Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Truyện ngắn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn thi pháp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.16 KB, 118 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
--------------

PHM TH MINH HIU

TRUYN NGN NGUYN NGC T
T GểC NHèN THI PHP HC
Chuyên ngành: lý luận văn học
Mã số: 60.22.32

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngườiưhướngưdẫnưkhoaưhọc:

pgs.ts.NGUYN NG IP

Vinh - 2009

1


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Những ai quan tâm đến đời sống văn học trong những năm gần
đây, hẳn đã rất quen thuộc với cái tên Nguyễn Ngọc Tư. Tuy mới bước vào
làng văn nhưng chị đã sớm khẳng định được tài năng và bản lĩnh của mình.
Chị đã thể nghiệm mình ở các thể loại bút kí, tạp văn, song được đánh giá
cao nhất ở lĩnh vực truyện ngắn. Đặc biệt là vừa qua, chị đã vinh dự được
nhận giải thưởng văn học ASEAN 2008. Có thể nói, trên địa hạt văn học
Miền Nam còn khá khiêm tốn, Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện như một đột phá,


và giờ đây, tên tuổi của chị không chỉ có ý nghĩa đối với một vùng miền mà
còn có ý nghĩa đối với bạn đọc của cả nước và khu vực. Chị được đánh giá là
người có công đưa văn học nước ta bước ra khỏi ranh giới nhỏ hẹp của một
quốc gia, dân tộc để hoà vào dòng chảy chung của văn học thế giới (Nguyên
Ngọc).
Tuy truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thu hút được sự chú ý cao,
nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện, có quy mô
lớn và xứng tầm với tài năng đó. Phần lớn là những bài giới thiệu, những ý
kiến nhận xét đánh giá được in rải rác trên các tạp chí, các báo, báo điện tử,
tập trung chủ yếu ở phần nội dung phản ánh hiện thực của tác phẩm. Chọn
hướng nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thi pháp học,
chúng tôi không cho đây là một cách tiếp cận toàn diện, nhưng phần nào mở
ra một hướng nghiên cứu mới và có ý nghĩa cho sáng tác của tác giả trẻ này.
1.2. Đồng thời với chất trẻ, mới, lạ, Nguyễn Ngọc Tư đã nhanh chóng
trở thành một hiện tượng gây nhiều tranh cãi, thậm chí là tranh cãi gay gắt,
đặc biệt là sau Cánh đồng bất tận - tập truyện đạt giải thưởng của Hội Nhà
văn Việt Nam 2006. Bạn đọc thì say mê, cuốn hút, còn Tỉnh uỷ Cà Mau, nơi
chị sống và công tác, thì quyết định “kiểm điểm nghiêm khắc”, trục xuất ra
khỏi quê hương. Chị vấp phải một “tai nạn nghề nghiệp” không đáng có.
2


Điều đáng nói là qua những cuộc tranh luận, bàn cãi, tính “có vấn đề” của lý
luận, phê bình văn học, tiếp nhận văn học của nước ta bấy lâu đã bộc lộ rõ và
đặt ra yêu cầu bức thiết về một sự định hướng đúng đắn. Vượt lên trên những
ý kiến khen chê mang tính chất cá nhân, bóc tách khỏi những cảm xúc bồng
bột nhất thời, giải quyết đề tài này là việc làm cần thiết, góp phần xác định
chân giá trị cho những sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
1.3. Từ sau 1986, sự đổi mới tư duy nghệ thuật, sự mở rộng phạm trù
thẩm mĩ trong văn học khiến bức tranh truyện ngắn Việt Nam không những

đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung mà còn có nhiều thể nghiệm, cách
tân về thi pháp. Mỗi nhà văn đều lí giải cuộc sống từ một góc nhìn riêng, với
những cách xử lí chất liệu ngôn từ riêng. Vì vậy, giải quyết đề tài này còn
cho thấy những đóng góp của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trên chặng đường
hiện đại hoá của văn học Việt Nam và đồng thời góp phần nhận diện những
đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam đương đại.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Cho đến nay, các ý kiến đánh giá về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư
khá đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều luồng ý kiến khen chê khác nhau
nhưng tập trung chủ yếu ở mảng truyện ngắn.
2.1. Người ta thấy có một khoảng cách rất rõ giữa Nguyễn Ngọc Tư
trong các truyện ngắn trước và sau Cánh đồng bất tận. Từ tập truyện đầu tay
Ngọn đèn không tắt đến các tập Biển người mênh mông, Giao thừa và
Nước chảy mây trôi, điểm dễ thấy là Nguyễn Ngọc Tư thường viết về những
câu chuyện nhỏ nhẹ, man mác buồn. Những câu chuyện ấy đề được kể rất
chân thành, giản dị với một văn phong hồn nhiên, đầy phương ngữ của đồng
bằng Nam Bộ. Chị được gọi là “nhà văn của xóm rau bèo” (Quang Vinh), là
“đặc sản Miền Nam” (Trần Hữu Dũng), được đánh giá là người “điềm đạm
mà thấu đáo” trên từng trang viết (Dạ Ngân). Các tác phẩm của chị gắn liền
với ruộng đồng lam lũ, với cảnh sông nước Miền Tây và những con người thì
hiền lành, thẳng thắn, bộc trực và đầy tình nghĩa.
3


Về tập truyện ngắn Nước chảy mây trôi, Minh Phương nhận xét:
“Những truyện ngắn này được tác giả khai thác nhẹ nhàng mà sâu sắc. Người
viết không đặt vấn đề trong sự va đập gay gắt của hoàn cảnh và cùng không
đẩy tới tận cùng những xung đột quyết liệt của tính cách mà đi sâu vào tâm
trạng nhân vật làm nổi bật chủ đề và bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của con
người” [68]. Nhà văn Dạ Ngân đánh giá: “Nguyễn Ngọc Tư giỏi ở chỗ cái

tưởng không có gì mà Tư cũng viết được, lại viết rất có duyên, rất nhân hậu.
Đọc cái nào xong cũng phải nhoẻn cười sung sướng, sung sướng mà lại ứa
nước mắt” [56].
Tác giả Hoàng Thiên Nga qua bài báo đăng trên Văn Nghệ số 39, ngày
24/9/2005 đánh giá cao tài năng và phẩm chất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:
“Truyện Nguyễn Ngọc Tư hấp dẫn từ đầu đến cuối, tới dấu chấm hết vẫn còn
thấy ngòi bút tác giả bình thản như đôi chân vàng chưa đuối sức sau cuộc
chạy maratong...” [53].
Kiệt Tấn là một trong những người nghiên cứu, đánh giá khá công phu
về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, qua hai bài viết: bài thứ nhất là “Cái rầu
bất tận của Nguyễn Ngọc Tư” đề cập đến các tác phẩm Ngọn đèn không tắt
và Cánh đồng bất tận, bài thứ hai là “Sông nước Hậu Giang và Nguyễn
Ngọc Tư” điểm tới các tác phẩm là Giao thừa và Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư.
Tác giả đã đi vào cắt nghĩa, lí giải chiều sâu của tập truyện “Ngọn đèn không
tắt” từ bối cảnh xã hội- lịch sử của đất nước ta bắt đầu từ những năm chống
Pháp, chiến tranh chống Mỹ - Quốc - Cộng đến những ngày đầu đổi mới.
Trên nền bối cảnh đó, các nhân vật hiện lên một nỗi buồn hiu hắt, tâm lý thất
vọng não nề.
Nhìn chung, đối với các tập truyện ra đời trước Cánh đồng bất tận,
các ý kiến đánh giá còn tương đối khiêm tốn, rải rác và lẻ tẻ. Người ta thấy
văn Nguyễn Ngọc Tư toát lên một vẻ đẹp của đồng quê nhẹ nhàng mà thấm
thía, buồn man mác. Chị cần có một sự làm mới mình, cần có cái gì đó dữ
dội hơn, quyết liệt hơn.
4


2.2. Chỉ một năm sau Nước chảy mây trôi, Cánh đồng bất tận ra đời.
Đây là một đột phá, một sự làm mới mình mà không cầu kỳ, không màu mè,
phức tạp. Cánh đồng bất tận chính là sự lớn dần, sự chuyển đổi tự nhiên
trong tư tưởng của một Nguyễn Ngọc Tư tài năng và hồn hậu đã gắn bó máu

thịt với ruộng đồng lam lũ, với mảnh đất mà chị hiểu sâu xa tường tận hơn cả
so với bất kỳ vùng đất nào khác. Tập truyện này đã đặc biệt thu hút được sự
chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Các ý kiến khen có, chê có, nhưng đa
số thiên về khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Ngọc Tư. Một số
bài không đồng tình với lối viết mới của chị như “Im lặng thở dài” của bác
sỹ Đỗ Hồng Ngọc (báo Tuổi trẻ, 30/11/2005) hay bài “Nói nhỏ cho Tư
nghe” của doanh nhân Lê Duy (báo Văn nghệ Trẻ - 16/4/2006), tỏ ý lên
giọng kẻ cả xem nhẹ tài năng, thậm chí là trình độ học vấn của Nguyễn Ngọc
Tư. Hoặc như bài “Bênh vực truyện đạo văn - đạo đức hay văn hoá” của Lý
Nguyên Anh (báo Văn nghệ Trẻ số 40, 1/10/2006) nhân việc dư luận xung
quanh hai truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư và Dòng
sông tật nguyền của Phạm Thanh Khương có sự giống nhau, đã hạ một câu:
“Nhân đây cũng nói thêm rằng, dù vì lý do nào đi chăng nữa, dù ai hết lời tán
dương đi chăng nữa, tôi cũng coi hai truyện ngắn đồng sàng dị mộng ấy là
những tác phẩm hết sức tật nguyền” [3]. Tác giả Bùi Việt Thắng trong “Bài
học văn chương từ Cánh đồng bất tận” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn
học, số 7/2006 nhận xét: “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư còn quá non nớt, chưa
đủ bản lĩnh nghệ thuật, và phải chăng chính Nguyễn Ngọc Tư quá sớm khi
sống trong ánh hào quang do dư luận tạo nên... và đặc biệt Tư còn quá ít kinh
nghiệm sống, một nền văn hoá cần thiết” [81]. Về phương diện ngôn ngữ,
Bùi Việt Thắng nhận xét: “văn viết Nguyễn Ngọc Tư rất gần với văn nói”
[81]. Ông đưa ra những dẫn chứng cụ thể là các tác giả Nam Bộ như Bình
Nguyên Lộc, Nguyễn Quang Sáng là những nhà văn Nam Bộ một trăm phần
trăm nhưng họ vẫn là nhà văn chung của độc giả cả nước. Từ những phân
tích và nhận xét chủ quan của mình, ông đi đến kết luận: “Nguyễn Ngọc Tư
5


đang đi từ trong kênh rạch ra biển lớn, thiết nghĩ, nhà văn phải có ý thức lao
động nghệ thuật nhiều hơn nữa để cho tác phẩm của mình trở thành tài sản

quốc gia” [81].
Ngược lại với những ý kiến trên, đa số các bài viết tập trung làm nổi
bật vẻ đẹp, sự cuốn hút của tác phẩm từ cốt truyện, câu chữ, cho đến nội
dung đầy tính nhân văn. Chẳng hạn Nguyên Ngọc qua bài “Không gian…của
Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 1/2/2008 đã
đánh giá rất cao về Cánh đồng bất tận. Ông coi Cánh đồng bất tận là một
trong số những tác phẩm hiếm hoi có thể đưa văn học ta ra với thế giới, bước
vào hội nhập: “Để mà tính chuyện đi ra thế giới, tức là cái mà người ta gọi là
mở rộng không gian văn học, và như thế là không gian đất nước, ra với thế
giới, với bàng dân thiên hạ, […] thì theo tôi văn học hiện đại ta có thể có
mấy cái: Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một, một số truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp là hai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là ba, và nay là Cánh
đồng bất tận. […] Với Cánh đồng bất tận, văn chương ta bước vào toàn cầu
hoá hôm nay một cách đường hoàng, cùng và ngang bằng với những giá trị
nghệ thuật và nhân văn của toàn cầu” [58]. Trước đó, trong một bài báo có
nhan đề “Còn có rất nhiều người cầm bút có tư cách”, nhà văn Nguyên
Ngọc cũng đã khen ngợi Tư: “Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lên giữa
rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn
học một luồng gió mát rượi, tinh tế mà chân chất, đặc biệt “Nam Bộ” một
cánh như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ đi
trước” [57].
Điểm qua những bài viết trên, cho thấy Nguyễn Ngọc Tư và những
truyện ngắn của chị thực sự gây nhiều sóng gió. Nhưng văn chương muôn
thủa đứng giữa hai bờ dư luận khen chê. Việc nhà văn sáng tác ra một tác
phẩm văn học, khi nó đến được với công chúng bạn đọc rồi thì số phận đứa
con tinh thần đó không còn nằm trong tầm kiểm soát của người sáng tạo ra
nó nữa. Song những tác phẩm đứng giữa sự khen chê của dư luận đó chính là
6



những tác phẩm thu hút được đông đảo sự chú ý của bạn đọc nhất, và như
vậy nó đã có một đời sống phong phú và có ý nghĩa rồi.
2.3. Có thể nói, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được tiếp cận và lý
giải từ nhiều khía cạnh khác nhau. Ở phương diện nội dung, có rất nhiều bài
viết đi sâu phân tích, tìm hiểu về nhân vật và nội dung hiện thực được phản
ánh trong tác phẩm. Qua đó, hoặc là nhằm đối chiếu nội dung hiện thực trong
tác phẩm với hiện thực đời sống bên ngoài để đánh giá mức độ chân thực của
tác phẩm; hoặc là để khẳng định giá trị và nhân cách, bản lĩnh của nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư như giá trị nhân văn, tài phân tích tâm lý nhân vật, cách
nhìn lạc quan về con người và cuộc sống…
Bên cạnh lối tiếp cận ở phương diện nội dung, một số bài viết đã bước
đầu tìm hiểu tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư ở kết cấu, ngôn ngữ, không
gian, thời gian… nhưng phần lớn chỉ tập trung ở tác phẩm Cánh đồng bất
tận. Bài viết "Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần
thuật” của tác giả Đoàn Ánh Dương (Tạp chí Văn học số 2, 2007) là một
cách tiếp cận truyện ngắn Cánh đồng bất tận từ góc nhìn cấu trúc.
Tác giả Hoàng Thiên Nga qua bài “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh
đồng bất tận” cũng đã cắt nghĩa sự hấp dẫn từ đầu đến cuối của truyện ngắn
này bằng lối viết “không cũ mòn, không nhàm chán, mạch văn liên kết chặt
chẽ bởi vô số chi tiết hình ảnh thú vị, cốt truyện hình thành theo dòng suy
tưởng của nhân vật xưng tôi, nhẫn nhịn, lặng lẽ mà xuyên mỗi lúc một sâu,
phơi mở tận đáy tâm hồn, tính cách, số phận con người” [53].
Bài “Thời gian huyền thoại trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư”, tác giả Mai Hồng đã khá tiêp cận Cánh đồng bất tận từ góc độ
không gian, thời gian như là một điểm “làm mới” trong chặng đường sáng
tác của Nguyễn Ngoc Tư: “Cánh đồng bất tận viết về thời gian của kiếp
người du mục qua những miền nhân cách, tính cách, số phận con người.
Không gian trong truyện không có gì mờ ảo, vì nó là một không gian mà sự
sống phủ lớp áo bàng bạc bất tận. Nhưng thời gian của truyện đã được ảo hoá
7



một cách thông minh và tự nhiên/ ngẫu nhiên. Màu sắc huyền thoại của thời
gian cộng với ý nghĩa phổ quát của cốt truyện, nhân vật làm cho tác phẩm
chuyển tải được một hiện thực vĩnh cửu của con người” [33].
2.4. Sau Cánh đồng bất tận, người đọc tiếp tục theo sát bước đường
sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, hồi hộp và kì vọng đón nhận những đứa con
tinh thần của chị ra đời. Ngày 12/9/2008, sau khi được đăng tải nhiều kỳ trên
báo Sài Gòn Tiếp Thị, Nhà xuất bản Trẻ chính thức phát hành tập truyện
ngắn Gió lẻ và chín câu chuyện khác. Tập truyện ngắn này cũng gây được
dư luận với nhiều sự cảm nhận khác nhau, người khen không ít, người chê
cũng nhiều, thậm chí là khắt khe, lo ngại. Phần lớn người ta đã đưa Gió lẻ và
chín câu chuyện khác để so sánh với “cái bóng” của Cánh đồng bất tận.
Người ta thấy có hai Nguyễn Ngọc Tư khác nhau qua hai tập truyện: “Có
người không đồng tình, cho rằng, qua Gió lẻ Ngọc Tư không còn là đặc sản
của một vùng đất đã làm nên Nguyễn Ngọc Tư. Từ phong cách, ngôn ngữ,
chi tiết... đã mất đi bóng dáng của Cánh đồng bất tận...” (Võ Đắc Thanh,
“Nguyễn Ngọc Tư: Tôi như kẻ đẽo cày giữa đường, Người Đô Thị”, số 35).
Người quen với Nguyễn Ngọc Tư chân quê dung dị, bảo Gió lẻ khác chị xưa
quá, “như cô gái chân quê một bước đi ra thành thị, với câu chữ làm duyên
làm dáng” [51] ...
Nhìn chung, các bài viết nhận xét, đánh giá về các sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư tương đối nhiều. Tuy nhiên, vì chỉ bó hẹp trong phạm vi
những bài báo nhỏ, những bài viết giới thiệu nên các tác giả chỉ nêu được
những vấn đề nổi bật, dễ nhận thấy, cảm thấy mà mà chưa phải là những
nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu, tìm hiểu cặn kẽ, thấu đáo vấn đề. Vẫn
chưa có một bài viết nào có cái nhìn khái quát và xuyên suốt những chặng
đường sáng tác của chị. Một số bài viết còn nặng về cảm xúc cá nhân, mang
tính chất như một lời tri ân, đồng cảm với tác giả. Chính vì vậy trong luận
văn này, dưới góc nhìn thi pháp học, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về truyện

ngắn Nguyễn Ngọc Tư một cách khái quát và khoa học hơn.
8


3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thi pháp học,
chúng tôi giải quyết các nhiệm vụ sau:
Trước tiên, tìm hiểu về quan nịêm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư, vì
quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn có vai trò chi phối đối với các phương
diện nghệ thuật khác như cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ…
Sau đó, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về các phương diện nghệ thuật
khác như điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu... để thấy được đặc
điểm riêng biệt, độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
4. PHẠM VI KHẢO SÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi khảo sát
Giải quyết đề tài này, phạm vi khảo sát của chúng tôi là những tập
truyện ngắn đã xuất bản của Nguyễn Ngọc Tư:
- “Ngọn đèn không tắt”

(Nhà xuất bản Trẻ - 2000)

-“Biển người mênh mông”

(Nhà xuất bản Kim Đồng - 2003)

-“Giao thừa”

(Nhà xuất bản Trẻ - 2003)

-“Nước chảy mây trôi”


(Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh- 2004)

- “Cánh đồng bất tận”

(Nhà xuất bản Trẻ - 2005)

- “Gió lẻ và 9 câu chuyện khác” (Nhà xuất bản Trẻ - 2008)
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cơ bản của luận văn là phương pháp khảo
sát, thống kê, phân loại.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp,
cấu trúc - hệ thống để làm rõ các luận cứ, luận điểm và phương pháp so sánh
- đối chiếu để thấy được cái mới mẻ, độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư cũng như
thấy được đặc điểm chung của truyện ngắn Việt Nam đương đại.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đi sâu nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc
nhìn thi pháp học, cung cấp một cách tiếp cận mới mang tính khái quát,
9


khoa học, phù hợp với bản chất của văn học. Qua đó hiểu thêm truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư cùng với những đóng góp của nhà văn trẻ này trên chặng
đường hiện đại hoá của văn học Việt Nam.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được trình bày trong ba chương:

Chương 1: Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư
Chương 2: Thế giới nhân vật và cảnh sắc Nam Bộ trong truyện

ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Chương 3: Tổ chức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

10


Chương 1

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
1.1.

Quan niệm nghệ thuật về con người

1.1.1. Khái niệm
Phạm trù quan niệm nghệ thuật đã được các nhà thi pháp Nga đề xuất
từ đầu thế kỉ XX, về sau được M. Bakhtin nâng cao và ngày nay đang trở
thành tài sản của thi pháp học hiện đại. Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học,
Trần Đình Sử nêu lên định nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự
lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã hoá thân thành các phương tiện,
biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mỹ cho các
hình tượng văn học” [72, 41]. Ông cũng đã xác định thêm rằng, không phải
là bất cứ cách cắt nghĩa, lí giải nào về con người cũng là quan niệm nghệ
thuật về con người, mà chỉ là những cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng
mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con
người. Tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn Thi pháp Thơ Đường (Nhà
xuất bản Thuận Hoá) cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật của con người là một
phạm trù quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó hướng ta nhìn về đối tượng
chủ yếu là văn học, trung tâm của quan niệm thẩm mỹ là người nghệ sỹ.
Hình tượng nghệ thuật (nhân vật – con người) xuất hiện trong văn học bao
giờ cũng mang tính quan niệm, tức là miêu tả, phản ánh thể hiện nhân vật

bao giờ cũng mang tính quan niệm của tác giả...” [22].
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm nhận
thẩm mỹ về con người, nằm trong cách miêu tả, thể hiện của tác giả qua tác
phẩm. Nói cách khác, quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa,
cách đánh giá, lý giải của nhà văn về tính cách, số phận, tương lai của con
người thông qua hệ thống hình thức nghệ thuật mà nhà văn sáng tạo ra trong
tác phẩm.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học có chịu ảnh hưởng
quan niệm về con người của triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, pháp luật,
11


nhưng không đồng nhất với các quan niệm đó mà là một sáng tạo nghệ thuật
riêng của nhà văn. Là sản phẩm sáng tạo của chủ thể nhà văn, nhưng quan
niệm nghệ thuật về con người cũng đồng thời là sản phẩm của văn hoá, tư
tưởng, sản phẩm của lịch sử. Quan niệm nghệ thuật về con người là một công
cụ cần thiết để xem xét văn học. Qua đó, nó giúp chúng ta đánh giá chiều sâu
trong việc khám phá về con người của một nhà văn, sự đột phá những giới
hạn thông thường so với những người đi trước. Xem xét quan niệm nghệ
thuật về con người của nhà văn giúp chúng ta đi sâu vào thực chất sáng tạo
của họ, cắt nghĩa, lí giải cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Có thể nói, quan niệm
nghệ thuật về con người là chiếc chìa khoá để giúp chúng ta hiểu được phong
cách sáng tạo của người nghệ sĩ và đánh giá đúng thành tựu văn học của nhà
văn. Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của
tác phẩm văn học (như đề tài, chủ đề, kết cấu, cốt truyện...) nhưng biểu hiện
tập trung trước hết ở nhân vật, bởi vì “nhân vật văn học là con người được
miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [63, 61].
1.1.2. Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật trong văn học sau năm 1975
Sau 1975, đặc biệt từ 1986, trước yêu cầu bức thiết về sự đổi mới một
cách toàn diện và sâu sắc của đời sống thì văn học - một trong những hình

thái ý thức xã hội tất yếu cũng làm mới mình để đáp ứng yêu cầu này. Lẽ dĩ
nhiên, bất cứ thời đại nào, văn học cũng không bao giờ xa rời tiêu chí tối
thượng Chân - Thiện - Mĩ. Tuy nhiên, nhu cầu người đọc hôm nay đòi hỏi ở
văn học một sự “trở mình” để làm tốt hơn thiên chức và sứ mệnh của nó.
Quan niệm nghệ thuật về con người chính là dấu hiệu chủ yếu để nhận
ra sự vận động, đổi mới của một nền nghệ thuật mới. Một nền nghệ thuật
mới bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới, với cách hiểu mới về con
người hoặc bắt đầu bằng việc suy nghĩ lại các khám phá nghệ thuật của
những người đi trước. Có người còn coi quan niệm con người tạo thành nhân
tố vận động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật.
12


Quả là sự vận động của đời sống làm nảy sinh quan niệm mới về con người,
và cách miêu tả con người bằng cách hiểu mới sẽ làm đổi mới văn học.
Như vậy, xét đến cùng, lịch sử văn học là lịch sử của những quan niệm
khác nhau về con người. Văn học chiến tranh đã tạo dựng thành công kiểu
con người sử thi, biểu trưng cho cộng đồng. Cuộc kháng chiến đã đem lại
cho con người vẻ đẹp lí tưởng mà nói như A. Niculin, nhân vật được "tắm
rửa sạch sẽ và bao bọc trong bầu không khí vô trùng" (nhân vật của Nguyễn
Minh Châu). Nhân vật luôn trùng khít với địa vị xã hội của mình và luôn ở
trạng thái đơn trị, nhất phiến. Văn học sau 1975 hướng đến khám phá và tạo
dựng con người thế sự - đời tư, con người cá nhân với những phức tạp và bí
ẩn của nó. Nhà văn cắt nghĩa sự tồn tại của con người không phải ở vị thế
nhà đạo đức, nhà tuyên huấn mà là nhà triết học, nhà tư tưởng. Con người
được nhìn ngắm từ nhiều toạ độ nên nhiều chiều, đa nhân cách, vừa có "rồng
phượng lẫn rắn rít, thiên thần và ác quỷ" và nhìn chung, nó toàn diện và sâu
sắc hơn. Văn học giai đoạn 1945 – 1975 khám phá con người thống nhất
hoàn toàn với yêu cầu của lịch sử, khám phá và ngợi ca những con người tiên
tiến, con người anh hùng, lí tưởng. Còn trong văn học sau 1975 nhà văn đã

phát hiện và bổ sung thêm một hình thức mới của mối quan hệ con người
lịch sử. Bên cạnh con người chủ nhân của lịch sử còn có con người nạn nhân,
bên cạnh con người lịch sử xuất hiện con người cá nhân. Sự thức tỉnh của ý
thức cá nhân dẫn đến sự đòi hỏi phải quan tâm đến mỗi con người và từng số
phận.
Khi văn xuôi nghiêng về cảm hứng thế sự, lấy con người làm đối
tượng miêu tả, nó phát hiện ra các toạ độ mới của con người, các mối quan
hệ phong phú và bí ẩn giữa con người và thế giới xung quanh, thì con người
giai cấp được bổ sung bằng con người nhân loại. Sau năm 1975, con người
tự nhiên, con người tâm linh được đề cập đến nhiều hơn trong văn học. Ví dụ
các tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Đùa của tạo
hoá của Phạm Thị Hoài, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh...
13


Sự nhận thức lại con người trong quan niệm nghệ thuật tất yếu sẽ dẫn
đến những thay đổi trong thế giới nhân vật của các nhà văn sau 1975. Trong
văn xuôi trước năm 1975, các nhân vật được nhận diện theo lập trường cách
mạng, có thể dễ dàng xếp họ vào các nhân vật chính diện hay phản diện, tích
cực hay tiêu cực. Các nhân vật lại được khuôn vào những khung hình của
tầng lớp xã hội – giai cấp. Hệ thống nhân vật được phân chia theo tầng lớp
nghề nghiệp, vị trí xã hội hoặc lứa tuổi (nông dân, công nhân, trí thức, người
mẹ, người phụ nữ...). Văn học thời kỳ đổi mới, khi đã vượt qua giới hạn chật
hẹp và cứng nhắc của cái nhìn con người và thể hiện nhân vật như trên, đã
mở ra sự đa dạng, phong phú dường như vô tận trong thế giới nhân vật. Rất
khó có thể đưa ra một bản phân loại hay liệt kê nào đó có khả năng bao quát
được thế giới nhân vật trong văn xuôi hiện nay. Nhưng có thể dẽ dàng nhận
ra khá nhiều loại nhân vật mới, vốn chưa có hoặc ít có trong văn học trước
năm 1975: con người tâm linh, con người bi kịch, con người cô đơn, con
người tha hóa, con người đa sự, nhiều ưu tư, con người nhân loại... Đó chỉ là

một vài kiểu loại nhân vật được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau
trong văn xuôi đương đại. Nếu như trước đây, khắc hoạ tính cách điển hình
theo quan niệm điển hình hoá của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là
mục tiêu hướng tới của các nhà văn trong xây dựng nhân vật thì nay nhân vật
không còn lệ thuộc vào chức năng thể hiện tính cách, nhà văn có quyền lựa
chọn và sáng tạo tự do đối với nhân vật của mình.
“Văn học sau 1975 ngày càng đi tới một quan niệm trọn vẹn và sâu sắc
hơn về con người mà nền tảng triết học và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy
là tư tưởng nhân bản. Con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng khám
phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời cũng là điểm
quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện mà biến cố
lịch sử” [47].

14


1.2.

Quan niệm nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

1.2.1. Cái nhìn độc đáo về con người
1.2.1.1. Con người nhỏ bé, cô đơn
Con người trong văn học hôm nay được nhìn nhận và đánh giá trong
mối quan hệ đa chiều, với đầy đủ mọi góc cạnh và sự phong phú phức tạp
của nó. Con người nhỏ bé, cô đơn là kết quả của sự tự ý thức của con người
cá nhân cá thể trong hoàn cảnh xã hội, sự cảm thấy của nhân vật trong khi
đối diện với cuộc đời mênh mông rộng lớn và đầy bất hạnh khổ đau. Không
phải đến Nguyễn Ngọc Tư thì con người nhỏ bé, cô đơn mới xuất hiện trong
văn học. Con người nhỏ bé, cô đơn, xuất hiện trong văn học phương Tây từ
trong các sáng tác của Sêkhốp, Puskin, Gôgôn..., trong văn học Việt Nam từ

thời trung đại với các sáng tác của Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị
Điểm... Tuy nhiên, quan niệm về con người nhỏ bé, cô đơn trong mỗi thời
đại, mỗi quốc gia dân tộc có sự khác nhau, và dĩ nhiên trong mỗi nhà văn
cũng vậy.
Nguyễn Ngọc Tư từng nói: “Trong cõi văn chương, tôi là đứa cực kỳ
cô đơn. Nên tôi rất dễ dàng để nhân vật của mình sống trong cô đơn tận
cùng, trong hoang hoải, chán chường. Tôi cũng như những con người trong
Cánh đồng bất tận, sống giữa nhiều người, sống giữa cộng đồng, sống giữa
biển người nhưng có cảm giác như bị bỏ rơi...” [44]. Không chỉ trong Cánh
đồng bất tận mà hầu hết những nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
đều là những con người nhỏ bé, cô đơn. Họ là những người nghệ sỹ hoá thân
vào nhân vật trên sân khấu nhưng đêm về lại khắc khoải nỗi cô đơn thân
phận như Đào Hồng, ông Chín (Cuối mùa nhan sắc), chị Diệu (Làm má đâu
có dễ), San (Bởi yêu thương); những người đàn ông có tuổi cô đơn như ông
Hai (Cái nhìn khắc khoải), ông Sáu (Biển người mênh mông); những cô gái
có chút nhan sắc, khi về già vẫn một mình cô đơn như dì Thấm (Mối tình
năm cũ), Điệp (Bởi yêu thương), chị Hảo (Hiu hiu gió bấc); đặc biệt, cả
những đứa trẻ cũng thấm thía và đau khổ bởi nỗi cô đơn, lẻ loi của kiếp
15


người (như hai chị em Điền và Nương trong Cánh đồng bất tận, thằng Sói và
“Em” trong truyện Ấu thơ tươi đẹp, thằng Củi trong truyện Sầu trên đỉnh
Puvan, nhân vật “Em” trong truyện Gió lẻ). Truyện ngắn Gió lẻ là một khám
phá tận cùng nỗi cô đơn của con người.
Nguyễn Ngọc Tư cũng như các tác giả khác khi viết về vùng đồng
bằng Nam Bộ, chú ý đến những con người bình thường trong xã hội, song
chị vẫn có một cách tiếp cận khác xuất phát từ quan niệm con người cô đơn,
bé nhỏ. Như tác giả Vũ Long nói: “Câu chuyện của chị cho ta một cái nhìn, ở
một góc độ khác về những con người bình dân trong xã hội cũng là lúc tôi

ngỡ là câu chuyện thời xa xưa, chính xác hơn là một chút ngỡ ngàng, bây giờ
mà cũng có những mảnh đời vậy”. Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, con
người cảm thấy nhỏ bé, cô đơn bởi vì nhiều nguyên nhân: vì cuộc sống
nghèo khổ, quanh năm làm lụng vất vả nhưng không đủ ăn, không đủ để cất
dựng nổi một mái nhà; vì con người lưu lạc, trôi nổi nay đây mai đó giữa
cuộc đời mênh mông rộng lớn; vì thấy thân phận tủi nhục và bế tắc; hay vì
lòng người bạc bẽo, đổi thay. Có lúc họ cũng có những mơ ước, khát khao về
cuộc sống no đủ, tình yêu, hạnh phúc, và một mái ấm gia đình, khao khát
làm vợ, làm mẹ, nhưng ước mơ mãi mãi vẫn chỉ là mơ ước. Họ rơi vào sự lạc
lõng cô đơn, sự nhàm chán và cô độc giữa cuộc đời mà không cách gì thoát
ra được.
Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta bắt gặp một thế giới
nhân vật là những con người nghèo khổ, họ ở tận cùng của xã hội. Họ quanh
năm làm lụng vất vả mệt nhọc nhưng cũng không đủ ăn, không đủ sống. Như
người đàn ông làm nghề nuôi vịt chạy đồng trong truyện Cái nhìn khắc
khoải, sống một mình, không nhà cửa, không người thân. Người đàn ông đến
cái tuổi đáng lẽ ra phải được sum họp quây quần với con cháu, nhưng ông
vẫn cô độc, chỉ có con vịt xiêm tên Cộc làm bạn, hơn thế nữa, ông coi nó như
con, như người bạn tâm tình tri kỷ. Ông chăm sóc, vuốt ve, nói chuyện với
nó như với người. Vì cái nghèo nên con người ta đã cô đơn lại càng trở nên
16


cô độc hơn: “Nghề nuôi vịt mà, nghèo, lang thang, đeo mang người nữa,
không đành” [89, 51]. Nghèo mà không cưới được người thương: “thằng Hết
được, hiền, giỏi giang, chịu khó lại hiếu thảo. Nhưng nó nghèo quá, thân sơ
thất sở không một cục đất chọi chim...” [89, 31]. Những nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đều là những con người nghèo khổ, đều có số
phận long đong, vất vả, những thân phận trôi nổi, lưu lạc, nhưng tác giả
không chủ ý miêu tả cái nghèo. Viết về cái nghèo là một đề tài không mới.

Văn học Việt Nam đã có những thành tựu khó có thể vượt qua trong việc thể
hiện cái nghèo. Không ai có thể hình dung về thân phận nghèo khổ, đói rách,
tủi cực của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng bằng việc đọc những
tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan v.v... Cũng viết về
những người nông dân nghèo khổ nhưng Nguyễn Ngọc Tư không đi vào tái
hiện cái nghèo cùng với những tình huống bi kịch, những số phận cá nhân,
mà tác giả chủ yếu làm nổi bật cách những con người đó sống và đối diện
với cái nghèo như thế nào, những suy nghĩ, tâm tư tình cảm và quan hệ của
họ với xã hội ra sao.
Miêu tả cảm thức về sự cô đơn, có lúc tác giả để cho nhân vật tự ngẫm
nghĩ và so sánh thân phận mình với những con vật, nghe sao mà chua xót,
cho thấy kiếp người thật nhỏ bé biết bao: “... hồi đó phải tao sanh ra hột gà
hột vịt còn có nghĩa hơn sanh ra con gái như mày” (Làm má đâu có dễ),
“Ngồi một mình cũng buồn, tôi phải kiếm một việc gì đó để làm để khỏi phải
mơ biến thành vịt” (nhân vật Sáng trong Một dòng xuôi mải miết), “Biết nó
hư thân như vậy, má thà sanh cái hột gà, hột vịt còn hơn” (Một mối tình). Có
lúc, tác giả đã đẩy nhân vật của mình lên đến tột đỉnh của nỗi cô đơn, khi họ
không còn biết nói tiếng người, cô đơn và nhớ con người ngay cả khi ở giữa
thế giới loài người (Cánh đồng bất tận, Gió lẻ). Có những truyện ngắn được
tác giả dẫn dắt bằng lời đề từ thể hiện nỗi đau xót, cô đơn đến da diết, riết
róng của phận người: “Ngày ngày kẹt giữa đám đông, chen chúc trên những
con đường đông nghịt người, nhiều khi tôi giật mình, trời ơi, họ kia, đồng
17


loại mình kia, sao mình lại cô đơn đến rã rời... / Lúc ấy, tôi có một cảm giác
kỳ lạ, chỉ mình trên đời này, chỉ một mình... Chẳng ai là tri âm, chẳng ai
cả...” (Biển người mênh mông). Hay lời đề từ của truyện Cái nhìn khắc
khoải: “Một ngày khác thường của tuổi hai mươi - tuổi bè bạn, tuổi vui chơi,
tôi lùa mười sáu con vịt - một trong những gia tài của má tôi - ra đồng, mưa

đầm đìa vào mùa. Tôi thường ngồi ở bờ ruộng, mắt trông chừng bầy vịt,
không cho chúng lân la đến những đám mạ muốt xanh, và da diết thèm
người, thèm được nói chuyện/ Bây giờ, quay quanh tôi bao nhiêu là người,
tôi lại thèm cảnh đồng nước vắng tanh...” [89, 48]. Có thể nói, những số phận
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là những con người sống giữa mọi
người, nhưng cô đơn khắc khoải, cô độc đến hoang hoải, chán chường.
Con người cô đơn, bé nhỏ là một cách quan niệm, lý giải của Nguyễn
Ngọc Tư về cuộc đời và con người. Trong cuộc đời thật, chị là một kẻ cô
đơn, nên trong tác phẩm, những nhân vật của chị là những mảnh đời, những
thân phận cô đơn, lạc lõng, bé nhỏ.
1.2.1.2. Con người trôi nổi, lưu lạc
Con người trôi nổi, lưu lạc là số phận của con người nhỏ bé. Lưu lạc
xảy ra như là một định mệnh khắc nghiệt, một số phận xẩy lặp của hầu hết
các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Đây cũng chính là một đặc
điểm của con người vùng đồng bằng sông nước Miền Tây, nơi nhà văn sinh
ra và lớn lên, gắn bó. Đồng thời, viết về những con người lưu lạc, sống trôi
nổi là cái duyên của nhà văn, như tâm sự của chị: “Hồi nhỏ tôi mê phim kiếm
hiệp, có mấy anh chàng hiệp khách rày đây mai đó, gặp ai yêu nấy, gặp ai
đánh nấy, tôi khoái. Hai năm gần đây, tôi thường hay đi, đi bụi, gặp tối thì
ngủ, gặp đói thì ăn. Và thời gian phần nhiều trên những chiếc xe đò, tôi nghĩ
về một câu chuyện về cuộc đi bất tận của những người không tên tuổi...”
[14]. Không phải đến Nguyễn Ngọc Tư thì con người trôi nổi, lưu lạc mới đi
vào trong văn học. Văn chương của các tác giả đồng hương với chị như Mạc
Can, Nguyễn Ngọc Thuần, và trước đó nữa là Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam,
18


Đoàn Giỏi, đều bàng bạc cảm thức về con người lưu lạc. Nhưng chỉ đến
Nguyễn Ngọc Tư thì con người lưu lạc mới được thể hiện một cách đậm đặc
và day dứt tâm can người đọc, làm thức dậy những ám ảnh về thân phận con

người.
Tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có biết bao con người sống lưu
lạc, trôi nổi từ nơi này qua nơi khác. Họ làm những nghề trôi nổi, sống nay
đây mai đó như nghề nuôi vịt chạy đồng, lênh đênh trên những dòng sông,
nghề bán hàng rong, bán vé số, nghề buôn bán chợ nổi, nghề theo gánh hát,
người nghệ sỹ theo đoàn cải lương biểu diễn di động... Con người lưu lạc,
trôi nổi trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có thể vì nhiều nguyên nhân
khác nhau như do để lạc mất nhau, do trốn chạy chính mình (Cánh đồng bất
tận, Duyên phận so le, Cái nhìn khắc khoải), bỏ đi và kiếm tìm người thân
(Cải ơi, Biển người mênh mông, Nhớ sông, Dòng nhớ), do chạy theo những
đam mê tình yêu và ca hát, cái đẹp (Bởi yêu thương, Cuối mùa nhan sắc,
Một mối tình, Sầu trên đỉnh PuVan)... Dường như trôi nổi, lưu lạc là cách
sống của những con người này. Quan niệm con người trôi nổi, lưu lạc, nên
không gian trong truyện Nguyễn Ngọc Tư hầu hết là không gian rộng lớn của
những cánh đồng, dòng sông. Cánh đồng ở đây chính là “cánh đồng cuộc
đời”, là cõi nhân gian bất tận những vui buồn, hạnh phúc và hi vọng của kiếp
người. Dòng sông ở đây cũng chính là một biểu tượng cho cuộc đời rộng lớn
như thế, trong đó con người thì càng trôi nổi, lưu lạc lại càng cô đơn, bé nhỏ.
Ba cha con trong truyện Cánh đồng bất tận sống cuộc đời du cư, lênh
đênh nay đây mai đó trên những dòng sông, khắp các cánh đồng. Nơi họ đến
là những nơi không có dấu chân người, những cánh đồng khô bang dưới
nắng, “mùa du mục của chúng tôi kéo dài liên tục từ mùa mưa sang mùa
nắng rồi lại mưa” [89, 175]. Những con người này sống lưu lạc không phải
chỉ do yêu cầu của nghề nuôi vị chạy đồng, mà nguyên nhân chính là do họ
trốn chạy quá khứ, trốn khỏi những dấu tích mà người vợ bội bạc gây ra, hay
chạy trốn con người: “Đàn vịt đưa chúng tôi đi hết cánh đồng này đến cánh
19


đồng khác. Đôi khi không hẳn vì cuộc sống, chúng là vì cớ để chúng tôi sống

đời du mục, tới những chỗ vắng người. Ở đó ít ai phát hiện ra sự khác thường
của gia đình tôi, và ít hỏi cái câu “Má mấy đứa nhỏ đâu?” [89, 173]. Cũng có
lần hai đứa trẻ tưởng sẽ chấm dứt được cảnh lưu lạc đó bằng mối tình giữa
người cha và người đàn bà ở xóm Bàu Sen. Nhưng rồi họ lại trượt dài theo
những dòng sông, triền miên, vô định, họ không phân biệt được “chúng tôi
bỏ đi hay chạy trốn”. Hai đứa trẻ không hề biết rằng, chính trong những dặm
đường lưu lạc đó, tâm hồn chúng đã lưu lạc, đánh mất sự bình thường từ lúc
nào. Trong tác phẩm, không chỉ ba cha con họ, mà tất cả những con người
trong truyện đều là những kiếp sống lưu lạc, mỗi người chỉ dạt vào câu
chuyện một chốc lát, nhiệt thành thể hiện khát vọng sống mạnh mẽ bằng sự
chấp nhận và đánh đổi, rồi lại trôi dạt đến một phương trời khác. Chỉ một
chút đó thôi, họ cũng kịp vẽ lên trong hình dung của người đọc một vấn đề
nhân sinh nhức nhối. Truyện được gắn kết bằng những phiến đoạn tâm lý,
trong đó, mỗi phiến đoạn là một sân ga ghi dấu nỗi xót xa tê tái mà con tàu
thời gian chỉ dừng đủ cho một thân phận tấp vào trong tấp tểnh hi vọng, để
rồi khi họ vừa kịp nhận ra đó không phải là “bến đợi” thì tàu đã lăn bánh.
Nguyễn Ngọc Tư đã rất nhiều lần để cho nhân vật của mình lạc mất cả
loài người, đến mức họ quên mất cả tiếng người, nhớ con người ngay cả khi
ở gần con người (Cánh đồng bất tận, Gió lẻ). Hai chị em Nương và Điền
trong Cánh đồng bất tận vì theo cha sống trôi nổi, lênh đênh hết mùa này
qua mùa khác, chỉ toàn đến những nơi không có bóng người. Ngay cả người
mà hằng ngày vẫn gần gũi với các em nhất là người cha thì đôi lúc “hơi khác
con người” vì lạnh lùng và tàn nhẫn quá mức. Chính vì vậy mà họ có những
cảm xúc khác thường: “... nhiều lúc tôi hơi nhớ con - người. Họ ở trong cái
xóm nhỏ kia, chỉ cách chỗ chúng tôi dựng trại vài ba công đất. Họ lúc nhúc
trên thị trấn kia, [...]. Và họ ở gần ngay đây, họ vừa gặt lúa vừa nói chuyện
tục tĩu rồi cười vang bên bầy vịt đang rúc rích tìm thức ăn, nhưng tôi vẫn
nhớ...” [89, 177].
20



Truyện ngắn Gió lẻ cũng là một biểu hiện của quan niệm con người
lưu lạc, không tên không tuổi. Nhân vật cô gái lưu lạc giữa dòng người, chạy
trốn khỏi quá khứ, chạy trốn khỏi con người. Cũng như hai chị em Nương và
Điền trong Cánh đồng bất tận quên mất tiếng nói con người, chỉ biết nghe
những âm thanh xôn xao của lá và tiếng của vịt, cô gái ở đây cũng để lạc mất
tiếng nói con người: “Tiếng nói của con vật không dùng để làm tổn thương
nhau, em nghĩ. [...] em nói theo tiếng của chim” [91, 147]. Trong hành trình
trôi dạt, không nơi nào là đích đến, cô gặp hai kẻ đồng hành kém may mắn
khác, họ dần dần tìm lại tiếng nói người cho cô. Nhưng rồi cô nhận ra mình
mãi mãi đã bị chối bỏ hoàn toàn, không thể hoà nhập được với thế giới loài
người, khoảng cách với thế giới người ngày càng xa vời vợi đối với cô.
Con người trôi nổi, lưu lạc xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc
Tư là một cách cắt nghĩa, lý giải về con người của nhà văn. Đối với Nguyễn
Ngọc Tư, con người thật nhỏ bé, cuộc đời của họ mông lung, vô định, trôi
nổi, lạc loài, nhưng họ luôn luôn tìm kiếm và khát khao hạnh phúc, không
nguôi nuôi dưỡng những ước mơ và khát vọng. Những trang văn viết về con
người như vậy thẫm đẫm xót thương, khơi gợi những suy nghĩ về kiếp người,
mang đậm tính nhân văn cao cả.
1.2.1.3. Con người với những ước mơ, khát vọng
Một điều dễ nhận thấy trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là sự vươn
tới những ước mơ và khát vọng của những con người nhỏ bé, bất hạnh. Cuộc
sống dù có nghèo đói, khó khăn vất vả, hay số phận nhiều trắc trở, éo le, dù ở
trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhân vật Nguyễn Ngọc Tư cũng toát lên những
niềm ước mơ và khát vọng tốt đẹp: khao khát được lấy người mình yêu
thương, được làm mẹ, làm vợ, khao khát cuộc sống sum họp, đoàn tụ của
mái ấm gia đình, sự đùm bọc, yêu thương nhau của tình làng nghĩa xóm, tình
đồng loại, hay là khát khao chinh phục cái đẹp, khát vọng dâng hiến, phục vụ
nghệ thuật...
21



Không thể phủ nhận rằng con người ai cũng muốn mình có được hạnh
phúc. Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư cũng “khắc khoải” tìm kiếm hạnh phúc
cho mình. Đọc văn của chị, ta bắt gặp những cô gái mang trong mình một
trái tim khao khát yêu thương và được yêu thương, khao khát được làm vợ,
làm mẹ, khao khát một mái ấm gia đình dù bình thường nhưng hạnh phúc:
“Buổi sáng chở mớ rau vườn ra chợ, mua ít thức ăn mang về nấu bữa cơm
trưa, chiều phụ chồng mần cỏ rẫy, chạng vạng chờ chồng từ ngoài đìa vác
một mớ bông súng bước vô nhà... Và để được nghe con trai mình nói với
mình những câu chuyện chỉ để dàng nói cho má nó nghe thôi”, “thử thương
tôi đi, tôi sẽ giúp thằng Bầu nấu cơm, vá áo, giúp anh lau ống khói, châm dầu
cái đèn chong nhỏ, giữ cho ngọn lửa suốt đêm ngày le lói đỏ như giữ vạn
truyền thống nhà mình đã trăm năm nay” (Một mối tình). Những người đàn
ông cũng luôn “khắc khoải” trên hành trình tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc:
“Con Cộc mổ vô ống quyển ông, rồi nhóng cần cổ dòm ông lom lom, có phải
ông chờ bà đó quay lại không? Ông nhìn lên ngọn tràm và thấy mấy cái bông
vàng như vấy con sâu rọm đang dịu dàng rơi xuống. Có phải chỉ cần nhìn lại
một chút, ông sẽ thấy ngọn khói bay lên không? Gió lùa lá chuối khô giống
hệt bước chân ai vây. Ông mắc ngoài nhìn...” (Cái nhìn khắc khoải). Khát
khao hạnh phúc dường như là điều luôn thường trực trong mỗi người, kể cả
những cô gái điếm, dù đã đi vào con đường lầm lạc nhưng họ vẫn luôn nghĩ
về gia đình, về chồng con: “Và Vĩnh để cô lại bên mình rất lâu, chỉ vì cô
luôn nấn ná chờ hết chương trình xem phim mới chịu trút áo xuống trước
mặt anh, đôi nam nữ trong bộ phim Hàn đã đến được với nhau, cô vui, nhưng
khi họ gặp trắc trở, nước mắt cô tràn trụa, cô còn buộc miệng chửi thề mỗi
khi vai ác bắt đầu bày ra âm mưu thâm độc nào đó [..] Vĩnh để cô ở lại lâu, vì
lúc gần sáng cô nhớ con, nhớ chồng thường dịch ra mép giường chênh vênh
và khóc” (Sầu trên đỉnh Puvan). Hạnh phúc không chỉ là ước muốn của
những con người bình thường, mà còn là của những con người bệnh tật (như

chú Đời trong truyện Đời như ý), hay kể cả những người vừa “chết đi sống
22


lại” (nhân vật chị Hậu trong truyện Một trái tim khô), tuy nhiên hạnh phúc
đến với họ quả thật không dễ dàng gì: “chuyện tình này chắc bỏ lửng lơ như
vậy thôi. Hậu vẫn nói cái câu, “Nhâm đâu có hiều nhiều về tôi” để thay lời từ
chối. Bởi Hậu gật đầu, hẳn nhiên hai người sẽ lấy nhau. Sau bữa tiệc nho nhở
sẽ là đêm động phòng (chớ còn gì nữa). Nhâm sẽ phát hiện Hậu có một cái
thẹo lớn trên vai. Thể nào Nhâm cũng hỏi tại sao. Mà Hậu không nghĩ ra
được câu chuyện gì để nói. Kể sự thật rằng một bữa đi qua cua Bún Bò, Hậu
bị đâm, sợ Nhâm sẽ đau. Tuần trăng mật chưa bắt đầu đã lịm buồn, dở cười
dở mếu...” [89, 153]. Hay như nhân vật hai chị em Điền trong truyện Cánh
đồng bất tận, vì sống trong một hoàn cảnh đặc biệt, thiếu tình thương, nên
tình cảm của các em rất đáng thương. Không chỉ khao khát một cuộc sống
bình thường như những gia đình khác, có cha có mẹ, “có... ông nội để
thương”, các em được cắp sách đến trường, mà còn là niềm khao khát đến
cháy bỏng được sống giữa tình người, tình đồng loại. Điều đó được thể hiện
bằng việc tác giả đã để cho hai chị em học cách yêu thương loài vịt, nghe và
hiểu tiếng của vịt, nói chuyện với vịt như với người, và tràn ngập là một nỗi
nhớ con - người, nhớ đồng loại...
Có thể nói, trên mỗi trang văn của Nguyễn Ngọc Tư luôn thổn thức
những nỗi khát vọng, những ước mơ, kiếm tìm không mệt mỏi. Nhân vật
Nguyễn Ngọc Tư, từ những người đã một đời long đong lận đận cho đến
những đứa trẻ đang chập chững bước vào đời, từ những người bình thường
cho đến những người chẳng may bệnh tật, tất cả họ đều luôn tìm cách vươn
tới hạnh phúc, khát khao một mái ấm gia đình hay sự ấm áp của tình đời, tình
người. Trên hành trình tìm kiếm và vươn tới những niềm khát vọng ấy, có
lúc họ vấp phải những đấu tranh, giằng xé, những đau đớn, thậm chí phải trả
giá và đánh đổi. Nhưng dù ở trong hoàn cảnh nào, niềm khát khao ấy cũng là

sức mạnh nâng đỡ họ đứng lên và tiếp tục sống. Đó cũng chính là phẩm chất
tâm hồn đáng quý của các nhân vật Nguyễn Ngọc Tư, là điểm dễ gây sự
đồng cảm, lòng yêu mến hay xót xa, day dứt trước những số phận con người.
23


Tuy nhiên, nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư nhiều khi chỉ dừng lại ở sự khao
khát mà không có những hành động để đạt được những niềm mong ước đó.
Vì vậy, văn Nguyễn Ngọc Tư là trang văn của những nỗi niềm, nỗi đau, là
thế giới tâm hồn, nội tâm của nhân vật. Mỗi truyện ngắn như một lời tâm sự
chân thành mà thấm thía, khơi gợi suy nghĩ của người đọc và có sức lay động
sâu xa.
1.2.2. Quan niệm về nghề văn
Bạn đọc biết đến nhà văn Nguyễn Ngọc Tư qua những tác phẩm đầu
tay như Ngọn đèn không tắt, Ngổn ngang, Chuyện của Điệp... nhưng phải
đến Cánh đồng bất tận thì phong cách của chị mới thực sự nổi đình nổi đám.
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của miệt vườn, nhà văn của đồng bằng sông
nước Nam Bộ, của mảnh đất Cà Mau yêu thương, nhiều tình nghĩa. Chị được
đánh giá là “Nhà văn của xóm rau bèo”, là “Đặc sản Miền Nam”, “Quả sầu
riêng của trời”. Sự việc Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Cà Mau phê phán và kiểm
điểm tác giả của Cánh đồng bất tận quả là một “tai nạn nghề nghiệp” đối với
Nguyễn Ngọc Tư. Lý do chị bị lãnh đạo tỉnh phê phán, cũng như những nhận
xét không đồng tình từ phía người đọc là: “Câu chuyện về mối quan hệ gia
đình, cha con trong truyện phản ánh không đúng cuộc sống, tâm tư người
dân Cà Mau. Cả những tội ác trong truyện cũng rất hoang đường” (anh Vũ
Bình Lương, Phó phòng bảo vệ chính trị Công an tỉnh Cà Mau), “Cần phải
có thực tiễn cuộc sống, cái đẹp, cái tốt, mà xã hội đang xây dựng và phát
triển. Tất nhiên, cần phê phán cái chưa tốt, nhưng phải đúng hiện thực và có
định hướng cho con người đến cái chân - thiện - mỹ” (Ban truyên giáo tỉnh
uỷ Cà Mau). Đối với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, đây là một sự việc mà cô

hoàn toàn không ngờ tới. Dù đau nhưng cô vẫn đứng vững và đã chứng tỏ
mình thực sự là một cây bút đầy bản lĩnh.
Nguyễn Ngọc Tư sáng tác nhiều về nông thôn, nhân vật của chị là
những người lao động nghèo, những thân phận trôi dạt. Văn của chị phần lớn
là những khoảng tối của nông thôn mà ít có những khoảng sáng, những biến
24


đổi và cái mới. Về vấn đề này, để trả lời cho câu hỏi tại sao, chị nói: “Trong
không gian tưởng tượng của tôi, thế giới mà tôi hình dung ra, cho đến bây
giờ chỉ là những nhân vật đó, những số phận đó” [21]. Ở một nơi khác chị
cũng nói: “Tôi nghĩ nếu nói tới hạnh phúc, sự vui vẻ, không ai thấy bối rối,
người ta sẽ hiểu và cảm nhận ngay những điều đó. Đơn giản như ta ngoác
miệng ra cười ha ha ha. Chỉ có buồn, nỗi đau, người ta mới cần văn chương
chạm tới” [96].
Chị là nhà văn rất coi trọng cảm xúc trong mỗi trang viết của mình.
Đối với chị, cảm xúc là chất kết dính trong toàn bộ sáng tác chứ không cần
đến bất kỳ một công thức hay kỹ thuật nào khác. Chị nói một cách ví von:
“những cái bánh tôi làm trong lúc ngẫu hứng có lúc mặn lúc ngọt, lại khiến
tôi hứng khởi hơn là cứ nhào nặn theo một thứ công thức nào đó”.
Viết văn là phải luôn tìm ra được cái mới, nhà văn luôn phải tự làm
mới mình. Điều này thì ai đã từng cầm bút và có trách nhiệm với nghề đều ý
thức được. Nhưng làm mới bằng cách nào là một câu hỏi không dễ và không
phải ai cũng làm được. Nguyễn Ngọc Tư là người luôn suy nghĩ nghiêm túc
và trăn trở với ngòi bút của mình. Đối với chị, nhà văn không phải cứ nhất
định giữ cho mình suốt đời một phong cách. Chị là người luôn tự thách thức
mình để tìm ra những hướng đi mới, vượt qua những giới hạn mới chứ không
bao giờ chịu giẫm chân một chỗ. Mặc dù mảnh đất và con người Miền nam
đối với chị là một đề tài khai thác mãi không thôi, dù nó đã đưa lại cho chị
nhiều thành công nhưng chị vẫn không chán “bóc tách mãi về miền quê của

mình”, chị vẫn “có cảm giác mình chỉ chạm tới lớp ngoài của mảnh đất này”
mà thôi [43]. Nhưng chị vẫn luôn tìm tòi, trăn trở để đưa đến cho bạn đọc
những tác phẩm hay và hấp dẫn. Chị nói: “Tôi nghĩ đến một giai đoạn nào đó
người ta cũng phải thay đổi, có lẽ đó cũng là quy luật tự nhiên thôi. Ai tự tô
vẽ cho văn chương một sự màu mè quá đáng, giả tạo thì người đọc nhận ra
ngay” (theo Thể thao và Văn hoá, “Nguyễn Ngọc Tư: Văn học trẻ chưa có xu
hướng riêng”). Ở một nơi khác chị cũng nói: “Tôi muốn tuỳ nghi, sống và
25


×