Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Thực trạng sử dụng phương pháp thí nghiệm trong quá trình tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi làm quen với môi trường tự n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.49 KB, 79 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa giáo dục tiểu học
-------***-------

đinh thị phơng

Thc trng s dng phng phỏp thớ nghim trong quỏ
trỡnh t chc cho tr mu giỏo 5-6 tui lm quen vi
mụi trng t nhiờn

Khoỏ lun tt nghip i hc
ngành giáo dục mầm non

Vinh 2010

1


Trờng đại học vinh
Khoa giáo dục tiểu học
-------***-------

Thc trng s dng phng phỏp thớ nghim trong quỏ
trỡnh t chc cho tr mu giỏo 5-6 tui lm quen vi
mụi trng t nhiờn

Khoỏ lun tt nghip i hc
ngành giáo dục mầm non

Giỏo viờn hng dn: ThS. Nguyễn thị thu hạnh
Sinh viờn thc hin:



đinh thị phơng

Sinh viờn lp:

47A

Vinh 2010

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến
đóng góp và sự quan tâm giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo
trong khoa Giáo dục Tiểu học. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và những
đóng góp quí báu đó.
Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo hướng dẫn
Ths. Nguyễn Thị Thu Hạnh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp. Em vô cùng cảm ơn cô đã giúp đỡ em rất nhiều
trong thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu và giáo viên các trường mầm non Bình
Minh, trường mầm non Hoa Hồng, trường mầm non Quang Trung I, trường
mầm non Trường Thi, trường mầm non Hưng Dũng I, trường mầm non Vinh
Tân đã tận tình giúp đỡ.
Cảm ơn tất cả mọi người trong gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện công việc nghiên cứu đạt kết quả.
Đây là lần đầu tiên tôi chính thức thực hiện công việc nghiên cứu khoa học.
Do vậy vẫn còn nhiều sai sót. Qua đây rất mong nhận được sự dạy bảo, đóng góp
ý kiến của các thầy cô giáo để giúp tôi có được sự hiểu biết chính xác, đầy đủ

hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, 5/2010
Sinh viên: Đinh Thị Phương

3


MỤC LỤC
Tra
ng

A. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………….........................
1
1.Lý do chọn đề tài...............................................................................................
1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................
2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................
2
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................
3
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................
3
7. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................
4
8. Cấu trúc của luận
văn......................................................................................4


B. PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................
5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.................................................
5
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu.....................................................................
5
1.2.

Các

khái

niệm

bản.................................................................................. ..9

4




1.2.1. Phương pháp dạy học trong
GDMN...........................................................9
1.2.2. Phương pháp thí nghiệm trong
GDMN....................................................11
1.2.2.1. Thử nghiệm, thực nghiệm, thí
nghiệm. ....................................................11
1.2.2.2. Phương pháp thí nghiệm trong

GDMN...................................................13
1.3. Quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với MTTN.......................................
14
1.3.1. Đặc điểm nhận thức về MTTN của trẻ MG 5-6 tuổi...............................
14
1.3.2 Nội dung làm quen với MTTN trong chương trình CS-GD trẻ 5-6
tuổi.......17
1.3.3. Các phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với MTTN.........................
18
1.4. PPTN trong quá trình tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với MTTN....
20
1.4.1. Mục đích sử dụng PPTN trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với
MTTN…………………………………………………………………………...2
0
1.4.2. Cách thức sử dụng thí nghiệm.................................................................
22
1.4.3. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp thí nghiệm.......................................
24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................
25

Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CHO TRẺ MG 5-6 TUỔI LÀM QUEN

5


VỚI MTTN.........................................................................................................
26
2.1. Mục đích khảo sát thực trạng....................................................................

26
2.2. Vài nét về đối tượng khảo sát.....................................................................
26
2.3. Nội dung khảo sát........................................................................................
26
2.4. Cách thức tiến hành điều tra.....................................................................
27
2.5. Kết quả điều tra...........................................................................................
27
2.5.1. Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng PPTN trong quá trình tổ
chức

cho

trẻ

MG

5



6

tuổi

làm

quen


với

MTTN........................................................27
2.5.2. Thực trạng việc sử dụng PPTN trong quá trình tổ chức cho trẻ MG 5 6

tuổi

làm

quen

MTTN...........................................................................................29
2.5.3. Thực trạng nhận thức về MTTN của trẻ MG 5 – 6
tuổi..........................33
2.5.3.1.

Xây

dựng

tiêu

chí

đánh

giá

trên


trẻ........................................................33
2.5.3.2.

Kết

quả

khảo

sát.......................................................................................35
2.6.

Nguyên

nhân

của

thực

trạng.......................................................................37
KẾT
LUẬN
2....................................................................................40

CHƯƠNG

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH TỔ
6



CHỨC CHO TRẺ MG 5-6 TUỔI LÀM QUEN VỚI
MTTN........................41
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp....................................................................
41
3.1.1. Đảm bảo tính giáo dục..............................................................................
41
3.1.2. Tính thực tiễn và tính khả thi...................................................................
41
3.1.3. Đảm bảo tính vừa sức cho trẻ...................................................................
42
3.1.4. Phát huy tính tích cực tự giác của trẻ......................................................
43
3.2. Các biện pháp được đề xuất.......................................................................
44
3.2.1. Tạo các tình huống nhận thức trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen
với
MTTN.....................................................................................................................4
4
3.2.2. Lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực
quan.......................................................47
3.2.3. Sử dụng công nghệ thông tin..........................................................................
48
3.3. Xây dựng một số giáo án thử nghiệm........................................................
48
3.4. Thăm dò tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp thí nghiệm
trong

các


giáo

án

nói

trên............................................................................................ 54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...............................................................................
57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM..............................................
58
7


1. Kết luận...........................................................................................................
58
2. Kiến nghị. .......................................................................................................
59

Tài liệu tham khảo.........................................................................................
60
PHỤ LỤC

8


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MTXQ:

Môi trường xung quanh

MTTN:

Môi trường tự nhiên

GDMN:

Giáo dục mầm non

MG:

Mẫu giáo

MGL:

Mẫu giáo lớn

MGN:

Mẫu giáo nhỡ

MGB:

Mẫu giáo bé

PPTN:


Phương pháp thí nghiệm

TN:

Thí nghiệm

CS-GD:

Chăm sóc-giáo dục

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
9


Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên có vị trí quan trọng trong chiến lược
phát triển con người. Trong chương trình đổi mới, ngành giáo dục mầm non xác
định mục tiêu đào tạo là nhằm hình thành ở trẻ những chức năng, năng lực của
con người; phát triển tối đa tiềm năng vốn có; hình thành những giá trị, những kỹ
năng sống cần thiết cho bản thân phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng đồng và
xã hội, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học ở giai đoạn sau.
Tổ chức cho trẻ tìm hiểu MTXQ là một trong những nhiệm vụ cơ bản để
đạt được mục tiêu đó. Trong đó, khám phá MTTN là một nội dung quan trọng
nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng đúng đắn về MTTN, góp phần phát
triển ở trẻ năng lực quan sát, năng lực tư duy, vốn sống thực tiễn. Tìm hiểu MTTN
là cơ sở ban đầu để trẻ tiếp thu những tri thức tự nhiên và hình thành ở trẻ một thế
giới quan duy vật biện chứng.
Tuy nhiên, những kiến thức về MTTN không phải dễ dàng mà trẻ tự tiếp
thu được. Đó là những kiến thức khoa học tương đối khó tiếp nhận đối với khả
năng của trẻ. Các nhà tâm lí học, giáo dục học đã chứng minh rằng, quá trình tìm

hiểu MTTN được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm, theo phương
thức đưa trẻ vào hoạt động trực tiếp là phù hợp hơn cả đối với trẻ - đó chính là
phương pháp tổ chức cho trẻ làm các TN, thử nghiệm đơn giản. Mục đích của việc
sử dụng phương pháp này là tổ chức cho trẻ vào trải nghiệm trực tiếp để giải quyết
các tình huống nhận thức. Chúng ta biết rằng trẻ học tốt nhất khi được trải nghiệm
trực tiếp. Mặt khác, việc tổ chức làm các TN đơn giản luôn tạo cho trẻ hứng thú,
lôi cuốn, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò ham hiểu
biết. Đó là cơ hội để trẻ sử dụng mọi giác quan trong quá trình tìm hiểu khám phá,
thử nghiệm, từ đó tìm ra hoặc kiểm tra lại những hiểu biết của mình, phát triển kỹ
năng tư duy bậc cao: phân tích sự kiện, thu thập và xử lý thông tin... Đồng thời
hình thành các năng lực như: hợp tác với bạn bè, tính năng động sáng tạo,...đặc
biệt là đặt nền tảng cho việc hình thành thái độ khoa học đối với các hiện tượng
xảy ra trong cuộc sống.

10


Qua quá trình khám phá trẻ tự trải nghiệm, tự tìm hiểu, hiểu được vấn đề và
tự mình rút ra kết luận cho vấn đề được nêu. Kiến thức mà trẻ nhận được không
phải là sự áp đặt từ giáo viên, đó là sự tìm tòi một cách chủ động, tích cực và sáng
tạo của trẻ dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, việc sử dụng PPTN khi tổ chức cho trẻ 5-6
tuổi làm quen với MTTN vẫn còn hạn chế, đa phần giáo viên chưa nhận thức đúng
đắn về vị trí, ý nghĩa của PPTN. Vì vậy, khi tổ chức tìm hiểu MTTN vẫn thường
có hiện tượng “dạy chay”- giáo viên áp đặt trẻ, đưa ra kiến thức yêu cầu trẻ nhắc
lại, chưa quan tâm tới việc giúp trẻ tìm kiếm tri thức như thế nào? Chưa chú trọng
tạo điều kiện cho trẻ được tìm hiểu kiến thức thông qua trải nghiệm trực tiếp. Họ
còn lúng túng trong việc thiết kế và sử dụng các TN linh hoạt, mang tính phát
triển, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp, địa
phương. Vì chưa được quan tâm thoả đáng nên hiệu quả hoạt còn thấp.

Với những lý do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng sử
dụng phương pháp thí nghiệm trong quá trình tổ chức cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
làm quen với MTTN” để làm khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng sử dụng PPTN trong quá trình tổ chức cho trẻ MG 5-6
tuổi làm quen với MTTN tại một số trường MN trên địa bàn TP Vinh. Trên cơ sở
đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phương
pháp này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

3.1. Khách thể nghiên cứu.
Quá trình tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi làm quen với MTTN.

3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng sử dụng PPTN trong quá trình tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi làm
quen với MTTN.

11


4. Giả thuyết khoa học.
Trên thực tế hiện nay, các hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen với MTTN
thường đạt hiệu quả thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do giáo viên chưa
quan tâm thỏa đáng tới việc sử dụng PPTN trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen
với MTTN.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề tổ chức hoạt động làm quen với
MTTN cho trẻ 5-6 tuổi .
5.2. Tìm hiểu thực trạng sử dụng PPTN trong quá trình tổ chức cho trẻ MG
5-6 tuổi làm quen với MTTN.

5.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc của việc sử dụng
PPTN trong quá trình tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với MTTN.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề
tài nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát.
Quan sát hoạt động của trẻ MG 5-6 tuổi khi làm quen với các đối tượng
trong MTTN.
Quan sát hoạt hoạt động của giáo viên MN trong quá trình tổ chức cho trẻ
làm quen với MTTN để nắm được thực trạng việc sử dụng TN cho trẻ MG 5-6
tuổi làm quen với MTTN.
6.2.2. Phương pháp đàm thoại.
Trò chuyện, trao đổi với giáo viên, quản lý chuyên môn, với trẻ để tìm hiểu
các thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2.3. Phương pháp điều tra.

12


Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên để tìm hiểu nhận thức và thực
trạng việc sử dụng PPTN trong quá trình tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với
MTTN.
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
Nghiên cứu giáo án các hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen với MTTN
6.3. Phương pháp thống kê toán học.
Thu thập, xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu.
Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi nghiên cứu thực trạng sử dụng PPTN

trong quá trình tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi làm quen với một số đề tài về các
hiện tượng thiên nhiên và các yếu tố tự nhiên thông qua hình thức trong tiết học ở
các trường MN: Hoa Hồng, Bình Minh, Quang Trung I, Hưng Dũng I, Vinh Tân.
8. Cấu trúc của luận văn.
A. Phần mở đầu.
B. Phần nội dung.
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng trạng sử dụng PPTN trong quá trình tổ chức cho trẻ
MG 5-6 tuổi làm quen với MTTN.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc của việc sử dụng
phương pháp thí nghiệm trong quá trình tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với
MTTN.
C. Phần kết luận và kiến nghị sư phạm.

13


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thí nghiệm là một trong những phương pháp có vai trò hết sức
quan trọng trong quá trình giáo dục. Chính vì vậy, vấn đề này từ lâu đã được các
nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
1.1.1. Trên thế giới.
Phương pháp thí nghiệm là một phương pháp dạy học đã có từ lâu cùng với
hệ thống các phương pháp dạy học. PPTN là phương pháp nghiên cứu đặc trưng
của các ngành khoa học thực nghiệm.
Anhstanh cũng khẳng định: “Tất cả sự nhận thức về thế giới thực tại xuất
phát từ thực nghiệm và hoàn thành bằng thực nghiệm”.
Spaski đã nêu lên thực chất của phương pháp thực nghiệm của Galile với ý

nghĩa đầy đủ của nó như sau: Xuất phát từ quan sát và thực nghiệm, nhà khoa học
đã xây dựng được một số giả thuyết, đó không chỉ đơn giản là sự tổng quát hóa
các TN đã làm. Nó còn chứa đựng một điều gì mới mẻ không có sẵn trong từng
TN cụ thể. Bằng phương pháp suy luận logic và bằng toán học, nhà khoa học có
thể từ giả thuyết đó mà rút ra một số hệ quả, tiên đoán một số sự kiện mới mà
trước đó chưa biết đến. Những hệ quả và sự kiện mới đó có thể dùng thực nghiệm
mà kiểm tra lại được. Nếu sự kiểm tra thành công, nó khẳng định sự đúng đắn của
các giả thuyết và khi đó giả thuyết được coi là một định luật vật lý chính xác.
Heisenberg đã viết: “Những TN đó được sáng tạo ra để giải thích những
vấn đề đặc biệt quan trọng bất kể là thực tế ta có thể thực hiện được TN đó hay
không. Dĩ nhiên, điều quan trọng là TN đó có thể thực hiện được về nguyên tắc,
mặc dù kỹ thuật thực nghiệm của nó có thể rất phức tạp. Những TN tưởng tượng
đó rất có ích trong việc giải quyết một số vấn đề”.
Ngay từ thời kỳ văn hóa Phục Hưng, các nhà giáo dục như Tomat More
(1478 – 1535) đã đề cao phương pháp quan sát, TN thực hành trong dạy học.
14


Các-Mác cũng đã viết: “Nhà vật lý hoặc là quan sát những quá trình của tự
nhiên ở những nơi quá trình đó xảy ra dưới dạng rõ nét nhất và ít bị những ảnh
hưởng phá hoại che lấp đi mất, hoặc là nếu có thể tiến hành thí nghiệm trong
những điều kiện đảm bảo cho quá trình diễn ra dưới dạng thuần khiết”.
Phê phán các quan điểm của chủ nghĩa quy nạp, khoa học luận hiện đại
khẳng định: trong nhà trường cần tổ chức cho học sinh nghiên cứu vật lý theo tiến
trình mô hình hóa. Trong tiến trình này, ngay từ việc quan sát tự nhiên và những
TN nếu có được hòa nhập vào nhau và đều được chỉ đạo bởi một nguyên lý nào
đó. Đó chính là cơ sở để nêu ra tiền đề đầu tiên dưới dạng một giả thiết.
Các tài liệu khoa học của các nhà tâm lý học, giáo dục học như: J.J. Ruxô,
Kecsenxtenơ, J.A.Cômenxki, I.F.Kharlamop…. đã đi sâu tìm hiểu bản chất của
PPTN, từ đó đưa ra hệ thống lý luận khoa học của PPTN. Trong đó nhấn mạnh tới

vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của người học và vấn đề sử dụng PPTN trong
dạy học.
Trong lý luận giáo dục của mình J.J.Ruxô (1712 - 1778) đã chú trọng các
phương pháp dạy học mang tính trực quan, đặc biệt coi trọng TN, thực hành. Dạy
học theo ông không chỉ mang tri thức đến cho trẻ mà cái lớn hơn là dạy trẻ
phương pháp tư duy, phương pháp hành động.
Kecsenxtenơ – người đưa ra mô hình “Nền giáo dục công dân” cũng đã
nhấn mạnh: phương pháp thực hành và hành động thực tiễn. Ông đề cao việc cho
học sinh tự mình chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Jean – piaget xem xét sự phát triển của các thao tác thực hành trong mối
liên hệ chung với sự phát triển trí tuệ. Ông chỉ ra rằng, các thao tác thực hành có
một ý nghĩa đối với sự hình thành tri giác.
Theo nhà động vật học người Pháp Cuvier thì: “Khi ta quan sát ta lắng nghe
xem thiên nhiên nói gì, còn khi tiến hành TN thì ta làm cho thiên nhiên phải bộc lộ
ra những bí mật của mình”.

15


DE.Xi-Vô-Con đã định nghĩa thực nghiệm khoa học tự nhiên như sau: “Thực
nghiệm khoa học tự nhiên chẳng qua là một quá trình thực hành của việc nghiên cứu khoa
học”.
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học Mỹ và Pháp đã đề
xuất “Phương pháp bàn tay nặn bột”. Chủ trương của các nhà khoa học này là đặt
học sinh vào vị trí của nhà khoa học, tự mình xây dựng các phương án TN và
chính các em tự tiến hành làm các TN dưới sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên,
đồng thời giúp các em hình thành các kỹ năng, kỹ xảo thực hành.
Bản chất của PPTN chính là việc phát huy tính tích cực nhận thức của
người học. Chính vì vây, các nghiên cứu về PPTN trong dạy học đều hướng tới
việc nâng cao hoạt động nhận thức của người học. Từ đó giúp quá trình tư duy và

trí tuệ của người học phát triển mạnh mẽ.
1.1.2. Ở Việt Nam.
PPTN là một phương tiện hữu hiệu giúp người học tiếp cận và lĩnh hội tri
thức một cách có hiệu quả cao. Người học được trải nghiệm trực tiếp thông qua
các hoạt động thí nghiệm, khám phá về đối tượng. Chính vì thế có rất nhiều nhà
khoa học, tâm lý học, giáo dục học đã đã quan tâm, nghiên cứu về PPTN.
Thời gian qua, một số nhà nghiên cứu đã tiến hành thí điểm, thử nghiệm
“Phương pháp tích cực lấy người học làm trung tâm” của Nguyễn Kỳ (Thứ trưởng
Bộ GD & ĐT). Coi việc sử dụng PPTN là phát huy tính tích cực, lấy người học
làm trung tâm, đưa người học vào những hoạt động trải nghiệm trực tiếp, giúp
người học tự tìm tòi, khám phá vấn đề.
Việc sử dụng PPTN trong quá trình dạy học hiện nay cũng đã được nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đưa ra cách thức sử dụng PPTN: xác
định mục đích của TN; vạch ra kế hoạch tiến hành; tiến hành TN và tổng kết TN.
Phạm Hữu Tòng nghiên cứu TN trong phương pháp thực nghiệm: “Phương
pháp thực nghiệm là một phương pháp nhận thức khoa học được thực hiện khi nhà
nghiên cứu tìm tòi xây dựng phương án TN và tiến hành TN, nhà khoa học thu được
những thông tin cần thiết cho việc xác lập hoặc kiểm tra một số giả thuyết nào đó”.

16


Tạ Ngọc Hòa (1998) nghiên cứu vai trò của thí nghiệm vật lý và xây dựng
quy trình hướng dẫn thực hành vật lý nhằm giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học
sinh lớp 8 Trung học cơ sở.
Nghiên cứu của Lê Thị Hương (2000) nhấn mạnh tới việc sử dụng PPTN
kết hợp với hình thức hoạt động nhóm trong quá trình dạy học phần khoa học môn
tự nhiên xã hội nhằm phát huy tích tích cực nhận thức của học sinh.
Nguyễn Xuân Hoài (2006) nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng dạy học
phần quang học lớp 7 bằng phương pháp thực nghiệm.

Các nhà giáo Nguyễn Anh Dũng, Bùi Phương Nga, Lê Đình Thu, Nguyễn
Minh Phương trong cuốn “Phương pháp dạy học Tự nhiên Xã hội” cũng đã nêu
lên được cách thức tổ chức dạy học và nhiều phương pháp dạy học, trong đó nói
đến việc sử dụng PPTN nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
Lê Thị Ánh Nga (2006) đã đề cập đến việc sử dụng PPTN kết hợp thảo luận
nhóm trong dạy học môn khoa học ở trường tiểu học.
Trần Thị Nga (2007) đưa ra quy trình rèn luyện kỹ năng thực hành TN và tổ
chức cho học sinh thực hành TN trong dạy học phân môn khoa học cho sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học.
Giáo dục Việt Nam ngày càng quan tâm đến bậc học MN, đến sự phát triển toàn
diện của trẻ. Hiện nay, giáo dục MN đang từng bước đổi mới về nội dung và hình thức
dạy học.
Nguyễn Thanh Thủy (Phó trưởng phòng giáo dục MN - Sở GD&ĐT
TP.HCM) trong cuốn “Khám phá và thử nghiệm dành cho trẻ nhỏ” đã biên soạn
và hướng dẫn giáo viên thực hiện một số TN đơn giản, dễ làm, vừa sức trẻ, giúp
trẻ thấy được sự biến đổi kỳ diệu của MTTN và mối quan hệ qua lại phụ thuộc của
nó.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền trong cuốn “Trò chơi, TN tìm hiểu thiên
nhiên xung quanh trẻ 5-6 tuổi” đã biên soạn và hướng dẫn cách thức tổ chức các
trò chơi, TN. Giúp giáo viên chủ động sáng tạo ra các trò chơi, TN phù hợp, hấp
dẫn đối với trẻ, đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục MN hiện nay.

17


Theo thạc sĩ Lê Thị Liên Hoan, đối với trẻ MN, học bất cứ gì đều là hoạt
động trải ngiệm, khám phá. Do vậy, thử sai là cách học thích hợp với trẻ nhỏ và là
con đường hình thành khả năng tự học.
Theo thạc sĩ Đỗ Chiêu Hạnh cho rằng, ở trường MN, khám phá khoa học là
một trong những hoạt động tạo ra nhiều cơ hội để rèn luyện và hình thành kỹ năng

nhận thức. Thông qua các bài học đơn giản, giáo viên không chỉ cung cấp cho trẻ
một vốn tri thức nào đó, mà còn giúp trẻ hình thành năng lực tư duy, khả năng
phán đoán và giải quyết vấn đề, nuôi dưỡng lòng say mê khám phá,…đặt những
tiền đề cần thiết cho trẻ trong suốt cuộc đời.
Đặc biệt, theo PGS. TS Hoàng Thị Phương trong cuốn tài liệu: “Phương
pháp hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ” tác giả đã đề cao PPTN trong quá trình
tổ chức cho trẻ làm quen với các đề tài về MTTN.
Năm 2005, Vụ giáo dục MN ra chương trình “MN mới” nhấn mạnh việc sử
dụng PPTN, tạo môi trường đưa trẻ vào trải nghiệm trực tiếp trong quá trình hoạt
động.
Tóm lại, ở Việt Nam một số tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của
PPTN trong dạy học cho trẻ MN. Tuy nhiên, chưa có chương trình hướng dẫn cụ
thể sự lựa chọn cũng như cách thức tiến hành sử dụng PPTN trong quá trình tổ
chức cho trẻ làm quen với MTXQ nói chung và MTTN nói riêng.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Phương pháp dạy học trong GDMN
* Biện pháp:
Trong cuốn từ điển tường giải và liên tưởng Tiếng Việt của tác giả Nguyễn
Văn Đạm định nghĩa: “Biện pháp là cách làm, cách hành động, đối phó để đi tới
một mục đích nhất định”.
Theo từ điển giáo khoa Tiếng Việt tiểu học do Nguyễn Như Ý chủ biên cho
rằng: “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”.
Như vậy, theo nghĩa chung nhất, biện pháp là cách làm để đạt được mục
đích đã đề ra, phải xuất phát từ các giải pháp và được sử dụng các phương pháp cụ
thể.
18


* Phương pháp dạy học:
Theo nghĩa chung nhất của triết học: “Phương pháp là cách thức, là con

đường, là phương tiện để đạt được mục đích nhất định, giải quyết những vấn đề nhất
định”.
Phương pháp theo từ gốc của tiếng Hy lạp là “methodos” có thể hiểu theo
nghĩa chung là tập hợp những thủ pháp, những cách thức, những con đường bao
gồm các thao tác thực hành hay lý thuyết để đạt được mục đích nào đó.
“Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của người dạy
và người học trong quá trình dạy học nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ giáo
dục”.
Như vậy phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp
học, nó có mối quan hệ biện chứng với nhau, và ta có thể hiểu: phương pháp dạy
học là cách thức hoạt động thống nhất giữa thầy và trò. Trong đó, giáo viên là
người tổ chức, hướng dẫn, trò tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức để nhằm đạt
được mục đích nhiệm vụ dạy học đã được đề ra.
* Phương pháp dạy học trong giáo dục MN
Phương pháp dạy học trong giáo dục MN là những cách thức làm việc của
giáo viên và của trẻ. Trẻ được giáo viên hướng dẫn nhằm tiếp thu những tri thức, kỹ
năng và thói quen mới. Dạy học cho trẻ MN bao gồm hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn có liên quan đến hoạt động đó của trẻ, một hoạt động mang ý nghĩa
giáo dục.
“Phương pháp dạy học trong giáo dục MN là những cách thức tổ chức
hoạt động nhận thức cho trẻ nhằm đảm bảo cho trẻ nắm được tri thức và các
phương thức hoạt động tư duy, thực tiễn, góp phần hình thành nhân cách cho
trẻ”.
Trong quá trình dạy học, dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của giáo
viên, trẻ vừa là đối tượng, vừa là chủ thể chủ động, tích cực, sáng tạo chiếm lĩnh
hệ thống biểu tượng về thế giới xung quanh, hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.

19



Các phương pháp dạy học trong giáo dục MN chịu sự chi phối mạnh mẽ
của mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học ở MN. Xuất phát từ nhận thức của trẻ,
dạy học ở MN có những đặc thù riêng. Khác với trường phổ thông, việc lĩnh hội
tri thức mới ở trường MN phải được diễn ra trong quá trình hoạt động của trẻ,
trong các thao tác thực hành với đồ vật, trong các trò chơi. Khi xác định phương
pháp dạy học phải dựa trên yếu tố trực quan, sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Cần
xuất phát từ hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của trẻ hơn là tính chất
hoạt động của giáo viên. Đây là một trong những định hướng quan trọng trong
việc sử dụng phương pháp dạy học MN theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận
thức của trẻ.
1.2.2. Phương pháp thí nghiệm trong giáo dục mầm non.
Thí nghiệm, thử nghiệm, thực nghiệm là cách thức đưa người học vào hoạt
động trải nghiệm trực tiếp, giúp người học rút ra, suy ra một vấn đề nào đó.
1.2.2.1. Thử nghiệm, thực nghiệm, thí nghiệm.
* Thử nghiệm:
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Thử nghiệm là làm thử, coi như đó là một thí
nghiệm để xem xét kết quả ra sao.
Thử nghiệm là làm thử, thí nghiệm xem xét kết quả ra sao.
* Thực nghiệm:
Phương pháp thực nghiệm là một phương pháp quan trọng nhất của khoa
học tự nhiên.
Phương pháp thực nghiệm là một phương pháp nhận thức khoa học, nghiên
cứu các hiện tượng tự nhiên bằng cách chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu.
Khi thực nghiệm hoặc người tạo ra những điều kiện để xem hiện tượng thay đổi như
thế nào? Có thể nói là phương pháp thực nghiệm là phương pháp thu lượm thông tin
bằng cách sắp đặt các sự kiện để cho chúng tự bộc lộ những quy luật tự nhiên của
chúng.
Trong nghiên cứu vật lý thực nghiệm được hiểu theo 2 cách:

20



- Theo nghĩa hẹp: Phương pháp thực nghiệm chỉ là khâu tiến hành TN kiểm
tra đã có hoặc để đo đạc độ chính xác cao một đại lượng vật lý nào đó. Như vậy
phương pháp thực nghiệm chỉ là khâu thí nghiệm vật lý. Cách hiểu này làm giảm
vai trò của phương pháp thực nghiệm trong quá trình nhận thức.
- Theo nghĩa rộng: Phương pháp thực nghiệm bao gồm tất cả các khâu của
quá trình nhận thức từ việc đặt vấn đề trên cơ sở các sự kiện thực nghiệm hoặc
quan sát, đến khâu đề ra giả thuyết, tiến hành TN kiểm tra giả thuyết, xử lý kết
quả và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu. Cách hiểu này đúng với vai trò của
phương pháp thực nghiệm trong quá trình nhận thức.
* Thí nghiệm:
Theo từ điển Tiếng Việt, Thí nghiệm là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào
đó trong điều kiện xác định để quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng
minh.
Thí nghiệm là một hình thức quan sát đặc biệt, được tổ chức trong những
điều kiện có tổ chức, trong đó trẻ được tham gia một cách tích cực.
Thí nghiệm là làm thử theo những điều kiện, nguyên tắc đã được xác định
để nghiên cứu, chứng minh.
Theo một số quan điểm khác cho rằng: Thí nghiệm là một thử nghiệm hay
kiểm tra một lý thuyết khoa học bằng cách thao tác với các yếu tố trong môi
trường để quan sát kết quả có phù hợp với các tiên đoán lý thuyết hay không.
Thí nghiệm còn được hiểu là: quá trình tạo dựng một sự quan sát hay thực
hiện một phép đo. TN là sự quan sát hiện tượng nghiên cứu trong các điều kiện
được kiểm tra chính xác, cho phép theo dõi tiến trình của hiện tượng và tái tạo nó
mỗi lần lặp lại các hiện tượng này.
Trong vật lý học, TN là phương pháp, là cách thức mà bằng cách nào đó
con người tác động một cách có ý thức, hệ thống lên các sự vật, các hiện tượng
xảy ra trong những điều kiện nhất định. Sự phân tích về mặt lý thuyết các điều
kiện và quá trình xảy ra trong đó đóng vai trò hết sức quan trọng. Sự tác động đó

có thể là trực tiếp hay gián tiếp thông qua các thiết bị máy móc gọi là công cụ.

21


Thí nghiệm là hành vi có mục đích kiểm chứng giả thuyết hay lý luận đã đề
ra hoặc phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên. Bằng cách tái hiện và quan sát các hiện tượng trong điều kiện nhân tạo và
sử dụng các dụng cụ thích hợp để quan sát, đo đạc, TN giúp ta có được những kết
quả (tài liệu) khách quan, dựa vào đó có thể tìm ra tính đúng sai của giả thuyết đã
đề ra và mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng.
1.2.2.2. Phương pháp thí nghiệm trong giáo dục mầm non.
Với trẻ MN, trong quá trình tổ chức cho trẻ tìm hiểu MTXQ. PPTN được
coi như là việc tổ chức cho trẻ làm các thử nghiệm đơn giản, đưa trẻ vào những
trải nghiệm trực tiếp.
- PPTN là cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ được trải nghiệm trực tiếp để
tìm hiểu một vấn đề, một mặt nào đó của đối tượng.
- PPTN đòi hỏi giáo viên hoặc trẻ phải tác động lên sự vật hiện tượng để
phát hiện hoặc chứng minh một vấn đề nhận thức cụ thể.
Những TN đơn giản có thể tổ chức trên giờ học, giờ chơi, trong góc thiên
nhiên hay vườn trường. TN có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển óc quan sát, tính
ham hiểu biết, giáo dục thái độ tích cực đối với các hiện tượng thiên nhiên.
Các nhà tâm lý học, giáo dục học như: J.J. Rutxô, Kecsenxtenơ,
J.A.Cômenxki…đã đi sâu tìm hiểu bản chất của PPTN – đó là phát huy tính
tích cực nhận thức của người học, từ đó đưa ra hệ thống lý luận khoa học của
PPTN, trong đó nhấn mạnh tới vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của
người học và vấn đề sử dụng PPTN trong dạy học.
Những kiến thức khoa học thực nghiệm mang tính trừu tượng trong khi đó
nhận thức của trẻ chủ yếu là nhận thức cảm tính, tư duy trực quan chiếm ưu thế.
Chính vì thế, thông qua việc giáo viên tổ chức cho trẻ làm TN, trẻ được phán

đoán, được thao tác, được trực tiếp trải nghiệm, từ đó rút ra những kết luận khoa
học đúng đắn, giúp phát triển năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ cho các em.
J.A.Cômenxki vĩ đại (1592 – 1670) đã viết trong cuốn “Phép giảng dạy vĩ
đại” rằng: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực phán đoán đúng đắn, phát

22


triển nhân cách. Hãy tìm ra phương pháp nào giáo viên ít dạy hơn, học sinh học
nhiều hơn”. Với tư tưởng đó, giáo viên cần tạo các tình huống, tạo ra môi trường
cho trẻ được thể hiện sự tò mò, tính ham hiểu biết và chủ động giải quyết các tình
huống đó.
Như chúng ta đã biết, PPTN luôn thu hút được sự chú ý của trẻ bởi các em
rất tò mò mỗi khi giáo viên đưa ra dụng cụ chuẩn bị TN. Thế nên PPTN rất thành
công trong dạy học và rất phù hợp với tư duy của trẻ MG, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi.
Thí nghiệm được coi như là một hệ thông tin, là cầu nối giữa lý thuyết với thực
tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chính xác của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng
tạo và là phương tiện thuận lợi giúp trẻ hình thành, phát triển tư duy kỹ thuật và các kỹ
năng kỹ xảo.
Thí nghiệm có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo niềm tin khoa học, trẻ dễ dàng
hiểu được các hiện tượng do kích thích được sự say mê và hứng thú học tập.
Trong quá trình tiến hành TN dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ quan sát, phán
đoán, phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra những kết luận khoa học. Do đó các
thao tác tư duy dần được hình thành và phát triển. Mặt khác việc tiếp xúc với các
TN có tác dụng góp phần giáo dục kỹ năng thực hành cho trẻ.
1.3 Quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với MTTN
1.3.1. Đặc điểm nhận thức về MTTN của trẻ MG 5-6 tuổi.
Đối với trẻ MN, MTTN là một thế giới bí ẩn và xa lạ, rất phong phú và đa
dạng đầy hấp dẫn mà trẻ muốn khám phá, muốn tìm hiểu, muốn được tiếp xúc với
nó, muốn được hoà mình vào nó để thoả mãn sự tò mò của mình. Đó là nhu cầu

nhận thức tự nhiên của trẻ nhỏ.
Nội dung và yêu cầu của việc khám phá các đối tượng trong MTTN của trẻ
MG 5-6 tuổi được mở rộng và nâng cao hơn so với MGB và MGN. Nội dung yêu
cầu trẻ phải so sánh, phân tích đó là cơ sở để phát triển tư duy, tính năng sáng tạo
của trẻ. Kiến thức về MTTN cung cấp cho trẻ theo nguyên tắc đồng tâm nhưng
đảm bảo tính hệ thống. Kiến thức đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm
nâng cao dần yêu cầu phát triển nhận thức cho trẻ về MTTN.

23


* Trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp xúc và nhận thức về MTTN.
Thiên nhiên là một kho tàng vô tận luôn thu hút sự quan tâm, tò mò của trẻ.
Hầu hết, tất cả trẻ em đều rất thích tiếp xúc và hoạt động với thiên nhiên, chúng
say mê hoạt động với các đối tượng trong MTTN. Trẻ thích thú ngắm nhìn thiên
nhiên với ánh mắt tò mò, mong muốn được tìm hiểu, khám phá. Ở trẻ xuất hiện
hàng loạt các câu hỏi: Vì sao trăng lại sáng? Tại sao lại có mưa, mưa từ đâu rơi
xuống?....Tất cả những yêu cầu của trẻ người lớn khó mà thoả mãn hết được.
Với MTTN, trẻ được quan sát, được tiếp xúc với các hiện tượng tự nhiên:
nắng, mưa, gió, bão,… trẻ nhận biết, phân biệt và có những hiểu biết ban đầu về
các hiện tượng tự nhiên đó.
* Nhận thức của trẻ về MTTN còn mang nặng tính cảm tính.
Trẻ được tiếp xúc với MTTN ở mọi lúc mọi nơi và chính trong quá trình
tiếp xúc đó bước đầu trẻ đã có nhận thức về thế giới xung quanh. Tuy đặc điểm của
trẻ 5-6 tuổi đã xuất hiện tư duy trực quan trừu tượng nhưng vẫn còn mang nặng cảm
tính.
Nhận thức cảm tính còn được thể hiện ở sự đánh giá các sự vật hiện tượng
xung quanh theo chủ quan bản thân, trẻ thấy đẹp là thích, vào bệnh viện thấy ai
mặc áo trắng cũng gọi là bác sĩ,…Trẻ dùng trực giác để suy đoán, logic cảm tính,
chúng thường dùng những phép màu để giải thích những điều xảy ra trong thế giới

của chúng. Vốn tri thức kinh nghiệm, vốn ngôn ngữ còn hạn chế, nên những câu
giải thích của trẻ đều theo cảm tính của trẻ, thể hiện qua những lời nói ngây ngô.
VD: Trời mưa là do ông trời khóc; mùa xuân đến là để cây xanh đâm chồi nẩy
lộc... Những nhận xét này đặc trưng cho cách nhìn chủ quan cảm tính của trẻ và
trẻ tin đó là đúng và không có cách giải thích nào khác.
Bên cạnh đó nhận thức của trẻ còn mang tính trực quan hành động, tư duy
của trẻ còn gắn liền với sự vật, đồ vật mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc, trẻ lĩnh hội
tri thức bằng các giác quan. Trẻ dễ tập trung chú ý, ghi nhớ và tái hiện những sự
vật, hiện tượng lạ, hấp dẫn, chuyển động được và gây được sự tò mò ở trẻ. Vì vậy,
trong quá trình tổ chức cho trẻ tìm hiểu MTTN cần tăng cường yếu tố trực quan

24


sinh động, hấp dẫn, tạo điều kiện để trẻ được trực tiếp tiếp xúc, sử dụng các giác
quan để nhận thức đối tượng một cách có hiệu quả nhất.

* Khả năng nhận thức của từng trẻ là không giống nhau.
Mỗi trẻ, mỗi độ tuổi đều có những sự phát triển khác nhau, khả năng nhận
thức của mỗi trẻ ở mỗi độ tuổi cũng khác nhau, nó phức tạp dần theo độ tuổi,
phạm vi đối tượng tăng dần cả về hình thức và số lượng.
Trẻ MG 5-6 tuổi đã có khả năng tổng hợp và khái quát hoá đơn giản những
dấu hiệu bên ngoài khác nhau hay giống nhau, phân hạng, phân nhóm các đối tượng
xung quanh. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng có khả năng nhận thức như nhau,
mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt. Chúng có nhu cầu, sở thích, khả năng là khác nhau.
VD: Khám phá trời mưa: Đa phần trẻ biết được những hạt mưa chính là những giọt
nước rơi từ trên trời xuống. Có trẻ sẽ nhớ được trước khi mưa thì bầu trời xám xịt,
mây đen…. Có trẻ biết được trong khi mưa thường có sấm chớp…Trẻ khác có thể
biết quá trình tạo mưa...
Trẻ có khả năng vận dụng những điều đã biết vào việc liên hệ với cuộc

sống xung quanh sâu, rộng hơn so với các độ tuổi trước. Trẻ có ý thức với các
hành động văn hoá và hành vi văn minh của mình trong cuộc sống, hiểu được ý
nghĩa của lao động đối với con người, hiểu được các thao tác đơn giản mà trẻ
thường xuyên được tiếp xúc. VD: Tìm hiểu về nước: Trẻ biết được nước có ở
những đâu? Mỗi trẻ biết được một vài tác dụng của nước: dùng để nấu ăn, nước
giúp cho cây xanh tốt, dùng để rửa mặt…. Từ đó trẻ có ý thức bảo vệ nguồn
nước, giữ gìn vệ sinh, không xả rác vào nguồn nước….
Mỗi trẻ là một cá thể riêng nên việc nhận thức về thế giới xung quanh cũng
không giống nhau. Vì vậy, trong quá trình tổ chức hướng dẫn trẻ tìm hiểu MTTN
cần tìm hiểu đặc điểm từng cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù
hợp, tránh giáo dục đồng loạt đại trà. Cần tận dụng yếu tố trực quan và sự hấp dẫn
của các đồ dùng trực quan, tổ chức các hoạt động của trẻ tránh máy móc, gò bó áp

25


×