Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Thơ lục bát phạm thiên thư luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.64 KB, 102 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH



VÕ THỊ NGỌC HÂN

THƠ LỤC BÁT PHẠM THIÊN THƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI] HỌC VINH



VÕ THỊ NGỌC HÂN

THƠ LỤC BÁT PHẠM THIÊN THƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

MÃ SỐ: 60.22.34
Giảng viên hướng dẫn: T.S. Lê Thời Tân



VINH - 2012


3

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 3
2. Lịch sử vấn đề.....................................................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................8
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................9
6. Đóng góp của luận văn........................................................................................9
7. Cấu trúc luận văn................................................................................................9
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THƠ PHẠM THIÊN THƯ...............10
1.1. Vài nét về cuộc đời và thơ Phạm Thiên Thư ................................................10
1.1.1. Cuộc đời Phạm Thiên Thư .............................................................10
1.1.2. Hành trình thơ Phạm Thiên Thư............................................................11
1.1.3. Một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc...............................14
1.1.2. Một tài năng thơ diễn ca lịch sử Việt Nam.................................................19
1.2. Giới thiệu về thơ lục bát của Phạm Thiên Thư..............................................26
1.2.1. Số lượng thơ lục bát của Phạm Thiên Thư ................................................26
1.2.2. Một số nhận xét bước đầu về thơ lục bát của Phạm Thiên Thư..................27
1.3. Vị trí của Phạm Thiên Thư trong lịch sử thơ ca Miền Nam..........................34
Chương 2: ĐẶC SẮC NỘI DUNG THƠ LỤC BÁT PHẠM THIÊN THƯ
...............................................................................................................................37
2.1. Trữ tình hóa kinh kệ bằng thể thơ lục bát .....................................................37



4

2.2. Thơ lục bát Phạm Thiên Thư mang đậm tính lịch sử ...................................52
Chương 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ LỤC BÁT PHẠM THIÊN THƯ
...............................................................................................................................61
3.1. Thể thơ lục bát của Phạm Thiên Thư.............................................................61
3.2. Ngôn ngữ thơ lục bát của Phạm Thiên Thư...62
3.3. Giọng điệu thơ lục bát của Phạm Thiên Thư.....................................70
3.4. Một số thủ pháp, bút pháp trong thơ lục bát của Phạm Thiên Thư........72
3.5. Nhạc điệu trong thơ lục bát của Phạm Thiên Thư.........................................80
3.6. Ảnh hưởng ca dao, dân ca Việt Nam trong thơ lục bát của Phạm Thiên Thư
...............................................................................................................................96
KẾT LUẬN.......................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................104


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lục bát là một thể thơ rất phổ biến trong văn học dân gian cũng như văn
học viết. Thể thư truyền thống này vốn đã tinh tế, giàu nhạc điệu trong những
câu ca dao, đạt đến trình độ mẫu mực trong kiệt tác Truyện Kiều. Và đến nay, nó
vẫn không ngừng tìm ra hướng đi mới để làm phong phú nội dung và hình thức
thể loại. Cho dù phát triển theo hướng nào đi nữa, các nhà thơ vẫn chú ý phát
huy tính mềm mại, uyển chyển của thanh điệu và nhịp điệu câu lục bát. Đây
chính là thế mạnh mà không một thể loại thơ nào khác có thể có và thay thế
được.
Tuy nhiên, thể thơ lục bát đã không còn sức quyến rũ đối với các nhà thơ

Việt Nam nữa, nhất là các nhà thơ trẻ. Ngày nay, họ chuộng thể tự do hơn, nhằm
thể hiện rõ phong cách và tinh thần “Hậu hiện đại”. Tuy nhiên, Phạm Thiên Thư
là người đưa thơ lục bát lên một bước tiến mới và cho nó cơ hội thêm một lần
bung nở rực rỡ trong khu vườn văn nghệ Việt Nam.
Ở thời đại Phạm Thiên Thư, những thể loại của Thơ mới và thơ sau Cách
mạng tháng Tám đã ổn định và đã đạt được những đỉnh cao giá trị. Bên cạnh
việc vận dụng dựa trên những thành tựu của Thơ mới, các nhà thơ giai đọan này
còn phải cố gắng vượt ra khỏi cái bóng của những người đi trước. Vì vậy, để tìm
lại vị trí cho thơ, khẳng định gương mặt mình trong bức tranh chung của thi ca
dân tộc hiện đại, nhiều nhà thơ đã phải nỗ lực rất nhiều. Lúc này, có nhiều nhà
thơ đã học tập và tiếp thu các yếu tố cơ bản của thơ hiện đại chủ nghĩa phương
Tây như: chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực…và
thể hiện nó qua các việc biến hóa hình thức thơ sao cho phù hợp với ý đồ diễn
đạt của mình.
Nhà thơ Phạm Thiên Thư, đã tìm ra được hướng đi riêng của mình,
khẳng định được phong cách của riêng mình giữa bối cảnh thơ ca khá phức tạp


6

hiện nay. Ông đã nhận ra tầm quan trọng của bản sắc dân tộc trong thời đại toàn
cầu hóa, thế nên bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ, chất liệu hình ảnh gần gũi, nhà
thơ còn tìm về lục bát – một thể thơ truyền thống của dân tộc đồng thời biến lục
bát thành “thương hiệu riêng” của mình trong sự nghiệp sáng tác. Có thể thấy
được tình yêu đặc biệt của nhà thơ với thể loại này khi khảo sát trong tuyển tập
thơ đã xuất bản của ông có đến 20.000 câu thơ lục bát trong tổng số toàn bộ số
sách được in và xuất bản.
Trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Thiên Thư thơ lục bát chiếm một địa
vị quan trọng hàng đầu. Nói tới Phạm Thiên Thư là nói tới những tác phẩm thi
ca lớn viết theo thể lục bát.

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của người đi trước, bản thân muốn đưa ra
một số nhận xét nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm những đóng góp về nội dung
và nghệ thuật thơ lục bát của Phạm Thiên Thư.
2. Lịch sử vấn đề
Phạm Thiên Thư xuất hiện trên thi đàn khá muộn, nhưng ông đã
góp vào kho tàng văn học một khối lượng lớn tác phẩm văn học nghệ thuật khá
độc đáo. Suốt cả cuộc đời Phạm Thiên Thư đã cống hiến hết mình và sáng tạo
không biết mệt mỏi cho đời và văn học nghệ thuật. Vì vậy thơ ông đã thu hút sự
chú ý quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà lí luận phê bình. Nhìn chung,
trên báo chí, sách vở vẫn luôn tồn tại nhiều cách nhìn nhận đánh giá khác nhau
về Phạm Thiên Thư và các tác phẩm của ông. Khi các tác phẩm của Phạm Thiên
Thư được nhận giải thưởng, cũng là lúc sự nghiệp sáng tác của ông đã khẳng
định vị trí của mình trong nền văn học dân tộc, đặc biệt là văn học miền Nam lúc
bấy giờ. Mặc dù chưa có nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn học của
Phạm Thiên Thư, nhưng có nhiều chuyên luận của các tác giả Việt Nam đã đi
đến những nhận định và nhất trí về tư tưởng thơ Phạm Thiên Thư. Ông là một
trong những nhà thơ xứng đáng tiêu biểu cho dòng thơ ca về lịch sử dân tộc


7

“Người viết sử bằng thơ” với thể thơ của dân tộc mang một tinh thần hiện đại.
Đó là thể lục bát.
Nghiên cứu thơ Phạm Thiên Thư có rất nhiều chuyên luận, các tạp chí đề
cập đến tiêu biểu như.
Cuốn Lục bát hậu truyện Kiều của Phạm Đan Quế, nhà xuất bản thanh niên
năm 2002 đã đánh giá cao về sự nghiệp sáng tác của Phạm Thiên Thư: “Trong
những quyển hậu Kiều thì Đoạn trường Vô Thanh của Phạm Thiên Thư là thành
công hơn cả, ít nhất về cái bình dị, tự nhiên đậm chất ca dao dân ca trong câu thơ
lục bát. Tác phẩm đã đoạt giải nhất văn chương tại miền Nam tạm chiếm năm

1973. Tác giả là một tu sĩ, ông được phú cho một năng khiếu thơ bẩm sinh, đặc
biệt là thơ lục bát” [38 – tr 32]. Ngoài ra, cuốn sách được xem như tài liệu quý
báu để nghiên cứu thơ lục bát của Phạm Thiên Thư. Ở đây, tác giả có đề cập đến
các vấn đề như:
Từ láy: một thủ pháp nghệ thuật quan trọng được Phạm Thiên Thư
sử dụng khá độc đáo và thành công.
Hình ảnh làng quê Việt Nam xưa thông qua tâm tình của nhân vật trữ
tình trong tác phẩm.
Trên bài Báo An Ninh vào chủ nhật ngày 03 tháng 02 năm 2008 có bài viết
đánh giá về sự nghiệp văn học của Phạm Thiên Thư “người phá kỷ lục thơ
lục bát của Nguyễn Du” đã khẳng định rằng: “Với Đoạn trường vô thanh
Phạm Thiên Thư đã phá kỷ lục thơ lục bát của Nguyễn Du bằng 3.254 câu
lục bát (hơn 20 câu). Và sau 200 năm Phạm Thiên Thư đã làm việc chưa
từng có ở văn học Việt Nam là mạnh dạn viết tiếp Truyện Kiều bằng chữ
“Việt 100%”, cốt truyện theo đánh giá của các nhà phê bình văn học nổi
tiếng thì sức hấp dẫn không thua Kim Vân Kiều” [24]
Trên trieuxuan.info có bài viết của Thái Doãn Hiểu “Phạm Thiên Thư với
Đoạn trường vô thanh” cũng đề cập đến điểm cốt lõi trong sự nghiệp sáng tác


8

của ông là yếu tố thiền đạo ảnh hưởng sâu sắc trong từng tác phẩm. Ngoài ra,
ông còn nhận xét: “Toàn bộ thi phẩm của Phạm Thiên Thư nhuốm sắc thái đặc
biệt khác người vừa đạo vừa đời, sắc bất dị không, không tức thị sắc và rất Việt
Nam” [18]
Trên tạp chí văn hóa Nghệ An ngày 30 tháng 07 năm 2011 của Hồ Tấn
Nguyên Minh cũng cho rằng: “Đến thề kỷ XX, một thế kỷ nhiều vinh quang
nhưng cũng quá nhiều cay đắng của người Việt, văn học lại chứng kiến sự xuất
hiện của một nhà thơ Phật giáo: Phạm Thiên Thư – “ người hiền sĩ ngồi bên lề

cuộc sống ta bà, lặng yên thi hóa kinh phật”. Đọc thơ ông, ta tìm thấy những điều
phong phú và mới lạ về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Giữa một thời đạn lửa,
ông bình thản lập cho mình một cõi thi ca riêng: trong trẻo, trữ tình và đậm chất
Thiền” [25]
Vào năm 2007 Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã ghi nhận Phạm Thiên
Thư là “người Việt Nam đầu tiên sáng tác Từ điển cười bằng thơ”, và năm 2009
tác phẩm Kinh Hiền Ngu của ông đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam
công nhận kỷ lục “tác phẩm thi hoá theo thể thơ lục bát dài nhất Việt Nam”.
Lê Thanh Cảnh với bài viết Đôi dòng cảm đề cũng đã bày tỏ cảm nhận của
mình về Phạm Thiên Thư “ Qua tác phẩm Đoạn Trường Vô Thanh, Phạm Thiên
Thư, với lời thơ thanh nhã và siêu thoát đã xứng đáng đứng vào hàng ngũ con
dân khả ái của Đất Nước vậy” [49 – tr 230]
Vương Mộng Giác với bài viết Cảm đề sau khi đọc xong Đoạn Trường Vô
Thanh cũng cho rằng: “Thi ca của Phạm tiên sinh tiếp nối suối nguồn thi ca dân
tộc Việt và thi ca Nguyễn Du. Qua miền đoạn trường, kẻ thức giả chợt nhận ra
rằng, thì ra thi ca cũng là tiếng kêu sâu thẳm của một thực tại vĩnh cửu, có năng
lực diệu dụng độ khách lữ thứ qua bến hàn giang vào một chiều thu cô liêu”[49 –
tr 224]


9

Giáo sư Cao Xuân Hạo – Nhà ngôn ngữ học trong bài Đôi lời Vô Thanh
cũng có nhận xét về Phạm Thiên Thư, tác giả cuốn Đoạn Trường Vô Thanh, kể
đến nay thành công hơn cả. Những dòng thơ lục bát rất gần gũi với câu Kiều và
thiên tự sự đầy hình tượng và màu sắc của anh về đoạn sau của đời nàng Kiều
mà Nguyễn Du chưa kịp viết” [49 – tr 202]
Trong Nhuận sắc của Trần Phế Phiệt khi bàn đôi nét về hát ru Việt sử thi
của nhà thơ Phạm Thiên Thư: “ Sự nghiệp văn chương của Phạm Thiên Thư gắn
liền vơi thể thơ đậm đà sắc thái dân tộc và mang âm hưởng của ca dao. Ông đã

chuyển lịch sử thành những lời hát ru, những vần điệu mang đậm dấu ấn của hồn
dân tộc để dạy lịch sử đất nước cho người Việt Nam ngay từ thuở nằm nôi, đó là
một tư tưởng mới lạ độc đáo có một không hai” [53 – tr 264]
Ngoài ra Hòa Thượng Thích Tâm Giác trong Hội hoa đàm – NXB Văn
nghệ 2006 cũng có lời giới thiệu về nhà thơ Phạm Thiên Thư như sau: “Phạm
Thiên Thư đã mở ra một trang sử mới cho nền văn học Phật giáo Việt Nam trong
việc thi hóa kinh Phật và mang giáo nghĩa giải thoát vào thi ca dân tộc. Mỗi khi
nghe lời thơ Đạo Ca, ngâm Đoạn trường vô thanh và đọc Kinh Ngọc, Kinh Thơ,
Kinh Hiền... của thi sĩ họ Phạm, người ta như thể không còn phân biệt nổi biên
giới giữa Đạo và Đời mà dường như bị hút vào một dòng sinh lực không gian vô
tận dung hòa mọi tư tưởng nhân sinh. Phải chăng, đó là nét đặc thù của Phật giáo
Việt Nam đã hơn một lần chói sáng qua triều đại Lý, Trần...?” [52 – tr 11]
Trên website o/index.php/sách của quản trị viên
năm 2010 cũng có đề cập đến những nét chính về sự nghiệp văn học của Phạm
Thiên Thư.
Với số lượng thơ và nhiều công trình nghiên cứu về thi sĩ Phạm Thiên
Thư đa phần chỉ tập trung nghiên cứu về nét độc đáo cõi lạ của thơ ông ở
phương diện nội dung, chưa thật sự chú ý về phương diện nghệ thuật. Mặt khác,
các bài viết chỉ đi vào tìm hiểu một bài thơ, hoặc chỉ dừng lại nghiên cứu một


10

khía cạnh, một mặt nào đó trong thơ Phạm Thiên Thư, chưa có công trình nào
nghiên cứu khảo sát toàn diện và có hệ thống về thơ ông để từ đó rút ra những
đặc điểm khái quát về nội dung tư tưởng, nghệ thuật thơ Phạm Thiên Thư, đặc
biệt là thể thơ lục bát, có sức quyến rũ cả một thế hệ và ảnh hưởng của nó lan toả
sang cả thế hệ sau này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ được những đóng góp về nội dung và nghệ thuật của thơ lục bát
Phạm Thiên Thư
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát những nét chung về đời và thơ của Phạm Thiên Thư
- Khảo sát thơ lục bát của Phạm Thiên Thư
- Tìm hiểu những đặc điểm về nội dung trong thơ lục bát Phạm Thiên Thư
- Tìm hiểu nghệ thuật thơ lục bát của Phạm Thiên Thư
4. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và tư liệu, bản thân chỉ tập trung khảo sát những đóng
góp của Phạm Thiên Thư ở thể thơ lục bát xoay quanh các tác phẩm:
- Phạm Thiên Thư - Đoạn trường vô thanh, Nxb. Văn nghệ.
- Phạm Thiên Thư – Trại hoa đỉnh đồi, Nxb. Văn nghệ.
- Phạm Thiên Thư – Thơ, Nxb. Văn nghệ
- Phạm Thiên Thư - Kinh Hiền (Thi hoá Kinh Hiền Ngu)
Trong quá trình thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh, tôi có thể sử dụng thêm
một số tư liệu có sẵn được trích dẫn lại trong các công trình có liên quan đến nội
dung đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi sẽ vận dụng chủ yếu các phương pháp sau:


11

- Phương pháp thống kê - phân loại .
- Phương pháp so sánh - đối chiếu .
- Phương pháp phân tích - tổng hợp .
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
6. Đóng góp của luận văn
Qua luận văn này, tôi mong muốn hệ thống hóa các quan điểm đánh giá, phê
bình về thơ Phạm Thiên Thư, để chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ

thuât trong thơ lục bát của ông, đặt trong mối tương quan so sánh với các nhà thơ
cùng thời.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Phạm Thiên Thư
Chương 2: Nội dung tư tưởng các tác phẩm thơ lục bát Phạm Thiên Thư
Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật thơ lục bát Phạm Thiên Thư
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THƠ PHẠM THIÊN THƯ
1.1. Vài nét về cuộc đời và thơ Phạm Thiên Thư
1.1.1. Cuộc đời Phạm Thiên Thư
Phạm Thiên Thư tên thật Phạm Kim Long, sinh ngày 1-1-1940 tại Lạc
Viên, Hải Phòng. Quê cha ở xã Đình Phùng, huyện Kiên Xương, tỉnh Thái Bình.
Quê mẹ ở xã Trung Mẫu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong một
gia nhà nho, cha mẹ là thầy thuốc nổi danh ở vùng đất Thái Bình. Thuở nhỏ,
Phạm Thiên Thư từng hâm mộ cha mình, trong việc tham gia du kích chống Tây,
nên mới 14 tuổi ông đã làm du kích. Sau đó theo cha mẹ di cư vào miền Nam và
ông tiếp tục làm thuốc, đồng thời rất yêu thích thơ văn. Khi học xong bậc tú tài ở


12

trường Trung học Văn Lang, Phạm Thiên Thư tiếp tục theo học ở trường Phật
học Vạn Hạnh. Từ đó, ông đã gửi hồn mình qua lời kinh, tiếng kệ.
Ông có tuổi thơ khá êm đềm, tạo tiền đề thuận lợi trong việc thực hiện ước
mơ của mình. Nhưng để có một tài thơ bật hẳn lên thì phải là từ năm 1958, sau
một biến động của cuộc đời, ông có nhóm bạn thơ họa Hồ Quý Ly, tụ tập đàn
đúm thơ phú đêm ngày. Thấy đám văn nghệ sĩ này cứ “ương ương, dở dở”, cảnh
sát chế độ Sài Gòn cũ đã vây bắt. Phạm Thiên Thư phải trốn vào chùa ẩn dật.
Việc đi tu đối với Phạm Thiên Thư không hẳn là tìm một chốn nương náu, mà

thông qua đó ông đã ngộ ra một điều: đó là, ông đã tự tìm cho mình một cõi
riêng, một kiểu tu hành riêng...Nhờ ở chùa, ông được tiếp xúc sâu sắc với giáo lý
nhà Phật. Và cũng nhờ ở chùa, ông đã không phải cầm súng bắn vào đồng bào
mình do việc bắt lính gắt gao của chế độ Sài Gòn.
Con người Phạm Thiên Thư là con người luôn sống theo cái qui luật của câu
tục ngữ dân gian “thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa” nên dù
mặc áo cà sa suốt 9 năm, nhưng ông vẫn hoàn tục và tiếp tục sáng tác thơ văn.
1.1.2. Hành trình thơ Phạm Thiên Thư
Phạm Thiên Thư là một nhà thơ có vị trí quan trọng trong văn học miền
Nam Việt Nam hiện đại. Trong khoảng 50 năm cầm bút, ông để lại cho đời một
di sản văn học đa dạng và phong phú về nội dung và hình thức. Ở lĩnh vực nào
thì Phạm Thiên Thư cũng đều đạt được thành tựu lớn và để lại dấu ấn riêng trong
sáng tác.
Giữa một thi đàn với hàng ngàn cây bút, năm 1968, ngay tập thơ đầu tiên ông
đã lấy tên: Thơ Phạm Thiên Thư. Là một tu sĩ Phật giáo, ông nghiên cứu về thiền
và bắt đầu làm thơ với những thi phẩm ở dạng khá độc đáo. Từ đó ông liên tục
cho ra đời nhiều tác phẩm lớn có giá trị, đặc biệt là thơ đạo.
Với những tác phẩm đầu tay của Phạm Thiên Thư, ông đã đem đem đến
cho văn học miền Nam một tiếng thơ trẻ và rất lạ. Chính tiếng thơ ấy đã rung


13

động nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ hàng đầu của Sài Gòn lúc đó. Phạm Duy phổ
nhạc liền mấy bài thơ tự do phá cách của Phạm Thiên Thư. Cả miền Nam lên
“cơn sốt” với ca khúc Ngày xưa Hoàng thị, lời thơ gần với thơ dân gian:
“Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non dấu mỏ
Dưới cội hoa vàng”

Đến đầu thập niên 70 tập trường thi Động hoa vàng được nhiều người biết
đến với nhạc phẩm Đưa em tìm động hoa vàng. Động hoa vàng là một trong
những thi phẩm nổi tiếng nhất trong cõi thơ Phạm Thiên Thư. Đó là một câu
chuyện tình yêu trong sáng, cao khiết không nhuốm màu tục lụy mà trái lại thật
hấp dẫn :
“Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say”
Tựa một viên ngọc lung linh huyền ảo, nó dẫn người đọc tìm về một thế
giới tịch lặng, đơn sơ đẫm hương Thiền. Nơi ấy con người có thể tìm được con
đường nuôi dưỡng chân tâm hầu mong một cuộc sống bình an, thanh thản. Hẳn
không mấy khó khăn để nhận ra rằng văn hóa Thiền thấm đẫm trong từng câu,
từng chữ và làm nên nét đẹp thâm trầm, ý nhị cho bài thơ.
Phạm Thiên Thư từng là một tu sĩ Phật giáo từ năm 1964 – 1973 với
pháp danh Thích Tuệ Không. Vì thế trong 9 năm ở chùa, ông đã tiếp cận và
thấm nhuần tư tưởng nhà Phật và kinh Phật. Có thể nói, giữa đạo và đời như đã
hòa trộn vào vị tu sĩ - nhà thơ Phạm Thiên Thư. Cho nên, suốt thời gian tu trong
chùa, học đại học vạn hạnh, ông đã thi hóa 7 bộ kinh Phật với một lối ngôn ngữ
thuần Việt. Nội dung vẫn là kinh Phật nhưng những địa danh trong kinh Phật đã
được đổi thành những địa danh của Việt Nam. Ông muốn người Việt thấm kinh
Phật theo kiểu của người Việt, để những người nông dân lam lũ bình dị cũng có


14

thể có được kinh thư trong chính mình. Tiêu biểu các tác phẩm như: Kinh Hiếu,
Kinh Ngọc - Qua suối mây hồng (Kinh Kim Cương), Hội hoa đàm (Kinh Hiền
Ngu), Suối nguồn vi diệu (Kinh Pháp Cú)...
Với quan niệm: “Cười vui đẩy lùi bệnh khổ”, từ năm 1970, ông ấp ủ mong
muốn dùng tiếng cười như là một phương pháp trị liệu để chữa bệnh, nhất là
những bệnh xuất phát từ cái tâm. Ông tập trung sáng tác vào năm 2000. Đến năm

2005, Nhà xuất bản Thanh niên đã cho xuất bản cuốn sách của ông Từ điển cười
với cái tên y học là Tiếu liệu pháp, giải thích từ vựng dưới góc độ thơ hài hước.
Cuốn sách đề cập đến mọi góc độ khác nhau của con người trong cuộc sống như:
“Cười” (tác giả đưa ra 106 cách hài hước khác nhau), “chết” (135 góc cạnh để
cười), hay “ăn” (có 53 cách)… Phương châm của tác giả khi viết Từ điển cười Tiếu liệu pháp đã được ông gửi gắm trong những câu thơ sau:
“Luôn biết mình dốt,
Để gột tính kiêu,
Để yêu như mới,
Để cởi mối hiềm,
Để thêm tinh tiến”.
Có thể nói Từ điển cười - Tiếu liệu pháp là một phương cách sử dụng sự
hài hước, tiếng cười để chữa tâm bệnh và Phạm Thiên Thư là người
Việt Nam đầu tiên biên soạn từ điển cười
Hướng về cội nguồn văn hóa dân tộc, nhưng bằng sự sáng tạo riêng của
mình vào năm 1969, Phạm Thiên Thư còn gây bất ngờ cho mọi người khi ông
dám chạm vào một vấn đề mà ít ai dám vọng tưởng: Viết tiếp hậu Truyện Kiều
của Nguyễn Du bằng thi phẩm Đoạn trường vô thanh gồm 27 chương, 3.296
câu thơ lục bát. Tác phẩm Đoạn trường vô thanh (Nỗi đau không nói thành lời).
Theo Phạm Thiên Thư, trường thi này đã mô tả quãng đời sau 15 năm lưu lạc
của nàng Kiều sau khi hội ngộ với Kim Trọng. Có thể khẳng định thành tựu rực


15

rỡ nhất trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Thiên Thư bằng tác phẩm Hậu
Truyện Kiều - Đoạn trường vô thanh (1972), đoạt giải nhất văn chương miền
Nam tạm chiếm đã đưa Phạm Thiên Thư lên một vị trí xứng đáng trong ngôi
đền thiêng của thi ca Việt Nam.
Dù ngoài 70 tuổi, ông vẫn sáng tác hằng ngày. Có điều khác người là ông
kết hợp nghề làm thuốc với nghề làm thơ. Từ năm 1973 ông đã sáng tạo ra

phương pháp chữa bệnh hạn chế dùng thuốc, để cứu giúp những người nghèo
khổ không có tiền mua thuốc đắt tiền. Đó là nghiên cứu, sáng lập và truyền bá
môn dưỡng sinh Điện công PHATHATA.
Với tiến trình sáng tác của Phạm Thiên Thư, có thể thấy đây là một nhà thơ
có sức sáng tạo mạnh mẽ cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, trong văn học
miền Nam Việt Nam.
1.1.3. Một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc
Từ Động hoa vàng đến Đoạn trường vô thanh, Hội hoa đàm đặc biệt là
thi phẩm hát ru Việt sử thi, thơ Phạm Thiên Thư là một thành tựu quan trọng,
tạo nên khuôn mặt đẹp cho thơ ca miền Nam hiện đại.
Động Hoa Vàng, tác phẩm dài 400 câu thơ lục bát, như một câu chuyện cổ
tích, khói sương bàng bạc kể về một nhà sư giũ áo đến chốn Thiên Thai:
“Ta về giũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
… Sư lên chót đỉnh rừng thiền
Trong tim chợt thắp một viền tà dương”.
Cũng bằng thể thơ lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc, Phạm
Thiên Thư đã thi hóa lời kinh, làm cho giáo lí của đức Phật gần gũi và dễ nhớ
đối với mọi người:


16

“Lời vàng dậy đỉnh non xưa,
Ngàn năm truyền đến bây giờ còn tươi.
Còn vang vọng trái tim người,
Tạo nên sức sống nơi nơi từ hòa”
Hay:

“Từ bi là cách nhiệm mầu,
Tùy duyên bất biến có đâu ngại ngàn
Kiếm dùng ngăn ác phù chân,
Lời dùng giải oán chúng nhân mọi đường”.
Ngoài ra, để đưa người đọc về với từng bước chân của cha ông trong quá
trình làm nên lịch sử hào hùng, tạo dựng truyền thống văn hóa sáng ngời chủ
nghĩa nhân văn sâu sắc, tác giả đã gởi đến người đọc tác phẩm Hát ru Việt sử thi.
Qua đó, Phạm Thiên Thư còn phơi diễn những kiến giải của riêng mình về lịch
sử nước nhà
Hát ru Việt sử thi, những câu thơ lục bát viết về lịch sử Việt Nam. Với
3.320 câu lục bát hát ru sử Việt của thi sĩ Phạm Thiên Thư - người con Thái Bình
vọng hướng về Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội như thể kể chuyện lịch sử
bằng câu hát, lời ru cất lên tự đáy lòng, tự trái tim người Việt Nam, thấm đẫm
nghĩa tình. Qua từng câu thơ lục bát trong Hát ru Việt sử thi. Việt sử thi là sự
sống con người, Đời này, đời nọ qua siêu thức hát ru, từ tình cảm gia đình dân
tộc, bà mẹ, chị em, con cháu…
Những lời ru ngọt ngào, từng vầng thơ như hòa quyện vào không gian bao la,
phảng phất như gió thoảng bay qua cánh đồng ca dao bất diệt của ngàn đời dân
tộc Việt. Tầng tầng lớp lớp những bài hát ru nối tiếp nhau xuyên suốt trường kỳ
lịch sử dân tộc từ thuở sương mù hình thành và quá trình dựng nước, giữ nước,
phát triển đất nước của cha ông ta xưa:
“Lạc Long Quân vốn dòng Rồng.


17

Lấy Âu Cơ đẻ trăm dòng từ đây.
Nửa theo mẹ tới non mây.
Nửa theo cha xuống sum vầy biển vang.
Con trưởng làm vua Văn Lang.

Là Hùng Vương giữ ngai vàng truyền lưu”.
Vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất (năm 111 trước Tây lịch đến năm 39 sau
Tây lịch), nhà Hán sai sứ thần Tích Quang - Nhâm Diên sang nước ta truyền bá
đạo Nho, trước tình trạng ngoại xâm văn hóa, ông cha ta lúc bấy giờ đã lấy Phật
giáo làm chính đạo:
“Thế nên trí thức Văn Lang.
Dễ theo Phật giáo - Ấn đang truyền vào.
Đạo theo những cánh buồm cao.
Du Tăng Đông Độ ghé vào Giao Châu.
Tạo nên nề nếp ban đầu.
Càng yêu dân tộc - càng sâu sức Thiền”.
Bằng Hát ru Việt sử thi Phạm Thiên Thư đã khơi dậy lòng yêu nước, tinh
thần tự hào dân tộc về ý chí quật cường, sẵn sàng hy sinh xương máu để giành
độc lập tự do cho dân tộc:
“Thà chết-cho sử thêm son.
Hơn sống nô lệ cúi lòn ngoại bang”
Hay:
“Mình voi hai vị nữ lang.
Uy nghi giáp bạc, giáp vàng như hoa.
Dao gươm nhật nguyệt chói lòa.
Điều quân toàn tướng đàn bà ngựa dong”
(Hát ru về Trưng Vương)


18

Với thể thức hát ru, một thể thức gần gũi với người nông dân, Phạm
Thiên Thư đã thi hóa lịch sử Việt. Khiến cho những vần thơ về lịch sử nước nhà
dễ dàng đi vào lòng người:
“À ơi! cho cháu lời ru.

Cất từ cái thuở sương mù cha ông.
Chim Hồng chim Lạc qua song.
Bay qua Việt sử từng dòng là thơ.
Đêm đêm nhịp võng trăng mờ.
Trăng soi câu hát ru hờ con tim.
Tay bà hóa cánh chim lên.
Nhẹ đưa nhịp võng ru - thuyền tương lai.
Lòng bà thành chiếc võng đay.
Hồn quê thơm điệu ru này, à ơi!
Mai sau khôn lớn làm người.
Đi lên chân bước tuyệt vời mênh mông!”
Thơ Phạm Thiên Thư trở về với cách nói gần gũi, chân tình đằm thắm của
thơ ca truyền thống. Phạm Thiên Thư đã sử dụng thành công nhiều hình thức thơ
dân tộc. Thể lục bát được nhà thơ sử dụng khá nhiều, chính điều ấy đã nói lên
tầm quan trọng của thể lục bát dối với thơ của Phạm Thiên Thư. Thơ lục bát
trong sáng tác của Phạm Thiên Thư thể hiện giọng điệu thơ đằm thắm, thiết tha
mang hồn quê hương đất nước đặc biệt là tác phẩm Đoạn trường vô thanh. Ở
đây, Phạm Thiên Thư không sử dụng những điển tích từ chương của Trung Hoa
mà thay thế vào đó là một loạt các hình ảnh, nhân vật hoàn toàn thuần ty Việt
Nam. Người ta bắt gặp ở đó những tên tuổi quen thuộc, từ lâu đã đi vào tâm thức
bao thế hệ: Tiên Dung, Chử người Đồng Tử, Thánh Gióng, Tản Viên, Bạch
Vân… khiến cho người đọc khó có thể phân biệt được bút pháp tả cảnh, tả tình
tài hoa của Phạm Thiên Thư với đại thi hào Nguyễn Du:


19

“ Sông dài cởi yếm hoàng hôn
Bầy chim ngủ đậu bên cồn lại bay
Gió về đưa ngọn sóng say

Tiếng ca mục tử cuối ngày gọi trâu
Bãi xa cỏ tím rầu rầu
Mái đình rêu vọng trống chầu nhịp mưa”
Từ đó, Phạm Thiên Thư đã trở thành một trong số những người làm thơ lục
bát hay và đạt nhiều thành tựu trong lịch sử văn chương miền Nam lúc bấy giờ.
Ông còn làm một việc độc nhất ở Việt Nam nữa là chuyển thành thơ 7
bộ kinh Phật giáo với một lối ngôn ngữ thuần Việt. Nội dung vẫn là kinh Phật
nhưng những địa danh trong kinh Phật đã được đổi thành những địa danh của
Việt Nam. Ông muốn người Việt thấm kinh Phật theo kiểu của người Việt, để
những người nông dân lam lũ bình dị cũng có thể có được kinh thư trong chính
mình...
Vẫn là giọng điệu trữ tình tha thiết, đằm ấm như tiếng nói của con tim,
như một lời tâm sự dặn dò, vẫn là cái nhìn săc sảo trên dòng thời cuộc như bao
nhà thơ cùng thời. Thế nhưng phạm Thiên Thư vẫn mang một nét riêng, một
phong cách riêng mà khong phải nhà thơ nào cũng có được.
Phạm Thiên Thư đã trở thành một trong số những nhà thơ lục bát hay nhất
và có sức sáng tạo nhất của văn học miền Nam. Mặc dù, thơ lục bát của Phạm
Thiên Thư gắn với mạch thơ của ca dao, của Truyện Kiều nhưng lại có sự hài
hòa giữa đạo và đời, giữa thơ và nhạc.


20

1.1.2. Một tài năng thơ diễn ca lịch sử Việt Nam
Từ lâu trong văn hóa văn nghệ dân gian đã lưu truyền nhiều câu chuyện
lịch sử, kể về các nhân vật thần thoại, các anh hùng dân tộc như: Thánh Gióng,
Sơn Tinh, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn… Đây là những
tác phẩm tự sự đầu tiên nảy sinh trong thực tiễn đấu tranh chống ngại xâm của
dân tộc. Nội dung của các tác phẩm này chú trọng ca ngợi các anh hùng dân tộc,
các nhân vật kiệt xuất trong thần thoại có công giữ nước.

Bên cạnh đó còn có những bài kệ kể về các nhân vật kiệt xuất của nhà
chùa như: Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không… Đây là những tác phẩm tự sự
ra đời do chịu sự ảnh hưởng của sinh hoạt Phật giáo trong dân gian. Nó có nội
dung tôn giáo nhưng cũng có phần phản ánh cuộc sống của nhân dân.
Tất cả các tác phẩm nói trên lúc đầu đều tồn tại dưới dạng truyền khẩu, về
sau được chép lại bằng chữ Nôm, lúc này đã được gọt giũa đi ít nhiều, và chưa
biết được là xuất hiện và thời gian nào. Những tác phẩm này là cơ sở để xuất
hiện các thể loại tự sự trong văn học chữ Hán và chữ Nôm sau này như: thơ vịnh
sử, diễn ca lịch sử…
Trong bối cảnh lịch sử Việt Nam ít được giới trẻ quan tâm, thì việc
chuyển các sự kiện này thành thơ để có sức thu hút hơn đối với đọc giả, mà đặc
biệt là thế hệ trẻ sau này. Đó là một việc làm cần thiết, và Phạm Thiên Thư đã
dốc hết tâm trí của mình để hoàn thành được quyển Hát ru Việt sử thi - cuốn
sách có độ dài 3.325 câu thơ lục bát, mở đầu từ thời thượng cổ và kết thúc vào
thời Tây Sơn. Đây là một món ăn tinh thần nhằm nuôi dưỡng đời sống tâm hồn
những người trẻ thời hiện đại. Thuộc sử, nhớ sử Việt Nam bằng tiếng mẹ đẻ tức
là yêu nước, yêu tiếng nước mình”. Bởi vì ông cha ta thường quan niệm rằng:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Kể năm hơn bốn nghìn năm


21

Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa”
(Hồ Chí Minh)
Để thực hiện được tác phẩm Hát ru Việt sử thi này, ông dựa một phần vào
bộ Việt Nam sử lược, phần còn lại được lấy từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau
của Việt Nam. Ông phân tích, tổng hợp và chắt lọc các sử kiện, sắp xếp chúng
theo dòng thời gian, sau đó biện giải theo cách của mình. Chỉ những diễn biến

quan trọng, điển hình nhất trong mỗi thời kỳ, triều đại lịch sử mới được chọn mà
khi nhắc đến nó ai thuộc sử cũng phải biết.
Cũng bằng dòng suối ngọt ngào của thể thơ lục bát đã từng rót qua cánh
đồng ca dao bất dệtt của dân tộc mình, qua siêu thức hát ru, Phạm Thiên Thư đã
bộc lộ khát vọng muốn ru người đọc “Bớt khổ, dưỡng sinh, đại đồng” như trong
lời mở đầu Đôi dòng siêu thức.
“Hát ru cho mạnh dưỡng sinh
Vào câu vô thức cho tình nghìn thu
À ơi! Cho cháu lời ru
Cất từ cái thuở sương mù cha ông
Chim Hồng chim Lạc qua sông
Bay qua Việt sử từng dòng là thơ
Đêm đêm nhịp võng trăng mờ
Trăng soi câu hát ru hờ con tim
Tay bà hóa cánh chim lên
Nhẹ đưa nhịp võng ru-thuyền tương lai
Lòng bà thành chiếc võng đay
Hồn quê thơm điệu ru nầy, à ơi!
Mai sau khôn lớn làm người
Đi lên chân bước tuyệt vời mênh mông”.


22

Qua tầng tầng lớp lớp những bài hát ru nối tiếp nhau xuyên suốt trường
kì lịch sử dân tộc từ thuở sương mù hình thành và quá trình dựng nước, giữ
nước, phát triển đất nước của cha ông ta xưa, Phạm Thiên Thư đã khơi dậy lòng
yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc về ý chí quật cường, sẵn sàng hy sinh xương
máu để giành độc lập tự do cho dân tộc:
“Thà chết-cho sử thêm son

Hơn sống nô lệ cúi lòn ngoại bang”.
Có thể nói, Hát ru Việt sử thi đã kế thừa văn học viết và văn học dân
gian, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta, tác giả đã ca ngợi những
anh hùng, hào kiệt của đất nước, tự hào về đất nước con người Việt. Tuy nhiên
tư tưởng của Hát ru Việt sử thi lại có phần tiến bộ, đó là quan niệm vì dân. Trong
tác phẩm, tư tưởng vì dân gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Nghĩa là đấu tranh
chống giặc là vì dân, đưa dân thoát khỏi cảnh lầm than cơ cực. Quan niệm này có
thể bắt gặp trong một số nhà Nho xuất sắc của các giai đoạn trước như: Nguyễn
Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…Có nhiều đoạn trong tác phẩm thể hiện tư tưởng này
như:
Hát ru về Trưng Vương:
“Mình voi hai vị nữ vương
Uy nghi giáp bạc, giáp vàng như hoa
Giáo gươm nhật nguyệt sáng lòa
Điều quân toàn tướng đàn bà ngựa dong”.
Hát ru quân sử:
“Hy sinh vì nước vì non
Kể chi già trẻ, sống còn phải toan
Hội cờ họp bến Bình Than
Trái cam bóp nát-can tràng tuổi thơ”.


23

Hát ru kháng chiến 10 năm đánh giặc Minh của nghĩa quân Lê Lợi ở núi rừng
Lam Sơn như là lời hát ru mới năm nào:
“Con nằm chiếc võng dù căng
Võng từng theo bố rừng chăng tháng ngày
Che mưa, che nắng, che mây
Ngắm trăng qua vạt vải dày màu xanh

Có đêm vượt núi quân hành
Súng là người bạn, võng thành người yêu
Theo chân bốt nát, đồn tiêu
Tưởng đâu Lê Lợi cờ reo đại ngàn
Võng thành mây biếc ngụy trang
Ngày mờ khói xám, đêm vang đạn hồng
Bây giờ con lại nằm trông
Ngủ đi chút dậy cho bông hoa quì
Mẹ con ra chợ mua gì
Bố còn một cánh tay ghì ôm con
Một chân vuông, một chân tròn
Ngày về bố chỉ nguyên còn trái tim
À ơi! Con ngủ cho im
Ru con trang sử thi tìm hồn thơ”.
Ngoài ra còn có những đoạn diễn ca về lịch sử tư tưởng văn hóa Việt Nam,
về sự giao thoa dung hòa tinh hoa của Nho giáo, Lão giáo của Trung Quốc và
Phật giáo của Ấn Độ:
“Lý triều tam giáo đồng nguyên
Gôm tinh hoa lại làm nên sức mình”.
Vốn từng là nhà sư thông tuệ về Phật giáo Việt Nam, thi hóa thành công nhiều
kinh Phật, nên tác giả đã có những khúc hát phơi diễn đạo Phật thật hay:


24

“Đạo theo những cánh buồm cao
Du tăng Đông Độ ghé vào Giao Châu
Tạo nên nề nếp ban đầu
Càng yêu dân tộc, càng sâu sức thiền
Bụt ra-Cô Tấm thành tiê

Nắm xương cá bống cũng nên phượng hồng”.
Một ngấn tích son của Phật giáo Việt Nam là nhập thế trong lòng dân tộc, giúp
dân giúp nước cứu đời. Khúc hát ru về Thiền Sư Vạn Hạnh cho ta hiểu rõ hơn về
nguồn gốc xuất thân của vua Lý Thái Tổ và nghĩa ân từ nhà chùa:
“Ngày xưa có một cảnh chùa
Có thầy Vạn Hạnh già nua bạc đầu
Thầy trầm tư lẽ nhiệm mầu
Làm sao hiện hóa Giao Châu diệu huyền
Giúp sao cho vạn đời lên
Cho nhân sinh hóa uyên tuyền một phương
Tìm trong kinh sử cho tường
Tìm trong thiền đạo con đường hội thông
Chăm lo dạy dỗ tiểu đồng
Lòng thầy như ngọn lửa hồng sáng soi
Tre già cho lớp măng coi
Dạy người để cứu giống nòi lầm than
Dạy con nuôi Lý Khánh Vân
Là Lý Công Uẩn tinh thần sáng cao
Rõ ràng một bậc anh hào
Thầy đem nhật nguyệt gửi vào tuổi thơ
Truyền võ nghệ, giảng binh thơ
Thiền tâm, học thuật mong chờ rồng bay


25

Biết bao tâm huyết đêm ngày
Con đường Vạn Hạnh trao tay một người
À ơi! Đi kiếm cả đời
Mong sao gặp được như người mà trao”.

Phạm Thiên Thư đã đưa người đọc về với từng bước chân lịch sử hào
hùng, tô thắm truyền thống văn hóa lâu đời sáng ngời chủ nghĩa nhân văn của
dân tộc. Qua đó, Phạm Thiên Thư còn phơi diễn những kiến giải thâm thúy, mới
lạ, thật thú vị:
Hát ru về Phù Đổng Thiên Vương như là hát ru về lòng dân:
“Lòng người khiến ngựa sắt phi
Trúc tre cũng biết đền nghì nước non”.
Hát ru về sự tích trầu cau như là hát ru về những phẩm chất cao quí trong tâm
hồn người dân Việt:
“Thẳng gì-Hơn những thân cau
Mềm gì-Hơn những dây trầu leo quanh
Cứng gì-Hơn đá non xanh
Trầu, cau, vôi quyện đỏ vành môi tươi”.
Hát ru về bánh dày bánh chưng mà Lang Liêu được vua cha truyền ngôi như
là hát ru về đạo pháp trị đời giúp dân:
“Bệ rồng lệnh đã ban ra
Các con thi cỗ để mà truyền ngôi
Việc nầy hẳn ý xa xôi
Cỗ là pháp đại trị đời giúp dân.
Bởi vì, theo nhà thơ:
Bánh tròn như một mặt trời
Bánh vuông như ruộng lúa ngời nương xanh
“Tròn vuông” là nghĩa trọn tình


×