Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Thể loại truyện ngắn mini trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.33 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ YẾN

THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN MINI
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. BIỆN MINH ĐIỀN

NGHỆ AN - 2012


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................4
2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài......................................................................5
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..................................................................................................5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................10
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn..................................................................................11
Chương 1 THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN MINI VÀ SỰ XUẤT HIỆN CÁC TẬP TRUYỆN
NGẮN MINI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI..........................................12


1.1. Vấn đề định danh thể loại (truyện ngắn mini)...............................................................12
1.1.1. Lược sử các khái niệm đã được dùng để định danh thể loại......................................12
1.1.2. Cơ sở để tác giả luận văn chọn định danh truyện ngắn mini......................................13
1.2. Một cái nhìn chung về truyện ngắn Việt Nam đương đại (giới hạn từ 1986 đến nay)..14
1.2.1. Cơ sở xã hội, thẩm mỹ của truyện ngắn Việt Nam đương đại...................................14
1.2.2. Vị trí và vai trò của thể loại truyện ngắn....................................................................18
1.2.3. Truyện ngắn mini - một dạng đặc biệt của truyện ngắn Việt Nam đương đại...........21
1.3. Sự xuất hiện các tập truyện ngắn mini trong văn học Việt Nam đương đại.................26
1.3.1. Những tiền đề cho sự xuất hiện các tập truyện ngắn mini.........................................26
1.3.2. Một hành trình của truyện ngắn mini (từ những năm cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ
XXI)......................................................................................................................................29
1.3.3. Truyện ngắn mini - một thành tựu đáng ghi nhận của văn xuôi tự sự Việt Nam đương
đại.........................................................................................................................................34
Chương 2 NỘI DUNG NHẬN THỨC, PHẢN ÁNH CỦA TRUYỆN NGẮN MINI
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI.................................................................40
2.1. Các mảng hiện thực khác nhau của đời sống đương đại...............................................40
2.1.1. Sự đa dạng, phong phú của các mảng hiện thực trong truyện ngắn mini (một cái nhìn
chung)...................................................................................................................................40
2.1.2. Dư âm của chiến tranh................................................................................................41
2.1.3. Hiện thực đời sống thời đổi mới, hội nhập, thời kinh tế thị trường...........................49
2.1.4. Đời sống tâm linh.......................................................................................................62
2.1.5. Muôn nẻo, nhiều góc đầy phức tạp của cuộc sống đương đại....................................65
2.2. Con người trong truyện ngắn mini Việt Nam đương đại..............................................68
2.2.1. Con người thế sự, đời tư.............................................................................................68
2.2.2. Con người cá nhân, số phận.......................................................................................71
2.2.3. Con người xã hội, cộng đồng.....................................................................................75
2.2.4. Con người trong nhiều mối quan hệ phức tạp, khó lường của đời sống hiện đại......77
2.3. Những dự cảm, dự báo của truyện ngắn mini đương đại..............................................81
2.3.1. Một vài giới thuyết.....................................................................................................81
2.3.2. Những lo âu, bất an bởi sự ngự trị của cái xấu, cái ác...............................................81

2.3.3. Những thảm họa khó lường........................................................................................84
2.3.4. Những tươi sáng và hy vọng......................................................................................88
Chương 3 PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CỦA TRUYỆN NGẮN MINI TRONG VĂN
HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI.........................................................................................92
3.1. Tình huống và kết cấu...................................................................................................92


3
3.1.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống.................................................................................92
3.1.2. Nghệ thuật kết cấu của thể loại truyện ngắn mini....................................................100
3.2. Nhân vật......................................................................................................................108
3.2.1. Nhân vật trong truyện ngắn và truyện ngắn mini.....................................................108
3.2.2. Các kiểu nhân vật của truyện ngắn mini Việt Nam đương đại................................111
3.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện ngắn mini Việt Nam đương đại.............118
3.3. Ngôn ngữ.....................................................................................................................122
3.3.1. Những yêu cầu về ngôn ngữ của thể loại truyện ngắn mini.....................................122
3.3.2. Đặc trưng ngôn ngữ của truyện ngắn mini Việt Nam đương đại.............................126
KẾT LUẬN........................................................................................................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................139


4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong văn học Việt Nam đương đại, truyện ngắn có vai trò hết sức
quan trọng. Vốn là thể loại năng động và khá nhạy cảm, hình thức truyện
ngắn luôn vỡ ra, thay đổi lại, luôn tự xác định tính bền vững của mình. Sự
cách tân của thể loại này đang là yêu cầu cấp thiết và đã đạt được những đột
phá nhất định. Có thể xem truyện ngắn mini là một biến thức, là một cách tân
có ý nghĩa của thể loại truyện ngắn.

1.2. Truyện ngắn mini (hay truyện cực ngắn, truyện rất ngắn, truyện
siêu ngắn...) là một dạng thức đặc biệt của truyện ngắn xuất hiện đã thu hút
được một lượng sáng tác lớn và hấp dẫn người đọc bởi cách thể hiện và phản
ánh hiện thực độc đáo, mới mẻ. Sự xuất hiện thể loại này đang là xu thế vận
động phù hợp với tư tưởng, tâm lý và nhịp sống của con người hiện đại. Có
thể nói, chưa bao giờ thể loại truyện mini lại được ưa chuộng, phát triển
thành một xu hướng và được đón nhận nồng nhiệt từ người viết đến người
đọc như hiện nay. Do vậy, thể loại này đang đặt ra nhiều vấn đề cần tìm
hiểu, nghiên cứu.
1.3. Truyện ngắn mini trong văn học Việt Nam đương đại phát triển
ngày càng mạnh, trở nên như một hiện tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, do còn
khá mới mẻ và sự phát triển của nó chứa đựng nhiều bí ẩn nên cho đến nay
vẫn chưa thực sự có một quy chuẩn nhất quán nào dành cho thể loại văn học
này. Vấn đề nghiên cứu thể loại truyện ngắn mini phần lớn chưa có cái nhìn
toàn diện, đặc biệt việc đi sâu vào thực tế tác phẩm còn nhiều bỏ ngỏ. Vì vậy,
chọn đề tài Thể loại truyện ngắn mini trong văn học Việt Nam đương đại
chúng tôi mong muốn đem đến một cái nhìn hề thống và tập trung về thể loại
này trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn khảo cứu.


5
2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Thể loại truyện ngắn mini trong văn học
Việt Nam đương đại.
2.2. Giới hạn của đề tài: Đề tài bao quát các tập truyện rất ngắn trong
văn học Việt Nam đương đại đã được xuất bản từ những năm 90 của thế kỷ
XX đến nay, gồm các tập:
- 45 truyện rất ngắn, Nxb Hội Nhà văn, 1999 (tác phẩm chung khảo
cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới, 1993-1994).
- 108 truyện hay cực ngắn, Tạp chí Thế giới mới, Nxb Văn hóa Sài

Gòn, 2006.
- 3 tập truyện Vùng lặng, Nghĩa cử và Tiếng đáy của Phạm Sông Hồng,
Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007.
- Tập truyện Ngắn và rất ngắn của Thái và Hậu, Nxb Thanh niên và
Phương Nam Book, 2010.
- Tập truyện Lời tiên tri của giọt sương của Nhật Chiêu, Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội, 2011.
- Tập truyện Ngón tay út của Nhã Thuyên, Nxb Hội Nhà văn, 2011.
- Tập truyện Những tàn dư mưa của Hoàng Long, Nxb Lao động Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2011.
- Tập truyện Này hỏi thật đã nhìn thấy gì chưa đấy? của Y Ban, Nxb
Trẻ, 2011.
- Và một số tập khác...
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Truyện ngắn mini (hay truyện rất ngắn) đang là một thể loại văn
học thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn
học. Mặc dù là một chùm “hoa muộn” trên văn đàn và mới nở rộ được
mấy thập kỷ gần đây, nhưng truyện ngắn mini đã khẳng định được vị trí


6
độc lập của mình trên văn đàn. Cho đến nay, vẫn chưa có những công
trình nghiên cứu về lý thuyết chuyên sâu và toàn diện về thể loại như tiểu
thuyết, truyện ngắn. Lịch sử nghiên cứu về thể loại cũng còn khá mỏng và
chưa tập trung. Tuy nhiên đã có nhiều bài viết đề cập đến những điểm có
thể xem như đặc trưng thi pháp của loại hình truyện ngắn mini. Chúng tôi
xin điểm qua những bài viết tiêu biểu nhất.
Sau cuộc thi viết truyện rất ngắn của Tạp chí Thế giới mới năm 19931994, Ban tổ chức cuộc thi đã tổng hợp được 125 bài viết có tính chất bình
giảng, nghiên cứu về thể loại này, được chọn lựa và đưa vào phần Phụ lục
cuốn 108 truyện hay cực ngắn xuất bản năm 2006. Trong đó có nhiều ý kiến
đáng chú ý.

Nguyên Ngọc trong hai bài: Một từ âm vang hàng chục từ không nói và
Truyện rất ngắn - tác phẩm nghệ thuật đã nêu lên những yêu cầu và đặc trưng
cơ bản của truyện rất ngắn. Theo ông để viết được một truyện cực ngắn hay
thì người viết phải biết rất nhiều “Bởi truyện ngắn là chưng cất, truyện rất
ngắn lại càng là chưng cất tinh túy hơn” [31, 454 ]. Ông cũng cho rằng thủ
pháp đặc trưng của truyện rất ngắn là bao giờ cũng phải chọn cho được “một
tình huống tiêu biểu” và “tình tiết phải đắt”. Ông khẳng định truyện rất ngắn
“là trò chơi nghệ thuật cao tay của người cầm bút”.
Trong bài trả lời phỏng vấn “Về truyện rất ngắn”, Lê Ngọc Trà đã
giới thiệu về đặc điểm của thể loại truyện này. Ông xác định: “đây là một
thể loại văn học có những đặc điểm riêng, chứ không phải là một kiểu
truyện viết ngắn” [31, 417]. Ông chỉ rõ đặc điểm của thể loại này là “đậm
đặc cảm xúc, sự phong phú của âm điệu, của liên tưởng, vô số những
khoảng trống có ý nghĩa và vô nghĩa” [31, 418]. Ông cho rằng cái chất thơ
và chất nhạc của cảm xúc đó cũng chính là điểm quan trọng nhất để phân
biệt truyện rất ngắn với các truyện viết ngắn khác như truyện tiếu lâm và
truyện ngụ ngôn.


7
Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Viết ngắn và hay mới khó đã đề cập đến
cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật truyện ngắn mini. Ông khẳng định
“Hay trước hết phải có tư tưởng sâu sắc, mới lạ” [31, 446]. Nhà văn viết
truyện ngắn phải có sự tìm tòi về tư tưởng. Tư tưởng đầy cảm xúc và mang
tính hình tượng đó phải hình thành từ khi ý đồ nghệ thuật mới chớm nở. Về
nghệ thuật truyện cực ngắn, ông cũng thống nhất quan điểm với Nguyên
Ngọc, cho rằng “cái quan trọng nhất là tạo ra được tình huống mới lạ, độc
đáo” [31, 447].
Trái chiều với ý kiến của Nguyễn Đăng Mạnh, trong bài Tâm pháp
biến người đọc thành người đồng sáng tạo, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cho

rằng trong truyện rất ngắn thì tư tưởng chưa phải là điều quan trọng nhất.
Theo ông
“Chính niềm trắc ẩn là tâm pháp duy nhất khiến người đọc trở thành người
đồng sáng tạo. Có thể nói một cách đơn giản, niềm trắc ẩn chính là sự xao
xuyến dễ lây lan, là phần hồn của một truyện rất ngắn”. Ông rất đề cao vai trò
“đồng sáng tạo” của người đọc. Ông nhấn mạnh: “Một truyện rất hay, theo ý
tôi, là một tác phẩm luôn luôn gây cho bạn đọc cái ám ảnh đang ngồi trên một
bệ phóng”.
Là một người rất đam mê đọc truyện cực ngắn, Hoàng Dân trong bài
Nỗi ám ảnh của các nhân vật không tên lại dành ưu ái của mình cho yếu tố
nhân vật trong truyện “Nhân vật! Đúng là các nhân vật của thời đại thông tin.
Họ thoắt ẩn thoắt hiện trong tâm thức của tôi như một nỗi ám ảnh” [31, 404].
Ông đã chỉ ra được vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng nhân vật - một trong
những phương thức quan trọng trong nghệ thuật thể hiện truyện rất ngắn. Ông
cho rằng chỉ cần nhớ những hành vi tâm thế của nhân vật chứ không nhất
thiết phải nhớ một cái tên cụ thể làm gì.


8
Về nghệ thuật viết truyện rất ngắn, Nguyễn Nho Khiêm trong bài Ước
mơ của mỗi nhà văn khẳng định: “Nhà văn viết truyện rất ngắn giống như nhà
điêu khắc”, tức là phải biết “đục bỏ những yếu tố thừa” “nhà văn phải biết cô
đúc tối đa mọi chi tiết, từ hành động nhân vật, kết cấu truyện, đến ngôn ngữ”
[31,459]. Ông cho rằng truyện rất ngắn là mơ ước và cũng là thách đố của
mỗi nhà văn.
Bên cạnh đó, còn nhiều bài viết của những tác giả như: Hoàng Ngọc
Hiến, Lê Trí Viễn, Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn
Văn Hùng, Phan Cung Việt đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng về truyện
rất ngắn như: cốt truyện, sự cố, nhân vật, ngôn ngữ, đặc biệt nhấn mạnh đến
tính ngắn gọn, hàm súc, dư ba của loại hình tự sự cỡ nhỏ này. Hoàng Ngọc

Hiến cho rằng truyện ngắn hiện đại (truyện rất ngắn, truyện mini) rất gần với
thơ ở cảm xúc và tâm trạng, và rất gần với kịch ở chỗ “câu văn có giọng nói
được nhiều mà tốn ít lời”. Nhà văn Nguyễn Kiên lại nhấn mạnh “tính đột phá”
của truyện “Một truyện ngắn rất ngắn và hay lại càng phải chắt lọc, dồn nén,
tính đột phá được đẩy lên tới mức bùng nổ” [31, 442].
Điều đáng ghi nhận là năm 2000, trong công trình Truyện ngắn mấy vấn
đề lý thuyết và thực tiễn thể loại của Bùi Việt Thắng, truyện ngắn rất ngắn đã
xuất hiện với tư cách là một kiểu của truyện ngắn, cuốn sách được dùng như
một tài liệu tham khảo bổ ích trong nhiều trường đại học. Trong một mục nhỏ
của công trình, Bùi Việt Thắng đã đưa ra cái nhìn khá hệ thống về nguồn gốc,
bản chất và tương lai của truyện rất ngắn. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng
đối với truyện ngắn mini (truyện rất ngắn) trên phương diện lý thuyết.
Đến năm 2007, trong cuốn Tự sự học do Trần Đình Sử chủ biên đã
tuyển chọn và trích đăng bài viết “Trần thuật trong truyện rất ngắn” của
Phùng Ngọc Kiếm. Ông quan tâm đến nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn
mini trên mấy điểm: cái được kể, lời kể, người trần thuật và ngôn ngữ trần


9
thuật. Điều này tiếp tục khẳng định sự tồn tại độc lập của thể loại trong những
vấn đề lí luận và lịch sử thuộc lĩnh vực tự sự học.
Trên các trang báo mạng, đã xuất hiện những chuyên mục dành riêng
cho thể loại truyện ngắn mini. Có rất nhiều bài viết bàn đến nhu cầu, nguồn
gốc, đặc trưng và khẳng định vị trí của thể loại truyện này. Đặng Anh Đào trên
trang web Việt văn có bài Truyện cực ngắn đã lý giải rất kỹ lưỡng về nguồn
gốc truyện cực ngắn ở các nước phương Tây và ở Việt Nam. Bà cho rằng: “Ở
các nước phương Tây truyện cực ngắn xuất hiện rất sớm, có tiền thân trên báo
chí từ thế kỷ XVIII. Các tờ báo đã đăng tải những sự kiện nhỏ, những mẩu giới
thiệu nhỏ làm tươi tắn sự nhàm chán những trang giấy và khiến độc giả được
giải trí” [16]. Ở Việt Nam, tác giả cho rằng truyện rất ngắn cũng khởi đầu từ

báo chí và có cội rễ sâu xa từ văn học dân gian ở các truyện tiểu lâm, truyện
trạng. Bà cũng đưa ra nhận xét ban đầu về thể loại này: “Sức hấp dẫn không
nằm ở cốt truyện mà chủ yếu là ở sức gợi cảm, khả năng viết sao cho ý tại ngôn
ngoại của nhà văn. Chính khả năng viết ngắn mà nói được nhiều khiến cho thể
loại này giống như một bài thơ”. Lý giải cho điều đó, bà giải thích: “Nói truyện
rất ngắn gắn với thơ bởi nó thường sử dụng sức gợi của biểu tượng và phản đề.
Do đó nó có sức mạnh của châm ngôn và sấm truyền” [16].
Nguyễn Thanh Tâm trong bài Một số đặc trưng của truyện cực ngắn
trên trang web Thừa Thiên Huế đã nói đến “dấu ấn kỹ thuật viết hiện đại” của
truyện cực ngắn. Tác giả đã có nhiều ý kiến sắc sảo và xác đáng về đặc trưng
của thể loại về: nhân vật, kết cấu, chất văn... Bài viết khẳng định “Là một thể
loại ra đời trong lòng xã hội hiện đại, tất yếu truyện cực ngắn phải dung hợp
những kỹ thuật viết mới” [62]. Tác giả cũng chỉ rõ những thủ pháp đó là: bút
pháp đồng hiện, yếu tố kì ảo, kết thúc bất ngờ. Trên cơ sở tổng hợp những ý
kiến trước đây và những phát hiện, sáng tạo, có thể nói đây là bài viết khá
hoàn chỉnh về đặc trưng của loại hình vi truyện này.


10
Trên trang web Hạt nắng, Nguyễn Hưng Quốc có bài Vài ý ngắn, thật
ngắn, về truyện cực ngắn đã đi sâu phân tích ba đặc điểm của truyện cực ngắn
là: nhanh, mạnh và hàm súc. Theo ông: “Trong truyện cực ngắn không chỉ có
tốc độ nhanh mà còn cần mạnh nữa. Mạnh ở ấn tượng khi đọc và ở nỗi ám
ảnh không nguôi sau khi đọc xong... Nhanh, mạnh nhưng phải hàm súc. Cái
hay ở truyện cực ngắn không nằm ở chỗ nó gợi ra. Một truyện cực ngắn hay
là truyện có sức ngân và vang thật xa và thật lâu” [55].
Nhìn chung, qua những nhận định trên, chúng ta có thể thấy rằng giới
nghiên cứu phê bình đang ngày càng quan tâm hơn đến thể loại truyện ngắn
mini trên phương diện lý thuyết. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân
tích một cách có hệ thống những đặc điểm của thể loại ở phương diện nhận

thức và phản ánh cũng như phương diện hình thức thể hiện.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Lựa chọn và xác định nội hàm khái niệm truyện ngắn mini và đưa
ra một cái nhìn chung về thể loại này trong văn học Việt Nam đương đại (giới
hạn từ thời kỳ đổi mới - 1986 đến nay).
4.2. Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định đặc điểm của thể loại truyện
ngắn mini trên phương diện nhận thức và phản ánh.
4.3. Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định đặc điểm của thể loại truyện
ngắn mini trên phương diện phương thức thể hiện.
Cuối cùng rút ra một số kết luận về thể loại truyện ngắn mini trong văn
học Việt Nam đương đại...
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó
có các phương pháp chính:
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp phân tích - tổng hợp


11
- Phương pháp so sánh - loại hình
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống...
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp
- Luận văn là công trình đi sâu tìm hiểu, xác định diện mạo và đặc điểm
của thể loại truyện ngắn mini trong văn học Việt Nam đương đại với cái nhìn
tập trung và hệ thống.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc tìm hiểu và nghiên cứu thể loại truyện ngắn mini trong văn học Việt Nam
đương đại...
6.2. Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Thể loại truyện ngắn mini và sự xuất hiện các tập truyện
ngắn mini trong văn học Việt Nam đương đại
Chương 2. Nội dung nhận thức và phản ánh của thể loại truyện ngắn
mini trong văn học Việt Nam đương đại
Chương 3. Phương thức thể hiện của thể loại truyện ngắn mini trong
văn học Việt Nam đương đại


12
Chương 1
THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN MINI
VÀ SỰ XUẤT HIỆN CÁC TẬP TRUYỆN NGẮN MINI
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Vấn đề định danh thể loại (truyện ngắn mini)
1.1.1. Lược sử các khái niệm đã được dùng để định danh thể loại
Truyện ngắn mini (hay truyện rất ngắn) là một loại truyện có dung
lượng nhỏ - đúng như cách gọi rất ngắn có mức độ phổ biến toàn cầu, với
đông đảo số lượng người viết và người đọc. Truyện ngắn mini xuất hiện trong
văn học Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX và hiện nay đang trong
giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Loại truyện này tồn tại trên thế giới dưới nhiều
tên gọi khác nhau như: truyện thật ngắn (very short story), truyện ngắn ngắn
(short - short story), truyện nhanh (fast fiction), truyện bất ngờ (sudden
fiction), truyện bưu thiếp (postcard fiction), truyện vội (quick fiction), truyện
mỏng (skinny fiction)... Ở Pháp những truyện ngắn thật ngắn này được gọi là
“novelles” (dùng theo định nghĩa của Daniel Boulanger). Trung Quốc lại có
những cái tên rất ấn tượng như “truyện bỏ túi”, “truyện dài bằng hơi khói”
(với ý nghĩa là thời gian để đọc nó chỉ bằng thời gian hút xong một điếu thuốc
lá). Với hàm ý nhỏ gọn, người Nhật Bản gọi nó là “những truyện ngắn chỉ lớn

bằng lòng bàn tay”...
Ở Việt Nam, để chỉ thể loại này cũng có nhiều tên gọi khác nhau như:
truyện siêu ngắn, truyện thật ngắn, truyện rất ngắn, truyện cực ngắn, truyện
mini... Đặng Anh Đào gọi nó là truyện cực ngắn, Bùi Việt Thắng, Hoàng
Tùng cho rằng thuật ngữ chính thức của thể loại này là truyện rất ngắn, Y
Ban, Đào Thái Sơn, Nguyễn Thanh Tâm... lại thích dùng tên gọi truyện
mini... Những cách định danh này đều ngầm thừa nhận hình thức ngắn rất


13
ngắn của thể loại. Điều đó cũng cho thấy việc gọi tên cho một thể loại văn học
tùy thuộc sự kiến giải của mỗi người, mỗi trường phái văn học. Truyện ngắn
mini vốn là một chùm “hoa muộn”, “là hình thức mới của truyện ngắn hiện
nay” càng chưa có một quy chuẩn nhất quán nào cả về hình thức lẫn tên gọi.
Chúng tôi chọn tên gọi truyện ngắn mini để chỉ toàn bộ những danh hiệu mà
hình thức truyện ngắn này đã tồn tại không với ý nghĩa loại bỏ hay phản bác
những tên gọi khác.
1.1.2. Cơ sở để tác giả luận văn chọn định danh truyện ngắn mini
Có thể nói, chưa có một thể loại văn học nào ra đời mà lại được gọi
bằng nhiều tên gọi khác nhau như thể loại truyện ngắn mini. Tất cả những tên
gọi đó đều nhằm nhấn mạnh đến hình thức của thể loại. Cho đến nay vẫn
chưa có một tên gọi chính thức cho thể loại văn học này. Chúng tôi chọn tên
gọi truyện ngắn mini xuất phát từ yêu cầu về hình thức cũng như giá trị phổ
quát của thể loại.
Những tên gọi: truyện cực ngắn, truyện rất ngắn, truyện thật ngắn... đều
để chỉ tính chất ngắn của thể loại nhưng gợi cảm giác mơ hồ, không ổn định.
Những cách gọi đó chỉ mang tính tương đối, chỉ một thể loại có giới hạn về
ngôn từ, nhưng giới hạn là bao nhiêu thì không rõ ràng. Khi sử dụng những
tên gọi đó giới nghiên cứu thường đưa ra rất nhiều những quy ước chung
chung. Vậy thế nào là truyện rất ngắn? Thế nào là truyện cực ngắn?... Có rất

nhiều ý kiến tranh luận, kiến giải trên những trang báo mạng về ranh giới thể
loại truyện này. Có ý kiến cho rằng, đại khái những truyện có độ dài khoảng
từ ba bốn trăm từ đến khoảng một hai ngàn từ là truyện thật ngắn. Dài hơn
nữa là truyện ngắn. Còn dưới ba bốn trăm từ thì được gọi là truyện cực ngắn.
Truyện cực ngắn ngắn hơn truyện thật ngắn... Cứ như vậy cho đến nay vẫn
chưa thể có một quy chuẩn nhất quán nào cho thể loại truyện này.
Theo chúng tôi tên gọi truyện ngắn mini khá khoa học, ổn định, khái
quát cao và lại mang tính quốc tế. Chúng ta đều biết thể loại này xuất hiện


14
khá sớm ở các nước phương Tây và đã đạt được nhiều thành tựu trước khi nó
có mặt tại Việt Nam. Tên gọi này không mang nhiều tranh cãi và gợi mở được
nhiều điều thú vị. Mini trong tiếng Anh vừa có nghĩa là váy cộc, váy ngắn vừa
có nghĩa chỉ sự thu gọn lại. Dần dần từ mini được sử dụng rộng rãi để chỉ sự
ngắn gọn, nhỏ gọn như: xe đạp mini, máy tính mini, áo tắm mini, điện thoại
mini... Đây là xu thế vi mô hóa mang tính toàn cầu trên mọi lĩnh vực chứ
không chỉ dừng lại ở những dạng vật chất thô sơ (giống như Bùi Việt Thắng
khẳng định). Mini gợi tả sự tinh tế, đáng yêu và hấp dẫn. Thực tế những tập
truyện ngắn mini xuất bản cũng đem lại cho người đọc cảm giác đó.
Hơn nữa theo dõi diễn biến của thể loại truyện ngắn mini ta thấy có
rất nhiều bí ẩn. Từ những tác phẩm dễ đọc (từ cuộc thi của tạp chí Thế giới
mới), đến nay chúng ta có những tác phẩm rất khó đọc (truyện của Nhật
Chiêu, Hoàng Long, Nhã Thuyên) và đặc biệt loại truyện này đang ngày
càng có xu thế rút ngắn tối đa về câu chữ. Hiện nay Nhật Chiêu đã có hẳn
tập truyện tuyệt ngắn chỉ có một câu, thậm chí chỉ có một chữ. Như vậy, tên
gọi truyện ngắn mini xét thấy phù hợp hơn cả để diễn tả cả một diễn trình
phát triển hình thức của thể loại, từ những mẩu chuyện nhỏ đến những
truyện chỉ còn một chữ, bởi mini bao gồm cả nghĩa chỉ sự thu gọn lại. Nói
như Nguyễn Thanh Tâm: “Ở một góc độ nào đó, hai chữ Mini đúng là vòng

kim cô định mệnh đồng thời cũng là vòng nguyệt quế ngọt ngào vinh danh
những tài năng văn chương”.
1.2. Một cái nhìn chung về truyện ngắn Việt Nam đương đại (giới
hạn từ 1986 đến nay)
1.2.1. Cơ sở xã hội, thẩm mỹ của truyện ngắn Việt Nam đương đại
Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại kéo dài 30 năm kết thúc với đỉnh cao là
đại thắng mùa xuân 1975 chấn động toàn cầu đã khép lại trang sử đầy “Máu
và hoa”, đất nước bước sang một trang sử mới dựng xây và phát triển. Đặc


15
biệt từ sau 1986, công cuộc đổi mới của Đảng khởi xướng đã mang lại cho đất
nước một diện mạo hoàn toàn mới. Điều kiện lịch sử xã hội với những chuyển
đổi cơ bản từ “cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc” bước sang
“cuộc chiến đấu cho quyền sống của con người”, từ điểm nhìn trong nước
vươn ra nước ngoài với sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động
mạnh mẽ đến ý thức xã hội, kéo theo nó là những chuyển đổi mạnh mẽ trong
tư tưởng nghệ thuật của các nhà văn và các sáng tác văn chương. Trước hiện
thực mới, nhu cầu thưởng thức của công chúng cũng đòi hỏi văn học phải sát,
gần đời sống hơn, đi sâu khám phá “con người bên trong con người” một cách
đa diện, sâu sắc hơn. Văn học phải “tham gia tích cực vào cuộc giao tranh
giữa cái tốt và cái xấu” “đào cho đến cùng đáy cái thật chứa nhiều bí ẩn,
nguồn cơn của con người”.
Truyện ngắn với số trang ít ỏi, phạm vi phản ánh nhỏ hẹp nhưng lại có
khả năng tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến người đọc nên trong điều kiện hoàn
cảnh mới thể loại này ngày càng có nhiều tiềm năng phát triển. Đặc biệt khi
thời gian thực sự là vàng ngọc trong thời đại công nghiệp, để đáp ứng nhu cầu
thị yếu của bạn đọc và cũng là nhu cầu sáng tạo của người cầm bút, truyện
ngắn có nhiều cách tân không ngừng về nội dung phản ánh và thi pháp thể
hiện. Theo Bakhtin thì chính thể loại “là nhân vật chính của tấn kịch lịch sử

văn học. Mỗi thể loại, nhất là thể loại lớn, thể hiện một thái độ thẩm mỹ đối
với hiện thực, một cách nhìn nhận, cảm thụ, giải minh thế giới và con người”.
Vì vậy, trong hoàn cảnh mới truyện ngắn có một vị trí vai trò hết sức quan
trọng trong việc thể hiện hiện thực.
Hoàn cảnh mới yêu cầu với thiên chức thiêng liêng là văn học phải
hướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ, phải tiếp tục nỗ lực khám phá, phát
hiện ra những vẻ đẹp mới của con người. Không phải là vẻ đẹp đã được lý
tưởng hóa, thi vị hóa trong “môi trường đã khử trùng sạch sẽ” đầy xa cách với


16
hiện thực đời sống mà là vẻ đẹp “bụi bặm” của đời sống thường nhật. Trước
1975, do yêu cầu của hoàn cảnh: tất cả dành quyền sống cho dân tộc, văn học
trở thành vũ khí, nhà văn cũng là chiến sĩ nên văn học có nhiệm vụ phục vụ
chính trị, nhà văn dựa trên tinh thần của thời đại, lợi ích của cộng đồng để
viết. Con người được xây dựng vừa theo công thức, vừa lý tưởng hóa, vừa là
phương tiện để soi sáng lịch sử, không quan tâm đến những ngẫu nhiên may
rủi, những nghịch lý đầy rẫy trong cuộc đời. Sau 1975, đặc biệt với sự đổi
mới của Đảng, hoàn cảnh lịch sử, tình hình đất nước đã thay đổi. Tiếng nói
của văn nghệ hiện thực XHCN Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm,
trung thực, tự do, tiếng nói của lương tri, của sự thật. Quan niệm nghệ thuật
về con người được đổi mới, từ con người sử thi đến con người thế sự đời tư,
con người cá nhân đầy bí ẩn phức tạp, “bên cạnh chúa có quỷ, bên cạnh phật
có ma” (Nguyễn Khải) và “rồng phượng lẫn lộn rắn rết, thiên thần và ác quỷ”
(Nguyễn Minh Châu). Lịch sử bên trong con người với những khát khao mơ
ước cùng dục vọng thủ đoạn, hạnh phúc lẫn khổ đau, cao thượng lẫn thấp hèn
làm cho con người trở nên “Người” hơn. Chưa bao giờ đời sống tình cảm
riêng tư ở cả mặt sáng và mặt tối lại được văn học thể hiện phong phú, muôn
màu muôn vẻ như thế. Đó có thể chỉ là sự bé nhỏ, mong manh của từng số
phận, từng mảnh đời, là những cái thật vặt vãnh không đâu của cuộc sống, để

từ đó các nhà văn chiêm nghiệm tìm ra những quy luật, những triết lý sâu sắc
về cuộc đời, về con người.
Nhà văn - chủ thể sáng tạo ý thức đầy đủ hơn với nhu cầu hướng nội để
tự phân tích, tự nhận thức. Cảm hứng phân tích, đối thoại, khám phá chiếm ưu
thế và vấn đề “viết như thế nào” rất được các nhà văn quan tâm. Nhà văn đã
tự ý thức một cách sâu sắc và có trách nhiệm: “Không có một thứ nghề nào
mà kết quả công việc lại có thể cắt nghĩa rõ rệt chân giá trị của người làm ra
nó như nghề viết văn” (Nguyễn Minh Châu). Tư duy nghệ thuật có nhiều đổi


17
mới, sáng tạo, gần với cuộc sống hơn và dám nói thật hơn. Tư duy nghệ thuật
trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới là hiện thực tâm linh - hiện thực đã được
tinh chế qua tư duy nghệ thuật nên nó thật hơn cái có thật ngoài đời. Tức là
“nhà văn không chỉ nắm bắt cái có thực nhìn thấy được mà còn cố gắng nắm
bắt cả cái hư ảo, cái bóng của hiện thực”. Đó mới là cái hiện thực đích thực,
để tiên đoán đúng đắn con đường tiếp theo, để có thể dự báo, để hướng ngòi
bút vào tiềm thức, vô thức, để khởi mở hiện thực tiếp theo trước tầm mắt
người đọc, cũng như để định giá ý nghĩa phản ánh đời sống của hiện thực ấy.
Với sự xuất hiện hàng loạt những sáng tác mới của các cây bút già cội như
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Chu Lai... , đặc biệt là sáng tác của những
cây bút trẻ đầy tiềm năng như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Hoài, Phan
Thị Vàng Anh... truyện ngắn Việt Nam thực sự khởi sắc.
Khi hiện thực không còn là mục đích của miêu tả nghệ thuật mà là
phương tiện để biểu hiện tư tưởng của nhà văn thì không gian và thời gian của
truyện ngắn sau chiến tranh cũng thay đổi. Không còn không gian rộng lớn
gắn với tập thể, với cộng đồng, với những biến cố lịch sử nữa mà là không
gian đời thường, đời tư gắn liền với trạng thái tâm lý, tình cảm cụ thể của mỗi
cá nhân. Quá khứ đồng hiện với cả hiện tại và tương lai, tạo thành những lớp
thời gian, ở đó con người buộc phải bộc lộ bản chất và đời sống riêng tư của

mình. Mặt khác, truyện ngắn Việt Nam đương đại còn hướng vào “hiện thực
ẩn kín, thế giới bên trong của con người”, nhất là đời sống tâm linh, nên còn
có thời gian, không gian “siêu thực”, thời gian, không gian “ảo”. Kiểu nhân
vật “tự thú”, “sám hối”, nhân vật “tư tưởng” phổ biến. Nhà văn “hướng nội”
để khám phá chiều sâu tâm hồn con người. Kiểu cốt truyện sự kiện được đưa
xuống thứ yếu, đẩy cốt truyện tâm lý lên hàng đầu.
Ngôn ngữ của truyện ngắn Việt Nam đương đại ngày càng trở nên thực
hơn và đời thường hơn. Hướng vào đời tư, khám phá vùng sáng - tối, thiện -


18
ác trong con người và miêu tả cái cao cả lẫn cái thấp hèn, cái thánh thiện lẫn
cái ty tiện nên ngôn ngữ truyện ngắn đã bớt đi vẻ trang trọng, khuôn mẫu mà
gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày, chân thật, thô ráp, gai góc như chính cuộc
sống vẫn thế. Giọng điệu trong truyện ngắn cũng trở nên phong phú, đa dạng
hơn, đan cài giữa tin yêu và lo âu, giữa hồn nhiên và những suy tư, khắc
khoải, những chiêm nghiệm về cuộc đời.
Văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng từ sau 1986 có bước đột khởi
nhờ vào ngọn gió lành của công cuộc đổi mới. Chính không khí dân chủ, cởi
mở trong văn học là động cơ xuất hiện cây bút hiện đại tài năng, cá tính.
Nguyễn Huy Thiệp được coi là “một hiện tượng” của văn học cuối thế kỷ XX.
Theo đó nhiều cây bút trẻ có khả năng làm nóng lên đời sống văn chương
hiện đại được công chúng đón nhận nông nhiệt: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị
Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Ấm, Từ Nguyên Tĩnh... Cùng với công
cuộc đổi mới, truyện ngắn đã mở rộng biên độ, nội dung phản ánh, cách viết
và hình thức truyện hết sức đa dạng. Bùi Việt Thắng đánh giá: “Rõ ràng là có
một nền truyện ngắn Việt Nam, đó là sự tổng kết thành tựu thể loại trong
vòng một thế kỷ” [64,180]. Sự phát triển mạnh mẽ của truyện ngắn trong suốt
thời gian qua đã tạo nên một dòng chảy liên tục của truyện ngắn dân tộc suốt
cả hai thế kỷ.

1.2.2. Vị trí và vai trò của thể loại truyện ngắn
Raymond - một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận:
ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều
mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác
phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Truyện ngắn là một thể loại văn học
có tầm ảnh hưởng lớn mang tính toàn cầu. Xung quanh khái niệm về truyện
ngắn đã có rất nhiều quan niệm khác nhau của giới nghiên cứu, phê bình cũng
như các nhà văn. Chúng tôi thống nhất với định nghĩa trong 150 Thuật ngữ


19
văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn: “Truyện ngắn là một thể tài tự sự cỡ
nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập đến hầu hết các phương diện của
đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về
dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận đọc nó liền
một mạch không nghỉ” [1,361].
Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỷ XIX)
nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh
của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn
năm, với bao biến cố và thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã
chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỷ nguyên hiện đại, hậu
hiện đại. Hoàng Minh Tường nhiệt tình khẳng định: “Chưa bao giờ truyện
ngắn lại tung phá và biến ảo như thời kỳ này”.
Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự, hàm súc, đa nghĩa. Nó vừa
thể hiện bản lĩnh nghệ thuật sự sáng tạo, sự đổi mới tư duy của nhà văn, vừa
soi sáng được đời sống ở những thời khắc tiêu biểu và làm lóe sáng nhận
thức, vừa vạch ra được bản chất, quy luật của cuộc sống. Nó vừa có tính dự
báo, vừa có “sức nổ” nhân văn lớn lao. Truyện ngắn Việt Nam có lịch sử từ
thế kỷ XV, XVII (bắt đầu từ Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền
kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ) và đặc biệt phát triển rực rỡ ở thế kỷ XX với

nhiều thành tựu và đậm đà hồn cốt dân tộc. Ngày nay người ta không còn
nghi ngờ gì về vị trí và vai trò của truyện ngắn trong đời sống văn học cũng
như nhu cầu thẩm mỹ của con người.
Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự
đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một
hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan niệm nhân sinh; nó là một
nhát cắt, một khoảnh khắc có ý nghĩa trong cuộc đời, số phận nhân vật. Yếu
tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung
lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu


20
chưa nói hết. Truyện ngắn rất nhạy cảm với những biến động của đời sống xã
hội nên “tự nó đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình
thức nhỏ xinh, gọn ghẽ và truyền dẫn cực nhanh những thông tin mới mẻ”.
Đây là thể loại văn học có “nội khí một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm
suy”. “Truyện ngắn có khả năng sống và chớp lấy sự thật nếu không quá
chăm chú vào cái đặc biệt độc đáo nổi lên như một hiện tượng đời sống. Sự
thật ấy tiềm ẩn trong cái bình thường, trong những sự kiện hoàn toàn có thực
bởi “truyền ngôn” chứ không phải “truyền thuyết” để đem lại cho truyện ngắn
những con người thực sự và sự thật về con người” [46, 293]. Bởi rất nhạy
cảm với đời sống mà truyện ngắn thu hút được sự quan tâm của giới sáng tác,
giới nghiên cứu cũng như người đọc. Với hình thức nhỏ gọn, truyện ngắn
luôn bắt kịp những vận động của xã hội và tái hiện được mọi biến thái trước
đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người.
Vốn là một thể loại năng động, truyện ngắn có khả năng to lớn trong
việc đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống. Truyện ngắn hiện
đại dung lượng thường ngắn gọn, cô đọng, giản lược tới mức tối đa số lượng
ngôn từ nhưng phải dồn nén nhiều thông tin đến mức điển hình hóa, khái quát
hóa. Cái hay của truyện ngắn là vừa vặn, nghĩa là biết bắt đầu vào truyện như

thế nào, kịp thời chấm hết ở chỗ nào. Đó là một tác phẩm nghệ thuật có chiều
sâu nhưng lại không được dài. Nói như Đỗ Chu: “Truyện ngắn hay là một
cuộc gặp gỡ phút chốc, nhưng để lại một ấn tượng sâu đậm, làm người ta khó
quên”. Trong một cuộc trao đổi về truyện ngắn năm 1992, nhà văn Nguyên
Ngọc cũng nhấn mạnh: “... Trong độ ba trang, mấy nghìn chữ mà rõ mặt cả
một cuộc đời, một kiếp người, một thời đại. Các truyện ngắn bây giờ rất nặng.
Dung lượng của nó là dung lượng của cả một cuốn tiểu thuyết”.
Cái hay, nét độc đáo của truyện ngắn là có thể đọc liền mạch một hơi
không nghỉ, là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại
thường gắn liền với hoạt động báo chí. Do đó, truyện ngắn có tác dụng và ảnh


21
hưởng kịp thời trong đời sống. Truyện ngắn đã thực sự phát huy được vai trò
của mình, và ở những phương diện nhất định, nó đã thực hiện được một số
chức năng xã hội, thẩm mỹ của văn học.
1.2.3. Truyện ngắn mini - một dạng đặc biệt của truyện ngắn Việt Nam
đương đại
Một trong những yếu tố khiến truyện ngắn luôn chiếm một vị trí quan
trọng trên văn đàn vì đó là một thể loại luôn “tiên phong” trong việc cách tân
nội dung thể hiện cũng như phương thức biểu hiện. Sự liên tục “thay đổi
mình” như vậy đã thu hút, hấp dẫn người đọc quan tâm muốn khám phá.
Truyện ngắn mini là một dạng đặc biệt của truyện ngắn Việt Nam
đương đại, là một cách tân đáng ghi nhận của thể loại văn học vốn rất năng
động và nhạy cảm này. Tất nhiên trong nghệ thuật, chuyện dài ngắn không
thể là chuyện ngẫu nhiên, tùy tiện. Thời đại của chúng ta là thời đại của tốc
độ, của khoa học thông tin. Nếp sống, nếp nghĩ, tư duy phải nhanh gọn, trí
não đòi hỏi những gì cần và đủ, gạt bỏ không thương tiếc những gì rườm,
thừa. Thời đại mới có nhu cầu mới. Truyện ngắn mini với tính chất nhỏ, ngắn
gọn đã đáp ứng được nhu cầu và thi hiếu của con người hiện đại. Bielinxki đã

từng khẳng định: “Nếu có tư tưởng của thời đại thì cũng có những hình thức
của thời đại”. Sự xuất hiện của thể loại truyện ngắn mini là xu thế vận động
phù hợp với tư tưởng, tâm lý và nhịp sống của con người hiện đại.
Truyện ngắn mini là một kiểu của truyện ngắn hiện đại. Nó là hình
thức phát triển mới của truyện ngắn, là một thể loại văn học có những đặc
điểm riêng chứ không phải là một kiểu truyện được viết ngắn. Nhà văn
Hoàng Đình Quang đã rất có lý khi phân tích cái ngắn “cố ý”của truyện ngắn
mini với cái ngắn tự nhiên của truyện ngụ ngôn và thơ. Theo ông: với truyện
ngụ ngôn “Cái cần là cấu tứ và khúc ngoặt bất thần với hành động, sự việc,
lời nói... làm cho tình huống chuyển sang hướng khác đột ngột để rút ra một
ý nghĩa. Ở đây lời văn không thành vấn đề, chất văn lại càng không quan


22
trọng. Người ta có thể kể lại bằng nhiều dạng thái khác nhau, thậm chí cần
giữ lại cái “mô-tip” để kể lại, câu chuyện vẫn còn nguyên giá trị. Như thế thì
không phải truyện ngắn. Vì truyện ngắn phải có văn, văn của người viết”[31,
415]. Còn truyện rất ngắn mà viết theo kiểu một bài thơ ngắn thì lại rất vụng
về và rườm rà “Câu văn không được tự nhiên, cứ ép lại, gượng gạo. Đọc cứ
phải lên gân, lên cốt. Nhân vật không có hoặc có nhưng không rõ hình hài,
tính cách...” [31, 415]. Lê Ngọc Trà cũng phân biệt truyện ngắn rất ngắn
với các truyện viết ngắn khác. Theo ông sự khác nhau đó nằm ở chỗ:
“Truyện ngắn là sáng tạo của nhà văn nhằm bộc lộ cảm nhận, sự bức xúc,
trăn trở, nghiền ngẫm của người viết về con người. Đó là dòng cảm xúc,
chất nhạc của tâm trạng chảy đằng sau các sự kiện, các tình huống, kết dính
các nhân vật, làm cho chúng sống động và gợi cảm và làm nảy sinh bao
rung động, ý tưởng, bao nhiêu ám ảnh, liên tưởng miên man; không có nó không có nghệ thuật”. Còn “Truyện tiếu lâm là một thể loại văn học thuộc
phạm trù văn học dân gian và được xây dựng theo nguyên tắc giải trí - trí
tuệ. Truyện ngụ ngôn là thể loại văn học mang tính chất giáo huấn bằng
hình tượng và do đó cũng thiên về trí tuệ”. Truyện ngắn dù là rất ngắn

nhưng vẫn mang những đặc điểm của thể loại, đó là “đậm đặc cảm xúc, sự
phong phú của âm điệu, của liên tưởng, vô số những khoảng trắng có ý
nghĩa và vô nghĩa” [31, 418].
Chúng ta đang nói đến tính chất ngắn của truyện ngắn mini. Đây là cái
ngắn mang tính thể loại chứ không phải là cách viết. Truyện ngắn mini về cơ
bản vẫn là truyện ngắn, nghĩa là nó vẫn có những yếu tố cơ bản của truyện
ngắn: nhân vật, xung đột, sự cố, giải pháp... Hãy thử phân tích một truyện
ngắn mini bất kỳ: “Để không bao giờ viết nữa, hắn ngồi mài mười đầu ngón
tay xuống đá ngày này sang ngày khác cho đến khi hai bàn tay trụi lủi. Khi
đó hắn lại bắt đầu công cuộc tập viết bằng các ngón chân” (Cuộc đời tẻ nhạt
của Nhã Thuyên) .


23
Truyện có:
Nhân vật: hắn (ngôi thứ ba)
Hành động: mài mười đầu ngón tay, viết bằng các ngón chân
Diễn biến thời gian: ngày này sang ngày khác
Triết lý: viết là một hành động đã trở thành vô thức, bản năng không
thể cưỡng lại được. Hắn đã vô hiệu hóa công cụ viết bằng cách mài mười đầu
ngón tay nhưng khi hai bàn tay trụi lủi rồi thì hắn lại khởi động tập viết bằng
các ngón chân.
Dư vị: câu chuyện để lại một dư vị xót xa về khát vọng viết của các nhà
văn trong “cuộc đời tẻ nhạt”.
Truyện ngắn mini cũng giống như truyện ngắn thông thường ở cách
thức phản ánh hiện thực: lấy ít nói nhiều, lấy điểm nói diện. Những truyện
ngắn hay thường thoạt trông như chẳng có gì gây cấn quyết liệt, thậm chí
chẳng có gì để kể, nhưng rồi càng đọc càng thấm thía, càng ám ảnh. Nguyên
Ngọc từng nói rất hay về cái “nghịch lý” của truyện ngắn: “Trong nghệ thuật
có một quy luật: khi người cầm bút viết về cái mình thực sự biết sâu, kỹ,

nhiều, thì mỗi từ anh ta dùng sẽ tự nó có sức vang, sức gợi rất mạnh đến kỳ lạ.
Có lẽ đó cũng chính là một trong những bí mật của nghệ thuật” [64, 317] và
“để viết được ngắn, thì phải biết rất nhiều” [31, 453]. Cần hiểu rằng dù truyện
ngắn thông thường hay truyện ngắn rất ngắn đều là những “lát cắt của đời
sống” được phản ánh một cách đặc biệt trong một dung lượng nhỏ.
Tuy nhiên truyện ngắn mini với tư cách là một thể loại văn học tương
đối độc lập đã tồn tại trong đời sống văn học vẫn có những đặc điểm khác
nhau cơ bản với thể loại truyện ngắn thông thường. Dương Hiểu Mẫn - một
trong những người sáng lập nên tạp chí truyện cực ngắn khẳng định rằng:
“Truyện cực ngắn là một sự sáng tạo cách tân về một thể loại văn học, có
những giới định về quy luật nghệ thuật, như có hạn định về số chữ tương đối


24
quy phạm (trên dưới 1500 chữ), tư thái thẩm mỹ (độ tinh chất lượng), và đặc
trưng kết cấu (yếu tố tiểu thuyết).v.v...”.Truyện ngắn mini (hay truyện rất
ngắn) khác với truyện ngắn thông thường ở tính chất rất ngắn của nó, nghĩa là
nó tiết kiệm câu chữ đến mức tối đa “Bởi truyện ngắn là chưng cất, truyện rất
ngắn càng là chưng cất tinh túy hơn” [31, 454]. Từ khi tạp chí Thế giới mới tổ
chức cuộc thi viết truyện rất ngắn (năm 1993 - 1994) đến nay thể loại này đã
phát triển theo nhiều hướng đa dạng. Từ những truyện hơn một nghìn chữ rút
ngắn xuống vài trăm chữ, rồi rút xuống còn một câu, thậm chí một chữ. Chưa
nói đến hiệu quả, chất lượng, giá trị của những truyện đó, nhưng thực tế đó
cho thấy nhiều tác giả đã muốn thử sức mình và chuyên tâm vào thể loại văn
học mới này. Điều đó hứa hẹn những triển vọng cho sự phát triển của truyện
ngắn mini.
Tuy nhiên truyện ngắn mini nếu chỉ làm nên sự khác biệt ở tính chất
ngắn thì sức ảnh hưởng của nó không thể lớn vậy được. Truyện ngắn mini
khác truyện ngắn nói chung không phải chỉ ở chỗ nó ngắn hơn, ít lời hơn mà
còn ở chỗ dường như dư ba của nó rõ ràng hơn, mạnh hơn. Điều này cũng dễ

hiểu, bởi ở đâu càng hàm súc, độ nén càng nhiều thì sức bung ra, lan tỏa càng
lớn. Giống như “cái mũi nhọn bé tí của chiếc rùi, ở đó dồn toàn bộ sức mạnh
ấn xuống” “Từng từ phải âm vang thành hàng chục từ không nói. Tạo giữa
các từ, các câu những khoảng trống cho sự thèm khát được bồi đắp, mở rộng
suy nghiệm, ước đoán, tưởng tượng. Tạo dư vị không nguôi” [31, 450]. Nhà
nghiên cứu Lê Ngọc Trà trong bài Chất thơ của truyện rất ngắn đã nhận xét:
“Cái dư ba, nốt ngân dài là một dấu hiệu quan trọng phân biệt truyện rất ngắn
với truyện ngắn” vì “Cái hay của truyện rất ngắn ở đây là những khoảng
trống, những chỗ để ngỏ vô tình, hoặc cố tình, những cái không hiểu vô ý hay
cố ý mà thành mờ đi, bâng khuâng không kết lại... chỉ còn cách cảm với nó,
nghĩ tiếp với nó mà thôi” (Dẫn theo Bùi Việt Thắng). Hãy thử đọc và cảm
nhận truyện Điệu ru sấm chớp của Hoàng Long:


25
“Thuở nhỏ, khi đi lạc vào khu rừng vắng trong một đêm tối bão bùng,
sấm chớp rền vang làm hắn hoảng sợ cực điểm, ám ảnh đến mãi về sau này.
Rồi trôi theo đời lang bạt, hắn dần kinh sợ những lời ngọt ngào đường mật mà
độc hại tàn kinh của con người. Hắn cứ nghĩ dưới sự ngọt ngào nào cũng ẩn
chứa gươm đao. Quá chán nản, hắn bỏ vào rừng và trong một đêm sấm chớp
vang trời, hắn đã ngủ giấc ngủ bình yên nhất trong đời. Rồi hắn cũng sống
được và sống qua những thời khắc đen tối nhất. Thành đạt và giàu sang, hắn
thiết kế cho mình một phòng ngủ mô phỏng cánh rừng, với những thanh âm
sấm chớp được vặn lớn hết cỡ. Để đêm đêm, trong căn phòng vắng, hắn tìm
về những giấc ngủ bình yên” [44, 29].
Truyện chỉ gói gọn trong 150 chữ mà khiến ta phải bàng hoàng về thông
điệp và sức gợi, sức ám ảnh của nó. Có sự trải nghiệm của cả cuộc đời trong
đó. Con người tìm giấc ngủ bình yên trong những thanh âm sấm chớp (vốn là
ám ảnh thuở nhỏ) bởi kinh sợ những lời ngọt ngào, đường mật mà ẩn chứa
gươm đao. Đó là một thực tế đáng buồn trong thời buổi kinh tế thị trường. Cứ

như thế truyện không kể nhiều mà khiến người đọc liên tưởng đến hàng loạt
những chuyện trong đời sống. Cái hay, thú vị của truyện cực ngắn đó là những
giới hạn về câu chữ không phải là rào cản của sáng tạo nghệ thuật. Sức mạnh
của truyện ngắn mini thiên về sức ám gợi mạnh mẽ từ người đọc. “Không thể
phủ định được loại hình truyện rất ngắn là một thể loại văn học đầy sức mạnh,
rất gần với thơ. Điều hay ở thể loại này là nó không chỉ rọi sáng - flast - trí óc
của người đọc trong một khoảnh khắc ngắn ngủi mà tạo ra sức nặng dài hơi
mặc dù câu chuyện chỉ gói gọn trong một nhúm chữ” (Jason Sanford).
“Khoảng trắng” của truyện ngắn mini là khá lớn, nhưng để phát hiện, lý giải
cho được thông điệp thẩm mỹ của tác giả phải mất rất nhiều tâm lực. Truyện
Con ma nhảy múa của Hoàng Long chỉ vẻn vẹn hai câu, đọc trong vài giây là
xong: “Bạn đã bao giờ thấy một con ma nhảy múa chưa? Nó đang ở trước mặt


×