Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

Truyện kể genji nhìn từ văn hóa nhật luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 157 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG THỊ KIM OANH

TRUYỆN KỂ GENJI
NHÌN TỪ VĂN HÓA NHẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Văn Hạnh
Nghệ An, năm 2012


2

Môc lôc
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1
2
5


5

5. Phương pháp nghiên cứu

6
6

6. Cấu trúc luận văn
NỘI DUNG
Chương 1:

Bối cảnh ra đời của Truyện kể Genji
1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội
1.1.1. Khái lược về lịch sử và xã hội thời đại Heian
1.1.2. Một cái nhìn khái quát về văn hoá Heian
1.1.3. Mỹ học Heian
1.1.4. Khái lược những chuẩn mực cái đẹp trong truyền thống văn hóa
của người Nhật
1.2. Vài nét về văn học thời Heian
1.2.1. Sự trỗi dậy của các nhà văn nữ
1.2.2. Những cảm hứng sáng tạo nổi bật
1.2.3. Những thành tựu tiêu biểu
1.3. Murasaki - hiện tượng kiệt xuất của văn học Heian
1.3.1. Cuộc đời
1.3.2. Văn nghiệp
1.3.3. Kiệt tác Truyện kể Genji

Chương 2:

Văn hóa Nhật truyền thống qua thế giới hình tượng trong Truyện

kể Genji
2.1. Hình tượng nhân vật

7
7
7
9
17
19
23
24
27
30
33
33
35
36
40
40

2.1.1. Hệ thống nhân vật trong Truyện kể Genji

40

2.1.2. Vẻ đẹp của ngoại hình nhân vật nhìn từ văn hoá Nhật

44

2.1.2.1. Vẻ đẹp mong manh


44

2.1.2.2. Vẻ đẹp phục trang

49

2.1.2.3. Vẻ đẹp gắn với “Hương đạo”

52

2.1.3. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật nhìn từ văn hoá Nhật

58

2.1.3.1. Khát vọng tình yêu, tình dục

58


3

2.1.3.2. Nỗi cô đơn

66

2.1.3.3. Niềm bi cảm Aware

69

2.2. Hình tượng không gian, thời gian trong Truyện kể Genji nhìn từ

văn hoá Nhật
2.2.1. Hình tượng không gian

Chương 3:

75
75

2.2.1.1. Không gian văn hóa cung đình

75

2.2.1.2. Không gian thiên nhiên

78

2.2.1.3. Không gian tâm tưởng

82
84
84
86
90
92

2.2.2. Hình tượng thời gian
2.2.2.1. Thời gian sự kiện
2.2.2.2. Thời gian mùa
2.2.2.3. Thời gian tâm trạng
2.2.2.4. Thời gian bi cảm

Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đối với một số hiện tượng tiêu biểu
của văn học Nhật Bản
3.1. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đến kịch Nô (Noh)

96
96

3.1.1. Vài nét về kịch Nô

96

3.1.2. Dấu vết của Truyện kể Genji ở kịch Nô

97

3.2. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đến thơ Haiku

103

3.2.1. Thơ Haiku - nguồn gốc và đặc điểm

103

3.2.2. Dấu vết của Truyện kể Genji ở thơ Haiku

107

3.3. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đối với tiểu thuyết Y.
Kawabata
3.3.1. Vài nét về Y. Kawabata

3.3.2. Dấu vết của Truyện kể Genji trong tiểu thuyết Y. Kawabata

118
118
121

KẾT LUẬN

134

TÀI LIỆU THAM KHẢO

137

PHỤ LỤC

144

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


4

1.1. Murasaki Shikibu (978?-1016?) là một nữ văn sĩ tài hoa của nền văn
học Nhật Bản. Bà là một cây bút xuất sắc trong dòng văn chương nữ lưu thời
Heian, một thời đại thịnh trị kéo dài gần bốn thế kỷ (794-1185), chứng kiến sự
thành công của các nhà văn, nhà thơ nữ mà phần lớn trong họ thuộc tầng lớp
thượng lưu và trung lưu cung đình. Tiểu thuyết Truyện kể Genji (Genji
monogatari) được đánh giá là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học Phù Tang,

là tác phẩm kinh điển của mọi thời đại đã được thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như: tranh vẽ, sách, điện ảnh, âm nhạc... kết tinh văn hoá Nhật hàng
ngàn năm trước đó.
2.2. Tiểu thuyết Truyện kể Genji ra đời từ thế kỷ XI và được ghi nhận là
cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên trong văn học thế giới. Khác với tiểu thuyết cổ
điển Trung Quốc thiên về miêu tả hành động, Murasaki đi sâu khám phá một địa
hạt còn hoàn toàn mới mẻ đối với văn học bấy giờ- thế giới cảm xúc vô cùng
tinh tế của con người (ở đây chủ yếu là của giới quý tộc Nhật Bản thời Heian).
Vì vậy có thể thấy, Truyện kể Genji đã mang đến một bức tranh sống động, một
cái nhìn chiều sâu về lịch sử, con người và văn hóa Nhật Bản.
2.3. Trong xu thế hội nhập, từ nhiều năm nay, văn hoá văn học Nhật Bản
đã được giới thiệu, nghiên cứu và học tập trong hệ thống nhà trường ở Việt Nam,
trong đó có Truyện kể Genji. Tuy nhiên cho đến nay, thành tựu nghiên cứu về
văn hoá, văn học Nhật Bản nói chung, Truyện kể Genji nói riêng, chưa có nhiều.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Truyện kể Genji nhìn từ văn
hoá Nhật làm luận văn Thạc sĩ, với mong muốn khám phá những di sản văn hóa
tinh thần Nhật Bản qua thế giới hình tượng của tác phẩm được xem là tiểu thuyết
đầu tiên trong văn học nhân loại.
2. Lịch sử vấn đề


5

Được đánh giá là một sáng tác đỉnh cao của văn xuôi Nhật Bản mọi thời
đại, Truyện kể Genji có vị trí đặc biệt trong văn học thời kỳ Heian nói riêng và
dòng chảy văn học Nhật Bản nói chung. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji vì thế
được thể hiện trên nhiều phương diện trong những sáng tác từ hậu kỳ Heian đến
nay; từ văn học đến sân khấu. Năm 1999 nhà soạn nhạc Minoru Miki đã chuyển
thể Truyện kể Genji thành một vở opera để trình diễn tại Nhà hát opera Saint
Louis và đã nhiều lần được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh: năm 1951 (đạo

diễn Yoshimura Kozaburo thực hiện, năm 1966 (đạo diễn Ichikawa Kon thực
hiện); năm 1987 đạo diễn Sugii Gisaburo cung đã làm một bộ phim hoạt hình
dựa trên 12 chương đầu của tác phẩm. Và gần đây nhất, tác phẩm lại một lần
nữa được đạo diễn Yasuo Tsuruhashi chuyển thể thành phim với tựa đề Tale of
Genji: A Thousand Year Engima (Genji nghìn năm đam mê). Điều đó cho thấy
sự ảnh hưởng và sức lan tỏa của Truyện Genji đối với đời sống tinh thần người
Nhật nói riêng và văn hóa Nhật nói chung là rất lớn. Là một tác phẩm bất hủ
trong văn chương Nhật Bản và trên thế giới, từ lâu Truyện kể Genji (Genji
monogatari) đã trở thành đề tài nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở nguồn
tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi điểm lại
một số vấn đề nổi bật.
Việc nghiên cứu Truyện kể Genji trên thế giới nói chung được rất nhiều
người quan tâm. Theo Hoàng Thị Mỹ Nhị (Luận văn Thạc sĩ Văn học,
ĐHQGHN.2008) đã có một số bài viết và công trình nghiên cứu của các học giả,
dịch giả trên thế giới về Truyện kể Genji. Trong đó đáng chú ý là các công trình,
như: A reader’s guide to Japanese Literature (Hướng dẫn độc giả làm quen văn
học Nhật Bản) [62]. Ở công trình này, J.Thomas Rimer đã đánh giá tác phẩm
trên ba khía cạnh cơ bản: tính hiện thực, cảm quan Phật giáo và niềm bi cảm tồn


6

tại trong toàn bộ tác phẩm. Cuốn (A dictionary of Japanese culture”(Từ điển văn
hoá Nhật Bản) [38] của Seisuko Kojima và Gene A.Crane có đưa ra hai vấn đề
chính trong Truyện kể Genji: âm hưởng Phật giáo và mỹ quan thẩm mỹ. William
J. Puett trong cuốn A Guide to the Tale of Genji (Hướng dẫn về tác phẩm Truyện
Genji)[61] đề cập khái niệm aware được hiểu trong nhiều hoàn cảnh, trên nhiều
phương diện và từ nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Trong cuốn 105 key words
for understanding Japan (105 từ khoá để hiểu đất nước Nhật Bản) [73] Kondo
Tomie đã xác định thuật ngữ aware là kết tinh quan niệm thẩm mỹ thời kì Heian.

Con người thời Heian say mê cái đẹp, đặc biệt là nữ giới trong cung đình. Trong
bài báo: Genji monogatari: a romance in three parts (Truyện Genji: tác phẩm
lãng mạn gồm ba phần) [27], Leslie Inamasu đã trình bày quan điểm của mình
về tình yêu đối với ba người phụ nữ với ba tính cách, số phận khác nhau trong
tác phẩm là Rokujo, Murasaki và Ukifune, nhưng cả ba hợp lại thì trở thành một
người phụ nữ hoàn hảo. Trong Lịch sử văn học Nhật Bản [28] của Suichi Kato
(Trần Hải Yến dịch), trong phần viết về Truyện kể Genji, tác giả cuốn sách đã
phân tích những giá trị về hình thức lẫn nội dung, phong cách, thể loại và cảm
thức về thời gian trong tác phẩm. Trong Văn học Nhật Bản từ cổ đến cận đại
[39] của N.I.Kônrat do Trịnh Bá Đĩnh dịch ở "Chương 5: Genji - monogatari",
tác giả đã khái quát một số luận điểm chính về giá trị của tác phẩm như thể loại,
phong cách, chủ đề...
Ở Việt Nam, Truyện Genji đã được nói tới trong một số công trình dịch
thuật, giáo trình văn học Nhật Bản. Trong Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản
[75] do nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân biên soạn, trong quyển thượng (từ
thượng cổ đến cận đại) ở chương 5 đã viết về Truyện kể Genji với bài" Truyện
Genji - Di sản văn hóa thế giới, niềm tự hào của Nhật Bản". Tác giả cuốn sách


7

đã phân tích một cách khái quát về đặc điểm của văn học cổ trung đại Nhật Bản,
về nội dung và một số nhân vật chính trong tác phẩm cung như những giá trị văn
chương và vị trí của Truyện kể Genji trong văn học Nhật Bản. Trong cuốn Văn
học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868 [3] Nhật Chiêu cho rằng thời kì Heian là
thời kì của cái đẹp và Truyện kể Genji thể hiện thế giới của niềm bi cảm và
dường như bao trùm lên mọi phương diện văn hóa Nhật Bản. Từ cái nhìn so
sánh, trong bài viết“Cảm nhận mới về văn hoá và văn học Trung Quốc” [72], Lê
Huy Tiêu đã so sánh tác Truyện kể Genji với tác phẩm Hồng Lâu Mộng. Trong
luận văn Thạc sĩ lấy với đề tài Niềm bi cảm (aware) trong Truyện Genji của

Murasaki Shikibu (ĐHQGHN.2008) Hoàng Thị Mỹ Nhị đã phân tích, bình luận
tác phẩm, các mối quan hệ trong tác phẩm để làm rõ phạm trù bi cảm, một phạm
trù mỹ học thời Heian của Nhật Bản. Trong luận văn này, tác giả đã khảo sát và
phân tích cái bi cảm trong số phận của các nhân vật trong cái đẹp vô thường của
cảnh vật thiên nhiên, như bi cảm với thời gian đã mất của các nhân vật, bi cảm
trước sự vô thường của cái đẹp. Từ đó có thể thấy quan niệm về cái đẹp, những
biểu hiện của cái đẹp trong văn học Nhật Bản trung cổ làm nên tính duy cảm,
duy mỹ độc đáo của người Nhật.
Ở bài viết "Nhân tố văn hóa Trung Quốc trong Nguyên thị vật ngữ (truyện
Genji) và ý nghĩa văn học của nó" trên tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn
(Đại học Sư phạm TP.HCM) [85], Phan Thu Vân đã phân tích sự ảnh hưởng của
những nhân tố văn hóa Trung Hoa đến văn hóa Nhật trong Truyện kể Genji.
Đồng thời, tác giả bài báo đã có cài nhìn khá thú vị khi so sánh nếu Genji
monogatari là bức tranh cuộn khổng lồ gói gọn trong lòng nó tất cả ý thức thẩm
mĩ đặc biệt của truyền thống văn hóa Nhật, thì yếu tố văn hóa Trung Hoa hiện
hữu như những chiếc quạt đề thơ không thể thiếu trên tay của bất kỳ nhân vật


8

nam thanh nữ tú nào từng được phác họa trong tác phẩm. Ngoài ra trên một số
trang web site cung đã đề cập trên Truyện Genji, trong đó đáng chú ý là trang
web-site [86] có khái quát một số trích dẫn về không gian
văn hóa cung đình Heian trong Truyện kể Genji.
Thực tế trên đây cho thấy, cho đến nay ở nước ta, Truyện kể Genji dù
không còn xa lạ, song chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống. Hầu hết
mới chỉ điểm qua với những ý kiến mang tính cảm nhận bước đầu, có tính gợi
mở.
3. Mục đich và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là khám phá những giá

trị đặc sắc của Truyện kể Genji từ góc nhìn văn hoá Nhật.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra được những cơ sở cho sự ra đời của Truyện kể Genji
Thứ hai, qua thế giới hình tượng trong Truyện kể Genji chỉ ra được những
giá trị đặc sắc của văn hoá Nhật.
Thứ ba, từ góc nhìn văn hoá phân tích và bước đầu chỉ ra những ảnh
hưởng của Truyện kể Genji đến văn học Nhật Bản sau đó.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới nghệ thuật trong Truyện
kể Genji. Nghĩa là toàn bộ sáng tạo mang tính chỉnh thể của tác phẩm. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi giới hạn đối tượng nghiên
cứu ở một số hình tượng nổi bật: nhân vật, không gian, thời gian.
4.2. Về tư liệu, chúng tôi chọn Truyện kể Genji, bản dịch ra tiếng Việt do
Nguyễn Đức Diệu chuyển ngữ, hai tập, nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, 1991 làm
đối tượng khảo sát chính.


9

5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng hướng tiếp
cận liên ngành văn hóa – văn học, với một số phương pháp như: khảo sát, thống
kê; phân tích, tổng hợp; so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Bối cảnh ra đời của Truyện kể Genji
Chương 2.Thế giới hình tượng trong Truyện kể Genji nhìn từ văn hóa Nhật
Chương 3. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đối với một số hiện tượng tiêu
biểu trong văn học Nhật Bản
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.


Chương 1
BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TRUYỆN KỂ GENJI


10

1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội
1.1.1. Khái lược về lịch sử và xã hội thời đại Heian
Thời kỳ Heian (từ "Heian" trong tiếng Nhật có nghĩa là "bình an" hoặc "yên
bình") kế tiếp thời kỳ Nara, là thời kì phân hóa cuối cùng trong lịch sử Nhật Bản
cổ đại, kéo dài từ năm 794 đến 1185. Đồng thời cung được coi là giai đoạn đỉnh
cao của quyền lực Nhật hoàng. Thời kỳ này, sự ảnh hưởng đạo Khổng và các yếu
tố của văn hóa Trung Quốc đã đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật, thơ ca và
văn học Phù Tang.
Năm 781, Thiên hoàng Kamu lên ngôi và dời kinh đô từ Nara về kinh Heian
vào năm 794, mở đầu một thời đại mới kéo dài khoảng 400 năm. Đây là thời kỳ
được xem là một dấu son của văn hóa Nhật Bản với sự phát triển phong phú và
mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực văn hoá, xã hội. Để củng cố quyền lực và chế độ,
quy tắc tập trung quyền lực cá nhân dưới sự cai quản của Thiên hoàng – một yếu
tố then chốt trong hệ thống chính quyền đế chế ở Trung Quốc đã được Kamu áp
dụng tại Nhật Bản. Khuynh hướng này vẫn tiếp tục dưới thời ba người con trai
của Kamu (Heijo, (806-809), Saga (809-823), Junna (823-833)). Bên cạnh đó,
nổi bật về sức mạnh của nhà vua trong thời gian này là cuộc bình định thành
công giặc Ainu và những người bất đồng ý kiến ở miền biên thùy Đông bắc.
Nếu hồi đầu thời kỳ Heian chứng kiến việc mở mang đất đai, đổi mới hành
chính củng cố quyền lực thì cuối thời kỳ đó, vào thế kỷ IX, đã chứng kiến việc
đột nhiên quyền lực cá nhân của các thiên hoàng bị kiềm chế. Sau cái chết của
Kammu (806) và sự tranh giành quyền kế vị của hai con trai ông, hai cơ quan
mới được thành lập để điều chỉnh lại hệ thống hành chính Taika là "Incho"

("Viện Sảnh") và "Insei" ("Viện Chính"). Về cơ bản, quyền lực tối cao vẫn do
Nhật hoàng nắm giữ. Nhưng trong thực tế, dòng họ quý tộc Fujiwara đã thâu tóm


11

quyền lực. Tuy vậy, có một lần dưới triều Nhật Hoàng Daigo (897-930), chế độ
nhiếp chính Fujiwara bị gián đoạn vì Nhật hoàng trực tiếp trị vì. Nhưng gia đình
Fujiwara không hề bị suy yếu mà thực tế còn mạnh hơn bởi những thái ấp
(shōen) của gia tộc này rộng lớn hơn điền trang thái ấp của bất kỳ gia tộc riêng lẻ
hoặc giáo phái nào khác. Nhà Fujiwara kiểm soát ngai vàng cho đến khi Nhật
hoàng Go-Sanjo lên ngôi (1068), Thiên hoàng đầu tiên không do một người mẹ
từ gia đình Fujiwara sinh ra kể từ thế kỷ IX. Go-Sanjo quyết tâm phục hồi đế
quyền và nắm quyền cai trị đất nước trong tay mình nên đã thi hành hàng loạt
các cải cách để kiềm chế ảnh hưởng của nhà Fujiwara. Thiên hoàng Go-Sanjo
mất năm 1073 (ngoài 30 tuổi). Tuy nhiên, con trai (Shirakawa) và chắt của ông
(Toba) đã trở thành những nhà chính trị lỗi lạc thực hiện được ý đồ cai trị từ
"Insei" (bởi các Thiên hoàng ẩn dật) của Go-Sanjo. Shirakawa trong thời gian từ
1086 đến 1129 và Toba từ 1129 đến 1156 đã là những nhà cầm quyền đất nước
rất hữu hiệu. Có thể nói, chính quyền ẩn dật trong thời kỳ này được đánh giá cao
vì đã hoạt động từ sau hậu trường rất hiệu quả. Dưới sự dìu dắt của các vị Thiên
hoàng ẩn dật, triều đình được thanh bình, chính trị ổn định, văn học, văn hóa
phát triển phong phú. Cả hai Thiên hoàng Shirakawa và Toba đều là những
người bảo trợ rộng lượng cho tôn giáo và nghệ thuật.
Từ thế kỷ thứ IX, với sự gia tăng quyền lực của dòng họ Fujiwara, triều
đình mất quyền kiểm soát đất nước mà chỉ còn nắm vai trò nghi thức đơn thuần.
Dần dần, tầng lớp trên ở địa phương chuyển thành giai cấp quý tộc quân sự dựa
trên tư tưởng của bushi (võ sĩ) hay samurai. Sự hâm mộ các võ sỹ đã phá vỡ cơ
cấu quyền lực xưa cu và tạo ra những quan hệ mới trong thế kỷ IX. Tầm quan
trọng của tình cảm, những mối liên hệ gia đình, và mối quan hệ họ hàng được

củng cố trong các nhóm quân sự trở thành một phần của chế độ gia đình trị.


12

Trong thời kỳ này, các gia đình quân sự lớn ở địa phương tập hợp xung quanh
những quý tộc triều đình nhằm gây dựng thanh thế. Các gia tộc Fujiwara, Taira
và Minamoto nằm trong số những gia tộc nhận được sự ủng hộ lớn nhất của các
giai tầng quân sự mới.
Từ giữa thế kỷ X đến XI, các thành viên của các gia tộc Fujiwara, Taira,
và Minamoto (đều có nguồn gốc hoàng gia) tấn công lẫn nhau, tuyên bố quyền
kiểm soát những dải đất lớn của những vùng đất chiếm được, thiết lập những chế
độ thù địch, đã phá vỡ nền hòa bình của đất nước. Cuối cùng, nhà Fujiwara bị
tiêu diệt, hệ thống triều đình cu bị thay thế, và hệ thống “Insei” không còn quyền
lực vì bushi (võ sỹ) nắm việc triều chính, tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử
Nhật Bản.
1.1.2. Một cái nhìn khái quát về văn hoá Heian
Văn hoá Nhật Bản ngày nay là kết tinh thành quả lao động hàng ngàn năm
của những cư dân trên quần đảo Nhật Bản, đồng thời là sự kết hợp sáng tạo
những giá trị văn hoá bản địa và các giá trị văn hoá ngoại lai. Trước khi có tiếp
xúc văn hoá đầu tiên với Trung Quốc, trên quần đảo này đã tồn tại những cộng
đồng người với những đặc trưng sinh hoạt văn hoá riêng. Sự ảnh hưởng của văn
hoá Trung Quốc, đặc biệt là chữ Hán, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo bắt đầu vào
thế kỷ thứ IV sau công nguyên đã làm thay đổi diện mạo văn hoá Nhật Bản, từ
lối sống trong triều đình Thiên hoàng đến sinh hoạt ngoài dân chúng. Cùng với
thời gian các giá trị văn hoá này đã dần biến đổi, kết hợp với các giá trị văn hoá
bản địa để tồn tại, phát triển và tạo nên những nét đặc trưng của văn hoá Nhật.
1.1.2.1. Tôn giáo
Thần đạo (Shinto) là tôn giáo bản xứ của người Nhật Bản. Đó là một tôn
giáo đa thần, có nguồn gốc từ những tín ngưỡng thời cổ xưa ở Nhật. Người ta



13

thờ cúng các sự vật, hiện tượng được coi là có năng lực linh thiêng trong tự
nhiên và xã hội, như đỉnh núi, con sông, biển, mặt trời, mưa, dông bão, các vị
anh hùng và tổ tiên để mong được sự phù hộ, chở che trong cuộc sống hiện tại.
Những truyền thuyết về nguồn gốc thần linh đã trở thành một phần quan trọng
của giáo lý Thần đạo. Mặc dù từ Thần đạo (Shinto) để chỉ những nghi lễ tế thần
và đền thờ dù được xuất hiện rất sớm, nhưng phải đến tận cuối thế kỷ thứ XII
thuật ngữ này mới mang ý nghĩa chỉ một loại giáo lý tôn giáo nhất định. Quan
niệm Thần đạo cho rằng, các thành tố tự nhiên đều là những đứa con thanh khiết,
đẹp đẽ của Kami (Thần). Sự hiện diện của Kami không chỉ qua lời nói mà còn
thể hịên qua năng lực nhận thức thẩm mĩ về cái đẹp trong giới tự nhiên. Nhân
sinh quan của Thần đạo đã mang lại cho hình thức nghệ thuật Nhật Bản ý thức
về tính giản dị, tự nhiên, sự phản ánh trái tim trong sáng và chân thật. Và con
người, thiên nhiên cung như thần linh luôn có mối quan hệ gần gui trong đời
sống cộng đồng, trong nghệ thuật cung như trong tư tưởng thẩm mĩ mọi thời đại
ở Nhật. Thần đạo không có người sáng lập, cung không có các loại kinh kệ riêng
như kinh Thánh hay kinh Phật. Việc truyền đạo, thuyết giáo và hầu hết những
đám tang đều được tổ chức theo kiểu Phật giáo. Chính vì vậy, đó là tôn giáo
chính của Nhật Bản bên cạnh Phật giáo.
Phật giáo được truyền vào Nhật Bản khoảng năm 552 sau công nguyên từ
vương quốc Bách Tế (nay thuộc Triều Tiên). Sau này, nhờ được sự bảo trợ của
Nữ hoàng Suiko (593-628), đặc biệt là của Thái tử Shotoku (574- 622), Phật
giáo được truyền bá rộng khắp đất nước. Đến đầu thế kỷ thứ IX Phật giáo Nhật
Bản chủ yếu phục vụ cho giới quý tộc cung đình. Trong thời Heian xuất hiện và
phát triển hai tông phái lớn là Chân Ngôn tông và Thiên Đài tông (Shingon và
Tendai). Phật giáo bắt đầu lan rộng ở Nhật Bản trong suốt thời kì Heian chủ yếu



14

qua hai giáo phái lớn này. Thiên Đài tông có nguồn gốc từ Trung Quốc, dựa trên
Diệu pháp liên hoa kinh, một trong những kinh điển quan trọng của Phật giáo
Đại thừa. Người sáng lập ra phái Tendai ở Nhật là hòa thượng Saicho (767-822),
được Thiên hoàng Kamu cử sang Trung Quốc để nghiên cứu, học tập thêm. Ý
niệm của Phật giáo Tendai có thể khái quát là ý niệm về lòng thương yêu và
giúp đỡ; có thái độ nhân ái rộng rãi đối với các hình thức tôn giáo khác, kể cả
những hình thức không phải là Phật giáo; là lòng tin vào mọi sinh linh đều có thể
cứu vớt; là ý niệm về tất cả cuộc sống của vạn vật đồng sinh. Chân Ngôn tông
(Shingon) lại là một giáo phái bản địa sáng lập bởi nhà sư Kukai (774-835) cung
được Kamu cử sang Trung Quốc nghiên cứu về Phật giáo. Kukai tạo được một
ảnh hưởng mạnh mẽ với người kế nhiệm Nhật hoàng Kamu cung như các thế hệ
người Nhật Bản không chỉ bởi tính thiêng liêng, mà còn bởi nghệ thuật viết chữ,
thi ca, hội họa, điêu khắc của Shingon. Ý niệm của Phật giáo Shingon là khẳng
định giá trị của cuộc sống hiện tại (đức Phật vu trụ). Nghĩa là khẳng định ý niệm
khai sáng ngay trong lúc đang sống chứ không phải ở cõi niết bàn. Nếu như
Tendai luôn có thiên hướng về học thức và tình cảm thì Shingon lại nhấn mạnh
về nghệ thuật nên cả hai phái đều được mến mộ trong thời Heian, là tôn giáo của
giai cấp quí tộc cung như chính quyền và được coi là những thế lực bảo vệ triều
đình và đất nước.
Trong thời kỳ Nara, triều đình rất chú trọng học tập văn hóa Trung Hoa
nên thường xuyên cử các đoàn Khiển Đường sứ sang lưu học ở Trung Quốc.
Trong khoảng gần 200 năm từ thời Nara đến đầu thời Heian, khi tạm bãi bỏ
Khiển Đường sứ (năm 894)- có đến 18 đoàn được cử sang chính thức. Do vậy,
về phương diện tư tưởng thời Heian, cả ba tư tưởng Nho, Phật và Thần đạo đều
cùng tồn tại, trong đó Phật giáo được coi như Quốc giáo. Nho giáo được sử



15

dụng, nhưng ở phạm vi rất hẹp, không ra khỏi tầng lớp quý tộc và tăng sĩ. Nơi
nghiên cứu và giảng dạy Nho giáo một cách bài bản nhất là Đại học liêu do Thức
Bộ Tỉnh (bộ Lễ) tổ chức dành cho con em quý tộc từ ngu vị, đôi khi là bát vị
(trong 12 cấp quan vị) trở lên và con em dòng họ Sử Đông Văn/Yamato no fumi,
một dòng họ truyền đời lo về văn thư giấy tờ của triều đình Nhật Bản từ những
năm mới thành lập. Nội dung học tập tập trung vào 4 ngành gọi là “Tứ đạo”: Kỷ
Truyện (sử Trung Quốc), Văn chương Minh kinh (Nho giáo), Minh pháp (pháp
luật), Toán đạo (Toán). Bên cạnh đấy, sách Luận ngữ, Hiếu kinh cung bắt buộc
phải học. Tuy nhiên, chế độ khoa cử thực sự như nhà Tuỳ, Đường Trung Quốc
không được du nhập vào Nhật Bản, nên Nho giáo không phát triển được mà suy
thoái dần.
1.1.2.2.Phong tục, lễ hội
Hanami (ngắm hoa) là một phong tục truyền thống của Nhật Bản nhằm
mục đích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa. Việc ngắm hoa đã xuất hiện ở
Nhật Bản từ nhiều thế kỉ trước và phong tục này được cho là bắt nguồn từ thời
Nara (710 – 794 ). Khi ấy người ta chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa mơ. Đến
thời Heian, hoa anh đào trở nên hấp dẫn hơn nên đã dần thay thế vị trí ban đầu
của hoa mơ. Cung bắt đầu từ thời điểm đó, trong các tứ thơ tanka và haiku, từ
“hoa” đều có ý chỉ “hoa anh đào”. Hanami lần đầu tiên được sử dụng như một
thuật ngữ ám chỉ việc “ngắm hoa anh đào” trong Truyện kể Genji (chương 8:
Hana no En, "Hội mừng hoa anh đào") của văn học thời Heian. Kể từ thời điểm
ấy, từ “hanami” hay “tiệc ngắm hoa” là những từ nghiễm nhiên dùng để miêu tả
việc ngắm hoa khi xuân đến. Mùa hoa đào nở được coi như cột mốc bắt đầu mùa
thu hoạch và báo hiệu một vụ mùa mới đang đến gần. Người dân Nhật Bản tin
vào “kami” (thần) ẩn trong những cây hoa đào và cầu xin những vị thần anh đào


16


ấy phù hộ độ trì cho những điều tốt lành sẽ đến với mình cung như gia đình,
người thân trong năm mới. Nhật hoàng Saga (809-823) thời Heian đã chính thức
phổ biến tập tục ngắm hoa này và hằng năm vẫn cho tổ chức tiệc ngắm hoa với
rượu Sake dưới những tán cây anh đào phủ kín một màu hồng nhạt tại cung điện
của mình ở Kyoto. Tập tục ngắm hoa ban đầu chỉ giới hạn cho các thành viên
hoàng tộc, rồi sau đó rộng ra tầng lớp võ sĩ đạo (samurai) vào thời AzuchiMomoyama (1568–1600). Phải mãi đến thời Edo (1603-1868) Hanami mới thực
sự phổ biến trong tất cả mọi tầng lớp nhân dân.
Lễ hội cây thục quỳ (lễ hội Kamo) là một trong những lễ hội lớn nhất, lâu
đời và lộng lẫy nhất, được tổ chức tại ngôi đền Kamigamo (Kyoto) vào tháng 5
hằng năm và duy trì từ thế kỷ thứ VII đến ngày nay. Theo truyền thuyết, ngày đó
có nhiều thiên tai xảy ra được cho là bởi các vị thần của miếu Kamo gây ra. Sau
khi Hoàng đế cúng cho các vị thần, những thảm họa đã giảm xuống và từ đây
một truyền thống được bắt đầu. Tên chính thức của lễ hội khi đó là lễ hội Kamo,
vì nó liên quan đến ngôi đền này. Lễ hội được đặt theo tên của cây thục quỳ
(Aoi) vì các thành viên trong đoàn rước đều được mặc bởi lá của cây thục quỳ.
Lễ hội cung được nhắc đến trong một số chương của Truyện kể Genji của thời kỳ
này (chương 9, 11).
Lễ hội Gion có lịch sử khoảng 1100 năm và được duy trì đều đặn đến nay,
thể hiện nét văn hóa truyền thống và cả sự phồn thịnh của cố đô Kyoto. Vào năm
869, trên khắp đất nước dịch bệnh lây lan nguy cấp, Nhật Hoàng đã ra tới ngôi
đền Yasaka để cầu nguyện cho sự bình yên trở lại với dân lành. Vào thời điểm
đó Nhật Hoàng đã cho làm 66 cỗ xe trang trọng tượng trưng cho 66 tỉnh (đơn vị
hành chính của Nhật lúc bấy giờ) để cùng tham gia vào lễ cầu nguyện. Dịch bệnh
được dập tắt nhưng lễ hội này phải đến năm 970 mới được khôi phục và tổ chức


17

đều đặn vào tháng 7 hằng năm. Sau đó có nhiều biến cố lịch sử nên lễ hội không

ít lần bị gián đoạn, cho đến năm 1500, lễ hội được tổ chức trở lại với đúng dáng
vẻ rực rỡ, không khí tưng bừng của nó. Cung từ đó việc trang trí các cỗ xe diễu
hành của lễ hội được giao cho nhân dân trong kinh đô thực hiện. Chính nhờ vậy
mà mỗi cỗ xe (Hoko) cả về nội dung và hình thức đều rất phong phú, rực rỡ. Đặc
biệt là từ thời Momoyama đến thời Edo khi mà hoạt động buôn bán ngoại
thương phát đạt và các làng nghề dệt, thêu ở Kyoto phát triển phồn thịnh thì việc
trang trí cho các cỗ xe Hoko vào mỗi dịp lễ hội Gion cung là một cách người dân
Kyoto thể hiện sự lớn mạnh về kinh tế, văn hóa của kinh đô.
1.1.2.3. Kiến trúc và nghệ thuật trong thời Heian
Ảnh hưởng của Trung Quốc trong kiến trúc và nghệ thuật vẫn tiếp tục
trong thời Heian. Nhưng sau những năm 800 sau Công nguyên, một quá trình
sáng tạo đã tạo nên một phong cách đặc biệt Nhật Bản.
Những công trình dùng vào những buổi lễ chính thức trong triều đình có
khuynh hướng đi theo phong cách đồ sộ, đối xứng vốn thâm nhập từ Trung Quốc
ở thế kỷ trước. Như công trình thế tục là Đại Sảnh đường (Daigoku-den), nơi
làm lễ đăng quang và nhiều nghi lễ quan trọng khác của triều đình. Hay một
công trình linh thiêng nổi tiếng là ngôi chùa Byodoin tại Uji bên ngoài Kyoto.
Đây là ngôi chùa thờ Phật nhưng thoạt đầu đã được một quan nhiếp chính
Fujiwara dùng làm biệt thự riêng. Phần lớn vẻ đẹp của ngôi chùa là từ mái ngói
với những làn cong vút giống như con chim đang bay. Công trình và khu vườn
nơi đây mang đậm phong cách Heian. Bên cạnh đấy, ngôi đền Itsukushima được
xây dựng trên một hòn đảo nội địa phía tây Kyoto để phục vụ cho nhu cầu tôn
giáo của những ngư dân đánh cá và những người đi biển khác. Phong cách kiến
trúc của ngôi đền là sự kết hợp phức tạp và hài hòa giữa các phong cách Thần


18

đạo và Phật giáo gợi lên nét riêng của thời Heian giản dị, tinh tế và hài hòa với
thiên nhiên. Các căn phòng đều nhìn ra ngoài vườn nằm giữa các ngôi nhà, các

bức tường nhà là những mảnh ván di động nên từ trong phòng lúc nào cung có
thể nhìn thấy vườn. Ngoài vườn có quả đồi nhân tạo nhỏ trồng nhiều cây và bụi
hoa. Thường bên dưới nhà có dòng nước chảy qua vườn. Đây là một nét độc đáo
trong phong cách nhà riêng mà người Nhật gọi là Shinden-zukiri, tức nhà và
vườn có quan hệ mật thiết đồng thời thể hiện khiếu thẩm mĩ thành thị của quí tộc
Kyoto lúc bấy giờ. Có thể thấy rõ nét cấu trúc này trong Truyện kể Genji.
Ngoại trừ một số ít đền thờ Thần đạo, ở tất cả các đền thờ Phật giáo thời
kỳ này đều có các công trình điêu khắc. Các nhà điêu khắc thời Heian thường
dùng gỗ để tạc hơn là những vật dụng khác như kim loại, đất sét và sơn. Năm
800 sau Công nguyên, điêu khắc vẫn còn tính chất tôn giáo, các nhà điêu khắc
tiếp tục tạc những bức tượng Phật cùng những tín đồ. Lúc này, phái Shingon vì
mục đích tôn giáo rất tích cực trong việc đào tạo nghệ sĩ. Thấm nhuần toàn bộ
nền kiến trúc Shingon là ý niệm về đức Phật vu trụ và ý muốn phô bày những
quyền năng vô hạn của đức Phật. Vì vậy, họ rất quan tâm đến thế ngồi của các
pho tượng và theo nghi lễ của phái Shingon thế đó phải rất đứng đắn. Nhưng từ
năm 900 sau Công nguyên, nét nghiêm khắc nhường chỗ cho sự sáng tạo nhiều
màu sắc. Những bức tượng được sơn màu sáng chói hoặc những nét mặt vui tươi
nhưng vẫn không kém phần tao nhã, tinh tế và mang tính sáng tạo.
Bên cạnh điêu khắc, phái Shingon cung làm chủ trong lĩnh vực hội họa về
tôn giáo theo phong cách Trung Quốc. Chất liệu thường được làm trên nền lụa
với những màu sắc phong phú nổi bật. Ý niệm của phái Shingon là Chân thực
(đức Phật vu trụ) bao gồm cả mặt thú vị lẫn mặt buồn đau của cuộc sống tạo nên
những bức tranh độc đáo mà các phái khác không có. Một sự phát triển rất quan


19

trọng ở cuối thời Heian là nổi lên phong cách Yamato-e, những bức tranh cuộn
dài được vẽ để treo trên tường trong đền chùa với những đường nét góc cạnh và
màu sắc trang trí lộng lẫy vốn hoàn toàn trái ngược với những đường cong và

màu sắc dịu của phong cách tôn giáo kết hợp với Trung Quốc. Nhiều khi những
bức tranh cuộn có kèm theo những câu chuyện kể hoặc những lời giải thích bổ
sung vào bức tranh. Đó có thể là những huyền thoại dân gian, những cảnh trong
tiểu thuyết, những sự kiện chính trị to lớn và cả những giáo lí của Phật giáo. Các
tranh cuộn đã đưa hội họa từ chỗ chỉ quan tâm đến lòng mộ đạo của nghệ thuật
đi đến gần gui với cuộc sống hơn, ngay cả với người dân thường.
Cung như ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật trên, thời Heian đã chứng kiến
những phát triển mới của người bản xứ cả trong lĩnh vực âm nhạc từ việc lưu giữ
những phong cách nhạc truyền thống đến những phong cách được du nhập từ
nước ngoài vào. Cụ thể, vào đầu thế kỷ VIII, Nhật Bản đã tiếp thu một bộ phận
âm nhạc cung đình Trung Hoa và theo đó, thuật ngữ Gagaku (tức Nhã nhạc)
cung được truyền từ Trung Hoa vào Nhật Bản. Điều đáng lưu ý là vào thời kỳ
này, cung đình Nhật Bản đã có sẵn hệ thống âm nhạc nghi lễ bản địa là âm nhạc
Shinto giáo (Thần đạo) nên vẫn giữ lại truyền thống âm nhạc của mình. Một
nhạc cụ đặc biệt Nhật Bản cung được những tầng lớp trên ưu chuộng là cây đàn
Koto. Có thể thấy rõ điều đó qua các tác phẩm văn học thời kỳ này đặc biệt là
Truyện kể Genji.

1.1.3. Mỹ học Heian
Mở đầu cuốn Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nhật Chiêu đã có
lời nhận định khái quát về đặc trưng của ba nền văn hóa lớn của phương Đông:


20

“Văn hóa Ấn Độ thiên về tư duy và thần bí. Văn hóa Trung Quốc thiên về hành
động và thực tiễn. Văn hóa Nhật Bản thì thiên về tình cảm và cái đẹp” [3,7].
Giáo sư Numano Mitsuyoshi, trong bài phát biểu tại hội thảo Văn học Nhật Bản
của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cung khẳng định: “Trong
phần lớn các tác phẩm văn học từ trước đến nay của Nhật Bản thì tính chất trữ

tình và cảm tính rất mạnh mẽ. Ở Nhật Bản hầu như không xuất hiện các tác
phẩm thuộc thể loại sử thi anh hùng, ngược lại, các tác phẩm tanka thể hiện nỗi
buồn đau cá nhân hay tình cảm luyến ái mang đậm nét trữ tình lại chiếm tỉ lệ áp
đảo. Yếu tố văn học chủ đạo ở các tác phẩm là nỗi buồn chứ không phải niềm
vui, là nước mắt chứ không phải nụ cười, bởi thế mà văn học Nhật Bản hướng
tới những mưu cầu mang tính trữ tình của nội tâm cá nhân hơn là đối diện với
các yếu tố mang tính lịch sử, xã hội” [49]. Quả thực điểm chung dễ nhận thấy
nhất của các tác phẩm văn học cổ - trung đại Nhật Bản là sự tràn ngập cảm xúc,
đặc biệt là cảm xúc trước cái đẹp như một nét đặc trưng tiêu biểu cho mỹ học
Nhật Bản, đặc biệt là mỹ học Heian.
Cung bởi vậy một trong những đặc trưng quan trọng của mỹ học truyền
thống Nhật Bản là tinh thần tôn thờ cái đẹp. Mà tình yêu cái đẹp của người Nhật
được thể hiện mạnh mẽ nhất trong lịch sử là ở thời Heian (794-1185). Có thể nói,
con người thời Heian say mê cái đẹp đến mức tôn sùng. Đó là cuộc sống thấm
đẫm chủ nghĩa duy mỹ của các trang phong lưu công tử và phụ nữ quý tộc chốn
cung đình. Từng có lúc, biết nâng niu vẻ đẹp của một vầng trăng, một đóa hoa,
một chiếc lá, một tiếng ve sầu… trở thành một loại thước đo, một chuẩn mực để
đánh giá giá trị của con người bấy giờ (ngược lại với Trung Quốc là nhân, lễ,
nghĩa, trí, tín…). Các tác phẩm thơ và văn xuôi thời đại Heian đều có một sự thể
hiện khác nhau những biến động sâu sắc nơi trái tim con người về cái đẹp, nhất


21

là cái đẹp mong manh như hoa anh đào. Và sẽ thật không quá lời khi người ta
cho rằng chính sự tôn thờ cái đẹp đã dẫn đường cho mọi suy nghĩ và hành động
của con người thời Heian, rằng thời Heian là “thời của cái đẹp” [3,59]. Lại chịu
ảnh hưởng sâu sắc của vô thường quan trong triết lí nhà Phật nên trước cái đẹp
họ luôn có một sự xúc động đặc biệt.
Bắt đầu từ thời đại Heian, nền văn học Nhật Bản hoàn toàn được phủ dưới

bóng râm của thế giới quan Phật giáo. Mặc dù đạo Phật được du nhập vào Nhật
Bản từ giữa thế kỉ VII nhưng phải đến cuối thế kỉ VIII, đầu thế kỉ kỉ IX, giáo lí
nhà Phật mới có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong giới quý tộc xứ Phù Tang. Dưới
cảm quan Phật giáo, họ đã thấu thị được rằng thế giới này, mọi sự cuối cùng chỉ
là phù du: hoa nở để mà tàn, trăng tròn để mà khuyết, bèo hợp để mà tan, ng ười
gần để ly biệt; tình yêu, sắc đẹp, tuổi xuân, danh vọng, quyền lực…rồi cung qua
đi như thế. Cái đẹp bất tử, nhưng hiện thân của cái đẹp lại phù du nên cái đẹp là
vô thường. Chính sự tương tùy giữa cảm quan vô thường của Phật giáo và truyền
thống tôn thờ cái đẹp được đẩy lên đỉnh cao đã tạo nên niềm bi cảm aware (gọi
đầy đủ là mono no aware) nghĩa là "cảm thức xao xuyến hay nỗi buồn man mác,
dịu dàng trước mọi vẻ đẹp biến tan của thiên nhiên và con người" [3,121] rất đặc
trưng của văn hóa Heian. Học giả thế kỷ XVIII-Motoori Norinaga cung chủ
trương rằng đây là tư tưởng trung tâm của mỹ học thời kỳ Heian. Cụm từ mono
no aware được gán cho “nỗi buồn” cung bắt đầu từ đó và được duy trì đến tận
ngày nay. Xã hội quý tộc vốn hưởng lạc và duy mĩ của vương triều Heian, lại
chịu ảnh hưởng sâu sắc của vô thường quan trong giáo lí nhà Phật, đã truyền vào
những sáng tác văn chương của họ một nỗi buồn dài trào lên từ cõi sâu hồn
người về kiếp phù du ở trần thế như là một trong những khái niệm cơ bản của mĩ
học Heian, hàm chứa trong nó quan niệm của người Nhật về cái đẹp. Genji


22

monogatari được xem là đỉnh cao của văn xuôi Heian chính bởi đã thể hiện một
cách toàn bích nỗi buồn của con người trước vô thường. Đó là vẻ đẹp của những
xúc cảm say mê, mộng tưởng, nhớ nhung, tuyệt vọng, u buồn, xao xuyến…trước
sự trôi đi không ngừng của tình yêu và cái đẹp.
Có thể nói, thời đại Heian chỉ tồn tại trong khoảng gần 400 năm nhưng chủ
nghĩa duy mĩ và nỗi buồn dịu dàng trước cái đẹp vô thường của nó không chỉ
thấm đẫm trong các sáng tác của thời kỳ này, mà vẫn còn phảng phất khi đậm

khi nhạt trong các sáng tác của thời đại sau, góp phần tạo nên tính trữ tình tinh tế
của văn học Heian nói riêng, văn học Nhật Bản nói chung. Và suốt nhiều thế kỉ
sau Heian, nền văn học Nhật Bản vẫn không ngừng thể hiện nỗi ám ảnh dai dẳng
về kiếp phù sinh nơi trần thế.
1.1.4. Khái lược những chuẩn mực cái đẹp trong truyền thống văn hóa
của người Nhật
Thần đạo (Shinto) là tôn giáo bản địa đầu tiên của người Nhật, là một tôn
giáo đa thần, có nguồn gốc từ những tín ngưỡng thời cổ xưa ở Nhật Bản. Đối
tượng chính của các nghi lễ trong Thần đạo là những vị thần gọi là Kami - tượng
trưng cho những gì siêu việt trong thiên nhiên đến con người (hay các sản phẩm
của con người) từ mặt trời, mây gió, dông bão, cây cỏ, sông núi…tới các vị anh
hùng, thiên hoàng, tổ tiên của gia đình hay bộ tộc. Vì vậy, Thần đạo có rất nhiều
các thần thánh (có đến 8 triệu thần (Kami)), đa phần các thần của Thần đạo đều
liên quan đến thiên nhiên. Người Nhật đã “thần hóa” các yếu tố thiên nhiên và
trực tiếp tôn thờ thiên nhiên như “Kami”. Chính tình yêu thiên nhiên là nền tảng
hình thành những triết lý trong tín ngưỡng Thần đạo và ngày càng khắc sâu vào
tâm thức con người Nhật Bản. Tư tưởng Thần đạo thấm đẫm tinh thần “chân
thành” (makoto). Chân thành trong tình cảm và hành động là phẩm chất được


23

Thần đạo đánh giá cao. Mà chân thành là phẩm chất rất gần với trong sạch, tinh
khiết và tự nhiên nên người Nhật đã lấy chữ Kyo-“Thanh” làm trọng yếu trong
quan niệm đạo đức của Thần đạo. “Thanh” là trong sạch - trong sạch cả về thể
xác lẫn tâm hồn. Từ nền tảng ấy mà phần cốt yếu trong triết lý tín ngưỡng Shinto
là sự “thanh khiết” và sự dung hợp hài hòa giữa con người, thiên nhiên và thần
linh. Quan niệm này về sau đã trở thành quy tắc nền tảng trong đạo đức của Thần
đạo. Sự “thanh khiết” đã dẫn đến những quy ước trong cách sống, sinh hoạt và
tâm linh của người Nhật. Họ yêu thiên nhiên, yêu sự giản dị và trong sạch đúng

với tinh thần của Shinto là phải giữ cho tâm hồn được thanh tịnh và không làm
phương hại tới sự hài hòa của tự nhiên.
Thêm vào đó, Nhật Bản lại được “trời phú” cho một phong thổ dù khắc
nghiệt vì thiên tai nhưng ấm áp, hiền hòa và dễ chịu, với cảnh quan thiên nhiên
tuyệt đẹp thay đổi độc đáo theo sự tuần hoàn của bốn mùa trong năm. Thành thử
con người nơi đây không cần phải chinh phục, cải tạo hay đấu tranh với tự nhiên,
mà ngược lại, có thể vừa tận hưởng vẻ đẹp của tự nhiên như nó vốn có vừa duy
trì sự hài hòa đẹp đẽ ấy. Chính vì vậy, người Nhật rất gần gui với thiên nhiên,
sống hòa mình với thiên nhiên. Đối với họ, vẻ đẹp và sự tự nhiên là hai khái
niệm tương đương. Không tự nhiên nghĩa là không đẹp nhưng sự tự nhiên lại có
thể được làm đẹp thêm bằng những đặc tính đặc biệt được thêm vào.
Thấm đẫm tinh thần Shinto, người Nhật đặt ra những chuẩn mực về cái
đẹp rất riêng cho mình. Theo Wsjewolod Owtschinnikow, tác giả tuyển tập
"Cành hoa anh đào" (1970) (Tiểu Dương dịch), thì người Nhật Bản đặt ra bốn
chuẩn mực cho vẻ đẹp, ba trong bốn chuẩn mực đó Sabi, Wabi và Shibumi bắt
nguồn từ đạo Shinto, còn chuẩn mực thứ tư Yugen lại có liên quan đến triết học
Phật giáo. Chuẩn mực đầu tiên, Sabi, chính là để miêu tả sự già đi, cu đi này.


24

Sabi có nghĩa đen là gỉ sắt, nghĩa là hoang sơ, cu kỹ. Như vậy Sabi chính là sự
han gỉ, già cỗi đi của sự vật mà con người không thể sao chép được, là sức quyến
ru của năm tháng trôi qua, là dấu ấn của thời gian. Người Nhật cho rằng thời
gian làm lộ ra bản chất của sự vật. Vậy nên dấu vết của thời gian cung có một
sức hấp dẫn đặc biệt đối với họ. Những thân cây ngả màu năm tháng, những hòn
đá phủ rêu và thậm chí cả dấu vết những bàn tay từng đặt lên khung một tấm ảnh
cung khơi gợi niềm yêu thích trong họ.
Wabi lại là một khái niệm đạo đức và mỹ học đề xướng cuộc đời sống
tuân theo tự nhiên, nhàn tịch, lìa xa khỏi thế tục. Bắt nguồn từ những ẩn sĩ thời

trung đại, khái niệm này nhấn mạnh đến tinh thần cao viễn, tịch tĩnh với cái đẹp
giản phác nguyên sơ. Khái niệm Wabi-theo như người Nhật vẫn thường nhấn
mạnh- rất khó để diễn đạt bằng lời mà phải cảm nhận nó. Người Nhật cổ xưa cho
rằng tất cả các hiện tượng đều là sự hiển thị của thần linh. “Thiên địa” và “tất cả
mọi vật sống” là gần nghĩa nhất với từ chỉ khái niệm tự nhiên của họ. Nó là sự
sinh thành phát triển tự nhiên và trạng thái phát sinh từ đó, là cái tự thể, tự bản
thân mình. Như vậy, khác với tư tưởng Tây Phương, người Nhật không nghĩ
rằng con người là ưu thắng hay đối lập với tự nhiên. Mà sinh mệnh con người
được bao bọc trong tự nhiên. Ở đó, chủ thể và khách thể hoà vào nhau trở thành
một hiện thực nhất thể. Tư tưởng cổ điển này được thể hiện khắp các mảng văn
hoá Nhật Bản khác như tranh thiền, trà đạo, nghệ thuật cắm hoa…Wabi vì thế có
nghĩa là chỉ trạng thái đơn giản, tự nhiên. Tức là nét hấp dẫn của những thứ mộc
mạc, là sự khiêm nhường, là vẻ đẹp khiếm khuyết hoặc không hoàn thiện.
Cả Wabi và Sabi đều là những từ cổ. Cùng với thời gian chúng dần được
sử dụng gộp lại như một khái niệm chung-Wabi-Sabi, mang nghĩa rộng hơn và
tiến gần đến với chuẩn mực thứ ba, Shibumi. Shibumi là vẻ đẹp của sự giản dị


25

cộng với vẻ đẹp của sự tự nhiên. Đó không phải là vẻ đẹp đơn thuần mà trong đó
còn hàm chứa cả sự hữu dụng của đồ vật và chất liệu làm nên đồ vật ấy. Với
người Nhật, một cái chén được coi là đẹp khi người ta có thể dùng nó uống trà
một cách thuận tiện và trong cái chén vẫn còn nguyên sức quyến ru của chất đất
sét mà người thợ thủ công đã nhào nặn trong tay. Shibumi mang nghĩa nguyên
thủy là sự giản dị đi kèm với sự khiêm nhường.Vậy nên những gì cầu kỳ hoa mỹ
đều không thể đi cùng khái niệm này. Những khái niệm Wabi-Sabi hay Shibumi
bắt rễ trong thói quen coi mọi sự vật và hiện tượng đều có sự sống của người
Nhật. Quan niệm đó bắt nguồn từ đạo Shinto.
Chuẩn mực thứ tư của cái đẹp bắt nguồn từ quan niệm Yugen (u huyền).

Khái niệm mỹ học này được các nhà thơ waka và tác gia kịch No đề xướng từ
thế kỷ XII đến thế kỷ XV. Theo bản nguyên, khái niệm này ở Trung Quốc để
miêu tả những điều thâm sâu mà con người không thể thấy và lý giải được. Từ
này cung được sử dụng nhiều trong Phật giáo, biểu thị chân lý tối hậu không thể
nắm bắt bằng tri tính. Vì vậy, Yugen là nghệ thuật của sự cảm nhận và thấu hiểu
những gì còn ẩn giấu gọi là khoảng trống, sự vô hình. Với người Nhật, vẻ đẹp
của một bài thơ, một bức tranh... không phải ở những gì người nghệ sĩ đã viết, vẽ
ra. Ngược lại, chính là ở khoảng trống vô ngôn mà họ để lại cho độc giả chiêm
nghiệm. Căn cốt của khái niệm này là một vu trụ quan điển hình của những tín
đồ Phật giáo trung đại, những người đã nhận ra sự già cỗi, cô độc hiện hữu của
con người và cố gắng tìm kiếm cái đẹp ngay trong sự cô độc, già cỗi đó. Hơn
thế, mối nguy hiểm luôn thường trực từ những thảm họa thiên nhiên đã rèn luyện
cho người Nhật Bản một sự mẫn cảm đặc biệt với những thay đổi vô thường của
thiên nhiên đã mang đến cho họ triết lý vô thường ấy. Chính từ hai lý do này mà
nghệ thuật Nhật Bản luôn ngợi ca tính chất biến đổi không ngừng và không


×