Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tìm hiểu kỹ thuật SEO đồ án tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 41 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
--------------------------

Phùng Thị Xuân Mận

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tìm hiểu Kỹ Thuật SEO

Nghệ An, tháng 12 năm 2012

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

1


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

LỜI CẢM ƠN
Cuộc cách mạng công nghiệp mới, nền kinh tế tri thức đã phát triển mạnh trong
thế kỷ XXI. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet nên chi phí sản xuất giảm, chất


lượng sản phẩm cao, mức sử dụng nguyên vật liệu, lao động giảm và sản phẩm ngày
càng tinh xảo, hoàn thiện hơn. Công nghệ thông tin là phương tiện và giải pháp hỗ trợ
các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Mạng Internet ngày càng gắn liền với các công ty, doanh nghiệp. Word Wide
Web(www) trở thành nguồn tài nguyên khổng lồ và quý giá của nhân loại. Nó cung
cấp cho chúng ta thông tin về mọi lĩnh vực đời sống xã hội, khoa học kỹ thuật, v.v…
Tuy nhiên đi đôi với sự thuận lợi ấy có một vấn đề được đặt ra là chúng ta làm thế nào
để truy cập và khai phá được nguồn tài nguyên ấy hiệu quả nhất, làm thế nào để người
dùng biết đến sản phẩm, dịch vụ của mình một cách nhanh nhất.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế việc quảng bá website, quảng bá sản phẩm qua
mạng internet, kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển nên em chọn đề tài: “Tìm
hiểu kỹ thuật SEO”( Search engine optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm),
nhằm giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm online một cách nhanh chóng và hiệu
quả.
Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo: Thạc Sỹ
Nguyễn Công Nhật. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy, người đã tận tình
giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đồng thời em cũng bày tỏ lòng biết ơn
tới thầy cô giáo khoa CNTT ĐH Vinh cùng toàn thể các bạn đã giúp đỡ em trong thời
gian làm đề tài.
Mặc dù em đã cố gắng hết sức hoàn thành đồ án trong phạm vi khả năng cho
phép nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự thông
cảm và sự tận tình chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn để đồ án có thể hoàn thiện hơn.
Vinh, tháng 10 năm 2012
Sinh viên
Phùng Thị Xuân Mận

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh


2


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

MỤC LỤC
Trang

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

3


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài.
Theo một số thống kê thì có đến hơn 80% số người dùng Internet sử dụng các
công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing. Mỗi ngày có hàng triệu người dùng web
sử dụng các công cụ tìm kiếm (Search engines) để tìm những sản phẩm, dịch vụ và
thông tin họ đang cần. Nhưng liệu với hàng tỷ website hiện đang tồn tại, làm sao
khách hàng có thể tìm thấy website của mình trước mà không phải của các đối thủ
cạnh tranh? Chính vì đa phần khách hàng đến một website đều thông qua các công cụ
tìm kiếm, nên nếu như trang web của mình có thứ hạng thấp thì đồng nghĩa với việc

mình đã đánh mất một lượng lớn khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ cạnh tranh.
Thực tế có tới 70% người dùng web chỉ xem trang thứ 1, thứ 2 của kết quả tìm
kiếm. Vì thế, nếu trang web của mình lọt vào trong top 10 của kết quả tìm kiếm thì cơ
hội được khách hàng viếng thăm là rất lớn. Tối ưu hóa máy tìm kiếm (Search engine
optimization - SEO) chính là giải pháp cho vấn đề trên. SEO bao gồm các kĩ thuật
nhằm giúp website đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Ngày càng nhiều website được thành lập, website của mình sẽ bị lãng quên
hoặc "lu mờ" trước các đối thủ của mình nếu mình không thực hiện việc quảng bá
website trên các bộ máy tìm kiếm. Website của mình không có hiệu quả cao khi không
có thứ hạng cao trên Google, Yahoo, hay Live Search khi tìm với các từ khóa tương
ứng với dịch vụ, ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp của mình cung cấp.
Xuất phát từ nhu cầu bức thiết đó em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu kỹ thuật SEO”.
Nhằm giúp website của các doanh nghiệp, cũng như các nhân tối ưu hơn với công cụ
tìm kiếm, qua đó quảng bá hình ảnh công ty, dịch vụ, ngành nghề mà công ty đang
kinh doanh tới người dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

1.2 Phạm vi đề tài.
SEO hay kỹ thuật SEO là một đề tài rất lớn, kiến thức rộng vì thế em chỉ tìm
hiểu các phương pháp tối ưu hóa một website chuẩn về SEO, các phương pháp tạo
chiến dịch SEO hiệu quả. Tìm hiểu các chiến lược, chiến thuật SEO. Tìm hiểu các
phương pháp phân tích, lựa chọn từ khóa.

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

4


Đồ án tốt nghiệp


Tìm hiểu kỹ thuật SEO

CHƯƠNG 2: CÁC THUẬT NGỮ VÀ CÁC CÔNG CỤ SEO
2.1 Các thuật ngữ về SEO.
SE.
SE- Search Engine : Là công cụ tìm kiếm như Google.com, Yahoo.com hay
Bing.com… Đây là những công cụ tìm kiếm phổ biến và chiếm thị phần lớn nhất.
SEO.
SEO – Search Engine Optimization: Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Tập hợp các
phương pháp làm tăng tính thân thiện của Website đối với động cơ tìm kiếm với mục
đích nâng thứ hạng của Website trong trang kết quả tìm kiếm theo một nhóm từ khoá
mục tiêu nào đó.
SEM
SEM – Search Engine Marketing là hình thức Marketing qua công cụ tìm kiếm,
bao gồm Google Adwords và SEOBacklink.
Backlink.
Backlink là các siêu liên kết (hyperlink) từ các website khác trỏ đến website của
mình. Chúng ta có thể hiểu đơn giản là liên kết quay trở lại, hay là các liên kết được
đặt trên website B trỏ về website A. Các “Backlink” tác động trực tiếp đến Google
PageRank của bất kỳ một trang web nào và chúng cũng ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng
của mình. Backlink là yếu tố quan trọng để nâng cao Page rank của website.
Google PageRank.
PageRank là một thuật toán của Google dùng để đánh giá mức độ quan trọng
tương đối của một trang web trên Internet. Ý nghĩa cơ bản của thuật toán này là việc
một liên kết từ trang A trỏ đến trang B có thể được coi như là một bình chọn về chất
lượng cho trang B. Càng có nhiều liên kết từ nhiều nơi đến trang B, trang B đó càng
tăng thêm mức độ quan trọng. PageRank có giá trị từ 1 đến 10.
Iindex.
Index là quá trình mà công cụ tìm kiếm tìm thấy nội dung của mình và sau đó

lưu trữ và hiển thị nó trong kết quả tìm kiếm để trả về cho người dùng.
Inbound Link.
Inbound link là một liên kết từ một trang web khác đến trang web của mình,
hay còn gọi là Back Link. Nếu mình có nhiều Inbound link thứ hạng website của mình
trên Google chắc chắn sẽ được cải thiện.
Outbound link

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

5


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Outbound link là một liên kết từ trang web của mình đến trang web khác, hay
còn gọi là links ra ngoài.
Internal Link
Internal link là một liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng một trang
web, còn gọi là links nội bộ. Xây dựng hệ thống Internal link tốt sẽ giúp website cải
thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
PPC
PPC là viết tắt của Pay Per Click (trả tiền theo nhấp chuột). Một loại hình
quảng cáo mà trong đó người quảng cáo đặt quảng cáo của mình tại một địa điểm nào
đó và bất cứ khi nào khách thăm nhấp chuột vào quảng cáo của mình, mình sẽ bị mất
một chi phí nhất định tương ứng với nhấp chuột đó, giá bỏ thầu cho một click càng cao
càng được liệt kê ở các vị trí cao, do vậy sẽ thu được một lượng khách thăm lớn hơn.

Google Adwords là một chương trình PPC điển hình.
Directory
Directory là nghĩa thư mục web, là một trang web có chứa danh sách website,
blog. Các directory thường được xếp hạng bằng sự phổ biến của chúng và sắp xếp theo
từng chủ đề hoặc thể loại. Mình nên thêm website của mình vào các thư mục web, nó
sẽ giúp tạo ra nhiều lượt truy cập đến website của mình, đặc biệt là khi mình mới bắt
đầu.
Adword
Adwords – Google Adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các
nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang
thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường được gọi là
quảng cáo từ khoá, quảng cáo tìm kiếm…
Keyword
Keywords là từ khóa, một từ hoặc cụm từ mà người duyệt web nhập vào công
cụ tìm kiếm để tìm thông tin. Từ khóa trong SEO là từ hoặc cụm từ có liên quan đến
sản phẩm, dịch vụ hay lĩnh vực nào đó mà người dùng nhập vào các bộ máy tìm kiếm.
Từ khóa trong SEO thường ngắn gọn và có nhiều người search.
Anchor Text.
Anchor text là phần chữ viết trong một liên kết. Việc có một từ khoá trong
“Anchor text” sẽ giúp cho công việc làm SEO thêm hiệu quả vì Google sẽ kết hợp các
từ khoá này với nội dung website của mình. Ví dụ nếu mình có một blog viết về các
thủ thuật máy tính và nếu mình để từ khoá “thủ thuật máy tính” trong “anchor text”.
Nó sẽ giúp thứ hạng website của mình tăng lên đối với từ khoá này.
Spider/Robot
Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

6



Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Spider là một chương trình của các công cụ tìm kiếm hay còn gọi là “con bọ tìm
kiếm”,dùng để thu thập thông tin về các trang web. Spider hoạt động dựa trên các
đường liên kết, nếu không có các đường liên kết spider sẽ “Không hoạt động”. Spider
còn được gọi là Crawler, Robots…
NoFollow.
NoFollow là một thuộc tính của liên kết được sử dụng nhiều để báo cho Google
biết để không tiếp tục dò xét website từ liên kết đó. Nó có nghĩa là không cho bộ máy
tìm kiếm tìm kiếm nội dung trên liên kết đó.
DoFollow
Ngược lại với Nofollow, Dofollow là thuộc tính của liên kết cho phép bộ máy
tìm kiêm tìm kiếm nội dung thông qua liên kết đó.
Title Tag
Title là thẻ để đặt tiêu đề cho một trang web trên trình duyệt, nó là một trong
những nhân tố quan trọng nhất đối với thuật toán xếp hạng của Google. Để đạt được
hiệu quả nhất, thẻ tiêu đề của mình nên độc đáo và chứa những từ khoá chính của
trang web.
Meta Description
Meta Description là một mô tả ngắn gọn về một trang website hay bài viết. Đó
là nơi mình đặt các nội dung liên quan và làm sao để thu hút người click vào website
của mình trên trang kết quả tìm kiếm. Một đoạn mô tả tốt dài khoảng hai dòng không
quá 160 ký tự. Nó gần như biển quảng cáo cho website.
Meta Keywords
Meta Keywords là gì? Meta Keywords là một yếu tố phổ biến và nổi tiếng nhất
trong lịch sử của các công cụ tìm kiếm, nó được dùng để mô tả nội dung của một trang
web. Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm nhanh chóng nhận ra rằng thẻ meta keywords

này thường không chính xác hoặc gây hiểu lầm và thường xuyên dẫn đến các trang
web rác. Đó là lý do tại sao thẻ meta keywords không còn được các công cụ tìm kiếm
đánh giá cao.
Keyword Density.
Keyword Density có nghĩa là mật độ từ khoá. Mật độ từ khoá của một trang
web nào đó được tính rất đơn giản bằng số lần từ khoá được dùng trong một trang chia
cho tổng số từ trong trang đó. Mật độ từ khoá được sử dụng như một nhân tố quan
trọng trong SEO. Ngày trước các thuật toán đặt rất nặng vào nhân tố này nhưng ngày
nay nhân tố này không còn quá quan trọng nữa.
Keyword Stuffing.

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

7


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Keyword Stuffing tạm hiểu là nhồi nhét từ khóa. Vì “Keyword Density” là một
nhân tố quan trọng đối với thuật toán tìm kiếm, nhiều webmaster ngày xưa đánh lừa
các bộ máy tìm kiếm nhằm làm tăng mật độ từ khoá bên trong website của họ. Ngày
nay kỹ thuật này không còn mấy tác dụng nữa, mà website của họ có thể bị phạt không
được xếp hạng.
Duplicate Content.
Duplicate Content tạm dịch là nội dung sao chép hay là trùng lặp nội dung.
duplicate content được địch nghĩa là một nội dung hoặc một phần nội dung được sao

chép giống hệt hoặc gần giống từ những website khác.
XML Sitemap
XML Sitemap là một tập tin để thông báo danh sách các liên kết trên trang web.
XML Sitemap có thể dễ dàng được tạo ra và có rất nhiều công cụ miễn phí để giúp
mình tạo tập tin này.
Robots.txt.
Đây là một file được đặt ở thư mục gốc trong tên miền của mình (root folder).
Là text file mà người quản trị web tạo ra để hướng dẫn robot (robot của công cụ tìm
kiếm) làm thế nào để thu thập dữ liệu.
Analytics
Analytics – Google Analytics: Là công cụ miễn phí của Google cho phép cài
đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó
Traffic, Visit
Traffic là gì? Traffic là lượng truy cập vào trang web của mình từ nhiều nguồn.
Visit là số lượt người dùng ghé thăm website của mình

2.2 Công cụ SEO
2.2.1 Google Webmaster Tools.
Sử dụng Google Webmaster Tools, webmaster có thể tiết kiệm được khá nhiều
thời gian nghiên cứu của mình để tập trung tìm kiếm và chỉnh sửa website thích hợp
và dễ dàng. Công cụ này là một trong những công cụ theo dõi và bổ trợ phát triển
website tốt nhất hiện nay để quảng cáo google được rất nhiều webmaster tin dùng.
Cài đặt Google Webmaster Tools.
Bước 1: truy cập đường dẫn sau: />
Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

8



Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Bước 2: Click nút Sign in Webmaster Tools
Bước 3: Đăng nhập Email

Bước 4: Nhập domain cần cài Webmaster Tool, sau đó click vào nút ADD A SITE

Bước 5: Verify : download file html được cung cấp ở 1. Trong hình bên dưới

Bước 6: Upload file vừa download lên hosting
Bước 7 : Click nút Verify

Cách sử dụng Google Webmaster Tools
Một gmail có thể quản trị được nhiều website khác nhau, sau khi được đăng
nhập vào Google Webmaster Tools click website mình muốn theo dõi.

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

9


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO


Bảng điều khiển
Bảng điều khiển hiển thị một cách tổng thể các thông số của website: Lỗi thu
thập giữ liệu, truy vấn tìm kiếm, Sơ đồ website.

Người dùng
Quản lý người dùng, tạo người dùng mới, cấp quyền truy cập cho người dùng
Tình trạng
Lỗi Thu thập dữ liệu

Số liệu thống kê thu thập dữ liệu
Trạng thái chỉ mục

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

10


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Phần mềm độc hại
2.2.2 Google analytics
Google Analytics một dịch vụ phân tích, thống kê và theo dõi website được
nhiều người ưa chuộng của Google. Google Analytics cung cấp cho chúng ta khá
nhiều thông tin về website như Visit, PageView, Visitor, Traffic Source, Content …
Cài đặt Google Analytics.
Bước 1: truy cập đường dẫn sau : />

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

11


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Bước 2: click vào nút Creat an account
Bước 3: Đăng nhập Email

Bước 4: Sau khi đăng nhập, bạn sẽ thấy giao diện như hình bên dưới. Click nút Sign
up

Bước 5: Cấu hình thông tin về tên tài khoản, website, thời gian…

Bước 6: Kéo xuống dưới, click nút Yes, I agree to the above terms and conditions

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

12


Đồ án tốt nghiệp


Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Bước 7: Chuyển đến bước tiếp theo : bạn sẽ thấy 1 đoạn code để dán vào website.

Bước 8: Lấy đoạn code bên trên dán vào website.
Lưu ý: Dán đoạn code trên vào vị trí nào xuất hiện ở mọi trang trên website.
Hướng dẫn sử dụng Google Analytics
Các phần cơ bản của Google Analytics bao gồm:
Dashboard
Trang báo cáo các kết quả theo dõi và thống kê rất đơn giản và trực quan. Phần
trên là Dashboard hiển thị biểu đồ số lượng khách truy cập từng ngày. Ngay bên dưới
là mục Site Usage thống kê theo tháng các số liệu: tổng số truy cập (Visits), tổng số
trang xem (Pageview), số trang xem trung bình trên một lần truy cập (Pageview/Visit),
thời gian trung bình khách truy cập (Avg. Time on Site), tỷ lệ phần trăm khách ghé
thăm website lần đầu (% New Visits).

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

13


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Những số liệu đáng quan tâm khác cũng đã được sắp xếp để có thể được theo
dõi một cách dễ dàng nhất, cho phép mình đánh giá nhanh tình hình hoạt động của
website.

Visitors
Phần Visitors bao gồm những báo cáo thông tin về khách thăm quan website,
với báo cáo Visitors Overview mình sẽ có những thông tin như biểu đồ lượng khách
thăm quan, họ đã tới thăm website của mình bao nhiêu lần, họ đã xem bao nhiêu trang
thông tin, thời gian trung bình họ truy cập website của mình là bao lâu, bao nhiêu
người khách lần đầu tiên ghé thăm website của mình...
Những báo cáo này sẽ cung cấp cho mình cả những thông tin sâu hơn như
khách thăm quan sử dụng trình duyệt nào, kết nối Internet của họ là loại nào, ADSL
hay Cable, độ phân giải màn hình bao nhiêu, họ có sử dụng flash hay javascript hay
không...
Tất cả những số liệu được cung cấp thông qua các báo cáo về Visitors có thể
được sử dụng để sắp xếp, thiết kế lại website của mình sao cho phù hợp nhất đối với
người dùng. Để mỗi khi ghé thăm website của mình, họ sẽ thấy một website được thiết
kế rất vừa mắt và dễ sử dụng, tránh những thông báo lỗi do bất tương thích.
Traffic Sources
Với báo cáo thuộc phần Traffic Sources, mình sẽ biết chính xác lượng khách
của mình bắt nguồn từ đâu. 3 nguồn quan trọng nhất là Direct Traffic, khách thuộc
nguồn này họ vào thẳng website của mình bằng cách gõ địa chỉ trực tiếp vào trình
duyệt.
Nguồn quan trọng thứ hai là link từ các website khác, mình có thể xem chi tiết
hơn là link từ website nào, từ trang nào trên website đó, được bao nhiêu người dùng
nhấn vào link đó, vào ngày nào, tháng nào... Rất có thể từ đó mình sẽ có thêm một đối
tác nữa trong việc phát triển website của mình. Nguồn quan trọng thứ 3 và theo đánh
giá chủ quan của tôi thì đây là nguồn quan trọng nhất, khách ghé thăm site của mình
thông qua các máy tìm kiếm như Google hay Yahoo...
Các máy tìm kiếm luôn là những công cụ đắc lực nhất để thu hút khách mới ghé
thăm của mình, nếu mình biết khai thác nó, trong ví dụ tôi nêu ra, 40% lượng khách
ghé thăm website là từ các máy tìm kiếm, và 39% trong số 40% đó là từ các kết quả
tìm kiếm Google.
Trong trường hợp của mình thì có thể khác, nhưng dựa vào những con số này,

mình có thể đưa ra những chiến lược đúng đắn nhất để tối ưu nội dung website dành
cho các máy tìm kiếm, từ đó thu hút thêm khách thăm quan.

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

14


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Content
Sau tất cả những báo cáo về vấn đề "đối ngoại" thì phần Content sẽ chủ yếu liên
quan tới vấn đề "đối nội". Các báo cáo trong phần này sẽ tập trung vào nội dung thông
tin trên website của mình, phần nào được khách ghé thăm nhiều nhất, phần nào làm
ngắt luồng thông tin của khách.
Sâu hơn nữa, một số báo cáo thuộc phần này còn cho mình biết được lượng
khách thăm quan website đang quan tâm tới vấn đề gì dựa trên các từ khóa tìm kiếm
họ đã sử dụng, sau khi tìm thấy thông tin thì họ đã đọc bao nhiêu trang, bao nhiêu lâu
trong số các thông tin tìm được, từ đó mình đánh giá được mức độ hữu ích của các
thông tin này.
Một diểm đáng chú ý nữa là nếu một trang thông tin nào đó trở thành exit page
(trang cuối cùng khách xem trước khi rời website) quá nhiều thì mình cũng nên xem
lại xem trang đó liệu có chứa link tới một nơi khác bổ ích hơn hay không, hay là do
nội dung trang đó đề cập tới vấn đề nào gây phản cảm... Rất hữu dụng.
Goals
Đây là phần ít được dùng nhất, nhưng lại là phần quan trọng nhất đối với một

số người. Ở phần này, chúng ta sẽ có thể tạo lập một số trang "mục tiêu", và Google
Analytics sẽ cho chúng ta biết bao nhiêu người, làm cách nào, thông qua những trang
nào khác... người dùng tới được những trang "mục tiêu" đó.
Ví dụ trong trường hợp một site thương mại điện tử, trang mục tiêu sẽ được
thiết lập là trang hiển thị hóa đơn sau khi đã mua hàng. chúng ta có thể dựa vào báo
cáo này để biết được những người mua hàng của mình quan tâm tới những gì trước khi
mua hàng, từ đó tùy biến nội dung những phần thông tin đó để thu hút thêm nhiều
khách mua hàng, nếu khách dừng lại ở trang quy định vận chuyển hàng hóa chẳng hạn,
thì chắc chắn là chúng ta có vấn đề với phương thức vận chuyển của mình.
Chúng ta cũng có thể dựa vào những báo cáo ở phần Goals này để tính toán
phần trăm khách thăm quan đạt tới được trang mục tiêu trong tổng số người ghé thăm
website, từ đó tính toán ra một con số gần đúng tỉ lệ thành công của mỗi khách hàng
tiềm năng mình có được thông qua website.
Average PageViews:
Tức số trang được xem trung bình trên mỗi lượt truy cập. Tỉ lệ này phản ánh sự
hấp dẫn của Site đối với người đọc, Average PageViews càng lớn càng chứng tỏ chất
lượng nội dung Website càng cao. Ngoài ra, con số này cũng cho thấy việc người đọc
tìm thấy nhiều thông tin hữu ích và liên quan đến thứ họ cần. Nếu website của mình có
chất lượng thì theo thời gian con số này sẽ tăng lên vì mình đạt được số lượng mình
đọc trung thành và lượng người đăng kí theo dõi Website (Subscriber) nhất định.
Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

15


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO


Ngược lại, nếu con số này quá thấp, mình nên xem lại nội dung website của mình và
giao diện website cũng như nên đặt thêm phần Related Post để người đọc có thể tìm
thấy những thông tin hay những bài viết khác liên quan.Vậy Average PageViews như
thế nào là phù hợp? Điều này tùy thuộc vào bản chất của website mình.
Time on Site:
Là thời gian mà khách truy cập bỏ ra để đọc website của mình. Trung bình, mỗi
người chỉ dành ra khoảng 20 giây đọc lướt qua để tìm thứ họ cần rồi sau đó bỏ đi nếu
không thấy. Nếu mình cung cấp cho họ đúng cái mà khách truy cập đang tìm thì bấy
giờ, họ sẽ dừng lại và đọc tiếp nội dung trang web của mình. Tỉ lệ Time on Site quá
thấp (dưới 10 giây mỗi trang) có nghĩa là khách truy cập chỉ click và click, họ không
đọc nội dung trên website của mình. Mỗi website mỗi khác nhưng theo mình, 60 giây
cho mỗi trang là con số hợp lý.
Bounce Rate:
Bounce rate là lượng khách truy cập vào website của mình nhưng chỉ xem duy
nhất một trang. Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập một trang trên site của ban
và cũng ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ Web site, không quay trở lại. Tỉ lệ bỏ Web
cao có thể do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thời gian tải Web chậm, nội dung
không phù hợp với người truy nhập, thiết kế giao diện không cuốn hút …Giá triij
Bounce Rate lên tới 90%: Số lượng người dùng bỏ website quá cao, 60~90% là bình
thường, khoảng 40~60% và dưới 40% chứng tỏ website của mình rất tốt. Những bí
quyết để có tỉ lệ Bounce Rate thấp là: Đưa vào những bài viết liên quan, thiết kế giao
diện dễ nhìn và bắt mắt, tối ưu tốc độ tải trang web … và đăng những bài viết có nội
dung tập trung vào chủ đề đã trở thành đặc trưng của website mình.
New Visit:
Tỉ lệ khách truy cập mới. Con số này thực ra không có ý nghĩa gì với các
Website/Blog tiếng Việt vì Việt Nam sử dụng địa chỉ IP động nhưng cũng cho thấy
phần nào hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và những công cụ tìm kiếm.
2.2.3 Google Adwords
Đây là công cụ để phân tích từ khóa. Nó cho ta các đánh giá về từ khóa (Key

word) như: mức độ cạnh tranh của từ khóa, số lượt tìm kiếm của từ khóa đó trên toàn
cầu cũng như trong nước.
Để sử dụng Google Adwords chúng ta truy cập vào trang web:
.

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

16


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Mình chọn Tools and Analysis >>> Keyword Tool. Kết quả sẽ cho ra trang
kiểm tra từ khóa của Google

Gõ từ khóa mình muốn kiểm tra vào dòng Word or phrase. Phần Website và
Category nên để mặc định rồi bấm tìm kiếm. Google Adwords có thể hiển thị các key
word liên quan theo cách “Rộng”, “Chính xác”, “Cụm từ”.

Sau khi tìm kiếm google adwords sẽ cho ta một bảng đánh giá từ khóa về:
Mức độ cạnh tranh của từ khóa: Từ khóa có độ cạnh tranh càng cao thì khả
năng lên top sẽ khó khăn hơn. Ngược lại từ khóa có độ cạnh tranh ở mức độ “trung
bình”, “thấp” thì sẽ dễ SEO hơn, dễ lên top hơn.
Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh


17


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Số lượt tìm kiếm trên toàn cầu, số lượt tìm kiếm cục bộ – trong nước: từ khóa
càng có nhiều người tìm kiếm càng chứng tỏ từ khóa đó càng hot.
Sau khi phân tích kỹ chúng ta có thể tải về các kết quả tìm kiếm hoặc các kết
quả về ý tưởng từ khóa.

2.2.4 Các bước xây dựng từ khóa.
Từ khóa là tất cả những gì khách hàng gõ, nhập vào ô tìm kiếm của Google. Nó
có thể là một từ, cụm từ hay cả câu. Mỗi người có một cách tìm kiếm khác nhau vì thế
khá khó khăn cho SEOer để tìm ra những từ khóa có thể kết nối được website với
đúng người tìm kiếm.
Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của mình.
Hãy đặt các câu hỏi như: Website của mình bán gì? Những ai sẽ là khách hàng
mục tiêu của mình? Sản phẩm/Dịch vụ của mình giải quyết được vấn đề gì của khách
hàng? Chúng ta hãy trả lời các câu hỏi đó và, ghi lại những cụm từ chính.
Nắm được khách hàng của mình cần gì.
Tức là nắm bắt được xu thế của khách hàng. Mình hãy tự tìm kiếm xem khách
hàng mục tiêu của là ai? Họ sẽ mua gì, sử dụng dịch vụ gì? Những thắc mắc, phàn nàn
của họ là gì? Họ thích gì và sợ gì? Dự đoán khi tìm kiếm giúp đỡ hay sản phẩm, dịch
vụ của họ sẽ tìm từ khóa gì?
Một website mới và chọn lựa đúng từ để phát triển, hoàn toàn có thể lên vị trí
cao trong Google khá nhanh. Hãy luôn ghi nhớ là mục tiêu trong TOP 1-3 sẽ đem lại
hiệu quả cao nhất.


Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

18


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Sử dụng các công cụ để tìm từ khóa
Sử dụng google adwords để phân tích từ khóa. Ngoài ra chúng ta có thể hỏi hỏi
bạn bè và những người biết ít hơn bạn về sản phẩm, dịch vụ của bạn, xem họ tìm bằng
những từ khóa nào. Tham khảo các website trong TOP có liên quan tới từ khóa mà
mình định phát triển. Sử dụng Google Analatics để xem nguồn khách hàng truy cập
vào website đồng thời cho phép chúng ta biết được khách hàng tìm đến website chúng
ta qua các từ khóa nào.
Chọn lựa đúng cụm từ khóa để phát triển SEO
Qua các bước bên trên ta đã có trong tay một danh sách các từ khóa. Tiếp theo
chúng ta sẽ trình bày cách để chọn lựa ra từ khóa phù hợp để phát triển.
Chúng ta sẽ dùng những công thức đơn giản – dễ hiểu nhất để tính độ cạnh
tranh của từ khóa để quyết định xem nên phát triển từ khóa nào. Để xác định độ cạnh
tranh của từ khóa chúng ta tìm theo các cấu trúc sau:
“keyword”: Dùng để tìm xem có bao nhiêu website có chứa cụm từ khoá này
hay có bao nhiêu website mình sẽ phải cạnh tranh.
Allinanchor:“keyword”: dùng để tìm xem có bao nhiêu website sử dụng
Anchortext với cụm từ khóa này.
Allintitle:“keyword”: Để tìm xem có bao nhiêu website mà cụm từ khóa này

xuất hiện trong Title.
Dưới đây là bảng thông số dùng để đánh giá độ cạnh tranh và chọn lựa từ khóa
thích hợp.
Keyword

Kết quả trên Google

Mức độ cạnh tranh

“keyword”

> 100.000

Cao

Allinanchor:“keyword”

> 20.000

Cao

Allintitle:“keyword”

> 20.000

Cao

Chỉ cần đạt 2 trong 3 yếu tố ở mức cao thì từ khóa mình chọn là từ khóa cạnh
tranh cao. Hãy chọn những từ khóa ít nhất thỏa mãn điều kiện Allianchor và Allititle ở
mức dưới 20.000 và nên có dưới 100.000 website có chứa nó để phát triển.

Chọn lựa nhóm từ khóa để phát triển
Sau các bước trên chúng ta đã có danh sách các từ khóa mà mình sẽ dự định
phát triển. Giờ hãy phân nhóm chúng ra. Mỗi website đều có ít nhất 5-10 từ khóa
chính mô tả chính xác nội dung website, và các từ khóa phụ sinh ra từ các cụm từ khóa
chính.
Nhóm 1: các từ khóa chính (từ khóa ngắn) phổ thông, nhiều người tìm. Ví dụ
như website bán nội thất thì từ khóa chính là nội thất, nội thất văn phòng…

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

19


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Nhóm 2: các từ khóa phụ (từ khóa dài) cụ thể hơn, ít người tìm hơn.
Tổng hợp lại các từ khóa.
Sau khi trải qua các bước bên trên bạn đã hình dung được khách hàng của mình
là ai, các từ khóa chính sẽ là gì, bây giờ chúng cần tổng hợp lại.
Ví dụ công ty Nội Thất Đức Khang
Khách hàng mục tiêu

Khách hàng muốn mua đồ
nội thất gia đình cao cấp

Khách hàng muốn mua đồ

nội thất văn phòng

Sản phẩm, dịch vụ bạn
cung cấp thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng
Bàn ghế phòng khách. Ghế
cho trẻ em. Bàn ghế phòng
ăn. Cửa gỗ veneer. Kệ
trang trí, Tivi. Hàng gia
dụng, tủ quần áo

Bàn làm việc, ghế văn
phòng, tủ tài liệu văn
phòng, tủ sắt văn phòng,
ngăn kéo di động, module
bàn làm việc

Những từ khóa chính
Bàn ghế phòng khách chất
lượng cao,ghế cho trẻ em
chất lượng cao, bàn ghế
phòng ăn giá rẻ, cửa gỗ
veneer cao cấp, kệ tivi chất
lượng cao, tủ quần áo chất
lượng cao.
Bàn làm việc văn phòng
cao cấp, ghế văn phòng cao
cấp, tủ tài liệu cao cấp, tủ
sắt văn phòng giá rẻ, ngăn
kéo di động giá rẻ nhất,

module bàn làm việc.

Ở đây chỉ là ví dụ về đồ nội thất gia đình cao cấp, chúng ta có thể tìm một đặc
điểm hay đặc tính của sản phẩm để cho vào từ khóa. Hướng đến đối tượng khách hàng
mục tiêu của bạn.
Tạo keyword map
Tạo keyword map giúp chúng ta hiểu được mối liên hệ giữa các từ khóa với nội
dung bên trong của website và cách đặt các từ khóa ở các cho phù hợp. Quá nhiều từ
khóa trong một trang sẽ làm loãng mật độ cũng như hiệu quả của các từ khóa chính
dành cho trang đó. Bộ máy tìm kiếm luôn đánh giá cao các trang có liên quan trực tiếp,
chính xác nhất với câu hỏi của người tìm. Nên từ khóa cần phải tập trung, đảm bảo tần
suất và mật độ của từ khóa chính trong trang đó.
Với ví dụ trên chúng ta có keyword map như sau:

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

20


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Tiêu đề trang: nội thất gia đình, nội thấ văn phòng,
nội thất đức khang
Trang chủ

Url: />Từ khóa: Nội thất gia đình cao cấp, nội thất văn

phòng cao cấp,

Tiêu đề trang: Nội thất gia đình, thiết kế nội thất
gia đình, đồ dùng gia đình
Nội thất Đức
Khang

Nội thất gia
đình

Url: />Từ khóa: Nội thất gia đình, ban ghe gia dinh, ban
ghe phong an, noi that phong ngu, noi that phong
khach

Tiêu đề trang: Nội thất văn phòng, thiết kế nội thất
văn phòng
Nội thất văn
phòng

Url: />Từ khóa: Nội thất văn phòng, noi that van phong,
noi that van phong gia re, noi that, noi that van
phong dep

2.2.5 Các Add –ons hỗ trợ SEO
Dựa vào các add-ons này chúng ta có thể đánh giá được một website có tối ưu
về SEO hay không, dựa vào đó để tối ưu website theo tiêu chuẩn về SEO
SEO quake
Cho chúng ta biết các giá trị của website như:
Page Rank: giá trị page rank của google
Google Index: chỉ số index của google lên web của mình

Alexa Rank: chỉ số alexa cho ta biết web mình đang đứng thứ bao nhiêu trên
bảng xếp hạng của website.
Age: Năm website đi vào hoạt động hay là tuổi của web
Facebook like: chỉ số lượt like trên Facebooks
Google plus Pne( Google +): số lần đánh giá của google +.
Int: số link nội bộ
Ext: số links liên kết ra các trang web khác..

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

21


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Density: cho biết mật độ từ khóa trên website.
Webdeveloper
Dùng để kiểm tra các thuộc tính miêu tả ảnh – Alt, các heading
Firebug
Dùng để xem và kiểm tra chi tiết một đoạn code của website.
2.2.6 Các phần mềm hổ trợ SEO
Rank Cheack: kiểm tra thứ hạng của từ khóa.
SEnuke: Phần mềm bắn backlink lên các mạng xã hội.
SpinChimp Basic. Phần mềm soạn thảo nội dung hỗ trợ cho phần mềm SEnuke.

Sinh viên thực hiện:


Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

22


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

CHƯƠNG 3. SEO ONPAGE VÀ SEO OFFPAGE
Một quy trình làm SEO chuẩn có ba giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn 1: SEO onpage
Tiến hành tối ưu hóa website chuẩn về SEO, quản trị nội dung trên website.
Giai đoạn 2: SEO offpage
Là phải xây dựng hệ thống Link building thật chất lượng tức là xây dựng
Backlinks, cụ thể là phải làm thế nào mà các website khác có link trỏ về website của
mình. Bên cạnh đó không chỉ quan tâm số lượng link trỏ về website mà các cần phải
chú ý đến chất lượng của các link đó có đảm bảo hiểu quả hay không?
Giai đoạn 3: Duy trì kết quả SEO.
Khi đã đạt được thứ hạng cao, nên tiếp tục duy trì vị trí đó bằng việc thực hiện
Seo on page và Seo off page như ban đầu một cách đều đặn, tuy nhiên tránh lạm dụng
các kỹ thuật Seo quá đà sẽ gây phải ứng ngược lại vi phải các điều khoản của các thuật
toán của Google mà trong đó Spam là lỗi dễ bị google chú ý nhất.

3.1 SEO ONPAGE
Tối ưu hóa On Page có thể là một phần quan trọng nhất trong chiến dịch SEO
đối với các nhà thiết kế web. SEO On Page phần lớn là các yếu tố được thấy trên
trang của trang index của website, thiết lập bảng xếp hạng từ khóa của mình. SEO On
Page đơn giản chỉ hướng đến nội dung của trang Web. Bằng việc cải tiến lại code và

nội dung cho trang Web các Search Engine sẽ tìm đến website của bạn.
3.1.1 Tối ưu thiết kế website
Xây dựng URL
URL thân thiện hay còn được gọi là URL tĩnh trên trình duyệt thể hiện như
“tenmien.com/ viet-nam-tours.html” thay cho cấu trúc “noithatduckhang.com.vn”.
Các url thân thiện cung cấp thêm thông tin để máy tìm kiếm dễ dàng nhận dạng
cấu trúc website. Các từ khóa trên URL sẽ được hiện thị in đậm trong kết quả công cụ
tìm kiếm.
Các lưu ý khi xây dựng cấu trúc URL thân thiện :
Không chứa các ký tự vô nghĩa: ?, &, #,… vì các ký tự vô nghĩa sẽ làm máy
tìm kiếm mất thêm thời gian để phân tích.
Không để URL quá dài, phân cấp quá sâu, tối ưu nhất để phân cấp 2 lớp ví du
“tenmien.com/ID/tenbaiviet.html” vì nếu URL quá dài sẽ không được hiển thị, khi
trang càng phân cấp sâu thì càng bị đánh giá kém.

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

23


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Không đặt quá nhiều từ khóa trên URL ví dụ như: noithatduckhang.com.vn/noithat – van - phong-ban-lam-viec-27.aspx”. Nếu đặt quá nhiều từ khóa xuất hiện
website sẽ làm website bị đánh giá spam.
Tạo sitemap thân thiện với công cụ tìm kiếm
SiteMap là một hoặc nhiều trang chứa danh sách hoặc liên kết đến các tài liệu

khác trong toàn bộ website. Về lý thuyết nó được thiết kế để cung cấp cho người dùng
cách tiếp cận nhanh nhất toàn bộ nội dung của website.
Nó đảm bảo các trang giàu nội dung đều có cơ hội tiếp xúc với các Robot. Với
website có nhiều trang và cấu trúc sâu, các robot rất khó tìm kiếm tất cả các trang. Khi
cung cấp một trang duy nhất để dẫn đường đến tất cả nội dung cần thiết, sitemap đã
làm công việc của các robot nhẹ nhàng hơn rất nhiều và đảm bảo không có nội dung
nào bị bỏ qua.
XML Sitemap là một trong những cách để tăng page rank vì sitemap làm gia
tăng tính phổ biến liên kết, thay vì nhồi nhét hàng trăm liên kết nội bộ trong trang chủ
Tạo file Robot.txt
Robot.txt chứa một đoạn code hướng dẫn các spider hướng tới file XML
Sitemap.
Tốc độ load trang
Để khách hàng không khó chịu thì website phải được thiết kế sao cho thời gian
tải trang không mất thêm vài giây nếu có thể, trang web nên được lưu trữ trên sever
thông qua một nhà cung cấp với các máy chủ có tên tuổi. Các bước bổ sung hoặc thiết
kế web nên làm để cải thiện thời gian tải trang bao gồm:
• Giữ mã của bạn sạch sẽ và nhỏ gọn bằng cách loại bỏ mã không sử dụng hoặc
không mong muốn và loại bỏ khoảng trắng nếu có thể.
• Sử dụng JavaScript như là không thường xuyên có thể có trong mã của bạn.
Điều này cũng sẽ làm việc để tăng tốc độ thời gian tải trang.
• Tránh flash dựa trên các trang chủ hoặc các trang đích với video.
• Giữ kích thước hình ảnh đến mức tối thiểu, phần mềm như Adobe Fireworks có
thể làm tốt công việc của các tập tin hình ảnh thay đổi kích thước.
Đăng ký Google™ Analytics
Đây là công cụ không thể thiếu để quản lý, theo dõi website.
3.1.2 Tối ưu nội dung Website
3.1.2.1 Thẻ tiêu đề trang – Title Tag.
Thẻ tiêu đề là yếu tố rất quan trọng trong SEO, tiêu đề trang giống như tên một
quyển sách thường ngắn gọn, xúc tích, mô tả được nội dung trong cuốn sách.


Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

24


Đồ án tốt nghiệp

Tìm hiểu kỹ thuật SEO

Tiêu chuẩn tối ưu tiêu đề.
• Tiêu đề của mỗi webpage là duy nhất, không được trùng lặp. Nếu tiêu đề bị
trùng lặp thì sẽ khiến các spider bị nhầm lẫn nội dung của các trang web.
• Tiêu đề trang phải có từ khóa chính. Nếu tiêu đề không chứa từ khóa thì nội
dung của site không được rõ ràng.
• Tiêu đề trang phải gắn gọn, xúc tích độ dài không quá 70 ký tự. Google không
hiển thị được các tiêu đề quá dài, như thế nếu tiêu đề quá dài sẽ không cung cấp
đầy đủ nội dung mà mình muốn truyền đạt tới người dùng.
• Từ khóa không nên xuất hiện quá 3 lần trong tiêu đề trang.
3.1.2.2 Thẻ mô tả Meta Description
Thẻ mô tả được sử dụng như một đoạn tóm tắt, mô tả ngắn gọn nội dung của
website. Nó giống như lời giới thiệu của quyển sách, mô tả vắn tắt nội dung cơ bản.
Khi tối ưu tôi cần chú ý các tiêu chuẩn sau:
• Tránh sử dụng các công cụ tự động để tạo mô tả.
• Phải có từ khóa trong ở thẻ mô tả.
• Nội dung nên tóm gọn trong 70 từ hoặc 160 ký tự để hiện thị tốt nhất.
• Tránh chỉ điền mỗi từ khóa vào thẻ
• Sao chép toàn bộ nội dung bài viết vào thẻ

• Sử dụng các thẻ Meta description cho mỗi url – Có các thẻ meta mô tả khác
nhau cho mỗi trang sẽ giúp cho Google dễ dàng phân biệt nội dung của từng
trang trong website của bạn.
• Nếu trang web có hàng ngàn, việc tạo các thẻ meta mô tả bằng tay có thể là
không khả thi. Trong trường hợp này, có thể tạo tự động các thẻ mô tả dựa trên
nội dung của mỗi trang.
3.1.2.3 Thẻ keyword
Mặc dù có tên là Keyword, nhưng đây là phần ít quan trọng nhất trong việc làm
SEO. Tương tự như Meta Description, đây cũng là một thẻ ẩn, người sử dụng sẽ không
nhìn thấy nội dung của Meta Keyword, Meta Keyword chỉ dùng các search engine.
Meta Keyword chứa 1 danh sách các từ khóa, được cách nhau bởi dấu phẩy “,”.
Ngày nay các Search Engine không quan tâm nhiều đến Meta Keyword, nhưng cũng
không nên bỏ phần Meta Keyword này vì có thể về sau :
<HEAD>
your, web, page, separated, by, commas”>

Sinh viên thực hiện:

Phùng Thị Xuân Mận – 49K Tin – ĐH Vinh

25


×