Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Quá trình hình thành và phát triển giáo phận vinh từ thế kỷ XIX đến năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.6 KB, 96 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
----------

Phan thị Phơng anh

Quá trình hình thành và phát triển giáo phận
vinh từ thế kỷ thứ Xix đến năm 2005
chuyên ngành: lịch sử Việt nam.
Mã số: 60 22 54

Tóm tắt luận văn thạc sỹ lịch sử

vinh, 200 7

Mục lục
Trang
Phần Mở đầu.

1. Lý do chọn đề
tài..............................................................................................
2. Lịch sử nghiên cứu vấn
đề................................................................................. 2

1

1


3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................
4


4. Nguồn t liệu, phơng pháp nghiên cứu...........................................................
4
5. Đóng góp của luận
văn..................................................................................... 5
6. Bố cục luận văn................................................................................................
6
Chơng 1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Nghệ An
- Hà Tĩnh - Quảng Bình trớc sự du nhập của đạo Thiên chúa.

1. 1. Khái quát chung về Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình.................................... 7
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên......................................................... 7
1.1.2. Con ngời Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.........................................
8
1.2. Tình hình kinh tế xã hội Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình trớc sự
du nhập của đạo Thiên chúa................................................................................
. 11
Chơng 2.
Quá trình hình thành và phát triển Giáo phận Vinh.

2.1 . Sự du nhập của đạo Thiên chúa vào Việt
Nam...................................... .... 15
2.1.1. Khái niệm về tôn giáo và đạo Thiên
chúa ............................................... 15
2.1.2 Quá trình du nhập đạoThiên chúa vào Việt
Nam....................................... 18
2.2. Quá trình hình thành và phát triển Giáo phận
Vinh..................................... 29


2


2.2.1 Sự du nhập đạo Thiên chúa và hình thành Giáo phận Vinh.
( 1846 )....... 29
2.2.1.1. Dòng Tên đặt nền
móng..................................................................... 29
2.2.1.2. Công cuộc truyền giáo của Hội thừa sai
Pari..................................... 35
2.2.1.3. Sự thành lập Giáo phận
Vinh............................................................. 39
2.2.2 Những bớc phát triển thăng trầm của Giáo phận Vinh (1846 - 1975)....
41
2.2.2.1. Giai đoạn 1846 1884......................................................................... 41
2.2.2.2. Giai đoạn 1884 1945......................................................................... 46
2.2.2.3. Giai đoạn 1945 1975........................................................................ 51
2.2.3 Giáo phận Vinh từ năm 1975 đến 2005....................................................
56
Chơng 3.
Tác động của đạo Thiên chúa đối với Nghệ An -

Hà Tĩnh Quảng Bình.

3.1. Đóng góp tích cực.........................................................................................
71
3.1.1 Trên lĩnh vực văn hóa...............................................................................
71
3.1.2. Hoạt động yêu nớc trong các cuộc kháng chiến chống
xâm lợc của dân tộc.............................................................................................

75
3.1.3. Trên lĩnh vực phát triển kinh
tế...................................................................86
3.1.4. Công tác từ
thiện...................................................................................... 91

3


3.2. Những mặt hạn
chế......................................................................................... 96
3.2.1. "Dòng nớc ngợc" trong phong trào yêu nớc.......................................
96
3.2.2. Vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia
đình...................................................... 101
3.2.3. Vấn đề thờ cúng tổ
tiên............................................................................ 102
Kết
luận................................................................................................................... 105
Tài liệu tham
khảo............................................................................................ 109
Phụ lục

Phần Mở Đầu
1.Lý do chọn đề tài.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo với một vị trí địa lý đặc
biệt, nằm trên ngã t đờng của các nền văn hóa lớn của thế giới, do đó các tôn

4



giáo thế giới nh Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo trong suốt hơn 2000
năm qua cứ kế tiếp nhau theo sóng của đại dơng và theo những ngọn gió của
thảo nguyên mà xâm nhập rồi bén rễ vào hầu khắp các vùng trên đất nớc.
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có nhiều tôn giáo bản địa nh Cao Đài, Hòa
Hảo...càng làm cho tôn giáo ở Việt Nam đa dạng và phong phú.
Đạo Thiên chúa theo chân các giáo sỹ và thuyền buôn phơng Tây
truyền vào nớc ta từ thế kỷ XVI. Tuy gặp rất nhiều khó khăn vì chính sách
"cấm đạo" của nhà Nguyễn nhng đạo Thiên chúa ngày càng phát triển nhanh
ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài.
Vùng đất Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình là một trong những nơi
sớm đợc các giáo sỹ phơng Tây gieo " hạt giống tin mừng". Vì vậy, nghiên
cứu qúa trình hình thành và phát triển Giáo phận Vinh sẽ góp phần làm sáng
tỏ thêm về quá trình hình thành và và phát triển của một trong những tôn
giáo lớn ở nớc ta, đó là đạo Thiên chúa.
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đồng bào giáo dân ở Việt Nam
nói chung và Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nói riêng đã có những đóng
góp to lớn về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội đối với đất nớc. Đã có những
công trình nghiên cứu về Giáo phận Vinh nhng cha có một công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống quá trình hình thành, các giai đoạn phát triển
và những tác động đối với Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Bởi vậy, cần có
một sự đánh giá đúng đắn đối với chức sắc và đồng bào giáo dân đạo Thiên
chúa đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Nghiên cứu về quá trình thành lập, phát triển Giáo phận Vinh không
những dựng lại bức tranh chân thực về lịch sử Giáo phận Vinh từ khi thành
lập cho đến ngày nay mà còn góp phần làm rõ hơn những tác động của tôn
giáo này đối với mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Nghệ An
- Hà Tĩnh - Quảng Bình. Qua đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm
trong quản lý Nhà nớc về tôn giáo nói chung và Thiên chúa giáo nói riêng.
Đồng thời hiểu rõ hơn chủ trơng của Đảng và chính sách của Nhà nớc về vấn

đề tôn giáo, vấn đề đoàn kết dân tộc, từ đó đề xuất những giải pháp để thực
hiện tốt chính sách tôn giáo và đoàn kết lơng giáo ở Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình.

5


Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài" Quá trình
hình thành, phát triển Giáo phận Vinh từ thế kỷ XIX đến năm 2005" làm đề
tài luận văn thạc sỹ sử học cho mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Tôn giáo đang là một trong những vấn đề đợc nhiều ngành, nhiều cấp
quan tâm. Trong đó nghiên cứu về các giáo phận đang trở thành xu hớng
quan tâm của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học lịch sử. Cho đến
nay, cha có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu về quá trình hình
thành, phát triển của Giáo phận Vinh với những tác động của nó đối với
Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình. Những công trình đề cập đến những khía
cạnh khác nhau liên quan đến đề tài cũng không nhiều.
Cuốn " Giáo hội công giáo Việt Nam niên giám 2004 " trong phần III,
chơng 26 có tóm lợc về ranh giới, dân số, các giáo xứ và giáo hạt trong Giáo
phận Vinh. Gắn kết giáo phận Vinh trong dòng chảy của Giáo hội công giáo
Việt Nam. Tài liệu đã chỉ ra toàn cảnh dòng chảy của đạo Thiên chúa ở Việt
Nam nhng cha nghiên cứu sâu về các giáo phận, trong đó có Giáo phận Vinh.
Năm 2001, tác giả Nguyễn Văn Kiệm xuất bản cuốn "Sự du nhập của
Thiên chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX". Đây là một
công trình nghiên cứu rất sâu sắc về Thiên chúa giáo. Tác giả tập trung làm
rõ mối quan hệ giữa truyền giáo và thực dân của các giáo sỹ phơng Tây để từ
đó đi sâu vào lý giải các chính sách tôn giáo của nhà Nguyễn trớc và trong
quá trình thực dân Pháp xâm lợc nớc ta. Tác giả đa ra những nhận định, đánh
giá về một số mặt tác động của đạo Thiên chúa đối với đất nớc ta trong hoàn

cảnh lúc bấy giờ.Tuy nhiên tác giả cha đi vào nghiên cứu lịch sử quá trình
hình thành và phát triển các giáo phận của giáo hội công giáo.
Cũng viết về đề tài tôn giáo nhng không tìm hiểu về lịch sử mà nghiên
cứu về văn hóa, tác giả Hà Huy Tú với tác phẩm "Tìm hiểu nét đẹp văn hóa
Thiên chúa giáo"(xuất bản năm 2002) và Trơng Nh Vơng với cuốn "Tìm hiểu
quan niệm đạo đức trong Kinh thánh" (xuất bản năm 2005) phân tích và chỉ
rõ những giá trị văn hóa của tôn giáo độc thần này cũng nh những tác động
to lớn của nó đối với đạo đức và lối sống của xã hội.

6


Tìm hiểu về giáo phận Vinh không thể không nói đến những nghiên
cứu của các linh mục, các chức sắc tôn giáo đã và đang hoạt động ở Giáo
phận Vinh, nh linh mục Trơng Bá Cần với "Lịch sử Giáo phận Vinh" nghiên
cứu giáo phận từ khi ra đời đến năm 1996. Hay linh mục Cao Vĩnh Phan với
"Lịch sử giáo phận Vinh", "Đi tìm xứ đạo đầu tiên Giáo phận Vinh". Đây là
những t liệu quan trọng về lịch sử hình thành giáo phận. Trong những tác
phẩm này, các tác giả tìm hiểu về quá trình truyền bá đạo Thiên chúa của
giáo sỹ Alexandre de Rhodes và các giáo sỹ thừa sai vào Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình. Có thể nói đây là các công trình nghiên cứu có giá trị về mặt t
liệu lịch sử trong nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển Giáo phận
Vinh. Hay luận văn thạc sỹ sử học "Đạo Thiên chúa ở Nghi Lộc từ thế kỷ thứ
XVII đến năm 2004" của tác giả Hoàng Thị Thu Hiền cũng đề cập đến quá
trình truyền bá đạo Thiên chúa vào Nghệ An nói chung, trong đó có vùng
Nghi Lộc nói riêng, nhng cũng cha đi vào quá trình hình thành, phát triển
Giáo phận Vinh với những tác động to lớn của nó đối với xã hội.
Nhìn chung, các công trình trên đều ít nhiều có liên quan đến đề tài
mà chúng tôi nghiên cứu. Phần lớn các công trình trên hoặc đề cập cha sâu,
hoặc mang tính giới thiệu, hay đi sâu vào một khía cạnh nào đó có liên quan

đến đề tài luận văn mà thôi. Đó là những tài liệu rất bổ ích để chúng tôi tham
khảo trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tợng nghiên cứu.
Đối tợng nghiên cứu của đề tài là quá trình hình thành, phát triển Giáo
phận Vinh và những tác động của nó đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Về thời gian: nghiên cứu Giáo phận Vinh từ khi đạo Thiên chúa đợc
các giáo sỹ phơng Tây truyền vào cho đến năm 2005.
Về không gian : Đề tài nghiên cứu giới hạn trong không gian tỉnh
Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh và phía bắc sông Gianh của tỉnh Quảng Bình (thuộc
Giáo phận Vinh).
4. Nguồn t liệu, phơng pháp nghiên cứu.

7


4.1 Nguồn t liệu.
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn này, chúng tôi đã sử dụng
các nguồn t liệu sau.
- Các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX.
- Các văn bản Pháp luật về tôn giáo.
- Các tài liệu của Viện nghiên cứu tôn giáo về đạo Thiên chúa.
- Các tài liệu của Ban tôn giáo Chính phủ về Thiên chúa giáo và quản
lý Nhà nớc đối với tôn giáo.
- Các tài liệu của Văn phòng Trung ơng Đảng, Viện lịch sử Đảng
Trung ơng, Bảo tàng cách mạng Việt Nam.
- Các tài liệu của tòa giám mục Xã Đoài.
- Các công trình nghiên cứu, các sách viết về Giáo phận Vinh.

- Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Báo Ngời công giáo Việt Nam,
- Trang web: wwwdiendantongiao.com.vn.
- Các niên giám thống kê do Cục thống kê tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình ấn hành hàng năm.
- Các tài liệu lu trữ về Giáo phận Vinh hiện còn ở các cơ quan lu trữ
của Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
4.2 Phơng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng nhiều phơng
pháp khác nhau, đó là: phơng pháp luận sử học mácxit, phơng pháp khoa học
lịch sử, phơng pháp lôgic, phơng pháp tổng hợp, thống kê, so sánh để nghiên
cứu, làm rõ quá trình hình thành và phát triển Giáo phận Vinh.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi còn sử dụng phơng pháp thực địa,
điền dã để có thêm nguồn t liệu địa phơng chứng minh cho quá trình du
nhập, phát triển đạo Thiên chúa ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
5. Đóng góp của luận văn.

8


Thứ nhất : Luận văn bớc đầu dựng lại đợc bức tranh chân thực về quá
trình hình thành, những bớc phát triển thăng trầm của Giáo phận Vinh từ khi
thành lập cho đến năm 2005.
Thứ hai: Thông qua nguồn tài liệu phong phú, luận văn cũng đã nêu
lên đợc những tác động to lớn của đạo Thiên chúa đối với mọi mặt kinh tế,
văn hóa, xã hội đối với đất nớc nói chung và Nghệ - Tĩnh - Bình nói riêng.
Qua đó cũng thấy đợc những đóng góp to lớn của đồng bào giáo dân đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt trong
công cuộc đổi mới của nớc ta hiện nay, những đóng góp của giáo hội Thiên
chúa giáo ngày càng quan trọng nh đờng hớng phục vụ mà Hội đồng giám
mục Việt Nam đa ra trong th chung năm 1980, đó là " Sống phúc âm giữa

lòng dân tộc, xây dựng một nếp sống và một cách diễn tả đức tin phù hợp với
truyền thống dân tộc."
Thứ ba: Luận văn giúp hiểu rõ về đồng bào giáo dân đạo Thiên chúa
nói chung và giáo dân Giáo phận Vinh nói riêng, từ đó góp phần củng cố
đoàn kết lơng - giáo ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Thứ t: Có thể sử dụng luận văn làm tài liệu tuyên truyền, vận động
giáo dân Giáo phận Vinh cho cán bộ các đoàn thể chính trị hoạt động trong
vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên chúa.
6. Bố cục luận văn.
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn đợc chia thành 3 chơng.
Chơng 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình trớc sự du nhập của đạo Thiên chúa.
Chơng 2. Quá trình hình thành, phát triển Giáo phận Vinh.
Chơng 3. Tác động của Thiên chúa giáo đối với Nghệ An, Hà Tĩnh ,
Quảng Bình.
Chơng 1
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Nghệ An- Hà
tĩnh Quảng Bình trớc sự du nhập của đạo Thiên Chúa.

9


1.1 Khái quát chung về Nghệ An - Hà Tĩnh Quảng Bình.
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình là ba tỉnh tiếp giáp nhau thuộc
vùng Bắc Trung bộ có vị trí chiến lợc quan trọng, đợc xem là yết hầu trên
con đờng xuyên Việt. Đây là khu vực có đờng biên giới tiếp giáp với Lào và
có nhiều cửa biển nên có nhiều khả năng, điều kiện hội nhập với khu vực và
thế giới. Đó cũng là một nguyên nhân làm cho đạo Thiên chúa đợc truyền

vào từ rất sớm và khu vực này luôn nhận đợc sự quan tâm đặc biệt của các
giáo sỹ thừa sai trong quá trình phát triển đạo ở Việt Nam.
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có vị trí địa lý rất quan trọng, đây là
miền đất giao nhau giữa hai miền Nam - Bắc, với vị thế tựa lng vào dãy Trờng Sơn hùng vĩ và ngoảnh mặt ra biển Đông rộng lớn. Phía bắc giáp tỉnh
Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía tây khu vực này có chung đờng biên giới với nớc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với 452 km. Trong đó
Nghệ An tiếp giáp với ba tỉnh là Xiêng Khoảng, Bôli Khăm xay và Hủa Phăn
dài 82 km; Hà Tĩnh có đờng biên giới dài 170 km, riêng Quảng Bình tiếp
giáp với tỉnh Khăm Muộn với đờng biên giới dài 201,9 km. Phía Đông có
hàng loạt cửa biển: Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhợng, Cửa Khẩu, Cửa
Ròn, Cửa Gianh thông thơng tốt với bên ngoài.
Xét về điều kiện tự nhiên, đây là khu vực có nhiều sông sâu, núi cao
hiểm yếu. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Phía tây là sờn Đông của dãy
Trờng sơn hùng vĩ. ở đây địa hình đồi núi chiếm hơn 80% diện tích, đồng
bằng nhỏ hẹp và bị cắt xẻ mạnh. Chủ yếu là đồng bằng ven biển và ven các
con sông lớn. Điều đặc biệt là ba tỉnh đều có ba con sông lớn: sông Lam ở
Nghệ An, sông La ở Hà Tĩnh và sông Gianh ở Quảng Bình. Dân c ngay từ
buổi đầu dựng nớc đã quần c ở đây với nền văn minh ở lu vực sông Hồng,
sông Mã, sông Cả (sông Lam). Khi đạo Thiên chúa đợc truyền vào đây, các
xứ đạo phần nhiều cũng kết tụ rải rác trên bờ các con sông này.
Nằm trong vòng đai khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu nên Nghệ - Tĩnh Bình chịu tác động của gió mùa khu vực Đông Nam á rất mạnh. Đây là khu
vực có lợng ma lớn, trung bình hàng năm từ 1500 mm đến 3000 mm, mùa
đông lạnh và chịu ảnh hởng mạnh của bão. Bão kèm theo ma lớn trong khi
lãnh thổ lại hẹp ngang, độ dốc lớn nên thờng gây ra lũ lụt đột ngột. Khắc

10


nghiệt là ở chỗ, khi thì ma ngập đồng không có chỗ thoát nớc, khi thì khô
hạn nghiêm trọng bởi gió tây nam ( gió Lào) tràn vào làm nhiệt độ tăng đột
ngột và kéo dài, lợng nớc bốc hơi lớn, nhất là tháng 7.

Nhìn chung khí hậu của Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình khá khắc
nghiệt, điều đó thể hiện qua chế độ nhiệt, độ ẩm, mùa ma trùng với mùa bão.
Cộng với đất đai nghèo chất dinh dỡng, chủ yếu là đất feralit ở đồi núi, còn
đất phù sa chỉ có ở đồng bằng duyên hải và rải rác ở thung lũng, sông suối.
Điều này đã ảnh hởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của con ngời nơi đây.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn vì phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên. Đòi hỏi con ngời nơi đây phải kiên trì, bản lĩnh để đứng
vững và phát triển.
1.1.2 Con ngời Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình
Trở lại lịch sử, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện vết tích xa
xa của ngời Việt cổ sống ngay trên đất Nghệ An, Hà Tĩnh với nền văn hoá
Thẩm ồm (huyện Quỳ Châu, nơi phát hiện 5 chiếc răng ngời hoá thạch) cách
đây vài vạn năm. Chính nơi đây là một trong ba trung tâm văn minh đầu tiên
của ngời Việt cổ thuở sơ khai là văn minh sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
Nh vậy, tổ tiên lâu đời của vùng đất này là ngời Việt cổ, tức là ngời Kinh.
Là ngời Việt Nam con Rồng cháu Tiên, con ngời Nghệ Tĩnh
Bình có chung một lịch sử đấu tranh gian khổ vật lộn với thiên nhiên, đấu
tranh với kẻ thù xâm lợc, xây dựng và bảo vệ đất nớc. Bên cạnh đó, ngời
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng thừa hởng và chịu đựng khí hậu khắc
nghiệt nên ngay từ đầu, ngời dân đã sớm tạo cho mình một bản tính siêng
năng, cần cù, tiết kiệm, kiên trì trong lao động. Đó chính là nguồn gốc của
tinh thần quật khởi, ý chí kiên cờng và nhiều nghị lực. Đặc biệt con ngời
Nghệ Tĩnh - Bình rất gắn bó với quê hơng, luôn đùm bọc lẫn nhau và hiếu
học, nhiều chí tiến thủ. Trong lịch sử dựng nớc và giữ nớc của dân tộc vùng
đất này đã sản sinh ra nhiều con ngời tiêu biểu mà tên tuổi đã đợc sử sách
ghi danh. Về mặt danh nhân văn hoá, có những tên tuổi nổi tiếng nh: Hải Thợng Lãn Ông( Lê Hữu Trác), La Sơn Phu Tử ( Nguyễn Thiếp), Phan Huy ích,
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Nguyễn Trờng Tộ, Ngô Đức Kế, Đặng Thai
Mai, Xuân Diệu, Huy Cận, Về anh hùng dân tộc, có Mai Hắc Đế đã chiến
đấu kiên cờng với hàng vạn quân nhà Đờng vào những năm 722, Nữ tớng Bùi


11


Thị Xuân điều khiển cả 100 thớt voi ra Bắc Hà đánh quân Thanh, đánh đuổi
Tôn Sỹ Nghị chiếm lại thành Thăng Long. Đó là nhà yêu nớc Phan Đình
Phùng, Phan Bội Châu cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đánh Pháp giải
phóng dân tộc. Trong cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất Tổ quốc, tự
hào thay Nghệ Tĩnh Bình là quê hơng đã sinh ra Trần Phú
(Tổng bí th đầu tiên của Đảng), Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Đại tớng Võ
Nguyên Giáp và đặc biệt là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá
thế giới Hồ Chí Minh. Đó là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và của
giải đất nghèo khó này. Hơn thế bản lĩnh của con ngời đất miền Trung còn đợc thể hiện ở truyền thống hiếu học, khổ học của ngời dân nơi đây. Thời
phong kiến đi đâu trên đất nớc ta cũng nói đến ông đồ, song nói đến ông đồ
ngời ta nghĩ ngay đến ông đồ Nghệ. Trong các kỳ thi bao giờ Nghệ An, Hà
Tĩnh cũng là những vùng đất có tỷ lệ đỗ đạt cao trong cả nớc. Truyền thống
đó đợc thể hiện qua câu đối Sớm khoai, tra khoai, tối khoai, khoai ba bữa.
Ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà. Có thể thấy rằng càng cực khổ trong đời
sống, truyền thống hiếu học của ngời dân Nghệ Tĩnh Bình càng đợc bồi đắp.
Càng có tri thức con ngời nơi đây lại càng thấm thía hơn nỗi nhục mất nớc.
Chính vì thế, Nghệ Tĩnh Bình là miền đất giàu truyền thống đấu tranh chống
giặc ngoại xâm.
Có thể nói rằng chính cảnh sông sâu núi cao hùng vĩ nhng khắc
nghiệt của thiên nhiên đã tạo cho ngời dân xứ Nghệ Tĩnh Bình một bản lĩnh
kiên cờng, bất khuất, đã sản sinh ra biết bao anh hùng hào kiệt cho đất nớc,
và chính những anh tài tuấn kiệt đó đã làm cho Nghệ Tĩnh Bình trở thành
một mảnh đất giàu truyền thống trong lịch sử dân tộc. Thiên nhiên đã sinh ra
họ trên sỏi đá, đã phú cho họ thứ ngôn ngữ có vẻ nặng nề, cứng cỏi, nhng
chính nhờ đó mà họ tự tạo cho mình một ý chí sắt đá, gang thép để đảm đơng
những công việc khó khăn, trờng kỳ gian khổ của đất nớc, đặc biệt khi đất nớc bị giặc ngoại xâm đô hộ. Điều này đợc minh chứng qua hàng loạt các di
tích lịch sử cách mạng. Nếu ngồi thuyền đi dọc sông Lam cách Thành phố

Vinh khoảng 20km về phía tả ngạn là núi Đụn với thành Vạn An nơi Mai
Hắc Đế đã chiến đấu kiên dũng với hàng vạn quân nhà Đờng năm 722, bên
kia sông là núi Thiên Nhẫn, xa kia vua Lê Lợi xây đắp làm căn cứ chống
quân Minh, tiếp đó là dãy núi Giăng Màn, nơi danh y Hải Thợng Lãn Ông và
danh thần La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã lui về ở ẩn và viết những pho
12


sách nổi tiếng, cũng là nơi Phan Đình Phùng xây dựng căn cứ địa chống
Pháp. Tại núi Quyết là thành Phợng Hoàng Trung Đô, nơi xa kia vua Quang
Trung đã dựa vào địa thế và ngời dân của mảnh đất này để lập Trung đô và
đắp thành Phợng Hoàng. Ngoài ra có thành Trào Khẩu (Hng Nguyên), cửa ải
Khả Lu (Nam Đàn) nơi Lê Lợi đánh nhau với quân Minh, Sơn Phòng (Hà
Tĩnh) là căn cứ chống Pháp của vua Hàm Nghi. Những đặc điểm về con ngời
của dải đất Nghệ Tĩnh Bình đã đợc các giáo sỹ thừa sai Pháp chú ý và tập
trung phát triển đạo Thiên chúa bởi họ cho rằng khi đạo Thiên chúa đã bén rễ
đợc ở đây thì nhất định sẽ phát triển bởi con ngời Nghệ - Tĩnh - Bình rất kiên
định, gan góc về tinh thần t tởng. Quả thực, trải qua nhiều cuộc bách hại, đạo
Thiên chúa vẫn không ngừng phát triển và ngời giáo dân Thiên chúa mặc dù
bị kẻ thù lợi dụng nhng vẫn luôn nhớ trớc khi là ngời công giáo tôi đã là
ngời Việt Nam.
1.2. Tình hình kinh tế, xã hội Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình
trớc sự du nhập của đạo Thiên Chúa.
Đạo Thiên chúa du nhập và phát triển ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình vào thời điểm có nhiều biến cố lịch sử quan trọng, đó cũng là thời cơ và
thách thức cho quá trình phát sinh phát triển của tôn giáo này.
Vào đầu thời Lê sơ, tình hình kinh tế chính trị xã hội của nớc ta tơng
đối ổn định, phát triển, Nhà nớc chăm lo cho đời sống của nhân dân nên kinh
tế đợc mở mang, làng xã ngày một phát triển. Vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh
cũng dần dần trở thành một vùng trù phú và phát triển về mọi mặt.

Sang đầu thế kỷ XVI, triều Lê suy vong, quyền hành rơi vào tay chúa
Trịnh. Trịnh Giang, Trịnh Sâm suốt ngày hội hè yến tiệc ăn chơi sa đoạ
không chú ý đến đất nớc và đời sống của nhân dân. Các phe phái phong kiến
tập hợp lực lợng tăng cờng bóc lột nhân dân để tranh giành quyền bính, đa
đất nớc vào cuộc nội chiến suốt mấy chục năm ròng và gây ra thảm hoạ phân
liệt và hỗn chiến giữa Trịnh Mạc và Trịnh Nguyễn.
Cuộc chiến tranh Trịnh Mạc đã biến vùng Thanh - Nghệ thành bãi
chiến trờng. Từ 1627 nội chiến giữa Trịnh - Nguyễn kéo dài gần 50 năm
(1627 - 1672) với 7 lần giao tranh ác liệt đã giáng bao tai hoạ xuống vùng
đất Nghệ - Tĩnh - Bình. Đây là nơi không chỉ phải đi lính, nuôi dỡng quân,

13


phải đóng góp sức ngời sức của cho cuộc nội chiến mà còn là trận địa diễn ra
nhiều trận đánh ác liệt.
Nỗi khổ đau do thiên tai, mất mùa, đói kém, những gánh nặng của tệ
cờng hào ác bá hoành hành, đục khoét, nhũng nhiễu cộng với sự tàn khốc của
chiến tranh đã làm cho đời sống của ngời dân ở vùng đất khô cằn sỏi đá
này càng trở nên tiêu điều xơ xác.
Trớc cuộc sống cơ cực, từ những mâu thuẫn xã hội đã thúc đẩy ngời
nông dân vùng lên đấu tranh giành quyền sống. Các cuộc khởi nghĩa nông
dân ở Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình đã nổ ra hoà cùng với phong trào
nông dân trên khắp Đàng Trong, Đàng Ngoài. Tuy các cuộc khởi nghĩa đều
bị dìm trong biển máu nhng nó đã góp phần làm rung chuyển xã hội, làm sụp
đổ từng mảng trật tự chế độ phong kiến, chuẩn bị điều kiện cho sự phát triển
và thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn trên quy mô cả nớc. Trong quá
trình phát triển và thắng lợi của phong trào Tây Sơn, Nghệ - Tĩnh - Bình
không phải là nơi diễn ra các trận đánh ác liệt có ý nghĩa quyết định, nhng
trong tất cả những cuộc tiến công ra Bắc Hà lật đổ chính quyền Lê Trịnh

thống nhất đất nớc, chống quân xâm lợc Mãn Thanh để bảo vệ độc lập dân
tộc, quân đội Tây Sơn đã đợc sự ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo nhân dân
vùng Nghệ - Tĩnh - Bình, đặc biệt là nông dân nghèo khổ và sỹ phu tiến bộ
của mảnh đất Lam Hồng.
Nhng khởi nghĩa Tây Sơn không đủ điều kiện để vơn tới một cuộc
cách mạng xã hội thực sự. Sau khi lật đổ chính quyền Lê Trịnh ở Đàng
Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đánh bại quân xâm lợc Mãn Thanh và
Xiêm, vua Quang Trung đột ngột mất sớm, Nguyễn ánh đã thống nhất cả nớc, lên ngôi vua và đàn áp những ngời theo Tây Sơn khởi nghĩa.
Những cuộc đấu tranh liên miên ấy đem lại chết chóc, đau thơng, li
tán, đói rét cho ngời dân, đa họ vào tình trạng tuyệt vọng. Và nh bất cứ ở
đâu, chiến tranh khốc liệt là cửa mở cho các loại hình tôn giáo. Thiên Chúa
giáo du nhập vào Nghệ - Tĩnh - Bình hồi đầu thế kỷ XIX đã gặp một mảnh
đất màu mỡ và là cơ hội để có thể cạnh tranh với các tôn giáo nh Phật, Lão,
Nho để bén rễ trong tâm linh ngời Việt.
Sau khi Nguyễn ánh đánh bại phong trào Tây Sơn, vơng triều Nguyễn
đợc thiết lập đã không có những chính sách để phát triển kinh tế xã hội, bồi

14


dỡng sức dân trớc nguy cơ xâm lợc của t bản nớc ngoài, đặc biệt là Pháp.
Nhà Nguyễn còn tăng cờng bóc lột nhân dân dân nghèo không có mảnh đất
cắm dùi, thuế khoá nặng nề làm cho đời sống ngời dân càng thêm điêu
đứng. Hơn thế vỡ đê, lụt lội, hạn hán lại liên tiếp xảy ra, nạn đói diễn ra liên
tục và kéo dài Niềm hy vọng đổi đời của ngời nông dân Nghệ - Tĩnh - Bình
đã không thể trở thành hiện thực khi tất cả các cuộc khởi nghĩa đều bị triều
đình nhà Nguyễn đàn áp dã man, và trong khi họ đang tuyệt vọng về cuộc
sống nơi trần thế đầy bất công, tủi nhục thì đạo Thiên chúa tràn đến. Các
giáo sỹ phơng Tây đã đa họ đến một sự an ủi, một niềm hi vọng về viễn cảnh
một nớc Chúa yên bình, hạnh phúc ở thế giới bên kia. Đó là nguồn sức mạnh

giúp họ tiếp tục sống trong xã hội loạn lạc bần cùng lúc bấy giờ. Do đó đạo
Thiên chúa đã đợc nhiều ngời đón nhận, tin theo và sớm bén rễ ở Nghệ Tĩnh - Bình.
Đạo Thiên chúa đợc truyền vào Việt Nam khi ở Việt Nam nói
chung và Nghệ - Tĩnh - Bình nói riêng, đã có sự chung sống của đạo Phật,
đạo Nho, đạo Lão và tín ngỡng dân tộc (đặc biệt là Thờ thờ cúng tổ tiên).
Lúc này, Nho giáo đang là hệ t tởng của giai cấp phong kiến, của Nhà nớc
phong kiến. Tuy nhiên hệ t tởng Nho giáo lỗi thời, lạc hậu đã trở thành lực
cản, tạo ra sức ì cho sự phát triển của xã hội. Đạo Phật thịnh hành chủ yếu
trong dân gian và hòa nhập vào văn hóa dân tộc. Và đạo Thiên chúa với tình
bác ái khuyên răn con ngời làm điều thiện, thơng yêu nhau, sống nhân ái đã
có những điều phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc, đó là truyền
thống thơng yêu "lá lành đùm lá rách" của ngời Việt.
Nh thế, khi vào nớc ta nói chung và đặc biệt là vùng Nghệ An - Hà
Tĩnh - Quảng Bình, giáo lý đạo Thiên chúa sẽ phải đụng đầu với một xã hội
cổ truyền có lịch sử lâu đời với một "đạo nhà'' bền vững theo quy tắc chặt
chẽ của học thuyết Khổng - Mạnh: Thờ cúng tổ tiên, trung với vua, hiếu với
cha mẹ, thành kính với thần phật...nh là một tín điều, một nguyên tắc đạo lý
bất khả xâm phạm. Đúng nh nhà nho Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng định:
" Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ''. [61, 20]
Thay đổi một nếp nghĩ là rất khó nhng khi con ngời đã mệt mỏi và
không còn niềm tin vào cuộc sống thì niềm tin tôn giáo sẽ có chỗ để gieo

15


mầm. Đó là thời cơ và cũng là thách thức đối với đạo Thiên chúa khi truyền
bá vào Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình.

Chơng 2

Quá trình hình thành và phát triển giáo phận Vinh
2.1 Sự du nhập của đạo Thiên chúa vào Việt Nam
2.1.1 Khái niệm về tôn giáo và đạo Thiên chúa.
* Khái niệm về tôn giáo.
Tôn giáo là một phạm trù lịch sử, ra đời, phát triển và biến đổi theo
sự biến động của điều kiện kinh tế xã hội. Đây là vấn đề phức tạp, mang tính
nhạy cảm cao của xã hội. Vì vậy cho đến nay định nghĩa về tôn giáo vẫn rất
đa dạng, phong phú và cha thể có một ý kiến thống nhất trong nghiên cứu
khoa học. Vậy khái niệm tôn giáo (religion) đợc hình thành nh thế nào?
Thuật ngữ "tôn giáo" (religion) thoạt tiên đợc sử dụng ở châu Âu
vào thế kỷ III nhằm chỉ một tôn giáo là đạo Kitô, bởi lẽ đơng thời tôn giáo
nào khác đạo Ki tô đều bị coi là tà đạo. Phải đến thế kỷ XVI, gắn với sự ra
đời và phát triển của đạo Tin lành tách ra khỏi Công giáo, trên diễn đàn khoa
học và thần học châu Âu, thuật ngữ religion mới trở thành một thuật ngữ
chung dùng để chỉ hai tôn giáo thờ cùng một Chúa. Với sự bành trớng của
chủ nghĩa t bản ra ngoài châu Âu, với sự tiếp xúc của các thế giới thuộc các
nền văn minh khác Kitô giáo thì thuật ngữ religion mới đợc dùng để chỉ
các hình thức tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới. Đến thế kỷ XVIII, thuật
ngữ religion đợc dịch ra thành tôn giáo ở Nhật Bản và đợc truyền vào
16


Trung Hoa. Đến cuối thế kỷ XIX, thuật ngữ này vào Việt Nam và đợc gọi là
tôn giáo sau khi qua Nhật Bản và Trung Quốc. Lúc này, thuật ngữ tôn giáo
trở thành một khái niệm mang tính phổ quát toàn cầu.
Vậy tôn giáo là gì?
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì tôn giáo là một hình thái ý thức xã
hội hình thành nhờ vào lòng tin và sùng bái thợng đế, thần linh.[19, 1668].
Trong Từ điển tiếng Việt của NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học
thì định nghĩa : Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm

dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lợng siêu nhiên, cho rằng có những
lực lợng siêu tự nhiên quyết định số phận con ngời, con ngời phải phục tùng,
tôn thờ. Tôn giáo nảy sinh từ rất sớm, từ trong xã hội nguyên thuỷ[68,
1218].
Trong định nghĩa này các tác giả đã làm nổi rõ bản chất nguồn gốc
của sự tồn tại tôn giáo trong xã hội loài ngời, đó chính là quan niệm của con
ngời tin vào sự tồn tại của lực lợng siêu nhiên có khả năng quyết định vận
mệnh của mình, từ đó nảy sinh ra tôn giáo. Định nghĩa cũng đa ra mốc thời
gian xuất hiện tôn giáo, đó là xã hội nguyên thuỷ.
Theo tác phẩm Một số tôn giáo ở Việt Nam thì: tôn giáo là hình
thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển hàng ngàn năm nay, và sẽ tồn tại cùng
với loài ngời trong một thời gian khó mà đoán đợc. Trong quá trình tồn tại và
phát triển, tôn giáo có ảnh hởng đến khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn
hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều
quốc gia dân tộc[ 44, 3].
Ăng ghen nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác khi nghiên cứu về
tôn giáo đã kết luận: Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh h
ảo vào trong đầu óc của con ngời của những lực lợng ở bên ngoài chi phối
đời sống hàng ngày của họ; chỉ sự phản ánh trong đó những thế lực trần thế
đã mang hình thức những lực lợng siêu trần thế[ 12, 437].
Nh vậy ta có thể hiểu tôn giáo là lòng tin của con ngời vào những
hiện tợng siêu nhiên, để từ đó sùng bái, biến nó thành thiêng liêng nhằm lí
giải thế giới khách quan mà mình cha hiểu, làm chỗ dựa cho lòng tin với
cuộc sống, lao động và hớng con ngời tới cái thiện, loại trừ cái ác. Tôn giáo

17


đi vào cuộc sống thành nghi thức, tổ chức cụ thể, trở thành sinh hoạt văn hoá
của cộng đồng dân c. Bởi vậy tôn giáo có khả năng thu hút quần chúng và tác

động không nhỏ tới tâm lý, đạo đức, phong tục, tập quán từng bộ phận nhân
dân. Trên thực tế, tôn giáo đã trở thành một quan hệ xã hội và một lực lợng
xã hội.
Nh vậy có thể hiểu một cách khái quát tôn giáo là một sản phẩm của
lịch sử, một sản phẩm của con ngời, do con ngời tạo ra và lại bị nó chi phối,
và nh vậy, chính con ngời tạo ra tôn giáo chứ không phải Chúa trời hay Thợng đếtạo ra con ngời và vạn vật trong xã hội.
* Sơ lợc về đạo Thiên chúa.
Đạo Thiên chúa là một trong bốn nhánh lớn của đạo Kitô. Đạo Kitô đạo thờ chúa Giêsu Kitô( còn gọi là Thiên chúa) ra đời ở các tỉnh phía Đông
đế quốc La Mã cổ đại. Sau khi những cuộc khởi nghĩa của nô lệ nổi dậy
chống lại ách thống trị của đế quốc Rô Ma bị thất bại. Những ngời nô lệ
trong xã hội Rô Ma cổ đại không còn hi vọng về một cuộc đổi đời trong cuộc
sống trần thế nữa, họ tìm đến một cuộc sống ảo ảnh ở thiên đờng do Thiên
chúa tạo ra sau khi chết. Dù đó chỉ là viễn cảnh nhng họ vẫn hi vọng và tin
theo để đủ sức tiếp tục cuộc đời nô lệ của mình. Đạo Kitô khi mới ra đời là
tôn giáo của những ngời nô lệ chống lại giai cấp chủ nô Rôma nên bị giai
cấp chủ nô Rôma đàn áp tàn bạo. Nhng càng bị đàn áp thì đạo Kitô càng
phát triển. Sau nhiều sự phân chia về tổ chức, hiện nay đạo Kitô gồm có:
Chính thống giáo (khoảng 200 triệu tín đồ); Đạo Tin Lành (do Luthơ thành
lập ở Đức năm 1517 và Calvin ở Thuỵ Sỹ năm 1534, có hơn 300 triệu tín đồ);
Anh giáo (do Hăng ri VIII, vua nớc Anh thành lập 1539 có 20 triệu tín đồ);
và Thiên chúa giáo (còn gọi là Công giáo) là giáo phái lớn, đợc tổ chức chặt
chẽ nhất, có 900 triệu tín đồ và trên 40 vạn giáo sỹ khắp toàn cầu.
Hiện nay đạo Thiên chúa là một trong số các tôn giáo lớn có mặt ở
hầu hết các châu lục. Theo niên giám thống kê của Toà thánh phát hành năm
2002, hiện nay số tín đồ đạo Thiên chúa trên thế giới là 1.071.000 000 đợc
phân bố nh sau:Châu Mỹ 49,9%, Châu Âu 26,15%, Châu Phi 12,84%, Châu
á 10,3%, Châu Đại Dơng 0, 78 % [4, 34].
Nội dung cơ bản về giáo lý đạo Thiên chúa đợc chứa đựng trong
Kinh thánh gồm hai bộ: kinh Cựu ớc và kinh Tân ớc. Trong đó thể hiện vai


18


trò sáng tạo ra thế giới và con ngời của Thiên chúa. Do đó, giáo dân phải biết
mến Chúa, tin tởng vào công trình sáng tạo, cứu chuộc của Thiên chúa. Đó là
hành trang để đợc vào cõi vĩnh hằng.
Từ rất sớm đạo Thiên chúa đã xây dựng cho mình một hệ thống luật
lệ rất chi tiết nh 10 điều răn của chúa, 6 điều răn của giáo hội, 7 phép bí tích
( rửa tội, thêm sức, giải tội, thánh thể, xức dầu thánh, hôn phối, truyền chức
thánh), các ngày lễ trong năm( Giáng sinh, Phục sinh, lễ chúa Giêsu lên trời,
lễ chúa Thánh thần hiện xuống), và đợc thể hiện thống nhất trên toàn thế
giới.
Đạo Thiên chúa đợc truyền vào nớc ta do công lao của các giáo sỹ Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp. Quá trình du nhập, truyền giáo, tồn tại và
phát triển đã trải qua nhiều diễn biến lịch sử chính trị phức tạp do đây là một
tôn giáo thế giới, có tổ chức chặt chẽ trên toàn cầu, do đó có quan hệ quốc tế
rộng rãi, đặc biệt với giáo triều Vatican. Vì vậy, nó thờng bị các thế lực thù
địch lợi dụng để phục vụ mu đồ xâm lợc nớc ta.
2.1.2 Quá trình du nhập đạo Thiên chúa vào Việt Nam.
Từ cuối thế kỷ XV, nhất là từ thế kỷ XVI, vùng Viễn Đông đã là nơi
lui tới của nhiều đoàn thám hiểm, các thơng nhân và giáo sỹ đến từ phơng
Tây để buôn bán, truyền đạo, rồi qua đó chiếm đất đai vùng này làm thuộc
địa. ấn Độ rơi vào vòng kiểm soát của Anh, Philippin trở thành thuộc địa Tây
Ban Nha, Inđônêxia bị Hà Lan chiếmViệt Nam tuy nằm trong khu vực
Viễn Đông nhng cha đợc các giáo sỹ quan tâm. Thỉnh thoảng có giáo sỹ Tây
Ban Nha hay Bồ Đào Nha dừng chân giảng đạo thì cũng hoặc là ngẫu nhiên
hoặc chỉ có tính chất thăm dò mà cha có kết quả gì đáng kể.
Trong Khâm định Việt sử thông giám cơng mục đợc soạn thảo dới
triều vua Tự Đức từ năm 1856, quyển 33 phần chính biên khi nói đến chỉ dụ
cấm đạo Thiên chúa, đã viết rằng " vào năm 1533, năm Nguyên Hoà I, đời

Lê Trang Tông, có một giáo sỹ tên I-nê-khu, theo đờng biển đến truyền đạo
tại làng Ninh Cờng, làng Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ
thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định" (giáo phận Bùi Chu hiện nay). Vì
thế, nhiều nhà sử học Công giáo Việt Nam đã chọn năm 1533 nh khởi đầu
cho đạo Thiên chúa tại Việt Nam.

19


Năm 1550, linh mục Gaspar da Santacruz đến giảng đạo tại Hà Tiên.
Năm 1558, đời vua Lê Thế Tông, hai giáo sỹ Bồ Đào Nha là Alonson da
Costa và Gonsalves đến giảng đạo tại vùng Vạn Lại, Thủ đô cũ Nam
triều[33, 51].
Tuy nhiên, những cố gắng của các nhà truyền giáo nói trên mới chỉ là
những bớc chân dò dẫm cho giai đoạn khai phá chính thức, gắn với tên tuổi
của các vị thừa sai dòng Tên ở cả hai miền Nam - Bắc, đặc biệt là vai trò của
linh mục Alexandre de Rhodes (Alecxanđơrốt). Vào thời điểm này các chúa
Đàng Trong hay Đàng Ngoài trong cuộc chạy đua quyền lực đều muốn liên
hệ ngày càng nhiều với các thơng nhân nớc ngoài để mua vũ khí, đạn dợc
hoặc các nguyên liệu quý để tăng thêm sức mạnh quân sự. Không những thế,
các quan lại bản địa cũng tỏ ra ham muốn có và sử dụng các sản phẩm công
nghệ có chất lợng cao của phơng Tây. Đây là những cơ hội thuận lợi cho
công cuộc truyền giáo của các giáo sỹ ở Việt Nam.
Phải từ 1615 trở đi khi trung tâm truyền giáo của Bồ Đào Nha cử 2
giáo sỹ Francos Bujomi và Diego Carvalho sang Hải Phố, thuộc tỉnh Quảng
Nam (Đàng Trong) thì việc truyền đạo Thiên chúa vào Việt Nam mới đợc coi
là thực sự bắt đầu.
Hải Phố là nơi buôn bán sầm uất của Đàng Trong với nớc ngoài trong
đó có mặt nhiều thơng nhân Nhật Bản có đạo và nhiều giáo dân Nhật Bản
đến c trú để tránh cuộc bắt đạo trong nớc đang diễn ra gay gắt. Vì vậy, hai

giáo sỹ đã dựa vào số giáo dân Nhật Bản này để tiến hành cuộc truyền giáo
tại đây. Chỉ một năm sau, năm 1616 họ đã cải giáo đợc hơn 300 ngời Việt ở
các vùng xung quanh. Tiếp đó, giáo sỹ Feancois Barretto và Francois de Pina
đợc cử sang tăng viện và mở rộng địa bàn truyền giáo. Họ đã tranh thủ đợc
tầng lớp quan lại để có cơ hội truyền đạo và số giáo dân Việt Nam cứ không
ngừng tăng lên.
Trớc tình hình thuận lợi đó, năm 1624, một giáo đoàn gồm 6 giáo sỹ
trong đó có giáo sỹ Alexandre de Rhodes đã đến Việt Nam tăng cờng truyền
đạo.
Alexandre de Rhodes đến Việt Nam vào tháng 12 năm 1624 và ở
Việt Nam hơn 8 năm. Trong thời gian đó ông học tiếng của ngời Việt, nghe
và hiểu giáo dân bản xứ xng tội, giảng đạo bằng tiếng Việt và hoàn chỉnh

20


dạng chữ viết của ngời Việt bằng mẫu tự la tinh - đó là chữ quốc ngữ. Ông
soạn thảo hoàn chỉnh cuốn Từ điển Việt - Bồ - La tinh, có phần phác thảo
văn phạm tiếng Việt trong phần mở đầu và in cuốn "Phép giảng tám ngày"
bằng chữ quốc ngữ để dạy giáo lý đạo Thiên chúa cho các thầy giảng ngời
Việt. Ông cũng là một giáo sỹ áp dụng thành công phơng pháp tiếp cận vua
chúa quan lại bằng các lễ vật quý để đợc tự do truyền giảng đạo; đồng thời
ông cũng hết sức chú trọng việc cải giáo cho những ngời quyền quý, nhất là
những ngời thân thích của vua chúa để qua họ lôi kéo thêm nhiều ngời theo
đạo.
Sau khi đến Hội An, Alexandre de Rhodes tiếp cận đợc chúa Sãi vơng,
rồi cải giáo cho một bà có họ gần với chúa, tên thánh là Marie Madeleine. Bà
này ra sức thuyết phục những ngời xung quanh theo đạo và che chở cho các
giáo sỹ, lại lập một nhà nguyện trong khu nhà ở của mình. Hay ở Đàng
ngoài, Alexandre de Rhodes cũng dùng lễ vật quý dâng chúa Trịnh Cán ở

Cửa Bạng (Thanh Hoá) và đợc chúa Trịnh cho về giảng đạo tại Hà Nội. Chúa
Trịnh còn cho dựng một ngôi nhà lớn để Alexandre de Rhodes vừa làm nhà ở
vừa làm nhà thờ. Ông cũng cải giáo cho một ngời chị của Chúa theo đạo và
vận động những ngời trong gia đình theo đạo Thiên Chúa. Nhờ vậy, việc
giảng đạo của Alexandre de Rhodes rất thuận lợi. Năm 1629, trớc khi rời
Đàng Ngoài, ở Hà Nội và các vùng lân cận có hơn 3500 giáo dân, nhà thờ Hà
Nội đợc lập tháng 7 năm 1626. Hoạt động truyền giáo của Alexandre de
Rhodes gây nên sự xao động trong d luận. Song song với việc truyền đạo,
Alexandre de Rhodes đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo tầng lớp cốt cán, gọi
là các thầy giảng để hỗ trợ cho mình trong việc truyền đạo và giúp duy trì đời
sống đạo cho giáo dân khi vắng thừa sai hoặc linh mục.
Các ông chọn những giáo dân xuất sắc về mặt đạo đức, đợc giáo dân
tín nhiệm, cho họ tuyên khấn trớc mặt cộng đoàn: độc thân, để mọi sự làm
của chung, tuân phục ngời đợc các thừa sai đặt làm trởng và sau đó đợc đào
tạo về giáo lý đạo Thiên chúa để truyền đạo cho mọi ngời. Vì số lợng thừa
sai và linh mục rất ít nên tổ chức thầy giảng là mạch máu của giáo đoàn, họ
là ngời thay mặt các thừa sai dạy giáo lý, chủ sự các buổi cầu nguyện, thăm
ngời bệnh, rửa tội ngời bệnh nặng và các tân tòng

21


Đây là sáng kiến mang lại hiệu quả rất lớn trong việc duy trì và phát
triển đạo Thiên chúa ở Việt Nam, vì ngay cả vào thời điểm các thừa sai bị
săn lùng ráo riết thì sinh hoạt đạo của các giáo dân vẫn đợc duy trì nhờ tầng
lớp thầy giảng này và những ngời xuất sắc trong số họ thờng đợc chọn để
đào tạo thành linh mục.
Nhờ các thầy giảng và những tông đồ giáo dân nhiệt thành, trớc khi
rời khỏi Việt Nam năm 1645, Alexandre de Rhodes cùng với các cộng sự
gây dựng đợc nền móng đầu tiên cho giáo hội Thiên chúa ở Việt Nam. ở

Đàng Trong, đạo Thiên chúa đợc truyền bá rộng rãi ở các tỉnh Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Thuận Hoá, Quảng Bình với số giáo dân khoảng
50.000 ngời. ở Đàng Ngoài, đạo Thiên Chúa đợc truyền bá ở Thanh Hoá,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội với số giáo dân khoảng 100.000 ngời ; trong đó
riêng Nghệ An có tới 72 làng theo đạo, 100 nhà thờ lớn, 300 nhà thờ nhỏ[33,
54].
Sau khi bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam năm 1645 để về châu
Âu, Alexandre de Rhodes còn vận động toà thánh La Mã chọn một nớc bảo
trợ mới, đủ sức phục vụ cho sự phát triển đạo đang thuận lợi ở Viễn Đông,
nhất là Việt Nam, để thay thế Bồ Đào Nha không còn đủ sức đảm đơng, qua
đó kêu gọi có thêm thừa sai và Giám mục sang Việt Nam.
Cuộc vận động này gặp khó khăn do bị Bồ Đào Nha phản đối. Mãi
đến năm 1658, với áp lực và nhiệt tình của giáo hội Pháp, Giáo hoàng
Alexander VII ra sắc chỉ Super Cathedram, quyết định thiết lập ở Việt Nam
hai giáo phận và chọn hai vị thừa sai quốc tịch Pháp sang quản lý Viễn
Đông. Giáo phận Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam, gồm cả phần đất
Chiêm Thành, Chân Lạp do giám mục Lambert de La motte cai quản. Giáo
phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc, bao gồm cả Lào và 5 tỉnh phía
Nam Trung Quốc do đức cha Francois Pallu coi sóc. Từ đây, các giáo sỹ
thuộc quốc tịch khác, hoặc bất cứ dòng nào, kể cả giáo sỹ Bồ Đào Nha, nếu
hoạt động trong những địa phận nói trên đều phải phục tùng các giám mục
ngời Pháp. Bởi vậy, xuất hiện mâu thuẫn giữa giáo sỹ Pháp và giáo sỹ dòng
Tên của Bồ Đào Nha về vấn đề truyền giáo, điều này ảnh hởng rất lớn đến
kết quả truyền đạo ở Viễn Đông và Việt Nam, vì các giáo sỹ nói xấu nhau,
làm giảm uy tín của nhau nhằm tranh giành ảnh hởng của mình đối với giáo

22


dân. Do đó, đây là thời kỳ lục đục giữa các giáo sỹ dòng Tên và các giám

mục ngời Pháp đợc Tòa thánh cử sang và tình trạng này kéo dài mãi đến khi
không còn vị thừa sai dòng Tên nào sống sót trên lãnh thổ Việt Nam nữa.
Ngoài ra, mâu thuẫn giữa thừa sai quốc tịch này với thừa sai quốc tịch khác,
giữa thừa sai dòng này với thừa sai dòng khác cùng với việc đạo Thiên chúa
có mặt trên đất Việt Nam bị coi là bất hợp pháp gây ra khó khăn nhất định
cho quá trình truyền giáo.
Vì vậy, trớc khi đi Viễn Đông, Pallu cùng với các giáo sỹ Pháp nhiệt
tình với cuộc truyền giáo ở Viễn Đông đứng ra thành lập tổ chức Hội thừa sai
Pari lo việc đào tạo các giáo sỹ thừa sai để gửi đi Viễn Đông. Hội thừa sai
Pari đợc nhà vua Pháp Lui XIV và các nhà quyền quý nhiệt liệt ủng hộ cả về
vật chất lẫn tinh thần, chính thức ra mắt ngày 27 tháng 10 năm 1663 ở Pari.
Với sắc chỉ Super Cathedram của Giáo hoàng Alexander VII và sự ra
đời của Hội thừa sai Pari đánh dấu một bớc ngoặt lớn của cuộc truyền bá đạo
Thiên chúa vào Việt Nam. Kể từ đây, nớc Pháp không chỉ nắm độc quyền
truyền giáo mà còn tăng cờng bành trớng thế lực ở đây. Thực tế là hai phơng
diện đó không hề tách rời trong nhận thức và hành động của các giáo sỹ thừa
sai Pháp khi đến truyền giáo ở Việt Nam. Đức cha Pallu nhiều lần muốn tới
Đàng Ngoài để nhận nhiệm sở nhng bị cản trở nên đành nhờ Đức cha
Lambert de la Motte giám quản giùm và đặt cha Francois Dier Phan làm
tổng đại diện cho Giáo phận. Đến năm 1679, Toà thánh bổ nhiệm đức cha
Pallu làm giám mục giáo phận Phúc Kiến ( Trung Quốc ) và cha qua đời tại
đó sau 9 tháng nhận nhiệm sở. Còn cha Dier Phan đi truyền giáo ở Nam
Định, Ninh Bình, Thanh Hoá và theo những ghi chép còn lại, riêng năm
1667, cha rửa tội cho 1500 ngời, cải giáo cho 7080 ngời và phong chức linh
mục đầu tiên cho 2 thầy giảng Đàng Ngoài là Hiền và Huệ. Năm 1670, đức
cha Lambert cũng truyền chức cho 7 thầy, lập dòng tu nữ Mến thánh giá tại
Kiên Lao (Bùi Chu) và Bái Vàng (Hà Tây) [33, 62].
Những hoạt động của Lambert trên đất Việt Nam đa việc truyền giáo
ở đây đi vào nề nếp, qui củ. Nhờ đó, trong thời gian từ nửa sau thế kỷ XVIII,
mặc dù có những trở ngại lớn nh chiến tranh và cấm đạo thờng xuyên nhng

đạo Thiên Chúa vẫn đợc duy trì và mỗi khi có cơ hội thuận lợi lại đợc đẩy
mạnh và tiến triển dần dần.

23


Năm 1743, sau 10 năm tha cấm đạo dới thời chúa Ninh Vơng, địa
phận Đàng Trong có 300 nhà thờ, 70000 bổn đạo với 29 linh mục ngoại quốc
và 200 thầy giảng. Riêng ở Huế có 5 nhà thờ. Lúc này Đàng Trong đợc chia
thành 3 địa phận nhỏ giao cho mỗi dòng cai quản 1 địa phận:
Dòng Tên cai quản địa phận từ Quảng Bình đến Huế.
Dòng Thừa sai cai quản địa phận từ Huế đến Bình Thuận
Dòng Phan sinh cai quản địa phận Bình Thuận và Cao Miên
Năm 1679, trớc sự phát triển của đạo Thiên chúa ở Việt Nam giám
mục Pallu đã đề nghị với Giáo hoàng chia Đàng Ngoài thành 2 địa phận :
Địa phận Tây (vùng hữu ngạn sông Hồng đến giáp Lào) do đức cha
Bourges làm giám mục.
Địa phận Đông (từ tả ngạn sông Hồng ra tới biển) do đức cha
Deydier làm giám mục. Cả 2 đều là giáo sỹ Hội thừa sai.
Trong suốt hơn 1 thế kỷ, các giám mục Đại diện tông toà kế tiếp
nhau cai quản Đàng Trong và Đàng Ngoài Việt Nam gồm 7 vị ở Đàng Trong,
7 vị ở Tây Đàng Ngoài và 7 vị ở Đông Đàng Ngoài. Đây là thời kỳ cấm đạo,
bắt đạo gay gắt của chúa Trịnh ở ngoài Bắc cũng nh thời nhà Tây Sơn ở miền
Trung, do đó nhiều giáo sỹ, thầy giảng và giáo dân đã bị thiệt mạng vì các
chính sách này.
Nhờ sự tích cực truyền giảng đạo của các giáo sỹ thừa sai và linh mục
bản xứ, cuộc truyền giáo ở Đàng Ngoài vẫn đạt nhiều kết quả khả quan. Tính
đến năm 1800, ở địa phận Tây Đàng Ngoài có 1 giám mục, 6 giáo sỹ thừa sai
ngoại quốc, 63 linh mục bản xứ, 120.000 giáo dân. ở địa phận Đông Đàng
Ngoài có 1 giám mục, 4 giáo sỹ thừa sai ngoại quốc, 41 linh mục bản xứ,

140.000 giáo dân. Cộng với số liệu ở Đàng Trong cả nớc ta có: 3 giám mục,
15 giáo sỹ thừa sai ngoại quốc, 119 linh mục bản xứ và 310.000 giáo dân.
Đồng thời, một giáo hội có cơ cấu hẳn hoi gồm 3 giáo đoàn: Đàng Trong,
Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài đã đợc thiết lập, với hơn 200 linh mục
Việt Nam, 410.000 giáo dân, có hệ thống từ giám mục đến linh mục quản
hạt, linh mục quản xứ đến thầy giảng

24


Trớc những khó khăn trong quá trình truyền giáo do đạo Thiên chúa
không chấp nhận những tín ngỡng truyền thống của Việt Nam, nhất là tín ngỡng thờ cúng tổ tiên, một tín ngỡng lâu đời của dân tộc lại thấm đợm tinh
thần Nho giáo giữ vai trò nền móng cho việc tôn vinh cờng quốc phong kiến
cũng nh góp phần tích cực vào việc củng cố trật tự xã hội đơng thời. Đức cha
Pigneau de Behaine thờng gọi là Bá Đa Lộc là Giám mục cai quản địa phận
Đàng Trong (1771 - 1779) đã chủ động giúp đỡ Nguyễn ánh năm 1777 và
sau đó tích cực giúp đỡ Nguyễn ánh trở lại ngôi vua. Giám mục Bá Đa Lộc
nuôi sẵn hi vọng Nguyễn ánh sẽ cải giáo và sẽ Thiên chúa giáo hoá Việt
Nam. Song mặc dầu chịu ơn sâu của giám mục Bá Đa Lộc, Nguyễn ánh
không cải giáo. Ngay cả hoàng tử Cảnh vốn đợc Bá Đa Lộc dạy dỗ từ nhỏ
khi đến tuổi trởng thành cũng không cải giáo, ý đồ tạo một Constantinus ở đế
quốc RôMa (năm 313) ở Việt Nam của Giám mục Bá Đa Lộc hoàn toàn thất
bại.
Tuy vậy, trong thời kỳ ở ngôi (1802-1820) Gia Long không ban hành
một sắc chỉ cấm đạo nào. Mặc dù trong sắc lệnh về tôn giáo năm 1804, trong
khoản 4 nói về Thiên chúa giáo, Gia Long công khai tuyên bố đó là một thứ
dị đoan và ra lệnh: Từ nay trong các tổng, các làng có nhà thờ của ngời
Thiên Chúa giáo cấm sửa chữa hoặc xây dựng lại những nhà thờ đã bị h nát,
còn cất nhà thờ mới ở những nơi cha có tuyệt nhiên cấm hẳn.[33, 73].
Đầu thế kỷ XIX, do phải đối phó với ảnh hởng của cuộc cách mạng

Pháp nên giáo hội Pháp không đủ sức cung cấp cho Việt Nam số giáo sỹ thừa
sai cần thiết. Vì vậy, trong khoảng 20 năm đầu của thế kỷ XIX, mặc dù Gia
Long không thực hiện chính sách cấm đạo nhng việc truyền giáo không phát
triển đợc bao nhiêu, mà chỉ là thời gian giáo hội Việt Nam củng cố và ổn
định tổ chức để đối phó với những đợt cấm đạo ngày càng gay gắt từ thời
Minh Mạng trở đi.
Là một ông vua có học vấn uyên thâm, có nhiều đóng góp cho việc
trị nớc, Minh Mạng coi việc hạn chế để đi đến triệt bỏ hoàn toàn đạo Thiên
chúa cũng là một chính sách lớn để duy trì trật tự quân chủ tức là ý thức hệ
Nho giáo. Do vậy, từ năm 1825 đến năm 1838, Minh Mạng đã liên tiếp ra 4
sắc dụ cấm đạo (1825, 1833, 1836, 1838) với nội dung chủ yếu là: Ngăn cấm
các giáo sỹ thừa sai lén lút nhập cảnh để truyền đạo, giáo sỹ nào bị bắt sẽ bị

25


×