Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tìm hiểu giáo quyền đạo thiên chúa và ảnh hưởng của nó đối với cộng đồng giáo dân ở tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.29 KB, 52 trang )

1

lời cảm ơn
Luận

văn này đợc hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy cô trong khoa Lịch sử, đặc biệt với sự giúp đỡ
tận tình của giáo viên hớng dẫn ThS. Hoàng Thị Nhạc.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song kinh nghiệm còn
nhiều hạn chế vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong đợc sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô
cùng bạn đọc để luận văn ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Ngời thực hiện

Sinh viên: Nguyễn Thị
Thuỷ


2

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.

Vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX, loài ngời đang chứng kiến sự
trỗi dậy của tôn giáo ở nhiều quốc gia khu vực trên thế giới. Các tôn giáo
truyền thống chuyển mình chấn hng đổi mới để bắt kịp hoà cùng với nhịp thở
của thời đại. Các tôn giáo mới (Trong đó có nhiều giáo phái đã bộc lộ tính
chất phản nhân văn, phi nhân tính) mọc lên nhiều nh nấm sau ma. Xung đột
sắc tộc, tôn giáo xảy ra nhiều nơi trên thế giới với tính chất khốc liệt ngày
càng gia tăng. Nhiều thế lực chính trị đang ráo riết lợi dụng tôn giáo để thực


hiện các mu đồ chính trị của mình.
ở Việt Nam tình hình tôn giáo có nhiều diễn biến phức tạp. Các thế lực
thù địch đang tìm cách lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị, phá rối
trật tự an ninh xã hội nhằm tiến tới xoá bỏ một trong những thành luỹ cuối
cùng của CNXH.
Với 24,5 vạn tín đồ chiếm 9% dân số toàn Tỉnh Giáo hội Thiên Chúa ở
Nghệ An đang tìm mọi cách xiết chặt đội ngũ, cũng cố, đề cao tuyệt đối giáo
quyền, buộc chặt tín đồ vào tổ chức nhằm bành trớng thế lực, tạo nên tiếng nói
quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội. Bên cạnh những yếu tố tích cực
thì đạo Thiên Chúa đã bộc lộ không ít những ảnh hởng tiêu cực đến lĩnh vực
của đời sống cộng đồng giáo dân. Những ảnh hởng đến tiêu cực là một trong
những lực cản khiến các chủ trơng chính sách xây dựng phát triển kinh tế, văn
hoá, Xã hội trong cộng đồng này đạt kết quả không nh mong muốn. Nó đã
góp phần duy trì những mặc cảm, định kiến, tự ti, những tranh chấp xung đột
giữa tín đồ chức sắc với chính quyền địa phơng khiến họ do dự trong việc lựa
chọn giữa dân tộc và giáo hội, hạn chế sự tích cực tham gia vào tiến trình xây
dựng CNXH trên quê hơng mình. Những ảnh hởng tiêu cực nêu trên làm cho
số đông giáo dân cha bắt kịp với nhịp độ và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
của tỉnh trong thời đổi mới dẫn đến tình trạng thất học đói nghèo luôn đeo
đẳng bám chặt đơì sống của những con ngời này.
Trong tình hình đó tôi lựa chọn đề tài: Tìm hiểu về giáo quyền đạo
Thiên Chúa và ảnh hởng của nó đối với đời sống cộng đồng giáo dân ở
Tỉnh Nghệ An. Nhằm giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về đời sống của ngời
Thiên Chúa Nghệ An.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.

Từ trớc đến nay đã có nhiều công trình ngiên cứu về đạo Thiên Chúa dới
nhiều góc độ và theo nhiều quan điểm khác nhau ở trong và ngoài nớc. Các



3
tác giả đi sâu phân tích đặc điểm, rút ra những kết luận theo chứng kiến của
mình để tìm đợc những ảnh hởng của tôn giáo này đến các mặt trong đời sống
xã hội.
Chúng ta có thể điểm qua các công trình nghiên cứu sau:
- Nhóm các công trình mà tác giả là các tín hữu, chức sắc đạo Thiên
Chúa và các nhà thần học. Các công trình nghiên cứu này tập hợp đợc rất
nhiều tài liệu quý báu, sống động và giàu sức thuyết phục, song họ còn bị hạn
chế bởi cái nhìn phiến diện, một chiều.
Nh các công cứu trình
+ Thập giá và lỡi gơm của linh mục Trần Tam Tỉnh.
+ Lịch sử GHCG của linh mục Bùi Đức Sinh.
+ Lịch sử vơng quốc Đàng Ngoài của A Lexan drede Rhodes.
+ Việt Nam máu lửa quê hơng tôi của thiếu tớng quân đội Nguỵ Đỗ Mẫu.
- Nhóm các công trình mà tác giả là học giả, tri thức dới chế độ XHCN. Các
công trình nghiên cứu đi sâu vào phân tích bản chất, nguồn gốc, chức năng tôn
giáo, nó tồn tại nh thế nào trong lịch sử và tơng lai, diện mạo, số phận của nó
sẽ ra sao, có ngời xem xét mặt tiêu cực của tôn giáo, coi nó nh một thứ thuốc
phiện, một thứ rợu kém phẩm chất cần phải hết sức hạn chế ảnh hởng. Có ngời
đi sâu vào tính chất đạo đức, mặt tích cực tạo nên một xã hội có một nền luôn
lý cao. Có ngời nghiên cứu tác động tâm lý, tình cảm, lối sống của tôn giáo
này đối với đồng bào theo đạo
Nh các công trình.
+ Một số vấn đề lịch sử Thiên Chúa ở Việt Nam của Đỗ Quang Hng.
+ Sự phát triển t tởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng
tám. Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trớc nhiệm vụ lịch sử của
giáo s Trần Văn Giàu (1997) Nxb KHXH, Hà Nội.
+ Tôn giáo thế giới và Việt Nam của Mai Thanh Hải (1998) Nxb
CAND, Hà Nội.
Các công trình khoa học trên có đề cập đến nhiều vấn đề Thiên Chúa

song cha nêu lên một cách có hệ thống. Với đề tài Tìm hiểu về giáo quyền
đạo Thiên Chúa và ảnh hởng của nó đối với đời sống cộng đồng giáo dân ở
Tỉnh Nghệ An. Tôi hy vọng bớc đầu góp một số ý kiến nhỏ cung cấp luận
cứ cho chính sách tôn giáo trong hiện tại và tơng lai.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Thiên Chúa là một tôn giáo có phạm vi ảnh hởng rộng lớn trên cả thế
giới. Với đề tài này tôi đi sâu vào nghiên cứu tôn giáo này từ khi ra đời cho


4
đến khi nó xâm nhập vào nớc ta. Đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu một số đặc
điểm của giáo quyền đạo Thiên Chúa và ảnh hởng của nó đối với đời sống
cộng đồng giáo dân ở tỉnh Nghệ An.
4. Phơng Pháp nghiên cứu.

Ngoài phơng pháp chung là phơng pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, tôi đã sử dụng một số phơng pháp cụ thể nh:
-

Phơng pháp logic.

-

Phơng pháp thống kê, so sánh

5. Bố cục của đề tài.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của đề tài gồm 3 chơng.
Chơng I. Sơ lợc lịch sử đạo Thiên Chúa.

Chơng II. Vài nét về giáo quyền đạo Thiên Chúa.
Chơng III. Những biến đổi chủ yếu của đời sống cộng đồng giáo dân ở
Nghệ An dới ảnh hởng của giáo quyền đạo Thiên Chúa.


5

nội dung
Chơng 1

Sơ lợc lịch sử đạo Thiên Chúa
1.1. sơ lợc Lịch sử đạo Thiên Chúa thế giới.

Theo truyền thuyết KiTô giáo thì ngời sáng lập ra đạo KiTô là Giê su
Cơlít. Con của đức bà đồng trinh Maria, đợc Đức chúa Trời đầu thai vào ngời.
Ông sinh ra tại làng Bethê Lem vùng Pa lextin (nơi sinh sống của dân tọc Do
Thái) một Tỉnh của đế quốc RôMa. Năm 30 tuổi ông bắt đầu đi truyền đạo.
Những t tởng nguyên sơ của tôn giáo này là tự do, bình đẳng bác ái, mọi ngời
cu mang đùm bọc coi nhau nh anh em ruột thịt, sẵn sàng chia sẽ niềm vui, nổi
buồn, của cải, vật chất trong cộng đồng cùng đức tin. Chính vì lý do đó ngay
từ khi những ngày đầu, mặc cho chính quyền tìm mọi cách truy bức, tàn sát
nhng số tín đồ ngày một tăng lên đáng kể. Từ chỗ truy bức hoàng đế La Mã
tiến đến công nhận và coi đây nh là một tôn giáo cho ngời nghèo bỡi họ nhận ra
tính bất bạo động sẵn sàng chấp nhận mọi hình thức bóc lột của những nhà quý tộc
với hy vọng chờ đón một thế giới tốt đẹp hơn sau sự sống.
Từ khi có mặt ở Phơng Tây, tôn giáo này đã đánh bật tôn giáo truyền
thống và từng bớc chiếm một vị trí quan trọng. Đến trớc thế kỷ XVII, thần
quyền của đạo Thiên Chúa luôn quyện chặt với thế quyền. Cả hai dựa vào
nhau để tồn tại, phát triển và bóc lột những nông nô nghèo đói. Qua lịch sử
chúng ta đã biết đợc hàng triệu ngời đã chết vì sự phán quyết của toà án Tôn

giáo. Mọi phát kiến khoa học ảnh hởng đến Tôn giáo này đều bị đàn áp, truy
bức đến cùng. Hàng trăm cuộc chiến tranh tàn khốc vì lợi ích của toà thánh, vì
lợi ích của các vơng triều nấp dới danh nghĩa bảo vệ đức tin đợc tiến hành
khiến cho hàng chục triệu ngời trớc khi chết vẫn mang trong mình niềm tin
ngây thơ là bảo vệ đức tin tôn giáo.
Từ khi CNTB phát triển, tính chất lỗi thời của đạo Thiên Chúa cùng bộc
lộ rõ ràng hơn. Niềm tin của Tôn giáo này càng ngày càng trở nên phai nhạt,
nhà thờ ngày càng vắng ngời thăm viếng, những kẻ bi quan đã từng cho rằng
phải chăng chúa KiTô đã chết ?. Đứng trớc một thực trạng nh vậy, năm 1862
Giáo Hoàng đã tổ chức cộng đồng Vati Can II với những quan điểm tiến bộ
hơn, nhìn nhận thế giới bằng con mắt thực tế với mục đích củng cố niềm tin
cho tín đồ, lấy lại sức cuốn hút cho Giáo hội. Tuy nhiên có một thực tế không
thể chối cãi đợc là: Tại những nớc phát triển, các tín đồ tôn giáo này nh một
chỗ dựa tinh thần, coi đội ngũ chức sắc nh ngời bạn tinh thần chỉ những lúc


6
cần thiết. Xu thế này ngày càng nổi trội và giáo hội không có con đờng nào
giải quyết nổi.
Để củng cố lại tổ chức giáo hội hớng về những vùng đất xa xôi hơn,
những vùng đất kinh tế văn hoá và trình độ dân trí còn lạc hậu, tín đồ nhiệt
thành với giáo hội, đức tin tôn giáo vẫn còn rất lớn và lấy đó làm chỗ dựa của
Vatican. Thế nhng kể cả những vùng đất này tính đồ không cuồng nhiệt nh xa.
Không phải lúc nào cũng sẵn sàng làm bất cứ điều gì giáo hội yêu cầu. Niềm
tự hào dân tộc, về bản sắc văn hoá truyền thống ngày càng có xu hớng vợt trội.
Để củng cố niềm tin tôn giáo, giáo hội Thiên Chúa ngày càng hớng tới
những hoạt động xã hội mang tính chất đậm nét nh: Cách tân để thích nghi với
các nền Văn hoá, truyền thống văn hoá bản địa khác nhau; Chú trọng phát
triển kinh tế, coi trọng công tác từ thiện; hợp tác với chính quyền để làm chỗ dựa;
lên tiếng bảo vệ nhân quyền; đấu tranh chống chiến tranh; chống suy thoái môi

trờng; chống bất công trong xã hội Giáo hội đang có tham vọng xây dựng một
xã hội Thiên Chúa vợt trên các ý thức hệ khác nhau với mục đích dung hoà các
mâu thuẫn của xã hội nhằm tăng thêm uy tín để lôi kéo tín đồ.
1.2. sơ lợc Lịch sử đạo Thiên Chúa ở Việt Nam và ở Nghệ An.

1.2.1. Sơ lợc lịch sử đạo Thiên Chúa ở Việt Nam.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê, lên làm vua, niên hiệu
Minh Đức. Mạc Đăng Dung và con là Mạc Đăng Doanh, tuy vẫn theo đờng
lối trị nớc của nhà Lê, nhng các cựu thần không phục nhà Mạc bỏ ra nớc
ngoài, có con Nguyễn Hoàng Dụ là Nguyễn Kim sang Ai Lao, Nguyễn Kim
cho chiêu tạp tớng sĩ rồi tìm con cháu nhà Lê để mu việc khôi phục. Năm
1533, Nguyễn Kim cho lập ngời con út của Lê Chiêu Tôn làm vua tức Trang
Tôn (1533 - 1548). Năm 1542, Nguyễn Kim đem quân đánh lấy Thanh Hoá,
Nghệ An, rồi năm sau chiếm luôn Tây Đô. Từ đó nớc Đại Việt chia làm Hai.
Từ Thanh Hoá trở vào thuộc nhà Lê đóng đô ở Vạn Lai (Trên tả ngạn sông
Chu) tức Nam Triều. Từ Sơn Nam trở ra thuộc nhà Mạc, kinh đô Thăng Long,
tức Bắc Triều. Năm 1545, Nguyễn Kim tiến quân ra Bắc, giữa đờng bị hàng tớng nhà Mạc đánh thuốc độc chết. Con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Uông và
Nguyễn Hoàng còn nhỏ tuổi nên binh quyền đợc trao cả cho Trịnh Kiểm. Năm
1548, Vua Trang Tôn mất, Trung Tôn lên thay. Tám năm sau, Trung Tôn cũng
mất, Trịnh Kiểm lập Anh Tôn lên ngôi (1556 - 1573). Nam bắc đánh nhau trên
10 năm không phân thắng bại.


7
Năm 1570, Trịnh Kiểm mất, hai con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng tranh
quyền nhau. Trịnh Cối thất thế đầu hàng nhà Mạc, Trịnh Tùng (1570 - 1623)
từ đấy nắm cả quyền hành. Vua Anh Tôn nghi ngờ mu trừ Trịnh Tùng bị Trịnh
Tùng sát hại; Lê Thế Tôn đợc lập lên thay (1573 - 1599). Trong 10 năm, Trịnh
Tùng giữ thế thủ, Mạc Mậu Hợp (1562 - 1592) đem quân vào đánh nhng
không thắng nổi.

Đến năm 1592, Trịnh Tùng thống lĩnh 50.000 quân Bắc tiến, đại thắng
quân Mạc, hạ đợc Kinh hành giết Mạc Mậu Hợp, nhà Lê trung hng từ đấy.
Con cháu nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, nhờ thế lực của nhà Minh, cho nên làm
vua đợc ba đời nữa. Đến năm 1677 mới mất hẳn.
Dới thời Trung Hng, các vua chỉ có h vị; họ Trịnh kể từ Trịnh Trùng tự xng làm chúa, cha truyền con nối nắm quyền hành ở Bắc Hà. Chúa Trịnh đặt ra
Phủ Liêu và Lục Phiên để thay thế Triều đình và lục bộ trong coi việc nớc. Về
kinh tế, Chúa Trịnh cho khai mỏ, đặt quan thuế, mở cảng phố Hiến, cho ngời
ngoại quốc vào buôn bán.
Trong khi đó, họ Nguyến bắt đầu từ Nguyễn Hoàng lập nghiệp ở Nam
Hà. Chúa Nguyễn tổ chức hành chánh đặt thuế xuất nhập cảng, mở cửa để
giao thơng với ngoại quốc, mở xởng đúc súng và trờng tập bắn. Nhng sự
nghiệp lớn nhất của chúa Nguyễn là mở mang bờ cõi về Phơng Nam. Đó là
tình hình Việt Nam khi những nhà truyền giáo bắt đầu bớc vào dải đất này.
Theo Khâm định Việt Sử có ghi nh sau: Vào những năm 30 của thế kỷ
XVI, đạo Thiên Chúa đợc truyền vào nớc ta, thời điểm cụ thể là vào năm 1533
năm thứ nhất niên hiệu Nguyễn Hoà đời vua Lê Trang Tôn, giáo sỹ Phơng Tây
là I - nê - khu vào giảng đạo ở vùng Ninh Cờng, Quần Anh, Trà Lũ thuộc các
Tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình ngày nay, nhng do tiếng tăm chẳng biết
địa hình không quen cho nên việc truyền giáo chẳng đem lại kết qủa gì.
Đến năm 1555 Dòng Đa Minh (Domini cains) của Tây Ban Nha đã cử
giáo sỹ Gas Das tới truyền đạo ở Hà Tiên, Năm 1558 hai linh mục Dòng Đa
Minh là Loper và Azevedo lại thâm nhập vào chân lạp (Vùng đất Nam Bộ
ngày nay).
Năm 1584, một đoàn thuyền giáo Tây Dơng theo thuyền buôn Bồ Đào
Nha đến Thăng Long truyền đạo, đợc vua nhà Mạc tiếp đãi tử tế. Tuy nhiên do
không biết kinh nghiệm cho nên kết quả truyền đạo của ngời Tây Dơng cho
đến hết thế kỷ XVI rất hạn chế.


8

Từ năm 1614 - 1625, các giáo sỹ của hội truyền giáo Bồ Đào Nha của
dòng tên lần lợt thâm nhập vào Việt Nam, năm 1614 thầy Busô Ni thuộc dòng
tên vào vùng Đàng Trong truyền đạo, cho đến năm 1639 đã gây đợc cơ sở, đã
rủ đợc khoảng 1 vạn tín đồ. Năm 1626 dòng tên ở Ma Cao gửi thầy Ban Đi Nô
Ti đến hoạt động ở Đàng Trong, nhng cha làm đợc điều gì lắm đã thấy Thiên
Chúa ở Đàng Trong gửi thầy ngởi Pháp A Lexan drede Rhodes cùng với một
giáo sỹ ngời Bồ Đào Nha là Ma Ke (Mau quers) đến cửa Bạng Thanh Hoá để
giảng đạo. A Lexan drede Rhodes ra sức học tiếng Việt, trong vòng 4 tháng
ông đã nghe đợc con chiên xng tội và 6 tháng có thể giảng đạo bằng tiếng
Việt. Nhờ đó A Lexan drede Rhodes đã làm lễ rửa tội hàng ngàn ngời.
A Lexan drede Rhodes vào Việt Nam đúng lúc đang có cuộc xung đột
giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, và cũng là lúc thơng nhân Bồ
Đào Nha và Hà Lan đang buôn bán ở đây.
Đến Đàng Trong, A Lexan drede Rhodes đợc chúa Sãi Vơng tiếp đón tử
tế và cho phép hoạt động trong một thời gian ngắn. Ông đã cải giáo đợc một
số ngời. Nhng vào năm 1626 A Lexan drede Rhodes lại đến Đàng Ngoài, ở
Đàng Ngoài trong một thời gian ngắn A Lexan drede Rhodes đã cải giáo đợc
một ngời chị của Chúa Trịnh và 17 ngời trong gia đình các quan lại và binh
lính cũng theo đạo. Chỉ trong năm đầu số ngời đã theo đạo lên tới 1.200. Nhà
thờ Hà Nội cũng đợc thành lập vào tháng 7 năm 1626. Hoạt động truyền giáo
của A Lexan drede Rhodes đã gây bất ổn trong d luận buộc Trịnh Tráng phải
hạ lệnh cấm đạo. A Lexan drede Rhodes bị bắt buộc rời khỏi Đàng Ngoài vào
năm 1629. Nhng chỉ mấy tuần sau bị đuổi A Lexan drede Rhodes lại quay trở
lại hoạt động, tìm một số thầy giảng ngời Việt giao trách nhiệm trong coi việc
đạo.
Cuối năm 1629, A Lexan drede Rhodes đi khỏi hẳn Đàng Ngoài. Tính từ
năm 1627 1630 số ngời theo đạo ở Đàng Ngoài lên tới 6.700 ngời.
Đến năm 1640 A Lexan drede Rhodes lại trở lại hoạt động ở Đàng Trong,
đợc chúa cho phép giảng đạo. Việc giảng đạo thuận lợi đợc một thời gian.
Cuối năm này A Lexan drede Rhodes lại bị đuổi. Năm 1642 A Lexan drede

Rhodes lại quay trở lại Đàng Trong với lễ vật hậu hĩnh hơn và đợc ở lại hoạt
động. Cuối năm 1644, A Lexan drede Rhodes bị bắt bị giam lỏng trên thuyền
nhng ban đêm vẫn bỏ trốn đi gặp các con chiên, mấy tháng sau A Lexan drede
Rhodes bị bắt và bị kết án tử hình, song nhờ sự can thiệp của bà Madelaine


9
nên A Lexan drede Rhodes thoát chết, đến tháng 7 năm 1645 A Lexan drede
Rhodes đi khỏi hẳn Đàng Trong.
Trong việc truyền đạo A Lexan drede Rhodes rất chú ý đến gia đình vua chúa
và quan lại lớp trên dùng tặng vật để mua chuộc gần gủi lôi kéo họ để lấy chỗ dựa.
Đối với dân thờng A Lexan drede Rhodes lại lợi dụng sự mê tín phối hợp với y học
để mê hoặc họ, cải giáo họ. Đặc biệt ông ta cũng rất chú ý đào tạo tầng lớp thầy
giảng bản xứ để cũng cố việc đạo trong những lúc khó khăn.
A Lexan drede Rhodes là ngời vận động toà thánh Vatican cho nớc Pháp
đợc quyền truyền giáo ở Viễn Đông mà không phải lệ thuộc vào độc quyền
truyền giáo của ngời Bồ Đào Nha. Nhng đề nghị của A Lexan drede Rhodes
đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt ngời Bồ Đào Nha. Cuộc vận động của A
Lexan drede Rhodes tuy không thành công, nhng vấn đề ông nêu lên có ý
nghĩa rất lớn. Hành động của A Lexan drede Rhodes đợc thực dân Pháp đánh
giá rất cao. Chủ trơng này của A Lexan drede Rhodes đã đợc Pháp hoan
nghênh nhiệt liệt, vì trong tình hình lúc bấy giờ nớc có thế lực kinh tế mạnh, là
nớc theo đạo Thiên Chúa duy nhất có thể thay ngời Bồ Đào Nha làm chỗ dựa
cho giáo hội La Mã, có thể giúp đỡ vật chất cho các giáo sỹ đang truyền đạo ở
Viễn Đông, điều đó đã trở thành hiển nhiên. Lúc này ngời Bồ Đào Nha do suy
sụp về kinh tế không đủ sức đài thọ vật chất cho các giáo sỹ và không cung
cấp thêm đợc giáo sỹ cho hoạt động truyền giáo ở Viễn Đông. Nhiều giáo sỹ
không phải là ngời Bồ Đào Nha thấy rằng việc để cho ngời Bồ Đào Nha tiếp
tục truyền giáo ở Viễn Đông không còn thích hợp nữa Nh vậy việc A Lexan
drede Rhodes đề xuất ra là cha thích hợp, nhng phải đến năm 1658 cuộc vận

động mới thành công. Giáo Hoàng A LecChanĐơ VII và tổng hội truyền giáo
đồng ý cử giáo sỹ Pháp sang Viễn Đông. Trong lần này, 3 giáo sỹ ngời Pháp là
Pallu, Laubert, và Cotolenđi đợc Giáo Hoàng phong chức Giám mục ở địa
phận Viễn Đông. Trong đó Pallu cai quản Đàng Ngoài với một số Tỉnh Trung
Quốc, Lambert cai quản xứ Đàng Trong và một số tỉnh thuộc Trung Quốc. Các
giáo sỹ quốc tịch khác, kể cả giáo sỹ Bồ Đào Nha đều phải phục tùng giáo sỹ
Pháp.
Sự đồng ý của Giáo Hoàng trong việc giám mục ngời Pháp đại diện toà
thánh La Mã sang Viễn Đông vào nửa sau thế kỷ XVII đã đánh dấu sự suy sụp
của ngời Bồ Đào Nha ở Viễn Đông và đánh dấu một bớc sự thâm nhập của ngời Pháp ở vùng này.


10
Nh vậy, Hội thừa sai có nhiệm vụ thông qua và kết hợp với truyền giáo để
hỗ trợ cho công cuộc thực dân của Pháp ở địa bàn hoạt động của hội. Nhng
hoạt động của các thơng nhân khiến giáo sỹ Pháp ở nớc ta cho đến cuối thế kỷ
XVII cha thu đợc kết quả gì to lớn. Mặc dù vấp phải thái độ của nhà cầm
quyền lúc niềm nở, lúc lạnh nhạt cấm đạo, thì các cha cố Pháp tỏ ra hết sức
kiên nhẫn, họ đã gây dựng đợc một số cơ sở đạo, nán lại lén lút hoạt động, khi
bị triều đình nhà Trịnh Đàng Ngoài và chính quyền nhà Nguyễn Đàng Trong
cấm đoán.
Ngay sau khi hội truyền giáo xứ Đàng Ngoài đợc thành lập cha A Lexan
drede Rhodes đợc cử ra Đàng Ngoài giảng đạo. Trong một báo cáo gửi về cha
bề trên có viết: Vua xứ Bắc khiến chúng ta xây cất gần dinh thự của ông, nhà
cửa và nhà thờ. Tại đó chúng ta đợc giúp đỡ nhiều trong khi tiến hành quân
sự. Mặc dù vợt các giáo sỹ Pháp dùng tang vật để gần gữi các nhà cầm quyền
(vua, chúa) thì cuối cùng họ cũng bị trục xuất vì âm mu tiến hành quân sự của
họ. Chủ trơng của Giáo Hoàng là sự kết hợp giữa truyền đạo và thơng mại đã
đợc các giáo sỹ hoàn thành một cách xuất sắc.
Nh vậy chúng ta thấy rằng vào thế kỷ XVI công cuộc truyền đạo của các

giáo sỹ Phơng tây đã bắt đầu đợc triển khai ở Việt Nam. Nhng mới chỉ dừng
lại ở mức độ thể nghiệm mang tính chất dò tìm. Cho đến hết thể kỷ XVI, các
giáo sỹ Phơng Tây đã mặc dù cố gắng song vẫn cha đặt đợc nền móng có thể
mở rộng việc truyền đạo Thiên Chúa trên đất Việt Nam.
Bớc sang thế kỷ XVII, việc truyền đạo vào nớc ta mới bắt đầu đạt đợc
những kết quả cụ thể. Mặc dù lệnh cấm đạo của các vơng triều Trịnh ở Đàng
Ngoài, Nguyễn ở Đàng Trong đều đợc thì hành gay gắt và tơng đối triệt để
hơn, song do hoạt động tích cực của các giáo sỹ nên tình hình truyền giáo ở
Việt Nam vẫn phát triển. Đồng thời dựa vào sự suy thoái của nho giáo, lại
giảng đạo bằng tiếng Việt, lợi dụng sự khôn khéo của nhân dân vì thuế má,
phu phen, tạp dịch. Các cha cố đã truyền bá về giáo lý chúa cứu thế, về tình
thơng, sự an ủi, về sự bình đẳng trên thiên đàng vì vậy số giáo dân không
ngừng tăng lên.
Nửa sau thế kỷ XVII Công ty Đông ấn không phái tàu sang nớc ta nữa.
Nhng các giáo sỹ Pháp, những ngời từng qua lại nớc ta truyền đạo đã gửi các
điều trần yêu cầu chính phủ Pháp lập căn cứ Đàng Ngoài. Những cố gắng của
công ty Đông ấn chấm dứt hẳn vào năm 1789. Nhng các giáo sỹ Pháp vẫn
bám riết lấy nớc ta, thực hiện mu đồ xâm lợc, sau hành động của công ty


11
Đông ấn đánh chiếm đảo Côn Lôn năm 1702 và năm 1780 với việc xng vơng
thì xuất hiện vai trò của Bá Đa Lộc (pigneau de Behaine) ngời tích cực làm
môi giới cho Nguyễn ánh để đa về Việt Nam vào vòng ảnh hởng của Pháp.
Năm 1787 hiệp ớc Véc Xai (Ver Sai Mes) đợc ký giữa Bá Đa Lộc đại diện của
Nguyễn ánh với đại diện của vua Pháp Louis XVI đổi lấy sự chi viện của
Pháp, Nguyễn ánh đã rớc voi về dày mả tổ trao cho Pháp cửa Hàn và đảo
Côn Lôn, nhà Tây Sơn kết thúc trong chiến thắng vinh quang chống ngoại
xâm nhng chỉ nh một ánh sáng sao băng vụt sáng đã chìm vào lịch sử. Thời kỳ
Tây Sơn đã có lúc các giáo sỹ tự do đi lại giảng đạo. Nhng sau đó bị cấm vì xu

thế dấn thân vào đời của các giáo sỹ.
Cho đến năm 1858 Thực dân Pháp nổ súng xâm lợc nớc ta thì việc dấn
thân vào đời của các giáo sỹ ngày càng đến độ nghiêm trọng khi nhu cầu tìm
kiếm thị trờng, thuộc địa để làm giàu đã trở nên cần thiết đối với các nớc t bản
Phơng Tây. Hoạt động truyền giáo của các giáo sỹ càng gắn bó với chủ nghĩa
thực dân Phơng Tây. Có không ít các giáo sỹ đã trực tiếp hay gián tiếp giữ vai
trò dẫn đờng cho thực dân xâm lợc. Mặc dù triều đình nhà Nguyễn đã đàn áp
dữ dội, đẫm máu, nhng các giáo sỹ vẫn lén lút hoạt động và thu đợc nhiều
thành tựu lớn, số tín đồ theo đạo ngày càng tăng nhiều. Có điều đáng chú ý
không chỉ đồng bào ven biển theo đạo mà nhiều tầng lớp dân chúng kể cả binh
lính, quan lại cũng theo đạo, không chỉ ngời ít đợc học hành mà cả ngời có
của, có văn hóa cũng theo đạo.
Nh vậy, từ giữa thế kỷ XVI - XVII - XVIII - XIX công cuộc truyền giáo
của các giáo sỹ Phơng Tây đã có một bớc phát triển mạnh, và Thiên Chúa đã
trở thành tín ngỡng tôn giáo trên đất nớc Việt Nam, cùng với sự tồn tại Thiên
Chúa ở Việt Nam, thì Thiên Chúa ở Nghệ An cũng ngày càng phát triển.
1.2.2. Sơ lợc lịch sử đạo Thiên Chúa ở Nghệ An.
Cuối tháng 3 năm 1629 hai linh mục dòng tên là Pedro Manguez vàA
Lexan drede Rhodes trên đờng bị dẫn độ vào Đàng Trong theo lệnh trục xuất
của chúa Trịnh Tráng đã dừng lại ở Nghệ An, đánh dấu những bớc đầu tiên
của công cuộc truyền đạo tại vùng đất này. Trong thời gian rất ngắn (khoảng
tháng 7), hai vị thừa sai đã làm phép đã rửa tội cho 25 tân tòng ở Bố Chính
(Quảng Bình), 112 tại Cửa Lò và khoảng 600 tại vùng Vinh. Đây là những tín
đồ đầu tiên trên đất Nghệ An. Từ năm 1632 đến 1659 có một thừa sai dòng tên
đến Nghệ An tiếp tục sự nghiệp của ông (trong đó tiêu biểu nhất là thừa sai
Ma- gro- Mi - ca ngời Italia 1632 - 1656).


12
Vì quyền lợi quốc gia hội thừa sai Pari đã giành quyền truyền giáo tại

Việt Nam và từ 1659 trở đi Nghệ - Tĩnh - Bình thuộc vào khu truyền giáo của
các thừa sai ngời Pháp, đây chính là cột mốc quan trọng nhất đánh dấu những
ảnh hởng sâu rộng về đặc điểm của đạo Thiên Chúa tại Nghệ An.
Thừa sai: là những vị linh mục đợc hội truyền giáo các nớc Phơng Tây cử
sang đi truyền giáo ở các nớc mà cha có tôn giáo nào.
Tân tòng: là những ngời mới gia nhập tôn giáo, cũng nh các thừa sai
dòng tên, các thừa sai của hội truyền giáo nớc ngoài Pari rất có ý thức về vị trí
chiến lợc quan trọng của Nghệ - Tĩnh - Bình. Họ đã cử những thừa sai có năng
lực nhất đến vùng đất này để truyền giáo.
Ngày 27 tháng 3 năm 1846 Giáo Hoàng Gregrie XVI ký quyết định
thành lập giáo phận Vinh với tên gọi lúc ban đầu là địa phận Nam Đàng Ngoài
hay gọi tắt là địa phận Nam. Lúc bấy giờ tại đây có 66.350 tân tòng, 3 thừa sai
Pháp và 35 linh mục Việt Nam,75 thầy giảng, 69 chúng sinh, 270 nử tu với 19
giáo xứ, 145 giáo họ, một chủng viện đào tạo tại Tràng Nứa, một toà giám
mục buổi ban đầu đóng tại Tràng Đen - Nam Đàn - Nghệ An do giám mục
Ngô Gia Hữu (Gau thieu) cai quản [14. 30].
Từ khi giáo phận Vinh thành lập cho đến nay đã trải qua nhiều thăng
trầm, biến động. Có những thời kỳ đợc tự do hành đạo, có những giai đoạn các
triều vua Nhà Nguyễn cấm bách nhng Thiên Chúa ở đây cũng ngày càng phát
triển mạnh mẽ và cho đến nay giáo phận Vinh có xấp xỉ 45 vạn tính đồ phân
bố trên địa bàn 3 tỉnh Bắc trung bộ (Nghệ An - Hà Tỉnh - Quảng Bình, trong
đó giáo dân c trú trên địa phận Nghệ An 24,2 vạn chiếm 1/2 số giáo dân của
toàn giáo phận.


13
Chơng 2

Vài nét về giáo quyền đạo Thiên Chúa
2.1. Những đặc điểm chung của giáo quyền đạo Thiên Chúa.


Khác với những tôn giáo nh Nho, Phật, Lão, Hồi, tuy có mặt trên đất nớc
này hơn 400 năm nhng đạo Thiên Chúa vẫn gần nh giữ nguyên tính chất của
buổi ban đầu du nhập. Điều này do nhiều nguyên nhân tạo nên, song có lẽ
nguyên nhân chủ yếu vẫn là những đặc điểm giáo quyền riêng biệt đợc xây
dựng đợc củng cố, khẳng định trong tôn giáo này.
Để có thể phần nào hiểu rõ hơn về đạo Thiên Chúa tôi xin trình bày và
phân tích những đặc điểm của giáo quyền. Trớc hết chúng ta cần xem xét các
khái niệm cơ bản có liên quan.
2.1.1. Khái niệm về giáo quyền.
Giáo quyền là một dạng quyền lực trong các tôn giáo, các tôn giáo khác
nhau thông qua bộ máy tổ chức (giáo hội) sử dụng tín điều luật lệ, lễ nghi, giáo
lý nh một phơng tiện cơ bản giúp chủ thể (từng cấp độ khác nhau trong bộ máy
điều hành của giáo hội) có thể thoả mãn nhu cầu và ý chí của mình. Để nhận
thức rõ khái niệm giáo quyền trớc hết cần tìm hiểu khái niệm quyền lực.
Đã có nhiều quan niệm khác nhau về quyền lực tuỳ theo góc độ tiếp cận.
Chẳng hạn:
B. Russel: cho rằng, quyền lực là khả năng tạo ra những sản phẩm có chủ ý.
R. bert. Danh định nghĩa, quyền lực là cái mà nhờ đó ngời khác phải
phục tùng.
A. Toffer khẳng định quyền lực là cái buộc ngời khác hành động theo ý
chí của ta.
Nói tóm lại: Quyền lực là khả năng buộc ngời khác phải hành động theo
ý chí của một chủ thể nào đó.
Quyền lực có chỉ số đo của nó, chỉ số đo đó đợc thể hiện ở sự tuân phục,
hiện thực trong thực thi yêu cầu.
Phơng thức cơ bản để giành giữ và thực thi là: bạo lực, của cải, trí tuệ. Trong
một thời điểm nhất định với trình độ phát triển kinh tế, dân trí, xã hội cụ thể tơng
quan giữa ba phơng thức này phải nhìn nhận và đánh giá một cách cụ thể. Xét trên
phơng diện tổng thể nên tuyệt đối hoá một phơng thức nào.

Từ nội hàm đã xác định về khái niệm quyền lực chúng ta có thể định
nghĩa giáo quyền nh sau:


14
Giáo quyền là khả năng áp đặt và thực thi các giải Pháp buộc tín đồ tin
vào thế giới siêu nhiên vô hình và tác động của nó qua lại một cách h ảo đối
với con ngời và xã hội, tin những cách lý giải của giáo hội về những vấn đề
trần thế cũng nh thế giới bên kia.
2.1.2. Giáo quyền đạo Thiên Chúa.
Đối với đạo Thiên Chúa thế giới siêu nhiên đợc quan niệm trong lý
thuyết Tam vị nhất thể gồm:
Thiên Chúa (hay gọi là chúa cha), chúa con (Đức Giê Su và chúa thánh
thần). Thế giới bên kia là thiên đờng nơi con ngời đợc sống mãi trong hạnh
phúc, trong sự che trở trực tiếp của chúa. Tất cả mọi hoạt động của con ngời
trên trần thế đều hớng tới chúa, tuân phục các lời răn của Ngài để lựa chọn vào
vơng quốc do Ngài cai quản. Về thực chất trong vấn đề này các tôn giáo khác
không có gì khác biệt, tính khác nhau trong giáo quyền biểu hiện chủ yếu ở
khả năng, phơng thức áp đặt các giải pháp tín đồ phải tin theo các tín điều,
quy phục các lễ nghi, phụ thuộc vào tổ chức và tầng lớp giáo sỹ. Trong tất cả
các tôn giáo trên đất nớc Việt Nam, đạo Thiên Chúa là một trong những tôn
giáo có khả năng áp đặt và thực thi các giải pháp buộc tín đồ tin theo ý đồ
mục đích của tôn giáo mình một cách cao nhất. Tính chất này có đợc bởi các
lý do cụ thể sau đây.
Về tổ chức giáo hội: Giáo hội Thiên Chúa có một hệ thống có tổ chức
hoàn bị, chặt chẽ nhất trong các tôn giáo. Hệ thống tổ chức này là sự tinh lọc,
thừa kế các mẫu tổ chức nhà nớc mà tôn giáo đó đã từng biết trong các chế độ
khác nhau, trong các thời điểm lịch sử khác nhau. Tính chặt chẽ của nó vẫn đợc sự hỗ trợ tích cực của giáo lý, lễ nghi và giáo luật. Hệ thống tổ chức của
giáo hội Thiên Chúa đem lại sự thống nhất hết sức cao từ ngời có quyền lực
cao nhất là Giáo Hoàng đến các tín đồ. Thông qua nó mọi tín điều đều đợc

Cố định hoá, ổn định hoá theo ý muốn của chính Giáo Hoàng và các chủ
chăn. Đồng thời giáo hội khẳng định tính duy nhất thánh thiện, Thiên Chúa và
tông truyền để đảm bảo cho việc thực thi quyền lực của mình. Khó tìm ra một
tôn giáo mà trong bộ máy của nó có đủ cả ba bộ phận của một nhà nớc. Bộ
máy hành Pháp (từ Giáo Hoàng đến linh mục quản xứ), lập Pháp (Giáo
Hoàng và các thánh bộ, văn phòng), t Pháp (Giáo Hoàng và toà án tôn
giáo). Bộ máy t Pháp là một nét đặc sắc của đạo Thiên Chúa. Nó đã phát
huy tác dụng trong thời kỳ Trung Cổ Âu Châu và hiện vẫn tồn tại ba tôn giáo
(Giáo Hoàng tông toà xá giải, toà án tối cao ấn tín tông toà, toà án hôn phối


15
cùng các toà cơ sở). Trên thực tế tất cả đều thuộc quyền cúa chính Giáo Hoàng
(đây chính là hình mẫu của tổ chức tập quyền triệt để nhất). Thông qua tổ
chức này giáo quyền đợc thực hiện một cách nghiêm ngặt và hết sức hiệu quả.
Về phơng thức áp đặt quyền lực: Đạo Thiên Chúa áp đặt giáo quyền bằng
cả ba phơng thức: bạo lực, của cải và trí tuệ. Phơng thức bạo lực đợc giáo hội
sử dụng chủ yếu vào thời phong kiến và thực dân và đây chính là đặc điểm
riêng. Bên cạnh đó giáo hội có thế lực kinh tế hết sức hùng mạnh, họ đã triệt
để lợi dụng thế mạnh này trong việc áp đặt giáo quyền trong các cộng đồng
dân tộc khác nhau (Về thế mạnh kinh tế các tôn giáo khác không thể so sánh
đợc với đạo Thiên Chúa). Giáo hội Thiên Chúa hết sức quan tâm đến trí thức.
Trong quá trình lịch sử họ đã có những bổ sung và lợi dụng trí tuệ nhân loại để
tăng thêm quyền lực và phát triển các t tởng thần học.
Về khả năng áp đặt quyền lực: Hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và
tổ chức có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ. Các bộ phận trong tổng thể bổ
sung cho nhau, tôn vinh nhau, cái này là cơ sở để cái kia tồn tại tất cả hớng tới
một mục đích duy nhất tạo ra khả năng và hiệu quả hết sức cao trong việc ràng
buộc tín đồ của họ.
Khả năng này có đợc do các dặc điểm của giáo quyền mà tôi xin làm rõ ở

phần sau.
2.2. Đặc điểm giáo quyền đạo Thiên Chúa.

Đặc điểm thứ nhất: Giáo quyền đạo Thiên Chúa có tính cực đoan và áp
đặt cao.
Tính chất cực đoan của giáo quyền đạo Thiên Chúa thể hiện một cách
đầy đủ, trọn vẹn trong giáo lý, giáo luật, lễ nghi và hệ thống tổ chức bộ máy
của giáo hội. Nếu nh Phật Giáo coi giáo lý của mình là phơng tiện giúp con
ngời vợt qua sông mê đến bến giác và khi đã đạt đến mục đích hãy quên
đi phơng tiện để có đợc tự do, thì giáo lý đạo Thiên Chúa là chỗ dựa duy nhất,
là ánh sáng chân lý, là niềm tin cần đợc tuyên xng của mọi tín đồ. Các nhà
thần học đã không từ một thủ đoạn nào để chứng minh cho quyền năng vô
biến của Thiên Chúa cũng nh sự hằng hữu của Ngài, buộc mọi ngời phải kính
sợ và nhất nhất làm theo. Kinh cựu ớc không chỉ là bài học đạo đức cho việc
đối nhân xử thế trên đời mà thông qua nó ngời ta đã đề cao vai trò tuyệt đối
của Thiên Chúa để loài ngời thực sự quy phục mình, Thiên Chúa có những lúc
đã nổi giận tàn phá những thành quả của loài ngời bởi họ sao nhãng đức tin,
tìm đến các vị thần gần gũi hơn hoặc chỉ đơn giản là muốn tự khẳng định


16
mình. Chính Thiên Chúa đã phải lừa bỏ dân tộc do Ngài lựa chọn (dân tộc
Ixraxen) bởi họ không còn tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của Ngài. Trong 10
điều răn ở giáo ớc Xinai, Ngài đã giành cho mình một nửa trang trọng nhất với
mục đích duy nhất bắt mọi ngời quy phục và tôn trọng Ngài: Ta, Đức Chúa
Thiên Chúa của ngời là vị thần ghen tuông. Đối với những ai ghét ta, ta phạt
con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha ông, còn những ai yêu mến ta và giữ
các mệnh lệnh của ta thì ta trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời (Trích lời răn
thứ ba). {23. 143].
Tân ớc nối tiếp truyền thống tuyên xng và củng cố quyền uy của chúa.

Ngài đã dùng đứa con duy nhất để xác định quyền lực của Cha mình: Còn
bọn địch thù của ta kia, những ngời không muốn ta làm vua cai trị thì hãy dẫn
chúng lại đây và giết chết trớc mặt ta [23. 1984]. Tân ớc đã lập nên giao ớc
cuối cùng và vĩnh viễn, tính chất này sẽ đảm bảo cho việc không tái xuất một
đức Giê Su thứ hai trong lịch sử, với những cải cách mới nh Ngài đã làm mới
đạo Do Thái.
Kinh thánh khẳng định: Kẻ đại diện cho Thiên Chúa nơi trần thế là các
chủ chăn trong đó Giáo Hoàng có quyền lực tuyệt đối. Ngài là chân lý và đại
diện cho chân lý tối hậu của cuộc đời. Để tạo ra quyền lực có thể áp đặt đợc
cho tín đồ, tín lý KiTô cực kỳ đề cao Thiên Chúa Kính Chúa trời trên hết mọi
sự.
Bộ giáo luật cũng nh hệ thống đã khẳng định quyền lực tuyệt đối của
Giáo Hoàng và tầng lớp chủ chăn. Tín đồ chỉ đợc phép thi hành, không có
quyền thay đổi, khiếu nại, phán xét, bổ sung hay thêm bớt. Không có đội ngũ
này, cộng đồng giáo dân hoàn toàn bị cắt đứt sợi dây liên lạc với Thiên Chúa
và họ trở nên vô nghĩa.
Tính chất cực đoan thể hiện trong quá trình bành trớng của đạo Thiên
Chúa một cách rõ nét. Từ khi đợc công nhận và trở thành quốc đạo, tôn giáo
này dần tàn sát các tín ngỡng tôn giáo khác có mặt trên đế quốc La Mã cũng
nh các nớc Âu Châu. Tám cuộc thập tự chinh, quy mô trong gần 3 thế kỷ (từ
1096 đến 1291) đã biến một vùng đất rộng lớn trở thành bãi chiến trờng tàn
khốc trong lịch sử với mục đích bảo vệ đức tin và lãnh địa tôn giáo mình, theo
chân các nhà thực dân, giáo hội đã góp phần tàn phá cả một nền văn minh rực
rỡ của ngời da đỏ. Hàng chục ngời bị xua đuổi, bị tiêu diệt, bị cớp đi tất cả
những gì thiêng liêng nhất chỉ vì giáo hội Thiên Chúa không chấp nhận chia
sẽ quyền lực với bất kỳ tín ngỡng tôn giáo nào có mặt trên quả đất này. Năm


17
1454, Giáo Hoàng Ni- Cô- La trong bức thông điệp của mình đã nói rõ

Thanh gơm mở rộng nớc chúa đã đợc trao cho các nhà thực dân, các nhà thực
dân có toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến tranh đánh giặc và khuất
phục tất cả quân ả Rập, các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của giáo hội
[19. 15]. Hơn 1.000 năm can thiệp sâu sắc vào đời sống thế tục ở Châu Âu,
đạo Thiên Chúa tự nhận mình là duy nhất. Ngoài nó ra tất cả là tà đạo là dị
giáo. Trên thực tế t tởng này đã góp phần hình thành quan niệm về một
Trung tâm Châu Âu mà các thế lực thực dân thời Cận đại đã mợn danh
Khai hoá văn minh để thôn tính các dân tộc nhợc tiểu. Đối với dân tộc Việt
Nam, đây là một trang sử bi thơng, phức tạp mà chúng ta cha thể nhìn nhận,
đánh giá một cách trọn vẹn.
Giáo hội Thiên Chúa đã không từ bất cứ một thủ đoạn nào để tìm mọi
cách áp đặt một thứ giáo quyền cực đoan nh vậy đối với các tín đồ. Trớc hết
tín lý hội thánh tuyên bố, chỉ có giáo hội mới đủ khả năng và quyền hạn giải
thích kinh thánh. Điều vô lý đó đợc giải thích bằng màu sắc thánh linh và thần
bí: Trí tuệ của con ngời là hữu hạn, trí tuệ, quyền năng của Thiên Chúa là vô
hạn, không thể lấy cái hữu hạn để soi xét cái vô hạn. Giáo hội là hiện thân của
chúa, thay mặt chúa rao giảng phúc âm và chính vì đợc đặc ân hiệp thông với
Ngài mà họ có đủ điều kiện để giải thích và giảng giải kinh thánh cho mọi ngời. [22. 54].
Giáo hội khuyên tất cả mọi ngời tuyên xng đức tin mới hiểu đúng tinh
thần của Kinh Thánh, nghĩa là việc đọc Kinh Thánh chỉ có mục đích duy nhất
là củng cố niềm tin, Đạo Thiên Chúa là một trong những tôn giáo dung nạp
tín đồ từ khi mới lọt lòng, khi hoàn toàn cha ý thức đợc bản ngã của mình và
trong suốt quãng đời trẻ thơ, chúng đợc nhồi nhét giáo lý mà bản thân bố mẹ
chúng cũng không cắt nghĩa nổi. Những tín điều, lễ luật, lễ nghi đi vào tiềm
thức một cách vô ý thức cho nên khi đến tuổi trởng thành những tín đồ sùng
đạo một cách mù quáng. Đặc điểm cực đoan và áp đặt này khiến cho đạo
Thiên Chúa rất khó hoà nhập với đời sống văn hoá xã hội của các dân tộc khác
nhau.
Đặc điểm thứ hai: Trong xã hội có giai cấp, giáo quyền đạo Thiên
Chúa thờng bị các giai cấp thống trị bóc lột sử dụng nh một công cụ chính

trị.
Đạo Thiên Chúa buổi sơ kỳ là tôn giáo của ngời nghèo, tín đồ lúc bấy giờ
chủ yếu là những ngời nô lệ, những ngời tự do vô gia c và những ngời thất


18
nghiệp trong lòng đế quốc La Mã. Mối quan hệ trong công đoàn tín hữu lúc
bấy giờ mang tính bình đẳng. Họ chia sẻ vật chất, nỗi đau thơng mất mát
trong một xã hội mà thân phận của họ không khác gì một con vật. Tính nhân
đạo, tình nghĩa, tơng thân, tơng ái trong công đoàn này đợc Mác và Ăng ghen
đánh giá rất cao.
Sau 250 năm bị bách hại, tính chất tốt đẹp của tôn giáo này hoàn toàn
thay đổi khi nó đợc công nhận là quốc đạo (năm 325). Giáo quyền đạo Thiên
Chúa đã mang màu sắc thế tục bởi nó có sự dung hợp giữa thần quyền và thế
quyền. Chính Ăng ghen đánh giá sự kiện này nh sau : Chỉ cái việc là 250
năm sau khi ra đời, đạo Cơ Đốc đã trở thành một quốc giáo cũng đủ chứng
minh rằng nó là tôn giáo thích hợp với hoàn cảnh thời đại. Trong thời kỳ
Trung cổ, đạo Cơ Đốc cũng đã phát triển theo sự phát triển của chế độ phong
kiến mà trở thành tôn giáo phù hợp với chế độ ấy và có tôn ti phong kiến tơng
tự [25. 20] Giáo hội tự coi trách nhiệm của mình nh sau: Thế giới thời thợng cổ đã đợc KiTô hoá, nhng thế giới thời Trung cổ mới thực sự là con đẻ, là
sản phẩm của KiTô giáo. Trớc đây, hội thánh đem đạo lý của mình để uốn nắn
những gì đã có sẵn, nhng giờ đây hội thánh sẽ truyền thụ lại tất cả kho tàng
thiên phú và thủ đắc của mình để xây dựng lại một trật tự mới, theo chiều hớng mới. [15. 189]
Rõ ràng tham vọng của hội thánh đã từng bớc đợc thực thi trong các giai
đoạn tiếp theo. Họ dùng chính giáo quyền đạo Thiên Chúa để áp đặt quyền cai trị
của giai cấp bóc lột lên tuyệt đại đa số tầng lớp ngời lao động. Lịch sử Châu Âu
thời trung cổ gắn chặt với lịch sử đạo Thiên Chúa, tầng lớp giáo sỹ chiếm độc
quyền trí dục và nền giáo dục bấy giờ hoàn toàn mang tính thần học. Tầng lớp
quý tộc đè nén nông nô, dân lao động bằng vũ lực với một chế độ hà khắc nhất,
song đã đợc các giáo sỹ hợp lý hoá bởi một trật tự đã an bài của chúa.

Tầng lớp giáo sỹ là đội quân t tởng có công chính trong việc bóp chết
tinh thần đấu tranh của những ngời cùng khổ suốt hơn 1.000 năm đen tối. Các
vơng triều thời trung cổ gần nh gắn chặt với giáo hội, lấy giáo hội làm chổ dựa
tinh thần để giữ vững và củng cố địa vị của mình. Đối với một nhóm nhỏ ý
thức đợc thân phận của mình và những ngời cùng cảnh, giáo hội đã đàn áp
thẳng tay bằng toà án tôn giáo với những hình phạt nh rút phép thông công, tra
tấn hay hoả thiêu. Bằng hành động này, giáo hội đã đạt đợc cùng một lúc cả
hai mục đích, bảo vệ tin lý, đức tin và bảo vệ quyền thống trị của giai cấp bóc
lột lúc bấy giờ. Tám cuộc thập tự chinh bên cạnh việc bảo vệ đức tin và mở


19
mang lãnh địa tôn giáo còn có mục đích thứ hai là bảo vệ giai cấp thống trị
của Âu Châu trớc đòn chinh phạt của đế quốc Ottaman. Hàng triệu ngời đã
chết trong cuộc chiến phi nghĩa này mà không ý thức đợc sự hy sinh của mình
chỉ để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc và tăng lữ. Cuộc ly giáo thế kỷ
XVI phần nào phản ánh kết quả của sự sa đoạ, biến chất của tầng lớp giáo sỹ
cũng nh sự can thiệp quá sâu vào đời sống chính trị - xã hội. Suốt hơn 1.000
năm thời trung cổ ở Châu Âu, KiTô giáo cấu kết chặt chẽ với các thế lực
phong kiến thế tục trở thành một lực lợng thống trị xã hội trên hầu hết các lĩnh
vực của đời sống. Chính sự độc tài t tởng KiTô dẫn đến hậu quả kìm hãm sự
phát triển của khoa học, của các t tởng tiến bộ, trong khi đó xã hội Châu Âu
thời gian này từ thế kỷ XI - XV đã xuất hiện một giai cấp mới tiến bộ hơn
(giai cấp t sản). Sự xuất hiện t tởng tin lành nhằm đáp ứng yêu cầu của chính
giai cấp này và của phơng thức sản xuất TBCN.
Cuộc đấu tranh t tởng vào thời kỳ tiếp theo (thế kỷ XVII - XVIII) đợc
khoác dới lớp vỏ bọc là đấu tranh chống thế lực nhà thờ. Có nơi, có thời điểm
ngời ta muốn loại bỏ hoàn toàn tôn giáo khỏi đời sống tinh thần của xã hội.
Nhng khi giai cấp t sản lên nắm chính quyền, chính họ lại sử dụng tôn giáo
này nh một công cụ để biện minh cho sự bất công Xã hội do họ tạo nên. Kẻ

nọ nối tiếp ngời kia, những kẻ báng bỏ thần thánh bắt đầu khoác vẻ ngoan
đạo, nói một cách kính cẩn đến giáo lý, giáo hội và nghi lễ của giáo hội và
thậm chí bắt đầu tuân theo những nghi lễ đó vì không thể nào bỏ qua đợc
Phải duy trì tôn giáo cho nhân dân - đó là phơng tiện cuối cùng và duy nhất để
cứu xã hội khỏi nạn diệt vong hoàn toàn sau khi cố gắng hết sức để vĩnh viễn
huỷ diệt tôn giáo [25. 86].
Chính giáo hội và tầng lớp giáo sỹ đã tạo mọi điều kiện tinh thần giúp các
nhà thực dân mở mang thuộc địa, hợp lý hoá chế độ áp bức trên tất cả mọi phơng
diện của chúng đối với các dân tộc dã man. Cha cho phép họ cớp bóc tiêu diệt,
bắt tất cả dân tộc này phải nô lệ vĩnh viễn. Chúa kiến tạo nên trái đất này cho nên
những đại diện của chúa có quyền làm bất cứ điều gì theo ý họ.
Từ khi tuyên ngôn cộng sản ra đời Bóng ma của chủ nghĩa Mác đã trở
thành hiện thực. Chính quyền t sản nhận rõ đối thủ lớn nhất của họ là những
ngời Cộng sản. Cuộc đấu tranh giữa hai ý thức hệ ngày càng trở nên gay gắt
và quyết liệt. Chính quyền t sản đã sử dụng triệt để giáo hội nh một kẻ đồng
minh, nh một công cụ trong cuộc chiến sinh tử này bởi chính giáo hội tự cho
mình có trách nhiệm trọng đại là chống lại khuynh hớng đó. Là ngời Việt


20
Nam, chúng ta thấm thía nỗi mất mát xảy ra trong cuộc kháng chiến 9 năm
chống Pháp và hơn 20 năm chống đế quốc Mỹ (những sự can thiệp đó có sự
can thiệp của giáo hội). Nếu nh không có thông điệp Chúa cứu thế của Giáo
Hoàng PIOXII, chắc có lẽ cuộc đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc của
nhân dân Việt Nam cũng nh những dân tộc yêu chuộng độc lập, t do khác,
chắc hẳn sẽ đỡ phần tốn kém sức lực và xơng máu hơn. Nếu không có bàn tay
Spenman và giáo hội RôMa, cuộc kháng chiến của chúng ta phần nào đỡ khốc
liệt hơn. Đối với lịch sử giáo hội Việt Nam, giáo hội phải chịu một phần trách
nhiệm trong nỗi đau thơng mất mát của những ngời đấu tranh cho sự nghiệp
thống nhất đất nớc. Giáo hội Rô Ma rất tự hào vì đã góp phần sụp đổ hệ thống

XHCN ở Đông Âu. Ngày nay, chính họ đang tìm mọi cách từ diễn biến hoà
bình đến nuôi dỡng các thế lực thù địch nhằm lật đổ chế độ XHCN hiện nay
của chúng ta.
Lịch sử giáo hội Thiên Chúa luôn gắn chặt với đời sống chính trị và giáo
quyền của họ thờng bị các thế lực phản động sử dụng nhằm bảo vệ lợi ích ích
kỷ của mình và chính điều đó đã tạo cho họ một thế đứng, một đặc quyền nhất
định trong đời sống chính trị cả trong quá khứ lẫn đơng đại.
Đặc điểm thứ ba: Giáo quyền đạo Thiên Chúa đợc xây dựng, củng cố
bởi một hệ thống hoàn bị chặt chẽ và có sự tơng hỗ, ràng buộc giữa tổ
chức, giáo lý, giáo luật và nghi lễ, hớng đến đề cao giáo quyền.
Tất cả các tôn giáo đều cố gắng đạt đến sự hoàn thiện hệ thống nhằm áp
đặt giáo quyền, trói buộc tín đồ vào tổ chức tôn giáo của mình. Các tôn giáo
đó đều đạt đợc những kết quả nhất định trong ý đồ này. Song đạo Thiên Chúa
là một trong những tôn giáo đã tạo dựng cho mình một hệ thống bền vững và
chắc chắn nhất. Giáo lý hội thánh Thiên Chúa luôn tìm mọi cách đề cao vai
trò tuyệt đối của Thiên Chúa, mà kẻ đại diện trên trần thế là giáo hội chỉ tin
vào Thiên Chúa, tin là gắn bó bản thân con ngời với Thiêng Chúa, đồng thời
chấp nhận tất cả chân lý đã mạc khải [22. 71] và ai nghe anh em là nghe
thầy kinh tin kính đã khẳng định điều đó một cách tuyệt đối.
Để khẳng định quyền lực tuyệt đối của Thiên Chúa và tầng lớp giáo sỹ,
luật lệ của tôn giáo này chỉ rõ: cấm kỵ sự xúc phạm đến Thiên Chúa, đề cao
vai trò phục tùng của con chiên, họ phải an phận chịu sự quy định của chủ
chăn bởi đây là một trật tự do chính chúa đã an bài. Để an ủi vỗ về tín đồ họ
đề cao giá trị hội nhập với Chúa ở thiên đờng và lấy đó làm mục đích sống của
mọi giáo dân.


21
Hệ thống lễ nghi đạo Thiên Chúa nhằm thiêng hoá hình ảnh Thiên Chúa,
đặc biệt là bảy phép bí tích của tôn giáo này có mục đích xây dựng trọn vẹn

cứu chuộc của đức GiêSu. Bí tích rửa tội xuất phát từ phép rửa của thánh Joan
Baotixita giành cho Đức GiêSu. Bí tích sức dầu giải tội, cho tín đồ một hình
ảnh Đức GiêSu đã thực hiện những kỳ tích cứu sống bệnh nhân hiểm nghèo.
Bí tích thánh thế cho ta hình ảnh về bữa tiệc với 12 thánh tông đồ chính
trong lễ nghi chúng ta thấy rõ quyền năng của tầng lớp giáo sỹ, chỉ có họ mới
có quyền cử hành thánh lễ và ban trọn vẹn bí tích cho các tín đồ.
Trục cơ bản của tổ chức giáo hội Rô Ma: Giáo Hoàng - Giám Mục - linh
mục - phó tế là những ngời đại diện cho Thiên Chúa có quyền lực tối cao,
quyền lực này không chỉ vì sự khoa học trong cách phân bố mà nguyên do căn
bản là nó đợc giáo lý, giáo luật, lễ nghi suy tôn và khẳng định. Có trong tay
quyền lực tuyệt đối hội thánh là nơi duy nhất có đầy đủ khả năng và quyền
năng giải thích giáo lý, ban hành về luật, cử hành thánh lễ và ban bí tích cho
các tín đồ. Đây là mối liên kết hết sức tinh vi, chặt chẽ và tất cả chỉ hớng tới
mục đích duy nhất là đề cao giáo quyền.
Mọi tín đồ đạo Thiên Chúa đều chịu áp lực từ tất cả các bộ phận của hệ
thống một cách có chủ ý từ tầng lớp giáo sỹ. Vòng cơng toả đó điều chỉnh mọi
hành vi, ý nghĩ, những sự kiện lớn trong đời ngời và nó tạo nên ấn tợng sâu
đậm trong các tín đồ. Chính sự tính toán khôn khéo của các nhà thần học, giới
tăng lữ cùng với lòng mộ đạo ngây thơ của mình khiến chính các tín đồ không
nhận thấy sức ép của giáo quyền đến mọi hoạt động trong vòng đời. Để làm rõ
vấn đề này, tôi xin đa ra một dẫn chứng sau.
Để đảm bảo quyền lực tuyệt đối của Giáo Hoàng, kinh thánh đã tuyên xng: Ta sẽ trao chìa khoá nớc trời cho con, điều gì con cầm buộc dới đất, trên
trời cũng tháo cởi [15.14]. Nếu xét thật kỹ, ta nhận thấy vai trò của thánh Phê
Rô hoàn toàn không có gì nổi bật, ông ta đã run sợ trớc cái chết của Đức
GiêSu, ông ta đã chối Chúa ba lần trớc khi gà gáy để đảm bảo toàn tính mạng
của mình. Ngời kế nghiệp xứng đáng Đức GiêSu chỉ có thể là thánh Phao Lô
(kẻ ngoại đạo), nghĩa là xét về mặt thần học, thánh Phê Rô (mà Giáo Hoàng là
kẻ kế nghiệp sau này) cha thật xứng đáng, thiếu sức thuyết phục đối với tín đồ
và tầng lớp giáo sỹ. Để đảm bảo quyền lực của Ngài, bộ giáo luật quy định rõ
về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Giáo Hoàng nh sau. Điều 331 Ngài

có quyền thông thờng, tối cao, sung mãn, trực tiếp và phổ quát trong giáo hội
và Ngài luôn luôn có quyền tự do hành xử quyền ấy
[21. 108]. Điều 333


22
khoản 3: không thể kháng cáo hoặc thợng tố chống lại một án văn hay nghị
định của Đức thánh Cha [21.109]. Điều 338 duy chỉ có Đức thánh Cha có
quyền triệu tập, chủ toạ (hoặc đích thân nhờ ngời khác chủ toạ) di chuyển,
đình hoãn, giải tán cộng đồng, phê chuẩn các sắc lệnh của cộng đồng [21.
110]. Trong hệ thống tổ chức, Ngài là ngời đứng đầu quốc gia Vatican, là giám
mục Rô Ma là ngời có toàn quyền tán phong giáo mục, các giáo phận trên
toàn thế giới (tất nhiên với điều kiện là các giáo phận đó phải quy phục giáo
triều Rô Ma). Trong nghi lễ quy định các nghi lễ do chính Đức Giáo Hoàng
hành xử và ngoài hội đồng giám mục địa phơng đợc thành lập hợp pháp, có
thẩm quyền về phục vụ do giáo hội thừa uỷ. Vì vậy, tuyệt đối không đợc ai
khác dấu linh mục đợc lấy quyền thêm bớt hay thay đổi một điều gì trong
phục vụ [31. 16]. Để đảm bảo tính liên tục và tính thánh linh cho tầng lớp
giáo sỹ, duy chỉ họ mới đợc nhận bí tích truyền chức, sau khi nhận đợc bí tích
này, họ hoàn toàn thay đổi bởi đợc đặc ân hiệp thông với chúa. Tầng lớp giám
mục đợc lãnh nhận đầy đủ đặc ân của chúa trong phép bí tích này và họ hoá
thân thành những tôn đồ, ngôn sứ của chúa và thay mặt chúa hoàn thành sự
nghiệp thánh hoá trên mặt đất này.
Đối với những giáo dân bình thờng trong cộng đồng, họ đợc bảo vệ
một cách chu toàn và chắc chắn bằng cả một hệ thống nh đã nêu trên. Về mặt
tổ chức họ thuộc một giáo phận mà ngời đứng đầu là giám mục, ngời có
quyền tuyệt đối đối với họ. Trong giáo xứ, họ đợc sự chăn dắt của các linh
mục quản xứ. Linh mục là chỗ dựa tin thần, là ngời khuyên bảo, dìu dắt họ
trong cả đời sống đạo và đời. Nấc thang cuối cùng kiểm soát họ là ban hành
giáo, bộ phận giúp việc của linh mục với ngời đứng đầu là chánh trơng, trùm

họ hay trởng ban hành giáo. Bộ giáo luật quy định rõ thân phận của tín đồ
trong cuốn 2 với tinh thần chủ đạo là phải tuyệt đối vâng lời tầng lớp giáo sỹ
và góp phần mở mang nớc chúa. Họ đợc giảng dạy giáo lý khi tuổi còn thơ bé,
khi cha hiểu đợc ý nghĩa những lời dạy đó và hàng tuần, cùng các ngày lễ
buộc phải có mặt ở nhà thờ để đợc nghe lời cắt nghĩa của linh mục. Lời giảng
dạy của linh mục là lời chúa, giáo dân chỉ đợc nghe và làm theo bởi họ không
có đặc ân hiệp thông với chúa để có thể có đủ khả năng hiểu hết ý nghĩa sâu
xa của Thánh Kinh. Cả vòng đời của tín đồ Thiên Chúa đều bị ràng buộc chặt
chẽ với các nghi lễ mà nổi bật là buộc phải nhận các bí tích. Khimới chào đời,
họ phải chịu bí tích rửa tội để đợc trở thành dân chúa. Khi xây dựng gia đình
họ phải chịu bí tích hôn phối để đợc sống trong tình thơng yêu và hoàn thành


23
trách nhiệm mở mang nớc chúa. Lúc ốm đau bệnh tật và cả khi sắp lìa cõi đời
họ phải chịu các bí tích xức dầu bệnh nhân, xá tội Trong cuộc sống thờng
nhật họ thờng xuyên gặp gỡ linh mục để đợc giải tội với mong muốn đợc chấp
nhận, sống trong tình thơng yêu của chúa. Điều này cho ta thấy hệ thống giáo
lý, giáo luật, nghi lễ, tổ chức cùng góp sức củng cố tính bất biến thiêng liêng
của từng bộ phận, củng cố quyền lực tuyệt đối của tầng lớp tăng lữ, củng cố
tin lý, đức tin và ràng buộc chặt chẽ ngời giáo dân vào tổ chức của đạo.
Đặc điểm thứ t: Giáo quyền đạo Thiên Chúa có tính bảo thủ.
Các tôn giáo chân chính buổi sơ kỳ cha bị chính trị lợi dụng thờng mang
tính chất tiến bộ. Phật giáo buổi sơ kỳ chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp
trong xã hội ấn Độ lúc bấy giờ. Phật giáo chủ trơng bình đẳng, bác ái. Khổng
giáo mong muốn xây xựng một xã hội thái bình, thịnh tri, trật tự kỷ cơng. Đạo
Thiên Chúa buổi sơ kỳ là một cuộc cách mạng của ngời nghèo chống lại chế
độ nô lệ hà khắc của chính quyền La Mã, bởi cuối cùng những ngời nô lệ,
những ngời vô quyền và những ngời không có tự do không thể giải phóng
mình đợc nh thất bại của ngời anh hùng Xpata cut đã chỉ ra điều đó [25. 20],

mọi hy vọng thay đổi đời sống bị tiêu tan và những ngời nghèo khổ tự tìm đến
với nhau, nơng tựa vào nhau tạo nên một cộng đồng tơng thân, tơng ái trên cơ sở
bình đẳng và bác ái của đạo Thiên Chúa lúc bấy giờ.
Để cho tổ chức ban đầu ấy có một sự chặt chẽ nhất định những ngời đứng
đầu đã tập hợp lại những lời dạy của các minh chủ đã khuất bóng, cố định hoá
các lễ nghi và đây chính là mầm mống ban đầu của tính bảo thủ và trí trệ của
tôn giáo.
Nếu nh các tôn giáo chỉ là một bộ phận của hệ t tởng và chịu áp lực của
các nhà cầm quyền thì có lẽ đặc điểm bảo thủ của nó ít đợc phát huy và thậm
chí ở một chừng mực nhất định, nó phải thay đổi theo chiều hớng của xã hội.
Trong thực tế đạo Thiên Chúa một thời kỳ dài đã leo lên địa vị thống trị
xã hội trên hầu hết các mặt và cho đến nay họ vẫn cố tìm cách đạt đến vị trí
trên. Đời sống xã hội luôn biến động đòi hỏi hệ t tởng chủ đạo (một thời kỳ
dài là t tởng KiTô giáo), phải có những thay đổi, cải cách nhất định để chủ trơng đi đúng đắn cho nó trong hệ thống giáo lý, nghi lễ, tổ chức, giáo luật đã
đợc cố định hoá và thiếu tính khoa học nên đạo Thiên Chúa tìm mọi cách
chống lại những thay đổi để bảo toàn cho tôn giáo mình. Việc làm này trớc hết
nhằm bảo vệ tính độc tôn, vai trò thống trị xã hội và nền thần học KiTô. Điều
nguy hại là trong thời điểm này tầng lớp giáo sỹ cai quản nền trí dục và cai


24
quản giáo dục. Mọi trí thức lúc bấy giờ chỉ nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ,
chứng minh một cách thuyết phục nhất những quan điểm của đạo Thiên Chúa.
Hội thánh khẳng định: Chỉ có tôn giáo mình là duy nhất thánh thiền, Thiên
Chúa, tông truyền, những điều của tôn giáo mình là duy nhất là đúng đắn, mọi
tôn giáo khác chỉ là tà giáo, dị giáo.
Những ai giám phát biểu chính kiến khoa học của mình ngay lập tức bị
giáo hộ trả thù tàn khốc. Rất nhiều nhà khoa học, nhà t tởng bị toà an tôn giáo
truy bức, đày đoạ, thậm chí bị hoả thiêu, thời kỳ trung cổ Châu Âu dờng nh
đóng băng bởi tính chất bảo thủ của tôn giáo này.

Cuộc đấu tranh chống lại t tởng bảo thủ trong giới giáo sỹ đã dẫn đến lần
ly giáo thứ hai trong lịch sử đạo Thiên Chúa. Về thực chất đây là một cuộc
cách mạng của giai cấp t sản với mục đích thoát khỏi sự quá mức của giáo
hội. Đạo tin lành đã ra đời từ trong cuộc cách mạng này, nó cho phép tín đồ
đợc tự do hơn trong hành đạo, trong tiếp xúc với giáo lý và phần nào đó không
quá phụ thuộc vào giáo sỹ. Đến những năm cuối của thế kỷ XX một số trờng
học của các nớc TBCN cha tiếp xúc với các thành tựu khoa học do áp lực của
chính nhà thờ. Giáo hội chỉ chính thức công nhận lỗi lầm của mình. Vào
những năm cuối của thể kỷ XX trong việc xử tội các nhà khoa học trớc đây.
Họ coi đó là những sai lầm trong quá trình nhận thức theo quy luật. Trên nhiều
lĩnh vực khác, giáo hội tìm mọi cách sử dụng các luận điểm khoa học thần
bí để bảo vệ cho những quan điểm lỗi thời của mình. Chính giáo lý hội khẳng
định: bởi vậy việc nghiên cứu có phơng pháp trong mọi ngành, Nếu tiến hành
một cách thực sự khoa học và theo tiêu chuẩn chân lý, sẽ không bao giờ trái
ngợc với đức tin, vì các thực tại trần thế và thực tại đức tin đều bởi một chúa
mà ra [22.75]. Trên các giáo đờng, trong các lớp học giáo lý,giáo hội vẫn tìm
mọi cách chứng minh vai trò sáng tạo của Thiên Chúa, Thiên Chúa của họ có
mặt khắp mọi nơi và can thiệp vào mọi hoạt động của con ngời, những phát
minh, sáng tạo chỉ là có ý định của chúa, những mất mát là do lỗi lầm của con
ngời không làm theo ý chúa. Đối với cộng đồng giáo dân Việt Nam, những t tởng bảo thủ này vẫn còn nguyên gía trị. Trong cách giảng dạy giáo lý cho tín
đồ và cho các em học sinh, họ tìm mọi cách lồng ghép, lý giải với màu sắc
khoa học để chứng minh cho sự tồn tại của Thiên Chúa ai làm cho mọi vật
chuyển đổi theo quy luật bảo toàn và chuyển hoá năng lợng ? Ai đặt định luật
này vào trong các vật ? Ai quy định cách chuyển động của các tiếng động và


25
ánh sáng. Thiên Chúa không những tạo nên mọi loài, mọi vật mà còn đặt ra
luật lệ cho chúng chuyển động theo ý Ngài [24.26].
Đối với những chủ trơng động chạm đến các luận điểm thần học của giáo

hội, họ chống lại một cách khôn khéo, quyết liệt, vì vậy những chủ trơng này
rất khó đi vào đời sống của giáo dân.
Chơng 3

Những biến đổi chủ yếu của đời sống cộng đồng
giáo dân ở Nghệ An dới ảnh hởng
của
giáo quyền đạo Thiên Chúa
Hiện nay giáo phận Vinh có xấp xỉ 45 vạn tín đồ phân bố trên địa bàn 3
tỉnh Bắc trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình), trong đó số giáo dân c trú
trên địa bàn Tỉnh Nghệ An 24,5 vạn tín đồ chiếm hơn 1/2 số giáo dân của toàn
giáo phận. Toàn giáo phận có 14 giáo hạt, 141 giáo xứ trong đó trên địa bàn
Tỉnh Nghệ An có 9 giáo hạt,68 giáo xứ, 323 họ đạo. Các xứ đạo, họ đạo chủ
yếu tập trung tại vùng ven biển, vùng đồi trung du ít có những lợi thế về phát
triển kinh tế (đặc biệt là trong thời đại nền kinh tế thị trờng hiện nay). Trên địa
bàn Tỉnh Nghệ An hiện có 304 nhà thờ, toà giám mục nằm trên địa bàn xã
Đoài huyện Nghi Lộc, bên cạnh toà giám mục là đại chủng viện với số lợng
chúng sinh rất đông hiện có 100 chủng sinh. Toàn tỉnh Nghệ An có số giáo sỹ
là 1 giám mục, 1 phó giám mục, 56 linh mục, có 5 linh mục đang du học
ngoại quốc. Dòng tu mến Thánh Giá có 5 cơ sở thuộc 4 huyện với 282 nữ tu
sỹ. Tổng số ngời giúp việc cho giáo hội hơn 2.000 ngời bao gồm cầu đờng,
trùm họ, ban hành giáo, giáo lý viên[26. 4].
Giáo hội Nghệ An có 297 hội đoàn, tập hợp đợc 5.299 giáo dân trong đó
có 5 hội đoàn với 2.019 giáo dân mang tính chất chính trị - xã hội (Đoàn
thanh niên liên xứ, hội phụ nữ, hội cao niên) [26. 5]. Các hội này đợc tổ
chức và chỉ đạo hoạt động thống nhất từ phía giáo hội và chịu trách nhiệm
chính là linh mục. Điều này gây ảnh hởng không nhỏ đến việc tập hợp quần
chúng vào các tổ chức của hệ thống chính trị của Đảng mà chúng tôi sẽ phân
tích phần sau.
Trong những năm qua giáo hội Thiên Chúa có chủ trơng đổi mới các hoạt

động về tôn giáo. Các thánh lễ vào thứ bảy và chủ nhật đợc tổ chức gọn nhẹ
không gây ảnh hởng đến thời gian và công việc của giáo dân. Các lễ trọng nh
lễ Chúa giáng sinh, lễ chúa hiễn vinh, lễ thánh Giê Su, lễ phục sinh đợc giáo


×