Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Tìm hiểu du lịch tâm linh và du lịch biển tại xã quỳnh phương, quỳnh lưu, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.26 MB, 99 trang )


Trờng đại học vinh
Khoa lịch sử
----------***---------

đậu thị quế
Khóa luận tốt nghiệp đại học

Tìm hiểu du lịch tâm linh và du lịch biển
Tại xã quỳnh phơng, quỳnh lu, nghệ an
Chuyên ngành: DU LịCH

Lp: 48B2 Du lch (2007 2011)

Giaos viờn hng dn: NGUYễN THị THANH THanh

Vinh 2011

LI CM N
Trong thi gian thc hin khoỏ lun tt nghip, tỏc gi luụn nhn
c s quan tõm, hng dn tn tỡnh ca cụ giỏo Nguyn Th Thanh
Thanh cựng thy cụ trong khoa Lch S, s giỳp ca U ban nhõn dõn

2


xã Quỳnh Phương, sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè cũng như sự
nỗ lực cố gắng hết mình của bản thân.
Qua đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng
dẫn, thầy cô trong khoa Lịch Sử, Uỷ ban nhân dân xã Quỳnh Phương
cùng gia đình, bạn bè để tác giả có thể hoàn thành thành tốt khoá luận tốt


nghiệp của mình.
Vì thời gian, nguồn tư liệu, kinh nghiệm sinh viên có hạn nên đề tài
chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và các bạn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2011
Tác giả
Đậu Thị Quế

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND:

Uỷ ban nhân dân

CHXHCNVN:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TW:

Trung Ương

HĐND:

Hội đồng nhân dân



MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở mỗi quốc gia, dân tộc có những đặc trưng riêng về tự nhiên, về lịch
sử, về văn hóa, truyền thống… Điều này đã tạo nên những sản phẩm du lịch
độc đáo để thu hút khách du lịch. Con người đi du lịch nhằm những mục đích
khác nhau nhưng nhìn chung đều nhằm nghỉ ngơi, giải trí để thỏa mãn nhu
cầu to lớn về mặt tinh thần. Chính vì vậy, du lịch là một hoạt động không thể
thiếu trong cuộc sống của con người.
Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam uốn khúc theo hình chữ S,
được sự ban tặng của tạo hóa cùng với bàn tay khai phá, chinh phục của con
người theo dòng chảy lịch sử đã sản sinh ra một hệ thống những cảnh quan
thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa... hết sức đa dạng và hấp dẫn. Đây là
nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn phục vụ cho ngành du lịch.
Có những tài nguyên đã được khai thác đưa vào hoạt động du lịch rất có hiệu
quả, cũng có những tài nguyên chưa được khai thác, đang ở dạng tiềm năng,
cũng có những tài nguyên mới được khai thác còn rất hạn chế, chưa phát huy
hết giá trị của chúng... Nghệ An cũng là một trong những vùng đất như thế.
Theo các tài liệu nghiên cứu về địa lý đã công bố, Nghệ An là vùng đất được
hình thành do động đất, núi lửa diễn ra cách đây hơn năm mươi triệu năm.
Quá trình kiến tạo địa chất cùng với sự tác động của khí hậu nhiệt đới gió
mùa và bàn tay khai phá của con người đã làm cho Nghệ An có nhiều cảnh
quan, di tích và tài nguyên. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ các địa
phương, vào năm 2006, ở Nghệ An có 1049 di tích, danh thắng; trong đó có
186 di tích, danh thắng đã được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh (Tạp chí thế
giới di sản, số Tết xuân Canh Dần 2010). Ở góc độ nghiên cứu về lịch sử, văn
hóa, số lượng di tích và danh thắng ở Nghệ An có nhiều, loại hình phong phú,

nội dung, giá trị hấp dẫn, vị trí các di tích, danh thắng được phân bố rộng
nhưng không đồng đều ở các vùng, miền. Với lợi thế về tiềm năng du lịch vốn
6


có, Nghệ An đã phát triển những loại hình du lịch khác nhau như du lịch sinh
thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch hội thảo, hội nghị... đặc biệt
là du lịch tâm linh và du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng. Những di tích lịch sử,
văn hóa như chiếc cầu nối trong quá trình chuyển tiếp giữa phong cách kiến
trúc từ quá khứ đến hiện tại, từ Bắc vào Nam và là nét riêng của kiến trúc
nghệ thuật xứ Nghệ, những thắng cảnh làm đắm say lòng người. Bức tranh
toàn cảnh Nghệ An chỉ qua một vài nét chấm phá nhưng cho thấy được tiềm
năng về du lịch văn hóa gắn với di tích danh thắng là rất lớn. Trong tương lai,
Nghệ An được xem là vùng đất hứa, là địa chỉ hấp dẫn đối với du khách đúng
như câu ca thuở nào:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Nằm trong vị trí là địa đầu của xứ Nghệ, huyện Quỳnh Lưu - nơi có
nhiều di tích lịch sử, văn hóa, có truyền thống lịch sử đã được lưu truyền, giữ
gìn làm cho nền văn hóa nơi đây thêm hấp dẫn mà chúng ta chưa hiểu hết như
đền thờ, miếu mạo; cùng với đó là những bãi biển đẹp còn hoang sơ, chưa
được đầu tư... trong đó có xã Quỳnh Phương.
Quỳnh Phương là xã miền biển nằm ở vùng Đông Bắc huyện Quỳnh Lưu,
vốn là làng cổ Phương Cần hình thành từ cuối thời Pháp thuộc đến nay gần
1000 năm tuổi. Trong quá trình trường tồn và phát triển của lịch sử đó, thế hệ
cha ông đã hun đúc lên một kho tàng văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần vô
giá lưu truyền cho hậu thế. Xã Quỳnh Phương nằm ở phía bờ Nam cửa Lạch
Cờn, cách quốc lộ 1A hơn 3km. Địa thế trước biển sau sông đã tạo nên địa
bàn xã hình bán đảo, với nét đẹp kỳ vĩ mà thiên nhiên ban tặng. Khách thập
phương biết đến Quỳnh Phương bởi nơi đây nổi tiếng với Đền Cờn vốn linh

thiêng từ lâu“ nhất Cờn” của xứ Nghệ. Không chỉ nổi tiếng linh thiêng Đền
Cờn còn hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thơ mộng, nhất là vẻ đẹp của bãi
biển. Mặc dù hàng năm khách du lịch đến đây để tâm linh và tham quan, nghỉ
dưỡng với số lượng lớn nhưng vấn đề quy hoạch, đầu tư cũng như các dịch vụ
7


phục vụ khách còn hạn chế. Hoạt động du lịch chưa mang lại lợi ích kinh tế
cho người dân địa phương. Vậy, cần tìm ra giải pháp phát triển du lịch tâm
linh và du lịch biển sao cho hoạt động du lịch góp phần cải thiện đời sống
người dân.
Tài nguyên du lịch địa phương còn ở dạng tiềm năng và chưa được
khai thác hiệu quả, đúng mức, du lịch chưa gắn liền với phát triển kinh tế của
địa phương. Từ trước đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu, đánh giá về
hoạt động du lịch tại xã Quỳnh Phương một cách toàn diện.
Vì vậy, việc tác giả chọn đề tài “Tìm hiểu du lịch tâm linh và du lịch
biển tại xã Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp là một việc làm có ý nghĩa thực tiễn. Đề tài nhằm đánh giá thực trạng
hoạt động du lịch địa phương tại xã từ đó đưa ra một vài ý kiến đóng góp, góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch tại xã Quỳnh Phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xã Quỳnh Phương nổi tiếng với ngôi đền linh thiêng từ lâu, được xếp
hạng là di tích lịch sử văn hóa Quốc Gia năm 1993. Gắn liền với địa chỉ tâm
linh tại tích Đền Cờn là cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, bãi tắm mang vẻ đẹp
hoang sơ nhưng còn đang ở dạng tiềm năng. Cho đến nay có rất nhiều công
trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả liên quan đến di tích Đền Cờn, đến
biển tại xã Quỳnh Phương, nhiều nhất là viết về di tích Đền Cờn. Có thể nêu
ra đây một vài công trình tiêu biểu:
- Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản dịch tập II, Nhà xuất bản
KHXH, Hà Nội, 1967.

- Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương
Mục, bản dịch tập I, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998.
- Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chú, Bản dịch tập I,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1959.
- Ninh Viết Giao, Đền Cờn - Tục thờ Tứ vị Thánh Nương và quần thể di
tích văn hóa ở xã Quỳnh Phương, Nhà xuất bản Nghệ An, 2004.
8


- Hồ Đức Thọ, Đền Cờn với địa danh lịch sử văn hóa trong tâm thức
dân gian, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001.
- Phan Đình Phương (biên soạn), Văn hóa và truyền thống, Nhà xuất
bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2000.
- Nguyễn Ngọc Định, Đền Cờn lịch sử và lễ hội, Nhà xuất bản Văn hóa
dân tộc, Hà Nội, 2001.
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài báo, ấn phẩm của các tác giả khác. Nhìn
chung, các công trình trên đây đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều
khía cạnh của đề tài mà tác giả đã lựa chọn. Song các công trình, bài viết chủ
yếu đề cập đến di tích Đền Cờn về mặt trị lịch sử văn hóa, lễ hội Đền Cờn…
còn chưa đề cập toàn diện về khía cạnh phát triển du lịch của Đền Cờn kết
hợp với biển Quỳnh Phương.
Với những nguồn tài liệu liên quan đến di tích Đền Cờn và biển Quỳnh
Phương, tác giả trân trọng. Trên cơ sở đó, tác giả kế thừa, tiếp thu bằng việc
đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu trên các khía cạnh nhất là về mặt du lịch mong
muốn góp phần bảo lưu, phát huy những giá trị của di tích và bãi biển. Nhằm
đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch tại xã Quỳnh
Phương.
3. Phương pháp thực hiện đề tài
Khóa luận áp dụng các phương pháp nghiên cứu có tính chất liên ngành
như sau:

3.1. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu
Đây là phương pháp rất cần thiết trong việc thực hiện khóa luận để
hoàn thành chương 1 và chương 2. Tác giả đã tiến hành thu thập thông tin từ
nhiều nguồn tư liệu đáng tin cậy: các báo cáo, tư liệu của địa phương, các bài
báo, công trình nghiên cứu về lịch sử văn hóa, tiềm năng của địa phương… để
đánh giá được tiềm năng và thực trạng hoạt động khai thác du lịch ở đây.
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa

9


Tác giả tiến hành nghiên cứu thực địa, thu thập thông tin, quan sát việc
khai thác tiềm năng du lịch, hoạt động tổ chức sự kiện du lịch hàng năm…
nhằm đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch. Từ đó, đề xuất một vài
giải pháp khả thi.
3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng trong việc tìm hiểu về hoạt động phục
vụ trong du lịch như khách du lịch, đánh giá giá trị, tầm quan trọng của di tích
và lễ hội Đền Cờn, bãi biển, thực trạng về cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ,
phân tích tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội với
hoạt động du lịch tại xã Quỳnh Phương.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch và hiện trạng hoạt
động khai thác du lịch tại xã Quỳnh Phương, từ đó đưa ra một số giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch của địa phương tại xã, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của du khách. Đồng thời nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị lịch sử,
văn hóa tại Đền Cờn và bảo vệ môi trường biển, thu hút khách, phát triển du
lịch cộng đồng với sự tham gia tích cực của người dân địa phương và cùng
chia sẻ các lợi ích từ hoạt động du lịch.
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Phạm vi về mặt nội dung: Khóa luận tập trung tìm hiểu hoạt động du
lịch tâm linh và du lịch biển tại xã Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Phạm vi về mặt không gian: Giới hạn không gian của khóa luận chỉ
nghiên cứu trên địa bàn xã Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Phạm vi về mặt thời gian: Đề tài được tiến hành thực hiện trong khoảng
thời gian từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 05 năm 2011.
6. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiềm năng du lịch tâm linh và du
lịch biển, thực trạng khai thác của hoạt động này tại địa phương.

10


7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục các từ viết tắt và phụ lục, nội dung chính của khóa luận được trình
bày trong ba chương:
Chương 1: Khái quát về di tích lịch sử văn hóa Đền Cờn và biển
Quỳnh Phương.
Chương 2: Hiện trạng hoạt động du lịch tâm linh Đền Cờn và du lịch
biển tại xã Quỳnh Phương.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch
tâm linh và du lịch biển tại xã Quỳnh Phương.

11


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN CỜN

VÀ BIỂN QUỲNH PHƯƠNG
1.1. Đền Cờn
1.1.1. Vị trí
Đền Cờn nằm ở bờ Nam Lạch Cờn xã Quỳnh Phương, thuộc vùng
Đông Bắc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cách thủ đô Hà Nội 220km về
phía Nam, cách thành phố Vinh 75km về phía Bắc theo quốc lộ 1A.
Di tích Đền Cờn gồm Đền Cờn trong và Đền Cờn ngoài:
Đền Cờn trong nằm trên gò Diệc người ta hay gọi là Đồi Quạ nên Đền
Cờn trong cũng có tên là Đền Quạ. Đây là một khu đất cao khoảng 3,6m so
với mặt nước biển, rộng và mặt đền áp sát bờ sông Mai Giang. Ba phía là nhà
cửa dân cư trù phú rợp bóng hàng dừa xanh bao bọc, xa xa có núi từ bốn phía
chầu về. Người xưa đã làm bài thơ vẽ lại bức tranh miêu tả vị trí của đền:
“ … Tiền hà hậu hải an bài,
Hữu hổ tà long oanh nhiễu.
Núi chầu qua dù dưởng lớp lớp,
Nghìn non chầu lại tiền đường.
Sông kéo đến khúc uốn quanh co,
Muôn nước thu về một nẻo”.
Tạm dịch
… Trước sông sau biển đã sẵn rồi,
Phải hổ, trái rồng rõ đấy thôi.
Núi chầu như vẽ từng lớp lớp,
Lèn, đồi hướng lại trước đền đây.
Sông kia uốn khúc dù trăm nẻo,
Vẫn phải quay về một biển khơi.
(Khuyết danh)
12


Với địa thế giáp sông, kề biển, người xưa đã kè đá tạo ra một bến đền

đài dài hàng trăm mét vừa ngăn dòng nước làm sạt lở, vừa làm cho cảnh trí
thiên nhiên thêm đẹp.
Trên địa thế hữu tình sơn thủy, công trình Đền Cờn trong trải rộng theo
phong cách cung đình. Phía giáp sông có đường gạch chạy hình bán nguyệt.
Bên trong là hệ thống cột trụ tường hoa phân ranh giới với sân rồng bên trong.
Đền Cờn ngoài: Nhắc đến Đền Cờn trong không thể không đề cập ngôi
đền ngoài biển tức là Đền Cờn ngoài. Đền Cờn ngoài thuộc quần thể di tích
Đền Cờn cách Đền Cờn trong khoảng 1km, tọa lạc trên ngọn núi Thằn Lằn
còn gọi là núi Hùng Vương, cao gần 60m so với mặt nước biển, dãy núi dài
1km. Ngoại cảnh nơi đây thật quyến rũ, ba bề tiếp giáp biển lại có các tảng đá
lớn in dấu chân ông khổng lồ, hình mặt trăng. Phía sau đền là núi Hạc với
nhiều cây cổ thụ, người xưa có lệnh cấm chặt cây ở đây vì thế gọi là núi “Hạc
Cấm”. Thi hào Nguyễn Du cũng đã có thơ họa phong cảnh nơi đây:
“Mặt nước mênh mang bể lẫn trời,
Ngôi đền thấp thoáng mãi ngoài khơi…”
Đền Cờn ngoài là một công trình kiến trúc duy nhất trên núi sát cửa
biển, tăng thêm vẻ đẹp của thiên nhiên. Nếu quy mô kiến trúc điêu khắc độc
đáo khiến du khách ngỡ ngàng thì phong cảnh nơi đây như mời gọi, níu kéo
mọi người hãy đến với Đền Cờn nhiều lần nữa.
1.1.2. Đối tượng thờ tự
Đối tượng thờ tự trong đền phong phú đa dạng, có thờ nhân thần và
nhiên thần. Việc sắp xếp các đối tượng thờ trong đền có thể thay đổi theo thời
gian, trong quá trình tu sửa đền.
Đền Cờn trong:
Đến năm 2002, Đền Cờn trong làm và tu bổ thêm tòa thượng điện nên
cách bài trí các cung thờ không trước.
Gian giữa, đặt tượng thờ Tứ vị Thánh Nương - Quốc Gia Nam Hải Đại
Càn Thánh Nương. Các Thánh Nương là ba mẹ con công chúa nước Nam
13



Tống. Giữa khám thờ đặt tượng Từ Thi Thái Hậu Dương Nguyệt Quả, vợ vua
Tống Độ Tông tức mẹ Đế Bính. Bên ngoài khám thờ, trước mặt Thái Hậu
Dương Nguyệt Qủa đặt ba tượng nhỏ hơn ngang hàng gồm hai tượng công
chúa là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương - con gái Thái Hậu
Dương Nguyệt Quả, tượng còn lại đặt ở giữa là Quách Thị Hoàng Hậu (bà
nhũ mẫu). Hai gian bên, gian bên phải thờ Cốc thần (thần Lúa), gian bên trái
thờ Mộc thần (thần Gỗ). Thần Lúa và Thần Gỗ đều đặt trong khám thờ. Trước
khám thờ thần Lúa là một bát hương cổ bằng đồng khắc bốn chữ: Càn điện
Thánh Mẫu (điện thờ Thánh Mẫu ở Cửa Càn). Sát hai bên tường đốc đặt bàn
thờ Nam Tào và bàn thờ Bắc Đẩu. Tòa thượng điện chủ yếu là thờ Tứ vị
Thánh Nương nên tòa ca vũ thờ tam tòa tứ phủ theo đạo Mẫu. Trong ba gian,
gian chính giữa đặt tượng Mẫu Thượng Thiên tức Liễu Hạnh công chúa, trước
mặt tượng Mẫu Thượng Thiên là Tượng Mẫu Thoải (Mẫu Thủy), Mẫu Địa và
Mẫu Thượng Ngàn. Bàn thờ đặt tượng ba vị Thánh Mẫu mới được phục hồi.
Đây là tác phẩm nghệ thuật được tạo dựng từ tấm lòng thành kính của thập
phương.
Ngoài ra ở hai bên bàn thờ chính ở tiền đường còn có hệ thống tượng
bằng đá. Phải kể đến tượng nữ tỳ cao 1,24m trong tư thế đứng hầu, chân đi
hài, mình mặc áo thụng tay cầm quạt quạt hầu một cách tự nhiên. Hai bên còn
có tượng nữ tỳ hai tay nâng hộp trầu cau kính cẩn dâng lên Thánh Mẫu.
Đền Cờn trong còn thờ cả Đức Phật nghìn mắt, nghìn tay.
Đền Cờn ngoài:
Đền thờ một vị sư, Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu,Văn Thiên
Tường. Các vị này trước phối thờ ở Đền Cờn trong nhưng do quan niệm nho
giáo bất đồng cung (quan niệm nho giáo không cùng quan niệm thờ Phật, thờ
Thánh) nên đến thời Lê xây dựng đền thờ riêng.
Tòa thượng điện có ba gian, gian giữa thờ Ngũ vị Vương Quan theo
Đạo thần tứ phủ. Sát với mái ngói của gian giữa có một hậu cung. Trong hậu
cung, thờ Đế Bính trong khám thờ trong, trước mặt tượng Đế Bính có ba

14


tượng nữa là Lục Tú Phu, Trương Thế Kiệt và Văn Thiên Tường. Đây là ba
trung thần nhà Tống.
Tòa hạ điện có ba gian, gian giữa đặt hai tượng ông Hoàng Chín và ông
Hoàng Mười. Gian bên tả đặt tượng Bắc Đẩu, gian bên hữu đặt tượng Nam
Tào. Ngoài ra, ở phía ngoài hai gian của tòa này còn đặt tượng Thập nhị
Vương Cậu (bên tả) và tượng Thập nhị Vương Cô (bên hữu). Hai cung thờ
này mới được lập sau này.
Nhìn chung Đền Cờn ngoài mới được phục dựng làm lại khiêm tốn,
thấp bé nên việc thờ tự cần được tu bổ để hợp lý hơn. Bởi đây là di tích gắn
liền với danh thắng, có liên quan đến Đền Cờn trong. Việc xây dựng và tu bổ
Đền Cờn ngoài là thể hiện đạo lý dân tộc của thế hệ con cháu đối với cha ông
trong công cuộc chống đế quốc hung bạo Mông - Nguyên.
1.1.3.Giá trị về mặt lịch sử
Đền Cờn lập từ thế kỷ XIII. Việc xây dựng đền được một số tài liệu nói
đến như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam Nhất Thống chí là sự quan tâm của
vua Trần Anh Tông (năm Hưng Long thứ 19 tức năm 1311) xây dựng vào
năm 1312. Dấu vết đời Lê rõ nhất là thời Lê Thánh Tông vào năm 1472 tức
năm Hồng Đức thứ nhất cho dựng đền ngói, bốn mùa cúng tế, phong làm
“Quốc Gia Nam Hải Đại Càn Thánh Nương Thượng Thượng đẳng tối linh
thần Ngọc Bệ Hạ” và cho xây dựng đền. Năm 1740, cho tạc thêm tượng dựng
thêm 2 tòa đền và làm thơ chế ngự (có bốn bài thơ nói về Đền Cờn và cảng
Xước). Sau đó vua Lê còn cho lập thêm một ngôi đền trên núi Hùng Vương
(đền ngoài) ở sát bờ biển để thờ vua Tống Đế Bính cùng các trung thần của
ông. Đến thời vua Lê Cảnh Trị năm 1663 các công trình được sửa sang, làm
thêm tòa ca vũ để đáp ứng sự ngưỡng mộ, tế lễ của quan triều vào thắp
hương. Đến năm Kỷ Sửu (1769) vua Lê Cảnh Hưng đời Lê Hiển Tông (1740
- 1786) còn tôn tạo thêm tòa tiền đường chạm khắc kì công để Đền Cờn thêm

bề thế khang trang.

15


Triều Nguyễn cũng rất quan tâm đến việc sửa sang nâng cấp Đền Cờn.
Thời Gia Long (1807-1828) rất quan tâm đến việc sửa lại đền chính (Đền Cờn
trong). Thời Tự Đức sửa cả đền chính và đền ngoài. Có thể nói các triều đại
từ Trần, Lê, Nguyễn đặc biệt quan tâm đến Đền Cờn nên mãi đến ngày nay
Đền Cờn vẫn còn nguyên giá trị lịch sử.
Trong hồ sơ khoa học về di tích Đền Cờn có đoạn (hồ sơ này còn lưu
giữ tại bảo tàng tỉnh Nghệ An, người viết là Trương Đắc Thành, phó giám đốc
Bảo tàng tỉnh Nghệ An): “Thời Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh,
giai đoạn “ đứng chân” ở đất Nghệ An đã cho người về cầu đảo ở Đền Cờn.
Sau ngày thiên hạ đại định, Lê Thái Tổ thấy có công trợ thuận đã phong là
“Hoàng Kim ngọc tổ” và ban cho đền một số đồ thờ bằng vàng bạc”.
1.1.4. Giá trị về mặt kiến trúc - điêu khắc
Quỳnh Lưu trước đây có nhiều kiến trúc đền, đình, chùa, miếu, nhà thờ
họ khá cổ kính nhưng giờ đây không còn nữa vì một phần do chiến tranh tàn
phá và một phần do nhận thức kém của con người.
Đền Cờn trong:
Hiện nay, tại hồi bên trái đền còn lưu giữ lại một bảng khắc gỗ, kích
thước 0,60x40m, ghi rằng: “Lê Triều Cảnh Hưng tam thập niên, Kỷ Sửu niên,
Phụng Đại lý tác, tam nguyệt Sơ tứ nhật khởi công, bát nguyệt sơ nhị nhật
hoàn thành”, nghĩa là: “Triều Lê Cảnh Hưng thứ 30, năm Kỷ Sửu (1769),
vâng lệnh Đại Lý làm khởi công ngày mồng 4 tháng 3 đến ngày mồng 2 tháng
8 thì xong”. Đời Gia Long trùng tu cẩn thận hơn, quy mô hơn, nhất là tòa ca
vũ. Ngoài trùng tu còn làm thêm tiền môn.
Đền Cờn có quy mô kiến trúc khá đồ sộ, thời gian và bom đạn hai cuộc
kháng chiến đã hủy hoại nhiều công trình. Đặc biệt vào năm 1965, Mỹ đưa

chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Đền Cờn bị bom Mỹ phá nát nay chỉ còn
tòa ca vũ nếu không hậu thế sẽ biết chút ít về kiến trúc và điêu khắc đời Trần
và Lê tại ngôi đền cổ kính này.
Trước đây đền có 5 tòa, 3 tòa làm theo kiểu chữ công, bao gồm:
16


Tòa 1: Hậu cung, chính điện 3 gian nằm ngang, 4 vì, lợp ngói xung
quanh đóng ván cửa ra vào thượng song hạ bản trên có khung nhẫn. Nhiều
mảng trang trí trên các vì kèo.
Tòa 2: Thượng điện 3 gian nằm dọc, 4 vì, 4 hàng cột. Tòa này nối liền
hậu cung với tòa 3.
Toà 3: Trung điện cũng có 3 gian như tòa 2, nằm ngang, 4 vì rộng hơn,
cửa bức màn, hai bên thưng ván, có diện bảo vệ bao quanh, rộng khoảng
0,80m.
Tòa 4: Tòa ca vũ hay còn gọi là tòa bái đường.
Tòa 5: Tiền môn còn gọi là tòa nghi môn, 3 gian, 4 vì, lợp ngói, xây
tường. Qua hai cột nanh to, và một cái sân lộ thiên không rộng lắm, bước lên
mười một bậc đá tới tòa nghi môn. Chắc tòa này là nơi tiếp các quan viên, dân
làng đến tế lễ và chuẩn bị đồ tế lễ. Cách mái ngói tòa nghi môn bởi một cái
máng xối là tòa ca vũ.
Hiện nay, tòa thượng điện người ta mới xây dựng xong gồm gian hai
hồi. Còn tòa ca vũ đã bị hư hỏng nên năm nay đang xây dựng lại mới hoàn
toàn.
Đền Cờn trong nhìn tổng thể kiến trúc, điêu khắc từ ngoài vào trong, từ
dưới lên trên được trải rộng theo phong cách cung đình.
Sân đền tuy không lớn song khá hòa nhập với toàn cảnh và được lát gạch
bằng gạch Bát Tràng đều đặn. Trong sân được dựng đôi ngựa đá ở tư thế
đứng chầu uy nghiêm. Phía trước sân còn đặt tượng quan văn, quan võ cũng
bằng đá với nghệ thuật tạo hình phóng thoáng. Bên ngoài hệ thống đồng trụ

còn có voi chầu và cột cờ bằng đá cân đối hai bên khiến công trình không chỉ
có vẻ nghiêm túc mà còn hoành tráng như cao vời vợi đượm nét oai phong.
Từ sân đền lên tòa ca vũ phải leo mười một bậc đá với chiều cao 3m60.
Đây là tài nghệ của người xưa nên trải qua nhiều đời mà vẫn giữ được quy
cách lúc ban đầu. Chính các bậc đá này đã làm tăng vẻ bề thế cho khu đền.

17


Bởi có các bậc đá này mà việc tế Thánh trong tục tế bánh dầy, tế trâu lại thêm
vẻ tôn nghiêm, lại sinh động, hợp cách trong tế tam sinh.
Lên Đền Cờn có hai đường tả vu và hữu vu. Đây là hai con đường cân
đối ở hai bên dài 25m, độ cao với sân đền là 3m nên đều phải làm bậc đá ở
hai phía và phải xây tường đá kè giữ đất vừa để bảo vệ đường, bảo vệ khuôn
viên lại làm đẹp cho toàn cảnh. Dưới chân đường có hàng cây cổ thụ khiến
khách hành hương khi lên đền còn được dạo dưới hàng cây râm mát, nên thơ.
Trên nền cao, toà nghi môn sừng sững ở vị trí trung tâm mặt tiền.
Nguyên xưa đây là công trình mái cong kiểu chồng diềm hai tầng khiến ai tới
đền cũng cảm nhận sự nhẹ nhàng duyên dáng. Công trình này được cư dân địa
phương gọi là toà ca vũ. Vì trước đây thường tổ chức ca hát, bái vọng mỗi khi
có đại lễ, nhất là vào dịp lễ hội tháng Chạp và tháng Giêng. Phía trong toà
nghi môn có công trình tiền đường, được tồn tại từ lâu đời mặc dù đã trải qua
nhiều trận bom đạn và pháo kích của địch từ biển bắn vào. Tiền đường làm
vào năm 1663, được sửa vào thời Lê Cảnh Hưng. Đây là toà nhà kiến trúc cổ
dài 17m40, rộng 10m làm kiểu mái cong gồm 6 vì theo phong cách dân tộc.
Các vì làm theo lối tứ trụ. Cột cái có đường kính 0,5m, cột quân đường kính
nhỏ hơn nhưng đều làm lối búp đòng nên quy cách lớn mà vẫn dáng vẻ thanh
thoát.
Hệ thống bảy tiền, bảy hậu, kẻ góc, con giường đều mập mạp để phù
hợp với quy cách bộ khung, lại chạm khắc kênh bong, các đề tài long vân tinh

tế, phượng hàm thư, lưỡng long chầu nguyệt, long cuốn thuỷ có cá chép đang
ngoi lên, có cái chạm long quy, lưỡng long đang tư thế vờn nhau, có cái lại
chạm hoa sen và lá sen bao quanh mặt hổ phù. Đan xen với các đề tài chủ thể
như trên còn có vân ám, lá hoa tầng lớp lớp khiến các mảng phù điêu ngoài
chức phận kiện toàn, giằng giữ bộ khung cũng như nâng đỡ giàn mái cong là
những đề tài nghệ thuật tuyệt tác, hấp dẫn người xem, cũng là sự chứng minh
kỳ công đối với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, chứng minh lòng thành của
con em dân xã đối với Tứ vị Thánh Nương.
18


Những hàng xà lòng, xà nách giằng giữ vị trí các hàng cột cũng được
gia công theo tỉ lệ thích hợp, tạo lai dáng ống tơ, soi các hàng chỉ kép đều đặn
khiến bộ khung không chỉ chắc chắn mà còn gây cảm giác nhẹ nhõm trước
sức gỗ nặng nề, to cứng.
Các đầu dư, gánh câu đầu có hình khối khá to, chạm khắc đầu rồng
ngậm ngọc với kiểu tự nhiên, không dập khuôn mà vẫn đảm bảo cái chung về
phong cách. Đầu dư còn soi chạm tỉ mỉ từng chi tiết, từng sợi râu, chiếc răng
đến các áng mây, hàng vẩy nên đã gây được ấn tượng sâu sắc đối với du
khách về đây tâm linh.
Các kẻ tiếp nối giữa tàu mái và câu đầu, ngoài dáng cong cong như
thân con rồng, còn chạm khắc các hoạ tiết thường thấy ở cung đình như cá
vượt vũ môn, tùng, cúc, trúc, mai hoá rồng rất đẹp mắt.
Bộ khung từ cột xà, câu đầu, bảy, kẻ, then câu đến hoành tròn, dui mái
là một đồ án thiết kế chắc chắn, có độ bền cao và có sự tính toán khoa học. Có
thể coi đây là một phái đồ kiến trúc rất đáng bảo tồn. Các nghệ nhân mộc,
chạm quả rất thành công xứng đáng là “Báu vật nhân văn sống”.
Ngoài giá trị kiến trúc, các mảng chạm từ đơn sơ đến phức tạp trên cấu
kiện hoặc đề tài tứ linh cũng như hoa lá cách điệu thuộc văn hoá thế kỷ XIII
đều rất độc đáo với đường nét phong phú về loại hình. Các đề tài điêu khắc

trên đây còn thể hiện bàn tay khéo léo, khối óc thông minh và sự suy tưởng
hóm hỉnh của các nghệ nhân tiền bối. Phần mái của tiền đường lợp bằng loại
ngói làm kiểu móng rồng. Các hàng ngói ngang dọc được kê độn công phu
khiến lớp lớp bằng phẳng trải đều như tấm thảm, lại cong cong hài hoà với
con kìm, đao góc mang hoạ tiết rồng phượng mớm sinh động, nghệ thuật.
Điều ít thấy ở các công trình kiến trúc cổ là hệ thống chân tảng. Ngoài việc
tạo gương tròn hoạ tiết, gờ chỉ trang trí còn đục rãnh vòng quanh chân cột để
tra dầu, tạo lớp ngăn cách giữa nền nhà và cột, giúp cho công trình không bị
mối xông. Đây cũng là sự cẩn thận mà ban hưng công đặt ra, làm cho bộ
khung thêm bền vững.
19


Đền Cờn ở vùng biển ngoài khí hậu ẩm thấp lại có hơi mặn dễ làm mục
ải gỗ, do đó từng thanh dui trên mái còn được phủ sơn ngăn cách, tạo cho độ
bền của giàn mái được nhân thêm, cũng chứng minh cho tay nghề, lại có
lương tâm với nghề của thợ.
Tiền đường là công trình kiến trúc quy mô với sự gia công kĩ thuật,
nghệ thuật hoàn mỹ và trải qua nhiều sự thử thách bởi gió bão, nước sông
dâng cao ngập nền, lại bị bom Mỹ, pháo kích nhiều lần bắn phá mà bộ khung
vẫn cố kết như xưa, giữ cho công trình đứng vững không bị sụp đổ. Điều đáng
đề cập là tuy tiền đường nhiều lần đã tu bổ nhưng vẫn giữ kiểu dáng thấp,
rộng mái cong với bộ khung cổ truyền của thế kỉ XVII, chứng tỏ sự giữ gìn
bản sắc tinh hoa từ thời hậu Lê luôn luôn được các nghệ nhân trân trọng.
Nếu không vì chiến tranh thì công trình Đền Cờn còn có toà đệ nhất, đệ
nhị cùng các toà ngang, dãy dọc hai bên và phía sau; cả khu vườn cảnh trong
khu vực làm cho tổng thể khép kín, chắc chắn còn đẹp hơn nhiều.
Đến năm 2002, toà thượng điện mới xây dựng lại gồm một gian, hai
hồi. Gian giữa rộng khoảng 4m; hai hồi mỗi hồi rộng khoảng 2,5m. Như vậy
nhà dài khoảng 11m, chiều rộng khoảng 8m, trong đó hè rộng khoảng hơn

1m. Nhà làm theo lối kiểu tứ trụ, kẻ thuyền, cột cái cao khoảng 5m; cột nhà,
khoá gian, xà nhà đến thượng lương, hoành tải… đều bào trơn, đóng bén,
không chạm trổ hoa lá mà đánh vécni đậm trông bóng loáng.
Toà này không có diện bảo vệ bao quanh và thưng kín bằng ván dày mà
tường bít đốc, mái lợp ngói mũi hài. Làm thêm thượng điện nên cách bố trí
cung thờ không như năm 2002 về trước, tại đây đã rước Tứ vị xuống thờ. Như
vậy công trình tiền đường cũ dành riêng thờ Tam toà tứ phủ theo Đạo Mẫu.
Ngoài giá trị về kiến trúc ở Đền Cờn trong còn khá nhiều đồ tế khí,
tượng pháp có giá trị nghệ thuật cao, giá trị điêu khắc độc đáo.
Tại gian chính giữa của tiền đường có chiếc hương án cỡ lớn với dáng
khoẻ, hoa lá, hoạ tiết đục chạm kênh bong,… trên hương án có long ngai. Đây
là hiện vật gia công cầu kì. Tay ngai, trụ và sập ngai đều đục chạm thông
20


phong hoặc đục nhấn hoặc đục nổi nhiều hoạ tiết tinh vi, mềm mại. Phía trong
hương án, bài trí một phương du cỡ lớn, chạm khắc nhiều lối, nhiều kiểu đề
tài sinh động. Từ hàng song tiện chạy viền, dân quỳ dạ cá, đến cột diềm
cửa… đều rất kì công, lại được sơn son thếp vàng theo kiểu cổ truyền lộng lẫy
nên nhân dân thường gọi phương du là nhà vàng. Đây là di vật tiêu biểu của
Đền Cờn do vua Gia Long ban tặng.
Tượng sư tử bằng đá đang giương mắt, há miệng, trên cổ đeo chuỗi lục
lạc khiến người xem phải nghĩ đến cặp sư tử đã được thuần hoá, không còn
hung dữ như ta tưởng.
Ngoài các đồ thờ, Đền Cờn còn có nhiều đồ thờ bằng đồng bằng gỗ như
bộ tam sự, nến, đài, khay thờ được tạo dáng độc đáo, sơn thếp công phu.
Nhiều câu đối, đại tự cùng các thư tịch khác như ngọc ngà, sắc phong, văn
bia, minh chuông cũng là những di vật đáng kể làm cho khu di tích Đền Cờn
thêm phong phú.
Quả chuông đồng cao khoảng 1,2m nặng 300kg đúc thời Lê Cảnh

Hưng ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Thân (1752), về kiểu dáng không khác lạ
nhưng phần trang trí ở phần diềm chân chuông với những cánh hoa sen kép,
nổi đường viền, với những hạt chấm tròn khá kì công. Chuông phân làm bốn
múi, có hoạ tiết long dáng ở góc trên của múi chuông. Đây cũng là cách bố
cục ít thấy ở các chuông khác, nó là nét độc đáo của Đền Cờn.
Phần văn tự trên chuông rất phong phú ghi chép lòng từ thiện của quần
chúng cũng như khách thập phương, nhân dân trong xã đóng góp vàng bạc
đúc chuông, cũng như tu bổ đền trong một hoàn cảnh xã hội đang có nhiều bế
tắc thời Lê - Trịnh, chứng tỏ sự ảnh hưởng rộng khắp đến mọi nơi cũng rất bổ
ích cho việc nghiên cứu xã hội học thế kỉ XVII, XVIII. Mặc dù chuông Đền
Cờn bị bom Mỹ xuyên thủng hai chỗ nhưng tiếng ngân vang vẫn ấm, vẫn
vọng xa. Điều này chứng tỏ nghệ thuật đúc chuông thời bấy giờ.
Chiếc triện đồng hình vuông có cạnh 4cm, trên cán có đề chữ “Hồng
Đức” niên hiệu thời vua Lê Thánh Tông. Mặt triện khắc bốn chữ “chiêu minh
21


cảm ứng” (có sự báo rõ ràng) như người xưa muốn nhắc nhở hậu thế chớ coi
thường việc phụng sự đền thờ “Đại Càn Tứ vị Thánh Nương”. Đây là di vật
độc đáo của Đền Cờn.
Trong khuôn viên đền hiện còn ba tấm bia đá nhưng do chiến tranh, do
ý thức con người nên tấm thì bị bom Mỹ đánh vỡ làm ba mảnh, tấm thì bị bào
mòn hết chữ chỉ loáng thoáng đường nét hoa văn ở diềm bia. Dù sao sự hiện
diện của các văn bia cũng đáng quý nhất là tấm bia tạo lệ ở đền.
Bia tạo lệ bị vỡ nay được gắn và dựng ở vị trí cũ. Tấm bia cao 1m60,
rộng 1m20 đặt trên bệ đá hình khối chữ nhật bốn mặt chạm hoa văn cánh sen
cách điệu. Trán bia, diềm bia chạm nổi cảnh lưỡng long chầu nguyệt, họa tiết
long vân, hoa lá cách điệu mềm mại, công phu mang màu sắc văn hóa thời Lê.
Riêng văn tự trên bia mới đáng quý. Vừa qua chính quyền và nhân dân địa
phương đã thu thập và hàn gắn lại, coi như là một di sản quý của đền.

Trán bia đục nổi hàng chữ lớn “Đại Càn điện tạo lệ cổ tích bi” nội
dung văn bia ghi các lệnh chỉ của triều vua niên hiệu Khánh Đức năm
thứ nhất (1649), Thịnh Đức năm thứ 3 (1655), Cảnh Trị năm thứ nhất (1663),
Cảnh Trị năm thứ 3 (1665) về việc giao cho thôn Càn Miếu xã Hương Cần,
huyện Quỳnh Lưu, phủ Diễn Châu làm dân tạo lệ, có nhiệm vụ bảo vệ trông
non phục dịch việc tế lễ, hội hè tại miếu thờ “Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ
vị Thánh Nương”. Triều đình còn miễn thuế nông, ngư cho dân xã để lo
phụng sự miếu thờ được chu đáo. Văn bia còn nhắc mọi người lớn, bé phải
thành kính với Thánh Mẫu Đại Càn và ghi bài minh cầu mong cho quốc thái
dân an. Tấm bia này ghi ngày tốt tháng 11 niên hiệu Cảnh Trị thứ 3 (1665)
không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật điêu khắc mà còn có nội dung lệ làng
rất sát thực tế. Đây là minh chứng về một di sản văn hóa quý hiếm cần được
bảo tồn.
Ngoài ra còn có một chõ xôi và nồi bằng đồng cao 0,45m, đường kính
0,38m đúc thời Bảo Đại năm thứ 9 gần đây (1934); hai ông phỗng bằng đá;

22


bốn con nghê bằng đá; hai con hổ bằng đá; hai voi quỳ bên cạnh có hai quản
voi bằng đá; một bình vôi bằng sứ có khắc bốn chữ Phú, Quý, Thọ, Khang.
Đáng chú ý là Đền Cờn có một phiến đá hình chữ nhật (36cm x 20cm)
chạm rồng cả hai mặt. Thân rồng to mập, không vẩy (hoặc có vẩy xong đã
mờ). Đầu rồng có sừng, sừng rồng tỷ lệ cân đối với thân. Mũi rồng là những
đường xoáy uốn cong. Râu rồng từ mũi rồng mà ra. Những nét chạm khắc này
có phong cách gần gũi với các bức chạm thời Trần.
Hiện còn những hiện vật đang được ban quản lý bảo quản và nhà các
nhà khoa học nghiên cứu tìm hiểu. Nếu xây dựng lại Đền Cờn với đủ các tòa
cổ kính như trước đây thì đó là những hiện vật quý.
Nhìn chung ngôi đền quy mô không đồ sộ vĩ đại. Điều này dễ gặp vì đó

là đặc điểm chung của ngôi đền, chùa, đình ở duyên hải miền Trung Nghệ An
nói chung. Có thể nói Đền Cờn là một công trình lịch sử văn hóa quan trọng
đang bồi đắp thêm cho kho tàng lịch sử văn hóa của xứ Nghệ nói riêng, Việt
Nam nói chung.
Đền Cờn ngoài:
Kết cấu các tòa vẫn không thể bằng đền chính trong làng. Đền ngoài do
bị tàn phá để trơ lại với trời đất một số hiện vật bằng đá thời Nguyễn. Dù sao
những con nghê đá, phỗng đá nơi đây cũng là dấu tích của một công trình, là
gợi ý mai đây phục hồi làm cho cảnh trí núi Hùng Vương thêm đẹp, thu hút
khách du lịch về tham quan và hành hương.
Trước đây, Đền Cờn ngoài gồm ba tòa xây theo kiểu chữ tam. Hiện
nay, đền phục hồi lại còn hai tòa gồm tòa thượng điện và tòa hạ điện.
Tòa thượng điện gồm ba gian dài 9m; hậu cung dài 4m.
Tòa ngoài là hạ điện.
Do mới làm lại nên giá trị điêu khắc, kiến trúc, các hoa văn trang trí rất
đơn giản, mà không có sự chạm khắc đặc biệt tinh tế như đền trong.
1.1.5. Giá trị về mặt tâm linh

23


Từ lịch sử đến huyền thoại Đền Cờn đều mang ý nghĩa về mặt tâm linh.
Ở huyện Quỳnh Lưu, ngoài Đền Cờn là đền chính được cả nước biết đến, có
đến 30 làng nữa cũng thờ Tứ vị Thánh Nương. Ở Diễn Châu, Yên Thành,
Nghi Lộc, Nam Đàn… đều có đền thờ Tứ vị rồi đến cả Thanh Hóa, Hà
Tĩnh… Không chỉ ở ngoài Bắc mà cả trong Nam Bộ như tỉnh Đồng Nai, Sông
Bé… cũng có đền thờ. Theo các tác giả thì việc thờ Tứ vị Thánh Nương có
thể do phát tích ở Cửa Cờn dần dần phát triển rộng rãi trong cả nước.
Đã có nhiều sách viết về Đền Cờn và Tứ vị Thánh Nương từ Quốc Sử
Đại Việt, Sử Kí Toàn Thư, Đại Nam Nhất Thống Chí, Thanh Chương huyện

Chí, An Tĩnh cổ Lục… rồi đến kho tàng cổ tích Việt Nam, Nam Hải linh dư
tập, Truyện ở làng Cơ Xá, Sự tích Đền Cờn ở làng Phương Cần, Tống sử. Xin
đề cập ra đây một số sử sách có uy tín chép lại và một số truyền thuyết về
Đền Cờn:
Từ lịch sử: Theo tư liệu và ngọc phả Đền Cờn thì lai lịch Thánh
Mẫu Đại Càn Tứ vị Thánh Nương là Dương Thái Hậu cùng Hoàng Hậu, hai
công chúa nhà Nam Tống. Cả bốn vị đều được thờ nên được gọi là Tứ vị
Thánh Nương, có sự tích như sau:
Vào thế kỷ XIII, Trung Quốc đang trong giai đoạn phân tranh. Nước
Kim chiếm Trung Nguyên thống trị phía Bắc, nhưng thời kỳ toàn thịnh của nó
cũng trôi đi, vương triều Nam Tống ở phía Nam vẫn không quên ý đồ lấy lại
đất đai phía Bắc đã mất. Tây Hạ lập quốc Thiểm – Cam - Ninh cũng muốn
xưng hùng xưng bá, đã kết giao với Nam Tống xâm phạm vùng Tây Bắc.
Trước tình hình các cường quốc đối đầu, dân tộc Mông Cổ phụ thuộc nước
Kim nổi dậy và Thiết Mộc Chân từ một thủ lĩnh đã chinh chiến thống nhất
thành quốc gia Mông Cổ, trở thành Cát Tư Hãn (hoàng đế) đầu tiên ở đây. Cát
Tư Hãn với khí thế bừng tấn công nước Tây Hạ (1205-1209), rồi các năm sau
đánh nước Kim giành toàn thắng. Thành Cát Tư Hãn tiếp tục chinh chiến Tây
Liêu, thừa thắng diệt nước Hoa Lạt ở vùng Trung Á và thôn tính cả vùng
Trung Á(1222). Sau đại thắng vùng Trung Á (1226) Thành Cát Tư Hãn bắt
24


đầu chiếm Tây Hạ, Can Châu, Kinh Châu, Linh Châu. Tháng 6 - 1257 Tây Hạ
hoàn toàn bị tiêu diệt, quân Mông Cổ tấn công Cao Ly (Triều Tiên) và chuẩn
bị đánh Nhật Bản… Oa Khoát nối ngôi tiếp tục đem quân Mông Cổ đánh
nước Kim ở phía Nam (1234). Đế quốc Mông Cổ còn ba lần tiến đánh châu
Âu, đánh mãi sang Đông Đức, Ba Lan, Hungari, Nga bị chúng xâm chiếm,
thống trị trước sau gần 200 năm. Nhân dân Anh, Pháp phải rung chuông cầu
nguyện mong thoát khỏi tai họa đế quốc Mông Cổ. Nhà thờ thiên chúa Đức

phải ra bài kinh cầu chúa cứu giúp khỏi cơn thịnh nộ. Giáo hoàng La Mã
Gorgeor 9 kêu gọi tổ chức thập tự quân chống lại đế quốc Mông Cổ.
Tống Độ Tống Hoàng đế mất, con là Cung Tống nối ngôi vào năm
1274. Trước thế lực hung bạo của Mông Cổ, kinh đô nhà Tống bị thất thủ,
triều đình phải bỏ chạy về phía Nam để lo tổ chức kháng chiến phục quốc.
Nhưng tình hình nhà Tống ngày càng yếu đi, các quan đại thần phù giá Thái
Hậu họ Dương và các công chúa cùng chạy về Quảng Châu. Lúc này Văn
Thiên Tường là tướng trấn giữ ở Trấn Giang cùng kéo quân theo đường
biển về Nhai Sơn, để hợp sức kháng chiến lại ngoại xâm.
Triều đình Nam Tống tôn Ích Vương lên ngôi ở Phúc Châu, tức Đoan
Tống hoàng đế, tôn mẹ làm Hoàng Thái Hậu buông rèm coi chính sự, phong
Văn Thiên Tường là hữu thừa tướng, ban hịch kêu gọi cả nước kháng chiến
dành lại đất đai cho tổ quốc. Văn Thiên Tường đã đem quân đánh Mông Cổ
lấy lại được Mai Châu, lại đánh bại quân địch ở Vũ Châu. Trong khi đó thì
Trương Thế Kiệt cũng đem quân đánh bại quân giặc, lấy lại được huyện Cát
Công.
Nhưng quân Mông Cổ tăng thêm viện binh và giữ chiến thuật đánh úp
quân ở Hưng Quốc, sau đó thắng liên tiếp ở nhiều nơi khiến quân Tống ngày
càng nao núng. Theo lục phả thì lúc này Tống Ích Vương đóng ở Phúc Châu
bị quân địch bao vây rời về Triều Châu, Hồ Châu rồi mất. Em vua là Quảng
Vương Húy Bích nối ngôi rồi rời quân về Nhai Sơn thuộc Tân Hội, Quảng
Châu. Nhai Sơn là nơi có địa thế phòng thủ, Trương Thế Kiệt cho đây là đắc
25


×