Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Thể thơ, câu thơ và từ ngữ trong thơ thanh thảo luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.05 KB, 127 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học Vinh

TRN TH MAI

thể thơ, câu thơ và từ ngữ
trong thơ thanh thảo
CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC
Mã Số: 60.22.02.40

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN

Ngi hng dn khoa hc: TS. NG LU


2

NGhÖ an - 2012

2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình theo học ngành Ngôn ngữ học - khoa Ngữ văn - trường
Đại học Vinh và quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, chúng tôi đã nhận
được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, trường
Đại học Vinh. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của
gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các
thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo,


TS. Đặng Lưu, người thầy đã tận tâm hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận
văn này.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, chúng tôi đã hết sức
cố gắng nhưng do khả năng có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi
sai sót. Do vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các
thầy cô giáo và các bạn.
Nghệ An, tháng 10 năm 2012.
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................7
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................13
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................14
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................14
6. Đóng góp mới của luận văn.........................................................................15
7. Cấu trúc luận văn.........................................................................................15
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI................................................................16
1.1. Một số luận điểm cơ bản về ngôn ngữ thơ...............................................16
1.2. Đặc điểm ngôn ngữ thơ Việt Nam đương đại..........................................24
1.2.1. Ngôn ngữ thơ đậm chất đời thường.......................................................26
1.2.2. Ngôn ngữ thơ tỉnh lược tối đa các dấu hiệu liên kết, gia tăng độ nhòe
ngữ nghĩa.........................................................................................................29
1.2.3. Sự gia tăng chất văn xuôi trong ngôn ngữ thơ......................................30
1.2.4. Xuất hiện những trò chơi chữ nghĩa trong thơ......................................31
1.3. Thơ Thanh Thảo trong bối cảnh thơ Việt đương đại................................33

1.3.1. Thanh Thảo và những nỗ lực cách tân thơ ...........................................33
1.3.2. “Dấu chân qua trảng cỏ”, “Khối vuông rubic” và “123” - ba tập thơ
đánh dấu sự vận động của thơ Thanh Thảo trong nền thơ Việt đương đại.....36
1.4. Tiểu kết chương 1.....................................................................................38
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM THỂ THƠ TRONG THƠ THANH THẢO................................40
2.1. Tiểu dẫn....................................................................................................40
2.2. Vấn đề thể thơ trong thơ Thanh Thảo......................................................41
2.2.1. Đặc điểm của thể thơ tự do trong thơ Thanh Thảo................................43
2.2.2. Thể thơ văn xuôi trong thơ Thanh Thảo................................................61
2.3. Tiểu kết chương 2.....................................................................................68
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM CÂU THƠ VÀ TỪ NGỮ TRONG THƠ THANH THẢO........71
3.1. Đặc điểm câu thơ trong thơ Thanh Thảo .................................................71
3.1.1. Khái niệm câu thơ và tiêu chí nhận diện câu thơ trong thơ Thanh Thảo
.........................................................................................................................71
3.1.2. Một số kiểu câu thơ nổi bật trong thơ Thanh Thảo...............................73


5
3.2. Đặc điểm từ ngữ trong thơ Thanh Thảo...................................................95
3.2.1. Từ ngữ trong thơ và một số hướng nghiên cứu ....................................95
3.2.2. Một số lớp từ nổi bật trong thơ Thanh Thảo.........................................96
3.2.3. Định ngữ nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo........................................107
3.3. Tiểu kết chương 3...................................................................................118
KẾT LUẬN...................................................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................123


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Đối với chủ thể sáng tạo, trong quá
trình sáng tác, nhà văn bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ như chất liệu duy
nhất. Thông qua sự tổ chức ngôn ngữ, nhà văn bộc lộ cảm xúc, tư tưởng, tài
năng và sức sáng tạo của mình. Đối với khách thể tiếp nhận, muốn hiểu được
ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm, người đọc cũng phải bắt đầu từ ngôn từ
trong văn bản, hơn thế, còn phải tìm hiểu cách tổ chức ngôn từ trong tác phẩm
theo từng thể loại. Trong những năm gần đây, ngôn ngữ không chỉ được
nghiên cứu theo hướng cấu trúc mà còn được nghiên cứu theo hướng hoạt
động gắn liền với chức năng của từng loại ngôn bản và theo hướng tiếp cận
liên ngành. Vì vậy, nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trở thành một hướng
nghiên cứu quan trọng, không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà phê bình
văn học mà cả các nhà ngôn ngữ học. Tìm hiểu đặc điểm thể thơ, câu thơ và
từ ngữ trong thơ Thanh Thảo cũng là đề tài nằm trong hướng đi cần thiết ấy.
1.2. Nhìn từ thực tiễn, có thể thấy, lấy ngôn ngữ làm chất liệu sáng tạo,
nhưng trong quá trình sáng tác, mỗi nhà thơ lại có cách lựa chọn, tổ chức, sắp
xếp riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật của mình. Dấu ấn về sự lựa chọn, tổ
chức ấy được thể hiện trên nhiều phương diện, nhiều cấp độ, trong đó, thể
thơ, câu thơ và từ ngữ trong thơ là 3 trong những phương diện cơ bản nhất
của ngôn ngữ thơ. Nghiên cứu thể thơ, câu thơ và từ ngữ trong thơ Thanh
Thảo, chúng tôi mong muốn góp thêm cứ liệu về nét riêng của Thanh Thảo
trong việc lựa chọn, tổ chức và sử dụng ngôn ngữ, qua đó góp phần nhận diện
phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
1.3. Năm 1978, tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của Thanh Thảo ra đời,
đã ghi dấu ấn riêng trong đời sống văn học bằng một tiếng thơ mới lạ, cuốn
hút. Đó là tiếng thơ của một người sớm thức nhận ra được tính đa diện của


7

cuộc sống. Từ đó đến nay, nhiều tập thơ của Thanh Thảo đã ra đời; với hình
thức tổ chức ngôn từ đầy sáng tạo, thơ ông luôn thu hút sự quan tâm của độc
giả và giới nghiên cứu. Tác phẩm của Thanh Thảo cũng đã được lựa chọn và
đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông. Vì thế, tìm hiểu thể thơ,
câu thơ và từ ngữ trong thơ Thanh Thảo, chúng tôi hi vọng vừa góp thêm
những nhận xét cụ thể về một số một phương diện cơ bản của ngôn ngữ thơ
Thanh Thảo, vừa có thêm cứ liệu cho việc giảng dạy thơ Thanh Thảo trong
nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 ở huyện Mộ
Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Cùng với Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Hữu Thỉnh,
Nguyễn Duy,… Thanh Thảo là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ những nhà thơ
trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ngay trong những tập thơ đầu tiên,
Thanh Thảo đã sớm cho thấy một hướng đi riêng, một giọng thơ riêng, một
phong cách nghệ thuật được định hình. Chính vì vậy, thơ Thanh Thảo đã nhận
được không ít sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu phê bình văn
học. Qua sưu tập tài liệu, chúng tôi thấy, thơ Thanh Thảo được nghiên cứu
trên nhiều phương diện, đó là: quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo, những
chủ đề tư tưởng nổi bật, những đặc sắc về phương diện nội dung, những nét
cách tân về hình thức thể hiện, trong đó có ngôn ngữ.
Ngay từ khi tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ xuất hiện, chân dung nghệ
thuật thơ Thanh Thảo đã được phác họa trong nhiều bài viết của các nhà
nghiên cứu, phê bình văn học. Tiêu biểu là các bài “Thanh Thảo - thơ và
trường ca” của tác giả Thiếu Mai (tạp chí Văn học, số 2, năm 1980), “Thanh
Thảo - một gương mặt tiêu biểu trong thơ từ sau 1975” của tác giả Bích Thu
(tạp chí Văn học, số 5 + 6, 1985), “Một tiếng thơ quý của Phong Lan” (Văn
nghệ quân đội, số 8, 1980), “Chất trẻ trong thơ chống Mĩ” của Nguyễn Trọng


8

Tạo (Văn chương và cảm luận, Nxb Văn hóa Thông tin, 1998)… Trong bài
viết “Thơ và trường ca”, Thiếu Mai đã nhận định: “Thơ Thanh Thảo có dáng
riêng. Đọc anh, dù chỉ mới một lần, thấy ngay cái dáng ấy… Thơ Thanh Thảo
là thơ của một tâm hồn giàu suy tưởng, giàu trí tuệ,… đầy đặn cả hai mặt cảm
xúc và suy nghĩ” [38, tr.6]. Nguyễn Trọng Tạo nhân đọc lại thơ Phạm Tiến
Duật, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh cũng nhấn mạnh đến “điệu thơ thâm trầm” và
“cái hay ở toàn bài” của trường ca Thanh Thảo, đồng thời, đưa ra một so sánh
khá độc đáo về thơ Thanh Thảo. Tác giả cho rằng: “Thơ Thanh Thảo không
lạnh, thậm chí nóng bỏng, là giọt cồn ở nồng độ cao. Thơ anh là “những tia
chớp từ trời cao làm hiện lung linh tất cả sự vật chung quanh ta” [51, tr.75].
Bên cạnh những nhận xét mang tính khái quát về chân dung nghệ thuật,
thơ Thanh Thảo còn được các nhà nghiên cứu phê bình nhìn nhận ở các
phương diện khác.
Nhận xét về quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo có thể kể đến
những bài viết, công trình của Vũ Quần Phương (“Thơ hôm nay”, tạp chí Văn
nghệ quân đội, số 6, 1982), Nguyễn Văn Long (Văn học Việt Nam trong thời
đại mới, Nxb Giáo dục, 2003), Trần Đăng Suyền (Thế hệ các nhà thơ trẻ thời
kì chống Mĩ, Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, Nxb Đại học sư phạm, 2002),
Trần Hoài Anh (“Thanh Thảo và thơ”, nhavantphcm.com.vn)… Trong những
bài viết và công trình này, mặc dù đứng ở những góc độ khác nhau nhưng hầu
hết, các tác giả đều khẳng định: Bài ca ống cóng là tuyên ngôn của Thanh
Thảo và cũng chính là tuyên ngôn của một lớp nhà thơ trẻ bấy giờ. Gần đây
nhất, tác giả Đặng Thị Hương Lý trong luận văn thạc sĩ Tìm hiểu quan niệm
nghệ thuật của Thanh Thảo (ĐHSP Hà Nội, 2006) cũng đã đi sâu nghiên cứu
quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo về bản chất thơ, hình thức thơ, nhà thơ
và công việc làm thơ. Qua đó, tác giả khẳng định: “Quan niệm nghệ thuật của
Thanh Thảo được biểu hiện sinh động và nhất quán trong sáng tác của ông.
Nó cũng cho thấy quá trình vận động, đổi mới của thơ Việt Nam từ sau 1975



9
trên nhiều phương diện” [37, tr.26-27]. Cũng đi sâu nghiên cứu quan niệm
của Thanh Thảo về thơ, trong bài viết “Thanh Thảo và thơ”, sau khi chỉ ra
một cách hệ thống quan niệm của Thanh Thảo về bản chất, nội dung, hình
thức, chức năng của thơ ca, về mối quan hệ giữa thơ - nhà thơ - người đọc, tác
giả Trần Hoài Anh đã nhận định: "quan niệm của Thanh Thảo về quá trình
sáng tạo thơ chịu ảnh hưởng khá sâu sắc thuyết phân tâm học Freud cho rằng
nghệ sĩ giống như người mắc bệnh tâm thần, rời bỏ thực tại để đi vào thế giới
ảo tưởng. Và sản phẩm của nghệ sĩ là kết tinh của ẩn ức tính dục để biến
thành những phút thăng hoa trong sáng tạo nghệ thuật";... "Thanh Thảo là nhà
thơ vừa làm thơ lại vừa có những suy niệm khá độc đáo về thơ. Tuy những
suy niệm về thơ của Thanh Thảo chưa thành một hệ thống quan niệm hoàn
chỉnh nhưng những điều anh nghĩ về thơ vẫn mang một giá trị đích thực về
mặt lý luận và thực tiễn trong sáng tạo và tiếp nhận thơ" [1].
Đánh giá về nội dung của thơ Thanh Thảo, một số bài viết của các nhà
phê bình, nghiên cứu đã tập trung vào việc khẳng định chiều sâu của thơ ông
khi tác giả nói về thế hệ những người lính trong chiến trường, về nhân dân,
Tổ quốc. Tiêu biểu là các bài viết: “Suy nghĩ về tính nhân dân trong Những
ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo (Sử Hồng, Trần Đăng Suyền, Báo văn
nghệ, tháng 6, 1983), “Dấu chân người lính trẻ trong thơ Thanh Thảo” (Lại
Nguyên Ân, Văn nghệ Nghĩa Bình, 1980), tập tiểu luận phê bình Những vẻ
đẹp thơ của Nguyễn Đức Quyền (Nxb Nghĩa Bình, 1980), "Cỏ xanh và lửa đỏ
- một đối lập lôgic trong thơ Thanh Thảo" của tác giả Mai Bá Ân (trang thơ
Bích Khê - bichkhe.org). Trong Những vẻ đẹp thơ, Nguyễn Đức Quyền nhận
định: “Thơ chống Mĩ đến Thanh Thảo đã lắng vào chiều sâu. Cái xô bồ của
chiến tranh, cái tàn bạo của giặc Mĩ, cái gian khổ của người lính được Thanh
Thảo nhìn với cái nhìn trầm tĩnh lạ thường” [46, tr.59]. Suy nghĩ về người
lính trong thơ Thanh Thảo, Lại Nguyên Ân cũng có ý kiến tương tự: “Có thể
nói, Thanh Thảo đã tìm được nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô



10
danh, bình thường của người lính cùng thế hệ” [2, tr.135]. Bên cạnh những
bài viết và công trình của các nhà nghiên cứu, còn có một số luận văn, khóa
luận tốt nghiệp của sinh viên, học viên cao học cũng đã tìm hiểu về nội dung
này như Một số trường ca tiêu biểu về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
(Nguyễn Thị Thu Hương, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội, 2002),
Hình tượng nhân dân và người chiến sĩ trong thơ Thanh Thảo (Đặng Thị
Thúy Nga, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội, 2005).
Ở phương diện hình thức nghệ thuật, thơ Thanh Thảo cũng nhận được
khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình như các tác giả Bích
Thu (“Thanh Thảo, một gương mặt tiêu biểu trong thơ từ sau 1975”, tạp chí
Văn học, số 5 +6, 1985), Chu Văn Sơn (“Trường hợp Thanh Thảo”, Văn học
Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb ĐHSP Hà
Nội), Phan Huy Dũng (“Đàn ghita của Lorca của Thanh Thảo dưới góc nhìn
liên văn bản", Văn học Việt Nam trong nhà trường - một góc nhìn, một cách
đọc, Nxb Giáo dục, 2009), Nguyễn Thanh Tuấn ("Nhạc tính trong thơ Thanh
Thảo", bichkhe.org),… Trong những bài viết và công trình dẫn trên, mặc dù
cùng xem xét những nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật của thơ Thanh
Thảo, nhưng mỗi tác giả lại chú ý đến một khía cạnh riêng. Chu Văn Sơn sau
khi đi sâu khám phá và lý giải những quan niệm đã sinh ra thế giới nghệ thuật
thơ Thanh Thảo cũng khẳng định: “Như một nghệ sĩ chân chính, ngay từ
những bước đầu tiên trên thi đàn, Thanh Thảo đã là ngòi bút ham cách tân”
[33, tr.415]. Nét cách tân đầu tiên của Thanh Thảo là khi thơ chống Mĩ đang
“mạnh về thứ tâm tình ở bên trên”, “thứ nội tâm giản đơn được chuyển động
bởi một chủ nghĩa lạc quan ít nhiều dễ dãi, rập khuôn, nhiều giáo điều, hô
hào, ca tụng” [33, tr.416] thì Thanh Thảo đã đem đến một tiếng thơ đầy
những bận tâm, toàn những chuyện day dứt nhân bản sâu kín về chuyện được
- mất, sống - chết, vinh - nhục, họa - phúc, chung - riêng, cá nhân - cộng
đồng, gia đình - Tổ quốc,…, toàn những trải nghiệm rớm máu và kiên tâm”



11
[33, tr.416]. Tuy nhiên, theo Chu Văn Sơn, “hướng cách tân đó chưa phải là
điều đáng nói của Thanh Thảo. Thanh Thảo được xem là tay cách tân chủ yếu
ở chuyện khác: chuyện hình thức” [33, tr.416].
Không nghiên cứu toàn bộ đặc điểm ngôn ngữ thơ Thanh Thảo nhưng
trong bài viết "Nhạc tính trong thơ Thanh Thảo", tác giả Nguyễn Thanh Tuấn
đã có những nhận xét khá tinh tế về một phương diện của ngôn ngữ thơ
Thanh Thảo, đó là tính nhạc. Tác giả khẳng định: "Sự lặp lại, luyến láy trong
thơ Thanh Thảo luôn hướng đến sự phát triển. Nó không chỉ là nỗi nhớ, sự
khắc khoải đợi chờ mà còn là tiếng vọng lan tỏa, lan tỏa vô hạn vô hồi trong
không gian. Nhạc điệu thơ không chỉ được ông tạo ra từ những giây phút có
sự kiểm soát tuyệt đối của tâm thức mà nó còn được tạo ra từ những giây phút
tiềm thức, tự động tâm linh" [58].
Bên cạnh những bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình về những đặc
sắc trong hình thức thể hiện của thơ Thanh Thảo, còn có một số khóa luận và
luận văn của sinh viên, học viên cao học đề cập về vấn đề này. Trong luận văn
Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo, tác giả Đặng Thị Hương Lý
đã khái quát quan niệm của Thanh Thảo về ngôn ngữ, hình ảnh và nhịp điệu
thơ, qua đó, tác giả khẳng định “ngôn ngữ thơ Thanh Thảo là ngôn ngữ giàu
tính khẩu ngữ, gần với văn xuôi” [37, tr.68]. Lê Thị Ngân đã nhận xét tương
đối khái quát về đặc điểm ngôn ngữ thơ Thanh Thảo trong luận văn thạc sĩ Đặc
điểm ngôn ngữ thơ Thanh Thảo (ĐH Vinh, 2008): “Về ngôn ngữ, thơ Thanh
Thảo sử dụng hệ thống ngôn ngữ phong phú, giản dị nhưng vẫn đảm bảo tính
hàm súc, truyền cảm… Nét nổi bật trong thơ Thanh Thảo là tác giả sử dụng
nhiều định ngữ nghệ thuật, nhiều biện pháp tu từ so sánh và điệp ngữ. Kết cấu
bài thơ tự nhiên, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc và những rung động bất ngờ.
Nhờ vậy mà tô đậm được ấn tượng trong tâm hồn người đọc” [39, tr.99].
Ngoài những bài viết đánh giá khái quát về các phương diện hình

thức, nội dung, quan niệm nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo nói chung, còn


12
có khá nhiều bài viết đề cập về những điểm độc đáo, những đặc trưng nghệ
thuật trong từng tập thơ của ông. Trong công trình Thơ trữ tình Việt Nam
1975 - 1990, khi xem xét sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam
hiện đại, Lê Lưu Oanh cũng có những đánh giá toàn diện về tập thơ Khối
vuông rubic. Tác giả khẳng định: “Khối vuông rubic là một sự chuyển giọng,
chuyển cách nhìn vốn có mầm mống từ thơ viết trước 1975 khi anh vẽ chân
dung thế hệ mình với cái nhìn gai góc, lí lẽ nhiều khi phức tạp. Anh nhận
thấy sự đổi giọng của chính mình, từ những lời thơ chiến tranh rất đỗi mượt
mà êm ái… đến những câu thơ trần trụi đầy suy nghĩ và lí sự, tỉnh táo và
rạch ròi” [43, tr.148-149]; “chuyển cách nói uyển chuyển nhuần nhị sang thơ
văn xuôi (có lúc chẳng ra thơ), Thanh Thảo đã thể nghiệm khả năng lí sự,
biện luận, tranh cãi, tăng phần trí tuệ, cố gắng hạ nhiệt độ cảm xúc để đưa
cái tỉnh táo của lí trí lên cao” [43, tr.149] Đó là về giọng thơ và thể loại, còn
về câu thơ, tác giả nhận xét: “câu thơ của Thanh Thảo mang nhiều định
nghĩa, nhiều tuyên bố: Thời chiến tranh là thời quá ít nhu cầu và quá nhiều
khát vọng; thế hệ chúng tôi không thể sống bằng kỷ niệm, không dựa dẫm
những hào quang có sẵn. Nhiều khi lí sự với các lập luận: làm sao… nói cho
cùng; coi chừng… nghĩa là; nói vậy… có lẽ, vậy mà… nhưng, phải nói, có
lẽ, như thế, thì ra.... Nhiều đối thoại, đặc biệt đối thoại với các giọng khác
nhau trong ý thức mình…” [43, tr.148].
Sau Khối vuông rubic, 123 là tập thơ kết tinh khá nhiều những nét đặc
trưng nghệ thuật thơ Thanh Thảo. So với những tập thơ trước, 123 là tập thơ có
sự thay đổi khá mạnh về giọng điệu. Trong bài giới thiệu về tập thơ này, tác giả
Nguyễn Đỗ nhận xét: "Thơ anh bây giờ có một chút gì đấy thấp giọng, khẽ
khàng, kiên nhẫn và "hạ nhiệt" hơn để phát hiện được "tâm hồn em một đoá hoa
nở chậm" (Đám cháy) gần như đối lập với ngày xưa "cao giọng" có đôi lúc đến

đại ngôn, thậm chí giờ anh thu mình đến mức "như con chim kia tập yêu chiếc
lồng của mình/ nhưng không cần tập hót" (Khúc chậm 2000)" [TLKS 3, 11].


13
Không đi sâu vào việc đánh giá thơ Thanh Thảo trong từng tập thơ, tác
giả Phan Huy Dũng đã dành một sự quan tâm đặc biệt cho bài thơ Đàn ghita
của Lorca - bài thơ tiêu biểu trong Khối vuông rubic đã được đưa vào giảng
dạy trong chương trình phổ thông. Trong bài “Đàn ghita của Lorca của
Thanh Thảo dưới góc nhìn liên văn bản”, tác giả viết: “Đọc Đàn ghita của
Lorca, có thể thấy, mỗi từ, mỗi chi tiết, mỗi hình ảnh và hình tượng trung tâm
trong đó đều là đầu mối của một quan hệ giao tiếp rộng lớn, mà nếu thiếu tri
thức về các văn bản (hiểu theo nghĩa rộng) có trước đó thì độc giả không thể
cảm nhận được, hiểu được ý nghĩa của chúng” [11, tr.207].
Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy rằng, đã có rất nhiều bài viết và
công trình nghiên cứu về thơ Thanh Thảo. Các ý kiến đều khẳng định tính độc
đáo và chiều sâu của thơ Thanh Thảo. Tuy nhiên, phần lớn các công trình và
bài viết này đều đi vào tìm hiểu những đặc sắc về chủ đề, tư tưởng, quan niệm
nghệ thuật và phác họa chân dung nghệ thuật thơ Thanh Thảo. Về ngôn ngữ
thơ Thanh Thảo, đặc biệt là về thể thơ, câu thơ và từ ngữ trong thơ còn ít
được các tác giả bàn tới và chưa được nghiên cứu như một vấn đề, một đối
tượng khảo sát độc lập. Những nhận xét về ngôn ngữ thơ ông mới chỉ là
những ý kiến rải rác nằm trong các bài viết về nội dung, về quan niệm nghệ
thuật thơ của nhà thơ. Cũng có luận văn đã đi vào nghiên cứu ngôn ngữ thơ
Thanh Thảo nhưng do phạm vi của đề tài, tác giả mới chỉ tìm hiểu khái quát
một số đặc điểm ngôn ngữ thơ Thanh Thảo nói chung chứ chưa có điều kiện
đi sâu nghiên cứu đặc điểm thể thơ, câu thơ và từ ngữ. Như vậy, vấn đề thể
thơ, câu thơ và từ ngữ trong thơ Thanh Thảo vẫn đang là một vấn đề còn bỏ
ngỏ. Và đó chính là cơ sở để chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài này.
3. Đối tượng nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi sẽ tìm hiểu đặc điểm thể thơ, câu thơ và
từ ngữ trong thơ Thanh Thảo trong ba tập Dấu chân qua trảng cỏ, Khối
vuông rubic và 123. Đây là ba tập thơ đánh dấu những mốc thời gian quan


14
trọng thể hiện sự vận động của thơ Thanh Thảo. Do yêu cầu đối sánh để làm
nổi bật những nét riêng của tổ chức bài thơ trong thơ Thanh Thảo, luận văn sẽ
khảo sát thêm một số tập thơ của một số nhà thơ khác trong cùng một bối
cảnh văn học, ở những phương diện mà đề tài quan tâm.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thể thơ, câu thơ và từ ngữ trong thơ Thanh Thảo, luận văn
hướng đến hai mục đích sau:
Thứ nhất, nhận diện những nét đặc sắc nhất của thể thơ, câu thơ và từ
ngữ trong thơ Thanh Thảo, qua đó, thấy được đặc điểm phong cách ngôn ngữ
thơ Thanh Thảo.
Thứ hai, đặt trong tương quan với các tác phẩm của một số nhà thơ
khác cùng thời, luận văn xác lập một cái nhìn tổng quan về sự vận động của
ngôn ngữ thơ Thanh Thảo, qua đó, nhận ra những nét cơ bản về sự vận động
của ngôn ngữ thơ Việt Nam đương đại.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được hai mục đích nêu trên, chúng tôi đặt ra cho luận văn
hai nhiệm vụ:
- Trình bày một số luận điểm cơ bản về ngôn ngữ thơ, đặc điểm của ngôn
ngữ thơ Việt Nam đương đại làm cơ sở về lý thuyết và thực tiễn cho đề tài.
- Phân tích và đánh giá một cách có hệ thống những đặc điểm về cách
cách tổ chức thể thơ, câu thơ, từ ngữ trong thơ Thanh Thảo trong sự đối sánh
với tác phẩm của nhà thơ khác.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu: phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp miêu tả, phương pháp
phân tích diễn ngôn, phương pháp so sánh.


15
6. Đóng góp mới của luận văn
Đây là luận văn đầu tiên đi sâu tìm hiểu và chỉ ra những đặc điểm nổi
bật về thể thơ, câu thơ và sự tổ chức từ ngữ trong thơ Thanh Thảo. Trên cơ sở
đó, luận văn rút ra những nhận xét bước đầu về phong cách ngôn ngữ thơ
Thanh Thảo.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được
triển khai thành ba chương.
Chương 1. Cơ sở khoa học của đề tài.
Chương 2. Đặc điểm thể thơ trong thơ Thanh Thảo.
Chương 3. Đặc điểm câu thơ và từ ngữ trong thơ Thanh Thảo.


16
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số luận điểm cơ bản về ngôn ngữ thơ
Thơ ca là loại hình văn học sớm nhất của nhân loại. Nó “ra đời hầu như
cùng một lúc với nhạc, họa, múa nhảy trong các cuộc tế lễ thần linh, ma thuật
thời nguyên thủy” [50, tr.254]. So với loại hình tác phẩm tự sự, “thơ ca là
hiện tượng độc đáo của văn học ở cơ chế vận hành bộ máy ngôn ngữ của nó”
[14, tr.5]. Đối với chủ thể sáng tạo, khi sáng tác văn học, nhà văn bắt buộc
phải sử dụng ngôn ngữ như chất liệu sáng tác duy nhất. Thông qua lăng kính
ngôn ngữ, nhà văn bộc lộ cảm xúc, tư tưởng, tài năng và sức sáng tạo của

mình. “Ngôn ngữ văn học thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và phong cách
nghệ thuật của nhà văn, vừa có tính trực giác, tính cá thể, vì vậy M.Gorki
(1868-1936) đã gọi ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [50, tr.49]. Đối
với khách thể tiếp nhận, muốn hiểu được ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm,
không thể không chú ý đến văn bản ngôn từ, cũng tức là cách tổ chức ngôn
ngữ của tác phẩm. Ngôn ngữ thơ, vì thế, sớm trở thành đối tượng quan tâm
của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là ngữ văn học. Tuy nhiên, tùy vào từng
giai đoạn lịch sử, từng quan điểm mà ngôn ngữ thơ được nghiên cứu với một
mục đích riêng, một phương pháp tiếp cận riêng. Cho đến nay, vẫn còn tồn tại
nhiều quan điểm về ngôn ngữ thơ. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, ở
đây, luận văn chỉ trình bày một số luận điểm cơ bản của một số nhà nghiên
cứu mà chúng tôi cho là tiêu biểu để có một cái nhìn khái quát về vấn đề ngôn
ngữ thơ.
Từ góc độ thi pháp học, trong công trình Ngôn ngữ học và thi pháp
học, khi chỉ ra đối tượng của Thi pháp học, R. Jakobson đã khẳng định: "Đối
tượng của Thi pháp học, trước hết, là phải trả lời cho câu hỏi: "Cái gì biến
một thông điệp bằng lời nói thành một tác phẩm nghệ thuật?" [25, tr.9]. Và để


17
trả lời cho câu hỏi này, ông đã phân tích các yếu tố tạo tác của mọi sự vận
hành của ngôn ngữ, từ đó, trình bày lí thuyết của mình về các chức năng ngôn
ngữ và phân biệt các chức năng này như chức năng biểu cảm (tập trung vào
người gửi), chức năng kêu gọi (hướng vào người nhận), chức năng tiếp diện
(xác lập, duy trì hoặc ngắt sự giao tiếp), chức năng siêu ngôn ngữ (nói về bản
thân ngôn ngữ), chức năng biểu đạt, chức năng thi ca (hướng vào bản thân
thông điệp). Như vậy, theo Jakobson, chức năng thi ca không phải chức năng
duy nhất của nghệ thuật ngôn từ, tuy nhiên, khi "nhấn mạnh vào thông điệp vì
bản thân nó, chính là điều nói lên đặc trưng thi ca của ngôn ngữ" [25, tr.21].
Vấn đề tiếp theo đặt ra ở đây là, chức năng thi ca hiện lên trong tác

phẩm như thế nào? Dựa vào tiêu chuẩn nào mà người ta nhận biết một cách
kinh nghiệm chức năng thi ca? Theo Jakobson, để trả lời cho câu hỏi này,
"chúng ta phải nhắc lại hai phương thức cơ bản sắp xếp được sử dụng trong
cách ứng xử ngôn từ: sự tuyển lựa (sélection) và sự kết hợp" [25, tr.23].
Trong đó, "sự tuyển lựa được tiến hành trên cơ sở của sự tương đương
(équivalence), của sự tương tự (similarité) và phản nghĩa (antonyme); trong
khi ấy, sự kết hợp, tức xây dựng lớp (séquence) ngôn ngữ, đặt trên tình trạng
tiếp cận nhau (contiguité). Chức năng thi ca chiếu nguyên tắc tương đương
của trục tuyển lựa lên trục của sự kết hợp. Sự tương đương được nâng lên
hàng biện pháp tạo tác (procédé constitutif) của lớp ngôn ngữ" [25, tr.24].
Như vậy, chức năng thơ được xác lập dựa trên sự chiếu ứng của trục tuyển lựa
và trục kết hợp trong ngôn ngữ. Trong một bài viết khác, Jakobson khẳng
định: "Nhưng cái "poéticité (tính thơ) được biểu lộ ra như thế nào? Chính
trong cái ấy, từ mới được cảm nhận (ressent) như là từ, chứ không phải cái
thay thế (substitut) giản đơn của đối tượng được gọi tên, cũng như chẳng phải
là sự bùng nổ của cảm xúc. Chính trong cái ấy, những từ ngữ và cú pháp của
chúng, ý nghĩa của chúng, cái hình thức bên trong và bên ngoài của chúng
mới không phải là những chỉ số (indies - dấu hiệu) vô tâm vô tính


18
(indiffrérents) của thực tại, mà là mang trọng lượng riêng và có giá trị riêng
của chúng" [25, tr.78-79]. Tác giả cũng so sánh: “nếu hội họa là cách tạo hình
bằng những chất liệu của trực quan có giá trị tự tại, nếu âm nhạc là cách tạo
âm bằng chất liệu thuộc thính quan có giá trị tự tại, nếu vũ điệu tạo hình bằng
chất liệu cử động của thân thể có giá trị tự tại, thì thơ là cách tạo hình với từ
ngữ có giá trị tự tại. Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mĩ của nó” [dẫn
theo 57, tr.13]. Ngoài ra, Jakobson còn khẳng định “ngôn ngữ nói chung và
văn xuôi nói riêng nhằm phục vụ một đối tượng trong đời sống hàng ngày.
Thơ trái lại là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng” [dẫn theo 57, tr.16].

Quan điểm của Roman Jakobson về ngôn ngữ thơ thực chất đã làm rõ
tương quan giữa âm và nghĩa, giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong
thơ. Ông khẳng định: "Câu thơ trước hết bao giờ cũng là hình tượng âm thanh
được lặp lại, nhưng lại không bao giờ chỉ có thế. Muốn giới hạn những quy
ước thi ca vào những vận luật, láy phụ âm, gieo vần, chỉ trên bình diện âm
thanh sẽ rơi vào thứ lí luận suông (ratiocination) mang tính tư biện, nó không
hề có sự chứng minh nào của kinh nghiệm. Cái định thức của Valéry - "bài
thơ, sự ngập ngừng (hésitation) kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa" mang tính
hiện thực và khoa học hơn tất cả những hình thức của chủ nghĩa biệt lập ngữ
âm học" [25, tr.40-41]. Như vậy, theo quan điểm của Jakobson, hình thức của
thơ cũng chính là nơi biểu hiện rõ nội dung thơ. Nói cách khác, tương quan
giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện (ít nhất là trong ngôn ngữ thơ) là
không hề võ đoán. Quan điểm của Jakobson đã ảnh hưởng không ít tới quan
điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thơ sau này.
Chẳng hạn, ở Việt Nam, tác giả Đặng Tiến trong công trình Thơ - thi
pháp - chân dung khi xem xét nội dung và hình thức ngôn ngữ thơ cũng
khẳng định: “Thơ là ngôn ngữ, vậy nó cũng truyền đạt một tình, một ý.
Nhưng đặc tính không nằm trong thông điệp truyền đi, mà nằm trong vỏ âm
thanh của từ ngữ được sử dụng. Ngôn ngữ thơ không chỉ là dụng cụ, mà còn


19
là thể chất. Nó vừa là nội dung, vừa là hình thức: Nội dung đôi khi chính là
hình thức của nó” [57, tr.11-12].
Trong bài viết Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi dường như cũng
có sự gặp gỡ với quan điểm của Jakobson và Đặng Tiến khi ông cho rằng :
“Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm.
Người làm thơ chọn chữ và tiếng không phải vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa
thế nào là thế ấy đóng lại trong một khung sắt. Điều kì diệu của thơ là mỗi
tiếng, mỗi chữ, ngoài cái ý nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật,

bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó những cảm xúc,
những hình ảnh không ngờ, tỏa ra chung quanh nó một vùng ánh sáng động
đậy” [54, tr.55].
Mặc dù cách diễn đạt có khác nhau nhưng các tác giả trên đều có chung
một quan điểm, đó là: ngôn ngữ thơ không chỉ là một hệ thống kí hiệu thuần
túy dùng để biểu đạt một thông tin\ một nội dung ý nghĩa nhất định mà còn có
giá trị thẩm mĩ tự tại.
Bên cạnh việc nhìn nhận ngôn ngữ thơ trong chức năng thẩm mĩ của
nó, nhiều nhà nghiên cứu còn tìm bản chất của ngôn ngữ thơ bằng cách đối
lập nó với ngôn thông thường và ngôn ngữ trong tác phẩm ngôn ngữ tự sự.
Jan Makarovsy - một thành viên của “Nhóm ngôn ngữ Praha”, trong công
trình Ngôn ngữ chuẩn và ngôn ngữ thơ (Standard language and poetic
language, 1948) đã viết: “Ngôn ngữ thơ, vì thế không phải là ngôn ngữ
chuẩn. Nói vậy không phải để phủ nhận mối quan hệ mật thiết giữa hai thứ
ngôn ngữ, trong đó, đối với thơ, ngôn ngữ chuẩn là cái nền phản ánh sự bóp
méo có dụng ý thẩm mĩ của các thành tố ngôn ngữ của tác phẩm; nói cách
khác, sự phá hoại cố ý vi phạm của ngôn ngữ chuẩn” [dẫn theo 31, tr.52-53].
Trong tiểu luận “Thơ là gì?”, cũng đem đối lập ngôn ngữ thơ với các
hình thức ngôn ngữ khác như ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ giao tiếp, tác giả
Phan Ngọc đã đi đến kết luận: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái


20
đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc, phải suy nghĩ do chính
hình thức tổ chức ngôn ngữ này. Nói rằng hình thức tổ chức của ngôn ngữ thơ
hết sức quái đản là bởi trong ngôn ngữ giao tiếp không ai tổ chức như thế”
[40, tr.23]. Trong Thơ thi pháp chân dung, Đặng Tiến cũng có ý kiến tương
tự: “Thơ là ngôn ngữ nghịch với lẽ thường” [57, tr.18].
Việc đối lập nói trên có cơ sở thực tế từ chính sự khác biệt giữa hình
thức tổ chức của ngôn ngữ thơ với hình thức tổ chức ngôn ngữ nói thông

thường và ngôn ngữ của tác phẩm tự sự. Mặc dù vậy, quan niệm này đã bị
rất nhiều học giả bác bỏ. Chẳng hạn, tác giả Marry Louise Pratt, nhà lí luận
Hoa Kì, trong cuốn Towarda Speech Act Theory of Literary Discourse
(1977) đã dành hẳn chương đầu tiên có nhan đề The “Poetic Language”
Fallacy (Ngụy biện về ngôn ngữ thi ca) để bác bỏ định nghĩa thơ dựa trên
sự đối lập giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ giao tiếp. Bà viết: “Điều khiến
học thuyết về ngôn ngữ thơ đáng ngờ nhất là ở chỗ, mặc dù các môn đồ của
nó luôn khẳng định cơ sở thực chứng cho sự đối lập ngôn ngữ thơ/ không
thơ, thật ra họ chưa bao giờ kiểm chứng giả định của họ về diễn ngôn phi
văn học so với các dữ liệu ngôn ngữ thực tế, “thông thường”, và trên thực
tế họ cũng không có nhu cầu kiểm chứng… Nếu một sự kiểm chứng như
thế được tiến hành, những giả định đó sẽ sụp đổ hoàn toàn và cùng với
chúng sẽ sụp đổ luôn hai ý niệm nòng cốt đối với thi pháp học cấu trúc:
niềm tin rằng văn học khác hẳn với các phát ngôn khác về mặt chức năng
và hình thức” [dẫn theo 31, tr. 54-55]. Đây là một ý kiến có thể gây tranh
luận. Như chúng tôi đã khẳng định ở trên, sự khác biệt giữa hình thức tổ
chức của ngôn ngữ thơ với hình thức tổ chức của tác phẩm tự sự và ngôn
ngữ nói thông thường là có cơ sở thực tế. Quả thật, ngôn ngữ trong hoạt
động hành chức của nó có rất nhiều cách tổ chức. Mô hình kết hợp và kiểu
kết cấu ngữ pháp của nó vì thế cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, trong sự đa
dạng ấy, ở bất kì ngôn ngữ nào, chúng ta cũng có thể tìm thấy những hình


21
thức tổ chức phổ biến, quen thuộc và những hình thức tổ chức không phổ
biến, có phần mới lạ, độc đáo. Trong đó, ngôn ngữ giao tiếp thông thường
và ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự thường sử dụng những mô hình tổ chức
thông dụng phổ biến còn ngôn ngữ thơ lại thường khai thác những kết hợp
độc đáo, bất ngờ, những cách tổ chức ngôn từ mới lạ. Mặc dù trong văn
học nghệ thuật, khi lấy ngôn ngữ làm chất liệu để sáng tác, người cầm bút

bao giờ cũng cố gắng tạo ra tính thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật cho ngôn từ,
nhưng so với tác phẩm tự sự, tác phẩm thơ bao giờ cũng là lĩnh vực dung
chứa nhiều hơn cả những kết hợp lạ, những hình thức cú pháp độc đáo. Sở
dĩ có hiện tượng này là vì trong tác phẩm tự sự, dù nhà văn luôn hướng đến
“viết câu chuyện” chứ không phải là “kể câu chuyện”, nhưng họ không lấy
ngôn từ làm cứu cánh. Nếu không tạo được nét độc đáo trong cách sử dụng
ngôn từ thì nhà vẫn có thể tạo ấn tượng thẩm mĩ cho người đọc bằng cách
tạo nên sự hấp dẫn trong cách tổ chức câu chuyện, tình huống truyện, các
chi tiết nghệ thuật… Trong khi đó, thơ là loại hình lấy ngôn ngữ làm
phương tiện và cũng là cứu cánh, nên nhà thơ thường chú ý sử dụng các
cách tổ chức ngôn từ độc đáo để khai thác tối đa giá trị thẩm mĩ của ngôn
từ khiến cho người đọc không bị “trượt” qua câu thơ, bài thơ một cách “hờ
hững”. Do đó, theo chúng tôi, việc nhấn mạnh chức năng thẩm mĩ của ngôn
ngữ thơ và đi tìm đặc điểm của ngôn ngữ thơ qua việc đối lập nó với ngôn
ngữ văn xuôi và ngôn ngữ thông thường vẫn là một quan điểm có tính khoa
học. Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà tuyệt đối hóa quan điểm này.
Nhà thơ là người luôn có ý thức làm “lạ hóa” ngôn từ nhưng không phải
ngôn ngữ thơ lúc nào cũng “quái đản” (chữ dùng của Phan Ngọc). Có
những câu thơ, bài thơ có ngôn từ vô cùng giản dị, gần gũi với đời sống
hàng ngày nhưng vẫn đậm chất thơ. Ngược lại, có những tác phẩm văn
xuôi của một số tác giả (chẳng hạn như truyện và kí Nguyễn Tuân), lại có
cách tổ chức ngôn ngữ hết sức độc đáo nhưng vẫn là văn xuôi tự sự.


22
Cũng đối lập ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ
văn xuôi nhưng tác giả Nguyễn Phan Cảnh trong cuốn Ngôn ngữ thơ (Nxb
Văn hóa Thông tin, 2000) lại tìm đặc điểm của ngôn ngữ thơ trước hết ở
cách nhà thơ tư duy trên chất liệu ngôn ngữ: “Nhà thơ tư duy trên chất liệu
ngôn ngữ một cách khá đặc thù: hình thành các hệ hình…, từ hệ hình xây

dựng các phương trình…, rồi biến phương trình thành các chiết đoạn’ [5,
tr.55]. Do cách tư duy đặc biệt ấy nên ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi có
sự khác biệt. Tác giả viết: “Để có thể giao tế, chúng ta không được để xuất
hiện ở những thời điểm sát nhau những định vị trong cùng một hệ hình….
Đấy chính là nguyên lí làm việc của văn xuôi” [5, tr.51], tức là trong văn
xuôi, lặp lại là điều tối kị và phương trình không được dùng để xây dựng các
thông báo”. Nhưng “chính cái điều mà văn xuôi rất kị ấy lại là thủ pháp làm
việc của thơ: trong thơ, tính tương đương của các đơn vị ngôn ngữ lại được
dùng để xây dựng các thông báo [5, tr.52]. Theo tác giả, thơ là một ngôn ngữ
đã được loại trừ nét dư đến mức tối đa để chỉ còn giữ lại nét khu biệt nữa mà
thôi” [5, tr.61]. Quan điểm này thực chất đã kế thừa quan điểm của
Jakobson, chú trọng đến hai phương thức tuyển lựa và kết hợp, đồng thời,
nhấn mạnh đến nguyên lí song song và tính hàm súc, hai đặc điểm quan
trọng của ngôn ngữ thơ.
Không nhấn mạnh vào tính thơ và chức năng thơ như Jakobson, cũng
không đối lập ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ thông thường, I. U. Lotman trong
công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật quan tâm đến những nguyên tắc kết
cấu văn bản nghệ thuật, trong đó có văn bản thơ. Ông cho rằng: "Văn bản
nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở hai kiểu quan hệ, việc đặt tương phản tương đồng thành những yếu tố lặp lại tương đương và đặt tương phản - tương
đồng thành những yếu tố kề cận (không tương đương)… Có thể giải thích
khuynh hướng hướng tới tính lặp lại được coi như một nguyên lí mang tính cơ
cấu của thi ca, còn khuynh hướng hướng tới tính có thể hợp nhất được như là


23
nguyên lí mang tính cơ cấu thuộc văn xuôi" [34, tr. 192 - 193]. Như vậy, theo
I. U. Lotman, nguyên lí cấu trúc nên văn bản thơ chính là sự lặp lại. Từ luận
điểm này, ông lần lượt chỉ ra các cấp độ biểu hiện sự lặp lại trong văn bản
thơ. Cũng giống như Jakobson, Lotman nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa
hình thức tổ chức văn bản và ngữ nghĩa của nó. Ông khẳng định: "Khi những

sự lặp lại về âm trở nên là đối tượng chú ý của nhà thơ thì cũng là lúc xuất
hiện ý định gắn cho chúng một ý nghĩa khách quan nào đấy" [34, tr.200];
"Những cái lặp lại thuộc âm thanh có thể thiết lập nên những mối quan hệ bổ
túc giữa các từ, mang vào trong sự tổ chức ngữ nghĩa của văn bản những cái
đồng - đối - tịnh lập, được thể hiện ít ra rõ ràng hơn hay nói chung vắng mặt ở
cấp độ của ngôn ngữ tự nhiên" [34, tr.201]. Như vậy, quan niệm của Lotman
phần nào có kế thừa quan niệm của Jakobson. Những phân tích của ông về
cấu trúc văn bản nghệ thuật cũng như nguyên lí lặp lại trong thơ là những cơ
sở lí thuyết hết sức quan trọng, mở ra một hướng tiếp cận và nghiên cứu văn
bản thơ từ góc độ cấu trúc. Ở Việt Nam, đã có một số nhà nghiên cứu người
Việt chịu ảnh hưởng quan niệm của Lotman như Nguyễn Hưng Quốc,
Nguyễn Phan Cảnh, Thụy Khuê… Chẳng hạn, trong Cấu trúc thơ, Thụy Khuê
đã chỉ ra tính chất song song trong ngôn ngữ thơ và nhận định: "Song song
không phải là sự lặp lại tầm thường mà đó là một cấu trúc nghệ thuật có tổ
chức, nằm trong một tổ chức rộng lớn hơn: hệ thống ngôn ngữ" [26, tr. 133].
Nguyễn Phan Cảnh cũng có quan điểm tương tự: "…Trong thơ, tính tương
đương của các đơn vị ngôn ngữ lại được dùng để xây dựng các thông báo" [5,
tr.52]. Theo tác giả, "thơ là một ngôn ngữ đã được loại trừ nét dư đến mức tối
đa để chỉ còn giữ lại nét khu biệt nữa mà thôi” [5, tr.61].
Tóm lại, có thể thấy, có rất nhiều quan điểm về ngôn ngữ thơ. Trên đây
chỉ là một số luận điểm cơ bản tiêu biểu cho một số quan điểm ấy. Những
luận điểm này mặc dù có những hạn chế riêng nhưng phần nào đã cho ta thấy
sự đa diện của ngôn ngữ thơ và tính phức tạp của vấn đề. Về cơ bản, chính


24
những luận điểm này đã góp phần làm cho chúng ta thấy rõ hơn đặc điểm của
ngôn ngữ thơ. Có thể xem những luận điểm này là những tiền đề lý thuyết, và
khi soi chiếu vào thơ Việt đương đại, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu
sắc hơn về đặc điểm của ngôn ngữ thơ Việt Nam giai đoạn này nói chung,

ngôn ngữ thơ Thanh Thảo nói riêng.
1.2. Đặc điểm ngôn ngữ thơ Việt Nam đương đại
Trong lịch sử thơ ca Việt Nam, mỗi loại hình thơ khác nhau có một
kiểu sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Bàn về vấn đề này, tác giả Phan Huy Dũng
viết: "Đối với nhà thơ dân gian, lời nói là thứ "chẳng mất tiền mua", là "của
kho vô tận" cứ mặc nhiên "lựa lời" mà sử dụng. Bởi vậy, ngôn ngữ của ca dao
là thứ ngôn ngữ hồn nhiên, tự nhiên, dễ dàng, gần với khẩu ngữ. Đối với nhà
thơ cổ điển, ngôn ngữ có một vẻ đẹp thiêng liêng đòi hỏi anh ta phải đối xử
với nó theo một cách khác… Chính vì thế, ngôn ngữ thơ cổ điển mang vẻ đẹp
của một công trình chế tác công phu… Đến nhà thơ hiện đại, nhãn quan về
ngôn ngữ không hoàn toàn giống trước. Thay thế cho câu thơ điệu ngâm
trước đây là câu thơ điệu nói (hai thuật ngữ này do Trần Đình Sử đề xuất).
Với câu thơ điệu nói, giọng điệu cá thể của người sáng tạo được giải phóng để
trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của thơ…" [10, tr. 82].
Sau 1975, hoàn cảnh xã hội nước ta có nhiều biến động lớn, do vậy,
văn học giai đoạn này nói chung, thơ nói riêng có nhiều thay đổi. Nếu trước
đó, gắn với vận mệnh giải phóng dân tộc nên văn học nhiều khi đã phải “hy
sinh” tính nghệ thuật của mình để hướng về phục vụ chính trị, thì giờ đây, khi
đất nước trở về với cuộc sống hòa bình, văn học lại có điều kiện tìm về với
bản thể của chính mình với những đặc điểm và quy luật vận động khác trước.
Thực tiễn cho thấy, hơn ba mươi năm qua, văn học Việt Nam đã thực sự bước
vào quĩ đạo đổi mới sôi nổi, mạnh mẽ, tạo nên diện mạo khác trước. Đối với
thơ ca, sự đổi mới này bắt đầu trước hết từ sự đổi mới tư duy nghệ thuật và


25
quan niệm nghệ thuật thơ; sau đó, nó thể hiện ở những cách tân mới mẻ trong
hình thức thể hiện, trong đó có phương diện ngôn ngữ. Trong thời kì này, khi
tinh thần dân chủ trở thành một đặc điểm chính của văn học và tác động mạnh
mẽ đến tư duy nghệ thuật của nhà văn, khi cái tôi trữ tình trong thơ từ cái tôi

công dân trở về với cái tôi cá nhân, thì nhiều nhà thơ đã tìm đến với những lối
viết mới, các hình thức thể hiện mới. Trong tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ,
Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Thơ chúng ta ngày nay đang ở tuổi trẻ nhất
của thời đại mới. Nhịp sống của chúng ta từ sau cách mạng đập lên nhiều
phen dữ dội đến bàng hoàng, đồng thời mở rộng ào ạt. Chúng ta không sống
khoan thai như một thời nào trước. Nhịp điệu cũ, theo tôi, không còn đủ cho
chúng ta. Nhiều nhà thơ đang đập vỡ để xây dựng, thơ tìm tòi trăm nghìn phía
nhưng lúc nào cũng là một sức sống đang lên” [54, tr.55]. Trần Ngọc Hiếu
trong bài viết Tìm hiểu một quan niệm nghệ thuật về ngôn từ trong thơ Việt
Nam đương đại cũng cho rằng: “Có lẽ cũng không khó khăn lắm để nhận ra
nhiều cây bút thơ hiện nay đã không còn thỏa mãn với lối viết, hệ thi pháp đã
định hình và dường như đã biến thành lối mòn. Khao khát bứt phá, đổi mới đã
khiến nhiều nhà thơ hoài nghi, muốn xem xét lại những định nghĩa tưởng
chừng như đã xong xuôi, ổn định. Đâu là yếu tính của thơ? Câu hỏi mang tính
bản thể ấy đã không dẫn đến những câu trả lời thống nhất, và thực tế cho thấy,
những tìm tòi thể nghiệm cách tân thơ hiện nay đang đi theo nhiều ngả khác
nhau” [33, tr.368]. Những nhận định này phần nào đã cho ta thấy sự vận động
mạnh mẽ và phức tạp của thơ Việt Nam đương đại. Có thể nói, sau 1975, văn
học Việt Nam nói chung và thơ Việt Nam nói riêng vẫn đang trong thời kì
“tìm đường”, thể nghiệm. Xác định những động hình mới của ngôn ngữ thơ
trong một giai đoạn văn học đầy biến động như vậy, quả thực không phải là
chuyện đơn giản. Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Thơ Việt Nam sau 1975 diện mạo và khuynh hướng phát triển, sau khi nêu ra một số khuynh hướng


×