Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Phong cách ký hoàng phủ ngọc tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.2 KB, 119 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

nguyễn hồng hà

phong cách ký hoàng phủ ngọc tờng

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2007


1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

nguyễn hồng hà

phong cách ký hoàng phủ ngọc tờng
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:
tS. lê văn dơng

Vinh - 2007

Mở đầu



1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ký Việt Nam hiện đại không phải đến Hoàng Phủ Ngọc Tờng mới có những
thành tựu nổi bật. Trớc ông đã có nhiều cây bút lão luyện xứng đáng bậc thầy:
Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Võ Phiến. Nhng bằng những trang viết của mình, Hoàng
Phủ Ngọc Tờng đã khẳng định đợc tài năng và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng
độc giả yêu văn học. Một vinh dự lớn cho Hoàng Phủ Ngọc Tờng là cuối năm
2006, đầu 2007, ông đợc trao tặng Giải thởng Nhà nớc về văn học nghệ thuật.
1.2. Tuy vậy, đến nay việc tìm hiểu phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng thì vẫn
cha có những công trình toàn diện, mang tính hệ thống.

1


2
1.3. Tìm hiểu phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng nhằm góp phần đánh giá vị
trí của nhà văn này trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại và góp phần vào
việc giảng dạy thể loại ký ở trờng phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Kể từ khi giành đợc giải thởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 với
tập Rất nhiều ánh lửa, ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã chiếm đợc sự chú ý của
độc giả lẫn giới nghiên cứu phê bình văn học. Và, cho đến nay, Hoàng Phủ Ngọc
Tờng đợc đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc về thể ký của văn học
Việt Nam trong mấy chục năm qua. Điểm lại những công trình nghiên cứu, những
bài viết về nhà văn, ta thấy gồm những đánh giá mang tính tổng quan và những ý
kiến cụ thể về từng tập ký của Hoàng Phủ Ngọc Tờng.
2.1. Những bài nghiên cứu tổng quan về ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng.
Nguyễn Đăng Mạnh đã xếp Hoàng Phủ Ngọc Tờng vào một trong những
tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại với lời giới thiệu trân trọng:
Trong số nhiều nhà văn đã dành gần nh toàn bộ lao động nghệ thuật của mình

cho thể ký hiện nay, Hoàng Phủ Ngọc Tờng là một cây ký đặc sắc [39].
Nhà thơ Ngô Minh trong bài viết Nghĩ về văn chơng Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã khẳng định: Không giống nh một số ngời, nói khác, làm khác, viết khác,
họ luôn đeo một cái mặt nạ ngăn cách tâm trạng mình với xã hội, Hoàng Phủ
Ngọc Tờng khi nói chơi, hay nói bốc đồng trong cuộc rợu cũng giống y chang
những điều anh viết thành văn, thành thơ trên trang sách. Anh thờng nói đến tận
cùng, vì anh đang nói, vì anh đang viết vì cái tâm đỏ thắm của mình vì con ng ời
vì tổ quốc [47].
Các tác giả Hoàng Sỹ Nguyên [59], Nguyễn Trọng Tạo [110], Huỳnh Nh
Phơng [69], Ngọc Trai [87] cũng đánh giá cao về khả năng viết ký của Hoàng Phủ
Ngọc Tờng, xem ông là nhà văn viết ký nổi tiếng có phong cách riêng trong vài
chục năm lại đây. Các nhà nghiên cứu Hà Minh Đức [15], Hoàng Ngọc Hiến [23],
Phơng Lựu [75]... khi nghiên cứu về thể ký cũng dẫn Hoàng Phủ Ngọc Tờng nh
một ngời viết ký thành công và có quan niệm đúng đắn về thể loại.
Đọc ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng, nhiều ngời khẳng định một trong những
nguyên nhân tạo nên thành công của các trang viết là do vốn sống, vốn văn hoá,
vốn tri thức lịch lãm sâu rộng của nhà văn. Hoàng Cát cho rằng thế mạnh của
Hoàng Phủ Ngọc Tờng là tri thức văn học, lịch sử, địa lý sâu và rộng [9].
Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: Sự đóng góp của Hoàng Phủ Ngọc Tờng về thể
văn này bắt nguồn từ một vốn sống và tri thức chắc chắn [39].
Hoàng Sỹ Nguyên nhận thấy ở Hoàng Phủ Ngọc Tờng cái tâm của một
con ngời đạt đạo, là tấm lòng yêu mến da diết văn hoá dân tộc, yêu quê hơng đất
nớc, là trái tim luôn cùng nhịp đập với nhân dân, đồng loại [59].

2


3
Một số bài nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra những đặc điểm riêng của ký
Hoàng Phủ Ngọc Tờng là những cảm xúc có tính chất hồi cổ [87], là phần ký
tâm hồn [60], có xu hớng sử thi hoá cảm xúc lịch sử, khám phá những vấn đề

chiều sâu văn hoá của những vùng đất [66], hành trang của Hoàng Phủ Ngọc Tờng nặng một chữ hoài [83].
Dạ Ngân có cái nhìn bao quát về ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng trong sự đối
sánh với văn Nguyên Ngọc: Bên cạnh mạch văn sôi sục của Nguyễn Trung
Thành (tức Nguyên Ngọc), những bài ký của nhà văn xứ Huế ấy mảnh dẻ nh tiếng
đệm của một thứ nhạc cụ thâm trầm [55].
Nguyễn Thị Mỹ Dung trong công trình nghiên cứu Cảnh sắc và hơng vị
đất nớc trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng [13] đã thấy trong ký của ông một miền
quê hơng thơ mộng và hơng vị đất nớc đậm đà. Lê Trung Việt trong công trình
Chất báo chí trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng [115] đã thấy ở ông một cây ký
năng động đầy tính sáng tạo. Vũ Thị Bích Ngọc trong công trình Ký Hoàng Phủ
Ngọc Tờng [58] nhận thấy ở ông một khả năng bám sát hiện thực với lợng thông
tin phong phú đa dạng, một màu sắc triết học, một xu hớng tâm linh và một nghệ
thuật viết ký riêng.
Hầu hết những đánh giá tổng quan về ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng đều xuất
phát từ cảm hứng ngợi ca, khẳng định vị trí, vai trò và đóng góp của Hoàng Phủ
Ngọc Tờng đối với thể ký trong nền Văn học Việt Nam hiện đại.
2.2. Những bài nghiên cứu về từng tác phẩm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tờng.
Huỳnh Nh Phơng [69], Ngọc Trai [87], Nguyễn Tuân [90], Lê Xuân Việt
[113], Nguyễn Văn Bổng [8] hớng ngòi bút vào tập ký Rất nhiều ánh lửa.
Đọc ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng, Nguyễn Tuân nhận xét: Ký Hoàng Phủ
Ngọc Tờng có rất nhiều ánh lửa [90]. Nguyễn Tuân đã cho ta thấy ở ký Hoàng
Phủ Ngọc Tờng có một cái gì đó cuốn hút khiến ta phải say mê. Lê Xuân Việt
trong bài Nghệ thuật viết ký của Hoàng Phủ Ngọc Tờng trong Rất nhiều ánh
lửa cho rằng: Với Rất nhiều ánh lửa, Hoàng Phủ Ngọc Tờng coi những bài viết
của mình nh những thể nghiệm bớc đầu về cách viết ký. Công bằng mà nói, sự thể
nghiệm ấy đã có những thành công nhất định, đó là thủ pháp dùng những đoạn
văn trữ tình giàu xúc cảm để miêu tả thiên nhiên, khả năng tung hoành của cái
tôi trữ tình [113].
Nguyễn Văn Bổng, trong bài Đọc bút ký Rất nhiều ánh lửa của Hoàng
Phủ Ngọc Tờng, khẳng định: Một tác giả viết đợc nhiều bút ký hay, thì đó không

phải là tình cờ nữa. Đó là tài năng [8].
Phạm Phú Phong, Trần Đình Sử hớng sự chú ý vào tập Ai đã đặt tên cho
dòng sông. Trong bài viết nhan đề Đọc Ai đã đặt tên cho dòng sông nghĩ về
chặng đờng sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tờng, Phạm Phú Phong khẳng định:
Hoàng Phủ Ngọc Tờng may mắn nằm trong số các nhà văn ở nớc ta hiện nay,

3


4
mỗi khi nhắc đến thể ký không thể không nhắc đến tên anh. Và, trên bớc đờng
sáng tác Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã khẳng định dấu ấn riêng của mình không lẫn
vào đâu đợc [66]. Trần Đình Sử trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông- bút ký sử
thi của Hoàng Phủ Ngọc Tờng, đã chỉ ra những đóng góp nổi bật của nhà văn ở
thể loại ký: một cái nhìn sâu lắng về con ngời xứ Huế, Có một tâm hồn Huế
thiết tha, bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tờng là một cuộc đi tìm cội nguồn, một
sự phát hiện bề dày văn hoá và lịch sử của các hiện tợng đời sống, khác với
phong cách Nguyễn Tuân đầy chất văn xuôi xơng xẩu, gồ ghề với cái nhìn hóm
hỉnh, bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tờng nghiêng hẳn về chất thơ thi vị, ngọt
ngào [76].
Hoàng Ngọc Hiến khi viết Ký và tiểu luận đã tìm thấy trong Hoa trái
quanh tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tờng , vờn An Hiên đợc chiêm ngỡng bằng
những suy t về bản sắc Huế, về quan hệ triết học con ngời - thiên nhiên và rộng
lớn hơn nữa, về vị thế của con ngời trong vụ trụ... [24].
Tác giả Văn Cầm Hải trong bài Huế vẫn xanh và Tờng vẫn trong khẳng
định rằng: Anh trở thành Ngời Hái Phù Dung - loài hoa mà ngời đời hiếm có nội
lực để hái. Dới bóng cây Phù Dung của anh, vẫn nề nếp bao niềm hi vọng, bao
chân thật nh con trẻ tha thẩn góp nhặt những bóng râm khâu vá tã lót cho ngày
tháng(...). Vậy mà bây giờ anh đã biết cời nói với sông Hơng - dòng sử thi buồn
đã tạo nên một xứ Thiền trong anh [19].

Nhà báo Phạm Xuân Hùng trong bài Lửa phù dung đã viết: Nếu dấn
thân là sự tình nguyện của nhà văn với t cách công dân cầm bút không thể ngoảnh
mặt với lơng tri, với dân tộc và đồng loại thì cái đẹp chính là nơi nhà văn nơng tựa
những phút giây thoát ngộ cuộc đời, trong cái nhìn yêu thơng vô hạn về một thế
giới bị ràng buộc bởi ý niệm và những cơng toả đầy bất an. Với khát vọng đợc
chia sẻ và cùng chia sẻ trong thế giới này, Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã chọn cho
mình một chỗ thảnh thơi để từ đó có giấc mơ Ngời hái Phù dung, để nhìn thấy
gần gũi Hoa trái quanh tôi và cả những Ngọn núi ảo ảnh ngập tràn khói sơng [28].
Lê Viết Thọ [83], Hoàng Cát [9], Lê Đức Dục [12] tâm đắc với Ngọn núi
ảo ảnh. Hoàng Cát, trong bài Đọc Ngọn núi ảo ảnh của Hoàng Phủ Ngọc Tờng, khẳng định: Lâu rồi, bây giờ tôi mới đọc một tập văn xuôi hay đến thế, bổ
ích đến thế. Đó là tập bút ký văn học Ngọn núi ảo ảnh của nhà văn Hoàng Phủ
Ngọc Tờng . Chỉ có 14 bài bút ký, tuỳ bút cha đến 250 trang in, mà đọc xong
(không chỉ một lần) tôi có cảm tởng vừa đợc nhập siêu một lợng tri thức về văn
chơng, về lịch sử, về cuộc đời... vô cùng quý giá, Hoàng Phủ Ngọc Tờng có
một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức
văn học, triết học, lịch sử, địa lí, sâu và rộng..., nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tờng

4


5
cứ rỉ rả, cứ lặng lẽ kể ra, viết ra những dòng chữ bình dị nhất, nhng đồng thời
cũng là tâm huyết nhất trong tim một nhà văn tài năng [9].
Lê Đức Dục, trong bài Hoàng Phủ Ngọc Tờng ngời lễ độ với thiên nhiên,
cho rằng: Thiên nhiên Bạch Mã có ẩn chứa của một phần lịch sử trong từng gốc
cây, ngọn cỏ, chồi thông, ở một tầng bậc khác, ngọn núi ảo ảnh ấy còn mang một
thông điệp về những giấc mơ thái hoà giữa con ngời và thiên nhiên nhng cũng đầy
trầm t thế sự... [12].
Nguyên Ngọc hứng thú với Rợu hồng đào cha nhắm đã say. Trong bài Đọc
Hoàng Phủ Ngọc Tờng, Nguyên Ngọc nhận thấy ở Hoàng Phủ Ngọc Tờng một

ngời ham sống đến mê mải, sống để đi, đi để đợc sống, với đất nớc, với nhân dân,
với con ngời, đi say mê và say mê viết về họ, anh Tờng vốn là một ngời lãng
mạn, ngòi bút của anh vốn là một ngòi bút trữ tình [56].
Lê Thị Mỹ ý gọi Trong mắt tôi là Sử thi của lửa [117]. Nhàn Đàm với
Hoàng Phủ Ngọc Tờng, Trần Nhật Thu nhận ra nhà văn này có một bề dày về
văn hoá ứng xử, ông là một ngời lịch lãm, giao du rộng, hiểu lẽ trời đất trong
Kinh dịch [84]. Lê Trà My trong Luận văn thạc sĩ Ngữ văn đề tài: Bớc đầu tìm
hiểu tản văn Việt Nam thời kỳ đổi mới đánh giá Hoàng Phủ Ngọc Tờng nh một
cây bút tản văn tiêu biểu của thời kỳ này: Hoàng Phủ Ngọc Tờng là nhà văn có
vốn văn hoá sâu rộng, có bản lĩnh văn hoá, cách sống đạt đạo, con ngời nhập thế
sôi nổi đầy trách nhiệm với cuộc đời. Đồng thời luận văn cũng đề cập tới một số
tìm tòi thành công của Hoàng Phủ Ngọc Tờng về cơ chế biểu đạt, kết cấu, thể
thức văn bản. Mục đích của ngời viết luận văn là dừng lại ở khía cạnh một số
đóng góp của nhà văn trên phơng diện thể loại, chứ cha có tham vọng đánh giá
một cách toàn diện về hiện tợng văn học này [51].
Ngoài những đặc điểm về nội dung của ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng, các bài
viết cũng đặc biệt lu ý đến nghệ thuật viết ký của nhà văn này.
Trong bài Nghệ thuật viết ký của Hoàng Phủ Ngọc Tờng trong Rất nhiều
ánh lửa, Lê Xuân Việt đã chỉ rõ sức hấp dẫn của ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng là do
tác giả sử dụng thành công các thủ pháp nghệ thuật sinh động, đa dạng nh dùng
những đoạn văn trữ tình giàu cảm xúc để miêu tả thiên nhiên, khả năng tung
hoành của cái tôi, nghệ thuật sử dụng yếu tố lịch sử, yếu tố dân gian, truyền thống
dân tộc... [113].
Các tác giả Hoàng Cát [9], Phạm Phú Phong [66], Huỳnh Nh Phơng [69]
chú ý đến khả năng liên tởng mạnh mẽ, độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tờng trong
ký. Hoàng Cát cho rằng biệt tài móc xích và xâu chuỗi các hiện tợng và sự kiện
lại trong mối tơng quan rất biện chứng tạo thành cái duyên hấp dẫn riêng trong
các trang viết của Hoàng Phủ ngọc Tờng [9]. Nhiều ngời đọc ký Hoàng Phủ Ngọc
Tờng bị cuốn hút bởi những trang viết đẹp, tràn đầy cảm xúc, giàu tính trữ tình
cách mạng và có nhiều chất thơ [87], ngòi bút của nhà văn đẫm đầy một chất


5


6
thơ, chất chữ tình sâu lắng làm cho bài bút ký nh trở thành một essay (tiểu luận)
với những trang văn sâu sắc triết luận [83]. Trần Nhật Thu nhận thấy ở Nhàn
đàm của Hoàng Phủ ngọc Tờng lối hành văn thấu đáo, thâm thuý [84]. ở một
số bài viết, các tác giả đặc biệt chú ý đến nghệ thuật sử dụng cái tôi của nhà
văn trong quá trình viết ký. Huỳnh Nh Phơng nhận thấy ở ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng một cái tôi xuất hiện một cách mạnh dạn, không ngần ngại, cái tôi bắt
mạch với cuộc đời đồng thời là cái tôi có bản sắc [69].
Ngoài ra, nhiều bài viết đặt ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng dới góc nhìn văn
hoá (văn hoá Huế). Ngô Minh cho rằng bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tờng hấp
dẫn ngời đọc ở chất Huế huyễn hoặc quyến rũ [45]. Phạm Xuân Nguyên nhìn
thấy có một sự hoà hợp, tơng giao linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn
hoá Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế [60]. Phạm
Phú Phong chĩ rõ: Huế trong sáng tác của anh còn là cái thầm lặng, thâm trầm,
những tình cảm hớng nội cô độc và sâu lắng, đậm đà tinh thần á Đông, Chất
Huế trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng vợt ra ngoài phạm vi chỉ cái cụ thể riêng biệt
của Huế thành nh một tính chất văn phong của nhà văn [66]. Nguyễn Đăng
Mạnh khẳng định: Trong nhiều vùng quê Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã đến và đã
viết, xứ Huế là nơi ông am hiểu hơn cả. Những trang văn của ông viết về Huế đã
chứa đựng nhiều đặc sắc của văn phong ông: Trầm tĩnh, lắng đọng trong giọng
điệu, phong phú dày dặn trong vốn liếng và kỹ lỡng mà tự nhiên trong ngôn từ, cú
pháp [39]. Lê Trà My nhận thấy ở Hoàng Phủ Ngọc Tờng một bản lĩnh văn hoá
và một cách sống đạt đạo. Khi nhìn các vấn đề, nhà văn thờng đặt chúng trong
chiều sâu văn hoá dân tộc, khám phá ở đó những giá trị văn hoá bằng những năng
lực nội cảm của chính bản thân mình [53]. Lê Xuân Việt, trong bài Cảnh sắc
thiên nhiên trong bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng, có viết: Với Hoàng Phủ Ngọc
Tờng, cảnh sắc thiên nhiên Huế in rõ bản sắc, bút pháp trong sáng tác của anh.

Anh viết về sông Hơng, Bạch Mã, về thành phố vờn của Huế với những liên tởng phong phú đa dạng mang dấu ấn của một cây bút tài hoa trong h cấu, sáng
tạo hình tợng riêng đầy tính nghệ thuật ít lẫn với những ngời viết khác [114]. Lê
Thị Hờng nhấn mạnh: Là thi sĩ của thiên nhiên, những trang ký của Hoàng Phủ
Ngọc Tờng mang đến cho ngời đọc những miền không gian xanh thẳm, ẩn chìm
những vết trầm tích văn hoá từ thiên nhiên... Những trang ký viết về Huế là những
trang thơ văn xuôi, góp phần khẳng định sự thành công của anh về thể ký, đồng
thời bộc lộ một phong cách riêng. Đó là chất Huế bàng bạc khắp những trang
viết của anh. Hoàng Phủ Ngọc Tờng là cây bút gắn bó với cội nguồn, truyền
thống văn hoá Huế. Nguyễn Xuân Hoàng với bài viết Hoàng Phủ Ngọc Tờng
trong mắt tôi [27] chú ý mối quan hệ mật thiết giữa những trang bút ký tuyệt vời
của Hoàng Phủ Ngọc Tờng với thiên nhiên và con ngời xứ Huế. Trần Thuỳ Mai,
trong bài Ký văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tờng, khẳng định: Huế trong ký văn

6


7
hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tờng không giới hạn ở những thành quách, lăng mộ,
sông núi, hay những chuyện vua chúa hậu phi chép dài dài trong những sách
sử(...); là một nhà văn, điều anh quan tâm là con ngời và với sự hiểu biết khoa học
của mình anh đã dựng lại một diện mạo tâm hồn Huế xa - điều mà không một nhà
Huế học nào làm đợc [38]. Hoàng Bình Thi, trong bài viết Chiêm cảm Huế di
tích và con ngời, nhận xét: Hoàng Phủ Ngọc Tờng viết nhiều về Huế. Mỗi trang
viết của ông lại chuyển tải một cái nhìn, một cảm giác, một góc độ cảm nhận mới
mẻ. Cứ nh Huế là một kho tàng vô giá và nhà văn - ngời thợ mỏ chuyên cần, bằng
cây cuốc chim, đã lật xới cõi lòng để dâng tặng cho cuộc sống những hạt bụi
vàng [81]. Đặng Nhật Minh, trong bài Hoàng Phủ Ngọc Tờng, một tâm hồn
Huế, nhận xét: Không biết bằng cách nào và từ lúc nào anh đã trang bị cho
mình đợc cái vốn kiến thức đông tây kim cổ một cách toàn diện đến nh vậy? Nền
giáo dục nào đã nhào nặn con ngời văn hoá trong anh, một ngời chỉ có một văn

bằng cử nhân triết? (...). Có thể nói cái chất Huế đầy ắp trong con ngời anh. Nếu
có ai đó muốn tìm hiểu thế nào là một tâm hồn Huế, thiết nghĩ chỉ cần đọc tuỳ
bút của Hoàng Phủ Ngọc Tờng là có thể biết đợc phần nào [46].
Một vài tác giả nhìn Hoàng Phủ Ngọc Tờng dới góc độ đời t, nhìn thấy ở
ông một sức sống bền bỉ. Nguyễn Xuân Hoàng trong bài viết Hoàng Phủ Ngọc
Tờng trong mắt tôi đã khẳng định: Bốn năm trên giờng bệnh Hoàng Phủ Ngọc
Tờng đã cố gắng đi qua con sông lớn nhất và cũng là con sông cuối đời mình mà
ông phải vợt qua. Sông rộng lắm, nhiều ghềnh thác và ma gió, nhng tay chèo
Hoàng Phủ Ngọc Tờng vẫn can trờng đa con đò đời mình qua sông nhẹ thênh nh
đã từng đi trên một đoá cỏ lau. Trong mắt tôi, Hoàng Phủ Ngọc Tờng vẫn cờng
tráng và trẻ mãi. Sự lao động gần nh khổ sai, tấm lòng nhân ái rộng mở, trách
nhiệm tự nguyện và nặng nề của một kẻ sĩ..., tinh hoa ấy đã dồn vào những trang
bút ký tài hoa để sừng sững một sử thi buồn [27]. Hạnh Lê, trong bài Ngời theo
chủ nghĩa mê đi, cảm nhận: Bây giờ thì Hoàng Phủ Ngọc Tờng đi bằng cái tâm,
đi bằng trí nhớ những cuộc đi đã qua. Phải nói là ông đã có một trí nhớ siêu hạng.
Dờng nh bệnh tật không có cách gì làm dừng lại những cuộc đi của ông, không có
cách gì ngăn cản những nơi mà ông muốn đến, bởi ông là ngời suốt đời theo chủ
nghĩa mê đi [34].
Lê Đức Dục trong bài Ngời lễ độ với thiên nhiên nhận thấy: Một năm rỡi rồi phải ngồi trên xe lăn, khát khao đợc một lần hoà bớc chân mình vào dòng
đời xuôi ngợc và bày tỏ niềm biết ơn với thiên nhiên bằng sự lễ độ của một con
ngời qua những trang bút ký tài hoa có một. Ngời ấy là Hoàng Phủ Ngọc Tờng
(...) Thôi thế anh Tờng ạ, cũng là dâu bể đời ngời, khi bây giờ anh im lặng nhìn
qua cửa sổ. Ngoài kia thiên nhiên cũng bày tỏ niềm biết ơn trở lại với anh qua
những sắc lá mỗi ngày, anh chẳng thấy đấy sao? [12].

7


8
Mặc dù đợc viết vào những thời điểm khác nhau và xuất phát từ những góc

độ không giống nhau nhng hầu hết các bài viết trên đều khẳng định những thành
công của Hoàng Phủ Ngọc Tờng trên bớc đờng viết ký và đánh giá ông là một
cây ký có phong cách, nghệ thuật viết ký tài hoa, nội dung đặc sắc. Tuy nhiên,
một vài điểm hạn chế của ký Hoàng Phủ NgọcTờng cũng đợc các tác giả chỉ ra
nh đôi chỗ nhà văn lạm dụng t liệu khiến bài ký trở nên nặng nề [66], nhân vật
trong chuyện ký phần lớn cha nổi rõ bản sắc, ít hoạt động, còn mang nhiều dấu ấn
chủ quan của tác giả [113], nhà văn cha đi vào trung tâm bão của đời sống và
đặt ra những vấn đề xã hội một cách gay gắt [66], có lúc giọng văn rơi vào kể
lể, trần thuật [69], chất thơ truyền thống có phần thu hẹp trờng nhìn của tác
giả [76]...
Nhìn chung, những bài viết về ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng phần nhiều mang
cảm hứng ngợi ca và mới chỉ đề cập tới những khía cạnh nhỏ lẻ, cha có cái nhìn
toàn diện, cha có công trình nghiên cứu một cách hệ thống về phong cách ký
Hoàng Phủ Ngọc Tờng. Dẫu sao đấy là những t liệu và gợi ý đáng quí giúp chúng
tôi có cái nhìn toàn diện hơn khi thực hiện đề tài Phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc
Tờng.
3. Phạm vi t liệu khảo sát
3.1. Để thực hiện đề tài này chúng tôi tập trung khảo sát 10 tập bao gồm bút ký và
truyện ký của Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã đợc xuất bản:
- Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1972)
- Rất nhiều ánh lửa (1979)
- Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984)
- Bản di chúc của cỏ lau (1984)
- Hoa trái quanh tôi (1995)
- Huế di tích và con ngời (1996)
- Ngọn núi ảo ảnh (2000)
- Trong mắt tôi (2001)
- Rợu hồng đào (2001)
- Miền cỏ thơm (2007)
Chín tập ký từ Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1972) đến Rợu hồng đào

(2001) đợc Trần Thức tuyển chọn, in lại trong tập 2 và tập 3 bộ Hoàng Phủ Ngọc
Tờng tuyển tập, gồm 4 tập, do Nxb Trẻ và Công ty Văn hoá Phơng Nam phối hợp
thực hiện, Nxb Trẻ xuất bản năm 2002. Năm 2007, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh xuất bản tuyển tập những bút ký mới nhất của Hoàng Phủ Ngọc
Tờng có tên Miền cỏ thơm.
3.2. Ngoài 10 tập ký nói trên, Hoàng Phủ Ngọc Tờng còn có 3 tập: Nhàn đàm
(1997), Ngời ham chơi (1998), Miền gái đẹp (2001). Gọi là nhàn đàm nhng đó

8


9
cũng có thể là một bài ký, tuỳ bút... nghĩa là trên thực tế ranh giới về thể loại văn
học giữa cái gọi là ký và nhàn đàm là rất mong manh. Vì vậy để giúp cho
việc khái quát có sức thuyết phục, chúng tôi không bỏ qua việc tìm hiểu 3 tập
này.
4. Nhiệm vụ và phơng pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.1. Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật trong phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng
4.1.2. Xác định đóng góp của Hoàng Phủ Ngọc Tờng đối với ký Việt Nam hiện
đại.
4.2. Phơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phơng pháp nghiên cứu sau:
- Phơng pháp khảo sát - thống kê.
- Phơng pháp phân tích - tổng hợp
- Phơng pháp so sánh - loại hình
- Phơng pháp cấu trúc - hệ thống.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn đợc triển khai qua
3 chơng.

Chơng 1. Khái niệm phong cách nghệ thuật và quá trình hình thành phong
cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng.
Chơng 2. Phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng trên bình diện cảm hứng.
Chơng 3. Phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng trên bình diện kết cấu,
ngôn ngữ và giọng điệu.

chơng 1

Khái niệm phong cách nghệ thuật và quá trình hình
thành phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng
1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật
Phong cách nghệ thuật thể hiện trên nhiều bình diện: phong cách tác giả,

phong cách tác phẩm, phong cách thời đại, phong cách thể loại,...ở đề tài này
chúng tôi nghiên cứu phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tờng trên thể loại ký tức
nghiên cứu phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng. Có thể nói cho đến nay, phong
cách nghệ thuật là một khái niệm đợc nhiều ngời đề cập đến khi tìm hiểu sự độc

9


10
đáo của một nhà văn. Điều này có thể nhận thấy qua các công trình khoa học của
các tác giả nh V.Građốp, M.B.Khrapchencô, D.Likhachev, V.Turbin,
V.Jirmunxki,...Trong đó công trình nghiên cứu Cá tính sáng tạo của nhà văn và
sự phát triển văn học của Khrápchencô đã đợc dịch khá sớm ở Việt Nam. Giới
khoa học Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phong cách
nhà văn nh các giáo trình lý luận văn học của các trờng đại học Tổng hợp và S
phạm do các tác giả Lê Đình Kỵ, Phơng Lựu, Nguyễn Văn Hạnh...biên soạn;
những công trình nghiên cứu nh Một số vấn đề thi pháp học hiện đại của Trần

Đình Sử, Nhà văn- t tởng- phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Tìm hiểu phong
cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc, Từ ký hiệu học đến ngôn ngữ
học của Hoàng Trinh, Nhà văn Việt Nam của Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức, Văn
và ngời của Phong Lê, Văn học và học văn của Hoàng Ngọc Hiến, Đi tìm chân lý
nghệ thuật của Hà Minh Đức, các Từ điển văn học, Từ điển thuật ngữ văn học...
cũng đã đề cập nhiều tới vấn đề phong cách.
Ngời ta thờng hay nói đến phong cách thời đại, phong cách tác giả, phong
cách tác phẩm. Trong ba cấp độ này, phong cách tác giả đợc coi là quan trọng
nhất vì phong cách của tác phẩm chính là phong cách của nhà văn thể hiện trong
một tác phẩm cụ thể, còn phong cách thời đại và phong cách nhà văn lại có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Phong cách thời đại có ảnh hởng sâu sắc đối với nhà
văn và ngợc lại về phần mình, sự độc đáo của phong cách nhà văn sẽ làm cho văn
học thời đại thêm phong phú và đa dạng.
Theo BuyPhông phong cách là ngời. Trong lời tựa Cẩn trai thi tập,
Nguyễn Đình Cát có viết: Ngời nào trội về nhân cách thì làm thơ hay trang nhã,
ngời nào trội về khí phách thì làm thơ hay hùng hồn, ngời nào giỏi về dùng chữ
đặt câu thì làm thơ hay hoa mĩ...xem thơ thì có thể mờng tợng đợc ngời [36,481].
Theo Võ Phiến, phong cách là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nó là yếu tố quyết
định sự thống nhất trong một tác phẩm. Nó là điều kiện tiên quyết trong việc viết
lách: có nó, ngời ta là nhà văn; không có nó, ngời ta chỉ là một kẻ dùng văn. Với
Võ Phiến, điều bất hạnh nhất đối với một ngời cầm bút là không có một phong
cách riêng. Nó là yếu tố quyết định diện mạo và giá trị của một nhà văn, một nhà
thơ. Nó làm cho Nguyễn Tuân thành Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính thành Nguyễn
Bính, Phan Khôi thành Phan Khôi,... Cuối cùng, nó là yếu tố chính giải thích sức
hút và sự mê hoặc của nhà văn[72,9].
Viết văn không phải chỉ phản ánh mà còn biểu hiện, không phải chỉ tái
hiện mà còn thông báo, tâm sự, tâm tình, chỉ viết cái gì thực sự xúc động, dồi dào
tràn đầy trong lòng. Cái viết ra là một nhu cầu nội tâm mãnh liệt, tâm huyết gan
ruột. Tất cả những cái đó, dĩ nhiên không tách rời với cuộc sống hàng ngày của
nhà văn, nhng rõ ràng không phải là một. Phạm Văn Đồng nói: Phải lắng nghe


10


11
cái gì sâu xa nhất trong con ngời mình, bồi dỡng cho mình một bản lĩnh vững
vàng, một phong cách độc đáo, vì nghệ thuật không phải là sản xuất hàng loạt nh
sản xuất công nghiệp. M.Gorki phát biểu: Bạn hãy giữ lấy cái gì là riêng của
mình, làm sao cho nó phát triển tự do. Lúc một ngời không có cái gì là riêng của
mình thì phải thấy ở ngời đó chẳng có gì hết [36,482].
Cho nên, phong cách là chỗ độc đáo về t tởng cũng nh nghệ thuật có phẩm
chất thẫm mĩ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn u tú. Nó đòi hỏi, trớc hết,
nhà văn phải đem lại một tiếng nói mới cho văn học. Nếu không có tiếng nói ấy,
thì dù vấn đề lập trờng, vốn sống, tự cho là đã giải quyết đến đâu chăng nữa, thì
tác phẩm của nhà văn vẫn cứ bị rơi vào quên lãng. Nghệ thuật tối kị sự chung
chung, lặp lại. Lẽ đơng nhiên cái gọi là độc đáo, vẻ riêng, là phải ít thấy ở ngời
khác, nhng ở riêng nhà văn đó thì phải xuất hiện thờng xuyên có tính chất bền
vững và nhất quán là nói từ cốt lõi, chứ sự triển khai lại phải đa dạng và đổi mới.
Lặp lại ngời khác là điều tối kỵ, nhng bạn đọc không dễ dãi hơn, nếu nghệ sỹ cứ
tự lặp lại mình.
Độc đáo một cách đa dạng, bền vững mà luôn luôn đổi mới - bấy nhiêu
điều đó là những tiền đề rất quan trọng, nhng cha đủ làm nên phong cách. Phong
cách, do đó, phải có phẩm chất thẩm mĩ, nghĩa là nó phải đem lại cho ngời đọc
một sự hởng thụ mĩ cảm dồi dào. Chính vì thế mà không phải nhà văn nào cũng
có phong cách, mặc dù xét chỗ trởng thành của một nhà văn, hơn thế nữa, khi nó
đã đợc nở rộ, thì đó là bằng chứng của một nền văn học đã trởng thành.
Phong cách có thể biểu hiện ở việc chọn đề tài, ở cảm hứng chủ đạo, ở việc
xây dựng nhân vật, thể loại, ngôn ngữ. Phong cách có thể thiên về nội dung t tởng
hoặc thiên về hình thức nghệ thuật và đều đợc chấp nhận.
Sự hình thành phong cách là một quá trình dài, quá trình này không tách

rời những hiện tợng đời sống đợc nói tới trong tác phẩm, thái độ quan điểm của
nhà thơ về cuộc sống, tâm lí, tình cảm, khí chất, cá tính sáng tạo của nhà văn.
Phong cách nhà văn cũng mang đậm dấu ấn dân tộc và thời đại. Mặt khác, phong
cách nghệ thuật là sự độc đáo trong cái đa dạng và phong phú, là sự thống nhất
trong cái chuyển động và phát triển. Vì vậy, chỉ những nhà văn tài năng, bản lĩnh
mới có đợc phong cách riêng, độc đáo, khẳng định đợc mình trớc sự sàng lọc
nghiệt ngã của thời gian- quy luật tất yếu của sáng tạo nghệ thuật.
Nghiên cứu phong cách đòi hỏi phải khai phá bằng đợc tính quy luật, tính
thống nhất qua những hiểu biết đa dạng. Phong cách của một nhà văn bao giờ
cũng phản ánh quan niệm nghệ thuật về hiện thực, cách tổ chức, triển khai tác
phẩm một cách riêng biệt của nhà văn đó. Nói cách khác, phong cách là những
đặc trng riêng phổ biến của một tác giả, thể hiện một cách sâu sắc, toàn diện
trong toàn bộ sáng tác của họ. Nó là nơi kết tinh tài năng và cốt cách của một
ngòi bút [31,15].

11


12
Theo M.Prutx: Phong cách ấy là cái nhìn. Không thể có phong cách
nghệ thuật nếu nhà văn không đa đến cho ngời đọc một quan niệm mới mẻ, táo
bạo về thế giới và về con ngời. Trong hệ thống các yếu tố tạo nên phong cách,
giọng điệu chủ thể đóng vai trò nổi bật. Nó tạo nên cái nốt riêng trong hệ thanh
quản của nhà văn, nh Tuốcghêniep từng nói. Lẽ đơng nhiên, sự độc đáo trong
phong cách nghệ thuật không nằm ngoài sự thể hiện chính cá tính sáng tạo của
nhà văn.
Phong cách là dấu hiệu của tài năng. Nó không bao giờ có mặt trong sáng
tác của những nhà văn bình thờng. Hình thành trên cơ sở mối quan hệ thống nhất
biện chứng giữa nội dung và hình thức, phong cách không phải là một thực thể cụ
thể mà là thứ thần sắc, linh hồn ẩn hiện một cách vừa cụ thể vừa trừu t ợng nơi các

thao tác nghệ thuật của nhà văn.
Phong cách nhà văn biểu hiện cá tính sáng tạo, là nhận thức, cách nhìn của
nhà văn về thế giới. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ có
những nhà văn tài năng, có bản lĩnh mới có phong cách riêng độc đáo [14,208].
Phong cách nghệ thuật mỗi nhà văn chính là thớc đo nghệ thuật để khẳng định
tài năng, vị trí nhà văn ấy trên văn đàn.
1.2.Quá trình hình thành phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng
1.2.1. Quan niệm của Hoàng Phủ Ngọc Tờng về thể ký
Quan niệm về ký của Hoàng Phủ Ngọc Tờng nằm rải rác trong các bài viết,
trong các cuộc trả lời phỏng vấn và đặc biệt đợc ông trình bày tập trung trong bài
Một vài suy nghĩ về thể ký.
Trớc đây, không ít nhà văn, nhà phê bình xem nhẹ vai trò của ký, xem ký là
một loại thủ công nghiệp, mang tính chất gia công; thậm chí, nó là phơng tiện để
các nhà văn của mọi thời đại, lấy ngắn nuôi dài, nói chung ký là một sản phẩm
văn học thứ cấp (Một vài suy nghĩ về thể ký). Phủ nhận những định kiến sai làm
về thể ký, Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã có những kiến giải riêng về vị trí, vai trò của
thể loại văn học này.
Hoàng Phủ Ngọc Tờng khẳng định ký có vị trí ngang hàng với các thể loại
khác trong đời sống văn học. Ký không phải là thừa so với truyện ngắn, ký cũng
không phải là thiếu so với tiểu thuyết. Trong các sản phẩm của trí tuệ con ngời
đợc gọi là văn học, tuổi của ký xem ra cũng đã già gần bằng thi ca và cũng giống
nh thi ca, cho đến bây giờ, nó vẫn giữ đợc sức trẻ trung, khoẻ mạnh... (Một vài
suy nghĩ về thể ký) [109,165].
Điều gì đã giúp ký vợt qua các thử thách của thời gian để tồn tại nh vậy?
Hoàng Phủ Ngọc Tờng cho rằng ký có đợc sức sống chính là bởi ký đã đáp ứng
đợc yêu cầu bản chất nào đó của nghệ thuật và đủ khả năng đạt tới những điều
gì đó sâu xa thuộc về con ngời ( Một vài suy nghĩ về thể ký) [109,168]

12



13
Quan niệm của ông về vị trí và vai trò của ký đã góp phần khẳng định thêm
tầm quan trọng của thể loại này trong đời sống văn học. Bên cạnh đó nó cũng có
tác động không nhỏ tới suy nghĩ, quan niệm về thể loại văn học này trong thế giới
sáng tác, phê bình và thởng thức văn học hiện nay.
Một vấn đề khác cũng đợc Hoàng Phủ Ngọc Tờng tập trung bàn đến là các
đặc trng của ký. Ông nhấn mạnh nhiệm vụ thông báo là lí do tồn tại thiết yếu
của ký. Chính cơ sở này đã tạo cho ký khả năng cung cấp lợng thông tin, kiến
thức phong phú, nhiều mặt ở mọi lĩnh vực và mở ra cho thể ký một khả năng
tháo vát hiếm có so với những thể loại văn xuôi khác. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tờng, lợng thông tin trong ký không phải là chung chung, mập mờ mà phải có
thực, tất cả phải đợc đảm bảo bằng thực chứng. Ông đúc kết có lẽ cái mạnh của
thể ký là ở chỗ đó, cùng với cảm xúc văn học, bút ký còn chứa đựng tất cả sức
nặng vật chất của các sự kiện đợc giữ lại trong cõi thực vốn là bản gốc của tác
phẩm. Sức nặng ấy đợc chuyển đi không giống nh một cảm giác mĩ học, mà nh
một quả táo Niu-tơn rơi xuống tâm hồn ngời đọc ( Một vài suy nghĩ về thể ký)
[109,171].
Bàn về đặc trng thuộc nghệ thuật viết ký, Hoàng Phủ Ngọc Tờng quan tâm
tới vấn đề h cấu- một trong những vấn đề nhạy cảm gây nhiều tranh cãi của giới
sáng tác và nghiên cứu văn học.
Hoàng Phủ Ngọc Tờng có lí khi phủ nhận quan điểm ký không đợc phép h
cấu. Ông cho rằng h cấu vẫn là một quá trình tất yếu của mọi hoạt động sáng tạo
nghệ thuật và xem h cấu là quyền sáng tạo cơ bản nhất của nhà văn. Nhấn
mạnh tầm quan trọng của h cấu, Hoàng Phủ Ngọc Tờng chỉ ra mấu chốt của vấn
đề là phải có quan niệm thật đầy đủ và rõ ràng về h cấu. Ông không tán thành
quan niệm xem h cấu nh một hoạt động tự do của trí tởng tợng. H cấu, theo
Hoàng Phủ Ngọc Tờng, là một thao tác trí tuệ và tồn tại trong ký nh một phẩm
chất mĩ học ( Một vài suy nghĩ về thể ký) [109,171]. Trong một lần trả lời phỏng
vấn, Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã nói rõ hơn về điều này nh sau: Tôi không tin
rằng, cái gì đã gọi là văn học mà lại không có h cấu. Một bút ký giỏi theo tôi phải

là một sự h cấu đợc ráp lại từ những mảnh thực tế khác nhau nh những mảnh vá
nhng không làm lộ mối chỉ và nếp gấp. Bút ký chỉ trọn vẹn khi chứa trong nó cái
tầm văn hoá của ngời viết [58,26].
Bàn về nghệ thuật h cấu trong ký, Hoàng Phủ Ngọc Tờng nhấn mạnh đến
nghệ thuật sử dụng cái tôi. Bằng cái tôi ở thể ký, nhà văn tìm cách thoát khỏi
tình trạng quanh quẩn giữa những ngời thực và việc thực để mở rộng hoàn cảnh
văn học đến những chân trời xa xôi khác, bằng cảm xúc, tởng tợng, liên tởng, hồi
ức... (Một vài suy nghĩ về thể ký) [109,174-175].
Nhiều ngời vẫn còn có sự băn khoăn giữa yêu cầu xác thực của lợng thông
tin và việc vận dụng h cấu trong thể ký. Với quan niệm của Hoàng Phủ Ngọc T-

13


14
ờng, có thể nói vấn đề này phần nào đã lí giải cặn kẽ. Trong bối cảnh giới nghiên
cứu vẫn cha hoàn toàn thống nhất về đặc trng của ký thì những kiến giải của
Hoàng Phủ Ngọc Tờng sẽ là một động lực không nhỏ cho các cây bút trẻ sáng tác
ở thể loại này.
Trên cơ sở khẳng định vị trí, vai trò và các đặc trng của ký, Hoàng Phủ
Ngọc Tờng cũng nêu lên một số yêu cầu cơ bản đối với nhà văn viết ký. Ông
quan niệm giữa thời đại chúng ta, nhà văn không thể tự cho phép mình xa lạ với
mọi rung động khoa học. Cuộc sống hiện đại ngày càng chịu sự chi phối bởi các
thành tựu khoa học. Là một đại biểu u tú của thời đại, hơn ai hết nhà văn cần trau
dồi vốn tri thức khoa học của mình trên các lĩnh vực. Với ký, văn học có thể
thâm nhập một cách nhẹ nhàng vào các lĩnh vực của thông tin khoa học và bằng
ngôn ngữ riêng của mình, nó chuyên chở đến ngời đọc những hiểu biết cần thiết
trên mọi lĩnh vực, kể cả nhằm đáp ứng nhu cầu kiến thức thuần tuý. Do yêu cầu
thông báo nên vấn đề nhà văn đa ra không chỉ có lí do mà theo Hoàng Phủ Ngọc
Tờng còn phải có thực. Để làm đợc điều này, nhà văn phải luôn luôn đặt mình

trớc những kỉ luật nghề nghiệp rất khắt khe: phong phú trong t liệu, chính xác
trong hiểu biết và trung thực trong tất cả những gì đợc rút ra từ thế giới nội tâm
của ngời viết (Một vài suy nghĩ về thể ký) [109,172].
Lợng thông tin từ sách vở là cần thiết, song theo Hoàng Phủ Ngọc Tờng
ngời viết ký vẫn nên đến tận nơi để tai nghe, mắt thấy, tay sờ. Cha dừng lại ở
đó, Hoàng Phủ Ngọc Tờng nhấn mạnh lợng thông tin đã có đợc từ thực tế cần
phải đợc thấm sâu vào tâm hồn và tấm lòng của nhà văn trớc khi đặt bút để viết.
Có thể đây là một quan niệm thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao trong quá
trình lao động nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tờng. Chúng tôi tâm đắc với lời
khẳng định sau của nhà văn: Với nhà văn, viết ký, cũng nh với bất cứ ngời lao
động nghệ thuật nào khác, vẫn còn mãi câu hỏi tự vấn này: Trớc khi chảy qua
ngòi bút, những điều ấy đã chảy qua trái tim của anh nh một dòng máu cha?
(Một vài suy nghĩ về thể ký) [109,177].
Đúng nh vậy, trên bớc đờng sáng tạo nghệ thuật, nhà văn không chỉ cần có
tài năng mà trên hết cần có một tấm lòng, một cái tâm sâu sắc với nghề nghiệp.
Có thể nói, những quan niệm về ký nói riêng và về nghệ thuật nói chung đã
đợc Hoàng Phủ Ngọc Tờng thể hiện rõ ràng, minh bạch. Bằng kinh nghiệm từ
thực tế sáng tác cùng sự hiểu biết về thể loại, Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã có những
kiến giải riêng một cách hợp lí, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề trong
nghiên cứu và sáng tác văn học, nhất là các vấn đề còn tranh luận ở thể ký. Những
quan niệm trên chính là chìa khoá quan trọng giúp ngời viết có thể tiếp cận và
nghiên cứu phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng.
1.2.2. Quá trình hình thành phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng

14


15
Không phải ngay từ khi cầm bút sáng tác Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã tìm
đến với thể ký. Sáng tác đầu tay của ông là một truyện ngắn viết về phong trào

yêu nớc ở đô thị bị tạm chiếm. Truyện ngắn Chuyện một ngời đi qua sa mạc ra
đời 1959 của Hoàng Phủ Ngọc Tờng tuy cha thật xuất sắc song đã báo hiệu hớng
đi của ngòi bút nhà văn. Từ đây, Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã hoà ngòi bút của mình
vào nền văn học cách mạng.
Với vốn sống dày dạn về mảng đề tài đấu tranh yêu nớc ở đô thị, năm
1966, khi mới lên rừng hoạt động cách mạng Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã bắt tay
viết tiểu thuyết Cửa rừng. Theo tài liệu do tác giả Phạm Phú Phong cung cấp thì
Bản thảo có đa cho anh Nguyễn Khoa Điềm và anh em trong cơ quan đọc. Nhng
sau đó bị bom B52 đánh tan tác, rơi vãi và vùi lấp dới hố bom. Bản thảo đợc nhặt
nhạnh và viết lại thành tiểu thuyết gọn và súc tích hơn là Tuổi trẻ không yên nhng rồi sau đó chuyển cơ quan gửi cho nhà in Sông Hơng cũng bị thất lạc, đến nay
cha viết lại đợc [66,311].
Tuy không thành công ở truyện ngắn và tiểu thuyết nhng Hoàng Phủ Ngọc
Tờng đánh giá cao vai trò của hai thể loại này, đặc biệt là tiểu thuyết. Trong bài
trả lời phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Phủ Ngọc Tờng nhấn mạnh:
Một nền văn học bất thành văn nếu không có tiểu thuyết nhng nó có thể thiếu
tôi [80,55].
Sau các sáng tác mang tính thể nghiệm ở thể loại truyện ngắn và tiểu
thuyết Hoàng Phủ Ngọc Tờng dồn tâm huyết để sáng tác thơ và ký. Ông đã đạt đợc những thành tựu đáng ghi nhận ở hai thể loại này. Thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tờng đợc tuyển vào hai tập: Những dấu chân qua thành phố (1976) và Ngời hái
phù dung (1995). Ông quan niệm điều quan trọng khi sáng tác thơ là nhà thơ cần
có cảm hứng [80,52]. Hai tập thơ này in rõ dấu ấn, tâm hồn, t tởng, phong cách
sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tờng ở những thời điểm lịch sử khác nhau. Tập thơ
Những dấu chân qua thành phố tập hợp những bài thơ Hoàng Phủ Ngọc Tờng
sáng tác trong những năm tháng chống Mỹ cứu nớc. Ngời thầy giáo Hoàng Phủ
Ngọc Tờng đã tạm biệt giảng đờng và phấn trắng để bớc vào cuộc kháng chiến
với lời tạ từ thật giản đơn mà rắn rỏi:
Đừng hỏi nữa em ơi!
Thầy lên đờng đánh Mỹ
(Câu hỏi )
Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã gửi gắm vào mỗi dòng thơ niềm xúc cảm của
mình trên các chặng đờng hành quân gian khó mà hừng hực khí thế song đôi khi

cũng đầy những u t, nhung nhớ... (Ngủ dới sao, Tôi đi trên những con đờng rừng
cũ, Hành quân 1972...)
Thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tờng còn là những bài ca ca ngợi, tôn vinh
những con ngời đã dâng hiến đời mình cho độc lập tự do của tổ quốc (Chim và

15


16
hoa trên đất em nằm, Bàn tay trên trán, Cánh tay lại mọc...). Và ngân vang hơn
cả ở những trang thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tờng là khát vọng đợc cống hiến tuổi
trẻ của mình cho đất nớc. Khát vọng ấy đã bật thành lời, chân thành và tha thiết:
Thành phố ơi nhìn ngời từ thơ bé
Mắt ta in một khung trời cỏ hoa
Khi ta lớn cuộc hành trình đã mở
Trên dấu chân từng lớp ngời đi qua
Trong niềm tin của quê hơng đánh Mỹ
Ngời viết tên thành phố anh hùng
Xin vì ngời nối chân bao thế hệ
Ta làm tên lính nhỏ giữ Thành đồng
(Những dấu chân qua thành phố)
Tập thơ đầu tay này của Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã góp vào thơ kháng
chiến một tiếng thơ chân thành, đầy nhiệt huyết và để lại không ít ám ảnh trong
tâm trí ngời đọc. Tuy vậy, phải đợi đến Ngời hái phù dung ngòi bút thơ Hoàng
Phủ Ngọc Tờng mới thực sự đi vào độ chín. Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tờng ngày
càng lắng sâu vào thế giới nội tâm với những chiêm nghiệm về con ngời và cuộc
sống. Đặc biệt, nhà thơ thờng viết nhiều về nỗi buồn và cái chết, sự mong manh
và ngắn ngủi của thời gian đời ngời (Xin ngời chút không, Bồng bềnh cho tới mai
sau, Dù năm dù tháng, Địa chỉ buồn, Vẽ tôi...). Ngô Minh nhận thấy: Thơ
Hoàng Phủ Ngọc Tờng là vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm, những day dứt triết học,

từ sâu thẳm thời gian, sâu thẳm đất đai vọng lên trong tâm khảm ngời đọc
[45,206]. Song điều đáng trân trọng là triết lý về nỗi buồn trong thơ anh mang
nỗi đau và khát vọng đời thờng, đánh thức ở ngời đọc những đồng cảm, suy t
thâm trầm sâu sắc [45,206]. Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tờng nghiêng về chất trữ tình
truyền thống. Thơ ông nổi bật ở sự trang nhã, hình ảnh huyền ảo, thơ-nhạc-hoạ
hoà quyện. Bớc vào thế giới thơ Hoàng Phủ Ngọc Tờng chúng tôi có cơ hội hiểu
sâu hơn thế giới nghệ thuật mà ông mở ra ở mảng sáng tác ký. Nghiên cứu ông,
dễ dàng nhận thấy, mặc dù nhà thơ sáng tác trên nhiều thể loại song ông thực sự
dồn tâm huyết và đạt đợc thành tựu hơn cả là ở thể ký. Tính đến nay ông đã có
trên 30 năm gắn bó với thể loại này và đã xuất bản hàng chục tập ký khác nhau:
Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1972), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên
cho dòng sông (1984), Bản di chúc của cỏ lau (1984), Hoa trái quanh tôi (1995),
Huế di tích và con ngời (1996), Ngọn núi ảo ảnh (2000), Trong mắt tôi (2001), Rợu hồng đào (2001), Miền cỏ thơm (2007), trong đó hai tập Rất nhiều ánh lửa
(1979) và Miền gái đẹp (2001) đã nhận đợc Giải thởng Hội Nhà văn Việt Nam.
Với thể loại này Hoàng Phủ Ngọc Tờng ngày càng khẳng định bớc tiến dài trên
chặng đờng sáng tác với một phong cách nghệ thuật độc đáo.

16


17
Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tờng trớc 1975. ở chặng đờng này Hoàng Phủ
Ngọc Tờng viết cha nhiều. Các sáng tác của ông chủ yếu lấy đề tài từ phong trào
đấu tranh yêu nớc ở đô thị bị tạm chiếm. Nh con sông từ nguồn ra biển là một
truyện ký tiêu biểu của Hoàng Phủ Ngọc Tờng trớc năm 1975. Tác phẩm đợc
hoàn thành vào tháng 8 năm 1971, sau này đợc nhà văn tuyển vào tập Rất nhiều
ánh lửa. Thông qua câu chuyện và Giao - nhân vật chính của tác phẩm, Hoàng
Phủ Ngọc Tờng đã diễn tả tinh tế và sinh động nỗi dằn vặt, bế tắc trong tâm hồn
ngời thanh niên trí thức sống trong chế độ Mỹ-Ngụy và sự biến đổi nhận thức của
họ những biến chuyển lớn lao của đất nớc. Sự chuyển mình của Giao theo cách

mạng cũng là sự chuyển mình của lớp thanh niên trí thức Huế nhận thức đợc bản
chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà dân tộc đang tiến hành để giải phóng
đất nớc. Với họ, đi theo kháng chiến là con đờng đầy chông gai song tất yếu. Tác
phẩm đã để lại ấn tợng sâu sắc cho ngời đọc ở sự diễn tả nội tâm tinh tế, nghệ
thuật xây dựng hình ảnh gợi cảm, đa nghĩa và đặc biệt là sự linh hoạt của cái tôi
nhà văn: Cái tôi vừa miêu tả, vừa kể chuyện, vừa kết hợp bày tỏ nhận thức, thái
độ của một nhà văn - một trí thức đã giác ngộ và tham gia cách mạng.
Sự ra đời của ký sự Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971) đã đánh dấu
một thành công mới của Hoàng Phủ Ngọc Tờng về thể ký. Trong ký sự này, tác
giả đã phản ánh kịp thời không khí đấu tranh sôi sục của đô thị Huế, đặc biệt là sự
kiện ngọn cờ giải phóng đợc kéo lên trên đỉnh Phu Văn Lâu ngày 31/01/1968.
Thành công của tác phẩm đợc tạo nên nhờ những sự kiện lịch sử chân thực, tơi
mới, những nhân vật cụ thể, sống động và nhất là nhà văn không giấu nổi niềm hồ
hởi, tự hào khi đợc hoà mình vào cuộc đấu tranh cách mạng trên chính quê hơng
mình.
Có thể nói với những sáng tác đầu tay ở thể ký, Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã
khẳng định đợc sở trờng sáng tạo của mình. Các tác phẩm ký của ông trớc năm
1975 đã bớc đầu hé lộ tài năng viết ký và cái duyên của Hoàng Phủ Ngọc Tờng
với thể loại văn học này. Theo thời gian, ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tờng ngày
càng sung sức và đi vào độ chín, kết tinh ở một loạt tác phẩm có giá trị ra đời từ
sau năm 1975.
Ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng sau năm 1975. Hàng trăm bài ký của Hoàng
Phủ Ngọc Tờng đợc ông tuyển vào hơn một chục tập ký từ sau năm 1975 đến nay,
trong đó không ít tác phẩm đợc trao giải của Hội Nhà văn, của báo Văn nghệ, của
Đài Tiếng nói Việt Nam đã khẳng định sự trởng thành của cây ký Hoàng Phủ
Ngọc Tờng. Nếu nh trớc 1975, ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng còn ít về số lợng, đề tài
và tiểu loại cha đa dạng thì sau năm 1975, nhà văn đã mở rộng đề tài sáng tác, các
tác phẩm thuộc tiểu loại ký cũng phong phú hơn: chống ngoại xâm, các vấn đề xã
hội


17


18
Các tác phẩm viết về đề tài kháng chiến chống ngoại xâm của nhà văn đã
làm sống dậy hiện thực đời sống đất nớc trong những ngày khói lửa của cuộc
chiến tranh, hiện thực cuộc chiến chủ yếu đợc Hoàng Phủ Ngọc Tờng tái hiện qua
ký ức của chính mình - ngời đã trực tiếp nếm trải chiến tranh. Đáng chú ý là
những bút ký ông viết về phong trào học sinh, sinh viên yêu nớc nh: Tuyệt tình
cốc, Hành lang ngời và gió, Chiếc panh - xô và khẩu súng trờng..., về những ngày
kháng chiến gian khổ và anh dũng nh: Diễm xa của tôi, Bản di chúc của cỏ
lau..., về không khí chiến đấu ở mọi miền đất nớc: Châu thổ ngàn năm, Đất mũi,
Miếng trầu đỏ, Đứa con phù sa... Ký viết về chiến tranh của Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã làm giàu có thêm mảng văn học chiến tranh của nớc nhà.
Vào những năm 1979, 1980 Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã kịp thời phản ánh
cuộc đấu tranh của nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc đơng đầu với quân xâm lợc Trung Quốc qua hai bút ký Ai về châu xa và Rừng hồi. Nguyễn Tuân đánh giá
đây là những trang ký sắc sảo một cách thiệt là độc đáo (...). Ng ời yêu nớc
Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã lấy luôn gốc hồi sở tại ải Bắc làm võ khí mà bồi luôn
cho bành bá Tàu một đòn trí mạng [108].
Các sáng tác thuộc mảng đề tài về các vấn đề xã hội của Hoàng Phủ Ngọc
Tờng khá đa dạng. Ngòi bút của nhà văn thờng hớng vào những vấn đề bức xúc
đặt ra trong đời sống xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nh: Vấn đề bảo vệ
môi trờng, công tác đền ơn đáp nghĩa, chống tham nhũng, các vấn đề của báo chí,
giáo dục... Tiêu biểu là những tác phẩm Nhàn đàm đậm phong cách báo chí và
một số bút ký nh: Đêm chong đèn nhớ lại, Báo động về môi trờng Huế dới góc
nhìn văn hoá, Khái niệm Lê Minh Ngọc...
Đề tài về quê hơng đất nớc, đáng chú ý là các bài viết của Hoàng Phủ
Ngọc Tờng về thiên nhiên, về văn hoá lịch sử của nhiều miền đất nớc nh: Rợu
làng Vân, Miền gái đẹp, Hội đến Đô, Xứ Thậm Thình, Vịnh Hạ Long, Hồ Gơm,
Rừng nớc mặn, Đất Mũi...
Đề tài về Huế. Viết về Huế ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng đề cập nhiều vấn đề

nh con ngời, văn hoá, thiên nhiên, lịch sử, môi trờng... với một cái nhìn có chiều
sâu và sự khảo sát tỉ mỉ, công phu. Mảng sáng tác đợc nhà văn dành nhiều tâm
huyết Huế và chính những trang viết về Huế đã tạo nên nét đặc sắc riêng của ký
Hoàng Phủ Ngọc Tờng - đó là bản sắc Huế đậm đà, chất Huế huyễn hoặc, quyến
rũ (Ngô Minh). Nổi bật là các bài: Trung tâm thành Châu Hoá, Tính cách Huế,
Đôi điều về văn hoá Huế, Sử thi buồn, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái
quanh tôi, Chuyện cơm hến...
Đề tài về các danh nhân, nghệ sỹ chiếm một số lợng không nhỏ. Nhà văn
dựng lên một cách chân thực và sinh động chân dung của Nguyễn Trãi, Nguyễn
Huệ, Đào Duy Từ, Nguyễn Công Trứ, Cao bá Quát, Trần Cao Vân, Thảo Am,
Nguyễn Khoa Vy, Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Văn Cao, Phùng Quán, Ngô Kha,

18


19
Trịnh Công Sơn..., cung cấp cho ngời đọc những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc về
cuộc đời, sự nghiệp của các nhân vật.
Về tiểu loại, cùng với sự đa dạng về đề tài, ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng sau
1975 cũng phong phú hơn về tiểu loại. ở thời kỳ này Hoàng Phủ Ngọc Tờng sáng
tác chủ yếu ở các thể: Nhàn đàm, bút ký, tiểu luận mang tính khảo cứu. Hoà cùng
đời sống báo chí sôi động của thời kỳ đổi mới, báo Thanh niên có mở mục Nhàn
đàm để khuyến khích tiếng nói chân thực, dân chủ, cởi mở về các vấn đề xã hội.
Tham gia tích cực vào mục Nhàn đàm, Hoàng Phủ Ngọc Tờng tỏ ra có duyên với
những trang viết ngắn gọn mang phong cách báo chí. ở đây, nhà văn chủ yếu hớng ngòi bút của mình vào những vấn đề nhức nhối đang đặt ra trong cuộc sống,
song đôi lúc Nhàn đàm cũng là nơi Hoàng Phủ Ngọc Tờng gửi gắm một triết lý
sống một quan niệm nhân sinh, có khi là một thú vui, một dòng xúc cảm bất chợt
ùa đến... và nhất là ông đợc tự do đàm theo lối riêng của mình. Tìm hiểu tản
văn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Lê Trà My cho rằng: nhàn đàm của Hoàng Phủ
Ngọc Tờng từ cuối thập kỷ 90 và những năm đầu thế kỷ XXI nh một sự tái sinh

thể loại đã đợc Tản Đà khơi nguồn từ những năm đầu thế kỷ XX [51]. Hoàng Sỹ
Nguyên nhận xét: Nhàn đàm mà không nhàn chút nào cả, đó là những con chữ
màu huyết dụ của máu con chim yến nhả ra xây tổ [108].
Đặc biệt, tâm huyết và tài năng của Hoàng Phủ Ngọc Tờng đợc ông dồn
vào những trang bút ký tài hoa nh: Châu thổ ngàn năm, Sử thi buồn, Ai đã đặt tên
cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Cồn cỏ ngày thờng... Bút ký của Hoàng Phủ
Ngọc Tờng nổi bật ở chất trữ tình sâu lắng, bay bổng đậm xu hớng tâm linh và
bản sắc Huế. Với những bút ký giàu giá trị nội dung và nghệ thuật, Hoàng Phủ
Ngọc Tờng đợc đánh giá là một nghệ sỹ bút ký của nền văn học Việt Nam đơng
đại. Ngoài ra, Hoàng Phủ Ngọc Tờng còn viết những tiểu luận mang tính khảo
cứu về lịch sử, văn hoá của Huế và nhiều miền đất. ở đây, nhà văn có cơ hội thể
hiện một vốn sống phong phú, vốn tri thức sâu rộng và một cái tôi tài hoa, uyên
bác. Những trang tiểu luận của Hoàng Phủ Ngọc Tờng có sự kết hợp tơng đối
nhuần nhuyễn chất chính luận và trữ tình, giữa văn chơng và văn hoá, lịch sử,
khoa học... Tiêu biểu là các bài: Trung tâm thành Châu Hoá, Mấy đặc trng về
văn hoá ăn vùng Huế, Rợu hồng đào cha nhắm đã say, Làng quê văn hiến, Di
tích và con ngời...
Qua sự phác họa sơ lợc trên, chúng tôi nhận thấy trong sự nghiệp văn chơng của Hoàng Phủ Ngọc Tờng, các sáng tác thuộc thể ký có một vị trí quan
trọng. Ký không chỉ là nơi Hoàng Phủ Ngọc Tờng gửi trọn niềm say mê, tâm
huyết mà còn là lĩnh vực để nhà văn khẳng định tài năng nghệ thuật và bản lĩnh
của ngời nghệ sỹ trớc cuộc đời và trong sáng tạo nghệ thuật. Tính từ năm 1971,
năm tập bút đầu tiên Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu xuất hiện, đến nay Hoàng
Phủ Ngọc Tờng đã công bố 10 tập ký, 3 tập Nhàn đàm bên cạnh thơ, truyện

19


20
ngắn, tiểu thuyết. Một gia tài về ký nh vậy là nhiều, phong phú về số lợng tác
phẩm. Trong số các nhà văn viết ký xuất sắc ở nớc ta hiện nay có tên của Hoàng

Phủ Ngọc Tờng.
Chơng 2
Phong cách ký Hoàng phủ ngọc tờng
trên bình diện cảm hứng
2.1. Khái niệm cảm hứng
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa Cảm hứng là một trạng thái tình cảm
mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật gắn liền với một t tởng xác
định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của ngời tiếp nhận tác
phẩm. Bêlinxki coi cảm hứng là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những
tác phẩm đích thực, bởi nó biến sự chiếm lĩnh thuần tuý trí óc đối với t tởng thành
tình yêu đối với t tởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành.
Lý luận văn học xem cảm hứng là một yếu tố của bản thân nội dung
nghệ thuật, của thái độ t tởng, xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới đợc mô tả.
Theo cách nghĩ đó, cảm hứng gắn liền với đề tài, t tởng của tác phẩm. Cảm
hứng đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm, tình cảm nhất định, thống
nhất tất cả các cấp độ và các yếu tố nội dung tác phẩm. Đây là các mức căng
thẳng cảm xúc mà nhờ đó nghệ sĩ khẳng định các nguyên tắc thế giới quan và
cách cấu trúc tác phẩm của mình trong quá trình tái hiện đời sống.
Trong nghiên cứu văn học hiện đại, ngời ta phân ra nhiều loại cảm hứng:
bi kịch, chính kịch, anh hùng, cảm thơng, lãng mạn, trữ tình, trào lộng, châm
biếm. Cảm hứng trong tác phẩm cụ thể là một hiện tợng độc đáo không lặp lại,
gắn với tình cảm của tác giả [20,39].
2.2.Cảm hứng chủ đạo trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng
2.2.1. Ngợi ca dân tộc, đất nớc
Ca ngợi, tôn vinh dân tộc, đất nớc đã trở thành nguồn cảm hứng trong văn
học nghệ thuật nói chung cũng nh trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng nói riêng.
Trên cơ sở khảo sát một cách tơng đối có hệ thống và toàn diện về ký Hoàng Phủ
Ngọc Tờng, chúng tôi nhận thấy cảm hứng ca ngợi, tôn vinh dân tộc, đất nớc
trong ký của ông đợc biểu hiện ở một số phơng diện nổi bật sau:
2.2.1.1. Ca ngợi cảnh sắc, hơng vị đất nớc

Với truyền thống lịch sử 4000 năm, đất nớc Việt Nam đã có một nền văn
hoá giàu bản sắc dân tộc. Đến với đất nớc và con ngời Việt Nam, dù ở đâu và
trong bất kỳ lĩnh vực nào, ta cũng dễ dàng nhận ra những nét đặc trng của nền văn
hoá ấy. Tình yêu quê hơng, đất nớc ở mỗi con ngời đợc biểu hiện khác nhau. Có

20


21
ngời thể hiện lòng tự hào trớc vẻ đẹp của non sông gấm vóc, có ngời tự hào về
lịch sử vẻ vang của ngàn năm dân tộc, có ngời ra sức chiến đấu tiêu diệt kẻ thù để
bảo vệ quê hơng đất nớc...mỗi thời kỳ gắn với những biến cố lịch sử nhất định và
văn học phải chuyển mình cho phù hợp với xu thế thời đại. Vì thế trong một thời
kỳ dài (trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc) dờng nh trên văn đàn vắng bóng
các bức tranh thiên nhiên và cảm hứng ngợi ca cảnh sắc quê hơng đất nớc mà tập
trung ngợi ca tinh thần yêu nớc, chống giặc ngoại xâm. Văn học bao giờ cũng là
sản phẩm của cuộc sống và thời đại. Không phải văn học lựa chọn cuộc sống để
mà phản ánh, mà cuộc sống lựa chọn văn học để thể hiện mình. Ký chính là thể
loại ghi chép một cách chân thực và phong phú nhất vẻ đẹp của những danh lam
thắng cảnh trên đất nớc. Hoàng Phủ Ngọc Tờng là ngời đi nhiều, viết nhiều và
viết khoẻ ...Những chuyến đi dọc chiều dài đất nớc của tác giả quả là cuộc hành
hơng không mệt mỏi của trái tim đầy say mê, luôn ngỡng vọng về tổ quốc, đất nớc, nhân dân, lịch sử... [58,22]. Những trang viết của ông ăm ắp sự kiện, chi tiết,
hình ảnh, tình cảm và quan điểm về cuộc sống con ngời. Đó là những tài liệu
phong phú về chiến tranh, bạn bè, quê hơng, văn hoá dân tộc...đợc phô diễn trong
những trang văn súc tích, hài hoà. Vẻ đẹp quê hơng, đất nớc trong văn Hoàng Phủ
Ngọc Tờng là những địa danh có thực, trải dài từ rừng hồi Lạng Sơn đến tận đất
mũi Cà Mau với những Rợu làng Vân, miền gái đẹp, hội Đền Đô, xứ Thậm Thình,
Vịnh Hạ Long, Hồ Gơm, rừng nớc mặn, Đất Mũi, núi Bài Thơ, Côn Sơn, Hồng
Lĩnh, Đồng Tháp Mời...Quê hơng, đất nớc đó là những cái gì gần gũi, thân thuộc
và bình dị, gắn bó thiết tha với mỗi con ngời. Hoàng Phủ Ngọc Tờng cho rằng:

Cùng với cảm xúc văn học, bút ký còn chứa đựng cái cõi thực vốn là bản gốc của
tác phẩm. Sức nặng ấy đợc chuyển đi, không giống nh một cảm giác mỹ học, mà
nh một quả táo Niu-tơn rơi xuống tâm hồn ngời đọc (Một vài suy nghĩ về thể ký)
[109,171]. Nếu Tây Bắc trong ký Nguyễn Tuân là hình ảnh con sông Đà dài nh
một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở
hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói mèo đốt nơng xuân... [89] thì
Lạng Sơn trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng là hình ảnh dịu dàng của hoa chẩu vào
tháng t trong bài ký Ai về châu xa. Đó là huyện Lộc Bình, mảnh đất biên giới
hiểm trở nằm chéo phía Đông Bắc khu Việt Bắc [108,259]. Việt Bắc trong ký
Hoàng Phủ Ngọc Tờng khá tinh khôi, lúc này sắc đào hồng Lạng Sơn đã bàn giao
xong mùa màng cho hoa chẩu. Lần đầu tiên tôi đợc biết vẻ đẹp của thợng du vào
mùa hoa chẩu. Hoa trắng muốt vẻ tinh khôi, nh mới đợc rửa sạch sau cơn ma, nở
sum suê kín cả cành lá, kiểu hoa phợng, giống nh một niềm vui trong sáng, đã đợc thổ lộ hết mình. Hoa rụng lúc còn tơi, đổ xuống thành một bóng cây trắng xoá
trên mặt đất, cứ thế suốt những dặm dài (Ai về châu xa) [108,261]. Một vẻ đẹp tơi nguyên tởng chừng nh không vớng bụi, nhng vẻ đẹp đó đợc đặt trong sự tơng
phản đến bất ngờ. Mùa hoa chẩu nở đẹp không phải giữa cảnh sắc núi rừng yên

21


22
tĩnh thanh bình mà làm nền cho sắc thắm tinh khôi đó là Những hàng giao thông
mới đào chằng chịt đến gần nh giăng kín sờn những mõm cao là những đồi
bạch đàn u tịch..., là con đờng biên giới đầy rẫy những vết tích phá hoại cùng
với những thủ đoạn cớp giết hết sức đê mạt của bọn xâm lợc Trung Quốc... để từ
đó hoa chẩu lại tự mang trong mình một vẻ đẹp nhân đạo, hoa chẩu không phải là
một loại cây đang nở hoa mà là một dáng ngời đứng đợi... (Ai về châu xa)
[108,261]. Cũng giống Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã đi khắp từ Bắc
vào Nam. Bên cạnh những trang văn về rừng hồi Lạng Sơn là những trang viết
giàu cảm xúc về rừng đớc, rừng tràm tận mũi Cà Mau. Dờng nh với ông ở đâu
cũng là quê hơng, ở đâu cũng gần gũi và thân thiết. ...Về thăm Mũi Cà Mau lênh

đênh trên những kênh rạch của miền rừng đớc (...) cũng vẫn là những dòng sông
và những cửa biển, những cánh rừng và những đêm sao, nhng Cà Mau không
giống một miền nào trên khắp đất nớc... ( Rừng nớc mặn) [108,109]. Miền đất
nào đã qua cũng để thơng để nhớ, miền đất nào cha tới lại thôi thúc bớc chân. Cà
Mau gợi sự tò mò cho tác giả khi đọc ký Nguyễn Tuân, và Cà Mau đã làm du
khách bất ngờ trớc vẻ lung linh huyền diệu trong màn đêm dày đặc. Đêm Cà
Mau huyền ảo với mặt nớc đen thẫm chất sơn màu in bóng toàn bộ ngàn sao sáng
trong trên bầu trời, lấp lánh ánh lân tinh xanh ngời theo dấu di động hỗn loạn của
tôm cá (...). Cà Mau trong đêm đã vậy, Cà Mau lúc nắng lên lại càng rực sáng
hơn. Nắng đã lên (...) sơng mù đã tan hẳn và từ bao giờ, Hòn Khoai hiện ra sừng
sững một khối đảo xanh biếc, bền vững, nghiêm nghị nhìn ra mặt biển xanh thẳm
tới vô cùng (Đất Mũi) [108,142]. Đất Cà Mau níu giữ chân ngời, cuốn hút những
ai cha một lần đặt chân đến nơi đây. Cà Mau gợi nhớ gợi thơng khiến ngời ta xúc
động không thể nào tả hết. Về với Cà Mau vốc từng nắm bùn mới sinh dới
chân ngạn triều, nghe chất phù sa ớt nhão ấy rung động trong tay nh một mẩu
thịt da mới mọc, Hoàng Phủ Ngọc Tờng sung sớng đợc sống trong cảm giác
sung mãn, thấy sức sống của mình tiếp tục lớn lên nh một gã trai bớc vào tuổi trởng thành (Rừng nớc mặn) [108,111]. Tâm hồn ông hoà nhập cùng sông nớc để
nghe âm vang tiếng mái chèo khua mặt nớc, nghe xao xuyến chất bng biền Nam
Bộ mà ngỡ nh dới lớp mỡ màu phù sa châu thổ, một mẩu nhau rốn sơ sinh của
mình đã đợc cu mang... Rất nhiều, rất nhiều vùng đất khác nhau trên cả nớc đã đợc Hoàng Phủ Ngọc Tờng hớng đến bằng một tâm thức đậm chất văn hoá nh vậy.
Các dòng ký của Hoàng Phủ Ngọc Tờng trải dài theo đất nớc, từ mũi Cà Mau đến
địa đầu Móng Cái, nơi nào cũng mang nặng hồn quê, nơi nào cũng chứa chan tình
yêu đất nớc. Viết về cảnh sắc quê hơng, Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã giúp ta có cái
nhìn sâu sắc hơn về mỗi xứ sở, mỗi vùng đất, về con ngời, và lẽ sống ở đời. Bằng
những suy nghĩ và cách viết riêng của mình, nh cách nói của Hoàng Sỹ Nguyên
(Đọc Nhàn đàm của Hoàng Phủ Ngọc Tờng): Hoàng Phủ Ngọc Tờng không

22



23
đao to, búa lớn. Nh một cây ăngten cực nhạy, biết thu lợm tất cả những âm thanh
nhỏ nhất trong cuộc sống để rồi chiêm nghiệm, suy ngẫm và phát sáng [108,13].
Ký của ông là từ thực tế thoát ra khỏi thực tế, sau khi ngoảnh vào lịch sử văn hoá
hiện trở ra đời [59, 856].
ở trên chúng ta tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên tự trong bản thân nó, tức thiên
nhiên nh một thực thể khách quan, vẻ đẹp của nó đợc cảm nhận bằng con mắt của
ngời đời. Thiên nhiên vốn là đề tài quen thuộc trong thơ văn. Trong ký Hoàng Phủ
Ngọc Tờng, ngoài vai trò tô thắm cho non sông đất nớc, thiên nhiên còn có một ý
nghĩa lớn lao trong đời sống tinh thần của ngời dân. Đã từ lâu, trong thơ văn hình
ảnh con ngời và thiên nhiên nh đôi tình nhân thắm thiết. Thiên nhiên từ thơ
Nguyễn Trãi đến thiên nhiên trong thơ Nguyễn Du, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu,
luôn luôn xuất hiện làm nền cho cảm xúc, tâm trạng của con ngời.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Ngời buồn cảnh có vui đâu bao giờ
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)
Với Hoàng Phủ Ngọc Tờng, hoà hợp với thiên nhiên là suy nghĩ, là quan
điểm sống của ông. Trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng, mối quan hệ đó đợc biểu
hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, con ngời thuộc về thiên nhiên theo triết lý thiên
nhân đồng thể hợp nhất trong triết học Upanishad. Con ngời sinh ra trên trái đất
và thuộc về thiên nhiên, con ngời là một tiểu vũ trụ nhỏ bé trong ngôi nhà vũ trụ
lớn lao. Mác viết: Chúng ta không thể đối xử với thiên nhiên, thống trị thiên
nhiên nh một kẻ chiếm lợc thống trị dân tộc khác, nh một kẻ đứng ngoài thiên
nhiên. Trái lại, chúng ta thuộc về nó, cả xơng cả thịt, máu và trí tuệ và chúng ta ở
bên trong của nó. Phải là một con ngời yêu sâu sắc thiên nhiên, đối với ông thiên

nhiên là một phần cơ thể sống. Thiên nhiên bị huỷ hoại, con ngời dờng nh đau
đớn, xót xa. Điều đó thể hiện tấm lòng cao cả của một ngời luôn gần gũi với thiên
nhiên, tìm đến với thiên nhiên không chỉ đơn thuần là chế ngự thiên nhiên theo
cách ngời Hilạp và Lamã, mà tìm cách tổ chức thiên nhiên trở thành một kẻ có
văn hoá để có thể tham dự một cách hài hoà vào cuộc sống của con ngời, cả bên
ngoài và bên trong (Hoa trái quanh tôi) [108,371]. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tờng,
thiên nhiên và con ngời có sự hoá thân vào nhau, hình ảnh bông hoa chẩu nở rộ ở
vùng thợng du không chỉ đơn thuần vì loài hoa của tự nhiên mà là một dáng ngời
đứng đợi. Những bông hoa đó mang tính cách nhân đạo của con ngời. Con ngời
cảm nhận đợc hơi thở của đất trời sông núi nh cảm nhận đợc giọng nói của mình

23


24
và lúc đó(...) vùng châu thổ sông Hồng lại hiện ra trong trí tởng tợng của tôi
bằng tất cả vẻ đẹp yên tĩnh lâu đời của nó(Châu thổ ngàn năm) [108,40]. Thiên
nhiên lộng lẫy hơn bởi màu sắc rực rỡ của hàng trăm loài hoa, hoa tơi rộ lên
hàng trăm đoá ở đầu cành phơi phới nh một lời chào hạnh phúc. Hoa đã nói hộ
lòng ngời, hoa làm mềm lòng du khách, hoa khoe sắc hay lòng ngời rộng mở?
Hoa hải đờng có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm, rạng rỡ, nồng
nàn, nhng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum nh muốn
phong lại cái nụ cời má lúm đồng tiền (Hoa trái quanh tôi) [108,378]. Vẻ đẹp
con ngời đã đợc hoa tô điểm bằng nụ cời của ngời thiếu nữ. Hoa cũng biết làm
duyên, làm dáng nh con ngời. Quả măng, ngời Huế còn gọi là trái giáng châu,
lúc chín màu tím sẫm, có rốn quả nổi lên một hình hoa nhỏ, nhìn hoa có bao
nhiêu cánh thì bên trong có bấy nhiêu múi. Hình nh nó chẳng có tác dụng gì
ngoài việc khiến ngời ta a nhìn đến nó, giống nh hạt cúc giả trên áo phụ nữ (Hoa
trái quanh tôi) [108,390].
Thứ hai, con ngời không chỉ đơn thuần là một bộ phận của thiên nhiên, nh

Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã từng lý giải. ở đây, quan hệ con ngời - cây cỏ xuất
phát từ một triết lý sâu xa của phơng đông, rằng con ngời vốn là kẻ c ngụ trong
căn nhà lớn của vũ trụ. Từ đó, trong cố gắng vơn tới hạnh phúc về tinh thần, con
ngời luôn biểu hiện nỗi khao khát tìm về nơi ăn chốn ở nguyên khởi của nó, nơi
thực sự nó đã sinh ra. Dân gian kể rằng trong nỗi bất hạnh của đời ngời, cô Tấm
đã hai lần sống ngụ trong cây thị và cây sầu đông. Con ngời hoá thân vào thiên
nhiên và thiên nhiên đã che chở cho họ thoát khỏi mọi thế lực, con ngời ẩn mình
vào thiên nhiên. Trong văn học và trong âm nhạc cũng đã xuất hiện mối hoà
quyện giữa hai hình ảnh này trong cảm hứng của các nghệ sỹ những nghệ nhân
trang trí thích dùng môtíp con chim Phợng (chim Phợng luôn luôn tợng trng cho
sự thăng hoa của tâm linh) hoá thân từ lá cây hoặc trong bài hát quen thuộc của
Trịnh Công Sơn: Đời ta có khi tựa lá cỏ, ngồi hát ca rất tự do ( Hoa trái quanh
tôi) [108,372].
Thiên nhiên luôn tồn tại một cách độc lập xung quanh chúng ta và mang
một vẻ đẹp đích thực, một vẻ đẹp tự thân. Trong những câu văn của Hoàng Phủ
Ngọc Tờng ngoài hình ảnh thiên nhiên mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông nh đề
tài thờng gặp trong thơ cổ, thì thiên nhiên của ông còn đợc cảm thụ một cách tinh
tế bằng tấm lòng u ái và nhân hậu, thiên nhiên dờng nh đã đợc thổi vào một luồng
sinh khí mới: sống động, cựa quậy, có hồn và đời sống riêng... Cảnh vật thiên
nhiên với nhà văn là bạn bè, là ngời thân với tất cả ý nghĩa thân yêu, thắm thiết.
Thiên nhiên lu luyến ngời già, níu giữ tuổi thơ con trẻ. ở đó ta bắt gặp bóng hình
của mình trong những kỷ niệm tuổi ấu thơ. Có thể nói những lúc ấy tác giả đã
đắm mình để quay về với thế giới ngày xa để đợc sống một cách hồn nhiên vô t

24


×