Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Tình chất tự sự trong thơ trữ tình phạm tiến duật luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.33 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
----------------------------------

LÊ THỊ HỒNG THANH

TÍNH CHẤT TỰ SỰ TRONG THƠ TRỮ TÌNH PHẠM TIẾN DUẬT

Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC
Mã số:60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGSTS. NGUYỄN VĂN HẠNH

Vinh - 2011
1


MỤC LỤC
Mở đầu

Trang

1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 9
4. Đối tượng khảo sát, phạm vi khảo sát ......................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................10
6. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................10


7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 10
Chương I: Khách quan hoá cái tôi trữ tình ...............................................11
1.1.

Cái

tôi

trữ

tình



các

hình

thức

tồn

tại

của

nó ........................................11
1.1.1. Cái tôi trữ tình trong thơ .......................................................................11
1.1.2. Các hình thức biểu hiện của cái tôi trữ tình ..........................................15
1.1.3. Khách quan hoá cái tôi trữ tình - dạng tồn tại đặc biệt của cái tôi trữ

tình trong thơ.................................................................................................. 17
1.2. Khách quan hoá cái tôi trữ tình và xu hướng tự sự hoá trong thơ trữ tình
Phạm Tiến Duật ............................................................................................. 22
1.2.1. Cái tôi trữ tình nhà thơ hoá thân trong vai người kể chuyện

.... 22

1.2.2. Sự hoá thân của cái tôi trữ tình nhà thơ vào nhân vật trữ tình ............ 26
1.3. Xu hướng phổ quát hoá cảm xúc trữ tình trong cái tôi nhà thơ . ............29
1.3.1. Niềm khao khát được cống hiến cho đất nước, nhân dân ....................
29
1.3.2. Thi vị hoá cuộc sống chiến đấu ở chiến trường .................................. 33
1.3.3. Những suy tư về chiến tranh, người lính ............................................. 38
1.3.4. Những chiêm nghiệm suy tư về cuộc sống thời hậu chiến .................. 44
Chương 2: Khách quan hoá giọng điệu trữ tình...................................... .50
2.1. Giọng điệu trong thơ trữ tình và các sắc thái biểu hiện của nó .............. 50
2


2.1.1. Giọng điệu trong thơ trữ tình ............................................................... 50
2.1.2. Các sắc thái biểu hiện của giọng điệu ................................................. 52
2.1.3. Khách quan hoá giọng điệu trữ tình - một hình thức tồn tại của giọng
điệu thơ trữ tình .............................................................................................54
2.2. Tự sự - trữ tình, một hình thức khách quan hoá giọng điệu trong thơ
Phạm Tiến Duật ............................................................................................ 57
2.2.1. Sử dụng cốt truyện làm biểu tượng với giọng điệu thuật sự ............... 57
2.2.2. Sự xuất hiện yếu tố chuyện trong thơ với việc kết hợp hài hoà kể và
tả .........................................................................................................................
65
2.2.3. Đối thoại hoá giọng điệu trữ tình .........................................................70

2.3. Tự sự hóa giọng điệu trữ tình với sự thể hiện tư duy thơ Phạm Tiến
Duật ....................................................................................................................
....74
2.3.1. Thơ không chỉ giãi bày mà còn lý giải ................................................ 74
2.3.2. Thơ - trữ tình và chính luận ................................................................. 80
2.3.3. Thơ - một hình thức đối thoại với đời ................................................. 85
Chương 3: Tự sự hoá nghệ thuật tổ chức lời thơ ..................................... 89
3.1. Dân chủ hoá ngôn ngữ thơ ..................................................................... 89
3.1.1. Dung nạp ngôn ngữ đời thường ........................................................... 89
3.1.2.Đa dạng hóa hình thức câu thơ ............................................................. 94
3.1.3.Sử dụng hình thức đối thoại trong thơ - đỉnh cao của việc dân chủ hoá
ngôn ngữ thơ...................................................................................................97
3.2. Một số thủ pháp tổ chức lời thơ .............................................................101
3.2.1. Thủ pháp so sánh mở rộng câu thơ .....................................................101
3.2.2. Thủ pháp trùng điệp lời thơ ............................................................... 107
3.2.3. Thủ pháp tương phản đối lập .............................................................112
Kết luận ...................................................................................................... 118
Tài liệu tham khảo .................................................................................... 120

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thơ chống Mỹ ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Từ trong
khói lửa chiến tranh một thế hệ nhà thơ vì yêu nước, yêu nhân dân mà chống
Mỹ, và cũng vì tình yêu ấy mà làm thơ. Trong dàn đồng ca của thơ chống Mỹ
nói chung và thơ trẻ chống Mỹ nói riêng, nổi lên nhiều gương mặt tiêu biểu.
Họ đã đem đến cho nền thơ Việt Nam hiện đại một diện mạo mới, một tiếng
thơ mới mẻ, trẻ trung, sôi nổi mà vẫn đượm chất suy tư, triết lý. Đó là Phạm

Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt,
Nguyễn Mỹ, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Phan Thị Thanh Nhàn,
Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Trần
Đăng Khoa... Họ có cách nhìn, cách cảm và cách thể hiện riêng về hiện thực
chiến tranh, về tình yêu đất nước. Tìm hiểu Tính chất tự sự trong thơ trữ tình
Phạm Tiến Duật, vì vậy không chỉ để hiểu về tài năng, đóng góp của một nhà
thơ mà còn góp phần khám phá những hướng tìm tòi đổi mới hình thức trong
thơ chống Mỹ.
1.2. Phạm Tiến Duật là gương mặt xuất sắc của thơ chống Mỹ, tiêu
biểu cho thế hệ nhà thơ trưởng thành từ trong khói lửa chiến tranh. Theo Chế
Lan Viên, Phạm Tiến Duật là một "hiện tượng" lớn, là người cách tân thơ, là
người khai mở một thi pháp, rất nhiều năm sau sẽ khó có thể thấy. Tuy nhiên
cho đến nay, những công trình nghiên cứu về thơ ông chưa có nhiều, hầu hết
mới chỉ dừng lại ở những lời giới thiệu, những phân tích đánh giá một số bài
thơ cụ thể và còn nhiều vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Từ thực tế đó
chúng tôi đi vào tìm hiểu Tính chất tự sự trong thơ trữ tình Phạm Tiến Duật,
4


với hy vọng góp thêm một tiếng nói trong quá trình nghiên cứu, giới thiệu nhà
thơ tài hoa này.
1.3. Nghiên cứu về thơ nói chung, thơ Phạm Tiến Duật nói riêng có thể
đứng từ nhiều góc độ, như thi pháp học, phong cách học, ngôn ngữ học, lịch
sử văn học... Thơ Phạm Tiến Duật phong phú, đa dạng cả về thể tài và nội
dung tư tưởng. Từ những tập thơ ra đời trong khói lửa chiến tranh đến những
bài thơ ra đời trong thời kỳ đổi mới (sau 1986) đã có sự thay đổi rõ rệt trong
tư tưởng và bút pháp thể hiện, mà rõ nhất là là sử dụng lối cấu trúc tự sự - trữ
tình. Từ góc nhìn này, giúp chúng ta thấy được những tìm tòi, thể nghiệm và
đóng góp của Phạm Tiến Duật đối với quá trình hiện đại hoá thơ ca dân tộc.
Từ đó, rút ra được một số vấn đề lý luận về sự giao thoa thể loại trong sáng

tác văn học.
1.4. Trong chương trình văn học ở nhà trường, thơ Phạm Tiến Duật
được đưa vào giảng dạy ở bậc trung học cơ sở. Vì vậy, việc việc tìm hiểu
Tính chất tự sự trong thơ trữ tình Phạm Tiến Duật không chỉ có ý nghĩa khoa
học mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ hữu ích cho
việc dạy và học thơ Phạm Tiến Duật trong nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Như đã nói ở trên, Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt thơ
ca tiêu biểu của thơ chống Mỹ. Ông được mệnh danh là “con chim lửa
Trường Sơn”. Ngay từ khi mới xuất hiện, thơ Phạm Tiến Duật đã thu hút sự
chú ý quan tâm của đông đảo bạn đọc, và giới nghiên cứu phê bình văn học.
Trong phạm vi quan tâm của đề tài và nguồn tư liệu bao quát được, chúng tôi
điểm lại một số vấn đề cơ bản về quá trình nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duật
thời gian qua.
Trong Lời giới thiệu tuyển thơ chống Mỹ cứu nước 1965 - 1967, Chế
Lan Viên rất quan tâm tới sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ, đã nhắc tới nhiều
nhà thơ trẻ "có hay chưa có bài trong tuyển tập", nhưng Phạm Tiến Duật vẫn
không hề được nhắc đến. Chỉ đến khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ của tuần báo
văn nghệ 1969, tên tuổi Phạm Tiến Duật mới gây được ấn tượng mạnh mẽ.
5


Ông đột ngột xuất hiện, cắm cột mốc vinh quang cho đời thơ của mình, và
khẳng định sự xuất hiện của một thế hệ thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ. Kể từ đây,
Phạm Tiến Duật đã trở thành một hiện tượng, thu hút sự chú ý của giới nghiên
cứu phê bình văn học. Một trong những bài viết đầu tiên về thơ Phạm Tiến
Duật phải kể đến là bài viết của Nhị Ca với nhan đề Giữa chiến trường nghe
tiếng bom rất nhỏ (Tạp chí văn nghệ Quân đội, số 10, 1970). Nhị Ca đã điểm
lại một số bài thơ của Phạm Tiến Duật như: Khẩu đội anh hùng, Qua một
mảnh trờ thành phố Vinh, Lửa đèn, Chú Lư phố khách, Bài thơ về tiểu đội xe

không kính... để thấy được vẻ "mới và sâu" trong thơ Phạm Tiến Duật. Theo
ông, thơ Phạm Tiến Duật "được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi
khoẻ, thở hít không khí mặt trận dữ dội và tự tin, có thời gian ngẫm nghĩ về
mọi vẻ của cuộc chiến đấu quyết liệt, dũng cảm. Tự nhiên, câu thơ anh
chuyển sang một dáng dấp xốc vác, xô bồ, cứng cáp hơn, như hạt gạo đỏ đồng
chiêm vừa chắc dạ, vừa béo ngọt." [15,961]. Từ một góc nhìn khác, Vũ Quần
Phương trong bài Phạm Tiến Duật cho rằng: "đọc thơ Phạm Tiến Duật, điều
bạn đọc chú ý trước tiên là nét đặc biệt ở giọng thơ anh. Phạm Tiến Duật có
cách nói nghịch ngợm, hóm hỉnh - Người tinh nghịch là anh dễ
thân"[15,1005]. Trong bài chỗ mạnh, chỗ yếu trong thơ Phạm Tiến Duật,
Nguyễn Ngọc Thiện đã khẳng định: "Hồn thơ anh mở rộng, phóng khoáng mà
tinh tế. Cái đẹp của con người và cuộc chiến đấu của chúng ta đi vào trong
thơ anh một cách tự nhiên và rất thật... Thơ của anh biểu hiện được cái đẹp,
cái nên thơ của sự thật sinh động như đôi "chân lấm" của cô thanh niên xung
phong trong lúc đang say ngủ, gần gũi như "da bàn tay thường chạm vào da
cây, khuôn mặt người chạm vào mặt lá"[15,974]. Bên cạnh đó, tác giả cũng
đã chỉ ra "đôi chỗ, rất đáng tiếc trong thơ Phạm Tiến Duật. Đó là "vướng
trong quan điểm", "vướng trong nhận xét", "vướng trong đánh giá" mà từ lâu
nay, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lưu ý văn nghệ sỹ nên tránh". [15,979].
Đánh giá thơ Phạm Tiến Duật trong một cái nhìn khái quát, Trần Ngọc Chuỳ
cho rằng, "Phạm Tiến Duật, theo tôi, xứng đáng được đánh giá là nhà thơ
hàng đầu trong các nhà thơ hiện đại Việt Nam. Thơ anh không những tạo ra
6


một cách riêng, bút pháp riêng, không giống với ai mà anh còn là người kế
thừa được bản sắc thơ Phương Đông nói chung và thơ Việt Nam nói riêng".
[15,830] và "thơ anh, những bài hay nhất là những bài thơ trữ tình xen với tự
sự. Anh thành công nhất ở mảng thơ này. Cách "dựng chuyện" trong mảng
thơ này của anh có thể không hổ thẹn khi đứng bên cạnh Bạch Cư Dị đời

Đường !" [15,829]. Sự đổi mới, tìm tòi sáng tạo hình thức biểu hiện là một
phương diện được ghi nhận ở Phạm Tiến Duật. "Lại nói về lối cấu trúc một
bài thơ của anh cũng đạt đến trình độ cao: kết cấu mạch lạc, ý nọ nối tiếp ý
kia theo trật tự lô gích chặt chẽ, khi đạt đến đỉnh điểm thì kết thúc. Không rơi
vào lan man tuỳ tiện"[15,829]. "Thơ anh Duật, trước hết không có lối diễn đạt
kiểu cách, bí hiểm, kênh kiệu giả, uyên bác rởm như một số nhà thơ sau
này ... Lời thơ của anh vừa chân thực vừa bình dị, đúng như bản chất của cuộc
sống" [15,825]. Trong bài viết Một cái nhìn công bằng về thơ trẻ cứu nước
Nguyễn Hoàng Sơn đã đánh giá cao về thơ Phạm Tiến Duật nói chung và tập
thơ Vầng trăng quầng lửa nói riêng: "Cả những bài khiêm tốn trong tập thơ
đầu của Phạm Tiến Duật cũng mang điều gì rất mới trước đó chưa có đã đành,
ngay những nhà thơ nổi tiếng cùng thời với ông cũng ít người đạt tới. Lối thơ
tự sự tuyên truyền công khai, sử dụng chất liệu văn xuôi với mật độ dày đặc,
giàu tính triết lý mà vẫn thấm đẫm cảm xúc chỉ có thể tìm thấy sự tương đồng
trong thơ của thi sỹ chống phát xít Đức Béc-tônBrêch” [15,1054]. Cũng cách
nhìn ấy, Trịnh Ngọc Dự nhận định "Phạm Tiến Duật, người đầu tiên đưa
những câu nói thường ngày vào thơ một cách suôn sẻ" [15,936].
Trong mấy năm gần đây, trên các tạp chí, trên mạng Internet, xuất hiện
nhiều bài phê bình, nghiên cứu về thơ Phạm Tiến Duật. Đặc biệt, đã có khá
nhiều luận văn cao học quan tâm đến thơ Phạm Tiến Duật. Trước hết, phải kể
đến Ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật qua tập "Vầng trăng quầng lửa" của
Dương Thị Minh Nguyệt [50]. Luận văn đã chỉ ra được những đặc điểm
chung nhất về ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật. Đồng thời, đã tìm hiểu đặc
điểm hình thức ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật, gồm đặc trưng sử dụng, tổ
chức từ ngữ, và đặc trưng tổ chức câu thơ trữ tình nhằm hiểu rõ đặc trưng ngữ
7


nghĩa thơ của Phạm Tiến Duật. Năm 2009, Nguyễn Xuân Luận hoàn thành
luận văn Thạc sĩ về thơ Phạm Tiến Duật, với đề tài Đặc sắc thơ Phạm Tiến

Duật thời chiến tranh chống Mỹ [40]. Tác giả luận văn đã khảo sát, phân tích
và xác định những đặc sắc về nội dung và về nghệ thuật tổ chức ngôn từ thơ
Phạm Tiến Duật thời chiến tranh chống Mỹ. Từ đó rút ra một số kết luận về
thành công của thơ Phạm Tiến Duật thời chiến tranh chống Mỹ. Sau đó không
lâu, Nguyễn Thị Hoài Thu với đề tài Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến
Duật [66] đã chỉ ra được những tiền đề cho sự xuất hiện cái tôi trữ tình và
những biểu hiện hình thức thể hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến
Duật. Theo chúng tôi, đây là một luận văn nghiên cứu khá sâu sắc, toàn diện
về cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật qua hai giai đoạn sáng tác, trước
và sau chiến tranh chống Mỹ.
Điểm lại các các công trình nghiên cứu về thơ Phạm Tiến Duật, có thể
thấy, dù quy mô, cách thức có khác nhau, nhưng nhìn chung các tác giả đều
đánh giá cao tài năng, đóng góp của Phạm Tiến Duật cho sự phát triển của thơ
Việt Nam hiện đại. Ông được xem là nhà thơ của Trường Sơn, gương mặt
xuất sắc của thơ chống Mỹ. Nhan đề của các bài viết đã phần nào cho thấy rõ
điều này: Thơ Phạm Tiến Duật với chiến sỹ Trường Sơn (Trọng Quát) [15],
Phạm Tiến Duật - Người thơ áo lính (Nguyễn Thụy Kha) [15], Con người
của thơ ca chống Mỹ (Trần Thị Thắng) [15], Chất lính (Trọng Hùng) [15],
Đường Trường Sơn, Đường thơ Phạm Tiến Duật (Thiếu Mai) [15], Thơ của
một nhà thơ Quân đội (Lê Quang Trang) [15], Nhà thơ của Trường Sơn
(Nguyễn Văn Hùng) [15], Một người lính đặc biệt trên đường mòn (Nguyễn
Quang Thiều) [15], Người lĩnh xướng dàn thơ chống Mỹ (Vương Trọng) [15],
Người mang Trường Sơn sừng sững vào thơ (Lê Anh Dũng) [15]... Nhiều bài
trong số đó đã đề cập đến hình thức thơ trữ tình Phạm Tiến Duật, song hầu
hết mới dừng lại ở cảm nhận qua một số bài thơ cụ thể. Ví như: Bài thơ về
tiểu đội xe không kính (Trần Đăng Toàn) [15], Cách tân của Phạm Tiến Duật
trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Đặng Hiển) [15], "Nhớ" - Bài thơ
không quên [15], Về bài thơ Nhớ của Phạm Tiến Duật (Nguyễn Đức Thuận)
8



[15], Về bài thơ Gửi em, cô thanh niên xung phong (Vũ Quần Phương)
[15], ... Đó là những gợi mở để chúng tôi thực hiện đề tài này.
Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống, toàn diện về tính chất tự sự trong thơ trữ tình của Phạm Tiến Duật qua
các thời kỳ sáng tác. Từ thực tế đó chúng tôi đi vào đề tài này trên cơ sở tổng
hợp, kế thừa ý kiến của những người đi trước với một cái nhìn toàn diện và hệ
thống hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là nghiên cứu tính
chất tự sự trong thơ trữ tình của Phạm Tiến Duật. Từ đó, phần nào thấy được
nét đặc sắc trong hình thức thơ cũng như tư duy nghệ thuật thơ của Phạm
Tiến Duật.
3.2. Với mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra tính chất tự sự trên các phương diện: cái tôi trữ tình,
giọng điệu trữ tình, và các thủ pháp tổ chức lời thơ.
Thứ hai, trên cơ sở sáng tác của Phạm Tiến Duật, đưa ra một cách nhìn
mới về quá trình vận động, cách tân trong hình thức thơ Phạm Tiến Duật nói
riêng và các nhà thơ hiện đại nói chung trong quá trình hiện đại hoá hình thức
thơ dân tộc.
Thứ ba, trong một chừng mực nhất định, qua so sánh với một số nhà
thơ hiện đại, bước đầu nhận diện phong cách thơ Phạm Tiến Duật.
4. Đối tượng, phạm vi khảo sát
4.1. Khảo sát tính chất tự sự trong thơ trữ tình Phạm Tiến Duật là việc
làm thú vị, hữu ích, song tiềm ẩn không ít khó khăn. Ý thức được điều đó,
chúng tôi giới hạn khảo sát trên một số phương diện cơ bản sau:
- Khách quan hoá cái tôi trữ tình
- Khách quan hoá giọng điệu trữ tình
- Tự sự hoá trong nghệ thuật tổ chức lời thơ
9



4.2. Về tư liệu khảo sát, chúng tôi lựa chọn cuốn Phạm Tiến Duật toàn
tập - Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2009. Trong đó tập trung khảo sát toàn bộ
phần thơ trữ tình.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi phối hợp sử
dụng các phương pháp chủ yếu như: Phương pháp khảo sát, thống kê, phân
loại; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu ...
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống trên nhiều cấp
độ tính chất tự sự trong thơ trữ tình của Phạm Tiến Duật. Từ đó rút ra được
một số vấn đề lý luận về hiện tượng giao thoa thể loại trong sáng tác văn học.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Khách quan hoá cái tôi trữ tình
Chương 1. Khách quan hoá giọng điệu trữ tình
Chương 3. Tự sự hoá trong nghệ thuật tổ chức lời thơ
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.

10


Chương 1
KHÁCH QUAN HOÁ CÁI TÔI TRỮ TÌNH
1.1. Cái tôi trữ tình
1.1.1. Cái tôi trữ tình trong thơ
Thơ thể hiện sự thật của tâm hồn con người, trước hết là tâm hồn của
người làm thơ. "Thơ đích thực mãi mãi là thơ của tâm hồn, mãi mãi là bài ca

của tâm hồn" (M.Goorki). Sự thật tâm hồn chỉ có thể được bộc lộ nhờ ý thức
về cái "tôi" của tác giả. "Trong thơ, vấn đề chủ thể cái tôi trữ tình có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng" [21,61]. Thơ trữ tình luôn luôn gắn với cái "tôi".
Như vậy để hình dung cái tôi trữ tình trong thơ, trước hết phải hiểu rõ về khái
niệm cái "tôi".
Về thực chất, cái "tôi" là một khái niệm triết học. Cái "tôi" là một trong
những khái niệm cổ nhất, đánh dấu ý thức đầu tiên của con người về bản thể
tồn tại, để tự nhận ra mình là một con người khác với tự nhiên, một cá thể
mang trong mình cái riêng khác với nhiều cá thể cùng loài. Các nhà triết học
duy tâm là những người đầu tiên chú ý đến cái tôi khi đề cao ý thức, lý tính
trong mối quan hệ vật chất - ý thức, chủ quan - khách quan, cá nhân - xã hội.
Các quan điểm duy tâm về cái "tôi" đã khẳng định: cái "tôi" là phương diện
trung tâm của tinh thần con người, là cốt lõi của ý thức, có khả năng chi phối
hoạt động và là sự khẳng định nhân cách con người trong thế giới. Theo
Đêcac (1596 - 1650) "Tôi tư duy tức là tôi tồn tại" - cái "tôi" khẳng định tính
độc lập của mình, cái tôi thể hiện ra như một cái thuộc về thực thể biết tư duy,
như căn nguyên của nhận thức duy lý. Theo Kant (1924 - 1804), cái "tôi" bao
11


gồm hai phương diện: cái tôi với tư cách chủ thể tư duy, chủ thể nhận thức thế
giới và cái "tôi' với tư cách là khách thể của chính nhận thức. Sự phân đôi cái
tôi này là một bước tiến nhận thức về cái "tôi" phong phú và bí ẩn của con
người. Đồng thời Kant cũng nhấn nhấn mạnh tuyệt đối khả năng nhận thức
của cái "tôi": "tính thống nhất của tự nhiên không phải ở trong tính vật chất
của nó mà ở trong tính thống nhất của chủ thể nhận thức của cái tôi". Phichtê
(1762 - 1814) cho rằng: cái "tôi" là thực thể, là căn nguyên sáng tạo tuyệt đối,
là thực tại duy nhất. Hêghen (1770 - 1831) quan niệm: cái "tôi" là nguyên lý
của mọi sự hiểu biết và nhận thức, nó khẳng định được cá tính và tính cách
của mình. H.Becxông (1859 - 1941) đã chú ý đến cái "tôi" thuần tuý, ý thức.

Theo ông, con người có hai cái "tôi": cái "tôi" bề mặt và cái "tôi" bề sâu. Cái
"tôi" bề mặt là các quan hệ của con người đối với xã hội. Còn cái "tôi" bề sâu
là phần sâu thẳm của ý thức. Đó mới chính là đối tượng của nghệ thuật.
S.Phơrơt (1856 - 1939) nhấn mạnh cái "tôi" là sự hiện diện của động cơ bên
trong của ý thức con người.
Với cái nhìn khách quan và biện chứng hơn, triết học Mác - Lênin đã
xác định: "Cái "tôi" là trung tâm tinh thần của con người, của cá tính con
người có quan hệ tích cực đối với thế giới và với chính bản thân mình. Chỉ có
con người độc lập, kiểm soát những hành vi của mình và có khả năng thể hiện
tính chủ động toàn diện mới có cái tôi của mình". Như vậy, triết học Mác đã
xác định giá trị con người cá nhân từ bản thân con người với tư cách là chủ
thể và khách thể của các mối quan hệ xã hội. Theo Mác, mỗi cá nhân có ý
nghĩa như là một bộ mặt xã hội của con người, như là kết quả của việc xã hội
hoá cá thể con người và cá nhân cũng tìm thấy mình trong xã hội. Lý tưởng
về giải phóng cá nhân của triết học Mác là tự do cho mỗi cái tôi cá nhân
trong tự do của tất cả mọi người. Trong Triết học xã hội viện sĩ A.G.Xpirkin
đã nêu: cái tôi chính là phần cấu trúc tự giác, tự ý thức của nhân cách.
Như vậy, cái "tôi" thực chất là khái niệm về cấu trúc nhân cách mang
tính phổ quát. Hiện tượng cái tôi vừa mang tính xã hội - lịch sử, vừa phân biệt
cái độc đáo và khẳng định tính tích cực của nhân cách cá nhân. Những quan
12


niệm về cái "tôi" trong triết học và khoa học xã hội nhân văn thường có mối
liên hệ chi phối với cái tôi trữ tình trong thơ ở các thời đại.
Trong thơ trữ tình, cái tôi nghệ thuật được bộc lộ một cách trực tiếp.
"Nguồn gốc và điểm tựa trữ tình là ở chủ thể và chủ thể là người duy nhất
mang nội dung" (Hêghen) - Như vậy có thể quan niệm rằng, cái tôi trữ tình là
nội dung, đối tượng cũng như bản chất của tác phẩm trữ tình. Thông qua cái
"tôi" nhà thơ giãi bày tâm tư, tình cảm, thế giới quan, tư tưởng của mình. "Cái

tôi trữ tình vừa là một cách để nhìn và cảm nhận thế giới của chủ thể, lại vừa
là một điểm nhìn nghệ thuật của chủ thể. Đồng thời, cái tôi cũng đóng vai trò
sáng tạo, tổ chức các phương tiện nghệ thuật (thể thơ, hình tượng,
vần,nhịp ...) để vật chất hoá thế giới tinh thần thành một hình thức văn bản trữ
tình"[6]. Cái tôi trữ tình là sự thể hiện trực tiếp những cảm xúc và những suy
tư của nhà thơ, của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng của đời sống. Hay
nói cách khác, cái tôi trữ tình là sự thể hiện một cách có nhận thức và cảm xúc
đối với thế giới - con người, thông qua điểm nhìn cái tôi của chủ thể và thông
qua việc tổ chức các phương pháp của nhà thơ trữ tình để tạo ra một thế giới
tinh thần riêng biệt, độc đáo mang nặng tính thẩm mỹ nhằm truyền đạt tinh
thần, tư tưởng, tình cảm đến với người đọc.
Bản chất của cái tôi trữ tình là một khái niệm tổng hợp nhiều yếu tố, là
sự hội tụ, thăng hoa theo quy luật nghệ thuật cả ba phương diện: cá nhân - xã
hội - thẩm mỹ trong hình thức thể loại trữ tình. Cái tôi trữ tình khác về chất
so với cái tôi nhà thơ. Đó là sự khác nhau về cuộc đời và nghệ thuật, giữa chủ
nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực, giữa nguyên mẫu và điển hình, giữa
"gỗ rễ" và những "cành lá" nảy nở sinh động của nó. Cái tôi trữ tình không
chỉ là cái tôi nhà thơ mà nó còn là cái tôi thứ hai hoặc cái tôi được khách thể
hoá, được thăng hoa trong nghệ thuật và bằng nghệ thuật. Nó có quan hệ chặt
chẽ với cái tôi nhà thơ. Song từ cái tôi nhà thơ đến cái tôi trữ tình trong thơ
còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Cái tôi của nhà thơ có mối quan hệ
trực tiếp và thống nhất với cái tôi trữ tình trong thơ. Tuy nhiên, cái tôi trữ tình
trong thơ và cái tôi trữ tình của nhà thơ không hề đồng nhất, cái tôi của nhà
13


thơ ngoài đời thuộc phạm trù xã hội học, còn cái tôi trữ tình trong thơ thuộc
phạm trù nghệ thuật. Cái tôi trữ tình trong thơ là cái tôi nhà thơ đã được nghệ
thuật hoá và trở thành một yếu tố nghệ thuật phổ quát trong thơ trữ tình, là
một thành tố trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Cái tôi trữ tình chính là

trung tâm sáng tạo và tổ chức văn bản trữ tình. Nếu cho rằng một tác phẩm
trữ tình là một hệ thống với các yếu tố, các cấp độ thì có thể nói mọi thành tố
cấu tạo nên bài thơ "thể thơ, biện pháp tu từ, vần, nhịp ..." đều nằm trong ảnh
hưởng của một trung tâm quy chiếu là cái tôi trữ tình. "Bài thơ trữ tình là một
bài thơ trong đó nhà thơ viết về những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Trong
đó nhà thơ cố gắng điều khiển và tổ chức các cảm xúc và ấn tượng của mình"
(thuật ngữ phê bình văn học Mỹ 1993). Như vậy nghĩa là cái tôi trữ tình gắn
liền với thơ trữ tình. Thơ trữ tình chính là biểu hiện khát vọng của con người
nhằm đối diện và khám phá những trải nghiệm tinh thần của con người trước
mọi hiện tượng của xã hội và tự nhiên. Bởi thế, Tố Hữu đã cho rằng: "Thơ chỉ
tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy". "Cái tôi trữ tình" như một nhân
tố khởi sự và hoàn tất của sáng tạo trữ tình - tư tưởng này được quán xuyến
và khẳng định ở hầu hết các quan điểm lý luận. Trong tác phẩm tự sự, cái tôi
nghệ thuật bộc lộ gián tiếp qua những hình tượng khách quan. Trong tác
phẩm trữ tình, nó bộ lộc cách trực tiếp. Cái tôi trữ tình là một giá trị cụ thể
của cái tôi nghệ thuật. Trữ tình là sự giãi bày trực tiếp cái tôi nghệ thuật ấy.
Cái tôi trữ tình là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của con người được thể
hiện trong tác phẩm trữ tình bằng các phương tiện của thơ trữ tình.
Đến nay, về khái niệm cái tôi trữ tình có thể được hiện theo hai cách.
Theo nghĩa hẹp, cái tôi trữ tình chính là hình tượng cái tôi - cá nhân cụ thể,
cái tôi - tác giả - tiểu sử với những nét rất riêng tư, là một loại nhân vật trữ
tình đặc biệt khi tác giả miêu tả, kể chuyện, biểu hiện về chính mình. Theo
nghĩa rộng, cái tôi trữ tình là nội dung, đối tượng, phẩm chất của trữ tình.
Song, dẫu hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì chúng ta cũng phải thừa
nhận cái tôi trữ tình là phần sâu thẳm của ý thức, là thế giới tinh thần phong
phú và phức tạp của con người, không dễ gì "nắm bắt" được mà chỉ có thể
14


hình dung được nó thông qua hoạt động trữ tình (sự giãi bày tình cảm). Theo

Lixêvich "thơ trữ tình là hình thức rõ rệt nhất của sự tự biểu hiện cá tính của
nhà văn". Như vậy, có nghĩa là trong hệ thống nhiều cái tôi trữ tình bao giờ
cũng có một vài cái tôi chủ đạo và trong cái tôi chủ đạo có phần xác định mặt
cá tính, cái đơn nhất, độc đáo của nhân cách, tạo thành cái tôi cá tính. Đó
chính là đặc điểm phân biệt người này với người khác, chủ thể này với chủ
thể khác. Chẳng hạn như, cái tôi cá nhân là đặc điểm chung của dòng thơ lãng
mạn 1930 - 1945, nhưng chúng ta vẫn nhận ra được hồn thơ rộng mở của Thế
Lữ, mơ màng của Lưu Trọng Lư, hùng tráng của Huy Thông, trong sáng của
Nguyễn Nhược Pháp, ảo não của Huy Cận, quê mùa của Nguyễn Bính, kỳ dị
của Chế Lan Viên, ... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn của Xuân Diệu (chữ
dùng của Hoài Thanh, Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học 1988).
Hoặc như, cũng là cái tôi trữ tình trong tình yêu nhưng Xuân Diệu, Xuân
Quỳnh, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ... mỗi gương mặt thơ lại mang một "hồn" thơ
riêng, một "giọng điệu" riêng không thể lẫn vào nhau. Như vậy, cái tôi cá tính
dù luôn vận động, phát triển nhưng vẫn giữ những nét ổn định và bất biến,
đánh dấu phong cách riêng của từng tác giả. Có thể coi thế giới cái tôi trữ tình
là một thế giới nghệ thuật, điều đó giúp chúng ta hình dung được tính độc đáo
về tư duy nghệ thuật trên cơ sở thế giới quan, truyền thống văn hoá và cá tính
sáng tạo của chính cái tôi trữ tình. Thế giới "nội cảm", "thực tại bên trong",
"vương quốc vô hạn của tinh thần" là không lặp lại và duy nhất ở mỗi người,
nên có nhu cầu giao cảm, phá vỡ thế khép kín để thống nhất, đồng cảm với
những tâm hồn khác. Sự giao cảm này chỉ xảy ra khi thế giới ấy được trình
bày trên văn bản giao tiếp, ở đó, cái tinh thần đã được chuyển sang những yếu
tố mang tính vật chất cảm tính. Nó có thể biến thế giới khách quan thành thế
giới chủ quan độc đáo nhìn nhận thế giới khách quan qua lăng kính cảm xúc
riêng của mỗi nhà thơ.
Như vậy có thể coi cái tôi trữ tình là trung tâm của mọi hoạt động cảm
xúc, là linh hồn của mỗi tác phẩm thơ ca. Về điều này, Trần Đình Sử nhận
xét: "thơ trữ tình nào cũng dựa vào sự rung động của cái tôi cá nhân mang số
15



phận, cá tính riêng tư trong các tình huống trữ tình và lý do trữ tình mang nội
dung tâm lý. Mọi cái ta đều hoạt động bằng cái tôi và mọi cái tôi đều kết tinh
bởi cái ta'' [58,113]
1.1.2. Các hình thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ
Cái tôi trữ tình là một hệ thống có nhiều lớp, nhiều yếu tố tương quan
với nhau theo nhiều kiểu, tạo ra các dạng thái của cái tôi. Trong thơ, tuỳ vào
từng giai đoạn lịch sử, cái tôi trữ tình có những hình thức biểu hiện riêng.
Trong ca dao - dân ca cái tôi trữ tình là cái tôi tìm thấy tiếng nói chung
của tập thể. Về cơ bản cái tôi trữ tình dân gian là cái tôi phi cá thể hoá. Hình
thức truyền miệng, diễn xướng, vận động qua không gian, thời gian đã làm
mất cá tính cụ thể của một hoàn cảnh cụ thể. Thời gian mang tính chất công
thức, ước lệ (hôm qua, chiều chiều, ngày ngày, đêm khuya, đêm trăng
thanh ...) làm cho thời gian cá thể của cái tôi, tác giả mờ nhạt. Không gian
trong ca dao dân ca cũng mang tính ước lệ - có thể thay đổi từ địa danh này
sang địa danh khác, vì thế có lúc đã làm mất đi cá tính cụ thể của một hoàn
cảnh cụ thể (Đường vô xứ Nghệ quanh quanh = đường vô xứ Huế quanh
quanh). Do vậy, trong ca dao thường bắt gặp các "mô tip". Diện mạo chung
nhất của cái tôi trong ca dao - dân ca là ''cái chung".
Trong thơ ca cổ điển xuất hiện cái tôi trữ tình "vô ngã", cái tôi vũ trụ.
Ở thời kỳ trung đại, bản chất con người bắt nguồn từ quan hệ cộng đồng, giá
trị cá nhân nằm trong giá trị quần thể. Đó là một giai đoạn văn hoá mà mỗi cá
nhân cảm nhận đặc điểm chung của tầng lớp như là cá tính tự nhiên của mình.
Cũng từ đây đã tạo nên một kiểu nhà thơ cổ điển "vô ngã". Nó không được
biểu hiện một cách tự do, phóng khoáng mà chịu sự chi phối nghiệt ngã của lễ
giáo phong kiến. Nó là cái tôi trữ tình vô danh ẩn mình trong các chuẩn mực
của hệ thống thể loại phương Đông. Cái tôi cá nhân thời kỳ này đã có sự xuất
hiện nhưng chưa trở thành hiện tượng phổ biến. Có chăng đó là sự tự xưng
danh mình trong thơ như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ ...

Cái tôi trữ tình trong thơ trung đại đã phản ánh được tiếng nói của riêng cá
nhân. Mặc dù vậy, đó cũng chỉ là những biểu hiện nằm trong khuôn khổ của
16


những chuẩn mực nhất định. Cái tôi trữ tình đã có tiếng nói riêng nhưng vẫn
mang tính quy phạm chặt chẽ.
Trong thơ ca hiện đại, cái tôi bản ngã của con người ngày càng được
khẳng định và được giải phóng. Giai đoạn văn học 1932 - 1945, cùng với sự
xuất hiện của "phong trào thơ mới", "chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Vệt Nam".
Nó "mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân".
[9]. Cái tôi trữ tình đã xưng danh và biểu hiện mình một cách trực tiếp đầy tự
tin qua đại từ "tôi", nó đề cao trạng thái và địa vị cái tôi cá nhân: “Ta là Một,
là Riêng, là Thứ nhất - Em là em, anh vẫn cứ là anh” (Xuân Diệu). Chính sự
cá thể hoá thơ trữ tình đã góp phần phát huy những hình thức trữ tình mang
tính quy phạm. Cái tôi trữ tình trong thơ mới đã bộ lộ giọng điệu đích thực
của tâm hồn một cách trực tiếp với tất cả mọi cung bậc và sắc thái của nó:
đắm say, rạo rực, tha thiết, mộng mơ, cay đắng, xót xa, não nùng, điên dại,
tuyệt vọng, sầu thương... Nội dung tâm lý cụ thể đã trở thành nhạc điệu thơ,
một nhạc điệu phong phú mang hơi thở nội tâm và đời sống, chối từ cách luật
cố định phi cá tính, tiến đến phô bày một nhịp điệu bên trong của đời sống
tâm hồn. Cái tôi trữ tình thời kỳ 1932 - 1945 là cái tôi cá nhân tự biểu hiện,
khép kín và thoát ly cuộc sống thực tại, các nhà thơ tự tìm cho mình một thế
giới khác. Thế Lữ thoát lên tiên, Lưu Trọng Lư đắm say trong trường tình,
Hàn Mặc Tử tìm đến tôn giáo, Xuân Diệu đến với tình yêu ... làm nơi trú ngụ
của lòng mình. Đến giai đoạn 1945 - 1975, đất nước trải qua hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ nhiều gian nguy. Đây là giai đoạn các nhà thơ
tuyên bố rời bỏ cái tôi cá nhân, để cái riêng tư hoà lẫn trong cái chung: “Ta
đã là con của vạn nhà” (Tố Hữu); “Phá cô đơn ta hoà hợp với người” (Chế
Lan Viên). Trong bối cảnh ấy, cái tôi cá nhân quả là nhỏ bé, yếu đuối và vô

nghĩa nếu như nó tách mình ra khỏi đời sống của dân tộc! Thơ Phạm Tiến
Duật thành công nhất chủ yếu là những sáng tác ở giai đoạn này. Cái tôi trữ
tình ấy đã gạt bỏ những dòng chảy riêng tư, lạc điệu, hoà chung vào dòng
chảy của dân tộc “Thế đấy, giữa chiến trường - Nghe tiếng bom rất nhỏ”.

17


1.1.3. Khách quan hoá cái tôi trữ tình - dạng tồn tại đặc biệt của
cái tôi trữ tình trong thơ
Thơ là một hình thức nghệ thuật đặc biệt. Hệ thống cảm xúc, tâm trạng
và cách thể hiện tình cảm, cảm xúc được xem là đặc trưng nghệ thuật của thơ
trữ tình. Các tác phẩm thuộc thể loại văn học khác như kịch, tự sự... cũng
chứa đựng cảm xúc, tâm trạng, nhưng cách thể hiện thì rất khác so với thơ trữ
tình. Cảm xúc tác giả (bộc bạch) trong các tác phẩm thuộc thể loại văn học kể
trên được thể hiện một cách gián tiếp thông qua hình tượng nhân vật, tình
huống, các chi tiết, sự kiện... Trái lại, trong thơ trữ tình, cái tôi trữ tình thường
được thể hiện một cách trực tiếp:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
(Vội vàng - Xuân Diệu)

Ở đây, ''cái tôi của nhà thơ (cũng là cái tôi cá nhân) - cái tôi bộc lộ ý
thức cá nhân, không ém mình, nép mình vào đâu hết, mà lừng lững hiện diện
đứng án ngay cửa ngõ vào thế giới thơ." [16,119]. Người đọc cảm nhận rõ
ước muốn dị thường, táo bạo của nhân vật trữ tình, "muốn tắt nắng", "muốn
buộc gió" và đằng sau đó là lòng yêu yêu cuộc sống đến độ cuồng si của Xuân
Diệu. Hay:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim ...
(Từ ấy - Tố Hữu)
Cái tôi trữ tình đã trực tiếp thổ lộ những cảm xúc chân thành, thành
thực - Đó là niềm hạnh phúc ngập tràn của nhà thơ - chàng thanh niên lâu nay
18


băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời đã bắt gặp được lý tưởng, ánh sáng của cách
mạng.
Song có không ít trường hợp thi nhân làm thơ không chỉ để tự bộc lộ,
tự lý giải hiện thực "Tôi muốn trở thành chính tôi thì tôi phải không ngừng
phân hoá, tôi không thể là tôi thuần tuý, tôi phải vứt bỏ cô lập dấu thân vô
nhân quần. Tôi chiếm lĩnh tôi nghĩa là tôi phải vứt bỏ bản thân tôi trong một
số mối liên hệ nào đó"[58,112]. Khi nhà thơ tự "muốn tách mình" để khao
khát, để mong ước, để chiêm nghiệm, để "nói hộ" để phản ánh và tái hiện
nguyên mẫu cuộc đời... là lúc cái tôi trữ tình được khách quan hoá để cho lời
phát ngôn đảm bảo được tính khách quan trước đối tượng miêu tả. Nhân vật
trữ tình trong thơ thường là sự hiện thân trực tiếp của tác giả. Tuy nhiên,
nhiều khi chỉ là cái tôi "nhập vai" trữ tình. Đây là một ví dụ:
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền.
Nhớ thương con, bầm yên tâm nhé
Bầm của con mẹ vệ quốc quân.
(Bầm ơi ! - Tố Hữu)
Rõ ràng, chủ thể trữ tình ở đây là một anh bộ đội - đứa con xa nhớ về

bầm - người mẹ vệ quốc quân đã che chở, yêu thương con. Vai trữ tình này có
ý nghĩa khác hẳn với cái tôi của nhà thơ. Vẫn biết rằng, ý thức nhà thơ đã
nhập vào vai anh bộ đội, nhưng lời anh bộ đội có một giá trị khác mà lúc này
nhà thơ không thể thay thế được! Do vậy, thế giới trữ tình không chỉ hạn hẹp
trong một cá nhân nhà thơ, mà là một cấu trúc mở vô hạn, có khả năng đề cập
đến rất nhiều vấn đề, nhiều con người và số phận ngoài tiểu sử cá nhân nhà
thơ.
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
19


Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Với Xuân Quỳnh, cái cách để sống mãi ấy là tình yêu, nương tựa vào
tình yêu. Người phụ nữ ấy khát khao được sống hết mình "dâng hiến" hết
mình cho tình yêu chỉ để được... yêu mãi. Chị đã nhập vai vào sóng để tỏ rõ
niềm khao khát của mình mà cũng chính là niềm khao khát của biết bao người
phụ nữ - khao khát được hoà nhập với vĩnh hằng, được còn mãi một tình yêu
lớn, “biết yêu anh cả khi chết đi rồi”. Khi phát ngôn trữ tình, cũng có lúc nhà
thơ hướng tới một cái gì lớn lao hơn, tức tự nâng mình lên thành người mang
tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ cho một loại người, một thế hệ, một thời đại. Nhân
vật trữ tình do đó còn là người đại diện cho một lớp người, một giai cấp, một
dân tộc để phát biểu. Nhà thơ mượn lời của một nhân vật nào đó, nhập vai vào
một ai đó mà thổ lộ tâm tình (người ta gọi là trữ tình nhập vai) thì thực chất
nhân vật trữ tình đó cũng chính là tác giả. Thế Lữ đã "mượn lời", 'nhập vai",
"ký thác" vào hình tượng con hổ bị cầm tù trong cũi sắt giữa vườn bách thú
vẫn "đương theo giấc mộng ngàn to lớn" nhớ về "nơi thênh thang ta vùng vẫy
ngày xưa" đây không còn là bi kịch của một con hổ; không còn là bi kịch của

riêng thơ mới. Đây chính là bi kịch của cả một thế hệ, một thời đại - sống trên
quê hương mà luôn thấy thiếu quê hương, sống trong hiện tại mà chỉ muốn
thoát ly khỏi hiện tại, "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt" mà luôn ấp ủ
một nỗi "Nhớ Rừng", tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của Thế
Lữ, cũng chính là tâm trạng của những người cùng thời với ông. “Ta sống
mãi trong tình thương nỗi nhớ - Thuở tung hoành hống hách những ngày
qua” (Nhớ Rừng - Thế Lữ). Trong các bài thơ trữ tình nhập vai, nhân vật có
mối quan tâm riêng, cảnh ngộ và đời sống riêng. Việc đẩy nhân vật trữ tình ra
khỏi tầm kiểm soát thông thường của nhà thơ đã biến nhân vật có khi trở
thành đối tượng nhận thức của tác giả. Dù vậy, nhìn vào mối quan hệ ngầm ẩn
bên trong, người đọc có thể nhận ra nhân tố tự thuật tâm trạng và nhân tố

20


nhập vai: hai nhân tố này khiến nhà thơ trở thành "một sự thống nhất trong
hai con người".
Có nhiều lúc, cái tôi trữ tình ẩn khuất trong vai người kể chuyện.
Thông qua lời kể chuyện, nhà thơ đã cụ thể hoá cái tôi cá nhân của mình. Đây
là điều khó làm được trong tác phẩm trữ tình thuần tuý. Cái tôi cá nhân không
lộ diện ra trên trang giấy, nó tạo cho người đọc có cảm giác câu chuyện được
kể rất khách quan. Vì vậy, nhà thơ có được sự đồng cảm của độc giả với
những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân mình. Cái tôi cá nhân của nhà thơ, nhờ
đó được thể hiện đậm đà hơn, chân thực hơn. Mưa Xuân (Nguyễn Bính), Núi
đôi (Vũ Cao), Màu tím hoa sim (Hữu Loan), Quê hương (Giang Nam), Cuộc
chia ly màu đỏ (Nguyễn Mỹ), Bà má Hậu Giang (Tố Hữu), Hương Thầm
(Phan Thị Thanh Nhàn), Người đàn bà ngồi đan (Ý Nhi)... là những bài thơ
như thế.
Đọc Núi Đôi (Vũ Cao) như được nghe ông kể chuyện. "Xuất phát của
bài thơ này là một suy nghĩ của Vũ Cao về những vấn đề sau chiến tranh

(chống Pháp). Lúc đó anh đang thâm nhập địa phương để lấy tài liệu viết về
một sư đoàn. Sư đoàn này đóng ở Núi Đôi, nơi này trong chiến tranh là vùng
tránh. Bao nhiêu câu chuyện của vùng tránh là bấy nhiêu đau thương ... Vũ
Cao muốn viết" [56,106,107]. Vũ Cao kể chuyện “Núi vẫn đôi mà anh mất
em” - không một lời bình trực tiếp của cái tôi trữ tình, vậy mà người đọc vẫn
nhận ra được nỗi đau xót thấm thía trong lòng ông đằng sau lời kể cảm động
kia. Trong Hương thầm (Phan Thị Thanh Nhàn), chủ thể trữ tình đã giấu mình
đi - đóng vai người kể chuyện. Mà điều này chính chị từng thú nhận: chuyện
trong bài thơ là chuyện người em trai tôi và cô bạn cùng lớp với cậu ấy.
Người đọc đến với Hương thầm như đến với một câu chuyện tình yêu lặng lẽ
mà cảm động: “Cửa sổ hai nhà cuối phố - Chẳng hiểu vì sao không khép bao
giờ” - Vậy mà “Nào ai đã một lầm dám nói - Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
- Anh không giám xin - Cô gái chẳng dám trao”. Vậy nên “Họ chia tay - vẫn
chẳng nói điều gì - Mà hương thầm thơm mãi bước người đi”. Phan Thị
Thanh Nhàn chỉ đóng vai người kể chuyện, nhưng đằng sau chuyện tình ấy,
21


sau hương bưởi ấy, sau cuộc chia tay ấy... người đọc vẫn nhận ra được nỗi
lòng thổn thức, ngậm ngùi, xót xa, tiếc nuối của nhà thơ. Cũng như vậy, đằng
sau Cuộc chia ly màu đỏ (Nguyễn Mỹ), người đọc cảm nhận được trong cuộc
chia tay có nước mắt đầm đìa của cô gái trên gương mặt và còn nữa là nét
buồn thương của cái tôi trữ tình chứng kiến cuộc chia ly.
Như vậy, các câu chuyện trong thơ trữ tình được kể lại không nhằm
mục đích tự thân. Khi nhập vai vào người kể chuyện, nhà thơ không chỉ đưa
đến cho người đọc những thông tin cụ thể, chi tiết cụ thể về một con người
hay một sự việc nào đó, mà quan trọng hơn qua những câu chuyện đó còn cho
người đọc thấy được tình cảm, thái độ của cái tôi trữ tình đối với câu chuyện
được kể. Nương theo "cốt chuyện" giản dị, cái tôi thi sĩ, cái tôi cảm xúc của
nhà thơ dần lộ ra dưới hình thức gián tiếp, khó gây "dị ứng" cho độc giả.

Những bài thơ thể hiện trữ tình thông qua việc cái tôi trữ tình nhập vai người
kể chuyện thường dễ tạo ra một không khí thoải mái, dân chủ trong tiếp nhận
nghệ thuật.
Vậy là, khi thơ có khát vọng mở rộng tầm bao quát hiện thực thì việc
khách quan hoá cái tôi trữ tình trở thành một hiện tượng phổ biến và cũng là
nhu cầu biểu hiện của cái tôi. Cái tôi trữ tình không lộ diện trực tiếp mà nhập
vai vào nhân vật trữ tình, nhập vai vào người kể chuyện... đó chính là dạng
tồn tại đặc biệt của cái tôi trữ tình trong thơ.
1.2. Khách quan hoá cái tôi trữ tình và xu hướng tự sự hoá trong
thơ trữ tình Phạm Tiến Duật
Là chủ thể trữ tình, ''người mang lời nói trực tiếp ''(G.Hegel), cái tôi trữ
tình luôn hiện diện trong thơ dưới nhiều dạng vẻ khác nhau. Sự phong phú đa
dạng, sức hấp dẫn của thơ một phần không nhỏ phụ thuộc vào sự biến hoá của
cái tôi trữ tình nhà thơ. Trong thơ Phạm Tiến Duật, cái tôi trữ tình của nhà thơ
được hoá thân vào những hình ảnh, những con người cụ thể...Sau đây là
những dạng thức cụ thể của cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật.
1.2.1. Cái tôi trữ tình nhà thơ hoá thân trong vai người kể chuyện
22


Trữ tình là biện pháp cơ bản nhất nhằm bộc lộ tư tưởng, tình cảm của
tác giả. Song, không phải lúc nào cái tôi trữ tình nhà thơ hiện diện trực tiếp.
Và nữa, khi thơ có nhu cầu khái quát hiện thực, thâm nhập sâu vào hiện thực,
mổ xẻ hiện thực, cái tôi trữ tình trực tiếp tỏ ra bất lực, không còn phù hợp để
chuyển tải những hiện tượng đời sống vốn phong phú, phức tạp, đa dạng, đa
chiều, buộc nó phải thay đổi dạng thức biểu hiện.Trong trường hợp đó, cái tôi
trữ tình nhà thơ thường hoá thân vào vai người kể chuyện, một hình thức vốn
được coi là "độc quyền" của tự sự, để miêu tả, tái hiện hiện thực và bộc lộ
cảm xúc. "Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và
một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho

cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác
phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh''[25,191]. Trong thơ Phạm Tiến Duật,
cái tôi trữ của nhà thơ nhiều lúc ẩn khuất sau bóng dáng người kể chuyện.
Đây là hiện tượng thường gặp ở những bài thơ có yếu tố tự sự, hay còn gọi là
thơ tự sự - trữ tình. Về thực chất, đó là dạng ''khách quan hoá ''(G.Pospelov)
cái tôi trữ tình nhà thơ. Theo cách nói của Belinski, thì đó là hiện tượng "cá
nhân nhà thơ biến mất đằng sau những hình ảnh mỹ lệ của các hiện tượng đời
sống". Kết quả khảo sát thơ trữ tình Phạm Tiến Duật cho thấy, dạng thức này
có ở 65 bài thơ (39%). Đặc điểm chung nhất ở những bài thơ này là sự xuất
hiện yếu tố ''chuyện''. Bài thơ được bài trí dưới hình thức một câu chuyện kể,
cái tôi trữ tình nhà thơ ẩn khuất trong hình tượng người kể chuyện. Giọng
điệu trữ tình đắm đuối, cảm xúc được thay thế bằng giọng điệu giãi bày, thuật
sự một cách điềm tĩnh, khách quan. Một người chiến sĩ trẻ trước giờ vào trận
nhận được thư báo ngày mai người yêu lấy chồng (Chuyện tình trên đầu trận
tuyến); chuyện về bác thợ nơi sông Đà (Tình yêu nói ở Sông Đà); chuyện
chụp ảnh của các chiến sĩ công binh (Bài thơ không vần kể chuyện chụp ảnh ở
một vùng giáp với mặt trận); hay cuộc đời và tinh thần bà mẹ ở Nam
Hoành(Nhớ bà mẹ ở Nam Hoành)... là những bài thơ như vậy. Ở đó cái tôi
nhà thơ được ''khách quan hoá '' thành người chứng kiến câu chuyện, người kể
chuyện. Tính tự sự đã nổi lên như một yếu tố chủ đạo của bài thơ. Người kể
23


chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, giới thiệu nhân vật và
tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những
điều được kể. Thấp thoáng đằng sau những hình ảnh, những chi tiết bộn bề
của câu chuyện là bóng dáng nhân vật trữ tình đang đối thoại với chính mình
qua những trăn trở, suy tư về bao điều của hiện thực đời thường. Do vậy, câu
chuyện không những được hiện lên khách quan, tự nhiên; mà nó còn thể hiện
thái độ, cảm xúc của người kể chuyện được chuyển tải chủ yếu qua lời kể. Đó

là biểu hiện sự giao thoa thể loại, một trong những hướng tìm tòi, đổi mới của
thơ ca hiện đại.
Ông bố rải thuốc độc xuống đầu tôi
Ông con mời tôi sang Mỹ hội thảo
Cây và cỏ Củ Chi một thời cháy xém
Mà cây Meo-lân xanh như một vườn xanh

Buổi chia tay làm tôi kinh ngạc
Ghên cầm kéo trong tay cắt tóc cả gia đình
Anh tặng tóc cho tôi trong rưng rưng nước mắt
Như một lần tạ tội dưới trời xanh

Anh có lỗi gì đâu, các cháu có lỗi gì đâu
Kể cả tướng Hao-kin dưới mồ ta cũng nên bỏ quá
Tóc rụng về phía lỗi lầm để cây xanh trở lá
Và tóc trẻ con chừng xoa dịu nỗi đau xưa.
(Nạm tóc của gia đình Hao-Kin)
Bài thơ không hiện rõ bóng dáng của nhân vật trữ tình, thay vào đó là
hình ảnh người kể chuyện, và nội dung câu chuyện được kể với những chi
tiết, sự kiện cụ thể. Cái tôi trữ tình nhà thơ chìm khuất đằng sau những hình
ảnh, chi tiết của chuyện, và dấu mình trong hình ảnh người kể chuyện. Là bài
24


thơ trữ tình, song Nạm tóc của gia đình Hao-Kin chứa đựng khá nhiều yếu tố
tự sự: có nhân vật, có sự kiện, có chi tiết... và dĩ nhiên có cả người kể chuyện.
Cái tôi trữ tình nhà thơ đã hoá thân trong vai người kể chuyện, đóng vai trò là
người "biết hết" kể lại những gì mình đã chứng kiến. Từ đó, câu chuyện hiện
lên một cách tự nhiên, khách quan. Theo lời người kể chuyện, tình huống câu
chuyện diễn ra vừa bất ngờ, vừa oái oăm, vừa pha chút hài hước: “Ông bố rải

thuốc độc xuống đầu tôi- Ông con mời tôi sang Mỹ hội thảo và cầm kéo cắt
tóc cả gia đình, tặng ...cho tôi - một lần tạ tội”. Nếu không có sự hoá thân của
cái tôi trữ tình nhà thơ trong vai người kể chuyện thì làm sao người đọc có thể
"nắm bắt" câu chuyện một cách tận tường đến thế? Đọc bài thơ trên, đằng sau
câu chuyện còn là cảm xúc, là suy nghĩ của người kể chuyện: hãy để cho quá
khứ ngủ yên và sống bằng những ''tấm lòng''. Vẫn giữ thái độ khách quan,
trong một trường hợp khác, nhà thơ hoá thân vào vai người kể chuyện kể về
chuyện tình trên đầu trận tuyến:
Anh yêu em
Em như con bướm nhỏ
Bay lượn sớm chiều trong lòng anh đó.
.............................................................
Quê ta xa
Thư thường ít tới
Chuyện cùng em chưa bao giờ dám hỏi
Chỉ đoán: cô mình cũng nhớ ta đây ...

Bỗng giờ vào trận chiều nay
Thư em gửi báo: ngày mai lấy chồng
Chồng em, bạn cũ bên sông
Cách làng ta một cánh đồng xóm Đôi
Giây lát lòng anh bổi hổi
25


×