Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Phân bố âm vị học trong từ láy tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.06 KB, 74 trang )

Đại học Vinh
Khoa ngữ văn
=====o0o=====

phân bố âm vị học
trong từ láy tiếng việt

khoá luận tốt nghiệp đại học
ngành: Ngôn ngữ

khoá học: 2002 2006
Giáo viên hớng dẫn:
Sinh viên thực hiện :
Lớp:

TS Nguyễn Hoài Nguyên
Đặng Thị Hơng
43 B1 Ngữ Văn

Lời cảm ơn
Em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Tiến sỹ Nguyễn Hoài
Nguyên, ngời đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo Tổ ngôn ngữ, Trờng
Đại học Vinh, các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn Trờng Đại học Vinh đã dạy dỗ,
trang bị kiến thức cho em trong suốt 4 năm học qua, giúp em có kiến thức để hoàn
thành khoá luận này.
1


Khoá luận của em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận đợc
nhiều ý kiến, góp ý quý báu của các thầy cô và những ngời quan tâm đến vấn đề


này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Mục lục
Lời cảm ơn
Mở đầu

1- Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cúu
2- Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1- Đối tợng nghiên cứu
2.2- Nhiệm vụ nghiên cứu
3- Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu
3.1- Nguồn t liệu
3.2- Phơng pháp nghiên cứu
4- Đóng góp của khoá luận
5- Bố cục của khoá luận

Chơng 1

Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
2


1- Khái niệm từ láy
1.1- Các quan niệm về từ láy
1.2- Quan niệm về từ láy mà khoá luận lựa chọn
1.3- Phân loại từ láy
1.3.1- Từ láy hoàn toàn
1.3.2- Từ láy bộ phận

2- Việc lựa chọn từ láy cho thống kê
2.1- Mục đích
2.2- Các nguyên tắc làm việc
2.3- Phơng pháp thống kê t liệu
2.4- Kết quả thống kê
3- Âm tiết tiếng Việt và vấn đề đơn vị âm vị học Việt
3.1- Các xu hớng nghiên cứu
3.2- Giải pháp khoá luận lựa chọn
3.3- Danh sách các âm vị học của tiếng Việt
3.3.1- Âm đầu
3.3.2- Âm đệm
3.3.3- Âm chính
3.3.4- Âm cuối
3.3.5- Thanh điệu

Chơng 2

Phân bố âm vị học trong từ láy đôi tiếng Việt

1- Phân bố thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt
1.1- Dẫn nhập
1.1.1- Khái niệm thanh điệu
1.1.2- Chức năng của thanh điệu
1.1.3- Các tiêu chí phân biệt thanh điệu
1.2- Phân bố thanh điệu trong từ láy đôi
1.2.1- Số liệu thống kê
1.2.2- Nhận xét
2- Phân bố âm đầu trong từ láy đôi tiếng Việt
2.1- Dẫn nhập
2.1.1- Khái niệm âm đầu

2.1.2- Các tiêu chí phân biệt âm đầu
3


2.2- Phân bố âm đầu trong từ láy đôi tiếng Việt
2.2.1- Số liệu thống kê
2.2.2- Nhận xét
3- Phân bố âm đệm trong từ láy đôi tiếng Việt
3.1- Dẫn nhập
3.1.1- Các giải pháp âm ngữ học và âm đệm
3.1.2- Vai trò của âm đệm trong từ láy đôi
3.2- Phân bố âm đệm trong từ láy đôi
3.2.1- Số liệu thống kê
3.2.2- Nhận xét
4- Phân bố âm chính trong từ láy đôi tiếng Việt
4.1- Dẫn nhập
4.1.1- Khái niệm âm chính
4.1.2- Tiêu chí khu biệt các âm chính
4.1.2.1- Tiêu chí khu biệt phẩm chất
4.1.2.2- Tiêu chí khu biệt về lợng
4.2- Phân bố âm chính trong từ láy đôi tiếng Việt
4.2.1- Số liệu thống kê
4.2.2- Nhận xét
5- Phân bố âm cuối trong từ láy đôi tiếng Việt
5.1- Dẫn nhập
5.1.1- Khái niệm âm cuối
5.1.2- Các tiêu chí khu biệt âm cuối
5.2- Phân bố âm cuối trong từ láy đôi
5.2.1- Số liệu thống kê
5.2.2- Nhận xét

6- Tiểu kết
Kết luận

Phụ lục

Mở đầu

1- Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1- Mối quan hệ giữa âm và nghĩa của từ láy đôi đã đợc nhiều nhà Việt
ngữ học quan tâm nghiên cứu. Gần đây, có một xu hớng muốn chứng minh chính
4


mối quan hệ này đã làm nên đặc thù của các từ láy Việt. Dĩ nhiên, sự chứng minh
nh vậy là cần thiết nếu thực sự có một mối quan hệ nh thế tồn tại nhng cũng cần
phải tránh việc kết luận có thể đi tới một cực đoan rằng, các đặc điểm ngữ âm
trong khu vực láy đôi là có tính chất của một đơn vị hai mặt nh một tín hiệu ngôn
ngữ bất kỳ nào. Điều cực đoan nh vậy, có thể làm hạn chế các t liệu ngữ âm ở các
khu vực láy và thậm chí sẽ đánh mất đi những mối quan hệ có quy luật giữa các
luật âm thanh tạo nên vỏ từ láy và các đặc điểm ngữ âm vốn có trong bản thân hệ
thống ngữ âm tiếng Việt.
Nếu thừa nhận rằng, trong tiếng Việt cũng nh trong các ngôn ngữ cùng loại
hình có tồn tại một cơ chế láy phổ biến thì rõ ràng việc đầu tiên là phải đi tìm sự
thể hiện cơ chế ấy về mặt ngữ âm trong các từ láy. Đó là cơ chế thể hiện quá trình
tạo sản vỏ âm thanh từ một cách thuần nhất và bị chi phối bởi các luật âm vị học
đang hành chức trong tiếng Việt. Công việc này cần tiến hành đầu tiên, bởi nhắc
đến láy, ngời bản ngữ trực cảm đến các đặc điểm hình thức đặc thù của nó. Cơ chế
láy sẽ đi kèm với việc cấu tạo các mô hình vỏ từ tơng ứng trong tiếng Việt.
Bên cạnh đó, không thể có sự thống nhất ý kiến một cách giản đơn mà vấn
đề về từ láy lại là một vấn đề phức tạp và t liệu về hiện tợng này cho đến ngày nay

cha thể nói đợc rằng chúng ta đã thu thập đợc một cách đầy đủ. Nh vậy, sự cố
gắng để đi tìm một con số chính xác về số lợng các từ láy thực có trong tiếng Việt
là mục đích phải vơn tới nhng khó lòng có thể đạt tới. Dẫu vậy, việc kiểm kê danh
sách các âm tiết trong từ láy một cách chính xác vẫn là cần thiết và kết quả dẫu là
tơng đối cũng sẽ là chỗ dựa, là gợi ý cho các nhà âm vị học Việt về những thành
phần âm vị học cùng với các nét khu biệt và các chế định âm vị học giữa chúng.
1.2- Theo truyền thống Đông phơng học, các thành tố cấu tạo nên âm tiết
cũng có thể đợc coi là các đơn vị âm vị học. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ có thể
phác hoạ hệ thống âm thanh tiếng Việt, tiến hành khảo sát sự phân bố âm vị học
trong vốn từ tiếng Việt. Công việc này, ngoài việc đem lại lợi ích cho âm vị học
tiếng Việt còn có lợi ích cho việc xác định loại hình học ngôn ngữ này và phần
nào làm sáng tỏ khái niệm hình tiết (Syllabeme) trong nghiên cứu Việt ngữ ở cấp
độ cao hơn. Để đạt tới một âm vị học nh vậy, ngoài việc tiếp thu thủ pháp âm vị
học truyền thống, còn cần tới những tri thức khác mà âm vị học đơng đại của
những năm nửa sau thế kỷ XX đã đạt đợc. Bên cạnh việc sử dụng các thủ pháp âm
vị học, các khái niệm còn phải chứng minh trong quá trình phân tích, xem lại dựa
vào các chứng cứ có đợc từ nguồn:
5


a-Từ sự nhất quán của các phép phân tích trên hệ thủ pháp âm vị học đã lựa
chọn để làm việc.
b- Từ các cấp độ khác nhau trong hệ thống ngôn ngữ.
c- Từ sự phát triển lịch sử của hệ thống âm thanh tiếng Việt.
Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tôi mạnh dạn bớc đầu khảo sát sự
Phân bố âm vị học trong từ láy tiếng Việt.
2- Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Đối tợng nghiên cứu
Trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp Đại học, do thời gian và kiến thức
còn nhiều hạn chế, chúng tôi không dám bàn tới một vấn đề quá rộng, chẳng hạn:

Phân bố âm vị học trong vốn từ tiếng Việt. Để áp dụng những kiến thức đã học và
trong điều kiện tài liệu cho phép chúng tôi khảo sát sự phân bố âm vị học trong
Từ láy tiếng Việt .
Thực hiện đề tài này, chúng tôi có thuận lợi là t liệu về từ láy đã đợc biên
soạn và tổng kết một cách khá kỹ lỡng, đã đợc công bố rộng rãi, không phải đi
làm các công việc chọn từng từ trong các ngữ cảnh. ở đây, chúng tôi sử dụng các
mục từ trong cuốn Từ điển từ láy (Hoàng Văn Hành chủ biên - 1995) và hàng
loạt các tài liệu liên quan khác tiến hành xác lập những dữ liệu với độ chính xác
cao để thực hiện đề tài của mình.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi đặt ra cho khoá luận phải giải quyết những vấn đề sau:
- Dựa vào những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp tiến hành thống kê, xử
lý, phân loại và xác lập một danh sách về từ láy để làm việc.
- Từ cấu trúc của âm tiết tiếng Việt, bớc đầu xác lập một toàn cảnh về sự
phân bố âm vị học trong từ láy tiếng Việt .
3- Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu
3.1 Nguồn t liệu
Khoá luận của chúng tôi hớng đến việc tìm hiểu cơ chế ngữ âm trong từ láy
đôi tiếng Việt thông qua khảo sát sự phân bố âm vị học trong từ láy đôi. Để thực
hiện đợc điều đó, chúng tôi giả định rằng các từ láy đôi là một chỉnh thể đồng
chất xét từ các phơng diện ngữ nghĩa và ngữ pháp, chúng tôi tạo nên một tập hợp
phân lập (Discrete) trong vốn từ tiếng Việt để đối lập với khu vực các từ không
6


láy. Điều đó, cho phép chúng tôi xây dựng nguyên tắc và phơng pháp thống kê từ
láy tiếng Việt. Từ các nguyên tắc và phơng pháp làm việc, chúng tôi tiến hành lựa
chọn trong cuốn Từ điển từ láy tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên)
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2000). Đại từ diển tiếng Việt do
Nguyễn Nh ý chủ biên (2000). Sau khi xem xét và kiểm tra lại các tiêu chuẩn giả

định trên, chúng tôi chọn 5231 từ láy làm đơn vị phân tích cho khoá luận.
3.2 Phơng pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết những nhiệm vụ mà khoá luận đề ra, chúng tôi chủ yếu sử
dụng các phơng pháp làm việc sau đây:
- Sử dụng phơng pháp thống kê ngôn ngữ học để xác lập một danh sách từ
láy tiếng Việt làm cơ sở ngữ liệu cho khoá luận.
- Sử dụng phơng pháp phân tích và miêu tả để tiến hành thiết lập các hàm tơng quan giữa cấu trúc và chức năng, sự phân bố âm vị học trong từ láy tiếng
Việt.
Ngoài các phơng pháp chính trên, chúng tôi đôi khi còn tận dụng ngữ cảm
của ngời bản ngữ, những kiến thức về phơng ngữ học, văn hoá dân gian để thực
hiện đề tài.
4 Đóng góp của khoá luận
- Khoá luận cha thể và không thể giải quyết đợc tất cả vấn đề cấu trúc âm vị
học tiếng Việt, nhng mọi cố gắng của khoá luận là nhằm miêu tả sự phân bố âm vị
học và các thuộc tính âm vị học đợc thể hiện một cách tự nhiên với mục đích tham
gia cấu tạo từ láy tiếng Việt. Những đặc điểm âm vị học này góp phần tạo nên
những cơ sở quan trọng, gợi ý cho việc giải thích các tơng quan âm vị học có
trong hệ thống âm vị tiếng Việt của cả mặt lịch đại cũng nh mặt đồng đại.
- Các kết quả khi tìm hiểu cấu trúc của từ láy tiếng Việt từ góc độ âm vị học
góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy các bình diện của từ láy tiếng Việt
nói riêng, từ tiếng Việt nói chung. Các kết luận bớc đầu của khoá luận góp thêm
phần hiểu biết về một lĩnh vực ngôn ngữ học mới trung gian nằm giữa âm vị học
và hình thái học - lĩnh vực hình âm vị học.
5 Bố cục khoá luận
Ngoài phần phụ lục bảng từ láy tiếng Việt gồm 12 trang, danh mục tài liệu
tham khảo gồm 1 trang, toàn văn khoá luận gồm
trang. Trừ mở đầu 4 trang,
kết luận 2 trang. Nội dung khoá luận triển khai trên 2 chơng :
7



Ch¬ng 1: Nh÷ng vÊn ®Ò lý thuyÕt liªn quan ®Õn ®Ò tµi
Ch¬ng 2: Ph©n bè ©m vÞ trong tõ l¸y tiÕng ViÖt

8


Chơng 1- Những vấn đề lí thuyết liên quan đến
đề tài
1- Khái niệm từ láy
1.1- Các quan niệm về từ láy
Trong từ vựng của một ngôn ngữ, từ là đơn vị cơ bản. Chính vì thế, trong
các đơn vị ngôn ngữ "Từ là đơn vị duy nhất có thể đảm nhiệm nhiều chức năng
nhất. Chức năng cơ bản của từ là chức năng định danh, chức năng phân biệt
nghĩa. (Nguyễn Thiện Giáp Từ vựng học tiếng Việt NXB ĐH & THCN 1985
Tr9). Hay tác giả Đỗ Thị Kim Liên (Ngữ pháp tiếng Việt NXBGD 2002 Tr18) cho
rằng: Từ là một đơn vị ngôn ngữ gồm một hoặc một số âm tiết có nghĩa nhỏ
nhất, có cấu tạo hoàn chỉnh và đợc vận dụng tự do để cấu tạo nên câu . Trong
thời gian qua, nhiều nhà Việt Ngữ học đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này và tuỳ
vào tính chất của từng chuyên ngành: ngữ âm (mặt âm thanh của từ), từ vựng (mặt
ý nghĩa của từ), ngữ pháp (mặt kết hợp của từ) và phong cách (nghệ thuật sử dụng
từ) mà vốn từ đợc bàn luận theo những chiều hớng và mức độ khác nhau. Những
thành quả đạt đợc trong quá trình nghiên cứu đã trở thành kiến thức giáo khoa
không chỉ dùng cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ nói riêng, ngành Ngữ văn
nói chung mà còn phổ biến đến tận các chơng trình phổ thông cơ sở.
Phân loại từ về mặt cấu tạo, dựa vào số lợng hình vị có thể chia từ tiếng
Việt thành từ đơn và từ phức. Từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên. Đa số
từ đơn tiếng Việt là từ đơn đơn âm. Từ phức là những từ gồm hai hình vị trở lên.
Dựa vào phơng thức cấu tạo từ có thể chia ra thành từ láy và từ ghép (Đỗ Thị
Kim Liên - Ngữ pháp tiếng Việt_NXBGD 2002. Tr31 32). ở đây, khoá luận

của chúng tôi quan tâm và xem xét khu vực từ láy trong tiếng Việt.
Láy là một hiện tợng lí thú và phức tạp, đồng thời nó cũng là một phơng
thức cấu tạo từ quan trọng. Vì thế, trong các thập kỷ gần đây, các nhà Đông phơng
học, trong đó có các nhà Việt ngữ học rất quan tâm nghiên cứu và cho ra mắt bạn
đọc nhiều công trình nghiên cứu có giá trị dới hình thức chuyên khảo, các nghiên
cứu, các luận án khoa học về đề tài từ láy.
Số lợng từ láy có thể có trong sự hình dung lí thuyết cũng nh đợc sử dụng
làm thành từ thực tế là con số xác định và có thể tính toán đợc. Tuy nhiên, con số
các từ láy lí thuyết và các từ láy thực dùng, theo thống kê của các nhà âm vị học
tiếng Việt từ trớc đến nay là có sự xê dịch tuỳ theo quan điểm và thủ pháp thống
9


kê của từng tác giả. Mỗi tác giả khi nghiên cứu về âm vị học đều sẽ có con số
riêng của mình về các loại từ láy. Sự khác nhau về số lợng các loại từ láy cũng nh
sự khác nhau về chi tiết (phân bố âm vị học trong từ láy) có lẽ cần phải đợc khắc
phục để tìm hiểu xem trong thực chất lời ăn, tiếng nói hàng ngày ngời Việt đã dựa
trên một số lợng từ láy thực là bao nhiêu. Nhng sự đòi hỏi một số lợng tuyệt đối
nh vậy là không tởng vì ngôn ngữ là một sinh thể, một đối tợng sống. Bởi mỗi
ngày trong giao tiếp đã có bao nhiêu từ có nguy cơ bị mất đi, mất hẳn, bao nhiêu
từ đang nhú lên để một ngày nào đó trở thành thành viên trong vốn từ của Việt
ngữ. Hậu quả tất yếu của việc mất đi hay nảy sinh các từ tạo nên một hệ thống mở
đối với khu vực từ láy nói riêng, hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung.
Từ láy có một giá trị đặc biệt trong tiếng Việt, góp phần làm nên bản sắc
của tiếng Việt - một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập âm tiết tính.
Xung quanh khái niệm từ láy cũng có nhiều tên gọi khác nhau: từ phản
điệp (Đỗ Hữu Châu - 1962), từ lắp láy (Hồ Lê - 1976), từ lấp láy (Nguyễn Nguyên
Trứ - 1970), từ láy âm (Nguyễn Tài Cẩn - 1975, Nguyễn Văn Tu-1976), từ láy
(Hoàng Tuệ - 1978; Đào Thản 1970; Hoàng Văn Hành 1979- 1985; Nguyễn
Thiện Giáp 1985; Đỗ Hữu Châu 1981 1986; Diệp Quan Ban 1989) từ ngữ

kép phản phúc (Lê Văn Lý 1972)...; (Dẫn theo Hà Quang Năng ; Dạy và học từ
láy ở Trờng phổ thông NXBGD 2003. Tr5). Sự tồn tại của nhiều tên gọi khác nhau
của cùng một khái niệm cho thấy quan niệm của các nhà nghiên cứu không hoàn
toàn giống nhau. Có thể thấy có hai cách nhìn khác nhau đối với hiện tợng láy.
Cách nhìn thứ nhất coi láy là ghép. Trong Việt ngữ học Lê Văn Lý xem
từ láy là một trong hai kiểu từ ghép trong tiếng Việt (1948). Còn L.Thompson
xếp từ láy vào từ nhánh ( 1965 ). Các tác giả Trơng Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê
đã gộp từ láy và từ ghép vào một khái niệm chung bao quát hơn là từ kép (1963).
Và tác giả Nguyễn Văn Tu (1976 Tr68) đó là "những từ ghép láy âm đợc tạo
thanh bằng việc ghép 2 từ tố hoặc 2 âm tiết có quan hệ ngữ âm hay trên cơ sở láy
âm, trên cơ sở láy lại bản thân các âm tiết chính hay từ tố chính". Thấy rõ đặc
điểm của từ láy sự hài hoà về ngữ âm và có giá trị biểu cảm, gợi tả, nhng xét đặc
diểm các đơn vị cấu tạo từ láy so với từ ghép và thành ngữ, Nguyễn Thiện Giáp
thừa nhận "có thể coi từ láylà một hiện tợng ghép đặc biệt : một đơn vị đợc ghép
với chính nó để tạo ra một đơn vị mới"(Nguyễn Thiện Giáp, 1985, 92). Một số tác
giả khác xem "phơng thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các
10


từ láy "(Mai Ngọc Chừ , 1990 ,174), hoặc là "một loại từ ghép thực bộ phận gồm
2 từ tố - một số từ vốn là nguyên vị thực - có quan hệ lắp láy với nhau . Có thể
gọi nó là từ ghép thực bộ phận lắp láy, hoặc gọn hơn từ ghép lắp láy". Tác giả
Nguyễn Tài Cẩn, trong Ngữ pháp tiếng Việt ( NXB ĐH&THCN 1975. Tr109)
Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của ngời Việt hiện nay, các
thành tố trực tiếp đợc kết hợp lại với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm. Quan hệ
ngữ âm đợc thể hiện ra ở chỗ là các thành tố trực tiếp phải có sự tơng ứng với
nhau về hai mặt yếu tố siêu âm đoạn tính ( thanh điệu ) và mặt yếu tố âm đoạn
tính ( phụ âm đầu, âm thanh chính giữa vần và âm cuối vần ). Có lẽ, đây là quan
niệm rộng nhất về từ láy .
Cách nhìn thứ hai, coi láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trng hoá.

Nh vậy, cách nhìn này thể hiện ở nhận định trong từ láy có sự chi phối của luật
hài âm, hài thanh. Theo Hoàng Tuệ , từ láy nên đợc xét về măt cơ trình cấu tạo
của nó nữa chứ không chỉ về mặt cấu trúc mà thôi. "Nên hiểu rằng láy đó là phơng thức cấu tạo những từ mà trong đó có một sự tơng quan âm - nghĩa nhất định,
tơng quan ấy có tính chất tự nhiên, trực tiếp, trong trờng hợp những từ nh gâu
gâu , gu gu ... Nhng tơng quan ấy tinh tế hơn nhiều đợc cách điệu hoá trong những
từ nh lác đác, bâng khuâng, long lanh... Sự cách điệu hoá ấy chính là sự biểu trng
hoá ngữ âm ... Cho nên láy là sự hoà phối ngữ âm có tác dụng biểu trng hoá ".
(Hoàng Tuệ -1978).
Quan điểm coi láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trng hoá đợc sự ủng
hộ , tán đồng của nhiều nhà nghiên cứu khi khảo sát từ láy trong tiếng Việt . Hàng
loạt công trình nghiên cứu khá tỉ mỉ và sâu sắc với những kết luận và kết quả thu
đợc có giá trị , có tác dụng làm sáng tỏ mối quan hệ giữa âm và nghĩa tạo nên giá
trị biểu trng hoá của từ láy (x Hoàng Tuệ , 1978; Hoàng Văn Hành, 985 , 1991;
Phi Tuyết Hinh, 1983 ,1991 ...) . Khi thừa nhận láy là sự hoà phối
ngữ âm có giá trị biểu trng hoá , thì chính là đã cho "láy là một cơ chế "(Hoàng
Văn Hành 1991). Quá trình cấu tạo từ láy là một cơ trình phức tạp , cơ trình này
quán xuyến cả mặt ngữ âm và nghĩa. Cơ trình cấu tạo từ láy chịu sự chi phối của
xu hớng hoà phối ngữ âm và giá trị biểu trng hoá (Hoàng Văn Hành, 1991 ). Thấy
rõ mối quan hệ nh thế nhiều tác giả xác định rõ thêm : quan hệ ngữ âm trong từ
láy không nên giải thích một cách chung chung mà nên hiểu " có quan hệ ngữ
âm" trong từ láy là sự lặp lại một hình thức ngữ âm nào đó (phụ âm đầu , hoặc
vần, hoặc toàn bộ âm tiết ) giữa các thành tố của từ láy ( Phi Tuyết Hinh, 1983 ),
11


là khi có một sự hoà phối ngữ âm giữa những yếu tố tơng ứng của các âm tiết
(Nguyễn Văn Tu, 1976) .
Do có hai cách nhìn khác nhau đối với hiện tợng láy trong tiếng Việt tất
yếu dẫn đến những khác nhau trong định nghĩa về từ láy. Nếu coi láy là ghép thì:
"từ láy âm là loại từ ghép , trong đó theo con mắt của ngời Việt hiện nay các

thành tố trực tiếp đợc kết hợp lại vói nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm ".Có tác
giả gọi là " từ ghép láy âm " ..." đợc tạo thành bằng việc ghép hai từ tố hoặc hai
âm tiết có quan hệ ngữ âm trên cơ sở láy âm , trên cơ sở láy lại bản thân các âm
tiết chính hoặc các thành tố chính"( Nguyễn Văn Tu , 1976 ). Ngợc lại, nếu coi
láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trng hoá thì những tác giả ủng hộ quan
điểm này đều thừa nhậntừ láy đợc cấu tạo ra từ một phơng pháp cấu tạo từ đặc
biệt . Sản phẩm của phơng pháp tạo từ này là sản sinh ra các từ láy , một bộ phận
từ quan trọng trong vốn từ tiếng Việt ." Từ láy là những từ đa tiết mà giữa các âm
tiết có quan hệ ngữ âm " ( Hoàng Tuệ, 1978 ) . Trong định nghĩa này các tác giả
xác định rõ "có quan hệ ngữ âm "là "hoặc có sự láy lại toàn bộ âm tiết , ví dụ: gâu
gâu , cu cu... hoặc có sự láy lại bộ phận âm tiết, bao gồm láy lại phụ âm đầu và
láy phần vần ( Hoàng Tuệ , 1978 ). Đỗ Hữu Châu cho rằng " Từ láy là những từ
đợc cấu tạo theo phơng thức láy, đó là phơng thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận
hình thức âm tiết ( với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh
tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo 2 nhóm: Nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc,
thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng ) của một hình vị
hay đơn vị có nghĩa. ( Từ vựng ngữ pháp tiếng Việt NXBGD 1981 Tr38 ).
Nguyễn Thiện Giáp lại coi " Từ láy là những cụm từ cố định đợc hình thành do sự
lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã

có. Chúng vừa có sự hài hoà về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm, gợi tả"( Nguyễn
Thiện Giáp Từ vựng học tiếng Việt NXBĐH & THCN 1985, Tr91 ). Mặc
dù cũng xem láy là phơng thức tạo từ nhng Diệp Quang Ban lại xem "Từ láy là
một kiểu từ phức (từ đa tiết) đợc tạo ra bằng phơng thức hoà phối ngữ âm có tác
dụng tạo nghĩa (1989 Tr33).

12


Xung quang định nghĩa về từ láy, có thể dẫn ra rất nhiều định nghĩa khác.

Tiếp sau, chúng tôi xin trình bày quan niệm của các nhà Việt ngữ học mà khoá
luận lựa chọn để giải quyết vấn đề.
1.2 Quan niệm về từ láy khoá luận lựa chọn
Trong khoá luận này, chúng tôi dựa trên khung lí thuyết về từ láy và các
đơn vị cấu tạo từ láy tiếng Việt của Hoàng Văn Hành và Hà Quang Năng.
Trong cuốn " Từ láy - những vấn đề còn bỏ ngỏ " (NXB KHXH 1998) với
vấn đề từ láy trong tiếng Việt tác giả Hà Quang Năng đã thừa nhận: trong tiếng
Việt cũng nh trong các ngôn ngữ cùng loại hình có một cơ chế láy với t cách là
một phơng thức tạo từ thì rõ ràng cơ chế này đợc thể hiện trớc hết ở mặt ngữ âm
của các từ láy . Nh vậy, đó là cơ chế thể hiện quá trình tạo vỏ âm thanh từ một
cách thuần nhất và bị chi phối bởi chính các luật âm vị học đang hành chức trong
ngôn ngữ này. Trong cảm thức và sự hiểu biết ngời bản ngữ, từ láy đợc xác định trớc hết là nhờ đặc điểm về hình thức ngữ âm. Cái đợc quan tâm trong từ láy là các
thành tố tạo nên nó. Không nên và cũng không thể tìm mọi cách để xác định cho
bằng đợc thành tố gốc và thành tố láy trong tất cả mọi từ láy tiếng Việt. Đơn vị đợc
sử dụng trong cơ chế láy để sản sinh ra các từ láy theo những nguyên tắc nhất định,
đơn vị đó chính là tiếng ( âm tiết ). Từ láy là từ đa âm tiết ( thờng gồm 2 âm tiết )
đợc tạo ra bằng phơng thức hoà phối ngữ âm giữa các âm tiết để tạo ra một tổng
thể ngữ nghĩa có giá trị biểu trng và sắc thái hoá.
Nh vậy, tiếng là đơn vị cơ bản, hoạt động trong cơ chế láy để tạo ra từ láy.
Bên cạnh đó, tác giả còn nhấn mạnh: Đối với láy, cái quyết định diện mạo của
chúng chính là hình thức ngữ âm đặc thù do sự hoà phối âm thanh của các tiếng" .
Từ thực tế của từ láy tiếng Việt, tác giả nhìn nhận theo 3 hớng:
1. Phân chia thành 2 loại từ láy: từ láy xác định đợc thành tố gốc và
từ láy không xác định đợc thành tố gốc. Từ láy xác định đợc thành tố gốc là từ mà
nghĩa của nó đợc xác định nhờ cấu trúc của bản thân nó, trên cơ sở nghĩa từ vựng
của thành tố gốc kiểu: đẹp đẽ, vuông vắn, khoẻ khoắn... Từ láy không xác định đợc thành tố gốc là từ mà các thành tố tạo nên nó hoàn toàn không có nghĩa hay
nghĩa của nó không thể giải thích đợc nhờ cấu trúc của bản thân nó, kiểu: đủng
đỉnh, lẽo đẽo, vằng vặc, bâng khuâng, nhí nhảnh, thao láo...
2. Về nguyên lý cấu tạo từ láy thì trong thành phần cấu tạo của nó,
chỉ có thể có tối đa một thành tố có ý nghĩa và có khả năng hoạt động nh một đơn

13


vị từ vựng độc lập ( đối với loại từ láy xác định đợc thành tố gốc ). Nh vậy, vấn đề
từ láy gốc Hán trong tiếng Việt kiểu: đáo để, quy cũ, hùng hổ ... có nên đặt vấn đề
hay không khi về xuất xứ cả hai yếu tố đều có nghĩa nhng hầu nh không có khă
năng hoạt động độc lập ? Bởi, điều này trái với nguyên lí cấu tạo từ láy.
3. Khảo sát từ láy trên quan điểm tâm và biên . Thuộc tâm là những
từ láy thoả mãn tiêu chuẩn về hình thức và nội dung ý nghĩa ( thứ ý nghĩa " biểu
trng ", "ấn tợng "chứ không phải phép cộng ý nghĩa của từng thành tố ). Đó là
những từ láy xác định đợc thành tố gốc: nhanh nhẹn, nhỏ nhắn, muộn màng, giỏi
giang, đẹp đẽ.. và không xác định đợc thành tố gốc: luộm thuộm, bùi ngùi, xấp xỉ,
kẽo kẹt ...
Thuộc phạm vi biên là những từ có hình thức giống từ láy nhng nội dung, ý
nghĩa không có đặc trng biểu trng do sự hoà phối ngữ âm tạo ra. Đó là những từ
thuộc loại: ba ba, chôm chôm, cào cào, bìm bịp, đu đủ ...
Thuộc gần biên cả những trờng hợp nh: nhún nhảy, tội tình, vùng vẩy,
vung vẩy, ngẩn ngơ, gậy gộc ...
Coi láy là một cơ chế , với t cách là một phơng thức cấu tạo từ là một quá
trình diễn ra nh sự hoạt động của một hệ những quy tắc chi phối việc tạo ra
những từ đa tiết mà các tiếng của chúng nằm trong thế vừa điệp vừa đối ,tác giả
Hoàng Văn Hành cho rằng: " từ láy là những từ đợc tạo bằng phép trợt để nhân
đôi từ tố gốc dới sự chi phối của quy tắc đối và điệp thể hiện ở quá trình biến đổi
ngữ âm hoặc kết hợp khuôn vần trong từ tố láy " (Hoàng Văn Hành , 1979 ) hoặc
"Từ láy nói chung là những từ đợc cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo
những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp vừa đối,
hài hoà với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị biểu trng hoá " (Hoàng Văn Hành
1991).
1.2.2- Phân loại từ láy
Xét về mặt ngữ âm, từ láy đôi là một kiến trúc đồng chất gồm 2 âm tiết, gọi

tắt theo thứ tự là AT1 và AT2 có liên hệ với nhau bằng sự nhắc lại ( láy lại ) một
vài đặc trng ngữ âm học nào đó các bộ phận nào đó ở các bộ phận tạo thành âm
tiết. Những đặc trng ngữ âm đợc nhắc lại này tạo nên mối liên hệ ràng buộc giữa 2
âm tiết và làm cho chúng thống nhất vào một chỉnh thể lớn hơn về mặt cấu trúc
chức năng, tức là từ láy đôi.
Từ láy đợc cấu tạo theo phơng thức hoà phối ngữ âm. Vì thế, khi xem xét từ
láy, mặt ngữ âm cần phải đợc coi là dấu hiệu cơ bản. Với t cách là phơng tiện tạo
14


nên tính biểu trng, hình tợng, sự hoà phối ngữ âm trong từ láy phải có quy luật rõ
ràng. Quy luật của sự hoà ngữ âm này không những thể hiện ở những chỗ giống
nhau mà còn thể hiện ở những chỗ khác nhau đều đặn giữa các thành tố trong từ
láy. Từ láy hiện nay thờng đợc phân loại trên 2 cơ sở sau đây:
+ Số lợng âm tiết trong từ láy.
+ Sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các thành
tố trong từ láy do cách phối hợp ngữ âm tạo nên.
Hai cơ sở này thờng liên quan với nhau. Căn cứ theo số lợng tiếng trong từ
láy thì trong tiếng Việt có các kiểu từ láy 2 tiếng, từ láy 3 tiếng, từ láy 4 tiếng mà
trong truyền thống nghiên cứu, từ láy thờng gọi là: Từ láy đôi, từ láy ba, từ láy t.
Với cách phân loại này từ láy đôi chiếm vị trí hàng đầu không chỉ vì nó chiếm số
lợng lớn nhất trong tổng số các từ láy tiếng Việt , mà chính là vì ở từ láy đôi , tất
cả các đặc trng cơ bản thể hiện bản chất của hiện tợng láy cả ở bình diện thể hiện
bằng âm thanh lẫn bình diện ngữ nghĩa đều đợc bộc lộ đầy đủ .
Khi căn cứ vào sự đồng nhất hay khác biệt trong các thành phần tạo nên các
thành tố do sự phối hợp ngữ âm mà có, các từ láy đôi đợc phân loại thành: từ láy
hoàn toàn và từ láy bộ phận ( từ láy âm và từ láy vần ).
1.2.2.1- Từ láy hoàn toàn
Do quan niệm khác nhau, một số nhà nghiên cứu xem từ láy hoàn toàn
cũng có điều khác nhau. Tác giả công trình Ngữ pháp tiếng Việt (1983 - Tr56 )

xem " Từ láy hoàn toàn là từ láy trong đó có sự lặp lại hoàn toàn của tiếng nh: oe
oe, róc róc, đùng đùng, chôm chôm ... Các từ láy kiểu: bìm bịp, đu đủ, chiền chiện
... không đợc coi là từ láy hoàn toàn mà tác giả xếp vào láy bộ phận". Hay, Đái
Xuân Ninh trong công trình "Hoạt động của từ tiếng Việt " ( 1978 Tr178 ) coi
từ láy hoàn toàn là "láy lại tất cả " những thành tố của một đơn vị đơn tiết hay đa
tiết nh: lâng lâng, ba ba, cào cào ... và phản đối việc xếp các từ :bong bóng, đo
đỏ, châu chấu... là những từ láy hoàn toàn mà xếp chúng vào những từ láy bộ
phận.
Từ láy hoàn toàn nên hiểu là từ mà khi cấu tạo thì toàn khối của đơn vị gốc
đợc triệt để nhân đôi theo những quy tắc nhất định. Tức " đó là những từ láy có sự
đồng nhất tơng ứng hoàn toàn giữa các thành phần cấu tạo của 2 thành tố nh:
đùng đùng, ào ào, lăm lăm, chang chang, phau phau ... " ( Từ tiếng Việt, hình
thái, cấu trúc, từ ghép, từ láy, chuyển loại NXB KHXH 1998 Tr76 ).
15


Nhng láy không phải là sự lặp lại âm thanh nguyên vẹn mà là sự lặp lại âm
thanh có biến đổi theo những quy luật chặt chẽ. Điều này, không chỉ xảy ra đối
với láy hoàn toàn mà cả láy bộ phận: thanh điệu ở 2 tiếng đợc phân bố theo quy
luật cùng âm vực ,cụ thể là :
Âm vực cao
Âm vực thấp

không dấu , hỏi , sắc
huyền , ngã , nặng

Sự biến đổi ngữ âm của từ láy hoàn toàn có thể biểu hiện dới những mức độ
sau đây :
a) Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống hệt nhau về thành phần cấu tạo
chỉ khác nhau về trọng âm thể hiện ở độ nhấn mạnh và độ kéo dài trong phát âm .

Trọng âm thờng rơi vào tiếng thứ 2 của từ láy ví dụ :khăng khăng , ngầu ngầu ,
kh kh , kìn kìn ,vèo vèo , xăm xăm ...
Từ láy hoàn toàn giữa 2 tiếng có sự khác nhau về thanh điệu .
b) Xảy ra hiện tợng biến thanh theo những quy luật chặt chẽ do hiện tợng phát âm lớt nhẹ ở âm tiết (tiếng) đầu . Ví dụ : đo đỏ , mơn mởn hây hẩy , hơ
hớ , chầm chậm ... Sự khác biệt về thanh điệu ở đây đợc phân biệt theo hai dấu
hiệu .
- Đối lập bằng - trắc: thanh bằng gồm có thanh không dấu và thanh huyền,
thanh trắc gồm có thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc và thanh nặng .
- Đối lập âm vực cao - thấp theo quy luật cùng âm vực .
Sự phối hợp thanh điệu nh trên đã hình thành quy tắc hài thanh: đối lập các
thanh điệu trắc - bằng cùng âm vực, tức là trong từ láy hoàn toàn nếu cả hai tiếng
đều là thanh trắc thì một tiếng bao giờ thanh điệu trắc cũng chuyển sang thanh
bằng cùng âm vực . Ví dụ:
mởn mởn
mơn mởn
tím tím
tim tím
chậm chậm
chầm chậm
đỏ đỏ
đo đỏ
vạnh vạnh
vành vạnh
nhẻm nhẻm
nhem nhẻm ...
Biến thanh nh vậy đã tạo nên sự dễ đọc , dễ nghe tức tăng cờng sự hoà phối
ngữ âm có tác dụng biểu trng hoá. Vì vậy, có thể trong một số trờng hợp , có hiện
16



tợng song song tồn tại hai dạng : từ láy hoàn toàn có biến thanh và từ láy hoàn
toàn không biến thanh: đỏ đỏ / đo đỏ ; chậm chậm / chầm chậm; đáu đáu / đau
đáu; hớ hớ /hơ hớ...
Bên cạnh những từ láy hoàn toàn mà thanh điệu biến đổi phù hợp với quy
tắc hài thanh vừa nêu trên, còn có một số từ láy có thể xếp vào kiểu từ láy hoàn
toàn có biến thanh nhng sự biến thanh không theo quy tắc đã nêu . Đó là các từ:
sát sạt , rát rạt , khít khịt , sít sịt , cuống cuồng ... ở các từ láy này , cả dấu hiệu
đối thanh bằng - trắc cùng âm vực lẫn sự đối lập cùng âm vực đều bị phá vỡ
( thanh sắc đi cùng với thanh nặng , hoặc đối lập bằng - trắc vẫn còn nhng lại
không thuộc cùng âm vực ). Bên cạnh từ láy đôi này là sự tồn tại song song của
các từ láy ba tơng ứng . Ví dụ :
sát sạt
sát sàn sạt
rát rạt
rát ràn rạt
khít khịt
khít khìn khịt
sít sịt
sít sìn sịt
cuống cuồng
cuống cuồng cuồng
Trong hai tiếng thì một tiếng còn có nghĩa và có khả năng hoạt động độc
lập và luôn đứng ở vị trí thứ nhất , vị trí đợc nhấn mạnh (có trọng âm ). Vì lẽ đó ,
ngời ta có thể nghĩ rằng các từ láy đôi nêu trên là dạng rút gọn của các từ láy ba
tơng ứng .
c) Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự khác nhau về phụ âm cuối. Cũng
do hiện tợng phát âm lớt nhẹ ở tiếng (âm tiết )đầu tiên nên có thể xảy ra hiện tợng biến vần theo quy luật chặt chẽ. Sự biến vần này thể hiện ở sự khác nhau giữa
các phụ âm cuối của hai tiếng trong từ láy hoàn toàn theo quy tắc: các phụ âm tắc
và vô thanh p , t , k( thể hiện bằng chữ c và ch ) sẽ chuyển thành các phụ âm vang
mũi cùng cặp m , n, ng (thể hiện bằng chữ ng và nh ). Ví dụ:

p - m:
chiếp chiếp - chiêm chiếp
bịp bịp
- bìm bịp
t - n :
sát sát
- san sát
phớt phớt
phơn phớt
k - ng:
éc éc
eng éc
bịch bịch
bình bịch
vặc vặc
vằng vặc
17


Phụ âm cuối biến đổi ở từ láy hoàn toàn, cũng nh sự biến đổi thanh điệu chỉ
nhăm tăng cờng khả năng hoà phối ngữ âm tạo nghĩa, tạo nên sự dễ đọc , dễ
nghe, vì vậy về nguyên tắc là không có tính chất bắt buộc. Do vậy, trong nhiều trờng hợp có hai biến thể cùng song song tồn tại tức là vẫn tồn tại từ láy hoàn toàn
mà phụ âm cuối p, t, k không biến đổi thành m , n , ng . Ví dụ : khác khác /
khang khác ; dặc dặc / dằng dặc ; ngắt ngắt / ngăn ngắt; phật phật / phần phật ...
Theo chúng tôi, bên cạnh những từ có sự lặp lại hoàn toàn của cả AT1 và AT2
nh : cào cào, chàng chàng ... thì những từ : châu chấu, đo đỏ ... vẫn đợc xếp vào
từ láy hoàn toàn. Đó chỉ là sự biến đổi thanh ( bơm bớm, đo đỏ ... ) hay biến vần (
nơm nớp, nung núc ... ).
Theo quan niệm nh trên về từ láy hoàn toàn , trong Tiếng Việt , theo tính
toán của chúng tôi có 997 từ láy hoàn toàn đợc phân bố theo thứ tự chữ cái a, b, c

nh sau :
b : 77 từ
m : 25 từ
c : 96 từ
n : 176 từ
d : 9 từ
p : 35 từ
đ : 32 từ
q : 28 từ
g : 23 từ
r : 37 từ
s : 45 từ
t : 118 từ
h : 68 từ
k : 82 từ
v : 25 từ
l : 75 từ
x : 36 từ
1.2.2.2 Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận là từ láy trong đó có sự phối hợp ngữ âm của từng bộ phận
âm tiết theo những quy tắc nhất định ( Từ tiếng Việt, hình thái, cấu trúc, từ láy
chuyển loại - Tr81 ). Trong Tiếng Việt, kiểu láy bộ phận là kiểu chính, xét cả về
số lợng từ, cả về tính đa dạng , phong phú của quy tắc kết hợp âm thanh.
Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác nhau của âm tiết, ta có thể chia từ
láy bộ phận thành 2 kiểu nhỏ: từ láy âm và từ láy vần.
* Từ láy âm: là những từ láy trong đó âm đầu đợc láy lại. Ví dụ: tung tăng,
ngô nghê, bỏm bẻm, tí tách, róc rách, xum xuê ... ( Từ tiếng Việt, hình thái, cấu
trúc , từ láy chuyển loại Tr81 ). Vần của hai âm tiết trong từ láy âm khác biệt
nhau . Xét các vần trong số gần 2905 từ láy âm chúng tôi thấy có một số lợng lớn
các từ có âm chính tơng ứngvới nhau theo quy luật . Quy luật đó là luôn có sự

18


luân phiên giữa các nguyên âm khác dòng , cùng độ mở , các nguyên âm trầm
luân phiên với cấc nguyên âm bổng ở cùng bậc lợng . Ví dụ :
ô - ê : gồ ghề , sồ sề , vỗ vễ , ngô nghê , ngốc nghếch , bồng bềnh ,
mông mênh, trống trếnh ...
o - e : cò kè , ho he , ngo ngoe , hom hem , long lanh , phong phanh ,
mom mem , thom them , nho nhe , thỏ thẻ , tò te , vo ve ...
u - ă : gục gặc , hục hặc , nhúc nhắc , vục vặc , vùng vằng , chủng
chẳng , thủng thẳng , trục trặc , tung tăng ....
i - a : hi ha , hỉ hả , chí chát , rỉ rả , xí xoá .....
Một số khuôn vần trong từ láy âm có khả năng sản sinh cao , tạo thành loạt
từ có những đặc trng ngữ nghĩa riêng. Ví dụ một số khuôn vần sau :
- Khuôn vần - ấp : bấp bênh, bập bềnh, gập ghềnh, bập bõm, dập dềnh , lấp
lánh, hấp háy, tới tấp ...
- Khuôn vần - ăn : đều đặn, nhỏ nhắn ngay ngắn , xinh xắn, chắc chắn,
vuông vắn, tròn trặn, chín chắn, khoẻ khắn ...
- Khuôn vần ang: dở dang, giỏi giang, rộn ràng, phủ phàng, bẽ bàng, muộn
màng, mùa màng, lỡ làng ...
Trong từ láy âm ngoài một số từ có quy tắc biến vần thì vẫn còn có rất
nhiều từ hiện nay vẫn cha xác định đợc quy tắc biến đổi các thành phần khác nhau
trong phần vần giữa hai âm tiết . Giống với từ láy hoàn toàn, từ láy âm cũng gồm
cả những từ mà hai tiếng đều là không tự nó có nghĩa ( đủng đỉnh , lung linh,
xuề xoà , ti toe , thớt tha ...) lẫn những từ trong đó một tiếng tự nó có nghĩa và có
khả năng hoạt động nh một từ ( có thể đứng ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai ) kiểu
nh :nồng nàn , lớn lao , lấm láp , chậm chạp , thêm thắt ...
Nói chung, trật tự các tiếng không thay đổi đợc vì sự thay đổi này có thể
lam mất đi sự hoà phối ngữ âm giữa các tiếng . Tuy nhiên ở một số từ láy có khi
thay đổi đợc trật tự các tiếng : thiết tha / tha thiết ; vẩn vơ /vơ vẩn ; lả lơi / lơi lả;

thớt tha / tha thớt ; lửng lơ / lơ lửng ;đớn đau / đau đớn ...mà các nhà ngôn ngữ
học hiện nay vẫn cha tìm ra đợc cơ sở của hiện tợng này .
Bên cạnh đó, một số trờng hợp trong 2 âm tiết chỉ có vần mà có phụ âm đầu
là âm tắc thanh hầu , không đợc thể hiện trên chữ viết cũng đợc xếp vào kiểu từ
láy âm. Những từ này thoạt nhìn có vẻ không phải là từ láy nh: êm ả, êm ái, oi ả,
óng ả ...
19


Theo quan niệm trên , chúng tôi khảo sát đợc 2905 từ láy âm đầu , đợc
phân bố theo thứ tự chữ cái a, b, c, nh sau :
p : 82 từ
b : 176 từ
q : 87 từ
c : 246 từ
r : 110 từ
d : 111 từ
s : 111 từ
đ :106 từ
t : 368 từ
: 176 từ
v : 120 từ
g :115 từ
x : 36 từ
h :183 từ
m : 132 từ
k : 169 từ
n : 566 từ
l : 211 từ
* Từ láy vần:

" Từ láy vần là từ láy trong đó phần vần trùng lặp ở 2 âm tiết. Còn phụ
âm đầu khác biệt nhau. Ví dụ: lác đác, la tha, bâng khuâng, căn dặn ...
( Từ tiếng Việt, hình thái, cấu trúc , từ láy chuyển loại Tr85 ). Tức cả 2
yếu tố trong từ láy phải giống nhau hoàn toàn về phần vần và thanh điệu phải
phù hợp quy luật " cùng âm vực".
Sự khác biệt về phụ âm đầu rất đa dạng. T liệu thống kê các từ láy kiểu
này cho thấy đã hình thành những cặp phụ âm đầu phối hợp với nhau theo
quy luật: trong mỗi cặp hai âm đầu phải khác nhau về phơng thức và
bộ vị cấu âm. Đáng chú ý là có đến một nữa số đơn vị láy kiểu này có phụ
âm đầu l ở âm tiết thứ nhất (641/1307). Đây là một phụ âm bên đối lập với
tất cả các phụ âm còn lại , nên có thể phối hợp gần hết với tất cả phụ âm đầu
khác trong việc cấu tạo từ láy vần .
Chúng tôi thống kê đợc 1329 từ láy vần theo thứ tự bảng chữ cái nh sau:
b : 152 từ
m: 4 từ
c : 200 từ
n : 4 từ
d : 200 từ
p : 5 từ
đ : 17 từ
q : 3 từ
h : 7 từ
s : 8 từ
k : 36 từ
t : 180 từ
l : 641 từ
x : 24 từ
2- Việc lựa chọn từ láy cho thống kê
20



2.1 Mục đích
Láy là một trong những phơng thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng
Việt, đồng thời là một bộ phận quan trọng trong vốn từ của tiếng Việt. Chính
vì vị trí, tính chất quan trọng của bộ phận này nên việc có thêm một khảo sát
nữa trong danh mục các công trình đã nêu ở trên cũng là một lẽ thờng tình.
Xét về mặt cấu tạo, từ láy là từ đợc tạo bằng phép trợt để nhân đôi từ tố gốc
dới sự chi phối của quy tắc đối và điệp thể hiện ở quá trình biến đổi ngữ
âm hoặc kết hợp khuôn vần trong từ tố láy. Nh vậy, từ láy là do các âm tiết
hoạt động trong cơ chế láy để tạo ra từ láy.
Đa số từ láy trong tiếng Việt đều là những từ quen thuộc với ngời Việt
có từ lâu nh các từ: hồng hào, da dẻ, cần cù ... và những tiếng gốc Hán nh:
ảm đạm, ân nhân, bệ vệ, biểu diễn, cơ sở... đang đợc Việt hoá cao độ.
Vì những lẽ trên, việc lựa chọn từ láy còn cho biết thêm đôi điều về
nguồn gốc cũng nh lịch sử của tiếng Việt.
Trong từ láy thì chủ yếu là những từ thuần Việt. Hầu hết, từ thuần Việt
là những từ thông dụng, gọi tên những sự vật, hiện tợng, hoạt động gần gũi
trong đời sống hàng ngày.
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập đợc các nhà Ngôn ngữ học công nhận
có sự trùng hợp giữa âm tiết và hình vị nên đã khiến cho âm tiết tiếng Việt có
sự khác biệt so với các ngôn ngữ Châu Âu. ở đây, âm tiết và là tiếng là một
loại hình vị đặc biệt: hình tiết. Vì lẽ đó, âm tiết đợc coi là đơn vị ngữ âm học
cơ bản của tiếng Việt và việc lựa chọn âm tiết trong quá trình khảo sát này
cũng là điều hiển nhiên. Mặt khác, nếu âm tiết có chức năng ngữ âm học thì
âm vị có chức năng khu biệt. Đối với ngời bản ngữ, họ dễ dàng nhận ra các
âm tiết hơn là các từ. Từ đó, có thể nói rằng khi chọn từ láy để khảo sát sẽ
thấy đợc những đặc trng cơ bản của cấu trúc âm tiết tiếng Việt.
Nếu xuất phát từ âm vị rồi dùng phơng pháp tổng hợp để xây dựng
thành các đơn vị thì tổng là đơn vị hình thành đầu tiên trong quá trình làm
việc. Trớc nó, chúng ta cha thể tổng hợp nên một đơn vị nào khác.

Ngợc
lại, nếu đi từ câu nói rồi dùng phơng pháp phân tích để tách ra các kiểu dơn
vị thì tổng là đơn vị cuối cùng có thể tìm ra đợc. Chính đặc điểm này, cùng
với sự tồn tại của từ láy mà chúng tôi đã chọn từ láy làm đơn vị cơ bản và
duy nhất trong việc khảo cứu này. Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định
21


khảo sát lại một lần nữa những vần đề về tỉ lệ cũng nh những khu vực choán
lấp của vốn từ này trong cấu trúc của từ vựng - Ngữ pháp tiếng Việt mà chỉ
coi đây là những luận đề khá tin cậy về cơ sở từ vựng ngữ pháp đặng rút ra đợc một điều gì đó bổ ích và thú vị xét trên bình diện thuần ngữ âm học cũng
nh tìm cách giải thích chúng dựa trên những thành tựu gần đây nhất của
ngôn ngữ học thế kỷ XX.

2.2- Các nguyên tắc làm việc
2.2.1- So với từ trong các ngôn ngữ ấn - Âu, thì từ và hình vị trong
tiếng Việt đều có chung vỏ ngữ âm là âm tiết. Đặc biệt là mỗi từ là một âm
tiết nên từ đó mà suy ra từ tiếng Việt trùng với hình vị. ở đây, chúng tôi
chọn cơ sở dữ liệu là những đơn vị đa tiết. Đó là những chỉnh thể có nghĩa,
dùng để tạo câu, nó có hình thức của 2 âm tiết. Có thể khẳng định rằng, phần
lớn các tiếng trong tiếng Việt đều có tính chất cố định và cái gọi là những từ
đa tiết ở đây theo chúng tôi phải gồm những từ có cấu trúc hoàn chỉnh, giữa
các âm tiết có quan hệ ngữ âm. Về mặt ngữ âm, chúng đều đợc cấu tạo theo
đúng nguyên tắc ngữ âm của tiếng Việt. Về mặt chính tả, chúng đợc viết liền
thành một khối theo đúng quy tắc chính tả hiện hành. Chúng đều biểu thị sự
vật, hiện tợng, hành động và quan hệ trong thực tại. Có những đơn vị, vừa có
chức năng định danh, vừa có chức năng dẫn xuất, vừa có chức năng biểu
niệm nh: ảo não, bàng hoàng, bạn bè, bóng bánh ... những đơn vị ấy là thực
từ.
Bên cạnh đó, còn có những đơn vị chỉ dẫn xuất hình thái cảm xúc nào

đó trong thực tại nh: oai oái, ôi ối, ơi ới ... đợc gọi là tình thái từ.
Từ thực trạng từ láy tiếng Việt, chúng ta không thể chấp nhận khi xem
xét cơ cấu các từ láy bằng cách chỉ ra trong từ láy đâu là phần gốc, đâu là
phần láy. Để xác định đợc phần gốc thực chất đều mang tính gợng ép, cố
khuôn về cách quan niệm của nhà nghiên cứu mà không chú ý, dù vô tình
hay cố ý đến thực tế tình trạng từ láy trong tiếng Việt. Thực tế, từ láy tiếng
Việt, sự tồn tại các từ láy mà cả 2 âm tiết đều vô nghĩa rất nhiều. Do đó, đây
cha phải là cách xử lí phản ánh đúng thực trạng từ láy trong tiếng Việt.
Nếu thừa nhận rằng, trong tiếng Việt cũng nh trong các ngôn ngữ cùng
loại hình có tồn tại một cơ chế láy với t cách là một phơng thức tạo từ, thì rõ
22


ràng cơ chế này đợc thể hiện trớc hết về mặt ngữ âm trong các từ láy. "Đó là
cơ chế thể hiện quá trình tạo vỏ âm thanh từ một cách thuần nhất và bị chi
phối bởi chính các luật âm vị học đang hành chức trong ngôn ngữ này "
( Hoàng Cao Cơng Tr29 ).
Nói đến láy, ngời bản ngữ cảm nhận trớc hết đến đặc điểm về hình
thức ngữ âm của nó.
Cái đợc quan tâm trong từ láy chính là các thành tố tạo nên nó. Không
nên đặt vấn đề xác định thành tố gốc và thành tố láy trong từ láy. Điều quan
trọng hơn là đơn vị nào đợc dùng trong cơ chế láy để sản sinh các từ láy theo
những nguyên tắc nhất định. Đơn vị đó chính là tiếng ( âm tiết ). Từ láy là từ
đa tiết đợc tạo ra bằng phơng thức hoà phối ngữ âm giữa các âm tiết với hiệu
ứng tạo ra nghĩa biểu trng. Các âm tiết trong từ láy có thể tơng đơng hay
không tơng đơng với hình vị, nếu hiểu hình vị theo quan niệm thông thờng.
Điều đó không quan trọng, điều quan trọng là trong ý thức và cảm nhận của
ngời Việt, tiếng là một chiết đoạn ngữ âm hoàn chỉnh, lại là loại đơn vị có
cấu trúc tối giản, đi vào truyền thống ngữ văn của ngời Việt, vừa là một đơn
vị cấu trúc, vừa là một đơn vị chức năng. Đối với từ láy, việc các thành tố tạo

nên nó tự thân có nghĩa hay vô nghĩa không quan trọng, cái quan trọng là
hình thức ngữ âm đặc thù do sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng, cái quyết
định diện mạo của từ láy.
Nh thế, chúng tôi khảo sát đợc 5231 từ láy trong bảng thống kê làm
cơ sở dữ liệu cho khoá luận.
2.2.2- Về nguồn gốc các từ láy không chỉ thuộc lớp từ thuần Việt mà
còn thuộc lớp từ vay mợn gốc Hán. Lớp từ thuần Việt và Hán Việt có sự tơng
xứng ngữ âm vì đây là 2 ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập đã có
quá trình tiếp xúc, ảnh hởng qua lại lâu dài.
Những từ láy gốc Hán Việt có gần 60 từ: ảm đạm, an ủi, ảo não, bàng
hoàng, bàng quan, bôn ba, châm chớc, hồn hậu, ung dung, lỗi lạc, khí
khái ... Đây là lớp từ Hán Việt nhng chúng đợc nói ( đọc ) theo cách nói
( đọc ) của ngời Việt, chịu sự chi phối của cấu trúc ngữ âm tiếng Việt. Nh
vậy, những từ này đã đợc Việt hoá. Những trờng hợp không đợc Việt hoá nh
trên chúng tôi không thu thập vào bảng từ láy của mình.
2.3 Phơng pháp thống kê t liệu
23


Chúng tôi xác định cách thức tiến hành, lựa chọn từ láy cho khoá luận
nh sau:
Dựa vào từ điển Từ láy tiếng Việt do Hoàng Văn Hành chủ biên
( 1995 ) có đối chiếu với các từ điển khác và các tài liệu tham khảo chính,
chúng tôi tiến hành lựa chọn và tìm ra một danh sách từ láy để làm việc.
Trớc khi bớc vào thống kê, chúng tôi buộc phải tiến hành kiểm tra lại
toàn bộ các danh sách đã đợc các nhà từ vựng học và ngữ pháp học thừa nhận
để đi đến một danh sách của mình cốt là không để sai lệch nhiều lắm so với
nguyên tắc nhng vẫn giữ đợc nguyên tắc làm việc của mình đã đề ra. Chính
vì thế, cách tiến hành của chúng tôi dựa trên phơng pháp thống kê ngôn ngữ
học, gạn lọc và lựa chọn các mục từ phù hợp với yêu cầu của khoá luận. Vì

vậy, trong bản danh sách, trình tự, các từ láy không có bất kỳ đơn vị ngữ âm
nào trùng nhau mà mỗi đơn vị lựa chọn đều có sự phân biệt. Có đợc điều này,
chúng tôi phải dựa vào kiến thc về ngữ pháp học và phơng ngữ học để xác
định rõ hơn về từ loại, về phạm vi sử dụng cũng nh nguồn gốc địa phơng của
những từ láy đó.
Nh vậy, để có danh sách từ láy làm ngữ liệu cho đề tài khoá luận,
chúng tôi đã sử dụng hàng loạt từ điển tiếng Việt và những công trình về từ
vựng học tiếng Việt cũng nh ngữ pháp học tiếng Việt đợc xuất bản từ trớc
đến nay. Sự xác lập một danh sách nh vậy, cho phép ta có đợc một cái nhìn
toàn cảnh về từ láy tiếng Việt. Chúng tôi gọi đó là danh sách cơ sở và ngữ
liệu thô. Để có đợc danh sách từ láy, chúng tôi đã sử dụng các nguyên tắc
gạn lọc nh đã trình bày ở trên để có đợc kết quả nh mong muốn.
2.4- Kết quả thống kê
Tuân thủ các nguyên tắc đề ra, tiến hành lựa chọn và xác lập từ láy
trong cuốn Từ điển từ láy tiếng Việt ( 1995 Hoàng Văn Hành ), chúng
tôi đã chọn ra đợc 5231 mục từ thoả mãn định nghĩa và cách phân loại của
chúng tôi về từ láy. Các mục từ này đợc thống kê theo cách phân loại: chữ
cái a, b, c. Danh mục các từ láy đôi có thanh điệu không theo quy luật cùng
âm vực và đợc giới thiệu ở phần phụ lục cuối khoá luận.
3- Âm tiết tiếng Việt và vấn đề đơn vị âm vị học Việt
3.1- Các xu hớng nghiên cứu

24


Từ trớc đến nay, đã có không ít những công trình nghiên cứu về ngữ
âm tiếng Việt. Trong đó, thể hiện nhiều xu hớng khác nhau trong khi mô tả
hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Những xu hớng đó, trớc hết phản ánh những
quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau giữa các nhà ngữ học và các đơn vị
ngữ âm cơ bản của tiếng Việt. Có thể kể ra một số xu hớng chính sau đây:

- Do chỗ, tiếng Việt có sự trùng hợp kỳ lạ giữa âm tiết và hình vị nên
trong lịch sử âm vị học tiếng Việt đã từng có những tác giả sử dụng âm tiết
làm đơn vị cơ sở cho âm vị học... Bởi lẽ, khác với các đơn vị âm vị học trong
các ngôn ngữ Châu Âu, trong tiếng Việt, cách gọi là âm vị nhờ thủ pháp
phân xuất theo nguyên tắc đối lập ngữ nghĩa có thể là các âm tiết nguyên vẹn
( Cao Xuân Hạo 1975 ). Nh vậy, danh sách âm vị theo quan niệm trên sẽ
trùng với danh sách các hình tiết đợc sử dụng thực trong vốn âm tiết tiếng
Việt. Quan niệm này, phủ nhận tình hình tuyến trong nội bộ kết hợp giữa các
đặc tính âm thanh đa lại. Về mặt phơng pháp luận, đó là một giải pháp âm vị
học độc đáo có chứng cứ từ trực cảm tâm lí của ngời bản ngữ và khó lòng
bác bỏ. Bởi vì, trong thực tế ngữ âm học ngời ta có thể chia âm tiết thành
những yếu tố nhỏ hơn nữa, thậm chí các yếu có dáng thể vật chất tơng tự với
các âm vị có trong các ngôn ngữ Châu Âu nhng các thao tác âm vị học đã đợc sử dụng ấy đối với tiếng Việt chỉ là mốt, suy đoán lôgíc ít mang lại giá trị
chức năng nh âm vị học cổ điển đã quan niệm.
- Theo cách hình dung truyền thống của ngữ âm học Châu Âu, cái
hiển nhiên đối với họ là các âm vị nguyên âm và phụ âm, tơng ứng với các
chữ cái a, b, c ghi trên mặt giấy. Chịu ảnh hởng của phơng pháp phân tích âm
vị học truyền thống Châu Âu, các tác giả Lê Văn Lý ( 1948 ), M.B Emeneau
( 1951 ) đã hình dung hệ thống ngữ âm tiếng Việt cũng bao gồm các âm vị
nguyên âm, phụ âm. Từ đó, họ đi đến xác lập hệ thống nguyên âm và hệ
thống phụ âm tiếng Việt. Theo đó, âm tiết tiếng Việt đợc miêu tả nh một tổ
hợp của các nguyên âm và phụ âm ( thanh điệu không đợc tính đến). Cho
đến những năm sau, tác giả Hoàng Tuệ (1962 ) cũng ủng hộ cách miêu tả
theo xu hớng này.
- Tiếp thu truyền thống âm vị học Trung Hoa trong sự hình dung về
ngữ âm của một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập âm tiết tính nh tiếng Việt,
tác giả Nguyễn Quang Hồng dựa trên những cứ liệu về từ láy, nói lái ... để đa
25



×