Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Thiết kế thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 127 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Phân môn Tập làm văn đóng một vai trò quan trọng trong chương
trình Tiếng Việt ở tiểu học. Đây là một phân môn có tính chất thực hành toàn
diện, tổng hợp và sáng tạo. Nó là kết quả của nhiều phân môn Tiếng Việt hợp
lại, do đó nó huy động vốn kiến thức nhiều mặt, sử dụng nhiều loại kĩ năng để
hình thành một năng lực mới. Có thể khẳng định rằng, kết quả học tập môn
Tiếng Việt của học sinh tiểu học được thể hiện phần lớn thông qua phân môn
Tập làm văn.
Phân môn Tập làm văn ở tiểu học được thể hiện qua nhiều kiểu bài như:
Viết lời đối thoại, quan sát tranh trả lời câu hỏi, nghe kể chuyện trả lời câu hỏi,
miêu tả, kể chuyện, tường thuật, tranh luận, thuyết trình… Trong đó văn miêu tả
chiếm một vị trí lớn về thời lượng và đóng một vai trò quan trọng đối với sự
phát triển năng lực của học sinh. Văn miêu tả là loại văn giàu những cảm xúc,
những rung động, những nhận xét tinh tế, dồi dào sức sáng tạo giúp học sinh thể
hiện được sự hiểu biết của mình về cuộc sống xung quanh, bồi dưỡng cho học
sinh óc quan sát tinh tế, nhạy cảm cũng như vốn sống và tâm hồn.
1.2. Trong xu hướng thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học,
phân môn TLV nói chung và thể loại VMT nói riêng đã thay đổi theo hướng
coi trọng việc thực hành của học sinh (HS). Điều đó được thể hiện ở sự thay
đổi hình thức cũng như phương pháp giảng dạy nhằm tích cực hoá hoạt động
của HS. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, có rất nhiều tài liệu về cách dạy, cách
học thể loại VMT ra đời. Tuy nhiên, đa số các tài liệu chỉ nghiên cứu về
chương trình giảng dạy, hướng dẫn phương pháp giảng dạy cho giáo viên
(GV), đặc biệt là các sách tham khảo sưu tầm các bài văn mẫu của HS. Tư
liệu về hình ảnh, âm thanh và đặc biệt là các đoạn phim nhằm đáp ứng yêu
cầu của kĩ năng quan sát, một trong những kĩ năng có vai trò hết sức quan



2

trọng trong VMT, là rất ít. Điều đó dẫn đến bài VMT của HS Tiểu học vẫn
còn chung chung, khuôn sáo, không thấy được cái mới, cái riêng, cái độc đáo
của chính các em khi miêu tả.
1.3. Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật,
việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy và học là một điều tất
yếu. Những sản phẩm của máy tính là phương tiện đa truyền thông có đầy đủ
trực quan và công cụ thiết lập các ý tưởng giáo dục để đưa vào sử dụng. Bên
cạnh những phần mềm, bài giảng giáo án điện tử, một thư viện điện tử có thể
chứa đựng rất nhiều tài liệu về chương trình, phương pháp giảng dạy, những
tác phẩm văn học thiếu nhi và đặc biệt là các tư liệu về hình ảnh, âm thanh và
đoạn phim phục vụ việc đổi mới giảng dạy cho thể loại VMT là hết sức cần
thiết.
Xuất phát từ những lí do trên, người viết đã lựa chọn đề tài:“Thiết kế
Thư viện điện tử hỗ trợ dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5” với
mong muốn giúp GV rèn luyện kĩ năng viết VMT cho HS lớp 4,5 trong phân
môn TLV. Đề tài bao gồm một hệ thống các tài liệu về chương trình, phương
pháp giảng dạy, các tư liệu về các hình ảnh, âm thanh, đoạn phim và các trích
đoạn trong các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi thiết kế dưới dạng một
thư viện điện tử dựa vào phần mềm Dreamweaver 9.0 – phần mềm thiết kế
Web – để làm tăng hiệu quả sử dụng và đáp ứng các yêu cầu của việc đổi mới
dạy và học thể loại văn VMT trong phân môn TLV.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được một thư viện điện tử chứa đựng tư liệu về các hình ảnh,
âm thanh, đoạn phim và các trích đoạn trong các tác phẩm văn học thiếu nhi,
bài giảng điện tử nhằm hỗ trợ cho quá trình dạy học văn miêu tả, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn cho HS lớp 4,5.



3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học VMT ở lớp 4,5.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Cấu trúc và nội dung của Thư viện điện tử hỗ trợ dạy học văn miêu tả
cho học sinh lớp 4, 5.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài Thiết kế thư viện điện tử hỗ trợ dạy học văn miêu tả cho học
sinh lớp 4, 5 dựa trên các phần mềm Dreamweaver 9.0, Corel VideoStudio
Pro X3 và Adobe Flash Professional CS5.
- Đề tài giới hạn phạm vi nội dung ở các loại bài: tả cây cối trong
chương trình VMT lớp 4, tả cảnh trong chương trình VMT lớp 5.
- Đề tài tập trung khảo sát thực trạng và thử nghiệm ở các trường tiểu
học thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu Thư viện điện tử được xây dựng phù hợp với mục đích và yêu cầu
của nội dung chương trình VMT ở lớp 4,5 thì sẽ nâng cao chất lượng dạy và
học thể loại VMT cho HS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học VMT cho HS lớp 4,5
5.2. Nghiên cứu thực trạng về chất lượng dạy học VMT cho HS lớp 4,5
5.3. Thiết kế Thư viện điện tử hỗ trợ dạy học văn miêu tả cho HS lớp
4, 5 và kiểm chứng tính hiệu quả của việc thiết kế thư viện điện tử nhằm nâng
cao chất lượng dạy học VMT cho HS lớp 4,5 thông qua thử nghiệm sư phạm.
6. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là:



4

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Để có cơ sở lí luận về đề tài này chúng tôi đã tiến hành đọc, phân tích
một số tài liệu nhằm xác lập cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp An két: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra để thu được
những thông tin về thực trạng dạy học văn miêu tả ở Tiểu học.
6.2.2. Điều tra quan sát: Dự giờ các tiết dạy Tập làm văn miêu tả để
quan sát hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
6.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu một số bài văn
miêu tả của học sinh.
6.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm xác định hiệu quả và
độ tin cậy của việc vận dụng phương pháp đặc tả vào văn miêu tả.
6.3. Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lí số liệu trong quá
trình nghiên cứu.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương :
• Chương 1 : Cơ sở lí luận của đề tài
• Chương 2 : Thực trạng của việc dạy học VMT ở lớp 4,5
• Chương 3 : Thiết kế thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học VMT cho
HS lớp 4, 5


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong phân môn TLV, thể loại VMT rất được chú trọng, chiếm một
thời lượng dạy học rất lớn trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Với
tầm quan trọng như thế, nhiều nhà giáo dục đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm tòi
những phương pháp dạy TLV, nhằm bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo
viên.
1.1.1. Tài liệu nghiên cứu về phương pháp dạy học Tiếng Việt và dạy
học văn miêu tả
Theo hướng nghiên cứu về đặc điểm và cách giảng dạy văn miêu tả ở
trường tiểu học, có Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
(tập 1) của Lê Phương Nga – Đỗ Xuân Thảo – Lê Hữu Tỉnh (1995), Giáo
trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 của Lê Phương Nga – Nguyễn Trí
(2006), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học thuộc Dự án phát triển
giáo viên Tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Dạy văn cho học sinh
Tiểu học của Hoàng Hòa Bình (1999), Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học
của Nguyễn Trí (2000)…
Theo hướng nghiên cứu khảo sát kỹ năng và hướng dẫn HS viết VMT
có: “Vài suy nghĩ về vấn đề rèn kĩ năng viết cho học sinh” của tác giả Trần
Thị Thìn (1995), “Về khả năng liên tưởng và tưởng tượng của học sinh tiểu
học trong làm văn miêu tả” của Chu Thị Phương (1994), Một số kinh nghiệm
viết văn miêu tả của nhà văn Tô Hoài (1997), Văn miêu tả và kể chuyện của
Vũ Tú Nam – Phạm Hổ – Bùi Hiển – Nguyễn Quang Sáng (1999), Trò
chuyện về cách làm văn miêu tả và văn kể chuyện của nhà văn Bùi Hiển
(1999). Đặc biệt, có một số sách hướng sâu vào việc bồi dưỡng cách làm một
bài văn miêu tả cho học sinh như Tiếng Việt trong nhà trường của Viện ngôn


6

ngữ học (1999). Bồi dưỡng văn tiểu học (2000) của Nguyễn Trí, Nguyễn
Trong Hoàn; Bài tập luyện viết văn miêu tả ở Tiểu học của nhà xuất bản Giáo

Dục (2002) …,
Có thể thấy tài liệu về cách dạy, cách học về thể loại văn miêu tả trong
trường Tiểu học tương đối nhiều. Qua các tài liệu trên, giáo viên được trang
bị về kiến thức, kĩ năng để có thể truyền đạt cũng như rèn luyện kĩ năng làm
văn cho học sinh theo những phương pháp phù hợp. Tuy nghiên, đa số các tài
liệu chỉ nghiên cứu về cách dạy, hướng dẫn phương pháp giảng dạy cho giáo
viên nhằm giúp các em học sinh có thể làm một bài văn đạt yêu cầu, mà rất ít
tư liệu phân tích về các đối tượng miêu tả trong chương trình VMT nhằm
cung cấp về nội dung miêu tả, vốn kiến thức, vốn sống, hỗ trợ việc rèn kỹ
năng quan sát để nhận thức, cảm nhận về đối tượng miêu tả.
1.1.2. Tài liệu nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học
Thực hiện quá trình đổi mới phương pháp dạy học, việc thiết kế bài
giảng điện tử (BGĐT) vào trong các tiết học TLV để giúp HS tăng cường kĩ
năng quan sát, cảm nhận hình ảnh, âm thanh của các đối tượng miêu tả đã
được đề cập trong nhiều tài liệu, giáo trình nghiên cứu. Ngoài ra, hưởng ứng
cuộc vận động của bộ Giáo dục và Đào tạo “Ứng dụng công nghệ thông tin
trong các hoạt động của nhà trường, nhất là ứng dụng trong giảng dạy, học
tập và quản lí giáo dục”, các sản phẩm, phần mềm phục vụ cho việc dạy –
học ngày càng nhiều. Tuy nhiên, các sản phẩm này vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu ngày càng lớn và càng cao của giáo dục, nhất là các phần mềm hỗ trợ
việc dạy học VMT rất ít, đặc biệt chưa có thư viện điện tử nào hỗ trợ việc dạy
học VMT lớp 4,5. Có thể kể đến một số sản phẩm, phần mềm đang lưu hành
ngoài thị trường như : Em học tốt Tiếng Việt do Nhóm phát triển phần mềm
sinh viên học sinh SSDG thực hiện, Gu Gu học Tiếng Việt của trường Ngoại
ngữ và Tin học Inforward School … Tuy nhiên, các sản phẩm này còn hạn


7

chế về số lượng, nội dung và hình thức. Phần mềm Gu Gu chỉ thực hiện ở lớp

1 và lớp 2, chưa có phiên bản ở các lớp 3,4,5. Phần mềm Em học tốt mặc dù
có đủ phiên bản ở tất cả các lớp tuy nhiên nội dung và hình thức còn nhiều
hạn chế.
Như vậy, chưa có một TVĐT nào chứa đầy đủ các tư liệu hình ảnh, âm
thanh, đoạn phim, những trò chơi điện tử mở rộng vốn từ cho HS cùng với
các trích đoạn trong các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi, những đoạn
văn mẫu bám sát nội dung bài học trong chương trình VMT lớp 4, 5. Vì thế,
luận văn chọn hướng nghiên cứu về “Thiết kế thư viện điện tử hỗ trợ dạy học
văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5”.
1.2. Văn miêu tả và Tập làm văn miêu tả ở lớp 4, 5
1.2.1 Khái niệm văn miêu tả
Theo sách giáo khoa Tiếng Việt 4 - tập 1, trang 140, “Miêu tả là vẽ lại
bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người
nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.” Như vậy, có thể hiểu
VMT giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vật thông
qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc của người viết, chứa
đựng tình cảm của người viết. Đây là loại văn giàu cảm xúc, đòi hòi ở người
viết khả năng quan sát tinh tế, khả năng liên tưởng và tưởng tượng phong
phú. Học VMT, học sinh có thêm điều kiện để tạo sự thống nhất giữa tư duy
và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên, với xã hội, để
khơi gợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng, đẹp đẽ, v.v..
1.2.2 Vị trí, nhiệm vụ của dạy học văn miêu tả trong chương trình
Tập làm văn ở lớp 4, 5
VMT có vị trí quan trọng trong phân môn TLV ở bậc Tiểu học. So với
các thể loại khác, VMT chiếm một tỉ lệ khá lớn về số tiết theo qui định : lớp
Bốn tiết 31/70 tiết (48,4%) ; lớp Năm tiết 46/70 tiết (69,4%). Bên cạnh đó,


8


các kiến thức cơ bản của VMT cũng đã được trang bị cho HS từ lớp 2 và lớp
3 với nhiều hình thức bài tập khác nhau.
Luyện viết VMT giúp HS rèn luyện nhiều kĩ năng như: phân tích đề, kĩ
năng quan sát thực hành tìm ý, lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng dùng từ,
đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn,… qua đó góp phần rèn luyện tư duy, phát
triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, sự liên tưởng cho các em. Để viết được bài
văn hay, HS phải cảm nhận được cái đẹp, yêu cái đẹp từ thiên nhiên rộng lớn
và cuộc sống muôn màu muôn vẻ, từ đó giúp hình thành nhân cách cho mỗi
HS.
1.2.3. Đặc điểm văn miêu tả
1.2.3.1. Văn miêu tả là thể văn sáng tác
Văn miêu tả không phải là sự sao chép, chụp lại những sự vật, sự việc,
con người một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng,
đánh giá hết sức phong phú.
Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, riêng biệt của người viết.
Nếu như miêu tả một em bé, một con mèo hay một cái cặp…mà ai cũng tả
giống nhau thì sẽ không ai thích đọc cả. Khi ta bắt gặp một đoạn văn miêu tả,
ta đọc cảm thấy rất hay và khâm phục người viết. Nhưng lần sau ta bắt gặp
cũng đoạn văn đó thi ta sẽ thấy không hay nữa. Cũng như khi ta nhớ lại những
cách miêu tả về nắng mưa : nắng to, nắng già, nắng non…thật là hay nhưng ta
chỉ dừng lại ở cách nhìn đó thì người đọc sẽ thấy bình thường, chẳng có gì
mới mẻ, hấp dẫn.
Vích-to Huy-go nhìn một bầu trời đầy sao thấy như một cánh đồng lúa
chín. Mai-a-cốp-xki thì lại thấy ngôi sao như giọt nước mắt của người da đen
đang khóc Lênin khi biết Lênin vừa qua đời. Còn I-ga-ga-rin thì lại thấy vì
sao như những hạt giống mới mà loài người bay vào vũ trụ…Cả 3 hình ảnh về
những vì sao đều rất khác nhau nhưng đều đúng đều hay và là cái mới của


9


mỗi tác giả nên tạo ra cái riêng. Nếu chỉ là sự sao chép chụp lại mà không có
cái mới, cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới cái riêng bắt đầu từ
những quan sát, miêu tả sau đó mới tiến đến cái mới, cái riêng trong tình cảm,
trong tư tưởng.
Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản cái mới mẻ
của người viết. Như vậy không có nghĩa là văn miêu tả cho phép người viết
bịa một cách tuỳ tiện, muốn nói sao thì nói, viết sao thì viết.
Khi miêu tả cái mới, cái riêng phải gắn bó chặt chẽ với cái chân thật. Thấy
đúng như thế nào thì tả như vậy. Không phải thấy con mèo rất nhỏ mà lại tả to
như cái phích được. Nhà thơ đã nói cái giả và cái thật như sau :
“Giả và thật cũng giống như 2 cái dây điện có mắc bóng điện đâu vào đấy.
Nhưng bấm một cái thì bóng điện này sáng còn bóng điện kia thì tối vì một
bên có điện (thật ) còn một bên thì không (giả) ”. Còn Phạm Hổ lại thấy có
hiện tượng đặc biệt khi ông đọc những tác phẩm văn, thơ của những tác giả
nổi tiếng “Khi người ta chân thật thì dù cái điều người ta viết ra là vô lý,
người đọc vẫn chấp nhận và vẫn thấy hay. Có gì vô lý hơn khi cha ông mình
trong lòng, trong tâm hồn cảm thấy điều ấy thật thì khi nói ra là được người
nghe tiếp nhận một cách thích thú”. Nhờ sự quan sát tinh tế của người viết
mà giúp người đọc hiểu biết rộng hơn, sâu hơn, và tinh tế hơn những cái được
tả rất thật, khi đọc nó sẽ gợi lên cho người đọc rất nhiều điều. Theo Nghệ
thuật làm văn của Vũ Ký, Hoàng Đạo đã có bài Tả hai mẹ con Hươu sao như
sau:
“Một đám mây vàng hiện ra ở Phương Đông , nằm ngang chân trời. Lá cây
nặng trĩu sương đêm nghiêng mình và bỏ những giọt nước trong vắt lốp bốp
xuống nội cỏ. Tiếng hai con chim thủ thỉ và thù thì nghe đã gần nhau lắm.
Trời đã rạng Đông


10


Dưới gốc cây trám nắng, trong bụi rậm con hươu nhỏ và gầy, chập chững
trên bốn chân còn run run và yếu ớt quá. Một con chim chích choè ý chừng
vừa mới ngủ dậy ở trên cành cao bay là là xuống đậu gần hai mẹ con hươu,
vểnh đuôi lên mấy cái nhìn tả, nhìn hữu để làm duyên rồi nói:
- Mẹ tròn con vuông chứ ? Chích !Chích! Trông nó hay đấy nhỉ!
Nhưng nó to lớn làm sao ! và lông nó thô quá , ít ỏi quá !
Hôm nọ, chị tôi cũng vừa ở cữ một lứa, những năm đứa trẻ nhỏ xíu trông xinh
lắm! Chích! Chích!
Hươu mẹ lơ đãng trả lời cô chích choè lắm điều:
- Chị nói gì kia ạ ! Xin lỗi chị, tôi không nghe chị nói gì cả!
Chích choè giương mắt nhìn Hươu, vểnh đuôi lên rồi vỗ cánh bay đi. Hươu
mẹ không để ý đến sự tức giận của chích choè cứ rúc đầu vào con mà hun hít
âu yếm.Hươu con ngơ ngác nhìn xung quanh những hình ảnh mới lạ, bên
ngoài hỗn độn in vào trong trí khôn còn non nớt. Ánh nắng lọt qua lá cây, dịu
dàng soi sáng một vùng rừng thẳm. Những cây cổ thụ dướn cao lên không,
dưới chân cây lá khô xào xạc trong gió nhẹ. Mấy cây lau chốc chốc lại khẽ
chạm đầu vào nhau như thầm thì nói chuyện riêng. Dưới nội cỏ ướt sương có
muôn vàn tiếng động rất khẽ của côn trùng. Ở trên bụi tre một con sáo sậu
cãi chí cha chí chát. Còn mấy con chim ri, mấy con chim sâu đậu chỗ này bay
chỗ kia không lúc nào yên. Xa xa như cầm nhịp, vọng đưa lại tiếng chua ngoa
của con chim thân yêu của những nơi nước độc: “Bắt cô trói cột ! Bắt cô trói
cột!”
Mọi vật trong rừng đều rung động theo một điệu sống mạnh mẽ, những con
hươu sao mới ra đời chưa cảm thông được với khúc nhạc hoà hợp, nhịp
nhàng ấy, nó chỉ biết nó khoan khoái trong người, con hươu mẹ đứng một chỗ
cho con bú, thỉnh thoảng nó mới cúi xuống liếm lông con và nói se sẽ :
- Bú đi con !Bú đi Búp. Bú đi, búp yêu dấu của mẹ ”



11

Đọc xong bài văn trên ta thấy những quan sát để miêu tả vẻ bề ngoài
của các sự vật đều hoà quyện với lòng yêu thiên nhiên nhờ đó mà tạo dược cái
bên trong, cái hồn của các sự vật. Tác giả tả hai mẹ con Hươu sao nhưng khi
đọc lên ta lại nghĩ tới những con người. Ở đây tác giả đã có sự sáng tạo, với
cách nhìn hóm hỉnh, với những quan sát tinh tế, tỉ mỉ tác giả đã thể hiện được
cuộc sống của các loài động vật thật sinh động và thật hấp dẫn.
1.2.3.2. Văn miêu tả mang tính thông báo, thẩm mỹ và chứa đựng tình
cảm của người viết
Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào trong thực tế khách quan cũng có thể
trở thành đối tượng của văn miêu tả. Nhưng không phải bất kỳ một hiện tượng
miêu tả nào cũng trở thành văn miêu tả. Văn miêu tả phải là những loại văn
giàu cảm xúc, những rung động, những nhận xét tinh tế, dồi dào sáng tạo
nhằm mục đích thông báo thẩm mỹ. Người đọc qua văn bản miêu tả nhận
thức thực tế khách quan không phải bằng con đường lý trí mà chủ yếu bằng
những cảm xúc, những rung động mạnh mẽ của tâm hồn.
Dù tả một con mèo, một con gà, một cây bàng thay lá mùa thu đến một
cánh đồng lúa chín, một cảnh nhà ga hay bến tàu…Bao giờ người viết cũng
đánh giá chúng theo một quan điểm thẩm mỹ, cũng gửi vào bài viết ít nhiều
tình cảm hay ý kiến đánh giá, bình luận của mình. Do vậy từng chi tiết của bài
văn miêu tả đều mang ấn tượng cảm xúc chủ quan. Cành thông lá liễu trong
hai câu thơ của Hồ Xuân Hương nêu trên mang rõ dấu ấn cá tính, tạo hình vừa
giàu sức sống tiềm tàng.
“Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo”
“Hồ Xuân Hương”
Trong đời sống chúng ta gặp nhiều sự vật, sự việc, con người…khác
nhau đều có thể trở thành đối tượng của việc miêu tả. Chính vì sự khác nhau



12

đó người ta chia văn miêu tả thành : tả đồ vật, tả cây cối, tả cảnh, tả người, tả
con vật…mỗi loại khi miêu tả đếu có đối tượng miêu tả là những vật gần gũi
thân thiết với đời sống con người…Trong “Tiếng mưa” Nguyễn Thị Như
Trang có đoạn “Mưa mùa xuân” tả về mưa mùa xuân :
“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ mềm mại,
rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ nối tiếp hạt kia đan xuống lá cây ổi cong mọc
lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xịt và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức
bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp trong ngày. Đất trời lại
dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây. Mưa mùa xuân đã đem lại cho
chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non.Và cây trả nghĩa
cho mưa bằng cả mùi hoa thơm, trái ngọt”
Còn Vic-to Huy-gô có đối tượng miêu tả là những cây cỏ, hoa lá, chim
muông sau trận mưa rào :
“ …Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm xong đang được mặt trời lau
ráo, lúc đó trông nó vừa tươi ráo, vừa ấm áp…khóm cây, luống cành trông
đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích choè huyên
náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dịch thân cây giẻ, bửa mỏ lách cách
trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những
đoá hoa kim hương làm cho nó sáng rực như những ngọn đèn. Quanh các
luống hoa kim hương vô số bướm chập chờn như những tia sáng lập loè của
các đoá đèn hoa ấy…”(Trích Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô)
1.2.3.3. Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình
Có thể nói đây là một đặc điểm rất nổi bật của văn miêu tả. Song hiện
nay đặc điểm quan trọng này thường chưa được làm rõ trong các tài liệu về văn
miêu tả ở nhà trường. Bài văn miêu tả của học sinh thường mờ nhạt và rất chung
chung. Đọc xong bài văn miêu tả của các em người đọc không hình dung ra



13

được sự vật , sự việc được tả như thế nào, mặc dù học sinh đã nêu ra tất cả các
chi tiết về sự vật, sự việc đó.
Đặc điểm quan trọng này của văn miêu tả đã được Góc- ki phân tích : “
Dùng từ để “ tô điểm” cho người và vật là một việc. Tả một cách sinh động cụ
thể cụ thể đến nỗi người ta muốn lấy tay sờ, như người ta muốn sờ mó các nhân
vật trong Chiến tranh và hoà bình của Lép – Tônxtôi đó là một việc khác ”
Làm nên sự sinh động tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết sống,
gây ấn tượng… tước bỏ chúng đi bài văn miêu tả sẽ trở nên mờ nhạt, vô vị. Đọc
lại bài văn khi đó chúng ta tưởng như bắt gặp nụ cười nhợt nhạt của một người
không còn sinh khí.
Khi miêu tả, chúng ta cần chú ý không nên đưa vào bài quá nhiều chi tiết
làm cho bài văn trở nên rườm rà theo kiểu liệt kê đơn điệu. Cần phải biết gạt bỏ
đi những chi tiết thừa không có sức gợi tả hay gợi cảm để làm cho bài văn miêu
tả gọn và giàu chất tạo hình. Muốn làm được điều này người viết không chỉ biết
quan sát mà phải biết quan sát có chọn lọc, thu lượm tích luỹ những kinh
nghiệm sống trong cuộc sống hàng ngày. Có như vậy bài văn mới sinh động tạo
hình và hấp dẫn người đọc.
Chúng ta hãy đọc đoạn văn miêu tả về những chú gà trong xóm của Võ
Quảng: “ Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy. Tiếng nó lanh lảnh. Tôi
biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Con gà này có bộ mã tía, cổ bạnh, mào hạt
dâu. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm. Nó thường làm tôi chú ý. Nó nhón chân bước
từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước. Nó có gan nhảy lên lưng trâu Bỉnh, nó
vỗ cánh phành phạch rồi gáy như thét vào tai trâu. Bị chó Vện đuổi, nó bỏ chạy.
Đột ngột, nó quay lại nện cho chó Vện một đá vào đầu, rồi nhảy phốc lên cổng
chuồng trâu, đứng nhìn xuống vẻ phớt lờ. Nó nổi gáy như thách thức:
- Tao không sợ ai hết !



14

Sau gà anh Bốn Linh, gà của ông Bảy Hoá gáy theo. Tiếng của nó khàn
khàn làm tôi nhớ đến tiếng rao của ông thợ hàn nồi khi đi qua xóm:
- Ai hàn nồi không?
Con gà ông Bảy Hoá hay bới bậy. Nó có bộ mã khá đẹp, lông trắng,
phao to, mỏ búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp, nhưng lại hay tán
tỉnh, láo toét. Nó đến chỗ bờ tre mời bọn gà mái theo nó để đãi giun. Bới được
con giun, nó lấy mỏ kẹp bỏ ra giữa đất, kêu tục tục mời bọn gà mái đến xơi.
Bọn này vừa xô tới nó đã nuốt chửng con giun vào bụng. Nó còn giả vờ nghểnh
cổ kêu “oắc” như phân bua: “Ủa ! Chớ con giun đâu mất rồi hè?” Bọn gà mái
tưng hửng nhưng chúng vốn dễ tính nên bỏ qua. Nó còn ra nương mổ bắp. Bị
bắt quả tang, tôi xuỵt chó cắn cho một trận. Chó vặt mất tụm lông đuôi. Một con
gà trống bị mất tụm lông đuôi trông cụt ngủn, đầu như bị chúc về đằng trước
trông buồn cười hết sức. Sau gà ông Bảy Hoá, gà bà Kiến nổi gáy theo. Nó
phóng ra ba tiếng không đều nhau éc, e, e. Gà bà Kiến là gà trống tơ, lông đen,
chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn. Tiếng nó gáy còn vướng trong cổ, chưa làm ai
mê được. Mấy lần tôi gặp nó nhảy tót lên cây rơm thật cao phóng tầm mắt nhìn
quanh như muốn mọi người hãy chú ý, nó sẽ gáy một hơi thật to, thật dài. Nó
xoè cánh, nghểnh cổ, chuẩn bị chu đáo, nhưng rốt cuộc chỉ rặn ra được ba tiếng
éc, e, e cụt ngủn. Nó ngượng quá đỏ chín mặt, hấp tấp nhảy xuống đất. Gà ông
Kiểm Sành, gà nhà chị Bảy Co cũng thi nhau gáy…..”
Nhà văn Võ Quảng tả đến ba con gà trong một đoạn văn. Vậy mà đọc
lên, mỗi con một khác: khác từ hình dáng đến tập tính và giọng gáy. Chỉ một vài
cử chỉ, dáng điệu chọn lọc, con gà nhà anh Bốn Linh hiển hiện trước mắt chúng
ta không giống con gà của ông Bảy Hoá, lại càng khác xa con gà nhà bà Kiến.
Đây là cái ngang tàng, nếu chưa muốn nói là “đại ca” của gà anh Bốn
Linh. Bước đi thì oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước. Còn hành động thì nhảy lên
lưng trâu Bỉnh, vỗ cánh phành phạch rồi gáy. Bị chó đuổi thì bỏ chạy, nhưng rồi



15

đột ngột quay lại nện cho chó vện một đá vào đầu. Ta như thấy rõ cái vẻ phớt lờ
của gà ta sau khi nện cho chó một cú đá đau điếng.
Song có lẽ “anh chị ” hơn phải kể đến gà của ông Bảy Hoá. Nó chủ động
mời bọn gà mái theo nó để đãi giun. Bới được giun, nó bỏ ra giữa đất và lên
tiếng tục tục mời. Nhưng khi bọn gà mái xô đến, nó đã nuốt chửng con giun vào
bụng. Đã thế, nó còn làm ra điều không biết con giun kia biến đâu mất !
Còn gà bà Kiến thì đúng là một anh chàng mới lớn, to toe, tập tành làm
người lớn. Hắn muốn lên mặt với bọn gà nhóc. Đối với họ nhà gà, tiếng gáy là
dấu hiệu của sự trưởng thành. Hắn muốn phô phang tiếng gáy. Và hắn đã làm đủ
điệu bộ trước khi gáy: nhảy lên đống rơm cao, phóng mắt nhìn quanh, xoè cánh,
nghểnh cổ… Hành động thì đẹp lắm. Chỉ tiếc là đến sự việc chính là tiếng gáy
thì than ôi, cụt ngủn, chẳng giống ai.
Không chỉ hành động mà vóc dáng mỗi con cũng mỗi khác. Ngay đến
tiếng gáy cũng mỗi con một giọng. Nếu như gà anh Bốn Linh gáy như thét vào
tai trâu thì tiếng gáy của gà bà Kiến chỉ cụt ngủn ba tiếng éc,e, e.
Thật đúng như một nhà văn Pháp có nói một câu nổi tiếng mà nhà văn
Tô Hoài của chúng ta đã trích dẫn trong Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả của
ông. Câu nói đó thật đúng với trường hợp tả ba con gà này: Một trăm thân cây
bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới
nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào cũng khác nhau,
ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra
mỗi người mỗi khác nhau, không một ai giống ai.
1.2.3.4. Ngôn ngữ của văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh
Do đặc điểm của văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng
tình cảm và cảm xúc của người viết, bài văn bao giờ cũng mang tính sinh động
và tạo hình nên yêu cầu đặt ra cho ngôn ngữ của bài văn miêu tả là phải giàu



16

cảm xúc và hình ảnh. Chỉ có như vậy ngôn ngữ miêu tả mới có khả năng diễn tả
cảm xúc của người viết, vẽ nên sự sinh động tạo hình cho đối tượng miêu tả.
Ngôn ngữ của bài văn miêu tả giàu tính từ, động từ và thường hay sử
dụng phép nhân hoá, so sánh, ẩn dụ. Có thể thấy đủ loại tính từ màu sắc, tính
chất, đánh giá, kết hợp với các động từ các biện pháp tu từ tạo thành “những
chùm sáng ngôn ngữ lung linh” trong văn miêu tả. Những ngôn ngữ ấy gợi lên
trong lòng người đọc những cảm xúc, tình cảm, ấn tượng hình ảnh về sự vật
được miêu tả.
Để cho bài miêu tả hay được hấp dẫn hơn người viết còn đan xen
những giai điệu phụ trợ như tường thuật, kể chuyện…. làm cho bài văn trở nên
sinh động, người đọc hứng thú hơn trong tiếp nhận văn bản.
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học, các đoạn văn được đưa vào
chương trình đều sử dụng ngôn ngữ giàu cảm xúc và hình ảnh mà tiêu biểu đó là
đoạn trích Đêm trăng đẹp của nhà văn Thạch Lam.
Ngày chưa tắt hẳn trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở
phía chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua
mỗi lúc một mảnh đàn rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu
đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi
rặng tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng
vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. Ánh trăng trong chảy khắp nhành
cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.
Cành lá sắc và đen như mực vắt qua mặt trăng như một bức tranh tàu.
Bức tường hoa giữa vườn trắng lên, lá lựu dày và nhỏ nhấp nhánh như thuỷ tinh
Tác giả dùng từ ngữ rất giàu hình ảnh và gợi cảm để tả vẻ đẹp của đêm
trăng: gió nhẹ hiu hiu, thoang thoảng, trong vắt, thăm thẳm, sáng vằng vặc,

trắng xoá… đây là những tính từ chỉ mức độ, những từ ngữ đó diễn tả sự chính


17

xác cao khi tả về đêm trăng. Tác giả còn sử dụng các biện pháp so sánh: trăng
như sáo diều, cảnh vật như bức tranh tàu, lá lựu dày nhỏ nhấp nhánh như thuỷ
tinh, làm cho người đọc như đang đắm mình trong đêm trăng đó để tận hưởng
cái mát mẻ, cái tinh khiết của đêm trăng ở đồng quê.
Như vậy, một bài văn miêu tả bao giờ cũng mang đầy đủ các đặc điểm
trên, nếu thiếu đi các đặc điểm đó thì không thể trở thành văn miêu tả được.
1.3 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4, 5 với việc học văn miêu tả
1.3.1 Tri giác
Tri giác là sự phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của
sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan. Tri giác là một
quá trình tâm lý. Quá trình này có khởi đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ
ràng. Tri giác phản ánh các dấu hiệu bề ngoài của sự vật, hiện tượng, phản
ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp.
Tri giác sử dụng dữ liệu trực quan do cảm giác đang mang lại, đồng
thời sử dụng cả các kinh nghiệm đã học được trong quá khứ để có hình ảnh
của sự vật một cách trọn vẹn, để gọi tên sự vật. Đây là điểm khác biệt lớn so
với cảm giác.
Quan sát là hình thức tri giác cao nhất của con người. Đây là quá trình
tri giác mang tính chủ động, có mục đích, có ý thức rõ ràng. Quan sát có vai
trò quan trọng trong hoạt động của con người. “Quan sát, quan sát, quan sát”Pavlốp.
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi
tiết và mang tính không chủ động.Ở các lớp đầu bậc tiểu học, tri giác của trẻ
em thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn của trẻ em. Tri giác sự
vật có ý nghĩa là phải làm cái gì đó với sự vật : cầm nắm, sờ mó sự vật ấy.
Những gì phù hợp với nhu cầu của học sinh, những gì các em thường gặp



18

trong cuộc sống và gắn với các hoạt động của chúng, những gì chỉ dẫn thì
được các em tri giác.
1.3.2 Chú ý
Tính chủ định của chú ý là một trong những phẩm chất mới, cấu tạo
tâm lí mới ở học sinh tiểu học so với trẻ mẫu giáo.
Chú ý có chủ định: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, chú ý có chủ định của
các em còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa mạnh. Sự
chú ý của học sinh đòi hỏi một động cơ gần thúc đẩy (được khen thưởng,
được điểm cao…).
Chú ý không chủ định: Trong lứa tuổi học sinh tiểu học, chú ý không
chủ định chiếm ưu thế. Những gì mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác
thường dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của các em, không có sự nỗ lực của ý chí.
Sự chú ý không chủ định càng trở nên mạnh mẽ khi giáo viên sử dụng đồ
dùng dạy học đẹp, mới lạ, ít gặp, gợi cho các em cảm xúc tích cực. Vì vậy,
việc sử dụng đồ dùng dạy học như tranh ảnh, hình vẽ, biểu đồ, mô hình vật
thật… là điều kiện quan trọng để tổ chức sự chú ý.
Ở lớp 2, 3 nhiều học sinh đã biết tập trung chú ý vào bất cứ tài liệu nào,
vào những điều giáo viên giảng giải cũng như tập trung để làm tốt các bài tập
được giao ở lớp, ở nhà. Lên lớp 4,5, không những chú ý chủ định của trẻ tăng
lên trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập mà những phẩm chất khác của
chú ý cũng phát triển, trẻ có khả năng mở rộng khối lượng chú ý và có kĩ
năng phân phối chú ý đối với những dạng hoạt động khác nhau (VD, trong
cùng một lúc trẻ vừa có thể chú ý đọc, vừa theo dõi để tìm các lỗi sai của
bạn…)



19

1.3.3 Trí nhớ
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới
hình thức biểu tượng, bằng cách ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại những
điều mà con người đã trải qua
Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở học sinh lứa tuổi này
tương đối chiếm ưu thế nên trí nhớ trực quan - hình tượng được phát triển hơn
trí nhớ từ ngữ - logic.
Từ lớp 3 trở lên, khả năng ghi nhớ có chủ định ở học sinh mới hình
thành rõ nét, tuy nhiên trí nhớ không chủ định vẫn song song tồn tại. Hai hình
thức ghi nhớ chuyển hoá, bổ sung cho nhau trong quá trình học tập. Nhiệm vụ
của GV là cần rèn luyện cho học sinh cách sử dụng hai loại trí nhớ này một
cách hợp lí và có hiệu quả. Dạy học sẽ đạt kết quả tối ưu, nếu những tri thức,
kĩ năng, kĩ xảo, qui tắc ứng xử… được học sinh lĩnh hội một cách nhẹ nhàng,
hấp dẫn.
Điều cần lưu ý là trí nhớ của học sinh tiểu học, nhất là những năm cuối
cần có sự tham gia tích cực của ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ, trẻ thường diễn đạt
tri thức ghi nhớ bằng lời nói, chữ viết của mình. Đây là điều kiện thuận lợi để
phát triển trí nhớ, tư duy, tưởng tượng của trẻ.
1.3.4 Tưởng tượng
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng
có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới
trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Tư duy và tưởng tượng là hai quá trình có quan hệ mật thiết với nhau.
Tư duy đảm bảo tính hệ thống, logic, hợp lý cho họat động tưởng tượng.
Ngược lại, những hình ảnh cụ thể do tưởng tượng tạo nên bao giờ cũng chứa
đựng và bộc lộ nội dung tư tưởng của tư duy tạo ra. Nhờ tưởng tượng mà tư



20

duy được cụ thể bằng các hình ảnh. Tưởng tượng vạch hướng đi cho tư duy,
thúc đẩy tư duy trong việc tìm kiếm, khám phá cái mới.
Tưởng tượng ở học sinh tiểu học có 2 thời kỳ phát triển chủ yếu:
Lớp 1-3 (Thời kỳ 1): Còn ít xử lý những biểu tượng đã có. Hình ảnh
được tái hiện phản ánh đặc điểm của đối tượng trong thực tiễn một cách
chung chung, các hình ảnh đó còn nghèo chi tiết, thường chưa phù hợp với
đối tượng
Lớp 4-5 (Thời kỳ 2): tưởng tượng của trẻ ngày càng phát triển theo xu
hướng rút gọn và ngày càng khái quát hơn, đặc điểm này được phát triển song
song với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhờ vậy, số lượng dấu hiệu và đặc điểm trong
hình ảnh tăng lên nhiều. Chúng khá trọn vẹn và cụ thể.
Trên cơ sở xử lý một cách sáng tạo các biểu tượng đã có, trí tưởng
tượng của học sinh nhỏ rất bay bổng, phóng khoáng và chưa bị hạn chế bởi
những hình ảnh hiện thực trực quan, mặc dù nó dựa trên những hình ảnh trực
quan
1.3.5 Tư duy
Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vât hiện tượng khách quan
mà trước đó ta chưa biết.
Tư duy HS tiểu học trải qua hai giai đoạn phát triển :
a/ Giai đoạn 1 (lớp 1,2): Theo J.Piagie, tư duy của trẻ em mới đến
trường (giai đoạn từ 7-10 tuổi) là tư duy cụ thể, mang tính hình thức bằng
cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiện tượng
cụ thể.
Khi khái quát hoá, học sinh tiểu học thường quan tâm đến dấu hiệu trực
quan, bề ngoài có liên quan đến chức năng của đối tượng.



21

Ở giai đoạn này, thao tác trừu tượng hóa và khái quát hóa khoa học còn
yếu. Kỹ năng phân biệt các thuộc tính bản chất và không bản chất trong quá
trình lĩnh hội khái niệm chưa cao nên trẻ có thể bị nhầm lẫn, sai sót khi lĩnh
hội các âm, vần, các qui tắc ngữ pháp đơn giản.
b/ Giai đoạn 2 (tư duy trực quan hình tượng): từ lớp 3 trở đi trẻ bắt đầu
nắm được các mối quan hệ của khái niệm, trẻ không chỉ lĩnh hội được các
thao tác thuận mà còn biết loại trừ.
Nhờ hoạt động học tập, trình độ nhận thức phát triển, học sinh lớp 3 và
lớp 4 đã biết xếp bậc các khái niệm, phân biệt khái niệm rộng hơn, hẹp hơn,
nhìn ra các mối liên hệ giữa các khái niệm về giống loài.
Đến cuối giai đoạn 2, phần lớn học sinh đã biết khái quát trên những cơ
sở, những biểu tượng đã tích luỹ được thông qua sự phân tích, tổng hợp bằng
trí tuệ. Tư duy trực quan hình tượng bắt đầu nhường chỗ cho tư duy ngôn
ngữ.
1.4 Thư viện điện tử và việc sử dụng thư viện điện tử hỗ trợ dạy
học VMT cho HS lớp 4,5
1.4.1 Khái niệm thư viện điện tử
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2004,
trang 970, thư viện là “ nơi lưu giữ sách báo, tài liệu và tổ chức cho bạn đọc
sử dụng”.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5453-1991 (áp dụng cho các hoạt
động thông tin, thư viện, lưu trữ), khái niệm "thư viện" được hiểu là "cơ quan
(hoặc một bộ phận của cơ quan) thực hiện chức năng thu thập, xử lý, bảo
quản tài liệu và phục vụ bạn đọc đồng thời tiến hành tuyên truyền, giới thiệu
các tài liệu đó"
Trong xu thế hội nhập ngày nay, thư viện là kho tàng trí tuệ của nhân
loại, nơi lưu trữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của loài người. Cùng với sự



22

phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, đặc biệt là đĩa cứng CD-ROOM,
mạng Internet, thư viện điện tử ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ khối
lượng tài liệu khổng lồ, tốc độ tìm kiếm và xử lí thông tin nhanh chóng, chính
xác cao.
Theo giáo trình Thư viện học đại cương của tác giả Bùi Loan Thuỳ,
xuất bản năm 2001, trang 198, thư viện điện tử “là thư viện có vốn tài liệu
dưới dạng điện tử (các cơ sở dữ liệu, đĩa quang CD-ROM, các nguồn online),
là nơi sử dụng máy tính và công nghệ thông tin vào hầu hết các hoạt động
thông tin thư viện, nơi cung cấp các dịch vụ điện tử và các xuất bản phẩm
điện tử đối với người dùng tin.”
1.4.2 Tầm quan trọng của việc sử dụng thư viện điện tử hỗ trợ dạy
học VMT cho HS lớp 4,5
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, việc
ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy và học là một điều tất yếu.
Nhờ sự hỗ trợ của CNTT, hệ thống máy chiếu và âm thanh, HS có thể quan
sát trực tiếp hình ảnh, màu sắc của các loài hoa rực rỡ, cảm nhận vẻ đẹp của
ánh nắng xuyên qua kẽ lá, rọi vào những quả xoài chín mọng đang đung đưa
trên cành. Không những thế, các em có thể nghe được tiếng chim hót líu lo,
âm thanh “ò …ó…o” của tiếng gà gáy vào mỗi buổi sáng ở làng quê, tiếng vịt
kêu “cạp cạp” những lúc ăn ngoài đồng, thậm chí cả tiếng sóng vỗ rì rào vào
bờ cát. Có thể thấy, việc ứng dụng CNTT đã mang lại hiệu quả cao trong việc
dạy thể loại VMT cho HS tiểu học), giúp HS phát triển kĩ năng quan sát các
đối tượng trong cuộc sống, góp phần bồi dưỡng tình yêu, sự đam mê khám
phá thế giới muôn màu, muôn vẻ.
Để thiết kế được một bài giảng điện tử theo phương pháp dạy học mới
cho thể loại VMT, nhằm giúp HS tự viết được một bài văn mạch lạc, đầy đủ
nội dung, mang đậm nét riêng của chính bản thân các em là điều không phải



23

dễ. GV phải sưu tầm các hình ảnh, các đoạn phim, những tác phẩm văn học
thiếu nhi liên quan đến đối tượng miêu tả trong thư viện nhà trường, trong
cuộc sống thực tế và chủ yếu là truy cập Internet. Bên cạnh những trang web
tìm kiếm nổi tiếng như www.google.com.vn, www.youtube.com, GV có thể
truy cập vào một số trang web liên quan đến việc dạy học ở tiểu học như :
Diễn đàn GV tiểu học: www.tieuhoc.info, Thư viện bài giảng điện tử
www.baigiang.violet.vn, trang web của một số trường tiểu học. Tuy nhiên,
nội dung các trang web về dạy học ở tiểu học chủ yếu cung cấp về sáng kiến
kinh nghiệm, giáo án đánh máy, một vài giáo án điện tử và các bài văn mẫu.
Tư liệu về hình ảnh, âm thanh, đoạn phim về nội dung chương trình VMT lớp
4, lớp 5 là rất ít, các tư liệu không đầy đủ, chỉ rải rác một số bài trong chương
trình.
Bên cạnh đó, những yêu cầu về kỹ thuật vi tính để tải về và xử lý các tư
liệu trên mạng là một trong những khó khăn đối với GV tiểu học. Đối với
những trang web khó tính như www.youtube.com, việc tìm kiếm một đoạn
phim phù hợp với nội dung bài học đã khó, việc tải về đoạn phim đó càng khó
hơn. Đa số người tìm kiếm đều phải sử dụng phần mềm mới có thể tải được.
Ngoài ra, những hình ảnh, đoạn phim trên mạng không phải lúc nào cũng có
thể sử dụng ngay mà hầu hết GV phải sử dụng phần mềm xử lí hình ảnh, xử lí
phim để chỉnh sửa. Với những khó khăn trên, việc thiết kế bài giảng điện tử
nhằm phát huy tính tích cực học tập, kĩ năng quan sát của HS đối với thể loại
VMT phần nào bị hạn chế.
Như vậy, có thể thấy một TVĐT chứa đầy đủ các tư liệu hình ảnh, âm
thanh, đoạn phim, những trò chơi điện tử mở rộng vốn từ cho HS cùng với
các trích đoạn trong các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi, những đoạn
văn mẫu bám sát nội dung bài học trong chương trình VMT lớp 4, 5 có vai trò

hết sức quan trọng trong việc dạy học VMT. Người GV có thể tìm kiếm được


24

nhiều tài liệu cần thiết một cách nhanh chóng, thiết kế được một bài giảng
điện tử hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của HS, giúp HS hứng
thú và say mê trong việc học VMT.
Trong đề tài này, chúng tôi định hướng xây dựng Thư viện điện tử hỗ
trợ dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 dựa trên phần mềm
Dreamweaver 9.0
1.4.3. Giới thiệu về phần mềm Dreamweaver 9.0
1.4.3.1. Giới thiệu chương trình Dreamweaver
Dreamweaver là một chương trình dùng để tạo ra và quản lý các trang
web. Cốt lõi của nó là HTML (Hyper Text Markup Language – Ngôn ngữ
đánh dấu siêu văn bản) – một ngôn ngữ chứa đựng một loạt các thẻ dùng để
định nghĩa cấu trúc của trang web.
Dreamweaver là một công cụ dễ dùng, là một công cụ mạnh và đã trở
thành một trong số những công cụ được ưa thích của các nhà thiết web
chuyên nghiệp. Với Dreamweaver, ta có thể dễ dàng phát triển một trang web
hoặc một website rất lớn. Dreamweaver là một công cụ trực quan mà trong đó
ta có thể bổ sung javascript, biểu mẫu, bảng biểu và nhiều loại đối tượng khác
mà không cần phải viết một đoạn mã nào.
Dreamweaver sử dụng các công nghệ web, các chuẩn HTML và cung
cấp khả năng tương thích với các trình duyệt web. Dreamweaver được thiết
kế cho các nhà phát triển web chuyên nghiệp (những người thiết kế và những
người viết mã). Dreamweaver cung cấp các môi trường thuận tiện như chế độ
Design trực quan cho nhà thiết kế, chế độ Code cho nhà viết mã và chế độ
Design và Code cho những ai muốn làm việc trong cả hai môi trường này.




HTML cơ bản


25

Để một trình duyệt web biết một tập tin có chứa HTML thì trong tài
liệu ta phải khai báo với một thẻ mở <html> và một thẻ đóng </html>. Bên
cạnh đó, tài liệu HTML cũng chứa các thẻ <head>, <body>, <title>.
Cấu trúc chung của một trang web như sau:
<html>
<head>
<title> Tiêu đề trang web </title>
</head>
<body>
Nội dung trang web
</body>
</html>
Trong đó:
Thẻ <html> là thẻ dùng để khai báo với trình duyệt rằng đây là
trang có chứa mã HTML
Thẻ <head> là vùng chứa tiêu đề trang và các thông tin mã kịch
bản…
-

Thẻ <title> là nơi đặt tiêu đề trang web
Thẻ <body>: chứa nội dung trang web sẽ được thể hiện trong

trình duyệt.

Một số thẻ cơ bản khác:
Thẻ đoạn văn bản

:

văn bản Thẻ liên kết <a> được dùng để liên kết từ trang web này sang
trang web khác hoặc tới một điểm nào đó trong trang web. Thẻ có dạng:
<a href= “trangchinh.html”> Trang chính </a>
Trong đó: trangchinh.html là trang đích liên kết đến khi người dùng
nhấp vào dòng chữ Trang chính.
Thẻ hình ảnh <img> có dạng như sau:

alt= “Hoa

hồng”>
Trong đó src là chỉ địa chỉ của tập tin hình ảnh, width, height chỉ định
chiều rộng và chiều cao của hình, alt là đặt văn bản thay thế hình khi trình
duyệt không hiển thị hình ảnh.


×