Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng ven biển huyện cẩm xuyên hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 108 trang )

1

ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------------

Nguyễn Đức Phùng

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHU VỰC CẨM XUYÊN
HÀ TĨNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH: KN&PTNT

Vinh, tháng 2 năm 2010


2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một đề tài nghiên cứu
nào.
Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc.

LỜI CẢM ƠN



3
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đã
nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp này
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Tập thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa nông lâm nghư trường Đại
học Vinh đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND
huyện Cẩm Xuyên và bà con nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện, nhất là
những ngư dân của 3 xã Cẩm Hưng, Cẩm Phúc, Cẩm Yên đã tạo điều kiện hết
sức thuận lợi trong suốt quá trình thực tập tại địa phương.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất của mình
tới cô giáo KS. Nguyễn Thị Tiéng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.
Và cuối cùng tôi muốn nói lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè luôn là
nguồn động viên to lớn đối với tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá
trình thực tập tốt nghiệp.
Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn không thể tránh
khỏi thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của thầy cô và
bạn bè để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

QCTT

Quảng canh truyền thống


QCCT

Quảng canh cải tiến

BTC

Bán thâm canh

TC

Thâm canh

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

TSCĐ

Tài sản cố định

NN-TTCN Nông nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
CN-TTCN Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long


CNH-HĐH Công nghiệp hoá-hiện đại hoá
BQ

Bình quân

ĐVT

Đơn vị tính

L.Động

Lao động

Tr.đ

Triệu đồng

DT

Diện tích

SX

Sản xuất


5
GTSX


Giá trị sản xuất

TL

Tư liệu

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mười nước NTTS hàng đầu thế giới năm 2000..............................23
Bảng 1.2: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam....................................25
Bảng 1.3: Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cả nước............................27
Bảng 1.4. Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch của Việt Nam năm 2005, 2006 và
8 tháng năm 2007............................................................................................29
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Cẩm Xuyên qua 3 năm (20072009)................................................................................................................41
Bảng 4.1: Quy mô NTTS của huyện trong 3 năm 2007- 2009.......................53
Bảng 4.2: Diện tích nuôi theo các phương thức nuôi của huyện trong 3 năm từ
2007- 2009.......................................................................................................56
Bảng 4.3: Kết quả nuôi trồng của huyện trong 3 năm từ 2007- 2009.............58
Bảng 4.6: Chi phí nuôi trồng thuỷ sản theo tính chất nghành nghề của hộ (tính
bình quân/1ha).................................................................................................68
Bảng 4.7: Chi phí nuôi trồng thuỷ sản theo quy mô của hộ (tính bình quân/1
ha)....................................................................................................................69
Bảng 4.8: Chi phí nuôi trồng thuỷ sản của hộ phân theo thời gian (tính bình
quân/1 ha)........................................................................................................71
Bảng 4.9: Chi phí nuôi trồng thuỷ sản của hộ phân theo phương thức nuôi
(tính bình quân/1 ha).......................................................................................72
Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của hộ (phân theo nghề nghệp)...........78
Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của hộ (theo quy mô)..........................80


6

Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của hộ (theo thời gian)........................83
Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của hộ (theo phương thức nuôi).........85

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Biểu thị hiệu quả của hộ phân theo nghề nghiệp........................79
Biểu đồ 4.4: Thể hiện hiệu quả của hộ phân theo phương thức nuôi..............87


7

MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU....................................13
1.1 Cơ sở lý luận..............................................................................................13
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản........................................................................13
1.1.1.1 Phát triển..............................................................................................13
1.1.1.2 Nuôi trồng thuỷ sản.............................................................................14
1.1.2 Đặc điểm nghề nuôi trồng thuỷ sản........................................................15
1.1.3 Các phương thức NTTS.........................................................................16
1.1.4 Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản hiện nay...........................................17
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản.................18
1.1.6 Vai trò, ý nghĩa của nuôi trồng thuỷ sản................................................20
1.1.6.1 Đối với nền kinh tế quốc dân..............................................................20
1.1.6.2 Đối với hộ NTTS.................................................................................21
1.2 Cơ sở thực tiễn...........................................................................................22
1.2.1 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản một số nước trên thế giới.......................22
1.2.2 Tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam...............................24
1.2.3 Quan điểm về phát triển nuôi trồng thuỷ sản.........................................29
1.3 Lược khảo các công trình dự án có liên quan............................................30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

.........................................................................................................................32
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................32
2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu......................................................32
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................33
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp.....................................................................................33
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp.......................................................................................34
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu......................................................................35
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu...............................................................36
2.2.4.1 Phương pháp so sánh...........................................................................36


8
2.2.4.2 Phương pháp mô tả thống kê...............................................................36
2.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích..............................................................36
3.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................38
3.1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................38
3.1.2 Địa hình..................................................................................................38
3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn...................................................................................39
3.2.1 Tình hình sử dụng đất đai.......................................................................39
3.2.2 Dân số và lao động.................................................................................44
3.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật...........................................................................47
3.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh..................................................................48
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................52
4.1 Tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện..................................52
4.1.1 Quá trình phát triển ngành NTTS của huyện.........................................52
4.1.2 Quy mô nuôi trồng thuỷ sản của huyện..................................................53
4.1.3 Các phương thức nuôi trồng thuỷ sản....................................................55
4.1.4 Kết quả nuôi trồng thuỷ sản của huyện..................................................57
Qua thực tế cho thấy, kết quả nuôi trồng thủy sản của huyện đang có chiều

hướng tăng lên. Tuy diện tích nuôi thuỷ sản biến động không lớn nhưng giá
trị sản xuất đã có sự thay đổi lớn qua từng năm, giá trị biến động mạnh là giá
trị từ việc nuôi tôm sú, tôm he chân trắng và cá nước ngọt vì tôm sú, tôm he,
cá nước ngọt là đối tượng nuôi trồng chủ yếu của các hộ, một số đối tượng
khác như ba ba, cua biển, ếch …và gần đây bà con nông dân còn mạnh dạn
đưa vào nuôi đối tượng cá chẻm là loại cá nước lợ cũng mang lại hiệu quả cao
nhưng diện tích và sản lượng chưa nhiều nên tôi không đưa vào nghiên cứu
trong đề tài. Nguyên nhân của sự tăng đó là, các hộ tập trung lớn cho việc
nuôi trồng, chịu khó đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật ngày càng tốt hơn. Sự
biến động đó được thể hiện cụ thể qua bảng 4.3 như sau:..............................57
4.2 Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản của hộ điều tra.........................................60
4.2.1 Thông tin cơ bản của hộ điều tra............................................................60


9
4.2.2 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản của các hộ điều tra.................................65
4.2.2.1 Đầu tư cho đầm nuôi và mua sắm công cụ, tư liệu sản xuất...............65
4.2.2.2 Chi phí nuôi trồng thuỷ sản năm 2009................................................68
4.2.3 Kết quả và tình hình tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng của các hộ điều tra. 73
4.2.3.1 Kết quả nuôi trồng thuỷ sản của các hộ điều tra.................................73
4.2.3.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng của các hộ điều tra...............76
4.2.4 Hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản của các hộ điều tra..................................77
4.2.4.1 Phân theo nghề nghiệp........................................................................77
4.2.4.3 Phân theo thời gian..............................................................................82
4.2.4.4 Phân theo phương thức nuôi................................................................85
4.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nghề NTTS của các hộ
ở huyện Cẩm Xuyên........................................................................................87
4.3.1 Thuận lợi................................................................................................87
4.3.2 Khó khăn................................................................................................88
4.4 Các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nghề NTTS.................91

4.4.1 Cơ sở để đưa ra những giải pháp phát triển ngành nuôi thuỷ sản..........91
4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển NTTS trong huyện.......92
4.4.4.1 Tổ chức sản xuất theo quy hoạch........................................................92
4.4.4.2 Giải pháp về mở rộng diện tích...........................................................93
4.4.4.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm..........................................93
4.4.4.4 Giải pháp về hoạt động khuyến ngư....................................................94
4.4.4.5 Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực............96
4.4.4.6 Giải pháp về bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh....................96
4.4.4.7 Giải pháp về vốn..................................................................................97
4.4.4.8 Giải pháp về cơ sở vật chất hạ tầng.....................................................97
4.4.4.9 Giải pháp về chuyển đổi phương thức nuôi trồng...............................98
4.4.4.10 Giải pháp về quản lý sử dụng tư liệu sản xuất, quản lý đầm bãi.......98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................100
1. Kết luận.....................................................................................................100


10
2. Khuyến nghị..............................................................................................100

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 75% dân số sống ở nông thôn.
Trong những năm tới đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế trong
đó nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương
thực và thực phẩm, tạo việc làm và thu nhập, đáp ứng nhu cầu tiết yếu của
con người. Để thực hiện được nhiệm vụ này, nông nghiệp cần được phát triển
trong cơ chế thị trường theo hướng CNH-HĐH, một trong những nhân tố
quan trọng là ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Thực tế ngày
nay đang đứng trước một thực trạng tài nguyên ngày càng cạn kiệt, khan
hiếm, việc tìm hiểu, khảo sát, thăm dò, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát

triển nhằm xác định khai thác có hiệu quả từ đó có những giải pháp để giải
quyết nhu cầu không ngừng tăng lên của con người về thực phẩm, nguyên
liệu, năng lượng. Để giải quyết được thực trạng đó thì việc đẩy mạnh các
ngành sản xuất không khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức là việc làm
cần thiết và hết sức quan trọng, nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành mục tiêu
chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới.
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Bờ biển dài
3260 km với 112 cửa sông, lạch và 12 đầm phá, eo vịnh và hệ thống sông


11
phong phú trong nội địa đã tạo ra hàng vạn ha mặt nước ao hồ, đầm, hàng
trăm con sông lớn nhỏ, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng
thuỷ sản quanh năm. Chúng ta có thể nhận biết được rằng việc khai thác thuỷ
sản chỉ có mức độ nhất định nhưng đời sống con người đang từng bước được
nâng cao, nhu cầu về thực phẩm đặc biệt là những đặc sản từ biển ngày càng
tăng. Chính điều đó, để tận dụng được lợi thế mà tự nhiên đã mang lại, có thể
phát huy được mức cao nhất tiềm năng sẵn có mà không làm ảnh hưởng đến
nguồn lợi tự nhiên trong việc đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản, tăng
thu nhập cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu và nguồn thu ngân
sách thì việc nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam trong những năm gần đây đã được
phát triển mạnh và có vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Nuôi trồng thuỷ sản là lĩnh vực đã và đang được Đảng và Nhà nước Việt
Nam, tạo điều kiện cho việc phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
con người. Do Việt Nam là một nước nông nghiệp nghèo, đang phát triển nên
để có một ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển theo hướng bền vững mang lại
hiệu quả cao thì phải còn đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại trong thời
gian tới.
Cẩm xuyên là một huyện ven biển của tỉnh Hà tĩnh có diện tích bãi bồi
khá lớn, lực lượng lao động dồi dào, hệ thống sông ngòi bao quanh, người dân

cần cù chịu khó đó cũng chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng
thuỷ sản. Nhưng thực tế thì việc nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều bất cập và khó
khăn do trình độ hiểu biết và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi trồng
thuỷ sản của các hộ còn thấp và cũng do tác động của yếu tố khách quan nên
nuôi trồng thuỷ sản của các hộ dân trong xã còn tồn tại khó khăn như nguồn
tài nguyên ngày một cạn kiệt, bệnh dịch xuất hiện, thị trường cung cấp nguồn
giống chưa đảm bảo và kịp thời, nguồn nước bị ô nhiễm, nguồn vốn thiếu, bị
tư thương ép giá …
Do đó, để đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản của các hộ dân trong huyện
thì cần thiết phải làm rõ được thực trạng của việc nuôi trồng thuỷ sản trong


12
các hộ hiện nay để từ đó có cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp giải quyết các
khó khăn tạo động lực cho ngành trở thành một ngành mũi nhọn, hướng tới
phát triển ổn định và lâu dài. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản ở khu
vực đồng bằng ven biển huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thông qua việc đánh giá thực trạng nuôi trồng thuỷ sản của các hộ dân
trong vùng để đề ra một số giải pháp chủ yếu góp phần duy trì sự ổn định
ngành nuôi trồng thuỷ sản trong huyện.
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nuôi trồng
thuỷ sản.
- Phản ánh thực trạng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn các xã ven biển
huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển NTTS.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nghề NTTS của các hộ
trong huyện.



13

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Phát triển
- Phát triển: Là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh
thần của con người bằng mở rộng sản xuất (Mô hình hệ kinh tế, sinh thái phục
vụ phát triển nông thôn bền vững.(1))
- Phát triển kinh tế: Là một khái niệm chung nhất về sự chuyển biến
của một nền kinh tế, từ một trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn. Có rất
nhiều khái niệm về phát triển kinh tế do các nhà tổ chức và các nhà kinh tế đưa ra.
+ Theo Ngân hàng thế giới phát triển kinh tế trước hết là sự tăng trưởng
kinh tế nhưng còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự
do của con người.
+ Theo Malcom Gillis cho rằng phát triển kinh tế, bên cạnh sự tăng thu
nhập bình quân đầu người còn bao gồm sự thay đổi cơ bản cơ cấu nền kinh tế.
+ Hiện nay, xuất hiện tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị
khai thác cạn kiệt nên phát triển còn đi đôi với khái niệm phát triển bền vững,
đã hình thành hai khái niệm phổ biến về phát triển kinh tế và phát triển bền
vững như sau:


14
- Phát triển kinh tế: Là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên
về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.

- Phát triển bền vững: Tổ chức nông lương thế giới (F.A.O 1991) đưa
ra khi đề cập đến lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp có thể được xem như tổng
hợp các quan niệm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững trong nông – lâm nghiệp là những hình thức phát
triển mà đất đai nguồn nước, động thực vật hoang dại được bảo vệ, môi
trường không bị suy thoái, kỹ thuật canh tác phù hợp, kinh tế phát triển đi lên
và ngày càng ổn định.
1.1.1.2 Nuôi trồng thuỷ sản
Thuật ngữ "nuôi trồng thuỷ sản" được sử dụng tương đối rộng rãi để
chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng động thực vật thuỷ sinh ở các môi trường
nước ngọt, lợ và mặn.
* Nuôi trồng thuỷ sản là tác động của con người vào ít nhất một giai
đoạn trong chu kỳ sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi trồng nhằm tăng
tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng cho chúng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao
nhất trong thời gian ngắn nhất.(2)
* NTTS là mô hình sản xuất và có thể hiểu là một hình thức tổ chức sản
xuất trong ngư nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm thuỷ sản
hàng hoá để bán ra thị trường, có sự tập trung mặt nước – tư liệu sản xuất ở
một địa bàn nhất định. (3)
* Phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Là một quá trình lớn lên (hay tăng
tiến) về mọi mặt của nuôi trồng thuỷ sản trong một thời kỳ nhất định. Trong
đó bao gồm cả sự tăng trưởng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự
tiến bộ về cơ cấu sản xuất nuôi trồng thuỷ sản.
* Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững: Là sự đáp ứng ngày càng tốt
hơn nuôi thuỷ sản hiện tại nhưng không làm mất đi khả năng đáp ứng ngày
càng cao về phát triển nuôi thuỷ sản của thế hệ tương lai.


15
1.1.2 Đặc điểm nghề nuôi trồng thuỷ sản

- NTTS được tiến hành rộng khắp trên tất cả các vùng địa lý có mặt
nước, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đi sâu đề cập đến đặc điểm kinh tế kỹ
thuật của loại thuỷ sản chủ yếu đó là tôm sú, tôm he chân trắng, và cá nước
ngọt bởi ba loài này là vật nuôi chủ yếu của nghề NTTS ở đồng bằng ven biển
hiện nay, trong đó huyện Cẩm Xuyên cũng tập trung vào ba đối tượng nuôi
này để mang lại thu nhập cao cho người nuôi. Trong nuôi trồng ba đối tượng
này là nguồn tài nguyên hết sức nhạy cảm, có khả năng tái tạo nhưng lại dễ
dàng bị huỷ diệt. Những thuỷ sinh này là những cơ thể sống trong môi trường
nước nên tuân theo những quy luật sinh trưởng và phát triển riêng của nó.
Hoạt động sống của nó nhờ vào các dinh dưỡng lấy từ động thực vật và các
khí CO2, O2 hoà tan trong nước. Các đối tượng này có đặc tính sinh thái khác
nhau, thích hợp với các tầng mức khác nhau như: Tầng mặt, tầng trung, tầng
đáy.
- Mặt nước nuôi thuỷ sản bao gồm cả đất và nước, nó vừa là đối tượng
lao động, vừa là tư liệu lao động, do đó không thể thiếu và không thể thay thế
được. Các thuỷ vực dùng để sản xuất nuôi thuỷ sản bao gồm nhiều loại hình:
Sông ngòi, hồ ao, biển với nhiều nguồn nước khác nhau như nước ngọt, nước
lợ, nước mặn.
- Quá trình NTTS là quá trình tác động nhân tạo xen kẽ với tác động tự
nhiên cho nên thời gian sản xuất với thời gian lao động không trùng nhau. Từ
đặc điểm này dẫn đến tính thời vụ trong sản xuất của ngành NTTS.
- NTTS đòi hỏi các dịch vụ phụ trợ lớn, đặc biệt là các ngành dịch vụ
về giống, thức ăn, tín dụng, hệ thống khuyến ngư. Trong nuôi trồng thuỷ sản
tỷ lệ sống của các loài thuỷ sinh cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào chất
lượng giống cung cấp và môi trường nước.
Sản phẩm của ngành NTTS có tính khó bảo quản, dễ hư cao do chúng
có hàm lượng nước lớn và hàm lượng dinh dưỡng cao, đó là môi trường thuận



16
lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phá huỷ sản phẩm. Do đó đi đôi với việc
phân bổ phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải giải quyết tốt khâu tiêu thụ, bảo
quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản.
1.1.3 Các phương thức NTTS
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành NTTS cũng không
ngừng phát triển theo, từ phương thức nuôi thấp lên phương thức nuôi cao
trong từng giai đoạn khác nhau.
- Nuôi quảng canh truyền thống (QCTT): là phương thức nuôi dựa
hoàn toàn vào tự nhiên về con giống, thức ăn…điều kiện tự nhiên khác nhau
sẽ có những loại thuỷ hải sản khác nhau, thường có các loài tôm, cá, cua…
Mật độ nuôi thường thấp do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên về nguồn giống,
nguồn thức ăn, diện tích đầm nuôi lớn. Việc nuôi trồng cũng như đánh bắt
dựa vào chế độ thuỷ triều, cho đến nay mô hình nuôi này hạn chế nhiều đã
chuyển sang phương thức nuôi tiến bộ hơn do phương thức nuôi cũ khó quản
lý, giá đắt, công lao động tăng.
- Nuôi quảng canh cải tiến (QCCT): là phương thức nuôi dựa trên nền
tảng của nuôi QCTT nhưng có bổ sung thêm nguồn giống và thức ăn. Giống
thường là tôm sú, cua biển. Việc thay nước cho đầm nuôi vẫn dựa vào chế độ
thuỷ triều nhưng đã trang bị thêm máy bơm để chủ động. Do có sự đầu tư
thêm trong quá trình nuôi trồng mà đầm nuôi được quy hoạch cụ thể, diện tích
đầm nuôi nhỏ hơn. Có sự bổ sung về giống lớn để tránh hao hụt do dịch hại,
bổ sung thức ăn. Tuy nhiên năng suất và lợi nhuận thu được vẫn còn thấp
chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.
- Nuôi bán thâm canh (BTC): là hình thức nuôi có áp dụng tiến bộ kỹ
thuật trong quá trình sản xuất con giống, sản xuất thức ăn cũng như quản lý
và chăm sóc hàng ngày, mật độ nuôi thả cao hơn so với nuôi QCTT, QCCT.
Chuyển dịch sang phương thức nuôi này đã bắt đầu hình thành nuôi chuyên
canh một loại thuỷ sản nhất định. Mô hình nuôi này đang được sử dụng rộng



17
rãi ở nước ta hiện nay, nó phù hợp với khả năng đầu tư cũng như kiến thức
nuôi trồng ngày càng tiến bộ của ngư dân.
- Nuôi thâm canh hay còn gọi là nuôi công nghiệp (TC): là hình thức
nuôi trong đó con người chủ động hoàn toàn về số lượng và chất lượng con
giống, dùng thức ăn nhân tạo, mật độ thả cao, diện tích đầm nuôi thường nhỏ
hơn. Đầm xây dựng hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước hoàn toàn chủ động, có
trang bị đầy đủ về mày móc. Mô hình nuôi này đòi hỏi đầu tư lớn về vốn và
kiến thức, đây là hình thức nuôi độc canh.
1.1.4 Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản hiện nay
Để tận dụng được điều kiện tự nhiên của từng vùng, vốn đầu tư của
từng hộ và khả năng phát triển các loài thuỷ sản, hiện nay người dân đã sử
dụng rất nhiều hình thức nuôi trồng khác nhau. Các loại hình thức phổ biến
nhất là:
- Hình thức nông ngư kết hợp: Tức là nuôi thuỷ sản kết hợp với trồng
lúa. Hình thức này thường được sử dụng ở nơi đất có diện tích bị nhiễm mặn,
đang thau chua rửa mặn để trồng một vụ lúa nhưng sản lượng không ổn định.
để sử dụng hiệu quả hơn loại đất này, người dân đã cải tạo tu bổ lại hệ thống
thuỷ lợi để nuôi thêm thuỷ sản sau đó lại trồng lúa (1 vụ tôm, cá – 1 vụ lúa).
- Hình thức lâm ngư kết hợp: tức là nuôi thuỷ sản kết hợp với trồng
rừng ngập mặn, để tận dụng lợi thế của biển mà vẫn giữ được rừng người dân
đã đào những con mương nhỏ xen kẽ trong các lô rừng để NTTS. Hình thức
này vẫn dựa trên nguyên tắc lấy rừng là sản phẩm chính, thuỷ sản là sản phẩm
phụ. Trước đây người dân đợi thuỷ triều lên để lấy giống và thức ăn tự nhiên
để nuôi trồng. Đến nay đã cải tiến đáng kể về cách cải tạo đầm và tăng diện
tích mặt nước, tiện cho việc chăm sóc và quản lý. Các loài nuôi trồng trong
mô hình này như tôm , cua biển, các loại cá.
- Hình thức nuôi thuỷ sản trên đất cát: đây là hình thức nuôi trồng mới,
ở những nơi giáp biển không có bãi bồi mà chỉ có bãi cát. Trên các bãi cát

người dân làm những ao nhỏ khoảng 0,5 ha, dùng vải nilon trải xuống đáy ao


18
để giữ nước, sau đó tiến hành thả giống và chăm sóc. Đối tượng nuôi mô hình
này là tôm sú, tôm he và tôm càng xanh.
- Hình thức nuôi thuỷ sản trên các bãi triều định kỳ: người dân khoanh
những vây nhỏ khoảng 2-5 ha trên bãi triều sau đó thả giống. Hình thức này
không phải thả giống chỉ trông coi, sau 6-10 tháng có thể thu hoạch. Đối
tượng nuôi là động vật thân mềm 2 mảnh vỏ như: vạng, ngao dầu, ngán, diệp…
- Hình thức nuôi thuỷ sản trong các eo, vịnh, đầm, phá: ngư dân sử
dụng các eo biển, nơi ổn định sóng để thả các lồng nuôi. Đối tượng nuôi chủ
yếu hình thức này là tôm càng xanh, tôm hùm, trai lấy ngọc…
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển NTTS có thể phân thành các
nhóm như sau:
* Nhóm 1: Các yếu tố về môi trường tự nhiên.
- Khí hậu: bao gồm các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, là những
yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển nuôi thuỷ sản,
ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể các đối tượng thuỷ sản nuôi.
- Thuỷ văn: nguồn nước là một trong những điều kiện thiết yếu đầu tiên
cho nuôi thuỷ sản. Nguồn nước đủ và không có biến động lớn: không quá cao
hay quá thấp, là điều kiện lý tưởng cho nuôi thuỷ sản.
- Thổ nhưỡng, môi trường: điều kiện về thổ nhưỡng và môi trường
nước là những điều kiện cơ bản cho phát triển nuôi thuỷ sản. Bao gồm các chỉ
số chính về thành phần cơ học, thành phần hoá học các thuỷ vực, thuỷ sinh vật.
- Nguồn lực các giống loài thuỷ sản: ngày nay do sự phát triển của tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong sinh sản nhân tạo, di giống và thuần hoá giống
thuỷ sản nuôi nên nguồn thuỷ sản tự nhiên đã giảm đi phần nào vai trò quan
trọng của nó. Tuy nhiên, đến nay nó vẫn có ý nghĩa trong việc duy trì sản xuất

các đối tượng nuôi chưa sản xuất được giống nhân tạo, các loài nuôi đặc sản
có giá trị kinh tế cao của địa phương, trong việc cấy ghép gen để tăng khả
năng phù hợp với điều kiện sống của mỗi địa phương.


19
* Nhóm 2: Các yếu tố kinh tế kỹ thuật.
- Vốn đầu tư: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
kinh doanh của mọi ngành kinh tế nói chung, của nuôi thuỷ sản nói riêng.
Trong vấn đề về vốn đầu tư thì việc bố trí cơ cấu sử dụng vốn đầu tư hợp lý là
hết sức cần thiết.
- Thị trường: là yếu tố quyết đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh
doanh, cho cả yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của sản xuất. Chọn đối
tượng nuôi và thời điểm bán được giá là việc làm cần thiết của người nuôi
thuỷ sản.
- Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến: bao gồm các khâu từ chuẩn bị sản
xuất, sản xuất đến bảo quản và chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, nó ảnh hưởng trực
tiếp đến số lượng, chất lượng và giá thành cũng như giá bán sản phẩm nuôi.
- Tổ chức sản xuất và quản lý; là yếu tố rất quan trọng, mặc dù chỉ có
ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả, hiệu quả nuôi thuỷ sản nhưng nó ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển chung của nuôi thuỷ sản trên một vùng cụ thể.
* Nhóm 3: Các yếu tố về kinh tế-xã hội
- Chính sách: là yếu tố cực kỳ quan trọng, mặc dù nó cũng chỉ có ảnh
hưởng đến kết quả, hiệu quả nhưng các chính sách sẽ tạo ra môi trường kinh
tế, kinh tế-xã hội thuận lợi, tạo đà cho phát triển nuôi thuỷ sản.
- Nhu cầu thị trường: là yếu tố hết sức quan trọng, việc điều tra nắm bắt
được nhu cầu thị trường là việc rất cần thiết khi muốn phát triển một ngành
sản xuất hàng hoá lớn.
- Trình độ của nguồn nhân lực: có ảnh hưởng đến việc tiếp thu các

thông tin kinh tế, thị trường và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến trong quá trình phát triển nuôi thuỷ sản.
- Mức sống tích luỹ: có ảnh hưởng đến nhu cầu về sản phẩm nuôi thuỷ
sản và mức độ đầu tư cho nuôi thuỷ sản là yếu tố cần được nghiên cứu khi
xây dựng các kế hoạch phát triển.


20
1.1.6 Vai trò, ý nghĩa của nuôi trồng thuỷ sản
1.1.6.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
Hiện nay phát triển NTTS không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc
cung cấp thực phẩm hàng ngày của nhân dân và tạo nguồn hàng xuất khẩu,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng hiệu quả
sử dụng tiềm năng sẵn có. Ngoài ra nó còn góp phần quan trọng trong việc
xây dựng trật tự xã hội, an ninh nông thôn vùng ven biển, mở rộng quan hệ
quốc tế, tạo việc làm xoá đói giảm nghèo làm giàu cho nhân dân cũng như đất
nước. Vì vậy NTTS được coi là lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nông
nghiệp, nông thôn nước ta, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất
nước.
- Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế:
Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về
mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế
giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước
và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng
ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ.
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ
sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ,
Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường
xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị
trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá

trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ.
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của
ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều
bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng
hơn vào khu vực và thế giới.
- An ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo:


21
Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho
người dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi
người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm
thịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Cũng giống như một
số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển
sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản có
đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt
việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các
công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi
cả nước.
Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm
1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy,
mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động
thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân
của cả nước (2%/năm).
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ
sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực
lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp
xoá đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm,
tiêu thụ sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập

đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông
thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ
lên đến 90%.
1.1.6.2 Đối với hộ NTTS
* Cải thiện dinh dưỡng
Sản phẩm từ thủy sản là nguồn cung cấp prôtêin động vật gồm vitamin,
muối khoáng quan trọng chiếm khoảng 19% tổng số nhu cầu prôtênin động
vật trên thế giới. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, nếu mức độ tiêu thụ hải


22
sản trung bình 18 kg/người/năm thì sản lượng thế giới tăng 125 triệu tấn
(FAO). Đối với Việt Nam NTTS với quy mô nhỏ là nguồn cải thiện chính cho
các hộ nông dân.
* Tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân
Đây là vai trò quan trọng nhất của nghề NTTS, đặc điểm nước ta với
hơn 70% dân số sống bằng nông nghiệp, thêm vào đó tình trạng tăng dân số
còn cao, đất đai ngày càng bị thu hẹp, số người thất nghiệp trong nông thôn
không ngừng gia tăng. Do đó NTTS phát triển sẽ tạo điều kiện giải quyết một
số bộ phận không nhỏ lao động nhàn rỗi trong nông thôn, đặc biệt là các khu
ven biển nơi mà NTTS với quy mô lớn sẽ tạo nên một khu vực kinh tế biển
thu hút một lực lượng lao động lớn cho đánh bắt và dịch vụ.
Bên cạnh đó, do có giá trị xuất khẩu cao, NTTS còn mang lại thu nhập
cao hơn nhiều so với sản xuất ngành trồng trọt. Đối với Việt Nam, ở vùng ven
biển thì thu nhập của người dân ven biển phần lớn là từ đánh bắt và NTTS.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản một số nước trên thế giới
Hiện nay trên thế giới ở các nước vùng ven biển ngành NTTS đang là
ngành kinh tế mũi nhọn mang lại giá trị sản xuất cao thu nhập lớn cho quốc gia.
Trên thế giới có nhiều hình thức NTTS. Ở các nước như Trung Quốc,

Thái Lan, Philippin…đang có những chính sách khuyến khích phát triển
NTTS đặc biệt là những sản phẩm nuôi trồng có giá trị như tôm, cua, các loại
cá…Theo thống kê của FAO, tỷ lệ tăng trung bình hằng năm của NTTS tính
từ năm 1970 tới nay là 8,9%, trong khi đó tỷ lệ tăng của thuỷ sản khai thác là
1,4% và của sản phẩm thịt gia súc chăn nuôi là 2,8%. Sản lượng NTTS thế
giới năm 2001 đạt 48,42 triệu tấn, trong đó động vật thuỷ sản 37,86 triệu tấn
và thực vật thuỷ sinh đạt 10,56 triệu tấn, Các nước NTTS đứng hàng đầu thế
giới thể hiện qua bảng 2.1 như sau:
Tổng sản lượng NTTS thế giới năm 2000 đạt 45,71 triệu tấn (tăng 6,3
% so với năm 1999), trị giá 56,470 tỷ USD (tăng 4,8% so với năm 1999).


23
Trong số đó hơn một nửa là sản lượng cá nuôi (23,07 triệu tấn, chiếm 50,4%).
Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng chung của NTTS là khá vững chắc từ năm 1990 đến
năm 2000 đạt 10,5%/năm, sự tăng trưởng này không đồng đều giữa các nhóm
loài và qua từng thời kỳ.
Bảng 1.1: Mười nước NTTS hàng đầu thế giới năm 2000
Nước

Sản lượng
(tấn)

Tỷ lệ
(%)

Giá trị
Giá đơn vị (USD/kg
(Nghìn USD)
khối lượng sống)


Trung Quốc

32.444.211

71,0

28.117.045

0,87

Ấn Độ

2.095.072

5,0

2.165.767

1,03

Nhật Bản

1.291.705

3,1

4.449.572

3,44


Philippin

1.044.311

2,5

729.789

0,70

Inđônêxia

993.737

2,4

2.268.270

2,28

Thái Lan

706.999

1,7

2.431.020

3,44


Hàn Quốc

697.866

1,7

697.669

1,00

Bănglađet

657.121

1,6

1.159.239

1,76

Việt Nam

525.555

1,3

1.096.003

2,08


Nauy

487.920

1,1

1.356.999

2,78

Nguồn: http:// www.fistenet.gov.vn/
Theo thống kê của FAO, ở các nước đang phát triển sản xuất tới 91,2%
lượng NTTS đặc biệt trong thời gian từ 1970 đến nay sản lượng đó tăng
nhanh hơn ở các nước phát triển là 71 lần.
Nếu tính về khu vực, số liệu thống kê của FAO năm 2000 cụ thể:
Châu Á: 41,72 triệu tấn chiếm 91,3% sản lượng toàn thế giới
Châu Âu: 2,03 triệu tấn chiếm 4,4% sản lượng toàn thế giới
Châu Mỹ La Tinh và Caribe: 0,87 triệu tấn chiếm 1,8% sản lượng của toàn
thế giới.
Bắc Mỹ: 0,55 triệu tấn chiếm 1,2% sản lượng toàn thế giới


24
Châu Phi: 0,4 triệu tấn chiếm 0,9% sản lượng toàn thế giới
Châu Đại Dương: 0,14 triệu tấn chiếm 0,3% sản lượng toàn thế giới.
Sơ lược qua tình hình phát triển NTTS ở một số nước trên thế giới thấy,
quá trình nuôi bao giờ cũng phát triển từ thấp đến cao, từ QCTT đến QCCT,
từ bán thâm canh đến TC. NTTS mang lại thu nhập rất cao, tạo công ăn việc
làm cho ngư dân, tăng ngoại tệ từ xuất khẩu. Đến giai đoạn nuôi TC thì nghề

NTTS phải đối phó với rất nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề chất lượng môi
trường, tính đa dạng sinh học cũng như vấn đề chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Từ đó cho chúng ta thấy cần phải học tập kinh nghiệm của những nước có
ngành NTTS phát triển và rút ra được bài học từ những khó khăn mà họ gặp phải.
1.2.2 Tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú và dồi dào là do những
điều kiện thuận lợi về địa hình, vị trí địa lý, khí hậu thời tiết được thiên
nhiên ưu đãi. Đặc biệt trong ngành NTTS với một tiềm năng to lớn ngày
càng thúc đẩy NTTS phát triển và tăng trưởng với tốc độ nhanh. Với 3.260
km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông lạch, hàng ngàn đảo
lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc và
các hồ thuỷ lợi thuỷ điện đã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về mặt nước
khoảng 1.700.000 ha. Đây là tiềm năng lớn và một điều kiện thuận lợi cho
phát trển NTTS.
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển NTTS nước ngọt, nước lợ
và vùng biển ven bờ. Ngay trong những năm đầu hình thành ngành NTTS,
hoạt động nuôi trồng đã được đẩy mạnh nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu
cung cấp cho đời sống dân sinh và quốc phòng. Những tăng trưởng mạnh
mẽ trong xuất khẩu tạo nên bước nhảy vọt trong NTTS. Nuôi trồng đã trở
thành nguồn cung cấp 80% lượng nguyên liệu cho xuất khẩu. Nuôi tôm
xuất khẩu đã trở thành phong trào nuôi trồng phát triển mạnh mẽ ngay từ
những năm 1980 và kéo dài cho đến nay. Trong giai đoạn 2000-2006 là
quãng thời gian đánh dấu bước tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vực NTTS.


25
Trong vòng 6 năm diện tích nuôi trồng tăng gần 1,6 lần. Diện tích nuôi tôm
cũng tăng nhanh vào năm 2004 đạt khoảng 188.242,9 ha lên gần 230.000 ha
vào năm 2005 tăng gần 1,3 lần.
Bảng 1.2: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam

ĐVT: Nghìn tấn

Chỉ tiêu

2005

2006

06/05 (%)

Tổng sản lượng thuỷ sản

3461,9

3695,9

106,7

- Cá

2465,0

2633,1

106,6

- Tôm

435,1


459,3

105,6

- Thuỷ sản khác

561,8

603,5

107,4

NTTS

1478,0

1694,3

114,6

- Cá

971,2

1148,0

118,2

- Tôm


327,2

354,6

108,4

- Thuỷ sản khác

179,6

191,6

106,7

Khai thác thuỷ sản

1987,9

2001,7

100,7

- Cá

1497,9

1485,1

99,1


- Tôm

107,9

104,7

97,0

- Thuỷ sản khác

392,1

411,9

107,8

Nguồn: Niêm giám thống kê 2007
Qua bảng 2.2 ta thấy, sản lượng cá NTTS tăng lên 18,2 % ứng với
176,8 nghìn tấn qua 2 năm 2005-2006. Tổng sản lượng cá nuôi trồng tăng lên
18,2% khi mà mức độ khai thác giảm đi 0,9%, đây đang là chiều hướng tích
cực mà ngành NTTS Việt Nam đang hướng tới một cơ cấu thuỷ sản bền vững,
trong điều kiện nguồn thuỷ sản tự nhiên đang có xu hướng ngày càng cạn
kiệt.


×