Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Thi pháp truyện ngắn nguyễn minh châu qua hai giai đoạn sáng tác trước và sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.45 KB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ HẢI YẾN

THI PH¸P TRUYÖN NG¾N NGUYÔN MINH CH¢U
QUA HAI GIAI §O¹N S¸NG T¸C TR¦íC Vµ SAU 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ HẢI YẾN

THI PH¸P TRUYÖN NG¾N NGUYÔN MINH CH¢U
QUA HAI GIAI §O¹N S¸NG T¸C TR¦íC Vµ SAU 1975

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN - 2012



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát.................................................8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................9
6. Cấu trúc luận văn...................................................................................................9
Chương 1 VỊ TRÍ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU TRONG NỀN TRUYỆN
NGẮN CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU 1954...................................................................10

1.1. Những điều kiện sáng tạo có tính đặc thù của truyện ngắn cách mạng Việt Nam
sau 1954...................................................................................................................10
1.1.1. Điều kiện chính trị - xã hội.........................................................................10
1.1.2. Điều kiện thẩm mỹ.....................................................................................11
1.2. Những thành tựu của truyện ngắn cách mạng Việt Nam sau 1954....................13
1.2.1. Sự hình thành một đội ngũ các cây bút truyện ngắn chuyên nghiệp...........13
1.2.2. Sự bao quát toàn diện mọi vấn đề của đời sống..........................................17
1.2.3. Sự hoàn thiện thi pháp thể loại và hình thành một phong cách thời đại trong
truyện ngắn..........................................................................................................19
1.3. Vị trí truyện ngắn Nguyễn Minh Châu..............................................................30
1.3.1. Bước đường đến với văn học của Nguyễn Minh Châu...............................30
1.3.2. Truyện ngắn trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu..................38
1.3.3. Tính điển hình của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu xét trên phương diện
thành tựu..............................................................................................................49
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU TRƯỚC
1975......................................................................................................................................56


2.1. Sự thống nhất với những tìm tòi chung của nền truyện ngắn cách mạng..........56
2.1.1. Sự thống nhất ở cảm hứng ngợi ca, cổ vũ..................................................56


2

Văn học sau 1954 chủ yếu phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ trên lập trường
dân tộc dân chủ và CNXH. Công cuộc xây dựng CNXH khó khăn phức tạp nhưng
chan chứa sức sống và niềm vui, đã khơi dậy được cảm hứng và thu hút được lực
lượng sáng tạo của nhiều thế hệ người cầm bút. Quá trình thâm nhập thực tế đã
giúp cho các nhà văn phát hiện những vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới.
Trước những vấn đề cụ thể của CNXH đã có nhiều tác phẩm khẳng định được cái
mới như tác giả Nguyễn Khải, Đỗ Chu, Hồ Phương... trong đó tác phẩm Cỏ non
của Hồ Phương xuất hiện năm 1960 là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho
hướng sáng tác khẳng định ngợi ca cuộc sống mới, con người mới.....................56
Hòa chung trong sự thống nhất ở cảm hứng ngợi ca cổ vũ của truyện ngắn sau
1954, bên cạnh các nhà văn đi vào mảng ca ngợi cuộc sống mới theo con đường
XHCN nhiều cây bút truyện ngắn đã đứng trên lập trường kháng chiến để tuyên
truyền, cổ vũ chiến đấu. Họ luôn bám sát hiện thực để phản ánh, ngợi ca, cổ vũ
kịp thời cho sự nghiệp chiến đấu trên chiến trường. Những tác giả như Nguyễn
Trung Thành, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thi... đã thể hiện được tinh thần yêu
nước của con người Việt Nam. Qua tác phẩm của mình, các nhà văn đã tập trung
vào ngợi ca những con người đã chiến đấu vì tổ quốc, những con người đang
đứng trong thực tại đau thương đầy gian khổ mà vẫn luôn hướng đến tương lai,
tin tưởng đất nước sẽ có ngày được hòa bình. Trong đội ngũ những nhà văn ấy có
Nguyễn Minh Châu..............................................................................................56
Là nhà văn quân đội, tham gia trên các chiến trường, Nguyễn Minh Châu đã
chứng kiến và thấu hiểu về tâm tư, tình cảm của những người lính nên trong tác
phẩm của mình nhà văn đã phản ánh một cách chân thực và đầy đủ. Cảm hứng sử

thi và tư duy sử thi đã hướng ông tới cái nhìn lãng mạn, thi vị hóa cuộc sống.
Chính vì vậy mà sáng tác của ông ở giai đoạn trước 1975 thường mang đậm màu
sắc chiến đấu, màu sắc của gian khổ hy sinh nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan tin
tưởng vào tương lai tươi sáng..............................................................................57


3

Ở tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng. Hai nhân vật Nguyệt và Lãm vẫn hiện lên là
những chàng trai cô gái yêu đời, lạc quan dù trước mặt họ bao hiểm nguy đang
cận kề. Họ đã sống và chiến đấu cho mục đích và lý tưởng cao đẹp, hạnh phúc
riêng tư không còn là vấn đề quan trọng nhất mà đối với họ tương lai và sự nghiệp
của đất nước mới là điều họ hướng tới.................................................................57
Trong sự thống nhất chung với cảm hứng ngợi ca cổ vũ ở giai đoạn này, những
tác phẩm như: Những vùng trời khác nhau, Nguồn suối, Nhành mai, Lá thư
vui...Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được những hình tượng nhân vật tiêu biểu
cho thời kỳ đau thương mà anh dũng của dân tộc................................................57
Trong Nhành mai, Thận là một cô gái nhanh nhẹn, thông minh và dũng cảm. Cô
đã không quản ngại khó khăn, bất chấp sự nguy hiểm của bản thân để bảo vệ cho
đồng đội: “Cô chỉ có một thanh mã tấu, liền vứt thanh mã tấu xuống, nhặt lấy cây
tiểu liên của tôi bắn chết một tên địch rồi cõng tôi lùi về phía sau” và “người cáng
tôi đêm ấy chẳng phải ai khác lại chính là Thận” [7, 18].....................................57
Cũng trong bom lửa chiến tranh. Lê và Sơn (Những vùng trời khác nhau) là
những người đến từ những vùng trời khác nhau nhưng đã trở thành tri kỷ dưới
vùng trời Tổ quốc. Chính trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh họ đã trở
thành đồng đội cùng sát cánh bên nhau để vượt qua những khó khăn vất vả trong
cuộc sống chiến đấu.............................................................................................57
Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thời kỳ này là những con
người có lý tưởng, xả thân vì nghĩa lớn, có ý chí và nghị lực để vượt qua những
gian khổ cho sự nghiệp chung của cộng đồng. Vì thế khi viết về cuộc sống nơi

chiến trường, viết về những người chiến sỹ tham gia cách mạng, nhà văn đã ngợi
ca khẳng định các nhân vật anh hùng không phải là nhân danh cá nhân mà là nhân
danh cộng đồng....................................................................................................58
2.1.2. Thống nhất ở cái nhìn lạc quan về cuộc sống.............................................58
2.1.3. Thống nhất ở sự ưu tiên cho những đề tài lớn............................................62


4

2.2. Những dấu ấn riêng của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu................................64
2.2.1. Quan tâm đi tìm “những hạt ngọc ẩn dấu ở bề sâu tâm hồn con người”.....64
2.2.2. Cấu tứ chặt chẽ...........................................................................................67
2.2.3. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.....................................................................70
2.3. Những hạn chế về thi pháp của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975...73
2.3.1. Thiếu những bứt phá về cấu trúc................................................................73
2.3.2. “Chất thơ” lấn át “chất văn xuôi”...............................................................77
Chương 3 SỰ ĐỔI MỚI CỦA THI PHÁP TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
SAU 1975.............................................................................................................................81

3.1. Đổi mới trong quan niệm về con người, về nghệ thuật.....................................81
3.1.1. Đổi mới quan niệm về con người...............................................................81
3.1.2. Một quan niệm cách tân về nghệ thuật.......................................................86
3.2. Đổi mới trong việc thể hiện những vấn đề gai góc của đời sống.......................89
3.2.1. Nhận thức lại những vấn đề lớn của cuộc sống..........................................89
3.2.2. Nhìn nhận con người trong nhiều chiều kích............................................104
3.2.3. Sự khám phá các nghịch lý của đời sống..................................................112
3.3. Đổi mới trong nghệ thuật kết cấu, xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn ngữ,
giọng điệu..............................................................................................................119
3.3.1. Kết cấu luận đề.........................................................................................119
3.3.2. Việc xây dựng những nhân vật dị thường................................................124

3.3.3. Sự phong phú của các loại hình ngôn ngữ................................................129
3.3.4. Phá vỡ sự thuần nhất về giọng điệu..........................................................131
KẾT LUẬN........................................................................................................................136
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................138


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn hàng đầu của văn
học Việt Nam hiện đại. So với những nhà văn cùng thời, sáng tác của ông tuy
không nhiều nhưng đó thực sự là những tác phẩm có giá trị cả về nội dung tư
tưởng lẫn nghệ thuật. Những truyện ngắn của ông đã trở thành một hiện tượng
văn học được giới sáng tác, phê bình và dư luận bạn đọc quan tâm đi sâu
nghiên cứu, tìm hiểu.
1.2. Quá trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu được chia thành hai giai
đoạn trước 1975 và sau 1975 rất rõ. Ở giai đoạn trước 1975 ông được xem là
cây bút văn xuôi có nhiều đóng góp xuất sắc cho thời kỳ chống Mỹ. Sáng tác
giai đoạn này của ông đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Những đề tài
về người lính, về cuộc sống trong chiến tranh được tái hiện một cách chân
thực và sinh động qua những trang viết. Sau 1975, khi đất nước bước sang
một thời kỳ mới thì nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng đã âm thầm tự đổi mới
mình trên những trang viết mà theo như lời của tác giả Lê Thành Nghị thì:
“Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Minh Châu, bước đi của nó cùng nhịp
bước đi của văn học Việt Nam hiện đại, với những trang viết hào hùng, những
nỗi đau trở dạ, với những thăng trầm vốn có của nghiệp văn chương” [30, 52].
Như vậy, có thể thấy ở mỗi giai đoạn sáng tác Nguyễn Minh Châu đều thể
hiện được tài năng và vị trí của mình trên văn đàn, nhất là ở giai đoạn sau
1975, ông được biết đến với tư cách là người mở đường “tinh anh và tài
năng” cho một giai đoạn văn học mới.

1.3. Không phải nhà văn có tên tuổi nào cũng có duyên với trường học.
Bằng tài năng của mình, Nguyễn Minh Châu đã chiếm được tình cảm và thực
sự có duyên với nhà trường, với học sinh phổ thông khi tác phẩm truyện ngắn
của ông được đưa vào giảng dạy ở cả hai cấp học. Ở cấp trung học cơ sở với


2
tác phẩm Bức tranh và tác phẩm Bến quê, cấp trung học phổ thông với
tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Mảnh trăng cuối rừng. Đó đều là
những tác phẩm tiêu biểu cho cả hai giai đoạn sáng tác của ông. Tìm hiểu đề
tài này chúng tôi hy vọng sẽ đem đến một cái nhìn hệ thống về thi pháp
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua hai giai đoạn sáng tác trước 1975 và sau
1975 để góp phần vào việc giảng dạy tác phẩm của nhà văn được tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Gần ba mươi năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã gặt hái được một số
thành công nhất định trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình ở các thể
loại: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu luận, phê bình… Riêng đối với
thể loại truyện ngắn, tác phẩm của ông đã thực sự trở thành “mảnh đất màu
mỡ” cho giới nghiên cứu, phê bình.
Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về con người và nghiệp văn
của ông như: công trình nghiên cứu khoa học của Tôn Phương Lan về Phong
cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb Khoa học Xã hội, 2002;
Nguyễn Minh Châu - Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, 2007;
Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu - Tác phẩm và lời bình”, Nxb
Văn học, 2007, Nguyễn Minh Châu - Tài năng sáng tạo nghệ
thuật, Nxb Văn hoá Thông tin, 2001... Trong những bài viết và công trình
nghiên cứu kể trên, chúng tôi chú ý những ý kiến đi sâu vào truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu. Trước hết là những nhận xét, đánh giá chung về quá
trình sáng tác truyện ngắn của ông.
N. Ni-cu-lin trong bài Về Nguyễn Minh Châu và sáng tác của

anh do Lại Nguyên Ân dịch, trích trong cuốn Nguyễn Minh Châu tài
năng và sáng tạo, Nxb Văn hoá Thông tin Hà Nội 2001 khi nói về truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu đã đưa ra nhận xét: “Ở sáng tác của Nguyễn Minh
Châu truyện ngắn bộc lộ ra những đặc tính của một thể loại ưu việt, mở ra cho


3
văn học những đề tài và vấn đề mới của đời sống nhân vật, những hình tượng
nhân vật mới” [30, 477].
Trong bài viết Sự khám phá con người Việt Nam qua truyện
ngắn, tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 10 - 1987, tác giả Ngọc Trai đã
đưa ra nhận định: “Phần lớn các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là loại
truyện luận đề… vì vậy các truyện ngắn của anh thường có thể gây cho bạn
đọc nhiều cách tiếp cận, nhiều cách hiểu, cách giải thích khác nhau” [27,
325].
Cụ thể hơn trong bài Bến quê - một phong cách trần thuật có
chiều sâu, báo Văn nghệ, số 8- 1987 tác giả Trần Đình Sử đã chỉ ra hạn
chế trong một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Theo tác giả ở một số
truyện của ông “yếu tố lịch sử còn có phần trừu tượng, nhiều cốt truyện của
anh chưa được tự nhiên… con đường tiếp cận nhân vật của anh chưa thật sáng
và có chỗ còn tập trung quá nhiều ngẫu nhiên” nhưng tác giả không phủ nhận:
“anh là nhà văn có biệt tài sử dụng chi tiết, miêu tả chân dung, môi trường,
khắc hoạ tâm lý, chỉ trong ít nét mà làm hiện lên một vẻ sống sinh động” [63,
391- 392].
Còn Phạm Vĩnh Cư trong bài Về những yếu tố tiểu thuyết
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, báo Văn nghệ, số 7 - 1990
lại thừa nhận: “Nguyễn Minh Châu viết nhiều tiểu thuyết… nhưng cái mà nhà
văn để lại cho đời lại không phải là những tác phẩm dài hơi ấy, mà là dăm ba
truyện ngắn in rải rác trên báo chí, trong các tập truyện cuối đời anh” [30,
197].

Với những ý kiến và nhận xét trên có thể thấy truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu thực sự là mảnh đất đầy hứa hẹn để bạn đọc và giới nghiên cứu
quan tâm, đi sâu “cày xới”. Tác giả Mai Hương trong bài viết Nguyễn
Minh Châu và di sản văn học của ông đã nhận định: “Ông là cây


4
bút tiêu biểu của văn xuôi chống Mỹ, đồng thời cũng là người mở đường
“tinh anh và tài năng”, người đã “đi được xa nhất” trong cao trào đổi mới
của văn học Việt Nam đương đại [29]. Với lời nhận định trên có thể thấy
Nguyễn Minh Châu là một trong số ít nhà văn tiêu biểu cho cả hai giai
đoạn văn học trước và sau 1975.
Giai đoạn sáng tác trước 1975 hay nói đúng hơn là những sáng tác viết
trong chiến tranh của ông từng là những bức tranh hiện thực sinh động về con
người và cuộc sống của nhân dân ta trong những năm chống Mỹ. Ở giai đoạn
này ông nổi lên với những tiểu thuyết: Cửa sông, Dấu chân người lính,
… Truyện ngắn của ông giai đoàn này chưa được đánh giá cao nhưng bước
đầu đã được giới nghiên cứu nhận định là có nhiều triển vọng, cụ thể:
Trong bài Sự ra đi của một tài năng, Tác phẩm văn học số 2
- 1989, tác giả Mai Ngữ khi nói về những truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn
Minh Châu đã đưa ra nhận xét: “Nguyễn Minh Châu bắt đầu nổi lên từ cuốn
tiểu thuyết Cửa sông nhưng trước đó không ít năm, anh vào nghề bằng
những truyện ngắn và anh đã thất bại về những truyện ngắn ấy nhưng điều
không ai ngờ là chính cái thể loại đầu tiên đã làm anh thất vọng ấy về cuối đời
đã làm rực rỡ tên tuổi của anh: [30, 28].
Hai tác giả Nguyễn Đăng Mạnh và Trần Hữu Tá trong bài viết Hướng
đi triển vọng của Nguyễn Minh Châu, báo Văn nghệ số 364 - 1970
đã chỉ ra một số hạn chế trong sáng tác của ông nhưng vẫn tin tưởng rằng:
“Nguyễn Minh Châu rồi đây sẽ có thể cống hiến cho độc giả những tác phẩm
ngày càng tốt hơn, sâu sắc và vang dội hơn nữa” [27, 59]. Tôn Phương Lan

trong công trình Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu khi viết
về các loại nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu nhận thấy: “vào
thời kỳ những năm tám mươi, nhìn chung nhân vật của Nguyễn Minh Châu
chưa có nét riêng độc đáo vì tác giả chủ yếu chỉ soi chiếu ở góc độ “con người


5
xã hội”… Tuy nhiên ở thời kỳ này, Nguyễn Minh Châu cũng đã có những dấu
hiệu tìm tòi” [37, 71].
Truyện ngắn của ta sau năm 1975 nói chung, đã có những bước phát
triển mới ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu bạn đọc ngày càng cao
hơn, nhiều nhà văn đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn, và
Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn ấy. Những năm đầu sau
chiến tranh, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã gây xôn xao trong giới
nghiên cứu cũng như dư luận bạn đọc. Có nhiều ý kiến, nhiều cuộc thảo luận
trao đổi về truyện ngắn của ông mà tiêu biểu là cuộc trao đổi về “Truyện ngắn
những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu” do tuần báo Văn nghệ tổ chức
vào tháng 6 - 1985 đã thu hút được sự quan tâm của giới nhà văn và dư luận
bạn đọc, đặc biệt là có sự tham gia của chính tác giả. Đã có nhiều ý kiến được
đưa ra trong cuộc trao đổi này. Nhà văn Lê Lựu, Tô Hoài, Phong Lê… đánh
giá cao sự tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu. Đối lập với những nhà văn
này có Bùi Hiển, Xuân Diệu, Phan Cự Đệ, Nguyễn Kiên… họ tỏ ra nghi ngại,
dè dặt về hướng tìm tòi đổi mới của ông. Nhưng dù là ý kiến khen hay chê thì
họ đều cảm nhận được một Nguyễn Minh Châu đã có những cách tân mới mẻ,
táo bạo trong văn phong của mình.
Mai Ngữ trong bài Sự ra đi của một tài năng, Tác phẩm văn
học, số 2 -1989 đã khẳng định truyện ngắn là “mảnh đất dụng võ tuyệt hảo”
của nhà văn. Tác giả viết: “Những năm gần đây, mỗi truyện ngắn của anh
xuất hiện bao giờ cũng gây xôn xao chú ý trong giới cầm bút và bạn đọc bởi
nó đã biểu hiện sự sử dụng bút pháp uyển chuyển, tài tình và điêu luyện của

cây bút tài năng” [30, 29].
Nguyễn Trung Thu trong bài Nhà văn Nguyễn Minh Châu khi
khái quát quá trình sáng tác của ông ở giai đoạn sau 1975 đã nhận xét: “những
năm tám mươi là thời kỳ Nguyễn Minh Châu chủ yếu tập trung vào viết


6
truyện ngắn, bộc lộ sự chuyển biến đổi mới rõ rệt cả về tư tưởng và nghệ
thuật” [30, 18]. Còn tác giả Lại Nguyên Ân trong bài Những sáng tác
gần đây của Nguyễn Minh Châu, Tạp chí văn học, số 3 - 1987 lưu
ý: “Ở thể truyện ngắn, nhà văn như đang cố sức chuyển những tương quan
lớn của các đời sống bên ngoài vào đời sống bên trong của một vài con người
cụ thể… và cái điều vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm này ở ngòi bút anh chỉ
“tố cáo” một điều: trước sau anh vẫn là nhà văn của những tình cảm cao cả…
của những tình thế, những vấn đề con người” [2].
Trong bài Nhớ về một nhà văn tài năng và tâm huyết, báo
Văn nghệ số 7- 1990 tác giả Nguyên Ngọc nhận thấy vị trí đặc biệt của
Nguyễn Minh Châu trong một giai đoạn văn học đang có những sự chuyển
động rất phong phú, sâu sắc và phức tạp, tác giả khẳng định: “Nguyễn Minh
Châu là người đi được xa nhất… Nguyễn Minh Châu thuộc số những nhà văn
mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” [30, 10 - 11].
Từ góc nhìn thi pháp, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã được các
nhà nghiên cứu, phê bình tiếp cận, nhìn nhận ở nhiều phương diện và đã có
những nhận xét, đánh giá khác nhau:
Trong bài Nguyễn Minh Châu với nghệ thuật xây dựng
truyện ngắn, tạp chí Nhà văn số 7 - 2000, tác giả Trịnh Thu Tuyết đã
khảo sát một vài thủ pháp nghệ thuật xây dựng truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu và đi đến kết luận: “Nguyễn Minh Châu đã sử dụng chúng một cách đắc
địa với xuất phát điểm là sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người để
tạo nên những nhân vật có khả năng “đóng gim” lại trong trí nhớ độc giả” [27,

259].
Bùi Việt Thắng trong bài Vấn đề tình huống trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu khi nói về những bài học nghệ thuật truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu đã nhận xét: “Truyện ngắn của anh thể hiện


7
được tính tầm cỡ của các tình thế đời sống bộc lộ những vấn đề căn cốt của
con người” [30, 229].
Tôn Phương Lan là người đã có quá trình theo dõi và đã viết nhiều bài
nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Trong công trình Phong
cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu của mình, ở chương 4 khi nói về
thành quả bước đầu của sự tìm tòi đổi mới trong giọng điệu và ngôi ngữ, tác
giả viết: “Bức tranh đã thể hiện sự thay đổi sớm và rõ nhất về giọng điệu
trong sáng tác của ông” và “Nguyễn Minh Châu là nhà văn rất có ý thức trong
việc nâng cấp nghệ thuật cho những tác phẩm của mình. Văn ông giàu hình
ảnh với từ ngữ trau chuốt, sống động và kết cấu câu đa dạng” [37, 163 - 183].
Đề cập đến vấn đề thi pháp, Trịnh Thu Tuyết trong bài Một số cốt
truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã đưa ra kết luận:
“cốt truyện được nới lỏng chủ yếu dựa trên những xung đột tâm lý chồng
chéo, không mở đầu, không có cao trào, cũng không có kết thúc, tựa dòng
chảy “tự nhiên, nhi nhiên” của cuộc sống vốn luôn tồn tại cùng những mâu
thuẫn, những xung đột vĩnh cửu… Nguyễn Minh Châu đã góp thêm những
truyện ngắn có giá trị vào nền văn học nước nhà, góp phần đưa văn học về
gần với cuộc đời, với con người” [27, 383].
Đi sâu hơn vào từng tác phẩm cụ thể, các bài viết đã đụng chạm tới
nhiều vấn đề về thi pháp, đặc biệt là những truyện được đưa vào dạy ở trường
phổ thông.
Trong bài Không gian bến quê và một sự nhận thức đau
đớn sáng ngời của con người tác giả Lê Văn Tùng đã nhận xét: “Bến

quê là một truyện ngắn có thi pháp độc đáo… yếu tố thi pháp nổi nhất trong
truyện ngày là không gian nghệ thuật… các yếu tố khác của thi pháp như thời
gian nghệ thuật, hệ thống nhân vật, chi tiết nghệ thuật… là các yếu tố cộng


8
hưởng tạo một không gian độc đáo gắn liền với vận mệnh tinh thần văn hoá
của nhân vật chính: anh Nhĩ” [27, 194].
Nguyễn Thanh Hùng khi bàn về Cái đẹp và cái hay của Mảnh
trăng cuối rừng, tạp chí Văn nghệ quân đội, số 1 - 1994 đã viết: “nên
quan tâm đến thi pháp kể và hãy bắt đầu với phương thức kể… mỗi yếu tố thi
pháp trong phương thức kể đều thể hiện kết quả tìm tòi nghệ thuật đầy sáng
tạo của Nguyễn Minh Châu [28].
Cùng bàn về Vẻ đẹp Mảnh trăng cuối rừng tác giả Nguyễn Văn
Long lại đi vào nhấn mạnh tựa đề của tác phẩm, theo tác giả: “Đọc vào
truyện, mới càng thấy là Nguyễn Minh Châu đã tìm cho truyện một cái tựa
đề đích đáng, không rõ cái tên ấy đến trước hay chỉ đến sau khi truyện đã
hoàn thành, nhưng nó đã có như là không thể nào khác được, không thể nào
đúng hơn” [44, 149].
Quan tâm đến vấn đề thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu,
chúng tôi đã được thừa hưởng kết quả nghiên cứu của những người đi
trước. Với đề tài "Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua hai giai
đoạn sáng tác trước và sau 1975" chúng tôi hy vọng sẽ đem đến một cái
nhìn bao quát hơn về tài năng cũng như đóng góp của nhà văn đối với nền
văn học nước nhà.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua hai giai đoạn sáng tác
trước 1975 và sau 1975.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát

Các tập truyện ngắn đã xuất bản của Nguyễn Minh Châu, bao gồm :
- Những vùng trời khác nhau (Nxb Văn học, 1970)


9
- Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nxb Tác phẩm
mới, 1983)
- Bến quê (Nxb Tác phẩm mới, 1985)
- Cỏ lau (Nxb Văn học, 1989).
- Nguyễn Minh Châu - Tuyển tập truyện ngắn (Nxb Văn học,
2009).
Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát thêm nhiều tập truyện ngắn của các
tác giả nổi tiếng khác trong văn học Việt Nam 1954 - 1986 để có thêm cứ liệu
so sánh, nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xác định vị trí truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong nền truyện
cách mạng Việt Nam sau 1954.
4.2. Phân tích những đặc điểm thi pháp của truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu trước 1975.
4.3. Làm sáng tỏ sự đổi mới của thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau 1975.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp
loại hình, phương pháp so sánh...
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1.


Vị trí truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong nền
truyện ngắn các mạng Việt Nam sau 1954


10
Chương 2.

Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu trước 1975

Chương 3.

Sự đổi mới của thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau 1975
Chương 1

VỊ TRÍ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
TRONG NỀN TRUYỆN NGẮN CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU 1954
1.1. Những điều kiện sáng tạo có tính đặc thù của truyện ngắn cách
mạng Việt Nam sau 1954
1.1.1. Điều kiện chính trị - xã hội
Sau hiệp định Giơnevơ 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bắt
đầu cuộc sống lao động, khẩn trương hàn gắn vết thương chiến tranh và bắt
tay vào xây dựng CNXH đồng thời làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến
miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong quá trình tiến lên CNXH
chúng ta đã gặp không ít khó khăn bởi gánh nặng của lối làm ăn nhỏ, phân tán
và những di hại của chiến tranh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của
Đảng (9/1960) đã vạch rõ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
lúc này là tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc và tiếp tục cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam

là hoà bình, độc lập, thống nhất và xây dựng thành công XHCN. Tại đại hội,
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng và Nghị quyết đại hội
khẳng định: “đi đôi với cuộc cách mạng XHCN về kinh tế cần phải đẩy mạnh
cuộc cách mạng XHCN về tư tưởng, văn hoá và kỹ thuật” và văn nghệ giữ
một vị trí quan trọng trong cuộc cách mạng này. Công tác văn học nghệ thuật
phải phục vụ đắc lực sự nghiệp của Đảng.


11
Văn học là một hình thái ý thức xã hội, tất nhiên phải gắn liền với xã
hội cụ thể trong đó nó xuất hiện. Do đó văn học một dân tộc phải gắn liền với
lịch sử dân tộc ấy. Văn học Việt Nam cũng vậy nhưng ở nước ta tình hình có
những nét đặc biệt nên văn học lại càng gắn chặt với lịch sử dân tộc và đó là
đặc điểm có tính quy luật trong lịch sử phát triển của văn học nước ta.
1.1.2. Điều kiện thẩm mỹ
Văn học nghệ thuật và chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một
tác phẩm ra đời phải đại diện cho quan điểm thẩm mỹ của một thời kỳ lịch sử
nhất định, một bộ phận xã hội nhất định, xuất phát từ ý thức chính trị nhất
định. Bởi vậy giá trị tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề khi sáng tác,
nhà văn bị chi phối bởi ý thức chính trị nào, tiến bộ hay lạc hậu.
Với ưu thế gọn nhẹ, nắm bắt nhanh các vấn đề nhạy cảm của cuộc
sống, thể loại truyện ngắn đã nhanh chóng khẳng định vị trí quan trọng của
mình trong nền văn học dân tộc. Truyện ngắn giai đoạn trước 1945 đã để lại
những cống hiến to lớn về mặt phản ánh xã hội, các cây bút truyện ngắn giai
đoạn này đã phản ánh một cách toàn vẹn, sâu sắc bộ mặt xã hội thực dân
phong kiến. Một xã hội đen tối, thối nát, lỗi thời và đầy rẫy bất công. Đời
sống nhân dân đói khổ lầm than... Trong các tác phẩm của mình, các nhà văn
đã phê phán mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến, đề cập tới khá nhiều thân
phận của những người tri thức tiểu tư sản nghèo. Mặc dù không đến nỗi cơ
cực như cuộc sống của người nông dân nhưng số phận của họ cũng đầy trắc

trở, khó khăn. Truyện ngắn trước 1945 không những có giá trị to lớn về mặt
nội dung, xây dựng nên một bức tranh muôn mặt, đa dạng về hiện thực xã hội
đương thời mà còn đạt được những thành tựu rất to lớn về mặt nghệ thuật.
Các cây bút có tên tuổi như: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Vũ
Trọng Phụng... đã có nhiều cách tân mới mẻ về mặt thể loại.
Sau 1945 truyện ngắn cũng đã gặt hái được nhiều thành công. Ở giai
đoạn này sáng tạo nghệ thuật đối với các nhà văn là nhằm để nâng cao đời


12
sống tinh thần, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho nhân dân để cổ vũ sức
người, sức của cho kháng chiến. Quan niệm văn nghệ hướng về đại chúng đã
giúp cho nền văn nghệ chúng ta phát hiện, bồi dưỡng những người cầm bút
trưởng thành từ phong trào văn nghệ quần chúng, đặc biệt là các lực lượng
sáng tác trong quân đội.
Đường lối văn nghệ của Đảng đòi hỏi các nghệ sỹ phải bám sát với
thực tiễn cuộc sống của nhân dân. Ở mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng đều
đặt ra những yêu cầu cụ thể cho văn nghệ sỹ. Sau cách mạng tháng Tám và
cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng nhấn mạnh lập trường dân tộc, dân
chủ nhân dân và lập trường kháng chiến, yêu cầu văn nghệ sỹ sáng tác phục
vụ cuộc chiến đấu theo phương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng. Nhưng
từ khi miền Bắc được giải phóng bước vào xây dựng cách mạng xã hội thì
yêu cầu của người cầm bút phải đặt cao hơn: yêu nước gắn liền với CNXH,
tác phẩm phải đạt tới tính Đảng và phải được sáng tác theo phương pháp
hiện thực XHCN.
Để đạt tới sự thống nhất nói trên, Đảng đặc biệt quan tâm tới việc rèn
luyện, bồi dưỡng tư tưởng cho văn nghệ sỹ. Thông qua những cuộc đấu tranh
tư tưởng, những cuộc học tập chính trị và những cuộc đi thực tế để “cách mạng
hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt” và cứ sau mỗi đợt đi thực tế như vậy
nền văn học thường gặt hái được nhiều tác phẩm mới phù hợp với thực tiễn đời

sống và đáp ứng được yêu cầu cách mạng trong công cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc. Nằm trong hệ thống những yêu cầu nghiêm ngặt như vậy nên văn học
nước ta đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân
tộc.
Bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm đầu của văn học
cách mạng, người đọc Việt Nam đã tiếp cận với những tác phẩm xuất sắc của
nhân loại, một số nhà văn Việt Nam đã chịu sự tác động, chi phối của văn học


13
dịch ở các nước XHCN với những tác giả như: Solokhov, Paustovski... mỗi
nhà văn tiếp cận và chịu sự ảnh hưởng theo những khuynh hướng riêng.
Trong hoàn cảnh và điều kiện như thế nền văn học Việt Nam đã từng
bước đi lên phát triển, khẳng định vai trò của mình trong đời sống văn học
cũng như trong sự nghiệp chung của đất nước.
1.2. Những thành tựu của truyện ngắn cách mạng
Việt Nam sau 1954
1.2.1. Sự hình thành một đội ngũ các cây bút truyện
ngắn chuyên nghiệp
1.2.1.1. Đội ngũ các cây bút truyện ngắn thành danh trước cách mạng
Thời kỳ từ 1930 đến 1945, nền văn học Việt Nam được hiện đại hóa
sâu sắc và toàn diện, tạo thành một cuộc cách mạng lớn trong lịch sử văn học
dân tộc. Làm nên cuộc cách mạng ấy là thế hệ tri thức Tây học - những người
có sự thức tỉnh ý thức cá nhân mãnh liệt, giàu lòng nhiệt tình với việc xây
dựng nền văn học, văn hóa dân tộc. Do ý thức cá nhân được thức tỉnh sâu sắc
nên những người cầm bút đều có sự tìm tòi riêng trong tư tưởng và phong
cách nghệ thuật. Nhiều cá tính, nhiều phong cách sáng tác và nhiều xu hướng
tư tưởng đã xuất hiện. Vì vậy đời sống văn học trở nên sôi nổi, đa dạng và đạt
được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là
truyện ngắn đã phát triển và gặt hái được những thành quả rõ nét. Các cây bút

truyện ngắn sáng tác theo nhiều khuynh hướng khác nhau đã làm nên một
diện mạo đa dạng, phong phú cho văn học giai đoạn này. Tên tuổi của những
nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài,
Nguyên Hồng, Bùi Hiển, Khái Hưng, Thạch Lam,... mãi mãi được in đậm
trong lịch sử văn học.
Sau 1954, số cây bút truyện ngắn thành danh trước cách mạng vẫn tiếp
tục sáng tác còn lại không nhiều lắm, tuy vậy, họ luôn được vị nể và có những


14
sáng tác mới có giá trị. Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Khái Hưng, Nam
Cao,... đã mất nhưng những tác giả như Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển,
Kim Lân vẫn viết đều, viết khỏe. Chính họ đã tạo được một chiếc cầu nối
giữa truyện ngắn của giai đoạn trước với truyện ngắn của giai đoạn này. Từng
người một đều có những biến đối để thích ứng với thời đại văn học mới, với
quan điểm sáng tác mới hướng về đại chúng, phục vụ sát sườn, kịp thời cho
những mục tiêu cách mạng. Trong số sáng tác của thế hệ nhà văn này, có
những tác phẩm xứng đáng được xem là kiệt tác như Làng, Vợ nhặt của Kim
Lân. Một số tác phẩm của Bùi Hiển cũng được xem là những truyện ngắn
mẫu mực, thể hiện một kỹ thuật viết già dặn.
1.2.1.2. Đội ngũ các cây bút truyện ngắn trưởng thành từ kháng chiến
chống Pháp
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là một bước ngoặt vĩ đại
trong lịch sử dân tộc ta. Nhưng liền sau đó, đất nước ta, nhân dân ta bước vào
một cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm gian khổ. Trong bối cảnh của cách
mạng và chiến tranh, văn học nghệ thuật được coi là một mặt trận bên cạnh
các mặt trận kinh tế, chính trị. Mỗi nhà văn được tôn vinh là một chiến sĩ
trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do. Với phương châm “dân tộc hóa và đại
chúng hóa” lần đầu tiên nền văn học kháng chiến phát triển với một đội ngũ
văn nghệ sỹ kiểu mới đứng bên cạnh các nhà văn thuộc thế hệ trước cách

mạng. Hầu hết lực lượng viết trẻ này đều gắn bó sâu nặng với dân tộc, đoàn
kết vì lợi ích của Tổ quốc. Họ là những công nhân, nhà giáo, anh bộ đội cụ
Hồ… do đòi hỏi của cách mạng và kháng chiến họ đã biết cách cầm bút và từ
cầm bút họ trở thành những nhà văn - chiến sĩ. Lực lượng mới này tuy trưởng
thành từ sau cách mạng nhưng họ đã khẳng định được vị trí của mình trong
khả năng đáp ứng các yêu cầu cụ thể của cách mạng, kháng chiến. Yêu cầu
bám sát vào hiện thực cách mạng để nói được cái mới một cách đúng và sâu.


15
Với tài năng và tâm huyết của mình họ đã vượt lên để phản ánh hiện thực
kháng chiến đầy gian lao nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc, để thể hiện tình
yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. Đó cũng chính là cơ sở cho ta
hiểu chủ trương đào tạo văn nghệ sĩ trong hàng ngũ công - nông - binh là một
khâu quan trọng trong đường lối văn nghệ của Đảng.
Trong đội ngũ những nhà văn giai đoạn này đáng chú ý trước hết là
những người lính như: Trần Đăng, Hồ Phương, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc,
… họ cùng đi chung trên một con đường và đều nhất trí ở cùng một phương
pháp sáng tác - phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Họ đều cùng nhất trí
trong một mục tiêu chung lấy nghệ thuật làm phương tiện để phục vụ kháng
chiến.
Cầm bút, cầm súng cùng dân tộc đi vào kháng chiến cứu nước, các nhà
văn luôn có một băn khoăn làm thế nào để các tác phẩm viết ra phải hướng về
đại chúng, hướng về công - nông - binh. Dưới ánh sáng của phương châm đại
chúng hóa, của khẩu hiệu hành động “cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng
hóa sinh hoạt”, các nhà văn náo nức đi vào cuộc sống đến các chiến trường,
dứt bỏ việc xa dân để sáng tác kịp thời những tác phẩm phục vụ cho nhân dân
lao động.
Với phương châm đại chúng hóa, nền văn học chống Pháp nói chung
và văn xuôi chống Pháp nói riêng đã làm một cuộc chuyển đổi căn bản so với

văn học trước năm 1945 ở tính nhân dân và tinh thần dân chủ. Sáng tạo nghệ
thuật đối với họ là nhằm để góp phần nâng cao đời sống tinh thần, bồi dưỡng
tâm hồn, tình cảm cho nhân dân để cổ vũ động viên sức người, sức của cho
kháng chiến. Cũng chính với quan niệm văn nghệ hướng về đại chúng đã giúp
cho nền văn nghệ chúng ta phát hiện, bồi dưỡng những người cầm bút trưởng
thành từ phong trào văn nghệ quần chúng, đặc biệt là các lực lượng sáng tác
trong quân đội.


16
Những năm sau 1954 là thời kỳ sáng tác sung sức của thế hệ nhà văn
này. Nếu trong thời kháng chiến chống Pháp, thành tựu của họ còn mỏng và
thưa thớt thì đến bây giờ, những sáng tác của họ là bộ phận quan trọng bậc
nhất làm nên thành tựu của truyện ngắn Việt Nam thời kỳ mới. Cỏ non của
Hồ Phương, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Rẻo cao của Nguyên Ngọc... luôn
được nhắc tới như những thành tựu nổi bật của thế hệ nhà văn vốn đã có chút
ít vốn liếng văn học hình thành trong kháng chiến chống Pháp.
1.2.1.3. Đội ngũ các cây bút truyện ngắn trưởng thành từ cuộc kháng
chiến chống Mỹ
Cuộc sống sau 1954 chuyển sang một bước ngoặt mới đã tạo những
tiền đề khách quan cho sáng tác văn học. Lớp nhà văn xuất hiện và trưởng
thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp nay đã định hình và đóng vai
trò chủ chốt trong đời sống văn học. Trước đây do yêu cầu của thực tế và khả
năng của nhà văn nên truyện ngắn chỉ tập trung vào một số những đề tài chủ
yếu thì bây giờ trong điều kiện mới nhà văn đã có thể vươn lên xây dựng
những bức tranh cuộc sống rộng rãi, nhiều vẻ và sự mở rộng phạm vi đề tài đã
thu hút được nhiều cây bút.
Nếu trong thời kỳ chống Pháp địa bàn hoạt động của văn học cách mạng
thu hẹp ở một số vùng tự do ở nông thôn và rừng núi, đội ngũ nhà văn chuyên
nghiệp mỏng manh, thì đến giai đoạn chống Mỹ văn học đã có một sự chuyển

biến lớn. Đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp phát triển đông đảo hơn và trưởng
thành hơn. Công chúng được mở rộng, trình độ văn hóa thẩm mỹ được nâng
cao, vì thế văn học chuyên nghiệp và văn học quần chúng cùng phối hợp tiếp
sức cho nhau phát triển tạo thành một đội ngũ nhà văn hùng hậu như: Nguyễn
Kiên, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Đỗ Chu, Vũ Thị Thường, Nguyễn Thị Như
Trang, Nguyễn Trí Huân, Khuất Quang Thụy, Trung Trung Đỉnh... Các nhà
văn đã hăm hở vào những nơi nóng bỏng của Tổ quốc. Họ đi tìm nguồn cảm
hứng sáng tạo trong chiến đấu, trong lao động. Đồng thời họ vừa lao động, vừa


17
chiến đấu lại vừa sáng tạo nghệ thuật. Hay nói cách khác đó là những người
nghệ sỹ- chiến sỹ mang trên mình hai nhiệm vụ lớn lao. Do vậy hơn ai hết họ
chính là những người phản ánh chân thực nhất khí thế hào hùng của dân tộc.
1.2.2. Sự bao quát toàn diện mọi vấn đề của đời sống
1.2.2.1. Phản ánh kịp thời những sự kiện lớn của đất nước
Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) và Hiệp định Genève về đình
chiến ở Đông Dương (20-7-1954) như một nét gạch nối giữa hai thời kì phát
triển của lịch sử dân tộc. Kết thúc chín năm kháng chiến chống Pháp, chúng
ta bước vào công cuộc xây dựng CNXH.
Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng sâu rộng triệt để nhất trong lịch
sử. Nó làm thay đổi toàn bộ cơ sở xã hội, phá bỏ chế độ cũ, xây dựng xã hội
mới về nhiều mặt, thay đổi quan hệ sản xuất, giải phóng đời sống tinh thần của
con người… làm cho con người phát triển toàn diện và có sự biến đổi về chất,
từ thân phận nô lệ thành người tự do. Vì vậy viết về đề tài xây dựng CNXH các
nhà văn đã chú ý tới tính chất toàn diện triệt để của cuộc cách mạng này và
trình bày trong tác phẩm một cách sinh động đa dạng. Những tác phẩm viết về
thời kỳ xây dựng CNXH đặc biệt là thời kỳ xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp
như: Hãy đi xa hơn nữa (Nguyễn Khải), Đồng tháng năm (Nguyễn Kiên), Con
trâu bạc (Chu Văn)… không chỉ bám sát hiện thực xây dựng CNXH, phản ánh

cuộc đấu tranh giữa hai con đường đang diễn ra quyết liệt, đa dạng ở nông thôn
từ mà còn giải quyết được nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn trong quá
trình đưa nông thông từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, chuyển người nông dân
từ vị trí làm chủ cá thể sang cương vị làm chủ tập thể.
Có thể nói công cuộc xây dựng CNXH diễn ra sôi nổi trên mọi lĩnh vực
của đời sống, ở khắp mọi miền của Tổ quốc, vì vậy các nhà văn có nhiều điều
kiện và khả năng để mở rộng vấn đề và phạm vi phản ánh. Những vấn đề về


18
nhà máy, hầm mỏ, nông trường … được xem là những loại đề tài mới và lớn
đối với các nhà văn.
Yêu cầu thể hiện tính chất gắn bó ruột thịt Bắc - Nam và niềm mong
muốn thống nhất nước nhà của toàn dân đã được nhiều nhà văn quan tâm
phản ánh. Giai đoạn này bên cạnh những sáng tác viết về miền Nam và kháng
chiến chống Pháp thì một số tác phẩm đã đi thẳng vào cuộc sống của nhân
dân miền Nam dưới ách Mỹ - Diệm và phong trào đấu tranh đòi thống nhất
đất nước. Những truyện ngắn của Giang Nam, Phan Tứ và nhiều tác giả khác
đã thể hiện được tấm lòng kiên trinh, thủy chung với cách mạng của nhân dân
miền Nam trong những năm còn sống dưới ách kìm kẹp của Mỹ - ngụy. Các
tác phẩm đã phản ánh được khí thế vùng lên của miền Nam trong những ngày
đồng khởi, sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng của cách mạng miền Nam và
bộ mặt bối rối, hoang mang của kẻ thù. Một số tác giả đã bắt đầu chú ý tới sự
chuyển động bên trong con người nên đã xây dựng được nhân vật có chiều
sâu nội tâm và sự vận động để phù hợp với quá trình phát triển của đời sống.
1.2.2.2. Khám phá chân dung tinh thần con người Việt Nam trong thời
đại cách mạng
Từ sau ngày toàn quốc kháng chiến, khi ý thức kháng chiến đã thành
một nếp sống, khi hiện thực phản ánh đã chuyển thành vốn sống của các nhà
văn, để phản ánh đời sống xã hội lịch sử và hướng vào thể hiện quần chúng

nhân dân, các nhà văn đã tập trung đi vào phản ánh, khám phá chân dung tinh
thần con người Việt Nam trong thời đại cách mạng, khác hẳn với cách nhìn về
con người trong văn học trước năm 1945. Con người lúc này được thể hiện
với tư cách công dân, được đặt vào giữa dòng chảy của lịch sử, vào những
biến cố của đời sống xã hội. Lúc này số phận và con đường đi của con người
hoàn toàn thống nhất với vận mệnh và con đường đi của giai cấp và cả dân
tộc. Con người sống hòa nhập vào cách mạng, vào kháng chiến, sống cùng


19
một nhịp với dân tộc, với tình cảm cộng đồng rộng lớn, với những biến cố của
lịch sử.
Trong truyền thống của công xã nông thôn ngày xưa, người nông dân
rất gắn bó với làng, với quê hương. Ai bị cắt khỏi mối quan hệ với làng xã để
trở thành người dân ngụ cư thì đó là cả một bi kịch với muôn vàn nỗi khổ.
Vốn là lớp dân nghèo lại thêm thân phận ngụ cư, họ phải chịu thêm nhiều sức
ép của những thói quen và thành kiến. Nhưng chuyển vào đời sống cách
mạng, rồi kháng chiến nổ ra họ đã trở thành những người nông dân yêu nước.
Tác phẩm Làng của Kim Lân là một trong số những tác phẩm tiêu biểu thể
hiện được tinh thần của con người Việt Nam trong thời đại cách mạng. Tác
giả đã tinh tế khẳng định được những nét mới bên trong và gương mặt tinh
thần của người nông dân. Tác giả đã xây dựng thành công được hình ảnh một
ông Hai với những nét mới trong phẩm chất người nông dân kháng chiến: đưa
tình yêu làng lên tình yêu đất nước, gắn tình yêu làng với tình yêu cách mạng.
Nếp sống đó là một vẻ đẹp tinh thần mới mà Kim Lân đã rất tinh tế khai thác
được. Có thể nói truyện ngắn này là thành công đầu tiên của Kim Lân cũng
như của văn xuôi viết về người nông dân kháng chiến. Trong truyện tâm lý
của nhân vật đều được cá thể hóa, nhân vật ông Hai có những nét tâm lý khá
điển hình cho những nông dân yêu nước trong những năm đầu kháng chiến.
Bước vào kháng chiến, ánh sáng giai cấp đã giúp cho các nhà văn có

cách nhìn đúng. Từ cách nhìn đó đã làm chuyển biến tình cảm cũng như cách
nhìn đưa tác phẩm đi vào quỹ đạo với sự miêu tả con người trong bản sắc giai
cấp và lịch sử của đời họ.
1.2.3. Sự hoàn thiện thi pháp thể loại và hình thành một phong cách
thời đại trong truyện ngắn
1.2.3.1. Sự hoàn thiện thi pháp thể loại trên các phương diện cấu tứ,
xây dựng nhân vật và ngôn ngữ


×