Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Thiết kế website hỗ trợ hoạt động tự học chương điện tích điện trường vật lý 11 thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 88 trang )

1

B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH
----------------

QU HI DNG

THIếT Kế WEBSITE Hỗ TRợ HOạT Động
tự học chơng điện tích-điện trờng
vật lý 11 thpt
Chuyên ngành: lý luận và ph ơng pháp dạy học vật lý
Mã số: 60.14.10

LUN VN THC S GIO DC HC

Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. mai văn trinh

VINH - 2010


2

LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn khoa đào tạo Sau đại học, Ban
chủ nhiệm khoa Vật lý và tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy Vật lý trường
Đại học Vinh, các thầy giáo, cô giáo khoa Vật lý trường Đại học Vinh cùng
trường THPT Diễn Châu 2.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo, PGS. TS
Mai Văn Trinh, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tác giả


trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo: PGS. TS Hà
Hùng, PGS. TS Nguyễn Quang Lạc, PGS. TS Phạm Thị Phú, PGS. TS Nguyễn
Đình Thước… và các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này.
Vinh, tháng 12 năm 2010.
Tác giả
Quế Hải Dũng


3

1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài............................................................................6
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................6
4. Giả thuyết khoa học..................................................................................................7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................7
6. Phơng pháp nghiên cứu..............................................................................................7
7. Cấu trúc luận văn......................................................................................................8
Bi 6. T IN.........................................................................................................61


4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BGĐT
CNTT
ĐC

DH
GV
HS
MVT
PPDH
PTDH
QTDH
SGK
SGV
TH
THPT
TN

Bài giảng điện tử
Công nghệ thông tin
Đối chứng
Dạy học
Giáo viên
Học sinh
Máy vi tính
Phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học
Quá trình dạy học
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Tự học
Trung học phổ thông
Thực nghiệm



5

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
S phỏt trin mnh m ca khoa hc cụng ngh v vic nc ta gia nhp t
chc thng mi quc t (WTO)... ó tỏc ng vo tt c cỏc lnh vc ca i sng xó
hi trong ú cú lnh vc giỏo dc. ng trc yờu cu cp thit ca s nghip cụng
nghip hoỏ, hin i hoỏ t nc ũi hi nghnh giỏo dc phi giỏo dc th h tr
thnh nhng con ngi nng ng sỏng to, cú nng lc gii quyt vn , nhng con
ngi t tin, cú trỏch nhim, hnh ng phự hp vi nhng giỏ tr nhõn vn v cụng
bng xó hi, do ú cn thc hin mt kiu dy hc hng tp trung vo HS, trờn c s
hot ng ca HS.
Chin lc phỏt trin giỏo dc 2001- 2010, mc 5.2 ghi rừ: i mi v hin
i húa phng phỏp giỏo dc. Chuyn t vic truyn th tri thc th ng, thy
ging, trũ ghi sang hng dn ngi hc ch ng t duy trong quỏ trỡnh tip cn tri
thc; dy cho ngi hc phng phỏp TH, t thu nhn thụng tin mt cỏch cú h thng
v cú t duy phõn tớch, tng hp, phỏt trin nng lc ca mi cỏ nhõn, tng cng tớnh
ch ng, tớnh t ch ca HS, sinh viờn trong quỏ trỡnh hc tp...
iu 28 mc 2 ca Lut Giỏo dc nm 2005 cng quy nh: Phng phỏp
giỏo dc ph thụng phi phỏt huy tớnh tớch cc, t giỏc, ch ng, sỏng to ca HS,
phự hp vi c im ca tng lp hc, mụn hc, bi dng phng phỏp TH, rốn
luyn k nng vn dng kin thc vo thc tin; tỏc ng n tỡnh cm, em li nim
vui, hng thỳ hc tp cho HS.
S kt hp mỏy vi tớnh vi h thng a phng tin cựng vi mng thụng tin
ton cu Internet, Website h tr dy hc ang gúp phn i mi phng phỏp dy
hc. Vi Website, ngi s dng cú th m rng kin thc, ụn tp, kim tra ỏnh giỏ
kt qu hc tp, hc trc tuyn, tham gia cỏc din n trao i kin thc T ú


6


HS có thể rèn luyện khả năng TH, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức nhân loại.
Hoạt động TH, tự rèn luyện của HS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì thông qua
hoạt động TH, tự tìm tòi tư duy HS mới phát triên một cách tối đa, HS mới chiếm lĩnh
những kiến thức đã được học ở lớp.
Trong chương trình vật lý phổ thông, chương “Điện tích. Điện trường” ở lớp 11
có nội dung trừu tượng nhưng lại liên quan đến thực tế đời sống hàng ngày, đồng thời
nó làm cơ sở cho việc nghiên cứu các nội dung tiếp theo của chương trình vật lý phổ
thông. Qua tìm hiểu thực tế dạy học chương “Điện tích. Điện trường” ở các trường
THPT, chúng ta nhận thấy với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay trang thiết bị thí
nghiệm còn thiếu thốn, hầu hết GV chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, HS tiếp thu
một cách thụ động. Trong khi đó, ngày nay CNTT đã phát triễn mạnh mẽ và trở thành
gần gũi với đông đảo GV và HS. Đặc biệt Internet chứa kho dữ liệu phong phú, là
môi trường để HS mở rộng kiến thức ngoài giờ học chính khoá.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: Xây dựng website hỗ trợ hoạt
động tự học chương “ Điện tích. Điện trường” lớp 11 THPT.
2. Môc ®Ých nghiªn cøu cña ®Ò tµi
- Xây dựng Website hỗ trợ hoạt động TH của HS chương “Điện tích. Điện
trường” Vật lí 11 THPT, phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của HS.
- Thiết kế tiến trình dạy học theo định hướng phát triển hoạt động TH của HS
với sự hỗ trợ của Website.
3. §èi tîng vµ ph¹m vi nghiªn cøu
- Đối tượng: Hoạt động TH Vật lý của HS THPT với sự trợ giúp của Website.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phần Điện tích. Điện trường chương trình
Vật lý THPT và tiến hành thực nghiệm ở Trường THPT .


7

4. Gi¶ thuyÕt khoa häc

Nếu xây dựng Website hỗ trợ cho việc TH một cách hợp lý sẽ góp phân đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tính sáng tạo của HS, từ
đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở trường THPT.
5. NhiÖm vô nghiªn cøu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về hoạt động TH của HS ở trường
THPT.
- Nghiên cứu cở sở lý luận về việc sử dụng máy vi tính với Website trong dạy
học nói chung và trong dạy học Vật lý nói riêng.
- Tìm hiểu thực trạng về việc khai thác các Website vào mục đích dạy học của
GV và HS ở trường THPT.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc thiết kế Website dạy học.
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa vật lý THPT chương Điện tích. Điện
trường.
- Thiết kế Website hỗ trợ cho việc TH chương “Điện tích. Điện trường” chương
trình Vật lý 11.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Website trong
dạy học Vật lý ở trường THPT
6. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu
6.1. Nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, nhà nước về đổi mới PPDH ở trường phổ
thông.
- Nghiên cứu về tâm lý học, giáo dục học và lý luận dạy học vật lý và các công


8

trình của các nhà khoa học trên các sách báo, tạp chí, các luận văn, luận án liên quan
đến vấn đề TH.
- Nghiên cứu lý luận của việc sử dụng máy vi tính và những ứng dụng của nó
trong việc gốp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học

vật lý ở trường THPT.
- Nghiên cứu tài liệu về phương tiện dạy học Vật lý, về ứng dụng máy vi tính
với Website trong dạy học và phần mềm thiết kế Website.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK, các tài liệu tham khảo về nội dung
về Điện tích. Điện trường.
6.2. Nghiên cứu thực tiễn:
- Khảo sát, tìm hiểu hứng thú của HS đối với việc sử dụng hệ thống máy tính
trong quá trình học tập.
- Dự giờ, kiểm tra để tìm hiểu các PPDH chương “Điện tích. Điện trường”, từ
đó đánh giá mức độ nhận thức của HS, nhu cầu nhận thức từ cuộc sống xung quanh
của các em.
- Thực nghiệm sư phạm: Đánh giá hiệu quả sư phạm của việc TH của HS, kiểm
tra tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu.
7. CÊu tróc luËn v¨n
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc xây dựng và ứng dụng Website trong dạy
học Vật lý ở trường THPT và cơ sở lí luận về hoạt động TH.
Chương 2: Xây dựng Website hỗ trợ cho hoạt động TH chương “Điện tích.
Điện trường” cho HS lớp 11 THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


9

Tài liệu tham khảo
Phụ lục
8. Những đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Làm rõ khả năng hỗ trợ của Webite vào tổ chức hoạt động tự học
cho HS ở trường THPT.
- Xây dựng được Website đáp ứng các yêu cầu để đưa vào sử dụng dạy học Vật
lý cho HS THPT theo hướng hoạt động tự học cho HS.

- Biên soạn được 5 giáo án dạy học chương Điện tích. Điện trường theo hướng
tổ chức hoạt động tự học cho HS với sự hỗ trợ của Website đã xây dựng.


10

NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
1.1. Tự học và năng lực tự học
1.1.1. Tự học
1.1.1.1. Tự học là gì
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001, TH là: “…TH là
quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực
hành…”.
Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “TH là 1 bộ phận của học, nó cũng được hình
thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ
thống tương tác của hoạt động dạy học. TH phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về
học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh
năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả nhất định
trong hoàn cảnh nhất định với nồng độ học tập nhất định”.
TH thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio,
truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem phim,
kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt
động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người TH phải biết cách lựa chọn tài
liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đă đọc, đă nghe,
phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết
cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện…Đối với
học sinh, TH còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ,

các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. TH đòi hỏi phải có tính độc


11

lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
1.1.1.2. Các hình thức của tự học
Theo tài liệu lý luận dạy học [33], TH có 3 hình thức:
- TH không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng
các kiến thức trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người học,
đòi hỏi khả năng TH rất cao.
- TH có hướng dẫn: Có giáo viên ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc
bằng các phương tiện thông tin khác.
- TH có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với giáo viên một số
tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà TH.
1.1.1.3. Chu trình của tự học
Theo các tài liệu [24], [30], [31], [36] việc TH của học sinh là một chu trình có
3 thời:
1. Tự nghiên cứu.
2. Tự thể hiện.
3. Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.

(1)
Tự nghiên cứu

(3)
Tự kiểm tra,
tự điều chỉnh

TH


Chu trình TH

Thời (1): Tự nghiên cứu

(2)
Tự thể hiện


12

Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng,
giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản
phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân.
Thời (2): Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các
tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của
mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo
ra sản phẩm có tính chất xă hội của cộng đồng lớp học.
Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi
thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa
sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức).
1.1.1.4. Vai trò của tự học
Tổng hợp những ý kiến từ các tài liệu [24], [30], [31], [36], [40], [41], TH có
nhiều vai trò.
TH là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến
thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Nó giúp khắc phục nghịch lý: học vấn
thì vô hạn mà tuổi học đường thời có hạn.
TH giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự

hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. Có phương pháp TH tốt sẽ đem lại kết
quả học tập cao hơn. Khi học sinh biết cách TH, học sinh sẽ “có ý thức và xây dựng
thời gian TH, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào
tạo”. Như vậy, TH có ý nghĩa quyết định với sự thành đạt của mỗi người [41].
TH của học sinh THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo
dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới


13

phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì vậy,
TH chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là
biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông.
Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc biệt
đối với học sinh THPT. Vì nếu không có khả năng và phương pháp TH, tự nghiên
cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng… học sinh sẽ khó
thích ứng do đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt. Hơn thế nữa, nếu không
có khả năng TH thì chúng ta không thể đáp ứng được phương châm “Học suốt đời”
mà Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm 1996.
1.1.2. Năng lực tự học của học sinh
1.1.2.1. Khái niệm năng lực tự học
Theo tài liệu [40] năng lực TH là khả năng tự tìm tòi, nhận thức và vận dụng
kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao.
1.1.2.2. Các năng lực tự học, tự nghiên cứu cần bồi dưỡng cho học sinh
Theo tài các liệu [7], [15], [26], các năng lực TH, tự nghiên cứu cần bội dượng
cho HS bao gồm:
- Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề
Năng lực này đòi hỏi HS phải nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, so sánh các

hiện tượng được tiếp xúc; phát hiện ra các khó khăn, mâu thuẫn, xung đột, các điểm
chưa hoàn chỉnh cần giải quyết, bổ sung, các bế tắc, nghịch lý cần phải khơi thông,
khám phá, làm sáng tỏ… Đây là bước khởi đầu của sự nhận thức có tính phê phán,
đòi hỏi nỗ lực cao của trí tuệ. Việc thường xuyên rèn luyện năng lực này tạo cho HS
thói quen hoạt động trí tuệ, luôn luôn tích cực khám phá, tìm tòi ở mọi nơi, mọi lúc,
mọi trường hợp và với nhiều đối tượng khác nhau.
- Năng lực giải quyết vấn đề


14

Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm khả năng trình bày giả thuyết, xác định
cách thức giải quyết vấn đề và lập kế hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía cạnh,
thu thập và xử lý thông tin, đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận.
- Năng lực xác định những kết luận các kết luận đúng từ quá trình giải quyết
vấn đề
Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay bác bỏ giải thuyết, hình
thành kết quả và đề xuất vấn đề mới, hoặc áp dụng nếu cần thiết.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Kết quả cuối cùng của việc học tập phải được thể hiện ở ngay chính trong thực
tiễn cuộc sống, hoặc là HS vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn,
hoặc trên cơ sở kiến thức và phương pháp đã có, nghiên cứu, khám phá, thu thập thêm
kiến thức mới. Cả hai đều đòi hỏi người học phải có năng lực vận dụng kiến thức.
- Năng lực đánh giá và tự đánh giá
Dạy học đề cao năng lực tự chủ của HS (hay dạy học tập trung vào người học)
đòi hỏi phải tạo điều kiện, cơ hội và khuyến khích (thậm chí bắt buộc) HS đánh giá và
tự đánh giá mình. Người học phải biết chính xác mặt mạnh, mặt yếu, cái đúng, cái sai
của mình, của việc mình làm, mới có thể vững bước tiếp trên con đường học tập chủ
động. Không có khả năng đánh giá, người học khó có thể tự tin trong phát hiện, giải
quyết vấn đề và áp dụng kiến thức đã học.

Các năng lực trên vừa đan xen nhưng vừa tiếp nối nhau tạo nên năng lực TH ở
HS. Các năng lực trên cũng chính là năng lực của người nghiên cứu khoa học. Vì vậy,
rèn luyện được các năng lực đó, chính là HS đã đặt mình vào vị trí của người nghiên
cứu khoa học, hay nói cách khác đó là sự rèn luyện năng lực TH, tự nghiên cứu.
1.1.2.3. Kĩ năng, kĩ năng tự học
Theo GS.Phạm Hữu Tòng thì kĩ xảo là các hành động mà các hợp phần của nó
do luyện tập đã trở nên tự động hóa, và kĩ năng là khả năng con người thực hiện các


15

hoạt động nhất định dựa trên việc sử dụng các kiến thức và kĩ xảo đã có. Kĩ năng dựa
trên kiến thức, kĩ năng là kiến thức trong hành động [32], [33].
Theo Lê Đình và Trần Huy Hoàng thì kĩ năng là dạng năng lực làm, là khả
năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. Kĩ năng chính là biểu hiện của năng
lực vì thế dựa vào kĩ năng có thể biết được năng lực một cách cụ thể [7].
Kĩ năng TH là các khả năng nhận thức, vận dụng kiến thức vào việc giải quyết
các vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hệ thống các kĩ năng TH bao gồm:
- Kĩ năng xây dựng kế hoạch TH
Việc xây dựng kế hoạch TH bao gồm việc lên danh mục các nội dung cần TH,
khối lượng và yêu cầu cần đạt, các hoạt động cần phải tiến hành, sản phẩm cụ thể cần
phải được tạo ra, thời gian dành cho mỗi nội dung và hoạt động. Kế hoạch TH phải
đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và tính khả thi.
- Kĩ năng lựa chọn tài liệu
Hiện nay lượng thông tin rất đa dạng, phong phú về cả thể loại lẫn chủng loại
và được thể hiện dưới nhiều dạng như viết, nghe - nhìn, internet…, tài liệu trong
nước, tài liệu nước ngoài. Để TH có hiệu quả, người học cần phải rèn luyện cho mình
kĩ năng lựa chọn tài liệu thích hợp sao cho đúng, đủ, hợp lý để nâng cao chất lượng
TH, tự nghiên cứu của bản thân.

- Kĩ năng lựa chọn hình thức TH
Kĩ năng xử lí thông tin bao gồm hai kĩ năng kế tiếp nhau là kĩ năng hệ thống
hóa và kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
Khi kiến thức được xắp xếp trong vỏ não một cách có hệ thống, có cấu trúc sẽ
giúp người học dễ nhớ, dễ sử dụng khi cần thiết. Muốn vậy, người học phải người học
phải thực hiện một loạt các thao tác khác nhau như tóm tắt, phân loại, xác lập các mối
quan hệ, biểu diễn bằng sơ đồ logic…


16

Điều quan trọng trong quá trình TH là cần biến tri thức chung của nhân loại
thành ttri thức riêng của bản thân người học. Quá trình này đòi hỏi người học phải
biết phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa… Như vậy, kĩ năng
xử lí thông tin trọng TH liên quan mật thiết với đến các kĩ năng tư duy.
- Kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn
Vận dụng tri thức vào thực tiễn bao gồm cả việc vận dụng các kiến thức đã có
để giải quyết vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản
xuất trong đời sống, sinh hoạt hang ngày như làm bài tập, bài thực hành, làm thí
nghiệm, viết báo cáo, xử lí tình huống, lắp đặt, sửa chữa, giải quyết các vấn đề đơn
giản, gần gũi trong cuộc sống.
- Kĩ năng trao đổi và xử lí thông tin
Các kiến thức mà người học có được nếu trao đổi với bạn học hoặc các đối
tượng có nhu cầu sẽ có tác dụng tích cực đối với việc lĩnh hội tri thức của bản thân.
Có thể nói mỗi lần trao đổi, phổ biến kiến thức mà mình có được là người học rèn
luyện thêm kĩ năng diễn đạt (nói) và kĩ năng viết văn bản khoa học. Do vậy, việc rèn
luyện kĩ năng trao đổi và việc phổ biến thông tin liên quan đến việc rèn luyện các kĩ
năng trình bày thông tin khoa học.
- Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá
Tự kiểm tra đánh giá là một kĩ năng quan trọng trong TH. Chỉ khi qua tự kiểm

tra, đánh giá thì người học mới biết được trình độ của mình đạt đến mức độ nào. Từ
đó đề ra biện pháp điều chỉnh phương pháp THđể đạt hiệu quả cao hơn. Việc kiểm tra
phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình TH bằng nhiều hình thức khác nhau
qua hệ thống các câu hỏi và bài tập nhận thức cụ thể. Kĩ năng này đòi hỏi người học
phải tự giác cao độ và phải biết xây dựng các tiêu chí, lựa chọn công cụ kiểm tra,
đánh giá phù hợp [7].
1.2. Website hỗ trợ hoạt động tự học trong dạy học Vật lý


17

1.2.1. Khái niệm Website hỗ trợ dạy học
Website DH là một PTDH dưới dạng phần mềm máy tính được tạo ra bởi các
siêu văn bản (đó là các tài liệu như: bài giảng điện tử, SGK, ôn tập, bài tập, sách tóm
tắt những kiến thức cơ bản hay những kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực khoa
học…), trên đó gồm tập hợp các dụng cụ tiện ích và các siêu dao diện (trình diễn các
thông tin Multimedia: văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh/động,…) để hỗ trợ cho các
hoạt động quản lý, đào tạo, giảng dạy, TH và tham khảo của các nhà quản lý giáo dục,
GV và HS. vì vậy Website hỗ trợ dạy học Vật lí sẽ khiến cho HS cảm nhận thấy thích
thú nhận thức khi học vật lý và vì thế có thể tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.
1.2.2. Nguyên tắc xây dựng Website hỗ trợ dạy học
Để xây dựng một Website đáp ứng được các yêu cầu của một Website hỗ trợ
hoạt động dạy học, ta cần phải dựa vào một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải nắm rõ được nội dung cần giảng dạy, cần trình bày, hiểu được những vấn
đề nào gây khó khăn cho người học, những vấn đề, hiện tượng không có nhiều thời
gian giảng dạy trên lớp. Đồng thời xây dựng các bài giảng, tài nguyên giáo dục bán
sát chương trình đang đề cập đến và có thêm các liên kết dẫn đến các trang Web bên
ngoài có cung cấp thêm thông tin về đề tài đó.
- Cần đình hướng về trang Web xuất phát từ những ý tưởng sư phạm đã được
xác lập từ đầu, và phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chí cho việc triển khai ứng dụng nó

(về nội dung, kết cấu các thư mục cần có) sao cho phù hợp với đặc điểm môn học,
mục đích sử dụng và có thể duy trì, phát triển trang Web lâu dài.
- Website với tư cách là một phần mềm, cùng với MVT phải hỗ trợ được nhiều
mặt của quá trình dạy học. Giải phóng người dạy khỏi những lao động cấp thấp, phổ
thông để có nhiều thời gian hơn đầu tư cho việc tổ chức, thiết kế, điều khiển, giám sát
và điều chỉnh nhận thức của người học. Tạo điều kiện tốt cho hoạt động nhận thức
của HS diễn ra một cách chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo.


18

- Website cần đảm bảo những yêu cầu của một phần mềm dạy học: tính trực
quan, chính xác, logic, đơn giản nhưng hiệu quả, thẩm mỹ nhưng không cầu kì. Ngoài
ra, Website cần phải có tính tương tác cao giữa người dạy và người học.
- Khi xây dựng Website cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các site, mỗi site đảm
nhận một chức năng chính nào đó. Xây dựng cấu trúc của Website cũng là thực hiện
phân nhóm các chức năng chính mà Website có thể hỗ trợ.
- Đảm bảo tính logic trong trình tự xuất hiện thông tin, tính hợp lí của các hiệu
ứng âm thanh, hình ảnh… để không làm giảm khả năng truy cập, không gây phân tán
các nội dung cần thông báo, thu hút được sự tập trung, sự hứng thú của người học.
- Tính bảo mật và tính phát triển của Website. Xây dựng Website dạy học cần
phải xác định rõ các loại thông tin, mức độ quan trọng để phân quyền truy cập sử
dụng, bảo vệ và bảo mật. Thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu để làm mới
Website. Đảm bảo thông tin đa chiều được thông suốt qua các site diễn đàn hoặc chát
trực tuyến.
1.2.3. Các tiêu chí xây dựng Website hỗ trợ dạy học
Các phần mềm dạy học nói chung và Website dạy học Vật lý nói riêng thực
chất chỉ là một công cụ góp phần vào quá trình nâng cao chất lượng dạy học. Đối
tượng sử dụng của Website dạy học là GV và HS, do đó để thiết kế một Website dạy
học Vật lý thật sự phát huy hiệu quả, trước hết ta phải xây dựng ý tưởng và cấu trúc

tổng thể của Website dựa trên các tiêu chí sau đây:
1.2.3.1. Tiêu chí về mặt khoa học
Khi bắt đầu tiến hành xây dựng Website, cần xây dựng được một dữ liệu thông
tin phong phú, đảm bảo tính chính xác về mặt khoa học, lôgíc về nội dung kiến thức,
đơn giản trong cách trình bày. Không nên trình bày Website quá phức tạp, tránh thiết
kế những Site không cần thiết, không gần với mục tiêu giảng dạy mà Website đang
hướng tới làm ảnh hưởng đến tiến trình của qúa trình dạy học.


19

Các nội dung chứa đựng trong các Site mang tính chất kiến thức phổ thông cơ
bản như Site: Bài giảng điện tử, bài giảng Word, bài kiểm tra, hệ thống các câu hỏi và
bài tập trắc nghiệm phải thật sự phù hợp với chương trình SGK hiện hành, phù hợp
với kiến thức và kỹ năng sẵn có của người học. Tuy nhiên, để nâng cao và khai thác
thế mạnh của Website dạy học, mà ta có thể xây dựng thêm các Site có nội dung mở
rộng về phạm vi kiến thức và kỹ năng như: Site cơ sở Vật lý, phát minh khoa học, em
có biết...Đây thực sự là những tư liệu tham khảo bổ ích cho GV và HS.
1.2.3.2. Các tiêu chí về mặt lý luận dạy học
Để phát huy được tính tích cực, tự lực trong học tập của HS Website dạy học
cùng với các hình thức triển khai của nó phải chú ý đến những điều kiện tổ chức cho
HS làm việc theo nhóm, từng bước cá nhân hoá hoạt động học tập của học sinh, luyện
tập thành thạo kỹ năng vận hành và sử dụng các thiết bị nghe nhìn hiện đại. Giáo dục
tính hướng nghiệp, tạo nên các mối liên hệ giữa kiến thức đã học với thực tiễn.
Các hình thức học tập và rèn luyện trên Website phải thực sự đa dạng, người
học có thể chủ động chiếm lĩnh tri thức, có thể dễ dàng trao đổi về một vấn đề nào đó
trong quá trình sử dụng Website. Cần liên tục cập nhập thông tin để "làm mới"
Website.
1.2.3.3. Các tiêu chí về mặt kỹ thuật
Một Website dạy học chỉ thật sự mang lại hiệu quả cho người sử dụng khi

Website đó đảm bảo được tính trực quan, dễ sử dụng, đơn giản về mặt cấu trúc, lôgíc
và chặt chẽ về mặt nội dung, phong phú về tài nguyên học tập. Để làm được điều đó,
khi xây dựng Website nên xây dựng các Site hướng dẫn, gợi ý cách thức sử dụng để
GV và HS dễ dàng tham khảo mỗi khi gặp trở ngại trong qúa trình sử dụng.
Việc thiết kế Website dạy học cần chú ý nhu cầu truy cập thông tin trực tiếp
của người dùng, mong muốn nhận được thông tin qua càng ít bước càng tốt. Điều này


20

có nghĩa là phải thiết kế hệ thống tổ chức và phân cấp thông tin hiệu quả để tối thiểu
hoá các bước thông qua trang menu liên kết hoặc bảng mục lục của nó.
Cần tạo cho Website có tính thông suốt. Mỗi Site mang một đặc điểm riêng của
nó. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tính nhất quán về phương pháp trình bày và điều
hướng giữa các Site trong Website dạy học để giúp người học thích ứng nhanh chóng
với môi trường mà họ đang tương tác.
Cần chú ý đến khả năng tương tác giữa các thành viên đang sử dụng Website
với nhau thông qua các kênh diễn đàn, trao đổi, góp ý để liên tục nhận được những
phản hồi và đối thoại. Qua đó, từng bước hoàn thiện Website để Website dạy học luôn
là "Trường học của thời đại số".
1.2.4. Các chức năng hỗ trợ hoạt động tự học của Website
1.2.4.1. Chức năng hỗ trợ hoạt động dạy học của giáo viên
Với lượng kiến thức ngày càng nhiều, càng phức tạp đổi mới liên tục như hiện
nay khiến cho người thầy không còn đủ lượng thời gian để truyền đạt hết kiến thức
như trước đây, không còn đáp ứng kịp nhu cầu của người học hiện nay. Vì vậy, ứng
dụng CNTT nói riêng và sử dụng Website dạy học nói chung đang là một PPDH hiện
đại hỗ trợ tích cực cho GV và HS. Nhờ Website dạy học, bằng việc hướng dẫn của
GV, HS có thể tự mình tìm hiểu thông tin, tự mình có thể thực hiện các thí nghiệm ảo
hoặc thật cần thiết, tự mình tiến hành ôn luyện, từ đó có thể hiểu được tri thức, chiếm
lĩnh được tri thức một cách chủ động và vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất.

Website dạy học đã tạo ra một môi trường học tập có tính tương tác cao, tạo ra những
thông tin đa chiều giữa người dạy và người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học.
1.2.4.2. Chức năng hỗ trợ học tập của học sinh
Website dạy học được xây dựng dựa trên tiêu chí vừa đảm bảo về mặt sư phạm
lại vừa yêu cầu đơn giản, hiệu quả và mang tính thẩm mỹ. Do vậy thông qua Website,


21

HS có thể TH tập và ngiên cứu một cách có khoa học, phù hợp với trình độ nhận thức
của mình. Từ đó rèn luyện cho các em cách làm việc tự chủ, năng động, sáng tạo, biết
cách lựa chọn và tìm kiếm thông tin, tiếp cận với cách học hiện đại. Với những khái
niệm trừu tượng và khó hình dung, HS sẽ được hỗ trợ một cách tối đa nhờ hệ thống
các phần mềm mô phỏng, các video clip, giúp HS hiểu sâu hơn về vấn đề.
1.2.4.3. Chức năng hỗ trợ việc tự kiểm tra, đánh giá của học sinh
Website dạy học được xây dựng hệ thống các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm và tự
luận theo từng chủ đề, sắp xếp theo trình tự kiến thức từ đơn giản đến nâng cao. Qua
đó HS có thể chủ động tự mình ôn luyện, kiểm tra kiến thức của mình. Chương trình
sẽ tự động đánh giá và đưa ra kết quả, nhờ đó giúp các em có thể tự đánh giá kết quả
của mình.
1.2.4.4. Chức năng trao đổi thông tin
Với sự bùng nổ CNTT như hiện nay, Website dạy học tạo điều kiện rất thuận
lợi cho HS ở các vùng miền khác nhau có thể cùng truy cập, cùng tham gia trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết với nhau, từ đó nâng cao kiến thức của mỗi cá nhân
theo nhu cầu học tập của bản thân mỗi HS.
1.2.4.5. Chức năng tìm kiếm thông tin, cập nhật thông tin
Website dạy học được liên kết với các trang Web khác có chủ đề liên quan giúp
cho người học tìm kiếm được các thông tin mà họ quan tâm ở nhiều khía cạnh khác
nhau, nhiều cách trình bày khác nhau, giúp cho họ tìm kiếm được những kiến thức mà

trang Web này còn thiếu hoặc cập nhật thông tin chưa kịp thời. Thông qua tìm hiểu từ
nhiều trang Web khác nhau, HS có được nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nghiên
cứu cùng một vấn đề, qua đó HS dễ dàng tiếp cận tri thức, không bị gò bó tư duy như
hình thức chỉ học SGK như hiện nay.
1.2.4.6. Chức năng công bố sản phẩm


22

Với các froum, block trên Website, khi HS chiếm lĩnh được tri thức, thì
Website dạy học là nơi thích hợp, thuật tiện nhất để HS có nhu cầu công bố kết quả
mà mình thu được, để họ khẳng định mình và để GV nắm bắt được tình hình học tập
của HS.
1.2.5. Những định hướng sư phạm của việc sử dụng Website hỗ trợ hoạt
động TH của học sinh
1.2.5.1. Sử dụng Website để hỗ trợ hoạt động dạy của giáo viên
Hiện nay theo quy đinh của Bộ giáo dục đào tạo, môn Vật lý học trong các
trường THPT có thời gian từ 2-3 tiết/ tuần, thời gian đó nếu để giảng giải kiến thức thì
quá ít và sẽ phiến diện nếu để HS hoàn toàn TH thì cũng không được. Do đó GV nên
sử dụng những giờ lên lớp để rèn luyện cho HS kĩ năng, kĩ xảo TH, đánh giá kết quả,
điều chỉnh kế hoạch. Bằng cách nêu các vấn đề, giao các nhiệm vụ học tập cho HS.
Định hướng, hướng dẫn để HS hoạt động tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học đã được
qui định thành kiến thức học tập trong chương trình và SGK thông qua các phương
tiện học tập như tài liệu TH có hướng dẫn, tài liệu tra cứu, giáo án điện tử, ... từ
Website.
1.2.5.2. Sử dụng Website để hỗ trợ hoạt động học của học sinh
Khi thiết kế Website hỗ trợ hoạt động TH của HS, nhà thiết kế luôn phải đặt ra
các yêu cầu về mặt sư phạm và kỹ thuật, ngoài các cơ sở lí luận và thực tiễn, Website
phải đảm bảo cơ sở lí luận dạy học bộ môn. Chính vì lẽ đó, Website luôn có những
tác dụng tích cực khi sử dụng với chức năng hỗ trợ hoạt động TH của HS.

HS có thể sử dụng Website để nghiên cứu kiến thức mới, để ôn tập, củng cố, hệ
thống hóa kiến thức cũ. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các
nhiệm vụ học tập ở bất cứ thời điểm nào và ở bất cứ nơi đâu nếu có MVT và Website
đã được cài đặt. Khi MVT kết nối với mạng và Website được đưa lên mạng thì khả
năng tìm kiếm thông tin phục vụ cho bài học càng lớn, HS có thể tìm kiếm những


23

thông tin cần thiết cho mình, hình thành môi trường học tập và phong cách làm việc
mới, tạo điều kiện trao đổi thông tin, giao lưu học hỏi với các đối tượng khác.
Khi sử dụng các chức năng mô phỏng các quá trình, hiện tượng Vật lý HS có
thể thao tác trên máy tính như đang tiến hành với thí nghiệm thật. Từ đó góp phần rèn
luyện phương pháp thực nghiệm cho HS trong điều kiện không thể tiến hành thí
nghiệm.
Như vậy khi sử dụng Website trong dạy học sẽ tạo ra môi trường học tập mới
góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS trên nhiều mặt: kích thích hứng thú, tạo
sự chú ý, tăng cường trí nhớ, mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển tư duy, bồi dưỡng
các phương pháp nhận thức, chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực, tự giác… Đây
chính là mục đích của QTDH trong mọi thời đại nhất là thời đại CNTT và truyền
thông như hiện nay.
1.2.6. Hình thức triển khai Website trong dạy học
Căn cứ vào thực trạng hiện nay về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà
trường , của từng cá nhân HS (phòng học, máy tính, máy chiếu, khả năng kết nối
mạng lan, Internet…) mà có thể tiến hành cài đặt Website dạy học dưới nhiều hình
thức sau đây:
- Cài đặt Website trên các máy tính cá nhân.
- Cài đặt Website lên máy chủ của hệ thống mạng cục bộ của trường.
- Đưa Website lên mạng Internet thông qua các nhà cung cấp dịch vụ
Internet.

Hiện nay trên thế giới nói chung và Viện Nam nói riêng việc ứng dụng các giải
pháp công nghệ cao trong giáo dục đang ngày càng phát triển. Việc khai thác các tính
năng hỗ trợ của Website dạy học đòi hỏi đi kèm với nó là giáo dục đa chức năng
(Multimendia Education NetWork System) còn gọi là phòng học đa chức năng
(Hiclass). Ưu điểm của hệ thống này là cho phép thực hiện mọi yêu cầu của một quá


24

trình dạy học và phương pháp dạy học hiện đại. Một hệ thống tạo nên chuẩn mực mới
cho việc giảng dạy trong lớp học có mạng máy tính cùng với chương trình giảng dạy
đa phương tiện.
Nó có thể được sử dụng để dạy tất cả các môn học, ở mọi cấp học, đặc biệt là
các môn khoa học thực nghiệm như Vật lý.
Bằng sự kết hợp những ứng dụng của phần cứng và phần mềm, phòng học đa
chức năng (Hiclass) cho phép tạo ra một môi trường dạy-học có tính tương tác cao.
Cung cấp nhiều tính năng hữu ích cho việc giảng dạy của GV cũng như hoạt động học
của HS.
Sau đây là cấu trúc của một phòng học Hiclass:
Một phòng học Hiclass đủ tiêu chuẩn gồm khoảng 45 máy tính để bàn được nối
mạng nằm ngang. Một máy tính của GV kết nối với hai màn hình, một để thực hiện
chương trình, một để trao đổi giám sát hoạt động của HS trong lớp được liên kết với
nhau qua bộ điều khiển của GV. Ngoài ra còn có thêm các thiết bị kết nối và chuyển
đổi tín hiệu đa phương tiện (bộ khuếch đại dữ liệu, cáp Bus hệ thống, bộ điều khiển
không dây…).
Các tính năng chính của một phòng học Hiclass:
- Giáo viên có thể quả lí máy tính của HS bằng các tính năng: Truyền hình ảnh,
âm thanh, quan sát học viên, điều khiển, tạo nhóm, tạo màn hình điều khiển HS, hội
thoại, làm việc theo cặp.
- Do yêu cầu của nội dung hay cách tổ chức dạy học, GV có thể chia lớp thành

các nhóm và có thể làm việc với các nhóm theo một chương trình riêng biệt. Các HS
trong nhóm có thể trao đổi thông qua Micro và Headphone. Qua đó giúp HS rèn luyện
khả năng làm việc theo nhóm, biết phát huy sức mạnh tập thể, hợp tác trong hoạt
động nhận thức của bản thân.


25

- Nhờ một màn hình tự chọn ở trung tâm có thể thêm vào ở giữa các HS để
nhận được bài giảng của GV, trong khi đó HS vẫn có thể làm việc được trên máy tính
của mình trong khi xem bài giảng của GV truyền xuống.
- GV có thể quan sát nhanh để kiểm tra kết quả hoạt động của một HS hay một
nhóm HS bất kì trên máy tính mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động học tập của
các HS nhờ hệ thống phần mềm điều khiển và các nút bấm. Với hệ thống phần mềm
điều khiển này, GV có thể khóa bàn phím, chuột hay máy tính của một (hay một
nhóm) HS khi muốn tập trung sự chú ý của các em vào một vấn đề nào đó mà mình
muốn truyền tải.
- Mối HS đều có một hộp gọi GV để thực hiện việc “giơ tay điện tử”, nghĩa là
muốn trao đổi với GV thông qua Micro và Headphone.
- Bảng điều khiển sẽ giúp GV trợ giúp HS ngay lập tức khi HS gặp khó khăn
trong hoạt động nhờ kỹ thuật “Chiếm quyền điều khiển máy tính” của HS. Lúc này,
HS không thể điều khiển máy tính của mình được nữa, mà chỉ có thể nghe qua
Headphone và xem GV hướng dẫn thao tác trên màn hình. Thậm chí, GV có thể yêu
cầu một HS khá trợ giúp cho HS đó, hoặc gửi mọi hoạt động trên máy tính của HS
này (với tư cách là HS mẫu) đến một nhóm hoặc tất cả HS.
Ngoài ra, tùy điều kiện tình hình cụ thể, mỗi GV có thể tự mình khám phá, sáng
tạo ra các phương thức truyền tải khác nhau trong mạng. Miễn là làm sao phù hợp với
khả năng tài chính và hệ thống CNTT tại nơi mình đang giảng dạy.
1.2.7. Vai trò của Website hỗ trợ hoạt động tự học trong dạy học Vật lý
Trong quá trình học tập bộ môn Vật lý, Website hỗ trợ hoạt động TH có những

vai trò sau:
- Website tạo điều kiện thuận lợi để HS nhận được các nhiệm vụ học tập, các
gợi ý, hướng dẫn từ GV.


×