Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập văn tả cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.79 KB, 96 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa giáo dục
___________________

Lê anh xuân

Phơng pháp hớng dẫn học sinh lớp 5
luyện tập văn tả cảnh
khóa luận tốt nghiệp ĐạI HọC

Nghệ An - 2012

1


Trờng đại học vinh
Khoa giáo dục
___________________

Phơng pháp hớng dẫn học sinh lớp 5
luyện tập văn tả cảnh

khóa luận tốt nghiệp ĐạI HọC
chuyên ngành: phơng pháp dạy học tiếng việt

Ngời hớng dẫn
: TS. Chu Thị Hà
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Xuân
Mã số sinh viên : 0859012096
Lớp
: 49A1 - Tiểu học



Nghệ An - 2012

2

Thanh


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Môn tiếng việt ở trường Tiểu học là một môn học hoàn thành năng
lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh và phát triển tư duy, tạo tiền đề và cơ sở
cho việc học tập các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được dạy và
học thông qua 7 phân môn khác nhau (Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả,
Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn).
Trong đó phân môn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng
hợp, giúp mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm
xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách học sinh. Nhiệm vụ của phân môn
Tập làm văn ở Tiểu học là trang bị cho học sinh những tri thức về hệ
thống Tiếng Việt, chuẩn Tiếng Việt và rèn luyện quá trình giao tiếp các
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
1.2 Phân môn Tập làm văn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp
các kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác đã
hình thành. Do vậy, phân môn Tập làm văn đã thực hiện được mục tiêu cuối
cùng, quan trọng nhất của dạy học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng được
Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Văn miêu tả là một thể văn chiếm
phần lớn nội dung của phân môn Tập làm văn bản và nó được sử dụng rất phổ
biến trong cuộc sống.
1.3 Trong chương trình Tiểu học hiện nay, văn miêu tả gồm có những
kiểu bài đó là: Tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả người, tả cảnh. Trong những

kiểu bài đó thì văn miêu tả cảnh là một kiểu bài rất quen thuộc với học sinh.
Đối tượng của văn tả cảnh là những cảnh vật xung quanh cuộc sống của các
em. Đó là cảnh buổi sáng (trưa, chiều) ở quê em (công viên, đồng lúa...), cũng
có thể là cảnh mùa xuân, cảnh đêm trăng... Chúng đều là những cảnh vật rất

3


gần gũi, thân quen đối với các em, vì thế mà sẽ tả một cách sinh động, tinh tế
và thể hiện được tình cảm của mình đối với những cảnh vật đó.
1.4 Để có một bài văn tả cảnh hay thì người viết phải có tài quan sát,
biết chọn lọc những chi tiết điển hình và nổi bật. Đồng thời người viết phải
biết sử dụng từ ngữ hợp lý, độc đáo, ví von so sánh để chuyển tải nội dung
quan sát một cách chân thực và sinh động, đồng thời qua đó gửi gắm tình
cảm, thể hiện cảm xúc của mình đối với cảnh vật được miêu tả.
Tuy nhiên trong thực tế dạy và học văn miêu tả cảnh ở Tiểu học còn
nhiều hạn chế. Hầu hết giáo viên chưa áp dụng phù hợp các phương pháp
giảng dạy. Nhiều bài làm của học sinh chưa đạt yêu cầu về nội dung và hình
thức. Nguyên nhân chủ yếu là giáo viên chưa nắm vững lý thuyết về văn tả
cảnh một cách toàn diện. Học sinh chưa tiếp cận được phương pháp làm bài
khoa học và có hệ thống.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc dạy học Tập làm văn nói chung,
văn tả cảnh nói riêng, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Phương pháp
hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập văn tả cảnh”.
2. Lịch sử vấn đề
Bàn về văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả là một vấn đề
đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu nhưng chưa hề có một công
trình nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu về phương pháp hướng dẫn học sinh
luyện tập về văn tả cảnh với tư cách là một công trình chuyên biệt, độc lập.
Chúng ta có thể đề cập đến các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu sau:

2.1. Các công trình nghiên cứu về văn miêu tả và văn tả cảnh:
- Văn miêu tả và kể chuyện - Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển NXBGD
Về cấu trúc, sách gồm 2 phần:

4


Phần 1: Giới thiệu các bài viết của các nhà văn về suy nghĩ, kinh
nghiệm của bản thân khi viết văn miêu tả và kể chuyện.
Phần 2: Là những đoạn văn tả và kể chọn lọc của nhiều cây bút
khác nhau.
Công trình này chỉ mới đề cập những nét chung nhất của một bài
văn miêu tả, những vấn đề đưa ra vẫn còn là trừu tượng đối với giáo viên
và học sinh. Vì thế giáo viên khó vận dụng vào quá trình dạy - học văn
miêu tả ở lớp 4, 5.
- Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông - Đỗ Ngọc Thống, Phạm
Minh Diệu
Cuốn sách gồm 3 chương và phần phụ lục:
Chương 1. Phân tích và chỉ ra những đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả.
Chương 2. Giới thiệu một số ý kiến và một số trang văn miêu tả của các
nhà văn, chủ yếu là các nhà văn viết cho thiếu nhi, các tác phẩm văn học được
đưa và nhà trường.
Chương 3. Giới thiệu văn miêu tả trong nhà trường phổ thông theo
yêu cầu của chương trình SGK mới. Đặc biệt, tác giả còn giới thiệu hệ
thống 95 bài tập và 20 đề văn miêu tả với yêu cầu kết hợp với các phương
thức biểu đạt khác.
Đây là cuốn sách giới thiệu về văn miêu tả tương đối đầy đủ song
vẫn chưa phải là cuốn sách về phương pháp dạy học văn miêu tả cho học
sinh tiểu học.
2.2. Các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học văn miêu tả ở nhà

trường Tiểu học
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (2 tập) - Lê Phương Nga,
NXB Đại học sư phạm - 2008.
Nội dung của quyển sách gồm có 2 phần:

5


Phần I: Bàn về những vấn đề chung của phương pháp dạy học Tiếng
Việt ở Tiểu học.
Phần II: Đi sâu vào phương pháp dạy học các phân môn cụ thể: Học
vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn.
Trong quyển sách này phần nội dung về phương pháp dạy học văn
miêu tả ở Tiểu học chỉ được đề cập đến một phần rất nhỏ. Quyển sách không
tập trung đi sâu vào việc rèn luyện kỹ năng viết văn cho học sinh mà chủ yếu
là đưa ra quy trình lên lớp của từng loại bài Tập làm văn.
- Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu học- Nguyễn Trí,
NXB Giáo dục- 1999.
Cuốn sách này gồm 2 phần:
Phần đầu: Tác giả đề cập đến khái niệm văn miêu tả và các kiểu bài
miêu tả ở tiểu học.
Phần sau: Tác giả giới thiệu một số phương pháp dạy văn miêu tả
trong trường tiểu học.
Quyển sách này đã đưa ra các phương pháp dạy văn miêu tả một cách
tương đối khoa học, khái quát. Tuy nhiên, phương pháp dạy học cho mỗi kiểu
bài cụ thể chưa được nghiên cứu kĩ, đặc biệt là văn miêu tả cảnh.
- Luyện viết văn miêu tả ở Tiểu học - Vũ Khắc Tuân, NXB Giáo
dục.(2 tập)
Trong tác phẩm này, tác giả chủ yếu thiết kế hệ thống bài tập luyện viết
các loại bài của văn miêu tả và một số kinh nghiệm của các nhà văn trong

việc làm văn miêu tả, một số giai thoại trong việc dùng câu chữ khi viết văn.
Như vậy, qua việc tìm hiểu nội dung các cuốn sách trên chúng tôi nhận
thấy việc nghiên cứu ứng dụng lý thuyết văn miêu tả cảnh vào hệ thống kĩ
năng làm văn trong dạy học văn tả cảnh ở trường Tiểu học còn được ít người

6


đề cập hoặc nghiên cứu chưa sâu. Do đó đề tài “Phương pháp hướng dẫn
học sinh lớp 5 luyện tập văn tả cảnh” là một đề tài mới mẻ và rất cần thiết.
Với công trình nhỏ bé này, chúng tôi muốn đóng góp một phần
công sức của mình vào việc rèn luyện và phát triển kỹ năng trong khi làm
bài văn tả cảnh cho học sinh. Qua đó giúp học sinh có thể viết nhiều bài
văn hay, ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc, nội dung cô đọng,
bố cục chặt chẽ.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập về văn
miêu tả cảnh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả ở trường
Tiểu học.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học Tập làm văn ở Tiểu học
4.2 Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập văn tả cảnh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Đề xuất phương pháp hướng dẫn học sinh làm văn tả cảnh ở lớp 5.
- Thử nghiệm sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học

Trong quá trình dạy học Tập làm văn tả cảnh ở lớp 5 nếu giáo viên
nắm vững lí thuyết về văn miêu tả- đặc biệt là vai trò của quan sát cũng
như yêu cầu, đặc điểm và liên tưởng, tưởng tượng, tình cảm và cảm xúc, sử
dụng ngôn từ trong văn tả cảnh. Từ đó có sự ứng dụng một cách linh hoạt
và chủ động vào dạy văn tả cảnh, kết hợp với tổ chức hướng dẫn học sinh

7


rèn luyện các kĩ năng đó trong việc làm văn tả cảnh thì sẽ nâng cao chất
lượng bài viết của học sinh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp thử nghiệm.
7.3. Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp xử lý số liệu thu được.
8. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 5 của một số trường Tiểu học thuộc
Hương Khê (Hà Tĩnh).

8


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm văn miêu tả
Theo Đào Duy Anh trong “Hán Việt tự điển” miêu tả là lấy “nét vẽ
hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra”.
Trong cuốn “Viết văn miêu tả và văn kể chuyện” nhà văn Phạm Hổ
cho rằng: “Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta biết, người đọc như thấy
cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, một con vật, một dòng sông,
người đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy
thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi
ẩm mốc,... nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên ngoài, còn sự miêu tả bên
trong nữa là miêu tả tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật
và cả cây cỏ”.
Như vậy, đến với văn miêu tả thì các sự vật, hiện tượng, con người hiện
ra một cách cụ thể và sinh động. Miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình
ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe người đọc hình dung một cách rõ nét,
cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Qua văn
miêu tả chúng ta có thể hình dung được quá trình vận động cũng như những
thứ vô hình như âm thanh, mùi vị, màu sắc. Một bài văn miêu tả hay không
những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể
hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối
tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả mà để tả, mà thường tả
để gửi gắm suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá và thể hiện những yêu ghét cụ thể
của mình. Bàivăn miêu tả còn là kết tinh của những quan sát tinh tế, những
rung động sâu sắc, những ấn tượng đặc biệt mà người viết đã góp nhặt qua

9


khả năng quan sát nhạy bén, sự phong phú của trí tưởng tượng và một tâm
hồn nhạy cảm.
Văn tả cảnh là một trong những thể loại của văn miêu tả, văn tả cảnh

nêu ra những đặc điểm cụ thể, đặc trưng của những cảnh vật quen thuộc xung
quanh cuộc sống của học sinh: một dòng sông, một cánh đồng, một góc phố,
những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước. Mỗi cảnh đều nằm
trong một không gian và thời gian, đó là cái nền cho cảnh vật được miêu tả.
Văn miêu tả cảnh không những tập trung tả những nét tiêu biểu của cảnh làm
cho nó khác với cảnh khác mà còn làm cho người đọc cảm nhận được cảm
xúc, tình cảm của người viết cảnh vật.
Ví dụ: Đoạn văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa của Tô Hoài:
“Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn hoa màu vàng - những màu
vàng rất khác nhau.
Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng
ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới
đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những
chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt
bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại
mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối
vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió
lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng
xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con
gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới, lác đác
cây lụi có những chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả
đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn cảm giác héo tàn
hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm
thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến

10


ngày đêm, mà người ta chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc Hợp tác
xã... Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay”.

(Tiếng Việt 5, Tập 1)
1.2. Đặc điểm của văn miêu tả
1.2.1. Văn miêu tả là thể văn sáng tác
Văn miêu tả là một dạng văn bản nghệ thuật được dạy trong chương
trình Tiểu học. Văn miêu tả không phải là sự sao chép hay thu lượm thông tin
một cách máy móc mà là kết quả của sự quan sát, nhận xét, tinh tế của mỗi
người trước cùng một cảnh vật, một đối tượng.
Văn miêu tả thể hiện “cái tôi” của mỗi người. Trước một sự vật, hiện
tượng giống nhau nhưng mỗi người có một cách quan sát, một cách đánh giá,
cách thể hiện tình cảm khác nhau tùy thuộc vào vốn kiến thức, kinh nghiệm
vốn có và tâm lý tính cách của mỗi người.Mỗi bài văn miêu tả là một sản
phẩm riêng biệt không lặp lại ở người khác, là thể hiện cách nhìn, cách cảm
của người viết đối với đối tượng được tả.
Phillippe Hamon cho rằng: “Năng lực miêu tả là một năng lực đặc biệt
phản ánh niềm mê sáng tạo của người nghệ sĩ. Nó có những lối vẽ và những
quan niệm riêng. Bức vẽ đó phải tác động vào độc giả”.
Trần Đăng Khoa nhìn trăng với con mắt tinh tế, bằng tình yêu của tâm
hồn trẻ thơ hồn nhiên trong sáng:
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà...
Cùng miêu tả về trăng, nhưng nhà thơ Êxênhin (Nhà thơ Nga thế kỷ
XX) lại có những gì rất thân thuộc, mộc mạc nhưng cũng hết sức thú vị: “Mặt
trăng đã ló qua mái rạ / Giống như con chó nhỏ yêu thương”.
Với Hàn Mặc Tử, “trăng” lại gắn với hình ảnh mang tính nhục thể:
“Trăng nằm sóng soải trên cành liễu / Đợi gió đông về để lả lơi…”

11


Trong “Mảnh trăng cuối rừng”, Nguyễn Minh Châu miêu ta “trăng”

với nét vẽ tinh tế, trong sáng và hết sức lãng mạn: “Mảnh trăng khuyết đứng
yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc…”.
Cùng một vầng trăng nhưng mỗi người lại có một cách quan sát và
cách tả khác nhau nhưng đều đúng và đều hay và đó cũng là sự sáng tạo riêng
của mỗi tác giả.
Hay với Vích-to Huy-go khi nhìn một bầu trời đầy sao thấy như một
cánh đồng lúa chín. Còn Mai-a cốp-xki thì lại nhìn thấy ngôi sao như giọt
nước mắt của người da đen đang khóc Lênin khi biết Lênin vừa qua đời. Với
Ia-ga-ga-rin thì lại thấy vì sao như những hạt giống mới mà loài người gieo
vào vũ trụ. Như vậy, đều là miêu tả về những vì sao nhưng mỗi tác giả lại
khoác lên những ngôi sao đó những chiếc áo riêng.
Như vậy hiện thực cuộc sống là kho đề tài vô tận để người nghệ sĩ
khám phá, phát hiện nhưng đối với mỗi cây bút, nó lại được chiếu rọi dưới
một ánh sáng riêng. Cùng miêu tả về hình ảnh trăng nhưng mỗi nhà văn lại
có những cách thức miêu tả khác nhau. Điều đó đưa đến cho người đọc có
những khám phá mới lạ, bất ngờ và thú vị về sự vật tồn tại xung quanh
cuộc sống.
1.2.2. Tính chân thật trong văn miêu tả
Bất kỳ một tác phẩm nào cũng đòi hỏi tính chân thật. Bởi thế tác giả
phải nhúng ngòi bút của mình vào nghiên mực của cuộc đời, phải lặn sâu vào
đại dương cuộc sống, không phải để nhặt nhạnh những mảnh san hô tầm
thường mà để tìm cho được những viên ngọc trai lấp lánh. Với văn miêu tả
cũng vậy, miêu tả cần phải có tính cụ thể, sinh động, tính sáng tạo, nhưng
cũng rất cần tính chân thực. Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng,
không ngăn cản sự sáng tạo của người viết nhưng không có nghĩa là cho phép
người viết “bịa” một cách tùy ý. Miêu tả dù có sáng tạo đến bao nhiêu đi

12



chăng nữa nhưng không được xa rời bản chất của đối tượng miêu tả. Văn
miêu tả của Tô Hoài là một ví dụ tiêu biểu, bằng con mắt quan sát tỉ mỉ, khả
năng bao quát sự vật, hiện tượng, tác giả đã dựng nên một thế giới loài vật
sống động và hết sức chân thực:
“Chuồn Chuồn chúa lúc nào cũng dữ dội, hùng hổ nhưng kỳ thực
trong kỷ đôi mắt lại rất hiền. Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoát, Chuồn
Chuồn ớt rực rỡ trong trong bộ quần áo đỏ chót giữ ngày hè chói lọi…
Chuồn Chuồn Tư có đôi cánh kép vàng điểm đen…
(Dế Mèn phiêu lưu kí).
Dưới ngòi bút của Võ Quảng, ta được ngắm hình ảnh của ba chú gà
trống một cách rõ nét, chân thật như đang hiện ra trước mắt người đọc. Ba
chú gà trống với mỗi chú một dáng vẻ, tính cách riêng:
“Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của
anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm. Nó nhón chân bước từng bước
oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước. Bị chó Vện đuổi, nó bỏ chạy. Đột ngột nó quay
lại nện chó Vện một đá vào đầu rồi nhảy phốc lên cổng chuồng trâu đứng
nhìn xuống tỏ vẻ phớt lờ. Nó nổi gáy như thách thức:
- Tao không sợ ai hết!
Sau gà anh Bốn Linh, gà của ông Bảy Hóa gáy theo. Con gà của ông
Bảy Hóa hay bới bậy. Nó có bộ mã khá đẹp, lông trắng, mỏ búp chuối, mào cờ,
hai cánh như hai vỏ trai úp nhưng lại hay tán tỉnh láo toét. Nó đến chỗ bờ tre
mời bọn gà mái theo nó để nó đãi giun. Bới được con giun nào, nó lấy mỏ kẹp
bỏ ra giữa đất kêu tục tục mời bọn gà mái đến xơi. Bọn này vừa xô đến, nó đã
nuốt chửng con giun vào bụng. Sau gà ông Bảy Hóa, gà bà Kiến nổi gáy theo.
Gà bà Kiến là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn. Nó nhảy
tót lên cây rơm thật cao, phóng tầm mắt nhìn quanh như muốn mọi người hãy
chú ý, nó sẽ gáy một hồi thật to, thật dài. Nó xòe cánh, nghểnh cổ, chuẩn bị

13



chu đáo, nhưng rốt cuộc chỉ rặn được ba tiếng éc, e, e cụt ngủn. Nó ngượng
quá đỏ chín mặt, hấp tấp nhảy xuống đất. Gà trong làng nổi gáy loạn xị...
(Dẫn theo Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở TH Nguyễn Trí - Tr 23)
Như vậy, các đối tượng được miêu tả hiện ra với những gì vốn tồn tại
trong hiện thực nhưng không hề khô cứng mà lại hết sức sinh động và cụ thể.
Văn miêu tả cho phép chúng ta sử dụng các biện pháp nghệ thuật để miêu tả
các đối tượng một cách sinh động hơn, ấn tượng hơn nhưng không vì thế mà
chúng ta cường điệu hóa lên, gây sự sáo rỗng cho bài văn. Không thể tả con
gà trống to bằng cái thùng phuy, bông hoa hồng có màu sắc rực rỡ như ánh
mặt trời. Bất kì bài văn nào dù hay đến mấy cũng phải để cho đối tượng được
miêu tả hiện lên với những đặc điểm, bản chất của nó và tất nhiên những đặc
điểm đó phải được chọn lọc một cách tinh tế và khéo léo. Một nhà văn đã nói
về cái giả và cái thật như sau:
“Giả và thật cũng giống như 2 cái dây điện có mắc bóng điện đâu vào
đấy. Nhưng bấm một cái thì bóng điện này sáng còn bóng điện kia tối vì một
bên có điện (thật) còn một bên thì không (giả)”.
Nhờ có tính chân thật mà mỗi khi đọc những bài văn miêu tả chúng ta
được gặp lại những sự vật, đối tượng gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống. Có
gì hay và dễ đi vào lòng người bằng cái thật. Tính chân thật trong văn miêu tả
làm nên thế đứng của mỗi bài văn trong lòng người đọc.
1.2.3. Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình
Sinh động và tạo hình là một đặc trưng và tiêu chí để đánh giá một bài
văn miêu tả hay. Đặt trưng này thực ra là hệ quả của tính cụ thể, sinh động,
chân thực và sáng tạo trong miêu tả. Nó đòi hỏi người viết dù có miêu tả đối
tượng nào ở góc độ nào cũng phải tạo được sự hấp dẫn, truyền cảm đối với
người đọc. Muốn vậy, khi miêu tả, các em phải thổi vào đó hơi thở của cảm

14



xúc, biến đổi miêu tả trở nên có hồn, nếu không nó đơn thuần chỉ là những
dòng chữ khô khan, lạnh lùng, không để lại ấn tượng gì cho độc giả.
M. Gorki đã phân tích: “Dùng từ để “tô điểm” cho người và vật là một
việc. Tả họ một cách sinh động, cụ thể đến nỗi người ta muốn lấy tay sờ, như
người ta thường muốn sờ mó các nhân vật trong Chiến tranh và hòa bình của
Lép- Tôn- xtôi, đó là một việc khác”.
Một bài văn miêu tả được coi là sinh động, tạo hình khi các sự vật, đồ
vật, phong cảnh, con người... miêu tả trong đó hiện lên qua từng câu, từng
dòng như trong cuộc sống thực, tưởng có thể cầm nắm được, nhìn ngắm
được... Trong Những chiếc ấm đất của Nguyễn Tuân, đoạn miêu tả cảnh
người đầy tớ già gánh nước từ trên chùa về làng là một đoạn miêu tả giàu chất
tạo hình. Đoạn này kiệm lời, kiệm chi tiết nhưng sức gợi trong tâm tưởng
người đọc lại lớn.
“Trên con đường đất cát khô nồi nước tròng trành theo bước chân mau
của người đầy tớ già đánh rỏ xuống mặt đường những hình ngôi sao ướt và
thẫm máu. Những hình sao ướt nối nhau trên một quãng đường dài ngoằn
ngoèo như lối đi của loài bò sát”.
Nhà văn Nguyễn Tuân trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” với nét
vẽ tài hoa tinh tế của mình đã biến dòng sông Đà vô tri thành một sinh thể
sống, có linh hồn, sống động. Người đọc không thể nào quên hình ảnh dòng
Đà Giang đẹp mê hồn:
“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân
tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban gạo tháng hai và cuồn
cuộn mùi khói núi Mèo đốt nương xuân… Mùa xuân dòng xanh ngọc bích,
chứ nước sông Đà không xanh màu xanh cánh hến của sông Gâm, sông Lô.
Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa,
lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn bục bội gì mỗi độ thu về”.

15



Chỉ bằng mấy nét phác thảo dòng sông Đà đã hiện lên thật cụ thể, sinh
động, bằng cách so sánh tài tình, sáng tạo, tác giả đã giới thiệu cho người đọc
thấy vẻ đẹp của sông Đà giang giống như mái tóc dài mềm mại buông xuống
của người thiếu nữ, nhà văn còn miêu tả được sự thay đổi về màu sắc của
sông theo mùa: mùa xuân thì sông “xanh ngọc bích”, mùa thu thì “lừ lừ chín
đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”. Thật là một bức tranh hài hòa về
đường nét và màu sắc, rất giàu cảm xúc, khơi gợi và mở rộng khả năng liên
tưởng của người đọc.
Làm nên sự sinh động, tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết sống,
gây ấn tượng... Tước bỏ chúng đi, bài miêu tả sẽ trở nên mờ nhạt, vô vị, thậm
chí trơ ra bộ xương khô. Đọc nó ta “tưởng như bắt gặp nụ cười nhợt nhạt của
một người không còn sinh khí”.
rong miêu tả để làm nổi bật đối tượng quan sát, người ta thường sử
dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa:
Ví dụ: Sử dụng biện pháp so sánh:“Trăng tròn như cái đĩa” (Trần
Đăng Khoa) hay Những bông gạo như những đốm lửa giữa trời.
Trong bài “Sầu riêng” của Mai Văn Tạo, hình ảnh so sánh được xuất
hiện rất nhiều:
“Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như
hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng
ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy
li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng
lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến”.
(Dẫn theo Tiếng Việt 4, Tập 2, Trang 34)
Và để làm tăng sự uyển chuyển, mềm mại khi diễn đạt người viết
thường sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, nhân hóa để tả bên ngoài, có khi để
tả tâm trạng.


16


Ví dụ: Nhà văn Tô Hoài tả hình dáng bên ngoài của chào mào: “Mắt,
mỏ Chào Mào nhâng nháo, phởn phơ. Đứng đâu cũng nhún nhảy làm điệu.
Đã thế đỉnh đầu lại chênh vênh đội lệch cái mũ nhung đen nháy”.
Đàn bò của Hồ Phương mang những nét tính nết của con người: “Con
Ba Bớp phàm ăn tục uống nhất… Con Hoa hùng hục ăn. Mẹ con chị Vàng ăn
riêng một chỗ…, cu Tũn dở hơi chốc chốc lại ăn tranh mảng cỏ của mẹ, chị
Vàng lại dịu dàng nhường cho nó.”
Khi tả một ngày mùa, người ta có thể hình dung: “Máy tuốt to lù lù
đững giữa sân kho, kêu tành tạch. Người ta nhét những ôm lúa vào miệng nó.
Nó nhằn nhằn một thoáng rồi phì rơm ra”. Tả dòng sông trong các thời điểm
khác nhau, Nguyễn Trọng Tạo viết:
“Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may”.
Như vậy, với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh
làm cho bài văn miêu tả thêm sức sống, phập phồng hơi thở và làm cho người
đọc thấy thú vị hơn với các đối tượng được miêu tả. Nếu bài văn miêu tả thiếu
đi tính sinh động và tạo hình thì chẳng khác nào một bài khoa học nghiên cứu
về Tự nhiên và xã hội.
1.2.4. Văn miêu tả mang tính thông báo, thẩm mỹ và chứa đựng tình cảm
của người viết
Bất kì một bài văn nào cũng có nội dung, có những mục đích của nó và
chính những nội dung đó thể hiện tính thông báo của tác phẩm. Và trong văn
miêu tả thì những nội dung đó có tính chọn lọc, chọn những chi tiết hay và
đẹp nhất để đưa vào bài văn. Khác với miêu tả trong khoa học (như trong sinh
học, địa lí học, khảo cổ học...). Tả trong phân môn Tập làm văn bao giờ đối


17


tượng được miêu tả cũng được người viết đánh giá chúng theo quan điểm
thẩm mĩ, cũng gửi vào bài viết ít nhiều tình cảm hay ý kiến đánh giá, bình
luận của mình. Do vậy từng chi tiết của bài miêu tả đều mang ấn tượng cảm
xúc chủ quan. Khi đọc hai câu thơ: Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc / Đầm đìa
lá liễu giọt sương reo chắc hẳn người đọc nhận ra chủ nhân của nó trên là nữ
thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bởi trong hai câu thơ nêu trên mang rõ dấu ấn cá tính
của nhà thơ qua các chi tiết vừa giàu tính tạo hình vừa giàu sức sống tiềm
tàng: lắt lẻo, cơn gió thốc, đầm đìa, giọt sương reo.
Miêu tả trong phân môn Tập làm văn khác hẳn với miêu tả trong môn
Tự nhiên và xã hội. Đọc hai đoạn văn cùng tả con bướm chúng ta nhận thấy
sự khác biệt. Đoạn thứ nhất trích từ sách học sinh:
“Thân bướm có 3 phần: đầu, ngực, bụng. Phần ngực có bốn cánh, sáu
chân. Bướm bay được nhờ hai đôi cánh là hai mảng rộng bản. Chúng có vảy
phấn bao phủ nên không trong như cánh chuồn chuồn”.
Đoạn này ta thấy các chi tiết hiện ra thật chính xác nhưng thật lạnh
lùng, cảm xúc của người viết không thể hiện ở đây. Và ở đây chỉ mới nêu
ra được đặc điểm chung của loài bướm còn bỏ qua đặc điểm riêng của từng
con bướm.
Đoạn thứ hai trích từ một tác phẩm văn học của Vũ Tú Nam được dùng
làm bài tập đọc có tựa đề Những cánh bướm bên sông (Tiếng việt 4).
“Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên sông bắt bướm. Chao ôi, những
con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung bay
loang loáng. Con vàng sẫm nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa,
lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ to bằng bàn tay người lớn,
màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu
như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đên kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than


18


của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn
rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông”.
Ngay từ đầu đoạn miêu tả, tình cảm của tác giả với những cánh bướm
đã được thể hiện. Đó là sự yêu thích, say mê bộc lộ qua hành động tha thẩn
bên bờ sông để bắt bướm, qua câu: Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng,
đủ màu sắc. Đặc điểm của từng con bướm hiện lên rõ nét hòa quyện với niềm
say mê, yêu thiên nhiên của tác giả. Có yêu thiên nhiên đến thế tác giả mới có
thể tả màu sắc, hình dáng và có những liên tưởng độc đáo “Bướm trắng bay
theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió,
hệt như tàn than của những đám đốt nương”.
Trong đoạn miêu tả vẻ đẹp của hoa mai, tác giả Lê Tấn viết:
“Đúng là hoa mai đẹp thật... Hoa mai tỏa ra năm cánh, nhưng cánh
hoa thì xếp có một tầng, không chồng lên nhau nhiều lớp như hoa đào. Nụ
mai không chúm chím phô hồng như nụ đào mà ngời xanh như màu ngọc
bích. Khi nở, cánh hoa xòe ra mịn màng như lụa, ánh lên một sắc vàng muốt,
nuột nà và “thấp thoáng” một mùi hương... Dưới ánh sáng mặt trời, những
cánh hoa mai mịn màng ấy tưởng như trong suốt có thể nhìn xuyên qua được.
Khác hoa đào, hoa mai không mọc sát cành và đơm đặc. Hoa mai treo trên
cuống dài, trổ từng chùm thưa thớt...Đứng trước một cành mai rung rinh
trước gió, ta dễ liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm rập rờn”.
(Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở TH - Nguyễn Trí - Tr 87)
Ở đây, ta bắt gặp ngay cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của hoa mai:
“Đúng là hoa mai đẹp thật”. Chắc hẳn ai cũng đã một lần được ngắm nhìn
hoa mai nhưng có lẽ để quan sát kĩ hoa mai thì chưa. Phải yêu hoa mai lắm
tác giả mới ngắm kĩ hoa mai đến như vậy, nhận ra vẻ đẹp của hoa mai khác
hẳn với những hoa khác. Bông hoa mai hiện ra thật đẹp, thật rõ nét như một

bức ảnh chụp gần hoa mai tỏa ra năm cánh, nhưng cánh hoa thì xếp có một.

19


Chỉ có niềm say mê mới giúp tác giả có những so sánh ấn tượng, tinh tế: màu
hoa ngời xanh như màu ngọc bích, cánh hoa xòe ra mịn màng như lụa, ánh
lên một sắc vàng muốt, nuột nà và “thấp thoáng” một mùi hương. Tuy đã rất
quen thuộc, gần gũi với chúng ta nhưng có lẽ đến với những câu văn của Lê
Tấn ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp của hoa, được cảm nhận hương hoa bằng “thị
giác”. Với tình yêu thiên nhiên tha thiết của mình, tác giả đã giúp người đọc
có cảm giác như đang nhìn ngắm, nâng niu bông hoa mai trên tay.
1.2.5. Ngôn ngữ của văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh
Ngôn ngữ trong văn miêu tả là yếu tố quan trọng làm nên sức sống của
bài văn. Khác với những văn bản khoa học, ngôn ngữ trong văn miêu tả là thứ
ngôn ngữ được trau chuốt, chọn lọc, giàu cảm xúc và hình ảnh, có thể gây ấn
tượng mạnh, tác động sâu xa trong trí tưởng tượng và cảm nhận của người
đọc. Có như thế thì ngôn ngữ miêu tả mới có khả năng diễn tả cảm xúc của
người viết, vẽ được một cách sinh động, tạo hình đối tượng miêu tả. Ngôn
ngữ trong văn miêu tả là sự phong phú đa dạng của các động từ và tính từ đan
xen nhau tạo thành những hạt pha lê lấp lánh trong văn miêu tả. Ngôn ngữ
miêu tả là những cung bậc trong bài văn. Tạo nên màu sắc của cảm xúc và
hình ảnh người ta còn phối hợp tính từ, động từ với nhiều biện pháp so sánh,
nhân hóa và ẩn dụ. Mặc dù nghệ thuật miêu tả không phải chỉ tạo hình ảnh
nhưng ma thuật của hành văn, sự sống của bài văn miêu tả lại nằm trong hình
ảnh. Hình ảnh thật sự là một cách viết văn mạnh mẽ, một phương thức làm
cho sự vật trở nên nhạy cảm hơn. Nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh,
nhân hóa tạo nên hình ảnh ngôn ngữ.
Ẩn dụ là một hình ảnh tạo nên sự so sánh ngầm: mùa xuân cuộc đời,
cứng người vì sợ hãi.

So sánh: Trăng tròn như cái đĩa/ Lơ lửng mà không rơi (Trần Đăng
Khoa)

20


Nhân hóa: Những nụ đào đang hé môi cười với nắng xuân.
Như vậy, để làm nên màu sắc cho ngôn từ, chúng ta thường sử dụng
nhiều biện pháp nghệ thuật trong bài văn miêu tả. Từ đó làm bật lên đối tượng
được miêu tả, làm cho bài văn hấp dẫn hơn.
Chúng ta cùng chiêm ngưỡng ánh sáng lấp lánh của ngôn từ giàu cảm
xúc và hình ảnh trong “Đường đi Sa Pa”:
“Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh.
Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng
bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời,
những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lủa. Tôi lim
dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con
đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt
thướt liễu rủ.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe.
Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo
sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị
trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá
vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa
tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với
những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Sa Pa quả là món quà tặng kì diệu mà thiên nhiên dành cho đất
nước ta.
(Theo Nguyễn Phan Hách, Tiếng Việt 4- Tập 2)

Với nghệ thuật sử dụng ngôn từ tài tình, tác giả đã vẽ lên bức tranh
phong cảnh Sa Pa, làm cho cảnh rực rỡ, lộng lẫy sắc màu, hài hòa, tự nhiên.
Không chỉ vậy, nó còn tạo nên giá trị biểu cảm, gợi hình gợi nét và “gợi cho

21


người đọc cảnh hiện ra như thật” (Hà Minh Đức). Vẻ đẹp của Sa Pa hiện ra
với vẻ đẹp mê hồn, lung linh và kì diệu. Đặc biệt rất khó để có thể chụp hay
vẽ lại được bức tranh phong cảnh Sa Pa có cả 3 mùa trong năm, nhưng tác giả
đã cho người đọc thưởng thức được vẻ đẹp kỳ diệu đó của Sa Pa bằng ngôn từ
giàu cảm xúc và hình ảnh: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.
Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen
nhung hiếm quý.
Nếu không dùng ngôn từ giàu cảm xúc và hình ảnh để vẽ thì chắc hẳn
bức tranh về Sa Pa chỉ là những nét phác thảo lạnh lùng và đơn điệu.
1.3. Đặc điểm của văn tả cảnh
Ngoài những đặc điểm chung của văn miêu tả thì văn tả cảnh trong
chương trình Tiếng Việt ở tiểu học còn có những đặc điểm sau:
1.3.1 Đối tượng của văn tả cảnh
Mỗi kiểu bài văn miêu tả lại có đối tượng miêu tả riêng. Văn tả cảnh có
đối tượng là những cảnh vật quen thuộc xung quanh các em: một cơn mưa,
một ngày nắng đẹp, một đêm trăng đẹp, một dòng sông, một cánh đồng, một
góc phố,…
Đã từ lâu, thiên nhiên đã được con người miêu tả làm nên những bức
tranh phong cảnh hữu tình bằng ngôn từ. Đây, cảnh đồng chiêm lung linh
nắng vàng:
“Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn nắng qua thung lúa vàng”

Còn đây, cảnh hiện ra dưới ngòi bút của Quang Dũng hiện ra thật sống
động, như người đọc đang từng bước đi trên những sườn núi, con dốc của
vùng cao Tây Tiến:

22


“Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha luông mưa xa khơi”.
Hoặc cảnh một cơn mưa: “Mưa đến quá nhanh. Gió thổi mỗi lúc một
mạnh, cơn mưa ào ào kéo tới. Mưa sầm sập. Mưa trút nước ào ào. Đất trời
mù mịt trong màn mưa trắng xóa. Mưa trút xuống mái nhà, tuôn ào ào xuống
cái máng nước, chảy tràn ra đầy sân, đầy ngõ. Mưa rơi bùng bùng trên lá sen
xanh. Mưa gõ trống bong bong vô hồi kỳ trận trên lá chuối tơ. Cây cối hả hê
đón cơn mưa rào đầu hạ, được tắm mát và uống nước thỏa thích”.
1.3.2 Nội dung miêu tả
Mỗi cảnh đều nằm trong một khung không gian và thời gian, đó là cái
nền cho cảnh vật được miêu tả với cảnh khác. Mỗi cảnh bao gồm nhiều bộ
phận. Trong các bộ phận ấy có khi có những đồ vật (giường, tủ trong nhà, bút,
sách vở...) có khi có con vật (con bướm đang chập chờn trong vườn hoa, con
trâu kéo cày giữa đồng....), có khi có cây cối (cây lúa trên cánh đồng, cây
phượng trên sân trường...) và có cả con người với những hoạt động của họ (cô
công nhân đang làm việc trên công trường, bác nông dân đang cày cấy...). Bài
tả cảnh cần tả đan xen, lồng những bộ phận đó vào để bài văn thêm sinh động
nhưng không xem chúng là chủ yếu. Nổi bật trong bài phải là cảnh cần tả:
Cảnh thiên nhiên hay cảnh nhân tạo.
Cảnh thiên nhiên thường gồm trời, mây, nước, cây cối, địa hình.... của
một khu vực, một cánh đồng, một cánh rừng, một quả đồi, một con đường...

Đây là cảnh cơn mưa rào:
“Mưa đến rồi, lẹt đẹt...lẹt đẹt... mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn
xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến mọi người không
tưởng được là mưa lại kéo đến chống thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách,

23


bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào
trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt
thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi
nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái
mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên
sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối.
Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ...
Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống
đổ xuống ao chuôm. Mưa xối nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm
trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm, tiếng sấm của mưa
mới đầu mùa...
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào
đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt
trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
Theo Tô Hoài.
Cảnh nhân tạo thường là cảnh một ngôi nhà, ngôi trường, vườn rau...
Đây là cảnh một khu phố trong sớm mai:
“Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đang biến màu trong bước
chuyển huyền ảo của rạng đông. Tầng tầng, lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã
tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của
thành phố khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm đang lắng dần
rồi chìm vào đất”.

(Nguyễn Mạnh Tuấn)
Như vậy, cảnh miêu tả rất đa dạng. Mỗi cảnh lại có phần trọng tâm, có
miêu tả được phần đó mới làm nổi lên cảnh cần tả: tra một ngọn núi thì tả
phần núi kĩ hơn. Không nên sa vào các cảnh phụ, thứ yếu. Tả con đường từ

24


nhà đến trường không thể sa đà, say sưa tả một cái cây cụ thể mà quên mất
việc tả con đường, tả cảnh vật hai bên đường.
Có rất nhiều bộ phận, chi tiết trong một cảnh nhưng khi tả không nên
theo lối liệt kê, tả cho đầy đủ các bộ phận mà cần chọn những chi tiết đặc sắc,
nổi bật nhất về màu sắc, âm thanh, hương vị... của người, vật, cây cối có trong
cảnh. Tả mùa thảo quả, Ma Văn Kháng chú ý làm nổi bật đặc trưng của thảo
quả đó là mùi hương. Không gian cảnh vật như được ướp trong hương thảo
quả ngào ngạt:
Mùa thảo quả
“Thảo

quả

trên

rừng

Đản

Khao

đã


vào

mùa.

Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo
triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm
Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả
về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào
hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những
hạt thảo quả gieo đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một
năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi
sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan
tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian...”.
(Tiếng Việt 5- Tập 1- Tr 113)
Như vậy, qua đoạn văn tả cảnh rừng thảo quả nhưng tác giả đã
dành phần lớn để nói về mùi hương đặc trưng của thảo quả: hương thảo
quả ngọt lựng, thơm nồng, mùi hương này ướp cho cả khu rừng, đến mức
gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm... hương thơm đậm ủ ấp trong
từng nếp áo, nếp khăn.

25


×