Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Thạch thành trong thời kì chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.94 KB, 73 trang )

Trờng Đại học Vinh
Khoa lịch sử
-------***---------

Vũ Thị Thu

Bản Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp đại học

Thạch thành trong thời kỳ chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1973)
Chuyên ngành : lịch sử Việt Nam

Giáo viên hớng dẫn : Ths. Nguyễn Khắc Thắng

Vinh - 2006

1


A. Dẫn Luận.
1. Lí do chọn đề tài.
Tiến hành chiến tranh xâm lợc nớc ta, đế quốc Mỹ đã hai lần gây ra
chiến tranh phá hoại với quy mô lớn và tàn bại ở miền Bắc Việt Nam, nhng cả
hai lần đó chúng đều bị quân và dân ta đánh bại.
Đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ bằng không
quân và hải quân trên miền Bắc là thắng lợi gan góc, bền bỉ của dât tộc ta
trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nớc. Chiến thắng chiến tranh phá hoại của
quân và dân ta đã đập tan bộ phận quan trọng chiến tranh xâm lợc Việt Nam,
đa sự nghiệp chống Mỹ cứu nớc của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Với vị thế là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, Thạch Thành tiến
hành cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng oanh liệt. Thạch Thành là một địa


bàn xung yếu, là mạch máu giao thông chủ chốt của Thanh - Nghệ Tĩnh. Vì
vậy Thạch Thành đã trở thành địa bàn đánh phá ác liệt của giặc Mỹ trong Thời
kỳ chiến tranh phá hoại (1965 - 1973). Đế quốc Mỹ đã sử dụng hàng ngàn tấn
bom, hàng ngàn lợt tốp máy bay đánh phá không kể ngày đêm trên vùng trời
Thạch Thành. Nhng bom đạn của Mỹ không thể huỷ diệt sức mạnh, ý chí của
quân và dân Thạch Thành.
Trong bối cảnh chiến tranh ác liệt, dới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân
Thạch Thành phát huy cao độ truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cờng,
cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, đánh bại hành động phá hoại của giặc
Mỹ, góp phần chi viện ngày càng lớn cho chiến trờng miền Nam.
Những thắng lợi to lớn của nhân dân Thạch Thành trong Thời kỳ
chiến tranh phá hoại đã để lại cho thế hệ mai sau những bài học kinh nghiệm
quý báu, những tấm gơng anh hùng gắn với những địa danh lịch sử trong quá
trình đấu tranh bảo vệ quê hơng Thạch Thành cũng nh dân tộc Việt Nam.
Đồng thời những thắng lợi này góp phần làm rạng rỡ thêm những trang sử hào

2


hùng cho huyện Thạch Thành trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ đang là vấn đề đặt ra trên hai phơng diện lí luận và thực tiễn.
Là sinh viên ngành lịch sử Việt Nam, chúng tôi mong muốn đóng góp
thêm một chút ít vào việc nghiên cứu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc vĩ
đại, hào hùng của dân tộc. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: Thạch
Thành trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1973) làm
khoá luận tốt nghiệp, với hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào việc
nghiên cứu lịch sử quê hơng.
2. Lịch sử vấn đề.
Việc nghiên cứu về chiến tranh nhân dân, đánh thắng chiến tranh phá
hoại của giặc Mỹ, trên những phơng diện khác nhau đã có những công trình

khoa học đã đề cập tới. Song cho đến nay vẫn cha có một công trình nghiên
cứu chuyên sâu nào về đề tài Thạch Thành trong thời kỳ chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ (1965 - 1973). Có chăng cũng chỉ tản mạn trong một số
công trình nghiên cứu nh:
Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Thành (1930 - 1995). Xuất
bản năm 1996, có trình bày một cách khái quát đến cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nớc của huyện Thạch Thành.
Cuốn Thạch Thành những chặng đờng cách mạng của ban chấp
hành Đảng bộ huyện Thạch Thành, xuất bản 1991, có đề cập đến một số khía
cạnh về cuộc chiến đấu của nhân dân Thạch Thành chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ.
Cuốn Địa chí Thạch Thành do nhà xuất bản văn hoá - thông tin Hà
Nội 2004, nêu lên những đóng góp của các đơn vị đạt danh hiệu anh hùng
trong chiến đấu cũng nh trong sản xuất của huyện Thạch Thành.
Cuốn Đơn vị lực lợng vũ trang nhân dân huyện Thạch Thành
(1.2001), cũng có nêu lên một cách tổng quát những thành tích mà nhân dân
Thạch Thành đạt đợc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc.

3


Cuốn Lịch sử Đảng bộ Thanh Hoá tập II, nhà xuất bản Thanh Hoá2000. Có đề cập đến một số khía cạnh của nhân dân Thạch Thành trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nớc.
Ngoài ra, còn có một số t liệu khác đề cập đến vấn đề này nh: báo cáo
tổng kết, các nghị quyết của huyên uỷ, các bản thảo lịch sử Đảng của các địa
phơng hay hồi ký của các bậc lão thành cách mạng đã từng tham ra chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Nhìn chung các tác phẩm, các bài viết nêu trên chỉ mới đề cập đến
từng khía cạnh riêng lẻ của vấn đề, cha làm rõ nổi bật lên những thành tựu,
những đóng góp to lớn của nhân dân Thạch Thành trong thời kỳ chiến đấu

chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1973).
3. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài Thạch Thành trong thời kỳ chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ (1965 - 1973), nhằm đi sâu nghiên cứu những đóng góp và
những thắng lợi to lớn của nhân dân Thạch Thành trong thời kỳ chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Đối tợng nghiên cứu của khoá luận là toàn bộ mọi mặt về đời sống xã
hội của nhân dân Thạch Thành trong thời kỳ chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ về: sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, văn hoágiáo dục - y tế
Mặc dù trong phạm vi giới hạn của khoá luận là giai đoạn (1965
-1973), nhng để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sẽ trình bày một
cách khái quát hệ thống hơn về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm lịch sử - xã hội
của Thạch Thành trớc khi bớc vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ.
Nhiệm vụ chính của khoá luận này là đi sâu tìm hiểu những đóng góp,
những thành tích to lớn của nhân dân Thạch Thành trong giai đoạn 1965 1973 trên tất cả các mặt trận. Qua đó, thấy đợc vai trò, vị trí chiến lợc của

4


Thạch Thành và những đóng góp của nhân dân Thạch Thành trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nớc.
4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài Thạch Thành trong thời kỳ chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ (1965 - 1973), chúng tôi tập trung khai thác các nguồn tài
liệu sau:
Nguồn tài liệu thành văn: Là những tác phẩm viết về Thạch Thành của
nhiều tác giả, các báo cáo tổng kết của huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện
trong những năm chống chiến tranh phá hoại, một số báo cáo của các xã trong
huyện, đặc biệt là các xã có vị trí trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ.

Ngoài ra, còn có các nguồn tài liệu dới dạng hồi ký của các bậc lão
thành cách mạng và những ngời trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu
trong giai đoạn (1965 - 1973).
Nguồn tài liệu điều tra điền dã: đó là quá trình chúng tôi tiếp cận
những nhân chứng lịch sử, những đồng chí từng là lãnh đạo hoặc trực tiếp
tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Để thực hiện khoá luận của mình, chúng tôi sử dụng phơng pháp lịch
sử, phơng pháp lôgic. Ngoài ra còn có các phơng pháp bổ trợ nh: tổng hợp, so
sánh, thống kê, đối chiếu đợc kết hợp một cách chặt chẽ giữa các nguồn t
liệu, góp phần làm sáng tỏ những thành tích của quân và dân Thạch Thành
trong thời kỳ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ .
5. Đóng góp của đề tài.
Cuộc chiến đấu của quân dân Thạch Thành chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ thể hiện trên tất cả các mặt trận: mặt trận chiến đấu và
phục vụ chiến đấu, mặt trận sản xuất, mặt trận giao thông vận tải, mặt trận văn
hoá - giáo dục - y tế và làm tròn nghĩa vụ hậu phơng trong suốt thời kỳ (1965 1973). Qua đó chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh
nhân dân chống chiến tranh phá hoại trên một địa bàn xung yếu của tỉnh
Thanh Hoá.
5


6. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung
khoá luận đợc trình bày trong 3 chơng:
Chơng 1: Khái quát tình hình Thạch Thành trớc chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ (trớc 1965).
Chơng 2: Thạch Thành trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của
đế quốc Mỹ (1965 - 1968).
Chơng 3: Thạch Thành vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1969 - 1973).


6


B. Nội dung
Chơng I
Khái quát tình hình Thạch Thành trớc
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (trớc 1965)

1.1. Đặc điểm tự nhiên.
Thạch Thành là một huyện trung du miền núi của tỉnh Thanh Hoá,
phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình và Hoà Bình, phía Nam giáp huyện Vĩnh Lộc,
phía Đông giáp huyện Hà Trung, phía Tây giáp huyện Cẩm Thuỷ.
Thạch Thành có diện tích tự nhiên là 59.500ha, với số dân hiện nay là
13 vạn ngời. Khí hậu Thạch Thành mang tính chất nhiệt đới gió mùa, ảnh hởng khí hậu miền Bắc nhiều hơn là miền Trung và còn có những đặc điểm
riêng của tiểu vùng. Nhiệt độ trung bình 23 0C, lợng ma trong năm khoảng
1.500 mm, so với nhiệt độ trung bình toàn quốc thì nhiệt độ vùng đất Thạch
Thành cao hơn khoảng 0,50C và độ ẩm cao hơn so với các tỉnh miền Bắc từ
1% đến 2% trong mùa đông [2;7]. Xuất hiện hai mùa rõ rệt: mùa đông và mùa
hè, gió mùa đông bắc thờng có từ thàng 11 đến tháng 3 năm sau, độ ẩm không
khí có thể xuống tới 8 đến 10oC, thời tiết lúc nào cũng khô hanh, rét đậm. Còn
gió tây nam thờng xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, có gió tây nam khô
nóng, gây nên nhiều hạn hán kéo dài, độ ẩm không khí cao, lợng ma lớn tập
trung vào tháng 3, tháng 7, tháng 8, tháng 9.
Thạch Thành có con sông Bởi, hay thờng gọi là sông Bảo, sông Bái
chảy qua, là con sông lớn bắt nguồn từ huyện Tân Lạc (tỉnh Hoà Bình) và hạ lu đổ ra sông Mã thuộc hai xã Vĩnh Khang - Vĩnh Hoà (Vĩnh Lộc). Đoạn sông
chảy qua huyện dài 40km, sông chảy quanh co, uốn khúc có dòng chảy hẹp và
dốc nên ở đầu nguồn nớc tiêu nhanh, còn hạ lu nớc tiêu chậm. Tuy nhiên từ
bao đời nay thì sông Bởi đã cần mẫn bồi đắp phù sa cho những cánh đồng màu


7


mỡ dọc hai bờ sông và trở thành mạch máu giao thông quan trọng về đờng
thuỷ cho Thạch Thành.
Ngoài sông Bởi ra, Thạch Thành còn có 3 khe suối lớn là: khe Ngang,
Hón Bầu và Hón Khống cùng nhiều khe suối nhỏ khác, tầm quan trọng của 3
khe suối này cũng tơng đơng nh sông Bởi. Nhng có thể khai thác, xây dựng
các hồ đập lớn và thuỷ điện nhỏ, qua nhiều năm làm thuỷ lợi Thạch Thành có
78 hồ lớn, nhỏ.
Có thể nói Thạch Thành là một huyện thung lũng vì cả huyện đều
có địa hình xen kẽ giữa núi đồi cao thấp và thung lũng lớn nhỏ. Địa hình
Thạch Thành có đặc trng là hình lòng máng lớn dốc và xen kẽ các thung lũng
hẹp, ruộng đất bậc thang, bị chia cắt mạnh vùng cao khô hạn đất xói mòn thờng xuyên.
Thạch Thành còn có hai dạng địa hình chính là hai hình lòng máng
lớn kề nhau một là: dãy núi đá vôi Tam Điệp kéo dài từ xã Ngọc Trạo lên xã
Thạch Lâm theo hớng bắc - đông bắc, hai là: Vùng ven sông Bởi và vùng đồi
thấp chiếm 39,9% tổng diện tích cả huyện.
Thạch Thành còn có tài nguyên rừng đa dạng và phong phú (diện tích
rừng chiếm trên 2/3 tổng diện tích tự nhiên), có 500 ha rừng vừa là vùng đệm
vừa nằm trong rừng quốc gia Cúc Phơng, có đủ các loại động vật, thực vật quý
hiếm nh: Hơu sao, Gấu, Hổ, Báo, Sơn Dơng, còn có Lim, Lát, Táu,không
kém các vùng rừng nhiệt đới khác.
Cấu trúc địa tầng ở Thạch Thành cũng đa dạng ẩn chứa nhiều loại
khoáng sản: quặng sắt có ở Thành Vân, Thành Tâm, Thạch Cẩm. Vàng có ở
xã Thành Tâm, Thạch Quảng, Thạch Tợng. Than bùn có ở xã Thành Tâm,
Thành Thọ.
Thạch Thành có hai trục đờng tỉnh lộ là đờng 12B và đờng số 7, đờng
12B chạy qua huyện lỵ Kim Tân và đến bên kia phà Cổ Tế xã Thạch Long. Từ
huyện lỵ Kim Tân đi về phía Bắc qua Rịa (Ninh Bình) rồi đến Hà Nội, từ

huyện lỵ đi về phía tây Nam qua huyện Vĩnh Lộc đến ngã ba Chè đi về thành
8


phố Thanh Hoá. Đờng tỉnh lộ số 7 nối với đờng 12B ở Phố Cát (Thành Vân)
với quốc lộ 1A ở Bỉm Sơn, từ Phố Cát đi về hớng tây Bắc qua Thành Minh nối
với đờng kinh tề mới ở Đa Đụn (Thành Trực). Ngoài các tuyến đờng tỉnh lộ, đờng liên huyện, liên tỉnh, còn có một số hệ thống đờng liên xã cũng đợc mở
rộng và nâng cấp để tạo nên một mạng lới giao thông liên xã rất thuận tiện. Từ
huyện lỵ Kim Tân qua cầu Thạch Định rồi lên Thạch Bình, tuyến từ thị trấn
Kim Tân qua Thành Tiến, Thành Long xuống Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc) và nối
với quốc lộ 1A ở cầu Lèn.
Cũng chính nhờ vào đặc điểm tự nhiên nói trên mà Thạch Thành có
một nền kinh tế khá đa dạng, dồi dào và tơng đối phát triển. Đất canh tác của
Thạch Thành có các loại đất chính: đất phiến thạch, đất phù sa sông suối, đất
phù sa cổ từ những thuận lợi đó mà kinh tế nông nghiệp kết hợp với khai
thác tài nguyên rừng, chăn nuôi và các nghề phụ khác rất phát triển. Đặc biệt
huyện đã trở thành trọng điểm của vựa lúa, là nơi có tiềm năng mạnh về mía
đờng, nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho gia đình.
1.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội.
Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí tập 4 viết dới triều Nguyễn thì
địa danh Thạch Thành đợc đặt vào thời vua Lê Thánh Tông, năm Quang
Thuận thứ 10, lúc bấy giờ Thạch Thành là một trong 8 huyện của phủ Thiệu
Thiên, là một trong 4 phủ nội trấn của Thanh Hoá.
Song Thạch Thành có một bề dày lịch sử từ xa xa, bằng chứng của
lịch sử đó là các di chỉ văn hoá mà các nhà khảo cổ học nớc ta vừa mới khai
quật và phát hiện đợc ở hang Con Moong thuộc xã Thành Yên, các di chỉ văn
hoá này tiêu biểu cho ba thời đại: đồ đá cũ, đồ đá giữa và đồ đá mới. Khoa học
lịch sử cũng đã khẳng định rằng ngay thời các vua Hùng dựng nớc Văn Lang,
Thạch Thành là một bộ phận của bộ cửu chân nớc ta, suốt 4.000 năm lịch sử
của đất nớc, vận mệnh của Thạch Thành gắn liền chung với vận mệnh chung

của tổ quốc ta.

9


Từ nhiều thế kỷ trớc và cho đến ngày nay, dân c Thạch Thành cũng
chỉ có hai dân tộc chủ yếu: Dân tộc Kinh và dân tộc Mờng (dân tộc Mờng
chiếm 52% dân số toàn huyện). Theo nhiều tài liệu cho rằng, ngời Kinh và ngời Mờng vốn có chung nguồn gốc là ngời bản địa (ngời Lạc Việt), chủ nhân
của nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng. Tuy nhiên qua nhiều biến cố lịch sử, các
bộ tộc, bộ lạc, dòng họ của ngời Kinh và ngời Mờng từ nơi khác đã về c trú
nh: Hoà Bình, Ninh Bình, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Hà Trung nên đã hình
thành hai dân tộc khác nhau nay.
Xa kia thì ngời Mờng chiếm phần lớn của huyện, nhng từ những năm
kháng chiến chống Pháp, thì đồng bào từ các tỉnh khu 3 chạy giặc tản c vào
Thạch Thành. Cho dù là ngời bản địa, hay từ nơi khác đến thì hai dân tộc Mờng - Kinh đều có chung một tổ tiên, chính lẽ đó mà giữa hai dân tộc này đã
có truyền thống đoàn kết, gắn bó keo sơn.
Từ các thế kỷ X và XI ngời Kinh và ngời Mờng đã bắt đầu trở thành
hai tộc ngời, nhng vẫn có sự giao lu về kinh tế lẫn văn hoá, trong suốt quá
trình lịch sử chống thiên tai khắc nghiệt và chống ngoại xâm, họ coi nhau là
đồng bào, là những ngời đồng hơng, cùng nhau tô đẹp bảo vệ quê hơng Thạch
Thành cũng nh Tổ quốc Việt Nam.
Thạch Thành còn là nơi gặp gỡ, đan xen hội tụ và hoà quyện giữa hai
nên văn hoá lớn của nớc ta là văn hoá Việt - Mờng ngày nay. Trong tập quán
canh tác, tập quán tổ chức xã hội mang tính truyền thống, trong sinh hoạt văn
hoá, trong nghi lễ tôn giáo, trong ngôn ngữ giao tiếp vẫn còn mang đậm dấu
ấn của hai nền văn hoá ấy.
Nhìn chung, tín ngỡng ở Thạch Thành chủ yếu là tính ngỡng thần
quyền Việt Nam, cho đến ngày nay nhiều làng xã vẫn còn lu lại các hiện vật,
vết tích, đền chùa từ bao đời của nhân dân địa phơng nh đền thờ ở làng Vân
Đội (Thành Mỹ), Tam Thánh (Thạch Bình), đền thờ bà Liễu Hạnh (Phố Cát

-Thành Vân) [2;24].

10


Là một huyện miền núi, về kết cấu tổ chức hành chính Thạch Thành
trớc đây vừa có làng, xã, xóm, vừa có tổng có mờng. Tổng cả Thạch Thành có
37 mờng và 11 tổng [8;51]. Cũng nh nhiều miền quê khác nhau trên đất nớc
Việt Nam, nhân dân Thạch Thành vốn có truyền thống cần cù trong lao động,
đoàn kết trong đấu tranh. Trong những thập kỷ sống dới ách cai trị của thực
dân phong kiến, nhân dân các dân tộc Thạch Thành đã nhiều lần đứng lên
chống lại sự lừa bịp và áp bức của quan lang và địa chủ phong kiến.
Các thế hệ ngời Thạch Thành đã kế tiếp nhau cùng cả nớc chống kẻ
thù chung, bảo vệ non sông gấm vóc của tổ tiên Lạc Việt để lại. Ngời Thạch
Thành đã trực tiếp tham gia và ủng hộ nghĩa quân của Bà Triệu, Dơng Đình
Nghệ, Lê Lợi, Nguyễn Huệ Nằm ở địa đầu của miền Trung, Thạch Thành
còn là một vùng hậu cứ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, quân
Minh và quân Thanh [1;10].
Cuối thế kỷ XIX, trong phong trào Cần Vơng chống giặc Pháp, nơi
đây là hậu phơng của khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công Tráng
lãnh đạo và cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo. Từ khi
phong trào đấu tranh của nhân dân Thạch Thành dới sự lãnh đạo chung của
hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên và Đảng Tân việt, nhân dân Thạch
Thành đã phát huy đợc truyền thống đấu tranh sâu sắc.
Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3.2.1930), thì đây là sự kiện
lớn, đánh dấu bớc ngoặt lịch sử dân tộc. Từ đây phong trào cách mạng Việt
Nam đã có Đảng lãnh đạo và có ngời tiên phong dẫn đờng, cũng chính lẽ đó
mà truyền thống yêu nớc và phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân
Thạch Thành lại càng trở nên quyết liệt và mạnh mẽ hơn. Lịch sử còn ghi
nhận phong trào cách mạng những năm (1930 - 1945) cùng cả nớc chuẩn bị

cho công cuộc cách mạng tháng 8.1945 mà tiêu biểu là là ngày 19.9.1941
thành lập chiến khu Ngọc Trạo. Đỉnh cao của phong trào khởi nghĩa vũ trang ở
vùng Bắc Trung Bộ - Là tiên thân của lực lợng vũ trang Thanh Hoá sau nay.

11


Thắng lợi của cách mạng tháng 8.1945 cũng là lúc Thạch Thành cùng
cả nớc bớc vào cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lợc. Trớc
những khó khăn chồng chất do chính quyền cách mạng còn non trẻ, do chế độ
thực dân phong kiến để lại, những ngày 10.11.1945 huyện uỷ lâm thời Thạch
Thành đã thành lập, đã cùng với cả nớc bớc vào cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp.
Với vị trí địa lí và địa hình rừng núi hiểm trở, Thạch Thành vừa là hậu
phơng, vừa là tiền tuyến của hậu phơng lớn Thanh - Nghệ Tĩnh, trở thành
điểm tập kết và trú quân của các s đoàn chủ lực dân quân hoả tuyến. Trong lúc
này, hởng ứng lời kêu gọi cả nớc kháng chiến, nhân dân Thạch Thành đã vơn lên chống lại mọi áp bức của thực dân Pháp, cùng nhau thi đua sản xuất,
phục vụ chiến đấu.
Ngày 7.5.1945 chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, thực dân
Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội, Thạch Thành hoà chung với không khí đó, cũng bắt
tay vào xây dựng quê hơng mình.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc, Thạch Thành vừa là nơi
sản xuất, vừa chiến đấu nhng nhân dân Thạch Thành cũng đã đáp ứng đợc nhu
cầu của cách mạng, làm tròn nghĩa vụ của một hậu phơng đối với tiền tuyến,
cùng cả nớc hoàn thành cách mạng, giành thắng lợi cuối cùng.
Từ những đặc điểm tự nhiên, lịch sử - xã hội, đã tạo dựng lên cho ngời
Thạch Thành một đặc trng riêng, một sắc thái, một cốt cách riêng. Không
những thế mà còn tạo tiền đề cho nhân dân Thạch Thành vững bớc trong tiến
trình phát triển của lịch sử dân tộc từ ngàn xa.

1.3. Tình hình Thạch Thành trớc chiến tranh phá hoại (trớc
1965).
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến thần
thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp. Hiệp định Giơnevơ (20.7.1954) lập
lại hoà bình ở Đông Dơng, miền Bắc đợc hoàn toàn giải phóng, nhân dân
12


Thạch Thành cùng với nhân dân miền Bắc kịp thời bắt tay vào công cuộc hàn
gắn vết thơng chiến tranh, khôi phục kinh tế, xã hội, văn hoá, phát huy truyền
thống đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc, khơi dậy các phong
trào cách mạng rộng lớn trong nhân dân, làm cho nhân dân tin vào Đảng, tin
vào cuộc kháng chiến và quần chúng nhân dân đã không quản hy sinh, xơng
máu, cống hiến sức ngời, sức của cùng với nhân dân cả nớc làm nên chiến
thắng vĩ đại của dân tộc.
Hoà bình lập lại, tình hình Thạch Thành hết sức khó khăn. Tuy là vùng
tự do trong kháng chiến, nhng bên cạnh đó Thạch Thành gặp không ít những
khó khăn chồng chất là phải chịu hậu quả nặng nề của chế độ cũ, thiên tai, lũ
lụt thờng xuyên xảy ra và kéo dài, các thế lực thù địch tìm cách chống phá
cách mạng, gây tâm lí hoang mang trong quần chúng Đứng trớc tình hình
đó, Đảng bộ Thạch Thành đã phát động tổ chức kêu gọi đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau chống đói và phòng đói lá lành đùm lá rách nhờ đó mà nạn đói của
nhân dân Thạch Thành đợc đẩy lùi, đời sống nhân dân trong huyện dần đợc ổn
định.
Thực hiện chủ trơng của Tỉnh uỷvà uỷ ban, các cấp chính quyền đã
chỉ đạo các địa phơng sản xuất rau màu ngắn ngày, ngân hàng cho nông dân
vay vốn để tạo việc làm. Tháng 6.1955 ban chấp hành Đảng bộ huyện ra nghị
quyết: phát huy truyền thống tự lực, tự cờng, đoàn kết tơng trợ, đẩy mạnh sản
xuất, thực hành tiết kiệm, chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân là nhiệm vụ
chính trị của Đảng và nhân dân Thạch Thành lúc này.

Với niềm hân hoan phấn khởi sau chiến thắng, đặc biệt là vùng đồng
bào dân tộc Mờng có truyền thống ăn cùng chia nhau cùng bát gạo, cũ
khoai, cũ sắn không hề tính đến ngày mai mình cũng thiếu. Thực hiện khẩu
hiệu tấc đất, tấc vàng mở rộng diện tích canh tác, khuyến khích phát triển
sản xuất.
Nhờ vào sự chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ, chính quyền mà nạn đói đợc đẩy lùi, đời sống của nhân dân đợc ổn định. Năm 1955 toàn huyện đã huy
13


động đợc 1.800 tấn lơng thực, vợt qua nạn đói nhân dân Thạch Thành tin vào
sự lãnh đạo của Đảng, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, văn hoá.
Thạch Thành là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá
tiến hành cải cách ruộng đất (6.1955) đợt 4. Thực hiện triệt để khẩu hiệu Ngời cày có ruộng các đội công tác cải cách ruộng đất đợc phái về các xã để
phát động quần chúng đấu tranh với giai cấp địa chủ, xoá bỏ chế độ bóc lột
phong kiến thực hiện ớc mơ ngàn đời của họ về làm chủ ruộng đất. Ngời nông
dân thật sự đợc đổi mới, từ ngời nông dân lệ thuộc vào địa chủ trở thành ngời
nông dân tự do, chủ nhân của đời sống chính trị - xã hội ở nông thôn.
Bên cạnh những thắng lợi là căn bản, công cuộc cải cách ruộng đất ở
Thạch Thành cũng đã phạm một số sai lầm tả khuynh nghiêm trọng nh: đấu
tố tràn lan, thô bạo, thiếu phân biệt đối xử cùng với sai lầm trong cải cách
ruộng đất là sai lầm trong chỉnh đốn tổ chức. Nhng dới sự lãnh đạo của Tỉnh
uỷtrong vòng từ tháng 9.1956 đến 8.1957 Đảng bộ huyện Thạch Thành cùng
các cấp chính quyền tiến hành công tác sửa sai và chỉnh đốn tổ chức.
Trong những năm 1956 - 1957 huyện uỷ đã phát động phong trào tổ
đổi công rộng khắp trong toàn huyện, đa nông dân đi vào con đờng làm ăn tập
thể. Phát huy truyền thống đoàn kết tơng trợ trong nông thôn, thực hiện khẩu
hiệu vắt đất ra nớc, thay trời làm ma lấy nớc tới cho lúa và hoa màu, vì thế
mà vấn đề về lơng thực đã bớc đầu đợc giải quyết.
Thực hiện kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) cải tạo xã hội chủ nghĩa, bớc
đầu phát triển kinh tế và văn hoá, nhiệm vụ của kế hoạch là: Đẩy mạnh cải

tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế quốc
doanh và kinh tế tập thể, nâng cao đời sống nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm và
xây dựng hợp tác hoá nông nghiệp đợc coi là khâu chính trong quá trình cải
tạo [2;154].
Thực hiện chủ trơng của Trung ơng Đảng và Tỉnh uỷThanh Hoá,
huyện uỷ Thạch Thành phát động phong trào tổ đổi công rộng khắp. Cuối năm
1958 toàn huyện Thạch Thành đã có 80% nông hộ vào tổ đổi công, với gần
14


3.000 tổ, thành lập ra các hợp tác xã nh: hợp tác xã Trờng Thành (xóm 12 Thành Hng), hợp tác xã Xóm Yên (Thành Vân). Với quyết tâm của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền và khát vọng của quần chúng nhân dân muốn nhanh chóng
thoát khỏi cuộc sống cơ cực, nên việc xây dựng hợp tác hoá nông nghiệp đợc
thực hiện một cách nhanh chóng, trong 2 năm kiên trì vận động, cuối năm
1960 Thạch Thành đã hoàn thành việc đa nông dân vào hợp tác xã, toàn huyện
có 167 hợp tác xã nông nghiệp [2;158]. Kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) giành
thắng lợi, nhân dân Thạch Thành vững bớc chuyển mình, sang thời kỳ quá độ
lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sau kế hoạch 3 năm, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) đã
thực hiện với phơng châm Hợp tác hoá đi đôi với thuỷ lợi hoá đợc đặt ra.
Vào cuối năm 1961 huyện đã tiến hành khảo sát dọc tuyến sông Bởi, cho xây
dựng hồ Đồng Ng. Hởng ứng phong trào thi đua đạt và vợt Đại Phong, năm
1963 hợp tác xã Trung Thành (Thành Trực) là xã đầu tiên đạt danh hiệu Đại
Phong đến năm 1965 số hợp tác xã đạt danh hiệu Đại Phong tăng lên nhiều
tiêu biểu là các hợp tác xã nh: Dĩ Tiến (Thành An), hợp tác xã Lọng Ngọc, hợp
tác xã Hồi Phú (Thành Minh)
Sau 5 năm (1961 - 1965) thực hiện cải tiến nông nghiệp, hầu hết các
xã đã xây dựng đợc hợp tác xã bậc cao theo quy mô thôn. Toàn huyện có 117
hợp tác xã bậc cao trong tổng 195 hợp tác xã, cũng chính nhờ vào công tác,
biện pháp, thuỷ lợi hoá, áp dụng khoa học kĩ thuật, thâm canh tăng vụ mà

năng suất tăng nhanh, lơng thực bình quân đầu ngời đạt 395,3kg tăng hơn năm
1960 là 50kg.
Đối với văn hoá - giáo dục - y tế: nhìn chung các hoạt đông văn hoá,
tuyên truyền, thể thao liên tục đợc tổ chức, đa ngời dân vào các hoạt động văn
hoá lành mạnh bổ ích, tổ chức giao lu học hỏi văn nghệ của các xã, các làng
trong huyện.
Cũng do hậu quả chiến tranh để lại, mà các trờng học ở Thạch Thành
cũng bị xuống cấp và ngày đang dần khôi phục lại. Cuối năm 1957 toàn huyện
15


khôi phục và mở thêm 20 trờng tiểu học, một trờng cấp II có đủ 3 lớp 5,6,7,
ngành bình dân học vụ đã kế thừa truyền thống diệt dốt trong kháng chiến,
huy động xoá mù chữ và bổ túc văn hoá.
Mạng lới y tế cũng đợc mở rộng, cung cấp đầy đủ thuốc men và phơng tiện chữa bệnh cho ngời dân, mỗi trạm y tế hộ sinh ở xã có từ 1 đến 2 cán
bộ chuyên trách. Vì thế mà đời sống nhân dân Thạch Thành đợc nâng lên,
nhận thức về vệ sinh phòng bệnh cũng chuyển biến dần [2;160].
Trong khi đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá
- giáo dục - y tế thì Thạch Thành luôn coi trọng nhiệm vụ bảo vệ và củng cố
quốc phòng, trật tự trị an, tăng cờng xây dựng cơ sở Đảng trong nông dân,
tăng cờng công tác kiểm tra canh gác, động viên huấn luyện lực lợng dân quân
dự bị tại địa phơng, sẵn sàng đối phó với tinh thần mới trong mọi tình huống.
Trong 10 năm (1954 - 1964) xây dựng hậu phơng trong hoà bình,
bằng sự phấn đấu nổ lực, dới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Thạch Thành đã
kiên cờng, dũng cảm, sáng tạo khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, khôi
phục, phát triển kinh tế, văn hoá, củng cố quốc phòng, an ninh, tạo ra thực lực
để bớc vào thời kỳ đầy gian lao, phức tạp, cùng cả nớc đứng dậy đánh thắng
Thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ quê hơng.

Chơng II

Thạch Thành trong chiến tranh phá hoại
lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968)

16


2.1. Tình hình chính trị - xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng
đặt ra cho Thạch Thành.
Cuối năm 1964 đầu năm 1965 chiến lợc chiến tranh đặc biệt của đế
quốc Mỹ đứng trớc nguy cơ phá sản hoàn toàn. Để cứu vãn sự thất bại không
thể tránh khỏi đó, đế quốc Mỹ liều lĩnh đa ra chiến lợc chiến tranh cục bộ ồ
ạt tăng quân viễn chinh, quân ch hầu cùng với vũ khí, phơng tiện chiến tranh
hiện đại vào miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không
quân và hải quân đối với miền Bắc.
Ngày 2.8.1964 tàu chiến Mỹ vào sâu trong hải phận miền Bắc Việt
Nam bị ba tàu phóng lôi của hải quân miền Bắc đánh đuổi. Ngày 4.8.1964 đế
quốc Mỹ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chúng cho rằng tàu chiến của Mỹ
đang ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ đang thuộc hải phận quốc tế, thì bị tàu hải
quân Việt Nam tấn công. Ngày 5.8.1964 đế quốc Mỹ cho máy bay, tàu chiến
đánh phá ra miền Bắc, mở đầu bằng nhiều cuộc bắn phá nh: cửa sông Gianh,
Vinh - Bến Thuỷ, Lạch Trờng, Thị xã Hòn Gai.
Trớc tình hình đó, Bộ chính trị Trung ơng Đảng ra chỉ thị tăng cờng
sẵn sàng chiến đấu, phá tan âm mu khiêu khích đánh phá miền Bắc của không
quân địch chỉ thị cũng nêu rõ Các lực lợng vũ trang trên miền Bắc phải sẵn
sàng chiến đấu, kiên quyết tiêu diệt địch. Nếu chúng xâm phạm miền Bắc, đẩy
mạnh chi viện cho miền Nam, các lực lợng ở miền Nam phải đánh cho địch
những đòn thất bại hơn nữa tích cực giúp đỡ cách mạng Lào, củng cố và
phát triển thắng lợi giành đợc, cùng với bạn Lào đẩy mạnh hơn khi địch ném
bom và đánh phá miền Bắc [2;146].
Là một trong những địa bàn xung yếu của tỉnh Thanh Hoá, đối với

Thạch Thành giặc Mỹ có những hoạt động khiêu khích phá hoại từ trớc đó.
Với hai con đờng chiến lợc 12B và đờng số 7 song song với quốc lộ 1A, cắt
dọc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nối khu IV vào chiến trờng. Vì thế Thạch
Thành giống nh một cuống phễu lớn, cũng chính lẽ đó mà sau khi ném bom
đánh phá cầu Hàm Rồng chỉ hơn một tháng, Mỹ cho máy bay đánh phá Thạch
17


Thành trong suốt cuộc chiến tranh, càng về sau càng quyết liệt hơn. Chỉ tính
đến năm 1964 máy bay Mỹ đã nhiều lần xâm nhập vào vùng trời Thạch
Thành.
Đầu năm 1965, Mỹ ném bom ồ ạt miền Bắc, Thạch Thành cũng là một
trong những trọng điểm bắn phá của chúng. Bắt đầu chúng bắn vào trục đờng
12B, trọng điểm đánh phá là bến phà Cổ Tế, sau đó chúng đánh rộng ra khắp
các làng, khu rừng mà chúng nghi có bộ đội, kho tàng và về sau chúng đánh
loang ra khắp các xã trong huyện. Thạch Thành có 25 xã thì không có xã nào
là chúng không đánh phá, trong 25 xã đó thì có 4 xã thuộc dọc tuyến đờng
12B nh: Thành Vân, Thành Kim, Thành Hng, Thạch Long là các xã bị địch
đánh phá nhiều nhất.
Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc kẻ thù muốn dùng sức
mạnh tàn bạo để bắt nhân dân ta phải khuất phục. Vì thế đế quốc Mỹ đã đa vũ
khí hiện đại, tối tân nhất tiến hành đánh phá miền Bắc nớc ta, ngoài việc đánh
tập trung có chọn lọc, chúng còn huy động đánh phong toả khắp nơi gây nên
những tổn thất lớn về cơ sở vật chất kinh tế của nhân dân ta. Đồng thời chúng
còn thực hiện thủ đoạn chiến tranh gây tâm lý bằng các phơng tiện thông tin
hiện đại nh: phát sóng truyền thanh kết hợp với rải truyền đơn, xuyên tạc chủ
trơng của Đảng, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng. Nhân dân miền
Bắc dới sự lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời của Đảng nói chung và nhân dân
Thạch Thành nói riêng đã đoàn kết chung sức, chung lòng cùng với nhân dân
miền Nam từng bớc đánh bại giặc Mỹ xâm lợc.

Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ đã làm cho tình
hình một nữa nớc có chiến tranh, một nữa nớc có hoà binh, biến thành tình
hình cả nớc có chiến tranh với những hình thức và mức độ khác nhau tuỳ ở
mỗi miền.
Đứng trớc hoàn cảnh đó, ban chấp hành Trung ơng Đảng đã họp hội
nghị lần thứ XI (27.3.1965) và hội nghị lần thứ XII (12.12.1965) đã khẳng
định quyết tâm đánh bại chiến tranh xâm lợc của đế quốc Mỹ trong bất kỳ
18


tình huống nào hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nớc, tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất nớc nhà [11;65]. Đồng thời chỉ rõ
nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc lúc này là phải ra sức xây dựng chủ nghĩa
xã hội và tăng cờng lực lợng quốc phòng, kịp thời chuyển hớng kinh tế, ra sức
tăng cờng phòng thủ trị an, bảo vệ miền Bắc, kiên quyết đánh bại kế hoạch
ném bom bắn phá, phong toả miền Bắc, ra sức chi viện cho cách mạng miền
Nam [2;113]. Phơng châm xây dựng và bảo vệ miền Bắc lúc này là vừa xây
dựng kinh tế, vừa chiến đấu.
Thực hiện nghị quyết của Trung ơng Đảng, Tỉnh uỷThanh Hoá, ban
chấp hành huyện uỷ Thạch Thành đã kịp thời chuyển mọi hoạt động trên địa
bàn huyện từ thời bình sang thời chiến: vừa sản xuất, vừa chiến đấu, cùng
miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, đồng thời làm tròn
nghĩa vụ hậu phơng đối với tiền tuyến.
Dới ánh sáng của nghị quyết XI, XII Trung ơng Đảng, thực hiện chủ
trơng của Tỉnh uỷcùng với các huyện khác trong tỉnh, đại hội Đảng bộ huyện
Thạch Thành đã họp vào đầu năm 1965 đa ra những biện pháp chuẩn bị thế
trận toàn dân tham gia chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Là một
địa bàn chiến lợc quan trọng, Thạch Thành luôn là điểm ngắm của đế quốc
Mỹ, trên mảnh đất bé nhỏ này là nơi tập trung các kho lơng thực, thực phẩm,
vũ khí, trang thiết bị, là các tuyến đờng quan trọng trong việc vận chuyển lơng
thực cho tiền tuyến nh: bến phà Cổ Tế, Thành Vân, Thành Hng, Thạch Long

Có thể nói nơi đây là cầu nối cung cấp lơng thực, thực phẩm quan trọng, nên
việc Mỹ đánh phá ở những khu vực này là điều không thể tránh khỏi.
Trong điều kiện hết sức khó khăn, gay go nh vậy, nhân dân Thạch
Thành đã tăng cờng cảnh giác, chủ động hơn nữa, sẵn sàng đối phó với mọi
tình huống khi có chiến tranh xảy ra. Đảng bộ, các cấp chính quyền huyện
Thạch Thành thờng xuyên lãnh đạo chuyển mọi hoạt động sản xuất từ thời
bình sang thời chiến. Đồng thời tổ chức tốt công tác phòng tránh, bảo vệ cơ sở

19


vật chất, đảm bảo giao thông vận tải, làm công tác chiến đấu và phục vụ chiến
đấu.
Sự chuẩn bị về mọi mặt của Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành là bớc
khởi đầu thắng lợi cho cuộc chiến đấu ở Thạch Thành trong giai đoạn chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
2.2. Thạch Thành trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế
quốc Mỹ (1965 - 1968).
2.2.1.Trên mặt trận chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Trớc sự phá sản của chiến lợc chiến tranh đặc biệt Giônxơn nhanh
chóng đa ra kế hoạch mới, chiến lợc chiến tranh cục bộ với sự tham gia trực
tiếp của quân Mỹ trên chiến trờng miền Nam và tiến hành cuộc chiến tranh
bằng không quân và hải quân ra miền Bắc.
Thanh Hoá là một trong những địa điểm nằm trong tầm ngắm chiến lợc của đế quốc Mỹ, nơi đây đợc xem là cổ họng nối liền Bắc - Nam. Thạch
Thành cũng không thoát khỏi tầm ngắm của đế quốc Mỹ, mà nó đã trở thành
túi bom của Mỹ trong quá trình chiến tranh leo thang ra miền Bắc. Chúng
đã trút xuống vùng đất Thạch Thành hàng ngàn tấn bom, gây thiệt hại nặng nề
về của cải vật chất và còn cớp đi hàng nghìn sinh mạng con ngời, sự sống và
cái chết chỉ trong gang tấc, không khí của cuộc chiến tranh bao phủ lên toàn
huyện Thạch Thành, nhân dân Thạch Thành lại bớc vào một cuộc chiến đấu

mới.
Đứng trớc tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân
Thạch Thành là phải đứng lên chiến đấu đánh trả máy bay của giặc Mỹ để bảo
vệ quê hơng mình. Đồng thời góp phần cùng với nhân dân miền Bắc làm tròn
nghĩa vụ hậu phơng đối với tiền tuyến lớn.
Nhận rõ sứ mệnh của mình, cùng với việc chỉ đạo kịp thời khẩn trơng,
sáng tạo của Đảng bộ huyện Thạch Thành, quân và dân Thạch Thành nhanh
chóng chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến. Mà công việc đầu
tiên hết sức quan trọng của quân dân Thạch Thành là chuẩn bị chiến đấu và
20


phục vụ chiến đấu, đồng thời tổ chức cho nhân dân làm tốt công tác phòng
tránh bảo vệ cơ sở vật chất của nhà nớc, hạn chế đến mức tối đa mức thiệt hại
về ngời và tài sản cho nhân dân.
Sau khi đánh giá tình hình xây dựng dân quân tự vệ của địa phơng trớc
những âm mu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ, thì mỗi xã đều có một đại đội dân
quân, một trung đội mạnh trực chiến, các đơn vị mạnh chủ chốt ở vị trí quan
trọng đợc tổ chức và chỉ huy chặt chẽ. Mỗi lâm - nông trờng có một tiểu đoàn
tự vệ, một đại đội mạnh đợc huấn luyện thờng xuyên. Đơn vị trực chiến đợc
huấn luyện, trang bị vũ khí từ súng bộ binh đến 12 ly7, thế trận chiến tranh
nhân dân đợc hình thành, kịp thời đánh trả máy bay địch, hai trung đội trực
chiến của xã Thành Kim và Thạch Long đã đi phối hợp chiến đấu và học tập
kinh nghiệm bắn máy bay ở ga Minh Khôi (Nông Cống), khi trở về thì một
đơn vị canh giữ bến phà Cổ Tế, còn một đơn vị lên chốt điểm cao tại Thành
Yên giáp rừng quốc gia Cúc Phơng để nối thêm tầm cao súng bộ binh chờ cơ
hội hạ máy bay địch. Suốt hai tháng ròng rã săn máy bay trên đỉnh núi, bữa ăn
chỉ có cơm và măng rừng, mỗi khi máy bay địch đến gây rối họ lại sẵn sàng bớc vào hàng ngũ chiến đấu.
Xác định cuộc chiến tranh sẽ diễn ra khốc liệt và lâu dài, những tổn
thất hy sinh do kẻ thù gây ra là không kể xiết. Nâng cao hơn nữa hiệu quả

trong chiến đấu, công tác huấn luyện và trang bị vũ khí cho nhân dân luôn là
vấn đề đợc quan tâm hàng đầu của Đảng bộ Thạch Thành. Nhờ đó mà trong
thời kỳ (1965 - 1968) hầu hết dân quân các xã biết sử dụng súng 12ly7, công
tác vũ trang cho nhân dân trong huyện Thạch Thành đợc thực hiện tốt, tạo
điều kiện cho nhân dân Thạch Thành vững vàng hơn trong chiến trận và sẽ lập
đợc nhiều chiến công lớn trên mảnh đất bé nhỏ của mình.
Trong cuộc chiến này Mỹ đã sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại có sức
công phá lớn, các loại máy bay, tàu chiến nh: thần sấm, con ma chở khối
lợng lớn bom đạn rải xuống miền Bắc. Đế quốc Mỹ đã từng rêu rao sức mạnh
không quân Hoa Kỳ, song dới bầu trời Thạch Thành chúng bị đánh bại nhiều
21


trận. Nhân dân Thạch Thành với nhiều loại vũ khí thông thờng, thô sơ đã đánh
thắng vũ khí hiện đại của đế quốc Mỹ, không quản hy sinh gian khổ an dũng
chiến đấu lập nhiều chiến công lừng lẫy.
Lòng dân và thế trận sẵn sàng vào 8 giờ 30 phút ngày 1.7.1965 máy
bay Mỹ đã oanh tạc bến phà Cổ Tế. Đứng trớc tình thế đó, quân và dân Thạch
Long cùng với hoả lực của bộ đội đánh trả quyết liệt, hàng loạt súng bộ binh,
trung đội trực chiến đã bắn trả máy bay Mỹ. Đến ngày 26.7.1965 hàng loạt
máy bay F4, F8 của Mỹ đã bị lới lửa phòng không dày đặc của quân dân trực
chiến kết hợp với đơn vị quân chủ lực pháo 37ly ở đây bắn trả, quân Mỹ khiếp
sợ chúng đã phải tháo chạy, ngày 2.8.1965 dân quân Thạch Long đã một lần
nữa đứng lên chiến đấu bắn trả máy bay địch.
Trong chiến đấu đã xuất hiện nhiều tấm gơng tiêu biểu: hình ảnh anh
thanh niên học sinh Hoàng Thanh Tùng đã dũng cảm vợt qua sông lên trận địa
pháo dân quân bắn trả lại máy bay Mỹ, anh đã đợc kết nạp vào đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh ngay trên trận địa, hay hình ảnh cô gái Cù Thị
Hiển trong khi Mỹ đang ném bom, biết có hầm pháo bị sập, chị đã dũng cảm
một tay cầm cuốc vợt qua dòng nớc chảy xiết sang trận địa pháo 37ly, đào bới

hầm sập, cứu sống 4 anh bộ đội bị đá vùi lấp. Còn có những ngời phụ nữ vừa
mới sinh còn chỉ đợc 2 tháng tuổi cũng đã tham gia phục vụ chiến đấu, điển
hình nh chị Dị, chị Đông [15;3].
Bớc sang năm 1966, cuộc chiến ngày càng ác liệt hơn trong Nam cũng
nh ngoài Bắc, máy bay Mỹ bắn phá với cờng độ ác liệt gấp nhiều lần so với
năm 1965. Chỉ tính đến đầu năm 1966 số lợng bom đạn Mỹ trút xuống bằng
cả năm 1965, chúng nhận thấy nếu hành động vào ban ngày sẽ bị ta bắn rơi
nhiều, vì thế chúng chuyển sang hành động vào ban đêm là chủ yếu. Chỉ cần
phát hiện một ánh đèn le lói ở một địa điểm nào đó, ngay lập tức chúng cho
máy bay ném bom, hành động phá hoại dồn dập của kể thù hòng gây lên tâm
lý căng thẳng cho nhân dân. Nhng trong chiến tranh sự đau thơng mất mát là
thờng, không thể tránh khỏi nhân dân Thạch Thành quyết tâm biến đau thơng
22


thành hành động cách mạng, toàn huyện đã dấy lên phong trào: Nhằm thẳng
máy địch mà bắn, phấn đấu hạ nhiều máy bay Mỹ. Ngoài các đơn vị trực
chiến, các trận địa pháo cao xạ và các đơn vị dân quân, thì nhân dân các xã
đều trang bị vũ khí, sẵn sàng đánh trả máy bay địch khi chúng đến phá hoại.
Chính vì thế mà trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ lần này nhiều đơn vị dân quân cũng nh nhân dân các xã trong huyên
Thạch Thành đã lập nên những chiến công to lớn.
Sang năm 1966, một lần nữa máy bay địch tấn công bắn phá vào khu
vực xã Thạch Long, nơi có bến phà Cổ Tế, chúng nhằm đánh phá bến phà,
hòng cắt đứt sự chi viện cho chiến trờng miền Nam. Với quyết tâm đánh thắng
giặc Mỹ xâm lợc, quân dân xã Thạch Long lại không quản hy sinh gian khổ,
lần nữa đứng lên chiến đấu chống trả máy bay địch, vào ngày 1.7.1966 và
ngày 8.7.1966 dân quân Thạch Long đã phối hợp với dân quân hoả tuyến bắn
cháy 2 máy bay của giặc Mỹ. Chủ động trong công tác phòng tránh tốt, với
quyết tâm ý chí gan góc kiên cờng của quân và dân buộc Mỹ phải đầu hàng

rút khỏi vùng trời của xã Thạch Long nói chung và huyện Thạch Thành nói
riêng. Cùng với nhân dân Thạch Long nhân dân hai xã Thành Hng và Thành
Kim cũng đã phối hợp chặt chẽ cùng với nhân dân Thạch Long chiến đấu canh
giữ bến phà, đảm bảo cho các đoàn xe trú ẩn qua một cách an toàn [2;183].
Vào cuối tháng 7 đầu tháng 8.1966 tại xã Thành Hng đế quốc Mỹ đã
tiến hành ném bom xuống địa phận vùng đất này. Chỉ trong thời gian ngắn
chúng đã ném 56 quả bom xuống địa phận Thành Hng, bắn 10 quả tên lửa và
nhiều loại đạn khác, làm chết 20 ngời và làm nhiều ngời khác bị thơng, thiệt
hại lớn về của cai vật chất cho nhân dân. Trớc sức mạnh quần chúng nhân dân,
kiên cờng an dũng trong chiến đấu, quân dân trực chiến xã Thành Hng đã
dùng súng bộ binh kết hợp cùng bộ đội, các đơn vị bạn đã đánh trả quyết liệt,
buộc đế quốc Mỹ phải tháo chạy, bảo vệ cầu phà, xe pháo, tính mạng và tải
sản cho nhân dân.

23


Năm 1967 dân quân tự vệ phối hợp với bộ đội địa phơng hạ 10 chiếc
máy bay F4 và F8 của giặc Mỹ. Với ý đồ đè bẹp miền Bắc Việt Nam bằng mọi
giá, càng thua Mỹ càng cố gắng tìm cách giành thắng lợi trên chiến trờng, Mỹ
tăng cờng đánh phá ác liệt hơn. Vì thế mà một trong những nhiệm vụ hết sức
quan trọng của quân dân Thạch Thành là phải đánh trả máy bay địch, nhng
cũng phải biết phòng tránh giảm thiệt hại về ngời và của cho nhân dân.
Trong thời gian 1965 - 1968 bộ đội địa phơng và dân quân Thạch
Thành đã bắn cháy nhiều máy bay và tàu chiến của đế quốc Mỹ. Nhân dân các
xã hăng hái sông pha trận mạc bằng súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ, trở
thành một kỳ tích trong lịch sử, điển hình nh các xã: Thạch Long, Thành Hng,
Thành Vân ngày càng có nhiều máy bay của Mỹ bị bắn rơi hơn, giành thắng
lợi lớn.
Dới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Thạch Thành, công tác phòng

không trong nhân dân đợc thực hiện khắp nơi, đặc biệt là tại các địa điểm địch
đánh phá ác liệt. Huyện đã huy động toàn dân với hàng ngàn ngày công đóng
góp sửa chữa, tu bổ và làm nhiều hầm mới, hệ thống hào chiến đấu xuyên suốt
giữa các xã đến công sự chiến đấu. Trong nhân dân vang lên khẩu hiệu hầm
đào cha đủ ăn ngủ cha yên đã có tác dụng động viên phong trào rất kịp thời.
Chỉ trong một thời gian ngắn Thạch Thành đã xây dựng đợc hàng nghìn cái
hầm chữ A và nhiều loại hầm khác, nhà nhà trong huyện đều có hầm trú ẩn
đúng tiêu chuẩn, quy cách, nhiều gia đình đã tự giở nhà để làm hầm chữ A
kiên cố, để đảm bảo tính mạng cho nhân dân trong quá trình lao động sản
xuất.
Phong trào phòng không nhân dân đợc toàn dân hởng ứng, hăng hái
tham gia các chiến dịch xây dựng hầm hào trên toàn huyện. Đến năm 1968
nhân dân Thạch Thành đã xây dựng đợc 2.000 hầm chữ A và hơn 2.000 hầm
các loại, công tác nguỵ trang đợc đẩy mạnh khắp nơi, các xã phát động phong
trào trồng cây xanh, toàn huyện năm 1965 trồng đợc 3,1 triệu cây. Nhờ vào
công tác phòng không cho nên trong cuộc chiến ác liệt này Thạch Thành phần
24


nào hạn chế sự thiệt hại cho nhân dân, sở dĩ thiệt hại của nhân dân bị hạn chế
là nhờ tại các địa điểm địch bắn phá nhân dân đã có đủ hầm hào, luôn sẵn
sàng chiến đấu và lới lửa phòng không của nhân dân đã ngăn chặn sự phá hoại
của giặc Mỹ.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Mỹ không từ bỏ bất cứ
mục tiêu nào, chúng cho máy bay bắn phá ác liệt, với những hành động đánh
phá man rợ, chúng đáng vào các khu vực trờng học, bệnh viện làm cho nhiều
ngời chết và bị thơng. Từ trong đau thơng mất mát, tinh thần cách mạng của
nhân dân đợc khơi dậy hào hùng, cuộc chiến đấu chống trả hành động phá
hoại của kẻ thù trên quê hơng Thạch Thành đã huy động đợc sự tham gia
chiến đấu và phục vụ chiến đấu của các tầng lớp nhân dân bất kể già trẻ, trai

gái, hễ có giặc đến là đứng lên đánh bại chúng. Thời kỳ này xuất hiện nhiều
tấm gơng trẻ xông pha già mẫu mực anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hơng.
Thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ, Thạch Thành đã huy động đến 400
công nhân xây dựng hồ đập Đồng Ng, để đảm bảo năng suất trong sản xuất
nông nghiệp, phong trào ba đảm đang của Thạch Thành cũng nâng cao, có
đến 70% tổng số hội viên Thạch Thành đăng ký ba đảm đang để chồng con
yên tâm lên đờng đánh giặc, công tác phòng không nhân dân đợc tổ chức chu
đáo, tạo thành hệ thống công sự khắp các làng bản, cơ quan, trờng học với
khẩu hiệu nhà che nắng che ma, hầm che xơng che máu.
Phát huy truyền thống kiên cờng của chiến khu Ngọc Trạo, năm 1968
huyện uỷ Thạch Thành đã chỉ đạo huyện đội thành lập tiểu đoàn Ngọc Trạo
do đồng chí Tống Duy Khảnh làm tiểu đoàn trởng. Sau khi giao quân, đơn vị
đã tuyển hơn 80 quân, tập luyện tại quê nhà vào Quãng Nam chiến đấu, lập
nên những thành tích xuất sắc, làm rạng rỡ chiến khu cách mạng.
Trong suốt cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ, với khẩu hiệu tiếng hát át tiếng bom các đội văn nghệ của huyện và các
xã đã tiến hành đi biểu diễn nhiều đêm trên khắp các trận địa, phục vụ các

25


×