Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Trường liên tưởng trong thơ hàn mạc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.01 KB, 140 trang )

1
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong khi đi tìm chân dung nghệ thuật của các nhà văn, các nhà phê
bình nghiên cứu thờng cố gắng khái quát các chân dung nghệ thuật ấy trong
những từ, cụm từ mang tính bao quát, cô đúc về đặc trng phong cách của các nhà
văn. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân đã có một loạt khái
quát thâu tóm đợc thần thái của các nhà thơ lãng mạn Việt Nam thời kì 19321945 [124, 42]. Và, Hàn Mặc Tử đợc đánh giá là một hồn thơ kì dị. Những ngời đến sau lại tiếp tục tìm kiếm, khai phá những tầng vỉa mới, với những cách gọi
khác nhau, nhng không ra ngoài những ám ảnh về một sự bí ẩn (Bích Thu), lạ
nhất (Chu Văn Sơn), dị biệt (Ngô Văn Phú),... [38]. Hiện tợng Hàn Mặc Tử
chứa đựng điều gì vợt ra ngoài khuôn khổ, thoát khỏi biên độ của cái thông thờng, trở thành cái khác thờng ? Điều gì đã lôi cuốn, mê hoặc những ngời yêu
mến văn chơng nghệ thuật mải miết đi tìm ?...
Mặc dù đời sống ngắn ngủi và thời gian dâng hiến cho thơ quá ít ỏi, nhng
Hàn Mặc Tử đã trở thành một tác giả độc đáo, đặc sắc, đợc giới nghiên cứu quan
tâm, đợc ngời đọc yêu mến, trân trọng, đợc đa vào chơng trình giảng dạy ở nhiều
bậc học,... Không những thế, cuộc đời, sự nghiệp thơ ca của ông còn trở thành
nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều loại hình nghệ thuật khác: âm nhạc, hội hoạ,
điêu khắc, sân khấu, điện ảnh,...
Trong đời sống văn học (không chỉ trong nớc), Hàn Mặc Tử trở thành đối
tợng nghiên cứu đầy lôi cuốn, mê hoặc dẫn dụ bớc chân những ngời yêu mến văn
chơng. Từ nguồn gốc gia đình, dòng họ đến cuộc đời bất hạnh, ngắn ngủi, từ căn
bệnh quái ác đến những bóng dáng khuynh thi, từ phơng pháp sáng tác đến
cảm hứng nghệ thuật, từ yếu tố tôn giáo đến những dấu ấn phơng Đông, phơng
Tây trong thơ ông,... tất thảy đều đợc các tín đồ của văn học say sa tìm kiếm,
khám phá, những mong giải nghĩa cho những ám ảnh về hồn thơ kì dị vào bậc
nhất của thi ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Tuy nhiên, mọi sự nghiên cứu
về Hàn Mặc Tử cha phải đã hoàn tất. Nhiều vấn đề đang còn bỏ ngỏ, nhiều vỉa
tầng vẫn chờ tay ngời đánh thức. Trong đó trờng liên tởng trong mĩ cảm, t duy
sáng tạo nghệ thuật của thi nhân là một hớng tiếp cận đầy hứa hẹn. Sự minh định
về trờng liên tởng trong sáng tác thơ Hàn Mặc Tử góp phần lí giải hành trình tinh
thần và thơ ca của nhà thơ tài hoa, bất hạnh này một cách có cơ sở.


1.2. Một vấn đề quan trọng trong việc đổi mới thi pháp, cách tân thể loại,
thúc đẩy nền văn học vận động, chính là sự vận động của t duy nghệ thuật, các
quan niệm về con ngời, không gian và thời gian,... Văn học Việt Nam bốn mơi
lăm năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945 đã hoàn tất quá trình
hiện đại hoá, chuyển từ hệ hình t duy văn học trung đại sang văn học hiện đại.


2
Thơ ca Hàn Mặc Tử đã phản ánh khá cô đọng quá trình diễn biến mau lẹ ấy. Và
nh thế, tìm hiểu t duy sáng tạo nghệ thuật của Hàn Mặc Tử sẽ góp phần giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về diễn biến t duy nghệ thuật văn học Việt Nam nửa đầu
thế kỉ XX, lí giải cơ sở của "một cuộc cách mạng trong thơ ca" (Huy Cận, Hà
Minh Đức).
1.3. T duy sáng tạo nghệ thuật là một phạm trù hết sức rộng lớn, phức tạp
trong quá trình nghiên cứu Lao động nhà văn (Xâylin). Cùng với việc phát triển
của mĩ học tiếp nhận, tính chất đồng sáng tạo của độc giả lại càng làm cho thế
giới nghệ thuật đợc mở rộng biên độ về nhiều mặt. T duy sáng tạo nghệ thuật của
Hàn Mặc Tử vốn đã phức tạp, trong quá trình tiếp nhận, nghiên cứu lại tạo sinh
những giá trị mới, vỉa tầng mới, vợt ra khỏi khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ.
Mong muốn lí giải một cách triệt để vấn đề mình đặt ra, chúng tôi lựa chọn một
thao tác cơ bản trong t duy nghệ thuật của Hàn Mặc Tử làm đề tài nghiên cứu:
Trờng liên tởng trong thơ Hàn Mặc Tử.
1.4. Kết quả nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực trong công tác
nghiên cứu, phê bình, tiếp nhận không chỉ đối với riêng hiện tợng Hàn Mặc Tử.
1.4.1. Về mặt lí luận và lịch sử văn học, nghiên cứu trờng liên tởng trong
sáng tác thơ của Hàn Mặc Tử góp phần xác lập một mô hình nghiên cứu t duy
sáng tạo nghệ thuật của chủ thể văn học. Từ đó có căn cứ để lí giải sự vận động
của thơ ca Việt Nam trong tiến trình hiện đại hoá. Mở rộng ra, ta thấy đợc quy
luật phát triển nội tại của văn học xuất phát từ khía cạnh chủ thể sáng tạo gắn với
thời đại, xã hội, dân tộc và các hệ t tởng chính trị, triết học, mĩ học,...

1.4.2. Về mặt thực tiễn tiếp nhận và giảng dạy tác giả, tác phẩm văn học
trong nhà trờng, vấn đề nghiên cứu ở đây giúp giáo viên, học sinh có tài liệu
tham khảo để dạy tốt, học tốt bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử trong chơng trình Ngữ văn THPT (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, Nhà xuất bản Giáo dục).
Ngời đọc hiểu và đồng cảm hơn với hồn thơ Hàn Mặc Tử, từ đó yêu thiên nhiên,
cuộc sống, con ngời, bồi dỡng tâm hồn, tình cảm, vun đắp các giá trị nhân văn,
thẩm mĩ...
2. Lịch sử vấn đề
Nếu tính từ ngày Hàn Mặc Tử mãi mãi nằm xuống, tạp chí Ngời mới số 5,
ngày 23/11/1940 - chuyên đề đặc biệt về Hàn Mặc Tử - ra đời, lịch sử nghiên
cứu về thi nhân tài hoa bạc mệnh này đã có gần hai phần ba thế kỉ. Do những tác
động của thời đại, các quan điểm đánh giá về Thơ mới nói chung và Hàn Mặc Tử
nói riêng cũng có những khác nhau dựa trên những phơng pháp luận khác nhau.
Mặt khác, do đất nớc bị chiến tranh chia cắt từ sau 1954, những vấn đề về Hàn
Mặc Tử cũng nh sáng tác của ông chủ yếu lu hành ở Huế và Sài Gòn. Sau ngày
đất nớc thống nhất (1975), và đặc biệt là sau Đổi mới (1986), nhiều vấn đề của
văn học đợc nhìn nhận kĩ lỡng, toàn diện, khách quan hơn trong đó có vấn đề


3
Hàn Mặc Tử. Theo quy luật vận động tất yếu của đời sống văn học, phê bình, lí
luận, hiện tợng Hàn Mặc Tử ngày càng thu hút đợc sự quan tâm của độc giả và
các nhà nghiên cứu không chỉ trong nớc.
Gần bảy mơi năm nghiên cứu hiện tợng Hàn Mặc Tử, giới nghiên cứu đã
có trong tay hàng trăm công trình, bài viết lớn nhỏ: chuyên luận, luận án, luận
văn, khoá luận, các bài báo, su tầm, khảo cứu, dịch thuật, điêu khắc, hội hoạ,
điện ảnh, âm nhạc,... Điều đó cho thấy sức hấp dẫn khó cỡng lại của hiện tợng
văn học này. Hàn Mặc Tử đã đợc nghiên cứu ở nhiều phơng diện: Thi pháp học,
Phong cách học, Ngôn ngữ học, Phân tâm học, Văn hoá học, Văn học so sánh,
liên ngành các ngành nghệ thuật, khoa học,... Mỗi hớng đi là một con đờng
mong tiếp cận đợc gần hơn với thế giới "bí ẩn" của Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, cho

đến nay, những băn khoăn, hoài nghi về Hàn Mặc Tử vẫn còn đó, thi nhân vẫn
ẩn sâu trong thế giới đầy khói sơng, huyền hoặc của mình. Những thành tựu
nghiên cứu đã có về Hàn Mặc Tử khiến những ngời đi sau vững tâm hơn bởi dấu
chân của tiền nhân trên hành trình còn vô minh, đầy khó khăn nhng cũng thật lí
thú này. Trên tinh thần của đề tài đã nêu ra, chúng tôi chia lịch sử nghiên cứu
Hàn Mặc Tử thành hai bộ phận: nghiên cứu chung và nghiên cứu trờng liên tởng
trong thơ Hàn Mặc Tử. Sự phân chia này chỉ mang tính chất thao tác tơng đối,
nhằm có cái nhìn biện chứng, mạch lạc về lịch sử nghiên cứu Hàn Mặc Tử.
2.1. Lịch sử nghiên cứu chung về Hàn Mặc Tử
Có rất nhiều ý kiến cho rằng Hàn Mặc Tử mang tầm vóc của một thiên tài
nghệ thuật. Một cuộc đời bất hạnh, ngắn ngủi, một di sản tinh thần to lớn cha thể
bao quát hết giá trị, sự "kì dị", "bí ẩn" xung quanh đời và thơ Hàn Mặc Tử đang
mê hoặc, lôi cuốn bớc chân những ngời yêu mến tìm đến với thi nhân.
Có thể kể đến một số hớng nghiên cứu cơ bản về Hàn Mặc Tử nh:
2.1.1. Kiểu phê bình tác giả và tác phẩm
Năm 1941, công trình nghiên cứu, phê bình mang tên: Hàn Mặc Tử, thân
thế và thi văn, của tác giả Trần Thanh Mại đợc ra đời. Dù có những tranh cãi
giữa Quách Tấn và Trần Thanh Mại, nhng đây là lần đầu tiên Hàn Mặc Tử đợc
nghiên cứu bài bản bằng "những phơng pháp mới xa nay cha từng có trong lịch
sử văn học Việt Nam" bởi một nhà phê bình có tiếng thời bấy giờ [99, 25]. Cũng
nhờ tập sách mà thơ văn Hàn Mặc Tử đợc phổ biến rộng rãi, đến đợc với đông
đảo công chúng bạn đọc. Ngoài việc nhận ra tài năng nghệ thuật của Hàn Mặc
Tử, trong tập sách Trần Thanh Mại đã tiên đoán khá chính xác "hậu vận" của của
nhà thơ tài hoa bạc mệnh này.
Năm 1942, công trình phê bình Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và
Hoài Chân ra đời, tiếp tục có những nhận định, khám phá mới về Hàn Mặc Tử.
Với phơng pháp phê bình ấn tợng chủ quan, Hoài Thanh, Hoài Chân đã cảm
nhận đợc sự "kì dị" của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Dù mĩ cảm của hai nhà phê bình



4
này có phần bó hẹp trong phạm trù của thơ lãng mạn, nhng các tác giả đã tinh tế
nhận ra trong thơ Hàn Mặc Tử sự bức bối, quẫy đạp, "vợt ra ngoài vòng nhân
gian" [124, 291] để bung thoát đến những giới hạn rộng xa hơn của thi ca.
Cũng năm 1942, Vũ Ngọc Phan hoàn thành tập tiểu luận phê bình Nhà
văn hiện đại. Bài viết về Hàn Mặc Tử trong tập sách này dù có khách quan hơn
nhng cơ bản vẫn xuất phát từ cảm nhận của bản thân tác giả. Vũ Ngọc Phan đã
có lý khi cho rằng: cái điên trong thơ Hàn Mặc Tử mang ý nghĩa khác, "không
phải điên nh ngời ta đã tởng" [105, 141].
Năm 1963 - 1965, Phan Cự Đệ viết Phong trào "thơ mới", năm 1978 1981 tác giả sửa lại và tái bản lần thứ hai (1982) [37]. Đây là một công trình
nghiên cứu khá công phu về "thơ mới". Trên tinh thần phản ánh luận Mác xít, tác
giả đã soi chiếu vào nhiều vấn đề của "thơ mới" trong đó có hiện tợng Hàn Mặc
Tử. Đánh giá mặt tích cực và tiêu cực của "thơ mới" Phan Cự Đệ đã có những
suy xét khá xác đáng trong bối cảnh xã hội và mĩ học lúc bấy giờ. Tình yêu thiên
nhiên, cuộc sống, tình yêu tiếng Việt, tâm sự yêu nớc thầm kín,... là khía cạnh
tích cực của "thơ mới". Theo thời gian cùng với những Đổi mới của đất nớc, giới
hạn của những khuôn thớc cũ cũng dần đợc nới rộng, ta lại sẽ bắt gặp Hàn Mặc
Tử trong cách nhìn mới mẻ của Phan Cự Đệ ở những trang viết sau,...
Do hoàn cảnh đặc biệt của đất nớc, từ sau 1945, đặc biệt sau 1954 đến
1975, nghiên cứu vấn đề Hàn Mặc Tử cũng nh việc xuất bản thơ của tác giả chủ
yếu diễn ra ở Huế và Sài Gòn. Trong giai đoạn này ta thấy xuất hiện những bài
viết của Thái Văn Kiểm (Một thi hào Việt Nam: Hàn Mặc Tử, 1960), Huỳnh
Phan Anh (Hàn Mặc Tử hay là sự hiện hữu của thơ, 1967), Nguyễn Tấn Long
(Hàn Mặc Tử, 1969), Đào Trờng Phúc (Hàn Mặc Tử, trăng và thơ, 1971),... [38].
Sau ngày đất nớc thống nhất, giới nghiên cứu và những ngời yêu mến lại
càng có điều kiện để bàn tới Hàn Mặc Tử một cách khách quan, công bằng hơn.
Luồng gió Đổi mới đem theo những quan niệm mới mẻ về con ngời, về các
chuẩn mực, các giá trị, thị hiếu thẩm mĩ,... đã mở rộng giới hạn nghiên cứu về
Hàn Mặc Tử. Giai đoạn này ta bắt đầu thấy những công trình nghiên cứu Hàn
Mặc Tử của Hoàng Ngọc Hiến (Tiếp cận cái "siêu"trong thơ Hàn Mặc Tử,

1990), Lê Đình Kỵ (Hàn Mặc Tử, 1993), Hà Minh Đức (Hàn Mặc Tử một hồn
thơ lạ mà rất quen, 1997), Vũ Quần Phơng (Hàn Mặc Tử, 1997),...
Hơn ba mơi năm đi qua sau ngày công trình Phong trào "thơ mới" ra đời,
Phan Cự Đệ đã có dịp nhìn lại một trong những đại diện tiêu biểu của Thơ mới
Việt Nam 1932 - 1945. Công trình Hàn Mặc Tử tác phẩm phê bình và tởng niệm,
xuất bản năm 1993 của Phan Cự Đệ thể hiện một nhãn quan mới mẻ về Hàn Mặc
Tử mà ở giai đoạn trớc hoàn cảnh "cha thuận" để tác giả có thể nói tới. ở phần
nghiên cứu mới này tác giả nhận ra Thế giới nghệ thuật độc đáo của Hàn Mặc


5
Tử, tiếp tục bàn đến những vấn đề đang còn tranh luận về Hàn Mặc Tử: yếu tố tợng trng, siêu thực, tôn giáo, dấu ấn phơng Đông, phơng Tây, không gian, thời
gian nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử [39, 7 - 110]. Quả thực, đây là những vấn
đề cho đến nay vẫn cha có sự minh định thoả đáng.
Trên phơng diện loại hình học tác giả văn học, năm 2006, tác giả Đàm Thị
Ngọc Ngà trong luận văn Thạc sĩ Ngữ văn có tên: Loại hình tác giả thơ mới
1932 - 1945 một số đặc trng cơ bản (Đại học Vinh), đã nhận xét rất chính xác
khi bàn về vấn đề cách tân thể loại trong thơ Hàn Mặc Tử. Tác giả viết: "Đặc sắc
nhất của Hàn Mặc Tử trong cách tân thể loại chính là ở Thơ điên, nó không phải
là một phát minh hoàn toàn mới về thể loại, nó vẫn là thơ mới với những đặc trng
cơ bản nhất, nhng là sáng tạo độc đáo của Hàn Mặc Tử với nỗ lực tích hợp nhiều
yếu tố thi ca (lãng mạn, tợng trng, siêu thực) để tạo ra một diện mạo có ý nghĩa
loại hình mới" [89, 80]. Với loại hình thơ mang nhiều yếu tố cách tân ấy, Hàn
Mặc Tử đã làm cho nền thơ ca Việt Nam tiến xa hơn vào phạm trù của thơ hiện
đại, cách nhìn nhận và thể hiện thế giới cũng vì thế mà phong phú, đa dạng hơn.
Tháng 9 năm 2008, kỉ niệm 96 năm ngày sinh Hàn Mặc Tử, Tạp chí văn
hoá quân sự tại Đà Nẵng, Tạp chí thế giới ảnh tại Miền Trung - Tây Nguyên đã
tổ chức Hội thảo về Hàn Mặc Tử mang tên: Gọi trăng về với sông Hàn. Nhiều ý
kiến tham luận của các nhà nghiên cứu, các giảng viên, giáo viên, linh mục, các
nhà văn, nhà thơ,... đã đợc trình bày tại Hội thảo. Trong lời khai mạc có tính chất

tổng quan, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn đã cho rằng đời và thơ Hàn Mặc Tử gắn
với số 3 và số 5. Hàn Mặc Tử là nhà thơ bất hạnh nhất, phức tạp nhất, kì lạ nhất
vì thế nhà thơ phải chịu ba cái chết: cái chết vì bị kì thị, cái chết vì sự cô đơn quá
tải, cái chết sinh mệnh. Tại hội thảo, Chu Văn Sơn đã nêu lên năm vấn đề về Hàn
Mặc Tử đang đợc nghiên cứu hiện nay: vấn đề tình cảm cảm xúc trong thơ, bản
chất của trạng thái điên, đau thơng là cội nguồn của cảm xúc sáng tạo, vấn đề
khuynh hớng thi ca và cuối cùng là sự tích hợp các tôn giáo để biểu đạt tôn giáo
của mình trong thơ Hàn Mặc Tử. Đó là "ngũ hành" tạo nên vũ trụ thơ Hàn Mặc
Tử.
2.1.2.Dới góc nhìn thi pháp học
Từ góc độ thi pháp tác giả, bài viết Tiếp cận cái "siêu" trong thơ Hàn Mặc
Tử của Hoàng Ngọc Hiến đã sớm có những quan điểm mới mẻ khi nhìn nhận
đánh giá về hiện tợng phức tạp này. Trong bài, tác giả đã sử dụng khái niệm
"siêu thức" và "siêu ngã" với ý nghĩa trình độ "siêu" của nhận thức và cái tôi thi
sĩ [53, 199]. Lối t biện này hoá ra lại đến gần đợc với thế giới kì bí của Hàn Mặc
Tử.
Là một nhà nghiên cứu có nhiều năm tìm hiểu vấn đề Hàn Mặc Tử, năm
2001 trong luận án Tiến Sĩ Ngữ văn: Thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, Chu
Văn Sơn đã có sự khái quát về cái tôi trữ tình của thi nhân. Đó là "Một cái tôi


6
bốc lửa, khao khát nhng dằn lòng khắc chế", "Một cái tôi khao khát trần giới mà
phải lìa bỏ trần gian" [116]. Bớc vào thế giới nghệ thuật của Hàn Mặc Tử ta cảm
nhận đợc sự thống nhất của những đối cực mang tính nghịch dị làm nên cái tôi
trữ tình Hàn Mặc Tử. Đó phải chăng là "Cảm xúc đối nghịch" mà L.X.Vgôtxki
đã nêu ra trong công trình Tâm lý học nghệ thuật của mình [138].
Cũng bàn về Cái tôi thi nhân trong thơ mới Phan Huy Dũng đã nhận ra
"Cõi trời cách biệt" đầy nhạc, đầy hơng và lênh lang một màu trăng phi thực, có
khả năng đồng hoá tuyệt đối mọi sự vật hữu hình hoặc vô hình, có trọng lợng lẫn

vô lợng" tiêu biểu cho thế giới của cái tôi thi nhân Hàn Mặc Tử" [32, 146]. Nh
thế, thế giới khách quan vào trong thơ Hàn Mặc Tử đã đợc nội cảm hoá bởi tâm
hồn rất phong phú, ảo diệu của thi nhân, thế giới đó là "bản tổng phổ" của trăng,
hoa, nhạc, hơng đầy mê ly.
Hàn Mặc Tử là một trong những trụ cột, một "đỉnh cao"(chữ dùng của Chu
Văn Sơn) của phong trào thơ mới Việt Nam. Nghiên cứu về Thơ mới, ngời ta
không thể không nhắc đến, thậm chí phải nhắc nhiều đến Hàn Mặc Tử. "Quang
phổ" của "hành tinh" bí hiểm này bao trùm Thơ mới, quỹ đạo của nó là quỹ đạo
của Thơ mới. Năm 2002, trong chuyên luận Giọng điệu trong thơ trữ tình tác giả
Nguyễn Đăng Điệp đã đi sâu nghiên cứu giọng điệu trong thơ trữ tình nh là một
phơng thức để đánh giá các phong cách nghệ thuật và lí giải tiến trình văn học.
Lấy Thơ mới Việt Nam 1932 - 1945 làm đối tợng khảo sát, tác giả giúp ngời đọc
có đợc sự hình dung về một bản đại hợp xớng đa thanh, phức điệu của thời đại
thơ ca rực rỡ này. Quy chiếu hệ thống giọng điệu Thơ mới Việt Nam trên những
điểm hội tụ điển hình, tác giả chuyên luận đã "điểm huyệt" bản thể Thơ mới trên
bốn "huyệt đạo" chủ yếu: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính. Từ
đó tác giả nhận ra giọng điệu trong thơ Hàn Mặc Tử là "giọng thơ đau thơng, rên
siết, rạn vỡ nhất của thời đại thơ mới" [40, 307].
Đánh giá Đau thơng là tập thơ quan trọng, tiêu biểu cho phong cách thơ và
cũng là tập thơ giá trị nhất của Hàn Mặc Tử, Chu Văn Sơn trong tập tiểu luận
phê bình Ba đỉnh cao thơ mới đã phác thảo khuôn hình thi pháp Thơ điên của
Hàn Mặc Tử. Theo tác giả, Thơ điên là "thi học của cái tột cùng" [114, 226]. Thi
học ấy đợc kiến tạo bởi năm yếu tố: đau thơng là nguồn gốc của cảm xúc, cái tôi
li hợp bất định, kênh hình ảnh kì dị, lớp ngôn từ cực tả, liên kết siêu lôgíc. Từ thi
pháp đặc biệt ấy, Chu Văn Sơn đã gợi ra hớng nghiên cứu Hàn Mặc Tử trên cơ sở
sự "tột cùng" của những đối cực. Đó là cốt lõi, là cái trục thống nhất của khối
rubich, dù những mảng miếng bên ngoài có rời rạc thế nào vẫn châu tuần xung
quanh trục thống nhất kì diệu ấy.
Bàn đến vấn đề màu sắc trong thơ thực ra là bàn đến một khía cạnh thuộc
phạm trù thi pháp học. Năm 2008, trên Tạp chí khoa học, trờng Đại học Vinh, số

3B, tập XXXVII, có bài viết của Nguyễn Thanh Tâm: Màu sắc của "cõi trời


7
cách biệt" trong thơ Hàn Mặc Tử. Trong bài viết này tác giả đã nhận ra sự vận
động tinh tế của màu sắc trong thơ Hàn Mặc Tử. Màu sắc đợc nội cảm hoá bởi
tâm hồn thi sĩ rất đỗi phong phú nên có độ phân giải rất cao. Màu sắc của "cõi
trời cách biệt" ấy là màu sắc trong tâm tởng, ớc ao của thi nhân. Một điều nữa,
qua khảo sát tác giả thấy màu đỏ và những sắc độ của màu đỏ chiếm u thế trong
thơ Hàn Mặc Tử, sau đó là màu vàng rồi mới đến màu trắng. Điều đó làm thay
đổi thói quen lâu nay trong một số ngời đọc cho rằng màu trắng thanh khiết,
trinh trắng chiếm u thế trong thơ Hàn Mặc Tử. Thực ra màu đỏ ấm áp, thân tình,
gần gụi, màu đỏ của sự chín, màu đỏ của máu huyết đau thơng,... mới là nỗi ớc
ao, ám ảnh lớn nhất của thi nhân, sau đó đến màu vàng sang trọng quý phái, giàu
có của thế giới giải thoát, màu vàng của ánh trăng vừa êm dịu mợt mà vừa ma
quái phiêu linh,... Đọc thơ Hàn Mặc Tử, hiểu con ngời và cuộc đời ông ta thấy
bảng màu ấy nói lên rất nhiều điều về tinh thần nhà thơ thể hiện qua sự cảm
nhận thế giới.
2.1.3. Tiếp cận từ phơng diện Ngôn ngữ học
Năm 1991, với những cảm nhận có phần đợc khơi mở từ trực giác, Lại
Nguyên Ân đã nêu lên mối liên hệ giữa Khí chất Miền Trung và nhà thơ Hàn
Mặc Tử. Dải đất miền Trung khổ nghèo đã ôm trọn cuộc đời thi nhân từ lúc sinh
ra cho đến khi mãi mãi nằm xuống. Ngôn ngữ, văn hoá, khí chất con ngời nơi
đây nh một lẽ tự nhiên, một sự "di truyền" đã hiện hình trong thơ ca Hàn Mặc
Tử.
Trên tinh thần và kết quả của quá trình chuẩn hoá ngôn ngữ văn học dân
tộc, chú ý đến sắc thái địa phơng trong ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử, Phan Huy
Dũng cho rằng đó là một thủ pháp đắc dụng trong việc gây dựng một cái gì "xa
lạ, hoang dã, bí hiểm". Hàn Mặc Tử dùng ngôn ngữ địa phơng nh một thủ pháp
làm "lạ hoá" những cảm nhận của mình, tạo hiệu ứng cảm giác đặc biệt cho độc

giả khi bớc vào thế giới riêng của thi nhân. Chính sắc thái địa phơng của ngôn
ngữ, của cách nói ấy là một phần máu thịt làm nên sự độc đáo, hấp dẫn riêng của
Hàn Mặc Tử.
Rất đáng chú ý ở hớng nghiên cứu này là bài viết Âm điệu trong thơ Hàn
Mặc Tử của tác giả Lý Toàn Thắng. Từ sự đối chiếu với các mô hình âm điệu
trong thơ thất ngôn bát cú Đờng luật, tác giả đã phát hiện ra cơ chế ngữ âm của
bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - một thi phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Hàn Mặc
Tử. Bài thơ là một bản nhạc cổ điển trên nền của những thanh Bằng với các âm
sắc cao, trong trẻo, thiết tha [125].
Không thể tách văn chơng khỏi ngôn ngữ, cũng không thể tách t duy khỏi
vỏ vật chất của nó. Trong quá trình tiếp cận thơ Hàn Mặc Tử, ngôn ngữ thơ của
thi nhân đã đợc bàn đến. Theo Phan Cự Đệ, ngôn ngữ thơ của Hàn Mặc Tử giàu


8
tính nhạc, sử dụng nhiều bình thanh. Yến Lan lại cho rằng ngôn ngữ thơ của Hàn
Mặc Tử mang hơi hớng cung văn, đồng bóng, Nguyễn Bá Tín lại quả quyết chất
giọng Nam ai, Nam bình - hai làn điệu dân ca xứ Huế - đã vang vọng trong ngôn
ngữ thơ Hàn Mặc Tử [38, 32].
Có thể nói ngôn từ nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử còn là một vấn đề
cha đợc nghiên cứu một cách hệ thống. Trên phơng diện nghiên cứu t duy nghệ
thuật của Hàn Mặc Tử chúng tôi luôn để tâm đến ngôn ngữ thơ nh là biểu hiện
của trờng liên tởng - vấn đề mà luận văn đang tập trung nghiên cứu.
2.1.4. Từ góc độ su tầm, biên khảo
ở góc độ su tầm, khảo cứu, năm 1997, Nhà xuất bản Văn học cho ra mắt
cuốn sách Đi tìm chân dung Hàn Mặc Tử của Phạm Xuân Tuyển [131]. Cuốn
sách là thành quả của hơn ba mơi năm tìm tòi, khảo cứu các vấn đề liên quan đến
Hàn Mặc Tử của tác giả. Có thể nói đây là công trình su khảo công phu nhất về
Hàn Mặc Tử. Nhiều t liệu mới có cơ sở, khác với những gì lâu nay chúng ta đã
biết góp phần giải toả bớt ngộ nhận và "bạch hoá" một số hoài nghi về thơ và đời

Hàn Mặc Tử.
Năm 2005, nhà khảo cứu Phạm Xuân Tuyển dù sức khoẻ rất yếu do căn
bệnh tai biến mạch máu não, nhng bởi tình yêu và niềm say mê Hàn Mặc Tử đến
quên cả thân mình anh đã cố gắng hoàn thành công trình su khảo: Phan Thiết Hàn Mặc Tử [132]. Phan Thiết thực sự là một địa danh gắn bó mật thiết với đời
và thơ Hàn Mặc Tử. Đây là nơi thăng hoa những rung động ái tình, nơi vũ trụ vỡ
toang trong thảm cảnh ngày tận thế bởi tình yêu không trọn vẹn, nơi đã khóc, đã
gào, "đã kêu rên thống thiết", "nơi chôn hận nghìn thu" bởi giấc mộng tình trầm
luỵ, tang thơng. Hiểu rõ những điều này sẽ giúp ngời nghiên cứu Hàn Mặc Tử lí
giải cặn kẽ hơn đời sống tinh thần của thi nhân, trong niềm mê say và đau đớn
của tình yêu.
Nguyện gắn bó cả đời mình với thơ Hàn Mặc Tử, ba mơi năm qua Dzũ
Kha đã sống trong niềm thuỷ chung của một "goá phụ" bên mộ Hàn Mặc Tử.
Anh thắp tình yêu thơ Hàn Mặc Tử thành ngọn lửa, miên du trên những bức th
pháp để trở thành "Ngời giữ lửa thơ Hàn". Bằng niềm đam mê ấy, Dzũ Kha đã
biên soạn cuốn sách nhỏ Hành trình đến với Hàn Mặc Tử [65]. Cuốn sách nh
một lời giới thiệu khái quát về đời và thơ Hàn Mặc Tử. Đáng lu ý ở đây là một số
hình ảnh bạn bè, ngời thân, đặc biệt là những nàng thơ một thời của Hàn Mặc
Tử. Hiện nay Dzũ Kha đang sở hữu những bức ảnh rất quý liên quan đến việc
nghiên cứu Hàn Mặc Tử: Khung cảnh ga Quy Nhơn lúc Hàn Mặc Tử vào Sài
Gòn làm báo 1934, Quang cảnh Ghềnh Ráng năm 1959 (Cải táng mộ Hàn Mặc
Tử từ Quy Hoà về đồi Thi Nhân, ghềnh Ráng).
2.1.5. Từ góc nhìn tôn giáo, văn hoá


9
Trên tinh thần của đức tin tôn giáo, Đặng Tiến cho rằng: "Thơ Hàn Mặc
Tử cũng nh lòng lê thứ... là hoài vọng bất lực về một hạnh phúc sơ khai, một
tráng lệ đã phôi pha" [38, 396]. Tác giả này đã dựa hẳn vào tín niệm tôn giáo để
khẳng định sự kết hợp giữa đức tin và bệnh trạng ghê gớm đã "tạo nên một linh
thị cho nhà thơ". Linh thị ấy thực ra là thế giới quan của thi nhân, dẫn dắt liên tởng, tởng tợng kiến tạo thế giới nghệ thuật của Hàn Mặc Tử. Quan điểm này của

Đặng Tiến không xa rời cách lý giải của Võ Long Tê về Kinh nghiệm thơ và
hành trình tinh thần của Hàn Mạc Tử [38, 377]. Võ Long Tê nhận thấy sự
chuyển hoá nghệ thuật của đau thơng trong nhiệm cục Thiên chúa giáo hình
thành vũ trụ thi ca của Hàn Mặc Tử. Tác giả này cũng cho rằng đau thơng và tôn
giáo là chất liệu cho sáng tạo nghệ thuật ở Hàn Mặc Tử.
Trên Website: , tác giả Lê Văn Lân có bài viết
Hàn Mặc Tử và những vần thơ mang dấu Chúa. Tác giả này đã dựa hẳn vào
thánh kinh để lý giải thơ Hàn Mặc Tử từ cảm hứng cho đến hình ảnh, hình tợng
thơ. Theo Lê Văn Lân, thế giới trong sáng, đầy hào quang, lộng lẫy trong thơ
Hàn Mặc Tử xuất phát từ việc thi nhân đã đem vào trong thơ mình thị kiến của
Thánh Gio-an về thành Thánh Giêrusalem. Đó là thế giới Khải Huyền tái sinh
sau Ngày phán xét [74].
Từ góc độ văn hoá, Đoàn Thị Đặng Hơng cho rằng thế giới nghệ thuật thơ
Hàn Mặc Tử đợc kiến tạo qua "con mắt tâm linh văn hoá phơng Đông" [38, 607].
Con mắt tâm linh, điểm nhìn đậm sắc thái văn hoá phơng Đông đã tạo nên "thế
giới thơ kì diệu ảo hoá trong thơ Hàn Mặc Tử". Thế giới nhìn qua con mắt văn
hoá phơng Đông đã bị ảo hoá bởi sơng khói của tâm linh, miên man giấc mộng
liêu trai. Theo tác giả, đối với thơ văn Hàn Mặc Tử "việc đem hệ thống thi pháp
và những t tởng văn hoá, văn học phơng Tây để giải mã là hoàn toàn xa lạ" [38,
615]. Chất siêu thực trong thơ Hàn Mặc Tử không phải là sản phẩm của bút pháp
siêu thực phơng Tây mà là cái lung linh ảo huyền của tâm linh văn hoá phơng
Đông.
Trên Tạp chí Văn học số 6 năm 2006, Nguyễn Văn Hạnh có bài viết Quan
hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong thế giới biểu tợng. Tác giả bài báo nhận định:
"Trong thơ Hàn Mặc Tử, thế giới biểu tợng không mang màu sắc tôn giáo thuần
khiết. Hầu hết các biểu tợng đều gần gũi với cuộc đời, đợc linh hoá, đợc bổ sung
nhiều nét nghĩa thầm kín" [48, 62].
2.1.6.Tiếp cận từ góc độ so sánh văn học
Đặt Hàn Mặc Tử trong tơng quan với các tác giả Thơ mới khác (Xuân
Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên), năm 2001, Vơng Trí Nhàn ra mắt

tập tiểu luận phê bình mang tên Nghiệp văn. Việc so sánh các trụ cột của phong
trào thơ mới là điều không đơn giản, không thể giải quyết chỉ bằng một bài viết


10
nhỏ. Tuy nhiên, qua cách giải quyết của tác giả ta thấy năm nhân vật kiệt xuất
của Thơ mới Việt Nam đã không bị nhoà lẫn khi họ đứng bên cạnh nhau. Nếu
hồn thơ Xuân Diệu bay bổng nh cánh diều nhng vẫn bám chặt vào mặt đất thì
Hàn Mặc Tử nh con diều đứt dây quay cuồng, lồng lộn không biết đâu là nơi níu
giữ tâm hồn mình. Nếu hồn thơ Huy Cận hiền lành, cúi đầu cầu mong Thợng đế
vỗ về an ủi nỗi cô đơn sầu tủi thì Hàn Mặc Tử "rợt nà" truy đuổi Thợng đế và
sẵn sàng Thánh hoá để đợc gặp Thợng đế. Bởi chỉ có Thợng đế mới là ngời tri
âm, tri kỉ của hồn thơ "dị biệt" Hàn Mặc Tử. Chế Lan Viên đến tiềm thức rồi
quay về để chiêm nghiệm về nó, còn Hàn Mặc Tử "dừng lại vĩnh viễn ở tiềm
thức". Chế Lan Viên là "kinh dị một nửa" còn Hàn Mặc Tử đã tan mình vào thế
giới kinh dị mênh mang, thành một niềm kinh dị hoàn toàn. So sánh Hàn Mặc Tử
với nhà thơ "chân quê" Nguyễn Bính, tác giả giúp ta hình dung hai trạng thái của
đời sống tinh thần con ngời. Thơ Nguyễn Bính là cái "hàng ngày" còn thơ Hàn
Mặc Tử là lúc ta xuất thần, lúc ta "thánh hoá" [100, 157-158].
Nghiên cứu một vấn đề khoa học chúng ta luôn phải tuân thủ nguyên tắc
toàn diện, tránh sự cực đoan, phiến diện. Chính vì điều đó, đặt Hàn Mặc Tử trong
tơng quan với các nhà thơ thuộc nhóm Bình Định là một việc cần thiết và hết sức
có ý nghĩa. Năm 2007, chuyên luận Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định của
Nguyễn Toàn Thắng đã ra đời trên tinh thần đó [126]. Tập sách đề cập đến nhiều
vấn đề nh ảnh hởng của Chủ nghĩa lãng mạn, Tợng trng, Siêu thực trong thơ Hàn
Mặc Tử và Trờng thơ loạn, chất đạo chất đời, cái tôi trữ tình, không gian, thời
gian nghệ thuật, giọng điệu,...Tuy nhiên, chuyên luận vẫn cha thể lí giải một
cách thoả đáng những vấn đề đã nêu ra.
Nguyên lý lý luận văn học so sánh không đề ra vấn đề hơn thua khi đặt
các nền văn học bên cạnh nhau. Mục đích của việc so sánh văn học là nhằm tìm

ra sự tơng đồng, khác biệt, những dấu ấn giao lu, ảnh hởng của các nền văn hoá,
văn minh biểu hiện trong các nền văn học. Trên cơ sở đó, năm 2007, trong
chuyên luận Thơ mới với thơ Đờng tác giả Lê Thị Anh đã có những nghiên cứu
khá sâu sắc về sự hài hoà của thơ đờng với thơ Tợng trng Pháp trong sự tiếp thu
của thơ mới Việt Nam 1932 - 1945 [5]. Trên cấp độ nhà thơ, tác giả cũng chỉ ra
thơ Hàn Mặc Tử là một minh chứng điển hình cho sự xuyên thấm, hoà quyện
Đông Tây trong Thơ mới Việt Nam.
Không phủ nhận yếu tố siêu thực trong thơ mới Việt Nam và thơ Hàn
Mặc Tử, Hoàng Nhân trong bài viết André Breton và Hàn Mặc Tử đã nhận ra sự
gặp gỡ của chất siêu thực đậm màu sắc phơng Đông trong thơ Hàn Mặc Tử với
Chủ nghĩa siêu thực phơng Tây mà đại diện là André Breton [92].
Cũng trên tinh thần của thi học so sánh, Thuỵ Khuê nhận thấy ảnh hởng
của thơ Pháp trong Thơ mới và thơ Bích Khê, Hàn Mặc Tử [71]. Theo tác giả,


11
bích Khê và Hàn Mặc Tử đã tiếp nhận những nguồn cảm xúc đau thơng và kỳ dị
ở E.Poe và Ch.Baudelaire. Trong thơ của họ đều có địa ngục và thiên đàng, hạnh
phúc lẫn khổ đau, sống và chết. Không xa lạ với các thi sĩ xứ ngời, thơ Hàn Mặc
Tử và bích Khê là tổng phổ của trăng, hoa, nhạc, hơng, giàu tởng tợng, giàu
nhạc điệu,... Tất cả những điều đó làm nên địa vị vững chãi của Hàn Mặc Tử và
Bích Khê trong nền thơ trữ tình Việt Nam.
2.1.7. Tiếp cận từ góc độ phân tích, cảm thụ tác phẩm.
Rất đáng lu ý ở hớng tiếp cận này là luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Thế giới
mộng trong thơ của các nhà thơ mới 1932 - 1945 của Bùi Thị Thu Hơng, Đại học
Vinh, năm 2002 [59]. ở luận văn này tác giả đã tập trung tìm hiểu thế giới mộng
trong thơ của một số nhà thơ mới: Lu Trọng L, Huy Cận, Hàn Mặc Tử. Thế giới
mộng của Hàn Mặc Tử là nơi thăng hoa những cảm xúc về cuộc đời, con ngời,
tình yêu, những ám ảnh day dứt, những bám đuổi dằn vặt, những rung động sâu
xa tân kì. Đó là một thế giới hiện hữu những ớc ao trong khi thức, những hiện

thực trong chiêm bao. Tất cả nhoà hiện trong nhau tạo nên cõi giới riêng của
Hàn Mặc Tử. Thế giới ấy là sản phẩm của một trí tởng tợng phong phú, khả năng
liên tởng đầy bất ngờ, thể hiện một năng lực nghe, nhìn, cảm nhận, thể hiện hết
sức tinh tế, đầy ảo diệu của thi nhân.
Tình yêu là đề tài lớn của thơ mới. Nhng thơ tình của mỗi nhà thơ lại
mang những sắc điệu, cung bậc khác nhau. Nghiên cứu về thơ tình Hàn Mặc Tử
trong các tập Gái quê, Đau thơng, Xuân nh ý tác giả Lê Thị Hồ Quang đã viết:
"Thi sĩ đã biến nội tâm mình thành cả một thế giới và mỗi bớc ông đi là một bớc
lạc xa hơn vào cái thăm thẳm của vô thức" [109, 201]. Với bài viết này, tác giả
đã đề cập đến những bớc vận động tinh thần của Hàn Mặc Tử từ hữu thức đến vô
thức và dờng nh thi nhân dừng lại mãi mãi trong chiêm bao, nơi tình yêu là sự
cứu rỗi của tâm hồn. Thơ ông là thế giới của những ảnh hình ảo diệu, huyền vi,
lạ lẫm với cuộc đời.
Cũng ở hớng tiếp cận này, chúng ta còn thấy những bài viết khá sắc sảo
của Thuỵ Khuê trên Website : Hàn Mặc Tử trong Hơng thơm - nguồn thơ hạnh phúc [68]; Thơ Hàn Mặc Tử: Máu cuồng và Hồn
điên [69]. ở những bài viết này, Thuỵ Khuê đã nhận ra sự đồng hiện của những
đối lập trong thơ Hàn Mặc Tử nh chính cuộc đời hai mặt. Thế giới nhiễm bệnh
cùng Hàn Mặc Tử nên cũng quằn quại, rên siết trong cơn hấp hối, khi cơn đau
lắng dịu thi nhân và thế giới ấy lại óng ả, thanh tân, ngời chiếu muôn đạo hào
quang. Dẫu luôn ám ảnh bởi bóng đêm của địa ngục, nhng thơ Hàn Mặc Tử là sự
nỗ lực siêu thăng đến thợng tầng cao khiết trong quang năng nhiệm màu bên kia
cõi sống.


12
ở hớng phân tích và cảm thụ tác phẩm này còn có tập sách do tác giả Lê
Huy Bắc tuyển chọn: Thẩm bình tác phẩm văn chơng trong nhà trờng, Tập 3,
Đây thôn Vĩ Dạ [11]. Tập sách đã tập hợp khá đầy đủ những bài nghiên cứu,
thẩm bình có chất lợng về thi phẩm Đây thôn Vĩ Dạ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử
(Đây thôn Vĩ Dạ - Vũ Quần Phơng; Đây thôn Vĩ Dạ và nỗi niềm của Hàn Mặc

Tử - Phan Huy Dũng; Đây thôn Vĩ Dạ - Chu Văn Sơn,...). Mỗi bài viết là một
khám phá về các khía cạnh khác nhau của thi phẩm. Phần lịch sử nghiên cứu bài
thơ Đây thôn Vĩ Dạ trong bài viết của Chu Văn Sơn rất lý thú và cô đọng [11,
81-110]. Song dờng nh độc giả vẫn cha bằng lòng với những kiến giải đã có về
tuyệt phẩm Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ có mặt trong sách giáo khoa Ngữ văn trung
học phổ thông càng làm cho nhiều ngời quan tâm, luận bàn. Tuy nhiên, cho đến
hôm nay, viên ngọc thôn Vĩ của Hàn Mặc Tử vẫn vẹn nguyên sức hấp dẫn của
"niềm trinh" để lôi cuốn, mời gọi và thách thức.
Có một giai đoạn cùng với Đây thôn Vĩ Dạ, Mùa xuân chín đợc đa vào
giảng dạy trong nhà trờng phổ thông. Đây là một thi phẩm đẹp, khá tiêu biểu cho
phong cách thơ Hàn Mặc Tử. Đột phá vào các tầng vỉa, lớp lang của cấu trúc thi
phẩm, nhà nghiên cứu, phê bình Chu Văn Sơn trong công trình Thơ, điệu hồn và
cấu trúc đã lẩy ra đợc thi tứ của tác phẩm, cảm nhận đợc điệu hồn thi nhân qua
kiến trúc ngôn từ nghệ thuật. Mùa xuân chín là "chuỗi sực nhớ miên man hay
dòng tâm t bất định", là "cảnh chín hay tình chín". điệu hồn thi sĩ "vừa ngất
ngây xuân chín... đã nuối tiếc xuân thì" [115, 120-132]. Bài viết này đợc ấp ủ
năm năm trời cho thấy niềm đam mê, sự trở trăn đi tìm giá trị "tột cùng" trong
thơ Hàn Mặc Tử của tác giả Chu Văn Sơn.
Theo hớng phân tích, cảm nhận tác phẩm, năm 1999, nhà xuất bản Thuận
Hoá Huế cho ra mắt tập sách Cảm nhận thơ Hàn Mặc Tử của thầy giáo Mai Văn
Hoan. Theo tác giả, mời một bài thơ đợc lựa chọn phân tích cảm nhận "thể hiện
tơng đối rõ qua trình hình thành và phát triển phong cách thơ Hàn Mặc Tử " [52,
7]. Trong tập sách này, Mai Văn Hoan đã nêu những cảm nhận của mình về một
số bài thơ nh: Đây thôn Vĩ Dạ, Bẽn lẽn, Đà Lạt trăng mờ, Nhớ Trờng Xuyên,
Mùa xuân chín, Những giọt lệ,...
2.1.8. Từ góc độ phân tâm học
Trên Website , Thuỵ Khuê có bài viết Tởng tợng, h ảo và vũ trụ luận mới trong thơ Hàn Mặc Tử cho thấy những tìm tòi,
khám phá một cách nghiêm túc và sâu sắc của tác giả nữ này. Tác giả cho rằng:
trăng, nớc, không khí cùng với sức tởng tợng phong phú và khả năng h ảo hoá
thực tại đã kiến tạo nên vũ trụ thơ Hàn Mặc Tử. Thuỵ Khuê đã vận dụng một

cách linh hoạt thuyết Phân tâm học về Nớc và những giấc mơ của G.Bachelard


13
để lý giải sự chuyển hoá trăng nớc và những ám ảnh tan chảy trong thơ Hàn Mặc
Tử [70].
Sử dụng một cổ mẫu (G.Jung), một bí tích tôn giáo - chim bồ nông - bác sĩ
Lê Văn Lân trong bài viết Hàn Mặc Tử và những vần thơ mang dấu Chúa trên
Website đã lý giải nguyên nhân của sự xuất hiện biểu tợng máu trong thơ Hàn Mặc Tử. Theo tác giả, huyễn tởng chim bồ nông đã sống
dậy trong nỗi đau thơng và niềm thành kính đức tin của Hàn Mặc Tử. Hình ảnh
loài thuỷ điểu này đợc chạm khắc trên cánh cửa Nhà Tạm đựng Thánh Thể của
Chúa hẳn đã tác động mãnh liệt vào tâm linh tín hữu Hàn Mặc Tử. Phải chăng thi
nhân đã thấy nhiệm cục của mình trong sứ mệnh Thánh Chúa ? [74].
Nghiên cứu Hàn Mặc Tử từ góc độ phân tâm học là một hớng đi đầy hứa
hẹn, và chắc chắn sẽ đem lại những khám phá mới về hiện tợng Hàn Mặc Tử.
Tuy nhiên hớng đi này cũng sẽ không ít chông gai.
2.1.9. Kiểu dựng chân dung văn học
Năm 1987 trong lời giới thiệu Thơ văn Hàn Mặc Tử (Sở văn hoá thông tin
Nghĩa Bình, 1988), Chế Lan Viên khắc khoải câu hỏi Hàn Mặc Tử anh là ai ?
Chế Lan Viên muốn phác hoạ chân dung của ngời bạn, ngời anh của mình trong
thi giới, nhng cuối cùng chính chủ nhân của thế giới Điêu tàn kinh dị vẫn thấy
Hàn Mặc Tử khác chúng ta, khác cả Chế Lan Viên và câu hỏi ấy vẫn mãi là một
niềm ám ảnh.
Cũng từ góc độ này, Hoài Anh trong tiểu luận phê bình Chân dung văn
học đã gọi Hàn Mặc Tử là Một hồn thơ thanh sạch Đông Phơng [6, 1072]. Hồn
thơ đó dù có siêu thoát gặp gỡ với mĩ cảm của chủ nghĩa siêu thực phơng Tây thì
căn cốt cội rễ vẫn là văn hoá phơng Đông, văn hoá dân tộc hàng ngàn năm ấp ủ
trong bản thể tinh thần của nhà thơ.
Cùng với những công trình nghiên cứu theo hớng dựng chân dung nghệ
thuật chúng ta cũng không thể bỏ qua những hồi ký vô cùng quan trọng của

Quách Tấn (Đôi nét về Hàn Mặc Tử) [99], và Nguyễn Bá Tín (Hàn Mặc Tử anh
tôi) [99], Hàn Mặc Tử trong riêng t [130]. Những ký ức của ngời thân, bạn hữu
qua lớp màn thời gian đã tái hiện cuộc đời và con ngời cũng nh đôi nét về thơ ca
của Hàn Mặc Tử. Đó là một cơ sở để ngời nghiên cứu có thể căn cứ trong quá
trình đi tìm chân dung Hàn Mặc Tử.
Trở lên, chúng tôi đã cố gắng hết sức để có thể tiếp cận đợc với các công
trình nghiên cứu chung về Hàn Mặc Tử. Sự thiếu vắng nhiều công trình nghiên
cứu trong phần trình bày ở trên là do năng lực của ngời nghiên cứu, do sự eo hẹp
về thời gian,... Mặt khác, sau gần hai phần ba thế kỉ nghiên cứu, trải rộng trên
nhiều không gian, trong nhiều bối cảnh,... có công trình đến nay đã trở thành tài
liệu hiếm, khó tìm. Mặc dù vậy, với những gì đã có trong tay, chúng tôi nhận
thấy sự phong phú, đa dạng trong việc nghiên cứu Hàn Mặc Tử. Các công trình


14
nghiên cứu, bài viết này đã gián tiếp, xa gần đề cập đến vấn đề trờng liên tởng
trong sáng tác thơ Hàn Mặc Tử.
2.2. Lịch sử nghiên cứu trờng liên tởng trong thơ Hàn Mặc Tử
Liên tởng và tởng tợng là phẩm chất hàng đầu trong quá trình sáng tạo
nghệ thuật của nghệ sĩ. Không có tởng tợng, liên tởng, hình tợng trở nên nhợt
nhạt, khô héo. Chính vì thế, tìm hiểu thế giới nghệ thuật, thế giới tinh thần của
nhà thơ không thể bỏ qua việc tìm hiểu cơ chế tởng tợng, liên tởng trong t duy
sáng tạo của nhà thơ đó. Trong các công trình nghiên cứu, bài viết về Hàn Mặc
Tử ở các cấp độ, sự liên tởng đã đợc nhắc tới dới nhiều cách gọi tên khác nhau:
sự hình dung, sự liên hệ, ám gợi,... Nghĩa là những cách nói khác nhau về sự cảm
nhận và thể hiện của Hàn Mặc Tử đối với không gian, thời gian và con ngời. Lẽ
tất nhiên, mỗi nhà nghiên cứu đều dựa trên những cơ sở phản ánh luận khác
nhau, những hệ t tởng, triết học, mĩ học khác nhau để biện giải về cách xây dựng
hình tợng cũng nh cách tổ chức mạch thơ của Hàn Mặc Tử.
Xem xét thơ Hàn Mặc Tử nhiều ngời sẽ sớm nhận ra sự "bất ổn" (Trơng

Đăng Dung) của cấu trúc tác phẩm. Các nhà nghiên cứu gọi sự bất ổn ấy là "siêu
logíc" (Chu Văn Sơn), là "đầu Ngô mình Sở" (Vũ Quần Phơng), là "những đứt
nối" (Hà Minh Đức). Tuy nhiên, không ai phủ nhận hiệu quả nghệ thuật của nó.
Bởi cấu trúc ấy là sản phẩm tất yếu của một tâm hồn vợt ra khỏi sự thông thờng,
của một trạng thái căng thẳng tột cùng, của những khoái lạc nghịch dị. Đó là
lôgíc của phi logíc, là trật tự của những ngổn ngang, rơi vỡ, hoạ đồ của những
quằn quại đau thơng. Hà Minh Đức đã nói rất đúng về sự biện chứng ấy của tâm
hồn Hàn Mặc Tử: "Bên trong cấu trúc của bài thơ là những liên hệ, những đờng
dây liên tởng chìm sâu, biến hoá theo mạch t tởng, tình cảm của tác giả. Bên
trong những đứt nối là sự liên tục phát triển của tình thơ, tứ thơ" [77, 241].
Khá nhạy cảm và tinh tế, Vũ Quần Phơng cảm nhận đợc sự sáng tạo nghệ
thuật của Hàn Mặc Tử diễn ra trong vô thức, bản năng, "tuân thủ theo một mạch
lôgíc nội tâm say đắm và căng thẳng". Tác giả cũng khẳng định: "Sức tởng tợng
phối hợp với một cảm giác mạnh tạo nên những câu thơ độc đáo cha từng có
trong thơ Việt Nam" [38, 254-256].
Tác giả Lê Thị Hồ Quang khi thâm nhập vào thế giới Thơ tình Hàn Mặc
Tử (Qua các tập Gái quê, Đau thơng, Xuân nh ý), cũng có quan điểm tơng đồng
với các nhận định trên về lôgíc riêng của thế giới thơ Hàn Mặc Tử. Đó là lôgíc
của thơ điên [109].
Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của chủ thể văn học, là thế giới
riêng của nhà văn. Khi bàn về vấn đề này trong công trình Những thế giới nghệ
thuật thơ, Trần Đình Sử đã cho rằng Hàn Mặc Tử "sống hoàn toàn trong thế giới
mộng ảo, không còn phân biệt h thực, và tiếng thơ là tiếng đợc viết ra từ cõi lòng
ấy" [118, 50].


15
Cũng tiếp cận cõi thơ, cõi lòng của Hàn Mặc Tử, Phan Huy Dũng trong
bài viết Đây thôn Vĩ Dạ và nỗi niềm của Hàn Mặc Tử đã nhận ra: "Cõi thơ cõi
lòng Hàn Mặc Tử thật gần gũi thân quen mà cũng thật lạ lùng". Cõi riêng ấy của

Hàn Mặc Tử có những nét siêu việt bởi "trờng liên tởng của thi nhân hết sức rộng
xa" [11, 47].
Dới góc độ thi pháp học, đánh giá Thơ điên là phần quan trọng nhất của
đời thơ Hàn Mặc Tử, Chu Văn Sơn đã khái quát thi pháp của Thơ điên: "thi học
của cái tột cùng". Từ mô hình thi pháp ấy, Chu Văn Sơn chỉ ra liên tởng của Thơ
điên là "liên tởng điên" [38, 563]. điên đợc hiểu nh là trạng thái "tột cùng" của
xúc cảm thẩm mỹ, những rung động mãnh liệt đến tê dại cả tâm can, không phải
là cái điên loạn bệnh lý. Nhận định về thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử là sự
hớng tới cái "tột cùng" về cả hai thái cực, nhà nghiên cứu này đã có những luận
giải về cơ chế liên tởng trong Thơ điên, những liên tởng bị đẩy về hai cực, rất xa
nhau nhng lại là hệ quả tất yếu của nhau trong cơ chế tâm lý của "ngời thơ" Hàn
Mặc Tử.
Đột phá vào khía cạnh giọng điệu, thực ra cũng là xuất phát từ góc độ thi
pháp học, tác giả Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: giọng điệu chủ yếu trong thơ
Hàn Mặc Tử là rên siết, đau thơng. Từ giọng điệu, tác giả đi đến khẳng định:
"Thế giới nghệ thuật của Hàn Mặc Tử chính là kinh nghiệm đau thơng đợc biểu
thị bằng ngôn từ, bằng nhạc, bằng hơng" [40, 297]. Rõ ràng với cách biện giải ấy
ta thấy rằng đau thơng là cơ sở chi phối sự cảm nhận và thể hiện thế giới của nhà
thơ. Cảm nhận về một thế giới trầm luỵ, khổ đau sẽ hiện hình trong giọng điệu bi
thơng, rên siết, cảm nhận một thế giới tơi sáng, ấm áp lời thơ sẽ cất tiếng hân
hoan, lạc quan.
Phê bình phong cách Thơ mới, nhấn mạnh t duy nghệ thuật độc đáo của
Hàn Mặc Tử, Đỗ Lai Thuý cho rằng t duy thơ Hàn Mặc Tử là sự kết hợp tính trữ
tình, t duy tôn giáo và cá nhân hiện đại. Cõi giới riêng của Hàn Mặc Tử đợc kiến
tạo bởi "hoạ điệu của hồn ông" [133, 225].
Tiếp cận Hàn Mặc Tử và Thơ mới trên tinh thần của phơng pháp so sánh
văn học, ở bình diện đồng đại và lịch đại, trên những không gian văn hoá, văn
học khác nhau,... các nhà nghiên cứu cũng đã đạt đợc những thành tựu hết sức có
giá trị. Đáng chú ý là công trình Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định của
Nguyễn Toàn Thắng. Tác giả đã có phát hiện khá sâu sắc: "Hình nh Hàn Mặc Tử

không coi trọng nhiều lắm cái mà "mắt nhìn thấy" mà chỉ hớng về cái mà "hồn
cảm thấy" [126, 109]. Thực chất mối quan hệ giữa cái nhìn thấy và cái cảm thấy
là cơ chế của liên tởng nghệ thuật.
Từ phơng pháp so sánh đi đến "thi học so sánh" (Phơng Lựu), tác giả Lê
Thị Anh trong chuyên luận Thơ mới với thơ Đờng, đã chỉ ra sự gần gũi của thơ


16
Hàn Mặc Tử với Đờng thi trên các cấp độ: tứ thơ, hình tợng, kết cấu, tiêu đề tác
phẩm,... Bàn luận về khoảnh khắc đốn ngộ của Đờng thi, soi chiếu vào Thơ mới,
Hàn Mặc Tử tác giả chuyên luận khẳng định: "Thơ Hàn Mặc Tử chính là thơ trực
giác phi lý tính, không còn nghi ngờ gì nữa" [5, 217].
Từ góc độ của phân tâm học và văn hoá tâm linh các nhà nghiên cứu cũng
đã tìm ra một số mật mã ẩn sâu trong tâm hồn, tâm linh Hàn Mặc Tử. Chiêm
nghiệm về hiện tợng Hàn Mặc Tử theo hớng này, Phan Cự Đệ thành thật nhận ra:
"Giải thích những thời kỳ khác nhau trong quá trình sáng tác cũng nh nội dung
trong những bài thơ kinh dị của Hàn Mặc Tử là một thử thách khó vợt qua đối
với phản ánh luận Mác xít" [38, 11]. Từ đó tác giả đồng cảm với nhận định của
Nguyễn Bá Tín về thơ Hàn Mặc Tử từ góc độ phân tâm học: thơ Hàn Mặc Tử
"siêu thăng những ớc mơ không đợc thoả mãn trong hạnh phúc và trong tình
yêu" [38, 16]. Còn ngời bạn thân thiết của Hàn Mặc Tử là Trần Tái Phùng lại gọi
cách thi nhân cảm thụ thế giới là Cảm ứng thần bí (thần giao cách cảm) [38,
230].
Dựa trên quan niệm thơ ca chính là sự mơ mộng xoay quanh vật chất
nguyên thuỷ, những yếu tố làm nên thế giới (lửa, đất, nớc, không khí,...) của
Gaston Bachelard, trên trang Web , trong bài viết: Tởng tợng, h ảo và vũ trụ luận mới trong thơ Hàn Mặc Tử, Thuỵ Khuê cho rằng:
"óc tởng tợng của Hàn Mặc Tử dựa trên hai yếu tố vật chất xác định: nớc và
trăng" [70]. Vũ trụ luận của Hàn Mặc Tử là sự ảo hoá thực tại trên cơ sở hoá
năng của vật chất nguyên thuỷ diễn ra trong đáy sâu của linh giác, của tâm hồn
thi nhân.

Nhìn vào vĩnh cửu bằng con mắt tâm linh, Đoàn Hơng nhận thấy: t duy
thơ Hàn Mặc Tử là "t duy thơ tâm linh kiểu văn hoá phơng Đông'' [38, 612].
Bằng một trực giác khá bén nhạy cộng với lối t biện lý thú về khí chất con
ngời Miền Trung, Lại Nguyên Ân đã gợi lên một ý hớng để nghiên cứu t duy
sáng tạo thơ Hàn Mặc Tử. T duy đó bắt nguồn từ khí chất sôi máu, quyết liệt,
cực đoan, riết róng của con ngời Miền Trung, cùng với bản sắc ngôn ngữ trầm,
đục, tối,... Ngôn ngữ ấy là hình thức vật chất của khí tính con ngời nơi đây, phù
hợp với việc biểu đạt cảm xúc mãnh liệt, tột cùng, điên loạn,... của Hàn Mặc Tử,
cũng nh ảnh hởng đến liên tởng nghệ thuật của nhà thơ (Phan Huy Dũng cũng đã
có những nghiên cứu khá cụ thể về sắc thái ngôn ngữ địa phơng và hiệu quả nghệ
thuật của nó trong thơ Hàn Mặc Tử).
Nh vậy, hớng nghiên cứu phân tâm học và tâm linh đã mở ra khả năng tìm
hiểu trờng liên tởng trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ ở phần ý thức mà cả trong
vô thức, tiềm thức, trong tín ngỡng tâm linh,...
Có thể nói, sự liên tởng trong sáng tác thơ của Hàn Mặc Tử đã đợc nhắc
đến trong khá nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, sự bàn luận đều mới


17
mang tính chất gợi mở, điểm xuyết trong tổng thể của vấn đề khác, khía cạnh
khác về Hàn Mặc Tử. Các ý kiến cha đi vào khảo sát, mô tả, lí giải, đánh giá một
cách hệ thống, chuyên sâu về cơ sở và cơ chế liên tởng nghệ thuật của Hàn Mặc
Tử. Cách thức liên tởng xây dựng hình ảnh, hình tợng thơ, liên tởng tạo dựng
mạch thơ, các dấu hiệu của trờng liên tởng trên phơng diện hình thức nghệ thuật
trong thơ Hàn Mặc Tử,... vẫn cha có sự nghiên cứu sâu rộng dựa trên cơ sở lý
thuyết liên tởng và thực tiễn sáng tác của thi nhân. Mặc dù vậy, các ý kiến, nhận
định ấy đã giúp chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề trờng liên tởng trong thơ
Hàn Mặc Tử từ một góc nhìn bao quát hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Tìm hiểu cơ sở nội sinh, ngoại sinh chi phối trờng liên tởng và những

biểu hiện của trờng liên tởng trong thơ Hàn Mặc Tử.
3.2. Trong quá trình nghiên cứu chỉ ra cách liên tởng xây dựng hình ảnh,
hình tợng thơ Hàn Mặc Tử.
3.3. Tìm hiểu dấu ấn của trờng liên tởng trong một số phơng diện hình
thức nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, chỉ ra cách liên tởng để khơi tạo, phát triển
mạch thơ của tác giả.
3.4. Từ việc nghiên cứu trờng liên tởng thấy đợc những đóng góp mới mẻ,
độc đáo của Hàn Mặc Tử đối với thơ trữ tình Việt Nam trong tiến trình hiện đại
hoá, đặc biệt là trên phơng diện mĩ cảm và t duy nghệ thuật.
4. Phơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi luôn quán triệt quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể,
tôn trọng các nguyên lý phổ biến và phát triển trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Đặt Hàn Mặc Tử trong những mối tơng quan đồng đại và lịch đại, chúng tôi hớng tới cái nhìn công bằng, khách quan, nhằm đánh giá đúng những đóng góp
của nhà thơ cho nền thơ trữ tình Việt Nam.
Không có phơng pháp nào là tối u, toàn diện. Chính vì thế, phơng pháp tốt
nhất là sự kết hợp nhiều phơng pháp. trong luận văn này chúng tôi vận dụng một
số phơng pháp nh: phân tích- tổng hợp, phơng pháp thống kê phân loại, phơng
pháp bình giảng, phơng pháp tiếp cận hệ thống, phơng pháp phối hợp liên ngành
Văn học, Ngôn ngữ học, Tâm lý học sáng tạo văn học, phơng pháp so sánh - đối
chiếu, phơng pháp tiểu sử, phơng pháp văn hoá học,... Trong quá trình thực hiện
đề tài, chúng tôi kết hợp cả việc nghiên cứu thực tế tại những nơi từng in dấu
chân Hàn Mặc Tử: Vĩ Dạ, xóm Động, Gò Bồi, xóm Tấn, số nhà 20 đờng Khải
Định, Ghềnh Ráng, Đồi Thi nhân, Trại phong Quy Hoà - Quy Nhơn - nơi Hàn
Mặc Tử thọ bệnh những ngày cuối cùng và nằm lại mãi mãi.
5. Đóng góp mới của luận văn


18
Lần đầu tiên trờng liên tởng trong xúc cảm thẩm mỹ và t duy sáng tạo thơ
của Hàn Mặc Tử đợc nghiên cứu một cách hệ thống trên cơ sở lý thuyết và thực

tiễn sáng tác.
Tìm hiểu trờng liên tởng trong thơ Hàn Mặc Tử chúng tôi hy vọng sẽ có
thể lí giải một cách có cơ sở cơ chế xây dựng thế giới hình ảnh, hình tợng, sự
thống nhất, lôgíc trong mạch cảm xúc thơ ca, cách thức tổ chức văn bản ngôn từ
nghệ thuật của Hàn Mặc Tử. Từ việc nghiên cứu đề tài thấy đợc sự độc đáo, tiên
phong trong việc đổi mới thi pháp, hình thành một phong cách thơ rất riêng biệt
của Hàn Mặc Tử.
6. Cấu trúc của luận văn
Trên cơ sở nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần mở đầu và kết luận,
nội dung của luận văn đợc triển khai trong ba chơng:
Chơng 1. Trờng liên tởng và cơ sở của trờng liên tởng trong thơ Hàn Mặc
Tử
Chơng 2. Trờng liên tởng trong sáng tạo hình tợng không gian, thời gian,
con ngời
Chơng 3. Dấu ấn của trờng liên tởng trong một số phơng diện hình thức
Cuối cùng là phần Tài liệu tham khảo.


19
Chơng 1
Trờng liên tởng và cơ sở của trờng liên tởng trong
thơ Hàn Mặc Tử
1.1. Giới thuyết về liên tởng và trờng liên tởng
1.1.1. Liên tởng và trờng liên tởng trong đời sống tâm lý con ngời
Liên tởng là hoạt động tâm lý thông thờng, phổ biến ở con ngời. Không ai
trong chúng ta lại không liên tởng khi bắt đầu sự hiện tồn của mình trong không
gian, thời gian và nhân gian. Dù trực tiếp hay gián tiếp, dù xa hay gần, lôgíc hay
có vẻ phi lôgíc,... hình thức liên kết các sự vật hiện tợng mà con ngời thụ cảm
trên cơ sở những mối quan hệ nào đó chính là sự liên tởng.
Liên tởng theo cách giải thích của Từ điển Tiếng Việt "là nhân sự việc,

hiện tợng nào đó mà nghĩ tới sự việc, hiện tợng khác có liên quan" [107, 568].
Giáo s Nguyễn Lân cho rằng: liên tởng "là hiện tợng tâm lý khiến ngời ta khi
nghĩ đến một sự vật lại nghĩ đến những sự vật liên quan hoặc vì gần nhau hoặc vì
giống nhau hoặc vì trái ngợc nhau" [75, 1062]. Những cách giải thích này nói lên
cơ chế chung của liên tởng là nghĩ tới, là liên kết trong t duy các sự vật hiện tợng
dựa trên những mối liên hệ nào đó giữa chúng. Chính vì thế, liên tởng gắn bó
mật thiết với trí nhớ, góp phần duy trì trí nhớ. Trí nhớ thiên về lý trí, mang tính
tái hiện, đòi hỏi sự chính xác, máy móc. Theo các nhà tâm lý học, trí nhớ là
"chức năng tâm lý giữ lại thông tin về các kích thích, sự kiện, hình ảnh, ý kiến,...
khi kích thích ban đầu không còn nữa" [137, 387]. Trong các loại trí nhớ có "trí
nhớ liên tởng" (associative memory) - một loại trí nhớ dài hạn. Trong thuật ngữ
này, theo các nhà tâm lý học, từ liên tởng là bổ ngữ chỉ loại của trí nhớ, liên tởng
là con đờng duy trì và kéo dài trí nhớ.
Vì liên tởng là quy luật tâm lý thờng nhiên của con ngời nên các ngành
khoa học trực tiếp nghiên cứu tâm lý ngời đã vận dụng lý thuyết liên tởng trong
quá trình nghiên cứu. Liên tởng không chỉ diễn ra trong ý thức mà còn trong vô
thức, tiềm thức biểu hiện qua những giấc mơ, những ám ảnh, những trực nhận
siêu quy luật. Từ cơ chế liên tởng, những mật mã của đời sống tinh thần con ngời
dần đợc hé mở.
Tất cả mọi sự vật, hiện tợng trong thế giới đều có quy luật tồn tại của nó.
Tính biện chứng của thế giới nói lên mối quan hệ giữa các sự vật hiện tợng. Triết
học cổ điển phơng Đông quan niệm năm yếu tố tạo nên vũ trụ là: Kim - Mộc Thuỷ - Hoả - Thổ, gọi là ngũ hành. Ngũ hành tơng, sinh tơng khắc chính là biểu
hiện những mối quan hệ của vạn vật trong vũ trụ. Không có sự vật hiện tợng nào
tồn tại biệt lập, không có cái đơn nhất vĩnh viễn tuyệt đối. Chính nhờ những mối


20
liên hệ ấy của vũ trụ mà con ngời có thể nối kết các sự vật, hiện tợng với nhau.
Liên tởng nảy sinh từ đó.
Động năng của liên tởng còn bắt nguồn từ bản thân con ngời. Con ngời

biết cách nối kết thế giới dựa trên những quy luật mà họ phát hiện ra. Bên cạnh
những mối liên hệ khách quan của sự vật hiện tợng, những liên hệ chủ quan,
mang ý niệm tinh thần của con ngời khi tiếp cận thế giới cũng góp phần hình
thành liên tởng. Lômônôxốp cho rằng liên tởng "là năng khiếu tinh thần từ một
vật đã đợc thấy nghĩ ngay đến những vật khác liên quan chặt chẽ với nó" [103,
184]. Liên tởng sắp xếp, xâu chuỗi những ấn tợng hỗn độn của con ngời về thế
giới trong những dòng suy nghĩ, những chuỗi nhóm tơng ứng với các phạm vi
mức độ quan hệ của chúng.
Thế giới vi mô không hẹp hơn thế giới vĩ mô. Mỗi con ngời là một tiểu vũ
trụ. Vốn văn hoá, kinh nghiệm sống, trí tuệ, tâm lý khí chất của mỗi ngời là hoàn
toàn không giống nhau. Bởi vậy, liên tởng ở từng cá nhân cũng khác nhau. Lu
Trọng L đã nói hộ các nhà thơ mới Việt Nam về sự thay đổi, khác biệt của lòng
ngời trong cơn ba động của thời đại ở những thập kỉ đầu của thế kỉ XX: "Các cụ
ta a những màu đỏ choét, ta lại a những màu xanh nhạt,... Các cụ bâng khuâng vì
tiếng trùng đêm khuya ta lại nao nao vì tiếng gà đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh
xắn, ngây thơ các cụ coi nh đã làm một điều tội lỗi; ta thì ta cho là mát mẻ nh
đứng trớc một cánh đồng xanh" [124, 20]. Tuy nhiên, con ngời không thể tách
mình ra khỏi môi trờng sống. Tính dân tộc và tính thời đại chính là mẫu số
chung của mỗi cá nhân, của mỗi trờng liên tởng. Đây chính là những chuẩn mực,
đạo lý, thị hiếu mà cộng đồng xác lập trong quá trình tổ chức đời sống.
1.1.2. Quan niệm của Ngôn ngữ học về liên tởng và trờng liên tởng
Liên tởng là một phạm trù của t duy. T duy không thể tách rời khỏi ngôn
ngữ bởi ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của t duy, là vỏ vật chất của t duy. Không
có một từ ngữ nào tồn tại mà không mang nội dung t duy. Mọi sắc thái biểu vật,
biểu niệm, biểu thái cũng nh ngữ âm, thanh điệu, cách kết hợp từ,... đều gợi lên
liên tởng trong t duy con ngời. F. Saussure cho rằng: "Một từ nào đó bao giờ
cũng có thể gợi tất cả những gì có thể liên tởng với nó bằng cách này hay cách
khác". Chính vì có bao nhiêu mối quan hệ mà từ gợi lên xung quanh nó nên cũng
có bấy nhiêu liên tởng. Trong ngôn ngữ có khái niệm Trờng từ vựng, đó chính là
tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Những nét nghĩa đó không

đi xa khỏi liên tởng của con ngời. Những trờng từ vựng, chuỗi, nhóm liên tởng
ấy có thể đợc gọi bằng một khái niệm khác bao quát hơn là trờng liên tởng. Khái
niệm trờng liên tởng đợc nhà ngôn ngữ học ngời Pháp Ch.Bally đa ra lần đầu
tiên. Nghiên cứu trờng từ vựng - ngữ nghĩa nh một khía cạnh của trờng liên tởng,
Đỗ Hữu Châu khẳng định: "Sự tồn tại của các trờng liên tởng là có thật đối với
các ngôn ngữ và đối với từng ngời". Dĩ nhiên nội hàm cũng nh ngoại diên của


21
khái niệm trờng liên tởng rộng lớn hơn trờng từ vựng, chuỗi, nhóm liên tởng. Có
những liên tởng, nhất là trong nghệ thuật mà con ngời chấp nhận nó không đòi
hỏi sự giải thích, điều đó cũng có một phần nguồn gốc từ tính võ đoán của ngôn
ngữ cũng nh tính cá nhân và môi trờng trừu xuất của liên tởng: "liên tởng kỳ lạ
rằng nốt rê có màu nâu, nốt la có màu trắng. Đôi khi nh vậy đấy, không thực, nhng không nhất thiết phải giải thích" (Phan Triều Hải). Những liên tởng bất ngờ,
kì lạ ấy có lẽ chính là "sự tơng hợp bí hiểm" mà R. Jakovson đã nói tới trong tiểu
luận Ngôn ngữ trong hoạt động của mình [60, 233]. Sự tơng hợp kì bí của ngôn
ngữ có thể diễn ra ở nhiều cấp độ. Nghệ thuật thơ ca thờng khai thác đặc tính âm
học của nguyên âm, phụ âm, thanh điệu... để tạo dựng những liên tởng thẩm mĩ
độc đáo, phong phú. Sự phong phú trong liên tởng cho thấy sự giàu có của tâm
hồn, trí tuệ, sự mẫn tiệp của con ngời. Trần Ngọc Thêm cho rằng: "Sự liên tởng
là quan hệ giữa hai từ bất kỳ mà sự xuất hiện của từ này kéo theo sự xuất hiện
của từ kia trong kí ức" [127, 147]. Kí ức ở đây không gì khác chính là kho kinh
nghiệm sống, vốn văn hoá, ngôn ngữ của ngời phát ngôn, của cộng đồng, dân
tộc, thời đại mà ngời đó thụ hởng. Ngời Trung Quốc thích treo chữ "Phúc" ngợc
trớc nhà, trên cánh cửa, nhng điều đó không có ý nghĩa thậm chí phản tác dụng
đối với ngời Việt Nam. Rõ ràng ngôn ngữ thể hiện sự tri nhận của con ngời đối
với thế giới. Trờng liên tởng hình thành từ quá trình tri nhận ấy. Ngôn ngữ biểu
đạt liên tởng và chính ngôn ngữ lại cũng trở thành một đối thể để con ngời tri
nhận và liên tởng. Giới hạn của ngôn ngữ chính là sự "lão hoá" trên cả hai phơng
diện "cái biểu đạt" và "cái đợc biểu đạt". Vì thế liên tởng sẽ "bạc màu" là điều

không tránh khỏi.
Nh vậy, các nhà ngôn ngữ đã đánh giá mối quan hệ mật thiết nh hình với
bóng của ngôn ngữ và liên tởng. Cùng với sự vận động của thời đại, ngôn ngữ,
liên tởng cũng có những biến chuyển để tơng thích với những hệ quy chiếu mới.
1.1.3. Liên tởng và trờng liên tởng trong việc hình thành t duy sáng tạo nghệ
thuật
1.1.3.1. Phân biệt liên tởng với tởng tợng, suy tởng
Trong t duy nghệ thuật, liên tởng, tởng tợng và suy tởng gắn bó chặt chẽ
với cảm xúc, với các ý tởng xây dựng hình ảnh, hình tợng và cách thức tổ chức
tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau về cơ chế thao tác
cũng nh phạm vi hoạt động và biểu hiện.
Từ điển Tiếng Việt giải thích về tởng tợng nh sau: "Tởng tợng là tạo ra
trong trí hình ảnh những cái không có ở trớc mắt hoặc cha hề có" [107, 1082].
Theo cách giải thích này, hình ảnh của tởng tợng là những cái cha hề có hoặc
không có trớc mắt nh ngày mai, tơng lai,... Là một hoạt động rất quan trọng
trong Lao động nhà văn, "Tởng tợng là khả năng cấu hợp theo một cách mới các
yếu tố của kinh nghiệm sống" [139, 168]. Hình tợng nghệ thuật sẽ chỉ là sự sao


22
chép cuộc sống một cách khô cứng, nhợt nhạt thậm chí không thể có hình tợng
nghệ thuật nếu ý tởng, hình ảnh không đợc tôi luyện bằng tởng tợng. Sản phẩm
của trí tởng tợng là cái cha có, cha xuất hiện trong thực tại nhng lại là kết quả
của quá trình cải biến những cái đã có. Trí tởng tợng của con ngời vô cùng
phong phú nhng không phải không có giới hạn. Khuôn khổ của trí tởng tợng
chính là "không ai có thể hình dung ra cái không gì cả thuần tuý" [86, 208]. Tơng lai của con ngời là một viễn cảnh cha xuất hiện. Nhng hình ảnh đó có thể có
đợc trong tinh thần trên cơ sở những tiền đề thực tế đã có về con ngời, về cuộc
sống. Từ những chất liệu đó con ngời tổng hợp, biến cải tạo nên hình ảnh cuộc
sống mai sau, tơng lai chỉ có trong ý nghĩ.
Tởng tợng có hai loại là tởng tợng tái tạo và tởng tợng sáng tạo. Theo

Henri Benac, tởng tợng tái tạo là "khả năng tái hiện lại những hình ảnh đến trực
tiếp từ những giác quan hay đợc giữ lại trong trí nhớ". Còn tởng tợng sáng tạo là
"khả năng kết hợp những hình ảnh,... mặc dù đợc vay mợn ở tự nhiên, vẫn tạo
nên một tổng thể không tồn tại trong thực tiễn" [12, 426-427]. tởng tợng có vai
trò hết sức to lớn đối với nghệ thuật, không chỉ ở sáng tạo mà cả trong tiếp nhận.
Baudelaire gọi tởng tợng là "bà hoàng của mọi khả năng". Không có tởng tợng,
dải yếm, cành hồng sao thành đợc nhịp cầu yêu đơng, cô Tấm sao có thể bớc ra
từ quả thị thơm, nàng Bạch Tuyết sao có thể sống lại bằng nụ hôn của chàng
hoàng tử,... Trí tởng tợng đa Tôn Ngộ Không đi xa hàng vạn dặm chỉ với một cái
lắc mình và sở hữu cây gậy nh ý ngàn cân có thể cất trong lỗ tai. Pablo Picasso
bằng trí tởng tợng vô cùng phong phú đã nhìn thấy biểu tợng đầu bò từ sự kết
hợp tuyệt vời của ghi đông và yên xe đạp,... [3, 259]. Tuy nhiên không phải lúc
nào và ở thời đại nào tởng tợng cũng đợc đánh giá cao. Chủ nghĩa cổ điển thế kỷ
XVII, XVIII trên tinh thần nhận thức luận của khoa học thực nghiệm đã đề cao
lý trí và khớc từ vai trò của tởng tợng trong nghệ thuật. Thậm chí các nhà t tởng
của chủ nghĩa cổ điển còn lên án tởng tợng: tởng tợng là cơ sở của sai lầm, ngăn
cản trí tuệ đi đến chân lý, làm con ngời kiêu ngạo và dễ phô trơng,... Từ chối lý
thuyết và trừu tợng, tuyệt đối hoá vai trò của lý trí trên con đờng đi đến chân lý,
các nhà t tởng của chủ nghĩa cổ điển đã khai trừ tởng tợng ra khỏi lộ trình của t
duy. Chỉ có lý trí thông qua con đờng thực nghiệm mới đa con ngời đến những
chân lý vĩnh cửu [98, 120]. Các nhà văn của chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện
thực, chủ nghĩa tự nhiên lấy thực nghiệm làm chuẩn mực cũng phủ nhận đến
mức cực đoan vai trò của tởng tợng (E. Zola).
Trí tởng tợng là tài sản vô giá của nhân loại, là đặc tính mang bản chất ngời. Các nhà văn của chủ nghĩa cổ điển, hiện thực, tự nhiên phủ nhận vai trò của tởng tợng nhng chính họ đang sử dụng tởng tợng khi sáng tạo nghệ thuật. Lẽ nào
những tác phẩm của Molière, Balzac lại hoàn toàn vắng bóng tởng tợng. Ngay
bản thân Descartes - đại diện u tú của lý luận nhận thức lý tính thuần tuý, khi


23
phát biểu mệnh đề nổi tiếng "Tôi t duy ấy là tôi tồn tại" cũng không tránh đợc

hoài nghi khi ngay sau câu nói trên là câu "Thợng đế nhân từ lẽ nào lừa dối tôi"
[22, 31].
Chủ nghĩa lãng mạn, hậu lãng mạn với những khát vọng giải phóng tình
cảm, nhận thức hiện thực một cách chân thực hơn là mảnh đất phì nhiêu cho tởng
tợng ơm mầm. Tởng tợng đợc đánh giá là khơi nguồn cho sáng tạo nghệ thuật, là
thành phần cơ bản của các phát minh khoa học, giải thoát con ngời khỏi buồn
rầu chán nản, mang đến lý tởng, sáng tạo ra hạnh phúc, làm phong phú cảm
xúc,... Trên tinh thần biện chứng, Lênin cho rằng: "Trong mọi sự khái quát dù
đơn giản nhất, trong mọi ý niệm dù sơ đẳng nhất cũng đều có một mẩu nhất định
của tởng tợng" [129, 112].
Nh vậy, có thể thấy tởng tợng gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần con
ngời. Tởng tợng dù phong phú đến đâu cũng không đi xa khỏi lý trí, khỏi lôgíc
cuộc sống nếu không muốn trở thành bịa đặt. Đúng nh Konxtantin Fhêđin đã
nói: "Trí tởng tợng không đợc tách hình tợng khỏi lôgíc cuộc sống, không đợc
biến hình tợng thành hoang đờng nhảm nhí" [63, 248].
Liên tởng cũng là một hoạt động tâm lý của con ngời. Sự tồn tại của khái
niệm này bên cạnh tởng tợng, suy tởng, trí nhớ,... khiến ngời ta phải chú ý đến cơ
sở tồn tại cũng nh cơ chế hoạt động của nó. Liên tởng không tách rời trí nhớ,
cảm xúc, diễn ra trên địa hạt của văn hóa, ngôn ngữ, kinh nghiệm, trí tuệ của cá
nhân và những dấu ấn của thời đại, dân tộc. Cơ chế của liên tởng là sự nối kết
các sự vật, hiên tợng mà con ngời thụ cảm với nhau dựa trên những mối liên hệ
nào đấy. Từ điển Tiếng Việt giải thích: liên tởng "là nhân sự việc hiện tợng nào
đó mà nghĩ tới sự việc, hiện tợng khác có liên quan" [107, 568]. Liên tởng hẹp
hơn tởng tợng, ở khía cạnh nào đó liên tởng là một thao tác của tởng tợng. Liên
tởng là năng lực của t duy góp phần vào việc nhận thức của con ngời. Con ngời
không thể nhận thức đối tợng trong tính biệt lập, siêu hình của nó. Để thoả mãn
ham muốn tri nhận thế giới, con ngời luôn bằng cách này hay cách khác nắm bắt
các quy luật về đối tợng dựa trên những mối quan hệ bên trong hay bên ngoài
của chúng. Trong nghệ thuật, liên tởng còn phong phú hơn rất nhiều. Những kết
hợp bất ngờ, táo bạo, những mối liên hệ không ngờ mà rất có lý luôn tạo nên

khoái cảm thẩm mĩ, tạo nên "độ dày" của ngôn ngữ, hình tợng. Bàn về liên tởng
Lê Lu Oanh lý giải: "Giữa hai sự vật và hiện tợng chừng tách rời nhau, tựa hồ
không thể đứng bên nhau trong một mạch suy nghĩ đã xuất hiện mối liên hệ để
chúng đột nhiên trở nên gần gũi,... Mối liên hệ này có đợc chính nhờ một thao
tác t duy, một năng khiếu tinh thần trong hoạt động nhận thức, một hiện tợng
tâm lý: sự liên tởng" [101, 133]. Tác giả này cũng cho rằng có hai loại liên tởng:
liên tởng tái tạo và liên tởng sáng tạo. Liên tởng sáng tạo vô cùng quan trọng đối
với nghệ thuật. Liên tởng kiểu này tìm ra những mối liên hệ bất ngờ giữa những


24
đối tợng có khi rất xa lạ. Liên tởng trong sáng tạo nghệ thuật diễn ra cả ở ý thức,
vô thức, tiềm thức. Những cơn "kịch phát" của cảm xúc, tâm trạng, vợt quá
những lôgíc thông thờng sẽ tạo nên những liên tởng bất thờng, siêu quy luật mà
rất có lý. Đó là "mối tơng quan huyền bí tạo nên sự thống nhất âm u và sâu xa vũ
trụ, vợt ra ngoài cảm giác hời hợt của giác quan thông thờng" [136]. Điều gì ám
ảnh Hoàng Cầm ở những vần thơ nhiều liên tởng này: Ngủ lại giấc mơ dang dở /
Chũm cau căng nứt mạch tằm / Yếm may ba ngày mẹ vá lại / Khuya nghe buồng
động bóng trăng rằm (Đêm mộc). Liên tởng tái tạo diễn ra chủ yếu trong đời
sống thờng nhật dựa nhiều vào trí nhớ và kinh nghiệm. Cách nói dân gian phổ
biến: trắng nh bông, xanh nh tàu lá, hiền nh bụt,... là một dạng của liên tởng tái
tạo.
Liên tởng định hớng tởng tợng, nối kết các sự vật hiện tợng trong quá trình
tởng tợng hoặc nối kết tởng tợng để tạo thành chỉnh thể. Không có liên tởng, tởng tợng dễ sa vào bịa đặt. Ngợc lại, không có tởng tợng, liên tởng sẽ nghèo nàn,
nhợt nhạt,... Mĩ cảm mới trong quá trình tri nhận thế giới vì thế cũng không xuất
hiện, hình tợng và tác phẩm nghệ thuật cũng sẽ không có.
Cũng là một hoạt động của t duy, nhng suy tởng thiên về lý trí mang tính
chiêm nghiệm về một vấn đề nào đó nhằm tìm ra quy luật, kết luận, hệ quả,... Từ
điển Tiếng Việt giải thích: suy tởng là "suy nghĩ sâu lắng về những vấn đề chung,
vấn đề có ý nghĩa lớn" [107, 876]. Khi tởng tợng, liên tởng đợc đặt dới sự kiểm

soát, sự phân tích, lí giải của lý trí chính là lúc cơ chế suy tởng diễn ra. Suy tởng
giúp cho liên tởng khỏi bị tán lạc, tập trung vào lôgíc nội tại của tác phẩm và
tinh thần nghệ sĩ. Suy tởng làm cho cảm xúc, liên tởng thêm sâu sắc, có độ chín.
Trong thơ Chế Lan Viên chất suy tởng là một vẻ đẹp thuộc về phong cách. Thơ
ông sang trọng, hàm súc bởi những triết lý giàu chất trí tuệ:
Thuở nhỏ tôi mê chim và chán những bài hình học
Thơ phải là vô định vô hình bát ngát bay...bay...bay...
Nào biết đâu chim viễn du theo đội hình tam giác
Bài toán tôi làm dở ở trờng chim giải đáp giữa trời mây.
(Đội hình chim viễn du)
Suy tởng làm cho thơ có vẻ gân guốc, kém mợt mà, nhng đó lại chính là vẻ đẹp
của loại thơ này. Hà Minh Đức đã khái quát rất chính xác: "Thực chất của sự suy
nghĩ trong thơ là biết đi sâu vào bản chất của đối tợng, phát hiện và rút ra ý
nghĩa khái quát nhất, xác lập những liên tởng sâu xa giữa đối tợng và những hiện
tợng khác" [42, 203]. Giản dị và cô đọng hơn Chu Văn Sơn gọi suy tởng trong
thơ là "gia tăng chất nghĩ'' [81, 417].
Nh vậy liên tởng nghiêng về mĩ cảm, diễn ra trong ý thức, vô thức, tiềm
thức. Suy tởng chủ yếu nằm trong lôgíc của lý trí. Thực ra, tởng tợng, liên tởng,


25
suy tởng không tách rời mà len thấm, đan bện, chuyển hoá trong một mạch cảm
xúc dồi dào và thống nhất, có khi cái này là toàn thể, cái kia là bộ phận và ngợc
lại.
1.1.3.2. Liên tởng trong sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật
Có thể thấy liên tởng không thể thiếu trong t duy sáng tạo và tiếp nhận của
bất kỳ loại hình nghệ thuật nào. Mĩ học Mác - Lê nin quan niệm: "Loại hình
nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động nghệ thuật đặc biệt của con ngời, đợc phân
biệt dựa theo đối tợng của sự phản ánh, dựa theo tính chất và kiểu loại hình tợng,
theo phơng thức thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con ngời, theo chất liệu và theo

các quy luật xây dựng hình tợng nghệ thuật đặc trng của mình" (dẫn theo [101,
96]). Từ định nghĩa loại hình nghệ thuật có thể thấy rõ những môi trờng và khả
năng để liên tởng có thể phát huy, thể hiện. Trong tất cả các khâu đoạn của các
loại hình nghệ thuật, liên tởng vẫn là thao tác cơ bản để sáng tạo và tiếp nhận.
Đối với ngời hoạ sĩ, chất liệu, màu sắc, đờng nét, hoạ tiết, hình khối đều
có những đặc tính biểu hiện khác nhau, gắn với các ý nghĩa, ý tởng, quy ớc khác
nhau. Khi lựa chọn, phối hợp và sử dụng hoạ sĩ phải hình dung đợc hiệu quả biểu
đạt, hình tợng phải đợc hoàn thiện từ trớc trong tâm tởng. Không thể có điều đó
nếu liên tởng không tham gia vào quá trình t duy nghệ thuật của nghệ sĩ. Khoảng
sáng tối của vệt màu tạo hiệu ứng ba chiều trên không gian hai chiều của bức vẽ
hay độ loang nhoè của mực nớc, các quy luật viễn cận trong quan sát,... rõ ràng
phải có sự dẫn đờng của liên tởng để có thể mang sinh mệnh nghệ thuật trong tác
phẩm.
Kết hợp cái đẹp với tính thực dụng nhằm kiến tạo không gian sinh tồn của
con ngời, kiến trúc là một nghệ thuật thể hiện tinh tế đời sống vật chất và tinh
thần của con ngời. Liên tởng trong kiến trúc bắt nguồn từ ý tởng mang tính văn
hoá dân tộc, khu vực, vùng miền, tâm thức con ngời, thị hiếu thời đại sau đó là
khả năng của chất liệu,... Kiến trúc đình làng, chùa chiền, nhà ở cổ truyền của
Việt Nam đã thể hiện những khả năng tởng tợng, liên tởng đặc thù của tín ngỡng,
văn hoá tâm linh, tôn giáo của c dân lúa nớc. Mái đình, chùa thờng vút cong lên,
nhiều tầng bậc thể hiện ý niệm vơn lên, nối kết với thiên nhiên, vũ trụ. Các hoạ
tiết, chạm khắc trên cột gỗ, đá, các bức hoành phi, câu đối trong công trình kiến
trúc xa của ngời Việt Nam thể hiện niềm tin thành kính vào siêu nhiên vạn pháp.
Chùa một cột ở thủ đô Thăng Long là một đoá sen khổng lồ hớng về Đức Phật
Quan Âm, Tháp bút viết vào trời xanh thiên thu vạn đại về đạo học, văn hoá, văn
hiến nớc Nam.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật của thính giác, tác động tinh tế đến tâm
hồn, tình cảm con ngời. Liên tởng ở loại hình này càng phải phát huy hết sức bởi
tính trừu tợng và phi vật thể của âm nhạc. Mỗi thanh âm, giai điệu, tiết tấu với tr-



×