văn
hóa truyền thống để giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước về nét văn hóa cổ
của thành phố.
Một trong những địa điểm nổi tiếng là chợ cổ Cần Thơ. Là một công
trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ hàng trăm năm trước. Chợ mang một nét
rất riêng của đồng bằng châu thổ, đêm đêm ghe chở sản vật từ vùng sâu ra, treo
đèn trước mũi lấp lánh cả một khúc sông đem đến cho Cần Thơ một điểm du lịch
mới.
Hình 4: Chợ cổ Cần Thơ
Ra khỏi trung tâm thành phố một chút về hướng Bình Thủy có một ngôi
đình tên là Đình Bình Thủy. Đây là một đình thần tại Cần Thơ được xây dựng
vào năm 1844 với diện tích hơi 4000 m

2
, tọa lạc tại phường Bình Thủy, quận Bình
Thủy – Cần Thơ. Hiện nay, Đình vẫn còn lưu giữ được nhiều yếu tố cổ. Ẩn sau đó
không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng cổ Nam bộ mà còn là nơi
gìn giữ những giá trị tinh hoa văn hóa, văn minh sông nước miệt vườn Cần Thơ
nói riêng và miền Tây Nam bộ nói chung. Hằng năm, người dân địa phương tổ
chức các ngày lễ thượng điền và hạ điền với nhiều trò chơi dân gian thú vị. Đến
đây vào những ngày này du khách có thể thưởng thức nét truyền thống độc đáo
này.
Trang 7
SVTH: Hứa Thành Đô
Chuyên đề: Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ
Cũng tại Bình Thủy còn có một di tích khác là Nhà cổ Bình Thủy. Được
xây dựng năm 1870, trãi bao nhiêu năm nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên kiến trúc
của nó. Đặc biệt là trong nhà vẫn còn lưu giữ nhiều món đồ cổ quí giá với những
câu chuyện ly kì gắn liền với nó.
Hình 5: Nhà cổ Bình Thủy
1.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI
ĐOẠN 2006-2008:
1.2.1 Lượng khách đến tham quan du lịch thành phố Cần Thơ 2006-
2008:
Cần Thơ với vị trí là trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã
thu hút được khá nhiều du khách trong những năm qua và doanh thu không ngừng
tăng nhanh. Thống kê trong 3 năm 2006-2008, lượng khách du lịch đến thành phố
Cần Thơ tăng như sau:
Trang 8
SVTH: Hứa Thành Đô

×