Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Ứng dụng phương pháp giảng dạy vòng tròn để nâng cao thể chất cho nữ sinh viên năm thứ nhất khối giáo dục tiểu học trường đại học an giang sau một năm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 84 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 6
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục thể chất trong trƣờng
học ................................................................................................................. 6
1.1.1 Giáo dục thể chất là một mặt của mục tiêu giáo dục toàn di n . 6
1.1.2 Giáo dục con ngƣời toàn di n theo quan điểm Hồ Chí Minh .... 7
1.1.3 Quan điểm đƣờng lối của Đảng và Nhà Nƣớc về GDTC ............ 8
1.2 Công tác giáo dục thể chất của sinh viên các truờng Đại học - Cao
đẳng Vi t Nam ........................................................................................... 10
1.2.1 Ý nghĩa tầm quan trọng của công tác GDTC cho sinh viên ..... 10
1.2.2 Các công trình nghiên cứu sự phát triển thể chất sinh viên các
trƣờng Đại học, Cao đẳng ..................................................................... 10
1.3 Khái quát mục tiêu, nhi m vụ và chƣơng trình giáo dục thể chất
trong h thống các trƣờng Đại học .......................................................... 12
1.4 Đặc điểm giải phẩu và tâm sinh lý lứa tuổi 18 -21: .......................... 14
1.4.1 Đặc điểm hình thái cơ thể ở tuổi 18-21 ....................................... 14
1.4.2 Đặc điểm chức năng cơ thể thanh niên lứa tuổi 18-21 .............. 14
1.4.3 Đặc điểm tâm lý thanh niên lứa tuổi 18-21 ................................ 15
1.5 Những vấn đề cơ bản về phát triển các tố chất thể chất một trong
những mục tiêu của GDTC....................................................................... 20
1.5.1 Tố chất sức mạnh .......................................................................... 21
1.5.2.Tố chất sức nhanh ......................................................................... 22
1.5.3 Tố chất sức bền ............................................................................. 23
1.5.4 Tố chất mềm dẻo ........................................................................... 24
1.5.5 Tố chất khéo léo (năng lực phối hợp vận động) ......................... 25


1.6. Vai trò vị trí phƣơng pháp vòng tròn trong h thống các phƣơng
pháp giảng dạy ........................................................................................... 26
1.7 Đặc điểm công tác GDTC trong trƣờng Đại học An Giang ........... 34


1.7.1 Thực trạng công tác GDTC ở tỉnh An Giang: ........................... 34
1.7.2 Bộ máy tổ chức cán bộ của trƣờng ............................................. 36
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............. 39
2.1 Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 39
2.1.1 Phƣơng pháp tham khảo tài li u ................................................. 39
2.1.2. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm. ................................................ 39
2.1.3 Phƣơng pháp nhân trắc: .............................................................. 42
2.1.4. Kiểm tra y học .............................................................................. 43
2.1.5. Phƣơng pháp thực nghi m sƣ phạm .......................................... 44
2.1.6. Phƣơng pháp thống kê: ............................................................... 45
2.1.7 Mật độ vận động: .......................................................................... 48
2.2 Tổ chức nghiên cứu ............................................................................. 48
2.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 48
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu:................................................................... 49
2.2.3 Thời gian nghiên cứu .................................................................... 49
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................. 50
3.1. Đánh giá thực trạng thể chất của nữ sinh viên năm 1 khối giáo dục
tiểu học trƣờng Đại học An giang ............................................................ 50
3.1.1.Thực trạng cơ sở vật chất, điều ki n trang thiết bị, dụng cụ tập
luy n và tài li u giảng dạy của trƣờng ................................................. 50
3.1.2 Thực trạng về chƣơng trình giảng dạy môn giáo dục thể chất ở
Trƣờng Đại học An Giang .................................................................... 52
3.2. Thực trạng thể chất của nữ sinh viên năm 1 khối giáo dục tiểu học
trƣờng Đại học An giang........................................................................... 56


3.2.1. So sánh với Nữ sinh viên thành phố Hồ Chí Minh ................... 56
3.2.2. So sánh với Nữ ngƣời Vi t Nam cùng độ tuổi ........................... 58
3.2.3. Thực trạng về tình hình học tập và kết quả môn giáo dục thể
chất của SV Trƣờng Đại học An Giang ............................................... 54

3.3 Ứng dụng và đánh giá hi u quả của phƣơng pháp giảng dạy vòng
tròn đối với sự phát triển thể chất của nữ sinh viên năm 1 khối giáo
dục tiểu học trƣờng Đại học An giang. .................................................... 61
3.3.1 Lựa chọn bài tập theo phƣơng pháp vòng tròn: ........................ 61
3.3.2. Kế hoạch và tổ chức thực nghi m: ............................................. 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 77
I.

KẾT LUẬN: ........................................................................................... 77

II. KIẾN NGHỊ: .......................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay, đang được sống và học tập dưới một xã
hội ưu việt, được thừa hưởng những thành quả vĩ đại của ông cha ta để lại
trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Trải qua các
thời kỳ cách mạng của đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng công tác
giáo dục thể chất trong nhà trường. Nghị quyết TW 2 của Đảng về giáo dục
đào tạo đã khẳng định: “ Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải
có con người phát triển toàn diện không chỉ về trí tuệ, trong sáng về đạo đức
mà còn phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo con người về thể
chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả các cấp, các ngành, các đoàn thể,
trong đó có ngành Giáo dục và Đào tạo,ngành Y tế và Thể dục thể thao”.[22]
Thể dục thể thao nói chung và giáo dục thể chất trong các trường học
nói riêng, đang phát triển một cách nhanh chóng và luôn được sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, công tác thể dục thể thao ngày càng được

chú trọng. Nghị quyết Trung ương IV khoá VII về đổi mới công tác giáo dục
và đào tạo, đã khẳng định mục tiêu của giáo dục thể chất là nhằm giáo dục,
hình thành nhân cách và tăng cường thể lực cho những người chủ tương lai
của đất nước, những người tri thức, lao động trẻ:“ Phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.”[36]
Giáo dục thể chất đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu được
của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Giáo dục thể chất có tác dụng tích cực đối
với sự hoàn thiện nhân cách, thể chất cho sinh viên, nhằm đào tạo con người
mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Thực tế đã chứng minh: Công tác giáo dục thể chất cho học
sinh và sinh viên có vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện
cho thế hệ trẻ. Đặc biệt hơn là trong môi trường sư phạm, các trường Đại học
và cao đẳng, công tác giáo dục thể chất luôn được quan tâm, thể hiện qua việc


2

thường xuyên đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, từng bước nâng cao
chất lượng trang thiết bị, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả về đội ngũ giáo
viên. Một số trường đã được đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình
TDTT lớn để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khoá, hoạt động ngoại
khoá, phong trào TDTT quần chúng và các giải thi đấu TDTT dành cho sinh
viên ngày càng được phát triển mạnh mẽ.
Công tác GDTC nói chung và việc giảng dạy Thể dục nói riêng trong
các trường Đại học và Cao đẳng có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt đối
với đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ, đặc biệt là đối với những kỹ
sư tâm hồn hiện nay. Việc tập luyện TDTT là điều kiện hết sức cần thiết để
góp phần thích nghi với các điều kiện hoạt động, học tập và nâng cao trình độ
nghề nghiệp đối với sinh viên từ lúc còn trong nhà trường và sau khi ra
trường. Trong quá trình học tập, công tác tập luyện kết hợp chặt chẽ, đồng bộ

với kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng và trình độ thể lực của sinh viên luôn
luôn là một bộ phận không thể tách rời và rất quan trọng, trong quá trình dạy
học nó ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển thể chất, nhân cách,
thậm trí còn tác động đến tương lai và tiền đồ của sinh viên.
Việc đánh giá chất lượng GDTC trong các trường Đại học và Cao đẳng
là việc làm rất thiết thực để tìm ra các con đường, các biện pháp khắc phục
những điểm còn yếu, phát huy những yếu tố có lợi, đồng thời đề ra các giải
pháp tối ưu nhằm phát triển thể chất cho sinh viên. Vấn đề này đã có nhiều
công trình nghiên cứu như: “ Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, sinh
viên trước thềm kỷ XXI” của tác giả GS.TS Lê Văn Lẫm, PGS.TS Vũ Đức
Thu, Th.S Nguyễn Trọng Hải, cử nhân Vũ Bích Huệ; Công trình nghiên cứu:
“Những giải pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất trong các trường đại học” của tác giả Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức ThuTuyển tập NCKH TDTT. NXB TDTT 1994; “ Đánh giá thực trạng của sinh


3

viên Đại học Bách Khoa Hà Nội theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (1994 1996) của tác giả Nghiêm Xuân Thúc-Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC,
sức khoẻ trong trường học các cấp. NXB TDTT 1998.
Nhận thức tầm quan trọng của GDTC trong chiến lược phát triển con
người, nên Đảng và Nhà nước đã chỉ thị cho nghành GD & ĐT tiến hành
giảng dạy chính khóa và quan tâm giảng dạy ngoại khóa TDTT trong các
trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Tuy nhiên, mặc dù
được Đảng và Nhà nước quan tâm, song công tác GDTC trong các trường Đại
học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Nguyên nhân của những điều bất cập này là do sự quan tâm chưa đầy
đủ của các cấp lãnh đạo trong các nhà trường về công tác GDTC. Mặc khác,
điều kiện đảm bảo cho việc giảng dạy như sân bãi, nhà tập, dụng cụ tập luyện
còn thiếu chất lượng không cao. Nhất là trình độ đội ngũ giáo viên lại không
đồng đều về năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn. Nhận thức sâu sắc

tình hình thực tiễn hiện nay, trường Đại học An Giang luôn coi việc đẩy mạnh
và nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên là nhiệm vụ chính trị quan trọng
hàng đầu và cấp thiết nhất nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật
không những có thể lực dồi dào, hình thái cân đối mà còn có trình độ chuyên
môn cao. Trường Đại học An Giang tuy mới được thành lập, nhưng hiện nay
là một trong những trung tâm đào tạo lớn của khu vực, ngoài lĩnh vực đào tạo
các hệ về ngành sư phạm, còn mở rộng đào tạo đa ngành, đa nghề phục vụ
cho nhân dân . Vì vậy, việc thường xuyên rèn luyện thân thể là trách nhiệm và
nghĩa vụ của sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học An Giang nói
riêng, nhằm mục đích rèn luyện thể chất, phát triển thể lực cho sinh viên ngay
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để giúp họ sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ
nhanh chóng hoà nhập với thực tế công tác và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
được giao.


4

Tại đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ VI đã nêu“ Đầu tư
mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học An Giang trở thành
trung tâm về nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
của Tỉnh”.
Tuy nhiên, công tác GDTC trong trường Đại học An Giang còn nhiều
hạn chế, nhận thức của sinh viên về vai trò, tác dụng của TDTT còn chưa đầy
đủ. Nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy GDTC còn chưa đồng bộ.
Để giải quyết được vấn đề đặt ra, điều thiết thực có tính chíến lược lâu
dài là nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học vào công tác GDTC, trong
đó ứng dụng các phương pháp dạy học TDTT mới vào các giờ học GDTC.
Tập luyện vòng tròn là một phương pháp được áp dụng trong huấn
luyện các tố chất thể lực và chuyên môn cho đối tượng tập luyện GDTC. Hiện
nay còn ít công trình nghiên cứu ứng dụng phương pháp vòng tròn đối với tập

luyện TDTT vì mục đích sức khỏe. Hơn nữa, ở nước ta, cũng chưa có công
trình nghiên cứu nào ứng dụng phương pháp vòng tròn đối với việc nghiên
cứu sự phát triển thể chất cho sinh viên.
Nhằm tạo ra những động lực thúc đẩy phong trào rèn luyện thân thể
cho sinh viên Trường Đại học An Giang nói chung và sinh viên khối giáo dục
tiểu học nói riêng. Điều này có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao sức
khoẻ, đáp ứng yêu cầu đặt ra phát triển con người toàn diện trong thời kỳ
công nghiệp hóa, góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả giảng dạy cho sinh
viên sau khi ra trường bắt kịp với thực tế được tốt hơn thì việc cải tiến
phương pháp là việc làm quan trọng và cần thiết.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng và hiện trạng của vấn đề
nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn đề tài.


5

“Ứng dụng phƣơng pháp giảng dạy vòng tròn để nâng cao thể chất
cho nữ sinh viên năm thứ nhất khối giáo dục tiểu học trƣờng Đại học An
Giang sau một năm học”
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá hiệu quả của việc giảng dạy theo phương pháp vòng tròn đối
với sự phát triển thể chất của nữ sinh viên khối giáo dục tiểu học. Kết quả
nghiên cứu có thể làm cơ sở tham khảo để góp phần cải tiến phương pháp
giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất trong nhà
trường.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, các mục tiêu nghiên cứu bao gồm:
1. Đánh giá thực trạng thể chất của nữ sinh viên năm 1 khối giáo dục
tiểu học trường Đại học An giang.
1.1.Thực trạng cơ sở vật chất, điều kiện trang thiết bị, dụng cụ tập

luyện, tài liệu và chương trình giảng dạy môn giáo dục thể chất ở Trường
Đại học An Giang.
1.2. Thực trạng thể chất của n sinh vi n năm

khối giáo dục tiểu học

trường Đại học An giang với n sinh vi n thành phố Hồ Chí Minh và n
người Việt Nam cùng độ tuổi.
2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp giảng dạy vòng tròn đối với sự
phát triển thể chất của nữ sinh viên năm 1 khối giáo dục tiểu học trường Đại
học An giang.
2.1 Lựa chọn bài tập theo phương pháp vòng tròn.
2.2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp vòng tròn đối với sự phát
triển thể chất của n sinh vi n năm thứ 1 khối giáo dục tiểu học trường Đại
học An Giang.


6

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục thể chất trong trƣờng học
1.1.1 Giáo dục thể chất là một mặt của mục tiêu giáo dục toàn diện
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có trí thức,có đạo đức
và hoàn thiện thể chất. Trong các trường Đại học – Cao đẳng và Trung học
chuyên nghiệp, giáo dục thể chất cho học sinh – sinh viên được coi là bộ mặt
giáo dục, vừa là nhiệm vụ quan trọng, góp phần bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành
những con người phát triển toàn diện, có sức khỏe dồi dào, có thể chất cường
tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân một

cách đắc lực. Cùng với các mặt hoạt động khác, quá trình giáo dục thể chất
giúp cho học sinh - sinh viên hoàn thiện nhân cách và các phẩm chất khác,
nhằm đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống và nghiệp vụ chuyên môn.
Tư tưởng về con người phải được phát triển hài hòa giữa thể chất và
tinh thần đã xuất hiện trong kho tàng văn hóa chung của xã hội loài người từ
nhiều thế kỉ trước đây. Từ nhà triết học cổ Hi Lạp A-ris-tốt, những nhà theo
chủ nghĩa nhân đạo thời phục hưng như Mông-ten, những người theo chủ
nghĩa Xã hội không tưởng như Xanh-Xi-Mông. Ô-oen, đến những nhà Bác
học và giáo dục nổi tiếng của Nga như M.V.Lômônôxốp, V.G.Strecnưsepski
và nhiều người khác nữa, đã ra sức phát triển, bảo vệ tư tưởng của học thuyết
về phát triển hài hoài giữa năng lực thể chất và tinh thần của con người[7]
Các Mác và Ăng-Ghen đã chứng minh sự phát triển của giáo dục phụ thuộc
vào điều kiện sống vật chất, khám phá ra bản chất xã hội, bản chất giai cấp,
đồng thời còn chỉ ra rằng trong Xã hội Chủ nghĩa Cộng Sản tương lai con
người phát triển toàn diện là một tất yếu khách quan, bởi vì đó là nhu cầu của


7

xã hội. Nhấn mạnh vấn đề này Mác đã viết: “kết hợp với lao động sản xuất
với trí dục và thể dục. Đó không những là biện pháp để tăng thêm sức sản
xuất của xã hội, mà còn là biện phát duy nhất để đào tạo con người toàn
diện.[6]
Lê-Nin đi sâu và phát triển sáng tạo học thuyết về giáo dục toàn diện.
Người nhấn mạnh: “ Thanh niên đặc biệt cần sự yêu đời và sảng khóai, cần có
thể thao lành mạnh, thể dục, bơi lội, tham quan, các bài tập thể lực, những
hứng thú phong phú về tinh thần: học tập, phân tích, nghiên cứu và cố gắng
phối hợp tất cả các hoạt động ấy với nhau”.
1.1.2 Giáo dục con người toàn diện theo quan điểm Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa thế giới và được thế giới công

nhận danh hiệu anh hùng giải phóng dân tộc. Suốt đời Bác đã hy sinh vì độc
lâp dân tộc, lãnh đạo tài tình cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc qua hai
cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thành công. Bác là người trung
thành với học thuyết Mac – Lê Nin. Trong chỉ đạo công tác Cách mạng và
lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc Bác cũng rất quan tâm đến công tác
TDTT, coi đó là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục Cộng sản Chủ
nghĩa cho thanh niên.
Tháng 3 năm 1941, trong chương trình cứu nước của mặt trận Việt
Minh, Bác Hô đã nêu rõ: “ Khuyến khích và giúp đỡ nền TDTT quốc dân,
làm cho nòi giống thêm khỏe mạnh” và ngay sau khi giành chính quyền tháng
8 năm 1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc chăm lo sức khỏe
của nhân dân. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục tháng 3 năm 1946 Người
khẳng định vị trí của sức khỏe trong chế độ mới, việc gì cũng cần có sức khỏe
mới thành công. “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt
một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là góp phần cho cả nước mạnh


8

khỏe” Vậy nên “ luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi
người dân yêu nước”. [12]
. .3 Quan điểm đường lối của Đảng và Nhà Nước về GDTC
Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24 /03/ 1994 của Ban bí thư trung ương Đảng
(khóa VII) giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục & Đào tạo và Tổng cục TDTT
thường xuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác GDTT. Cải tiến chương
trình giảng dạy, tiêu chuẩn RLTT, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học
các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTT
bắt buộc ở tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp
sống hằng ngày của hầu hết HS-SV, qua đó phát hiện và tuyển chọn được
nhiều tài năng thể thao cho đất nước.

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại
điều 41 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT,
quy địng chế độ GDTC bắt buột trong trường học, khuyết khích và giúp đỡ
phát triển các hình thức tổ chức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện
cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi
dưỡng các nhân tài thể thao”.[13]
Văn kiện Đại hộiVII của Đảng đã chỉ rõ: Giáo dục và Đào tạo cùng với
khoa học công nghệ phải thật sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt
hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI. Đồng thời khẳng định“..Sự
cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người đồng thời, là vốn
quý để tạo ra tài sản, trí tuệ và vật chất cho xã hội”.Chăm lo cho con người về
thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội của các cấp, các nghành, các đoàn
thể…”


9

Chỉ thị 17/CT- TW ngày 23/10/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng
nêu rõ “…Đẩy mạnh họat động TDTT ở trường học, đảm bảo mỗi trường học
đều có giáo viên TDTT...Tăng cường đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực TDTT”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời có những chỉ thị, quyết định chỉ
đạo thực hiện công tác giáo dục thể chất trong trường học, như việc ban hành
quy chế Giáo dục thể chất và Y tế trường học trong nhà trường các cấp. Theo
quyết định số14/2001 ngày 03 tháng 05 năm 2001, Bộ tiếp tục khẳng định vị
trí vai trò giáo dục thể chất là hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm giáo dục, bảo
vệ và tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi
dưỡng nhân cách đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho HS – SV.
Gần đây Bộ Giáo dục và đào tạo -

y ban Thể dục thể thao thống nhất


ban hành Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT – Bộ GD &ĐT - UBTDTT
ngày 29/12/2005, hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ thị công tác TDTT
trường học giai đọan 2006 - 2010, xác định“ Thể thao trường học là một bộ
phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng
phẩm chất đạo đức, ý trí, giáo dục nhân cách cho HS, SV góp phần đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...phát triển TDTT trường học
theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giờ học thể dục nội khóa, đa dạng
hóa các hoạt động ngoại khóa, đồng thời tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể đối với người học…”
Tóm lại: Chăm lo con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội
nói chung, của ngành TDTT nói riêng. Đó cũng chính là phương hướng cơ
bản, quan trọng nhất của nền giáo dục ở nước ta.


10

1.2 Công tác giáo dục thể chất của sinh viên các truờng Đại học Cao đẳng Vi t Nam
.2. Ý nghĩa tầm quan trọng của công tác GDTC cho sinh viên
Ngày 29/4/1993 Bộ GD & ĐT đã ban hành quy chế về công tác GDTC,
nêu rõ: “ giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và
đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng thể chất,
trong sáng về đạo đức...”
Vụ công tác HS-SV, Bộ GD &ĐT cùng với hội thể thao Đại học Việt
Nam luôn có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện công tác kiểm tra đôn đốc
việc thực hiện giảng dạy TDTT, áp dụng đầy đủ và có chất lượng nội dung,
chương trình GDTC chính khóa và ngọai khóa phong phú, đa dạng, sinh
động, nhằm phát triển, phát hiện các tài năng thể thao tạo ra một sân chơi bổ
ích, thu hút SV ra sức rèn luyện thân thể. Giáo dục thể chất còn góp phần bảo
vệ tăng cường sức khỏe cho HS – SV phòng chống bệnh tật nhằm nâng cao

năng lực học tập và lao động, góp phần hình thành và hoàn thiện các phẩm
chất tâm lý, ý chí tính tự tin kiên trì, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập
thể, khơi dậy lòng tự tin dân tộc. Như vậy rõ ràng giáo dục thể chất ngày càng
khẳng định vị trí vai trò không thể thay thế trong sự nghiệp giáo dục toàn diện
của Đảng và Nhà nước ta.
1.2.2 Các công trình nghiên cứu sự phát triển thể chất sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng
Đề tài nghiên cứu của các tác giả Nghiêm Xuân Thúc(1998) [31],Trần
Đức Dũng(2006)[9] Lưu Quang Hiệp,Vũ Đức Thu1984)[16đã đề cập đến tình
hình thể lực chung của sinh viên các trường đại học và cao đẳng như: Đại học
Bách khoa, Đại học Mỏ Địa chất, Đại học Nông Nghiệp, ...Một số công trình
nghiên cứu khác đi sâu phân tích một số tình hình phát triển thể chất của SV


11

các trường: Trường Cao đẳng Nhạc họa Trung ương Trần Thị Nguyệt Đán
(1998) [10], Hầu hết các tác giả trên đều sử dụng, các chỉ số về hình thái và
các tố chất thể lực để đánh giá tình hình phát triển thể chất của SV. Đặc biệt
là Giáo sư Lê Văn Lẫm, trong cuốn sách “Phát triển toàn diện con người trong
thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa" (2002) cũng đã giới thiệu các bài thử
(test), nằm sấp chống đẩy, đánh giá sức mạnh của tay vai, test bật xa tại chỗ,
đánh giá sức mạnh của chân, test chạy 800m đánh giá sức bền. Viện khoa học
TDTT đã tiến hành nghiên cứu đề tài cấp ngành “ Điều tra thể chất nhân dân
từ 6 – 20 tuổi [34] bằng hệ thống các chỉ số đánh giá: thể hình (chiều cao,cân
nặng,chỉ số Quetelet, chỉ số BMI); tố chất thể lực( chạy 30m xuất phát cao
(giây), bật xa tại chỗ(cm), lực bóp tay thuận(kg), nằm ngửa gập bụng
30”(lần), dẻo gập thân(cm), chạy con thoi 4x10m(giây) và chạy tùy sức 5
phút(m), chức năng tim mạch (công năng tim)
Viện khoa học TDTT đã tiến hành điều tra thể chất con người Việt

Nam ở lứa tuổi 6-20 [34]. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã công bố những
chỉ số mới về tầm vóc con người Việt nam hiện tại và dự báo mang tính chiến
lược cho giai đoạn 2005 -2025, là cơ sở cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực của
đất nước.
Tổng quan một số công trình nghiên cứu tình hình phát triển thể chất
của HS, SV do nhiều nhà khoa học đã tiến hành khẳng định tầm quan trọng
của việc đánh giá giáo dục thể chất của sinh viên. Khi tiến hành nghiên cứu
thể chất của HS – SV, đa số các nhà nghiên cứu đều tiến hành đều tra trên 3
nội dung cơ bản (hình thái, tố chất thể lực và chức năng) và ở mỗi nội dung,
bao giờ các nhà nghiên cứu cũng sử dụng nhiều chỉ tiêu, nhiều test để tiến
hành điều tra. Những test sử dụng thường là các test đặc trưng cho tất cả các
đề tài và Viện khoa học TDTT đã tiến hành điều tra thể chất con người Việt
Nam ở lứa tuổi 6 -20. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã công bố những chỉ số


12

các test này được vận dụng và nghiên cứu đối tượng sinh viên trường Đại học
An Giang.
1.3 Khái quát mục tiêu, nhi m vụ và chƣơng trình giáo dục thể
chất trong h thống các trƣờng Đại học
Bộ giáo dục và đào tạo quan tâm đến công các giáo dục thể chất trong
các trường Đại học. Chương trình giáo dục thể chất của sinh viên Đại học
thường xuyên được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát
triển thể chất trong nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho sinh viên. Đó cũng thể
hiện tính khoa học và thực tiễn phong phú, nhằm nâng cao mục tiêu của giáo
dục thể chất, đáp ứng nhiệm vụ của cách mạng, bồi dưỡng nguồn lao động có
phẩm chất: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về
tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Bộ giáo dục và đào tạo luôn nhất quán mục
tiêu của công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường các cấp là góp

phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hóa xã
hội, phát triển hài hòa, có thể chất cường tráng đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp
và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của thời đại. Giáo dục
thể chất và thể thao trong trường học có 3 nhiệm vụ cơ bản:
- Góp phần giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện thân thể, ý
thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin và lối sống lành mạnh, sẵn sàng phục
vụ yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nội dung và
phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vậng động và kỹ năng cơ bản một số
môn thể thao. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện để
rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe, đồng thời tham gia tích cực các hoạt
động TDTT của nhà trường và xã hội.


13

- Góp phần củng cố và tăng cường sức khỏe của sinh viên, nâng cao
trình độ thể lực chung, phát triển toàn diện, cân đối, đáp ứng các tiêu chuẩn
rèn luyện thân thể qui định.
Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ của công tác giáo dục thể chất, hoạt động
thể thao, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành (quyết định số 15/QĐ-GD&ĐT
ngày 10/062004) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc qui định chương trình
khung môn giáo dục thể chất cho các khối ngành các trường Đại học[26]
Chương trình GDTC đối với các trường Đại học gồm 5 đơn vị học
trình(150 tiết). Mỗi đơn vị học trình được giảng dạy trong một học kỳ thời
lượng 30 tiết học. Môn học GDTC được tiến hành trong hai năm rưỡi đầu của
chương trình, bao gồm cả 2 phần : lý thuyết và thực hành. Sinh viên phải
kiểm tra lý thuyết và thực hành vào cuối của từng học kỳ. Như vậy tố chất thể
lực là vai trò quan trọng, là một bộ phận của môn học thể dục cho sinh viên
trong trường Đại học, điều này đã được qui định tại điều 41 của hiến pháp

nước ta năm 1992 [13].
Trong quá trình điều chỉnh chương trình, đã qui định cụ thể hơn về giáo
dục thể chất dành cho các đối tượng khác nhau thuộc các khối đại học chuyên
nghiệp, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, Nam và Nữ. Tuy nhiên, hệ
thống tiêu chuẩn rèn luyện thân thể khó áp dụng cho các trường không có,
hoặc thiếu cơ sở vật chất dạy và học giáo dục thể chất, hệ thống rèn luyện
thân thể lại phức tạp, do vậy sinh viên thường khó thực hiện. Bên cạnh đó,
việc nghiên cứu nội dung phương pháp vòng tròn nhằm phát triển thể chất cho
sinh viên còn chưa được nghiên cứu. Trong đó, trường Đại học An Giang sinh
viên đa số là nữ lại học nhiều ở khối giáo dục tiểu học so với sinh viên khu
vực đồng bằng sông Cửu Long.


14

1.4 Đặc điểm giải phẩu và tâm sinh lý lứa tuổi 18 -21:
1.4.1 Đặc điểm hình thái cơ thể ở tuổi 18-21
Số lượng lớn các nghiên cứu trong nước và ngoài nước cho thấy, thành
tích TDTT xuất sắc có quan hệ mật thiết với đặc điểm thể hình của sinh viên.
Đặc biệt, một số chỉ tiêu như chiều cao, cân nặng, nó không những phản ánh
tình hình phát dục cơ thể của sinh viên,mà còn thống nhất với sự phát dục các
cơ quan tổ chức của cơ thể, cơ bắp. Sự lớn nhỏ của trái tim, sự lớn nhỏ của
dung tích sống trong trạng thái bình thường,đều tăng theo sự phát triển của
chiều cao và cân nặng. Ở tuổi 18 đến 20, lứa tuổi thanh niên, đây là những
năm tháng phát triển rực rỡ của sức mạnh tinh thần lẫn thể chất. Sự phát triển
về mặt giải phẫu của chiều cao ở lứa tuổi thiếu niên. Sự tăng kích thước cơ
thể về chiều rộng hơn chiều dài. Độ cứng của xương chủ yếu đã hình thành,
trừ những xương ống to. Bộ xương trở nên vẫn chắc hơn, ít bị cong vẹo.
Lượng cơ lứa tuổi 18-20 đạt tới 43%-45% khối lương chung và đã có chất
lượng mới, sức mạnh cơ tăng. [24]

.4.2 Đặc điểm chức năng cơ thể thanh niên lứa tuổi 18-21
Trong GDTC, chức năng của tim, huyết quản và phổi là nhân tố sinh lý
quan trọng. Trong đó, mạch đập, huyết áp và dung tích sống là các chỉ tiêu
sinh lý bình thường dùng để tìm hiểu công năng tim phổi. Tần số tim và mạch
đập thống nhất ở trạng thái bình thường.
Ở lứa tuổi 18-20, mạch đập trung bình ở nam là 77,5 ± 4.4 lần/phút;
mạch đập trung bình ở nữ là 77,5 ± 8,93 lần/phút. Huyết áp tâm thu của nam
là 117,5 mmHg; huyế áp tâm thu ở nữ là 110,2 mmHg. Giá trị trung bình
dung tích sống của nam khoảng 4124ml, của nữ khoảng 2871ml[25].
- Hệ tim mạch: cùng với sự phát triển chung của khối lượng tim và hoạt
động của tim, ở tuổi thanh niên, thỉnh thoảng to tâm thất trái, điều này trong y
học gọi là “sự nỡ to tim ở lứa tuổi thanh niên”. Sự thích ứng của tim trở nên


15

hoàn thiện hơn. Tần số co bóp của tim giảm xuống tới 70-75 lần/phút, huyết
áp khoảng 115 mmHg.
- Hệ hô hấp: Sự phát triển của cơ quan hô hấp được hoàn thành, dung
tích sống của phổi đạt tới 3- 3,5 lít. Điều hòa hô hấp trở nên hoàn chỉnh hơn.
Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn, nhưng tuổi càng lớn, thì sự trao đổi
chất càng giảm dần.
- Hệ thần kinh: Sự phát triển trí tuệ trực tiếp.chức năng phân tích của hệ
thần kinh đạt tới sự phát triển hoàn toàn. Khát vọng đạt kết quả cao trong các
hoạt động, đặc biệt trong hoạt động thể dục thể thao.
- Bộ máy sinh dục: Hoàn thiện: Các tuyến nội tiết, trong đó các tuyến
sinh dục đã kết thúc sự hình thành (vì thế xuất hiện những nét mới trong quan
hệ nam - nữ). Tập luyện thể thao, giáo dục thói quen vệ sinh, giáo dục thẩm
mỹ...là vô cùng quan trọng trong việc giáo dục giới tính.
Sự hoàn thiện các cơ quan chức năng của lứa tuổi 18-20 đặt nền tảng

cho việc luyện tập TDTT. Những năng lực thực hiện các hoạt động thể lực,
cần sức mạnh, sức bền, sự khéo léo được phát triển có hiệu quả.
.4.3 Đặc điểm tâm lý thanh niên lứa tuổi 18-21
- Những đặc diểm tâm lý của thanh niên sinh viên bị chi phối bởi
những đặc điểm phát triển thể chất, môi trường và vai trò xã hội cụ thể mà
trong đó họ sống và hoạt động. Đây là một nhóm xã hội đặc biệt, đang chuẩn
bị trực tiếp cho việc tham gia vào cuộc sống tinh thần của xã hội. Những đặc
điểm phát triển tâm lý ở những thanh niên sinh viên rất phong phú đa dạng và
không đồng đều. Sau đây, là những nét cơ bản:
- Như đã trình bày trên, hoạt động học tập, hoạt động xã hội và môi
trường sống của sinh viên có những nét đặc trưng và đòi hỏi khác nhau về
chất so với lứa tuổi trước đó. Để hoạt động học tập có kết quả, trong thời gian


16

đầu ở trường Đại học - Cao đẳng, sinh viên phải thích nghi với hoạt động học
tập, hoạt động xã hôi, cũng như các sinh hoạt trong đời sống tâp thể sinh viên.
Quá trình thích nghi này tập trung chủ yếu ở các mặt:
+ Nội dung học tập mang tính chuyên nghành.
+ Phương pháp học tập mang tính nghiên cứu khoa học.
+ Nội dung và cách thức giao tiếp với thầy, cô giáo, bạn bè và các tổ
chức xã hội phong phú, đa dạng...
- Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy,
cần có một thời gian nhất định để tâm lý cá nhân và nhanh chóng hòa nhập
với môi trường xã hội mới, nhưng lại khó khăn trong phương pháp Đại họcCao đẳng. Có người cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu tri thức, để vượt
qua các môn học chuyên sâu ở Cao đẳng và Đại học, nhưng lại lúng túng
thiếu tự nhiên trong hòa nhập bạn bè, với các nhóm hòa nhập trên lớp, trong
trường Cao đẳng và Đại học. Một số sống hòa đồng cởi mở với mọi người,
trong khi một số khác lại thường ở dạng thận trọng, khép kín. [ 23]

- Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu cũng cho thấy: Nhìn chung, sau
một thời gian học ở trường Đại hoc – Cao đẳng, đa số sinh viên thích ứng khả
năng nhanh chóng với môi trường xã hội mới, trên cơ sở tình bạn của những
người trẻ tuổi. Khó khăn có tính chất bao trùm lớn vẫn là phải thích nghi được
với nôi dung, phương pháp học tập mới có tính chất nghiên cứu khoa học và
học nghề đối với những chuyên gia tương lai. Mức độ thích nghi này,có ảnh
hưởng trực tiếp đến thành công trong học tập của họ, bởi vậy có ý nghĩa chi
phối rõ rệt hơn. Ở đây, bản thân người sinh viên gặp một loạt mâu thuẫn cần
phải được giải quyết,chẳng hạn:
+ Mâu thuẫn giữa ước mơ, kỳ vọng của sinh viên với khả năng điều
kiện thực hiện ước mơ đó.


17

+ Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu sâu môn học mà yêu
thích với yêu cầu thực hiện toàn bộ chương trình học tập theo thời gian biểu
nhất định
+ Mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin rất nhiều trong xã hội hiện đại
với khả năng và thời gian có hạn…
Để phát triển, sinh viên phải biết giải quyết các mâu thuẫn này một
cách hợp lý.Với mọi sinh viên, điều này không dễ vượt qua. Ở đây, một mặt,
người sinh viên phải tích cực hoạt động ở các trường Đại học - Cao đẳng, cần
hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên giải quyết các mâu thuẫn trên. Xét đến cùng,nhân
cách của mỗi sinh viên sẽ được phát triển chính trong quá trình họ giải quyết
được các mâu thuẫn một cách biện chứng. [23]
- Bản chất hoạt động nhận thức của những người sinh viên trong các
trường Đại học – Cao đẳng là đi sâu, tìm hiểu môn học,những chuyên nghành
khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để nắm được đối tượng, nhiệm vụ,
phương pháp, quy luật của các khoa học đó, với mục đích trở thành những

chuyên gia về lĩnh vực nhất định. Hoạt động nhận thức của họ, một mặt phải
kế thừa một cách có hệ thống những thành tựu của khoa học đại cương có tính
cập nhập, thời sự. Chính vì vậy, nét đặc trưng cho hoạt động học tập của sinh
viên là sự căng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy
như phân tích, so sánh tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Có thể nêu
các đặc điểm sau đây trong hoạt động nhận thức của thanh niên sinh viên.
+ Sinh viên học tập nhằm lĩnh hội các tri thức, hệ thống khái niệm khoa
học, những kỹ năng kỹ xào nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân
cách của người chuyên gia tương lai. Hoạt động nhận thức của họ vừa gắn kết
chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, vừa không tách rời hoạt động nghề nghiệp
của người chuyên gia.


18

Tóm lại: Hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là hoạt động trí tuệ
đích thực, căng thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí
tuệ này vẫn lấy những sự kiện của quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở.
Song, các thao tác trí tuệ phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp
nhịp nhàng, tinh tế và uyển chuyển, linh động tùy theo từng hoàn cảnh từng
vấn đề. Bởi vậy, đa số sinh viên lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề
mà thầy, cô giáo trình bày. Họ thường ít thoải mãn với những gì mà muốn đào
sâu, suy nghĩ để nắm vấn đề sâu hơn, rộng hơn.
Như vậy, trong quá trình học tập, lĩnh vực động cơ của sinh viên tiếp
tục bị chia phối khá mạnh bởi chính vai trò của các cán bộ giảng dạy trong
việc tổ chức hoạt động dạy học. Việc phát triển những động cơ tích cực của
hoạt động học tập ở sinh viên, phụ thuộc vào một số điều kiện sư phạm nhất
định. Ví dụ: những bài giải được trình bày theo hướng nêu vấn đề, gây những
tình hướng được giải quyết, những giờ thảo luận, những buổi hội thảo được
phát huy độc lập, sáng tạo, việc hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học ở

phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế, thực tiễn để giải quyết các vấn đề
có ý nghĩa quan trọng để phát triển động cơ nhận thức của sinh viên theo
hướng tích cực trong học tập.
- Theo quan điểm của một số nhà tâm lý học khác, tuổi sinh viên là thời
kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như tình cảm trí
tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Những tình cảm này biểu hiện rất
phong phú trong hoạt động và đời sống của sinh viên. Đặc điểm của nó là tính
có hệ thống và tính bền vững so với thời kỳ trước đó. Hầu hết sinh viên biểu
lộ sự chăm chỉ, say mê của mình đối với chuyên nghành và nghề nghiệp đã
chọn để thoải mãn tình cảm trí tuệ, họ học tập không chỉ ở giảng đường và
thư viện trường Đại học, mà còn mở rộng và đào sâu kiến thức cùa mình bằng
nhiều cách: học thêm các khoa khác, trường khác, tìm đọc ở nhiều thư viện,


19

học trên các phương tiện truyền thông,…Chính tình cảm trí tuệ này làm cho
lương tri thức mà sinh viên tích lũy được thường rất lớn, vượt xa những sinh
viên không có loại tình cảm này.
Bên cạnh đó, chính những năm ở trường Đại học – Cao đẳng, sinh viên
lại có thêm những tình bạn mới khong kém phần bền vững sâu sắc. Tình bạn
ở lứa tuổi sinh viên đã làm thêm phong phú tâm hồn, nhân cách của sinh viên
rất nhiều.
Bên cạnh tình bạn, tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất
đặc trưng. Loại tình cảm này có mần móng ở giai đoạn dậy thì, có sự thể hiện
nghiệm ở giai đoạn đầu ở tuổi thanh xuân và đến thời kỳ này thì phát triển
toàn diện, hoàn thiện và hoàn mỹ về thể chất cũng như tư tưởng tinh thần.
Song. loại hình tình cảm này cũng không thể hiện đồng đều ở sinh viên. Điều
này, tùy thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể tùy thuộc vào quan
niệm và kế hoạch đường đời của mỗi người.

Trong khi quyết định những mâu thuẫn này, sinh viên gặp không ít
những khó khăn. Cũng chính vì vậy, đa số sinh viên đã chọn đường tập trung
mọi mặt cho học tập, học nghề trong thời gian học Đại học – Cao đẳng.Cách
này mang lại hiệu quả trong học tập đối với sinh viên và giúp họ vững vàng
chín chắn hơn trong cuộc sống
- Tự đánh giá là một trong những phẩm chất quan trọng, một trình độ
phát triển cao của nhân cách.[11] Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, điều
chỉnh hoạt động, hành vi của chủ thể nhằm mục đích, lý tưởng cuộc sống một
cách tự giác. Tự đánh giá được nảy sinh rất sớm ở con người nó tiếp tục phát
triển đến mức có tính đột biến. Song, tuổi thanh niên, nhất là ờ thời kí sinh
viên, tự đánh giá phát triển mạnh với những biểu hiện phong phú và sâu sắc.
Tự đánh giá ở lứa tuổi sinh viên là một hoạt động nhận thức, trong đó
đối tượng nhận thức chính là bản thân chủ thể, là quá trình chủ thể thu thập,


20

xử lý thông tin về chính mình, chỉ ra được mức độ nhân cách tồn tại bản
thân,từ đó có thái độ hành vi, hoạt động phù hợp, nhằm tự điều chỉnh, giáo
dục để hoàn thiện và phát triển.[38]
Đặc điểm tự đánh giá ở sinh viên mang tính chất toàn diện và sâu sắc.
Biểu hiện cụ thể của nó là sinh viên không chỉ đánh giá hình ảnh bản thân có
tính chất bên ngoài, hình thức, mà còn đi sâu vào các phẩm chất, các giá trị
của nhân cách. Những cấp độ đánh giá ở trên mạng yếu tố phê phán rõ rệt. Vì
vậy, tự đánh giá của sinh viên vừa có ý nghĩa tự ý thức, tự giáo dục.
Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của nhận thức, nó giúp sinh
viên có hiểu biết về thái độ hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt
động của mình theo những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của cộng đồng xã hội.
Tóm lại, những phẩm chất nhân cách: tự đánh giá, lòng tự tin, sự tự ý
thức đều phát triển mạnh mẽ ở tuổi SV. Chính những phẩm chất nhân cách

bậc cao này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản than
theo hướng tích cực của những trí thức tương lai.
1.5 Những vấn đề cơ bản về phát triển các tố chất thể chất một
trong những mục tiêu của GDTC.
Thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu
quả hoạt động của con người. Mặt khác rèn luyện và phát triển thể lực, lại là
một trong hai điểm cơ bản của quá trình giáo dục thể chất.
Các tố chất thể lực có thể phát triển trong quá trình tiếp thu kỹ thuật.
Song nếu chỉ bằng con đường này thì các tố chất thể lực phát triển rất chậm.
Vì vậy để hình thành và hoàn thiện các kỹ thuật động tác thì sinh viên thường
xuyên phải nâng cao trình độ thể lực của mình.
Chuẩn bị các tố chất thể lực, có mục đích trực tiếp góp phần nâng cao
hiệu quả học tập, tạo ra năng lực làm việc cao trong quá trình học tập và công
tác sau này của sinh viên.


21

Nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chuẩn bị thể lực toàn diện cho sinh
viên là chuẩn bị thể lực chung rộng rãi, bởi vì giáo dục toàn diện các năng lực
thể chất và thường xuyên sẽ làm phong phú vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động, sẽ
đảm bảo những điều kiện chung, cần thiết đem lại hiệu quả của mọi hoạt
động.
Một trong những nhiệm vụ chính của chuẩn bị thể lực chung cho sinh
viên là: Phát triển toàn diện các tố chất thể lực bao gồm: Sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, sự khéo léo, độ dẻo. Đây là năng lực thể chất quan trọng nhất
của những người tập luyện thể dục thể thao và là tiền đề quan trọng nhất để
họ thực hiện được những nhu cầu ngày càng cao và phức tạp trong học tập và
cuộc sống.
Về phương diện sinh học, chuẩn bị thể lực toàn diện dựa trên cơ sở học

thuyết sinh lý của Paplop, xem cơ thể con người như một thể hoàn chỉnh,
trong đó các tố chất thể lực của con người có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Phát triển một tố chất thể lực nào đó, đều ảnh hưởng đến sự phát triển của các
tố chất thể lực khác. Nguyên tắc phát triển toàn diện trong giáo dục thể chất
cho đối tượng là sinh viên có ý nghĩa đặc biệt, ở lứa tuổi sinh viên cơ thể còn
đang phát triển, quá trình lớn chưa kết thúc. Cần tác động có mục đích tới quá
trình giảng dạy thể dục thể thao đối với họ. Hiệu quả tác động của các bài tập
nhằm phát triển các tố chất thể lực, phần lớn phụ thuộc vào phương pháp tập
luyện. Các tố chất thể lực chung bao gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền,
mềm dẻo và sự khéo léo.
.5. Tố chất sức mạnh
Sức mạnh là khả năng khắc phục đối kháng bên ngoài, hoặc đề kháng
lại nó bằng nổ lực của cơ bắp. Cơ bắp có thể sinh ra lực trong các trường hợp
như: không thay đổi độ dài của cơ(chế độ tĩnh),giảm độ dài cơ(chế độ khắc
phục),tăng độ dài của cơ(chế độ nhượng bộ). Trong chế độ hoạt động như


22

vậy, cơ bắp sinh ra các lực cơ học với các trị số khác nhau. Cho nên, có thể
coi chế độ hoạt động của cơ là cơ sở phân biệt các loại sức mạnh. Bằng thực
nghiệm và phân tích khoa học, người ta đã đi đến một số kết luận có ý nghĩa
cơ bản trong phân loại sức mạnh.
Trong hoạt động thể thao, sức mạnh luôn có quan hệ chặt chẽ với các
tố chất thể lực khác, cụ thể là sức nhanh và sức bền. Do đó, năng lực sức
mạnh được phân tích thành ba hình thức: năng lực sức mạnh tối đa, năng lực
sức mạnh nhanh (sức mạnh tốc độ), năng lực sức mạnh bền, trong đó năng lực
sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền là đặc trưng phần lớn cho các môn thể thao.
.5.2.Tố chất sức nhanh
Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian

ngắn nhất. Nó là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Nó quy định
chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác, cũng như thời gian phản ứng
vận động.[28]
Người ta phân biệt 3 hình thức đơn giản để biểu hiện sức nhanh là:
- Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động
- Tốc độ động tác đơn(với lực bên ngoài nhỏ)
- Tần số động tác.
Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc
biệt là các chỉ số về thời gian phản ứng vận động, hầu như không tương quan
với tốc độ động tác. Những hình thức đó thể hiện các năng lực tốc độ khác
nhau. Theo quan điểm sinh lý, thời gian tiềm phục của phản ứng vận động
gồm 5 giai đoạn:
- Xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ.
- Dẫn truyền hưng phấn tới hệ thần kinh trung ương.
- Truyền hưng phấn trong tồ chức lưới hình thành tín hiệu ly tâm.
- Truyền tín hiệu ly tâm đến cơ.


×