Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính nhằm bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.12 KB, 83 trang )

-1-

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
Phạm sơn hải

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định
tính nhằm bồi dỡng t duy lôgic cho học
sinh trong dạy học vật lý
ở trờng thpt
(Thụng qua dy hc chng Động lực học chất điểm Vật lý 10 Nâng
cao)

Chuyên ngành : Lý luận và phơng pháp dạy học vật lý
Mã số

: 60.14.10

LUN VN THC S GIO DC HC

Cán bộ hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn đình thớc

Vinh, 2010


-2MC LC
Trang
Mc lc..1
Danh mc cỏc t vit tt4
M


U...........................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................5
2. Mục tiờu nghiên cu......................................................................................6
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................6
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................6
6. Phơng pháp nghiên cứu................................................................................7
7. Kết quả đóng góp của đề tài...........................................................................7
8. Cấu trúc của luận văn.....................................................................................7
Chng 1. C S Lí LUN V THC TIN CA TI..................8
1.1. Bi dng t duy lụgic cho HS trong dy hc vt lý................................8
1.1.1. T duy. T duy lụgic. T duy vt lý..............8
1.1.2. Mt s kin thc v lụgic hc.................................................................9
1.1.2.1. Cỏc

quy

lut

c

bn

ca

lụgic

hc.......................................................9
1.1.2.2. Cỏc khỏi nim c bn ca lụgic hc...11
1.1.3. Bi dng t duy lụgic cho HS trong dy hc vt lý............................17

1.1.3.1. Ni

dung

bi

dng

t

duy

lụgic........................................................18
1.1.3.2. Mt s bin phỏp trong vic bi dng t duy t duy lụgic cho HS.20
1.2. Bi tp nh tớnh v vt lý.......................................................................24
1.2.1. Khỏi nim v bi tp nh tớnh..............................................................24
1.2.2. V trớ, vai trũ ca BTT trong dy hc vt lý trng ph thụng...25
1.2.3. Cỏc loi bi tp nh tớnh......................................................................27
1.2.4. Cỏc bc gii BTT ............................................................................29


-31.2.5. Một số phương pháp giải BTĐT ..........................................................31
1.3. BTĐT là phương tiện bồi dưỡng tư duy lôgic cho HS trong dạy học vật
lý......................................................................................................................32
1.3.1. Giải BTĐT nhằm bồi dưỡng ngôn ngữ cho HS....................................32
1.3.2. Giải BTĐT nhằm

rèn luyện các thao tác tư duy cho

HS......................32

1.3.3. Giải BTĐT nhằm bồi dưỡng năng lực lập luận lôgic cho HS………...33
1.3.4. Giải BTĐT giúp HS hiểu sâu bản chất vật lý........................................34
1.4. Thực trạng sử dụng BTĐT trong dạy học vật lý ở một số trường THPT ở
địa bàn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa.........................................................34
Kết luận chương 1...................................................................................35
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỊNH
TÍNH DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT
LÝ 10 NÂNG CAO........................................................................................37
2.1. Mục tiêu, nội dung dạy học chương “ Động lực học chất điểm”............37
2.1.1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ....................................................................37
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc lôgic nội dung chương “Động lực học chất điểm”............39
2.2. Xây dựng hệ thống BTĐT chương “Động lực học chất điểm”..................41
2.3. Thiết kế phương án dạy học sử dụng BTĐT nhằm bồi tư duy lôgic cho
HS trong dạy học chương “ Động lực học chất điểm”....................................41
2.3.1. Sử dụng BTĐT trong tiết học xây dựng kiến thức mới.........................41
2.3.2. Sử dụng BTĐT trong tiết thực hành giải BTVL...................................50
2.3.3. Sử dụng BTĐT trong hoạt động tự lực giải bài tập ở nhà.....................58
2.3.4. Sử dụng BTĐT trong tiết học ôn tập tổng kết chương..........................60
2.3.5. Sử dụng BTĐT trong hoạt động ngoại khoá.........................................66
2.3.6. Sử dụng BTĐT trong kiểm tra đánh giá................................................69
Kết luận chương 2..................................................................................70
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................71
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm........................................................71


-43.2. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm.......................................................71
3.3. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm........................................................71
3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm...............................................................71
3.5. Tiến hành thực nghiệm.............................................................................71
3.5.1. Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.........................................71

3.5.2. Chuẩn bị cho việc thực nghiệm.............................................................72
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm...................................................72
3.6.1. Đánh giá định tính.................................................................................72
3.6.2. Đánh giá định lượng..............................................................................73
Kết luận chương 3.................................................................................78
KẾT LUẬN....................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM
KHẢO.............................................................................81
PHỤ LỤC


-5-

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BTĐT

Bài tập định tính

BTVL

Bài tập vật lý

BT

Bài tập


GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THPT

Trung học phổ thông

ĐC

Đối chứng

TN

Thực nghiệm


-6-

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển
theo hướng hiện đại. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào
tạo nước ta phải đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ. Các nhiệm vụ chính để
phát triển giáo dục đến năm 2020 là: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,

đạo đức, lối sống cho học sinh (HS) sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp
lý.
Đối với dạy học môn vật lý ở trường phổ thông, mục tiêu đó cụ thể hóa
qua bốn nhiệm vụ: giáo dục, giáo dưỡng, phát triển và giáo dục kĩ thuật tổng
hợp. Trong đó phát triển tư duy là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát
triển toàn diện của HS là động lực giúp ta thực hiện bốn nhiệm vụ trên. Trong
dạy học việc bồi dưỡng tư duy lôgic là bộ phận quan trọng của phát triển tư
duy. Như vậy việc bồi dưỡng tư duy lôgic cho HS là hết sức cần thiết.
Trong dạy học vật lý bài tập vật lý (BTVL) là phương tiện có thể được sử
dụng ở mọi giai đoạn của quá trình dạy học. Thực tế dạy học cho thấy đa số
giáo viên (GV) chỉ chú trọng đến việc ra bài tập để rèn luyện kĩ năng áp dụng
công thức, tính toán trong khi giải bài tập để tìm ra đáp số của từng bài, ít chú
trọng dến việc HS nắm được bản chất của BTVL. Có nhiều GV không thấy rõ
chức năng: giải BTVL là phương pháp dạy học giúp cho HS khắc sâu bản
chất vật lý, rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn. Trong kiểm tra
đánh giá, thi cử hiện nay hình thức chủ yếu là giải các bài tập trắc nghiệm
khách quan, dẫn đến tình trạng hạn chế năng lực lập luận lôgic, ngôn ngữ nói,
viết của HS. Việc giải bài tập định tính (BTĐT) sẽ giúp HS hiểu sâu bản chất
vật lý, bồi dưỡng ngôn ngữ, bồi dưỡng tư duy lôgic cho HS.


-7Với những lý do nói trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Xây dựng
và sử dụng hệ thống bài tập định tính nhằm bồi dưỡng tư duy lôgic cho
học sinh trong dạy học vật lý ở trường THPT (Thông qua dạy học
chương “Động lực học chất điểm” Vật lý 10 Nâng cao)”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được hệ thống BTĐT chương “Động lực học chất điểm” Vật lý 10
Nâng cao làm phương tiện bồi dưỡng tư duy lôgic cho HS.
- Thiết kế các phương án dạy học với hệ thống BTĐT chương “Động lực học
chất điểm” Vật lý 10 Nâng cao, nhằm bồi dưỡng tư duy lôgic cho HS.

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tư duy lôgic, tư duy vật lý.
- BTĐT trong dạy học vật lý.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- BTĐT sử dụng dạy học chương “Động học chất điểm” Vật lý 10 Nâng cao.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng một hệ thống BTĐT và sử dụng trong dạy học đáp ứng
mục tiêu của dạy học của chương “Động lực học chất điểm” Vật lý 10 Nâng
cao thì sẽ góp phần bồi dưỡng tư duy lôgic cho HS, nâng cao hiệu quả dạy
học ở trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở của việc bồi dưỡng tư duy lôgic trong dạy học.
5.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận về BTĐT trong dạy học vật lý, mối quan hệ
giữa hoạt động giải BTĐT và việc thực hành các thao tác tư duy, các hành
động suy luận lôgic.
5.3 Tìm hiểu thực trạng dạy BTĐT và việc bồi dưỡng tư duy lôgic cho HS
trong dạy học vật lý ở các trường THPT tại huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa.
5.4. Nghiên cứu chương trình, SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng Vật lý 10 Nâng
cao.


-85.5. Nghiờn cu mc tiờu, cu trỳc, ni dung chng ng hc cht im
Vt lý 10 Nõng cao.
5.6. Xõy dng c h thng BTT chng ng lc hc cht im Vt lý
10 Nõng cao nhm bi dng t duy lụgic cho HS.
5.7. Thit k cỏc phng ỏn dy hc vi h thng BTT chng ng lc

hc cht im Vt lý 10 Nõng cao nhm bi dng t duy lụgic cho HS.
5.8. Thc nghim s phm, ỏnh giỏ kt qu nghiờn cu.
6. Phng phỏp nghiờn cu
6.1. Phng phỏp nghiờn cu lý lun:
c cỏc ti liu liờn quan t sỏch, bỏo, mng internet gii quyt cỏc
vn t ra trong lun vn.
6.2. Phng phỏp nghiờn thc tin:
iu tra kho sỏt dy hc BTT chng ng lc hc cht im Vt
lý 10 Nõng cao trng THPT, tin hnh thc nghim s phm, thm dũ ý
kin t GV, HS ỏnh giỏ lý lun ó nờu.
6.3. Phng phỏp thng kờ toỏn hc:
S dng phng phỏp thng kờ toỏn hc x lý cỏc kt qu thc nghim s
phm.
7. Kt qu úng gúp ca ti
- xut lý lun v dy hc BTT vi chc nng l phng tin bi dng t
duy lụgic cho HS.
- Xây dựng h thng bài tập định tính chng Động lực học chất điểm Vật
lý 10 Nâng cao.
- Thit k cỏc phng ỏn s dng h thng bài tập định tính chng Động
lực học chất điểm Vật lý 10 Nâng cao nhằm bồi dỡng t duy lôgic cho HS
trong quá trình dạy học.
8. Cu trỳc ca lun vn
- M u
- Ni dung gm 3 chng:
Chơng 1. C s lý lun v thc tin ca ti


-9Chơng 2. Xây dựng và sử dụng h thng bài tập định tính dạy học chng
Động lực học chất điểm Vật lý 10 Nâng cao
Chng 3. Thc nghim s phm

- Kt lun
- Ph lc
Chng 1. C S Lí LUN V THC TIN CA TI
1.1. Bi dng t duy lụgic cho HS trong dy hc vt lý
1.1.1. T duy. T duy lụgic. T duy vt lý
- T duy
T duy l quỏ trỡnh nhn thc khỏi quỏt v giỏn tip nhng s vt v
hin tng, nhng thuc tớnh bn cht ca chỳng, nhng liờn h cú tớnh cht
quy lut ca s vt hin tng trong hin thc khỏch quan, ph bin gia
chỳng, ng thi cng l cng l s vn dng sỏng to nhng kt lun khỏi
quỏt ó thu c vo nhng du hiu c th, d oỏn c nhng thuc tớnh,
hin tng, quan h mi [14, 113].
Mt s c im ca t duy:
+ T duy cú vn .
+ Cú quan h mt thit vi nhn thc cm tớnh.
+

T duy cú tớnh tru tng v khỏi quỏt.

+

T duy cú tớnh giỏn tip.

+ T duy cú quan h mt thit vi ngụn ng. T duy úng vai trũ quan trng
trong vic cng c v phỏt trin ngụn ng. Ngụn ng l phng tin giỳp cho
vic rốn luyn, phỏt trin t duy rừ rng, mch lc, chớnh xỏc, y .
- T duy lụgic
T duy lụgic l giai on nhn thc lý tớnh, s dng cỏc hỡnh thc c bn
nh: khỏi nim, phỏn oỏn, suy lun, cỏc quy lut,ca lụgic hc.
- T duy vt lý

T duy vt lý l s quan sỏt cỏc hin tng vt lý, phõn tớch mt hin
tng phc tp thnh nhng b phn n gin v xỏc lp gia chỳng mi


- 10 quan hệ và những sự phụ thuộc xác định, tìm ra mối quan hệ giữa mặt định
tính và mặt định lượng của các hiện tượng và các đại lượng vật lý, dự đoán
các hệ quả mới từ các lý thuyết và áp dụng những kiến thức khái quát vào
thực tiễn [14, 117].
1.1.2. Một số kiến thức về lôgic học
1.1.2.1. Các quy luật cơ bản của lôgic học
Ở đây ta chỉ nói đến lôgic học hình thức. Tư duy chỉ đạt đến chân lý
khách quan khi nó tuân theo các quy luật cơ bản sau [12] :
• Quy luật đồng nhất
“Trong giới hạn của một quá trình tư duy, mỗi tư tưởng phải đồng nhất
với chính nó”.
Có thể biểu đạt bởi quy luật đồng nhất : “ A là A” hay “ A ≡ A”
Biểu hiện của quy luật đồng nhất:
- Mỗi sự vật hiện tượng cần được phân biệt với sự vật hiện tượng khác. Vật
nào phải là vật ấy. Trong dạy học vật lý quy luật đồng nhất đảm bảo cho tư
duy xác định, duy nhất dẫn đến chân lý.
- Quy luật đảm bảo cho tư duy có tính xác định. Chừng nào sự vật hiện tượng
vẫn là nó chưa bị biến đổi thành cái khác thì nội hàm của khái niệm về sự vật
đó phải được dữ nguyên, phải được đồng nhất.
Việc nhận thức đầy đủ và vận dụng đúng đắn các quy luật đồng nhất tạo
điều kiện đầu tiên và cơ bản quyết định việc hình thành tính nhất quán rõ
ràng, chính xác, mạch lạc và khúc triết trong quá trình lập luận trong tư duy.


Quy luật cấm mâu thuẫn
“Trong lập luận về một đối tượng nào đó trong không gian,thời gian và


mối quan hệ xác định, không thể có hai phán đoán trái ngược nhau (một
khẳng định, một phủ định)về cùng một thuộc tính hay quan hệ của đối tượng
mà cả hai chân thực đồng thời. Ít nhất phải có một phán đoán là giả dối”.


- 11 Có thể biểu đạt bởi quy luật cấm mâu thuẫn: A ∧ A “ không thể vừa là A,
vừa không là A”.
Việc nắm vững và vận dụng đúng đắn quy luật cấm mâu thuẫn giúp cho
con người tránh được những mâu thuẫn lôgic trong quá trình suy nghĩ nhằm
hình thành tính hệ thống, rõ ràng, chính xác trong lập luận.
• Quy luật bài trung
“Trong cùng thời gian, không gian và mối quan hệ xác định, hai phán
đoán mâu thuẫn với nhau( phủ định lẫn nhau) không thể cùng giả dối, một
trong hai phán đoán đó phải chân thực”.
Có thể biểu đạt bởi quy luật bài trung: A ∨ A
Việc nắm vững và vận dụng đúng đắn quy luật bài trung cho phép ta biết chắc
chắn trong hai phán đoán mâu thuẫn phải có một cái chân thực.
• Quy luật lý do đầy đủ
“ Mỗi tư tưởng được thừa nhận là chân thực khi có lý do đầy đủ chân
thực”
Yêu cầu của quy luật:
- Các tiền đề sử dụng khi xây dựng tư tưởng phải có giá trị chắc chắn chân
thực.
- Các tiền đề phải đầy đủ và có mối quan hệ bản chất với nhau, phải nằm
trong thể thống nhất không loại trừ nhau, không mâu thuẫn nhau.
Việc nắm vững và vận dụng đúng đắn quy luật này giúp con người có
luôn có ý thức về tính chân thực và suy luận phải hợp lý, hợp lôgic thuyết
phục được người khác.
Các quy luật trên có mối quan hệ biện chứng với nhau. Quy luật đồng

nhất phản ánh tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng trong một giới
hạn nhất định của sự vận động phát triển. Từ quy luật này làm nảy sinh quy
luật mâu thuẫn và quy luật bài trung. Sự vật phải là chính nó( quy luật đồng
nhất), chứ không thể vừa là chính nó vừa không phải là chính nó(quy luật bài


- 12 trung và quy luật cấm mâu thuẫn). Ngược lại thỏa mãn quy luật bài trung, quy
luật cấm mâu thuẫn là điều kiện đảm bảo quy luật đồng nhất. Quy luật lý do
đầy đủ là sự vận dụng tổng hợp ba quy luật đã nêu. Tư duy lôgic tuân theo
bốn quy luật trên là điều kiện tiên quyết để nhận thức đạt đến chân lý, tránh
được sai lầm, nhất là khi chưa có điều kiện kiểm tra kết quả tư duy bằng thực
tiễn.
1.1.2.2. Các khái niệm cơ bản của lôgic học
• Khái niệm
Khái niệm là một hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu
cơ bản khác biệt của sự vật đơn nhất hay lớp các hiện tượng sự vật nhất định.
Khái niệm phản ánh bản chất của sự vật hiện tượng hay lớp các sự vật hiện
tượng thông qua những dấu hiệu cơ bản khác biệt [12, 20].
Đặc điểm của khái niệm:
- Tính bản chất và tính khái quát.
- Tính biến đổi (mềm dẻo).
- Khái niệm và từ có quan hệ mật thiết thống nhất với nhau. Từ là cơ sở vật
chất, là hình thức biểu hiện của khái niệm. Trong một số khái niệm nghĩa của
từ phản ánh phản ánh phần nào nội hàm của khái niệm. Do đó trong dạy học
vật lý GV cần phân tích nghĩa của từ để HS có ý niệm nhất định nào đó về
khái niệm.
Ví dụ: Khái niệm “gia tốc”; “gia” là tăng, thay đổi , “ tốc” là tốc độ; gia
tốc là sự thay đổi của vận tốc.
- Cấu trúc lôgic học của khái niệm bao gồm nội hàm và ngoại diên của nó.
Nội hàm là tập hợp các dấu hiệu riêng biệt cơ bản của đối tượng hay lớp

đối tượng được phản ánh trong khái niệm.
Ngoại diên là đối tượng hay tập hợp các đối tượng được phản ánh trong
khái niệm.
Nội hàm cho phép xác định khái niệm về mặt nội dung. Ngoại diên chỉ ra
đối tượng (hoặc lớp đối tượng) được phản ánh trong khái niệm.


- 13 Ví dụ: khái niệm lực.
Nội hàm gồm các dấu hiệu:
I. Có tác dụng giữa vật này và vật khác
II. Có gây gia tốc hoặc làm biến dạng
III. Độ lớn F= ma
Ngoại diên là tất cả các lực: lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát, lực
điện từ.
Khái niệm có nội hàm càng nhiều dấu hiệu thì khái niệm đó có ngoại
diên càng hẹp và ngược lại.
- Các loại khái niệm. Gồm khái niệm định tính và khái niệm định lượng.
Khái niệm định tính là khái niệm mà nội hàm chỉ chứa các dấu hiệu mang
tính định tính, không phụ thuộc vào một quá trình đo nào.
Trong vật lý, dựa vào nội hàm của chúng, lại phân thành: Khái nệm về
hiện tượng vật lý, khái niệm về sự vật vật lý, khái niệm về trường vật lý.
Vấn đề quan trọng nhất của xây dựng khái niệm là định nghĩa khái niệm.
Định nghĩa khái niệm là thao tác lôgic để tác các sự vật cần định nghĩa từ
những sự vật tiếp cận với chúng sao cho trong phạm vi của khái niệm vạch ra
được nội dung và bản chất của khái niệm đến mức tối đa. Việc định nghĩa
khái niện là đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: Phân biệt sự vật cần định nghĩa
với các sự vật khác tiếp cận với nó; vạch ra những dấu hiệu bản chất của sự
vật cần định nghĩa.
• Phán đoán
Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy nhờ liên kiết giữa các khái

niệm để có thể khẳng định hay phủ định sự tồn tại của đối tượng, sự có hay
không của một thuộc tính nào đó thuộc về đối tượng, hay nhận định về mối
quan hệ giữa các đối tượng [12, 33].
Ví dụ: Âm thanh không truyền được trong chân không.
Đây là sự liên kết 3 khái niệm: âm thanh, sự truyền âm, chân không, phán
đoán phủ định sự tồn tại của đối tượng.


- 14 Đặc điểm của phán đoán:
- Các đặc trưng cơ bản của phán đoán gồm: chất lượng và giá trị
Chất của phán đoán là sự khẳng định hay phủ định một thuộc tính hay
quan hệ nào đó thuộc về đối tượng. Ví dụ: Mọi kim loại đều dẫn điện. Phán
đoán này khẳng định sự công nhận tính “ dẫn điện” của mọi kim loại.
Lượng của phán đoán là phạm vi ngoại diên của khái niệm, đóng vai trò
chủ từ trong câu biểu thị phán đoán. Lượng phán đoán có hai loại: lượng toàn
phần (ký hiệu ∀ ) và lượng bộ phận ( kí hiệu ∃ ).Ví dụ: “ Mọi kim loại đều dẫn
điện”.Đây là phán đoán khẳng định toàn thể; chất khẳng định và lượng từ là
toàn thể “mọi”.
Giá trị của phán đoán: là tính chân thực hay giả dối của phán đoán. Phán
đoán chân thực nếu phán đoán phù hợp với hiện thực khách quan (kí hiệu
bằng số 1). Phán đoán giả dối là phán đoán phản ánh sai lệch, mâu thuẫn,
không phù hợp với hiện thực khách quan (kí hiệu bằng số 0).
- Một phán đoán đầy đủ bao gồm 3 phần: Chủ ngữ, vị ngữ, liên từ lôgic
Chủ ngữ kí hiệu là S là từ hay cụm từ biểu thị khái niệm mà ta bàn về
nó.Vị ngữ kí hiệu là P là từ hay cụm từ biểu thi dấu hiệu hay quan hệ của đối
tượng. Liên từ lôgic dùng để liên kết chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ : Mọi vật đều có quán tính
S

LTLG


P

- Có hai hình thức phán đoán đó là: phán đoán đơn và phán đoán phức. Phán
đoán đơn là phán đoán được tạo thành từ một chủ ngữ và một vị ngữ. Phán
đoán phức là phán đoán được tạo trên cơ sở liên kết từ hai hay nhiều phán
đoán đơn.
Ta cần chú ý đến tính chu diên củ thật ngữ trong phán đoán đơn . Tính
chu diên của khái niệm hay thuật ngữ trong phán đoán phản ánh phạm vi đối
tượng thuộc ngoại diên của các khái niệm trong sự liên hệ với nhau. Một thuật
ngữ được gọi là chu diên khi toàn bộ các đối tượng thuộc ngoại diên của thuật
ngữ đó có liên hệ với thuật ngữ còn lại trong phán đoán. Một thuật ngữ gọi là


- 15 không chu diên nếu chỉ có một phần đối tượng thuộc ngoại diên của thuật
ngữ đó có liên hệ với thuật ngữ còn lại trong phán đoán.
• Suy luận
Suy luận là hình thức tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay
nhiều phán đoán đã biết theo một quy tắc lôgic nhất định [12, 45].
Đặc điểm của suy luận:
- Suy luận là hình thức tư duy trừu tượng và khái quát cao hơn khái niệm và
phán đoán.
- Bất kì một suy luận nào cũng gồm có ba thành phần: Tiền đề, lập luận, kết
luận.
Tiền đề là một hay nhiều phán đoán mà về nguyên tắc đã biết chính xác
giá trị của nó là chân thực. Tiền đề phải chân thực là điều kiện cần để suy luận
đúng.
Lập luận là cách thức lôgic rút ra kết luận từ tiền đề. Việc rút ra kết luận
từ tiền đề phải tuân theo quy tắc lôgic nhất định nào đó. Nếu vi phạm quy tắc
tức lập luận không lôgic. Lập luận hợp lôgic là điều kiện đủ để suy luận đúng.

Kết luận là phán đoán mới thu được từ tiền đề thông qua lập luận lôgic.
Ví dụ: Tiền đề 1: Tất cả kim loại đề dẫn điện
Tiền đề 2: Đồng là kim loại.
Kết luận: Do đó đồng có tính dẫn điện
Trong Vật lý, các kết luận rút ra từ suy luận chỉ trở thành chân lý khi
được thực nghiệm chứng minh.
Căn cứ vào cách thức suy luận đi từ tri thức chung đến tri thức riêng hay
ngược lại ta chia suy luận thành hai dạng cơ bản: suy luận diễn dịch va suy
luận quy nạp.
 Suy luận diễn dịch
Suy luận diễn dịch là suy luận đi từ cái chung đến cái riêng, cái đơn nhất.


- 16 Trong vật lý cái chung là những định luật, lý thuyết, tiêu đề, quy tắc đã
thu được bằng suy luận quy nạp; cái riêng là những hiện tượng cụ thể, sự vật
cụ thể trong đời sống và sản xuất có thể trực tiếp quan sát, đo đạc được.
Trong dạy học vật lý, suy luận diễn dịch được sử dụng khi cần phải vận
dụng kiến thức lý thuyết để giải bài tập, giải thích hiện tượng.
Trong dạy học vật lý sử dụng suy luận diễn dịch trực tiếp và suy luận
diễn dịch gián tiếp.
- Suy luận diễn dịch trực tiếp là suy diễn mà kết luận được rút ra từ một tiền
đề.
Suy luận diễn dịch gián tiếp là suy diễn mà kết luận được rút ra từ hai
hay nhiều phán đoán đơn. Có một số hình thức suy luận diễn dịch gián tiếp
thường sử dụng trong dạy học vật lý: Tam đoạn luận, tam đoan luận rút gọn,
suy luận có điều kiện thuần túy.
+ Tam đoạn luận là suy luận diễn dịch gián tiết trong đó kết luận được rút ra
từ hai tiền đề. Hai tiền đề và kết luận đều là các phán đoán nhất quyết đơn.
Ví dụ: Mọi vật chịu tác dụng của lực đều thu gia tốc hoặc bị biến dạng (1)
Vật này chịu tác dụng của lực (2)

Do đó, nó thu gia tốc hoặc bị biến dạng (3)
(1), (2) là các tiên đề, (3) là kết luận.
Thuật ngữ là chủ ngữ của kết luận là thuật ngữ nhỏ, kí hiệu S
Thuật ngữ là vị ngữ của kết luận là thuật ngữ lớn, kí hiệu là P.
Thuật ngữ lớn thuật ngữ nhỏ gọi là các thuật ngữ biên
Thuật ngữ có trong hai tiền đề (mà không có trong kết luận) gọi là thuật
ngữ giữa, kí hiệu là M.
Kết luận đúng nếu suy luận đúng và tiền đề chân thực. Suy luận đúng về
hình thức là suy luận không vi phạm 7 quy tắc của tam đoạn luận:
Quy tắc 1: Trong mỗi tam đoạn luận chỉ có 3 thuật ngữ ( S, P, M).
Quy tắc 2: Thuật ngữ giữ phải chu diên ít nhất ở một tiền đề.


- 17 Quy tắc 3: Thuật ngữ không chu diên trong một tiền đề biểu thị một một
bộ phận thì trong kết luận chúng cũng chỉ biểu diễn một bộ phận.
Quy tắc 4: Từ hai tiền đề phủ định không thể rút ra kết luận
Quy tắc 5: Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận
phải là phán đoán phủ định.
Quy tắc 6: Ít nhất một trong hai tiền đề phải là phán đoán chung.
Quy tắc 7: Nếu có một tiền đề là phán đoán riêng thì kết luận là một phán
đoán riêng.
+ Tam đoạn luận rút gọn là tam đoạn luận bỏ qua một phán đoán. Thường bỏ
qua tiền đề lớn, cũng có thể bỏ qua tiền đề nhỏ hoặc kết luận. Hay dùng trong
việc áp dụng các định luật , nguyên lý của vật lý.
Ví dụ: Vật này chịu tác dụng của lực nên nó thu gia tốc hoặc bị biến dạng
Tiền đề nhỏ

Kết luận

Ở đây bỏ qua tiền đề lớn: “Mọi vật chịu tác dụng của lực đều thu gia tốc

hoặc bị biến dạng”
+ Suy luận có điều kiện thuần túy là suy luận diễn dịch gián tiếp, trong đó hai
tiền đề và kết luận là các phán đoán có điều kiện.
Mỗi hình thức suy luận gián tiếp lại có các quy tắc chung, các loại hình
và phương thức tương ứng.
 Suy luận quy nạp
Suy luận quy nạp là suy luận trong đó rút ra từ những kết luận mang tính
khái quát chung từ những tri thức đơn lẻ, hay ít khái quát hơn. Cơ sở khách
quan của phép quy nạp là sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái
riêng.
Sơ đồ chung của phép quy nạp:
S1 có tính chất P
S2 có tính chất P
S3 có tính chất P



- 18 Sn có tính chất P
Do đó S có tính chất P
Ví dụ: Từ phát hiện một số lực: lực ma sát, lực đàn hồi,…gây ra gia tốc
cho vật hoặc làm cho vật biến dạng, con người đi điến kết luận “ Tất cả các
lực đều gây gia tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng”.
Phép quy nạp muốn thu được kết quả đáng tin cậy cần phải tuân thủ các
điều kiện sau:
+ Kết luận của suy luận quy nạp phải được khái quát hóa từ các dấu hiệu bản
chất của một số sự vật hoặc hiện tượng.
+ Chỉ được áp dụng phép quy nạp cho mội số lớp đối tượng nào đó.
+ Quy nạp về nguyên tắc cho tri thức mang tính xác xuất do đó số đối tượng
xem xét phải đủ lớn và nhất thiết phải được kiểm nghiệm trong thực tế.
Căn cứ vào phạm vi đối tượng nghiên cứu, suy luận quy nạp được chia

thành hai loại: Quy nạp hoàn toàn và quy nạp không hoàn toàn.
Quy nạp hoàn toàn là là suy luận trong đó kết luận chung về lớp đối tượng
nào đó được rút ra trên cơ sở nghiên cứu tất cả lớp đối tượng của lớp đó.
Quy nạp không hoàn toàn là suy luận mà kết luận khái quát chung về lớp
đối tượng nhất định được rút ra trên cơ sở nghiên cứu không đầy đủ các đối
tượng của lớp ấy. Thực chất tiến hành cho một số đối tượng nhưng lại rút ra
kết luận cho toàn bộ các đối tượng của lớp.
Trong loại quy nạp này ta chú ý đến quy nạp khoa học là phép quy nạp
không hoàn toàn trong đó kết luận cho một lớp đối tượng đượng rút ra trên cơ
sở các đấu hiệu bản chất tất yếu hay mối lên hệ tất yếu của các đối tượng
trong lớp đó.
Trong dạy học vật lý các kiến thức vật lý hình thành cho HS phải đảm bảo
tính lôgic chặt chẽ. Đối với HS THPT có thể sử dụng đồng thời suy luận diễn
dịch và suy luận quy nạp khi xây dựng các kiến thức mới. Việc lập luận chặt
chẽ, huy động HS tham gia vào quá trình xây dựng và vận dụng tri thức mới
là điều kiện tốt để bồi dưỡng tư duy lôgic cho HS.


- 19 1.1.3. Bồi dưỡng tư duy lôgic cho HS trong dạy học vật lý
Học tập vật lý nhằm nhận thức được những đặc tính của sự vật hiện
tượng, những mối quan hệ khách quan có tính quy luật giữa chúng và vận
dụng những tri thức khái quát đã thu được vào hoạt động thực tiễn nhằm cải
tạo thế giới tự nhiên. Hình thành và phát triển tư duy vật lý cho HS được
thông qua hoạt động học tập. Như vậy học tập vật lý hướng tới tìm ra chân lý
khách quan và biết cách tìm ra chân lý khách quan. Tức là, trong hoạt động tư
duy HS phải tuân theo các quy luật của lôgic. Vì vậy, việc bồi dưỡng tư duy
lôgic cho HS là rất cần thiết. Bản thân HS chưa đủ điều kiện nghiên cứu
tường minh các quy tắc, quy luật của lôgic học mà chỉ đúc kết kinh nghiệm
thông qua hoạt động học tập với sự tổ chức của GV
Đối với HS ở THPT, lôgic học không được đưa vào chương trình dạy

học như một môn chính khóa. Do đó GV phải bồi dưỡng tư duy lôgic cho HS
bằng cách thông qua những nhiệm vụ cụ thể đế HS tích lũy dần kinh nghiệm
đến một lúc nào đó HS sẽ đúc kết cho mình những quy tắc đơn giản là sự phải
ánh những mối liên hệ, quan hệ khách quan của các sự vật hiện tượng quanh
ta đúc kết thành tền đề cho tư duy lôgic.
1.1.3.1. Nội dung bồi dưỡng tư duy lôgic
• Rèn luyện thao tác tư duy và kĩ năng suy luận lôgic
Đối với bộ môn vật lý để có thể hình thành được các khái niệm, định
luật, định lý, các thuyết vật lý đòi hỏi thực hiện các thao tác tư duy, các kĩ
năng suy luận lôgic. Vì vậy cần rèn luyện thao tác tư duy và kĩ năng suy luận
lôgic cho HS.
Việc hình thành các khái niệm và thiết lập các mối quan hệ giữa chúng
được giải quyết trong quá trình thực hiện các thao tác trí tuệ phân tích, tổng
hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hoá, suy luận quy nạp, suy
luận diễn dịch, suy luận tương tự.
Các thao tác tư duy bao gồm :
- Phân tích là dùng trí óc để tách đối tượng tư duy thành những bộ phận,
những thuộc tính, những mối quan hệ để nhận thức đối tượng sâu sắc hơn.


- 20 - Tổng hợp là dùng trí óc đưa những thành phần đã được tách rời nhờ phân
tích thành một chỉnh thể.
- So sánh là dùng trí óc để xác định sự giống nhau, khác nhau giữa các sự vật
hiện tượng.
- Trừu tượng hóa là thao tác trí tuệ trong đó chủ thể dùng trí óc gạt bỏ những
thuộc tính, những bộ phận, những quan hệ… không cần thiết về phương diện
nào đó mà chỉ dữ lại các yếu tố cần thiết để tư duy.
- Khái quát hóa là thao tác trí tuệ trong đó chủ thể tư duy để bao quát nhiều
đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại…trên cơ sở chúng có một số
thuộc tính chung bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật.

- Suy luận diễn dịch là suy luận đi từ cái chung đến cái riêng, cái đơn nhất.
- Suy luận quy nạp là suy luận trong đó rút ra từ những kết luận mang tính
khái quát chung từ những tri thức đơn lẻ, hay ít khái quát hơn.
Trong các thao tác tư duy trên thì sự trừu tượng hoá, khái quát hóa, cụ thể
hoá giữ vai trò chủ yếu. Sự trừu tượng hóa diễn ra trên cơ sở phân tích, so
sánh. Kết quả của quả trình này sẽ là dữ liệu tiếp theo cho quá trình khái quát
hóa để hình thành khái niệm. Sau khi hình thành khái niệm nhờ sự cụ thể hoá
mà HS phát hiện ra những biểu hiện trong thực tế của các trừu tượng khoa
học.
Trong quá trình hình thành khái niệm, xây dựng định luật, lý thuyết, ứng
dụng kiến thức, những suy luận lôgic như quy nạp và suy luận diễn dịch được
sử dụng, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Trong bước đầu học tập vật lý
HS đi từ những kiến thức cảm tính, cụ thể của sự kiện, bằng phép quy nạp đi
đến nhận thức những quy luật của tự nhiên, nghĩa là đi từ cụ thể đến trừu
tượng, giai đoạn này sử dụng suy luận quy nạp. Để ứng dụng những quy luật,
những lý thuyết khái quát đã học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn
thì phải áp dụng phép suy luận diễn dịch. Phép suy luận diễn dịch cho phép
chuyển từ chuyển từ trừu tượng đến cụ thể làm cho các khái niệm, các quy
luật có ý nghĩa thực tiễn.


- 21 • Rèn luyện ngôn ngữ vật lý cho HS
Như ta đã biết, ngôn ngữ là là hình thức biểu đạt củ tư duy. Mỗi một loại
khái niệm được bằng một từ hay một cụm từ, mỗi một phán đoán được biểu
diễn bằng một câu hay mệnh đề, mỗi suy luận lại gồm nhiều phán đoán liên
tiếp [14, 127]. Đối với bộ môn vật lý có một số khái niệm rất gần gũi với đời
sống như (như khái niệm công, lực, khối lượng…) dẫn đến việc HS có thể
hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ ý nghĩa vật lý của các khái niệm, đại lượng
này với ý nghĩa của chúng trong đời sống. Mặt khác mỗi đại lượng vật lý
thường được quy ước bằng một kí hiệu, thí dụ như nhiệt độ và thời gian đều

được kí hiệu là t, chu kì và nhiệt độ tuyệt đối đều được kí hiệu là T…do đó
HS cần hiểu rõ ý nghĩa của các đại lượng vật lý để tránh nhầm lẫn.
Tóm lại, tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ
làm phương tiện thì không có quá trình tư duy, vì ngay từ khâu đầu tiên của
quá trình tư duy là tình huống có vấn đề, đến quá trình thực hiện các thao tác
tư duy và cuối cùng là các sản phẩm của tư duy như khái niệm, phán đoán,
suy luận đều sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là đi đôi với việc rèn
luyện các thao tác tư duy, các kĩ năng suy luận lôgic thì cần phải rèn luyên
ngôn ngữ vật lý cho HS.
1.1.3.2. Một số biện pháp trong việc bồi dưỡng tư duy tư duy lôgic cho
HS
• Tạo ra nhu cầu hứng thú, kích thích sự ham muốn hiểu biết của HS
Tạo ra nhu cầu hứng thú bằng cách kích thích bên ngoài : lời khen, sự
ngưỡng mộ bạn bè và gia đình, sự hứa hẹn một tương lai,…
Nhu cầu, hứng thú xảy ra trong quá trình học tập. Tư duy chỉ bắt đầu khi
trong đầu HS xuất hiện một câu hỏi mà chưa có lời giải đáp ngay, khi HS gặp
phải mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu, nhiệm vụ nhận thức mới phải giải
quyết và một bên là trình độ kiến thức hiện có không đủ để giải quyết nhiệm
vụ đó, cần xây dựng kiến thức mới, tìm giải pháp mới. Lúc đó, HS ở trạng
thái tâm lý hơi căng thẳng, vừa hưng phấn khao khát vượt qua khó khăn, giải


- 22 quyết được mâu thuẫn, đạt được trình độ cao hơn trên con đường nhận thức.
Ta nói rằng: HS được đặt vào “tình huống có vấn đề”.
Những tình huống có vấn đề thường gặp rong dạy học vật lý [16, 22-23]:
- Tình huống phát triển là tình huống khi HS đứng trước một vấn đề chỉ được
giải quyết một phần, một bộ phận, trong phạm vi hẹp, cần được tiếp tục phát
triển, hoàn chỉnh mở rộng sang phạm vi mới , lĩnh vực mới. Trên con đường
sư dụng những kiến thức kĩ năng đã biết cho tới khi gặp mâu thuẫn không thể
giải quyết được nhờ vốn hiểu biết đã có.

- Tình huống nhiều lựa chọn là tình huống mà một “ vấn đề” có mang một số
dấu hiệu quen thuộc có liên quan đến những kiến thức, phương pháp đã biết,
nhưng không biết nên dùng kiến thức nào phương pháp nào sẽ cho kết quả
chắc chắn.
- Tình huống bế tắc. Trước một hiện tượng HS thấy, nhưng không hiểu vì
sao, coi đó là một bí mật kì là của tự nhiên. HS được giao nhiệm vụ giải quyết
nhưng không biết dựa vào đâu.
Ví dụ: trước khi học bài “ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng” HS không trả lời
được câu hỏi: Tại sao chiếc đũa nhúng vào cốc nước thủy tinh bạn thấy đũa bị
gẫy.
- Tình huống ngạc nhiên bất ngờ là tình huống xảy ra theo chiều trái với suy
nghĩ của thông thường của HS.
Ví dụ : Đổ nửa cốc rựu và nửa cốc nước vào nhau nhưng không đầy cốc.
- Tình huống lạ là tình huống có những nét đặc biệt lôi cuốn sự chú ý của HS
mà họ chưa bao giờ nghĩ tới và nhìn thấy
Ví dụ: Thả một kim khâu nằm ngang trên mặt nước, kim không chìm mà
lại nổi.
• Xây dựng một lôgic nội dung phù hợp với đối tượng HS
Chương trình vật lý phổ thông xậy dựng theo chương trình đồng tâm
THCS có hai vòng, vòng 1: Vật lý 6-7, vòng 2: Vật lý 8-9, vòng 3: Vật lý: 1011-12 THPT.


- 23 Có nhiều kiến thức vật lý hình thành và phát triển qua các vòng, ví dụ:
khái niệm lực, khối lượng, công,…Trên cơ sở yêu cầu HS tự lực hoạt động để
xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức. Đòi hỏi GV cần phải phân chia một vấn đề
lớn của bài học thành một chuỗi vấn đề nhỏ hơn để HS có thể độc lập , tự giải
quyết được vấn đề, tìm tri thức mới theo sự tổ chức của GV. Tùy thuộc vào
đối tượng HS cụ thể từng vùng, miền, trường, lớp mà GV lựa chọn các tình
huống vật lý phù hợp với trình độ HS [16, 24].
• Giáo viên tổ chức các quá trình học tập sao cho từng giai đoạn xuất

hiện những tình huống, bắt buộc học sinh phải huy động các thao tác tư
duy và suy luận lôgic thì mới giải quyết được vấn đề
Những tình huống phổ biến mà HS phải thực hiện các thao tác tư duy là:
- Nhận biết những dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Tìm những yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của hiện tượng hoặc làm biến
đổi tính chất của sự vật hiện tượng.
- Xác định yếu tố nào là yếu tố quan trọng nhất tác động đến diễn biến của
hiện tượng và tính chất của sự vật.
- Tìm ra các dấu hiệu giống nhau và khác nhau trong các sự vật, hiện tượng
- Tìm những dấu hiệu chung và tính chất chung của sự vật, hiện tượng.
- Rút ra kết luận chung sau khi quan sát nhiều hiện tượng, nhiều thí nghiệm.
- Nhận biết những biểu hiện cụ thể trong thực tế của các khái niệm trừu
tượng, những mối quan hệ thực chất.
- Tìm mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng.
- Dự đoán sự diễn biến của hiện tượng.
- Giải thích một hiện tượng.
- Bố trí thí nghiệm để đo lường một đại lượng vật lý hay để kiểm tra một giả
thiết.
Việc lựa chọn tình huống phải vừa sức phù hợp với trình độ HS đòi hỏi
GV phải chuẩn bị được các dữ kiện cung cấp và câu hỏi cho HS giúp HS nhận
thấy rằng mình có khả năng giải quyết được nhiệm vụ được giao.


- 24 Các câu hỏi thường dùng trong các tình huống vật lý và các thao tác tư
duy tương ứng được HS huy động:
Ví dụ: Khi xe khách đang chạy bỗng dưng phanh lại thì hiện tượng gì xảy
ra đối với hành khách? Giải thích vì sao? Đối với các chiếc ghế ngồi có hiện
tượng đó không ? Vì sao? Cần làm gì để khắc phục hiện tượng trên?
Trong quá trình bồi dưỡng tư duy lôgic cho HS thông qua quá trình GV
tổ chức để HS thực hiện các thao tác tư duy và kĩ năng suy luận lôgic tự giải

quyết tình huống. Muốn vậy GV phải luôn linh hoạt, luôn bám sát và dựa vào
đối tượng HS để tổ chức tìm ra tình huống phù hợp với các đối tượng đó.
Trong quá trình thảo luận, hợp tác giữa GV và HS và giữa HS với HS phải
luôn dân chủ, thoải mái. GV luôn khích lệ những thành công của HS, luôn
làm cho HS tin tưởng vào bản thân họ, tạo điều kiện thuận lợi cho HS bày tỏ
ý kiến của họ. Đồng thời phải có những thông tin phản hồi kịp thời chính xác
để giúp HS tự uốn nắn, sửa chữa những thiếu sót, sai lầm của mình.
• GV phân tích các câu trả lời HS để chỉ ra được chỗ đúng, chỗ sai trong
khi thực hiện các thao tác tư duy, suy luận lôgic, đồng thời hướng dẫn
HS cách sửa chữa chỗ sai và hoàn thiện câu trả lời
Những sai lầm HS thường gặp là do các nguyên nhân sau đây:
- Không nắm chắc được những khái niệm, những định luật vật lý cần thiết
trước khi xây dựng một suy luận
- Không phân biệt được những biến đổi ngẫu nhiên và những biến đổi theo
quy luật
- Không phát hiện ra những dấu hiệu bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
- Không thực hiện phép suy luận phù hợp với các quy tắc, quy luật của lôgic
học.
- Không phân biệt được những biến đổi có tính ngẫu nhiên và những biến đổi
có tính quy luật.
Để khắc phục những sai sót của HS thì GV cần thực hiện giải pháp sau:
- Ôn tập, củng cố, bổ sung những kiến thức để HS hiểu rõ bản chất của sự vật
hiện tượng cần thiết đã được học.


- 25 - Tổ chức lại cho HS quan sát lại hiện tượng sau khi đã đã định hướng rõ hơn
mục đích quan sát và kế hoạch quan sát.
- GV tổ chức HS thực hiện giai đoạn của quá trình suy luận để phát hiện chỗ
sai trong từng giai, để kịp thời uốn nắn, sửa chữa cho HS. GV nên đưa ra hệ
thống các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp vừa sức với HS.

• GV giúp HS khái quát hóa kinh nghiệm thực hiện các phép suy luận
lôgic dưới dạng những quy tắc đơn giản
Trong hoạt tư duy HS phải thực hiện phép suy luận lôgic, mà phép suy
luận này phải tuân theo các quy tắc quy luật của lôgic học. Bản thân HS chưa
đủ điều kiện nghiên cứu tường minh các quy tắc, quy luật của lôgic học
nhưng thông qua dạy học vật lý GV vẫn có thể cho HS làm quen với các quy
tắc quy luật của lôgic học dưới dạng đơn giản và được lặp đi lặp lại nhiều lần,
đến một lúc nào đó HS có thể khái quát hóa kinh nghiệm thực hiện các phép
suy luận lôgic dưới dạng những quy tắc đơn giản.
Thể hiện:
+ Tam đoạn luận rút gọn rất hay được dùng trong việc áp dụng các định luật,
nguyên lý của vật lý học. Trong hướng dẫn HS áp dụng các định luật vật lý để
dự đoán hiện tượng, GV thường bỏ qua kết luận ( dành cho HS tự tìm lấy).
Ví dụ:
GV: Gia tốc của vật chuyển động theo quán tính bằng không.
Trong quá trình chuyển động, vật này có gia tốc bằng không.
HS: Vậy, vật này chuyển động theo quán tính.
+ Hay vận dụng quy tắc 5 của tam đoạn luận.
Ví dụ:
Hai lực cân bằng cùng tác dụng lên một vật.
Lực và phản lực đặt vào hai vật khác nhau.
Do đó, Lực và phản lực không phải hai lực cân bằng.
1.2. Bài tập định tính( BTĐT) về vật lý
1.2.1. Khái niệm về bài tập định tính


×