Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Tìm hiểu lễ hội làng phù ủng (làng phù ủng, xã phù ủng, huyrnj ân thi, tỉnh hưng yên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.54 KB, 108 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hưng Yên - vùng đất địa linh nhân kiệt, là quê hương của những danh
tài kiệt xuất như: Phạm Ngũ Lão, Lê Quý Đôn, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn
Thiện Thuật... Đây là mảnh đất lưu giữ những nét văn hoá tiêu biểu của vùng
châu thổ sông Hồng.
Lễ hội đền Phù Ủng được tổ chức hàng năm vào dịp tháng Giêng âm
lịch để tưởng niệm công ơn vị anh hùng dân tộc Phạm Ngũ Lão - một danh
tướng tài ba dưới trời Trần. Qua bao thăng trầm lịch sử, đền được nhân dân
huyện nhà và khách thập phương gìn giữ, tu bổ và nâng cấp. Tuy vậy, việc tổ
chức lễ hội phần nào chưa xứng tầm vóc của một danh tướng có nhiều công lao
lớn đối với lịch sử dân tộc.
Cũng như bao lễ hội cổ truyền nói chung, lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên
nói riêng, lễ hội đền Phù Ủng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, nhu cầu tín
ngưỡng tâm linh của nhân dân, giáo dục truyền thống văn hoá và chống ngoại
xâm của dân tộc. Lễ hội đền Phù Ủng còn là môi trường để các loại hình nghệ
thuật dân gian, các trò chơi dân gian có dịp thể hiện, phát triển. Lễ hội đền Phù
Ủng góp phần gắn kết các thành viên trong cộng đồng làng nước, có tác động
đến đời sống tình cảm "trọng nghĩa, trọng tình" và thấm nhuần đạo lý “uống
nước nhớ nguồn" từ xa xưa ông cha ta để lại. Lễ hội đền Phù Ủng cũng là môi
trường thể hiện lòng tự tôn dân tộc, thể hiện ước mơ, nguyện vọng và năng lực
sáng tạo văn hoá của nhân dân, hướng con người vươn tới cái Chân - Thiện Mỹ, có ý nghĩa thiết thực trong đời sống đương đại.
Lễ hội đền Phù Ủng là một lễ hội lớn, được chọn là lễ hội mở màn cho
mùa lễ hội ở Hưng Yên. Lễ hội đền Phù Ủng còn là lễ hội trọng điểm của vùng
tả ngạn sông Hồng, có sức cuốn hút khách hành hương của cả vùng đồng bằng
châu thổ.
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: "Tìm
hiểu lễ hội đền Phù Ủng (làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh
1



Hưng Yên)”, làm Khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Lịch sử Văn
hoá.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Lễ hội đền Phù Ủng đã vượt ra khỏi phạm vi hội làng, trở thành lễ hội
trọng điểm của Hưng Yên và của vùng châu thổ Bắc Bộ. Vì vậy, lễ hội đền
Phù Ủng đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu.
Về thân thế và sự nghiệp của tướng quân Phạm Ngũ Lão đã được ghi
chép trong nhiều bộ sử cổ như: Đại việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên, Lịch
triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú, Khâm định Việt sử thông giám
cương mục - Quốc sử quán triều Nguyễn, Nam Hải dị nhân - Phan Kế Bính,
Việt sử yếu - Hoàng Cao Khải, Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim... Các tác
phẩm này đều tập trung ghi chép về công trạng của Phạm Ngũ Lão bên cạnh
những sự kiện của các triều đại và các nhân vật lịch sử khác. Trong đó nổi bật
là Đại việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV) và Lịch triều hiến
chương loại chí của Phan Huy Chú có cái nhìn lịch sử khách quan về công lao
của ông cùng quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2, lần 3, dẹp giặc Ai Lao, Chiêm Thành, dẹp loạn... (vào thế kỷ
XIII - XIX), cùng những sắc phong ân điển của triều Trần dành cho ông sau
những công lao, sự nghiệp hiển hách đó. Nam hải dị nhân của Phan Kế Bính,
Việt sử yếu của Hoàng Cao Khải đều ghi chép công lao của ngài và bình luận:
Phạm Ngũ Lão đứng vào hàng mãnh tướng, tài cả văn và võ "không hổ thẹn là
một bậc nguyên thần"...
Tuy nhiên do những hạn chế về quan điểm giai cấp, điều kiện xã hội
nên việc nghiên cứu về Phạm Ngũ Lão mới chỉ dừng lại ở việc ghi chép vắn tắt
mà chưa có sự khảo cứu hệ thống, chi tiết. Nhưng đây cũng là cơ sở khoa học
quý giá để chúng ta tìm hiểu đầy đủ hơn về nhân vật này.
Ngày 12 tháng 7 năm 2008, Huyện uỷ, UBND huyện Ân Thi phối hợp
với Viện khoa học phát triển nhân lực kinh tế và văn hoá tổ chức cuộc Hội thảo
khoa học "Tướng quân Phạm Ngũ Lão và lễ hội đền Phù Ủng", đã xác minh lại
2



một số vấn đề cơ bản, khẳng định tầm vóc của Phạm Ngũ Lão với vương triều
Trần nói riêng và với quốc gia dân tộc nói chung.
Trong đó có các bản tham luận: "Phạm Ngũ Lão với vương triều Trần"
của GS. Sử học Lê Văn Lan đã làm rõ con đường đến với vương triều Trần và
vị trí vai trò của ông đối với vương triều Trần; bản tham luận "Hành trạng và
sự nghiệp của danh tướng Phạm Ngũ Lão (1255-1320) của PGS.TS Nguyễn
Minh Tường, Viện sử học đã khẳng định vai trò công lao quan trọng của tướng
quân Phạm Ngũ Lão trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của
nhà Trần, khiến cho giặc Mông - Nguyên cũng phải kiêng nể uy danh của
ông...
Về di tích và lễ hội đền Phù Ủng: Năm 1988, Bảo tàng Hải Hưng đã lập
hồ sơ xếp hạng di hạng di tích quốc gia đền Phù Ủng (nay lưu tại bảo tàng tỉnh
Hưng Yên). Trong cuốn "Lễ hội Hải Hưng" (Sở VHTT Hải Hưng xuất bản
1998), ở phần "Hội đền Phù Ủng" đã giới thiệu sơ lược về thân thế, sự nghiệp
tướng quân Phạm Ngũ Lão và lễ hội đền Phù Ủng. Trong cuốn “Những di tích
danh thắng tiêu biểu Phố Hiến - Hưng Yên” do Lâm Hải Ngọc chủ biên (NXB
VHTT, 2005) có bài "Lễ hội đền Phù Ủng (thờ anh hùng dân tộc Phạm Ngũ
Lão)” (trang 134 - 139). Đây là một bài giới thiệu hết sức tóm lược về Phạm
Ngũ Lão cùng lễ hội đền Phù Ủng, thuộc tổng Huệ Lai, huyện Ân Thi, phủ
Khoái Châu, nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Trong cuốn
"Di tích lịch sử - văn hoá Hưng Yên" (Bảo tàng Hưng Yên xuất bản năm 2008)
có bài "Đền Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi” cũng giới thiệu khái quát về
khu di tích đền Phù Ủng và thời gian tổ chức lễ hội.
Năm 2008, tại Hội thảo "Tướng quân Phạm Ngũ Lão và lễ hội đền Phù
Ủng", Nguyễn Duy Hy - Giám đốc sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hưng Yên
có tham luận "Làm thế nào để bảo tồn và khai thác hiệu quả khu di tích Phù
Ủng - Ân thi", nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc nêu sơ lược các hạng mục di
tích, các nghi thức chính trong phần lễ và các trò chơi trong phần hội của đền
Phù Ủng, đồng thời đưa ra các giải pháp để bảo tồn và khai thác có hiệu quả

3


khu di tích đền Phù Ủng. Cũng trong Hội thảo, Tăng Bá Hoành - Chủ tịch Hội
Sử học Hải Dương có tham luận “Di tích và Lễ hội Phù Ủng trong bối cảnh Tả
Ngạn Sông Hồng” nhưng chỉ tập trung ở vấn đề đưa ra giải pháp nhằm gắn
việc bảo tồn, tôn tạo các di tích với các hoạt động du lịch và lễ hội.
Cho đến nay, chúng tôi được biết chưa có một công trình nào nghiên
cứu về lễ hội đền Phù Ủng một cách chuyên sâu có hệ thống. Những suy nghĩ,
kiến giải mà chúng tôi đề cập trong Khoá luận này hy vọng góp phần tăng
thêm hiểu biết về lễ hội đền Phù Ủng, cũng là để tôn vinh công trạng của Phạm
Ngũ Lão đối với nước nhà nói chung, Phù Ủng - Ân Thi - Hưng Yên nói riêng.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phục dựng lại bức tranh lễ hội đền Phù Ủng (Phù Ủng - Ân Thi Hưng Yên) xưa và nay, có sự đối sánh với một số lễ hội tiêu biểu thờ tướng
quân Phạm Ngũ Lão.
- Nêu bật vai trò và ý nghĩa của lễ hội đền Phù Ủng trong đời sống tâm
linh của người dân làng Phù Ủng.
- Đề xuất những giải pháp bảo tồn, phát huy lễ hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Lễ hội đền Phù Ủng (xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên)
truyền thống và hiện đại.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tài liệu: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các
nguồn tài liệu sau:
- Nguồn tài liệu thông sử: Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến
chương loại chí...
- Nguồn tài liệu thành văn: Những công trình nghiên cứu đã được công
bố của Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian Việt Nam, Sở Văn hoá thông tin tỉnh
Hưng Yên, Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Hưng Yên..., các bằng sắc,

câu đối, hoành phi trong khu di tích đền Phù Ủng.
4


- Nguồn tài liệu điền dã: Qua quá trình điền dã thực địa tại làng Phù
Ủng, chúng tôi đã tiến hành sưu tập các truyền thuyết, thơ ca của người dân
làng Phù Ủng, Hưng Yên liên quan đến Phạm Ngũ Lão, đền thờ và lễ hội Phù
Ủng.
- Những tư liệu về hình ảnh: Phim, ảnh... liên quan đến di tích và lễ hội
đền Phù Ủng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để nghiên cứu
lịch sử, văn hoá làng Phù Ủng.
- Phương pháp điền dã: sưu tầm tài liệu, ghi chép, phỏng vấn những
người trông coi đền chùa và những người dân có vốn sống, hiểu biết về vấn đề
cần tìm hiểu.
5. Bố cục của khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của khoá luận được trình bày qua 3 chương:
Chương 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, lịch sử và con người làng Phù
Ủng
Chương 2: Lễ hội đền Phù Ủng - lễ hội tưởng nhớ Tướng quân Phạm
Ngũ Lão
Chương 3: Đặc điểm và các giá trị của lễ hội đền Phù Ủng.

5


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI

LÀNG PHÙ ỦNG
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý.
Làng Phù Ủng - nơi có lễ hội đền Phù Ủng, là một làng cổ nằm ở phía
bắc của mảnh đất Hưng Yên ngàn năm văn hiến.
Theo các tài liệu thư tịch cổ, bia ký, sắc phong, tục lệ, địa bạ và các tài
liệu lịch sử liên quan thì Phù Ủng xưa là một thôn lớn đứng đầu hàng xã, hàng
tổng, nằm trên quốc lộ 38 - Tỉnh lộ Hưng Yên.
Ngày nay, xã Phù Ủng gồm 8 thôn: Phù Ủng, Huệ Lai, Sa Lung,
Phương La, La Mát, Đồng Mái, Hồng Lương, Kim Lũ. Có thể thấy vị trí tiếp
giáp của làng Phù Ủng hiện nay như sau: Phía đông nam làng Phù Ủng dựa
mình vào bờ sông Cửu Yên (sông này phân nhánh từ sông Kinh Thầy chảy qua
hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương, hoà vào sông Luộc và sông Thái Bình); Phía
bắc giáp xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào; Phía nam giáp xã Bãi Sậy, huyện Ân
Thi; Phía tây giáp với xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên; Phía đông
giáp với xã Huỳnh Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Về thăm Phù Ủng - quê hương của Tướng quân Phạm Ngũ Lão, chúng
ta có thể đi theo 3 con đường là: từ Hà Nội đi Phố Nối 14 km qua Thị trấn Ân
Thi rẽ trái đi thêm 8 km. Hướng thứ 2 từ trung tâm Thị xã Hưng Yên ngược
đường 39A về Trương Xá (Kim Động) rẽ phải đi 4 km qua Thị trấn Ân Thi đi
thêm 8 km. Hoặc theo quốc lộ 5A đến Quán Gỏi (Hải Dương) đi tiếp 3 km.
Phù Ủng là ngã 3 đường về Hưng Yên, Hải Dương và quốc lộ 5A. Với vị trị
địa lý quan trọng đó, từ lâu trong lịch sử, Phù Ủng đã là vùng đất giao thương
buôn bán tấp nập, trung chuyển văn hoá giữa các vùng miền.
Hưng Yên - Phố Hiến có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú với Nguyệt Hồ
thơ mộng vang bóng một thời, ôm trong lòng và bao quanh nó là một mạng
6


lưới dày đặc các phố cổ và làng cổ của xứ nhãn lồng, có truyền thống đánh

giặc của du kích Hoàng Ngân và truyền thống văn hoá của Phố Hiến xưa “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Đây thật là một vùng quê sơn thuỷ hữu
tình, địa linh nhân kiệt.
1.1.2. Môi trường sinh thái.
Hưng Yên ở giữa vùng châu thổ Bắc Bộ, ruộng đất nhiều, không có
rừng núi, chỉ có một ngọn đồi ở địa phận xã Đào Đặng thuộc huyện Tiên Lữ
thường gọi Đẩu Sơn. Giữa tỉnh lỵ có hồ bán nguyệt. Truyền tụng thơ rằng:
“Bán Nguyệt hồ tiên nguyên thị hải
Nhất bình Đẩu ngoại cánh vô sơn”
Dịch:
“Ngoài ngọn Đẩu ra không có núi
Trước hồ Nguyệt nọ vốn là khơi”[29; 5]
Địa hình Hưng Yên tương đối bằng phẳng, nghiêng và thấp dần từ tây
bắc xuống đông nam, theo hướng nghiêng của đồng bằng Bắc Bộ. Độ cao của
địa hình Hưng Yên không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao
thấp xen kẽ nhau như làn sóng.
Đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa của Sông Hồng bồi đắp.
Thành phần cơ giới của đất là từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua.
Cũng như các tỉnh khác nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ,
khí hậu Hưng Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm có mùa lạnh ít
mưa và mùa nóng ẩm mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,2 0C. Giữa các vùng trong tỉnh, nhiệt độ
biến đổi không đáng kể. Theo thời tiết, một năm chia ra làm 3 mùa: Mùa hanh
từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau; Mùa mưa phùn từ 15 tháng 1 đến
1 tháng 5; Mùa mưa to từ tháng 5 đền tháng 11, thường hay có giông tố hoặc
bão. Một năm lại có hai mùa nước: Mùa nước lũ từ tháng 6 đến tháng 11 và
mùa nước nhỏ từ tháng 11 đến tháng 6. Độ ẩm trung bình từ 80-90%.

7



Ở Hưng Yên có mùa Đông Bắc và gió Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc
thường bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau, mạnh nhất vào các
tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Từ tháng 4 đến tháng 10 là các tháng có gió mùa
Đông Nam, trong các tháng này thường xảy ra các hiện tượng đặc biệt như
giông, bão tố... Trung bình hàng năm có hai trận bão ảnh hưởng trực tiếp đến
thời tiết trong tỉnh, có trận bão đến cấp 12.
Là tỉnh cách xa biển nhưng lại lắm sông ngòi. Hưng Yên được bao bọc
bởi sông ngòi từ ba phía: Phía tây có sông Hồng, phía nam có sông Luộc, phía
Đông là sông Cử An (Cửu Yên). Ngoài ra còn có sông Đuống chảy qua địa
phận Hải Dương, sát Hưng Yên ở phía Đông và Đông Bắc của tỉnh. Hệ thống
các sông nội đồng có sông Kim Sơn, sông Điện Biên trong hệ thống thuỷ lợi
Bắc - Hưng - Hải.
Khí hậu thời tiết khắc nghiệt “nắng lửa mưa dầm” đã khiến cư dân ở
đây phải chống chọi khắc phục thiên nhiên, hình thành nên đức tính cần cù,
chịu khó. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên cũng ưu đãi cho Hưng Yên một
vùng đất phù sa màu mỡ, bằng phẳng, hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc đã
tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho trồng trọt phát triển nông nghiệp, đặc biệt
với gieo trồng lúa nước. Người dân Hưng Yên vốn từ lâu đã biết thâm canh
cây lúa, đảm bảo một quy trình kỹ thuật liên hoàn với một kinh nghiệm sản
xuất nông nghiệp truyền thống của cư dân làm nông nghiệp lúa nước là: nước,
phân, cần, giống. Hưng Yên cũng là vùng đất góp phần xây dựng nền văn minh
lúa nước sông Hồng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Các đặc điểm tự nhiên này khá đồng nhất trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên
nếu xét kỹ, về điều kiện tự nhiên Ân Thi nói chung, Phù Ủng nói riêng vẫn có
những điểm khác biệt so với các vùng khác trong tỉnh.
Ân Thi là một trong những huyện thuộc vùng trũng của tỉnh Hưng Yên,
với cốt đất so với mực nước biển nơi cao nhất là gần 5m, chỗ thấp nhất là 2m
40cm. Phù Ủng thuộc vùng cao trong huyện.

8



Ân Thi có hệ thống sông ngòi đều khắp, không chỉ để tưới tiêu nước
phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn tạo thành hệ thống giao thông thuỷ lợi
thuận tiện, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng.
Trong đó, Phù Ủng được bao bọc với dòng sông Cửu Yên thơ mộng và hệ
thống đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải. Sông Cửu Yên (Cửu An) bắt nguồn từ
phía đông huyện Ân Thi, qua cầu Sắt sang Hải Dương. Nó như ranh giới tự
nhiên giữa Phù Ủng (Ân Thi) và Bình Giang (Hải Dương).
Năm 1958, hệ thống đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải được khởi công đã
hòa cùng hệ thống sông ngòi trong huyện tạo thành mạng lưới thủy nông, giao
thông thuận tiện. Hệ thống đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải có hai kênh chính:
kênh chính bắc và kênh chính nam. Ân Thi chịu tác động trực tiếp của kênh
chính bắc bắt nguồn từ cống Xuân Quan tới Minh Châu (Châu Giang) rồi chia
làm hai nhánh: nhánh phía đông đổ ra sông Kim Sơn và sông Cửu Yên ở đoạn
Cống Tranh; nhánh phía nam từ xã Thường Kiệt (Mỹ Văn) qua Châu Giang,
Ân Thi, Kim Động tới phường Hiến Nam thị xã Hưng Yên [3; 13].
Những yếu tố về đất đai, sông ngòi thuận lợi đã giúp người dân Phï ñng
có điều kiện để phát triển toàn diện cả về kinh tế, chính trị và củng cố an ninh
quốc phòng vững mạnh. Những khu đất bằng phẳng, tốt tươi dưới bàn tay lao
động cần mẫn của con người Phù Ủng đã biến thành những cánh đồng “Tam
Thiên Mẫu” mươn mướt một màu xanh.
Điều kiện về đất đai, sông ngòi, khí hậu đã mang lại cho Phù Ủng nhiều
thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng gặp nhiều khăn do
thiên tai gây ra. Với đặc điểm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu sự ảnh
hưởng rất lớn của bão lụt, sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống người dân
thường xuyên bị thiên tai de dọa. Do ảnh hưởng của 18 lần vỡ đê Văn Giang
trong lịch sử đã gây bao nỗi khổ cùc cho dân. Nỗi khổ cực ấy đã được thể hiện
trong câu ca dao đầy hờn oán:
“Cha đời cái đê Văn Giang

Làm cho Phủ Khoái cơ hàn bao năm”[3; 13].
9


Có năm, nhân dân vừa gặt xong vụ chiêm thì đê Văn Giang vỡ, cả tỉnh
Hưng Yên trở thành biển nước mênh mông. Làng xã xơ xác, dân đinh thưa thớt
cùng với diện tích canh tác ngày một thu hẹp đã làm cho nhân dân điêu đứng
càng thêm đói khổ.
Lũ lụt đã thế hạn hán cũng không kém “mười năm chín hạn”, có năm
kéo dài thì những cánh đồng, ao chuôm, sông ngòi cũng khô trắng hoàn toàn,
nứt nẻ đến cỏ cũng khó mọc và không sống được nói gì đến lúa, cây màu [3;
16].
Cuộc đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt của dân làng Phù Ủng diễn
ra bền bỉ, quyết liệt, được phản ánh qua truyền thuyết dân gian, đặc biệt là
truyền thuyết về Phạm Ngũ Lão. Người dân Phï ñng đ· gửi gắm ước mơ, khát
vọng của mình vào hình tượng Phạm Ngũ Lão - một chàng trai có sức khỏe phi
thường, nghị lực về quê ngày đêm luyện tập võ nghệ chờ ngày triều đình tuyển
chọn quân cấm vệ. Chuyện kể rằng: Từ sáng sớm tinh mơ cho tới khuya, trên
bãi cỏ ven làng không mấy lúc vắng mặt Phạm Ngũ Lão. Từ môn cưỡi ngựa
bắn cung đến côn, quyền, roi, kiếm, Phạm Ngũ Lão đều thành thạo điêu luyện.
Chỉ duy nhất môn cắp giáo nhảy qua tường hào, Phạm Ngũ Lão luyện mãi vẫn
chưa vừa lòng. Được dân làng giúp sức, Phạm Ngũ Lão đắp một cái gò đất ở
ven làng để tập nhảy. Riêng việc đắp gò cũng là một việc để Phạm Ngũ Lão
tập mang nặng. Cứ ba sọt đất đầy ăm ắp, Phạm Ngũ Lão nhấc bổng lên vai
bước thoăn thoắt từ thùng đầu lên đỉnh gò, trong lúc các bạn khác, người khỏe
nhất cũng chỉ mang được hai sọt. Vài ngày sau, một gò đất lớn đã nổi lên lù lù
ở ven làng. Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm, Phạm Ngũ Lão đã có mặt ở chân
gò, từ từ chạy lên đỉnh rồi lại nhảy xuống, hoặc chống sào nhảy qua gò. Sau
mấy ngày luyện tập Phạm Ngũ Lão đã nhảy qua gò một cách dễ dàng. Nhưng
không dừng lại ở đó, Phạm Ngũ Lão mặc quần dài rồi cho đất vào ống quần

buộc túm lại để tập nhảy. Trong mấy ngày đầu, đôi chân của Phạm Ngũ Lão
như bị gắn chặt xuống đất. Nhưng gian khổ không đẩy lùi được quyết tâm của
Phạm Ngũ Lão. Từ bỡ ngỡ, khó khăn đến quen thuộc, lượng đất tăng dần cho
10


đến ngày hai ống quần căng đầy, và khi đó gò đất cũng mòn vì gót chân của
Phạm Ngũ Lão. Đến khi bỏ đất ra, Phạm Ngũ Lão cũng cảm thấy người lâng
lâng nhẹ nhàng, nhảy qua gò như phượng hoàng nhảy qua đỉnh núi. Lúc này
bức tường thành sừng sững trong sân trường Giảng Võ không có gì đáng sợ
với Phạm Ngũ Lão nữa.
Ngày nay, xung quanh làng vẫn còn dấu vết của những gò đất gọi là mô
Đai, mô Quả Thừng, mô Thần Đồng... là kết quả khổ luyện “đắp gò tập nhảy”
của chàng trai họ Phạm. Đồng thời, những mô đất đó cũng là công lao đắp đê
ngăn sông, đắp đất lập làng của người anh hùng Phạm Ngũ Lão và dân làng
Phù Ủng. Cuộc đấu tranh với thiên nhiên diễn ra liên tục, từ thế hệ này sang
thế hệ khác đã tôi luyện nên phẩm chất tốt đẹp cho con người Phù Ủng đức
tính cần cù, chịu khó giàu nghị lực, thông minh, sáng tạo, lòng yêu quê hương
đất nước, mà hình tượng Phạm Ngũ Lão là biểu tượng cho con người Phù Ủng.
1.2. Dân cư và sự phát triển kinh tế.
1.2.1. Dân cư.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, các dòng họ ở Phï ñng
luôn bên nhau kề vai sát cánh cùng xây dựng lịch sử và văn hóa của làng cũng
như dòng họ mình. Điều đặc biệt ở đây là các dòng họ tuy đông song không có
tư tưởng cục bộ, thần thế, ganh tị, chèn ép, tranh giành ngôi thứ với nhau. Theo
truyền ngôn của các cụ cao tuổi trong làng, từ xa xưa trong bộ máy quản lý
hành chính từ xã trưởng, thôn trưởng, hương trưởng... đều có thành phần của
các dòng họ tham gia. Những công việc đồng áng từ cày bừa, gieo cấy, gặt hái
đến làm nhà, dựng vợ gả chồng, giỗ họ, tang ma..., các dòng họ đều cử người
đến giúp đỡ, coi như công việc của nhà mình. Người dân Phï ñng còn thấm thía

câu “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Vì thế, các dòng họ trong thôn xóm
sống với nhau bình đẳng, chan hòa, đoàn kết, nguyện cùng nhau xây dựng làng
xã vững mạnh, dân chủ văn minh.
Đến nay, Phù Ủng có 536 hộ và 1.095 nhân khẩu thuộc 14 dòng họ đến
đây khai cơ lập nghiệp và đã trở thành dân gốc. Trong đó có dòng họ Nguyễn
11


và dòng họ Vũ là lớn nhất. Các dòng họ Phạm, Dương, Trần đã xây dựng được
nhà thờ riêng cho dòng họ mình. Dân cư trong làng hầu hết là dân chính cư từ
bao đời nay của các dòng họ. Nơi đây không có sự phân biệt dân chính cư và
ngụ cư trong những quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa. §ây chính là một
biểu hiện cao đẹp trong nếp sống với cộng đồng của dân làng Phï ñng.
Là dân cư thuần Việt, đời nối đời dân cư sinh sống trên vùng đất ở
trong tâm đồng bằng Bắc Bộ nên đã định hình phong tục tập quán, tâm lý tình
cảm của người Phù Ủng mang đậm những nét đặc trưng của người Việt, của
dân tộc Việt Nam.
Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng thì trước kia dân chính cư
trong làng được chia làm bốn loại chính:
1. Hạng nhất, Hộ Toát, 70 tuổi
2. Hạng nhì, Trùm bàn, 50-60 tuổi
3. Hạng ba, Lềnh bàn, 25-49 tuổi
4. Hạng tư, Văn Hội bàn, 24 tuổi trở xuống đến 12 tuổi gồm: văn nho,
tiến sĩ, quan văn tam phẩm trở lên, quan võ từ quận công trở lên thọ 80 tuổi, 90
và 100 tuổi.
Làng Phù Ủng còn quy định: trừ bậc thượng hạng quan viên ra, còn bốn
hạng sau, hễ viên nào có chân chức sắc thì cứ trong ban nào, ông nào có chân
chức sắc phẩm hàm quan viên thì trên ông không có chân ấy, mà hàm cao thì
ngồi trên ông hàm thấp không kể tuổi hơn kém.
Hai hạng thứ nhất và thứ nhì gồm những chức sắc, chức dịch và một

phần của hạng thứ ba là những bô lão và trưởng các dòng họ tạo thành một bộ
phận gọi là quan viên làng xã. Trực tiếp làm việc tiếp xúc với dân có quan
quan lý dịch, đối tượng quản lý của lý dịch là ba hạng dân bên dưới: Trùm bàn,
Lềnh bàn và Văn hội bàn, đó chính là 3 lớp tuổi, nằm trong các giáp, do cai
giáp cai quản.
Phï ñng trước đây có 9 giáp: Đông Kiến, Thọ Đa, Cựu Đức, Đông Bố,
Tây Bố, Quang Tiên, Ngọ Dương, Phù Hội, Phú Hậu. Đây là tổ chức của nam
12


giíi, chỉ những đinh nam và lão mới được tham gia. Họ được làng cấp cho
ruộng điền cày cấy, thu hoa lợi để phục vụ lễ hội. Khi đó nữ giới không có
quyền đó, bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến lạc hậu, vai trò người phụ nữ bị
hạ thấp, chức năng chính là sinh con và duy trì nòi giống. Tư tưởng phong kiến
“trọng nam khinh nữ”, ''nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã đẩy bao số phận
người phụ nữ đến chỗ bất hạnh, hẩm hiu. Trong việc đình đám, hội hè, việc
nhà người phụ nữ chỉ được ngồi ăn ở bếp dưới nhà. Cùng với sự tiến bộ, văn
minh của xã hội thì hiện tượng này ở làng Phù Ủng đã không còn nữa và người
dân luôn nêu cao khẩu hiệu: “nam nữ bình đẳng”.
Chính nhờ biết dựa vào các giáp như một tổ chức truyền thống hoàn
toàn tự nguyện và ổn định do mang tính chất cha truyền con nối, nên bộ máy
hành chính của Phù Ủng cũng như các làng quê khác trong xã hội Việt Nam
phong kiến rất gọn nhẹ và tương đối hiệu quả. Đứng đầu ban lý dịch là lý
trưởng, có phó lý giúp việc, có hương trưởng lo việc an ninh, trong làng có hai
loại sổ của lý dịch là sổ đinh và sổ điền.
Con người làng Phù Ủng đã trở thành yếu tố quyết định tạo nên cuộc
sống ấm no, hạnh phúc thịnh vượng ở nơi đây. Họ đã trở thành những chủ thề
sáng tạo nên nhũng giá trị văn hóa vật chất và tinh thần cho cộng đồng mình.
Là một làng nông nghiệp truyền thống, những người dân Phï ñng đã
bao đời gắn bó với cây lúa, với đồng ruộng trong hình ảnh quen thuộc:

“Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”.
Chính những hoạt động nông nghiệp và cuộc sống nơi thôn dã “tối lửa
tắt đèn có nhau”, và nếp sống “tình làng nghĩa xóm”, “thương người như thể
thương thân” đã tạo nên mối liên kết giữa con người với cộng đồng (gia đình,
họ mạc, làng nước). Mối liên hệ đó vừa rộng mở vừa bền chặt tạo nên sức
mạnh đoàn kết to lớn trong cộng đồng trước những thách thức của cuộc sống.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, các thế hệ con người Phù Ủng đã
không ít lần đứng trước thử thách của thiên tai địch họa, sự tàn phá của chiến
13


tranh, sự thay đổi của những công trình tôn giáo tín ngưỡng. Chính trong gian
nan thử thách đó đã ngời sáng lên tình yêu quê hương làng xóm, bản lĩnh kiên
cường và sức mạnh cộng đồng của những người dân chất phác, thuần hậu nơi
đây. Mối liên kết “trong họ ngoài làng” đã được cụ thể hóa thành những quy
phạm gia phong, lệ tục, khoán ước của gia đình, dòng họ, hương ước, phong
tục của làng Phù Ủng. Nhờ đó mà các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần của gia đình, dòng họ, làng xã được bảo tồn và phát triển.
Người nông dân quê Phù Ủng biết coi trọng danh dự đề cao những
chuẩn mực và giá trị đạo đức của cộng đồng như “sống ở làng, sang ở nước”
để “trăm cái lý không bằng một tí cái tình”.
Từ ngàn xưa, người nông dân Phù Ủng đã chung lưng đấu cật, “vắt đất
ra nước” thay trời làm mưa để kiến tạo dựng xây cuộc sống nơi đây thành
những giá trị vật chất và tinh thần trên quên hương xứ Đông.
1.2.2. Sự phát triển kinh tế.
Là một làng nông nghiệp truyền thống, những người nông dân ở đây đã
bao đời gắn bó với cây lúa, víi đồng ruộng. Từ xa xưa, người dân Phù Ủng chủ
yếu sống bằng nghề làm ruộng, một năm hai vụ chiêm, mùa. Đề phòng những
khi chiêm khê mùa thối, ngươi Phù Ủng còn trồng thêm những loại rau xanh

và hoa màu như ngô khoai.
Điền thổ của làng được chia làm hai loại là công điền và công thổ và tư
điền và tư thổ. Công điền công thổ được chia cho dân làm canh tác mà không
được phép mua bán, chuyển nhượng.
Ngoài ra trong làng còn quy định các loại ruộng như: “ruộng tuần” chia
cho các tuần đinh, còn gọi là “ruộng sương” dành cho những người sớm hôm
vất vả canh gác, bảo vệ an ninh cho làng xóm, ruộng chùa, ruộng đình là loại
ruộng thượng đẳng điền, còn gọi là “ruộng oản”, “ruộng kế”, “ruộng nhang
đăng” dành cho làm cai đám trong làng. Người được dân làng chọn làm cai
đám trong năm đó được cấp 2 sào ruộng thượng đẳng điền. Thời gian làm cai
đám tính từ hội nọ đến hội kia và thời gian tối đa là hai kú hội.
14


Là làng nông nghiệp, ruộng đất là tài sản chính, các cụ cao niên trong
làng cho biết: ruộng công điền (gọi là ruộng làng, ruộng phe giáp) được tính
bằng khoảnh và cho dân cày cấy, cứ 6 năm chia lai một làn. Mọi người ở làng
(không kể giàu nghèo sang hèn) đều được chia ruộng. Chế độ này gắn với
người dân với làng.
Kinh tế thuần nông ở Phù Ủng luôn luôn được tăng cường bằng sức lao
động cơ bắp của con người, sức kéo của gia súc (trâu bò). Cho nên tâm lý của
người dân Phù Ủng nói riêng cũng như của cư dân nông nghiệp nói chung là
“đông con đông của”, “con trâu là đầu cơ nghiệp” dần dần trong quá trình lao
động sản xuất, người dân đã đúc kết được kinh nghiệm thâm canh, kinh
nghiệm trồng trọt qua các câu ca dao tục ngữ, phổ biến trong dân gian và dễ
thuộc:
“Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”.
Hoặc:
“Sâu cấy lúa, cạn gieo bông
Chẳng ươm được đỗ thì trông khoai ngô”.

Đây chính là một phương thức sản xuất chung cho tất cả người dân làm
và sống băng nghề nông nghiệp. Sự gắn bó “một nắng hai sương” với đồng
ruộng từ bao đời nay đã đem lại cho người dân Phù Ủng những kiến thức kinh
nghiệm canh tác lúa nước từ khâu thiết yếu nhất của quá trình sản xuất như
“nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đến kinh nghiệm luân canh, xen canh
giữa lúa và hoa màu. Những kinh nghiệm đó được phản ánh qua câu ca dao,
tục ngữ dễ đi vào lòng người:
“Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba, cày vỡ ruộng ra
Tháng tư, gieo mạ thuận hòa mọi nơi”.
Hay:
“Khoai đất lạ, mạ đất quen”.
15


Rồi đến những kinh nghiệm về dự báo thời tiết:
“ Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”
“ Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”
Hoặc:
“Cơn mưa đằng đông vừa trông vừa chạy”
“Cơn mưa đ»ng nam vừa làm vừa chơi”.
Ngoài nghề nông là chủ đạo, tương truyền trước đây làng có nghề phụ
là nghề đan sọt, vận thừng, đan chổi, chạm bạc... là kinh tế phụ lúc nông nhàn.
Hiện nay, trong khu di tích đền Phù Ủng vẫn còn mô Quả thừng, tương truyền
là dấu tích khi xưa thuở còn hàn vi Phạm Ngũ Lão thường ngồi xếp bằng tròn
bên cạnh đường cái quan chẻ tre đan sọt. Phù Ủng nổi tiếng với đặc sản “Gạo
Đồng Đỗ - nước giếng Đình - cá rô Đầm Sét - nước mắm Vạn Vân”.
Cũng như bao làng quê khác trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam,
tình trạng tư hữu hóa ruộng đất của tầng lớp địa chủ cộng với tác động của thời

tiết cộng và trình độ khoa học kỹ thuật thấp kém, dẫn đến mất mùa, đói kém
xảy ra liên miên, đời sống người dân rất cực khổ.
Ngày nay, đời sống kinh tế người dân Phù Ủng đã có nhiều thay đổi, số
hộ nghèo hiện nay không còn, số hộ giàu ngày càng tăng, đó là nhờ sự thay đổi
về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi.
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới của §ảng, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân trong làng được nâng lên rõ rệt. Trong làng không còn diện
tích hoang hóa, toàn bộ diện tích canh tách đều được cơ giới hóa như là máy
cày, máy tuốt lúa. Hệ thống mương máng tưới tiêu thuận lợi, thực hiện đầy đủ
quy trình kĩ thuật thâm canh thời vụ, dự báo, dự thính phòng trừ sâu bệnh.
Nhân dân trong làng có các hình thức hợp tác trong phát triển kinh tế.
Đoàn kết giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng thông qua
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nghề phụ, khuyến khích
việc chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển kinh tế và nuôi cá tận dụng diện tích
mặt nước ngọt (ao, hồ, sông ngòi..) rộng lớn.
16


Điểm mạnh nghề phụ: Dịch vụ thương mại phục vụ sản xuất tiêu dùng,
nghề chạm bạc, nghề mộc, nghề nề... là những nghề người dân lµng Phï ñng
học tập kỹ thuật nơi khác về nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình.
Nhờ sự phát triển kinh tế Phï ñng đã từng bước xây dựng được cơ sở
vật chất cho hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao nhằm thay đổi bộ
mặt nông thôn, từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
1.3. Truyền thống lịch sử văn hóa.
1.3.1 Truyền thống lịch sử.
1.3.1.1 Quá trình hình thành lµng Phï ñng.
Làng Phù Ủng ngày nay thuộc xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng
Yên. Lịch sử đảng bộ huyện Ân Thi tập 1 (1930 - 1954) viết: “Ân Thi có lịch
sử từ lâu đời. Con người về đây sinh cơ lập nhiệp sớm có một nền văn hóa lâu

đời. Quá trình dựng nước và giữ nước, những cư dân ở đây đã khai phá đất đai
tạo dựng nên quê hương giàu đẹp như ngày nay. Thời cổ xưa, mảnh đất này là
đất của Lạc Long Quân, thời Bắc thuộc mảnh đất này thuộc quận Giao Chỉ,
Giao Châu, Đằng Châu...” [3; 9-10]. Những tên làng của huyện Ân Thi còn
đến ngày nay như: Chu xá, Đào xá, Ngô xá, Lưu xá, Đỗ xá, Lã xá, Đặng xá,
An Trạch... cũng cho chúng ta thấy Ân Thi là mảnh đất có lịch sử - văn hóa lâu
đời.
“Phù Ủng cũng là một làng quê cổ của vùng đất Ân Thi, Hưng Yên.
Căn cứ vào thần tích các làng, xã cho thấy từ thời Hùng Vương dân cư vùng
này đã khá đông đúc, là nơi cung cấp nhân lực và vật lực cho các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm và chiến tranh bộ tộc” [37; 16].
Làng Phù Ủng hình thành từ đời nào, năm nào chưa ai được rõ. Theo
bài viết “Lược khảo về họ Vũ” của làng Phù Ủng huyện Đường Hào, tỉnh Hải
Dương (quê hương với danh tướng Phạm Ngũ Lão) của tác giả Cự Vũ (Vũ
Hiệp) trên trang cho rằng: Tên hương Phù
Ủng đã có từ thời Ngô Quyền (939 - 944) và thời loạn 12 sứ quân (945 - 967).
Bấy giờ ông Ngô Quyền đem binh từ Thanh Hóa ra Cổ Loa giết tên phản quốc
17


Kiều Công Tiễn, đánh đuổi bọn quân Nam Hán (năm 938) và phá tan đoàn
thuyền của tướng giặc Hoằng Tháo xâm lược bằng trận hải chiến ở sông Bạch
Đằng giang. Trên đường đi ra đánh giặc ở cửa sông B¹ch Đằng, ông Ngô
Quyền có đi qua vùng Đường Hào mộ thêm quân. Ông được trai tráng vùng
Chiêu Lai, Phù Vệ (là hai tổng về sau) đã tuân lệnh, bảo nhau phù trợ (phò tá,
giúp sức) theo đại quân của danh tướng họ Ngô đi diệt quân thù thành công.
Sau Ngô Quyền lên ngôi năm 939, thưởng công cho cư dân ở huyện Đường
Hào theo ông đi đánh giặc mang tên là Chiêu Lai (chiêu mộ quân theo đến) và
Phù Vệ (giúp sức bảo vệ đất nước). Đến triều Lý, Trần đã trở thành hai đại
trang ấp rộng lớn. Vào thời loạn 12 sứ quân, ở đây đã có nhiều nghĩa sĩ chống

lại Dương Tam Kha, cậu ruột của vua Ngô Xương Ngập (con vua Ngô Quyền),
đoạt ngôi báu và xưng là Dương Bình Vương (943 - 950). cùng lúc, các anh
hùng, võ tướng khác cũng nổi lên xưng hùng xưng bá là Ming Công, chia đất
đặt căn cứ chống Bình Vương, thành đại loạn 12 sứ quân. Sau đó chính họ lại
đánh lẫn nhau, ở vùng Đường Hào, Tế Giang thuở ấy, có sứ quân Lã Đường,
xưng là Lữ Tá Công chiếm đóng, ủng hộ Hậu Ngô Vương là Nam tân vương
thành công, lên ngôi (950 - 963) đã thưởng công cho dân quân ở Chiêu Lai,
Phù Vệ. Họ Lữ cho lập một ấp mới, đặt tên là ấp Phù Ủng. Đến nhà Lý thế kỷ
XII, mới đổi thành xã Phù Ủng.
Trải qua sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, đơn vị hành chính Phï ñng
cũng thay đổi.
Thời Lý, Phù Ủng là một xã của huyện Đường Hào, Lộ Hồng. “Lộ
Hồng thời Lý thì tương đương với châu Thượng Hồng và châu Hạ Hồng đời
Trần. Sang thời Trần, huyện Đường Hào thuộc châu Thượng Hồng, lộ Lạng
Giang. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Huyện Đường Hào: Từ đời Trần
trở về trước đã có tên huyện; thời thuộc Minh cũng theo như thế, thuộc châu
Thượng Hồng” [25; 378]. Cũng theo Đại Nam nhất thống chí: “Năm Vĩnh Lạc
thứ 5 mới đặt phủ Lang Giang, có 3 châu và 15 huyện: châu Thượng Hồng
lãnh 3 huyện Đường Hào, Đường Yên và Đa Cẩm” [25; 374]. Nghĩa là năm
18


Vĩnh Lạc thứ 5, huyện Đường Hào thuộc châu Thượng Hồng, phủ Lạng Giang.
Đời Lê Quang Thuận lại tách làm huyện lệ vào phủ Thượng Hồng, thừa tuyên
Hải Dương (sau đó gọi là trấn Hải Dương). Bản triều đời Gia Long vẫn theo
như thế. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) đổi Thượng Hồng làm phủ Bình
Giang, trấn Hải Dương. Theo Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các
tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra), Phù Ủng thuộc tổng Chiêu Lai, huyện Đường Hào,
phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương. Cuối thời Nguyễn, Phù Ủng thuộc tổng
Huệ Lai, huyện Ân Thi, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Ngày nay, làng Phù Ủng thuộc xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng
Yên. Tên làng Phù Ủng từ khi được thành lập đến nay không thay đổi, còn tên
xã Phù Ủng, từ sau Cách m¹ng Tháng Tám 1945 đến nay đã có nhiều lần thay
đổi để phù hợp với sự quản lý hành chính địa phương. Năm 1945, xã Phù Ủng
đổi thành xã Thành Thái. Năm 1947, xã Thành Thái đổi thành xã Hoàng Hữu
Nam. Năm 1954, xã Hoàng Hữu Nam đổi thành xã Đô Lương.
Năm 1968, ủy ban thường vụ quốc hội ra quyết định số 344/NQ-TVQH
hợp nhất 2 Tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, đồng thời hợp
nhất 10 huyện và thị xã của Hưng Yên thành 4 huyện và 1 thị xã của tỉnh Hải
Hưng, thì huyện Ân Thi và Kim Động của Hưng Yên được hợp nhất thành
huyện Kim Thi của tỉnh Hải Hưng (1979). Và trong thời gian này, xã Đô
Lương đổi thành xã Phù Ủng, huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng. Đến năm 1997,
tỉnh Hưng Yên được tái lập. Nhằm hoàn chỉnh các đơn vị hành chính và theo
đề nghị của hội đồng nhân dân tỉnh, ngày 27/1/1996, Chính phủ ra quyết định
số 05/CP tách huyện Kim Thi thành hai huyện: Ân Thi và Kim Động. Từ đó
cho đến nay làng Phù Ủng thuộc xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
1.3.1.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng.
Hưng Yên ngày nay được kế thừa không gian văn hóa người Việt cổ.
Và từ đó, những người Việt cổ trên mảnh đất nhỏ bé này đã tham gia vào quá
trình dựng nước ở buổi bình minh của lịch sử.

19


Vào đầu trang sử chống xâm lăng của nhân dân Ân Thi là chiến công
của 3 chàng trai làng Thổ Hoàng, đã cùng Phù Đổng thiên vương đánh đuổi
giặc Ân đời thời Hùng Vương thứ 6 với nhiều dấu tích được lưu tại đình làng
Hoàng Lê (Mỹ Hào).
Ngay từ những năm đầu công nguyên, danh tướng Hương Thảo (Ân
Thi) cùng với Lã Văn Ất (Văn Giang), Mã Châu (thị xã Hưng Yên) đứng ra

chiêu mộ binh sĩ, luyện tập võ nghệ, tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đã góp
phần đánh đuổi tên thái thú Tô Định, giải phóng Luy Lâu, Chu Diên...
Năm 938 đã đi vào trang sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như
một mốc son chói lọi, người dân Phù Ủng không giấu nổi niềm tự hào về
truyền thống yêu nước, đấu tranh của quê hương mình. Truyện kể rằng, trên
đường đi ra đánh giặc ở cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đi ra vùng Đường
Hào (Phù Ủng xưa thuộc huyện Đường Hào) chiêu mộ binh sĩ từ con em trong
vùng tham gia chiến đấu. Vào thời loạn 12 sứ quân, ở vùng Đường Hào có sứ
quân Lã Đường (Lữ Tá Công) ủng hộ Nam tân vương Ngô Xương Văn chống
Bình Vương thành công. Sau đó họ Lữ lập ấp mới tên là “Phù Ủng”.
“Trải qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ, với tư cách là
một quốc gia độc lập, sánh cùng Tống, Đường, Nguyên, Minh - các triều đại
phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã bao phen nổi dậy chống giặc ngoại
xâm. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai,
tướng quân Phạm Ngũ Lão đã lập được nhiều chiến tích to lớn, bảo vệ vẹn toàn
hoàng tộc nhà Trần bên sông Hoàng Giang. Năm 1288, trong cuộc kháng chiến
chống Nguyên Mông lần thứ ba, tướng quân Phạm Ngũ Lão cùng vua tôi nhà
Trần đại phá quân giặc trên sông Bạch Đằng” [3; 21].
Phát huy truyền thống của quê hương Phạm Ngũ Lão, khi giặc Pháp
đánh chiếm Bắc Kỳ, nhân dân Ân Thi lại hăng hái tham gia phong trào khởi
nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. Các ông Lãnh Tiêm (Mão
Cầu), Đốc Khuy (Huệ Lai - Phù Ủng), Lãnh Trứ (gạo Bắc), đã tập hợp nghĩa
quân trong vùng chống lại bọn tham tàn theo giặc. Ngay thời kỳ địch dựa vào
20


tay sai Hoàng Cao Khải khủng bố dữ dội, con gái đề đốc Khuy là Đốc Huệ đã
đem quân bao vây địch ở Phù Cừ và Bình Giang, buộc chúng phải trả lại thủ
cấp của thân phụ bà - thật là một hành động anh hùng. Ngoài ra còn có Lãnh
Tiêm, đề đốc Tiên, Tán Đức, Bùi Thị Huân, Vũ Thị Hội (Phù Ủng)... Hoạt

động đến khi phong trào Bãi Sậy bị yếu dần, rồi bị dìm trong biển máu.
Trong thời gian thực dân Pháp thống trị, ngọn lửa đấu tranh của nhân
dân trong huyện không bao giờ ngớt. Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của
nông dân cuối thế kỉ XIX là cuộc đấu tranh của nông dân các xã Phù Ủng, Bãi
Sậy, Vân Du, Xuân Trúc và Đa Lộc chống tên thực dân Cóocnu cướp 948 mẫu
ruộng ở cánh đồng “Tam Thiên Mẫu”. Cuộc đấu tranh kéo dài nhiều năm và
cũng là cuộc đấu tranh lớn nhất của nông dân Hưng Yên nói chung và nông
dân Ân Thi nói riêng. Tên thực dân Cóocnu cướp được số ruộng trên, hắn
không lập đồn điền mà cho nông dân trong vùng thuê, nộp địa tô bằng tiền.
Trước hành động nham hiểm của Cóocnu, nông dân các xã đã đồng lòng chống
lại bằng các hình thức hội họp, kéo lên tổng, huyện phản đối, đưa đơn kiện
Cóocnu. Cuộc đấu tranh kéo dài trong 3 năm (1890-1892) làm cho bọn quan
lại bắt lính, bắt phu, thu thuế ở các xã này rất khó khăn. Những người nông dân
chất phác không bị mua chuộc và trước hành động đàn áp của bọn quan lại, họ
vẫn đoàn kết đấu tranh. Nhiều thôn xóm trong tổng đã ủng hộ và đứng về phía
họ làm bọn quan lại từ tỉnh trở xuống tổng phải lúng túng. Cuộc đấu tranh của
nông dân thắng lợi. Đây là cuộc đụng độ đầu tiên và lớn nhất giữa nông dân xứ
Bắc Kỳ và thực dân Pháp.
Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước trên phạm vi toàn quốc đã chuyển
sang xu hướng mới với tính dân chủ. Những năm 1905 - 1907, một số nhà nho
yêu nước trong huyện đã hăng hái hưởng ứng phong trào Đông Kinh Nghĩa
Thục. Các cụ đã vận động nhân dân cắt tóc ngắn, mặc áo cộc, học chữ quốc
ngữ... Nhân dân Phù Ủng đã hưởng ứng tham gia nhưng đồng thời vẫn sục sôi
một bầu nhiệt huyết đấu tranh cách mạng.

21


Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, với đường lối đúng đắn, lòng yêu
nước sâu sắc, tinh thần dũng cảm đấu tranh của nhân dân Ân Thi lại kết thành

sức mạnh, hoà cùng dòng sức mạnh quật cường của toàn dân tộc, quét sạch chế
độ thực dân phong kiến, đưa người dân từ thân phận nô lệ lên địa vị làm chủ
của cuộc đời mình, của đất nước quê hương mình.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân Ân Thi đã tổ
chức trên 100 trận đánh lớn nhỏ làm thất bại chiến dịch càn quét, bình định của
địch.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Ân Thi vừa sản
xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Nhiều thế hệ
thanh niên ưu tú của Ân Thi xung phong ra mặt trận, nhiều người đã hi sinh,
nhiều người mang thương tích của chiến tranh.
Năm 2000, huyện Ân Thi vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có 120 mẹ được phong tặng danh hiệu
Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Chiến công của quân dân Ân Thi trong lịch sử là
bản anh hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về truyền thống yêu nước,
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của người Ân Thi, xứng danh quê hương Tướng
quân Phạm Ngũ Lão.
1.3.2. Văn hoá.
1.3.2.1.Văn hoá vật chất.
Phù Ủng cũng như biết bao làng quê cổ khác trên dải đất này, là kết
tinh lịch sử, văn hoá xứ Đông. Thật không đầy đủ nếu tìm hiểu về văn hoá lịch sử một làng cổ mà không đặt nó, cắt nghĩa nó trong những mối quan hệ
giao lưu, giao hoà với văn hoá và lịch sử của vùng đất Phố Hiến - Hưng Yên.
Cư dân Hưng Yên có đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần
khá phong phú và độc đáo. Hưng Yên là một trong những tỉnh có số lượng di
tích lịch sử - văn hoá khá lớn trong cả nước. Theo kết quả kiểm kê di tích năm
2005, toàn tỉnh có 1.210 di tích, trong đó có 151 di tích được xếp hạng quốc
gia, đứng thứ 4 trên cả nước. Điểm nổi bật nhất của di tích Hưng Yên là kết
22


cấu bằng gỗ và trải dài theo dọc các triền sông với: Đình, lăng, chùa, đền, văn

miếu, văn chỉ, quán, tháp...
Là một làng cổ nằm trong vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ, làng Phù
Ủng có những nét sinh hoạt văn hoá vật chất tương đồng với nhiều làng quê
khác trên mảnh đất Ân Thi, Hưng Yên nói riêng, đồng bằng Bắc Bộ nói chung.
Điều đó được biểu hiện qua nếp ăn, ở, mặc, đi lại...
Do điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất quy định bữa ăn của người
dân làng Phù Ủng cũng như bữa ăn truyền thống của dân tộc “Cơm + Rau +
Cá”. Hưng Yên là tỉnh duy nhất ở đồng bằng Bắc Bộ không có núi, không có
biển, do đó yếu tố “rừng”, “biển” rất mờ nhạt trong cơ cấu bữa ăn của người
dân. Ngược lại, yếu tố “vườn”, ao hồ sông nước lại thể hiện rất rõ. Người dân
bổ sung nguồn đạm từ các vật nuôi như: Gà, lợn, vịt, ngan...; các thuỷ sản như:
Tôm, cua, cá...
Trong các ngày Tết thì món ăn phong phú hơn. Cũng như các làng quê
khác ở đồng bằng Bắc Bộ, trên mâm cỗ thờ cúng tổ tiên bầy biện các món như:
Giò lụa, gà luộc, xôi... và bao giờ cũng có bánh chưng - món ăn truyền thống
của dân tộc, gợi nhớ về tổ tiên.
Về nhà ở, người làng Phù Ủng xưa chủ yếu là nhà tranh vách đất, một
phần do đời sống kinh tế khó khăn, phần vì thiên tai lũ lụt xảy ra thường
xuyên. Trong làng chỉ có các hạng chức sắc, chức dịch mới có những ngôi nhà
“nhà ngói cây mít”. Nhà ở của người dân làng Phù Ủng thường quay hướng
Nam và Đông Nam. Ngày nay, nhà ở trong làng hầu hết được xây dựng kiên cố
bê tông cốt thép.
Nếp mặc của người dân Phù Ủng cũng ưa giản dị như bao làng quê
khác ở đồng bằng Bắc Bộ. Người nông dân thường mặc quần áo màu nâu,
thoải mái để tiện việc làm đồng. Ngày Lễ Tết thì họ mới ăn vận những trang
phục đẹp đẽ. Nhìn chung là phong cách ăn mặc của cư dân Phù Ủng cũng
tương đồng với cư dân đồng bằng Bắc Bộ.

23



Cư dân đi bộ là chủ yếu. Bên cạnh đó cư dân còn đi thuyền theo dòng
Cửu Yên đi giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng khác như Hải Dương, Thái
Bình...
Trong làng có hệ thống di tích lịch sử - văn hoá đền Phù Ủng. Đây là
nơi thờ Tướng quân Phạm Ngũ Lão, người có công lao lớn đối với dân làng và
đất nước. Khu di tích đền Phù Ủng gồm nhiều công trình kiến trúc có giá trị
lịch sử và nghệ thuật: Đền thờ Phạm Ngũ Lão, đền Mẫu (thờ mẹ Phạm Ngũ
Lão), lăng Phạm Tiên Công (thờ cha Phạm Ngũ Lão), lăng Vũ Hồng Lượng,
chùa Cảm Ân, Phủ Chúa, Khuê Văn Các... và nhiều cảnh quan phụ cận khác có
liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Tướng quân Phạm Ngũ Lão. Năm
1988, đền được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Đây là
niềm tự hào của dân làng Phù Ủng bao thế hệ nay.
Phù Ủng không chỉ là đất võ mà còn là đất văn. Trong làng còn lưu giữ
4 tấm bia đá lớn ghi tên tuổi và sự nghiệp những bậc đỗ đại khoa trong làng từ
thời Lê đến thời Nguyễn.
“Vũ Vinh Tiến: sinh năm Canh Thân, Vĩnh Tộ thứ 2 (1620) đỗ tiến sĩ
khoa Canh Thìn (1640) khi mới 21 tuổi, làm quan đến chức Tự khanh, tước
Bá, khi mất được truy tặng tước Tử. Khoa này có 6000 sĩ tử dự thi, chỉ lấy đỗ
22 tiến sĩ , nghĩa là 273 người dự thi thì mới lấy đỗ 1 người, nhưng Vinh Tiến
vẫn trúng tuyển.
Phạm Trứ: sinh năm Giáp Dần, Cảnh Thịnh thứ 2 (1794), đỗ Đình
Nguyên khoa Nhâm Thìn, năm Minh Mệnh thứ 13 (1832). Khoa này lấy đỗ 8
tiến sĩ, 3 phó bảng, do không lấy Tam Khôi, nên Phạm Trứ tuy đỗ đầu nhưng
chỉ được xếp ở hàng Hoàng Giáp, thế cũng là một vinh dự cho truyền thống
hiếu học của một làng quê” [37, 110].
1.3.2.2. Văn hoá tinh thần.
Phù Ủng nằm liền kề với Kẻ Sặt và Mộ Trạch, tạo ra một “tam giác văn
hoá” có lịch sử, văn hoá và truyền thống lâu đời.


24


Kẻ Sặt nằm lân cận với Phù Ủng, cách khoảng 3 km về hướng Tây. Do
có điều kiện vị trí thuận lợi, nằm kề sông Cửu Yên, thuyền bè đi lại thuận tiện,
Kẻ Sặt là một trung tâm buôn bán sầm uất xưa nay. Dưới thời phong kiến, Kẻ
Sặt là một làng quê có truyền thống vật võ nổi tiếng. Tương truyền Trạng Vật
là người vùng quê này. Ông nổi tiếng có sức khoẻ, mưu trí và lòng quả cảm.
Ông đã vật thắng con voi già của vua vì dám hỗn láo, coi thường con người;
vật thắng được một đô vật nổi tiếng của triều đình; vật yêu quái và ông Địa
phải nằm tịt xuống đất đen... Khi đất nước có ngoại xâm, ông quy tụ anh hùng
hào kiệt cùng nhân dân đánh giặc cứu nước... Ngày nay, nhiều nơi nhân dân
nhớ ơn và lập đền thờ Trạng Vật như ở Kẻ Sặt, Mộ Trạch, Nam Sách (Hải
Dương), Liễu Đôi (Hà Nam)...
Cách thành phố Hải Dương về phía Tây Nam khoảng 30 km là huyện
Bình Giang có một làng cổ - Làng tiến sĩ Mộ Trạch. Đây là một làng văn hiến
nổi tiếng khắp đất nước về truyền thống hiếu học và thành đạt của xứ Đông
xưa. Theo truyền thuyết Phạm Ngũ Lão, thủa nhỏ ông được mẹ nuôi cho theo
học thầy Huyền Du ở Bình Giang. Vì vậy, ngay từ nhỏ, với tư chất thông minh,
lại được thầy giỏi dạy dỗ nên Phạm Ngũ Lão đã trở thành bậc anh hùng văn võ
song toàn dưới triều Trần hưng thịnh.
Kẻ Sặt và Mộ Trạch cách Phù Ủng không xa, là những làng quê vốn
nổi tiếng với truyền thống hiếu học, đấu tranh và tinh thần thượng võ. Điều đó
đã góp phần hun đúc và tạo nên người con ưu tú của quê hương Phù Ủng Phạm Ngũ Lão. Từ một người bình dân (xuất thân trong một gia đình nông dân
nghèo) trở thành một vị tướng văn võ toàn tài của triều Trần.
Đời sống văn hoá dân gian của dân làng Phù Ủng tương đối phong phú.
Đó là hệ thống ca dao, tục ngữ nói về cuộc sống lao động sản xuất, về tình làng
nghĩa xóm, về cảnh sắc quê hương ...
“Yêu nhau từ thủa bện thừng
Trăm chắp ngàn mối xin đừng quên nhau”...


25


×