Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền giáo dục quốc gia là một bộ phận
trong hệ thống giáo dục. Giáo dục sức khoẻ cho thế hệ trẻ là một trong những
vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm góp phần không nhỏ cho sự
nghiệp phát triển của Đất nước. Do đó phát triển thể chất cho học sinh ở các
trường học nói chung và học sinh ở các trường THCS nói riêng là nhiệm vụ hết
sức quan trong để thực hiện mục tiêu GDTC đến năm 2025 đó là: "Xây dựng và
bước đầu hoàn thiện GDTC trong học đường từ cấp mầm non đến cấp đại học
thực hiện việc dạy thể dục một cách nghiêm túc đảm bảo cho mỗi học sinh đều
thực hiện chế độ GDTC bắt buộc trong nhà trường góp phần phát triển hài hoà
thể chất nâng cao sức khoẻ và thể lực phục vụ yêu cầu học tập, lao động, săn
sàng bảo vệ tổ quốc".
Công tác GDTC cho học sinh thực sự chiếm một vị trí quan trọng nhằm trang
bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về thể dục để từ đó tự nâng cao sức khoẻ
đồng thời giáo dục nâng cao tinh thần đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn
nhau trong học tập và cuộc sống. Để đạt được mục đích mà giáo dục đề ra trong
quá trình GDTC cho học sinh người ta thường sử dụng tổ hợp nhiều phương
pháp, biện pháp, phương tiện giúp cho việc tiếp thu kỹ thuật động tác nâng cao
thành tích và sức khoẻ. Trong quá trình giáo dưỡng GDTC cho con người chúng
ta thường sử dụng một trong những phương tiện quan trọng và đạt hiệu quả cao
đó là sử dụng các bài tập bổ trợ.
Việc sử dụng các bài tập bổ trợ cho dạy học động tác nhằm tăng thêm sự đa
dạng và phong phú của buổi học góp phần rút ngắn thời gian tiếp thu kỹ thuật
động tác. Bên cạnh đó bài tập bổ trợ nó còn giúp ích cho các em tự giác tích cực
trong học tập nhằm khắc phục hiện tượng nhàm chán trong học thể dục nói
chung và các môn tự chọn nói riêng.
Vấn đề xây dựng chương trình môn học tự chọn cho học sinh THCS ở nước
ta còn chưa nhất quán đồng bộ các trường tự xây dựng chương trình tự chọn cho
học sinh do vậy việc thực hiện môn học tự chọn ở bậc THCS là không giống
nhau: Như bóng đá, bóng chuyền, đá cầu, bơi lội
Qua điều tra sơ bộ chưa đầy đủ tại các trường THCS tỉnh Nghệ An thực tế
cho thấy các trường THCS đã và đang đưa bộ môn đá cầu chương trình tự chọn
cho học sinh. Môn học đá cầu tuy mới mẻ so với nhiều môn thể thao khác song
nó đã nhanh chóng được đông đảo học sinh các trường THCS hưởng ứng bởi nó
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
1
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
khá phù hợp với tình hình đặc điểm của trường như sân bãi dụng cụ đặc điểm
lứa tuổi
học sinh. Đặc biệt môn học này đã được các em học sinh tiếp nhận một cách
nhiệt tình hứng khởi. Bởi nó là môn thể thao hấp dẫn, sôi nổi, dễ chơi, có thể
chơi nhiều với nhau, phần lớn các em thường chọn môn học đá cầu.
Môn học đá cầu cũng như nhiều môn kỹ thuật khác đòi hỏi người tập phải có
đầy đủ các tố chất như sức khoẻ sự khéo léo mềm dẻo và linh hoạt trong vận
động vì vậy trong quá trình giảng dạy cần thiết phải sử dụng các bài tập bổ trợ vì
nó là nhân tố không thể thiếu góp phần nâng cao hiệu quả môn học.
Qua tìm hiểu thực tế một số trường THCS ở Nghệ An nói chung và trường
THCS Châu Bình nói riêng khi học môn học tự chọn đá cầu đang mang tính
hình thức chưa thật sự xây dựng đầu tư đưa bài tập bổ trợ vào các buổi học kỹ
thuật. Bên cạnh đó việc xây dựng và ứng dụng bài tập bổ trợ của môn học đá
cầu cho học sinh ở trường THCS Châu Bình hiện nay còn nhiều điều hạn chế.
Xuất phát từ mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng
dạy môn học thể dục đặc biệt là học đá cầu cho học sinh trường THCS Châu
Bình tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: "Xây dựng một số bài tập bổ trợ
kỹ thuật phát cầu - tâng cầu cho học sinh bậc THCS ".
CHƯƠNG I: MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
1- Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu và xây dựng một số bài tập bổ trợ phát cầu - tâng cầu góp phần
nâng cao hiệu quả môn học đá cầu.
2- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để giải quyết được mục đích của đề tài này các nhiệm vụ đặt ra:
- Nhiệm vụ 1: Xây dựng một số bài tập bổ trợ phát cầu - tâng cầu cho học
sinh.
- Nhiệm vụ 2: Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng một số bài tập bổ trợ phát
cầu - tâng cầu cho học sinh trường THCS Châu Bình.
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
1- Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
a) Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
2
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
Đây là phương pháp không thể thiếu được trong khi nghiên cứu đề tài. Nó
được sử dụng rộng rãi trong các công trình lý luận sư phạm nhằm tiếp thu
.những nguồn thông tin khoa học hiện có trong và ngoài nước. Phân tích các văn
bản pháp quy sách báo tạp chí khoa học chương trình môn học giảng dạy lý luận
giáo dục thể chất giáo trình môn học đá cầu và phân phối chương trình môn học
tự chọn đá cầu.
b) Phương pháp quan sát sư phạm:
Là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục trên cơ sở tự giác
trực tiếp các hoạt động sư phạm cho ta những tài liệu sống về thực tiễn giáo dục
để có thể khái quát rút ra những quy luật nhằm chỉ đạo quá trình tổ chức giáo
dục thế hệ trẻ tốt hơn. Ở đề tài này trong quan sát sư phạm tôi sử dụng các hình
thức: quan sát trực tiếp giờ dạy thể dục và có nhận định đánh giá trực tiếp.
- Quan sát đo đạc (sử dụng mật độ tập luyện của học sinh và các phương
pháp giảng dạy của giáo viên).
- Phương pháp đo đạc bằng bài tập chuẩn để đánh giá kiến thức năng lực
thực hành của học sinh ở môn học đá cầu.
2- Phương pháp điều tra phỏng vấn:
Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp của
giáo viên ở đại học Vinh và các giáo viên trường THCS trong và ngoài huyện
Quỳ Châu từ đó bổ sung thêm các giữ liệu cần thiết loại bỏ những vấn đề chưa
phù hợp tạo điều kiện thuận lợi xác định hiện trạng vấn đề nghiên cứu.
3- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Là phương pháp đặc biệt cho phép tác động lên đối tượng nghiên cứu một
cách chủ động can thiệp có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên để hướng quá
trình ấy diễn ra theo mục đích mong muốn của người nghiên cứu.
Từ thực tế và lý luận đã nêu ở trên tôi đã tiến hành thực nghiệm để đánh giá
kiểm định tính khả thi của bài tập bổ trợ cho môn học đá cầu tôi tiến hành theo
nguyên tắc:
+ Thực nghiệm phải được tiến hành trên các giờ học cho tất cả các học sinh
đảm bảo tính hợp lý về thời gian và cấu trúc giờ học, giáo viên giảng dạy cũng
như phương pháp giảng dạy.
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
3
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
+ Phân nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được lựa chọn ngẫu
nhiên có số lượng, giới tính trình độ văn hoá ngang nhau được qua kiểm tra chất
lượng ban đầu.
4- Phương pháp toán thống kê:
Đây là phương pháp thường xuyên sử dụng trong các đề tài nghiên cứu khoa
học. Phương pháp này là yếu tố xác định chính xác chỉ số đo lượng và so sánh
kết quả thu được qua quá trình thực hiện.
CHƯƠNG III : TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU.
1- Thời gian tiến hành nghiên cứu:
a) Từ ngày 08 tháng 11 năm 2004 đến ngày 05 tháng 02 năm 2005 . Giải
quyết nhiệm vụ 1.
b) Từ ngày 02 tháng 05 năm 2005 đến ngày 29 tháng 04 năm 2006. Giải
quyết nhiệm vụ 2.
2- Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 40 em học sinh lớp 6A và 40 em học sinh lớp 6B trường THCS Châu
Bình.
3- Địa điểm nghiên cứu:
Trường THCS Châu Bình - Xã Châu Bình - Huyện Quỳ Châu - Tỉnh Nghệ
An.
Bảng 1: Điều tra kết quả học tập môn đá cầu của 2 lớp được nghiên cứu
trước khi thực nghiệm.
Kết quả
Nhóm
Loại giỏi
9 – 10
Khá
7 – 8
TB
5 – 6
Yếu kém
<5
∑A 6
15%
8
20%
20
50%
6
15%
∑B 2
5%
18
45%
12
30%
8
20%
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NHIỆM VỤ 1
1- Những căn cứ cơ sở việc lựa chọn bài tập bổ trợ phát cầu, tâng cầu
cho học sinh trường THCS Châu Bình.
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
4
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
1.1. Tác dụng của bài tập bổ trợ phát cầu tâng cầu:
Bài tập bổ trợ cơ bản này nó cũng có ý nghĩa nhất định giúp cho người học
tiếp thu kỹ thuật động tác một cách thuận lợi. Đặc biệt là khi tiếp thu những
động tác khó phức tạp thì bài tập bổ trợ có vai trò quan trọng. Thông qua bài tập
bổ trợ nhằm rút ngắn thời gian hình thành kỹ năng động tác giảm bớt khó khăn
trong việc tiếp thu kỹ thuật ban đầu về động tác. Bài tập bổ trợ rất phong phú và
đa dạng cho từng môn thể thao khác nhau cũng như việc phát triển các tố chất
thể lực.
Bên cạnh đó, các bài tập bổ trợ này nó khá phù hợp với trình độ vận động của
học sinh. Đặc biệt các bài tập bổ trợ này dễ áp dụng không tốn kém kinh phí,
cũng như thời gian. Mặt khác những bài tập bổ trợ phát cầu, tâng cầu của học
sinh trường THCS Châu Bình dựa trên những sai lầm thường mắc của học sinh
trong quá trình tiếp thu kỹ thuật mới.
1.2. Tình hình giảng dạy môn Thể dục tại Trường THCS Châu Bình:
Là một giáo viên công tác tại trường lâu năm tôi có một số nhân xét như sau:
Về đội ngũ giáo viên công tác giảng dạy về cơ bản là hoàn thành đúng
chương trình của Bộ, các giáo viên hăng say nhiệt tình trong công việc yêu nghề
mến trẻ, quá trình lên lớp giáo án đầy đủ song khi tiến hành lên lớp của môn học
tự chọn đá cầu, đã không tránh khỏi sự lúng túng và hạn chế về một số mặt,
thông qua dự giờ thăm lớp và ở các góc độ quan sát khác, hầu hết các giáo viên
lên lớp theo hình thức truyền thống đó là: Giáo viên giới thiệu phân tích kỹ thuật
– học sinh tự tập luyện. Do vậy chưa khai thác được các bài tập bổ trợ vốn đa
dạng phong phú nhằm gây hưng phấn kích thích trong tập luyện, khắc phục và
hạn chế sự nhàm chán trong học sinh rút ngắn thời gian cũng như khả năng tiếp
thu nhanh kỹ thuật động tác của học sinh.
Dựa vào tình hình thực tế của trường như cơ sở vật chất, dụng cụ sân bãi,
thông qua việc tìm hiểu thực tế giảng dạy của giáo viên phân phối chương trình
tự chọn môn đá cầu mặt khác những bài tập bổ trợ phát cầu, tâng cầu cho học
sinh trường THCS. Dựa trên những sai lầm thường mắc của học sinh trong quá
trình tiếp thu kỹ thuật mới.
2- Xây dựng một số bài tập bổ trợ phát cầu, tâng cầu cho học sinh.
Dựa vào những căn cứ trên tôi tiến hành xây dựng các bài tập bổ trợ sau:
2.1. Các bài tập bổ trợ cho kỹ thuật tâng cầu.
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
5
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
Tâng cầu là một kỹ thuật cơ bản của đá cầu, qua tâng cầu giúp các em phát
huy được tính khéo léo mềm dẻo. Phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận của cơ
thể, giúp các em có cảm giác khi tâng cầu.
- Kỹ thuật tâng cầu gồm:
+ Tâng cầu bằng đùi.
+ Tâng cầu bằng mu giữa bàn chân.
+ Tâng cầu bằng má ngoài bàn chân.
+ Tâng cầu bằng má trong bàn chân.
Tâng cầu là một kỹ thuật tổng hợp đòi hỏi người tập phải có khả năng phối
hợp một cách linh hoạt, khéo léo và có cảm giác giữa các bộ phận của cơ thể với
quả cầu, lực tác dụng, điểm tiếp xúc. Do đó muốn tâng cầu tốt thì chúng ta phải
giáo dục cho người tập có đầy đủ các tố chất trên. Trong quá trình tập luyện
người tập thường mắc những sai lầm sau:
- Tư thế thực hiện động tác gò bó, cứng nhắc.
- Chưa tạo ra được mặt phẳng tiếp xúc giữa bàn chân với đế cầu.
- Lực tác dụng vào cầu không ổn định.
- Thời điểm tiếp xúc cầu chưa hợp lý.
Qua những sai lầm thường mắc, để giúp cho học sinh tự điều chỉnh kỹ thuật
động tác cũng như tạo được cảm giác tốt cho tâng cầu tôi lựa chọn một số bài
tập bổ trợ sau:
Bài tập 1: Bài tập bổ trợ cho phối hợp vận động.
- Bài tập nâng đùi vuông góc theo nhịp đếm (không có cầu).
- Bài tập tâng cầu bằng mu giữa bàn chân theo nhịp đếm (không có cầu).
- Bài tập nâng má trong bàn chân theo nhịp đếm.
- Bài tập nâng má ngoài bàn chân theo nhịp đếm.
Chú ý tư thế thân người thả lỏng tự nhiên, mắt quan sát chân động tác chân
phải đúng nhịp khi nâng lên hạ xuống. Người tập nhận biết được tính nhịp điệu
của động tác khi tâng cầu. Sử dụng bài tập vào phần khởi động chuyên môn.
Bài tập 2: Bài tập bổ trợ cho tố chất mềm dẻo.
- Bài tập kéo dạn dây chằng cổ chân theo nhiều hướng gối, hông.
- Bài tập đá lăng chân đùi lên cao. Sử dụng bài tập vào phần khởi động
chuyên môn.
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
6
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
Bài tập 3: Các bài tập bổ trợ cho tâng cầu bằng đùi:
- Bài tập tại chỗ nâng đùi vuông góc với thân. Giúp cho người tập có cảm
giác tư thế động tác đúng, tạo mặt phẳng tiếp xúc cầu. Tâng cầu bằng đùi là kỹ
thuật dễ nên có thể kết hợp 2 đùi.
- Phương pháp tiến hành: Có thể tiến hành thay cho khởi động chuyên môn
chủ yếu giáo dục tư thế động tác điểm tiếp xúc cầu 1/3 đùi trước.
- Thời gian tập 5 - 8 phút.
Bài tập 4: Bổ trợ cho kỹ thuật tâng cầu bằng mu giữa bàn chân.
- Tập tâng cầu mu giữa bàn chân không có cầu.
- Phương pháp tiến hành: Tập theo đội hình khởi động chuyên môn yêu cầu
bàn chân song song với mặt đất, đưa cách mặt đất từ 25 - 30 cm, thân người và 2
tay thả lỏng tự nhiên, có thể kết hợp giữa 2 chân luôn phiên nhau thực hiện theo
chỉ dẫn của giáo viên.
- Thời gian tập từ 5 - 8 phút.
Bài tập 5: Bổ trợ kỹ thuật tâng cầu bằng má trong - lòng bàn chân.
- Mục đích: Giáo dục tư thế động tác khi tiếp xúc cầu. Tính nhịp điệu của
động tác khi tâng cầu vị trí tiếp xúc vào phần má trong - lòng bàn chân.
- Phương pháp: Tập theo đội hình khởi động chuyên môn, yêu cầu nâng lòng
bàn chân cách mặt sân từ 35 - 45cm, thân người tay thả lỏng tự nhiên thực hiện
theo chỉ dẫn của giáo viên.
- Thời gian tập từ 5 - 8 phút.
Bài tập 6: Bổ trợ kỹ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân.
- Mục đích: Giáo dục tư thế đúng của động tác khi tiếp xúc cầu tính nhịp điệu
khi tâng cầu. Vị trí tiếp xúc vào phần má ngoài bàn chân.
- Phương pháp: Tập theo đội hình khởi động chuyên môn, yêu cầu nâng bàn
chân bẻ ra ngoài cách mặt đất từ 30 - 40cm thân người tay thả lỏng thực hiện
theo chỉ dẫn của giáo viên.
- Thời gian tập 5 - 8 phút.
Bài tập 7: Ép thẳng chân sau.
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
7
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
- Mục đích: Phát triển sức mạnh của hai chân đồng thời tăng độ linh hoạt của
khớp chậu, đùi.
- Công tác chuẩn bị: Sân tập được vệ sinh sạch sẽ bằng phẳng.
- Phương pháp: Đội hình ngang, cữ li 2m. Một chân đưa thẳng ra sau mu
giữa bàn chân chạm đất, chân trước khụy gối tạo thành góc vuông giữa đùi với
thân người, đùi với cẳng chân.
- Thời gian tập luỵên 5 - 8 phút.
Bài tập 8: Trò chơi "Đi vịt".
- Mục đích: Mở khớp gối, phát triển cơ đùi và sức mạnh của 2 chân.
- Công tác chuẩn bị: Sân tập bằng phẳng sạch sẽ kẻ 1 vạch xuất phát và 1
vạch đích cách nhau 10 - 15m chia 2 đội có số lượng bằng nhau.
- Phương pháp tiến hành: Hai đội xếp thành 2 hàng dọc cách nhau 3m khi có
hiệu lệnh 2 người đầu hàng chuyển thành ngồi xổm tiến về đích sau đó chạy về
đập vào tay người thứ hai. Người thứ hai thực hiện như người thứ nhất cứ như
vậy thực hiện lần lượt cho đến người cuối cùng.
- Luật chơi: 2 chân mở ra hai bên đầu gối chụm vào trong, chân này đặt vào
đất chân kia mới được di chuyển. Thi đấu theo cặp tính điểm. Đội nào nhiều
điểm hơn thì đội đó thắng. Có thể chơi 2 - 3 hiệp đội thua hát tặng cho đội thắng
một bài.
- Thời gian tập từ 5 - 8 phút.
2.2 Bài tập bổ trợ cho kỹ thuật phát cầu:
Phát cầu cũng là một kỹ thuật cơ bản của đá cầu, đồng thời cũng là một
trong những chiến thuật cơ bản trong quá trình thi đấu. Vì vây trong quá trình
tập luyện có những sai lầm mà người tập thường mắc phải:
- Tung cầu không ổn định, cầu rơi không chính xác (Cầu rơi xa hoặc gần
chân lăng quá).
- Chưa tạo ra mặt phẳng giữa chân lăng với đế cầu.
- Thời điểm tiếp xúc không hợp lý.
- Chân lăng không ổn định khi đá lăng phát cầu.
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
8
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
Từ những sai lầm thường mắc trên để giúp cho học sinh thực hiện phát cầu
và tạo được cảm giác tốt cho phát cầu tôi lựa chọn một số bài tập bổ trợ cơ bản
sau:
Bài tập 1: Bài tập cảm giác không gian thời gian khi tung cầu:
- Mục đích tác dụng: Giúp cho người tập có cảm giác tốt về không gian, thời
gian khi quả cầu rơi xuống ổn định đường rời xuống tạo thời điểm tiếp xúc cầu
chính xác tăng hiệu quả khi phát cầu.
- Công tác chuẩn bị: Sân bãi tập bằng phẳng, sạch sẽ đội hình hàng ngang
cách nhau 1,5m. Kẻ một vòng tròn có đường kính 20 - 25cm về trước có khoảng
cách một tầm chân lăng.
- Phương pháp tiến hành: Tư thế chuẩn bị tung thả cầu sao cho cầu rơi xuống
vòng tròn (tập nhiều lần).
- Thời gian tập: Từ 5 - 8 phút theo yêu cầu của giáo viên.
Bài tập 2: Tập lăng chân duỗi căng bàn chân chạm vật cố định cách mặt
đất từ 25 - 30cm.
- Mục đích, tác dụng giúp cho người tập xác định được thời điểm tiếp xúc
giữa chân đá với cầu. Tạo lực đá cầu mạnh đường cầu đi căng thẳng và chính
xác.
- Công tác chuẩn bị: Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ, cột dây kéo căng cách mặt
đất 25 - 30cm, đội hình tập luyện hàng ngang khoảng cách 1,5m.
- Phương pháp tiến hành tập luyện: Tại chỗ thực hiện động tác đá lăng chân
về trước, bàn chân duỗi căng và dừng lại khi chạm vào dây.
- Thời gian tập 5 - 8 phút, tập theo yêu cầu chỉ dẫn của giáo viên
Bài tập 3: Bài tập trò chơi "Chạy duỗi chân về trước".
- Mục đích tác dụng: Thông qua trò chơi giáo dục sự phối hợp động tác đá
duỗi căng chân thẳng về trước và ý thức không đưa chân lên quá cao.
- Công tác chuẩn bị: Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ chia 2 đội thành 2 hàng dọc
cân bằng về số lượng giới tính. Thi đấu theo từng cặp tính điểm.
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
9
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
- Phương pháp tiến hành: Hai đội đứng vào vị trí quy định cách nhau 2 - 3m
và cách đích 10m khi có hiệu lệnh lần lượt từng đội di chuyển chân duỗi căng đá
lăng ra trước lên cao khoảng cách từ 25 - 30cm hai tay chống hông. Trò chơi
được tiến hành cho đến cặp cuối cùng.
- Luật chơi: Thi đấu đối kháng tính điểm động tác đội nào nhiều điểm hơn thì
đội đó thắng, trò chơi tiến hành từ 2 - 3 hiệp đội nào thua phải hát một bài (có
thể tổ chức trò chơi vào cuối buổi tập).
Bài tập 4: Trò chơi "Đội nào cò nhanh".
- Mục đích tác dụng: Thông qua trò chơi giáo dục sức mạnh chân phát cầu,
phát triển thăng bằng cơ thể, khéo léo nhanh nhẹn, giáo dục tính tích cực, có ý
thức tập thể.
- Công tác chuẩn bị: Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ kẻ 2 vạch song song cách
nhau 1- 15m, chia 2 đội thành 2 hàng dọc cân bằng về số lượng và giới tính.
- Phương pháp tiến hành: Hai đội xếp thành 2 hàng dọc trước vạch xuất phát
và cách nhau 3m khi có hiệu lệnh người đứng đầu cò trên 1 chân di chuyển về
trước đến vạch đích vòng về chạm vào tay người thứ hai. Người thứ hai tiếp tục
thực hiện như người thứ nhất cho đến người cuối cùng.
- Luật chơi: Người chơi chỉ được cò trên 1 chân thuận, phải di chuyển hết cử
li quy định nếu sai phạm thì mất điểm thi đấu đối kháng trực tiếp từng cặp một
tính điểm, đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó thắng, thi đấu 2 - 3 hiệp đội thua
hát tặng đội thắng 1 bài.
3. Kết quả phỏng vấn:
Qua nghiên cứu, tham khảo các tài liệu chuyên môn tôi lựa chọn đưa ra một
số bài tập bổ trợ. Nhằm điều tra tính thực tiễn sử dụng, áp dụng một số bài tập
bổ trợ cho phát cầu - tâng cầu. Tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên trong và
ngoài trường THCS Châu Bình (Số phiếu phát ra là 20).
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn một số bài tập bổ trợ phát cầu, tâng cầu
nhằm nâng cao hiệu quả môn học đá cầu.
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
10
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
TT Tên bài tập bổ trợ Số người chọn
(n=20)
n %
A. Bài tập bổ trợ cho tâng cầu
1 Bài tập bổ trợ cho phối hợp vận động 18 90%
2 Bài tập bổ trợ cho tố chất mềm dẻo 16 80%
3 Bài tập bổ trợ cho kỹ thuật tâng cầu bằng đùi 19 95%
4 Bài tập bổ trợ cho kỹ thuật tâng cầu bằng mu giữa bàn chân 20 100%
5
Bài tập bổ trợ cho kỹ thuật tâng cầu bằng mu trong - lòng bàn
chân
20 100%
6 Bài tập bổ trợ cho kỹ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân 19 95%
7 Bài tâp ép thẳng chân ra sau 13 65%
8 Bài tập trò chơi "Đi vịt" 12 60%
B. Bài tập bổ trợ cho phát cầu
1 Bài tập cảm giác thời gian không gian khi tung cầu 16 80%
2
Bài tập lăng chân duỗi căng bàn chân chạm vật cố định cách
mặt đất 25 - 30cm
17 85%
3 Bài tập treo cầu cố định 18 90%
4 Bài tập trò chơi "Duỗi thẳng chân về trước" 17 85%
5 Bài tập trò chơi "Đội nào cò nhanh" 20 100%
Từ kết quả phỏng vấn tôi chọn những bài tập có số phiếu lựa chọn từ 80% trở
lên để đưa vào thực nghiệm gồm các bài tập sau:
A- Bài tập bổ trợ cho tâng cầu:
1- Bài tập bổ trợ cho phối hợp vận động.
2- Bài tập bổ trợ cho tố chất mềm dẻo.
3- Bài tập bổ trợ cho kỹ thuật tâng cầu bằng đùi.
4- Bài tập bổ trợ cho kỹ thuật tâng cầu bằng mu giữa bàn chân.
5- Bài tập bổ trợ cho kỹ thuật tâng cầu bằng mu trong - lòng bàn chân.
6- Bài tập bổ trợ cho kỹ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân.
B. Bài tập bổ trợ cho phát cầu
1. Bài tập cảm giác thời gian không gian khi tung cầu.
2. Bài tập lăng chân duỗi căng bàn chân chạm vật cố định cách mặt đất 25 -
30cm.
3. Bài tập treo cầu cố định.
4. Bài tập trò chơi "Duỗi thẳng chân về trước"
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
11
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
5. Bài tập trò chơi "Đội nào cò nhanh".
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NHIỆM VỤ 2
1- Kiểm tra trình độ kỷ thuật của 2 lớp.
Sau khi xây dựng bài tập bổ trợ cơ bản phát cầu, tâng cầu tôi trực tiếp tiến
hành thực nghiệm nhằm đánh giá 1 cách khách quan các bài tập bổ trợ của môn
đá cầu cho học sinh lớp 6A và lớp 6B trường THCS Châu Bình.
Tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm song song ở 2 lớp với tổng số học sinh
tham gia thực nghiệm như sau:
- Tổng số học sinh tham gia thực nghiệm lớp 6A ; là 40 em
- Tổng số học sinh tham gia thực nghiệm lớp 6B ; là 40 em
Trong quá trình nghiên cứu để đi đến thực nghiệm tôi đã trực tiếp đánh giá
phân loại trình độ thể lực, năng lực vận động, số lượng về cơ bản là đồng đều và
ngang bằng nhau:
2-Tổ chức thực nghiệm các bài tập bổ trợ phát cầu, tâng cầu.
- Thời gian tiến hành từ ngày 08 tháng 11 năm 2004
- Địa điểm: Tại trường THCS Châu Bình.
- Nhóm thực nghiệm 6A là nhóm được sử dụng bài tập bổ trợ cho việc tiếp
thu các kỹ thuật đá cầu.
- Nhóm đối kháng 6B nhóm học theo chương trình giáo án bình thường trong
quá trình thực hiện tôi dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả của bài tập.
- Mức độ tiếp thu kỹ thuật.
- Điểm thành tích.
- Điểm kỹ thuật
- Tinh thần ý thức học tập.
Qua thời gian thực nghiệm dưới sự giám sát theo dõi tôi kiểm tra dùng toán
thống kê xử lý số liệu tính tỷ lệ đã thu được kết quả thể hiện ở những bảng dưới
đây.
Kết quả thành tích tâng cầu trước khi áp dụng bài tập bổ trợ:
Kết quả
nhóm
Giỏi
9 - 10
Khá
7 - 8
TB
5 - 6
Yếu
< 5
∑A= 40
4
10%
13
32.5%
18
45%
5
12.5%
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
12
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
∑B = 40
2
5%
6
15%
24
60%
8
20%
Kết quả thành tích kỹ thuật phát cầu trước khi áp dụng bài tập bổ trợ:
Kết quả
nhóm
Giỏi
9 - 10
Khá
7 - 8
TB
5 - 6
Yếu
< 5
∑A = 40 3
7.5%
12
30%
18
45%
7
17.5%
∑B = 40 2
5%
10
25%
18
45%
10
25%
Kết quả thành tích phát cầu trước khi áp dụng bài tập bổ trợ:
Kết quả
nhóm
Giỏi
9 - 10
Khá
7 - 8
TB
5 - 6
Yếu
< 5
∑A = 40 10
25%
14
35%
8
20%
8
20%
∑B = 40 3
7.5%
4
10%
16
40%
17
42.5%
Kết quả thành tích kỹ thuật tâng cầu trước khi áp dụng bài tập bổ trợ:
Kết quả
nhóm
Giỏi
9 - 10
Khá
7 - 8
TB
5 - 6
Yếu
< 5
∑A = 40 4
10%
12
30%
20
50%
4
10%
∑B = 40 2
5%
10
25%
22
55%
6
15%
Kết quả thành tích tâng cầu sau khi áp dụng bài tập bổ trợ:
Kết quả
nhóm
Giỏi
9 - 10
Khá
7 - 8
TB
5 - 6
Yếu
< 5
∑A = 40 8 16 14 2
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
13
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
20% 40% 35% 5%
∑B = 40 4
10%
10
25%
20
50%
6
15%
Kết quả thành tích kỹ thuật tâng cầu sau khi áp dụng bài tập bổ trợ:
Kết quả
nhóm
Giỏi
9 - 10
Khá
7 - 8
TB
5 - 6
Yếu
< 5
∑A = 40 6
15%
14
35%
16
40%
4
10%
∑B = 40 3
7.5%
12
30%
17
42.5%
8
20%
Kết quả thành tích phát cầu sau khi áp dụng bài tập bổ trợ:
Kết quả
nhóm
Giỏi
9 - 10
Khá
7 - 8
TB
5 - 6
Yếu
< 5
∑A = 40 12
30%
18
45%
5
12.5%
5
12.5%
∑B = 40 4
10%
10
25%
16
40%
10
25%
Kết quả thành tích kỹ thuật phát cầu sau khi áp dụng bài tập bổ trợ:
Kết quả
nhóm
Giỏi
9 - 10
Khá
7 - 8
TB
5 - 6
Yếu
< 5
∑A = 40 6
15%
16
40%
16
40%
2
5%
∑B = 40 4
10%
12
30%
18
45%
6
15%
Bảng kết quả môn học đá cầu của 2 lớp qua 2 năm
sau khi áp dụng bài tập bổ trợ:
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
14
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
Kết quả
nhóm
Giỏi
9 - 10
Khá
7 - 8
TB
5 - 6
Yếu
< 5
∑A = 40 12
30%
14
35%
11
27.5%
3
7.5%
∑B = 40
4
10%
20
50%
10
25%
6
15%
Thông qua bảng kết quả về kỹ thuật và thành tích của bộ môn đá cầu đã thu
được sau khi áp dụng các bài tập bổ trợ so với bảng kết quả về kỹ thuật và thành
tích của bộ môn đá cầu trước khi áp dụng và bài tập bổ trợ tôi thấy rằng kết quả
tiến hành thực nghiệm được nâng lên rõ rệt.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1- Kết luận:
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho phép tôi đi đến kết luận sau:
- Để nâng cao chất lượng của môn học tự chọn đá cầu cho học sinh trường
THCS Châu Bình tôi lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá
cầu cho học sinh và đã có những dấu hiệu hợp lý gây được hứng thú trong tập
luyện cho học sinh, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cá nhân trong tập thể
lớp học và đặc biệt là tính tích cực sáng tạo trong học tập.
- Một số bài tập bổ trợ đá cầu đã lựa chọn áp dụng cho nhóm thực nghiệm có
sự khác biệt hơn hẳn so với nhóm đối chứng ở mức độ tin cậy.
-Tuy trong khoảng thời gian ngắn nhưng đã có dấu hiệu tích cực, tính khả thi
và tính hợp lý. Nếu được tiếp tục nghiên cứu áp dụng vào giảng dạy thì chắc
chắn hiệu quả sẽ còn cao hơn nữa.
-Trong quá trình xây dựng đề tài này do còn thiếu về tài liệu tham khảo và khả
năng của bản thân nên không tránh khỏi hạn chế. Rất mong được sự góp ý bổ
sung của các đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
2- Kiến nghị:
- Cần trang bị tốt hơn nữa về sân bãi dụng cụ cũng như các trang thiết bị khác
cần thiết cho việc tập luyện môn đá cầu.
- Cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy môn đá cầu theo hướng đa dạng
các thành tích tập luyện - Sử dụng bài tập bổ trợ vào trong quá trình học tập kỹ
thuật góp phần nâng cao hiệu quả trong giờ thể dục.
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
15
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2006 2007
****************************************************************
*********
Châu Bình, ngày 2 tháng 4 năm
2007
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Hồ Trọng Hiếu
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS CHÂU BÌNH
Người thực hiện: Hồ Trọng Hiếu Trường THCS công lập
Châu Bình
****************************************************************
*********
16