Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.83 KB, 119 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------------******-------------

ĐOÀN THỊ TIẾN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
NGỌC TƯ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số

: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HÀ VĂN ĐỨC
VINH – 2011


2

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tới quý thầy cô trong khoa Ngữ
Văn, trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập cũng như nghiên cứu luận văn này. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng
kính trọng, biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới PGS.TS Hà Văn Đức- người
trực tiếp hướng dẫn tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận


văn này.
Qua đây tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong thời gian học tập và
nghiên cứu luận văn.
Với trình độ và kiến văn còn hạn chế, luận văn này chắc chắn không
tránh khỏi khiếm khuyết. Tôi hi vọng sẽ nhận được những ý kiến góp ý, nhận
xét từ thầy cô, các nhà nghiên cứu và bạn bè về những vấn đề được thực
hiện trong luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Vinh, ngày 30 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Tiến


3

MỤC LỤC
Trang


4

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nền văn học đương đại Việt Nam đã xuất hiện không ít cây bút trẻ
cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Thế nhưng số tác phẩm mà những cây bút trẻ đưa lại
đã làm cho vườn hoa văn học đương đại ngày càng phong phú đa dạng, một
luồng không khí mới lạ, mát lành. Mỗi cây bút trẻ có một phong cách riêng,
sức sáng tạo riêng cả trên hai phương diện nội dung lẫn hình thức. Nguyễn

Ngọc Tư cũng là một trong số những nhà văn trẻ của văn học đương đại được
đánh giá cao. Với số lượng tác phẩm của mình, chị đã nhanh chóng khẳng
định tài năng và phong cách riêng, lối đi riêng trên văn đàn Việt Nam: “Một
phong cách ngoan hiền nhưng kiên quyết, cuộc sống giản đơn nhưng thấp
thoáng một nội tâm phức tạp và bí ẩn” (Trần Hữu Dũng). Chính điểm đó đã
khiến nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành tâm điểm, thu hút không ít sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình.
1.2. Độc giả ban đầu nhìn nhận chị vì những giải thưởng cao trong các
cuộc thi viết truyện ngắn. Sau đó hàng loạt tác phẩm khác như: Biển người
mênh mông, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác...ra mắt bạn đọc
thì sự ngỡ ngàng mới mẻ không còn là điều bất ngờ đối với độc giả và dư luận
nữa mà chị đã thực sự chiếm được trái tim người đọc bởi những thành tựu
vững vàng, tài năng, phong cách, sức sáng tạo nghệ thuật.
Dõi theo hành trình sáng tác của chị thì ta thấy rõ một điều ngòi bút của
chị thực sự có tay nghề, dần khẳng định tài năng viết của mình trên văn đàn.
Thế nhưng phải đến Cánh đồng bất tận, người đọc mới thực sự cảm nhận hết
được ý tưởng cũng như phong cách nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Từ đây tên
Nguyễn Ngọc Tư in dấu vào trái tim người đọc với giọng văn đậm chất Nam
Bộ, nhẹ nhàng, ngọt ngào nhưng cũng rất có duyên- cái duyên ngầm của


5

người nghệ sĩ. Bằng tài năng vốn có, Nguyễn Ngọc Tư lấy những vấn đề nhỏ
nhặt của cuộc sống nâng tầm khái quát đưa đến cho người đọc những rung
động lớn, những câu hỏi, những trăn trở khắc khoải mãi không thôi. Cái dư vị
cuộc sống mà người đọc cảm nhận được từ tác phẩm của chị như sợi keo kết
dính, tạo sức lôi cuốn mạnh mẽ với mọi thế hệ độc giả: từ già đến trẻ, từ nông
thôn đến thành thị.
Truyện ngắn là thể loại đặc trưng trong sự nghiệp cầm bút của Nguyễn

Ngọc Tư, vì ở đó chị có thể thoải mái thể hiện “lát cắt cuộc sống” với những
quan hệ, mâu thuẫn phức tạp trong cuộc sống và con người ở mảnh đất quê
hương Nam Bộ. Chị viết một cách hồn nhiên dung dị về quê hương mình, một
miền quê có cánh đồng thẳng cánh cò bay, có mùa nước nổi, có vịt chạy
đồng....Có thể nói quan điểm của Nguyễn Ngọc Tư có những nét tương đồng
với quan điểm của Nam Cao: “Văn chương không cần đến những người thợ
khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho” mà “văn chương chỉ dung nạp
những người biết đào sâu biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng
tạo những ǵ chưa ai có” (Nam Cao). Không đâu xa, quê hương chính là mảnh
đất màu mỡ để Nguyễn Ngọc Tư khai thác. Vì những lợi thế đó mà “ḍng
chảy” văn chương của Nguyễn Ngọc Tư cứ nhẹ nhàng tưng tửng và rất bình
dân như chính con người quê hương Nam Bộ của chị.
1.3. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư dung dị mà đặc
sắc, nhẹ nhàng mà đằm thắm mang đậm đặc trưng Nam Bộ trong cách kể,
cách tả.
Nhân vật là nơi để chị “gửi gắm thông điệp và độc giả tiếp nhận “giải
mã” những vấn đề cốt yếu đặt ra trong tác phẩm” (Phan Cự Đệ). Bởi “nghệ
thuật bắt đầu từ nơi mà người đọc quên tác giả chỉ có trông và nghe thấy
những con người do tác giả trình bày trước người đọc” (M.Gorki).


6

Do đó công việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của chị là
đi tìm và giải mã “linh hồn” của tác phẩm. Nơi đó ta có thể cảm nhận được
những ý đồ, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào mảng truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư với thế giới nhân vật vô cùng phong phú. Việc khai thác
đề tài này không chỉ đáp ứng nhu cầu tình cảm của bản thân đối với tác
giả mà nó còn mang tính nghiên cứu khoa học thực sự. Qua đó người viết

muốn nhìn nhận một cách thiết thực về quá trình phát triển của thể loại
truyện ngắn trong nền văn học đương đại cũng như vị thế của cây bút trẻ
trong lòng công chúng bạn đọc.
Hiện nay đã có không ít bài viết, nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tư nhưng chưa có công trình nào chuyên sâu, đầy đủ về thế giới nhân
vật trong sáng tác của chị. Với những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Thế
giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” để làm nổi bật đặc trưng
truyện ngắn, khẳng định tài năng văn chương, giá trị nghệ thuật trong sáng tác
của Nguyễn Ngọc Tư, góp phần vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam
đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Là một tác giả trẻ mới xuất hiện khoảng hơn mười năm trở lại đây vì thế
các công trình nghiên cứu lớn về tác giả Nguyễn Ngọc Tư còn chưa nhiều
song những bài viết về chị và tác phẩm của chị cũng không phải là hiếm.
2.1. Là nhà văn trẻ nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã để lại ấn tượng sâu
sắc trong lòng công chúng và giới phê bình nghiên cứu. Vì thế các bài
nghiên cứu, phê bình, đánh giá về truyện của chị dưới nhiều góc độ,
phương diện khác nhau được đăng trên báo, tạp chí, trang web. Sau đây
chúng tôi khái lược một số công trình nghiên cứu, các bài báo viết, báo
mạng về Nguyễn Ngọc Tư:


7

Trần Hữu Dũng, Nguyễn Ngọc Tư- đặc sản Miền Nam, diễn đàn studiesinfo 2.2004.
Văn Công Hùng trong: Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư, Văn nghệ số 25,
ngày 24. 06.2007.
Kiệt Tấn: Sông nước Hậu Giang và Nguyễn Ngọc Tư, Việt studies.org.
Trần Văn Sỹ: Bức tranh quê buồn tím ngắt, Văn nghệ số 15, 15.04.2006.
Phạm Xuân Nguyên: Nguyễn Ngọc Tư dữ dội và nhân tình, báo tuổi trẻ

số ra ngày 03.12.2005.
Phan Quý Bích: Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư, văn nghệ
trẻ, số 64, ngày 12.11.2006.
Đặng Anh Đào: Sự sống bất tận, Văn nghệ số 17,18 ra ngày 29.04 và
06.05.2006.
Kim Anh:Hỏi chuyện nhà văn Dạ Ngân: Nguyễn Ngọc Tư điềm đạm mà
thấu đáo, Văn nghệ trẻ số 15 ra ngày 11.04.2004.
Phạm Phú Phong: Lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Tạp chí
nghiên cứu văn học, số 6/2008.
Nguyễn Tý: Nhân vật người nông dân và nghệ sĩ trong “Giao Thừa”
của Nguyễn Ngọc Tư , Văn nghệ số 21, ra ngày 24.05.2003.
Đoàn Nhã Văn: Nắng, gió, vịt và đàn bà giữa những cánh đồng bất tận.
Studies.info.
Nguyễn Thị Hoa: Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập
truyện “Cánh đồng bất tận”, Studies.info.
Nguyễn Thanh Tú: Bi kịch hóa trần thuật- Một phương thức tự sự (trên
cứ liệu Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư), Tạp chí nghiên cứu văn học,
số 5/2008.


8

Bùi Đức Hào: Thử nhận định về “Gió lẻ” sau hiện tượng “Cánh đồng
bất tận” trong hành trình Nguyễn Ngọc Tư, Studies.info....Và các luận văn
thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp.
2.2. Các bài báo nghiên cứu khai thác ở nhiều khía cạnh, phương
diện nhằm tìm ra nét đặc trưng, tư tưởng sâu xa trong văn Nguyễn Ngọc
Tư. Điều đó cho thấy Nguyễn Ngọc Tư và các sáng tác của chị có sức
hút kì lạ đối với dư luận và cũng từ đó ít nhiều tạo nên hiện tượng tiêu
biểu của văn học đương đại.

Trên cơ sở tìm hiểu, tiếp thu và kế thừa các công trình nghiên cứu và phê
bình, bài báo... chúng tôi xin điểm lại một số khuynh hướng tiêu biểu đề cập
đến đặc điểm truyện ngắn, phong cách văn chương, quan niệm nghệ thuật về
con người cũng như thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư từ
năm 2000 đến nay.
Nguyễn Ngọc Tư là con người của mảnh đất Nam Bộ, vì lẽ đó nên trong
truyện của chị không gian, ngôn ngữ, lối sống của nhân vật cũng đặc sệt Nam
Bộ. Trần Hữu Dũng- nhà báo, nhà kinh tế học đã gọi Nguyễn Ngọc Tư là “đặc
sản Nam Bộ”, bởi vùng quê đồng bằng sông Cửu Long đã được chị khai thác
một cách triệt để, chân thực tinh tế nhưng cũng rất sống động sâu sắc.
Sau truyện ngắn đầu tay như Con sáo sang sông, Ngày xưa đăng trên báo
văn nghệ trẻ, số 40 ra ngày 30/09/2000 và 19/05/2001, đặc biệt khi tập truyện
ngắn Ngọn đèn không tắt của chị đạt giải nhất cuộc thi “Vận động sáng tác
văn học tuổi 20 lần thứ 2”. Chị đã gây không ít sự chú ý của những người trực
tiếp làm biên tập báo cũng như các nhà nghiên cứu khác. Nhà văn Dạ Ngân đã
đánh giá rất cao những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư viết về vùng sông
nước và con người Nam Bộ: “...Cô gái đất Mũi Này, cô nhà báo Nguyễn
Ngọc Tư này cho tôi tất cả những gì làm nên hai chữ Cà Mau, hay rộng hơn
U Minh”. Trong một bài viết đăng trên báo văn nghệ trẻ số 15 ra ngày


9

11/04/2004, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Kim Anh, nhà văn Dạ Ngân đã
nói nhiều về chất văn hóa đậm đặc được biểu hiện qua mỗi truyện ngắn, mỗi
trang viết của Nguyễn Ngọc Tư: “Cái cách tu từ của Tư là tuyệt vời. Tôi thấy
phương ngữ mà Nguyễn Ngọc Tư đưa vào truyện bao giờ cũng có sự cân
nhắc cho sự đóng góp vào vốn liếng chung của ngôn ngữ quốc gia” [1, 3].
Điểm đặc biệt ở Nguyễn Ngọc Tư đó là cách sử dụng ngôn từ, giai điệu, đến
nhân vật...Tất thảy đều quá đỗi giản dị, nhẹ nhàng nhưng cũng rất sâu xa.

Trần Hữu Dũng đã tách bạch những điểm khác biệt của nhà văn trẻ này và nói
rõ những ý tưởng sâu xa mà Nguyễn Ngọc Tư kín đáo gửi gắm: “Cái mới
trong văn Nguyễn Ngọc Tư chính là cái cũ, cái lạ ở cô là tài khui mở những
sinh hoạt thân thuộc trước mắt . Nguyễn Ngọc tư không “vén màn” cho
người đọc thấy cái hay từng có, cô không dẫn dắt ta khám phá những ngõ
ngách của nội tâm mà ta chưa từng biết. Cô đưa ra một tấm gương rất trong,
thật sáng. Và qua đó lạ thay như một tiếng đàn cộng hưởng, ta khám phá cái
phong phú của chính đời ta” [8].
Cũng đề cập đến phương diện ngôn ngữ, tác giả Văn Công Hùng trong
bài “Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư” nói “Các câu thoại cũng thế. Đầy bất ngờ
và lí thú, đậm bản sắc Nam Bộ. Đậm đặc đến mức dẫu chưa một lần đến Nam
Bộ cũng thấy rõ nó hiện ra mồn một khi đọc văn Nguyễn Ngọc Tư” [28,15].
Quả đúng như vậy, dù không sống ở vùng đồng bằng sông nước nhưng
qua truyện Nguyễn Ngọc Tư ta như được sống, nghe và tận hưởng những
gì Nam Bộ có. Ở đây như hội tụ những nét riêng độc đáo, phẩm chất, tính
cách rất Nam Bộ: “Số phận cột họ vào mảnh đất này và họ sống chết với
nó một cách dung dị cương trực...” [28,16]. Còn Kiệt Tấn với bài “Sông
nước Hậu Giang và Nguyễn Ngọc Tư” đã rất ấn tượng về những đặc trưng
về văn hóa vùng đồng bằng sông nước Cửu Long qua hai sáng tác Ngọn
đèn không tắt và Giao thừa.


10

Khi tác phẩm Cánh đồng bất tận được đăng trên báo văn nghệ số 33 ra
ngày 13/08/2005, đã thực sự tạo một tiếng vang lớn, gây xôn xao dư luận.
Người khen thì hết lời, mà người lên án, chê bai cũng không ít. Đề cập đến
ngôn ngữ trong Cánh đồng bất tận, Trần Văn Sỹ đã nêu bật được giá trị và
khả năng làm giàu ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư trong bài “Bức tranh quê
buồn tím ngắt”: “Cánh đồng bất tận đã khai thác ngôn ngữ địa phương, rất

tài tình và có duyên lạ. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã giúp bạn đọc vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long càng yêu, càng tin hơn về ngôn ngữ địa phương nơi
mình sinh ra và lớn lên” [51, 28]. Khi cảm nhận về Cánh đồng bất tận, trên
tạp chí văn hóa Phật Giáo số 11 ra ngày 28/12/2005, tác giả Thảo Vy cho
rằng: “Cánh đồng bất tận” ở đây là “cánh đồng của cuộc sống” và “Tư đã
đưa ngòi bút của mình ra khỏi nhà khỏi xóm để đến với cánh đồng” [77].
Cánh đồng bất tận còn được rất nhiều người xem xét dưới nhiều góc độ khác
nhau. Hai nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào và Trần Thiện Khanh khai thác yếu
tố kì ảo, chất hiện thực trong truyện của nhà văn nữ trẻ này.
Còn chất thơ được tuôn chảy xuyên suốt toàn truyện Cánh đồng bất tận
đã được Đào Duy Hiệp nhìn nhận và khai thác từ góc độ toàn tác phẩm:
“Truyện Cánh đồng bất tận lay động người đọc bởi chất thơ từ sự lặp lại về
nỗi nhớ, về cánh đồng. Trong cánh đồng có những dòng sông. Những dòng
sông cuộc đời, dòng sông thời gian thấm thía tình người, niềm đau và nỗi
buồn. Những dòng sông- thơ ấy cứ thênh thang chảy mãi từ ngôn ngữ rất
riêng, rất trong trẻo độc đáo và đa âm sắc của Nguyễn Ngọc Tư” [27].
Còn xét về góc độ thi pháp thì trong bài: “Giọng điệu trần thuật của
Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận”, tác giả Nguyễn Thị
Hoa nhấn mạnh: “Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư rất đa dạng, có giọng dân dã mộc mạc, có giọng đôn hậu chân tình, có
giọng khắc khoải xót thương, có giọng hóm hỉnh, có giọng trữ tình sâu


11

lắng... Điều này góp phần tạo nên phong cách trần thuật độc đáo của nhà
văn Nguyễn Ngọc Tư” [22].
Rõ ràng văn chương là phương tiện suy tưởng, là sự ngẫm ngợi về cuộc
sống hiện thực được truyền tải qua tác phẩm để từ đó có cách nhìn nhận đánh
giá một cách khách quan. Vì thế mà nhà nghiên cứu Phan Quý Bích chỉ ra tư

tưởng ẩn sâu trong Cánh đồng bất tận: “Cánh đồng bất tận dựng lại một thế
giới có khả năng chao đảo giữa văn minh và dã man, giữa hạnh phúc và khổ
đau, đúng hơn một thế giới có thể đổi màu về phía hai cực của nó, mà con
người vừa là tác giả tạo ra nó, vừa là nạn nhân...” [4,7-11]. Dù ít dù nhiều thì
qua tác phẩm, người đọc vẫn nắm bắt được ý đồ tư tưởng sáng tác của nhà
văn gửi gắm trong tác phẩm. Đó là những suy nghĩ trăn trở về cuộc sống thực
tại của con người trong xã hội hiện nay, đặc biệt là đời sống của những con
người nông dân nghèo khổ bất hạnh. Sự cảm thông chia sẻ sâu sắc cho từng
số phận nhân vật. Vì thế mà tác giả Nguyễn Thu Thủy đã nói: “Cánh đồng
bất tận đề cao giá trị sống con người” và “Quyền sống và hạnh phúc của con
người đã được nói đến nhiều. Nhưng ở Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư
muốn cảnh báo con người về ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Không gào thét,
không ồn ào nhưng nếu đọc tác phẩm mà bên trong bạn không quặn thắt
những đợt sống về nỗi niềm băn khoăn về kiếp sống làm người xin bạn hãy
đọc lại tác phẩm với một cái đầu tỉnh táo và nhân văn” [71]. Hay trong bài
“Dòng chảy yêu thương trong Cánh đồng bất tận”, tác giả Thanh Hoa nhấn
mạnh: “Cánh đồng bất tận mở ra trước mắt người đọc một thế giới khắc
nghiệt và tàn khốc (...)”. Vậy mà khi đọc Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư: “Lại không đem đến cho người đọc cảm giác cô đơn, ảm đạm. Bởi
vì, có một dòng chảy yêu thương len lỏi khắp câu chuyện, kéo dài theo những
cánh đồng. Dòng chảy yêu thương đó lớn dần lên và trở thành chủ đạo sau


12

khi tất cả những bất hạnh mà một con người có thể gánh chịu trong cuộc đời,
người ta không thôi nghĩ tới những điều tốt đẹp” [21].
Những ý tưởng sâu xa được biểu hiện qua những hình tượng, biểu tượng
nghệ thuật đã gợi lên những vấn đề đã và đang phổ biến trong xã hội hiện
nay. Có lẽ vì thế nên tác giả Đoàn Nhã Văn đã rất xác thực khi đề cập đến

những vấn đề bức bách, sâu xa qua bài viết “Nắng, gió, vịt và đàn bà giữa
những Cánh đồng bất tận”: “Truyện gợi lên nhiều điều về thân phận làm
người, những người cùng khổ trong một xã hội đang quay trong cơn lốc. Từ
đó mở ra những suy ngẫm về nhân tình thế thái, sự suy đồi đạo đức, đặc biệt
là những kẻ đầy tước quyền trong tay. Nhưng xa hơn và quan trọng hơn, những
con chữ kết thúc thiên truyện đã đẩy truyện ngắn lên thêm một bậc: gieo niềm
tin vào lòng cuộc sống. Hay nói một cách khác, đó là một cái nhìn về phía trước
của một người sống tận đáy cùng của xã hội, một người không may mắn trên
bước đường chăn vịt để mưu sinh, một người mà định mệnh luôn trói chặt với
những đau thương, khốn khổ. Đó chính là hạt mầm tốt” [76].
Hình tượng con người trong truyện Nguyễn Ngọc Tư được nhiều người
nói đến đặc biệt là hình tượng con người cô đơn. Nỗi cô đơn dằng dặc, thầm
lặng ăn mòn con người. Tác giả Phạm Thái Lê có bài đăng trên tạp chí Văn
nghệ quân đội, thứ 6 ngày 02/11/2007 đã phản ánh đúng bản chất bi kịch của
sự cô đơn: “Cũng đề cập đến nỗi cô đơn của con người nhưng chúng ta nhận
thấy quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư rất khác. Cô đơn luôn là nỗi đau, là bi
kịch tinh thần lớn nhất của con người. Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta
cảm nhận rất rõ niềm cô đơn mà không thấy sự bi quan tuyệt vọng. Nhân vật
của chị ý thức về sự cô đơn. Họ chấp nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy
một lẽ sống. Và từ trong nỗi đau ấy, họ vươn lên làm người. Cô đơn trong
quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái Đẹp, cái Thiện” [41].


13

Năm 2008, tập truyện Gió lẻ và 9 câu chuyện khác ra đời, tạo một làn
sóng dư luận lớn. Sau thành công của Cánh đồng bất tận thì tập truyện này
cũng được sự đón nhận nồng nhiệt của giới phê bình nghiên cứu và độc giả.
Họ nhận định ở tập truyện này đã có sự thay đổi trong quá trình sáng tạo. Dù
sự thay đổi ấy còn chưa đạt đến độ chín như ở tập truyện Cánh đồng bất tận.

Tác giả Trần Thị Cảnh trong bài viết: Đọc Gió lẻ nhớ Jean Paul và Albert
Camus cho rằng: “Ở Gió lẻ, chất hiện sinh mà nhà văn muốn chuyển tải
không thuyết phục. Tư tưởng chưa có độ “chín” thì những công dụng nghệ
thuật chỉ là những con chữ còn “xanh” mà thôi” [5].
Gió lẻ và 9 câu chuyện khác ra đời dù không thoát khỏi cái bóng lớn của
Cánh đồng bất tận, nhưng tập truyện này lại một lần nữa gây xôn xao dư
luận, sự đánh giá, khen chê trái chiều. Song dù thế nào thì ở Nguyễn Ngọc Tư
vẫn không ngừng tự đổi mới mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
Đến năm 2010 tác giả lại cho ra mắt công chúng bạn đọc tập truyện Khói
trời lộng lẫy. Bước đường nghệ thuật của chị vẫn thẳng tiến mà không “cạn”
đi như nhiều người vẫn nghĩ. Cũng tương tự như Gió lẻ và 9 câu chuyện khác,
ở tập truyện này vẫn có ý kiến nhận xét nhà văn đang cố thoát khỏi cái bóng
của Cánh đồng bất tận: Khói trời lộng lẫy là tác phẩm không thể bỏ qua với
những ai yêu mến Nguyễn Ngọc Tư, yêu cái chất giọng Nam Bộ đặc trưng
của chị, yêu cái chất khinh khi giễu cợt sự bạc bẽo của thế thái nhân tình. Có
điều, nếu trông chờ Khói trời lộng lẫy có sự đột phá mới thì bạn đọc hẳn sẽ
thất vọng, đó vẫn chỉ là một thử nghiệm khác của nhà văn trong hành trình
thoát khỏi cái bóng của Cánh đồng bất tận. (Tường Vy, Sài Gòn tiếp thị
online). Còn tác giả Phong Diệp nhìn nhận Khói trời lộng lẫy từ góc độ “thù
hận và vị tha”, dường như người viết đã nắm được hồn cốt cô động của tập
truyện mà nhà văn gửi gắm trong đó: Qua Khói trời lộng lẫy, một lần nữa
chúng ta bắt gặp “thông điệp” làm người phải có tấm lòng vị tha của Nguyễn


14

Ngọc Tư. Với Khói trời lộng lẫy có thể thấy, con người trong cuộc sống cho
dù có “trả thù” được đi chăng nữa thì cuối cùng cái được ấy cũng giống như
“khói trời mong manh” mà thôi. Cái được hóa ra là cái mất, một thông điệp
chịu ảnh hưởng rất rõ từ giáo lí nhà Phật của tác giả.

Khi nhận xét chung toàn truyện của Nguyễn Ngọc Tư, báo Tiền phong ra
ngày 31/01/2006 có đề cập đến phương diện ngôn ngữ của truyện: “Văn phong
giản dị, ngôn ngữ truyện cứ như được kể vào từ đời thường, như chính nỗi đau
của những kiếp người, những số phận nhỏ bé ở một vùng quê nghèo và triết lí
nhân quả của cuộc đời làm nên sức ám ảnh rất lớn cho truyện”.
2.3. Tổng quan lại lịch sử vấn đề thì hầu hết các bài nghiên cứu tập trung
khai thác mọi khía cạnh có thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài,
nhưng dù ở mức nào thì đó là những gợi ý thiết thực cho việc nghiên cứu của
chúng tôi về đề tài: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Luận văn này sẽ tập trung khảo sát tìm hiểu về thế giới nhân vật và
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc
Tư (Đối tượng chính). Mặt khác, luận văn cũng đề cập tới các nhân vật trong
truyện ngắn của một số nhà văn cùng thời hoặc trước đó (Đối tượng để đối
chiếu so sánh).
3.2. Khi nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ góc độ
nhân vật, luận văn cố gắng tập trung làm rõ những vấn đề chính sau:
- Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người nghệ thuật, bởi mỗi nhà
văn có quan niệm sáng tác riêng. VV thế nhiệm vụ này cũng là tiền đề cơ sở
quan trọng cho việc triển khai tìm hiểu các kiểu nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư.
- Khảo sát các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, để qua
đó làm nổi rõ được những đóng góp riêng độc đáo của cây bút nữ vùng sông
nước Nam Bộ (cả ở phương diện nội dung và nghệ thuật).


15

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Mục đích quan trọng của luận văn là khảo sát khám phá thế giới

nhân vật phong phú đa dạng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Từ đó góp
phần khẳng định vỉa tầng sâu kín của tư tưởng, giá trị nhân văn cũng như
những đóng góp, phong cách sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn
học đương đại.
4.2. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn một số
phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống,
phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp đặc trưng thể loại,... để có cái
nhìn tổng quan hơn về đối tượng nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
Từ trước đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu, phê bình về
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Nhưng chưa có công trình, bài nghiên cứu
nào tập trung vào mảng thế giới nhân vật trong các sáng tác của chị. Vì thế
với đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ là hướng tiếp cận mới về những ý tưởng,
thông điệp nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm qua từng nhân vật trong truyện.
Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện mới mẻ, sâu sắc hơn về con đường
nghệ thuật cũng như sự đổi mới về tư duy nghệ thuật của nhà văn. Đồng thời
khẳng định vị thế của Nguyễn Ngọc Tư trong lòng độc giả nói riêng và nền
văn học đương đại nói chung.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận ra thì phần nội dung của luận văn chia
thành 3 chương.
Chương 1: Nguyễn Ngọc Tư quan niệm về con người và nghệ thuật.
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư.


16

NỘI DUNG

Chương 1
NGUYỄN NGỌC TƯ QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI vµ NGHỆ THUẬT
Trong nền văn học Việt Nam đương đại, Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện như
một cơn gió lạ, với phong cách viết rất độc đáo. Nghiệp văn của chị được
khởi đầu bằng những bước đi nhẹ nhàng, bình dị với những tác phẩm đầu tay
được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Mỗi nhà văn có những cách suy nghĩ,
có quan niệm khác nhau về văn chương nghệ thuật, con người, cuộc sống từ
đó tạo phong cách riêng của nhà văn. Với Nguyễn Ngọc Tư là thế, chị đã
sống, đã trải nghiệm ngay trên chính quê hương của chị, để rồi chị viết một
cách say sưa miệt mài về những con người, phong tục tập quán, sinh hoạt tâm
lí của những con người nơi đây. Chị đã sống và yêu tất thảy mọi thứ và cũng
cống hiến tất thảy tài năng sức lực cho văn chương. Qua văn chương chị đã
đưa quê hương mình tới mọi miền Tổ Quốc, ra toàn thế giới. Quê hương
chính là mạch nguồn, là ngọn đuốc đã thôi thúc chị viết, viết một cách chân
thành, đằm thắm, miệt mài và cứ thế chất văn trào ra đầu ngọn bút.
1.1. Hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
1.1.1. Giống như nhiều nhà văn cùng thời khác, Nguyễn Ngọc Tư đã dồn
sức lực tài năng của mình lên đầu ngọn bút. Điều may mắn của chị là được
thụ hưởng chất văn chương nghệ sĩ từ người bố của mình. Từ nhỏ Nguyễn
Ngọc Tư đã rất giỏi văn, ham học, thế nhưng chị đã phải từ bỏ con đường học
hành của mình lúc 15 tuổi (học hết lớp 9) vì gia đình quá khó khăn. Dù thế,
nhưng chất văn chương trong chị không vơi đi mà nó càng khao khát thúc
dục chị viết, trong khó khăn sức sáng tạo ấy càng trở nên mãnh liệt và giàu
giá trị. Được sự động viên của cha “Nghĩ gì viết nấy, viết những gì con đã trải


17

qua”. Thế là chị viết, viết như để quên đi nỗi buồn phiền, nhọc nhằn và cũng
như bù đắp cho mình vì không được đến trường như các bạn cùng trang lứa.

Những câu chuyện đầu tay của chị đã được tạp chí “Văn nghệ bán đảo
Cà Mau” chọn đăng. Cuộc đời của Nguyễn Ngọc Tư đã rẽ sang một trang
mới kể từ khi chị được nhận vào làm văn thư và học làm phóng viên tại báo
này. “Nỗi niềm sau cơn bão dữ” tập kí sự đầu tay đã đạt giải ba báo chí toàn
quốc năm 1997, đã dẫn dắt chị vào con đường nghiệp văn của mình. Liên tiếp
sau đó nhiều giải thưởng khác đến với chị.
Ngoài đời, Nguyễn Ngọc Tư là một người phụ nữ chân chất, giản dị và
cũng rất bản lĩnh. Hiện chị đang sống với chồng và hai bé trai tại thành phố
Cà Mau và công tác tại hội văn nghệ bán đảo Cà Mau.
1.1.2. Quá trình sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư luôn gắn bó
với cuộc sống sinh hoạt vùng sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long. Cuộc
sống là mạch nguồn tuôn chảy, tạo nên thứ văn chương tự nhiên trong trẻo,
bình dị trong văn Nguyễn Ngọc Tư cũng không có gì là lạ. Nhà văn Máckét
đã nói đại ý như sau: Nhà văn phải sống với toàn bộ đời sống hiện thực, với
các biến cố huyền thoại của nó, đồng thời phải dùng chính đời sống để giải
thích đời sống. Sản phẩm tinh thần do mình kiến tạo ra không nằm ngoài đời
sống, nó phải phản ánh mặt này mặt khác của đời sống. Đó là kim chỉ nam
cho con đường văn nghiệp của nhà văn.
Sự thành công của Nguyễn Ngọc Tư hôm nay phải kể tới những giọt
mồ hôi của quá trình lao động trí óc. Tất cả những gì chị làm cũng chỉ để
đưa con người, cuộc sống Nam Bộ vào văn chương. Qua những tác phẩm,
ta như thấy một nhà văn nữ đang miêu tả từng cánh đồng, dòng sông,
chiếc ghe, ...và cả con người vào trong văn chương. Sự cảm nhận và thấu
hiểu cuộc sống, con người nơi đây đã thôi thúc nhà văn viết, sự hòa trộn


18

giữa lí tưởng, tâm hồn và lẽ sống đã tạo nên chất văn chương riêng biệt
trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.

Nhà văn trẻ Phạm Duy Nghĩa nói: “cuộc sống gợi những nỗi niềm nhân
văn quá lớn nên tự nhận lòng phải viết”, còn nhà văn Nguyễn Kiên lại bộc
bạch: “...Tôi nghĩ, những ai đã có duyên nợ với văn chương không dễ rời hẳn
mảnh đất này. Khi đã qua những trải nghiệm cuộc sống, lòng yêu văn chương
sẽ thôi thúc người viết cầm bút...”, và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như thế.
Trong nghiệp cầm bút của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã giới thiệu trước
công chúng bạn đọc hàng loạt tác phẩm tiêu biểu đã được xuất bản:
Ngọn đèn không tắt (2000)
Ông Ngoại (tập truyện thiếu nhi 2001)
Biển người mênh mông (2003)
Giao Thừa (2005)
Nước chảy mây trôi (truyện và kí- 2004)
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
Cánh đồng bất tận (2005)
Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
Ngày mai của những ngày mai (2007- tạp văn)
Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008)
Khói trời lộng lẫy (2010)
Quá trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư được đánh dấu từ tập kí sự “Nỗi
niềm sau cơn bão dữ” (giải 3 báo chí toàn quốc năm 1997), đã đưa chị ung
dung tiến vào làng văn. Thế nhưng tác phẩm đã khẳng định vị trí vững vàng
trong lòng công chúng và giới phê bình lại là tập truyện ngắn Cánh đồng bất
tận, nó xem như tiếng chuông được ngân lên mãi. Cũng chính qua tập truyện
này, tên tuổi của Nguyễn Ngọc Tư được vinh danh trong giới văn nghệ sĩ
trong hơn mười năm đầu của thế kỉ 21.


19

Tên tuổi, phong cách Nguyễn Ngọc Tư lại được công chúng dõi theo tiếp

với tập truyện ngắn Gió Lẻ và 9 câu chuyện khác, Khói trời lộng lẫy....Với
những khám phá mới lạ độc đáo từ chính quê hương mình nên các tác phẩm
của chị đã thu hút không ít sự quan tâm của công chúng độc giả, giới phê bình
trong và ngoài nước. Trong chặng đường sáng tác của mình, với tài năng, sức
sáng tạo dồi dào, Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được không ít giải thưởng:
Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II với tác phẩm:
Ngọn đèn không tắt (2000)
Giải B- hội nhà văn Việt Nam, tập truyện: Ngọn đèn không tắt (2000)
Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ, ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn
học nghệ thuật Việt Nam. Một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003 do
trung ương Đoàn trao tặng.
Giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam 2006- tác phẩm Cánh đồng bất tận.
Giải thưởng văn học các nước Đông Nam Á 2008.
Nguyễn Ngọc Tư- với vẻ bề ngoài ngoan hiền, thích cuộc sống giản đơn
nhưng lại chất chứa một nội tâm phức tạp bí ẩn. Trong văn chương, chị đã ví
truyện của mình như trái sầu riêng- nhiều người thích nhưng cũng không ít
người chê. Song điều ấn tượng trong văn của chị nhẹ nhàng, bình dị, sâu lắng,
đằng sau mỗi trang văn là những tiếng lòng thổn thức về những số phận,
những con người, cuộc sống.
Với sức sáng tạo tràn đầy sinh lực, nhiệt huyết ấy, cây bút nữ- Nguyễn
Ngọc Tư sẽ còn mang tới cho công chúng bạn đọc cũng như văn học đương
đại những “bông hoa lạ” trong nghiệp cầm bút của mình.
1.2. Nguyễn Ngọc Tư với thể loại truyện ngắn
1.2.1. Giới thuyết về truyện ngắn.
Nếu như ở thể loại tiểu thuyết là sự bao chứa những ǵ rộng lớn về đời
sống, xã hội, sang truyện ngắn thì lại khác. Ở thể loại này chủ yếu tập trung


20


khai thác một hình tượng nghệ thuật, một sự việc mang tính cụ thể đi sâu vào
tìm hiểu một phần nào đó trong các mối quan hệ và tâm hồn con người. Vì lẽ
đó nên việc xây dựng nhân vật và các tình tiết sự kiện nó được đơn giản hóa
hơn. Truyện ngắn cũng chú trọng vào việc miêu tả mọi mặt của cuộc sống,
con người trong xã hội, nhưng với dung lượng truyện ngắn không cho phép
nhà văn rong dài, tản mạn. Điều quan trọng là sau lượng ngôn từ ấy phải
chuyển tải được nội dung tư tưởng của tác giả gửi gắm trong mỗi tác phẩm.
K.Pautôpxki định nghĩa về vấn đề truyện ngắn như sau: Thực chất
truyện ngắn là gì? Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn,
trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái bình thường và cái bình
thường hiện ra như một cái không bình thường.
Khi đề cập đến vấn đề khái niệm truyện ngắn, nhà phê bình Bùi Việt
Thắng cho rằng: “Truyện ngắn là thể loại năng động ít bị những quy tắc có
tính quy phạm gò bó, chi phối. Hình thức truyện ngắn luôn vỡ ra, đổi thay lại,
luôn tự xác định tính bền vững của mình” [68,132].
Theo Từ điển văn học Việt Nam: “Truyện ngắn khác với truyện vừa ở
dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố
hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật,
biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào
đó của vấn đề xã hội” [68,30].
Vì hạn chế về dung lượng nên trong truyện ngắn yêu cầu về độ nén rất
lớn. Song dù thế nào thì nó vẫn có khả năng chuyển tải một cách sâu sắc về
một khía cạnh nào đó mang tính cấp thiết trong xã hội hay những bước ngoặt
của những số phận con người.
Việc xây dựng nhân vật và tạo ra những bước ngoặt của số phận nhân vật
không nằm ngoài sự chi phối của thể loại truyện ngắn. Điều đó nhằm mục
đích giải mã những mâu thuẫn trong các quan hệ xã hội, những vấn đề về con


21


người, về thế thái nhân tình. Mỗi nhà văn đã dày công trong việc nắm bắt tinh
tế quá trình biến đổi của môi trường xã hội. Từ đó tập trung xoáy sâu vào
những vấn đề nóng bỏng đang được dư luận quan tâm mong mỏi. Tuy nhiên ở
Nguyễn Ngọc Tư lại khác, chị không viết theo thị hiếu của độc giả mà chị viết
trên cơ sở những gì chị thấy, chị cảm và chị yêu.
Trong một bài viết của mình, nhà văn Ma Văn Kháng đã cho rằng: Số
phận bất kì một nhân vật nào, dù có rắc rối đến đâu, cũng được thu vào và
chói sáng ở một giây phút nhất định: ở giây phút ấy nhân vật phát hiện ra
mình là ai; và tôi cố gắng diễn tả thật kĩ lưỡng cái giây phút hệ trọng ấy của
mỗi nhân vật trong truyện... tôi cho rằng, ở mỗi truyện ngắn, bao giờ cũng có
một điểm rơi ở trọng lực, người viết cần có ý thức (và cả tự do vô thức) về
điểm rơi đó để viết cho hay, để ngòi bút phải thăng hoa xuất thần.
Mọi sự vật khách quan được nhà văn cảm nhận, sàng lọc qua lăng kính
chủ quan của mình. Do đó khi đọc một truyện ngắn bất kì ta không thể không
liên tưởng tới hình tượng tác giả ẩn sâu đằng sau nội dung và ý nghĩa tác
phẩm. Việc đó giúp chúng ta nắm bắt được thái độ, quan điểm, lập trường, tư
tưởng và phong cách sáng tạo của nhà văn trong mỗi truyện ngắn, cụ thể qua
từng số phận và tính cách nhân vật.
1.2.2. Vị trí thể loại truyện ngắn trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư thử sức mình trên nhiều thể loại, truyện ngắn, tạp
văn, kí sự, thơ...,nhưng có lẽ mảng thành công hơn cả lại là truyện ngắn.
Bởi vì ở thể loại này chị thỏa sức trong việc thể hiện những “lát cắt” về
cuộc sống, con người, thiên nhiên quê hương chị. Cũng chính truyện
ngắn đã dẫn đường để chị đến với duyên văn chương và đạt được những
thành tựu như ngày hôm nay.
Đối với chị, việc viết truyện ngắn vừa là một công việc, vừa là để chị bộc
bạch những tâm sự trong cuộc sống, nhưng điều quan trọng là chị chuyển tải



22

những mặt trái trong cuộc sống gia đình, lứa đôi, những mối quan hệ phức tạp
đa chiều lên trên trang văn của mình. Bằng một phong cách viết độc đáo, nhẹ
nhàng, bình dị nhưng cũng hết sức sâu sắc, Nguyễn Ngọc Tư đã dẫn dắt
người đọc vào thế giới riêng của mình để cảm nhận lấy tất cả những gì mà nơi
vùng sông nước Nam Bộ này có, ngây ngất mãi không muốn rời xa. Trong
chuyện của chị chủ yếu được viết dựa trên dòng tâm trạng cảm xúc nên mỗi
“đứa con tinh thần” như một bài ca trữ tình, với nhiều dáng vẻ khác nhau.
Cách kết cấu tổ chức chủ yếu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là:
“Kiểu tổ chức tác phẩm men theo dòng cảm giác, cảm xúc và những phức
hợp cảm xúc chứ không nghiêng về những suy tưởng” [29].
Khi tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy một điều dù đề tài
được khai thác như thế nào thì điều quan trọng nhất mà nhà văn chú trọng là
việc xây dựng nhân vật. Bởi “nhân vật trong tác phẩm phải là đứa con tinh
thần, là sản phẩm của vốn sống trực tiếp của nhà văn” [29]. Vì thế những
nhân vật trong truyện của chị thường là những nhân vật đau khổ, day dứt vì
tình yêu, vì gia đình tan vỡ hay những con người suốt đời theo đuổi nghệ
thuật, cái đẹp.
Nguyễn Ngọc Tư- người con của vùng quê sông nước Nam Bộ chân chất
giản dị song cũng quá đỗi tự tin bước vào làng văn đương đại bằng tài năng
và phong cách sáng tạo của mình. Đồng thời cũng tạo những bước ấn tượng
sâu sắc trong lòng công chúng độc giả bằng những tập truyện ngắn đặc sắc:
Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác và mới
đây là Khói trời lộng lẫy...
Chỉ trong hơn mười năm trở lại đây, Nguyễn Ngọc Tư đã sáng tác không
ít tác phẩm, kể cả tạp văn, kí...Điều đó cho thấy một cây bút trẻ như Nguyễn
Ngọc Tư đã rất nghiêm túc trong công việc lao động nghệ thuật, cống hiến
sức lực tài năng cho nghệ thuật. Là người vợ, người mẹ với bao bộn bề lo



23

toan, nhưng chị không nề hà vất vả đã kiến tạo ra những trang văn mang đậm
tình đời, tình người.
1.3. Quan niệm về con người và nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư
Trong văn học nghệ thuật, con người được xem là đối tượng, là thước đo
chuẩn mực của cái đẹp. Do đó các nhà văn không ngừng khám phá tìm tòi
trên cơ sở của cái đẹp ấy. Từ đó nhà văn thể hiện những tình cảm, tư tưởng
cũng như nhận thức về đời sống xã hội. Nhân vật trong các sáng tác dù ít hay
nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đều chịu sự chi phối của nhà văn. Để thể hiện
được quan niệm nghệ thuật cũng như phong cách của mình, Nguyễn Ngọc Tư
đã đặt nhân vật của mình trong sự va chạm với các mối quan hệ xã hội phức
tạp của thời hiện đại.
Việc sáng tạo nghệ thuật cũng là sự nhận thức, lĩnh hội về mọi mặt của
đời sống xã hội nhưng nó lại tập trung vào một điểm, một quan niệm cụ thể.
Trong quá trình sáng tác việc hình thành hình tượng nghệ thuật là rất quan
trọng, song mỗi nhà văn có quan niệm riêng trong cách xây dựng hình tượng
nghệ thuật. Mỗi nhà văn không thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm
về nó. Vì thế, quan niệm là điều cốt lõi của sáng tạo nghệ thuật, là cơ sở cho
việc hình thành nên những hình tượng nghệ thuật đặc sắc.
M.Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học” và “con người là trung tâm
vũ trụ, con người là trung tâm của văn học”. Nếu như ngày xưa nhà văn quan
niệm về con người trong mối quan hệ tổng thể với tự nhiên, thì nay lại thay
đổi trong cách quan niệm: Con người trong các mối quan hệ xã hội. Bước
sang thế kỉ 21 các cây bút trẻ quan niệm về con người không có mối ràng
buộc hay đại diện cho bất kì ai, mà sống theo sở thích của cá nhân từ đó nó tự
nói lên tất cả những gì cần nói. Đó chính là sự tự thể hiện, tự nói về mình
bằng tiếng nói chân thành say đắm. Đó cũng là điểm mới lạ tiến bộ trong
quan niệm nghệ thuật về con người của văn học đương đại.



24

Đánh giá một cách tổng quan về con đường sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư ta thấy hầu hết trong tác phẩm của chị đề cập đến con người, nếp sinh hoạt
nơi quê hương chị muôn màu muôn vẻ. Trong đó nổi bật hơn cả là sự cô đơn,
đau khổ trong tình yêu, cảnh bần hàn... Đấy là những bức màn đen u ám bao
trùm lấy từng số phận con người. Họ sống giữa cộng đồng người mà vẫn thấy
lạc lõng cô đơn, đối xử với nhau như người xa lạ. Vì cơm áo gạo tiền, vì
quyền lực danh vọng hay ít học mà con người đối xử với con người tàn nhẫn.
Trong hoàn cảnh đó họ chỉ biết cố gắng chịu đựng, chấp nhận sự cô đơn và
những thiệt thòi về phía mình như: Hậu (Một trái tim khô), Điệp (Nước chảy
mây trôi), người cha và Nga (Đau gì như thể)... Dù hoàn cảnh có trớ trêu khắc
nghiệt đến đâu thì họ vẫn phấn đấu tự hoàn thiện mình và sống tốt hơn.
Số phận nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã phần nào
nói lên được quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Trong sáng tác
của mình nhà văn nữ này xây dựng nhân vật theo mạch tâm trạng. Chị đã để
cho nhân vật loay hoay ngược xuôi, day dứt mổ xẻ từng biến đổi trong tâm lí
cũng như những biến động trong xã hội hiện nay. Qua đó gián tiếp nói lên
quan niệm nghệ thuật về con người cũng như ý thức về nghiệp viết của mình
trong xã hội này.
1.3.1. Nguyễn Ngọc Tư- nhà văn của tình người, tình quê
Văn học có vai trò rất lớn trong việc truyền tải một cách chân thực sinh
động về đời sống, sinh hoạt, các quan hệ xã hội khác bằng những hình tượng
nghệ thuật cụ thể, giúp người đọc cảm nhận một cách sâu sắc, rộng lớn về đời
sống xã hội. Tác phẩm là phương tiện đắc lực trong việc miêu tả hiện thực
cuộc sống mà nhà văn tri nhận được từ những gì đã và đang diễn ra xung
quanh mình. Văn chương của Nguyễn Ngọc Tư cũng nằm trong quy luật ấy.
Nhà nghiên cứu Bùi Đức Hào đã từng nhận xét: “Văn chương của Nguyễn

Ngọc Tư là văn chương của thân phận. Nếu nghệ thuật, nói như Andre


25

Malraux là một “phản định mệnh”, thì nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư đã
kết tinh được dũng khí sắc bén với bao dung hồn hậu, thống khổ với hi
vọng, nước mắt với nụ cười. Tác phẩm của chị có khi được nhìn như một
sự cảnh báo hoặc một liều thuốc cứu rỗi. Nó chính là lời mời dừng lại để
đến với sự thật, với yêu thương để trở về nguồn nhân ái của con người
giữa một thế giới lây lan vô cảm, phân ly và ngày càng có khuynh hướng
chạy trốn về phía trước”[20].
Do đó có thể nói: “Nguyễn Ngọc Tư là một hiện tượng, là cơ may cho
một nền văn học dễ chừng đang bí lối, trong một xã hội buông chèo, mắc cạn,
là biểu tượng cho niềm tin còn lại ở nhân tính bật dậy trong những phút giây
hiểm hóc nhất, nơi tột cùng của sự phủ nhận cuộc đời. Nguyễn Ngọc Tư, cây
bút thiên tư mang tấm lòng châu ngọc”[20].
Văn học đương đại xoay chuyển sang mảng đề tài thế sự đời tư, những bi
kịch, để từ đó nâng tầm ý nghĩa triết lí lớn lao trong cuộc sống. Đã có không
ít cây bút cũng tập trung nhiều vào mảng đề tài này như: Tạ Duy Anh,
Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo....Thế nhưng đến Nguyễn
Ngọc Tư thì lại khác, chị tìm cho mình một hướng đi riêng mà không dẫm lên
con đường cũ người khác đã đi. Dưới ngòi bút của chị, những cái vụn vặt đời
thường của người dân Nam Bộ đều được khai thác một cách triệt để bằng một
chất văn, giọng văn rất riêng độc đáo, bởi thế nên chị đã từng tâm sự: Mai sau
thế sự có đổi thay tôi vẫn viết về miền quê mình đã sinh ra, nơi ấy tôi mới
sống với khát vọng chát bỏng của con tim mình. Nguyễn Ngọc Tư nhận thức
được quê hương mình là “mỏ quặng” vô giá, nên chị đã xác định văn chương
vì con người và cuộc sống, nhà văn cần phải hiểu và nắm bắt được sự chuyển
biến tâm lý trong từng số phận con người. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói

công việc của người sáng tác: “Thực tế phong phú ngồn ngộn mạnh mẽ đến
đâu cũng chỉ mới là quặng quý. Nhà văn- người hiểu biết sự vật, hiểu biết


×