Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Vị trí của đạo hồi trong lịch sử trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.23 KB, 64 trang )

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Tìm hiểu tôn giáo nói chung, đạo Hồi nói riêng là một điều cần thiết và đầy
hứng thú, bổ ích đối với tất cả những ai quan tâm. Đó là vấn đề vừa có ý nghĩa
khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn và luôn là vấn đề có tính thời sự.
Bán đảo A-Rập trớc đây bị phân tán thành nhiều quốc gia nhỏ, không có sự
thống nhất trong một quy mô lãnh thổ cũng nh là quy mô kinh tế- chính trị nhất
định v.v Chỉ đến khi có sự xuất hiện của Mohamet và đạo Hồi thì bán đảo ARập bắt đầu có sự khởi sắc về tất cả các mặt, chấm dứt cảnh chiến tranh cốt nhục
tơng tàn, và mở ra một môi trờng buôn bán rộng lớn.
Cũng nh đạo Kitô, đạo Phật, đạo Hồi là đối tợng nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đang tập trung phân tích, mổ xẻ
những giáo lý , giáo luật của Hồi giáo và những vấn đề liên quan.
Hồi giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới và cũng không thể phủ
nhận đợc phần lớn các điểm nóng an ninh quốc tế hiện nay nh ở Tresơnia(Liên
Bang Nga), Pakixtan, Apganixtan, vụ khủng bố 11 tháng 9 v.vđều có liên quan
đến tín đồ đạo Hồi. Do vậy, nghiên cứu đạo Hồi là vấn đề rất cần thiết.
Với t cách là một sinh viên , một thầy giáo giảng dạy ngành lịch sử tơng lai,
chúng tôi muốn thông qua việc tìm hiểu, khai thác tài liệu về đạo Hồi và tình
hình kinh tế- chính trị- xã hội của các nớc A-Rập trong lịch sử trung đại, để nhận
thức một cách sâu sắc hơn về vị trí của đạo Hồi nhằm góp phần giảng dạy tốt
những vấn đề liên quan đến thế giới Hồi giáo sau này.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài : Vị trí của đạo Hồi
trong lịch sử trung đại làm khoá luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề.
Nghiên cứu về đạo Hồi từ trớc tới nay đã có nhiều công trình khoa học đề
cập một cách khá chi tiết về hoàn cảnh ra đời, các giáo lý, giáo luật của Hồi giáo.
Mỗi công trình nghiên cứu đã phản ánh một khía cạnh riêng về đạo Hồi. Xin đơn
cử một số công trình khoa học nh:
- Trong cuốn Lịch sử thế giới trung đại- quyển 1 của Đặng Đức AnPhạm Hồng Việt, đã trình bày một cách khái quát về nội dung đạo Hồi và sự


truyền bá của tôn giáo này.
- Trong tác phẩm Lịch sử ba tôn giáo thế giới của Lơng Thị Thoa, đã
trình bày khá chi tiết về nội dung giáo lý, giáo luật của đạo Cơ đốc giáo, đạo Phật
và đạo Hồi.

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 1 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

- Trong cuốn Lịch sử văn hoá thế giới cổ- trung đại do Lơng Ninh chủ
biên, đề cập chi tiết về những thành tựu văn hoá của ngời A-Rập trong thời kỳ
phát triển của quốc gia phong kiến.
- Trong tác phẩm Tôn giáo thế giới và Việt Nam của Mai Thanh Hải,
cũng đề cập đến các tôn giáo lớn trên thế giới, trong đó có đạo Hồi và ảnh hởng
của Hồi giáo đối với dân tộc Chăm.
- Trong tác phẩm Mời tôn giáo lớn trên thế giới của Hoàng Tâm Xuyên,
cũng đã dành một phần lớn viết về đạo Hồi, về nội dung và quá trình truyền bá
của tôn giáo này.
- Trong cuốn Đại cơng lịch sử thế giới trung đại, Tập 2 của Nguyễn Gia
Phu- Nguyễn Văn ánh- Đỗ Đình Hãng, cũng đề cập đến đạo Hồi, nội dung và
quá trình truyền bá của Hồi giáo trong thời kỳ lịch sử trung đại.
Ngoài ra còn có các tài liệu chuyên khảo khác nh: Ba tôn giáo thế giới,
Đạo Hồi: một số đặc điểm và ảnh hởng quốc tế v.v
Lấy vấn đề này làm đề tài nghiên cứu, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm sức
mình vào việc làm sáng tỏ vị trí của đạo Hồi trong thời kỳ lịch sử trung đại đợc
thể hiện qua các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá của thế giới A-Rập.


Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 2 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tợng nghiên cứu của đề tài này là đạo Hồi. Cụ thể là vị trí của đạo Hồi
trong lịch sử trung đại đựơc thể hiện qua chính trị, kinh tế, văn hoá ở bán đảo ARập và những nớc chịu ảnh hởng của Hồi giáo trong thời kỳ lịch sử này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
- Về không gian, các quốc gia Hồi giáo và phạm vi ảnh hởng của đạo
Hồi.
- Về thời gian, trong thời kỳ lịch sử trung đại.
4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu.
Nguồn tài liệu đợc sử dụng chủ yếu trong khoá luận tốt nghiệp này là các
giáo trình đại học về lịch sử , các tác phẩm, các cuốn sách viết về tôn giáo v.v
do NXBCTQG, NXBGD, NXBCAND ấn hành.
Phơng pháp nghiên cứu đợc sử dụng trong đề tài này là: phơng pháp lôgic
lịch sử kết hợp với phơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và đi đến những kết
luận cụ thể.

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 3 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

5. Bố cục của đề tài.

Đề tài này bao gồm 79 trang, ba phần và ba chơng.
Mở đầu
1 1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
2 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3 4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu.
4 5. Bố cục của đề tài.
Nội dung
Chơng 1 : Khái quát về bán đảo A-Rập và đạo Hồi.
1
1.1. Khái quát về bán đảo A-Rập.
1.2. Vài nét cơ bản về đạo Hồi.
Chơng 2 : Khái quát về quá trình truyền bá đạo Hồi.
2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỷ VII đến giữa thế kỷ VIII.
2.2. Giai đoạn từ giữa thế VIII đến giữa thế kỷ XI.
2.3. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIII.
2.4. Đối với khu vực Đông Nam á.
Chơng 3 : Vị trí của đạo Hồi trong lịch sử trung đại.
3.1. Về chính trị.
3.2. Về kinh tế.
3.3. Về văn hoá.
Kết luận.

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 4 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học


Nội Dung
Chơng 1
Khái quát về bán đảo A-Rập và đạo Hồi
Khái quát về bán đảo A-Rập.
Ngời A-Rập vốn gốc Sê-Mít, tập hợp nhau theo từng bộ lạc làm nghề chăn
nuôi du mục, gọi là ngời Bêđuin.
Ngời Bêđuin đứng giữa hai trung tâm văn minh cổ đại là Ai Cập và Lỡng
Hà, nhng ta cảm thấy không hề có ảnh hởng gì đáng kể. Sự tiến bớc của họ hết
sức chậm chạp có nguyên nhân của nó. Gần nh toàn bộ bán đảo rộng lớn này là
núi non và sa mạc. Đế quốc Hồi giáo A-Rập hùng mạnh và rộng lớn sau này vốn
có cội nguồn từ bán đảo A-Rập huyền bí.
Bán đảo A-Rập bao gồm : A-Rập- xê-út, Baharain, Quatar, Oman, Yemen,
các tiểu vơng quốc A-Rập thống nhất. Trong đó các tiểu vơng quốc A-Rập thống
nhất bao gồm bảy tiểu quốc nh : Abudhabi, Ajman, Dubai v. v
Đây là một bán đảo rộng lớn với diện tích gần ba triệu Km 2, gồm chủ yếu
là những vùng thảo nguyên khô cằn và sa mạc cháy bỏng khô khan và hoang
vắng ; quanh năm hầu nh không có một trận ma nào. Diện tích canh tác cũng thật
ít ỏi. Giữa sa mạc nóng bỏng, thỉnh thoảng có những ốc đảo, phía Tây Nam
bán đảo là vùng Yêmen đợc mệnh danh là : Xứ A-Rập hạnh phúc, vì ở đây có
nguồn nớc phong phú, có nhiều đất đai để canh tác nông nghiệp và trồng các loại
cây nhiệt đới nh chà là, cà phê v. v Đây là nơi dừng chân của các thơng nhân
cùng các đoàn lạc đà sau những chặng đờng dài. Thêm nữa, Yême lại nằm trên
con đờng buôn bán giữa Tây á và Bắc Phi nên có điều kiện phát triển về thơng
nghiệp.
Bán đảo A-Rập nói riêng và Trung Cận Đông nói chung có sự gắn bó, hoà
quyện và tác động lẫn nhau của các yếu tố địa lý, lịch sử và văn hoá.
Không có vùng nào khác trên thế giới có một vị trí chiến lợc đặc biệt nh
bán đảo A-Rập cũng nh Trung Cận Đông : ba châu lục gặp nhau và hoà nhập
quanh một biển trung gian biển Địa Trung Hải, nơi có thể nối liền hoặc chia
1.1.


Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 5 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

cắt ba đại dơng ( Đại Tây Dơng, ấn Độ Dơng và Thái Bình Dơng). Vì vậy, yếu tố
địa lý có vai trò đặc biệt lớn trong lịch sử khu vực này.
Những yếu tố địa lý đã tạo ra mọi vấn đề chiến lợc liên quan đến sự liên
lạc giữa các vùng, giữa các châu lục và giữa các Đại Dơng thông qua việc kiểm
soát các eo biển và các hòn đảo chiến lợc trên Địa Trung Hải. Các nhà chinh
phục vĩ đại trong lịch sử thế giới đều có quan điểm chung về ý nghĩa chiến lợc
của khu vực này.
Piere Đại đế và Napôlêông đều đánh giá : Ai kiểm soát đợc
Constantinople1 ngời đó cai trị đợc thế giới. Theo eisenhao tổng thống nớc
Mỹ thì : Không có vùng nào trên thế giới quan trọng hơn vùng này về mặt chiến
lợc{15,9}. Bản thân ngời A-Rập cũng đã từng tự hào rằng đó là bán đảo của
ngời A-Rập .
Khí hậu ở đây nói chung khô, nóng. Các nớc gần biển có khí hậu Địa
Trung Hải với mùa hè khô nóng, ít ma và mùa đông mát hơn.
Về kinh tế xã hội : Đầu thế kỷ VII, các quan hệ kinh tế xã hội ở bán
đảo A-Rập đã trải qua nhiều biến đổi lớn.
Dân c bán đảo chủ yếu chia thành hai nhóm : nông dân định c và những
ngời chăn nuôi du mục. Các bộ lạc định c chủ yếu sống ở miền Nam bán đảo
một trong những cái nôi cổ xa nhất của văn minh nông nghiệp. ở đó đã hình
thành và phát triển những quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên. Còn các bộ lạc du
mục vẫn tiếp tục sống cuộc đời tự do, nay đây, mai đó, gắn bó với thiên nhiên
hùng vĩ nhng khắc nghiệt. Họ chăn nuôi lạc đà, ngựa, cừu và gia súc lớn. Họ

cũng tự làm mọi thứ cần thiết cho đời sống cũng nh chế tạo các vũ khí thô sơ.
Buôn bán cũng là nghề đợc dân bán đảo a chuộng. Nhờ vị trí địa lý của mình, bán
đảo A-Rập trở thành trạm trung chuyển trên con đờng buôn bán thế giới giữa
Đông Phi, ấn Độ và vùng ven Địa Trung Hải. Những ngời dân sa mạc dũng cảm
trở thành những ngời dẫn đờng cho các thơng đoàn, có ngời trở thành thơng gia.
Những hoạt động thơng mại đã đa đến những thay đổi trên bán đảo.
Đến khoảng đầu thế kỷ VII, các quan hệ chiếm nô ở bán đảo Miền Nam đã
bắt đầu tan rã. Chế độ công xã nguyên thuỷ tồn tại dai dẳng trong các bộ lạc du
mục cũng lâm vào khủng hoảng do sự xuất hiện của các mâu thuẫn. Điều này đợc quy định bởi sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá lúc bấy giờ trên bán đảo

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 6 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

A-Rập. Cơ cấu xã hội của ngời A-Rập dần dần tan rã, quan hệ thị tộc, bộ lạc đợc
thay thế bằng những quan hệ mới dựa trên sự bất bình đẳng về tài sản. Trong các
bộ lạc, thị tộc xuất hiện những ngời giàu thờng là các tộc trởng, trởng lão v. v
Dựa vào thế lực của mình, họ chiếm những bãi chăn nuôi tốt nhất, những ốc đảo
tốt tơi, nơi có nguồn nớc thuận tiện cho việc canh tác. ở nhiều nơi trên bán đảo
đã xuất hiện những ngời tự xng là các nhà Tiên tri. Họ kêu gọi dân chúng tin theo
một đấng tối cao duy nhất. Hiện tợng này phản ánh nhu cầu về một nhà nớc
thống nhất của ngời A-Rập.
Về mặt tín ngỡng tôn giáo : Trớc khi đạo Hồi ra đời, c dân A-Rập theo
tín ngỡng đa thần, họ thờ những hòn đá trên sa mạc, cây cối trong các ốc đảo
hoặc các động vật, thực vật, các hiện tợng tự nhiên. Tại ngôi đền Caaba ở trung
tâm Mecca có rất nhiều tợng thần của các bộ lạc, trong đó có một phiến đá đen
dài khoảng 20 cm (Tơng truyền trớc đây là phiến đá màu trắng nhng về sau do tội

ác của loài ngời nhiễm vào làm nó đen đi), đợc coi là biểu tợng sùng bái chung
của các bộ lạc.
Nh vậy, đến cuối thế kỷ VI, đầu thế kỷ VII, trên bán đảo A-Rập có nơi đã
thành lập nhà nớc, có nơi đang đứng trớc ngỡng cửa của xã hội có giai cấp, còn
nơi chậm tiến nhất thì công xã nguyên thuỷ cũng đang trong quá trình tan rã.
1.2.

Vài nét cơ bản về đạo Hồi.
Chúng ta biết rằng, đến đầu thế kỷ VII, con đờng buôn bán Đông Tây
chuyển sang vùng vịnh Ba T, thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Ba T. Việc mất
quyền kiểm soát này đã ảnh hởng nặng nề đến nền kinh tế của c dân trên bán đảo
A-Rập. Các thành phố lớn nh Mecca, Yatơrep v. v trở nên tiêu điều. Bọn quý
tộc chủ nô, bọn nhà giàu có thế lực trong vùng mất đi một nguồn lợi lớn (dựa vào
việc thu thuế của đoàn thơng nhân), bắt đầu chuyển sang cho vay nặng lãi và bót
lột lao động nô lệ, dân nghèo thậm tệ hơn. Mâu thuẫn trong nội bộ các thị tộc,
bộ lạc ngày càng gay gắt. Trong khi đó, bán đảo A-Rập đang đứng trớc nguy cơ
bị xâm lấn bởi đế quốc Bidantium từ phía Tây và đế quốc Ba T từ phía Đông.
Tình hình đó đòi hỏi phải có một chính quyền tập trung vững mạnh, có khả năng
thống nhất các bộ lạc, duy trì nền thống trị, để khôi phục con đờng buôn bán
Đông- Tây, đẩy lùi nguy cơ bị xâm lấn và có thể mở rộng cuộc chiến tranh chinh

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 7 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

phục các nớc láng giềng. Song tín ngỡng đa thần của các bộ lạc không những
không đáp ứng đợc mà còn gây trở ngại cho khuynh hớng trên. Trong hoàn cảnh

xã hội ấy, vũ khí t tởng thích hợp để tập hợp, đoàn kết các bộ lạc trên bán đảo
phải là một tôn giáo mới, tôn giáo độc thần. Đạo Hồi một tôn giáo nhất thần
đã ra đời đáp ứng nhu cầu đó.
Đến thế kỷ VII, toàn bộ bán đảo A-Rập đã đợc thống nhất, một nhà nớc đã
thực sự ra đời trên bán đảo này.
Một điều dễ nhận thấy, quá trình ra đời nhà nớc A-Rập vào thế kỷ VII gắn
liền với quá trình hình thành và truyền bá đạo Hồi, gắn liền với tên tuổi, cuộc đời
và sự nghiệp của giáo chủ Môhamet ngời sáng lập ra đạo Hồi.
Môhamet (570-632) sinh ra trong một gia đình thuộc bộ lạc có thế lực ở
Mecca. Mồ côi cha mẹ từ rất sớm, sau đợc ông nội nuôi. Khi ông nội mất,
Môhamet chuyển sang ở với ngời chú.
Thuở thiếu thời, Mohamet phải sống lận đận, thiếu thốn, phải đi chăn gia
súc thuê, dẫn đờng cho những thơng khách băng các sa mạc nguy hiểm để kiếm
sống. Cũng giống nh mọi ngời A-Rập, Mohamet chấp nhận mọi nỗi khổ hạnh,
nuôi chí quật cờng, sẵn lòng cu mang kẻ yếu hơn, không nể vì kẻ mạnh.
Mời năm lặn lội đây đó trên khắp các nẻo đờng, tiếp xúc với đủ hạng ngời
đã giúp Mohamet thấu hiểu đời sống con ngời. Cứ mỗi lần đến một miền đất mới,
Mohamet lại chăm chú, quan sát mọi việc xảy ra. Mohamet nói ít, nghe nhiều,
luôn đặt ra những câu hỏi thông minh và trầm lặng kiếm tìm câu trả lời hợp lý.
Tuy chẳng đợc cắp sách tới trờng, nhng giờ đây trờng học của Mohamet là cuộc
sống sôi động thiên hình vạn trạng. Sách của Mohamet là thiên nhiên vĩ đại, là vũ
trụ bao la v. v chứa đựng bao điều bí ẩn. Mohamet khát khao chân lý, đồng cảm
với những kiếp ngời cần lao, đồng cảm với những ngời lao khổ, trăn trở tìm kiếm
con đờng giải thoát con ngời. Mới 18 tuổi, Mohamet đợc mọi ngời kính trọng gọi
là : Con ngời chân chính.
Năm 25 tuổi, Mohamet làm thuê ở thành Mecca cho một nữ thơng gia giàu
có tên là Khađia buôn bán ở Syria. Chủ nhân thấy Mohamet là con ngời khôn
ngoan, thông minh và giàu nghị lực, có thể đem lại cho bà những món lợi kếch
xù, nên ngỏ lời muốn lấy chàng. Và thế là chàng trai trẻ tuổi Mohamet đã bớc lên


Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 8 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

xe hoa, trở thành chồng bà quả phụ 40 tuổi Khađia giàu có. Từ đó Mohamet thoát
khỏi cảnh sống bần hàn, ổn định về vật chất và tinh thần.
Với bản tính suy t, lại ham hiểu biết. Ngay khi còn là ngời dẫn đờng cho
các thơng khách cũng nh trong quãng đời buôn bán cùng bà Khađia, Mohamet có
điều kiện tiếp xúc với những ngời theo đạo Do Thái, đạo Kitô, nghe họ nói tới
một thợng đế duy nhất và ông bị lôi cuốn vào thuyết thờ độc thần. Chính sự tích
luỹ những kinh nghiệm xã hội phong phú và sự nhạy cảm về chính trị v. v Tất
cả những nhân tố đó đã đặt cơ sở vững chắc cho Mohamet trở thành ngời sáng lập
đạo Hồi một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới. Mohamet đã dơng cao lá cờ
tôn giáo của mình. Ông tự xng là nhà tiên tri, công khai phất lá cờ Hồi giáo
hay còn gọi là ixlamgiáo có nghĩa là hoà bình, là thuần phục nhằm tập hợp
lực lợng thuộc tất cả các giai tầng có cùng chung nguyện vọng hoà bình,
thống nhất, an ninh v. v
Theo truyền thuyết, năm 610, khi Mohamet 40 tuổi. Vào một buổi chiều tà
trong lúc đang chìm đắm trong suy t ông nghe tiếng thiên thần Gabrien gọi :
Mohamet, ông đợc Thợng đế chọn làm xứ giả của ngời. Từ đó, ông tự xng là xứ giả của Thánh Ala và bắt đầu đi vào truyền đạo.
Mở đầu, Mohamet truyền giáo rất bí mật. Tham gia quá trình truyền giáo
với ông lúc này chỉ có vợ ông, một ngời em họ, một ông bạn thân và bà nhũ mẫu.
Đến năm 613, tín đồ đạo Hồi đã có trên 30 ngời. Lúc này, Mohamet công khai
truyền giáo trong quảng đại quần chúng thành Mecca. Mohamet tôn Ala- vị thần
sáng tạo trong số các thần mà dân thành Mecca thờ phụng làm vị thần duy nhất.
Ông yêu cầu mọi ngời từ bỏ việc sùng bái đa thần giáo, việc thờ cúng các vật
thiêng. Ông nói : Ngoài Thánh Ala không còn bất cứ vị thần nào khác. Ông hô

hào mọi ngời hãy tin vào đấng Ala, vị chân thần toàn năng duy nhất.
Giáo lý nhất thần luận tuyệt đối đó của Mohamet về căn bản phù hợp với
lợi ích của giai tầng quý tộc dân tộc và quý tộc thơng nghiệp, song lại xúc phạm
đến hoạt động sùng bái đa thần, đến quan điểm tôn giáo và lợi ích kinh tế của
giai tầng quý tộc và phú thơng. Do đó, bọn quý tộc chủ nô và những kẻ có thế lực
phản đối quyết liệt, sợ việc truyền bá tôn giáo mới sẽ phá vỡ việc thờ phụng các
tợng thần của các bộ lạc, mất đi một nguồn lợi lớn từ việc thu thuế tín ngỡng và
kinh doanh trong các phiên họp chợ ở Mecca. Chúng tiến hành khủng bố

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 9 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Mohamet và các tín đồ bằng cách phá các cuộc giảng đạo, hành hung và tàn sát
các tín đồ.
Ngày 16 tháng Bảy năm 622, Mohamet cùng các tín đồ của mình phải rời
Mecca chạy lên thành phố Yatơrep ở phía Bắc, cách Mecca chừng 400Km.
Mohamet đổi tên thành phố Yatơrep là Media (Tiếng A-Rập có nghĩa là Thành
phố của nhà tiên tri). Năm 622 đợc gọi là năm Media, nghĩa là năm chạy trốn.
Sau này cách ngày ấy 17 năm khi Omar xây dựng lực lợng Hồi giáo đã lấy năm
Mohamet và các tín đồ Hồi giáo đến Media làm năm bắt đầu kỷ nguyên Hồi giáo
và ngày 16 tháng Bảy là ngày nguyên đán.
Lúc này, bọn quý tộc và thơng nhân ở Yatơrep (Media) thấy có thể lợi
dụng đợc Hồi giáo làm công cụ thống nhất bán đảo A-Rập và tổ chức chiến tranh
xâm lợc nên đã tiếp thu tôn giáo mới và giúp đỡ Mohamet. Tại đây, Mohamet
thành lập một hội Thánh vừa làm công việc tôn giáo, vừa là một tổ chức chính trị
xã hội, vừa tích cực chuẩn bị lực lợng quân sự để đánh chiếm Mecca.

Mohamet thờng xuyên tổ chức các cuộc tập kích vào các đội buôn ở
Mecca, chiến tranh giữa đội quân đạo Hồi với Mecca đã diễn ra nhiều lần. Năm
628, Mohamet kí hoà ớc ngừng chiến với Mecca trong vòng 10 năm. Năm 629,
ông dẫn 2000 tín đồ từ Media đến Mecca, viếng thần đền Caaba. Nhiều ngời ở
Mecca và các vùng xung quanh đã đi theo đạo Hồi.
Năm 630, Mohamet thấy mình có đủ lực lợng để đánh chiếm Mecca, và
ông quyết định kéo quân đến chân thành Mecca. Dới áp lực quân sự hùng mạnh
nh nớc vỡ bờ, giới quý tộc Meccca buộc lòng phải chấp nhận Hồi giáo. Mohamet
phế bỏ tất cả mọi vật thiêng trong các đền miếu, chỉ còn giữ lại Tảng đá đen
coi nh Thánh vật để các tín đồ Hồi giáo cúng lễ. Nhà thờ đa thần giáo đợc đổi
thành nhà thờ Hồi giáo và quyết định là trung tâm cúng lễ của đạo Hồi. Đền
Caaba trở thành thánh thất chính và Mecca trở thành thánh địa chủ yếu của tôn
giáo này.
Trong đại hội Hồi giáo vào năm 632, tụ họp có tới 10 vạn tín đồ, lần đầu
tiên cũng là lần cuối cùng, Mohamet nhân danh Thánh Ala, tự hào tuyên bố:
Hôm nay, ta đã thành lập xong một tôn giáo cao cả cho tất cả các ngời, ta
đã dâng trọn một ân huệ cho các ngời, ta đã lựa chọn đạo Hồi làm tôn giáo cho
tất cả các ngời .

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 10 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Kể từ ngày đó, bán đảo A-Rập bấy lâu chia năm xẻ bảy, giờ thống nhất dới
lá cờ Hồi giáo. Mohamet trở thành ngời đứng đầu nhà nớc A-Rập mới thành lập.
Trở về Media đợc ít ngày, Mohamet lâm bệnh. Ngày 8 tháng 6 năm 632
Mohamet qua đời và an táng tại Media, hởng thọ 63 tuổi.

Mohamet, tiếng A-Rập có nghĩa là con ngời hy vọng. Và chính Ngời đợc
thừa nhận là nhà t tởng tâm linh lớn trong lịch sử trung cổ của đạo Hồi.
Đạo Hồi, tiếng A-Rập là ixlam có nghĩa là thuận tòng , tuân theo,
tức là thuận tòng Thánh Ala tối thợng và duy nhất, tuân theo vị sứ giả của Thánh
Ala : Mohamet. Về sau do ngời Hồi Hột truyền vào Trung Quốc nên quen gọi là
đạo Hồi.
Trong ba tôn giáo lớn trên thế giới là đạo Cơ Đốc, đạo Phật và đạo Hồi thì
đạo Hồi là trẻ nhất và có sức sống mạnh mẽ. Ngời sáng lập ra đạo Hồi là
Mohamet. Một con ngời từng trải trong xã hội, cùng với việc nhận thức đợc tình
hình xã hội và tôn giáo, đã có sự quan sát thể nghiệm đối với chứng bệnh của xã
hội A-Rập và yêu cầu của quần chúng lúc đó. Hơn thế, bị trào lu lịch sử của xã
hội thúc đẩy, ông đã bớc lên võ đài lịch sử to lớn. Trải qua những thai nghén và
chuẩn bị, ông đã bắt tay vào việc sáng lập một tôn giáo mới. Dới ngọn cờ cách
mạng tôn giáo, ông đã lãnh đạo và tổ chức quần chúng tiến hành một phong trào
cách mạng biến đổi xã hội A-Rập với ý nghĩa vạch thời đại. Kinh điển chính của
đạo Hồi là kinh Koran. Các tín đồ Hồi giáo, tiếng A-Rập gọi là Muslim; ngời kế
tục giáo chủ Mohamet gọi là Khalipha.
Đạo Hồi chính là sản phẩm của thời kỳ quá độ từ xã hội thị tộc sang xã hội
có giai cấp, của sự đổi thay về kinh tế, chính trị xã hội Mecca lúc ấy thai
nghén những điều kiện khách quan cho sự ra đời của đạo Hồi v. v C.Mác và
F.Enghen, những ngời thầy của cách mạng đã gọi đó là cuộc cách mạng tôn
giáo của Mohamet.
Đạo Hồi ra đời nó mang những nội dung cơ bản sau :
1.2.1. Giáo lý.
Kinh thánh.
- Kinh Koran : Giáo lý của đạo Hồi đợc trình bày trong kinh Koran
(nguyên nghĩa tiếng A-Rập là đọc, tụng, ngâm). Kinh Koran không phải là
sách kinh do giáo chủ Mohamet viết ra trong lúc ông đi truyền đạo mà là một

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử


- 11 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

công trình su tập của các nhà truyền giáo của đạo Hồi, nhằm thâu góp tất cả
những lời giao huấn của Thợng đế cho loài ngời mà Mohamet đã nhận đợc qua
thiên thần Gabrien trong vòng 22 năm (610 - 632). Những lời rao giảng, những
lời dạy của Mohamet cho tín đồ lúc này, đợc các môn đệ ghi lại trên lá chà là, đá
trắng và học thuộc lòng. Sau này, khi Mohamet qua đời, những ngời kế tục sự
nghiệp truyền giáo của ông nh Khalipha Abu Beka và Omar thu thập, sắp xếp
chỉnh lý một cách hệ thống thành bộ Kinh Koran. Toàn bộ Kinh Koran gồm 30
quyển, 114 chơng, 6236 tiết. Tên các chơng cũng nh thứ tự các tiết đợc chia làm
nhiều đoạn dài, ngắn khác nhau; có chơng dài nhất 200 đoạn, có chơng chỉ có
một vài đoạn. Sự sắp xếp các chơng theo nguyên tắc dài để trên, ngắn để dới.
Đạo Hồi đặc biệt đề cao ý nghĩa linh thiêng và vĩnh cửu của Kinh Koran,
coi đó là cuốn kinh sách duy nhất đúng bao gồm tất cả những điều về giáo lý,
luật lệ, lễ nghi, sự thờ phụng, cách thức hành đạo, điều kiện nhập đạo v. v Tóm
lại là cả việc đạo lẫn việc đời đều đợc Thánh Ala giáo huấn, răn dạy cặn kẽ. Ngời
theo đạo Hồi thờng lấy Kinh Koran để thề nguyền trong những phiên toà, trong
các cuộc tranh chấp, xung đột. Thậm chí họ còn cho rằng : Nếu trong nhà có
Kinh Koran thì ngôi nhà và cuộc sống của họ đợc bảo vệ tránh đợc mọi tai họa và
bất hạnh.
Kinh Koran đợc viết bằng tiếng A-Rập, là sự tổng hợp nhiều tri thức khoa
học, mọi nguyên tắc pháp luật và đạo đức v. v Do đó có ý nghĩa rất lớn trong
việc tìm hiểu lịch sử và văn minh A-Rập trong thời kỳ trung đại. Kinh Koran đã
làm cho ngôn ngữ A-Rập đợc thống nhất và bảo tồn. Kinh Koran trở thành nguồn
cảm hứng dạt dào cho biết bao thế hệ nhà thơ, nhà văn, hoạ sĩ v. v Nói về Kinh
Koran, đại thi hào W. Goethe viết :

Kinh Koran là một bộ sách đọc mãi không thấy chán. Cứ mỗi lần đọc lại
cảm thấy nó nh luôn luôn mới mẻ, cuốn hút con ngời, làm rung động lòng ngời,
thúc dục con ngời Do nội dung cũng nh giáo lý đa dạng, lời văn nghiêm túc,
lúc đờng hoàng, lúc trang trọng Bộ kinh này sẽ toát ra một sức mạnh vĩ đại!.
- Sách Sunna : Sunna theo tiếng A-Rập có nghĩa là đức tin, phép xử thế
mẫu mực. Sách đợc soạn dựa trên những đức tin và cách xử thế của giáo chủ
Mohamet, tín đồ lấy đó làm gơng để noi theo. Sách Sunna bao gồm những lời
giải thích các điều luật Ixlam sau thánh Kinh Koran.

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 12 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

- Sách Hadish : Theo tiếng A-Rập, Hadish có nghĩa là truyền thống, là các
tập quán cổ truyền. Đó là cuốn sách su tập những lời nói, cử chỉ, hành động của
giáo chủ Mohamet và những ngời bạn của ông.
Nh mọi tôn giáo, giáo lý đạo Hồi bao gồm những quan niệm về thế giới và
con ngời, do ba bộ phận cấu thành đó là : tín ngỡng tôn giáo, nghĩa vụ tôn giáo
và thiện hành. Tín ngỡng thuộc về phơng diện lý luận thế giới quan và t tởng,
nghĩa vụ tôn giáo và hành thiện thì thuộc về phơng diện thực tiễn và hành vi. Hai
phơng diện này kết hợp lại cấu thành giáo lý cơ bản của đạo Hồi. Là một Muslim
(tín đồ) phải hiểu biết và thừa nhận tín điều cơ bản của đạo Hồi, về hành vi phải
tuân thủ 5 chế độ tôn giáo hơn thế còn phải hành thiện, trừ ác.
Đạo Hồi có 6 tín ngỡng lớn gọi là Lục tín, bao gồm :
Tin chân thánh, tức là tin rằng ngoài Thánh Ala không còn vị Thần nào
khác, Thánh Ala là duy nhất, là độc nhất, Vạn vật không phải là Chúa, chỉ có
chân Chúa, Mohamet là sứ giả của Chúa. Điều này, nó làm nổi bật lên hai đặc

điểm của đạo Hồi. Thứ nhất, tỏ ra đạo Hồi là tôn giáo một Thần độc nhất, tín chủ
là Ala. Mặc dù có sự tiếp thu thuyết độc Thần của đạo Do Thái, đạo Kitô, hình
ảnh Thánh Ala có nhiều nét giống với Thần Hiêhôva của đạo Do Thái, Chúa trời
của đạo Kitô, nhng nguyên tắc nhất thần trong đạo Hồi là tuyệt đối và nhất quán.
Thứ hai, Mohamet là con ngời xuất hiện với sứ mạng là sứ giả của Ala, bản thân
ông không phải là thần mà chỉ là ngời báo tin vui, truyền cảnh cáo của
Thánh Ala cho nhân gian. Tín điều căn bản này cũng đã thể hiện mục đích hiện
thực của việc sáng lập ra đạo Hồi. Việc xác lập Thần thống nhất tối cao là sự
phản ánh khúc xạ qua thần học, thể hiện con ngời mong muốn chấm dứt sự cát cứ
của bộ tộc, xây dựng quốc gia thống nhất. Mặt khác, trong một xã hội thịnh hành
thờ phụng đa thần thì sự tín ngỡng một thần mà đạo Hồi sáng lập ra là một tiến
bộ to lớn, có ý nghĩa trọng đại.
Tin thiên sứ, đây là tín điều thứ hai của đạo Hồi. Theo Kinh Koran thì có
rất nhiều thiên sứ. Thiên sứ đó do Ala sáng tạo ra, là một loại linh hồn và diệu thể
thuần tuý, không phân ra tính biệt, có đôi cánh, bay nhanh nh gió, biến ảo vô lờng, ngời trần mắt thịt không thể nhìn thấy đợc. Họ không có tính thần, chỉ
chuyên chịu sự sai phán của Ala, các công việc: có ngời quản lý vờn trái, hoả

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 13 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

ngục, có ngời chuyên quản việc thêm bớt nhân mạng, có ngời ghi chép những
hành vi thiện, ác của loài ngời.
Tin kinh điển , các tín đồ phải tin rằng, Kinh Koran là một bộ kinh Thần
Thánh do đấng Ala khải thị cho nhà Tiên tri Mohamet, từ đó xây dựng uy quyền
tuyệt đối của Kinh Koran. Thấm nhuần đức tin này, các tín đồ Hồi giáo tin rằng
dù là về nội dung hay mặt hành văn, Kinh Koran là một kỳ tích, có một không

hai, không tiền tuyệt hậu, không có gì có thể so sánh, không có gì có thể bắt trớc
đợc.
Tin sứ giả : sứ giả đợc coi là quan khâm sai của Thánh Ala, nhận mệnh
lệnh của Thánh, truyền bá nhất thần giáo cho ngời đời. Tín điều này đòi hỏi các
tín đồ Hồi giáo tôn sùng Mohamet - sứ giả và nhà Tiên tri của Thánh Ala. Việc
xác nhận vai trò Mohamet là vị sứ giả của Thánh Ala, không còn nghi ngờ gì nữa
là để đề cao uy quyền của ông, có lợi cho sự lãnh đạo và thúc đẩy sự thay đổi tôn
giáo và xã hội lúc đó.
Đạo Hồi cho rằng, trong những thời kỳ khác nhau, Ala đã từng cử sứ giả
tới từng dân tộc : đấng Ala phái đến một sứ giả. Trong đạo Hồi có nhiều nhà
Tiên tri và nhiều vị sứ giả. Theo tuần tự thời gian, trong số các sứ giả đó,
Mohamet là ngời đứng sau cùng, tức là phong ấn chí Thánh chứng tỏ ông là
ngời xuất sắc nhất, một vị sứ giả không tiền tuyệt hậu. Tuy nhiên, ở đây cũng
cần phải thấy rằng : mặc dù Mohamet có sứ mệnh cao cả, địa vị hiển hách, nhng
cuối cùng vẫn là thụ mệnh ở Ala, do đó không thể trở thành đối tợng đợc các
Muslim sùng bái.
Tin kiếp sau, đạo Hồi chủ trơng linh hồn của con ngời là bất diệt, cuối
cùng sẽ có một ngày thế giới này bị huỷ diệt. Sau ngày tận cùng của thế giới tất
thảy mọi sinh mệnh đều hoàn toàn kết thúc, tất thảy mọi ngời đã sống trong thế
giới này đều đợc sống lại tiếp nhận sự phán quyết của Thánh Ala. Căn cứ vào
hành vi của từng ngời ở trên thế gian mà quyết định. Ngời thiện sẽ đợc lên Thiên
đàng, kẻ ác thì bị đày xuống hoả ngục. Thế giới hiện thực chỉ là phần thời gian
ngắn ngủi, thế giới mai sau mới trờng tồn, là mái nhà chân chính mà mọi ngời sẽ
trở về. Trên Thiên đàng đó có dòng sông sữa mà mùi vị của sữa không bao giờ
thay đổi, có bóng cây râm mát, không nhìn thấy ánh mặt trời chói chang,
cũng không nhìn thấy mùa đông giá lạnh. Dới hoả ngục thì tràn đầy sợ hãi,

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 14 -



Khoá luận tốt nghiệp đại học

nặng nề. Con ngời ở đó bị giam cầm, mặc áo lửa, đắp chăn lửa, nằm đệm
lửav. v Nh vậy, qua đây ta thấy rằng : Sự miêu tả nh vậy về Thiên Đàng và hoả
ngục hiển nhiên có liên quan mật thiết tới các điều kiện tự nhiên và xã hội lúc đó
trên bán đảo A-Rập, cũng rất có thể là làm cho nhân dân trên bán đảo lúc đó cảm
nhận đợc thiên đàng chẳng qua là sự miêu tả và khắc hoạ cuộc sống xa xỉ của
quý tộc, chủ nô lệ và lòng mong mỏi cuộc sống tốt đẹp trong tơng lai của nhân
dân ; là hình ảnh thu nhỏ của khu vực xanh về những điều kiện tự nhiên, tốt đẹp
trên bán đảo. Đối với những ngời ý thức đợc đủ vị chua cay, nhục nhã thì cuộc
sống Thiên Đàng này không còn nghi ngờ gì nữa có sức hấp dẫn rất lớn, có tác
dụng an ủi tinh thần. Hình ảnh hoả ngục chính là sự tái hiện tập trung của cửa
quan tù ngục, và những hình phạt tàn khốc trong xã hội có giai cấp, cũng là sự
phản ánh điều kiện tự nhiên và khí hậu khắc nhiệt của vùng nhiệt đới khô cằn
trên bán đảo. Với tâm lý kinh sợ hoả ngục, tất yếu sẽ hình thành một loại áp bức
to lớn về tinh thần, từ đó dẫn tới những chế ngự đối với hành động.
Tin tiền định : Đây là hạt nhân của thuyết định mệnh Hồi giáo. Các tín đồ
Hồi giáo tin rằng : Số phận con ngời do Thánh Ala an bài. Trớc khi chào đời, tất
cả đợc sắp đặt xong xuôi, con ngời không có cách gì cỡng lại. Không ai đợc
chết, nếu không đợc Thánh Ala cho phép, chính Ngời đã định sẵn tuổi thọ của
mỗi ngời. Nếu Ngời muốn ai đó gặp điều tai họa thì ngoài Ngời không ai có thể
giải trừ tai họa. Nếu Ngời muốn ai đó gặp điều may mắn thì không một ai có thể
đảo ngợc ý định của Ngời !. Đây là một điều hết sức quan trọng đối với các tín
đồ. Nó chi phối tới những ý nghĩa, việc làm và hành động của các tín đồ một
cách cuồng nhiệt. Bản thân Kinh Koran đã dạy rằng : Cuộc sống trần gian chỉ là
trò chơi, trò tiêu khiển, là sự phô trơng khoái lạc và ganh đua về của cải, con cái,
chỉ có cuộc sống nơi Thiên Đàng con ngời mới có căn nhà để lu lại mãi mãi.
1.2.2 Giáo luật.

Giáo luật của đạo Hồi có nhiều, song tựu trung lại thể hiện ở 5 nghĩa vụ
của Muslim, còn gọi là Ngũ trụ. Đó là : Biểu lộ đức tin, cầu nguyện, ăn chay,
bố thí và hành hơng.
- Biểu lộ đức tin : Tuyệt đối tin vào đạo Hồi, thừa nhận chỉ có một Chúa
trời là Ala và Mohamet là đấng Tiên tri - sứ giả của Ala. Tín đồ dùng một ngón
tay chỉ lên trời ý nói là chỉ có Thánh Ala thợng đế duy nhất.

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 15 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

- Cầu nguyện : Hằng ngày tín đồ phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, tra,
chiều, tối và đêm. Mỗi tuần một lần đến nhà thờ cầu nguyện.
- Ăn chay : Mỗi năm một tháng (tháng 9 lịch Hồi giáo - Ramandan),
các tín đồ nhịn ăn ban ngày từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn. Trong
thời gian ăn chay mọi tín đồ phải suy nghĩ về tội lỗi của mình và những lời răn
dạy của Thánh Ala và Tiên tri Mohamet. Tín đồ đạo Hồi cũng tin rằng : Cầu
nguyện trong tháng ăn chay, nhất là ba ngày cuối sẽ đợc nhiều phúc vì suốt thời
gian đó Thiên Đàng luôn mở rộng. Một số đối tợng đợc miễn trong tháng ăn chay
là ngời già, ngời đau yếu, phụ nữ có thai, trẻ em dới 10 tuổi. Những ngời tham
gia thánh chiến hoặc đợc tạm hoãn sẽ ăn chay bù vào dịp thuận tiện khác.
- Bố thí : Mỗi năm, tín đồ theo đạo Hồi phải trích 1/10 thu nhập hàng năm
để bố thí cho ngời nghèo, ngời goá bụa, trẻ mồ côi, ngời mắc nợ vì hiếu thảo, ngời mới nhập đạo v. v Mohamet dạy tín đồ mình rằng : Ngời không có đức tin
thì không biết cầu nguyện và ngời không có phúc cầu nguyện là kẻ có tiền mà
không chịu bố thí . Đây là một nghĩa vụ có tính chất bắt buộc nên việc bố thí trở
thành một thứ thuế tín ngỡng. Ngoài việc bố thí cho các đối tợng kể trên, số thuế
đó dùng vào xây cất Thánh đờng và các cơ sở từ thiện, bù đắp các khoản chi tiêu

của chính quyền.
- Hành hơng : Giáo luật buộc tất cả các tín đồ theo đạo Hồi, ít nhất một lần
trong đời, tuỳ theo điều kiện cụ thể (có đủ tiền bạc, sức khoẻ ) phải đến hành hơng, viếng thăm thánh địa Mecca, đền Caaba.
Trong tất cả các tín đồ và giáo sỹ đều đợc lấy vợ, lấy chồng, đàn ông đợc
lấy nhiều nhất là 4 vợ, nhng không đợc cới hai chị em cùng một lợt, cấm việc lấy
nàng hầu (trừ Mohamet có tới 10 vợ và 2 nàng hầu).
Ngoài năm cốt đạo nói trên, tín đồ đạo Hồi còn có bổn phận quan trọng là
tham dự các cuộc thánh chiến (Jihad) nhằm bành trớng thế lực và truyền bá tôn
giáo. Theo họ thì chiến tranh mở rộng đất Thánh là cuộc chiến tranh hợp lý,
không phải chỉ bằng lời khuyên răn mà còn cần đến biện pháp cứng rắn đối với
ngời ngoài đạo, phải chiến đấu dọn đờng cho Thợng đế, đặc biệt phải khuất phục
các nớc láng giềng đã từng đợc chiêu dụ mà không chịu cải đạo. Kinh Koran đã
dạy rằng : Khi các con gặp những kẻ ngoại đạo, các con hãy giết chúng đi và
hễ bọn ngoại đạo tấn công các con thì các con phải tắm trong máu chúng. Đạo

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 16 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Hồi luôn đề cao địa vị độc tôn của mình. Một thuyết gia đạo này là
Ibakhadounviết :
Tất cả các giáo lý khác đều sai- chính Kinh Koran viết vậy- Chúng ta
không tranh luận với họ, chúng ta chỉ cho họ chọn Hồi giáo, sự đầu hàng hay là
chết .
Jihad là một thứ mệnh lệnh bắt buộc cho cả cộng đồng, mọi tín đồ phải
tuân theo nếu đạo Hồi bị xâm phạm. Ai chết trong cuộc chiến đấu này sẽ trở
thành một nhân chứng chắc chắn đợc giải thoát vĩnh viễn. Mặc dù cho đến

nay có nhiều ý kiến khác nhau về vụ phá huỷ trung tâm thơng mại thế giới và
cuộc tấn công Lầu Năm Góc, nhng rõ ràng với sự kiện này (11 tháng 9 năm
2001) thì tinh thần Jihad là rất nổi bật. Toàn thế giới bị một cú sốc hiếm thấy từ
trớc tới nay. Những chiếc máy bay dân dụng bị bắt làm con tim đã lao thẳng vào
hai chiếc tháp sóng đôi của trung tâm thơng mại thế giới và NewYork, làm chúng
bị tiêu huỷ hoàn toàn, trong khi chiếc khác sà xuống Lầu Năm Góc. Sau sự kiện
này, tổng thống Mỹ tuyên bố đặt nớc Mỹ trong tình trạng chiến tranh và mở
cuộc chiến tranh trả đũa. Còn Taliban và Binladen thì tuyên bố sẽ tiền hành
cuộc Thánh chiến Hồi giáo chống Mỹ đến ngời lính cuối cùng. Sự sụp đổ tháp
tiền WTC có tác động nh một cú đấm nốc ao làm cho đối phong khó dễ tỉnh
lại. Đánh sụp WTC không chỉ là hạ bệ và làm nhục hình ảnh và vai trò siêu cờng
số 1 mà còn là sự răn đe ngạo mạn đến nhiều nớc đặt biệt là các nớc thân
Mỹ{4}.
Trong luật Hồi giáo, còn những quy định rất khắc nghiệt nh : Hành động
giết ngời hay đánh ngời gây thơng tích mà không phải trách nhiệm đạo dao thì sẽ
áp dụng hình phạt đối với tội phạm, tơng tự nh hành vi mà y đã gây cho nạn
nhân, nhng phải qua việc xét xử. Tội ăn cắp, bị chặt bàn tay phải. Tội ăn cớp tử
hình. Tội ngoại tình bị đánh 100 roi (gậy)v. v
Đạo Hồi đánh giá thấp vai trò, vị trí của ngời phụ nữ trong gia đình và xã
hội, xem phụ nữ nh một thực thể không hoàn hảo. Kinh Koran cho rằng : Đàn
bà chỉ là quần áo của đàn ông, Đàn bà là thửa ruộng để khai khẩn, Đàn ông
cao hơn đàn bà về nguồn gốc v. v Phụ nữ đạo Hồi ra đờng phải mặc áo dài
thùng, trùm mạng che mặt, không đợc tự ý tiếp xúc với đàn ông, không đợc chủ

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 17 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học


động ly hôn v. v Nếu làm trái với những quy định đó sẽ bị xử lý rất nặng theo
luật đạo Hồi, có khi bị tử hình.
Tín đồ đạo Hồi khi chết phải chôn ở nghĩa địa Hồi giáo, đặt ngời chết
nằm nghiêng bên phải, quay đầu về phía Thánh địa Mecca. Luật Hồi giáo còn
quy định nhiều ngày lễ hội quan trong nh : Lễ kỷ niệm ngày Mohamet đến
Media mở đầu kỷ nguyên Hồi giáo vào ngày 6 tháng 1 Hồi lịch ; lễ tự hành hạ
(vào ngày 10 tháng 1 Hồi lịch) kỷ niệm ngày vị cháu của Mohamet bị kẻ ngoại
đạo hành hạ ; lễ sinh nhật Mohamet (12 tháng 3 Hồi lịch) ; lễ kết thức ăn chay v.
vNgày thứ 6 dơng lịch là ngày nghỉ hàng tuần của các quốc gia Hồi
giáo{11,199}.
Nh vậy, giáo luật của đạo Hồi rất nhiều, rất chi tiết và khắt khe, nó vợt
khỏi phạm vi tôn giáo, trở thành những tiêu chuẩn pháp lý trong đời sống xã hội,
chi phối hoạt động của tín đồ. ở những nớc đạo Hồi là quốc đạo, luật ixlam đợc
áp dụng ở những mức độ khác nhau nhng có vai trò đặc biệt quan trọng nh pháp
luật của nhà nớc. ở một số nớc cho phép các cơ quan pháp luật sử dụng Ixlam
song song với dân luật, hình luật do nhà nớc soạn ra.
Giáo lý, giáo luật đạo Hồi tạo ra phong tục, tập quán, tâm lý, lịch sử, đạo
đức riêng biệt. Mặc dù nó tiếp thu khá nhiều quan niệm của các tôn giáo khác,
nhất là đạo Do Thái, nh lịch sử sáng chế, về thiên thần và ma quỷ, về thiên đàng,
địa ngục v. v nhng nó vẫn mang những nét riêng biệt rất Ixlam. Đó là sự bảo
thủ, cuồng tín và hiếu chiến. Những tín đồ Ixlam có lòng tự trọng và có tinh thần
tự hào về nền văn minh lâu đời của mình. Do đó, họ không thích các loại văn
hoá, hệ t tởng ngoại lai du nhập vào đất nớc mình. Đạo phật đã du nhập vào khu
vực A-Rập năm 255 trớc công nguyên(đánh dấu bằng việc hoạt động của Asôka
lúc đó cử xứ thần đến Ai-Cập và cử các phái bộ hoà bình đến đây và đến Sirya để
truyền bá đạo Phật), đạo Thiên Chúa, đạo Do Thái sinh ra và phát triển ngay sát
nách ngời A-Rập nhng các đạo này đều không bành trớng đợc {4}. Chính sự
bảo thủ và lạc hậu của một số dân tộc, nơi đạo Hồi truyền đến sẽ là miếng đất tốt
cho sự nẩy mầm và phát triển của đặc tính nói trên.

Nh vậy, về hình thức, đạo Hồi đơn giản hơn các tôn giáo đã có trớc nh đạo
Cơ Đốc, đạo Do Thái. Lễ nghi không phiền phức, luật lệ không gò bó và nhất là
không có tầng lớp tăng lữ đông đảo bóc lột, nhũng nhiễu tín đồ nh đạo Cơ Đốc.

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 18 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Xét về bản chất, đạo Hồi lúc đầu phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân
dân đông đảo, bảo vệ quyền lợi cho những ngời nghèo trong các thành thị, thôn
xóm, dân du mục trong các sa mạc, những ngời bị áp bức nh phụ nữ, nô lệ v. v ,
phù hợp với nguyện vọng thống nhất đất nớc, yêu chuộng hoà bình của quần
chúng. Vì thế đạo Hồi đã bành trớng ra nhanh chóng không những ngời A-Rập,
mà các dân tộc ở Bắc Phi, Trung Cận Đông và nhiều khu vực khác đều đã tiếp thu
đạo Hồi.

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 19 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chơng 2
KHái QUát Về Quá trình truyền bá đạo Hồi.
Ngay sau khi xuất hiện, đạo Hồi đã cùng với các nhà chinh phục A-Rập vợt qua biên giới nhiều nớc, bắt đầu truyền bá vào các dân tộc khác.
Từ một tôn giáo quốc gia trở thành tôn giáo của nhiều nớc trên thế giới. Sự

truyền bá của đạo Hồi đã trải qua các giai đoạn sau :
2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỷ VII đến giữa thế kỷ VIII.
Trong giai đoạn này, gắn liền với quá trình A-Rập xâm lợc các nớc khác,
trở thành một đế quốc có lãnh thổ rộng lớn: phía Đông đến Tây Bắc ấn Độ,
Trung á; Tây đến Bắc Phi; Bắc đến Tây Ban Nha. ở những vùng bị chinh phục c
dân dần dần đi theo đạo Hồi, và dần dần hình thành những tập tục mang những
nét đặc trng riêng của đời sống sinh hoạt xã hội Hồi giáo nh : cùng ăn chay tháng
Ramandan, cùng kiêng kỵ, y phục riêng v. v Ngời A-Rập còn tạo ra một không
gian Hồi giáo với những thánh thất có vòm tròn nhọn độc đáo. Trên đờng chinh
phục các nớc, mọc lên hàng loạt các thành phố, các khu doanh trại làm chỗ dừng
chân cho các đội quân. Tại các thành phố đều có những thánh thất làm khu vực
trung tâm của cộng đồng Hồi giáo. Thánh thất Đa Mát đợc xây dựng năm 705 đã
trở thành khuôn mẫu chung cho thánh thất của đạo Hồi.
Dới triều đại Ômayat (661 -750), các vị Khalipha đã có nhiều công sức để
tập hợp các di sản văn hoá A-Rập một cách có hệ thống, trong đó quan trọng nhất
là chú giải Kinh Koran.
Kinh Koran đợc viết bằng tiếng A-Rập là sự tổng hợp nhiều tri thức khoa
học, mọi nguyên tắc pháp luật và đạo đức v. v do đó có ý nghĩa rất lớn trong
việc tìm hiểu lịch sử và văn minh A-Rập thời trung đại.
Đạo Hồi đặc biệt đề cao ý nghĩa linh thiêng và vĩnh cửu của Kinh Koran,
coi đó là cuốn kinh sách duy nhất đúng. Ngời theo đạo Hồi thờng lấy Kinh Koran
để thề nguyền trong những phiên toà, trong các cuộc tranh chấp, xung đột. Thậm
chí họ còn cho rằng : Nếu trong nhà có cuốn Kinh Koran thì ngôi nhà và cuộc
sống của họ đợc bảo vệ tránh đợc mọi tai hoạ và bất hạnh.

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 20 -



Khoá luận tốt nghiệp đại học

2.2. Giai đoạn từ giữa thế kỷ VIII đến giữa thế kỷ XI.
Giai đoạn này bắt đầu bằng sự kiện Abulơ Abát lật đổ triều Ômayat (750),
lập triều Abát. Trung tâm hành chính của đế quốc A-Rập đóng ở Bátđa, trên sông
Tigrơ.
Đây là thời kỳ đạo Hồi chuyển sang một giai đoạn mới : vai trò chính nằm
trong tay ngời Ba T. Ngời Ba T còn muốn phủ nhận vị trí độc quyền của ngời ARập trong giai đoạn đầu về việc bảo vệ văn hoá, ngôn ngữ Hồi giáo.
Trung tâm Hồi giáo nhích thêm một bớc nữa sang phơng Đông. Đặt thủ ở
đô Batđa, tức là đặt các trung tâm Hồi giáo vào nơi truyền thống văn hoá Ba T cổ
đại, nên từ đó Hồi giáo mang sắc diện mới. Bátđa trở thành khuôn mẫu cho
những thành phố, cung điện sẽ xây dựng sau này. Một loạt đô thị phơng Đông
mọc lên trên biển cả và nông thôn rộng lớn. ở vùng Địa Trung Hải mọc lên các
thành phố nổi tiếng nh Cairô, Tiaret, Cacđuê v. v làm thay đổi hẳn bộ mặt xứ
sở. Tiếp theo là những thành phố dọc theo hai sông lớn ở Lỡng Hà, những thành
phố ốc đảo trên đờng đi của các đoàn buôn ở Trung á, những thành phố công xởng ở Xu Đăng, những thành phố lớn ở bờ Địa Trung Hải hay vịnh Ba T, những
thành phố trung chuyển ở cửa ngõ các con đờng phía Bắc sa mạc Xahara.
Trung tâm Hồi giáo nằm ở ngã t đờng buôn bán thế giới, nơi gặp gỡ của
nhiều luồng văn minh khiến cho nó vừa mang tính chất cổ điển, vừa mang tính
chất hỗn hợp, vừa đóng vai trò trung tâm, vừa là môi giới giữa các nền văn minh
thế giới.
Ngôn ngữ A-Rập đóng vai trò quan trọng, trở thành công cụ giao tiếp phổ
biến, rất thông dụng, làm cho việc truyền bá đạo Hồi thêm thuận lợi.
2.3. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIII.
Đầu thế kỷ XI, ngời Tuốc vào đợc Ba T. Ngời Tuốc tiếp nhận đạo Hồi.
Năm 1055, ngời Tuốc đợc vị Khalipha ở Bátđa đến để đánh đuổi thế lực của dòng
họ Bui vẫn kiềm chế mình. Nhờ đó, vị Khalipha A-Rập thoát khỏi bàn tay thao
túng của dòng họ Bui, nhng cũng từ đó họ đánh mất luôn quyền thống trị thế giới
Hồi giáo vào tay các Xuntan ngời Tuốc.


Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 21 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Theo bớc chân chinh phục của ngời Tuốc, thế giới Hồi giáo bành trớng,
Tây đến áo, Đông sang tận Trung Quốc, Nam xuống ấn Độ rồi tràn vào
Inđônêsia, và Tây Nam xuống tận Châu Phi.
Từ 1096 đến 1270, ngời Tuốc phải đơng đầu với những cuộc tấn công của
quân Thập tự chinh Cơ đốc giáo để giành khu mộ Thánh Jêruzalem. Quân Thập
tự chinh thất bại, thế giới Hồi giáo đợc củng cố.
Vào thế kỷ XIII, thế giới Hồi giáo lại bị những đoàn kỵ binh Mông cổ tấn
công. Năm 1258, quân Mông cổ chiếm Bátđa. Từ 1380 đến 1400 Timua Lang từ
Trung á kéo quân tràn xuống ấn độ, sang tận Xiri. Thế giới Hồi giáo liên tiếp bị
đe dọa, tởng chừng bị tiêu diệt, nhng ngợc lại, ảnh hởng của đạo Hồi lại càng đợc
mở rộng. Trung á trở thành một trong những trung tâm quan trọng của đạo Hồi
suốt mấy thế kỷ. Sự xuất hiện của ngời Tuốc Ôttôman ở Tiểu á trong một thời
gian dài là chỗ dựa cho thế giới Hồi giáo. Thời Ôttôman là đỉnh cao của bản thân
thế giới Hồi giáo Tuốc, và là thời kỳ phát triển quan trọng của lịch sử đạo
Hồi{12,247}.
2.4. Đối với khu vực Đông Nam á.
Sự du nhập đạo Hồi vào khu vực Đông Nam á khá sớm: từ khoảng thế kỷ
X- XI, đạo Hồi đã truyền đến đảo Malắcca và Bắc Inđônêsia. Nơi tiếp nhận đạo
Hồi muộn nhất là vùng phía Đông Inđônêsia vào giữa thế kỷ XX.
Việc truyền bá đạo Hồi vào Đông Nam á chủ yếu bằng con đờng hoà
bình, thông qua các thơng nhân A-Rập. Điều này khác hẳn với đạo Hồi ở những
nơi đạo quân Hồi giáo bành trớng bằng những cuộc chiến tranh chinh phục.
Theo giáo s Lơng Ninh, vào những thế kỷ VIII XII, khi mà Hồi giáo bắt

đầu đợc truyền bá rộng rãi thì ở Đông Nam á dờng nh không còn mảnh đất
trống nào để nó bắt rễ và phát triển. Thế nhng, từ thế kỷ XIII, Đông Nam á đã
chuyển mình. Với sự giàu có về khoáng sản và hơng liệu, Đông Nam á đã thu
hút đợc sự chú ý của châu Âu. Mặt khác, giới cầm quyền vì nhiều lý do cũng sẵn
sàng mở cửa cho các thờng nhân đến buôn bán và truyền giáo. Các thơng cảng và
các trung tâm buôn bán đã đợc mở mang và phát triển dọc theo các bờ biển Đông
Nam á. Đó là một môi trờng hết sức thuận lợi cho những thơng nhân Hồi giáo
đến đây buôn bán và truyền đạo.

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 22 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Theo các tài liệu Trung Hoa, năm 1281, Malayu đã cử hai sứ thần theo đạo
Hồi tên là Xulâyman và Chamxudin sang triều cống nhà Nguyên. Cũng trong
thời gian này, Hồi giáo đã đợc truyền bá ở Xumatơra. Bia Ký năm 1296 có nói về
một Hồi vơng (Xuntan) ở Samuđra (Bắc Xumatơra) chứng tỏ Samuđra đã quy
theo Hồi giáo và các thơng nhân Hồi giáo đã làm chủ hải cảng này. Đến cuối thế
kỷ XIV đầu thế kỷ XV, hàng loạt tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở Đông Nam á
mà tiêu biểu là Malacca. Việc cải giáo sang đạo Hồi của Sumađra, Malacca, Bắc
Giava và các vùng khác ở quần đảo Mã Lai đã góp phần thúc đẩy việc buôn bán
quốc tế với phơng Tây và sự lớn mạnh của các Hồi quốc ở khu vực này. Dần dần
Hồi giáo đã đợc truyền bá vào Inđonêsia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan,
Cămpuchia, Nam Việt Nam và Mianma. Ngày nay, ở Đông Nam á, Hồi giáo có
khoảng trên 165 triệu tín đồ{9,270}.
Mỗi tôn giáo có một vai trò nhất định trong giai đoạn lịch sử của khu vực,
song không tôn giáo nào đã đến đây mà lại ra đi không để lại dấu ấn của mình.

Trên thực tế, khi ảnh hởng về chính trị, kinh tế của một tôn giáo không còn nữa
thì ảnh hởng về văn hoá xã hội của nó vẫn còn sâu đậm và giai dẳng. Đạo Hồi là
một tôn giáo nh thế.
Sự hình thành các cộng đồng Hồi giáo thờng gắn liền với những biến cố
lịch sử của một số quốc gia : sự suy vong của nhà nớc Chiêm Thành ở Việt Nam
(thế kỷ XV) và các quốc gia cổ ở Malacca(thế kỷ XVI), sự xuất hiện chủ nghĩa
thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp ở khu vực Đông Nam á. Trong
trờng hợp những ngời dân đang chống xâm lợc thì đạo Hồi đã có điều kiên ăn
sâu, bán dễ hơn nh ở : Inđônêsia, Malaixia v. v đạo Hồi đợc sử dụng nh một
ngọn cờ tập hợp nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ
nghĩa thực dân.
Nói đến đạo Hồi ở Việt Nam, hầu nh không thể không nói đến dân tộc
Chăm. Thực tế lịch sử đã tạo ra tình hình dân tộc Chăm vốn sinh tụ miền Trung,
nay chia thành ba bộ phận ở phân cách thành nhiều vùng khác nhau, với ba tôn
giáo khác nhau, không kể các tín ngỡng cổ truyền.
Tính riêng ngời Chăm theo đạo Hồi có khoảng 50. 000 ; nếu tính cả nhóm
Ixlam không phải là Chăm(nhóm Ixlam Malai, nhóm Ixlam gốc ấn Độ, nhóm
Ixlam ngời Kinh v. v ) thì tổng số ngời theo đạo Hồi ở Việt Nam hiện nay là

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 23 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

hơn 60.000 ngời, không kể đến ngời theo đạo Hồi nằm trong các cơ quan nớc
ngoài nh Inđônêsia, Malaixia, Libi v. v{8,169}.
Về đại thể, ngời Việt Nam theo đạo Hồi có hai khối khác nhau, tạm gọi là
khối Ixlam cũ và khối Ixlam chính thống, với nhiều sự khác biệt.

ở khối Ixlam cũ( còn gọi là Ixlam không chính thống), nhiều tập quán
tín ngỡng cũ xa còn đợc lu giữ, pha trộn nhiều yếu tố của đạo Bà La Môn, đặc
biệt là còn khá đậm nét tàn d chế độ mẫu hệ. ý thức Ixlam có nhiều pha tạp : tiên
tri Mohamet đợc đặt ngang hàng với các tiên nữ, nhiều ngời coi Thánh Ala với
tiên tri Mohamet là một, và là đấng thợng đế sinh ra dân tộc Chăm. Sinh hoạt tôn
giáo chỉ khép kín theo đơn vị nhà thờ, không có tổ chức giáo hội chung cả vùng
và cũng không có một mối quan hệ nào với đạo Hồi thế giới, không có một ngời
nào, kể cả chức sắc, biết chữ và tiếng A-Rập, thuộc Kinh Kôran v. v Do tàn d
của chế độ mẫu hệ, ngời của khối Ixlam cũ không coi thờng vai trò phụ nữ, mà
phụ nữ còn là ngời quyết định về vật chất trong các buổi lễ ; phụ nữ ở đây không
cấm cung, không phải trùm khăn che mặt khi ra đờng, ngợc lại, phụ nữ còn có
quyền đi hỏi chồng, chọn và cới chồng v. v
Khối Ixlam chính thống (dân gian quen gọi là Chăm Ixlam) là hậu duệ
của các nhóm Chăm rời bỏ xa bản địa cách đây 300 năm sang Cămpuchia, rồi
không gặp thuận lợi nên lại thiên di xuôi dòng Mê Công. Sinh hoạt tôn giáo của
ngời thuộc khối Ixlam chính thống khá chặt chẽ. Luật lệ, lễ nghi của đạo đợc
tuân thủ đầy đủ có mối liên hệ với thế giới Ixlam bên ngoài, qua việc đi hành hơng Thánh địa Mecca và gửi con em đi học ở A-Rập Xê-út.
Ngời Chăm Ixlam sinh hoạt tôn giáo theo lịch Ixlam, lấy tháng 9 của lịch
này (thờng rơi vào tháng 3 hoặc tháng 4 dơng lịch )để kiêng kỵ nghiêm ngặt.
Nên nhớ kỹ rằng cội nguồn du nhập và nuôi dỡng đạo Ixlam trong khối
ngời Chăm Ixlam này là từ bên ngoài. Tuy số lợng ngời gốc Mãlai sống trong
vùng Chăm Ixlam không đông lắm và cũng đã Chăm hoá đi khá nhiều, nhng ảnh
hởng nguồn gốc của họ không chỉ đợc giữ chặt mà còn lan toả khá sâu và rất
mạnh sang những ngời đồng đạo. Kinh Koran ở đây đợc đọc bằng tiếng A-Rập,
nhng lại đợc bình giảng bằng tiếng Mãlai ; các chức sắc, thầy dạy kinh sách,
phần lớn ngời gốc Mãlai. Các ấn phẩm cơ bản nhất và hiện đại nhất cũng đều đợc
đa từ Malaixia sang. Gần đây có một xu thế canh tân đạo Ixlam cũng là đi từ

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử


- 24 -


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Malaixia vào ; trào lu này vẫn đều đều đợc tiếp sức bằng tiền bạc, tài liệu, và
cả về đào tạo bồi dỡng. Tất nhiên, một đặc điểm lớn hơn, cần dành nhiều công
sức hơn cho những ai quan tâm đến đạo Ixlam ở Việt Nam, là vấn đề tôn giáo hoà
quyện với vấn đề dân tộc với không ít khía cạnh và màu sắc hết sức tế nhị cả
trong quá khứ lẫn trong hiện tại.
Đó là một vài nét nổi bật của quá trình truyền bá và phát triển của đạo Hồi
ở Đông Nam á.
Nh vậy, sự du nhập đạo Hồi với mức độ đậm nhạt khác nhau, ở các nớc
khác nhau, thậm chí các vùng trong một quốc gia tuỳ thuộc vào các nhà truyền
giáo và các hệ phái, vào điều kiện xã hội của từng nơi.
Quá trình truyền bá đạo Hồi đã mất không ít thời gian. Trong nhiều vùng,
sự phổ biến việc cỡng bức c dân theo đạo Hồi kéo dài hàng trăm năm. Nhng,
những hành động cỡng bức không hoàn toàn bảo đảm cho sự truyền bá tôn giáo
mới. Những biện pháp khuyến khích vật chất, kinh tế xã hội, sức ép tinh thần
và tâm lý, những sự tuyên truyền dai dẳng, sự suy tàn của các tín ngỡng địa phơng, sự trùng hợp quyền lợi của các giap cấp thống trị với quyền lợi của kẻ xâm
lợc v. v tất cả các nhân tố đó đều nằm trong sự liên hệ chồng chéo giúp cho sự
truyền bá đạo Hồi một cách rộng rãi.

Ngô Xuân Lu - 40A1 Sử

- 25 -


×