Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Tìm hiểu quá trình xây dựng thương hiệu bưởi phúc trạch hương khê hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 112 trang )

85

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ
-------***-------

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
CHO BƯỞI PHÚC TRẠCH – HƯƠNG KHÊ – HÀ TĨNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG & PTNT

Người thực hiện:

Trần Đại Dương

Lớp:

47K3 - KN&PTNT

Người hướng dẫn: ThS. Trần Hậu Thìn
II
III
IV
V

Vinh, tháng 5 năm 2010

LỜI CAM ĐOAN



86

Tôi xin cam đoan, những số liệu trong luận văn tốt nghiệp này trước hết là
do sự nổ lực rất nhiều của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo
trong khoa, các anh, chị, em đã gúp tôi hoàn thành được luận văn này.
Tôi xin cam đoan, số liệu trong luận văn là có thực và chưa từng được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Sinh viên

Trần Đại Dương


87

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa NôngLâm- Ngư trường đại học Vinh, đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Khuyến
nông & phát triển nông thôn những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
bổ ích và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Th.s Trần Hậu Thìn đã dành
nhiều thời gian tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà
Tĩnh, cục phát triển nông thôn Hà Tĩnh, sở tài nguyên môi trường, sở khoa học
công nghệ Hà Tĩnh. Chân thành cảm ơn phòng nông nghiệp huyện Hương Khê,
các tổ chức đoàn thể và các ban ngành của các xã Phúc Trạch, Hương Trạch,
Hương Đô, Lộc Yên và những hộ dân trồng bưởi của bốn xã nêu trên của huyện
Hương Khê đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
điều tra nghiên cứu tại địa bàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã

động viên giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Vinh, ngày 15 tháng 5 năm 2010
Tác giả luận văn
Trần Đại Dương


88

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SHTT
HQKT
NĐ-CP
TT-BKHCN
TGXX
CDĐL
CC
NN & PTNT
UBND
CDĐL &TGXX
DT
CSD
ĐVT
NHTT
BQ
CPTT
TSCĐ
QĐ- ĐK
QĐUB
TNHH
HTX

KHCN

Sở hữu trí tuệ
Hiệu quả kinh tế
Nghị định-chính phủ
Thông tư-Bộ khoa học công nghệ
Tên gọi xuất xứ
Chỉ dẫn địa lý
Cơ cấu
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ủy ban nhân dân
Chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ
Diện tích
Chuyển sử dụng
Đơn vị tính
Nhãn hiệu tập thể
Bình quân
Chi phí trực tiếp
Tài sản cố định
Quyết định đăng ký
Quyết định ủy ban
Trách nhiệm hữu hạn
Hợp tác xã
Khoa học công nghệ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại quả ở Việt Nam............10
Bảng 2.1: Nguồn thông tin số liệu thứ cấp..........................................................20
Bảng 3.1: Những yếu tố khí hậu của huyện Hương Khê...................................24



89
Bảng 3.2 : Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 của huyện Hương Khê................26
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất của huyện qua 3 năm (theo giá năm 2008)...............28
Bảng 4.1: Diện tích và địa bàn phân bố cây bưởi Phúc Trạch............................29
Bảng 4.2: Diễn biến về diện tích, năng suất và sản lượng qua các năm.............31
Bảng 4.3 : Quy hoạch đất trồng bưởi đến năm 2010..........................................32
Bảng 4.4: Diện tích các loại đất chuyển đổi sang trồng bưởi.............................33
Bảng4.5: Tình hình tiêu thụ bưởi của các hộ điều tra.........................................35
Bảng 4.6: Biến động giá bưởi trong 3 năm (2007 - 2009), ................................37
Bảng 4.7: Thời điểm bán của các hộ gia đình trồng bưởi được điều tra............38
Bảng 4.8: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra............................39
Bảng 4.9. Tình hình đất đai của các hộ điều tra .................................................40
Bảng 4.10. Kết quả sản xuất bưởi của các hộ điều tra........................................41
Bảng 4.11 : Diện tích trồng, năng suất, sản lượng bưởi của xã
PhúcTrạch ...........................................................................................................43
Bảng 4.12. Tổng hợp các yếu tố đặc thù về tự nhiên quyết định tính
đặc thù về chất lượng bưởi phúc trạch................................................................53
Bảng 4.13. Tỷ lệ ý kiến về hoạt động hiệp hộ của các hộ điều tra ....................58
Bảng 4.14. Những quy định về kiểm soát, chứng nhận sản phẩm
thương hiệu bưởi Phúc Trạch.................................................................................70
Bảng 4.15. Mong muốn nông dân về sự quản lý khi được đăng ký
thương hiệu trong 60 hộ được điều tra tại địa bàn..............................................70

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2 Mục tiêu của đề tài..................................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung....................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1 .Cơ sở lí luận........................................................................................................3


90
1.1.1. Một số khái niệm.............................................................................................3
1.1.2. Nội dung và phương pháp xây dựng thương hiệu...........................................5
1.1.3. Đặc điểm và chức năng của Thương Hiệu......................................................7
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................9
1.2.1. Vài nét về phat triển sản xuất bưởi..................................................................9
1.2.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam và trên thế giới về việc xây dựng thương hiệu
(CDĐL) và tên gọi xuất xứ ( TGXX)......................................................................13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................19
2.2. Nội dung............................................................................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................19
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................19
2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.......................................................22
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................23
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.................................................................................27
Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Vài nét về tình hình phát triển sản xuất bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương
Khê...........................................................................................................................29
4.1.1. Diện tích và địa bàn phân bố........................................................................29
4.1.2. Diễn biến về diện tích, năng suất và sản lượng bưởi Phúc Trạch qua
các năm.....................................................................................................................31

4.1.3. Quy hoạch đất trồng bưởi đến năm 2010.....................................................32
4.1.4. Thực trạng chế biến và thị trường tiêu thụ...................................................34
4.1.5. Hiệu quả kinh tế của sản xuất bưởi Phúc Trạch...........................................39
4.2. Nhu cầu, cơ sở, mục tiêu xây dựng thương hiệu bưởi Phúc Trạch..................42


91
4.2.1. Sự cần thiết xây dựng thương hiệu bưởi Phúc Trạch
nông sản trong nước và thế giới..............................................................................42
4.2.2. Cơ sở xây dựng thương hiệu bưởi Phúc Trạch............................................45
4.2.3. Mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu cho bưởi Phúc Trạch...........46
4.2.4. Các bước trong quá trình xây dựng thương hiệu bưởi Phúc Trạch, Hương
Khê, Hà Tĩnh............................................................................................................47
4.3. Quá trình thực hiện xây dựng thương hiệu bưởi Phúc Trạch .........................48
4.3.1. Nghiên cứu truyền thống, nguồn gốc, văn hoá của vùng sản xuất
và tiêu thụ.................................................................................................................48
4.3.2. Xác định vùng sản xuất giống bưởi Phúc Trạch...........................................51
4.3.3. Xây dựng hồ sơ xin đăng ký thương hiệu....................................................53
4.3.4. Tổ chức quản lý, sử dụng và khai thác thương hiệu bưởi Phúc Trạch
sau khi sản phẩm được đăng bạ...............................................................................57
4.4. Những hạn chế và các vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng và phát .........71
4.4.1. Những hạn chế của việc xây dựng TGXX....................................................71
4.5. Những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng thương
hiệu và phát triển thương hiệu bưởi Phúc Trạch........................................................76
4.5.1. Giải pháp trong sản xuất................................................................................76
4.5.2. Giải pháp trong chế biến và tiêu thụ..............................................................78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận....................................................................................................................83
Khuyến nghị ...........................................................................................................83



92

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đây là một ưu ái đặc
biệt mà thiên nhiên đã ban tặng. Nước ta có hơn 2.000 loại nông sản. Nhờ đặc sản
ấy mà người ta nhớ đến tên đất, tên người đã có công sản sinh như: Bưởi Phúc
Trạch, bưởi Diễn, cam Canh, hồng Nhân Hậu, bưởi Năm Roi, xoài cát Hoà Lộc,


93
sầu riêng Chín Hoá. Khi đăng ký tên gọi xuất xứ, uy tín và chất lượng của sản
phẩm sẽ được bảo đảm, được nhà nước bảo hộ.
Tuy nhiên, hiện nay số nông sản được đăng ký tên gọi xuất xứ ở ta mới chỉ
đếm trên đầu ngón tay. Chính vì vậy, mới xảy ra nhiều bài học đau lòng về việc
thương hiệu bị đánh cắp. Công ty Cà phê Trung Nguyên là một ví dụ. Khi công ty
này nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Mỹ thì phát hiện đã có một công ty của Mỹ
đăng ký trước. Sau đó Trung Nguyên phải đồng ý để doanh nghiệp này là nhà
phân phối độc quyền sản phẩm tại Mỹ trong vòng hai năm họ mới rút hồ sơ.
Chưa dừng lại ở đó nhiều câu chuyện đau lòng vẫn xẩy ra xung quanh vấn
đề thương hiệu cho tiêu thụ sản phẩm: Câu chuyện người nông dân không biết là
nên khóc hay nên cười khi sản phẩm của mình trồng ra quá được mùa, ví sản
phẩm của mình chưa được gắn với một thương hiệu, chưa được người tiêu dùng
biết đến. Hay câu chuyện nông sản Việt Nam được gắn với một thương hiệu của
một hãng nổi tiếng khác của nước ngoài và bán với một cái giá cao “ngất
ngưỡng”… Những câu chuyện đó đã đặt cho chúng ta những câu hỏi về vấn đề
xây dựng thương hiệu. Câu hỏi này sẽ trở nên nóng hơn và cấp thiết hơn nữa trong
quá trình hội nhập kinh tế.
Cũng giống như các nông sản khác, bưởi Phúc Trạch – Hà Tĩnh từ lâu vốn

đã được người tiêu dùng trong nước biết đến như một loại nông sản có giá trị và
có chất lượng cao. Bưởi Phúc Trạch là loại trái cây nổi tiếng từ lâu nhờ vị ngọt
mà thanh, có pha một chút vị the mà không chua, không đắng. Loại bưởi này chỉ
giữ được bản sắc hương vị của mình khi được trồng trên đất bốn xã Phúc Trạch,
Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh). Mùa bưởi chỉ kéo dài
trong ba tháng (7, 8, 9 âm lịch).
Chính nhờ những đặc điểm rất riêng đó mà bưởi Phúc Trạch đã trở nên nổi
tiếng. Ủy ban nhân dân huyện Hương khê đã có đề án xây dựng và đăng ký
thương hiệu cho cây bưởi Phúc Trạch, nhưng xem ra còn có nhiều công việc cần
phải làm trước khi được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận. vì những lý do đó
chúng tôi quyết định chọn đề tài:“Tìm hiểu quá trình xây dựng thương hiệu cho


94
Bưởi Phúc Trạch – Hương Khê – Hà Tĩnh” để tiến hành tìm hiểu và nghiên
cứu.
2 . Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu quá trình xây dựng thương hiệu cho bưởi Phúc Trạch từ đó có những
giải pháp góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng thương hiệu và phát triển
thương hiệu đặc sản bưởi Phúc Trạch có hiệu quả
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn về xây dựng thương hiệu cho
nông sản phẩm nói chung và bưởi nói riêng.
- Tìm hiểu quá trình xây dựng thương hiệu cho cây bưởi Phúc trạch.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nhanh quá trình xây
dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu bưởi Phúc Trạch – Hương Khê – Hà
Tĩnh

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1 .Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Nhãn hiệu, thương hiệu
* Nhãn hiệu: Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau (Điều 4.16 Luật SHTT);


95
* Nhãn hiệu tập thể: Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các
thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (Điều 4.17 Luật SHTT);
* Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép
tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để
chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng
hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các
đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu (Điều 4.18 Luật SHTT);
* Chỉ dẫn địa lý: Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (Điều 4.22 Luật SHTT);
Theo các nhà Marketing Mỹ, “thương hiệu” là một cái tên, thuật ngữ, biểu
tượng, hình tượng hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để nhận diện và phân
biệt hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp (người bán) này với sản phẩm và dịch vụ
của doanh nghiệp khác. Biểu tượng, hình tượng có thể là logo, tên thương mại,
một nhãn hiệu đăng ký, một cách đóng gói đặc trưng… và cũng có thể là âm thanh
.
* Thương hiệu: Là tất cả các dấu hiệu có thể tạo ra một hình ảnh riêng biệt
và rõ nét của hàng hoá, dịch vụ hay cho chính doanh nghiệp trong tâm trí khách
hàng. Thương hiệu được tạo nên bởi nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố biểu hiện
bên ngoài: tên gọi, biểu tượng, hình tượng, tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý …và
các yếu tố tiềm ẩn đằng sau (chất lượng hàng hoá, dịch vụ, cách phục vụ của
doanh nghiệp và những lợi ích đích thực đem lại cho người tiêu dùng từ hàng hoá,

dịch vụ đó). Đây là yếu tố quan trọng làm cho các dấu hiệu thương hiệu đi vào
tâm trí khách hàng, tạo nên uy tín thương hiệu.
1.1.1.2. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
“Thương hiệu”, đến nay đã được sử dụng khá nhiều, tuy nhiên vẫn còn
nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thương hiệu
Có người cho rằng thương hiệu là nhãn hiệu, hoàn toàn không có gì khác
với nhãn hiệu. Thương hiệu chính là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ vì vậy
được pháp luật thừa nhận và có thể trao đổi mua bán được trên thị trường. Theo


96
quan điểm này thì chỉ có nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ (đăng bạ) mới trở thành
thương hiệu và nó bao gồm các yếu tố cấu thành nên nhãn hiệu như tên nhãn hiệu,
dấu hiệu nhãn hiệu… Như vậy những nhãn hiệu chưa được đăng ký có là thương
hiệu không? Trên thực tế có những nhãn hiệu chưa được đăng ký nhưng rất nổi
tiếng và đã ăn sâu vào tâm trí khách hàng: Bánh cốm “ Nguyên Ninh”, Biti’s tại
Hoa kỳ…. Thương hiệu không chỉ bao hàm các yếu tố có trong nhãn hiệu mà nó
rộng hơn nhãn hiệu bao gồm cả các yếu tố khác như khẩu hiệu, hình dáng và sự cá
biệt của bao bì, âm thanh…
Lâu nay người ta hay nhầm lẫn giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Tuy nhiên
hai khái niệm không thể hiểu là một mà phải coi như hai phần bên trong và bên
ngoài của một vật thể. Nếu nhãn hiệu được sử dụng trong môi trường pháp lý
(nhãn hiệu đã đăng ký sẽ được Nhà nước bảo hộ) thì thương hiệu lại được sử dụng
trong môi trường kinh doanh (uy tín, tên tuổi của thương hiệu sẽ thu hút khách
hàng). Nếu nhãn hiệu là phần xác thì thương hiệu như là phần hồn của sản phẩm,
vì thế giá trị của thương hiệu mang tính trừu tượng, khó định giá và do người tiêu
dùng bình chọn. Giá trị rõ ràng, cụ thể của nhãn hiệu thường biểu hiện ngay trên
nhãn mác. Còn giá trị vô hình của thương hiệu lại tuỳ thuộc vào chất lượng của
sản phẩm và mang tính lâu dài. Không nhìn thấy rõ như nhãn hiệu nhưng thương
hiệu lại là yếu tố quyết định cho sự thành bại của doanh nghiệp.


1.1.2. Nội dung và phương pháp xây dựng thương hiệu
1.1.2.1. Cơ sở, căn cứ xây dựng mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý
* Cơ sở thực tiễn:
Việc đề xuất xây dựng mô hình chung về quản lý chỉ dẫn địa lý dựa trên
các kết quả nghiên cứu mô hình quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý của Cộng đồng
Châu Âu và một số quốc gia thuộc Cộng đồng Châu Âu cũng như kinh nghiệm
thực tiễn thu được từ hoạt động hỗ trợ địa phương xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa
lý ở Việt Nam.


97
• Cơ sở pháp lý:
Cơ sở pháp lý để xây dựng mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý bao gồm:
Các quy đinh pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói
riêng về: tiêu chuẩn bảo hộ, nội dung quyền, điều kiện sử dụng, thẩm quyền quản
lý chỉ dẫn địa lý...; hành vi xâm phạm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và các biện
pháp chế tài...
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, trong đó xác nhận: (i) Chỉ dẫn địa
lý được bảo hộ không thời hạn trên toàn lãnh thổ Việt Nam; (ii) sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý: tên; mô tả chất lượng, đặc tính; (iii) nguồn gốc sản phẩm: vùng địa
lý xác định nơi sản phẩm được sản xuất; (iv) Thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý:
Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có vùng địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý; (v)
Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý: tổ chức, cá nhân được Cơ quan quản lý
chỉ dẫn địa lý cho phép;
Các văn bản, quy định về quản lý chỉ dẫn địa lý do Uỷ ban Nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt hoặc ban hành nhằm: quyết định trao
quyền quản lý (nếu không trực tiếp quản lý); quyết định công nhận Cơ quan kiểm
soát chất lượng; quy định về thủ tục trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; quyết định
phê duyệt các quy trình canh tác, thu hoạch, bảo quản.... sản

phẩm mang chỉ dẫn địa lý; quyết định phê duyệt các quy chế, quy trình kiểm
soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn
địa lý của Cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý và tổ chức tập thể của các nhà sản
xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
1.1.2.2. Cơ sở pháp lý của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với địa danh dùng cho
sản phẩm
Hệ thống pháp luật áp dụng cho việc bảo hộ địa danh dùng cho đặc sản bao
gồm:
(i) Luật Sở hữu trí tuệ: gồm các quy định về quyền sở hữu công nghiệp, đối
tượng và cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như: điều kiện bảo hộ đối với
từng đối tượng; xác lập quyền sở hữu công nghiệp (quyền đăng ký; cách thức nộp


98
đơn; nguyên tắc nộp đơn đầu tiên; nguyên tắc ưu tiên; văn bằng bảo hộ; yêu cầu
đối với đơn đăng ký; …); quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan...;
(ii) Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công
nghiệp: gồm các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở
hữu trí tuệ về: xác lập quyền sở hữu công nghiệp; chủ thể, nội dung, giới hạn
quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp…; (iii) Thông
tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở
hữu công nghiệp: gồm các quy định cụ thể về: trình tự, thủ tục xác lập quyền đối
với nhãn hiệu - trong đó có nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa
lý….
1.1.2.3. Các bước tiến hành đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với địa danh
dùng cho đặc sản của các địa phương
Một cách tổng quát, có thể nói các bước tiến hành bảo hộ sở hữu trí tuệ đối

với địa danh (dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ
dẫn địa lý) như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành đăng ký bảo hộ: Xác
định sản phẩm cần bảo hộ (đặc tính, nguồn gốc địa lý/chất lượng, quy trình sản xuất
được áp dụng/tính đặc thù…); chọn mẫu (nhãn hiệu tập thể/chứng nhận)/khoanh
vùng địa lý (vẽ bản đồ/mô tả vùng sản xuất sản phẩm); xây dựng các quy chế quản lý
(nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận);
- Bước 2: Tiến hành các thủ tục để đăng ký bảo hộ: Xác định chủ thể đứng
tên nộp đơn (chỉ định hoặc thành lập mới); xây dựng hồ sơ đơn (Tờ khai; mẫu
nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu/thuyết minh tính đặc thù của sản phẩm);
tiến hành thủ tục nộp và theo đuổi đơn đăng ký (nộp đơn, nộp lệ phí; tiến hành các
thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn theo yêu cầu…).
1.1.3. Đặc điểm và chức năng của Thương Hiệu
1.1.3.1. Đặc điểm của Thương Hiệu


99
a. Thương hiệu là một tài sản vô hình quý giá của cơ sở sản xuất
Thương hiệu giúp cho đơn vị sản xuất kinh doanh thu được khoản lợi
nhuận lớn thông qua uy tín thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng với sản
phẩm với đơn vị sản xuất kinh doanh. Ngoài ra thương hiệu có thể mua bán,
chuyển nhượng đem lại một khoản doanh thu lớn cho đơn vị sản xuất kinh doanh
Hộp 1 : Giá trị một số thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2002
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng mà giá trị của
thương hiệu được định là rất cao. Chẳng hạn, giá trị các thương hiệu nổi tiếng
của năm 2002, theo thứ tự: 1) Coca-Cola: 69,6 tỷ USD; 2) Microsoft: 64 tỷ; 3)
IBM: 51 tỷ ; 4) GE: 41 tỷ; 5) Intel: 30,8 tỷ; 6) Nokia: 29,9 tỷ; 7) Disney: 29,2 tỷ;
8) Mc.Donald’s: 26.3 tỷ; 9) Marboro:24.1 tỷ; 10) Mercedess: 21 tỷ. Thương hiệu
P/S được Công ty Elida mua lại với giá 5 triệu USD (trong khi đó phần giá trị tài
sản hữu hình chỉ khoảng trên 1 triệu USD.

Nguồn: TS. Nuyễn Quốc Thịnh
b. Thương hiệu là bộ nhớ sống động
Thương hiệu là một ký ức ghi nhớ về sản phẩm, về đơn vị của khách hàng.
Tự lìa bỏ những yếu tố không điển hình, mâu thuẫn nhau, một thương hiệu hoạt
động như một bộ nhớ được chọn lọc, qua đó tạo cho nhận thức của quần chúng
một hình ảnh thường xuyên và liên kết.
c. Thương hiệu là một công trình có đặc điểm chung
Tạo dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài và có tính liên tục, nó là
cả một chương trình bao gồm cả khâu chuẩn bị đến việc khai thác thương hiệu.
Thương hiệu giúp cho doanh nghiệp, sản phẩm đã, đang và ngày càng phát triển,
một thương hiệu muốn tồn tại được cần phải phù hợp với thời đại và đi vào tâm trí
khách hàng.
d.Thương hiệu làm cho sản phẩm có ý nghĩa
Sản phẩm có giá trị sử dụng, được thị trường chấp nhận khi được mọi
người nhận biết và tiêu dùng. Vậy yếu tố nào làm được điều đó? Trên thực tế có
nhiều yếu tố có sự ảnh hưởng khác nhau đến sản phẩm thế nhưng thương hiệu vẫn
là yếu tố tổng hợp khẳng định chất lượng sản phẩm làm cho sản phẩm có giá trị


100
hơn, sớm đến tay người tiêu dùng. Xây dựng thương hiệu tốt cho sản phẩm chính
là giải pháp hàng đầu giúp cho sản phẩm đứng vững trên thị trường.
e. Thương hiệu là một bản hợp đồng
Thông qua các yếu tố cấu thành thương hiệu khẳng định uy tín của thương
hiệu (uy tín về chất lượng, uy tín trong bán hàng…), của cá nhân, đơn vị sản xuất
kinh doanh đối với khách hàng. Nó như lời cam kết với khách hàng về chất lượng
cũng như chủng loại sản phẩm lẫn phong cách phục vụ. Một thương hiệu mạnh
như một bản hợp đồng dài hạn tạo tạo nên một hệ thống khách hàng phong phú và
đa dạng.
1.1.3.2. Chức năng của thương hiệu

a. Nhận biết và phân biệt
Tập hợp các dấu hiệu của thương hiệu (Tên gọi, biểu trưng, biểu tượng,
khẩu hiểu...) chính là căn cứ quan trọng giúp cho cả người tiêu dùng và doanh
nghiệp có thể phân biệt được các sản phẩm hàng hoá cùng loại có nguồn gốc khác
nhau trên thị trường. Mọi dấu hiệu gây khó khăn khi phân biệt sẽ làm giảm sự uy
tín và phát triển của thương hiệu, ví dụ: Thuốc diệt muỗi của Trung Quốc có 3 loại
khác nhau trên thị trường Việt Nam nhưng đều có bao bì màu đỏ, kiểu chữ giống
nhau khiến người tiêu dùng khó khăn khi lựa chọn sản phẩm đáp ứng yêu cầu của
mình .
b. Thông tin và chỉ dẫn
Bằng những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác cũng như khẩu
hiệu, thương hiệu đem thông tin về đặc tính, chủng loại sản phẩm, về giá trị sử
dụng, về lợi ích tiêu dùng sản phẩm ở cả hiện tại và tương lai với khách hàng.
Thương hiệu còn truyền tải những thông tin về nơi sản xuất, đẳng cấp hàng hoá,
điều kiện tiêu dùng...tới khách hàng. Một sản phẩm mang thương hiệu có khả
năng truyền tải thông tin và chỉ dẫn tốt sẽ là cơ hội thuận lợi để người tiêu dùng
tìm hiểu và đi đến ra quyết định mua sản phẩm. Ví dụ: Thương hiệu rượu
Bordaux, nhãn lồng Hưng Yên,...
Thương hiệu giúp người tiêu dùng cảm nhận được sự sang trọng, sự khác
biệt, một cảm nhận yên tâm, thoải mái và tin tưởng khi tiêu dùng hàng hoá, dịch


101
vụ. Ví dụ, nói đến Sony người ta có thể liên tưởng đến chất lượng âm thanh và
dịch vụ bảo hành rộng rãi.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vài nét về phat triển sản xuất bưởi.
1.2.1.1. Nguồn gốc
Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc cây có múi, nhưng nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng các giống cam quýt đang trồng hiện nay có nguồn gốc từ

vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á (Tanaka,1954). Tanaka (1979) đã rạch
đường ranh giới vùng xuất xứ của giống thuộc chi Citrus từ phía đông Ấn Độ
(chân dãy Hymalya) qua Úc, miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản,…[7]
Theo Trần Thế Tục, nghề trồng cam quýt ở Trung Quốc đã có từ

3000 -

4000 năm trước; Hàn Ngạn Trực đời Tống trong “Quýt lục” đã ghi chép về phân
loại và các giống ở Trung Quốc. Điều này cũng khẳng định thêm về nguồn gốc
các giống cam chanh (Citrus sinensis Osbeck) và các giống quýt ở Trung Quốc
theo đường ranh giới gấp khúc Tanaka [2]
Nguồn gốc của bưởi là ở quần đảo Laxôngđơ, của cam và chanh Yên là Ấn
Độ. Cam, quýt có thể bắt nguồn từ Trung Quốc hay Philippin. Theo các tài liệu thì
ở Trung Quốc có nhiều giống cam quýt nội địa. Nhiều học giả Trung Quốc cho
rằng các giống hiện trồng ở Trung Quốc là nguyên sản, còn bưởi là thứ có thể
nhập nội nhưng được trồng từ trên 2 nghìn năm nay [3]
Các giống bưởi (Citrus grandis) hay còn gọi là Shaddock (theo những dân
tộc nói tiếng Anh) có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ. Một thuyền trưởng người Ấn
Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này tới trồng ở vùng biển Caribê.
Sau đó theo gót các thuỷ thủ, bưởi được đưa đến Palestin vào năm 900 trước
Công nguyên và ở Châu Âu [9]
Bưởi chùm (Citrus paradishi Macf), dạng đột biến hay dạng con lai tự
nhiên của bưởi (Citrus grandis), xuất hiện sớm nhất của vùng Barbados ở
Trung Mỹ và được trồng đầu tiên ở Florida (Mỹ) năm 1809, trở thành một
trong những sản phẩm quả chất lượng cao ở Châu Mỹ [8]
1.2.1.2. Tình hình sản xuất và phân bố vùng trồng


102
Theo tổng cục thống kê: năm 2000 tổng diện tích trồng cây ăn quả nước ta

là 44,5 vạn ha cây ăn quả; năm 2002 là 67,75 vạn ha trong đó đồng bằng sông Cửu
Long có diện tích cây ăn quả lớn nhất (chiếm 31%), vùng trung du và miền núi
phía Bắc đứng thứ 3 cả nước (chiếm 19,8%). Theo FAO (2007), diện tích, năng
suất, sản lượng một số loại cây ăn quả nước ta:
Bảng 1.1 : Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại quả ở Việt Nam
(Đơn vị: Diện tích: nghìn ha; Năng suất: tấn/ha; Sản lượng: nghìn tấn)
Loại
quả

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Diện Năng Sản

Diện

Năng Sản

Diện Năng Sản

tích

tích

suất

tích


suất

lượng

lượng

suất

lượng

Chuối 99,7

12,24 1221,3 92,16 14,68 1352,9 95,0

13,15 1249,3

Cam

77,2

6,48

60,0

9,16

Bưởi

2,0


10,50 21,0

1,9

11,84 22,5

500,3

55,00 9,78
1,90

537,9

11,68 22,2

550,0

( Nguồn: FAOSTAT, 2007)
Qua bảng 2.1 cho thấy diện tích trồng cây ăn quả nước ta có xu hướng giảm
dần qua các năm, sản lượng và năng suất lại tăng dần nhưng không đáng kể. Điều
này cho thấy đã có sự quan tâm nhất định trong việc đầu tư thâm canh đối với cây
ăn quả nói chung của người sản xuất.
Theo các tác giả Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca nước ta có
vùng trồng cây có múi chủ yếu là:
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: ở đây có một tập đoàn cam quýt rất
phong phú như: cam chanh, cam sành, cam giấy, bưởi, quýt, quất. Các giống được
ưa chuộng và trồng hiện nay là cam sành, cam mật, bưởi Năm roi, bưởi Long
Tuyền. Theo thống kê năm 1999 diện tích cây ăn quả có múi ở đồng bằng sông
Cửu Long là 41,267ha bằng 61,16% diện tích cây ăn quả có múi cả nước. Năng

suất bình quân tương đối cao trong đó bưởi đạt 7,4 tấn/ha.
Vùng Bắc Trung Bộ: theo thống kê năm 1999 diện tích cây có múi toàn
vùng là 7.74ha với sản lượng 22.661 tấn. Trong vùng này có hai vùng bưởi đặc
sản đó là bưởi Thanh Trà của Huế, bưởi Phúc Trạch của Hà Tĩnh. Với nhu cầu và


103
giá trị kinh tế đem lại cao, diện tích bưởi Phúc Trạch ngày được mở rộng. Trong
năm 2006, diện tích trồng bưởi Phúc Trạch lên đến 1600ha, trong đó có khoảng
950ha đã cho quả (phấn đấu đến 2010 mở rộng diện tích lên 5000ha), sản lượng
quả bình quân những năm gần đây đạt 12 - 15 nghìn tấn/năm [10]
Vùng trung du và miền núi phía Bắc: cây có múi ở cùng này được trồng ở
những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gấm, sông Chảy.
Hiện chỉ còn một số vùng tương đối tập trung là Bắc Sơn, Bắc Quang [1], riêng
cây bưởi vùng này có 474 ha chiếm 17,5% diện tích cây có múi với giống bưởi
Đoan Hùng ngon nổi tiếng.
1.2.1.3. Đặc điểm của một số giống bưởi đặc sản
Tập đoàn các giống bưởi ở nước ta rất phong phú, đa dạng, phân bố ở nhiều
vùng sinh thái khác nhau. Qua nhiều năm, dưới tác động của chọn lọc đã tạo nên
các vùng bưởi đặc sản, đặc trưng cho các vùng sinh thái. Theo các tài liệu điều tra
về bưởi [5] ở nước ta hiện có các giống bưởi đặc sản:
Bưởi Đoan Hùng (Đoan Hùng - Phú Thọ): Là giống bưởi đơn phôi trồng
bằng hạt thời gian dài. Bưởi Đoan Hùng có 11 loại khác nhau, nhưng có 2 giống
ngon là bưởi Sửu và bưởi Bằng Luân (Khả Lĩnh). Quả hình cầu, bưởi Sửu có dạng
cầu lồi; trọng lượng trung bình quả 950g (bưởi Khả Lĩnh, bưởi Bằng Luân), 1100g
(bưởi Sửu); độ Brix từ 11 - 13%; bưởi Khả Lĩnh ngọt đậm, bưởi Sửu ngọt mát,
bưởi Kinh (Bằng Luân) ngọt có dư vị đắng (Sở KHCN Phú Thọ, 2006).
Bưởi Diễn (Từ Liêm - Hà Nội): Là giống bưởi ngọt có nguồn gốc từ bưởi
Đoan Hùng - Phú Thọ, hiện nay được trồng ở xã Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội.
Cây sinh trưởng trung bình, phân cành nhiều góc phân cành nhỏ, tán cây hình bán

cầu, lá hình ovan, xanh nhạt, ra hoa vào khoảng tháng hai tháng ba hàng năm. Quả
tròn cho đến hơi lồi, vỏ nhẵn, khi chín có màu vàng cam rất đẹp, trọng lượng trung
bình quả 800 - 1000g; múi và vách múi dễ tách rời nhau, con tép màu vàng xanh,
ăn giòn ngọt; độ Brix 12 -14 %; số hạt trung bình/ quả 95,2 hạt, tỷ lệ phần ăn được
47,85; thu hoạch muộn hơn bưởi Đoan Hùng trước tết khoảng nửa tháng.
Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh): Có nguồn gốc ở xã Phúc Trạch - Hương Khê Hà Tĩnh, vùng trồng chính là thuộc huyện Hương Khê, bao gồm 4 xã: Phúc Trạch,


104
Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên. Quả có hình cầu hơi dẹt, vỏ quả mầu vàng
xanh, trọng lượng quả 1000 - 1200g/quả, thịt quả và tép màu phớt hồng, vách múi
giòn dễ tách rời, con tép mịn đồng nhất, vị ngọt hơi chua, độ Brix 12- 14%; tỷ lệ
phần ăn được là 47,87%, số hạt trên quả là 85,5 hạt. Thu hoạch vào tháng 9 dương
lịch.
Bưởi Thanh Trà (Thừa Thiên Huế): Là giống bưởi đặc sản của Thừa Thiên
Huế, có tiếng từ lâu đời, trồng dọc theo bờ sông Hương, tập chung chủ yếu ở các
xã Hương Cần, Phù Ốc, Hương Hồ (Huyện Hương Trà), xã Thuỷ Bằng (huyện
Hương Thuỷ), xã Thuỷ Biền (Thành phố Huế). Cây sinh trưởng trung bình phân
cành ít, góc cành nhỏ, tán hình quạt, lá hình trứng ngược, xanh nhạt, ra hoa vào
khoảng tháng 2, tháng 3 hàng năm, thu hoạch vào tháng 8, tháng 9. Quả có hình
quả lê, khi chín có màu vàng tươi, tép có mầu trắng trong, vị ngọt thanh, trọng
lượng quả trung bình đạt xấp xỉ 900g, tỷ lệ phần ăn được 47,4%.
Bưởi Da xanh (Bến Tre, Tiền Giang): Quả hình cầu, trọng lượng trung bình
quả 1500 - 2500g/quả, màu xanh đến vàng khi chín, dễ bóc vỏ, cùi mỏng 14 18mm, tép màu hồng đỏ bó chặt, dễ tách khỏi vách múi, nước quả khá, vị ngọt
không chua, độ Brix 9,5 - 12%, mùi thơm, hạt ít đến nhiều hạt (5 - 30 hạt/quả), tỷ
lệ thịt quả >50%.
Bưởi Năm Roi (Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng): Được trồng cách đây trên
60 năm do đột biến của một giống trồng bằng hạt ở huyện Bình Minh - Vĩnh
Long. Cây sinh trưởng khoẻ phân cành trung bình, góc phân cành nhỏ, tán cây
hình trụ, lá hình ovan, xanh tươi, ra hoa vào khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm,

thu hoạch vào tháng 11, tháng 12. Quả có hình quả lê, khi chín có màu vàng tươi,
tép màu vàng nhạt, vị chua thanh, hơi đắng, trọng lượng quả trung bình đạt xấp xỉ
1200g, tỷ lệ phần ăn được là 54.11%, hạt ít đến không hạt (0 đến 10 hạt/quả).
1.2.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam và trên thế giới về việc xây dựng thương hiệu
(CDĐL) và tên gọi xuất xứ ( TGXX)
1.2.2.1. Kinh nghiệm của Việt Nam
Thương hiệu cho nông sản phẩm đây là một câu hỏi tương đối đau đầu và
khó trả lời, có rất nhiều nguyên nhân: Cúng ta chưa thực sự quan tâm đến vấn đề


105
này? Chiến lược Marketing của chúng ta chưa đủ mạnh để khẳng định? Chúng ta
chưa đầu tư một nguồn lực đủ lớn?... Tuy nhiên theo TS. Nguyễn Minh Châu,
Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho rằng: “Thương hiệu chính
là một sự cam kết của người sản xuất với người tiêu dùng. Tuy nhiên, thương hiệu
đối với trái cây chỉ có giá trị khi sản xuất lớn, còn sản xuất nhỏ lẻ như chúng ta đang
làm, thương hiệu chẳng có ý nghĩa gì”.
Nếu chúng ta không có một vùng sản xuất hàng hoá đủ lớn, vẫn quen sản xuất
theo kiểu manh mún nhỏ lẽ , mạnh ai nấy làm thì tới mùa thu hoạch chỉ bán chừng
hai, ba tuần là... hết hàng. Trong khi đó, trái cây kém chất lượng thì ở đâu cũng có,
lúc nào cũng thấy. Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu là cần thiết nhưng
phải đúng lúc, đồng bộ với phát triển vùng nguyên liệu. Mấy năm nay chúng ta
bàn mãi một chuyện xây dựng thương hiệu mà không quan tâm lo nguồn nguyên
liệu.
Hộp 2: Để có thương hiệu nông sản đủ sức cạnh tranh
Theo TS. Nguyễn Minh Châu, muốn có được thương hiệu nông sản mạnh,
chúng ta phải quay trở lại đúng quy trình: sản xuất đủ điều kiện, đăng ký tên gọi
xuất xứ và xây dựng uy tín của thương hiệu. “Bài học của Thái Lan đã từng làm
là bán cho Bănglađét một tấn nhãn ngon nhất chỉ với giá 1 USD. Với cách làm
này mà Thái Lan đã chiếm lĩnh thị trường trái cây ở Bănglađét, tất nhiên là người

ta đã tổ chức vùng nguyên liệu thật lớn trước đó. Nếu ta vẫn làm như hiện nay thì
trái cây Trung Quốc và Thái Lan sẽ chiếm lĩnh thị trường mà chẳng có cách nào
cứu.
Ở nước ta vấn đề xây dựng và bảo hộ thương hiệu sản phẩm dưới dạng
CDĐL và TGXX còn khá mới. Tuy nhiên, hiện nay các Viện nghiên cứu, các cơ
quan chức năng ở trung ương và địa phương đã và đang tích cực tìm hiểu và xúc
tiến xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản, truyền thống. Cho đến nay ở
nước ta đã có : bưởi Đoan Hùng, cà phê Buôn Mê Thuật, nước mắm Phú Quốc,
chè Shan Tuyết Mộc Châu được đăng ký bảo hộ nguồn gốc xuất xứ, và đang có
nhiều sản phẩm cũng đã hoàn tất các quy trình xin đăng bạ và chỉ chờ xét duyệt
như: nhãn lồng Hưng Yên, gạo Tám Xoan Hải Hậu, vải Thiều Thanh Hà...
* Xây dựng và đăng bạ thương hiệu cho sản phẩm nước mắm Phú Quốc


106
Nước mắm Phú Quốc được Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt
Nam, sở nông nghiệp huyện cùng với người dân sản xuất nước mắm trong vùng
tiến hành xây dựng thương hiệu. Quá trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
này cũng được tiến hành theo các bước giống như trong xây dựng thương hiệu cho
cà phê ở Inđônêxia, bao gồm các công việc từ chuẩn bị, khoanh vùng sản xuất
nước mắm, thực hiện đúng các quy trình sản xuất, thanh tra giám sát kiểm định
chất lượng đến việc hoàn tất hồ sơ xin đăng bạ thương hiệu sản phẩm. Đến nay,
thương hiệu nước mắm đã được bảo hộ trên thị trường, giá nước mắm và thu nhập
của người dân trong vùng sản xuất nước mắm được tăng lên.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thương hiệu cho nước mắm Phú Quốc
vẫn còn những vấn đề đặt ra như:
Các hoạt động hỗ trợ trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu
nước mắm Phú Quốc không được diễn ra liên tục, thiếu nhiệt tình và còn hạn chế
về mặt thể chế pháp luật, chính sách nhà nước về chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ
còn nhiều yếu kém, như: Hỗ trợ về mặt tài chính còn thiếu hoặc ít có sự tham gia

của các tổ chức ngân hàng, luật bảo hộ cho sản phẩm mang tên gọi xuất xứ còn
nhiều thiếu sót (chưa nói rõ được trách nhiệm và quyền của chủ thể sở hữu thương
hiệu, các hình thức xử phạt vi phạm chưa rõ ràng và chính xác…). Chính vì vậy
sản phẩm mới chỉ được bảo hộ tại thị trường trong nước mà thương hiệu của nó
vẫn chưa có giá trị nhiều trên thị trường quốc tế.
Trình độ hiểu biết, trình độ quản lý, bảo vệ và sử dụng thương hiệu nước
mắm Phú Quốc của người dân sản xuất, cán bộ tham gia vào quá trình xây dựng
và phát triển thương hiệu sản phẩm còn thấp, hoạt động tư vấn hỗ trợ còn ít nên
làm mất lòng tin của người sản xuất về lợi ích từ công việc này.
Sự thiếu vắng của các tổ chức dân sự chuyên nghiệp trong sản xuất, phân
phối trong các ngành hàng lương thực và thực phẩm Việt Nam (hiệp hội, nghiệp
đoàn của nhà sản xuất, nhà chế biến...) đã cản trở trong quá trình xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng, kiểm soát nhãn mác, thúc đẩy hợp tác giữa các tác nhân
trong xây dựng TGXX.


107
Một tồn tại nữa là sự phụ thuộc quá nhiều của TGXX nước mắm Phú Quốc
vào công ty Knorr, một công ty đa quốc gia nước ngoài tiêu thụ nước mắm của
chúng ta làm cho sản phẩm thường bị ép giá, thị trường tiêu thụ không ổn định, an
toàn. Từ đó dẫn đến khả năng cạnh tranh, tính chủ động trong sản xuất nước mắm
chưa được tốt ảnh hưởng tới thương hiệu sản phẩm nước mắm Phú Quốc.
Đây là những bài học lớn mà quá trình xây dựng thương hiệu cho Bưởi Phúc
Trạch cần phải hạn chế và khắc phục, chẳng hạn cần làm tốt các khâu từ sản xuất đến
tiêu thụ, nêu cao tinh thần độc lập sáng tạo tránh hiện tượng phụ thuộc.
* Xây dựng và bảo hộ thương hiệu sản phẩm chè Shan Tuyết Mộc Châu
[11]Được sự giúp đỡ của Bộ nông nghiệp và nghề cá của Pháp sản
phẩm chè Shan được tiến hành xây dựng thương hiệu từ năm 1998 với chủ thể
trực tiếp tiến hành là Công ty chè Mộc Châu. Ngày 13/11/2000, đơn đăng ký
TGXX cho chè Shan Tuyết được nộp lên Cục Sở Hữu Công Nghiệp Việt Nam.

Ngày 10/04/2001 Công ty chè Mộc Châu đứng lên nộp thêm một tờ khai về sản
phẩm chè Shan, xin đăng ký cho 2 loại sản phẩm là chè đen và chè xanh. Và đến
ngày 1/06/2001,cục trưởng Cục Sở Hữu Công Nghiệp ra quyết định đăng bạ sản
phẩm chè này và chè Shan được bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ Việt Nam .
Tuy nhiên kể từ khi được đăng bạ, sản phẩm chè Shan vẫn chưa được sử dụng
thương hiệu dưới dạng tên gọi xuất xứ với các nguyên nhân sau:
Theo cục sở hữu trí tuệ, hệ thống kiểm soát của Công ty chè chưa có hệ
thống kiểm tra chất lượng đáp ứng đòi hỏi của các quy định TGXX.
Cũng trong thời gian đó thì Trung tâm KCS chè đã tiến hành soạn thảo các quy
chế về chất lượng và kiểm soát chất lượng nhưng chưa được Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Chính Phủ ra quyết định thẩm định và công nhận.
Trình độ của cán bộ, người dân còn thấp chưa sát sao với công việc hoàn
tất các thủ tục của thương hiệu sản phẩm.
Qua đây cho thấy quá trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cần phải
được thống nhất và chi tiết đầy đủ hơn ngay cả trong khâu sản xuất lẫn khâu chế
biến và tiêu thụ.
1.2.2.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới


108
Các sản phẩm đặc sản mang truyền thống văn hoá riêng của từng vùng,
quốc gia nên vấn đề bảo vệ nguồn gốc xuất xứ của chúng là việc làm rất cần thiết.
Vấn đề này đã được các quốc gia phát triển trên thế giới quan tâm từ rất sớm như
ở Pháp và Inđônêxia hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thiết lập từ năm 1905,
Đến năm 1992 các quy định của pháp trong quy chế 2081/92-EU để bảo hộ sản
phẩm dưới CDĐL và TGXX được tất cả các nước Châu Âu tuân thủ. Các nước ở
châu Á việc tiếp cận vấn đề này còn chậm, ở Thái Lan dự luật về CDĐL được
quốc hội thảo luận vào năm 2002 nhưng đến tận năm 2004 luật về chỉ dẫn địa lý
mới được ban hành; ở Ấn Độ tháng 9/2003 luật CDĐL ra đời.
* Ấn Độ bảo hộ nhãn hiệu chè Darjeeling

Ấn Độ là quốc gia đóng góp nhiều cho quá trình đưa ra các quy định và
điều luật về thương mại trong đó có sở hữu trí tuệ. Ấn Độ sớm tiến hành chương
trình xây dựng và bảo hộ thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ cho các sản phẩm truyền
thống, sản phẩm chiến lược. Chè Darjeeling là một sản phẩm đầu tiên của Ấn Độ
được tiến hành xây dựng và bảo hộ nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu dưới dạng chỉ
dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ. Với sản phẩm đặc sản ưu thế này mỗi năm ngành
xuất khẩu chè Darjeeling đem lại cho Ấn Độ 30 triệu USD. Tuy nhiên, hiện nay
thị trường tiêu thụ của các kênh phân phối còn bị nhiều công ty nước ngoài kiểm
soát về chức năng đấu trộn, đóng gói và thương mại dẫn đến biến đổi giá trị của
sản phẩm chè, mặt khác còn xảy ra hiện tượng lạm dụng sự nổi tiếng của sản
phẩm trên thị trường mà một số ước lượng cho rằng lượng chè giả lớn gấp 4 lần
lượng chè sản xuất tại Darjeeling. Xuất phát từ vấn đề đó UBND chè Ấn Độ đã tiến
hành xây dựng và bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm chè này, cụ thể sử dụng luật
bảo hộ chứng nhận nhãn hiệu thương mại để đăng ký tại các quốc gia không ủng hộ
CDĐL: Anh, Mỹ, Canada,... và logo của chè Darjeeling đã được đăng ký thành
công năm 1986. Đến 2004 việc xây dựng thương hiệu chè Darjeeling trên cơ sở xây
dựng TGXX và CDĐL được hoàn thiện. Tháng 9/2003 luật chỉ dẫn địa lý của Ấn
Độ ra đời, trong luật có quy định cụ thể việc đăng ký CDĐL là bắt buộc và những
CDĐL chưa được đăng ký thì chưa được bảo hộ trong phạm vi quốc gia.
* Xây dựng thương hiệu cho cà phê ở Inđônêxia


109
Bảo hộ thương hiệu sản phẩm nông sản và thực phẩm dưới hình thức bảo
hộ chỉ dẫn địa lý là một biện pháp được chính phủ Inđônêxia đánh giá rất cao, đặc
biệt trong việc đưa các sản phẩm chất lượng và danh tiếng của Inđônêxia đến với
người tiêu dùng.
Chính phủ Inđônêxia đưa ra luật nhãn hiệu số 15/2001, trong luật có đề cập
đến CDĐL và TGXX. Quá trình xây dựng thương hiệu cho cà phê ở Inđônêxia
được tóm tắt qua các bước sau:

Trao quyền cho các tổ chức của nông dân: Thành lập tổ chức của người dân
bao gồm những hộ nằm trong vùng sản xuất cà phê, thực hiện đúng theo các quy
trình sản xuất và trực tiếp được quyền đăng ký kinh doanh, đăng ký thương hiệu,
sử dụng thương hiệu của sản phẩm cà phê này.
Thực hiện quy trình thống nhất và nâng cao chất lượng: Các quy trình kỹ
thuật được xây dựng sẽ triển khai cho nông dân và mọi quy trình từ sản xuất đến
chế biến đều phải thống nhất một cách khoa học, đúng kỹ thuật.
Quảng bá và tiếp thị: Tổ chức người dân sản xuất chế biến và thương mại
cà phế tiến hành lập kế hoạch xúc tiến thương mại cho sản phẩm. Việc này chủ
yếu để giới thiệu quảng cáo cho sản phẩm, đưa hình ảnh sản phẩm đến với người
tiêu dùng qua đó tăng thị phần sản phẩm trên thị trường.
Xác định tính đặc thù sản phẩm: Công việc này được tiến hành để kiểm tra
chất lượng sản phẩm đồng thời để đáp ứng các thủ tục trong việc tiến hành đăng
ký thương hiệu cho sản phẩm.
Đào tạo về chỉ dẫn địa lý: Được tiến hành thông qua các cuộc hội thảo, mở
lớp tập huấn kỹ thuật, chỉ dẫn địa lý cho cán bộ chuyên môn, người dân sản xuất
để nhận biết, quản lý và phát triển tốt thương hiệu cho cà phê nói riêng và sản
phẩm đặc sản, nông sản nói chung.


×