Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh luận văn thạc sĩ sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA
Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH VÀ MÃN KINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
(Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm)


2

NGHỆ AN, 2012


3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA
Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH VÀ MÃN KINH
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. BSCKII. Nguyễn Văn Hương

NGHỆ AN, 2012


4

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn nay, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt của
các cơ quan, đơn vị, các thầy cô giáo, các nhà khoa học cũng như gia đình và
bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS.BS CKII. Nguyễn Văn Hương, người
thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên trong quá trình nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin giử lời cảm ơn chân thành Ban giám hiệu, các phòng, khoa, bộ
môn và các thầy cô trong chuyên ngành Sinh học thực nghiệm Trường Đại học
Vinh; Tập thể y bác sĩ Khoa xét nghiệm, Phòng khám và Khoa sản Bệnh viện Đa
khoa Tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự động viên của gia đình và sự giúp đỡ tận
tình của bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống.
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Dương


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn
kinh đến khám định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh
3.2. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh hóa ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn
kinh đến khám định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh
3.3. Tìm hiểu sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa giữa nhóm
phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về tiền mãn kinh và mãn kinh
1.2. Trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng
1.3. Một số đặc điểm hình thái ở phụ nữ mãn kinh
1.4. Những thay đổi sinh lý (triệu chứng lâm sàng) thời kỳ tiền mãn
kinh và mãn kinh
1.5. Các biến đổi chuyển hóa glucid thời kỳ mãn kinh
1.6. Các biến đổi chuyển hóa lipid và nguy cơ xơ vữa động mạch thời
kỳ mãn kinh
1.7. Các biến đổi tim mạch và các nguy cơ bệnh lý tim mạch thời kỳ
mãn kinh
1.8. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm triển khai và thời gian nghiên cứu
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu
2.3.3. Phương tiện nghiên cứu
2.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu


1
2
3
3
3
4
5
5
8
13
14
19
19
21
23
27
27
27
28
28
29
29
30
33


Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học của mẫu nghiên cứu

3.1.2. Các chỉ số hình thái, lâm sàng, huyết học và sinh hóa máu ở
phụ nữ TMK
3.1.3. Các chỉ số hình thái, lâm sàng, huyết học và sinh hóa máu của
phụ nữ MK
3.1.4. Sự biến đổi các chỉ số hình thái, lâm sàng, huyết học và sinh
hóa máu giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu
3.2. BÀN LUẬN
3.2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
3.2.2. Tuổi mãn kinh trung bình của nhóm nghiên cứu
3.2.3. Các chỉ số hình thái của phụ nữ TMK và phụ nữ MK trong
nhóm nghiên cứu
3.2.4. Chỉ số mạch và huyết áp của phụ nữ TMK và phụ nữ MK
trong nhóm nghiên cứu
3.2.5. Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của phụ nữ TMK
và phụ nữ MK trong nhóm nghiên cứu
3.2.6. Các chỉ số huyết học của phụ nữ TMK và phụ nữ MK trong
nhóm nghiên cứu
3.2.7. Các chỉ số sinh hóa máu của phụ nữ TMK và phụ nữ MK
trong nhóm nghiên cứu
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Sự biến đổi các chỉ số hình thái, lâm sàng và sinh hóa máu của
phụ nữ TMK
2. Sự biến đổi các chỉ số hình thái, lâm sàng và sinh hóa máu của
phụ nữ MK
3. Sự biến đổi các chỉ số hình thái, lâm sàng và sinh hóa máu giữa
hai nhóm phụ nữ TMK và phụ nữ MK
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


34
34
34
35
40
45
52
52
53
53
56
58
61
62
69
69
69
69
70
71


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Mối liên quan giữa các khoảng thời gian xung quanh thời

5

điểm mãn kinh
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phụ nữ TMK bị rối loạn lipid máu

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phụ nữ MK bị rối loạn lipid máu
Biểu đố 3.3. Tỷ lệ thừa cân (BMI ≥ 23 kg/m 2 )ở phụ nữ TMK và phụ

39
44

nữ MK
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ cao huyết áp của phụ nữ TMK và phụ nữ MK
Biểu đồ 3.5. Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của phụ nữ

46

TMK và MK
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ % phụ nữ có dấu hiệu của bệnh đái tháo đường ở
hai nhóm TMK và MK
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ % phụ nữ bị rối loạn lipid máu ở hai nhóm TMK
và MK

46

47
49
50


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Nồng độ LH và FSH ở phụ nữ Việt Nam
Bảng 1.2. Nồng độ lipid máu ở người Việt Nam
Bảng 1.3. Tần số tim, huyết áp ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh

Bảng 2.1. Giá trị rối loạn của các chỉ số lipid máu
Bảng 3.1. Phân bố theo độ tuổi của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Tỷ lệ phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Phân bố địa chỉ cư trú của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.4. Các chỉ số cân nặng, chiều cao, BMI, vòng bụng và vòng
ngực ở phụ nữ TMK
Bảng 3.5. Các chỉ số huyết áp TT, huyết áp TTr, tần số mạch đập ở
phụ nữ TMK
Bảng 3.6. Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở phụ nữ
TMK
Bảng 3.7. Các chỉ số huyết học ở phụ nữ TMK
Bảng 3.8. Các chỉ số ure, creatimin, protein, albumin và glucose ở
phụ nữ TMK
Bảng 3.9. Các chỉ số lipid máu ở phụ nữ TMK
Bảng 3.10. Các chỉ số cân nặng, chiều cao, BMI, vòng bụng và
vòng ngực ở phụ nữ MK
Bảng 3.11. Các chỉ số huyết áp TT, huyết áp TTr, tần số mạch đập
ở phụ nữ MK
Bảng 3.12. Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở phụ nữ
MK
Bảng 3.13. Các chỉ số huyết học ở phụ nữ MK
Bảng 3.14. Các chỉ số ure, creatimin, protein, albumin và glucose ở
phụ nữ MK
Bảng 3.15. Các chỉ số lipid máu ở phụ nữ MK
Bảng 3.16. Các chỉ số hình thái của phụ nữ TMK và MK

9
21
22
33

34
35
35
36
36
37
37
38
39
40
41
41
42
43
44
45


Bảng 3.17. Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở phụ nữ
TMK và MK
Bảng 3.18. Các chỉ số huyết học của phụ nữ TMK và MK
Bảng 3.19. Các chỉ số ure, creatimin, protein, albumin và glucose
của phụ nữ TMK và MK
Bảng 3.20. Các chỉ số lipid máu của phụ nữ TMK và MK
Bảng 3.21. Chỉ số cân nặng của nhóm đối tượng mãn kinh 60-64
tuổi và 65-70 tuổi
Bảng 3.22. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở phụ nữ TMK và MK của
một số tác giả trong và ngoài nước
Bảng 3.23. So sánh giá trị trung bình lipid máu phụ nữ TMK của
một số nghiên cứu trong nước

Bảng 3.24. So sánh giá trị trung bình lipid máu phụ nữ MK của một
số nghiên cứu trong nước
Bảng 3.25. So sánh tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid ở phụ nữ
TMK của một số nghiên cứu trong nước
Bảng 3.26. So sánh tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid ở phụ nữ MK
của một số nghiên cứu trong nước

47
48
49
50
54
63
66
66
67
67


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BMI
RBC
HCT
HGB
PLT
WBC
GRA
LYM
MID
TMK

MK
HA TT
HA TTr
WHO

Body Mass Index
Số lượng hồng cầu
Hemtocrit
Hemoglobin
Số lượng tiểu cầu
Số lượng bạch cầu
Bạch cầu hạt trung tính
Bạch cầu Lympho
Bạch cầu mono
Tiền mãn kinh
Mãn kinh
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, đứng trước sự thay đổi của văn hóa, kinh tế cũng
như sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ thì sức khỏe của con
người cũng có những bước tiến đặc biệt.
Phụ nữ chiếm xấp xỉ gần 50% dân số thế giới; nữ giới với vấn đề chăm
sóc sức khỏe đang hết sức được quan tâm, trong đó giai đoạn tiền mãn kinh,

mãn kinh rất cần chăm sóc về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Tiền mãn kinh và mãn kinh là một giai đoạn thay đổi sinh lý, sinh hóa ở
người phụ nữ. Mãn kinh là thời kỳ bắt đầu sau kỳ hành kinh cuối cùng 12
tháng, từ 45 – 55 tuổi trở lên, ở hầu hết phụ nữ, buồng trứng ngừng rụng trứng
vĩnh viễn, chấm dứt kinh nguyệt, các hormon giới tính nữ estrogen sụt giảm
trầm trọng gọi là mãn kinh. Trong quá trình này, cơ thể diễn ra quá trình biến
đổi nội tiết và tâm sinh lý. Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh chịu nhiều xáo
trộn như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hay quên, chán ăn, bốc hỏa, có khi trầm
uất diễn đạt tư duy trầm lặng, cảm thấy mình bị suy sụp, lo lắng… .Đồng thời
niêm mạc sinh dục teo mỏng dần, khô âm hộ - âm đạo, rát, giao hợp đau, dễ
bị xây xước và nhiễm trùng, da tóc thì kém mềm mại, khô và nhăn, trổ đồi
mồi, tăng trọng lượng dễ dẫn đến thừa cân hay béo phì, dễ bị loãng xương do
thiếu nội tiết, mất dần canxi và chất khoáng.
Cách đây một thế kỷ, việc bảo vệ sức khỏe thời kỳ tiền mãn kinh và mãn
kinh ở nữ giới chưa được quan tâm đúng mức. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế, thì tình trạng sức khỏe của phụ nữ mãn kinh đang được coi trọng hơn.
Vì vậy trong những năm gần đây tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh đang trở
thành một đối tượng được ưu tiên chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. Việc giữ
gìn tốt sức khỏe thời ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh tạo điều kiện cho
phụ nữ tích lũy kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống; giảm nhẹ hoặc kéo
chậm lại những phiền nhiễu do bệnh tật gây ra, đảm bảo sức khỏe tốt để phát


2
huy tối đa năng lực, tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội. Đây không
những là tâm nguyện của phần lớn phụ nữ khi đến tuổi mãn kinh mà còn là
trách nhiệm của những người làm công tác khoa học.
Trên thế giới, năm 1980 WHO đã triệu tập một nhóm các nhà khoa học
để bàn về mãn kinh và định hướng nghiên cứu, thực hành lâm sàng trong
tương lai. Từ đây WHO tổ chức nhiều hội nghị để nghiên cứu các mặt khác

nhau trong đời sống của phụ nữ Mãn kinh. Cùng với sự quan tâm của thế giới,
ở nước ta từ năm 1995, Phạm Thị Minh Đức và CS đã công bố kết quả điều
tra về tuổi mãn kinh của phụ nữ ở một số xã thuộc Thành phố Hà Nội. Từ đó
các công trình nghiên cứu về thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh nở rộ hơn và
đặc biệt công trình nghiên cứu quy mô của Phạm Thị Minh Đức và CS vào
năm 2004 [14].Vì là một đề tài đi tiên phong trong lĩnh vực này nên chưa bao
trùm được tất cả các chỉ số, các vấn đề liên quan đến thời kỳ mãn kinh nhưng
đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho các đề tài tiếp theo.
Để góp phần cải thiện sức khỏe, đồng thời tìm hiểu sự thay đổi một số
chỉ số sinh lý, sinh hóa, huyết học của tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ
nữ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh
lý, sinh hóa ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và huyết học ở phụ
nữ thời kỳ tiền mãn kinh đến khám định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà
Tĩnh.
- Xác định sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và huyết học ở phụ
nữ thời kỳ mãn kinh đến khám định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh.
- Tìm hiểu sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và huyết học giữa hai
nhóm: phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.


3
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý ở phụ nữ tiền mãn kinh và
mãn kinh đến khám định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh, bao
gồm:
- Các chỉ số hình thái: cân nặng, chiều cao, vòng ngực, vòng bụng.
- Tính toán các chỉ số BMI.
- Huyết áp, tần số mạch đập.

- Đánh giá tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở hai nhóm phụ
nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, bao gồm: giảm sinh dục, rối loạn tiểu tiện,
khô âm đạo, cơn nóng bừng, ra mồ hồi đêm, thay đổi tâm lý (mất ngủ, mệt
mỏi, dễ cáu gắt).
3.2. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh hóa và huyết học ở phụ nữ tiền
mãn kinh và mãn kinh đến khám định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà
Tĩnh, bao gồm:
3.2.1. Các chỉ tiêu sinh hóa máu
Ure......…………………………………………………(Mmol/l)
Creatimin...………………………………………….…(Umol/l)
Cholesterol..……………………………………………(Mmol/l)
Triglycerid.…………………………………………….(Mmol/l)
HDL-cho……………………………………………….(Mmol/l)
LDL-cho………………………………………………..(Mmol/l)
Albumin.……….………………………………………....(g/l)
Protein máu..…………..…………………………………..(g/l)
Glucose………….……………………………………...(Mmol/l)
3.2.2. Công thức máu
Số lượng Hồng cầu (RBC)………………..…………….(x1012/l)
Nồng độ Hematocrit (HCT)…………………………………%
Nồng độ huyết sắc tố (HGB)…………………….…………..g/l
Số lượng Bạch cầu (WBC)……………………………….(x109/l)


4
Số lượng Bạch cầu Lympo (LYM)………………………(x109/l)
Số lượng Bạch cầu Mono(MID)…………………………(x109/l)
Số lượng Bạch cầu trung tính (GRA)………….…………(x109/l)
Số lượng Tiểu cầu (PLT)…………………………………(x109/l)
3.3. Tìm hiểu sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và huyết học

giữa nhóm phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Bao gồm:
3.3.1. Các chỉ tiêu hình thái
- Cân nặng, chiều cao, BMI, vòng bụng, vòng ngực.
- Huyết áp TT, huyết áp TTr, tần số mạch đập.
3.3.2. Những thay đối sinh lý (triệu chứng lâm sàng)
- Bốc hỏa (cơn nóng bừng)
- Vã mồ hôi đêm
- Thay đổi tâm lý (mất ngủ, mệt mỏi, cáu gắt)
- Thay đổi (giảm) ham muốn tình dục
- Đau rát khi quan hệ tình dục (khô âm đạo)
- Rối loạn tiểu tiện
3.3.3. Các chỉ tiêu huyết học và sinh hóa máu
3.3.3.1. Công thức máu
- RBC, HCT, HGB, WBC, LYM, MID, GRA, PLT.
3.3.3.2. Các chỉ tiêu sinh hóa máu
- Ure, creatimin, albumin, protein, glucose
- Cholesterol. triglyceryl, HDL – cho, LDL – cho


5
Chương I: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về tiền mãn kinh và mãn kinh
1.1.1 Định nghĩa về thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh
Tổ chức Y tế thế giới đưa ra các định nghĩa sau [74]:
Tiền mãn kinh (premenopause) là quãng thời gian có rối loạn kinh
nguyệt trước khi xảy ra mãn kinh, người phụ nữ có rối loạn hoặc hết kinh
nguyệt, không còn hiện tượng phóng noãn, nồng độ hormon sinh dục giảm
thấp.
Mãn kinh (menopause) là kỳ kinh nguyệt cuối cùng, được xác định hồi
cứu sau 1 năm vô kinh không do bất kỳ một nguyên nhân bệnh lý hoặc tâm lý

nào.
Chuyển tiếp mãn kinh (menopausal transition) là một phần của thời kỳ
tiền mãn kinh ngay trước kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
Quang mãn kinh (Post - menopause) là giai đoạn ngay trước khi mãn
kinh thật sự, khi mà chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc có giai đoạn vô kinh
kéo dài hơn 3 tháng nhưng không kéo dài hơn 12 tháng, giai đoạn này bao
gồm cả năm đầu sau khi mãn kinh.

Sơ đồ 1.1. Mối liên quan giữa các khoảng thời gian xung quanh thời
điểm mãn kinh


6
1.1.2. Nguyên nhân của tiền mãn kinh và mãn kinh
Các tế bào mầm tại buồng trứng qua hiện tượng giảm phân sẽ đạt số
lượng tối đa khoảng 7 triệu tế bào trong giai đoạn tạo phôi sớm. Sau giai đoạn
này, hiện tượng giảm phân dừng lại và số lượng tế bào mầm giảm dần còn
khoảng 2 triệu lúc mới sinh và 300.000 lúc bắt đầu hành kinh. Sau khi bắt đầu
hành kinh và trong giai đoạn sinh sản bình thường chỉ có 400 trứng được rụng
mà thôi; số còn lại (99,9999%) trong 300.000 trứng sẽ chết đi.
Sự giảm dần các nang noãn xảy ra theo một quá trình được định sẵn cho
đến khi còn lại một số nang noãn nhất định và hiện tượng mãn kinh xảy ra.
Faddy và cs đưa ra một mô hình toán học cho thấy số lượng các nang noãn
giảm dần theo cấp số mũ của mũ hơn là theo cấp số mũ. Từ lúc sinh cho đến
năm 37,5 tuổi, số lượng nang noãn giảm với một tốc độ hằng định. Sau 37,5
tuổi các nang noãn giảm với tốc độ nhanh hơn và chỉ còn 1000 nang noãn ở
tuổi 51, đây là lứa tuổi mãn kinh trung bình ở phụ nữ da trắng [38].
Nguyên nhân của tiền mãn kinh và mãn kinh là sự “kiệt quệ” của buồng
trứng. Vào giai đoạn này, số nang noãn nguyên thủy ở buồng trứng còn rất ít,
việc đáp ứng của buồng trứng với kích thích của FSH và LH giảm, dẫn đến

lượng estrogen giảm dần đến mức thấp nhất. Với hàm lượng này, estrogen
không đủ để tạo một cơ chế feedback âm gây ức chế bài tiết FSH và LH, đồng
thời cũng không đủ để tạo một cơ chế feedback dương gây bài tiết đủ lượng
FSH và LH cần thiết làm phóng noãn [16].
Một trong những cách giải thích cho hiện tượng suy giảm chức năng ở
giai đoạn này là những nang khỏe mạnh nhất, nhạy cảm nhất với các hormon
FSH, LH đã được sử dụng vào những năm đầu thời kỳ sinh sản. Các nang
noãn còn lại là những nang noãn có sức sống kém hơn, ít nhạy cảm hơn với
FSH, LH do đó chúng chỉ sản xuất một lượng nhỏ estrogen [48].


7
1.1.3. Xác định thời kỳ tiền mãn kinh
Định nghĩa thời kỳ tiền mãn kinh của Tổ chức Y tế thế giới không nêu ra
một đặc điểm cụ thể nào về lâm sàng hoặc cận lâm sàng của thời kỳ này. Cho
đến nay, việc chuẩn đoán thời kỳ tiền mãn kinh vẫn còn là một vấn đề chưa
được giải quyết triệt để. FSH và estradiol ít có giá trị chuẩn đoán thời kỳ tiền
mãn kinh do tính chất dao động mạnh từ chu kỳ này sang chu kỳ khác.
Brambilla và CS dựa vào số liệu từ 1.550 phụ nữ độ tuổi 45 – 55 trong
một nghiên cứu theo chiều dọc trong 5 năm để định nghĩa tiền mãn kinh cho
sử dụng trong các nghiên cứu dịch tễ học. Tăng tính thất thường của chu kỳ
kinh nguyệt trong một năm hoặc mất kinh nguyệt trong 3- 11 tháng ở phụ nữ
độ tuổi 45 – 55 có giá trị dự báo tốt nhất mãn kinh trong 3 năm sau đó với độ
nhạy 72% và độ đặc hiệu 76% [54]. Duley và CS công nhận định nghĩa này
khi tìm thấy 2 tiêu chuẩn này là yếu tố dự báo tốt nhất mãn kinh trong 4 năm
sau đó với độ nhạy 32% và độ đặc hiệu 99% [56]. Trong nghiên cứu này trên
250 phụ nữ độ tuổi 45 – 50 được theo dõi trong 4 năm, 94% phụ nữ mất kinh
từ 3 – 11 tháng và 53- 54% phụ nữ báo cáo có thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt
đã chuyển sang thời kỳ sau mãn kinh. Tuổi là một yếu tố quan trọng để đánh
giá khả năng một phụ nữ có đang ở thời kỳ tiền mãn kinh hay không.

1.1.4. Tuổi mãn kinh
Tuổi mãn kinh tự nhiên khoảng 40 – 50 [16]. Mãn kinh trước tuổi 40
được xem là mãn kinh sớm, mãn kinh sau 55 tuổi được xem là mãn kinh
muộn [9],[74]. Theo nhận xét của WHO, so với phụ nữ ở các nước công
nghiệp phát triển, phụ nữ ở các nước đang phát triển có kinh lần đầu tiên
muộn hơn và ngược lại mãn kinh đến sớm hơn. Tuổi mãn kinh của phụ nữ ở
các nước phát triển (Mỹ, Hà Lan…) khoảng 51 tuổi, còn ở các nước phát triển
(Papua New Guinea, Philippin, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và một số nước
châu Phi) khoảng gần 50 tuổi [74]. Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Đức và
CS cho thấy tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam thập niên 90 – thế


8
kỉ XX là 49,3±3,2 tuổi và cứ 10 năm tuổi mãn kinh lại chậm lại 2 năm kể từ
thập niên 70 [14].
Nhiều nghiên cứu tiến hành để khảo sát các yếu tố liên quan đến tuổi
mãn kinh đã thu được những kết quả khác nhau. Theo WHO, mãn kinh đến
sớm hơn ở những phụ nữ hút thuốc lá (yếu tố có ý nghĩa nhất) [74]. Nguyên
nhân này có thể làm cho tuổi mãn kinh đến sớm hơn 1,5 năm. Ngoài ra phụ
nữ không sinh đẻ, tình trạng kinh tế xã hội thấp kém cũng là những yếu tố
thuận lợi làm mãn kinh đến sớm. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có
độ dài chu kỳ kinh dưới 26 ngày thì mãn kinh sớm hơn 1,4 năm so với những
người có chu kỳ kinh dài hơn [74]. Các nghiên cứu khác ghi nhận người phụ
nữ có khuynh hướng mãn kinh ở cùng lứa tuổi với mẹ của họ [9]. Các nhà
khoa học còn đưa ra giả thuyết về mối liên quan giữa tuổi mãn kinh và tuổi
thọ, xem tuổi mãn kinh như là một dấu hiệu sinh học dự báo tuổi thọ [74].
1.2. Trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng
1.2.1. Vùng dưới đồi và hormon GnRH
1.2.1.1. Vùng dưới đồi
Vùng dưới đồi (Hypothalamus) là một cấu trúc thuộc não trung gian có

các nơron tập trung thành nhiều nhóm nhân. Những nơron đó có khả năng
tổng hợp và bài tiết hormon. Các hormon này đều được vận chuyển đến tuyến
yên qua đường mạch máu hoặc thần kinh nhờ những đường liên hệ về giải
phẫu giữa vùng dưới đồi và tuyến yên [15].
1.2.1.2. Hormon GnRH
GnRH là một peptid được bài tiết theo nhịp 1-3 giờ một lần từ các tận
cùng thần kinh vùng lồi giữa của vùng dưới đồi. GnRH có tác dụng kích thích
thùy trước tuyến yên bài tiết FSH và LH. Điều hòa bài tiết GnRH được thực
hiện theo cơ chế feedback âm tính do hormon sinh dục nữ, hormon FSH,nLH
và do chính hormon GnRH điều khiển [15].


9
1.2.2. Tuyến yên và các hormon kích thích tuyến sinh dục: FSH, LH
1.2.2.1. Tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến nhỏ nằm trong hố yên của xương bướm thuộc
nền sọ. Tuyến yên gồm hai phần: thùy trước và thùy sau. Thùy trước cấu tạo
bởi những tế bào chế tiết, trong đó những tế bào tổng hợp và bài tiết hormon
kích thích tuyến sinh dục chiếm 3 – 5%. Thùy sau cấu tạo chủ yếu bởi các tế
bào giống tế bào thần kinh đệm không có khả năng chế tiết hormon [15].
1.2.2.2. Hormon kích thích tuyến sinh dục: FSH và LH
FSH và LH được bài tiết từ thùy trước tuyến yên. Cả FSH và LH đều là
glycoprotein. Trên buồng trứng, FSH kích thích các nang noãn phát triển, LH
phối hợp với FSH làm phát triển nang noãn tới chín và gây hiện tượng phóng
noãn, tạo hoàng thể, kích thích lớp tế bào hạt của nang noãn và hoàng thể bào
tiết estrogen và progesteron [15]. Bình thường nồng độ FSH và LH ở nữ giới
giao động trong chu kỳ kinh nguyệt và được trình bày theo bảng 1.1.
Bảng 1.1. Nồng độ LH và FSH ở phụ nữ Việt Nam [6]
Các giai đoạn
LH (IU/L)

FSH (IU/L)
Giai đoạn I của chu kỳ kinh nguyệt
3,94 – 7,66
1,45 – 2,33
Nồng độ đỉnh
44,12 – 59,60
8,87 – 11,43
Ngày xuất hiện đỉnh
16,54 ± 3,86
16,06 ± 2,89
Giai đoạn II của chu kỳ kinh nguyệt
2,44 – 4,09
0,43 – 0,84
Điều hòa bài tiết FSH và LH ở nữ được thực hiện theo các cơ chế [15] :
- Tác dụng feedback âm tính của estrogen và progesteron : cả estrogen và
progesteron đều gây ức chế bài tiết FSH và LH, tuy nhiên khi có mặt
progesteron thì tác dụng ức chế của estrogen được nhân nhiều lần.
- Tác dụng feedback dương tính của estrogen : vào thời điểm 24 – 48 giờ
trước khi phóng noãn nồng độ estrogen trong máu rất cao đã kích thích tuyến
yên bài tiết FSH và đặc biệt là LH, dẫn tới nồng độ của hai hormon này tăng
cao trong máu, nhất là LH.
- Tác dụng ức chế của inhibin : inhibin do tế bào hạt của hoàng thể bài
tiết có tác dụng ức chế bài tiết FSH.
1.2.3. Buồng trứng và các hormon sinh dục nữ


10
1.2.3.1. Buồng trứng
Mỗi phụ nữ có hai buồng trứng. Vào tuần thứ 30 của thai nhi, cả hai
buồng trứng có khoảng 6.000.000 nang noãn nguyên thủy. Sau đó phần lớn

chúng bị thoái hóa để chỉ còn lại khoảng 2.000.000 nang vào lúc mới sinh và
đến tuổi dậy thì còn lại khoảng 300.000 – 400.000 nang. Trong suốt thời kỳ
sinh sản của phụ nữ (khoảng 30 năm) chỉ có khoảng 400 nang này phát triển
tới chín và xuất noãn hàng tháng. Số còn lại bị thoái hóa [16].
1.2.3.2. Hormon estrogen
Estrogen có nguồn gốc chủ yếu từ buồng trứng, do các tế bào hạt lớp áo
trong nang noãn bài tiết vào nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt và nửa sau do hoàng
thể bài tiết. Một lượng ất nhỏ có nguồn gốc vỏ thượng thận. Khi có thai, rau
thai bài tiết một lượng lớn estrogen. Ngoài ra, estrogen còn được cung cấp từ
quá trình thoái hóa ở ngoại vi như tại mô mỡ, đó là sự chuyển đổi androgen
thành estrogen [9], [16].
Có ba loại estrogen tự nhiên chính trong huyết tương là β-estradiol,
estron và estriol, trong đó chủ yếu là β-estradiol. Buồng trứng bài tiết chủ yếu
là β-estradiol và một lượng nhỏ estron. Hầu hết estron được hình thành ở mô
đích từ nguồn androgen do vỏ thượng thận và lớp áo trong của nang noãn bài
tiết. Estriol là sản phẩm oxy hóa của cả β-estradiol và estron, quá trình này
xảy ra tại gan.
Estrogen là hợp chất steroid được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol
và cũng có thể từ acetyl – coenzym A.
Receptor của estrogen nằm trong bào tương tế bào [15]. Có hai loại
receptor là β và α. Khi estrogen đến tế bào đích, nó sẽ đi qua màng tế bào và
gắn lên receptor. Phức hợp hormon – receptor sẽ tác động lên gen làm hoạt
hóa quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào [15]. Tuy nhiên, estrogen cũng
có những tác động rất nhanh gọi là những ảnh hưởng không qua gen, không
phụ thuộc và receptor như tác dụng chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống
lại sự thoái hóa thần kinh và xơ vữa động mạch .


11
Theo nhiều tác giả [12], [16], [46], [57], [59], [61], các tác dụng chính

của esttrogen là :
- làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nữ thứ phát.
- Tác dụng lên tử cung : làm tăng kích thước tử cung ; tái tạo lớp chức
năng trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt : tăng lưu lượng máu đến lớp niêm
mạc chức năng ; kích thích sự phát triển các tuyến niêm mạc, tăng tạo
glycogen chứa trong tuyến nhưng không bài tiết ; tăng co bóp tử cung, tăng
tính nhậy cảm của cơ tử cung với oxytocin.
- Tác dụng lên cổ tử cung : làm các tế bào biểu mô của niêm mạc cổ tử
cung bài tiết một lớp dịch nhây, loãng và mỏng.
- Tác dụng lên vòi trứng : làm tăng sinh mô tuyến của niêm mạc ống dẫn
trứng, làm tăng hoạt động của các tế bào biểu mô lông rung.
- Tác dụng lên âm đạo : làm thay đổi biểu mô âm đạo thành dạng tầng,
kích thích các tuyến âm đạo bài tiết dịch pH acid.
- Tác dụng lên tuyến vú : làm phát triển hệ thống ống tuyến, mô đệm,
tăng lắng đọng mỡ ở vú.
- Tác dụng lên chuyển hóa : làm tăng nhẹ tốc độ chuyển hóa ; tăng tổng
hợp protein ở các mô đích như tử cung, tuyến vú, xương ; tăng nhẹ quá trình
sinh tổng hợp protein của toàn cơ thể ; tăng lắng đọng mỡ dưới da đặc biệt ở
ngực, mông, đùi để tạo dáng nữ ; làm tăng nhẹ giữ Na+ và nước.
- Tác dụng lên xương : tăng hoạt động của các tế bào tạo xương
(osteoblast), kích thích gắn đầu xương vào thân xương, tăng lắng đọng muối
calci – phosphat ở xương, làm nở rộng xương chậu ; ức chế tác dụng của
parathormon trên hủy cốt bào (osteoblast).
- Tác dụng lên mạch máu : estrogen làm giảm nồng độ cholesterol trong
huyết tương và gây giãn mạch do kích thích sản xuất nitric oxid (NO). Những
tác dụng này ức chế hình thành mảng xơ vỡ, do đó làm giảm nguy cơ mắc các
bệnh tim mạch ở phụ nữ trước mãn kinh.


12

Ngoài ra, estrogen còn có những ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương
như học tập, trí nhớ, khả năng nhận thức, kỹ năng vận động, điều hòa thân
nhiệt, xúc cảm, điều hòa bài tiết các hormon hướng sinh dục và cả hormon
GH, prolactin và người ta còn cho rằng estrogen làm chậm sự tiến triển của
bệnh Alzheimer [59].
Nồng độ β – estradiol trong huyết thanh ở nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt là
158,74 – 268,73 pmol/l, ở nửa sau chu kỳ kinh nguyêt là 236,14 – 325,69
pmol/l và vào giữa chu kỳ kinh nguyệt (ngày 15,09±2,93) nồng độ β –
estradiol đạt giá trị cao nhất là 725,18 – 925,28 pmol/l [6].
Estrogen được bài tiết nhiều hay ít tùy thuộc vào nồng độ LH của tuyến
yên. Nồng độ LH tăng sẽ kích thích các tế bào của lớp áo trong nang noãn bài
tiết estrogen. Ngược lại nồng độ LH giảm thì estrogen cùng được bài tiết ít đi
[16].
1.2.3.3. Hormon progesteron
Progesteron được bài tiết chủ yếu từ hoàng thể trong nửa sau của chu kỳ
kinh nguyệt. Nang noãn ở nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt và vỏ tuyến thượng
thận bài tiết rất ít progesteron. Khi có thai, rau thai sản xuất một lượng lớn
progesteron. Giống như ostrogen, progesteron cùng là hợp chất steroid được
tổng hợp từ cholesterol hoặc từ acetyl – coenzym A.
Các tác dụng của progesteron [16], [57], [59] :
- Tác dụng lên tử cung : kích thích các tuyến của niêm mạc tử cung dài
ra, cuộn lại cong queo và bài tiết glycogen vào nửa sau chu kỳ kinh nguyệt,
đồng thời làm giảm giảm co bóp cơ tử cung.
- Tác dụng lên cổ tử cung :làm các tế bào biểu mô của niêm mạc cổ tử
cung bài tiết một lớp dịch nhầy, quánh và dày.
- Tác dụng lên vòi trứng : kích thích niêm mạc vòi trứng bài tiết dịch
chứa chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng trứng đã qua thụ tinh thực hiện quá trình
phân chia trong khi di chuyển vào buồng tử cung.



13
- Tác dụng lên tuyến vú : làm phát triển thùy tuyến, kích thích các tế bào
tăng sinh, to lên và có khả năng bài tiết.
- Làm tăng tái hấp thu ion Na+, Cl- và nước ở ống lượn xa.
- Tác dụng lên thân nhiệt : làm tăng nhiệt độ cơ thể khoảng 0,3 – 0,5 0C.
Ở nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ progesteron trong huyết tương
rất thấp, chỉ khoảng 2,228 – 2,720 nmol/l. Trong nửa sau của chu kỳ kinh
nguyệt, nồng độ progesteron tăng gấp 3-5 lần và vào khoảng 7,89 – 13,27
nmol/l [6].
Sự bài tiết progesteron chịu ảnh hưởng điều khiển trực tiếp của hormon
LH do tuyến yên bài tiết. Nồng đôh LH tăng trong máu, hoàng thể sẽ được
nuôi dưỡng và bài tiết nhiều progesteron. Ngược lại nếu tuyến yên bài tiết ít
LH, hoàng thể sẽ bị thoái hóa và progesteron được bài tiết ít đi [16], [57],
[59].
1.3. Một số đặc điểm hình thái ở phụ nữ mãn kinh
Sự giảm nồng độ estrogen qua các thời kỳ tiền mãn kinh, quanh mãn
kinh và sau mãn kinh dẫn đến một số biến đổi trong cơ thể. Nghiên cứu cuả
Trịnh Văn Minh công bố trong “Giá trị sinh học người Việt Nam thập kỷ 90”
cho thấy các kích thước liên quan đến hình thái, thể lực (cân nặng, chiều cao,
vòng ngực, vòng cánh tay) của nam đều cao hơn của nữ ở mọi lứa tuổi [36].
Nhưng các kích thước liên quan đến dinh dưỡng (lớp mỡ dưới da, vòng bụng,
vòng đùi, tỷ lệ mỡ, khối mỡ, chỉ số BMI) của nữ lại lớn hơn của nam, song về
già lại giảm sút mạnh hơn ở nam [52]. Tác giả Nguyễn Văn Long khi nghiên
cứu một số chỉ số thể lực người có tuổi ở các vùng dân cư đã rút ra nhận xét
là càng già thì chiều cao, cân nặng, BMI càng giảm, trong đó sự giảm chiều
cao ở nữ nhiều hơn ở nam. Theo nhiều tác giả thì sự giảm chiều cao là do sự
hẹp lại của các đĩa đệm và có thể liên quan đến tình trạng loãng xương ở phụ
nữ mãn kinh [34]. Như vậy sự thay đổi các chỉ số hình thái của phụ nữ mãn
kinh như chiều cao, cân nặng, BMI có thể liên quan tới tuổi và tình trạng mãn
kinh. Matthews K.A và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh ở



14
Mỹ lại thấy tình trạng mãn kinh ảnh hưởng rất ít tới BMI, mà chủ yếu là do
ảnh hưởng của tuổi tác [67].
Ngoài ra sự giảm nồng độ estrogen gây ra sự phân bố lại lớp mỡ dưới
da, chủ yếu tích mỡ ở trung tâm, đặc biệt là lớp mỡ bụng. Theo nghiên cứu
của Trịnh Văn Minh thì lớp mỡ dưới da (trừ lớp mỡ dưới da bụng) ở phụ nữ
mãn kinh sẽ giảm dần bắt đầu từ khoảng 50 tuổi và càng về sau thì càng giảm
nhanh. Một số nghiên cứu còn chỉ ra sự giảm bề dày lớp mỡ dưới da là một
dấu hiệu đáng tin cậy để chuẩn đoán mãn kinh như nghiên cứu của Douchi và
cộng sự trên phụ nữ mãn kinh Nhật Bản [55]. Tuy nhiên ở phụ nữ mãn kinh
thì tổng lượng mỡ của cơ thể và bề dày lớp mỡ dưới da bụng lại tăng lên.
Nghiên cứu của Toth và cộng sự tại Mỹ khi dùng phương pháp X quang đã
chỉ ra tổng lượng mỡ ở phụ nữ mãn kinh cao hơn 28%, lượng mỡ thân tăng
36 %, mỡ bụng tăng 49%, mỡ dưới da bụng tăng 22% so với phụ nữ tiền mãn
kinh [72]. Như vậy, tình trạng mãn kinh liên quan tới tình trạng tăng lớp mỡ
dưới da bụng và làm giảm lượng mỡ của các vùng khác của cơ thể.
1.4. Những thay đổi sinh lý (triệu chứng lâm sàng) thời kỳ tiền mãn
kinh và mãn kinh
1.4.1. Các rối loạn về vận mạch
Cơn bốc hỏa, ra mồ hôi đêm là triệu chứng liên quan tới rối loạn điều
nhiệt của cơ thể, đặc trưng cho thời kỳ mãn kinh. Ra mồ hôi đêm thườg đi
cùng với mất ngủ và là nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ về đêm.
Cơn bốc hỏa xuất hiện đột ngột, biểu hiện của nó là người phụ nữ có
cảm giác bừng ấm hay nóng, thường bắt đầu từ ngực và lan lên cổ, đầu và
mặt. Cảm giác có thể kéo dài một vài giây và tới một vài phút và thường kèm
theo một cơn đỏ mặt tăng dần từ phần trên ngực lên cổ và mặt. Sau đó bệnh
nhân thường vã mồ hôi và rùng mình. Các cơn bốc hỏa có thể nhiều ít mạnh
yếu, nhưng đặc biệt hay xuất hiện về ban đêm. Thần kinh căng thẳng là một

trong các yếu tố khởi phát cơn bốc hỏa. Tần số, cường độ, thời gian kéo dài
của cơn bốc hỏa có thể giảm ngay ở nhóm dùng thuốc [9]. Như vậy là có cả


15
yếu tố tâm lý tham gia vào triệu chứng cơn bốc hỏa. Một số nghiên cứu chỉ ra
mối liên quan giữa cơn bốc hỏa với vã mồ hôi về đêm và với mất ngủ. Tỷ lệ
xuất hiện các triệu chứng này ở phụ nữ mãn kinh nhân tạo cao hơn so với phụ
nữ mãn kinh tự nhiên.
Giãn mạch thường xảy ra khi khởi phát cơn bốc hỏa và tiếp tục ít nhất 5
phút sau khi triệu chứng giảm đi. Giãn mạch và đổ mồ hôi là cơ chế thải
nhiệt, sau đó sự rùng mình sau cơn bốc hỏa có tác dụng làm tăng thân nhiệt
trung tâm trở về bình thường. Cơ chế gây rối loạn vận mạch tới nay chưa rõ
nhưng hình như có mối liên hệ tạm thời giữa cơn bốc hỏa và nhịp giải phóng
LH.
1.4.2. Biểu hiện về hệ sinh dục – tiết niệu
Khi mãn kinh, thiếu estrogen sẽ gây teo các cơ quan, bộ phận thuộc hệ
thống sinh dục – tiết niệu. Teo âm đạo thường xuất hiện muộn trong khoảng 5
– 10 năm sau mãn kinh, tuy nhiên những năm sau mãn kinh thì estrogen vẫn
có tác dụng lên các tế bào âm đạo. Một nghiên cứu về tế bào âm đạo ở 148
phụ nữ tuổi từ 40 – 78 chỉ ra rằng chỉ có 20% số phụ nữ có phiến đồ âm đạo
teo hoàn toàn [73]. Âm đạo – cổ tử cung có rất nhiều mạch máu nên rất dễ tồn
thương khi va chạm và gây chảy máu. Các mô liên kết ở dưới biểu mô niêm
mạc bị teo mỏng khiến lòng âm đạo hẹp. Hơn nữa, biểu mô âm đạo mỏng, các
tuyến nhờn ở âm đạo và âm hộ teo, nên chế tiết ít hoặc không chế tiết chất
nhờn, gây giao hợp đau [9]. Theo Harvey Chim thì tỷ lệ này là 20,7% ở phụ
nữ Singapore [65]. Ngoài triệu chứng khô âm đạo, hết ham muốn tình dục
cũng là một yếu tố giảm tần suất hoạt động tình dục. Giảm ham muốn tình
dục do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có quan niệm tình dục chỉ
dành cho giới trẻ. Ở Việt Nam, theo Đặng Quang Vinh, nghiên cứu ở phụ nữ

thành phố Hồ Chí Minh, Tô Minh Hương, và ở phụ nữ thành phố Hà Nội, thì
tỷ lệ giao hợp đau tương ứng là 50% và 71,6% [26], [51].
Són tiểu khi tăng áp lực ổ bụng do sự giảm khả năng hoạt động của các
cơ thắt đường tiết niệu được biểu hiện dưới dạng vài giọt nước tiểu rơi ra khi


×